You are on page 1of 4

lOMoARcPSD|9995502

BT chương2 - qlcltc

Quản trị chiến lược (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Trinh Nguy?n (nguyenthingoctrinh03.work@gmail.com)
lOMoARcPSD|9995502

Đề bài:
- Trình bày một thị trường mới nổi mà bạn biết (có VD điển hình ); Hãy nêu các
nét đặc thù của thị trường ấy
- Sức hấp dẫn của thị trường này đối với các MNC VN
Bài làm:
Thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng mạnh,
phát triển đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường toàn cầu. Một nền kinh
tế thị trường mới nổi thường chuyển từ nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát
triển, thu nhập thấp sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn.
Trong đó, Ấn Độ được xem là một trong những thị trường mới nổi đáng chú ý.
Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển.
Theo số liệu của tổng cục thống kê Ấn Độ, trong quý IV năm tài chính 2017-2018
(tháng 1-tháng 3 năm 2018), kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,7% so với mức 6,1% so
với cùng kì năm trước, chủ yếu là do tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và chi
tiêu tiêu dùng. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi nước này thực hiện
chính sách đổi tiền và GST. Tính cho toàn năm tài khóa 2017-2018, tăng trưởng
GDP chỉ đạt 6,7%, thấp hơn so với mức 7,1% trong năm 2016-17. Giá dầu tăng
cao sẽ là một nhân tố hạn chế tốc độ tăng trưởng, bên cạnh đó đồng Rupee yếu đi
cũng sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, do đó cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng
trưởng của Ấn Độ trong thời gian tới. Tuy nhiên, Fitch Ratings đã tăng mức dự báo
tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn 2018-19 lên 7,4% từ mức 7,3% và trong
giai đoạn 2019-20, tỷ lệ tăng trưởng ước tính là 7,5%. Với tốc độ tăng trưởng như
dự báo, Ấn Độ sẽ trở lại vị trí quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Hiện nay, Ấn Độ là nước giàu thứ 5 trên thế giới Các yếu tố giúp tạo ra sự giàu có
ở Ấn Độ bao gồm số lượng lớn doanh nhân, hệ thống giáo dục tốt, triển vọng về
CNTT, bất động sản, chăm sóc sức khỏe và truyền thông.
Ấn Độ là thành viên của Tổ chúc Thương mại quốc tế WTO với cơ chế đối ngoại
tốt. Bên cạnh đó, là thành viên của Liên hiệp quốc, khối Thịnh vượng Anh và tổ
chúc Hiệp hội các quốc gia Nam Á vì Hợp tác khu vực (SAARC). Một trong
những thành tựu của Ấn Độ là tăng cường hội nhập hợp tác trong khu vực.
Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ
công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn
Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực
đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn
Độ.

Downloaded by Trinh Nguy?n (nguyenthingoctrinh03.work@gmail.com)


lOMoARcPSD|9995502

Cấu trúc dân số của Ấn Độ (71% dân số dưới độ tuổi 35, và tuổi trung bình là 25),
số dân nói tiếng Anh đông đảo sẽ đảm bảo cho Ấn Độ vẫn giữ được năng lực sản
xuất mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh dựa trên tri thức trong nhiều năm tới.
Tốc độ tăng trưởng cao dự kiến của Ấn Độ và vị thế tài chính tương đối mạnh của
mình so với các nước phát triển và đang phát triển khác sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã làm cho Ấn Độ trở thành một điểm đến ưa thích cho đầu tư nước
ngoài, được minh chứng bằng một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2009, nêu
tên Ấn Độ là một trong 5 địa điểm hấp dẫn nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil và Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ tiếp tục quản lý
đầu tư nước ngoài với những giới hạn về đóng góp vốn cổ phần và quyền biểu
quyết, sự phê duyệt bắt buộc của chính phủ, và quản lý vốn. Mặc dù Ấn Độ đã dần
dần thực hiện một chương trình cải cách kinh tế và nới lỏng rất nhiều trong số các
hạn chế này, FDI vẫn còn bị cấm trong một số ngành hoặc phân ngành. Các điều
kiện đầu tư trong nước có thể khác nhau theo từng tiểu bang và trong một số
trường hợp, trong phạm vi một tiểu bang, do các mức độ tham nhũng khác nhau,
quan hệ lao động, và chất lượng các hoạt động của chính phủ. Chính phủ Ấn Độ
cho phép phê duyệt FDI tự động trong nhiều lĩnh vực và đã dần dần mở rộng danh
sách này theo thời gian. Các nhà đầu tư nước ngoài không cần giấy phép hoặc phê
duyệt của chính phủ đối với các lĩnh vực này và chỉ cần thông báo về các khoản
đầu tư của họ cho Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Một số lĩnh vực vẫn còn cần chính
phủ phê duyệt từ Hội đồng Xúc tiến Đầu tư nước ngoài hoặc Uỷ ban nội các về đầu
tư nước ngoài. Những thay đổi gần đây trong chính sách FDI có xu hướng tự do
hoá nhiều hơn. Những cải cách chính sách công nghiệp đã giảm bớt đáng kể những
yêu cầu cấp phép công nghiệp, loại bỏ các hạn chế đối với việc mở rộng hoạt động,
và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận công nghệ nước ngoài và FDI.Hiện vẫn
còn những hạn chế đối với phần lớn các liên doanh hiện hữu, nhưng các liên doanh
mới có thể thương lượng các điều kiện riêng của mình trên cơ sở thương mại. Khả
năng của một công ty trong nước hạn chế chiến lược kinh doanh của đối tác nước
ngoài của mình đã được giảm bớt, nhưng chiến lược thoát ly và các thủ tục giải thể
cho các liên doanh hiện tại vẫn còn chưa rõ ràng.
Thị trường mới nổi Ấn Độ có sức hấp dẫn lớn đối với các MNC Việt Nam.
Việt Nam hiện nay kinh tế rất phát triển, tiềm năng đầu tư của Việt Nam vào Ấn
Độ đạt 30 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như dược phẩm, công nghệ thông
tin, vật liệu xây dựng, hóa chất. Việt Nam có thế mạnh nổi trội như chế biến thực
phẩm nông nghiệp để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; IT cũng là lĩnh vực 2
quốc gia có thể liên kết lâu dài. Bên cạnh đó, Việt Nam có kinh nghiệm tốt về thúc
đẩy du lịch – đây là lĩnh vực chiến lược thúc đẩy kinh tế. Lĩnh vực tiềm năng mà
các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm chính là việc giao thương với Ấn Độ.
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ mới chỉ đạt

Downloaded by Trinh Nguy?n (nguyenthingoctrinh03.work@gmail.com)


lOMoARcPSD|9995502

hơn 2,7 tỷ USD. Chỉ 3 năm sau đã đạt hơn 4,5 tỷ USD (tăng hơn 65%). Các mặt
hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ là sắt thép các loại, máy móc thiết bị,
dược phẩm, hàng thủy sản, linh kiện phụ tùng ô tô... Trong khoảng thời gian đó,
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng gần ba lần, từ 2,6
tỷ USD đến xấp xỉ 6,7 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Ấn
Độ bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; Máy tính và linh kiện; Máy móc
thiết bị, Kim loại thường, Hóa chất...

Downloaded by Trinh Nguy?n (nguyenthingoctrinh03.work@gmail.com)

You might also like