You are on page 1of 9

Nhóm 1: Đâu là yếu tố quan trọng nhất đòi hỏi phải đổi mới

xây dựng hệ thống chính trị ?Sinh viên cần có trách nghiệm gì
trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh?
Trả lời
Yếu tố quan trọng nhất đòi hỏi phải đổi mới xây dựng hệ thống
chính trị là sự minh bạch, trung thực và đáng tin cậy của các cơ
quan chính phủ và các nhà lãnh đạo. Điều này đòi hỏi sự đổi mới
trong cách thức hoạt động của các cơ quan chính phủ, đảm bảo sự
minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý tài chính và các
quyết định quan trọng.
Sinh viên có trách nhiệm tham gia vào việc xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh bằng cách tham gia vào các hoạt
động xã hội, đóng góp ý kiến và tham gia vào các cuộc thảo luận
về các vấn đề chính trị và xã hội. Họ cũng có thể tham gia vào các
tổ chức phi chính phủ và các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ
cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Về nhận thức:
- Không ngừng nâng cao nhận thức lý luận, quán triệt đường lối
nhiệm vụ cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm
tin, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trước yêu cầu và nhiệm
vụ của đất nước, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
tinh thần tự lực, tự cường, ý chí xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh, phồn vinh.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí, xây dựng lối
sống lành mạnh, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu
cực, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, ích kỷ.
- Tự rèn luyện, bổ xung hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước với nội dung và phương pháp thích
hợp làm cơ sở cho phát triển tư duy biện chứng, bản lĩnh chính trị,
nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ vững niềm tin vào mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã
lựa chọn. - Khắc phục tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động,
phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, giảm lịng tin vào sự lãnh
đạo của Đảng.
- Không để cho bản thân lạc hậu về tư tưởng, thối hóa về đạo đức,
không được bng
lỏng vị trí lãnh đạo để mất tác dụng tiên phong, không được sơ hở
về chính trị, tư tưởng.
Về học tập : Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế sâu rộng; trước những thời cơ và những thách thức
mới của cơ chế thị trường, của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, thế hệ trẻ cần:
- Coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khoa
học - kỹ thuật, ngoại ngữ... Cần có ý thức tự giác tiếp thu những
kiến thức về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội, có khả
năng làm chủ khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện
- Không chỉ học tập về kiến thức chuyên mô--n, mà thế hệ trẻ cịn
cần phải nâng cao rèn luyện sức khỏethể chất, thể trạng tốt mới có
thể đáp ứng những yêu cầu của thời đại và góp phần xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Vai trò:Thanh niên là lực lượng dự bị tin cậy, cánh tay đắc lực của
Đoàn, Đảng và của hệ thống chính trị. Vì vậy, thanh niên cần nhận
thức đầy đủ trách nhiệm, góp phần xây dựng hệ thống chính trị
ngày càng vững mạnh. Cụ thể:
- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
- Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ trí tuệ bản thân,
có trình độ hiểu biết nhất định về chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Thực hiện một cách có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái,
bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân
dân.Tham gia, đứng vào hàng ngũ của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm
vụ của một đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững
mạnh.
- Tích cực tham gia và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hăng
hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác.
- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động phong trào của các tổ
chức chính trị xã hội phát động, xây dựng tổ chức Đoàn và phong
trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chủ động đăng ký tham gia các đội hình tình nguyện tập trung
vào giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng, cơng tác xóa
đói, giảm nghèo, sức khỏe cộng đồng, nâng cao dân trí, tình
nguyện chi viện các cơng trình trọng điểm quốc gia; tham gia bảo
vệ mơi trường. phịng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai
các đội hình chun do Đồn phát động, tổ chức.
- Phát huy sở trường và năng lực chuyên môn để tham gia các lĩnh
vực xây dựng từng thành tố của hệ thống chính trị bảo đảm tính
hiệu quả, thiết thực đối với xã hội và cộng đồng.
- Phát huy hết tính tiên phong trên tất cả các mặt lý luận, tư tưởng
và hành động, có uy tín và năng lực hướng dẫn tư tưởng, hành
động cách mạng cho quần chúng,
- Tích cực đóng góp trí tuệ và năng lực của mình đối với việc định
ra đường lối chính sách của Đảng, chủ trương, nghị quyết của
đảng bộ và kiên quyết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính
sách, chủ trương, nghị quyết đó.

Nhóm 2: Đổi mới xây dựng hệ thống chính trị là đòi hỏi khách
quan của sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, khi đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức, việc đổi mới hệ thống chính trị có thể dẫn đến
những rủi ro, thách thức nào?
Trả lời
- Về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta, Nghị
quyết Trung ương 6 (khóa XII) đã nêu khái quát như sau :
“Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng,
nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân
định, điều chỉnh hợp lý hơn”.
- Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ rõ “Tổ chức bộ máy của hệ
HTCT vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối;
hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối
quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng
chéo, trùng lắp... Chưa phân định thật rõ tính đặc thù của
chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo. Các đơn vị hành
chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị
không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, nhất là cấp huyện,
cấp xã”; “Nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự
án trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động
chưa cao”.
- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, một số
nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn còn tình trạng “hành chính hoá”,
“công chức hoá”…
- Những vấn đề trên đặt ra cần phải có bước đổi mới căn bản
mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, gắn liền với đó là
đổi mới và hoàn thiện thể chế, cơ chế hoạt động của cả hệ
thống chính trị nói chung và của từng phân hệ nói riêng,
nhằm đáp ứng với yêu cầu cao của sự phát triển đất nước
trong giai đoạn mới.

Nhóm 3: Tại sao Đảng lãnh đạo lại đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị? Có cách nào
để đảm bảo rằng quyền lãnh đạo không bị lạm dụng trong quá
trình đổi mới?
Trả lời
 Đảng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi
mới HTCT vì:
+ Đảng là thành viên - có quyền lợi và nghĩa vụ như các thành
viên khác của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo hệ
thống chính trị. Với bản lĩnh cách mạng và tư duy độc lập sáng tạo
đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua tất cả để giành độc lập
và vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã có
lúc đứng trước nguy cơ sống còn, chính quyền cách mạng “treo
đầu sợi tóc”; đã có lúc “thà hy sinh tất cả”, nhưng vì mục tiêu độc
lập dân tộc nhân dân ta đã không sợ hy sinh chiến đấu và chiến
thắng; đã có lúc hệ thống xã hội chủ nghĩa và liên xô thành trì tan
rã, nước ta bị bao vây cấm vận và đứng trước khủng hoảng kinh tế
- xã hội trầm trọng, nhưng kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội đảng ta đã thể hiện sự bình tĩnh và sáng suốt đề ra đường
lối đổi mới, tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Có thể nói đường
lối đổi mới của đảng là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển
của chủ nghĩa xã hội khoa học mang tính thời đại.
 Để đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng không bị lạm dụng
trong quá trình đổi mới cần:
- Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện
- Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng
- Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng
- Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất
là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng
lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ
Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và công
tác dân vận của Đảng.

Nhóm 4: Tính thống nhất của hệ thống chính trị Việt Nam
được xác định bởi những yếu tố nào?
Trả lời
Tính thống nhất
- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất,
vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ,
gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của
các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt
động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức
mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ
hệ thống.
- Tính thống nhất của hệ thống chính trị nước ta được xác định bởi
các yếu tố sau:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây
dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là
tập trung dân chủ.
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương
đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.
Nhóm 5: Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế :
Đảng lãnh đạo , nhà nước quản lí , nhân dân làm chủ. Nhưng
trên thực tế , hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ
thống các quyền lực chính tri, quyền lực nhà nước khác trong
xã hội . Bạn thấy nhận định này đúng hay sai?
Trả lời

-Thắc mắc : quyền lực nhà nước khác trong xã hội ????? Việt Nam
chỉ có một nhà nước

-Nếu bỏ cụm từ quyền lực nhà nước khác trong xã hội


. câu hỏi sẽ được hiểu là Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành
theo cơ chế : Đảng lãnh đạo , nhà nước quản lí , nhân dân làm chủ.
Nhưng trên thực tế , hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ
thống các quyền lực chính trị khác trong xã hội đúng hay sai ?
Trả lời :
Đúng vì
Hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ thống các quyền
lực xã hội trên thực tế, từ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước
đến các quyền lực khác trong xã hội, trong đó có các quyền lực về
xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực thi, kiểm sát việc thực thi hệ
thống thể chế phát triển. Chính vì thế, việc hoàn thiện và thực thi
có hiệu quả thể chế phát triển chỉ có thể xảy ra khi có một tổ chức
bộ máy hệ thống chính trị tốt, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả.
thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị nhất nguyên và một
Đảng.
Nhà nước pháp quyền nhưng không tam quyền phân lập mà thực
hiện quyền lực tập trung thống nhất không phân chia thuộc về
nhân dân. Nhân dân là chủ thể ủy quyền, trao quyền lực cho nhà
nước do Nhân dân xây dựng và kiểm soát. Trong các thực thể của
cấu trúc nhà nước có sự phân công, phối hợp theo chức năng và
nhiệm vụ để thực thi quyền lực của Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà
nước là chủ thể thực hiện sự ủy quyền của Nhân dân, bảo đảm dân
chủ theo phương thức dân chủ đại diện và ngày càng mở rộng dân
chủ trực tiếp để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước và kiểm soát
quyền lực, phòng tránh và ngăn chặn sự tha hóa quyền lực.

Nhóm 7: Trong phần nhu cầu đổi mới: Nhận thức về vai trò
của Đảng trong hệ thống chính trị, hãy chỉ rõ thế nào là Đảng
lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước?
Trả lời
Đảng là cơ quan chính trị quản lý và lãnh đạo: Trong một hệ thống
chính trị đa đảng, Đảng có thể được xem xét là một tổ chức chính
trị quan trọng và có vai trò lãnh đạo trong việc quản lý và hướng
dẫn hoạt động của Nhà nước. Điều này có thể thể hiện qua việc
Đảng có khả năng đề xuất các chính sách, giúp quyết định hướng
đi của Nhà nước và quản lý các cơ quan chính phủ.
Đảng không thay đổi cơ cấu quyền lực: Mặc dù Đảng có thể tham
gia vào quá trình quản lý Nhà nước và có sự ảnh hưởng đáng kể,
thường thì quyền lực cuối cùng nằm trong tay các cơ quan Nhà
nước và các quy định của hiến pháp. Điều này có nghĩa là Đảng
không thể thay đổi cơ cấu quyền lực cơ bản của Nhà nước một
cách đột ngột hoặc tự ý.
Đảng không tiến hành hoạt động quản lý hàng ngày: Đảng có thể
tham gia vào việc hướng dẫn và giám sát hoạt động của Nhà nước,
nhưng thường không can thiệp trực tiếp vào các quyết định hàng
ngày của cơ quan chính phủ hoặc quản lý công việc hàng ngày của
Nhà nước. Thay vì thế, nhiệm vụ hàng ngày thường thuộc về các
cơ quan Nhà nước và quan chức chính phủ.

Nhóm 8: Chỉ có cơ cấu xã hội giai cấp mới có liên quan tới
quan hệ chính trị và quan hệ sản xuất của một hệ thống sản
xuất là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời
- Đúng, cấu hình xã hội giai cấp thực sự có liên quan đến quan
hệ chính trị và quan hệ sản phẩm trong một hệ thống sản
xuất. Cơ sở cấu hình cấp bậc cấp đến cơ sở phân chia xã hội
dựa trên tài sản, quyền lực và vai trò trong quá trình sản xuất.
Quan hệ chính trị và quan hệ sản xuất trong một hệ thống sản
xuất phụ thuộc vào việc sắp xếp và tương tác giữa các giai
cấp xã hội.

- Các giai cấp xã hội khác nhau có quyền lực và lợi ích khác
nhau trong quá trình sản xuất. Quan hệ chính trị hình thành
dựa trên cạnh tranh và xung đột giữa các giai cấp, trong khi
quan hệ sản xuất xác định cách thức mà người lao động và tư
sản tương tác và chia sẻ sản phẩm giá trị.

 Vì vậy, cơ sở hạ tầng cấp bậc có ảnh hưởng sâu sắc đến


quan hệ chính trị và quan hệ sản phẩm trong một hệ thống
sản xuất.

You might also like