You are on page 1of 3

CÂU 7: Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung

quan
liêu, bao cấp. Thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Hãy phân tích
để làm rõ “ tính định hướng xã hội chủ nghĩa” trong kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Tích cực: Tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, đặc biệt
trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế
này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu. Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn
toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi
họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước
bao cấp.
- Hạn chế: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất biến các tư liệu sản xuất chủ yếu
của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, sử dụng hết sức bừa bãi, lãng phí, biến người
lao động trở thành những người làm thuê. Họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã
hội nhưng lại không phải chủ nhân của chúng. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
đã thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh
tế, lao động sáng tạo đối với người lao động , không còn sự năng động, sáng tạo của các
đơn vị sản xuất kinh doanh. Hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm
hãm sản xuất, giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây
ra nhiều hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí. Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước
trở nên quan liêu, lộng quyền. Giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường
chỉ thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không quan tâm
nhiều đến đầu ra làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng
tạo, làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta lâm vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế hiện tại của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được mô tả là một nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu
dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
sản phẩm của thời kỳ đổi mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp
hoạt động theo cơ chế thị trường.
- Làm rõ: Xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết
liệt phục vụ người dân và doanh nghiệp” là một định hướng của Chính phủ đang nhận
được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội. Việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển hay
Nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với việc xây dựng kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
CÂU 8: Anh/chị hãy trình bày những thành tựu cơ bản của Đảng ta thời kỳ đổi
mới
- Thứ nhất, Đảng trở thành lực lượng chính trị duy nhất có quyền xác lập, đưa ra
Cương lĩnh, chủ trương, đường lối lãnh đạo Nhà nước, các thành viên trong hệ thống
chính trị và các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội. Bằng đường lối lãnh đạo, cầm
quyền đúng đắn, Đảng đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác.
- Thứ hai, Đảng xây dựng và thiết lập được hệ thống tổ chức của Đảng chặt chẽ và
tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp của Nhà nước, được lập ở tất cả các
đơn vị hành chính lãnh thổ từ cơ sở trở lên, ở các cơ quan của các tổ chức trong hệ thống
chính trị.
- Thứ ba, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tư tưởng đối với hệ thống chính trị và
toàn xã hội, từ việc xác lập, xây dựng đến truyền bá, phổ biến, giáo dục, bổ sung, phát
triển nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Đồng thời, Đảng thường xuyên lãnh đạo xây dựng tổ chức, bộ máy, cán bộ và
hoạt động của hệ thống thiết chế công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, Nhà nước và hệ
thống chính trị.
- Thứ tư, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ của cả hệ thống chính trị, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Thứ năm, Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt đối với lực
lượng vũ trang nhân dân. Đây vừa là quyền, là nguyên tắc cơ bản, tất yếu; vừa là điều
kiện tiên quyết bảo đảm cho vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng được xác lập
và củng cố; là nhân tố bảo đảm sự ổn định chế độ chính trị, an ninh, trật tự, giữ vững độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo toàn lợi ích quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, lực lượng Quân đội và Công an ngày càng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại.
- Thứ sáu, Đảng thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật đảng. Chấp hành kỷ luật đảng cũng đồng thời đòi hỏi phải chấp hành pháp luật của
Nhà nước và ngược lại. Với bộ máy kiểm tra, giám sát của Đảng từ Trung ương đến cơ
sở; với hệ thống các quy chế, quy định điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của mọi tổ chức
đảng và cán bộ, đảng viên; cùng với việc phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây
dựng Đảng và Nhà nước, những biểu hiện lệch lạc, vi phạm quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đều có thể bị phát hiện và xử lý nghiêm minh.
Câu 9: Anh/chị hãy tình bày những hạn chế cơ bản của Đảng ta thời kì đổi mới
(cập nhật số liệu mới nhất)
- Thứ nhất, hạn chế, bất cập trong nhận thức lý luận về đảng cầm quyền, nội dung,
phương thức cầm quyền của Đảng. Có ý kiến, lãnh đạo là nói đến chức năng, nhiệm vụ xuyên
suốt của Đảng.Nội hàm khái niệm “Đảng lãnh đạo” rộng hơn nội hàm khái niệm “Đảng cầm
quyền”. Có ý kiến khác, khái niệm “Đảng lãnh đạo” không gắn với quyền lực chính trị, đó chỉ
là sự tác động, định hướng, tuyên truyền, vận động, tạo ảnh hưởng của Đảng đối với hệ thống
chính trị và quần chúng nhân dân. Có ý kiến “Đảng cầm quyền” là đề cập đến quyền lực chính
trị của Đảng sau khi giành được chính quyền, nghĩa là vai trò lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo của
Đảng đối với chính quyền nhà nước
- Thứ hai, hạn chế, bất cập trong xây dựng chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy do các cơ quan tham mưu chưa được nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn kỹ lưỡng; chưa đánh giá đầy đủ, khoa học. Chưa có quy định cụ thể việc lấy ý
kiến của nhân dân đóng góp xây dựng chủ trương, nghị quyết. Do tầm nhìn và ý chí chủ quan,
nên có chính sách đưa vào thực thi đã nảy sinh nhiều bất cập.Một số dự thảo luật đưa ra Quốc
hội thảo luận chưa tạo được sự đồng tình, thống nhất
- Thứ ba, hạn chế, bất cập trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Công tác lý luận chưa
theo kịp sự phát triển thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan
trọng trong công cuộc đổi mới.
Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng
cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội,con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa làm rõ vấn đề đặt ra trong quá trình đổi
mới định hướng, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước
Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận chưa cao. Chậm khắc phục có hiệu quả
những hạn chế của công tác tư tưởng như thiếu sắc bén, chưa thuyết phục
- Thứ tư, hạn chế, bất cập về cán bộ và công tác cán bộ, đảng viên của Đảng.
Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều,còn hạn chế, yếu kém,có cả cán bộ cấp cao thiếu
tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và thiếu khả năng làm việc ở môi
trường quốc tế. Cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai
nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, thiếu gương mẫu, vướng vào tham nhũng.Tình trạng chạy
chức, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội,có cả cán bộ cao cấp.
- Thứ năm, hạn chế, bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của
Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình
mới,chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều. Công tác kiểm tra ở một số nơi thiếu trọng tâm, việc
tự kiểm tra, và xử lý vi phạm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng vẫn là khâu yếu; công tác kiểm
tra, giám sát của các cơ quan tham mưu.Việc thi hành kỷ luật đảng ở một số nơi chưa nghiêm,
còn hiện tượng né tránh, ngại va chạm. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm.

You might also like