You are on page 1of 46

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


-----------------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN PHÂN TÍCH KINH TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA VIỆT NAM

VÀ TRUNG QUỐC NĂM 2018 - 2022

LỚP TÍN CHỈ: CQ59/09CLC.1

Hà Nội, 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
STT Họ và tên Công việc tham gia
- Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế
05_LT1 Nguyễn Đình Đông
Trung Quốc
- Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế
21_LT1 Lý Ngọc Ánh
Trung Quốc
- Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế
01_LT2 Trần Thị Ngọc Ánh
Việt Nam
Ngô Thị Ngọc Hà
03_LT2 - Phân tích GDP theo thành phần kinh tế
(Trưởng nhóm)
04_LT2 Phạm Thu Hà - Phân tích GDP theo ngành (khu vực) kinh tế
- Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế
06_LT2 Ngô Thu Hằng
Việt Nam
07_LT2 Nguyễn Thúy Hạnh - Kết luận, giải pháp
- Phân tích GDP theo thành phần kinh tế
11_LT2 Nguyễn Đình Hưng
- Kết luận, giải pháp
21_LT2 Nguyễn Trà My - Phân tích GDP theo ngành (khu vực) kinh tế
24_LT2 Lê Thị Hiền Trang - Phần mở đầu

1
MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................6
A. Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế .............................................................6
a. Khái quát 5 chỉ tiêu của Trung Quốc ....................................................................6
b. Khái quát 5 chỉ tiêu của Việt Nam......................................................................13
B. Phân tích GDP theo thành phần kinh tế..............................................................19
C. Phân tích GDP theo ngành (khu vưc) kinh tế.....................................................30
III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.........................................................................37
A. Kết luận...............................................................................................................37
B. Giải pháp.............................................................................................................38

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia lớn ở khu vực Đông Á với những điểm
giống nhau như đa dạng dân tộc, lịch sử lâu dài và sự phát triển kinh tế nhanh
chóng. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng khu vực Đông Á và có
mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

1. Về đặc điểm địa lý:

- Việt Nam nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Đông Dương với nền địa hình đa dạng
với núi non, sông ngòi, và bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
như đánh bắt hải sản và phát triển du lịch ven biển; bên cạnh đó, Đồng bằng sông
Cửu Long là khu vực lợi thế cho nông nghiệp.

- Trung Quốc chiếm một diện tích rộng lớn trải dài từ phía Đông Nam châu Á đến
Trung Á với địa hình đa dạng từ sa mạc Gobi, cao nguyên Tây Bắc đến dãy núi
Himalaya tạo ra sự đa dạng trong nguồn tài nguyên tự nhiên và ảnh hưởng đến
phân phối các ngành công nghiệp trên toàn quốc.

2. Về văn hoá:

Cả hai đất nước đều có lịch sử lâu dài và văn hóa độc đáo.

Việt Nam:

- Văn hoá Việt Nam thường phản ánh sự đa dạng và ảnh hưởng của nền văn minh
Đông Á.

- Văn hóa Việt Nam, với các giá trị truyền thống, tôn giáo, và lối sống cộng đồng,
thường xuyên ảnh hưởng đến nền kinh tế.

- Sự tập trung vào gia đình và mối quan hệ cá nhân có thể tạo ra môi trường làm
việc tích cực, đồng thời ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh và tiêu thụ hàng
hóa.

Trung Quốc:

- Văn hóa Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm, đóng góp nhiều vào văn hóa
thế giới với những yếu tố như ngôn ngữ, triết học, và nghệ thuật.

3
- Với một lịch sử lâu dài, văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách
thức quản lý doanh nghiệp, quan hệ làm việc và chiến lược kinh doanh.

- Phong tục và nghi lễ cổ truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các
giao dịch kinh tế.

3. Về dân số:

Việt Nam:

- Dân số Việt Nam đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau, nhưng đa số là dân tộc
Kinh.

- Dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn, với một độ tuổi trung bình thấp.

- Dân số trẻ và đa dạng dân tộc có thể tạo ra nguồn lao động đa dạng và năng động,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế.

- Tuy nhiên, cũng có thách thức về việc cung ứng việc làm và giáo dục để đáp ứng
nhu cầu của một dân số trẻ ngày càng tăng

Trung Quốc:

- Trung Quốc có dân số đông đúc và đa dạng với nhiều dân tộc. Tuy nhiên, đa số là
dân tộc Hán.

- Quốc gia này đã trải qua một quá trình gia tăng độ tuổi trung bình, với sự gia tăng
đáng kể của dân số già. Dân số lớn có thể cung cấp một lực lượng lao động đáng
kể, giúp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế.

- Tuy nhiên, thách thức của việc quản lý dân số già và đảm bảo an sinh xã hội trở
nên ngày càng quan trọng. Đối mặt với việc giảm dân số lao động và gia tăng dân
số già, Trung Quốc cũng đang đối mặt với áp lực trong việc duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định.

4. Về sự phát triển kinh tế:

Việt Nam và Trung Quốc đều là nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu
vực Đông Á. Tuy có sự khác biệt trong mô hình kinh tế và quy mô nhưng cả hai
quốc gia đều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và thương mại trong khu
vực và trên thế giới.
4
Việt Nam:

- Kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng ổn định, với sự chuyển đổi
từ nền nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử và du lịch là những lĩnh vực mạnh mẽ
trong nền kinh tế Việt Nam.

- Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại quốc
tế.

Trung Quốc:

- Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Quốc
gia này nổi tiếng với vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xuất khẩu
hàng hóa.

- Các ngành công nghiệp nổi bật bao gồm điện tử, ô tô, và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Trung Quốc đang dần chuyển đổi từ mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu sang sự
đa dạng hóa và tăng cường tiêu thụ nội địa.

Dù có sự chênh lệch về quy mô và mô hình kinh tế, cả Việt Nam và Trung Quốc
đều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế châu Á và thế giới.

5
II. PHẦN NỘI DUNG

A. Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế

a. Khái quát 5 chỉ tiêu của Trung Quốc

6
Series
Name Unit 2018 2019 2020 2021 2022 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022

Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ


lệch lệch lệch lệch

GDP
(current billion 13894.908 14279.969 14687.744 17820.460 17963.171 385.061 3% 407.776 2.86 3132.715 21.33 142.712 0.80
US$) % % %

GDP per
capita USD 9905.406 10143.860 10408.720 12617.505 12720.216 238.454 2.41 264.859 2.61 2208.786 21.22 102.711 0.81
(current % % % %
US$)

GNI
(current billion 13833.879 14239.959 14570.139 17696.313 17770.852 406.081 2.94 330.179 2.32 3126.174 21.46 74.540 0.42
US$) % % % %

GNP
billion 13894.847 14279.928 14687.627 17820.335 17962.979 385.082 3% 407.698 2.86 3132.709 21.33 142.644 0.80
% % %

NDI
billion 13831.863 14250.185 14578.414 17712.158 17789.910 418.322 3% 328.229 2.30 3133.743 21.50 77.752 0.44
% % %
Khái quát:

Từ năm 2018 đến năm 2022 tình hinh kinh tế Trung Quốc có những biến động về
xã hội tiêu biểu như đại dịch bệnh Covid-19, các chính sách kinh tế định hướng
phát triển 2022 và có sự điều chỉnh chính sách kinh tế năm 2019 trước đó bên cạnh
đó thương mại quốc tế với Mỹ trở nên căng thẳng cộng với tác động liên đới từ các
xung đột Nga-Ukraine dẫn đến các chỉ số GDP, GNP, GNI, NDI và chỉ số GDP
bình quân đầu người nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng biến động.
Tổng giá trị GDP Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ trong các năm
2018-2022, theo thông tin thống kê từ Wikipedia.org.

Chi tiết:

1. GDP:

GDP năm 2018 là 13.894,908 tỷ đồng với tốc độ tăng là 6,75% tính đến năm 2020
đã tăng nhẹ lên đến 14.687,744 tỷ đồng với tỷ lệ thấp hơn còn 2,24% qua mốc năm
2019 là 14.279,969 tỷ đồng- tỷ lệ 5,95%.

- Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do các chính sách thuế quan đáp trả Mỹ năm
2019 gây ra cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này.

- Bên cạnh đó do đại dịch covid-19 bùng nổ khiến nhiều khu công nghiệp trọng
điểm, doanh nghiệp, hoạt động giao thương đình trệ thay vào đó thị trường thương
mại điện tử lại phát triển hơn

8
=> Dẫn tới sự thụt giảm sâu về tốc độ tăng GDP trong năm 2020 nhưng tổng khối
lượng GDP vẫn tăng nhẹ - Đây là điểm mốc tốc độ tăng GDP thấp nhất trong cả
thập kỷ trước đó của Trung Quốc.

GDP năm 2020 14.687,744 tỷ đồng với tỷ lệ 2,24% đã tăng mạnh lên đến
17.820,460 tỷ đồng- tỷ lệ tăng 8,45% trong năm 2021.

- Nguyên nhân chủ quan là do kiểm soát được tình hình dịch bệnh và việc các nhà
máy, khu công nghiệp quay lại hoạt động.

- Nguyên nhân khách quan: do khả năng kiểm soát dịch bệnh ở nhiều nước khác
còn chậm và muộn nên việc mở cửa sản xuất và giao thương còn hạn chế hơn
Trung Quốc.

GDP từ năm 2022 là 17.963,171 đã tăng nhẹ 2,99%, tỷ lệ tăng giảm mạnh so với
giai đoạn 2020-2021.

- Nguyên nhân chủ quan: các chính sách kinh tế 2022 của nhà nước giúp tăng giá
trị GDP

- Nguyên nhân khách quan: khủng hoảng bất động sản và biến động lạm phát cao
là rào cản khiến tỷ lệ tăng GDP thấp.

2. GNP:

GNP gia tăng nhẹ qua các năm 2018 đến 2022 lần lượt là : 13894,847 tỷ đồng
(2018); 14279,928 tỷ đồng (2019); 14687,627 tỷ đồng (2020); 17820,335 tỷ đồng
(2021); 17962,979 tỷ đồng (2022).

9
- Nguyên nhân chủ quan do các chính sách kinh tế nhà nước và chiến lược kiểm
soát bệnh dịch, an ninh xã hội luôn được đề cao và tập trung phát triển nâng được
tổng giá trị GDP qua các năm, cùng với thu nhập ròng từ nước ngoài là con số âm
nhưng không đáng kể.

- Nguyên nhân khách quan do các biến động về thương mại quốc tế, biến động
đại dịch và lạm phát toàn cầu đặc biệt các năm 2021-2022. Chiến tranh Nga-
Ukraine: Cuộc chiến đã gây ra “một cú sốc năng lượng to lớn và ở tầm lịch sử”,
thổi bùng lạm phát, bào mòn niềm tin, làm suy yếu sức mua và gia tăng rủi ro trên
khắp thế giới, khiến cho tăng trưởng Trung Quốc chậm lại rõ rệt.

So sánh thấy chỉ số GNP luôn nhỏ hơn GDP qua các năm chứng tỏ Trung
Quốc đang có mức NIA luôn âm và đang thực hiện thúc đẩy các chính sách thu hút
vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn việc đầu tư ra nước ngoài.

3. GNI:

Cùng xu hướng tăng của GDP và GNP là tăng theo các năm nhưng tốc độ tăng còn
biến động. Tổng giá trị GNI tăng liên tục : 13,833.879 tỷ USD (2018); 14,239.959
tỷ USD (2019); 14,570.139 tỷ USD (2020); 17,696.313 tỷ USD (2021) và
17,770.852 tỷ USD (2022). Tốc độ tăng trưởng GNI từ 2018-2022 lần lượt là
6.42%, 6.12%, 1.71%, 8.56% và 2.60%.

- Nguyên nhân chủ quan: Năm 2019 Trung Quốc đã có những chính sách điều
chỉnh kinh tế như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kích cầu để đảm bảo tài chính-
kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung 2018-2019-> tốc độ tăng
trưởng GN năm 2018 và 2019 không chênh lệch nhiều. Đến 2020 Trung Quốc định
hướng tăng sẳn lượng công nghiệp và tăng cung hàng hóa nhân cơ hội thiếu cung
về hàng hóa toàn cầu trong đại dịch Covid-19 -> tổng GNI năm 2020 có tăng
nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại thụt giảm mạnh. 2021 có các chính sách xã hội ( chính
sách tiêm trủng, chính sách thúc đẩy quay lại sản xuất mạnh...) giúp tổng GNI quốc
gia này tăng mạnh. 2022 ra thêm chính sách kinh tế 2022 giúp tăng GNI 2022
nhưng chịu tác động mạnh của lạm phát khiến tốc độ tăng trưởng thấp.

- Nguyên nhân khách quan: 2019-2020 covid-19; 2021-2022 chiến tranh Nga-
Ukraine và xung đột với khối EU.

10
* So sánh: GNI qua các năm luôn thấp hơn GDP nhưng không đáng kể chứng tỏ
chính sách thuế tại Trung Quốc có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước
này nhận được thu nhập từ nước ngoài và chuyển về quốc gia mẹ.

4. GDP bình quân đầu người :

Có xu hương tăng tổng khối lượng và tỷ lệ gần như tương đương với tỷ lệ tăng của
GDP. Từ năm 2018- 2022 GDP bình quân đầu người có khối lượng là: 9905.406;
10143.860; 10408.720; 12617.505 và 12720.216 (USD) tương ứng với tỷ lệ tăng là
2.94%; 2.32%; 21.46% và 0.42%.

- Nguyên nhân chủ quan là do các chính sách việc làm sau đại dịch và tổng GDP
tăng dẫn đến tổng GDP bình quân đầu người tăng theo.

5. NDI:

Tăng đều qua các năm có xu hướng giống như các chỉ tiêu GDP, GNP; GNI và
GDP bình quân đầu người. Cụ thể năm 2018-2022 có tổng khối lượng NDI là
13831.863; 14250.185; 14578.414; 17712.158; 17789.910 (tỷ USD). NDI tăng thể
hiện một phần thu nhập và mức chi tiêu của người dân đang tăng dần lên.

- Nguyên nhân chủ quan: GNI tăng cùng với chuyển nhượng hiện hành thuần từ
nước ngoài tăng dần theo từng năm nhưng không đáng kể.

- Nguyên nhân khách quan: cùng với biến động thị trường xuất nhập khẩu, giao
thương thế giới tác động đến chỉ số NDI.

Kết luận : Tổng thể xu hướng tiêu dùng, lích lũy và thu nhập của Trung Quốc
trong giai đoạn 2018-2022 đã và đang theo xu hướng tăng dần, ổn định mặc dù các
tác nhân khách quan có kìm hãm mức độ tăng trưởng về sản lượng quốc nội dẫn
đến ảnh hưởng các chỉ tiêu khác nhưng nhà nước Trung Quốc cũng đã chủ động có
những chính sách điều tiết kinh tế, ổn định an ninh xã hội nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế và ổn định tình hình tài chính- kinh tế trong nước.

Giải pháp: Hiện tại các chế tài của Trung Quốc đang phát huy tốt tác dụng tăng
trưởng kinh tế đều và ổn định, tuy nhiên cần phát triển thêm, nhà nước Trung Quốc
cần xem xét thêm các yếu tố cơ sở hạ tầng và xã hội như vấn đề việc làm, giáo
dục,....

11
1. Tăng cường đầu tư công: tăng cường đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như
đường cao tốc, cầu cảng, và các dự án năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ tạo
ra việc làm mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Cải cách hệ thống tài chính: bằng cách giảm rủi ro tài chính, cải thiện quản lý rủi
ro và tăng cường giám sát ngân hàng. Điều này có thể giúp ngăn chặn các cuộc
khủng hoảng tài chính trong tương lai.

3. Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: tăng cường nghiên cứu và phát triển, cũng như
việc tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện với sáng tạo. Điều này có thể
giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

4. Cải cách chính sách thuế: giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như
việc đơn giản hóa hệ thống thuế. Điều này có thể giúp tạo ra một môi trường kinh
doanh thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế: mở rộng thương mại và đầu tư với các quốc gia
khác, cũng như việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Điều này có thể
giúp mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc.

6. Cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo: tăng cường giáo dục kỹ thuật và nghề
nghiệp, cũng như việc cung cấp đào tạo liên tục cho người lao động. Điều này có
thể giúp tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng cao, đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế.

7. Cải cách chính sách lao động: cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương tối thiểu
và cải thiện quyền lao động. Điều này có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc
công bằng hơn và thúc đẩy năng suất lao động.

8. Bảo vệ môi trường: thúc đẩy năng lượng sạch, giảm ô nhiễm và bảo vệ đa dạng
sinh học. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tạo ra các cơ hội
kinh doanh mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.

12
b. Khái quát 5 chỉ tiêu của Việt Nam

Đơn
Chỉ tiêu vị 2018 2019 2020 2021 2022 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022
Tỉ 7,82
GDP (current US$) USD 310,106 334,365 346,615 366,137 408,80 24,259 % 12,25 3,66% 19,522 5,63% 42,67 11,65%
GDP per capita Tỉ 6,85
(current US$) USD 3267,22 3491,09 3586,34 3756,48 4.163,51 223,87 % 95,25 2,73% 170,14 4,74% 407,03 10,84%
Tỉ 7,91
GNI (current US$) USD 294,286 317,567 331,798 347,388 388,89 23,281 % 14,231 4,48% 15,59 4,70% 41,50 11,95%
-
Tỉ 6,18 11,79
GNP USD -15,82 -16,797 -14,817 -18,749 -19,91 -0,977 % 1,98 % -3,932 26,54% -1,17 6,21%
Tỉ 7,81
NDI USD 303,143 326,8084 341,2543 357,7104 394,4489 23,6654 % 14,4459 4,42% 16,4561 4,82% 36,7385 10,27%
Thu nhập bình quân Tỉ 3586,347 6,85
đầu người (USD) USD 3267,2251 3491,0914 2 3756,4889 4163,5143 223,8663 % 95,2558 2,73% 170,1417 4,74% 407,0254 10,84%

13
1. Đánh giá khái quát GDP

Nguyên nhân khách quan:

- Trong năm 2018 - 2022 GDP của Việt Nam vẫn duy trì đã tăng ổn định, tuy nhiên
không cao phải đối mặt với khó khăn của dịch covid 19

- Tình hình kinh tế thế giới: Nền kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu
và nhập khẩu của Việt Nam. Các đối tác thương mại chính của Việt Nam gặp khó
khăn do dịch, vì thế xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến
GDP.

- Biến động giá năng lượng và nguyên liệu: giá năng lượng và nguyên liệu tăng đột
ngột, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu như sản xuất và chế biến
có thể phải đối mặt với chi phí cao, ảnh hưởng đến giá thành và doanh số bán
hàng.

- Thời tiết và thiên tai: Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và môi
trường khắc nghiệt. Các sự kiện thiên nhiên như lũ lụt, bão lụt có thể gây thiệt hại
cho nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguyên nhân chủ quan:

- Chính sách kinh tế nội địa: Quyết định của chính phủ về chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ và các biện pháp kích thích kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đầu tư và cơ sở hạ tầng: Mức độ đầu tư và chất lượng cơ sở hạ tầng có thể tăng


cường năng lực sản xuất và giảm chi phí vận chuyển, ảnh hưởng tích cực đến sản
xuất và doanh nghiệp.

- Chính sách lao động và giáo dục: Sự phát triển của lực lượng lao động thông qua
giáo dục và đào tạo có thể cải thiện năng suất lao động và tăng cường khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Biến động giá cả và lạm phát: Sự tăng giảm giá cả và lạm phát có thể ảnh hưởng
đến lựa chọn tiêu dùng và chi tiêu doanh nghiệp, góp phần vào sự biến động của
GDP.

14
- Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một hình ảnh tổng thể về sự phát triển
kinh tế của Việt Nam từ năm 2018 đến 2022. Thường xuyên đánh giá và điều
chỉnh các yếu tố này là quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững
trong tương lai.

2. Đánh giá khái quát GNP

Nguyên nhân khách quan:

- GNP luôn ở trạng thái tăng trưởng âm, và luôn có trong trạng thái giảm mạnh.
Duy chỉ có năm 2020 có dấu hiệu tăng đôi chút nhưng vẫn duy trì ở mức -14,817
tỷ USD, sau đó năm 2020-2021 lại giảm mạnh. Một phần là do ảnh hưởng của dịch
covid 19.

- GNP giảm, đây có thể được coi là một dấu hiệu tiêu cực. Tăng trưởng phải là
toàn diện để đảm bảo ổn định và bền vững.

Nguyên nhân chủ quan:

- Việc có sự điều chỉnh liên tục trong GNP, có thể là do những thách thức xã hội
như thất nghiệp, chênh lệch thu nhập, và các vấn đề khác có thể gia tăng. Điều này
có thể là một điểm yếu trong đánh giá chủ quan nếu không được quản lý hiệu quả.

15
3. Đánh giá khái quát GNI

GNI các năm qua luôn trên đà tăng ổn định cụ thể 2018: 294,286 tỷ USD; 2019:
317,567 tỷ USD; 2020: 331,798 tỷ USD; 2021: 347,388 tỷ USD; 2022: 388,89 tỷ
USD

Nguyên nhân chủ quan:

- Điểm mạnh về tăng trưởng kinh tế: GNI của Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt là
tăng trưởng này được duy trì ổn định qua các năm, đây có thể được coi là một
thành tựu tích cực. Nó có thể phản ánh sự nỗ lực và hiệu suất tốt trong các lĩnh vực
kinh tế khác nhau.

- Năng lực tăng cường phát triển bền vững: GNI tăng lên cùng với các biện pháp
và chính sách hỗ trợ phát triển bền vững, như giảm nghèo, bảo vệ môi trường và
cải thiện chất lượng cuộc sống, đây có thể được xem là một điểm mạnh về phía
chính phủ và cộng đồng.

16
4. NDI

Phân tích khái quát:

- Nhìn chung chỉ tiêu NDI và Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong 5
năm đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Mặt
khác, giai đoạn 2020-2021 là thời điểm bùng nổ của dịch bệnh COVID-19 tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới, tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội.

Phân tích chi tiết:

- Thu nhập quốc gia khả dụng của (NDI) Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018
là 303,1430 tỷ USD, tăng 23,6654 tỷ USD ở năm 2019 với tỷ lệ tăng 7,81%

- Không chỉ có vậy, trong năm tiếp theo, chỉ tiêu này tiếp tục tăng nhưng với tỷ lệ
thấp hơn 4,42%, chạm mức 341,2543 tỷ USD vào cuối năm 2020. Năm 2021 đến
năm 2022, nền kinh tế Việt Nam vựC dậy sau đại dịch với mức tăng ấn tượng
10,27%. Cho thấy, cuối năm so với đầu năm, kết quả tổng nguồn thu nhập có thể
dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của Việt Nam trong 5 năm
đều có xu hướng tăng.

17
- Nguyên nhân khách quan: Cùng với biến động của thị trường xuất nhập khẩu
toàn thế giới, ưu tiên mở cửa sau đại dịch có tác động đến chỉ số NDI

5. Thu nhập bình quân đầu người

- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của Việt qua
5 năm đều có xu hướng tăng. GDP/người theo USD năm 2018 và 2019 tương ứng
là 3491,0914 và 3267,2251, như vậy năm 2019 đã tăng 223,8663 USD với tỷ lệ
tăng là 6,85%. Đồng thời chỉ tiêu GDP/người của Việt Nam năm 2020 là
3586,3472 USD, tăng 95,25577 USD với tỷ lệ tăng 2,73 % so với năm 2019. Chỉ
tiêu đó tiếp tục tăng với tỷ lệ 4,74%, chạm mức 3756,4889 USD/người vào năm
2021. Trong năm 2021 là một năm phải chiến đấu với đại dịch COVID – 19, các
doanh nghiệp phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng đã ảnh hưởng
đến việc tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Nhưng Việt Nam vẫn thực
hiện rất tốt trong việc ổn định và phát triển mức thu nhập của người dân để phản
ứng mạnh với đại dịch. Khoảng thời gian từ 2021 đến năm 2022 có thể nói
GDP/người của Việt Nam tang trưởng ấn tượng, từ 3756,4889 USD lên 4163,5143
USD, tăng 407,0254 USD với mức độ tăng 10,84%.

- Mặt khác, GDP bình quân đầu người tại Việt Nam dù đã cải thiện trong những
năm gần đây nhưng hiện vẫn chỉ đứng thứ 117 trên thế giới và đứng thứ 6 trong
khu vực vực ĐNA. Từ đó thấy được, mức sống của người dân Việt Nam còn kém
hơn rất nhiều các quốc gia khác chứ không riêng gì Trung Quốc. Tuy nhiên Việt
Nam đã và đang tích cực phát triển kinh tế theo chiều sâu, cải thiện GDP/người
qua từng năm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

- Nguyên nhân khách quan là do chính sách việc làm mở rộng sau đại dịch, mở cửa
giao thương với quốc tề làm tổng GDP tăng nên GDP/ người tăng. không riêng gì
Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam đã và đang tích cực phát triển kinh tế theo chiều
sâu, cải thiện GDP/người qua từng năm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân

18
B. Phân tích GDP theo thành phần kinh tế

2018 2019 2020 2021 Sơ bộ 2022


Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%) (%) (%) (%)
TỔNG SỐ 7.009.042,13 100 7.707.200,29 100 8.044.385,73 100 8.487.475,60 100 9.548.737,67 100
Thành phần kinh tế .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Kinh tế Nhà nước 1.495.494,06 21,34 1.587.127,23 20,59 1.662.351,72 20,67 1.766.772,12 20,81 1.960.925,94 20,53

Kinh tế ngoài Nhà nước 3.514.624,36 50,2 3.895.947,83 50,6 4.067.451,27 50,56 4.260.408,80 50,2 4.818.156,90 50,46
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 1.369.513,10 19,54 1.534.823,16 19,91 1.609.113,00 20 1.717.814,54 20,24 1.953.549,00 20,46
Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 705.470,32 8,77 742.480,14 8,75 816.105,84 8,55

19
- Khái quát:

Căn cứ vào bảng phân tích, tổng GDP và GDP theo các thành phần kinh tế
trong giai đoạn 2018 - 2022 đều tăng qua các năm. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
năm 2022 đã đạt 9.548.737,67 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2018 - 2022, nền kinh tế
phải chịu ảnh hưởng nặng nề của bối cảnh xã hội và biến động của thời đại. Đại
dịch Covid-19 đã có những tác động rõ rệt với thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, đặc biệt là trong năm 2020, 2021 khi nhiều địa phương kinh tế trọng điểm
phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng theo
khảo sát, GDP Việt Nam vẫn luôn tăng hạng từ năm 2018 và đến năm 2022 GDP
Việt Nam đứng thứ 36 trong tổng số 207 nền kinh tế trên thế giới. GDP tăng là do
sự đóng góp của cả 3 thành phần kinh tế, bao gồm: Thành phần kinh tế nhà nước,
thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó, tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế trong tổng GDP trong 5 năm
không có sự thay đổi đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn đến từ kinh tế ngoài
Nhà nước (khoảng hơn 50%). Trong giai đoạn năm 2018 - 2022, tỷ trọng từ khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng qua các năm.

GDP tăng cho thấy quy mô nền kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hóa
dịch vụ tăng lên giúp chính phủ thực thi các chính sách xã hội, gia tăng mức độ tín
nhiệm quốc gia. Ngoài ra, tăng trưởng GDP một phần đã khẳng định tính đúng
đắn, kịp thời và hiệu quả của các biện pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo
quyết liệt của các cấp, bộ ban ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Trong khi đó Trung Quốc trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, kinh tế Trung
Quốc trải qua sự giảm tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn duy trì sự ổn định. Đối mặt
với chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính
sách kích thích nội địa, giảm thuế, và tập trung vào đổi mới công nghệ. Ngành
công nghiệp và công nghệ tiếp tục phát triển, trong khi những biện pháp bảo vệ
môi trường và chuyển đổi năng lượng cũng được tăng cường. Mặc dù gặp thách
thức từ biến động tài chính và chiến tranh thương mại, nhưng Trung Quốc vẫn giữ
vững vị thế lớn và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong nhiều năm liền cho
đến thời điểm hiện tại.

Xét về mặt bằng chung hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có sự
chênh lệch lớn, khi quy mô GDP của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/100 quy mô

20
GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực
trong giai đoạn này của kinh tế Việt Nam, vượt lên trên những ảnh hưởng của dịch
bệnh, Việt Nam đã có những định hướng, chính sách cấp thiết, phù hợp để thúc
đẩy tăng trưởng bền vững.

- Phân tích chi tiết:

Theo thể chế Việt Nam, đất nước ta đang tồn tại 3 thành phần kinh tế, bao
gồm: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngoài Nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. GDP theo 3 thành phần kinh tế đều gia tăng qua các năm. Trong đó, kinh tế
ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP, tiếp theo là kinh tế Nhà nước
chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ
nhất trong tổng GDP. Cụ thể:

+ Thành phần kinh tế Nhà nước:

GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao
hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc
độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Tính đến cuối năm 2022, khu vực kinh tế
Nhà nước đạt 1.960.925,94 tỷ đồng, tăng 1.061.262,07 tỷ đồng với tỷ lệ tăng
12,5% so với năm 2021. Nhìn chung, từ năm 2018, số tiền trong khu vực kinh tế
Nhà nước đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại có sự biến động. Năm 2018, tỷ
trọng của khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 21,34% nhưng đến năm 2019, giảm còn
20,59%. Sau đó lại tăng nhẹ vào năm 2020 (20,67%), năm 2021 (20,81%), và lại
giảm vào năm 2022 (20,53%)

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế (bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu
nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại
diện chủ sở hữu) do nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành. Có thể xác định rằng,
vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không chỉ là sự định hướng phát triển nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình phát triển
đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn của
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

21
Chính vì thế, dù tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước trong tổng GDP chỉ
đứng thứ 2 sau thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

+ Vị trí, vai trò: Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và đặc
biệt trong nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất
quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn
dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị
trường.

+ Ví dụ: Trong giai đoạn 2018 - 2022, do có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến
từ đại dịch COVID-19, đã tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước, tuy nhiên chúng ta đã ghi nhận những kết quả đáng tự hào từ các tập đoàn,
các Tổng công ty Nhà nước như: Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel, BIDV,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn EVN, CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn.
Phân tích cụ thể vào Viettel giai đoạn 2018 - 2022, thu được mức tăng trưởng
doanh thu 6,1% đem lại cho Viettel lợi nhuận trước thuế lên tới 43,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 3% so với năm 2021; nộp ngân sách nhà nước 38 nghìn tỷ đồng tương
đương đóng góp năm 2019 – trước đại dịch Covid của Tập đoàn. Nguồn doanh thu
chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông di động số 1 Việt Nam với 54% thị phần. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu dịch vụ viễn thông Viettel bằng 1,5 lần trung bình ngành trên thế giới.
Thực tiễn cho thấy các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã bước đầu khẳng định
được vai trò là lực lượng nòng cốt, đầu tàu trong việc dẫn dắt nền kinh tế đất nước
và thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội. Như vậy, trong nhiều năm qua,
kinh tế Nhà nước đã và đang có sự phát triển tốt, ngày càng khẳng định vị thế chủ
đạo trong nền kinh tế, đồng thời có những đóng góp tích cực giúp cho "kinh tế vĩ
mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tốc độ
tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất
lượng tăng trưởng được cải thiện.

+ Ưu điểm: Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước có quy mô
vốn lớn, nắm giữ các ngành then chốt trong xã hội như ngân hàng, dầu khí…, từ đó
đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội.

+ Nhược điểm: Tuy nhiên, quy mô vốn của các doanh nghiệp này do Nhà
nước nắm giữ tới 50%, chính vì thế cá doanh nghiệp trong thành phần này không

22
được chọn ngành nghề để kinh doanh cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.

+ So sánh với Trung Quốc: Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch
thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế
Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và
các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các
doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống
chủ nghĩa xã hội thị trường. Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn
hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 15 nghìn tỷ USD vào
năm 2021. Mặc dù cũng phải chịu tác động từ đại dịch COVID-19, đồng thời đến
tận năm 2022 chính phủ Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm và phong tỏa nhiều
thành phố lớn tại Trung Quốc, nhưng nền kinh tế Trung Quốc năm 2022 có thể
tăng trưởng ít nhất 4,4%. Trong bài phát biểu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này đã vượt hơn 120.000
tỷ nhân dân tệ (17.400 tỷ USD) trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa GDP năm
qua dự kiến tăng trưởng ít nhất 4,4%. Năm 2021, GDP Trung Quốc là 114.900 tỷ
nhân dân tệ, theo ước tính sửa đổi của Cục Thống kê Quốc gia nước này hồi đầu
năm 2023. Chính vì việc kiểm soát tốt các doanh nghiệp nhà nước theo thành phần
kinh tế Nhà nước cùng những chính sách kiểm soát nền kinh tế phù hợp mà trong
nhiều năm gần đây Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 theo xếp hạng GDP
danh nghĩa trong hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.

+ Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:

Năm 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 4.818.156,90 tỷ đồng, tăng
557.748,10 tỷ đồng so với năm 2021 với tỷ lệ tăng là 13,09%. Đây là thành phần
kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP với 50,46%. Từ thời điểm 2018,
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong các thành phần kinh tế (hơn 50%). Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đã phát triển rộng
khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các
nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống

23
nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh
xã hội của đất nước. Đặc biệt, lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực
hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo
dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều
thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2018 - 2022,
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phải chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ đại dịch
COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân phải đứng trên bờ vực phá sản, tuy
nhiên thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, các doanh
nghiệp đã nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với điều kiện khó khăn của dịch
bệnh, không để xảy ra gián đoạn sản xuất - kinh doanh, giữ vững kế hoạch tăng
trưởng đề ra.

+ Vị trí, vai trò: Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các
ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân
mạnh, có sức cạnh tranh cao.

+ Ví dụ: Khảo sát trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam được thế giới
biết đến qua những tên tuổi các tập đoàn tư nhân, như: Vingroup, Sun Group, T&T
Group, Thaco, Vietjet, TH True Milk, Masan... Nhiều DN tư nhân đạt kim ngạch
xuất khẩu hàng triệu USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, thu ngân sách và
giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh, xã hội. Thống kê cho thấy, 29 DN Việt Nam
đã có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD.

+ Ưu điểm: Ngược lại với KTNN, chủ sở hữu của có thể quyết định tất cả
các vấn đề liên quan đến DN điều này khiến hiệu quả kinh doanh cao hơn khu vực
kinh tế Nhà nước.

+ Nhược điểm: Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có quy môn vốn nhỏ, kĩ năng
và kinh nghiệm kém cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.

+ Với Trung Quốc: Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung
Quốc, khu vực tư nhân ngoài Nhà nước tại Trung Quốc đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống kinh tế nước này, đóng góp 60% GDP, hơn 70% đổi mới công
nghệ, hơn 80% việc làm ở thành thị và 90% việc làm mới và doanh nghiệp mới.
Tại Trung Quốc, kinh tế tư nhân phát triển quá nhanh với hàng loạt tập đoàn kinh

24
tế ngoài quốc doanh khổng lồ chi phối nền kinh tế như: Alibaba, Tencent, Baidu,
JD.com, Bytedance, Didi Chuxing,... Nhận thấy nhiều vấn đề từ việc kinh tế ngoài
Nhà nước phát triển quá nhanh, để chấn chỉnh, 2 - 3 năm nay, Trung Quốc ban
hành nhiều quy định và xử phạt nhiều hành vi độc quyền của nhiều tập đoàn tài
chính công nghệ như Alibaba, Didi Chuxing..., với số tiền hàng tỷ USD. Cho thấy
rõ chủ trương đảm bảo cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, nhưng phải trong tầm
kiểm soát của chính phủ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng phải chịu ảnh hưởng từ
đại dịch COVID-19 nhưng với những chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh tế
ngoài nhà nước phát triển, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đã có động lực
mạnh mẽ để vươn lên. Theo thống kê vào thời điểm sau đại dịch COVID-19 năm
2021, số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới ở nước này lên tới 8,525 triệu,
tăng 11,7% so với năm 2020, trong khi đó, chỉ có 3,9 triệu doanh nghiệp rút khỏi
thị trường, tương đương mỗi 2,2 doanh nghiệp thành lập mới thì chỉ có 1 doanh
nghiệp rút khỏi thị trường. Khi so sánh Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta nhận
thấy khu vực kinh tế ngoài Nhà nước của Việt Nam thể hiện qua sức chống chịu
của doanh nghiệp tư nhân trong nước đối với các cú sốc từ bên ngoài rất yếu, thể
hiện hết sức rõ nét qua đại dịch Covid-19 vừa rồi. Khảo sát gần 10.200 DN trên
toàn quốc cũng cho biết, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến DN tại Việt
Nam. Trong đó, có 87,2% DN cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc
“hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% DN cho rằng, họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần
2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Như vậy, sau
5 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương năm khóa XII
về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (từ tháng 6/2017 đến nay), khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tiếp
tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tuy vậy, để đảm bảo phát
triển bền vững, khu vực này cần xây dựng và củng cố hơn nữa sức chống chịu đối
với các biến động thị trường cũng như tác động của bối cảnh xã hội, ảnh hưởng
tiêu cực của đại dịch Covid-19.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

25
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 1.953.549 tỷ đồng, chiếm 20,46% tỷ trọng của tổng GDP. Đây là khu vực
kinh tế có tỷ trọng tăng đều qua các năm từ 2018. Đây là một trong những thành
phần kinh tế quan trọng tạo nên sức bật phát triển kinh tế, cũng như nâng vị thế và
hình ảnh sớm mở cửa hội nhập của Việt Nam trên thế giới. Trong hơn 30 năm thu
hút vốn FDI, Việt Nam đã thu hút trung bình hơn 7 tỷ USD/năm. Nghiên cứu về
hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 2011 - 2019 thấy rằng, khu vực FDI đóng
góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP
năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019. Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19
đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng
9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt
niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều
chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.
Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ
vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương
mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng vốn
đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD,
giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan
Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp
mới; tiếp đến là Xin-ga-po 626,6 triệu USD, chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu
USD, chiếm 11,8%; Đài Loan 219,9 triệu USD, chiếm 6,8%; Đặc khu hành chính
Hồng Công (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm 6%.

+ Vị trí, vai trò: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan
trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công
nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là thành
phần kinh tế có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất, đóng góp GDP lớn nhất cho nền
kinh tế.

+ Ví dụ: Ngay trong bối cảnh dịch COVID-19, vẫn có hàng loạt "đại bàng"
công nghệ trên thế giới như Foxconn, Luxshare, Pegatron..., những nhà sản xuất
cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các "ông lớn" công nghệ toàn cầu
Apple, Sony, Microsoft đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng gần đây. Ngoài ra
trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài
từ các công ty điện tử và công nghệ hàng đầu trên thế giới như Samsung, LG, Intel
26
và Microsoft. Các công ty này đã đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất và trung
tâm nghiên cứu phát triển ở Việt Nam.

Sự đầu tư từ các công ty nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử và công nghệ
thông tin. Việt Nam không chỉ là một địa điểm sản xuất, mà còn là một thị trường
tiêu thụ quan trọng. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm điện tử và công
nghệ thông tin của Việt Nam sang các thị trường quốc tế, đồng thời giúp thu hút
thêm các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam. Vì vậy ngành
công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin của Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đây là một ví dụ minh
chứng cho sự phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

+ Ưu điểm: Có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các thành phần kinh tế.

+ Nhược điểm: Rủi ro cao (như việc đầu tư gián tiếp trong thị trường chứng
khoán). Bên cạnh đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần như chỉ tập trung vào
các ngành Công nghiệp chế biến lắp ráp vì nguồn nhân lực, nguyên vật liệu giá rẻ
tại Việt Nam.

+ So sánh với Trung Quốc:

Việt Nam và Trung Quốc đều thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng có
những khác biệt quan trọng trong cách họ thuận lợi và quản lý FDI. Dưới đây là
một so sánh giữa hai quốc gia này:

- Mức Độ Thu Hút FDI:

+ Trung Quốc: Là một trong những đất nước thu hút lượng FDI lớn nhất thế giới,
Trung Quốc có một thị trường quy mô lớn và cơ sở hạ tầng phát triển.

+ Việt Nam: Cũng thu hút một lượng đáng kể FDI, nhất là từ các nhà đầu tư nước
ngoài đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Việt Nam được
biết đến với chi phí lao động thấp và vị trí địa lý thuận lợi.

- Chính Sách FDI:

+ Trung Quốc: Có một hệ thống chính sách FDI phức tạp và thường xuyên được
điều chỉnh. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên can thiệp vào các ngành chiến

27
lược và có quy định nghiêm ngặt về việc chia sẻ kiểm soát trong các doanh nghiệp
hợp tác.

+ Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách chính sách để tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định về quyền sở
hữu nước ngoài đã được nới lỏng, và các lĩnh vực chiến lược đã mở cửa cho FDI.

- Ngành Nghề Chiếm Ưu Tiên:

+ Trung Quốc: Các ngành nghề như công nghiệp sản xuất, công nghệ, và năng
lượng thường là điểm đến chính cho FDI.

+ Việt Nam: Điện tử, dầu khí, du lịch, và sản xuất là những lĩnh vực thu hút nhiều
FDI tại Việt Nam.

- Quy Mô Doanh Nghiệp:

+ Trung Quốc: Thường thu hút FDI từ các tập đoàn lớn và đa quốc gia, đồng thời
có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lớn tham gia đầu tư ra nước ngoài.

+ Việt Nam: Đa số FDI tại Việt Nam đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng
như từ các doanh nghiệp lớn.

Vậy cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế riêng trong việc thu hút và
quản lý FDI, với những đặc điểm chính khác nhau do sự đa dạng trong quy mô
kinh tế, chính sách và cơ sở hạ tầng.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm:

Bên cạnh đó, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong năm 2022 là
816.105,84 tỷ đồng, tăng 73.625,7 tỷ đồng – tương ứng với 9,92% so với năm
2021. Tổng GDP tăng nên thuế sản phẩm trừ trợ cấp cũng tăng qua các năm từ
2018 - 2022 với tỷ trọng giảm dần từ 8,98% xuống 8,55%.

- Giải pháp:

28
Để cải thiện thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, quản lý vốn
đầu tư nước ngoài và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, có một số giải pháp mà
một quốc gia có thể thực hiện:

Thứ nhất, Chính phủ tạo thêm môi trường đầu tư thuận lợi bằng cách cải
thiện môi trường kinh doanh và giảm bớt rủi ro đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và tăng cường tính minh bạch và dự đoán trong các quy trình đầu tư để tạo
lòng tin cho nhà đầu tư.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp các chính sách và hỗ trợ
đặc biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng cường đóng góp của họ vào nền kinh
tế và tạo điều kiện để họ tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế và hưởng lợi từ vốn đầu
tư nước ngoài

Thứ ba, quản lý vốn đầu tư nước ngoài bằng cách phát triển chính sách quản
lý vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi
ích của nhà đầu tư bên cạnh đó tăng cường giám sát và kiểm soát để ngăn chặn các
hành vi không hợp lý và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Thứ tư, đa dạng hóa nền kinh tế bằng việc khuyến khích sự đa dạng hóa
trong các ngành kinh tế để giảm rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số lĩnh vực và phát
triển các lĩnh vực mới và đổi mới để tạo sự cân bằng trong kinh tế.

Thứ năm đối với thuế sản phẩm và trợ cấp có thể điều chỉnh các mức thuế
sản phẩm để tạo điều kiện cạnh tranh và khuyến khích sản xuất và tiêu thụ trong
nước và tối ưu hóa và cải tiến hệ thống trợ cấp để đảm bảo công bằng và hiệu quả
sử dụng nguồn lực.

Thứ sáu chính sách đối ngoại cải thiện bằng cách tham gia vào các thương
lượng quốc tế và đối thoại đa phương để bảo vệ lợi ích quốc gia và tạo cơ hội mới
và xây dựng hệ thống hiệp định thương mại và đầu tư có lợi cho cả quốc gia và các
đối tác quốc tế.

Thứ bảy hỗ trợ nguồn nhân lực bằng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực để đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

và khuyến khích sự chuyển đổi linh hoạt của lao động giữa các ngành và doanh
nghiệp.

29
Cuối cùng phát triển chính sách xã hội bằng cách cân bằng giữa phần trợ cấp
và các yếu tố khác của nền kinh tế ngoài ra có thể tối ưu hóa các chính sách xã hội
để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp một cách công bằng.

Các biện pháp này cần được triển khai một cách linh hoạt và hiệu quả để tạo
ra sự cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển bền vững của nền kinh tế.

30
C. Phân tích GDP theo ngành (khu vực) kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế chia theo Năm, Chỉ tiêu và Khu vực kinh tế
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
(%) (%) (%) (%) (%)

Tổng GDP 7.009.042,1 100 7.707.200,2 100 8.044.385,73 100 8.487.475,60 100 9.548.737,6 100
3 9 7

Nông, lâm nghiệp và 862.579,58 12,31 908.257,22 11,78 1.018.050,00 12,66 1.069.685,00 12,60 1.141.602,1 11,96
thủy sản 2

Công nghiệp và Xây 2.561.274,5 36,54 2.836.491,4 36,80 2.955.806,03 36,74 3.365.059,90 37,39 3.645.266,5 38,17
dựng 5 7 2

Dịch vụ 2.955.777,4 42,17 3.273.149,5 42,47 3.365.059,90 41,83 3.501.715,16 41,26 3.945.763,2 41,32
0 3 0

Thuế sản phẩm trừ trợ 629.410,60 8,98 689.302,07 8,94 705.470,32 8,77 742.480,14 8,75 816.105,84 8,55
cấp sản phẩm

30
Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế các chỉ tiêu qua các năm 2018-2022.

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
(%) (%) (%) (%) (%)

Tổng GDP 314.864,6 7,5 333.576,2 7,4 139440,1 2,9 128225,6 2,6 1.061.262,0 8,02
7

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 21.148,19 4,12 14.269,58 2,67 16.695,27 3,04 18.499,12 3,27 71.917,12 3,36

Công nghiệp và Xây dựng 133.213,7 8,99 132.603,5 8,21 76.540,35 4,38 65.277,53 3,58 471.670,45 7,78
1

Dịch vụ 135.103,0 7,46 157.327,8 8,08 42.196,54 2,01 33.657,54 1,57 444.048,04 9,99
4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 25.399,7 6,19 29.375,27 6,74 4.007,9 0,86 10791,45 2,30 73.625,7 9,92

31
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, kinh tế Việt Nam liên tục trải qua
giai đoạn tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,5%, cao nhất kể
từ năm 2008, và năm 2019 tiếp tục giữ ở mức 7,4%. Mặc dù năm 2020, do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 2,91%, nhưng
vẫn là một thành công lớn đối với Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trên thế
giới. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP có sự ổn định, với ngành du lịch dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch, giảm tỷ trọng
nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ. Tỷ trọng
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 12,31% năm 2018 xuống 11,78%
năm 2019 và năm 2022 duy trì ở mức 11,96% . Khu vực công nghiệp, xây dựng
tăng từ 36,54% năm 2018 lên 36,80% năm 2019 và đạt 38,17% vào năm 2022. Tỷ
trọng khu vực dịch vụ tương đối ổn định, chỉ giảm nhẹ từ 42,17% năm 2018 còn
41,32% năm 2022 do dịch Covid-19 vào những năm 2019, 2020. Năm 2021, tốc
độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm xuống, chỉ đạt 2,6%, nhưng Việt Nam vẫn
giữ vững mức tăng trưởng dương, là một trong số ít các quốc gia trên thế giới duy
trì được điều này. Tổng cục Thống kê cho biết tỷ trọng của các ngành trong GDP
tương đối ổn định qua các năm, với sự giảm nhẹ của ngành dịch vụ do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba
khu vực kinh tế. GDP năm 2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức
tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế phục hồi trở lại.

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò
quan trọng, đặc biệt trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã
hội. Tăng trưởng GDP của lĩnh vực này trong giai đoạn 2018-2022 cho thấy sự cải
thiện, với các biện pháp như thúc đẩy xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu ngành, và nỗ
lực của doanh nghiệp tư nhân. Tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm, thủy sản năm
2018 đạt 4,12 % tăng 0,95% so với năm 2017 (đạt 3,17%). Nông nghiệp tăng 3,04
% trong năm 2020 so với mức 2,67% năm 2019, nhờ tích cực xúc tiến xuất khẩu;
chuyển đổi cơ cấu ngành (như chuyển từ trồng lúa sang các loại cây công nghiệp
có giá trị cao và chăn nuôi); và khu vực tư nhân năng động. Năm 2021, đối mặt
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đạt được những kết quả hết sức khả quan với tốc
độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp tăng 3,27%, đã vượt tốc độ tăng trưởng
toàn nền kinh tế (đạt 2,6 %), đóng góp 15,7% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Năm 2022, ngành nông nghiệp đạt 11,96% đóng góp

32
5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế với mức tăng
3,36%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 duy trì tăng trưởng ổn
định, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Sản lượng một số cây lâu năm
chủ yếu tăng so với năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát;
hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do
nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi
tăng; tuy nhiên khai thác thủy sản biển gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu ở mức
cao.

Tiêu biểu là HAGL Agrico - công ty trong lĩnh vực nông nghiệp chuyên
xuất khẩu những nông sản lớn nhất Việt Nam như chuối, dứa, mủ cao su. Qua giai
đoạn ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid cộng thêm tái cấu trúc tập đoàn, công
ty lỗ ròng hơn 1199 tỷ đồng trong năm 2021. Bên cạnh đó, công ty cũng gặp khó
khăn về nguồn lao động khi thiếu công nhân thu hoạch và đóng gói tại nông trường
dẫn tới những kết quả không như mong đợi

Khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, đóng góp
nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng tổng thể. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của khu
vực công nghiệp và xây dựng đã trải qua sự giảm nhẹ từ 8,99% còn 8,21%. Do ảnh
hưởng của Covid-19, khu vực công nghiệp xây dựng chịu nhiều tác động, khiến
cho tăng trưởng năm 2020 giảm mạnh so với năm trước (từ 8,21% xuống còn
4,38%). Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,58%. Nhưng nhanh
chóng phục hồi vào năm 2022 tăng 7,78%, đóng góp mạnh mẽ 38,24% vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là
động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%.

Khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch, có vai trò ngày càng quan trọng
trong sự phát triển kinh tế. Các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng
khoa học, công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin, logistics và vận tải,
tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... được tập trung phát triển.
Ngành du lịch được triển khai theo hướng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật
đồng bộ, chú trọng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ,
Ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng.

33
Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2018 đạt 7,46% tăng 0,34% so với
năm 2017, năm 2019 khu vực du lịch dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao 8,08%. Tuy
nhiên, năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành
du lịch và nhiều ngành dịch vụ như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn…
làm tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 2,01%. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi đại
dịch, nhưng ngành du lịch vẫn đạt được sự phục hồi và đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế tổng thể. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ
tăng 1,57% đóng góp 28,7%, Trong đó tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ
nền kinh tế. Lĩnh vực dịch vụ cũng có kết quả tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ
tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn từ 2011 đến 2022. Đây là lĩnh
vực đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế
với tỷ lệ đóng góp lên đến 56,65%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
8,55%. Từ những kết quả này, có thể thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam trong nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực
và trên thị trường quốc tế.

=> Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ
USD, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam xếp sau Indonesia (1,29
nghìn tỷ USD), Thái Lan (534,76 tỷ USD), Malaysia (434,06 tỷ USD), Singapore
(423,63 tỷ USD) và xếp ngay trên Philippines (401,66 tỷ USD). Trong khi đó,
GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương
4.110 USD, tăng 393 USD so với năm trước. Với mức tăng trưởng GDP năm 2022
đạt 8,02%, là mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua. Việt Nam đã chứng minh
sức mạnh của nền kinh tế trong việc vượt qua khó khăn và phục hồi nhanh chóng.
Trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 37 về quy mô kinh tế. Indonesia
đứng thứ 17, Thái Lan đứng thứ 26, Malaysia đứng thứ 35, Singapore đứng thứ 36.
Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN, sau Indonesia, Thái Lan và
Philippines. Tuy nhiên, Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng cao và tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Trong vài năm
qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam
cũng đã chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công
nghiệp và dịch vụ, với sự đóng góp quan trọng từ các ngành công nghiệp lớn như
điện tử, dệt may, giày dép và đồ gỗ. Việc đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á

34
và đứng thứ 37 trên thế giới là minh chứng cho vị thế ngày càng tăng của Việt
Nam trên trường quốc tế.

35
TRUNG QUỐC - TRIỆU ĐÔ (million)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ
trọng trọng trọng trọng trọng
(%) (%) (%) (%) (%)

Tổng GDP 13,894,907.86 100 14,279,968.51 100 14,687,744.16 100 17,963,171.48 100 17,963,171.48 100

Nông, lâm nghiệp và 0.978621174 7 1,020,116.72 7,1 1,130,756.92 7,7 1,290,382.59 7,2 1,311,311.42 7,3
thủy sản

Công nghiệp và 5,514,473.72 39,7 5,510,269.35 38,6 5,558,256.84 37,8 7,001,796.12 39,3 7,171,636.72 39,9
Xây dựng

Dịch vụ 7,401,812.96 53,3 7,749,582.44 54,3 7,998,730.41 54,5 9,528,280.81 53,5 9,480,223.34 52,8

35
Mức tăng trưởng của Trung Quốc đạt 6,7% tại thời điểm năm 2018. Cũng
theo thống kế năm 2018, GDP của Trung Quốc đạt 13,8 nghìn tỷ đô la.Nguyên
nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng chính là sự hồi phục của nền kinh tế trên thế
giới đã tạo động lực cho Trung Quốc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng
chậm lại với những rủi ro gia tăng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng
leo thang ở vùng Vịnh, nguy cơ Brexit và bất ổn chính sách, các tổ chức quốc tế
liên tục đưa ra những dự báo thiếu lạc quan về mức tăng trưởng kinh tế của năm
2019. Quỹ Tiền tệ IMF hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu thấp hơn trước. đó; Tổ
chức Hợp tác và Phát triển OECD đưa mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019
xuống 2,9%. Số liệu tổng hợp của W.B đã khẳng định hoạt động thị trường thế giới
thiếu sôi động với lòng tin của doanh nghiệp và chỉ số quản trị mua hàng(PMI)
trong ngành chế biến, chế tạo liên tục sụt giảm. Theo đó, mức tăng trưởng GDP
toàn cầu năm 2019 giảm xuống còn 2,6%; Tại Đông Á, Trung Quốc nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới tiếp tục đà suy giảm.Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế
năm 2019 của quốc gia này ở mức 6%. Với chỉ số phí sản xuất NMI ở 53,7 điểm
trong quý 3, nền sản xuất của quốc gia này có dấu hiệu ngày càng thiếu ổn định.
Cùng với xu thế bất ổn gia tăng trong những nền kinh tế phát triển, chủ nghĩa bảo
hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch và thay đổi về địa chính trị đang là thách thức ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với những nền kinh tế đang đà hội nhập sâu vào kinh tế toàn
cầu.

Trong 2 năm 2021-2022, kinh tế của quốc gia này có phần chững lại vì bị
ảnh hưởng bởi Covid nhưng mặt bằng chung vẫn còn cao hơn các quốc gia khác.

Về mặt cơ cấu, tỉ trọng đóng góp cho GDP quốc gia thì Trung Quốc và Việt
Nam có những nét khá tương đồng khi ngành Dịch vụ và ngành Công nghiệp &
Xây dựng đóng góp khá lớn. Ngành Công nghiệp Xây dựng chiếm tỉ lệ trong
khoảng 37 đến 39% GDP trong 5 năm nghiên cứu, sự suy giảm đến từ đại dịch
khiến xây dựng trong nước bị ngưng trệ. Ngành Dịch vụ thì chiếm tỉ lệ khá lớn
trong GDP Trung Quốc; lần lượt là 53,3%, 54,3%, 54,4,%, 53,5% và 52,8%. Dựa
vào lợi thế điều kiện tự nhiên, địa hình rộng lớn và cảnh quan hùng vĩ như Thượng
Hải, Tân Cương….. , Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội để phát huy thế mạnh, tăng
trưởng các ngành liên quan đến du lịch. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
còn vượt ra khỏi tầm quốc gia, trực tiếp tác động đến nền kinh tế thế giới.

36
III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

A. Kết luận

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, Trung Quốc và Việt Nam đều đã
chứng kiến những thay đổi quan trọng về thu nhập GDP, phản ánh sự phát triển
độc lập của hai nền kinh tế này. Trung Quốc, với tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới,
đã duy trì mức tăng trưởng ổn định, đồng thời đối mặt với những thách thức và
điều chỉnh cấu trúc kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chứng minh sự động lực và
sự linh hoạt, đặc biệt là trong bối cảnh các biến động thế giới và đại dịch COVID-
19.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc tiếp tục là một trong những động lực chính
của nền kinh tế thế giới, với mức tăng trưởng GDP ổn định. Các chính sách hỗ trợ
nội địa, đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực mới nổi, và sự chuyển đổi từ sản xuất
truyền thống sang dịch vụ và công nghệ là những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên,
Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức từ áp lực giảm tốc độ tăng trưởng,
cũng như vấn đề liên quan đến môi trường và bền vững.

Về phía Việt Nam, đất nước đã đạt được những bước phát triển đáng kể, giữ
vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu hút đầu tư nước ngoài. Sự đổi mới và
mở rộng cơ sở sản xuất, cùng với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đã tạo ra sự
đa dạng trong cấu trúc kinh tế. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai các biện
pháp kích thích kinh tế trong bối cảnh đại dịch đã giúp Việt Nam duy trì đà tăng
trưởng đáng kể.

So sánh giữa Trung Quốc và Việt Nam, có thể thấy sự khác biệt trong quy
mô và độ phức tạp của nền kinh tế. Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn
nhất thế giới, với mức tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Có nhiều
thành phố lớn và khu vực kinh tế mạnh, như Thâm Quyến và Thượng Hải. Việt
Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những nền kinh tế nhanh nhất
khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của Việt Nam vẫn nhỏ hơn so
với Trung Quốc.

Như vậy, mặc dù đối mặt với những thách thức khác nhau, cả Trung Quốc
và Việt Nam đều đã thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong bối cảnh
biến động toàn cầu. Sự đa dạng trong cấu trúc kinh tế, sự đổi mới, và những chính

37
sách hỗ trợ đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường thu nhập
GDP của cả hai quốc gia. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của GDP trong
hình ảnh kinh tế thế giới, với Trung Quốc tiếp tục là một động lực lớn, trong khi
Việt Nam là một đối tác ngày càng quan trọng và triển vọng trên thị trường quốc
tế.

B. Giải pháp

Trung Quốc đã trải qua sự phát triển đáng kể trong thập kỷ gần đây và có những
điều mà Việt Nam có thể học hỏi để cải thiện và phát triển. Dưới đây là một số
điểm quan trọng:

- Đối với ngành du lịch và dịch vụ

+ Hỗ trợ Visa

Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thời hạn visa, giảm phí
visa hoặc thậm chí miễn visa cho một số quốc gia nhất định, nhằm tăng cường du
lịch giữa Trung Quốc và các đối tác quốc tế.

Việt Nam có thể áp dụng chính sách miễn visa hoặc visa 0 đồng cho một số
quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam. Điều này có thể giúp tăng cường
quan hệ ngoại giao và thu hút du khách từ các thị trường quan trọng. Ngoài ra, Việt
Nam có thể giảm phí Visa hoặc khuyến mãi Visa để giảm áp lực tài chính đối với
du khách. Điều này có thể tạo động lực cho họ chọn Việt Nam thay vì các quốc gia
cạnh tranh.

+ Bảo dưỡng và phục hồi di tích lịch sử văn hóa

Ngành du lịch Trung Quốc phát triển mạnh trước hết là dựa vào thế mạnh
tiềm năng văn hoá đặc sắc, phong phú. Trung Quốc luôn cung cấp nguồn lực tài
chính cho các dự án bảo tồn và phục hồi di tích. Ngân sách được phân bổ để duy
trì, bảo quản và khôi phục di tích lịch sử và văn hóa quan trọng. Trung Quốc xác
định những di tích nào cần được ưu tiên và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo
tồn.

38
Ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng thêm vào phát triển du lịch bền vững,
bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa và giá trị truyền thống của dân tộc; đặc biệt
tập trung phát triển du lịch biển, đảo, các địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh có sức
hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. Nhà nước nên phân bổ ngân sách để bảo
dưỡng định kỳ, phục hồi và bảo tồn các di tích đồng thời tăng cường đầu tư vào cơ
sở hạ tầng kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm của du khách, sử dụng công nghệ kỹ
thuật số trong việc khôi phục và giới thiệu di tích. Một số di tích lịch sử văn hóa
Việt Nam nên chú trọng đó là: Tràng An (Ninh Bình), Cố đô Huế (Huế), Hoàng
thành Thăng Long (Hà Nội),...

+ Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Ngày nay, ở hầu hết các vùng địa phương của Trung Quốc, việc xây dựng
thành công khu phố đi bộ và mua sắm trở thành xu hướng phổ biến, như Vương
Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh. Các đô thị lớn của Trung Quốc đã thành công trong việc
phát triển mô hình du lịch kết hợp với thương mại, thu hút du khách không chỉ để
tham quan mà còn để trải nghiệm mua sắm, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ
hội đầu tư.

Đa dạng hóa về sản phẩm và thị trường du lịch nên được đặt là mục tiêu
hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Ngành du lịch nước ta
cần tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, có quy mô và đặc điểm riêng biệt, độc
đáo, chú trọng vào việc phát huy những điểm mạnh, bản sắc văn hóa địa phương
và quốc gia. Có thể kể đến các loại hình như Du lịch hang động, rừng; Du lịch
khám phá và mạo hiểm; Du lịch nghỉ dưỡng,...

+ Quảng bá và tiếp thị

Trung Quốc đã thực hiện chiến lược quảng bá và tiếp thị hiệu quả trên thị
trường quốc tế để thu hút du khách. Việt Nam có thể học hỏi về cách tiếp cận thị
trường quốc tế, sử dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông khác để tăng cường
quảng bá.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch:

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp
du lịch, bao gồm cả việc cung cấp tài trợ và ưu đãi thuế. Việt Nam có thể xem xét
các chính sách tương tự để thúc đẩy phát triển của ngành du lịch.

39
- Đối với ngành xây dựng

+ Mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách đầu tư đồng bộ, tập
trung vào nhiều lĩnh vực hạ tầng khác nhau như đầu tư vào xây dựng và mở rộng
đường cao tốc, cầu đường, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng giao thông khác như
đường sắt và sân bay. Chính sách tập trung vào việc phân phối đầu tư để đảm bảo
rằng các khu vực, đặc biệt là những khu vực phát triển kém, nhận được sự hỗ trợ
cần thiết. Điều này nhằm giảm bất đồng địa bàn và thúc đẩy sự cân đối về phát
triển kinh tế.

Việt Nam có thể xem xét việc đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng quy mô
lớn như xây dựng và mở rộng đường cao tốc, cầu đường, cảng biển, đường sắt, và
các cơ sở hạ tầng khác để nâng cao khả năng vận chuyển và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần đảm bảo phân phối đầu tư hợp lý để giảm bất
đồng phát triển giữa các khu vực, không chỉ tập trung vào các thành phố lớn mà
còn cả những vùng chưa phát triển. Cần xác định rõ những vùng có nhu cầu hạ
tầng cao và ưu tiên đầu tư vào những dự án quan trọng có thể kết nối các vùng
miền.

+ Quy trình xây dựng tiên tiến

Trung Quốc đã tích hợp công nghệ tự động hóa vào quy trình xây dựng, từ
giai đoạn lập kế hoạch đến thi công; quy trình xây dựng tiên tiến của Trung Quốc
chú trọng vào việc sử dụng máy móc và robot hiện đại. Các máy móc như máy
đào, máy xúc, và thiết bị tự động hóa được tích hợp để thay thế công việc lao động
lớn và tăng cường sức mạnh làm việc. Điều này không chỉ giảm chi phí lao động
mà còn giúp tăng cường an toàn và chính xác trong xây dựng. Một trong những
công trình đường sắt cao tốc tiêu biểu áp dụng quy trình xây dựng tiên tiến của
Trung Quốc là Mạng lưới Đường sắt Cao tốc Trung Quốc (CRH - China Railway
High-speed)

40
Trước hết, Việt Nam cần phát triển thêm các chương trình đào tạo và phát
triển nhân sự chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và quản lý hạ tầng. Điều này bao
gồm việc học kỹ thuật sử dụng máy móc và công nghệ tự động hóa. Việt Nam nên
đầu tư vào việc áp dụng công nghệ tự động hóa trong quy trình xây dựng, từ lập kế
hoạch đến thi công. Sử dụng máy móc và robot hiện đại giúp giảm sức lao động,
tăng cường hiệu suất và giảm thời gian xây dựng. Ngoài ra, nước ta có thể phát
triển hệ thống quản lý thông tin đa dạng để giám sát và điều khiển quá trình xây
dựng từ xa. Sự tích hợp của công nghệ thông tin giúp cải thiện đồng bộ và hiệu quả
trong toàn bộ dự án. Chính phủ Việt Nam cần có chính sách quản lý chi phí một
cách hiệu quả để giảm lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực.

+ Xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường

Trung Quốc đã chú trọng vào việc xây dựng nhà ở phù hợp với nhu cầu thị
trường, bao gồm cả những dự án nhà ở xã hội. Việt Nam có thể tìm hiểu cách thích
ứng với nhu cầu thị trường và đảm bảo sự bền vững trong phát triển nhà ở.

+ Chú trọng vào quản lý chất lượng

Trung Quốc đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng công trình thông qua
các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Việt Nam có thể mô
phỏng mô hình này để đảm bảo rằng các công trình xây dựng đáp ứng các yêu cầu
chất lượng và an toàn.

- Đối với ngành công nghiệp

+ Hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao

Trung Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ
cao, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), và các công nghệ tiên
tiến khác. Chính phủ đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và thuế để khuyến khích
nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp và tổ
chức nghiên cứu có thể đăng ký để nhận được hỗ trợ tài chính từ các quỹ này, giúp
họ thực hiện các dự án nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm công nghệ tiên
tiến.

41
Việt Nam có thể xem xét việc tạo ra các quỹ hỗ trợ tài chính hoặc mở rộng
các quỹ hiện tại để hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu trong lĩnh vực công
nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam có thể xem xét và điều
chỉnh chính sách thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với các
đối tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, có thể thông
qua các chính sách thuế và quản lý văn hóa.

+ Phát triển nguồn năng lượng sạch

Trung Quốc đã xác định mục tiêu chuyển đổi từ năng lượng không sạch sang
năng lượng sạch như điện gió, năng lượng mặt trời, và năng lượng hạt nhân. Chính
phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dự án năng lượng tái tạo bằng cách
cung cấp ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, và quy định chi tiêu tiêu thụ năng lượng
sạch. Các tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí và nước đã được thiết lập, và
doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo rằng quá trình sản xuất và hoạt động của
họ không gây ô nhiễm môi trường.

Chính phủ Việt Nam có thể thiết lập mục tiêu chuyển đổi từ năng lượng
không sạch sang năng lượng sạch như điện gió, năng lượng mặt trời, và năng lượng
thủy điện. Cung cấp ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đầu tư vào
các dự án năng lượng tái tạo. Áp dụng biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho các ngành
công nghiệp, giao thông, và nông nghiệp để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Tạo chính sách thưởng như ưu đãi thuế hoặc giảm giá điện cho các doanh nghiệp
đạt được hiệu suất cao về năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Chú ý đến quản lý rủi ro và an toàn lao động

Trung Quốc đã tăng cường quản lý rủi ro và an toàn lao động trong ngành xây
dựng. Việt Nam có thể học hỏi về việc thiết lập các biện pháp an toàn mạnh mẽ để
bảo vệ người lao động và giảm thiểu tai nạn lao động.

Như vậy, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm từ Trung
Quốc trong các lĩnh vực khác nhau để phát triển nền kinh tế quốc gia một cách bền

42
vững và hiệu quả. Trong ngành công nghiệp - xây dựng, Việt Nam có thể học hỏi
về quản lý dự án, sử dụng công nghệ hiện đại, và tạo ra môi trường xây dựng bền
vững. Ngoài ra, trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, Việt Nam có thể thúc đẩy quảng
bá và tiếp thị một cách chủ động, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, và tăng cường
trải nghiệm du khách. Những kinh nghiệm này có thể giúp nâng cao thu nhập từ du
lịch và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế quốc gia. Vì vậy, việc học hỏi từ
thành công và thách thức của Trung Quốc có thể giúp Việt Nam xây dựng và phát
triển các ngành kinh tế quan trọng một cách bền vững và hiệu quả

43

You might also like