You are on page 1of 3

Thành tựu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở nước ta

DẤU MỐC QUAN TRỌNG

Hội nhập sâu rộng với thế giới ( tham gia ASEM, APEC...)
1996
-1998
Giá trị các ngành dịch vụ tăng 6.8%/năm. Giá trị SXCN tăng
13,5%/năm. Cơ cấu thành phần kinh tế dịch chuyển theo hướng sắp
xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng khu
1996 vực kinh tế ngoài quốc doanh.
-2000

Internet được công nhận và cấp phép ở Việt Nam.


1997

Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính - kinh tế
khu vực nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng.
1997
-1999

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ( kể cả tiểu, thủ công nghiệp) đạt 10
tỷ USD ( gấp hơn 3,4 lần năm 1995), chiếm khoảng 70% tổng kim
ngạch XK.
2000

Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP khoảng 39%; kinh tế
tập thể 8,5%; kinh tế tư nhân 3,3%; kinh tế cá thể 32%; kinh tế hỗn
Đến năm hợp 3,9% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,3%.
2020
- Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công
cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những
quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và
ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống người dân được cải
thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao.
- Năm 2014, nhà nước Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm phát triển công nghiệp quốc
gia. Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng
trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ
chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công
nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
- Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có
năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia
có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới
vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO : trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50
bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong các nước thuộc
khu vực ASEAN.
- Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc
dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất
nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế
giới vào năm 2018.
- Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến
lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa
nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt
của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da giày…
- Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm 2019
hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc, thiết bị). Một số
ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như
dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất
khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động
đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu).
- Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng hướng
vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có năng
suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong GDP
tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019.
- Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công
nghiệp khai khoáng (từ 36,47% năm 2011 xuống còn 25,61% năm 2019) và tăng
tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm
2019) và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước VA
tăng 10,99% giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).
- Cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp
cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành thâm
dụng lao động như dệt may, da giày sang các ngành công nghiệp công nghệ cao
như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại.
- Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu tư FDI
trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu phát
triển các ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại (chiếm tỷ trọng xấp xỉ
70% tổng vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế, trong đó, đầu tư vào công nghiệp
chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 60%).

Nguồn: https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nhung-thanh-tuu-noi-bat-trong-phat-trien-cong-
nghiep-gop-phan-quan-trong-thuc-%C4%91ay-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-%C4%91ai-hoa-
%C4%91at-nuoc-20443-3301.html

You might also like