You are on page 1of 23

ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN TUYÊN GIÁO


* Thanh Hóa, ngày 4 tháng 4 năm 2016

ĐỀ CƯƠNG
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TU NGÀY 30/12/2015
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ,
các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2020
-------------
I. LÝ DO BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT
1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội được
quy định trong Hiến pháp. Thực hiện cơ chế cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.
Điều 9- HP 2013
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được
thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành
viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất
hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội
khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
2. Xuất phát từ thực trạng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Trong 5 năm qua (2010 - 2015), nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số
25-NQ/TW(khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác dân vận trong tình hình mới, Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khoá
X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVII, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều chủ trương, giải pháp
lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội như:

1
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác
dân vận của hệ thống chính trị (Tỉnh ủy ban hành 5 nghị quyết; Ban Thường vụ Tỉnh
ủy ban hành 2 chỉ thị, 2 quyết định, quy định và 01 kế hoạch, 01 chương trình hành
động về hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội); báo cáo chính trị của
Đại hội Đảng các cấp đều đề cao vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.
(Nghị quyết số 02-NQ/TU về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Nghị
quyết số 04-NQ/TU về tiếp tục xây dựng đội ngũ, đổi mới công tác cán bộ”; Nghị quyết số
09-NQ/TU về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hoá đến năm
2020..., Chỉ thị số 15-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trong tình hình mới; Quyết định số 1890-QĐ/TU về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
công tác dân vận của hệ thống chính trị; Quy định số 1737-QĐ/TU về trách nhiệm của các cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân v.v...
- Bố trí các chức danh chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tham
gia ban thường vụ, cấp ủy các cấp (Hiện nay, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh là ủy viên BTV Tỉnh ủy,
Chủ tịch Hội ND, LĐLĐ tỉnh, Bí thư Tỉnh Đoàn là Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh. Riêng hệ thống
MTTQ cấp huyện và xã: Cấp huyện: Chủ tịch là uỷ viên ban thường vụ: 05/ 27 vị = 18,5%; Chủ tịch
là uỷ viên BCH Đảng bộ 22/27 vị = 81,5%. Cấp xã: Có 163 vị Chủ tịch MTTQ xã là ủy viên ban
thường vụ Đảng ủy chiếm 25%; Có 450 vị chủ tịch MTTQ xã là ủy viên BCH Đảng bộ chiếm
70,64%).
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy chế dân vận của hệ
thống chính trị toàn tỉnh. Đã tổ chức được 257 đợt kiểm tra việc thực hiện quy chế công
tác dân vận của hệ thống chính trị.
- Đưa nhiệm vụ công tác dân vận vào chương trình công tác toàn khóa của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chương trình công tác, kiểm tra, giám sát hàng năm và toàn
khóa của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Chỉ đạo triển khai các chuyên đề, đề án liên quan
đến công tác dân vận trong cả hệ thống chính trị. (5 năm qua, đã nghiên cứu và ban hành 25
đề án, 21 đề tài khoa học liên quan đến công tác dân vận. Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và cấp
ủy cơ sở tăng cường tiếp xúc, đối thoại với thanh niên, doanh nghiệp, nhân dân. Một số huyện có
chương trình, nghị quyết chuyên đề đối với MTTQ và các đoàn thể như Thiệu Hoá ban hành Chỉ thị
về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ, đoàn thể, chính trị trong giai đoạn hiện nay”.
Đảng ủy khối ban hành quy chế dân vận; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở đều tập
trung vào cải cách hành chính, trọng tâm tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ nhân dân).
- Duy trì chế độ làm việc, giao ban định kỳ của Thường trực cấp uỷ với Dân vận,
MTTQ, các đoàn thể, hội quần chúng theo quy định.
- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tích cực vận động
nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính
quyền giải quyết tốt những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở:

2
+ Năm 2014-2015, MTTQ, các đoàn thể đã tổ chức giám sát về thực hiện chính
sách ưu đãi cho người có công; việc sản xuất và kinh doanh phân bón trên địa bàn;
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp. Cho đến nay, đã thực hiện việc giám sát ở các cấp chính quyền và cấp
cơ sở.
Góp ý dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng bộ 637 xã, phường, thị trấn, 27 huyện, thị xã,
thành phố. Riêng MTTQ tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 và đề án sửa đổi,
bổ sung các loại phí và lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh).
+ Hiện nay, có 8 Cuộc vận động, phong trào hoạt động lớn do MTTQ phát động .
Đoàn thanh niên đã và đang triển khai 2 cuộc vận động, 3 chương trình, 3 đề án, 2 công trình thanh
niên. Công đoàn trọng tâm 3 phong trào, 3 chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội XVIII
Công đoàn tỉnh. Hội nông dân tập trung triển khai 3 phong trào, 01 cuộc thi đua. Hội phụ nữ các
cấp đã xây dựng được 637 câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo tại các xã, phường, thị trấn, thu hút trên
10.000 hội viên phụ nữ nghèo tham gia.
+ UBND các cấp đã phân công đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận;
định kỳ giao ban với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; chỉ đạo xây dựng quy chế phối
hợp (đã có 11 sở, ngành và lực lượng vũ trang đã ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận với
Ban Dân vận Tỉnh ủy; từ năm 2010-2014, các cơ quan hành chính Nhà nước toàn tỉnh đã tiếp nhận và
xử lý 4409/6510 vụ khiếu nại, tố cáo).
+ Tập trung tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền giải quyết nhiều vấn
đề phát sinh, nổi cộm liên quan đến giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án ở Khu kinh
tế Nghi Sơn; dự án mở rộng Quốc lộ 1A, tranh chấp lao động tập thể...và vấn đề hoạt
động tôn giáo trái pháp luật.
(Liên đoàn lao động tỉnh: Từ 2011 – 2014, Thanh Hóa xảy ra 30 vụ tranh chấp lao động dẫn
đến ngừng việc của tập thể người lao động. Đáng lưu ý, các cuộc tranh chấp lao động chủ yếu xảy
ra ở các DN FDI với 25 vụ, chiếm 83,3% tổng số các vụ do chưa có tổ chức công đoàn hoặc là
những DN mới đi vào hoạt động. Số vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể tại Thanh
Hóa giảm đáng kể sau 5 năm, đặc biệt 8 tháng đầu năm 2015 số vụ tranh chấp chỉ còn 2 vụ; phối
hợp với các cấp, ngành và chỉ đạo các cấp công đoàn giải quyết thành công 13 vụ ngừng việc tập
thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, giữ vững an ninh trật tự. Tham gia điều tra 86 vụ tai nạn lao động nghiêm
trọng làm chết 35 người từ năm 2013-01/2016).
2. Những yếu kém trong hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị -
xã hội
- Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số nơi vẫn còn
mang tính hành chính, sinh hoạt còn hình thức. Ví dụ:
+ Hoạt động công đoàn: Công tác tuyên truyền giáo dục chưa đến được đông đảo
CNVCLĐ nhất là CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhiều chủ trương, chính sách mới
chưa phổ biến kịp thời đối với CNVC-LĐ nhất là vùng sâu, vùng xa; việc nắm bắt diễn biến tư

3
tưởng, tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ có lúc, có nơi còn chậm. Nội dung hoạt động công đoàn ở
các DN, xã, phường, thị trấn... còn lúng túng; việc thành lập CĐCS ngoài nhà nước theo Điều 17- Điều lệ
CĐVN gặp nhiều khó khăn; việc đánh giá phân loại CĐCS chưa phản ánh đúng chất lượng…
+ Hoạt động đoàn thanh niên: Chất lượng công tác Đoàn và phong trào TTN ở địa bàn
dân cư còn thấp, mờ nhạt, kém hiệu quả, chỉ có khoảng 30% cơ sở đoàn có vị thế tốt trong xã hội;
vai trò Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới được đánh giá ở mức vừa phải; việc triển khai cuộc
thi “Ánh sáng soi đường” chưa thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia.
- Tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức đoàn thể còn hạn chế, nhất là khu vực
kinh tế ngoài nhà nước, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
+ Hoạt động Đoàn TN: Năm 2015 đã thành lập được 05 cơ sở Đoàn, Hội trong các doanh
nghiệp ngoài nhà nước(3) (đạt 50% chỉ tiêu đề ra; hơn 60.000 hội viên được tập hợp vào các mô
hình CLB, đội, nhóm thanh niên, nâng tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên đạt 67,9% - tăng 0,6% so
với cuối năm 2014). Hiện nay, lực lượng thanh niên trên địa bàn Thanh Hóa lớn (hơn 1 triệu thanh
niên, chiếm gần 50 lực lượng lao động) . Nhiều thôn, bản, khu phố không có chi đoàn, hoặc chỉ còn
Bí thư, phó bí thư; đa số chi đoàn ở thôn, bản, khu phố hoạt động cầm chừng dẫn tới chất lượng tổ
chức và hoạt động không hiệu quả, hình thức. Tuổi đời bình quân của cán bộ làm công tác đoàn ở cơ
sở còn cao so với quy định Điều lệ Đoàn
+ Việc thành lập tổ chức Hội phụ nữ ở các doanh nghiệp theo Kết luận số 80-KL/TW,
ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ chưa thực hiện được (các đơn vị này nên tập trung thành lập tổ chức công đoàn và Ban Nữ
công trong tổ chức công đoàn).
- Một số phong trào thi đua, cuộc vận động hiệu quả còn thấp; hoạt động giám
sát, phản biện xã hội kết quả chưa rõ nét.
+ Hoạt động Công đoàn: Việc phát động Phong trào thi đua chưa rộng khắp trong các cấp
công đoàn và CNVCLĐ, vai trò của công đoàn trong một số phong trào chưa thực sự rõ nét; phát triển
phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật còn chưa sâu rộng, chưa toàn
diện. Còn gần 20% CĐCS chưa xây dựng được quy chế hoạt động của BCH và quy chế phối hợp với
chính quyền, chuyên môn cùng cấp.
+ Hoạt động Hội nông dân các cấp: Phong trào thi đua tuy có bước chuyển biến nhưng
chưa đồng đều, hiệu quả phong trào thi đua chưa cao; một số cơ sở cách làm còn mang tính hình
thức, thi đua chưa trở thành động lực, tự nguyện, tự giác.
+ Hoạt động Đoàn thanh niên: Việc triển khai, cụ thể hoá một số nội dung của phong
trào: “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "Đồng hành với thanh niên lập
thân, lập nghiệp” một số đơn vị còn cứng nhắc, thiếu sáng tạo, chưa phù hợp với điều kiện cụ thể
của địa phương, đơn vị.
3. Nguyên nhân của yếu kém : Có 5 nguyên chính sau
Một là: Các đoàn thể chưa chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính
quyền làm tốt công tác vận động quần chúng. (Nhiều nơi, MTTQ, các đoàn thể chưa xây
dựng quy chế phối hợp hoạt động với chính quyền cùng cấp dẫn tới hiệu quả phối hợp hoạt động đạt
thấp. Công tác dự báo, nắm bắt tình hình chưa sát dân, gần dân, do đó chưa tham mưu cho cấp ủy,

4
chính quyền giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính đáng của ĐVHV và nhân dân, có nơi còn diễn
ra khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài).
Hai là: Chưa chú trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Ba là: Một số cấp ủy, chính quyền chưa phát huy tốt vị trí, vai trò, chức năng
của các đoàn thể.
Bốn là: Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là ở cơ sở còn
nhiều bất cập, thiếu sự ổn định.
Đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố được bố trí từ nhiều lĩnh vực công
tác về công tác tại HND. Do thiếu, yếu về năng lực trình độ, chuyên môn nên quá trình chỉ đạo thực
hiện công tác hội và phong trào nông dân còn lúng túng, còn thiếu kiến thức thực tiễn trong việc chỉ
đạo cơ sở. Còn nhiều cán bộ chủ chốt cơ sở chưa qua trường, lớp đào tạo chuyên môn.
Năm là: Chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể chính
trị - xã hội hoạt động.
+ Một trong những nội dung bí thư Tỉnh ủy quan tâm là theo quy định, mỗi năm mỗi cơ sở
Đoàn xã được cấp kinh phí 2 triệu đồng để chi cho các hoạt động Đoàn trong năm. Như vậy, mỗi
tháng mỗi cơ sở Đoàn xã chỉ có hơn 160.000 đồng để chi cho hoạt động Đoàn thì hoạt động thế
nào? Trả lời thắc mắc của bí thư Tỉnh ủy, cán bộ đoàn huyện Vĩnh Lộc nói: Mỗi khi có hoạt động
trên địa bàn xã, cán bộ Đoàn phải làm tờ trình xin kinh phí UBND xã, huyện. (Trích buổi nói
chuyện của Bí thư Tỉnh ủy với cán bộ chủ chốt Tỉnh Đoàn TH nhân dịp 26/3/2016)
+ Do nguồn ngân sách của từng địa phương, kinh phí cấp hằng năm cho hoạt động của
MTTQ, các đoàn thể cấp xã eo hẹp, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay
(mức bình quân hiện nay mỗi tổ chức được cấp 4 đến 5 triệu đồng/năm).
+ Hệ thống MTTQ cấp xã có 24 vị Chủ tịch MTTQ xã chưa là đảng ủy viên chiếm 0,37%.
+ Trong khối các cơ quan tỉnh: Một số cấp ủy cơ sở chưa thực hiện tốt chế độ định kỳ làm
việc với BCH các đoàn thể để nắm bắt tình hình, , kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và định
hướng hoạt động cho các đoàn thể. Ý thức, thái độ chính trị, ý chí phấn đấu của một bộ phận đoàn
viên, hội viên chưa tốt; chưa coi trọng xây dựng mô hình và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để
nhân rộng phong trào.
* Liên hệ cơ quan, đơn vị: Các đơn vị nêu hạn chế hoạt động của các đoàn thể
trực thuộc khối các cơ quan tỉnh (lấy thực tế lãnh đạo và tổ chức hoạt động ngay tại
đơn vị).
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: Tiếp tục xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán
bộ của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng sinh hoạt và hiệu
quả hoạt động; mở rộng dân chủ; góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá
của cả nước vào năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể: Có 8 mục tiêu
- 3 mục tiêu về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ từ
tỉnh đến cơ sở.

5
+ Trưởng các ban của MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh; chủ tịch MTTQ, trưởng đoàn thể cấp
huyện: 100% trình độ chuyên môn ĐH, cao cấp lý luận chính trị
+ Phó ban của MTTQ, đoàn thể cấp ; phó chủ tịch MTTQ, phó đoàn thể cấp huyện: 100%
trình độ chuyên môn ĐH, 50% trở lên cao cấp lý luận chính trị.
+ Chủ tịch MTTQ, trưởng đoàn thể cấp xã: 100% trình độ chuyên môn và lý luận trung cấp
trở lên, trong đó 50% trở lên trình độ ĐH.
- 01 mục tiêu đội ngũ cán bộ tham gia cấp ủy và HĐND cùng cấp và 01 mục tiêu
về điều kiện làm việc cho MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã. 100% Chủ tịch
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; bí thư đoàn thanh niên từ tỉnh đến cơ sở tham gia cấp uỷ và Hội
đồng nhân dân cùng cấp. chủ tịch MTTQ cấp tỉnh và cấp huyện là ủy viên Ban thường vụ (nếu chưa
phân công được ủy viên Ban thường vụ thì cơ cấu đồng chí cấp ủy viên được quy hoạch vào Ban
thường vụ, khi có đủ điều kiện thì bổ sung vào Ban thường vụ). Đảng bộ cấp xã có 5 uỷ viên Ban
thường vụ thì đồng chí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tham gia Ban thường vụ.
Điều kiện làm việc cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã: 80% tổ chức
có phòng làm việc riêng, 100% tổ chức có đủ trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động.
- 01 mục tiêu về tỷ lệ tập hợp, thu hút quần chúng tham gia các tổ chức: Đoàn
thanh niên đạt 70%; Công đoàn đạt 90%; Hội Nông dân đạt 95%; Hội LHPN đạt 82%; Hội CCB
đạt 98%. 100% khu dân cư có chi đoàn, chi hội (kể cả sinh hoạt ghép), hoạt động hiệu quả; mỗi
năm thành lập từ 50 tổ chức Công đoàn, 20 tổ chức đoàn, hội liên hiệp thanh niên, 02 tổ chức Hội
CCB trở lên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
- 01 mục tiêu về kết quả xếp loại hằng năm đạt từ loại khá trở lên: Mặt trận Tổ
quốc cấp huyện đạt 100%, cấp xã 95%; đoàn thanh niên cấp huyện đạt 90%, cấp cơ sở 85%; công đoàn
cấp huyện 100%, công đoàn cơ sở khu vực nhà nước 95%, công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước
55%; Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện 100%, cấp xã 99,5; Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã đạt 100%;
Hội Cựu chiến binh cấp huyện 100%, cấp xã 98%.
- 01 mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo do đoàn viên, hội viên làm chủ hộ. Tỷ lệ hộ
nghèo do đoàn viên, hội viên làm chủ hộ giảm xuống còn: Đoàn thanh niên 5%, Công đoàn 5%, Hội
Liên hiệp phụ nữ 3%, Hội Nông dân 7%, Hội Cựu chiến binh dưới 3%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP: Có 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
1. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên
và nhân dân đối với vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội
- Tiếp tục quán triệt các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội trong hệ thống chính trị và trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và vai trò làm chủ của nhân dân thông
qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám

6
sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân
vận, công tác mặt trận và đoàn thể.
- Các cấp ủy tổ chức đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng
kết các chỉ thị, nghị quyết về nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội. Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ
vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội.
(Nhấn mạnh các ý sau: Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân có vai trò vô cùng
quan trọng của công cuộc đổi mới. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy khóa XVIII. Cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện thắng lợi Nghị quyết; Cần loại bỏ
tư tưởng có phần xem nhẹ công tác dân vận. Quan tâm công tác dân vận chính quyền; quan tâm giải
quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân, của đoàn viên, hội viên các đoàn thể, thúc đẩy thực
hiện nhiệm vụ).
2. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển tổ chức đoàn thể
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 80- KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí
thư; Nghị định 98/2014/NĐ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ, Chỉ thị số 13-CT/TU,
ngày 08/11/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thành lập tổ chức chính trị, chính trị -
xã hội trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể:
+ Các huyện, thị, thành uỷ, Đảng uỷ khối Doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động
tỉnh tập trung chỉ đạo rà soát, phân loại doanh nghiệp có đủ điều kiện để hướng dẫn,
giúp đỡ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn theo Luật định, tiến tới thành lập
tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể khác.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, các
sở, ban, ngành tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Phối hợp hướng dẫn cho chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức đảng và các tổ
chức đoàn thể trong doanh nghiệp theo Nghị định 98/2014/NĐ-CP.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục theo dõi, giúp đỡ hoạt động của tổ chức Hội
phụ nữ được thành lập thí điểm để đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng.
+ Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn rà soát, hướng dẫn chỉ đạo sáp nhập các tổ chức
đoàn có số lượng ít đoàn viên, quy mô nhỏ, khó hoạt động, thành lập tổ chức đoàn
liên cơ quan, đơn vị, liên thôn, bản, khu phố nhằm tăng quy mô và nâng cao hiệu quả
hoạt động của chi đoàn. Nghiên cứu thí điểm bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác
đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các sở, ngành, trường đại học, cao đẳng có
số lượng lớn đoàn viên, thanh niên.
- Lựa chọn, bố trí những cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, uy tín
và kỹ năng vận động, tập hợp quần chúng làm công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
7
thể chính trị - xã hội. Phát hiện, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực, cán bộ
trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc, đồng bào có đạo.
- Làm tốt công tác quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đoàn viên, hội viên;
thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá, nhận xét, phát hiện, bồi dưỡng giới
thiệu nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền. Khuyến khích cán bộ làm công tác
đoàn thể tham gia Ban Chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, chủ các doanh
nghiệp, trang trại, gia trại...
3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội
3.1. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức; nâng cao chất lượng sinh hoạt,
hiệu quả của các phong trào thi đua, hướng mạnh về cơ sở; chăm lo, bảo vệ lợi ích
thiết thực, chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân,
góp phần nâng cao dân trí, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý thức, trách
nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
3.2. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục
- Nội dung tuyên truyền, giáo dục:
+ Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; các Luật, pháp lệnh và Điều lệ của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
+ Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng,
tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội phát động, chủ trì, phối hợp thực hiện.
+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và
nhân dân thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quy chế dân chủ ở
cơ sở.
+ Tuyên truyền và tổ chức cho đoàn viên, hội viên thực hiện Quyết định số 217-
QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội”,
quy định về “Tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh”.
- Hình thức tuyên truyền, giáo dục: Lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp;
đa dạng hoá hình thức tuyên truyền.
8
3.3. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tập hợp tổ chức các hoạt động phù
hợp nhằm thu hút đoàn viên, hội viên
- Công tác chuẩn bị nội dung sinh hoạt: Căn cứ vào từng loại hình tổ chức và đặc
điểm của từng địa phương, đơn vị để xác định nội dung sinh hoạt cho phù hợp; tuỳ theo
yêu cầu, sự cần thiết tổ chức sinh hoạt định kỳ, đột xuất hoặc sinh hoạt chuyên đề.
+ Ở khu vực nông thôn, đô thị: Hướng các hoạt động vào việc tham mưu cho cấp
uỷ, phối hợp với chính quyền tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”,
nhất là dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Tuyên truyền,
vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, khôi phục các ngành nghề truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng
cao năng suất lao động; đổi điền, dồn thửa, cải tạo vườn tạp; giải phóng mặt bằng thực
hiện các dự án, góp đất, hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đô thị; giải quyết
việc làm, xoá đói, giảm nghèo; vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn hoá trong
việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tham
gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện.
+ Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang: Tổ
chức sinh hoạt định kỳ, chủ động phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá kết
quả vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ quan, đơn vị hiệu quả; thi đua thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trách
nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
+ Trong doanh nghiệp: Hướng các hoạt động vào việc phối hợp với chủ doanh
nghiệp thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP; nắm bắt tình
hình, tư tưởng của công nhân lao động, hướng dẫn người lao động ký kết hợp đồng, ký
kết thoả ước lao động tập thể. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua lao động sáng tạo,
cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng thu
nhập cho người lao động; tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa người sử dụng lao
động và người lao động nhằm giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính đáng, hạn chế
những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, góp phần hạn chế đình công, ngưng
việc tập thể và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.
- Thường xuyên tiếp xúc đối thoại, trao đổi, toạ đàm với đoàn viên, hội viên và
nhân dân; chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời những kiến
nghị, đề xuất chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
9
3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua
- Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức thi đua nhằm nâng cao hiệu quả các phong
trào, các cuộc vận động. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai, nhân
rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
- Bám sát nghị quyết của cấp uỷ, chương trình, kế hoạch, phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các đoàn thể chính
trị - xã hội thống nhất nội dung, hình thức các cuộc vận động, các phong trào thi đua,
tránh chồng chéo, hình thức; lựa chọn những nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với
từng đoàn thể, từng cấp để phát động thi đua.
- Tổ chức thí điểm, xác định nội dung thi đua trọng tâm, đối tượng trọng điểm, có
phân công lãnh đạo, chỉ đạo, có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, từ đó mới triển khai
nhân rộng. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá và kịp thời nêu gương, khen thưởng
các điển hình tiên tiến, đồng thời uốn nắn, phê bình những tổ chức, cá nhân chưa làm tốt
công tác thi đua.
Nhấn mạnh các ý sau: Đổi mới về nhận thức: Tự mỗi tổ chức thấy việc mình làm là quan
trọng; cấp ủy quan tâm tạo điều kiện. Đổi mới về tổ chức bộ máy (kiện toàn, sắp xếp bộ máy; bố trí
cán bộ hợp lý, khoa học; rà soát lại các quy định, quy chế ... Đổi mới về nội dung và phương pháp
hoạt động- đặc biệt của các bộ phận trực thuộc các đoàn thể; năng lực hoạt động của đoàn viên,
hội viên, nhất là năng lực thực tiễn.
4. Xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo các điều kiện cho Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động hiệu quả
- Chính quyền các cấp tập trung huy động các nguồn lực trong nhân dân, sự hỗ
trợ đầu tư của cấp tỉnh, Trung ương để xây dựng nhà văn hoá thôn, bản, khu phố cho
nhân dân sinh hoạt cộng đồng; phòng làm việc, các trang thiết bị cần thiết cho Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không
chuyên trách, đội ngũ cốt cán, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng
bào dân tộc, đồng bào tôn giáo; cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Xây dựng các thiết chế
văn hoá ở các cụm công nghiệp, khu kinh tế, ở miền núi và nông thôn để thu hút đoàn
viên, thanh niên, người lao động tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thông qua đó
vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội với chính quyền

10
- Cấp uỷ chỉ đạo chính quyền chủ động xây dựng nội dung, ký kết quy chế phối hợp
hoạt động với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp. Tổ chức cho
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện, góp ý xây dựng kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát đối
với hoạt động của chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức; tham gia phản
biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án quan
trọng của địa phương, đơn vị theo Quyết định 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ
Chính trị.
- Tổ chức cho MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia thực hiện những
nội dung, phần việc của chương trình, dự án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả
năng của từng đoàn thể để tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên tham gia các phong trào
thi đua và tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động.
- Định kỳ hằng năm, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu chính quyền làm việc với
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để nắm tình hình nhân dân;
tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân về công tác quản lý nhà nước, về thái độ
và phong cách làm việc của cán bộ, công chức.
Nhấn mạnh ý sau: đổi mới công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị (sự phối hợp trong cơ
quan, đơn vị; trong khối dân vận; trong các cơ quan ngang cấp ở tỉnh, ở huyện).
6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
- Trong nhiệm kỳ, cấp uỷ, tổ chức đảng ban hành chỉ thị, nghị quyết chuyên đề
lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị
quyết của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tạo nguồn,
giới thiệu bồi dưỡng phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức đảng,
đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo, vùng dân tộc thiểu số, trong các doanh nghiệp
theo Nghị định 98/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 13-CT/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng những cán bộ có uy tín, có phẩm
chất đạo đức và năng lực, kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng làm công tác
dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng quy hoạch và thực
hiện việc luân chuyển cán bộ từ cơ quan Đảng, chính quyền để giữ các chức vụ lãnh đạo,
quản lý cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và ngược lại.
11
- Trước khi bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp mình, thì cấp uỷ phải trao đổi, thống nhất với Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp trên.
- Hằng năm, cấp uỷ rà soát, bổ sung quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm công tác vận động quần chúng ở địa
phương, đơn vị để triển khai thực hiện.
- Định kỳ hằng quý hoặc đột xuất, Thường trực cấp uỷ làm việc với Ban Dân vận,
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để nghe báo cáo, phản ánh
tình hình nhân dân, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính
đáng của nhân dân và những vướng mắc, phát sinh ở cơ sở.
Nhấn mạnh các ý sau: Thường xuyên giao ban, nắm bắt hoạt động của từng ban tham mưu,
giúp việc, các cơ quan trong khối dân vận (cấp ủy các cơ quan). Tham khảo ý kiến của các cơ quan,
đơn vị trong hệ thống dân vận đối với các quyết định quan trọng của các cấp. Nghiên cứu cơ chế
người dân bỏ phiếu đánh giá cán bộ trong bộ máy từ tỉnh đến cơ sở.
Chọn cử, bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất thay mặt cấp ủy lãnh đạo công tác dân vận.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ trong bộ máy dân vận các cấp.
Tạo điều kiện về vật chất cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong khối dân vận (UBND
tỉnh có kế hoạch phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động hằng năm rõ ràng, tạo điều kiện trụ sở làm
việc các công sở trong đó có nơi làm việc của các đoàn thể v.v...)
IV. Tổ chức thực hiện
1. Cấp ủy cơ sở căn cứ Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng dẫn của
Ban Dân vận, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng chương trình
hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình,
đặc điểm và điều kiện của các loại hình chi bộ, đảng bộ; rà soát lại tổ chức bộ máy
của các đoàn thể chính trị - xã hội trực thuộc, củng cố, sắp xếp tổ chức cho phù hợp
theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Cấp ủy các cấp cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác chính trị, tư tưởng, công tác dân vận chính quyền và các mặt khác của
công tác xây dựng Đảng.
3. Rà soát, đánh giá, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch, quy định, quy chế đã ban
hành; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ chính trị.
* Tài liệu tham khảo:
1. Bài nói chuyện của Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy ngày
14/3/2016 về học tập, quán triệt Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII.
2. Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Các báo cáo: số 280-BC/TU ngày 01/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 5
năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị (khoá X);

12
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2015, phương hướng,
nhiệm vụ giai đoạn 2015 – 2020 của Ban Chấp hành Hội ND tỉnh ngày 27/02/2015;
Báo cáo số 10/BC-LĐLĐ ngày 21/01/2016 của LĐLĐ tỉnh về Kết quả nửa nhiệm kỳ
thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XVIII
Công đoàn Thanh Hoá; báo cáo số 422- BC/TĐTN-VP ngày 15/7/2015 của Tỉnh
Đoàn về đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh
lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 –
2017…
4. Các bài viết đăng trên Báo Thanh Hóa về hoạt động của hệ thống MTTQ và
các đoàn thể nhân dân trong tỉnh.
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015
– 2020.
Kết luận:
Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống các cấp ủy cơ sở cần:
1. Quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản nêu trong Nghị quyết tới toàn thể
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động để tạo
sự thống nhất về nhận thức.
2. Chủ động xây dựng Kế hoạch quán triệt và Chương trình hành động (hoặc kế
hoạch) thực hiện Nghị quyết gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan,
đơn vị một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Sáng tạo trong quán triệt, tổ chức thực hiện; có kế hoạch tự kiểm tra đánh giá
việc tổ chức thực hiện./.
Trên đây là đề cương học tập, quán triệt Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy. Đề nghị cấp ủy cơ sở tham khảo, nghiên cứu triển khai tốt việc
học tập và quán triệt Nghị quyết. Trân trọng cảm ơn!

13
TỈNH UỶ THANH HOÁ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
*
Số 02-NQ/TU Thanh Hoá, ngày 30 tháng 12 năm 2015

NGHỊ QUYẾT
CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ
Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015 - 2020
----------------

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN


1. Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều chủ
trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; không ngừng phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội các cấp đã tích cực vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,
vững mạnh; tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với chính quyền giải quyết tốt những vấn
đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở.
2. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số nơi vẫn còn mang tính hành chính, sinh
hoạt còn hình thức; tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức đoàn thể còn hạn chế, nhất là
ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Một số phong
trào thi đua, cuộc vận động hiệu quả còn thấp; hoạt động giám sát, phản biện xã hội
kết quả chưa rõ nét.
3. Những yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do một
số nơi Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa chủ động tham mưu cho
cấp uỷ, phối hợp với chính quyền làm tốt công tác vận động quần chúng; chưa chú
trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về xây dựng, củng cố tổ chức, tập hợp, vận động
quần chúng thực hiện các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các mô hình,
điển hình tiên tiến. Một số cấp uỷ, chính quyền chưa phát huy tốt vị trí, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể, nhất là ở cơ sở

14
còn nhiều bất cập, thiếu sự ổn định. Chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện cho Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt và
hiệu quả thực hiện các phong trào thi đua; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm
cao, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng vận động,
tập hợp quần chúng. Không ngừng mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây
dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần xây dựng Thanh Hoá trở
thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Trưởng các ban của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; chủ
tịch Mặt trận Tổ quốc, trưởng các đoàn thể cấp huyện, thị, thành phố: 100% có trình
độ chuyên môn đại học, cao cấp lý luận chính trị.
- Phó các ban của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; phó chủ
tịch Mặt trận Tổ quốc, phó các đoàn thể cấp huyện, thị, thành phố: 100% có trình độ
chuyên môn đại học, 50% trở lên có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, trưởng các đoàn thể cấp xã, phường, thị trấn: 100%
có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị trung cấp trở lên, trong đó có 50% trở lên
trình độ đại học.
- 100% Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; bí thư đoàn thanh niên từ tỉnh
đến cơ sở tham gia cấp uỷ và Hội đồng nhân dân cùng cấp. chủ tịch MTTQ cấp tỉnh
và cấp huyện là ủy viên Ban thường vụ (nếu chưa phân công được ủy viên Ban
thường vụ thì cơ cấu đồng chí cấp ủy viên được quy hoạch vào Ban thường vụ, khi có
đủ điều kiện thì bổ sung vào Ban thường vụ). Đảng bộ cấp xã có 5 uỷ viên Ban thường
vụ thì đồng chí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tham gia Ban thường vụ.
Riêng Hội Cựu chiến binh có tính chất đặc thù nên căn cứ vào tình hình thực tế,
các cấp hội chủ động xây dựng chỉ tiêu cụ thể để thực hiện.
- Tỷ lệ tập hợp, thu hút quần chúng tham gia vào tổ chức: Đoàn thanh niên đạt 70%;
Công đoàn đạt 90%; Hội nông dân đạt 95%; Hội Liên hiệp phụ nữ đạt 82%; Hội Cựu
chiến binh đạt 98% trở lên. 100% khu dân cư có chi đoàn, chi hội (kể cả sinh hoạt ghép),
15
hoạt động hiệu quả; mỗi năm thành lập từ 50 tổ chức Công đoàn, 20 tổ chức đoàn, hội
liên hiệp thanh niên, 02 tổ chức hội Cựu chiến binh trở lên trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước.
- Điều kiện làm việc cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp
xã: 80% tổ chức có phòng làm việc riêng, 100% tổ chức có đủ trang thiết bị đảm bảo
cho hoạt động.
- Kết quả xếp loại tổ chức hằng năm đạt từ khá trở lên: Mặt trận Tổ quốc cấp huyện
đạt 100%, cấp xã 95%; đoàn thanh niên cấp huyện đạt 90%, cấp cơ sở 85%; công đoàn
cấp huyện 100%, công đoàn cơ sở khu vực nhà nước 95%, công đoàn cơ sở khu vực
ngoài nhà nước 55%; Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện 100%, cấp xã 99,5; Hội Nông dân
cấp huyện, cấp xã đạt 100%; Hội Cựu chiến binh cấp huyện 100%, cấp xã 98%.
- Tỷ lệ hộ nghèo do đoàn viên, hội viên làm chủ hộ giảm xuống còn: Đoàn thanh
niên 5%, Công đoàn 5%, Hội Liên hiệp phụ nữ 3%, Hội Nông dân 7%, Hội Cựu chiến
binh dưới 3%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên
và nhân dân đối với vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội
- Tiếp tục quán triệt các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị và trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và vai trò làm chủ của nhân dân thông qua Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn
đốc việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công
tác mặt trận và đoàn thể.
- Các cấp ủy tổ chức đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng
kết các chỉ thị, nghị quyết về nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội. Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ
vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội.
2. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển tổ chức đoàn thể
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 80- KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí
thư; Nghị định 98/2014/NĐ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ, Chỉ thị số 13-CT/TU,

16
ngày 08/11/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thành lập tổ chức chính trị, chính trị -
xã hội trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể:
+ Các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ khối Doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động
tỉnh tập trung chỉ đạo rà soát, phân loại doanh nghiệp có đủ điều kiện để hướng dẫn,
giúp đỡ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn theo Luật định, tiến tới thành lập
tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể khác.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, các
sở, ban, ngành tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Phối hợp hướng dẫn cho chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức đảng và các tổ
chức đoàn thể trong doanh nghiệp theo Nghị định 98/2014/NĐ-CP.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục theo dõi, giúp đỡ hoạt động của tổ chức Hội
phụ nữ được thành lập thí điểm để đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng.
+ Ban Thường vụ Tỉnh đoàn rà soát, hướng dẫn chỉ đạo sáp nhập các tổ chức
đoàn có số lượng ít đoàn viên, quy mô nhỏ, khó hoạt động, thành lập tổ chức đoàn
liên cơ quan, đơn vị, liên thôn, bản, khu phố nhằm tăng quy mô và nâng cao hiệu quả
hoạt động của chi đoàn. Nghiên cứu thí điểm bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác
đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các sở, ngành, trường đại học, cao đẳng có
số lượng lớn đoàn viên, thanh niên.
- Lựa chọn, bố trí những cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, uy tín
và kỹ năng vận động, tập hợp quần chúng làm công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội. Phát hiện, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực, cán bộ
trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số về công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc, đồng bào có đạo.
- Làm tốt công tác quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đoàn viên, hội viên;
thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá, nhận xét, phát hiện, bồi dưỡng giới
thiệu nguồn cán bộ cho Đảng và chính quyền. Khuyến khích cán bộ làm công tác
đoàn thể tham gia Ban Chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ, chủ các doanh
nghiệp, trang trại, gia trại...
3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội
3.1. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức; nâng cao chất lượng sinh hoạt,
hiệu quả của các phong trào thi đua, hướng mạnh về cơ sở; chăm lo, bảo vệ lợi ích
thiết thực, chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân,
góp phần nâng cao dân trí, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý thức, trách

17
nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
3.2. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục
- Nội dung tuyên truyền, giáo dục:
+ Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn; Luật
Thanh niên; Pháp lệnh Cựu Chiến binh và Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội.
+ Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng,
tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: Phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Ngày vì người nghèo",
"Xoá nhà tranh tre, dột nát, tạm bợ"; "5 không, 3 sạch", "Nông dân thi đua sản xuất,
kinh doanh giỏi"; "Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo"; “Thanh niên lập nghiệp,
thanh niên tình nguyện”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; "Cựu Chiến binh gương
mẫu".v.v.
+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và
nhân dân thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Quy chế dân chủ ở
cơ sở.
+ Tuyên truyền và tổ chức cho đoàn viên, hội viên thực hiện Quyết định số 217-
QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội”,
quy định về “Tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh”.
- Hình thức tuyên truyền, giáo dục:
+ Lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng,
phát huy vai trò của các đội tuyên truyền viên, báo cáo viên, người có uy tín trong cộng
đồng dân cư, đội ngũ già làng, trưởng bản, cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.
+ Xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở; khuyến khích
đoàn viên, hội viên và nhân dân có thói quen đọc sách, báo để nâng cao nhận thức hiểu
biết về kiến thức pháp luật và khoa học kỹ thuật.
+ Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
phát huy tính tiền phong gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các
tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, cơ sở. Tổ chức tham quan, học tập
kinh nghiệm; hội thảo, hội nghị, hội thi... nhằm đánh giá, trao đổi, rút kinh nghiệm và

18
nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội.
3.3. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tập hợp tổ chức các hoạt động phù
hợp nhằm thu hút đoàn viên, hội viên
- Công tác chuẩn bị nội dung sinh hoạt: Căn cứ vào từng loại hình tổ chức và đặc
điểm của từng địa phương, đơn vị để xác định nội dung sinh hoạt cho phù hợp; tuỳ
theo yêu cầu, sự cần thiết tổ chức sinh hoạt định kỳ, đột xuất hoặc sinh hoạt chuyên
đề.
+ Ở khu vực nông thôn, đô thị: Hướng các hoạt động vào việc tham mưu cho cấp
uỷ, phối hợp với chính quyền tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn”, nhất là dân chủ trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.
Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, khôi phục các ngành nghề truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động; đổi điền, dồn thửa, cải tạo vườn tạp; giải
phóng mặt bằng thực hiện các dự án, góp đất, hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn, đô thị; giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo; vệ sinh môi trường; thực hiện nếp
sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội; tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, công dân thân
thiện.
+ Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang: Tổ chức
sinh hoạt định kỳ, chủ động phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá kết quả vận
động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
quan, đơn vị hiệu quả; thi đua thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trách nhiệm tham
gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
+ Trong doanh nghiệp: Hướng các hoạt động vào việc phối hợp với chủ doanh
nghiệp thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP; nắm bắt tình
hình, tư tưởng của công nhân lao động, hướng dẫn người lao động ký kết hợp đồng,
ký kết thoả ước lao động tập thể. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua lao động sáng
tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu cho doanh nghiệp,
tăng thu nhập cho người lao động; tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa người sử
dụng lao động và người lao động nhằm giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính
đáng, hạn chế những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, góp phần hạn chế
đình công, ngưng việc tập thể và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh
nghiệp.

19
- Thường xuyên tiếp xúc đối thoại, trao đổi, toạ đàm với đoàn viên, hội viên và
nhân dân; chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời những kiến
nghị, đề xuất chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua
- Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức thi đua nhằm nâng cao hiệu quả các phong
trào, các cuộc vận động. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai, nhân
rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
- Bám sát nghị quyết của cấp uỷ, chương trình, kế hoạch, phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các đoàn thể chính
trị - xã hội thống nhất nội dung, hình thức các cuộc vận động, các phong trào thi đua,
tránh chồng chéo, hình thức; lựa chọn những nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với
từng đoàn thể, từng cấp để phát động thi đua.
- Tổ chức thí điểm, xác định nội dung thi đua trọng tâm, đối tượng trọng điểm, có
phân công lãnh đạo, chỉ đạo, có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, từ đó mới triển khai
nhân rộng. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá và kịp thời nêu gương, khen thưởng
các điển hình tiên tiến, đồng thời uốn nắn, phê bình những tổ chức, cá nhân chưa làm tốt
công tác thi đua.
4. Xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo các điều kiện cho Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động hiệu quả
- Chính quyền các cấp tập trung huy động các nguồn lực trong nhân dân, sự hỗ
trợ đầu tư của cấp tỉnh, Trung ương để xây dựng nhà văn hoá thôn, bản, khu phố cho
nhân dân sinh hoạt cộng đồng; phòng làm việc, các trang thiết bị cần thiết cho Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không
chuyên trách, đội ngũ cốt cán, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng
bào dân tộc, đồng bào tôn giáo; cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Xây dựng các thiết chế
văn hoá ở các cụm công nghiệp, khu kinh tế, ở miền núi và nông thôn để thu hút đoàn
viên, thanh niên, người lao động tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thông qua đó
vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên.

20
5. Tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -
xã hội với chính quyền
- Cấp uỷ chỉ đạo chính quyền chủ động xây dựng nội dung, ký kết quy chế phối hợp
hoạt động với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp. Tổ chức cho
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện, góp ý xây dựng kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát đối
với hoạt động của chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức; tham gia phản
biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án quan
trọng của địa phương, đơn vị theo Quyết định 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ
Chính trị.
- Tổ chức cho MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia thực hiện những
nội dung, phần việc của chương trình, dự án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả
năng của từng đoàn thể để tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên tham gia các phong trào
thi đua và tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động.
- Định kỳ hằng năm, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu chính quyền làm việc với
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để nắm tình hình nhân dân;
tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân về công tác quản lý nhà nước, về thái độ
và phong cách làm việc của cán bộ, công chức.
6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
- Trong nhiệm kỳ, cấp uỷ, tổ chức đảng ban hành chỉ thị, nghị quyết chuyên đề
lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị
quyết của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tạo nguồn,
giới thiệu bồi dưỡng phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức đảng,
đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo, vùng dân tộc thiểu số, trong các doanh nghiệp
theo Nghị định 98/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 13-CT/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng những cán bộ có uy tín, có phẩm
chất đạo đức và năng lực, kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng làm công
tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng quy hoạch và
thực hiện việc luân chuyển cán bộ từ cơ quan Đảng, chính quyền để giữ các chức vụ

21
lãnh đạo, quản lý cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và ngược
lại.
- Trước khi bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp mình, thì cấp uỷ phải trao đổi, thống nhất với Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp trên.
- Hằng năm, cấp uỷ rà soát, bổ sung quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm công tác vận động quần chúng ở địa
phương, đơn vị để triển khai thực hiện.
- Định kỳ hằng quý hoặc đột xuất, Thường trực cấp uỷ làm việc với Ban Dân vận,
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để nghe báo cáo, phản ánh
tình hình nhân dân, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính
đáng của nhân dân và những vướng mắc, phát sinh ở cơ sở.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ chịu trách nhiệm quán
triệt, triển khai thực hiện nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương,
đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đạt hiệu quả,
báo cáo ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sở Kế hoạch đầu tư, sở Tài chính..., Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị, thành phố lập dự toán kinh phí, kế hoạch đầu tư xây dựng trụ
sở, phòng làm việc và trang thiết bị đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội hoạt động. Những nơi đã được hỗ trợ đầu tư xây dựng, thì phải bố trí
phòng làm việc cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
3. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường
vụ Tỉnh đoàn tổ chức quán triệt, triển khai nghị quyết đến đoàn viên, hội viên và nhân
dân; xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết; xây dựng tiêu chí đánh
giá kỹ năng tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính
trị - xã hội các cấp để giao chỉ tiêu thực hiện.
Kiến nghị với Trung ương nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, sắp xếp lại cơ cấu mô
hình tổ chức bộ máy đoàn thể chính trị - xã hội cho phù hợp, thống nhất các đầu mối
với tổ chức đảng.
4. Đảng uỷ khối Cơ quan tỉnh chỉ đạo cấp uỷ các sở, ban, ngành rà soát lại tổ
chức bộ máy của các đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở, củng cố, sắp xếp tổ chức
cho phù hợp theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động.

22
5. Đảng uỷ khối Doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, chính
quyền các huyện, thị, thành phố rà soát, phân loại mô hình tổ chức và hoạt động của
các doanh nghiệp để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, hội viên và thành lập tổ
chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
6. Giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn rà soát, bố trí sắp xếp tổ chức
bộ máy và cán bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh
gọn và đảm bảo nguyên tắc, Điều lệ của từng tổ chức. Phối hợp lập kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị
- xã hội để thực hiện các chỉ tiêu của nghị quyết.
7. Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây
dựng kế hoạch, triển khai, quán triệt, thực hiện nghị quyết. Ban Dân vận Tỉnh uỷ theo
dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết
của các cấp uỷ, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, định
kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ./.

Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ


PHÓ BÍ THƯ
- Ban Bí thư TW (b/c);
- VPTW Đảng, Ban Dân vận TW (b/c);
- Các ban Tỉnh uỷ; (Đã ký)
- Các đồng chí Tỉnh uỷ viên;
- MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; Nguyễn Thị Xuân Thu
- Các sở, ngành cấp tỉnh;
- Các huyện, thị, thành uỷ, ban cán sự
đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc;
- Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ.

23

You might also like