You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ

NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH

“SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ”

LỚP: KTVM_THỨ 5_TIẾT 8 9 10 GVHD: TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2


1. TRẦN VĂN LỢI 6. TRẦM NGỌC MY
2. LÂM NHẬT MINH 7. VŨ HẢI MY
3. LÊ DIỆU MY 8. NGUYỄN HOÀI NAM
4. NGUYỄN HÀ MY (NT) 9. HUỲNH THỊ THANH NHI
5. NGUYỄN HUYỀN MY 10.NGUYỄN HOÀNG YẾN
NHI
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM

LẦN LẦN LẦN MỨC


HỌP HỌP HỌP ĐỘ KÍ XÁC
STT HỌ TÊN MSSV
1 2 3 HOÀN NHẬN
(28/3) (7/4) (20/4) THÀNH

TRẦN VĂN
1 3121330208 70% 60% 70% 3/3
LỢI

LÂM NHẬT
2 3121330213 70% 50% 80% 3/3
MINH

3 LÊ DIỆU MY 3121330215 70% 70% 80% 3/3

NGUYỄN HÀ
4 3121330216 80% 70% 70% 3/3
MY

NGUYỄN
5 3121330217 70% 80% 80% 3/3
HUYỀN MY

TRẦM NGỌC
6 3121330219 80% 70% 70% 3/3
MY

7 VŨ HẢI MY 3121330220 70% 80% 80% 3/3

NGUYỄN
8 3121330224 80% 60% 60% 3/3
HOÀI NAM

HUỲNH THỊ
9 3121330264 70% 70% 80% 3/3
THANH NHI

NGUYỄN
10 HOÀNG YẾN 3121330271 70% 70% 80% 3/3
NHI

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỐC GIA VÀ NỀN KINH TẾ 

2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MĨ  (HOA KÌ):
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ còn gọi là Mỹ, vùng đất của tự do bao gồm 50 tiểu bang.
- Mỹ là quốc gia đông dân thứ ba thế giới
- Dân số đạt khoảng 327.167.434 người.
- Diện tích với 9,826,630 km2.
- Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Nền kinh tế

cũng là nền công nghiệp mạnh nhất.


- Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất là máy tính và máy móc điện tử, xe cộ,
sản phẩm hóa chất, thực phẩm và thiết bị quân sự.
- Kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, đánh
dấu sự phục hồi ấn tượng sau một năm 2020 suy giảm. Đây là thông tin mới được chính
phủ Mỹ công bố ngày 27/1.

3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆT NAM

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông
Nam Á.
- Diện tích Việt Nam là 331.212 km².
- Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây
nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia
ở phía tây.
- Dân số Việt Nam là 98.749.856 người
- Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là các sản phẩm về điện tử, máy
tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và các mặt hàng như
vải, giày dép, túi xách,...

4
PHẦN 2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI ( GDP )
BẢNG DỮ LIỆU GDP CỦA MĨ VÀ VIỆT NAM (2000-2020) (TỈ USD)

NĂM HOA KÌ  VIỆT 2015 18,238,300 193,241


NAM
2016 18,745,075 205,276
2000 10,252,345 31,173
2017 19,542,979 223,78
2001 10,581,821 32,685
2018 20,611,860 245,214
2002 10,936,419 35,064
2019 21,433,224 261,921
2003 11,458,243 39,553
2020 20,953,030 271,158
2004 12,213,729 45,428

2005 13,036,640 57,633

2006 13,814,611 66,372

2007 14,451,858 77,414

2008 14,712,844 99,130

2009 14,448,933 106,015

NĂM HOA KÌ  VIỆT


NAM

2010 14,992,052 115,932

2011 15,542,581 135,539

2012 16,197,007 155,82

2013 16,784,849 171,222

2014 17,527,163 186,205

5
→ Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2000-2020, GDP của Hoa Kỳ đạt:
 Đỉnh điểm là vào năm 2019, GDP đạt cao nhất với khoảng 21,433,224,697,000
USD
 Vào năm 2000, GDP đạt thấp nhất với khoảng 10,252,345,464,000 USD
 Giá trị GDP trung bình (Mean) 15,546,455,785,333 USD
 Giá trị GDP trung vị (Median) 14,992,052,727,000 USD
 Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2008 và khủng hoảng kinh tế tài
chính kinh tế Mỹ 2007-2009, dẫn đến Đại suy thoái Mỹ 2009 khiến GDP năm 2009 giảm
còn 263,911,059,000 USD

6
 Cuộc khủng hoảng trầm trọng rơi vào năm 2020, GDP giảm còn

20,936,600,000,000 USD so với 2019 chiếm khoảng 3.45%. Nguyên nhân chính của đợt
suy thoái quý vừa qua là do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu tới 34,6% so với cùng
kỳ năm 2019, trong khi đây là yếu tố đóng góp đến 2/3 GDP. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), dịch COVID-19 chính là mối đe dọa lớn nhất của nền kinh tế Mỹ hiện nay. Tác
động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ thất
nghiệp tăng mạnh và tình trạng thua lỗ tài chính của các doanh nghiệp nhỏ.
→ Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, GDP trong giai đoạn 2000-2020 của Việt Nam đạt:
 GDP đạt cao nhất vào năm 2020 với tổng số GDP là 271.158 tỷ USD.
 Vào năm 2000, đây là thời điểm có GDP đạt thấp nhất với 31.173 tỷ USD.
 Giá trị GDP trung bình (Mean) của Việt Nam là 131.227.381.000 tỷ USD.
 Giá trị GDP trung vị (Median) của Việt Nam là 115.932 tỷ USD.
 Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, nền kinh tế
Việt Nam với nhiều biến động khó khăn thế nhưng với sức chống chịu tốt, GDP vào năm
2008 đạt được 99.130 tỷ USD, tăng 6,23% so với năm 2007 là 77.414 tỷ USD.
 Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, gây kiệt quệ nền kinh tế toàn cầu
thế nhưng vào năm 2019, GDP của Việt Nam vẫn đạt được 261.921 tỷ USD và năm 2020
đạt 271.158 tỷ USD, tăng 2.91% so với năm ngoái - một thành công của nước ta với tốc
độ tăng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bởi do những giải pháp quyết liệt và hiệu quả

7
trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế –
xã hội” đã đưa Việt Nam trở thành một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng
tích cực trong năm 2019 - 2020. 
SO SÁNH GDP CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM
 Quan sát 2 biểu đồ trên từ năm 2000-2020, ta thấy GDP của Việt Nam so với Mĩ
là một sự khác biệt rất lớn.
 Trước đại dịch Covid-19 (2000-2018) : GDP của Việt Nam và Mỹ nhìn chung có
xu hướng tăng. Do Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nên tăng trưởng với tốc độ
tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
xu hướng hội nhập. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2008, nhờ
chính sách kinh tế kịp thời mà nền kinh tế vẫn ổn định, trong khi đó Mỹ bị ảnh hưởng
nặng nề dẫn tới GDP năm 2009 giảm sâu nhất trong những năm 2000-2018
 Trong đại dịch Covid-19 (2019-2020) : Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu
bị suy thoái, Mĩ có nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất với GDP giảm mạnh, năm 2020
giảm khoảng 500.000 tỷ USD so với năm 2019. Một phần là do tình hình căng thẳng
thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất
ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, nên Mỹ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức, song Việt Nam vẫn kiểm soát được tình hình kinh tế, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng 16.707 tỷ USD so với năm ngoái. Điều này
cho thấy nền kinh tế nước ta đã đi qua điểm đáy của đồ thị phục hồi kinh tế trong quý II,
trở thành quốc gia duy nhất trong ASEAN và thuộc số ít quốc gia trên thế giới đạt mức
tăng trưởng dương. Năm 2020, GDP của Việt Nam có xu hướng tăng, cụ thể tăng 9.237
tỷ USD, đây là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế thế giới 9 tháng năm 2020 do
Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển
kinh tế – xã hội”.
 Thời điểm hiện tại: GDP của Việt Nam và Mỹ đang dần bước vào giai đoạn phục
hồi trở lại sau khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Cụ thể, nền kinh tế Mỹ đã đạt mức
tăng trưởng mạnh nhất trong gần 4 thập kỷ vào năm 2021 sau khi chính phủ bơm hàng
nghìn tỷ USD cứu trợ trong mùa dịch COVID-19, chủ yếu nhờ các doanh nghiệp đẩy
mạnh bổ sung kho hàng dự trữ đã cạn kiệt nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao.
Thời gian qua Việt Nam chúng ta đã có sự chuẩn bị rất tốt về nguyên, nhiên vật liệu đầu
vào, cũng đã nhập khẩu, cùng với đó niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đăng ký vào

8
Việt Nam cũng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021
đạt 31,15 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2020, đã thể hiện được kỳ vọng của nhà đầu
tư vào thị trường cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Điều này cho
thấy, trong tương lai gần, GDP của Việt Nam ước tính sẽ đạt hiệu quả cao hơn năm trước
đó. 
PHẦN 3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP 2000-2020
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2000 - 2020


→ Nhận xét:
 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là 7.547% vào năm 2005
 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất là 2.906% vào năm 2020
 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6.308%
 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trung vị là 6.432%
 Chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008 , tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bị giảm xuống một lượng khá đáng kể khi từ 7.13%
(2007) giảm còn 5.662%(2008)
 Năm 2020 có thể là năm tồi tệ nhất của nền kinh tế Việt Nam khi phải chịu sự ảnh
hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 , khi mà tốc độ tăng trưởng GDP giảm tới 4.921%

9
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM

Tốc độ tăng trưởng của Mĩ 2000-2020


→ Nhận xét:
 Mĩ có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là 4.127% vào năm 2000
 Mĩ có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất là -3.405% vào năm 2020
 Mĩ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 1.843%
 Mĩ có tốc độ tăng trưởng GDP trung vị là 2.25%
 Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của mĩ
từ 1.876% (2007) giảm xuống con số âm -2.537%(2009) , tức chỉ trong vòng 3 năm
khủng hoảng tài chính tốc độ tăng trưởng GDP Mĩ đã giảm 4.413%
 Năm 2000 và 2004 có lẽ là 2 năm phát triển tốt nhất của nước Mĩ khi tốc độ tăng
trưởng GDP lần lượt là 4.127% và 3.799% .
 Năm 2020 , Tốc độ tăng trưởng của Mĩ đã rơi vào tình trạng lao dốc không phanh
từ 2.161%(2019) giảm xuống -3.045%(2020) . Bởi vì phải chịu sự ảnh hưởng của dịch
bệnh Covid-19 và cùng với đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng
không kém tới tốc độ tăng trưởng GDP của nước này .
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam mặc dù có một vài biến động nhỏ ở một vài năm
nhưng nhìn chung vẫn có sự ổn định qua các năm, còn tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ,

10
quan sát biểu đồ ta có thể thấy rõ rệt sự bất ổn qua các năm vì các cuộc khủng hoảng ,
dịch bệnh , chiến tranh thương mại , v.v…
 Trước đại dịch Covid-19 (2000-2018) :
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có mức trung bình là 6.45%
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ có mức trung bình là 2.1%
 Trong đại dịch Covid-19 (2019-2020):
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam bị giảm 4.921%
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ bị giảm 5.566%
 Thời điểm hiện tại:
- Mĩ và Việt Nam đang dần phục hồi lại nền kinh tế và đang có xu hướng phát triển
mạnh mẻ sau đại dịch Covid.
PHẦN 4: LÃI SUẤT
VIỆT NAM
10 → Nhận
Lãi Suất Thực (%) của VN giai đoạn 2000-2020
8 xét:
6 
4
Việt Nam có
2
lãi suất thực
0
thấp nhất
-2

-4
vào năm
-6 2005 với -
-8 6.553%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Việt Nam có lãi suất thực cao nhất vào năm 2015 với 7.332%
 Việt Nam có lãi suất thực trung bình là 2.770%
 Việt Nam có lãi suất thực trung vị là 3.628%
 Lãi suất thực ở Việt Nam biến động mạnh ở 3 năm 2005, 2008 và 2011 và đều ở
mức âm.
- Ở năm 2005 lãi suất thực nằm ở mức -6.553%, là mức thấp nhất từ năm 2000 tới
2020, chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát từ năm 2004 khi các nguyên vật liệu trên thế

11
giới có xu hướng tăng giá mạnh làm tăng chi phí sản xuất và lãi xuất không thể theo kịp
để đền bù lạm phát.
 Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2020 có nhiều biến
động nhưng có xu hướng đang dần ổn định.
MỸ

Lãi Suất Thực (%) của Mĩ giai đoạn 2000-2020


8

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

→ Nhận xét:
 Mĩ có lãi suất thực cao nhất vào năm 2000 với 6.845%
 Mĩ có lãi suất thực thấp nhất vào năm 2011 với1.137%
 Mĩ có lãi suất thực trung bình là 2.826%
 Mĩ có lãi suất thực trung vị là 2.437%
 Lãi suất thực của Mĩ ban đầu khá cao có xu hướng giảm dần từ 2000 đến 2004 rồi
sau đó biến động từ 2004 đến 2007 và cuối cùng ổn định từ 2009 tới 2020.
SO SÁNH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM
 Lãi suất thực của Mĩ luôn dương còn Việt Nam thì có các giai đoạn lãi suất thực
nằm ở mức âm.
 Lãi suất thực của Mĩ biến động theo chu kì và đều chủ động bởi chính phủ Mĩ, lãi
suất thực Việt Nam biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ yếu là do lạm phát và các
tác nhân bên ngoài phụ thuộc vào các quốc gia khác.
 Lãi suất thực của Việt Nam còn ở mức khá cao so với Mĩ, điều này thể hiện rõ
khác biệt giữa 1 nước đang phát triển và 1 nước đã phát triển.

12
 Cả Mĩ và Việt Nam đều muốn ổn định lãi suất nhưng Việt Nam vẫn chưa thể làm
được còn Mĩ làm rất tốt khi có thể ổn định lãi suất từ 1-2% ở nhưng năm 2011-2018.
PHẦN 5: LẠM PHÁT
VIỆT NAM

Lạm Phát (%) của Việt Nam 2000-2020


25

20

15

10

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-5

→ Nhận xét:
 Việt Nam có mức lạm phát cao nhất vào năm 2008 với 22.673%
 Việt Nam có mức lạm phát thấp nhất vào năm 2015 với -0.191%
 Việt Nam có mức lạm phát trung bình từ năm 2000-2020 là 7.444%
 Mức lạm phát trung vị từ năm 2000-2020 là 4.761%
 Lạm phát của Việt Nam biến động cao nhất ở 3 năm 2005, 2008 và 2011 trong
giai đoạn từ 2000-2020.
 Nhìn chung từ giai 2000-2020 lạm phát ở Việt Nam có nhiều biến động chủ yếu
chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài do nước ta thuộc diện nước đang phát triển và
lạm phát có xu hướng giảm và ổn định dần từ năm 2012 đến 2020.
MỸ

13
Lạm Phát (%) của Mĩ 2000-2020
3.5

2.5

1.5

0.5

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

→ Nhận xét:
 Mĩ có mức lạm phát cao nhất vào năm 2005 với 3.115%
 Mĩ có mức lạm phát thấp nhất vào năm 2008 với 0.762%
 Mĩ có mức lạm phát trung bình là 1.911%
 Mức lạm phát trung vị là 1.88%
 Giai đoạn 2000-2020 lạm phát ở Mĩ có nhiều biến động nhưng không nhiều giao
động từ 1-3%, đây là đặc điểm nền kinh tế của nước đã phát triển.
SO SÁNH MỨC LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ
Mức lạm phát cho thấy rõ sự khác nhau của 2 nền kinh tế đang phát triển của VN và đã
phát triển của Mĩ.
 Mĩ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các biến động bên ngoài như VN vậy nên
mức lạm phát biến động không nhiều, còn VN phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài
nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ ở thị trường nước ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng lớn
đến lạm phát ở VN.
 Mức lạm phát cao nhất ở VN là 22.673% cao hơn 7.3 lần so với Mĩ (3.115%)
 Mức lạm phát trung bình ở VN là 7.444% cao hơn 3.5 lần so với mĩ (1.911%)
 Nhìn chung có thể thấy lạm phát ở VN cao hơn vào biến động nhiều hơn so với
Mĩ.
PHẦN 6: THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ THEO GDP
VIỆT NAM

14
Tỉ lệ thất nghiệp (%) của Việt Nam
3

2.5

1.5

0.5

0
00 001 00 2 00 3 00 4 00 5 00 6 007 008 009 010 01 1 01 2 013 014 015 016 01 7 01 8 01 9 02 0
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Việt nam có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất vào năm 2001 với 2.76%
 Việt nam có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất vào năm 2011 với 1%
 Tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở Việt Nam là 1.788%
 Tỉ lệ thất nghiệp trung vị ở Việt Nam là 1.86%
 Năm 2001 tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do dân số tăng nhanh, tăng 1050.4 nghìn
người so với số dân trung bình năm 2000. Số dân trong độ tuổi lao động tương đối nhiều
nên vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao.
 Năm 2011 là năm có tỉ lệ thất nghiệp thấp (1%) do tăng trưởng kinh tế có mức
tăng trưởng khá, nền kinh tế vĩ mô dần được ổn định, lạm phát dần được kiềm chế, các
ngành công nghiệp sản xuất có bước phát triển nên việc giải quyết việc làm được ổn định
hơn.
 Nhìn chung tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta biến động không đều từ 2000-2020 và có xu
hướng tăng do sự chuyển dịch kinh tế chậm, nguồn lao động còn hạn chế về trình độ đặc
biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nên tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn tăng.
MỸ

15
Tỉ lệ thất nghiệp (%) của Mỹ
12

10

0
0 0 00 1 00 2 00 3 00 4 00 5 00 6 00 7 008 009 010 011 012 013 014 015 016 017 018 019 020
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất vào năm 2010 với 9.63%
 Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất vào năm 2019 với 3.67%
 Tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở Mỹ từ 2000-2020 là 5.985%
 Tỉ lệ thất nghiệp trung vị ở Mỹ từ 2000-2020 là 5,53% 
 Năm 2010 Mỹ có tỉ lệ thất nghiệp cao do ảnh hưởng rơi rớt lại từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009 và khu vực đồng euro
lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần dẫn dẫn đến kinh tế hồi phục chậm chạp và thiếu việc
làm.
 Năm 2019 việc hỗ trợ việc làm từ các ngành kinh tế có bước phát triển tuy nhiên
đén năm 2020 tỉ lệ thất nghiệp lại tăng lên do ảnh hưởng từ đại dịch.
SO SÁNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ

16
 Ta có thể thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp hơn Mỹ
- Công việc ở Việt Nam rất nhiều, nhưng toàn là những việc không có bao nhiêu lợi
lộc, các bạn tốt nghiệp đại học đi chạy xe ôm, hát rong... cũng là có việc làm, cho nên tỉ
lệ thất nghiệp ở Việt Nam thất hơn Mỹ.
- Đối với Mỹ, do sự nới rộng bảo hiểm thất nghiệp của Quốc hội Mỹ đã làm trị trề
việc tìm kiếm việc làm nhanh hơn. Và trong thời gian dài, chính tình hình thất nghiệp làm
cho nhiều người khó kiếm việc làm hơn.
 Trong tình hình dịch bệnh Covid, lao động ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mặc
dù Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ thất
nghiệp của năm gần đây vẫn cao hơn trước.
 Lao động Mỹ gặp không ít khó khăn trong dịch bệnh tuy nhiên đến năm 2021 theo
báo cáo thì Mỹ đã dần khôi phục nền kinh tế trước tình hình lạm phát và tỉ lệ thát nghiệp
đã giảm xuống mức thất nhất trong 52 năm gần đây.
 Từ năm 2002-2008 có xu hướng tăng rồi lại giảm vào năm 2009, từ năm 2011 đến
những năm lại có xu hướng giảm.
PHẦN 7: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ THEO CHỈ SỐ
GDP
VIỆT NAM

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM (% GDP)


83.5
83
82.5
82
81.5
81
80.5
80
79.5
79
00 00 1 00 2 003 00 4 005 006 00 7 008 009 010 011 01 2 013 014 01 5 016 01 7 01 8 019
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Việt Nam có mức lực lượng lao động cao nhất vào năm 2018 với 83.21%
 Việt Nam có mức lực lượng lao động thấp nhất vào năm 2009 với 80.6%

17
 Việt Nam có mức lực lượng lao động trung bình từ năm 2000-2019 là 81.698%
 Việt Nam có mức lực lượng lao động trung vị từ 2000-2019 là 81.625%
 Mức lực lượng lao động của Việt Nam trong giai đoạn khoảng 20 năm ( 2000-
2019) có vài sự biến động nhưng đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2010 bởi vì nó có xu
hướng giảm mạnh và sau đó bắt đầu tăng lại
 Ở năm 2009, lực lượng lao động Việt Nam ở mức 80.6% là tỷ lêh thấp nhất từ
năm 2000-2019, chủ yếu do là năm 2009 Việt Nam đối mặt với kinh tế khủng hoảng.
 Ở năm 2018, mức lao động Việt Nam có tỷ lệ cao nhất vào năm là 83.21% so với
2000-2019 bởi vì Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ với
nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến 2017, dân số nước ta đạt 96,02
triệu người và mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động
MỸ’

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA MỸ (% GDP)

77
76
75
74
73
72
71
70
69
00 00 1 002 00 3 00 4 005 00 6 007 00 8 00 9 010 01 1 012 013 01 4 015 016 01 7 018 01 9
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Mỹ có mức lực lượng lao động cao nhất vào năm 2000 với 76.43%
 Mỹ có mức lực lượng lao động thấp nhất vào năm 2015 với 71.5%
 Mỹ có mức lực lượng lao động trung bình từ năm 2000-2019 là 73.4235%
 Mỹ có mức lực lượng lao động trung vị từ năm 2000-2019 là 73.205%
 Mức lực lượng lao động của Mỹ trong giai đoạn khoảng 20 năm ( 2000-2019) có
sự tăng trưởng chậm lại qua từng năm từ năm 2000 đến năm 2015. Sau đó, lực lượng lao
động của Mỹ dần dần tăng trưởng lại sau 4 năm tới.

18
 Từ năm 2000-2015, lực lượng lao động Mỹ có xu hướng giảm mạnh bởi vì dân số
Mỹ đang có xu hướng già đi và thời kì bùng nổ dân số đã kết thúc. Các nhân tố khác bao
gồm một tỷ lệ tăng lên của số người trong độ tuổi lao động bị bện, tàn tật hoặc đi học.
SO SÁNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ MỸ
 Lực lượng lao động Việt Nam và Mỹ có sự trái ngược nhau bởi vì Lực lượng lao
động Việt Nam có xu hướng tăng mạnh mà trong khi đó lực lượng lao động Mỹ lại giảm
mạnh từ 2000-2019.
 Trong giai đoạn khoảng 20 năm ( 2000-2019), lực lượng lao động Việt Nam đang
có tháp dân số có xu hướng tương đối trẻ. Nhưng trong khoảng thời gian đó, lực lượng
lao động Mỹ lại có tháp dân số già
 Nhìn chung, trong đại dịch Covid-19 lực lượng lao động của Việt Nam và Mỹ đều
có mức giảm sâu được ghi nhận từ trước đến nay. Vì thế, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp của
cả hai nước tăng và làm cho nhiều người mất đi việc làm
 Sau khi đại dịch Covid-19 đến nay, tuy cả hai nước đều ảnh hưởng nặng nề về
kinh tế. Nhưng đến hiện nay, Mỹ và Việt Nam đang dần khôi phục lại kinh tế vì vậy lực
lượng động sẽ tăng theo khi dịch bệnh chấm dứt.
PHẦN 8: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU RÒNG CỦA VIỆT NAM
VÀ MỸ THEO CHỈ SỐ GDP
VIỆT NAM
 Xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam (% GDP)


120

100

80

60

40

20

0
0 0 00 1 00 2 003 004 00 5 00 6 00 7 00 8 00 9 010 011 01 2 01 3 01 4 01 5 016 017 01 8 01 9 02 0
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Việt Nam có tỷ lệ xuất khẩu thấp nhất vào năm 2009 là 62.609%

19
 Việt Nam có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất vào năm 2000 là 105.55%
 Việt Nam có tỷ lệ xuất khẩu trung bình từ năm 2000-2020 là 77.1511%
 Việt Nam có tỷ lệ xuất khẩu trung vị từ năm 2000-2020 là 72.002%
 Tỷ lệ xuất khẩu Việt Nam trong khoảng 21 năm đến nay có xu hướng ngày càng
tăng mạnh nhưng chỉ có duy nhất năm 2009 có biến động bởi vì tỷ lệ xuất khẩu giảm
 Ở năm 2009, xuất khẩu Việt Nam ở mức 62.609% là tỷ lệ thấp nhất so với năm
2000-2020, chủ yếu là do Việt Nam đối mặt với khủng hoảng kinh tế trong năm này.
 Xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng mạng từ năm 2000 đến 2020 bởi vì hoạt
động xuất khẩu Việt Nam chuyển sang dựa vào các điểm tự là các nhân tố năng xuất,
chất lượng, hiệu quả, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để cạnh tranh
 Nhập Khẩu
 Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu thấp nhất vào năm 2001 với mức 56.894%
Nhập Khẩu của Việt Nam ( % GDP)
 Việt
120 Nam có tỷ lệ nhập khẩu cao nhất vào năm 2020 với mức 102.704%
 Việt
100 Nam có tỷ lệ nhập khẩu trung bình từ năm 2000-2020 là 80.41181%
80
 Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu trung vị từ năm 2000-2020 là 81.468%
60
 Từ năm 2000
40
Trong
20
khi đó, tỷ lệ
0
00 001 002 00 3 00 4 005 006 00 7 00 8 009 010 011 01 2 01 3 014 015 01 6 01 7 018 019 000 nhập
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
khẩu
Việt Nam trong 2004 đến 2012 có nhiều sự biến động bởi vì nó tăng tăng giảm giảm liên
tục trong khoảng thời gian đó.
 Nhập khẩu Việt Nam có xu hướng tăng mạnh từ năm 2000-2020 bởi vì trong 20
năm qua cho thấy được bước tiến mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu.

20
Xuất khẩu ròng

Xuất khẩu ròng của Việt Nam (% GDP)
Nhận
5
xét:

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Việt
Nam
-5

xuất
-10 khẩu
ròng
-15 thấp
nhất vào năm 2008 với mức -13.6441%
 Việt Nam có xuất khẩu ròng cao nhất vào năm 2012 với mức 3.503307%
 Việt Nam có xuất khẩu ròng trung bình từ năm 2000 đến 2020 là -3.28664%
 Việt Nam có xuất khẩu ròng trung vị từ năm 2000 đến 2020 là -2.87999%
 Nhìn chung mức xuất khẩu ròng của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2000
đến 2010 đều là số âm.do mức xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu nên xuất khẩu ròng đều âm.
Điều này có nghĩa cán cân thương mại có thâm hụt cũng có thể gọi là thâm hụt thương
mại.
MỸ
 Xuất khẩu

Xuất khẩ u hà ng hó a dịch vụ củ a Mỹ (% of GDP)


(2000-2020)
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

→ Nhận xét:
 Mỹ có mức xuất khẩu cao nhất vào năm 2012 với 13.692%

21
 Mỹ có mức xuất khẩu thấp nhất vào năm 2003 với 9.034%
 Mức xuất khẩu trung bình của Mỹ từ năm 2000-2020 là 11.491%
 Mức xuất khẩu trung vị của Mỹ từ năm 2000-2020 là 11.756%
 Xuất khẩu ở Mỹ biến động không đều từ năm 2000-2020 nhưng chênh lệch không
lớn và có xu hướng giảm từ năm 2019 trở đi.
 Năm 2003 là năm xuất khẩu thấp nhất của Mỹ do thâm hụt thương mại của nền
kinh tế và đặc biệt là sự tăng giá dầu thô.
 Đến năm 2012 xuất khẩu của Mỹ đạt mức cao nhất từ năm 2000-2020, là nước
đứng đầu về xuất khẩu vũ khí chiếm 28.08% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu.
 Nhập Khẩu

Nhậ p khẩ u hà ng hó a dịch vụ củ a Mỹ (% of GDP)


(2000-2020)
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
00 001 002 00 3 00 4 00 5 00 6 00 7 00 8 00 9 010 011 012 013 014 015 016 017 018 019 02 0
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

→ Nhận xét:
 Mỹ có mức nhập khẩu cao nhất vào năm 2008 với 17.51%
 Mỹ có mức nhập khẩu thấp nhất vào năm 2002 với 13.146%
 Mức nhập khẩu trung bình của Mỹ từ năm 2000-2020 là 15.255%
 Mức nhập khẩu trung vị của Mỹ từ năm 2000-2020 là 15.184%
 Nhập khẩu ở Mỹ biến động không đều từ năm 2002-2008 có xu hướng tăng rồi lại
giảm vào năm 2009, từ năm 2011 đến những năm lại có xu hướng giảm.
 Xuất khẩu ròng

22
Xuất khẩu ròng (%) của Mỹ
0
0 0 00 1 00 2 00 3 004 005 006 00 7 008 00 9 01 0 01 1 012 013 014 015 01 6 01 7 01 8 01 9 02 0
20 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
-1

-2

-3

-4

-5

-6

→ Nhận xét:
 Xuất khẩu ròng cao nhất và năm 2016 với -2.7007%
 Xuất khẩu ròng thấp nhất và năm 2006 với -5.6929%
 Xuất khẩu ròng trung bình từ năm 2000-2020 là -3.7631%
 Xuất khẩu ròng trung vị từ năm 2000-2020 là -3.5506%
 Nhìn chung mức xuất khẩu ròng của Mỹ qua các năm đều là số âm.do mức xuất
khẩu thấp hơn nhập khẩu nên xuất khẩu ròng đều âm. Điều này có nghĩa cán cân thương
mại có thâm hụt cũng có thể gọi là thâm hụt thương mại.
SO SÁNH XUẤT - NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU RÒNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ
 Năm 2020 kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 90,8 tỷ
USD, tăng 19,9% so với năm 2019. Trong đó: Xuất khẩu của Việt Nam đạt 77,1 tỷ USD,
tăng 19,5%; Nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt gần 13,7 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019.
 Ta có thể thấy nhập khẩu ở nước ta tăng lên khá nhanh so với nước Mỹ. Kim
ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây phản ánh sự
phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu.
 Giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 và xung đột thương mại toàn
cầu diễn biến gay gắt, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ
9 của Hoa Kỳ.
PHẦN 9: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG TRONG
ĐẠI DỊCH COVID-19

23
VIỆT NAM
* Tổng quan về ngân sách nhà nước năm 2020-2021:
- Sau sự thành công của chính sách tài khóa(CSTK) năm 2019, năm 2020, dự toán
thu ngân sách nhà nước(NSNN) của Việt Nam tăng khoảng 7,2% so với năm 2019. Về
mặt lý thuyết, thu NSNN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố khách
quan như tăng trưởng kinh tế, giá dầu, xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát... Tuy nhiên,
sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 là làm mọi dự đoán dường như bị đảo lộn. Hầu hết
các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu và các quốc gia tăng trưởng âm trong năm
2020. Mặc dù vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn tiếp tục duy trì được mức
tăng trưởng dương, theo IMF năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mức 2.4%.
- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ đã tung ra các chính sách
miễn, giảm, gia hạn thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhằm tháo
gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Các gói hỗ trợ tài chính
kịp thời tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho các doanh
nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh. Ví dụ, để kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh
nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP
giảm 50% phí trước bạ đối với ôtô sản xuất trong nước.
* Kết quả:
- Việc áp dụng các chính sách miễn, giảm, hoãn thuế cùng với những khó khăn
chung của nền kinh tế trong đại dịch Covid-19, NSNN thu ở một số nhóm thu lớn như
khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 17.4%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 10%, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc đạt 9%. Kết quả này có thế coi là chấp
nhận được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm mạnh vì đại dịch.
* Nhận xét:
 Thứ 1: Kịp thời điều chỉnh chính sách trước bối cảnh dịch bệnh là giải pháp quan
trọng, thiết thực, giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn cảu đại dịch
Covid-19.
 Thứ 2: Cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quản lý thu thuê, chống
thất thu thuế, xử lý các khoản nợ đọng thuế.
 Thứ 3: Cần sử dụng NSNN tiết kiểm, tránh sử dụng lãng phí, đặc biệt trong tình
hình nền kinh tế đang khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.
MỸ

24
* Tổng quan về ngân sách nhà nước năm 2020-2021:
- Có thể nói, Mỹ là một trong những nước hứng chịu nặng nề nhất trong đại dịch
Covid-19. Nhằm cứu vãn tình hình kinh tế trong nước đang suy thoái, Chính phủ Mỹ đã
tung ra các gói kích thích kinh tế từ năm 2020 đến đầu năm 2021.
o Gói 1: 8.3 tỷ USD vào ngày 6/3/2020 để lập quỹ nghiên cứu vắc-xin, cung cấp
tiền cho chính quyền liên bang, địa phương để chống lại sự lây lan của vi-rút.
o Gói 2: 192 tỷ USD vào ngày 18/3/2020 nhằm: Cung cấp tiền cho các hộ gia đình,
cung cấp gần 1 tỷ USD vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
o Gói 3: 2.300 tỷ USD vào ngày 27/3/2020 nhằm: Thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt 1.200 USD/người và 500 USD cho trẻ em. Mở rộng trợ cấp thất nghiệp đến
31/12/2020, thêm 600 USD thất nghiệp mỗi tuần đến 31/7/2020. Chính phủ cho vay 500
tỷ USD đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
o Gói kích thích bổ sung: 484 tỷ USD vào ngày 24/4/2020 nhằm bổ sung quỹ cho
vay
o Gói 4: 900 tỷ vào ngày 21/12/2020 nhằm chi thêm cho các doanh nghiệp lớn và bổ
sung thêm cho các gói kích thích trước.
o Gói 5: 1.900 tỷ vào ngày 11/3/2021 nhằm bổ sung điều khoản và kinh phí cho đối
tượng thuộc các gói trước
* Kết quả:
 Hỗ trợ những người lao động bị mất và giảm việc làm.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp từ quy mô lớn (hàng không) đến các doanh nghiệp nhỏ
(người tự kinh doanh)
 Hỗ trợ ngành y tế có thêm kinh phí để trả lương cho bác sỹ, y tá, mua thêm dụng
cụ khám, chữa bệnh
 Hỗ trợ chính quyền các bang, thành phố trực có đủ ngân sách để phòng, chống
dịch và duy trì các hoạt động khi thu ngân sách không đạt kế hoạch vì các đơn vị sản xuất
kinh doanh phải ngừng hoạt động, người lao động không có lương đóng thuế thu nhập
như bình thường. 
* Nhận xét:
 Chính phủ Mỹ đã “bơm” các gói kích thích kinh tế lớn để cứu vãn nền kình tế Mỹ
đang khủng hoảng, suy thoái thì Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng nợ công. Khi nguồn

25
thu NSNN giảm mạnh mà nhu cầu chi nhằm ngăn chặn Covid-19 lại tăng cao sẽ làm
thâm hụt ngân sách và nợ công sẽ tăng cao do các biện pháp hỗ trợ tài khóa quá lớn.
 Việc “bơm” các gói kích thích kinh tế quá lớn của Mỹ sẽ tác động trực tiếp đến
nền kinh tế toàn cầu. Khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19, các doanh
nghiệp sẽ phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng sau đại dịch, điều đó sẽ dẫn
đến chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng cao. Khi chỉ số tiêu dùng tăng thì sẽ gây ra lạm phát tăng.
PHẦN 10: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH
COVID-19
VIỆT NAM
* Từ năm 2020 đến năm 2021:
- Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT phối hợp chặt chẽ các CSKTVM
khác giảm thiểu áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng KT.
- Liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn để hỗ trợ nền
KT đồng thời chỉ đạo TCTD chủ động “cân đối khả năng tài chính”.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn phí, giảm lãi, giữ
nguyên nhóm nợ và tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên toàn quốc.
- TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay; chủ động
thường xuyên rà soát để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD
- Điều hành và công bố tỷ giá trung tâm mỗi ngày; cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và
mục tiêu CSTT; kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền
thông, can thiệp mua/bán ngoại tệ với TCTD.
- CSTT phối hợp với CSTK và các chính sách khác.
- Đảm bảo thanh khoản hệ thống; điều hành lãi suất; điều hành tín dụng; thanh toán
điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng; tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
* Kết quả:
 Điều hành CSTT hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và
làm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
 Các giải pháp, chính sách tín dụng đi đúng hướng, cung ứng đầy đủ vốn cho nền
kinh tế, phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát.
 Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.
 Hoạt động thanh toán có nhiều bước tiến vượt bậc cả về chất và lượng.

26
 Kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý, nhất là tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế
lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
* Nhận xét:
- Nhìn chung, CSTT của chính phủ Việt Nam đã mang lại những dấu hiệu, kết quả
tích cực cho nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
- Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh,
không để lây lan trong cộng đồng và phát triển các hoạt động phát triển KT-XH.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế đòi hỏi công tác phối hợp chính
sách phải thật chặt chẽ, nhịp nhàng về liều lượng, cách thức triển khai, nhất là CSTT và
CSTK.
MỸ
* Chính sách tiền tệ:
Liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản về 0% chỉ trong vòng vài ngày nửa đầu tháng 3/2020 đi
kèm với những gói bơm tiền khổng lồ lên đến hàng ngàn tỷ USD. Tiếp tục mua trái phiếu
kho bạc và chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
* Kết quả:
 Theo báo cáo, nhìn chung, nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn từ cuối tháng 5/2021
đến đầu tháng Bảy đã tăng trưởng "từ mức vừa đến mạnh".
 Thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi tốt hơn so với dự kiến và xu hướng
này được dự báo nối dài.
*Nhận xét:
- Như vậy có thể thấy với CSTT của Mỹ đã có những thay đổi đáng kể về triển
vọng kinh tế Mỹ trong năm 2021 theo hướng tích cực hơn cả về việc làm và lao động.
- Ở thời điểm này những ảnh hưởng và lo ngại từ việc thay đổi chính sách tiền tệ
vẫn đang mang tính chất kỳ vọng ngắn hạn hơn là các ảnh hưởng dài hạn lên thị trường
tài chính. Điều này càng được khẳng định khi sự phục hồi về lao động vẫn chưa đạt tới

mức mục tiêu.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: Giới thiệu chung về quốc gia và nền kinh tế
1. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
2. https://www.worldbank.org/en/country/unitedstates
PHẦN 2: GDP
1. https://www.imf.org/en/Publications/WEO/Issues/2016/12/31/Crisis-and-Recovery
2. https://usa.usembassy.de/economy-conditions.htm
3. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=VN
4. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
PHẦN 3: Tốc độ tăng trưởng GDP
1. https://solieukinhte.com/gdp-cua-viet-nam/
2. https://solieukinhte.com/gdp-cua-hoa-ky/
3. http://gopfp.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91ai-dich-covid-19-va-thanh-tuu-kinh-
te-cua-viet-nam-nam-2020-11212-1.html
PHẦN 4: Lãi suất
1. https://data.worldbank.org/indicator/FR.INR.RINR?locations=VN
2. https://123docz.net/document/5196652-lai-suat-viet-nam-tu-nam-2000-den-2017.htm
3. https://data.worldbank.org/indicator/FR.INR.RINR?locations=US
4. https://kinhtequantri.com/cuoc-khung-hoang-tai-chinh-the-gioi-nam-2008/
PHẦN 5: Lạm phát
1. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.DEFL.KD.ZG?locations=VN
2. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.DEFL.KD.ZG?locations=US
3. https://123docz.net/document/3126900-lam-phat-cua-viet-nam-tu-2004-den-nay-nguyen-
nhan-hau-qua-va-bien-phap-khac-phuc.htm
4. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nuoc-my-da-trai-qua-nhung-thoi-ky-lam-phat-tang-
vot-nao-trong-the-ky-qua-334929.html
PHẦN 6: Thất nghiệp
1. https://www.worldbank.org/en/home
2. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/tinh-hinh-kinh-te-xa-
hoi-nam-2001/#:~:text=C%C5%A9ng%20theo%20k%E1%BA%BFt%20qu
%E1%BA%A3%20s%C6%A1,%C4%91%E1%BB%99ng%20trong
%20%C4%91%E1%BB%99%20tu%E1%BB%95i%20lao

28
3. http://www.khoahockiemtoan.vn/384-1-ndt/tong-quan-kinh-te-the-gioi-nam-2010.sav
PHẦN 7: Lực lượng lao động của Việt Nam và Mỹ
1. https://data.worldbank.org/indicator/SL.TLF.ACTI.ZS?locations=VN&view=chart
2. https://data.worldbank.org/indicator/SL.TLF.ACTI.ZS?view=chart&locations=US
3. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-luc-luong-lao-dong-viet-
nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-302133.html?
fbclid=IwAR07_dcqz1vQDqs2vu7OQrSvh0bYqr7_2KjGS1kB31SEg157LCf2OGh8
DmY
4. https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/kinh-te-viet-nam-2009-doi-mat-voi-con-
khung-hoang-toan-cau-2614/?
fbclid=IwAR1XY_LEmd_viYvjlHXiPm_DQi_GxKTsGXsRnE6G8ma6rZWarKKlIY
x-Lo0
PHẦN 8: Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng
1. https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.ZS?locations=VN&view=chart
2. https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.ZS?locations=VN&view=chart
3. https://123docz.net/document/7732731-co-so-ly-lua-n-ve-nha-p-kha-u-va-thu-c-tra-
ng-nha-p-kha-u-o-vie-t-nam-giai-doa-n-2000-2020.htm
4. https://www.worldbank.org/en/home
5. https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/xuat-khau-vu-khi-my-that-
thu-trong-nam-2012-369229
6. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/kim-ngach-thuong-mai-hai-chieu-
viet-nam-hoa-ky-da-tang-gap-168-lan-trong-25-nam.html
PHẦN 9: Chính sách tài khóa được Chính phủ sử dụng trong Covid-19
1. https://baochinhphu.vn/chinh-sach-tai-khoa-se-tham-gia-tich-cuc-hon-vao-qua-trinh-
phuc-hoi-kinh-te-102220107175443622.htm
2. https://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tai-khoa-va-chinh-sach-tien-te-cua-cac-
nuoc-tren-the-gioi-nham-ung-pho-voi-dai-dich-covid.htm
PHẦN 10: Chính sách tiền tệ của Chính phủ sử dụng trong Covid-19
1. https://thoibaonganhang.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-va-hoat-dong-ngan-hang-
chu-dong-linh-hoat-va-ban-linh-124044.html
2. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/chinh-sach-tai-chinh-ung-pho-voi-dai-dich-
covid19-cua-mot-so-quoc-gia-336879.html

29
3. https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-dong-thai-noi-bat-ve-tien-te-the-gioi-nam-
2021.htm
4. https://vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=8774

MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM...............................................................................1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỐC GIA VÀ NỀN KINH TẾ ........2

PHẦN 2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI ( GDP )........................................ 5

PHẦN 3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP 2000-2020...................................4

PHẦN 4: LÃI SUẤT..........................................................................................7

PHẦN 5: LẠM PHÁT........................................................................................9

PHẦN 6: THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ THEO GDP.............11

30
PHẦN 7: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ THEO CHỈ SỐ
GDP.................................................................................................................. 14

PHẦN 8: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU RÒNG CỦA VIỆT NAM
VÀ MỸ THEO CHỈ SỐ GDP.........................................................................16

PHẦN 9: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG TRONG
ĐẠI DỊCH COVID-19.....................................................................................22

PHẦN 10: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH
COVID-19.........................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................27

31

You might also like