You are on page 1of 2

1.1.

Đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của ngành vải thiều tại Việt Nam

Vải là đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới.
Sản phẩm vải tươi nước ta đã được xuất khẩu tới 30 thị trường khác nhau: Trung Quốc,
Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia trong ASEAN, Trung Ðông... và đang tiếp
tục được mở rộng. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu trái vải của Việt Nam đạt 47,4 triệu
USD, năm 2022 đạt 27,4 triệu USD (giảm 42,3%). Tuy nhiên trong năm 2023, kim ngạch
xuất khẩu vải được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại do thị trường tiêu thụ chính là Trung
Quốc đã dỡ bỏ chính sách zero-Covid, mở cửa trở lại. Theo Cục Bảo vệ thực vật thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 6 năm
nay, hơn 100 tấn vải thiều đã xuất khẩu thành công đến các thị trường Nhật Bản,
Australia, Anh và EU.

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu vải thiều của Việt Nam đứng thứ 8 thế giới năm 2021.

Nguồn: Tridge link

Đặc biệt, đối với thị trường Mỹ được xác định là thị trường tiêu thụ nhiều loại nông
sản, trái cây nhiệt đới chất lượng cao của Việt Nam, như: trái vải tươi, thanh long, xoài,
bưởi. Đặc biệt, Đối với trái vải, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Mỹ nhập khẩu trái
vải từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, trong đó vải Lục Ngạn, Bắc Giang luôn
được người tiêu dùng Mỹ đón nhận và đánh giá cao về chất lượng. Năm 2021, tổng giá trị
xuất khẩu vải thiều của Việt Nam là 161,5 triệu đô, trong đó giá trị xuất khẩu sang Mỹ
đứng thứ 2 chiếm tới hơn 12% (bảng 1.2).

link

Bảng 1.2:
Nguồn: Tridge link

Tuy nhiên, việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường quốc tế vẫn còn một số những rào
cản. Lý do chính bởi Việt Nam chưa có kế hoạch cụ thể cho sản phẩm trọng điểm là vải
thiều dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam hành động nhỏ lẻ, tự phát, năng lực đàm phán
ký kết xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế. Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc chi phí
vận chuyển bằng đường hàng không là khá cao; vận chuyển bằng đường biển vẫn hạn chế
do chưa triển khai được công nghệ bảo quản vải thiều; tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu
biên giới phía bắc hằng năm vẫn diễn ra. Hơn nữa, tình hình kinh tế các nước EU khó
khăn ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng quả vải còn nhiều
rủi ro. Bởi vậy, thiếu mục tiêu rõ ràng cũng như hạn chế về nguồn lực đã là rào cản của
sự phát triển vải thiều ra thị trường quốc tế.

Qua các phân tích trên, nhóm đánh giá sự phát triển của ngành vải thiều trên thị trường
thế giới đang nằm ở mức “Local”.

You might also like