You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÀNG ĐƠN TỪ VL NHỰA VÀ BB DẠNG
TÚI – BAO TỪ VL NHỰA. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÀNG ĐA LỚP
TỪ VL NHỰA/NHỰA, NHỰA/KL, NHỰA/GIẤY/KL.

GVHD: HOÀNG XUÂN TÙNG

NHÓM 1
Thành viên
1. Phạm Thị Xuân Dung DH61603568

2. Trần Hoàng Đức DH61602343

3. Huỳnh Phú Cường DH61601828

4. Nguyễn Thị Phương Lan DH61603404

5. Nguyễn Thị Phương Tâm DH61600329

6. Nguyễn Thị Thùy Trang DH61600560

7. Nguyễn Thị Thảo Vy DH61602683

8. Trần Hữu Thiện DH6160

9. Trương Tô Quỳnh Như DH61602558

10. Trần Công Minh DH61600907

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2019


Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ..............................................................................1
1. Lịch sử .........................................................................................................................................1
2. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới ................................................................................1
2.1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á ...1
2.2. Nguồn nguyên liệu vẩn phụ thuộc và tự nhiên dầu mỏ...................................................2
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU ......................................................................................................................4
1. Các loại vật liệu chế tạo màng đơn ...........................................................................................4
1.1. Polyetylene – PE .................................................................................................................4
1.2. Polypropylene – PP ............................................................................................................5
1.3. Polyester – PET ..................................................................................................................6
1.4. Polyamide – PA...................................................................................................................7
2. Các loại vật liệu chế tạo màng đa lớp .......................................................................................8
3. Phụ gia .........................................................................................................................................8
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO................................................................ 10
1. Quy trình sản xuất màng đơn – bao bì dạng túi từ vật liệu nhựa ....................................... 12
1.1. Quy trình sản xuất màng thổi ........................................................................................ 12
1.2. Quy trình sản xuất màng cán ......................................................................................... 14
1.3. Ứng dụng .......................................................................................................................... 16
1.4. Ưu, nhược điểm của màng thổi và màng cán: .............................................................. 16
2. Quy trình sản xuất màng ghép ............................................................................................... 17
2.1. Phương pháp chế tạo bao bì đa màng nhựa/nhựa........................................................ 17
2.2. Phương pháp ghép màng (đối với màng nhôm/giấy/nhựa) ......................................... 18
2.2.1. Phương pháp ghép ướt………………………………………………………………………………….…….17

2.2.2. Phương pháp ghép không dung môi………………………………….………………………………….17

2.3. Ưu nhược điểm của bao bì đa lớp .................................................................................. 19


CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG ............................................................................................................... 20
1. Ứng dụng của màng đơn......................................................................................................... 20
2. Ứng dụng của màng đa lớp .................................................................................................... 20
MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu cho sự sống và phát triển của con người.
Trãi qua nhiều thời kỳ với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, thực
phẩm không những được tạo ra thủ công ở gian bếp của gia đình mà còn được con người
áp dụng các kỹ thuật công nghệ chế biến hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về thị hiếu
lẫn kinh tế của người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi cá yếu tố bên ngoài như nước,
đất, không khí, vi sinh vật…Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì cẩn thận
với mục đích đảm bảo chất lượng thực phẩm ở thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh đó,
xã hội càng phát triển cũng đi đôi với nhu cầu người tiêu dùng được nâng cao, cho nên
bao bì được ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần và bao gói và bảo vệ mà nó đã
trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phảm và gây dựng thương hiệu.
Hiện nay, việc lựa chọn chất liệu bao bì nắm giữ vai trò then chốt đối với sự thành
công của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất luôn lựa chọn những chất liệu có đặc tính phù
hợp nhất cho sản phẩm và thêm vào đó là giá thành và tính linh hoạt của vật liệu. Trong
đó, bao bì nhựa là một trong những lựa chọn hàng đầu cho số lượng lớn các nhà kinh
doanh trong nước và quốc tế nhờ vào tính ưu việt mà chất liệu này mang lại.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1. Lịch sử
Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn hydrocacbon từ dầu mỏ. Bao bì plastic thường
không mùi, không vị, có loại có thể đạt đô mềm dẻo, nhưng cũng có loại đạt độ cứng
vững chắc, chống va chạm cơ học, chống thấm hơi, khí. Chịu được nhiệt độ thanh trùng
hoặc nhiệt độ lạnh đông. Không thể tái sử dụng đối với bao bì chứa đựng thực phẩm.
Tồn tại ở cả hai trạng thái: trạng thái kết tinh là mạch polymer sắp xếp song song, có
định hướng nên có tính chống thấm khí, bền cơ lý cao; trạng thái vô định hình là phân
nhánh càng nhiều, tính chống thấm khí càng giảm. Có loại trong suốt, hoặc cũng có loại
mờ đục. In ấn dễ dàng, đạt được độ mỹ quan theo yêu cầu. Đặc điểm nổi bật là nhẹ hơn
tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở. Công
nghệ chế tạo bao bì plastic đã và đang phát triển cao độ, nhưng cũng gây sự gia tăng ô
nhiễm môi trường vì không có khả năng tái sinh hoàn toàn. Plastic thuộc loại nhựa nhiệt
dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch; khi nhiệt độ chưa đến điểm phá hủy cấu trúc của nó
thì khi nhiệt độ càng cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì
thường hóa rắn. Plastic là loại polyme chứa 5000 – 10000 monomer, có các dạng sau:
Homopolyme: cấu tạo từ 1 loại monomer. Copolyme: cấu tạo từ 2 loại monomer.
Terpolyme: cấu tạo từ 3 loại monomer.
Năm 1838, Chất dẻo đầu tiên được làm ra là vinyl clorua. Tiếp theo đó là
chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847.
Năm 1869, trong khi tìm kiếm một chất thay thế cho ngà voi, nhà phát minh John
Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn.
Vào năm 1909 nhựa được phát triển mạnh nhất bởi nhà hóa học người Mỹ Leo
Baekeland, ông đã khám phá ra phenol formaldehyd.
Năm 1933, polyethylene được các nhà nghiên cứu Reginald Gibson và Eric
Fawcett phát hiện ra.
Năm 1954, Polypropylene được Giulio Natta tìm thấy và bắt đầu được sản xuất
vào năm 1957.
Trong thập niên 1930, polystyrene (PS) được BASF sản xuất đầu tiên.

2. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới


2.1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực
châu Á
Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình
9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới
nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010.
Tăng trưởng của ngành Nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông
Nam Á với gần 20% năm 2010.
1
Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành Nhựa là do nhu cầu thế giới đang
trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu
tấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF). Nhu cầu nhựa bình
quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ
và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị
trường này trong năm 2009 – 2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á
khoảng 12-15%. Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào
tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa (End-Markets) như ngành thực
phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á). Nhu cầu cho sản phẩm
nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong
ngành thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩy
tăng nhu cầu nhựa thế giới.
2.2. Nguồn nguyên liệu vẩn phụ thuộc và tự nhiên dầu mỏ
Xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng giảm đẩy giá hạt nhựa lên
cao (nhất là vào quý 2 và quý 4). Nguyên nhân chính là do tăng giá dầu thô và gas tự
nhiên - nguyên liệu đầu vào sản xuất hạt nhựa.
Trung Quốc và Trung Đông đang dần soán ngôi Mỹ và Tây Âu trong cung và cầu
hạt nhựa. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng
24% kể từ năm 2006. Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ,
châu Âu với 23% và Bắc Mỹ 21%. Nhu cầu cho hạt nhựa PE và PP là lớn nhất (29%
và 19%). Nhựa PET (8%) là nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm. Nguồn cung
hạt nhựa PET đã tăng 25% từ năm 2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của phân
nhóm này.
Hiện tại, Trung Quốc, Trung Đông và Nga sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu nhựa
nhiều nhất thế giới. Thị trường Trung Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất. 6 tháng đầu
năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 21 triệu tấn hạt nhựa, tăng 23% so với cùng kỳ
năm ngoái, trong đó, PVC chiếm 28.2% tổng sản lượng. Trong khi đó, Trung Đông là
khu vực sản xuất PE lớn nhất. Xuất khẩu PE ở Trung Đông dự kiến tăng từ 4.3 triệu
tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu (Nguồn: ICIS). Như
vậy, giá hạt PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các khu vực này.

Hình 1.1: Sản lượng nhựa thế giới

2
Hình 1.2: Phân loại hạt nhựa

Hình 1.3: Cơ cấu sản phẩm từ nhựa

3
CHƯƠNG II:
1. Các loại vật liệu chế tạo màng đơn
Bao bì là loại vật dụng để bao, gói, giữ, chứa đựng một loại sản phẩm, trợ giúp trong
việc vận chuyển và lưu trữ.
Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra
và thương mại… một cách thuận lợi.
Màng đơn lớp (Single-layer film) là màng mỏng chỉ gồm một lớp vật liệu . Tính chất
của màng được tạo ra từ lớp vật liệu đó. Đối với loại màng đơn này nguyên liệu sử dụng
chủ yếu là PE (PELD, PELLD) và PP, PET, OPP, PA, EVOH.
1.1. Polyetylene – PE

Tính chất vật lý:


Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng
láng, mềm dẻo.
Chống thấm nước và hơi nước tốt.
Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều
kém.
Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh
dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcohol, Acêton,
H2O2…

Hạt nhựa PE
Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi
trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm được
chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Ứng dụng:

4
Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác
nhau.

Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng
nắp PE phài được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
Một số sản phẩm của phản ứng trùng hợp PE:

 Linear low density polyetylen (LLDPE),


 Low density polyetylen (LDPE),
 Medium density polyetylen (MDPE),
 High density polyetylen (HDPE).

1.2. Polypropylene – PP

5
Hạt nhựa PP
Tính chất vật lý:
Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như
PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ
dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
Nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC) cao so với PE có thể gây chảy hư hỏng
màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Ứng dụng:
Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy
hóa một cách nghiêm nhặt.
Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính
chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo
sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
1.3. Polyester – PET

Hạt nhựa PET


6
Tính chất vật lý:
Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài
mòn cao, có độ cứng vững cao.
Trơ với môi trường thực phẩm.
Trong suốt.
Chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
Ứng dụng:
Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết,
nước giải khát có gas….
1.4. Polyamide – PA

Hạt nhựa PA
Tính chất vật lý:
Chống thẩm thấu khí hơi rất tốt.
Chống thấm nước kém.
Không có tính cứng vững như PP, do đó không có chế tạo chai lọ.
Có khả năng hấp thụ nước, hơi nước.
Có tính chống thấm khí O2, N2, CO2 rất cao.
Có tính bền cơ lý cao: chịu được va chạm, chống được sự trầy xước, mài mòn, và xé
rách hoặc thủng bao bì.
Có khả năng hàn dán nhiệt khá tốt.
Có khả năng in ấn tốt, không cần xử lý bề mặt trước khi in.
Ứng dụng:
Màng PA ghép cùng với PE, dùng làm bao bì chứa thực phẩm lạnh đông và thực
phẩm dạng lỏng có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng đến 1000C trong 10 phút, hoặc
làm màng co bao bọc thực phẩm ăn liền.
Dùng làm bao bì hút chân không hoặc bao bì ngăn cản sự thẩm thấu O 2 hoặc thoát
hương.
7
2. Các loại vật liệu chế tạo màng đa lớp
Giấy: được sản xuất từ bột gỗ. Giấy bìa gợn song được sử dụng làm bao bì ngoài đa
số các loại sản phẩm. Vì nó có tính bền cơ học rất cao, có thể bảo vệ sản phẩm đựng bên
trong, chống lại những tác động cơ học. Bên cạnh đó, đặc tính nhẹ của giấy bìa gợn sóng
rất hiệu quả khi vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, giấy bìa gợn còn có thể tái sản
xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
Sắt tráng thiếc
Nhôm: được sử dụng cho nhiều mục đích. Đặc tính mềm dẻo của nó cho phép chế
tạo lá nhôm một cách dễ dàng.
Bao bì nhiều lớp được phân loại theo vật liệu như: nhựa/ nhựa, nhựa/kim loại,
nhựa/kim loại/giấy.
 Bao bì nhựa/nhưa: gồm các màng nhưa được ghép lại với nhau. Các màng nhựa
này có những đặc tính khác nhau. Ví dụ: PET/PE, OPP/PE, PET/NPET,
BOPP/PE,
 Bao bì nhựa/kim loại: gồm các màng nhựa và màng kim loại (thường là nhôm)
ghép với nhau. Ví dụ: PET/PE/A1/PE, BOPP(PET)/A1/PE,…
Kim
 Bao bì nhựa/giấy/kim loại: giấy/PET/nhôm/LDPE dùng cho thực phẩm khô cần
màng ngăn hơi nước, khí và ánh sáng. Lớp ngoài cùng là PE chống ẩm, lớp in
mực (cellopane) dễ in, lớp giấy làm tăng độ cứng cho bao bì.
3. Phụ gia
Tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất mà sàn phẩm được bổ sung các chất phụ gia như
sau:
 Chất tang cơ lý tính (tính dai, tính dẻo, tính va đập) cho các loại nhựa phổ thông
như PE, PP,…và các loại nhựa kỹ thuật như ABS, PS,PC…
 Chất tang khả năng ngậm mùi khi sản phẩm ngậm mùi cao.
 Chất tương hợp, tăng khả năng liên kết trộn các chất với nhau ABS/PC, PP/PE…
- Chất ổn định nhiệt, ổn định gia công, hạn chế biến mùi, chuyển mùi khi gia
công. - Chất trợ gia công, chất bôi trơn: làm vật liệu nhựa dễ chuyển pha, giảm
nhiệt độ khi sản xuất, giảm tiêu thụ điện năng.
 Chất kháng UV: giữ cơ lý tính, chống rạn nứt biến mùi đối với các sản phẩm
nhựa để ngồi ngoài trời (do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng
mặt trời). - Chất tạo độ trong cho màng: chất tang trong cho sản phẩm nhựa PP.
- Chất tăng trắng quang học.
 Chất chống oxi hóa: chống lại sử oxi hóa của các sản phẩm nhựa duoi1 tác động
của môi trường.
 Chất chống tĩnh điện.
 Chất chống tạo khối.
 Chất chống vi khuẩn.
 Chất hỗ trợ gia công.

8
 Chất trượt, chất chống trượt.

9
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO

Bao bì màng đa lớp được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu khác nhay như: giấy, nhôm,
nhựa,..
Mỗi lớp vật liệu có một đặc tình và chức năng khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích
sử dụng mà có thể ghép từng lớp lại với nhau để giảm thiểu được nhược điểm và làm
tăng ưu điểm của những lớp vật liệu đơn
Bao bì đa lớp được ghép lại từ nhiều vật liệu khác nhau nên có thể cung cấp đầy đủ
các tính chất như: tính cân khí, hơi ẩm, độ cứng, tính chất in tốt, tính năng chế dễ dàng,
tính hàn tốt, … đảm bảo được những yêu cầu của sản phẩm.
Quy trình công nghệ chế tạo của màng đơn và màng đa:

Phương pháp thổi BAO BÌ DẠNG


màng TÚI

MÀNG ĐƠN
Nguyên liệu Máy ép đùn

Phương pháp cán BAO BÌ ĐA LỚP


màng (NHỰA/NHỰA)

Màng giấy

Ghép ướt Nhựa/Giấy

Nguyên liệu Màng nhựa

Ghép khô Nhựa/KL

Màng kim loại

Cả hai phương phương pháp thổi và cán màng đều phải qua giai đoạn đun nóng chảy
hạt nhựa trong máy ép đùn.

10
Thiết bị ép đùn chất dẻo

Nguyên liệu nhựa ở dạng hạt nhỏ được cho vào phễu gằn vào thùng máy ép đùn.
Phụ gia như chất màu và chất ức chế tia cực tím (trong hoặc dạng lỏng hoặc viên) thường
được sử dụng và có thể được pha trộn vào nhựa trước khi đến phễu. Phễu ở gần phía sau
của thùng và có nối với vít.
Các vít quay (thường lên tới 120 vòng/phút) chuyển tiếp các hạt nhựa vào thùng và
được đun nóng đến nhiệt độ nóng chảy mong muốn của nhựa (có thể dao động từ 200oC
(392oF) đến 275oC (527oF) phụ thuộc vào polymer). Vít có đường kính tăng dần từ sau
ra trước để ép hết các khi tồn tại trong hạt nhựa ra ngoài. Trong hầu hết các quy trình,
một dạng gia nhiệt được thiết lập cho các thùng trong đó có ba hoặc nhiều hơn các bộ
điều chỉnh PID độc lập kiểm soát khu vực gia nhiệt dần dần tăng nhiệt độ của thùng từ
phía sau (nơi nhựa nhập vào) ra phía trước. Điều này cho phép các hạt nhựa nóng chảy
dần khi chúng được đưa qua thùng và làm giảm nguy cơ quá nóng chảy có thể gây uy
thoái polymer.
Nhiệt nóng chảy được duy trì là nhờ các áp lực và ma sát xảy ra bên trong thùng.
Trong thực tế, nếu một dây chuyền đùn thổi đang chạy với một vật chất nhất định đủ
nhanh thì các thiết bị gia nhiệt có thể được đóng lại và nhiệt độ tan chảy được duy trì
bởi áp lực và ma sát bên trong thùng.
Ở mặt trước của thùng, nhựa nóng chảy rời khỏi vít và đi qua một tấm lưới chắn
(một tấm kim loại dày với nhiều lỗ khoan qua nó) để lọc các hạt nhựa và các chất phụ
gia khác chưa nóng chảy.
Sau khi qua tấm chắn, nhựa nóng chảy vào khuôn. Khuôn là thiết bị tạo hình cho
sản phẩm cuối cùng.
Tùy theo từng phương pháp cán hay thổi mà khuôn được thiết kế khác nhau: đối với
màng thổi thì khuôn sẽ có hình vành khăn. Còn đối với màng cán, khuôn có hình chữ T

11
1. Quy trình sản xuất màng đơn – bao bì dạng túi từ vật liệu nhựa
1.1. Quy trình sản xuất màng thổi

HẠT PLASTIC

MÁY ÉP ĐÙN (NHỰA PHỤ GIA


NÓNG CHẢY)

KHUÔN HÌNH VÀNH KHĂN

THỔI PHỒNG

LÀM NGUỘI

LÀM DẸP

CUỘN MÀNG

SẢN PHẨM

12
Hình: sơ đồ thiết bị sản xuất màng
Hạt nhựa sau khi đun nóng chảy được đẩy qua một khuôn tạo hình vành khuyên được
bố trí thẳng đứng để tạo thành một ống thành mỏng.
Thông qua một lỗ hổng ở giữa khuôn không khí được đưa vào bên trong để thổi
phồng ống.
Phía trên khuôn, người ta bố trí một vòng không khí tốc độ cao để làm nguội ống
màng phim nóng. Ống màng sau đó tiếp tục đi lên và được làm lạnh đến khi nó đi qua
một con lăn có tác dụng làm dẹp màng lại và tạo thành màng đôi. Sau đó màng đôi này
được đưa ra khỏi tháp đùn thông qua một hệ thống các con lăn.
Màng đôi sau đó được để nguyên hay cắt thành 2 màng chiết rồi cuộn lại thành ống.
Màng đôi được dùng để làm túi bằng cách hàn kín theo chiều rộng của màng rồi cắt
hay khoét để tạo thành từng túi. Quá trình này có thể được thực hiện cùng lúc hay sau
khi thổi màng. Thông thường, khoảng tỉ lệ giữa khuôn và ống màng thổi từ 1,5- 4 lần
so với đường kính khuôn. Mức độ kéo căng của màng khi chuyển từ trạng thái nóng
chảy sang nguội cả theo chiều bán kính lẫn chiều dọc ống có thể dễ dàng điều khiển
bằng cách thay đổi thể tích không khí ở bên trong ống và thay đổi tốc độ kéo. Điều
này giúp cho màng thổi ổn định hơn về tính chất so với màng đúc hay đùn truyền thống
chỉ có kéo căng dọc theo chiều đùn.

13
Ứng dụng của quá trình sản xuất màng thổi:
Sản phẩ m là các loa ̣i màng như túi xố p, túi đựng thực phẩ m đã hoặc chưa qua chế
biế n.
Dùng làm bao bì một lớp chống thấm nước, hơi, khí O2 chứa đựng bảo quản thực
phẩm, nếu yêu cầu chống oxi hóa một cách nghiêm ngặt thì dùng màng PP có độ dày
cao khoảng 25 – 30 m . PP cũng được sản xuất màng ghép cùng với nhiều màng vật
liệu khác để đảm bảo tính chống thấm khí, hơi, dầu mỡ.
1.2. Quy trình sản xuất màng cán

HẠT PLASTIC

MÁY ÉP ĐÙN (NHỰA PHỤ GIA


NÓNG CHẢY)

KHUÔN HÌNH CHỮ

CÁC TRỤC CÁN TẠO


MÀNG

LÀM NGUỘI

CUỘN MÀNG SẢN PHẨM

14
Cán là một quá trình được dùng để tạo màng, tấm nhựa. Nhựa sau khi được đun nóng
chảy thành dạng bột nhão (paste) chảy ra khỏi máy ép đùn thông qua một khuôn hình
chữ T có tác dụng dàn đều lượng nhựa nóng chảy định hình cho sản phẩm sẽ chảy qua
hai hay nhiều trục cán có tốc độ quay điều chỉnh được, quay ngược chiều nhau, gia nhiệt
chính xác, được cuộn lại thành cuộn với chiều dày và chiều rộng xác định. Các trục cán
song song có bề mặt rất phẳng, quay cùng tốc độ. Bề mặt được đánh bóng hoặc tạo hình
nổi, cứng hoặc mềm tùy vào loại vật liệu. Sau khi hóa dẻo (plasticzing), nhựa nóng chảy
dạng paste được chuyển qua máy cán nhiều trục.
Máy cán có thể có từ 2 – 7 trục được đặc trưng bởi cách bố trí: I, Z hay L ngược.
Thông dụng nhất là kiểu chữ L ngược có 4 trục cán và loại chữ Z. Kiểu chữ Z có nhiều
thuận lợi: tấm nhựa mất nhiệt ít (vì chuyển động ngắn), cấu trúc đơn giản hơn.

Hình: sơ đồ thiết bị sản xuất màng bao gồm nhiều trục cán
Để ép thành màng mỏng, cần một lực lớn, bất kỳ một sự thay đổi nào của lực dọc trục
cán sẽ làm chiều dày màng thay đổi. Một lý do khiến dao động áp lực là khoảng hở ổ
trục lớn. Cán điều chỉnh ổ trục thích hợp.
15
Sau khi định hình, qua nhiều trục cán, sản phẩm được làm lạnh bằng cách kéo sản
phẩm thông qua một bể nước kín chịu tác động chân không được kiểm soát cẩn thận để
giữ được hình dạng mới thổi. Đối với các sản phẩm như tấm nhựa, làm mát được thực
hiện bằng cách kéo qua một bộ giải nhiệt dạng cuộn.
Luôn có đồng hồ đo chiều dày đặt ở khoang làm lạnh. Chiều dày màng được điều chỉnh
tự động. Sau làm lạnh, nhựa được cắt hai cạnh và cuộn tròn.

1.3. Ứng dụng:


- Sản xuất các loại màng trong, màng che phủ, màng co, màng che nhà vườn.
- Dùng để làm hô ̣p nhựa thân mề m, ly nhựa, áo mưa…

1.4. Ưu, nhược điểm của màng thổi và màng cán:


So sánh ưu và nhược điểm của màng thổi và màng cán
Màng thổi Màng cán

 Màng thổi khó kiểm soát độ dày  Phương pháp cán dễ dàng kiểm soát
màng, độ dày màng thay đổi từ 3 – 4%. độ dày màng. Độ dày mày thay đổi từ
1 – 2%.

 Màng thổi mỏng hơn màng cán.  Màng có đô ̣ dày nhấ t đinh
̣ không thể
làm ra màng mỏng như phương pháp đùn
thổ i.
 Có thể làm nguội nhanh màng plastic.
 Làm nguội chậm hơn phương pháp  Màng cán có tính chất quang học tốt,
cán bao gồm: độ trong, độ đục và độ bóng.
 Màng dày hơn nên có tính uốn, dẻo
kém.

 Màng thổi có tính chất cơ học (bao


gồm độ bền kéo, uốn và dẻo) tốt hơn vì
nó được thổi ra ở cả 2 hướng ngang. Các
tính chất gần như đồng nhất ở cả 2
hướng, làm cho độ bền, dẻo của màng là
tối đa.
 Một khuôn kéo có thể làm ra nhiều
độ rộng và kích cỡ khác nhau, nhờ vậy
mà tính linh hoạt của màng cao.
 Màng thổi đòi hỏi nhiệt độ thấp
 Nhiệt độ đối với màng cán là 2200C.
hơn: nhiệt độ đối với màng thổi là 135 C.
0

 Chi phí cắt biên cao vì một màng đôi


có thể cắt ra thành hai màng chiết.

16
 Chi phí cắt biên thấp hơn màng thổi.

2. Quy trình sản xuất màng ghép


2.1. Phương pháp chế tạo bao bì đa màng nhựa/nhựa
Có 2 phương pháp chế tạo chính: trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp gồm: phương pháp đùn cán trực tiếp và phương pháp đùn
thổi.
 Phương pháp đùn cán trực tiếp:
- Nguyên tắc: được thực hiện đơn giản với vật liệu ban đầu là polymer, người ta
cho vào những đường dẫn khác nhau trên thiết bị đùn cán sau đó được dẫn
vào một đường ống chung và đùn cán trực tiếp ra các màng ghép.
- Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và hạn chế hiện tượng tách lớp giữa các lớp
màng ghép.
- Nhược điểm: do trực tiếp đùn cán từ nhiều loại vật liệu nên sự đồng đều bề
mặt không cao. Phải dựa vào động nóng chảy của từng loại nhựa trước khi
đùn ép cũng nhưa các vật liệu đùn cán phải có cấu trúc tương tự nhau.

 Phương pháp đùn cán gián tiếp:


- Nguyên tắc: được thực hiện trên cùng thiết bị nhưng khác phương pháp. Thay
vì các vật liệu được đùn ra cùng lúc trên đường dẫn vật liệu thì ở đây, vật liệu
được đùn ra theo trình tự nhất định, sau khi lớp đầu tiên khô lại hay đóng rắn
thì lớp nhựa thứ 2 được trải lên lớp nhựa thứ nhất và lặp lại.
- Ưu điểm: các vật liệu cho vào thiệt bị đùn cán có thể khác nhau và đảm bảo
được độ đồng đều bề mặt sau khi đùn cán
- Nhược điểm: phương pháp này mất khá nhiều thời gian so với phương pháp
đùn cán trực tiếp.
Yêu cầu của quá trình:
Trong quá trình đùn cán nguyên liệu plastic phải không được lẫn nước sẽ làm cho
cấu trúc hạt trở nên không đồng đều và làm giảm liên kết giữa các hạt plastic khi đùn
cán.
Đồng thơi phải chú ý nhiệt trong quá trình đùn cán nếu quá cáo có thể gây hỏng
cấu trúc của plastic.
Lớp màng phải có khả năng hàn dán nhiệt tốt và có tính trơ đổi với sản phẩm tính
chống thấm tốt.

17
Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này, người ta sử dụng nhiều loại màng đơn
khác nhau được sản xuất trước đó sau đó ghép chúng lại với nhau theo phương pháp
ép nhiệt hoặc không có lớp kết dính. Phương pháp này cần phải có sự tương thích về
cấu trúc và bề mặt của lớp màng.

2.2. Phương pháp ghép màng (đối với màng nhôm/giấy/nhựa)


2.2.1. Phương pháp ghép ướt:
Là phương pháp ghép bằng keo, tại thời điểm ghép hai lớp vật liệu với nhau chất
kết dính (keo) ở trạng thái lỏng. Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi đặc
biệt ứng dụng nhiều nhất khi ghép màng nhôm với giấy.
Keo sử dụng trong phương pháp ghép này là dạng keo polymer nhân tạo gốc nước.
Trong quá trình ghép keo ở trạng thái lỏng chúng sẽ thẩm thấu qua 1 lớp vật liệu và
bay hơi sau đó.
Keo được tráng lên vật liệu 1 ít có tính thấm nước hơn, sau đó ngay lập tức được
ghép với lớp vật liệu thứ 2. Bộ phận ghép gồm cặp lô trong đó có 1 lô được mạ Crom
và 1 lô cao su. Sau khi ghép nước chứa trong keo sẽ bay hơn tại đơn vị sấy, keo khô
tạo kết dính giữa hai lớp vật liệu.
2.2.2. Ghép khô không dung môi:
Là phương pháp ghép bằng keo, không sử dụng dung môi, kĩ thuật này không sử
dụng các loại keo có gốc dung môi mà sử dụng loại keo 100% rắn. Nhờ đó ta có thể
giảm một cách đáng kể việc tiêu thụ năng lượng tiêu tốn cho các công đoạn sấy khô
dung môi trong keo hoặc cho việc thổi và thông gió.
Keo được sử dụng là loại keo 1 hoặc 2 thành phần, loại keo một thành phần được
dùng ghép với giấy.
Để ghép bằng keo không dung môi, đòi hỏi phải có bộ phận tráng keo đặc biệt,
bằng cách dùng trục tráng keo phẳng thay vì trục khác, gồm các trục được gia nhiệt và
các trục cao su.

18
Công nghệ ghép màng không dung môi là công nghệ ghép màng tiên tiến nhất hiện
nay trong lĩnh vục ghép màng. Các nhà sản xuất và biến đổi bao bì trên thế giới đang
chuyển sang phương pháp này.
2.3. Ưu nhược điểm của bao bì đa lớp
 Ưu điểm:
Phát huy các ưu điểm và khắc phục được về cơ bản các nhược điểm của các loại
bao bì bằng vật liệu truyền thống
Khối lượng bao bì nhỏ
Chống ẩm, chống thấm khí tốt
Sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện đại với năng suất lớn,
mức độ tiêu chuẩn hoá cao
 Nhược điểm
Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm
thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao
Bao bì màng nhiều lớp phần lớn chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn

19
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng của màng đơn


- Tạo túi xốp:
VD: túi nilon, túi đựng rác, túi đựng hàng hóa trong siêu thị ….
Phương pháp: Dập => Cắt, Dán.
In bìa trang trí => Cắt => (Đục lỗ) => cắt biên => Hàn mí => Làm quai.
- Hộp nhựa:
VD: Hộp sữa chua, hộp đựng mứt, ly nhựa sử dụng 1 lần.
Phương pháp: Dập nóng và hút chân không
2. Ứng dụng của màng đa lớp
- Làm màng nhiều lớp:
Bao PE (khổ lớn), HDPE, LDPE, … có in và không in.
Túi bánh kẹo (OPP/MCPP; OPP/CPP; OPP/PE; PET/MCPP; PET/CPP)
- Túi trà, cà phê, sữa (OPP/MCPP; PET/PE/MPET/PE; OPP/PE/Al/PE;
PET/PE/Al/PE).
- Túi thực phẩm chế biến: khô bò, Gạo, túi hạt gống, …. (OPP/PE; OPP/PP; PET/PE;
OPP/MCPP; PA/PE)
- Túi thủy hải sản (PA/PE; OPP/PE)
- Túi thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y (PET/PE/Al/PE; PET/PE/MPET/PE)
- Túi bột giặt, chất tẩy rửa, mỹ phẩm (PET/PE; OPP/PE; PET/PE)
- Túi chất tẩy rửa dạng lỏng (PET/PE/Al/PE; PET/PE /LLDPE; PA/PE/LLDPE)
- Túi resort hút chân không (PET/AL/PA/CPP; PET/PA/AL/CPP;
PET/AL/PA/LLDPE)

20
- Màng ngọc: khăn lạnh, túi

3. Kết luận

21

You might also like