You are on page 1of 6

Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021

1. Năm 2017
GDP ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, cao hơn mức tăng các năm từ 2011-
2016, GDP danh nghĩa đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người ước tính đạt
53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016.
2. Năm 2018
GDP ước tính tăng 7,08% so với năm 2017, là mức tăng cao nhất từ năm 2008 trờ
lại. GDP danh nghĩa đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng.GDP bình quân đầu người ước tính đạt
58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.
3. Năm 2019
GDP ước tính tăng 7,02%, đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có mức tăng trưởng
trên 7% kể từ năm 2011 ,GDP danh nghĩa đạt 6.037 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu
người đạt hơn 62,5 triệu đồng, tương đương 2.717 USD, tăng 130 USD so với năm 2018.
4. Năm 2020
GDP ước tính tăng 2,91%, tuy đây là mức tăng khá thấp so với những năm trước đó
nhưng nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng dương trước tình hình diễn
biến khó lường của dịch bệnh COVID-19. GDP danh nghĩa đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là 2.786 USD/người.
5. Năm 2021
GDP ( Nghìn tỉ đồng) Tốc độ gia tăng GDP (%)
2017 5007.9 6.81
2018 5535.3 7.08
2019 6037 7.02
2020 6293.1 2.91
2021 6398.6 2.58
GDP ước tính tăng 2,58%, đây là năm thứ 2 Việt Nam có tăng trưởng dương khi
dịch bệnh COVID-19 vẫn còn hoành hành.GDP danh nghĩa đạt 6398,6 nghìn tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người đạt 64,92 triệu đồng.
Bảng số liệu:
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ thể hiện sản lượng GDP và tốc độ gia tăng GDP của
7000 Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021. 8

6000 7.08 7.02 7


6.81
6
5000
5
4000
4
3000
2.91 3
2.58
2000
2
1000 1
5007.9 5535.3 6037 6293.1 6398.6
0 0
2017 2018 2019 2020 2021

Sản lượng GDP (nghìn tỉ đồng) Tốc độ gia tăng GDP (%)

 Nhận xét:
Trong giai đoạn 5 năm từ 2017-2021 nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
nước ta có xu hướng tăng liên tục, tăng nhiều nhất vào giai đoạn 2017-2018 sau đó giảm
dần:
 Từ 2017 – 2019 tổng GDP tăng 1390,7 nghìn tỉ đồng.
 Tăng nhiều nhất: 2017 – 2018 (tăng 527,4 nghìn tỉ đồng).
 Tăng ít nhất: 2020 – 2021 (tăng 105,5 nghìn tỉ đồng).
Tốc độ gia tăng GDP qua các năm có xu hướng tăng, giảm không liên tục:
 2017 – 2018 tăng 0,25%.
 2018 – 2021 giảm 4,5 %, nhất là giai đoạn 2019 – 2020 (giảm 4,11%).
 Giải thích:

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP là 6,81% (mức tăng trưởng
cao nhất trong gần 10 năm trở lại trước). Kết quả cho thấy một bước chuyển động lực
tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam từ dựa vào khai thác tài nguyên sang
dựa vào sự cải cách, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, từ tăng trưởng
nóng sang tăng trưởng xanh, bền vững. Đây kết quả của quá trình tái cơ cấu, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả, cải thiện môi trường kinh doanh và phát huy tích
cực vai trò Nhà nước kiến tạo, đồng thời hiệu lực, hiệu quả cùng với sự đổi mới trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; giám sát
của Quốc hội; điều hành của Chính phủ đã đem lại những chuyển biến tích cực của mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước”.

Trong năm 2018 – 2019, hình thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục
đúng hướng và không có biến động mạnh.
Theo phân tích của các chuyên gia, sự điều hành linh hoạt sát thực tế của các cấp các
ngành, sự quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, tạo môi
trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và nhiều chỉ đạo hết sức cụ thể từ Chính phủ,
người đứng đầu Chính phủ là nguyên nhân chính khiến các tổ chức tỏ ra lạc quan với tăng
trưởng của Việt Nam trong năm 2018. Để tiếp tục đà tăng trưởng, Tổ công tác của Thủ
tướng đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc rất cụ thể với
doanh nghiệp, như gỡ bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49% cho các doanh
nghiệp không thuộc đối tượng hạn chế, tiếp tục đốc thốc cắt giảm thủ tục hành chính, điều
kiện kinh doanh tại các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Những nỗ lực của Chính phủ trong tiến trình cải cách, cải thiện môi trường đầu tư,
tận dụng các cơ hội của hội nhập quốc tế, nhất là trong điều kiện Hiệp định CPTPP bắt
đầu có hiệu lực thực thi với Việt Nam từ năm 2019 và Hiệp định EVFTA sẽ là các yếu tố
quan trọng quyết định cục diện kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm, cũng như cả năm
2019. Trên bình diện chung trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tăng trưởng GDP cả năm là
6,7 - 6,8% là mức cao so với các nước trên thế giới, tuy vậy, cân nhắc trên các lĩnh vực và
nhìn nhận thách thức, chính phủ khẳng định Việt Nam vẫn sẽ kiên định với mục tiêu, dứt
khoát không có chuyện điều chỉnh bất cứ chỉ tiêu nào trong 6 tháng cuối năm 2019.

Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô
hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó
lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của
các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ
nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các
nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế
giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần
được phục hồi, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12
nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền
kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt
với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và
dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi
từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng
trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây
ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.

Có thể nói là tất cả những điều được định hình trong năm 2020 là Việt Nam đã đưa
ra được chiến lược đầu tư nước ngoài và chiến lược kinh tế số, phát triển cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Đường lối đó là đúng và chúng ta cần phải có hành động tương ứng,
triển khai một cách quyết liệt hơn nữa.
Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt
các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống
dịch, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn
định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế
– xã hội năm 2020. Nhờ vậy:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, tuy
là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội
thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm
cao nhất thế giới: Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm 4,4%, thì mức tăng trưởng kinh tế
(tốc độ tăng GDP) năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91% được xem là điểm sáng đáng ghi nhận.

Kinh tế – xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu
hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc – xin phòng chống
dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới khiến quá trình phục hồi kinh tế có
dấu hiệu chậm lại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,9% vào
năm 2021. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên minh châu Âu, Fitch Ratings, Hội
nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu
năm 2021 lần lượt đạt 5,6%, 5,8%, 5,7% và 5,3%. Giá nhiều mặt hàng tăng mạnh so với
năm 2020, lạm phát gia tăng nhưng nhìn chung vẫn được kiểm soát trên toàn thế giới. Bên
cạnh đó, đại dịch đã gây tắc nghẽn trong chuỗi giá trị toàn cầu làm tăng giá nguyên liệu
sản xuất là thách thức không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia.
Trong nước, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng Tư với biến chủng mới
có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc
biệt tại các địa phương kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế – xã hội.
Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự chỉ
đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những quyết
sách kịp thời để phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết số
128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, cùng với các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; sự
đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ
và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế – xã hội
nước ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Chính vì thế mà:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm
trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc
biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn
cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đây là một thành công lớn của nước ta
trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.

You might also like