You are on page 1of 3

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á như thế nào?
Hiện nay, khá nhiều nền kinh tế thành viên của Đông Nam Á đang tăng trưởng
nhanh nhất thế giới, có thể kể đến Philippines hay Việt Nam, tốc độ tăng
trưởng kinh tế thường niên ước khoảng 6%.
NDO - Theo xếp hạng của hãng US News & World Report về những đất nước
hùng mạnh nhất thế giới năm 2022, Việt Nam xếp thứ 30 với GDP đạt 363 tỷ
USD, dân số vượt 98,2 triệu dân. Các quốc gia châu Á khác gồm Hàn Quốc,
Nhật Bản và Ấn Độ cũng có tên trong bảng xếp hạng nêu trên. Việt Nam xếp
thứ 4 trong khối ASEAN năm 2022. Theo CEBR, quy mô GDP của Indonesia
dẫn đầu trong khu vực ASEAN, đạt khoảng 1.278 tỷ USD vào năm 2022. Xếp
sau Indonesia là Thái Lan với quy mô GDP đạt khoảng 491 tỷ USD, đứng thứ 2
trong khu vực ASEAN năm 2022Đến năm 2021, GDP bình quân (PPP) của Việt
Nam đã tăng lên đạt khoảng 11.600 USD, xếp thứ 112 trên thế giới. Như vậy,
GDP bình quân (PPP) Việt Nam từ vị trí thứ 141 lên thứ 112, nhảy 29 bậc trong
bảng xếp hạng GDP bình quân (PPP) thế giới giai đoạn 1990-2021..
Nền kinh tế trong đại dịch
Đại dịch Covid-19 bùng phát và xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra lại là lúc
các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy vai trò lớn hơn trong chuỗi cung
ứng sản xuất của toàn cầu. Tuy nhiên, sức ép lạm phát gia tăng có thể ảnh
hưởng đến hoạt thương mại và làm “trật bánh con tàu tăng trưởng” của các nền
kinh tế Đông Nam Á dù về tổng thể vẫn vững chắc.Nền kinh tế Việt Nam trong
quá trình phục hồi sau đại dịch cũng có những thuận lợi và khó khăn chung, bên
cạnh những lợi thế và trở ngại riêng.

Kể từ khi bùng phát vào tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến
các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á, khi khiến các doanh nghiệp phải
đóng cửa, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và gây ảnh hưởng đến hàng nghìn
người lao động.
Việc Trung Quốc sau đó tiếp tục phong tỏa một số cảng biển then chốt của nước
này như Thượng Hải và Thiên Tân khi thực hiện chính sách "Không Covid" đã
dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dai dẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả
khi nhiều quốc gia khác đã mở cửa trở lại biên giới. Tuy nhiên, điều này lại mở
ra "cơ hội" cho các nước Đông Nam Á
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng cao nhất ĐNA
Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề “Vượt qua sóng cả,
vươn mình ra biển cơ hội”, vừa được Google, Temasek và Bain & Company
công bố cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á,
gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Với mức tăng 28% năm 2022, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức tăng
trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó thương mại điện tử
đó đóng góp lớn với tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực (tăng 26%) so với
cùng kỳ năm ngoái...

Mức tăng trưởng của các lĩnh vực trong nền kinh tế số Việt Nam. (Nguồn
báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company )

Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ
USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn
2022-2025, hãng này dự báo, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 49 tỷ
USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.

Trong số 23 tỷ USD kinh tế số Việt Nam trong năm 2022, lĩnh vực thương mại
điện tử có đóng góp lớn nhất với 14 tỷ USD. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như du
lịch trực tuyến, vận tải và thực phẩm, dịch vụ nghe nhìn mặc dù còn chiếm tỷ
trọng đóng góp còn khiêm tốn trong nền kinh tế số nhưng cũng có tốc độ tăng
trưởng khá mạnh trong năm 2022.
Đặc biệt lĩnh vực du lịch rực tuyến, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
Covid-19 với mức tăng trưởng âm (-56%) trong giai đoạn 2019-2021 thì sang
năm 2022 đã bứt phá trở lại với mức tăng trưởng lên đến 153% (đạt 2 tỷ USD).

You might also like