You are on page 1of 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1.Đặt vấn đề

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, chỉ trong tháng 8/2023, xuất khẩu gạo thu
về 3,17 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Với lượng gạo xuất khẩu 6-8 triệu tấn/năm, hiện
Việt Nam nằm trong tốp 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Ở
một số thời điểm, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về lượng gạo xuất khẩu.

Đáng chú ý, từ tháng 7/2023 đến nay, Ấn Độ - nước chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu thế giới đã ra lệnh
dừng xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo trong nước đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do
thời tiết thất thường đe dọa sản xuất. Điều này chỉ ra rằng, việc hạn chế xuất khẩu gạo ở một số nước
đang mở ra cho Việt Nam một cơ hội mới không chỉ về thị trường mà còn về mặt giá trị. Tuy nhiên, Hiệp
hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng nêu ra những khó khăn của ngành lúa gạo trước cơn sốt giá lịch sử
lần này.

Theo VFA, do giá cả biến động tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân, thương
lái, nhà máy xay xát chế biến đến doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chờ
giá, hợp đồng liên kết bị phá vỡ, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn
hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Từ phía doanh nghiệp, theo chuyên gia của Công ty Ssresource Media, những doanh nghiệp bán khống
(ký hợp đồng khi chưa có chân hàng) đang phải chịu áp lực lớn. Rất nhiều cuộc đàm phán lại, sự chậm
trễ trong giao hàng khiến chi phí vận chuyển, giao hàng trên toàn chuỗi đều tăng cao; chưa kể còn nhiều
rủi ro khác không lường trước được có thể xảy ra… dẫn tới thua lỗ.

Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất tại Việt Nam và Thành
phố Cần Thơ đóng vai trò quan trọng với sự đóng góp đáng kể vào sản lượng lúa gạo của khu vực. Đáng
kể, Cần Thơ là nơi có nhiều nhà máy chế biến gạo lớn, nơi lúa gạo được xử lý để tạo ra các sản phẩm
chất lượng cao, sẵn sàng cho quá trình xuất khẩu hoặc cung ứng trong thị trường nội địa.

Do đó, để giảm áp lực hoạt động logistics cho doanh nghiệp lương thực tại Cần Thơ nói riêng và Đồng
bằng Sông Cửu Long nói chung, việc tối ưu hệ thống phân phối và hoạch định tuyến đường hiệu quả là
một vấn đề cấp thiết. Đề tài ‘’Tìm hiểu chuỗi cung ứng gạo và thiết kế mạng lưới logistics Công ty Cổ
phần Nông nghiệp công nghệ Cao Trung An’’ được đề xuất thực hiện nhằm cải thiện tính hiệu quả của
mạng lưới logistics cho Công ty. Tối ưu hóa hệ thống phân phối sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và
lưu kho. Bằng cách chọn tuyến đường ngắn nhất và hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể giảm chi phí
nhiên liệu, nhân công và các chi phí liên quan khác.

1.4. Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: mạng lưới logistics Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ Cao Trung An

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: địa bàn thành phố Cần Thơ. Mạng lưới bao gồm các thành phần chính là: nhà cung cấp
nguyên vật liệu, nông dân, công ty lương thực, nhà máy chế biến, trung tâm phân phối, nhà bán sỉ/nhà
bán lẻ, khách hàng.

+ Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2021 đến tháng 1 năm 2024.
https://nhandan.vn/on-dinh-chuoi-cung-ung-cho-xuat-khau-gao-post771502.html

You might also like