You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

**********

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH


ĐỀ TÀI: BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM TỪ PLASTIC TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

Lớp tín chỉ : KTE408(GD1-HK2-2223).1

Giảng viên hướng dẫn : TS. Chu Thị Mai Phương

TS. Từ Thuý Anh

Nhóm thực hiện : Nhóm 14

STT Họ và tên sinh viên Mã SV


3 Đặng Thị Tú Anh 2114410010
4 Hoàng Thị Tú Anh 2114410016
23 Phùng Vũ Thuỳ Dương 2114410042
24 Trương Thuỳ Dương 2114410043
43 Nguyễn Thị Bích Hồng 2114410071

Hà Nội – 3/2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên sinh viên Mã SV Mức độ đóng góp

3 Đặng Thị Tú Anh 2114410010 20%

4 Hoàng Thị Tú Anh 2114410016 20%

23 Phùng Vũ Thuỳ Dương 2114410042 20%

24 Trương Thuỳ Dương 2114410043 20%

43 Nguyễn Thị Bích Hồng 2114410071 20%


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ PLASTIC TẠI
VIỆT NAM .....................................................................................................................3
1. Cơ cấu và thị phần ngành sản xuất sản phẩm từ plastic (nhựa) tại Việt Nam 3
2. Tình hình sản xuất và kinh doanh .......................................................................4
3. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành .................................5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................6
1. Các chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường ..............................................6
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ......................................................7
2.1. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ..........................................................7
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 8
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................8
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ................9
1. Cách xử lý số liệu ...................................................................................................9
2. Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa ................................................10
2.1. Thị phần ..........................................................................................................10
2.2. Tính HHI và CR4 ............................................................................................ 12
2.3. Phân tích mức độ tập trung của ngành .........................................................12
3. Phân tích và đánh giá mô hình ước lượng, kiểm định .....................................12
3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................12
3.2. Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê ........................................................14
3.3. Các kiểm định mô hình ...................................................................................15
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH ...............................................16
KẾT LUẬN ..................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 19
Phụ lục (do-file) ............................................................................................................20
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ phân chia các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ plastic ......................4
Bảng 2: Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trong mẫu dữ liệu .............................................9
Bảng 3: Thị phần các hãng ngành sản xuất sản phẩm từ plastic giai đoạn 2015 - 2017
.......................................................................................................................................10
Bảng 4: Tổng hợp giá trị HHI và CR4 ..........................................................................12
Bảng 5: Giải thích ý nghĩa các biến độc lập .................................................................13
Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .......................................................... 14
Bảng 7: Ma trận tương quan các biến ..........................................................................14
Bảng 8: Bảng kết quả ước lượng OLS...........................................................................14

1
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, các sản phẩm làm từ plastic (nhựa dẻo) đang ngày càng phổ biến và
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Bởi ưu điểm của nhựa là giá thành khá
thấp giúp giảm chi phí giá thành sản phẩm và còn có thể dùng thay thế một số vật liệu.

Các sản phẩm nhựa dẻo được ứng dụng trong rất nhiều ngành như ngành công
nghiệp, nông nghiệp, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải… Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho
những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại,
silicat v.v. Là ngành sản xuất có tính ứng dụng cao như vậy nhưng quy trình để tạo ra
một sản phẩm hoàn chỉnh từ plastic cũng không hề đơn giản, nó yêu cầu về môi trường,
nguyên liệu đầu vào cũng như những máy móc rất đặc thù. Tùy thuộc vào đặc tính công
việc và yêu cầu sản phẩm được sản xuất mà lựa chọn nhựa phù hợp.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so
với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may
v.v… nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh những
thuận lợi về thị trường, sản phẩm, nguồn lao động dồi dào, ngành sản xuất sản phẩm từ
plastic của nước ta còn gặp khá nhiều rào cản như nguồn nguyên liệu nhập khẩu, số
lượng sản xuất của các doanh nghiệp không ổn định, các vấn đề về môi trường phát sinh
trong quá trình sản xuất… Những thách thức trên đặt ra cho các nhà quản lý cũng như
các doanh nghiệp một bài toán nan giải cần được giải quyết kịp thời.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc phân tích mức độ tập
trung và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm từ
plastic là rất cần thiết để cung cấp thêm những thông tin giúp đánh giá, nhìn nhận thị
trường nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy thị trường phát triển. Do đó, nhóm
quyết định lựa chọn đề tài “Báo cáo phân tích ngành sản xuất sản phẩm từ plastic tại
Việt Nam giai đoạn 2015-2017” cho bài tiểu luận lần này.

Cấu trúc bài Tiểu luận bao gồm:

Chương I: Tổng quan ngành sản xuất sản phẩm từ plastic ở Việt Nam
Chương II: Cơ sở lý thuyết về ngành sản xuất sản phẩm từ plastic
Chương III: Kết quả tính toán và ước lượng mô hình

2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ PLASTIC
TẠI VIỆT NAM

1. Cơ cấu và thị phần ngành sản xuất sản phẩm từ plastic (nhựa) tại Việt Nam

Thị phần ngành sản xuất sản phẩm từ nhựa tại Việt Nam tuy nhỏ và là một ngành
còn trẻ hóa hơn so với những công nghiệp lâu đời như hóa chất, dệt may, cơ khí, điện…
nhưng đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây vào những giai đoạn 2010
- 2020.

Cụ thể, trước khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, thị phần ngành này có lượt tiêu
thụ và tăng trưởng hằng năm từ 16-18% đứng sau ngành dệt may và công nghệ viễn
thông. Sự phát triển này được xuất phát từ thị trường mở, và rất tiềm năng, đặc biệt khi
ngành nhựa trong nước vẫn đang trong bước đầu của thời kỳ phát triển so với thế giới.

Đến nay toàn ngành Nhựa Việt Nam gồm khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp trải dài
từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (tại Tp.HCM chiếm hơn 84%) thuộc
mọi thành phần kinh tế với hơn 99,8% là doanh nghiệp tư nhân. Thành phần kinh tế tư
nhân vốn được đánh giá là một bộ phận năng động trong toàn bộ nền kinh tế, do đó có
thể nói rằng ngành Nhựa là một trong những ngành kinh tế có tính năng động ở nước ta.
Các sản phẩm thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là bao bì, sản phẩm nhựa tiêu
dùng, nhựa xây dựng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Và đóng góp vào sự phát triển của
ngành Nhựa còn có hoạt động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay nói
cách khác, ngành Nhựa đang trở thành một ngành kinh tế hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân là các sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị Châu Âu áp mức thuế chống
bán phá giá như với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Chính vì thế, các doanh nghiệp
Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan chuyển sang sản xuất tại Việt Nam để tránh thuế
chống bán phá giá cũng như chênh lệch thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ Trung Quốc,
vì hàng Việt Nam xuất vào Châu Âu trả thuế ít hơn hàng Trung Quốc tối thiểu là 10%.

Về cơ cấu, theo Hệ thống các ngành kinh tế ở Việt Nam, ngành sản xuất sản phẩm
từ plastic được quy định là mã 2220 và được chia nhỏ làm 2 cấp nhỏ:
• Mã 22201: Sản xuất bao bì từ plastic
Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ nhựa dùng để gói hàng như: túi, bao tải, hộp, thùng, hòm, bình
lớn, chai lọ bằng nhựa.
• Mã 22209: Sản xuất sản phẩm khác từ plastic
Nhóm này gồm: Chế biến chất dẻo mới hoặc nhựa đã dùng thành các sản phẩm
trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng sử dụng các hoạt động như khuôn nén; đẩy
nén, thổi nén, phun nén và cắt. Đối với tất cả các quá trình trên, quá trình sản xuất
là quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm.
Cụ thể:
- Sản xuất các sản phẩm plastic bán chế biến như: Đĩa, tấm, khối, mảnh nhựa
(bất kể tự dính hay không)

3
- Sản xuất các sản phẩm nhựa hoàn thiện như: Ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt
bằng nhựa;
- Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, khung, mành, rèm,
ván chân tường, bể hồ chứa nhân tạo, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn
hoặc dạng tấm, đồ thiết bị vệ sinh bằng nhựa như bể bơi plastic, vòi tắm, chậu
tắm, chậu rửa mặt.
- Sản xuất bàn, đồ bếp và đồ nhà vệ sinh bằng nhựa;
- Sản xuất tấm hoặc bản bóng kính;
- Sản xuất tấm phủ sàn bằng nhựa cứng hoặc linoleum;
- Sản xuất đá nhân tạo;
- Sản xuất băng keo;
- Sản xuất sản phẩm nhựa chuyển hoá như: Mũ lưỡi trai, thiết bị ngăn cách, bộ
phận của thiết bị chiếu sáng, thiết bị văn phòng hoặc giáo dục, quần áo bằng
nhựa (nếu chúng được gắn với nhau, không phải là khâu), thiết bị đồ gia
dụng, tượng, băng chuyền, giấy dán tường bằng nhựa, đế giày, tẩu xì gà, lược,
lô cuốn tóc, và các đồ khác.
Theo đó, ngành sản xuất sản phẩm từ plastic cũng có thể chia làm 4 lĩnh vực với
tỷ lệ phân chia doanh nghiệp như bảng sau:

STT Lĩnh vực Tỷ lệ doanh nghiệp

1 Bao bì (Packaging) 37,43%

2 Gia dụng (Consumer) 29,26%

3 Xây dựng (Construction) 18,25%


4 Kỹ thuật (Technical) 15,06%

Bảng 1: Tỷ lệ phân chia các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ plastic
tại Việt Nam năm 2015

2. Tình hình sản xuất và kinh doanh


Năm 2015, ngành nhựa sản xuất và tiêu thụ gần năm triệu tấn sản phẩm. Nếu sản
phẩm nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì đến năm 2015 đã tăng
lên 41kg/năm. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm từ nhựa ở trong nước
ngày một tăng lên. Nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sản phẩm uy
tín trong nước như: ống nhựa của Bình Minh, Tiền Phong, Minh Hùng; bao bì nhựa của
Rạng Đông, Tân Tiến, Vân Ðồn; chai PET và chai ba lớp của Oai Hùng, Ngọc Nghĩa,
Tân Phú v.v.
Đến năm 2022, sản lượng ngành nhựa đạt 9,54 triệu tấn, tăng 1,9%. Kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam tiếp tục tăng nhưng thấp hơn một nửa (10,5%) so
với năm 2021, đạt 5,447 tỷ USD. Tổng doanh thu khoảng 25,18 tỷ USD, tăng 5,68% so
cùng kỳ. Doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ từ 3%
đến 11% tuỳ theo ngành hàng. Do giá nguyên liệu tăng từ 1,3% đến 3,68%, cộng với
chính sách tăng lãi suất cho vay bằng tiền đồng Việt Nam.
Nguyên nhân là do tác động liên tiếp của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế.
Trước khó khăn tứ bề, con số tăng trưởng 1,9% được nhận xét là vô cùng quý giá.
4
Mặc dù có nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng ngành sản xuất sản phẩm nhựa Việt
Nam vẫn đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng
của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều
nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển
chung của toàn ngành công nghiệp.
Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn được đánh giá là có
khả năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất đã tiếp cận với công nghệ hiện đại của
thế giới và được thị trường chấp nhận. Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện đang có mặt
tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Nhật Bản, Campuchia, Lào,
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ v.v. Trong số các thị
trường xuất khẩu, có thị trường sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có được vị trí khá chắc
chắn như Nhật Bản; có những thị trường mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga, Đông Âu, châu Phi với nhu cầu cao đối với sản phẩm nhựa bao bì, sản phẩm nhựa
tiêu dùng và phục vụ xây dựng.

3. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành

Về cơ hội, sản xuất nhựa là một trong những ngành được dự báo sẽ hưởng lợi lớn
từ Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - EU cả xuất khẩu và nhập khẩu. Ngày nay,
các sản phẩm nhựa Việt Nam đang xuất hiện tại 160 thị phần trên thế giới.

So với các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm nhựa Việt Nam có ưu thế về giá và nguồn
nhân lực dồi dào giá rẻ, đặc biệt được hưởng thuế quan ưu đãi. Với hiệp định EVFTA
có hiệu lực 1/8/2020, tất cả các sản phẩm nhựa Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU
sẽ được hưởng mức thuế 0%.

Về thách thức, các sản phẩm nhựa Việt Nam khi xuất khẩu phải đáp ứng được các
quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Và để đáp ứng được các yêu cầu đó, Việt Nam lại cần
nhập khẩu thêm các nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc và một vài nước Châu Á khác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia sản xuất cũng nên chú ý các biện pháp
phòng vệ thương mại, áp lực cạnh tranh, gia tăng chi phí… EU là một trong những thị
trường rất khó tính và tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh.

5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Các chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường


✓ Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà một doanh nghiệp đang nắm giữ được.
Công thức tính thị phần:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑏á𝑛 𝑟𝑎 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
(hoặc )
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔à𝑛ℎ
✓ Tỷ lệ tập trung hoá
Tỷ lệ tập trung hoá (Concentration ratio) là chỉ tiêu thống kê phản ánh tỷ trọng
trong tổng sản lượng của một vài công ty lớn trong ngành. Nó phản ánh mức độ tập
trung hoá người bán trên thị trường và vì vậy dùng làm biến đại diện cho cơ cấu thị
trường.
Tỷ lệ tập trung 4 công ty được tính bằng công thức:
𝑆1 + 𝑆2 + 𝑆3 + 𝑆4
𝐶4 =
𝑆𝑇
Trong đó:
• C4 là tỷ lệ tập trung 4 công ty
• Si là doanh thu của 4 công ty lớn nhất trong ngành
• ST là tổng doanh thu toàn ngành của doanh nghiệp thứ i
Tỉ lệ tập trung hoá nằm trong khoảng [0,1], tỉ lệ này càng tiệm cận với giá trị 1 thì tỉ
lệ tập trung hoá càng cao. Khi 1 ngành bao gồm 1 số lượng rất lớn các công ty, thị phần
của mỗi công ty trong ngành là rất nhỏ thì tỷ lệ tập trung 4 công ty là gần bằng 0. Khi
tổng sản lượng của 1 ngành được đóng góp bởi ít hơn hoặc bằng 4 công ty thì tỷ lệ tập
trung của 4 công ty là 1.
Tỉ lệ tập trung hoá chỉ tính đến các doanh nghiệp hàng đầu mà không tính đến các
doanh nghiệp khác trong ngành. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp còn có thể
sử dụng chỉ số Hirschman – Herfindahl để tính toán mức độ tập trung ngành.

✓ Chỉ số HHI (Hirschman – Herfindahl Index)


Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị
trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường (thường là trước và
sau các giao dịch M&A)

6
Công thức:
𝑛

𝐻𝐻𝐼 = 10.000 × ∑ 𝑤𝑖2


𝑖=1

Trong đó:
• n là số doanh nghiệp trong ngành
• wi là thị phần của doanh nghiệp trong ngành
• i là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường
HHI có giá trị dao động từ 0 đến 10000. HHI nhỏ thể hiện mức độ tập trung thấp.
Nếu HHI = 10000: chỉ tồn tại duy nhất 1 công ty trong ngành
Nếu HHI = 0: tồn tại vô số các công ty nhỏ trong ngành

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu


2.1. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas
Hàm sản xuất Cobb – Douglas được đưa ra bởi Charles W. Cobb và Paul H.
Douglas, là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong đó hàm ý rằng, các yếu tố sản
xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến một mức độ nhất định.
Trong hàm sản xuất Cobb – Douglas, chỉ có hai yếu tố đầu vào là lao động (L) và
vốn (K) được xem xét, và độ co giãn của các yếu tố thay thế bằng 1. Người ta cũng giả
định rằng, nếu có bất kì yếu tố đầu vào nào bằng 0 thì đẩu ra cũng bằng 0.
Hàm Cobb – Douglas có dạng như sau:
𝑄 = 𝐴𝐿𝛼 𝐾𝛽
Trong đó:
• Q là sản lượng sản phẩm sản xuất
• A là hằng số
• L là lao động
• K là vốn được sử dụng
• α là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn
• β là hệ số co giãn của sản lượng theo lao động
Tổng hệ số co giãn α và β có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Nếu tổng hệ số co giãn (α + β) = 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi không
thay đổi theo quy mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng đầu
ra.

7
Nếu tổng hệ số co giãn (α + β) > 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi tăng
dần theo quy mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng đầu
ra.
Nếu tổng hệ số co giãn (α + β) < 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi giảm
dần theo quy mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng đầu
ra.
Để ứng dụng phương pháp này người ta đưa mô hình về dạng tuyến tính bằng cách
Logarit hoá hai vế của công thức hàm Cobb – Douglas:
log(𝑄) = log(𝐴) + 𝛼 log(𝐿) + 𝛽 log(𝐾)
Để sử dụng hàm Cobb – Douglas đo lường hiệu quả kinh doanh theo quy mô của
các doanh nghiệp các ngành dịch vụ, nhóm nghiên cứu sử dụng tổng doanh thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh thuần thay thế sản lượng đầu ra, hai yếu tố lao động (L) và
vốn (K) giữ nguyên cũng mang ý nghĩa tương đương như trong mô hình gốc.

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Bài tiểu luận này được nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ bộ số liệu
điều tra các doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ giai đoạn 2015 – 2017 của tổng cục
Thống kê (GSO). Nhóm nghiên cứu lựa chọn điều tra trên dữ liệu các loại hình doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và liên quan đến ngành sản xuất sản
phẩm từ plastic.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Đánh giá mức độ tập trung của ngành sản xuất sản phẩm từ plastic tại Việt Nam
trong giai đoạn 2015 – 2017 dựa trên hai chỉ số CR4 và HHI. Kết quả của mức độ tập
trung sẽ dẫn đến tác động đối với cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh trong thị
trường ngành sản xuất sản phẩm từ plastic.
Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố sản xuất lên kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu sử dụng hàm Cobb – Douglas dạng
tuyến tính để xây dựng mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm từ plastic tại Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng ma trận tương quan để xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với
nhau, nếu giữa các biến có tương quan cao thì dễ gây ra đa cộng tuyến. Ngoài ra, bài
tiểu luận cũng sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả để xử lý và
phân tích số liệu.

8
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH

1. Cách xử lý số liệu

Trước khi tiến hành tính toán các chỉ số đo lường mức độ tập trung cũng như
xây dựng mô hình trong ngành sản xuất sản phẩm từ plastic tại Việt Nam giai
đoạn 2015 - 2017, nhóm tác giả cần xử lý số liệu. Các bước xử lý số liệu được
thực hiện như sau:
• Bước 1: Sử dụng Stata mở bộ số liệu các doanh nghiệp năm 2015, 2016 và
2017 - chọn file 2015_1A_reduced.dta, 2016_1A_reduced.dta và
2017_1A_reduced.dta.
• Bước 2: Trong ô lệnh command sử dụng lệnh keep để giữ lại các biến cần thiết:
keep tennganhkd nganh_kd tsld ld11 ts11 ts12 kqkd1 ma_thue
Sau khi sử dụng lệnh, các chỉ số xuất hiện sau lệnh keep sẽ được giữ lại, các chỉ
số còn lại sẽ bị loại bỏ. Sau đây là ý nghĩa các biến được giữ lại:

Bảng 2: Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trong mẫu dữ liệu


Ký hiệu Ý nghĩa

tennganhkd Tên ngành nghề sản xuất kinh doanh


nganh_kd Mã ngành

tsld Tổng số lao động đầu kỳ

ld11 Tổng số lao động cuối kỳ

ts11 Tổng tài sản đầu kỳ

ts12 Tổng tài sản cuối kỳ


kqkd1 Doanh thu bán hàng

ma_thue Mã số thuế

• Bước 3: Từ bảng các dữ liệu cần thiết thu được ở Stata, copy vào Excel, sau đó
sử dụng chức năng Filter trên thanh công cụ.
• Bước 4: Tại cột nganh_kd lần lượt lọc ra hai mã ngành 22201 và 22209. Trong
đó:
o 22201: mã ngành sản xuất bao bì từ plastic
o 22209: mã ngành sản xuất sản phẩm khác từ plastic
Tổng quan về các dữ liệu cần thiết:
• Thống kê được mã ngành 22201 năm 2015 có 117 doanh nghiệp, năm 2016 có
107 doanh nghiệp, năm 2017 có 108 doanh nghiệp; mã ngành 22209 năm 2015
có 191 doanh nghiệp, năm 2016 có 169 doanh nghiệp, năm 2017 có 174 doanh
nghiệp.
• Các biến được thống kê bởi tất cả các doanh nghiệp

9
2. Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa
2.1. Thị phần
Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như có cái nhìn toàn
diện hơn về ngành sản xuất các sản phẩm từ plastic tại Việt Nam giai đoạn 2015 -
2017, dưới đây là bảng thống kê tỷ lệ nắm giữ thị trường của 4 công ty lớn nhất của
các ngành 22201 và 22209 vào giai đoạn 2015 - 2017 như sau:
Bảng 3: Thị phần các hãng ngành sản xuất sản phẩm từ plastic giai đoạn 2015 - 2017

Năm Mã ngành Mã số thuế Thị phần


2015 22201 900108380 0,0749626

3700257662 0,0625371

303560032 0,0610884

800373586 0,0605397

Còn lại 0,7408723

Tổng 1

22209 200167782 0,0887548

3700337163 0,0359262

2500217526 0,0310395

3700510650 0,0284790

Còn lại 0,8158005

Tổng 1

2016 22201 3700257662 0,0777878

900108380 0,0644816

300391040 0,0618725

302272627 0,0400357

Còn lại 0,7558224

10
Tổng 1

22209 3700337163 0,0573864

800373586 0,0513379

1100101324 0,0337133

3700510650 0,0335514

Còn lại 0,8240110

Tổng 1

2017 22201 900108380 0,1120423

3700257662 0,0927349

302272627 0,0478220

700241917 0,0440973

Còn lại 0,7033036

Tổng 1

22209 200167782 0,0941774

800373586 0,0752385

3700337163 0,0456060

302692050 0,0311386

Còn lại 0,7538394

Tổng 1

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán dựa trên sự trợ giúp của phần mềm STATA
Nhìn vào bảng, ta thấy thị phần của 4 doanh nghiệp lớn nhất của cả 2 ngành
chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy mức độ tập chung là rất nhỏ, tính chuyên môn hóa
của doanh nghiệp thấp.

11
2.2. Tính HHI và CR4
Dựa vào số liệu cho trước và công thức ở chương 1, nhóm tính được kết quả
như sau:

Bảng 4: Tổng hợp giá trị HHI và CR4

Năm Mã ngành HHI CR4

2015 22201 0.0299122 0.2591277

22209 0.021142 0.1841995

2016 22201 0.0292303 0.2441776

22209 0.0202199 0.175989

2017 22201 0.0372977 0.2966964

22209 0.0277642 0.2461605

2.3. Phân tích mức độ tập trung của ngành

Dựa vào chỉ số HHI và CR4, có thể thấy được ngành có mức độ tập trung thấp.
Đồng nghĩa với việc thị trường tồn tại một lượng lớn các doanh nghiệp và các
ngành đang có xu thế cạnh tranh hoàn hảo.

3. Phân tích và đánh giá mô hình ước lượng, kiểm định


3.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu bns hàng
của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm từ plastic.

Mô hình sử dụng các biến:


• Biến phụ thuộc được sử dụng trong bài là Doanh thu bán hàng (lnSales)
• Biến độc lập:
+ Nhóm nhân tố về yếu tố sản xuất:
• Số lượng lao động (lnL- labor) là tổng số lao động bình quân trong kỳ,
dược tính bằng trung bình cộng của số lao động đầu kỳ và số lao động cuối kỳ
của doanh nghiệp.
• Nguồn vốn (lnK- capital) là tổng tài sản bình quân trong kỳ, được tính
bằng trung bình cộng của tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ của doanh nghiệp.

12
Bảng 5: Giải thích ý nghĩa các biến độc lập

Biến Giải thích Đơn vị Dấu kỳ vọng

lnL Tổng lao động bình quân của doanh nghiệp Người +

lnK Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp Tỷ đồng +

Mô hình hàm hồi quy tổng thể:

lnSalesi =β0 + β1 lnLi + β2 lnKi + ui

Trong đó:

β0 là hệ số chặn

β1 là hệ số góc của biến lnL

β2 là hệ số góc của biến lnK

ui là sai số ngẫu nhiên của tổng thể, đại diện cho những nhân tố khác ảnh
hưởng tới lnSales nhưng không được đề cập trong mô hình

Mô hình hàm hồi quy mẫu:


̂0 + 𝛽
𝑙𝑛𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖 = 𝛽 ̂1 𝑙𝑛𝐿𝑖 + 𝛽
̂2 𝑙𝑛𝐾𝑖 + 𝑢̂𝑖

Trong đó:
̂ là ước lượng của hệ số chặn
𝛽0

̂ là ước lượng của hệ số góc của biến lnL


𝛽1

̂ là ước lượng của hệ số góc của biến lnK là phần dư ước lượng của sai số
𝛽2
ngẫu nhiên

𝑢̂𝑖 là phần dư ước lượng của sai số ngẫu nhiên

Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong bài là dữ liệu bảng gồm 866 quan sát là
866 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Sản xuất sản phẩm từ plastic lấy từ Phiếu
Điều tra Doanh nghiệp giai đoạn năm 2015 - 2017 – Tổng điều tra kinh tế, thực hiện
bởi Tổng cục Thống kê.

13
Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Tên Số quan Giá trị trung Sai số Giá trị nhỏ Giá trị lớn
biến sát bình chuẩn nhất nhất
lnsales 866 11.28769 1.512962 6.447306 15.30699
lnL 866 4.701658 1.092692 1.609438 7.892265
lnK 866 11.18116 1.418335 6.014937 15.16113

Bảng 7: Ma trận tương quan các biến

Tên biến lnsales lnL lnK


lnsales 1.0000
lnL 0.7848 1.0000

lnK 0.8725 0.6905 1.0000

Cor ( lnSales; lnL) = 0,7848 > 0: tương quan giữa 2 biến là đồng biến, dự đoán dấu
của hệ số hồi quy ước lượng là dương.

Cor ( lnSales, lnK ) = 0,8725 > 0: tương quan giữa 2 biến là đồng biến, dự đoán dấu
của hệ số hồi quy ước lượng là dương.

3.2. Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê

Bảng 8: Bảng kết quả ước lượng OLS

Source SS df MS
Number of obs = 866
F(4, 861) = 2031.89
Model 1633.19853 2 816.599265 Prob > F = 0.0000
R-squared = 0.8248
Residual 346.832346 863 .401891479 Adj R-squared
= 0.8244
Root MSE = 0.63395
Total 1980.03088 865 2.28905304

14
lnsales Coefficient Std. err. t P>t [95% conf. interval]

lnL 0.482501 0.0272719 17.69 0.000 0.4289739 0.536028

lnK 0.6740611 0.0210104 32.08 0.000 0.6328236 0.7152986


_cons 1.482353 0.1746242 8.49 0.000 1.139615 1.825091

Diễn giải kết quả

Sau khi ước lượng bằng phương pháp OLS ta thu được kết quả nhưu sau:

lnSalesi = 1.482353 + 0.482501 lnLi + 0.6740611 lnKi

Ý nghĩa các tham số hồi quy:

• Khi tổng số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp tăng 1% và thì
doanh thu của doanh nghiệp tăng 0.482501% nếu các yếu tố khác không đổi.
Điều này đúng với kỳ vọng.
• Khi tổng số tài sản bình quân trong kỳ của doanh nghiệp tăng 1% thì doanh thu
của doanh nghiệp tăng 0.6740611% nếu các yếu tố khác không đổi. Điều này
đúng với kỳ vọng.
• Hệ số chặn là 1.482353
• Mô hình có R2 = 0.8270 là mức tương đối tốt, tức là mô hình hồi quy tuyến tính
đang được thống kê phù hợp với các biến độc lập ở mức 82,7%.

3.3. Các kiểm định mô hình

• Kiểm định sự phù hợp của mô hình và ý nghĩa thống kê

Thiết lập cặp giả thiết:

• H0 là hệ số hồi quy của biến độc lập không có ý nghĩa thống kê (𝛽i = 0; i = 1,2)
• H1 là hệ số hồi quy các biến độc lập có ý nghĩa thống kê (𝛽i ≠ 0; i = 1,2)

Dựa vào kết quả ước lượng của mô hình trong Bảng 5 ta có:

• Hệ số chặn: P-value = 0.000 < 0.05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H0: Vậy hệ số hồi
quy của hệ số chặn có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
• Biến lnL: P-value = 0.000 < 0.05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H0: Vậy hệ số hồi
quy của biến lnL có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
• Biến lnK: P-value = 0.000 < 0.05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H0: Vậy hệ số hồi
quy của biến lnK có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.

15
Kết luận: Sau khi sử dụng phương pháp kiểm định P-value để kiểm tra ý nghĩa thống
kê của các hệ số hồi quy, có thể khẳng định hệ số hồi quy của biến lnL và lnK đều có ý
nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 5%.

• Mô hình có R2 = 0,8270>50% nên được đánh giá là phù hợp.


• Kiểm định đa cộng tuyến

Trong mô hình hồi quy, nếu các biến độc lập có quan hệ chặt chẽ với nhau, các biến
độc lập có mối quan hệ tuyến tính, nghĩa là các biến độc lập có tương quan chặt, mạnh
với nhau thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, đó là hiện tượng các biến độc lập trong
mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Khi có đa cộng tuyến,
sai số chuẩn của các hệ số sẽ lớn và thống kê có ít ý nghĩa. Xét nhân tử phóng đại
phương sai VIF. Nếu VIF<10 thì mô hình không xảy ra đa cộng tuyến hoặc có thể xảy
ra nhưng không nghiêm trọng.

Ta có cặp giả thuyết sau:

H0: Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

H1: Mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến

Sử dụng lệnh VIF kiểm định trong phần mềm Stata thu được kết quả:

Variable VIF 1/VIF


lnL 1.91 0.523198
lnK 1.91 0.523198
Mean VIF 1.91

Các chỉ số trên đều < 10, suy ra không bác bỏ giả thuyết H0, tức không có hiện tượng
đa cộng tuyến.

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH

Một trong những ứng dụng tiêu biểu của lý thuyết trò chơi vào trong kinh doanh
là chính sách cạnh tranh của tập đoàn Intel và AMD.

Intel được sáng lập vào năm 1968 bởi Robert N.Noyce và Gordon Moore. AMD
được sáng lập năm 1969 bởi Walter Jeremiah Sanders. Cả hai là những đối thủ cạnh
tranh lớn nhất trong thị trường bộ vi xử lí máy tính CPU. Sự cạnh tranh của hai công
ty dựa trên chất lượng sản phẩm, chiến lược tiếp thị cũng như giá cả. Quyết định của
họ không chỉ phụ thuộc vào hành động của chính công ty mà còn phụ thuộc vào hành
động của đối thủ cạnh tranh.

16
Intel và AMD đã ở trong tình huống “thế tiến thoái lưỡng nan của tù nhân”. Khi
ở trong mô hình này, cả hai công ty chọn hợp tác hoặc cạnh tranh với nhau, nếu hợp
tác cả hai cùng có lợi, ngược lại nếu cả hai chọn cạnh tranh thì cả hai đều bất lợi, nếu
một người hợp tác một người cạnh tranh thì người cạnh tranh sẽ thắng. Vào thập niên
1980, Intel và AMD từng ký hợp đồng trao đổi công nghệ, AMD trở thành nhà cung
cấp thứ hai cho Intel. Sau khi cả hai ngừng hợp tác, AMD đã thiết kế ngược các chip
của Intel để tạo ra sản phẩm tương thích với phần mềm kiến trúc x86 đột phá của Intel.
Thoả thuận dàn xếp năm 1995 đã khiến AMD có quyền thiết kế chip x86.

Đến năm 1999, AMD đã tung ra một sản phẩm cạnh tranh với IMD nhờ tốc độ
của vi xử lý. Hai hãng bắt đầu việc giảm giá sản phẩm của mình để giành thị trường.
Intel là công ty lớn và luôn muốn mở rộng thị trường nên chọn giải pháp giảm giá.
AMD biết chắc Intel sẽ cạnh tranh về giá nên cũng vì thế mà tham gia trò chơi giảm
giá, nếu không có thể họ không chỉ không giành được thị phần mà còn có thể bị bật ra
khỏi ngành. Do đó, cân bằng Nash được thành lập. Cân bằng Nash giải thích sự cân
bằng giữa hai bên trong một cuộc cạnh tranh, cả hai đều có lợi nhất khi mỗi bên lựa
chọn chiến lược tốt nhất dựa trên chiến lược của đối thủ. Do AMD hạ giá bán rất
nhanh và sản phẩm có tốc độ cao hơn Intel lúc ấy nên đã giành được thị phần từ Intel,
doanh số bán ra tăng gấp đôi vào quý 2 năm 2000 và tăng 52% số lượng sản phẩm so
với quý 1. Tuy nhiên, cuộc chiến về giá cả đã ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận
của cả hai công ty. Tháng 10/2001, doanh thu của AMD giảm 22%, phải đóng cửa hai
nhà máy và cắt giảm hơn 2000 công nhân. Hai hãng sau đó liên tục tung ra các sản
phẩm mới và giảm giá nhanh chóng khiến cuộc chiến về giá tiếp tục kéo dài. Đến năm
2006, Intel cho ra các dòng sản phẩm mạnh, tuy nhiên AMD lại không đủ cạnh tranh
về công nghệ, do đó Intel đã giành lại thị trường của mình.

Intel đã luôn tìm cách bảo vệ thị phần của mình bằng cách sẵn sàng tham gia các
trò chơi cạnh tranh, bất chấp việc này ảnh hưởng doanh thu, lợi nhuận của hãng. Trong
khi đó, nếu hai hãng lựa chọn cùng hợp tác như chia sẻ công nghệ hoặc hạn chế giảm
giá mạnh thì cả hai đều sẽ hưởng lợi. Do cả hai cạnh tranh về giá nên người tiêu dùng
đã được hưởng lợi khi giá giảm mạnh. Trong dài hạn, do AMD là công ty nhỏ nên đã
chịu nhiều thất bại hơn so với Intel. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, AMD đã dần sánh
ngang với Intel do công ty này bắt đầu chú trọng hơn ở chất lượng sản phẩm, song
song với đó mức giá cũng rất cạnh tranh so với Intel.

KẾT LUẬN

Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine Covid 19 và nhiều chính sách kích cầu đã
thúc đẩy nền kinh tế sôi động trở lại. Các hoạt động giao thương được khơi thông nên
việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu sản phẩm đầu ra cũng trở nên dễ dàng
hơn. Đặc biệt, đây là giai đoạn mà các hiệp định thương mại đi vào hiệu lực, kích thích
ngành sản xuất nói chung và sản xuất sản phẩm nhựa nói riêng đạt được những bước
tiến lớn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành sản xuất sản phẩm nhựa
phải chú trọng nhiều hơn việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm… Để đạt
được kết quả đó thì cần sự nỗ lực đến từ cả phía Nhà nước cũng như các doanh nghiệp.

17
Về phía Nhà nước, cần xây dựng các văn bản pháp luật công khai, minh bạch. Các
cơ quan, đơn vị hành chính cần đẩy mạnh rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính. Thêm
vào đó, phải duy trì tốt các mối quan hệ ngoại giao với các nước để không làm đứt gãy
chuỗi cung ứng khi ngành sản xuất sản phẩm nhựa vẫn còn phải phụ thuộc nguồn nguyên
liệu từ nước ngoài. Cùng với đó là các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để
giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao về mặt công nghệ, quản lí.

Về phía các doanh nghiệp, cần linh hoạt trong các khâu sản xuất, tránh bị động và
giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc đổi
mới, sáng tạo để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu của cả khách hàng trong nước và nước ngoài.

Chắc chắn, với sự đồng lòng của Nhà nước và các doanh nghiệp, trong tương lai,
ngành sản xuất sản phẩm từ nhựa sẽ còn thành công hơn nữa cả ở thị trường trong nước
lẫn thị trường quốc tế, trở thành một trong những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao
của kinh tế nước nhà.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hiệp hội nhựa Việt Nam. Tổng quan Ngành. https://vpas.vn/gioi-thieu/tong-


quan-nganh.html
- Ngân hàng Pháp luật. (12/09/2018). Nhóm ngành sản xuất sản xuất sản phẩm
từ plastic gồm những hoạt động gì? https://nganhangphapluat.lawnet.vn/tu-van-phap-
luat/doanh-nghiep/nhom-nganh-san-xuat-san-xuat-san-pham-tu-plastic-gom-nhung-
hoat-dong-gi-260450
- Carno Việt Nam. (02/12/2022). Dự đoán xu hướng phát triển ngành nhựa Việt
Nam cuối năm 2022. https://carnovn.com/xu-huong-phat-trien-cua-nganh-nhua-viet-
nam/#12Tong_quan_ve_nganh_nhua_Viet_Nam
- Duy Chí. (11/01/2023). Khó khăn có làm tăng cơ hội cho ngành Nhựa Việt
Nam? https://congnghiepmoitruong.vn/kho-khan-co-lam-tang-co-hoi-cho-nganh-nhua-
viet-nam-9459.html
- Tuệ An. (16/06/2022). EVFTA – Cơ hội và thách thức cho ngành nhựa Việt
Nam. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/evfta-co-hoi-va-thach-thuc-
cho-nganh-nhua-viet-nam.html
- CNN Money. (08/02/1999). Intel-AMD price war rages on for low-cost chips.
https://money.cnn.com/1999/02/08/technology/chips/
- AMD. (n.d.). About AMD. https://www.amd.com/en/corporate/about-amd
- Silicon Valley Historical Association. (2008). Intel History.
https://www.siliconvalleyhistorical.org/intel-history

19
Phụ lục (do-file)
• Lọc dữ liệu:
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2015_1A_reduced.dta", clear
keep tennganhkd nganh_kd tsld ld11 ts11 ts12 kqkd1 lhdn ma_thue
gen nam=2015
keep if nganh_kd == 22201|nganh_kd==22209
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2016_1A_reduced.dta", clear
destring nganh_kd, replace
keep tennganhkd nganh_kd tsld ld11 ts11 ts12 kqkd1 lhdn ma_thue
gen nam=2016
keep if nganh_kd == 22201|nganh_kd==22209
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2017_1A_reduced.dta", clear
destring nganh_kd, replace
keep tennganhkd nganh_kd tsld ld11 ts11 ts12 kqkd1 lhdn ma_thue
gen nam=2017
keep if nganh_kd == 22201|nganh_kd==22209
• Mô tả mã ngành kinh doanh
tab nganh_kd
• Tạo biến K và L:
gen L = (tsld + ld11) / 2
gen K = (ts11 + ts12) / 2
• Đổi tên biến hoặc tạo biến mới:
rename kqkd1 sales
gen lnsales = ln(sales)
gen lnL = ln(L)
gen lnK = ln(K)
egen T_sales1=total(sales) if nganh_kd==22201
egen T_sales2=total(sales) if nganh_kd==22209
gen w1=sales/T_sales1 if nganh_kd==22201
gen w2=sales/T_sales2 if nganh_kd==22209
gsort -w1 -w2
• Mô tả loại hình doanh nghiệp
tab lhdn
gen loaihinh =.
replace loaihinh =1 if lhdn <11
replace loaihinh =2 if lhdn>10 & lhdn<14
• Kiểm định bỏ sót biến:
reg lnsales lnK lnL i.loaihinh
estat ovtest
• Mức độ tập trung ngành:
• Tính CR4:
• Năm 2015:
gen CR41= w1[1]+w1[2]+w1[3]+w1[4]
gen CR42= w2[118]+w2[119]+w2[120]+w2[121]
• Năm 2016:

20
gen CR41= w1[1]+w1[2]+w1[3]+w1[4]
gen CR42= w2[108]+w2[109]+w2[110]+w2[111]
• Năm 2017:
gen CR41= w1[1]+w1[2]+w1[3]+w1[4]
gen CR42= w2[109]+w2[110]+w2[111]+w2[112]
• Tính HHI:
egen HHI1=total(w1^2)
egen HHI2=total(w2^2)
• Lưu dữ liệu từng năm:
Năm 2015: save 2015
Năm 2016: save 2016
Năm 2017: save 2017
• Nối dữ liệu 3 năm:
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2015.dta", clear
append using "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2016.dta"
append using "C:\Users\ADMIN\Downloads\TCN\Tiểu luận\2017.dta"
• Mô tả thống kê:
su lnsales lnL lnK
• Mô tả tương quan:
corr lnsales lnL lnK
• Mô hình hồi quy:
reg lnsales lnL lnK
• Kiểm định đa cộng tuyến:
vif

21

You might also like