You are on page 1of 1

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trong xây dựng nhà nước pháp quyền

của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân trong thời gian qua còn có những hạn chế, bất cập còn
tồn tại cần quan tâm, giải quyết:
+ Việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, Quy chế, Quy định của Đảng
chủ yếu là lồng ghép. Một số cấp ủy chưa quan tâm đến giám sát, kiểm tra việc thực hiện,
đánh giá việc thực hiện hằng năm; việc xác định, lựa chọn nội dung giám sát, phản biện
xã hội còn lúng túng, thụ động …Ngoài ra, Tồn tại những nguy cơ tham nhũng trong các
tổ chức chính trị - xã hội, gắn liền với đặc điểm về tổ chức, hoạt động của chính tổ chức
đó,…
+ Trong hệ thồng giám sát và phản biện xã hội thời gian qua vẫn còn những hạn chế.
Theo báo chính phủ sáng 12-5-2021 Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt
Nam đã tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã
hội của MTTQ Việt Nam ông Nguyễn Hữu Hiệp, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh (TP HCM) , cho biết từ năm 2013 đến 2021, hệ thống MTTQ Việt Nam
các cấp tại TP.HCM đã tổ chức giám sát 20 nội dung với 3.236 cuộc giám sát chuyên đề
và đột xuất, phát hiện ra nhiều đề xuất, kiến nghị của mặt trận và các đoàn thể chính trị-
xã hội trong quá trình giám sát, phản biện và tham gia góp ý còn chưa được cơ quan nhà
nước, chính quyền các cấp quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng;
Các tổ chức chính trị- xã hội trong phối hợp và hiệu quả một số nội dung chưa cao; việc
theo dõi, đôn đốc xử lý các kiến nghị sau giám sát còn chưa thực sự được quan tâm và
gặp nhiều khó khăn, bất cập do chưa có cơ chế phù hợp… thực tế việc triển khai thực
hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là
nhận thức của cấp ủy, chính quyền về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam một số nơi còn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện, chưa quan tâm đúng mức đến
công tác giám sát, phản biện xã hội; cơ sở vật chất và các nguồn lực phục vụ hoạt động
giám sát, phản biện xã hội còn chưa tương xứng, nhất là về kinh phí và nguồn nhân lực;
việc tiếp thu, theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện của cấp ủy
đảng và chính quyền có nơi, có lúc chưa được quan tâm, chú trọng…; Bên cạnh đó xuất
phát từ đặc điểm của các tổ chức chính trị-xã hội không thực hiện chức năng quản lý nhà
nước nhưng lại có vai trò chi phối, tác động rất lớn đến quá trình thực hiện quyền lực Nhà
nước; đặc biệt là thực hiện vai trò kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.

You might also like