You are on page 1of 2

--Giai đoạn 2001-2019:  

nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế –


xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Quy mô
nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. Tốc độ
tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%,
đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế –
xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu phát triển kinh tế rất quan trọng của đất
nước ta trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm,
trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. Năm
2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập
nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát khỏi tình
trạng kém phát triển, đó là thành tựu nổi bật nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước trong thời kỳ này. GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715
USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt
4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch
chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn. Năng suất lao động (NSLĐ)
ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2016-2019, NSLĐ toàn nền
kinh tế tăng 5,86%/năm, cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Cơ
cấu kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các
ngành, trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng
tích cực; tỷ trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng
tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội
nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Tổng mức lưu chuyển
hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD,
gấp 20,2 lần giai đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên 142,2% năm
2005; 152,2% năm 2010 và 210,4% vào năm 2019. Điều này cho thấy nền kinh tế
nước ta có độ mở ngày càng cao và tăng lên tương đối nhanh, nước ta đã khai thác
được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới. Kể từ
khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1988, thu hút đầu tư nước ngoài vào
nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2019, số dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7 triệu USD,
tương ứng gấp 19,1 lần và 24,3 lần so với giai đoạn 1988-1990. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã
hội, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực
quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế. Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với
các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hình 2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1984-2014

You might also like