You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP-HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ, ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ


PLASTIC DẠNG TÚI

Thành phố Hồ Chí Minh,


1 tháng 6 năm 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ, ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ


PLASTIC DẠNG TÚI

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Vĩnh Long

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Trưởng nhóm: Lê Thanh Tuấn Kiệt – 2005191123
Thành viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ
Tên sinh viên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá Ý kiến xác
nhận

Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................................8
1. Tổng quan về bao bì plastic dạng túi :...................................................................9
1.1. Đặc tính của bao bì Plastic dạng túi................................................................9
1.2 . Cấu tạo bao bì Plastic dạng túi.....................................................................11
1.3. Chọn và sử dụng bao bì plastic trong thực phẩm :.......................................14
1.4. Yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng bao bì.............................................15
1.4.1. Kiểu loại.................................................................................................15
1.4.2 Kích thước cơ bản...................................................................................16
1.4.3 Yêu cầu kỹ thuật......................................................................................17
1.5 Thông số công nghệ công đoạn đóng gói thực phẩm bằng bao bì plastic dạng
túi.........................................................................................................................20
2 . Các thiết bị trong công nghệ sản xuất bao bì plastic dạng túi và quy trình kỹ
thuật đóng gói bao bì................................................................................................22
2.1. Các thiết bị, dụng cụ trong dây chuyền trong sản xuẩt bao bì plastic...........22
2.1.1 Máy kéo sợi PP trong sản xuất bao bì plastic:........................................22
2.1.2. Máy dệt bao bì PP trong sản xuất bao bì plastic....................................23
2.1.3. Máy thu sợi trong sản xuất bao bì plastic..............................................23
2.2 Quy trình kỹ thuật đóng gói bao bì plastic dạng túi.......................................24
2.2.1 Tháo cuộn và vận chuyển màng..............................................................24
2.2.2 Kéo căng màng........................................................................................25
2.2.3 Công đoạn in...........................................................................................25
2.2.4 Xác định đường đi và vị trí màng...........................................................26
2.2.5 Tạo hình vỏ bao.......................................................................................26
2.2.6 Rót sản phẩm và hàn...............................................................................27
2.2.7 Xả bao sản phẩm.....................................................................................28
3. Sự phù hợp giữa bao bì Plastic dạng túi và thực phẩm........................................29
4. Một số bao bì plastic dạng túi và sự tương thích với các loại sản phẩm:............32
4.1 Túi hàn dán 3, 4 biên:.....................................................................................32
4.2 Túi hàn lưng, hàn chân đầu:...........................................................................32
4.3 Túi hàn lưng xếp hông:..................................................................................33
4.4 Túi đứng:........................................................................................................34
5. Quy trình sản xuất bao bì plastic..........................................................................35
5.1 Thiết kế bao bì:...............................................................................................35
5.2 Sản xuất bao bì:..............................................................................................35
Danh mục hình ảnh
Hình 1.1 Các kiểu túi theo quy định..........................................................................9
Hình 2.1 Máy kéo sợi PP trong sản xuất bao bì Plastic..........................................15
Hình 2.2 Máy dệt PP trong sản xuất bao bì plastic..................................................16
Hình 2.3 Máy thu sợi trong sản xuất bao bì Plastic.................................................17
Hình 2.4 Túi hàn dán ba, bốn biên các cuộn màng sẽ được gấp..............................17
Hình 2.5 túi hàn ba, bốn biên các cuộn màng sẽ chồng lên nhau............................17
Hình 2.6 Máy dạng đứng dùng phễu tạo ống...........................................................18
Hình 2.7 Máy dạng đứng dùng vành khuyên tạo ống..............................................18
Hình 2.9 sản phẩm được đổ vào bao bì....................................................................19
Hình 2.10: Sơ đồ thiết bị làm túi dạng ngang hoạt động liên tục............................20
Danh mục bảng
Bảng 1.1 Độ dày màng tương ứng với thể tích........................................................10
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu cơ bản của màng...................................................................11
Bảng 1.1 Tính chất vật lý của vật liệu plastic làm bao bì thực phẩm trên cơ sở độ
dày màng 25um........................................................................................................13
Bảng 1.4 Khả năng thấm khí, hơi và nước, khả năng chịu đựng trong các môi
trường hoá học của các loại plastic..........................................................................14
MỞ ĐẦU
Khái niệm Plastic: được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp ngưng tụ
(polycondensation) hoặc trùng hợp cộng (polyaddition) các đơn vị monome. Trong
quá trình polycondensation, chuỗi polyme phát triển bởi các phản ứng ngưng tụ
giữa các phân tử và kèm theo đó là sự hình thành các sản phẩm phụ có trọng lượng
phân tử thấp như nước và metanol. Phản ứng trùng ngưng liên quan đến các
monome có ít nhất 2 nhóm chức như ancol amin hoặc nhóm cacboxylic. Trong các
chuỗi polyme đa hợp phát triển bằng các phản ứng cộng trong đó 2 hoặc nhiều các
phân tử kết hợp để tạo thành một phân tử lớn hơn mà không giải phóng các sản
phẩm phụ. Sự đa hợp liên quan đến việc các liên kết đôi hoặc ba của monome
không bão hòa bị phá vỡ để liên kết các chuỗi monome.

Plastic lỏng và dẻo có thể được tạo thành các hình dạng và cấu trúc dạng
tấm, mang lại sự linh hoạt trong thiết kế. Vì chúng là loại nhựa chịu hóa chất nên
rẻ và nhẹ với một loạt các đặc tính vật lý và quang học. Trên thực tế, nhiều loại
nhựa có thể hàn nhiệt dễ dàng để in và có thể được tích hợp vào các quy trình sản
xuất mà bao bì được hình thành và đóng kín trong cùng một dây chuyền sản xuất.
Nhược điểm chính của chất dẻo là tính thấm thay đổi của chúng đối với hơi khí
nhẹ và các phân tử trọng lượng phân tử thấp. Có 2 loại chính là phích nhựa và chất
dẻo nhiệt. Nhựa nhiệt dẻo có thể dễ dàng được tạo hình và đúc thành các sản phẩm
khác nhau như bình đựng chai và màng nhựa nên chúng rất lý tưởng để đóng gói
thực phẩm. Túi plastic được cấu tạo từ các loại nhựa nhiệt dẻo tùy vào nguyên liệu,
túi có những tính chất đặc điểm khác nhau:

8
1. Tổng quan về bao bì plastic dạng túi :
1.1. Đặc tính của bao bì Plastic dạng túi
- Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn hydrocacbon từ dầu hỏa , được phân tách
trong quá trình lọc dầu .Trữ lượng dầu mỏ ở các quặng là rất lớn nên nguồn
hydrocacacbon cũng vô cùng phong phú , giá thành thấp . Do đó công nghệ
chế tạo vật liệu plastic cùng với bao bì plastic đã phát triển nhanh , tạo sự đa
dạng và phong phú về mặt chủng loại bao bì cũng như làm tăng hiệu quả kinh
tế cho các ngành thực phẩm, mỹ phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong
chứa đựng ,bảo quản và phân phối.
- Plastic còn gọi là nhựa dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch ở nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ phá hủy, khi nhiệt độ càng cao thì càng trở nên mềm dẻo (nhiệt độ
chưa đến điểm phá hủy cấu trúc). Khi nhiệt độ hạ xuống nhiệt độ thường thì
vẫn giữ được đặc tính ban đầu.

Bao bì plastic dạng túi chứa đựng thực phẩm thường là bao bì 1 lớp nhưng cấu tạo
bởi sự ghép 2 hay 3 loại vật liệu plastic lại với nhau để bổ sung tính năng tạo nên
bao bì hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chứa đựng. Bao bì plastic không
được tái sử dụng trong sản xuất thực phẩm; có thể tái sinh tuỳ theo loại plastic.

- Plastic là loại polymer chứa 5000 - 10 000 monomer, có các dạng như sau:
o Homopolymer : cấu tạo từ một loại monomer
o Copolymer : cấu tạo từ hai loại monomer
o Terpolymer : cấu tạo từ ba loại monomer
- Bao bì plastic cho các sản phẩm lương thực thực phẩm, mỹ phẩm, dược
phẩm phải được chế tạo bằng vật liệu plastic tinh khiết. Phế liệu bao bì plastic
được thu hồi theo dấu hiệu được ghi chú trên bao bì được tái sinh thành plastic
thuần khiết. Các bao bì plastic phải đảm bảo các tính năng chống thấm khí, hơi
nước và độ bền cơ lý.
- Bao bì bằng vật liệu thuần khiết có thể có đặc tính đáp ứng yêu cầu chiết rót,
đóng bao bì, bảo quản sản phẩm trong điều kiện đặc biệt, như sau :
o Bao bì plastic không mùi, không vị

9
o Đạt độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm trong bảo quản yếm khí
o Có độ cứng vững cao, khả năng chống va chạm cơ học cao, không bị biến
dạng trong điều kiện yếm khí bằng áp suất dư của khí trơ
o Chống thấm khí hơi, đảm bảo áp lực cao của khí trơ bên trong môi trường
chứa thực phẩm
o Bao bì plastic có thể trong suốt, nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong
o Có thể mờ đục, che khuất đa phần ánh sáng để bảo vệ các thành phần dinh
dưỡng không bị tổn thất
o Chịu được nhiệt độ thanh trùng
o Loại chịu được nhiệt độ lạnh đông đến -40C trong quá trình lạnh đông
nhanh và -18C trong bảo quản sản phẩm lạnh đông
o In ấn nhãn hiệu dễ dàng , đạt được độ chính xác của hình ảnh
- Bao bì plastic nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu bao bì khác , thuận tiện trong
phân phối , chuyên chở
- Tùy thuộc vào đặc tính của vật liệu plastic mà bao bì được thiết kế phù hợp
để đảm bảo chất lượng thực phẩm :
o Bao bì thực phẩm dạng túi :có thể cấu tạo bằng một hay nhiều loại vật liệu
để bổ sung những tính năng ưu việt , che lấp khuyết điểm , phù hợp bảo quản
các loại thực phẩm có tính chất riêng
- Ở nhiệt độ thường plastic có thể đồng thời tồn tại ở cả hai trạng thái là kết
tinh và vô định hình :
o Trạng thái kết tinh : các mạch polymer xếp song song , có sự định hướng rõ
rệt . Giữa các mạch polymer song song hình thành các liên kết ngang tạo nên
mạng lưới sắp xếp trật tự làm nên cấu trúc khối bền vững .
o Trạng thái vô định hình : các mạch polymer không sắp xếp có trật tự , không
theo định hướng . Sự tồn tại nhiều vùng trạng thái vô định hình sẽ làm giảm
tính chống khí , hơi nước , chất béo .
- Khí có khuynh hướng khuyếch tán qua màng từ vùng có áp suất cao đến
vùng có áp suất thấp , nhiệt độ càng cao có thể làm tăng tính thấm khí .
10
- Plastic được sản xuất ở dạng màng có độ dày ≤ 0,025mm hoặc dạng tấm có
độ dày > 0,025mm .
- Tính chống thấm khí hơi của plastic được so sánh ở cùng độ dày 0,025mm

1.2 . Cấu tạo bao bì Plastic dạng túi


Túi plastic được cấu tạo từ các loại nhựa nhiệt dẻo tùy vào nguyên liệu, túi có
những tính chất đặc điểm khác nhau:

Polyetylen (PE): PE là loại chất dẻo thu được bằng cách đun nóng khí etylen dưới
áp lực cao và có xúc tác là kim loại. Tùy theo nhiệt độ, áp suất và các chất phụ gia
mà người ta thu được các loại PE với mật độ khác nhau: PE mật độ thấp, PE mật
độ trung bình, PE mật độ cao.

PE mật độ thấp: LDPE (0,92g/cm3)

 Đặc tính:

- Là màng có độ trong mờ,

- Có độ mềm dẻo cao,

- Chống oxy và dầu mỡ kém,

- Chống thấm nước, hơi nước tốt,

- Kém bền cơ học, dễ bị dãn dài dưới tác dụng của tải trọng và đứt vỡ,

- Việc in ấn lên bao bì LDPE kém,

- Tính chịu nhiệt:

tmax = 82 - 93oC

tmin = - 57oC

thàn = 100 - 110oC

PE mật độ cao: HDPE (0,96 g/cm3)

Đặc tính:

- Ưu việt hơn về độ thẩm thấu nước, hơi, khí

- Đàn hồi và chịu nhiệt tốt (chịu nóng 121oC, chịu lạnh -40oC và nhiệt độ hàn

140 - 180oC)

11
- Cứng, dày và đắt hơn LDPE.

Polypropylen (PP):

 Đặc tính:
- Là loại nhẹ nhất, cứng hơn và trong suốt hơn PE,
- Cách ẩm và ngăn khí tốt hơn PE,
- Trơ về mặt hóa học, chịu tác động của các chất tẩy rửa và chất hoạt động bề
mặt

- Tính chịu nhiệt:

tmax = 132 - 149oC


tmin = - 18oC

thàn = 140oC (khó hàn kín hơn PE, mối gắn khó chặt và chịu băng giá kém)

Oriented Plypropylen (OPP) :

 Đặc tính:

- Là sản phẩm được kéo dãn theo chiều ngang của mạch PP. Do OPP được sắp
xếp có định hướng nên khó bị dãn và trong suốt hơn PP.
- OPP cải thiện được tính chống thấm khí và bền cơ hơn PP nhưng khi bao bì
- OPP có một vết rách thì nó rất dễ xé.
- Tính chịu nhiệt:

tmax = 140 - 146oC


tmin = - 50oC
thàn = 150oC

Polyamide (PA): Thường được gọi là nylon (tên thương hiệu cho một loạt các sản
phẩm do DuPont sản xuất) polyamit ban đầu được sử dụng trong dệt may. Được
hình thành bằng phản ứng ngưng tụ giữa polyamit diamine và diacid là các polyme
trong đó các đơn vị lặp lại được tổ chức với nhau bằng các liên kết amide. Các loại
polyamit khác nhau được đặc trưng bởi một số liên quan đến số lượng nguyên tử
cacbon trong đơn phân gốc.

 Đặc tính:

- Dai và chịu được dầu mỡ,

- Chống thấm khí, ẩm ở mức trung bình,

- Ổn định trong một dãy nhiệt độ rộng do đó có thể dùng để bao gói các sản
12
phẩm để luộc.

- Nhạy cảm với độ ẩm và giá thành cao

- Có thể sử dụng trong sản xuất bao bì nhiều lớp.

Polyvinylclorua (PVC): PVC là chất trùng hợp từ cloruavinyl. Để tạo ra nhiều


dạng bao bì, người ta bổ sung các chất phụ gia vào trong quá trình sản xuất như
chất hóa dẻo, chất làm biến tính, chất màu, chất độn.

Khi trùng hợp các monovinylcloride còn thừa lại trên bao bì và đây là tác nhân gây
ung thư, sau đó người ta đã cải thiện các monovinylcloride còn 10 ppb nhưng vẫn
ít sử dụng trong thực phẩm.

 Đặc tính:

- Bền với hầu hết các axit vô cơ, kiềm, dung dịch muối, không hòa tan trong

nhiều dung môi hữu cơ ngoại trừ hydrocacbua thơm và hydrocacbua clo hóa.

- Bền trong khoảng nhiệt độ 60-70℃ nên sớm nóng chảy.

- Trương nở trong nước.

Polystyren (PS) : olystyrene, một polyme bổ sung của styrene rõ ràng là cứng và
giòn với nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. Nó có thể được ép đùn đơn cùng với
các loại nhựa khác được đúc hoặc tạo bọt để tạo ra nhiều loại sản phẩm. Tạo bọt
tạo ra một vật liệu nhẹ cứng, mờ đục với các đặc tính bảo vệ chống va đập và cách
nhiệt.

 Đặc tính:

- PS là loại chất dẻo cứng ở nhiệt độ thường, trong suốt và ít có tác dụng ngăn khí
(có thể cải thiện bằng cách sử dụng màng PP hoặc PE phủ ngoài).

- Chịu va đập yếu (cải thiện bằng cách pha với cao su tổng hợp).

- Bền với đa số các hợp chất nhưng bị dung môi hữu cơ và chất thơm phá hủy.

Polyethylene terephthalate (PET):Đây là một polyester nhiệt dẻo mạch thẳng, nó


có 2 dạng: dạng kết tinh (PETP) và dạng vô định hình (PET-G).
 Đặc tính:
- Trong, chịu cơ tốt, ổn định kích thước, ngăn khí khá tốt.
- Độ bền nhiệt trong một dãi rộng (từ -60oC đến 100oC).
- Chịu được tác động của các dung môi, có thể uốn cong.

13
- PET rất nhạy cảm với nước ở 70oC và UV, bị hóa mềm trong hydrocacbua.

Inomer (IO):Là nhóm polymer nhiệt dẻo có chứa các ion kim loại.
 Đặc tính:
- Dai, chịu mài mòn, chịu mỡ, oxy và dung môi.
- Độ bền hàn kín tốt, chịu UV yếu, phồng lên khi có sự hiện diện của
hydrocacbua.

1.3. Chọn và sử dụng bao bì plastic trong thực phẩm :


Để chọn và sử dụng loại plastic làm bao bì đáp ứng đúng đặc tính của từng
loại thực phẩm thì cần biết các đặc tính sau đây của plastic :

Đặc tính cảm quan :

- Độ trong , khả năng nhìn xuyên thấu qua màng hoặc tấm plastic .
- Tiếng kêu hay âm thanh phát ra khi vò màng
- Tính mềm dẻo hay cứng vững

Khả năng chống ẩm :

Là sự chống thấm hơi nước từ bên ngoài môi trường vào bên trong
bao bì . Khả năng chống ẩm được tính bằng tốc độ hơi nước đi qua màng khi
màng ngăn cách một môi trường ẩm và môi trường không ẩm . Có hai điều
kiện để kiểm tra : điều kiện ôn hòa : ha,f ẩm tương đối 75% (RH75% ở
25C )và điều kiện nhiệt đới : hàm ẩm tương đối 92% (RH90% ở 38C )

Tốc độ hơi nước thấm qua màng được tính bằng g/m/24 giờ ở ại một
trong hai điều kiện trên .

Khả năng chống thấm chất béo :

Sự ngăn chăn chất béo thấm qua màng hay thành bao bì . Tính chống
thấm dầu mỡ : chất béo có thể thẩm thấu qua màng của một vài loại plastic
nên những loại này không thể dùng làm túi chứa thịt động vật

Khả năng hàn kín bằng nhiệt :

14
Màng dẻo chống ẩm cần phải có thể hàn kín bằng nhiệt tốt vì dạng túi
cần hàn kín lại để ngăn cản hơi, khí ,nước của bao bì . Kỹ thuật hàn kín bằng
nhiệt thường được sử dụng . Trong đó hai lớp màng đặt chồng lên nhau ,
được ép dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất . Khả nănh hàn kín trong thời
gian ngắn là yếu tố quyết định đối với máy đóng gói tốc độ nhanh .

Đặc tính chịu nhiệt :

Đặc tính chịu nhiệt của plastic làm bao bì dạng túi thực phẩm được quan
tâm như sau :

- Nhiệt nóng chảy : nhiệt độ plastic bắt đầu nóng chảy .


- Nhiệt hàn : nhiệt độ của máy hàn áp đặt vào plastic để hai mí của bao bì
chảy nhão dính vào nhau tạo sự kín cho bao bì .
- Nhiệt nhỏ nhất : nhiệt độ thấp nhất mà plastic chịu được không bị biến
đổi đặc tính .

Tính bền cơ :

- Độ bền keo tính theo lực kéo đứt ở độ dày 25µm .


- Tỉ lệ giãn dài tối đa (%).
- Khả năng chịu áp suất : tính theo áp suất tối đa áp đặt .

Khả năng in ấn :

Bao bì plastic dạng túi có thể in ấn thuận lợi , rõ nét và có nhiệt độ


chảy mềm cao được dùng làm lớp phủ ngoài cùng của túi ghép.

1.4. Yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng bao bì


1.4.1. Kiểu loại

Túi chất dẻo quy định trong tiêu chuẩn này gồm các kiểu loại sau:

- Túi mở, gấp hai cạnh, dán trước 1 đầu (Hình 1.1 kiểu 1)

- Túi mở, gấp đáy vuông (Hình 1.1 kiểu 2)


15
- Túi phẳng dán trước một đầu (Hình 1.1 kiểu 3)

Hình 1.1 Các kiểu túi theo quy định


1.4.2 Kích thước cơ bản

 Kích thước bên trong của túi phải phù hợp với yêu cầu đóng hàng.

 Dung sai kích thước bên trong cho phép ± 3mm cho loại túi có dung tích
nhỏ hơn 35 lít và ± 5mm cho loại túi có dung tích lớn hơn 35 lít.

 Dung sai độ dày của màng cho phép ± 10%.

 Độ dày màng tương ứng với dung tích theo bảng 1.1.

Kiểu Quy Dung tích (l)


túi cách

Túi b/a/c 35 50 60 70 110 120


dán

đáy b/a/c 500/700/20 600/700/20 600/800/20 600/950/200 700/1050/25 700/1150/25


vuôn 0 0 0 0 0
g

Túi b/c/a 300/200/80 400/200/80 400/200/90 400/200/100 450/250/ 450/250/


gấp 0 0 0 0 1150 1200
cạnh

16
Túi b/c/a/ 300/200 400/200/ 400/200/ 400/200/ 450/250/ 450/250/
gấp c 700/200 700/200 800/200 900/200 1050/250 1050/250
đáy b/c
gấp
cạnh

Túi b/a 500/800 600/800 600/900 600/1000 700/1150 700/1200


phẳn
g

Túi b/c/a 300/200/80 400/200/80 400/200/90 400/200/100 450/250/ 450/250/


đáy 0 0 0 0 1150 1200
gấp

Chiều PE 0,04 0,045 0,06 0,06 0,07 0,07


dày
PP 0,02 0,02 0,025 0,025 0,03 0,03
màng
tương
ứng
(mm)

Bảng 1.1 Độ dày màng tương ứng với thể tích

Chú thích: Đối với loại có dung tích nhỏ hơn 35 lít dùng màng LDPE có
chiều dày 0,02 + 0,03 mm và ppPP 0,01 + 0,02 mm.

1.4.3 Yêu cầu kỹ thuật

 Các chỉ tiêu cơ bản của màng theo Bảng 1.2 của tiêu chuẩn này.

Tính chất Chủng loại màng

Khối lượng riêng LDPE PP


(kg/m3) 20oC
920 900

Độ chịu kéo (N/cm2) 1400 5000

Nhiệt độ chảy mềm toC 95 100

17
Hệ số nóng chảy (g/10 2 9
phút)

Độ chịu bục (N/cm2) 25 0


Bảng 1.2 Các chỉ tiêu cơ bản của màng

 Màng dùng để sản xuất túi phải có màu đặc trưng của nguyên liệu, sạch,
không có nếp nhăn, không thủng và ố, không có vết dạn, màng phải đồng
đều, có cùng một chiều rộng, không có mùi lạ.

 Mối dán túi phải đều, liên tục và song song với mép túi, không có vết nhăn
và cháy thủng, đứt đoạn. Chiều rộng đường dán từ 1 đến 3 mm. Các cạnh
của túi phải song song và vuông góc. Lực kết dính mối dán đạt 60% độ bền
kéo của màng.

 Khuyết tật ngoại quan được chia thành ba nhóm như sau:

 Nhóm A:

+ Khuyết tật nghiêm trọng

- Có lỗ thủng, rách hoặc nhăn cạnh;

- Có vết hoen ố, bị dính bẩn dầu mỡ hoặc các khuyết tật khác để làm túi vỡ
khi sử dụng. Nếu không có qui định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 0,1 % số
lượng túi.

 Nhóm B:

+ Các khuyết tật ít nghiêm trọng

- Độ dày của màng nhỏ hơn giới hạn tối thiểu cho phép;

- Kích thước vượt quá dung sai cho phép.

18
Nếu không có qui định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 1% số lượng túi.

 Nhóm C:

+ Các khuyết tật nhỏ:

- Có vết xước trên bề mặt;

- Có các vết nhăn.

Nếu không có qui định gì khác, tỷ lệ cho phép tối đa: 4% số lượng túi.

 Độ chịu bục của túi, nếu không có qui định gì khác khi thử theo 4.3.5 của
tiêu chuẩn này túi không bị vỡ khi rơi 5 lần với độ cao tối thiểu 0,5 m.

 Phía trong túi không được dính vào nhau, túi phải mở ra một cách dễ dàng.

 Túi có thể được in hình hoặc chữ trên một hoặc hai mặt. Hình in phải rõ ràng
không được đứt đoạn và có độ bám dính tốt. Không cho phép hình in lệch và
bẩn. Vị trí hình in không vượt quá ± 10mm theo chiều dài và ± 5mm theo
chiều rộng của túi.

19
1.5 Thông số công nghệ công đoạn đóng gói thực phẩm bằng bao bì plastic
dạng túi

Bảng 1.1 Tính chất vật lý của vật liệu plastic làm bao bì thực phẩm trên cơ sở độ dày
màng 25um

20
Bảng 1.4 Khả năng thấm khí, hơi và nước, khả năng chịu đựng trong các môi trường hoá
học của các loại plastic

21
2 . Các thiết bị trong công nghệ sản xuất bao bì plastic dạng túi và quy trình
kỹ thuật đóng gói bao bì
2.1. Các thiết bị, dụng cụ trong dây chuyền trong sản xuẩt bao bì plastic
2.1.1 Máy kéo sợi PP trong sản xuất bao bì plastic:
- Còn gọi là máy tạo sợi SJ-L là máy chuyên dụng trong ngành sản xuất bao bì
dùng để kéo rọi dựa trên nền tảng công nghệ mới nhất. Được rất nhiều công ty sản
xuất bao bì khá ưa chuộng hiện nay.

- Máy kéo sợi PP có nhiều model khác nhau, nhưng với mã SJ-145-22 thì đường
kính con suốt là 145mm. Tỉ lệ đường kính của chiều dài con suốt sẽ là 27/ 5:1 với
tốc độ quay trung bình của con suốt là 8 phút/1 vòng. Với độ dài của khuôn kéo
sợi lên tới 2200mm với tốc độ trung bình kéo được lên tới 5m/1 tiếng. Công suất
động cơ của máy là 45/55 KW và được sử dụng nguồn điện 110 KW. Và độ dày
của sợi sản phẩm từ 0.03 0.10mm, trọng lượng của máy kéo sợi PP lên
tới 15,300 kg.

Hình 2.1 Máy kéo sợi PP trong sản xuất bao bì Plastic

22
2.1.2. Máy dệt bao bì PP trong sản xuất bao bì plastic
- Với thiết bị trục cam nhỏ kiểu bàn lồi cùng với hệ thống bánh lăn truyền động
cho cánh tay quay.→ Qúa trình vận hành máy dệt bao bì khá êm ả và ổn định.
- Hệ thống con lăn truyền động không cần phải bôi trơn.Giúp việc bảo trì thiết bị
trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Máy dệt bao bì PP trong sản xuất plastic với hệ thống điều khiển tần số đa năng
nên máy dệt tròn 6 thoi khá đơn giản để vận hanh và điều chỉnh tốc độ. Nhưng
ngoài ra, hiệu suất năng khá cao tuy nhiên trung bình của động cơ lên tới 2.2kW.
- So với máy dệt trong 6 thoi sử dụng động cơ 4Kw thì loại máy dệt này sẽ giúp
người tiêu dùng giảm tới 10,000kwh điện tiêu thụ.

Hình 2.2 Máy dệt PP trong sản xuất bao bì plastic


2.1.3. Máy thu sợi trong sản xuất bao bì plastic
- Máy thu sợi còn gọi là máy thu cuộn với seri SJ -L được chế tạo dựa trên nguyên
lý trục cam. Mọi chuyển động của máy hoạt động rất trơn tru khi vận hành mạnh.
→ Các sợi sản phẩm liên tục được tạo ra ống chỉ. Do đó lực ma sát được giảm đáng
kể giúp máy có tuổi thọ cao.
- Là máy đóng gói bao bì lý tưởng trong ngành sản xuất bao bì.

23
- Tổng số con suốt tới 390 với chiều rộng của mỗi ống chỉ 200mm và đường kính
cuộn là 120mm. Nhưng đặc biệt tốc độ trục chính từ 30 150r / phút với
tổng công suất của máy là 27Kw. Khối lượng tổng của máy lên tới 5900kg.

Hình 2.3 Máy thu sợi trong sản xuất bao bì Plastic
2.2 Quy trình kỹ thuật đóng gói bao bì plastic dạng túi
2.2.1 Tháo cuộn và vận chuyển màng.
Vật liệu tạo bao bì có độ dài liên tục và được cuộn lại quanh lõi, được gọi là cuộn
màng. Cuộn màng bọc được đặt trên hệ trục quay phía sau máy.  

Hình 2.4 Cuộn màng đang được tháo


24
Khi máy đóng gói VFFDS làm việc, màng được kéo ra khỏi cuộn bằng đai kéo
màng. Đai này được đặt hai bên ống tạo túi, phía trước máy. Đây là phương pháp 
kéo màng phổ biến nhất hiện nay. Cũng có một vài kiểu máy sử dụng chính tay
hàn để kẹp và kéo màng xuống, chuyển nó qua máy đóng gói mà không cần dây
đai.

Một lựa chọn khác là dùng bánh xe tháo cuộn tì trên mặt với mô tơ rời có tác dụng
như 2 đai chuyển màng. Cơ cấu này tăng cường quá trình tháo cuộn, đặc biệt với
cuộn nặng.

2.2.2 Kéo căng màng.


Trong quá trình tháo cuộn, màng được dỡ khỏi cuộn đi qua tay dẫn (dancer) gồm
một hệ con lăn trọng lực (nặng) đặt phía sau máy. Hệ tay dẫn này gồm nhiều con
lăn. Khi màng chuyển động, hệ con lăn này di chuyển lên xuống để kéo căng
màng. Thao tác này giữ cho màng không bị lệch hướng.

Hình 2.5 Kéo căng màng

2.2.3 Công đoạn in


Sau công đoạn kéo căng, màng được chuyển qua máy in (nếu có trang bị thêm).
Máy in có thể là loại in nhiệt hoặc in phun. Máy in sẽ in lên màng các số liệu ngày
tháng/mã sản phẩm, hoặc in các dáu hiệu đăng kí, hình ảnh hoặc logo.
25
2.2.4 Xác định đường đi và vị trí màng
Ngay khi màng được kéo qua phía dưới máy in, nó được chuyển tới mắt quang.
Mắt quang sẽ phát hiện mốc đăng kí được in trên màng, điều khiển đai kéo màng
xuống, ốp sát với ống tạo hình. Mắt quang giữ cho màng được đặt đúng vị trí, và
như vậy màng sẽ được cắt ở điểm phù hợp.

Hình 2.6 Xác định vị trí màng

Tiếp theo, màng được kéo qua cảm biến đường đi. Cảm biến này xác định vị trí
màng khi nó đang chuyển máy đóng gói. Nếu cảm biến phát hiện thấy mép của
màng lệch khỏi vị trí thông thường, tín hiệu được tạo ra và truyền đến bộ phận điều
khiển. Điều này làm cho toàn bộ hệ thống dẫn màng dịch chuyển sang phía này
hoặc phía khác để đưa mép màng về đúng vị trí.

2.2.5 Tạo hình vỏ bao


Từ đây, màng được đưa vào tổ hợp ống tạo hình. Khi vào tới vành đai trên đỉnh
ống tạo hình, màng bị gập xuống bọc xung quanh ống và kết quả cuối cùng hai
mép theo chiều dài màng chồng mí với nhau. Điều này là bắt đầu quá trình tạo vỏ
bao.

26
Hình 2.7 Màng được tạo hình

Ống tạo hình có thể cài đặt để tạo ra mối hàn kiểu chồng mí (lap seal) hay hàn
ghép sườn (fin seal). Kiểu hàn chồng mí là ghép chồng hai mép ngoài của màng và
tạo ra túi phẳng, trong khi đó hàn sườn ghép mặt trong của hai mép màng tạo đai
hàn giống vây cá. Nói chung, kiểu hàn chồng mí thẩm mỹ và tiết kiệm vật liệu
hơn.

Một thiết bị ghi mã quay được đặt gần phía vành đỉnh ống tạo hình. Bánh xe ghi
mã tỳ vào màng và khi màng chuyển động sẽ làm quay bánh xe. Một xung được
tạo ra đối với mỗi độ dài di chuyến, và xung này được chuyển đến thiết bị điều
khiển lập trình logic (PLC- programmable logic contronlar). Chiều dài túi được cài
đặt trên màn hình điều khiển (HMI- human machine interface) dưới dạng số, đến
khi đạt tới độ dài cài đặt, sự chuyển động của màng sẽ dừng lại (chỉ đối với máy
chuyển động ngắt quãng, còn với loại máy chuyển động liên tục sẽ không dừng).

Màng được kéo xuống bằng hai mô tơ bánh răng mà dẫn động dây đai ma sát đặt ở
hai bên ống tạo hình. Đai kéo sử dụng hút chân không có thể thay thế cho đai kéo
ma sát.

2.2.6 Rót sản phẩm và hàn


Lúc này, màng sẽ tạm dừng trong thời gian ngắn, (đối với máy chuyển động ngắt
quãng). Túi vừa được tạo hình sẽ được hàn theo chiều đứng. Thanh hàn đứng được
nung nóng và di chuyển ép mép chồng mí của màng túi liên kết chúng lại với nhau.

27
Hình 2.8 Sản phẩm được rót vào bao bì

Đối với loại máy chuyển động liên tục, cơ cấu hàn trục đứng vẫn tiếp xúc liên tục
với màng, như vậy, không cần dừng để hàn màng.

Tiếp theo, bộ tay hàn ngang sẽ ép vào tạo ra mối hàn ngang phần trên của túi này
và phần đáy của túi tiếp theo. Đối với loại máy đóng gói VFFDS chuyển động ngắt
quãng, màng sẽ dừng lại để tiếp nhận tay hàn ngang chỉ hoạt động đóng mở. Còn
đối với loại máy chuyển động liên tục, tay hàn ngang phải chuyển động lên xuống
và đóng mở để tạo mối hàn khi màng vẫn chuyển động. Một số máy hoạt động liên
tục được trang bị thêm hai bộ tay hàn để tăng tốc độ.

Khi tay hàn đóng lại, sản phẩm cần đóng gói được rót vào khoảng rỗng bên trong
ống tạo hình và đổ đầy vào bao. Các thiết bị rót như: cân hay phễu rót trục xoắn
chịu trách nhiệm định lượng chính xác, nhả ra từng lượng đã cân và rót sản phẩm
vào từng bao.

2.2.7 Xả bao sản phẩm


Sau khi sản phẩm được rót vào bao, lưỡi dao sắc trên tay hàn nhiệt sẽ tiến vào, cắt
đứt bao. Tay hàn mở ra và bao rơi xuống.

28
Hình 2.9 Hoàn thiện bao bì

Túi đã hoàn thiện sau đó được xả ra khỏi máy đi vào giỏ đựng hoặc được đưa vào
băng chuyền và có thể được chuyển đên công đoạn tiếp theo như: kiểm tra khối
lượng, máy soi X quang ,thiết bị đóng thùng.

3. Sự phù hợp giữa bao bì Plastic dạng túi và thực phẩm.

Bao bì làm nhiệm vụ chứa đựng một số lượng nhất định và bảo quản thực
phẩm từ sau quá trình chế biến cho đến khi được tiêu thụ bởi người tiêu dùng.
Chức năng đầu tiên của bao bì là đảm bảo nguyên vẹn về số lượng, trạng thái, cấu
trúc, màu, mùi vị, thành phần dinh dưỡng cho thực phẩm được chứa đựng bên
trong bao bì

Bao bì đảm bảo thực phẩm được chứa đựng bênh trong không thay đổi về
khối lượng hay thể tích

29
Chất lượng sản phẩm thực phẩm, gồm cả mặt dinh dưỡng, an toàn vệ sinh,
cảm quan, phải luôn được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm. Do
đó mà công nghệ chế biến, phương pháp đóng bao bì phù hợp để có thể duy trì và
ổn định chất lượng sản phẩm. Thực phẩm sau khi được xử lý chế biến phải được
đóng bao bì kín nhằm tránh hay ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường bên
ngoài dến thực phẩm trong suốt thời hạn sử dụng. Tác nhân từ môi trường ngoài có
thể xâm nhập vào bên trong bao bì gây hư hỏng thực phẩm gồm: nước, hơi nước,
không khí, vi sinh vật, đất cát bụi, công trùng và tác động của lực cơ học, ánh sáng
bao gồm ánh sáng thấy được và tia cực tím, sự chiếu xạ, nhiệt độ.

Nhiệt độ được áp dụng để bảo quản sản phẩm, tuỳ quy trình công nghệ xử lý
chết biến và thành phần của sản phẩm mà áp dụng nhiệt độ bảo quản khác nhau.
Cần quan tâm đến bao bì của những sản phẩm đông lạnh, vật liệu bao bì phải
không thay đổi đặc tính ở môi trường lạnh đông -35 ~ 40 độ C và môi trường bảo
quản -18 độ C, các nhiệt độ bảo quản thực phẩm khác đều không tác hại, hoặc biến
đổi đặc tính của bao bì.

Tác động của lực cơ học, chính là do và chạm trong quá trình vận chuyển,
bốc dỡ nặng hoặc bị rơi, thường khiến cho thược phẩm khô bị vỡ vụn, mất giá trị
thực phẩm. Như vậy bao bì kín chứa đựng thực phẩm, thực hiện nhiệm vụ phòng
chống tất cả các tác động từ môi trường ngoài.

Ảnh hưởng của bao bì Plastic đến chất lượng sản phẩm: Do PE là sản phẩm
chống ấm kém, dễ để không khí lọt qua và dầu mỡ thấm qua nên khi sử sụng PE
làm bao bì bao gói sản phẩm dễ làm oxi hóa các chất béo trong thực phẩm gây mùi
ôi khét tạo các chất độc gây biến tính sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng.

- Chất béo bị oxi hóa tạo các chất béo có m phân tử nhỏ, andehit, xeton là các chất
độc khi nhiễm vào thực phẩm, con người sử dụng gây hại tới sức khỏe.

30
- Vấn đề đáng lo ngại nhất là sử dụng tùy tiện những bao bì cũ. Thật không an toàn
khi dùng những thùng nhựa đã đựng sơn nước để muối dưa, cà.Một số hoá chất
độc hại có trong sơn đã thấm vào nhựa sẽ khuếch tán ra môi trường nước – axit của
dưa, cà và có tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nói chung, tuyệt đối không
dùng các thùng nhựa đã đựng hoá chất để đựng nước ăn hay các loại thực phẩm
lòng. Cần lưu ý, khi cần đựng dầu ăn, nước mắm, dầu thực vật, rượu thuốc, nên
dùng chai PET (mới hay đã đựng nước tinh khiết) vì loại chai này có độ an toàn
cao về vệ sinh thực phẩm.

- Bao bì plastic không tái sử dụng nhưng nếu chế tạo bằng vật liệu tái sinh thì sẽ
nhiễm độc vào thực phẩm và gây mùi lạ cho thực phẩm do việc sử dụng các loại
phụ gia tạo sự mềm dẻo, ổn định nhiệt độ chảy mềm của plastic để dễ chế tạo dẫn
đến tiềm ẩn nhiều loại độc tố.

- Nếu sử dụng bao bì được sản xuất tử nhựa tái sinh thì chúng sẽ bị oxy hóa mạnh,
ăn mòn theo dung môi acid mạnh và có khả năng phóng thích độc tố từ gốc clo rất
cao. Khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ nhiễm độc vào thực phẩm.

- Nếu sử dụng bao bì không sạch sẽ, các chất bẩn bám ở bao bì cũng sẽ nhiễm vào
thực phẩm làm mất gía trị cảm quan thực phẩm, đồng thời vi sinh vật cũng theo
vào gây hư hỏng thực phẩm.

Đã có một số lo ngại về sức khỏe liên quan đến dư monome và các thành
phần trong chất dẻo, bao gồm chất ổn định, chất làm dẻo và các thành phần ngưng
tụ như bisphenol A. Một số trong số những mối quan tâm này dựa trên các nghiên
cứu sử dụng mức tiêu thụ rất cao; những người khác không có cơ sở khoa học. Để
đảm bảo an toàn công cộng, FDA cẩn thận xem xét và điều chỉnh các chất được sử
dụng để sản xuất chất dẻo và các chất khác vật liệu đóng gói. Bất kỳ chất nào có
thể được mong đợi một cách hợp lý để di chuyển vào thực phẩm được phân loại là
đối tượng phụ gia thực phẩm gián tiếp theo quy định của FDA. Một ngưỡng quy
định — được định nghĩa là một mức độ tiếp xúc cụ thể trong chế độ ăn uống
thường gây ra các tác động độc hại và do đó đặt ra những lo ngại về an toàn không
đáng kể (21 CFR §170.39) —may được sử dụng để miễn các chất được sử dụng
trong vật liệu tiếp xúc với thực phẩm khỏi quy định như phụ gia thực phẩm. FDA

31
xem xét lại mức ngưỡng nếu mới thông tin khoa học làm tăng mối quan tâm. Hơn
nữa, FDA khuyên người tiêu dùng sử dụng chất dẻo cho các mục đích đã định phù
hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh an toàn không chủ ý mối quan tâm.

4. Một số bao bì plastic dạng túi và sự tương thích với các loại sản phẩm:
4.1 Túi hàn dán 3, 4 biên:

Hình 4.1 túi hàn dán 3, 4 biên


- Thường dùng cho các sản phẩm dạng bột hoặc kem, thể tích nhỏ không cần bề
dày.

- Kiểu dáng thông dụng, tận dụng bề mặt in khá tốt (hai mặt như nhau).

- Dễ dàng xếp vào bao bì cấp 2.

- Bổ sung các đường cắt tạo vị trí xé để hỗ trợ mở bao gói.

- Có thể dùng dao hàn, cắt định hình để tạo túi biến thể có hình dạng đặc biệt.

- Có thể hàn bổ sung zipper ở miệng túi hổ trợ đóng mở nhiều lần.

- Có thể bố trí hình ảnh dọc theo hoặc vuông góc với hướng cuộn màng.

- Riêng túi có bổ sung zipper phải bố trí hình ảnh vuông góc với với hướng cuộn
màng để thuận tiệ hàn zipper.

4.2 Túi hàn lưng, hàn chân đầu:

32
Hình 3.2 Mì tôm Hảo Hảo dạng túi

- Thường dùng cho các sản phẩm dạng bột hoặc kem và các sản phẩm dạng rắn
như mì ăn liền, bánh, kẹo,… không cần bề dày.

- Kiểu dáng thông dụng, bề mặt in có mặt chính và phụ vì mặt lưng có đường hàn,
dán ở giữa.

- Dễ dàng xếp vào bao bì cấp 2

- Thiết bị làm túi và đóng gói tự động, đa dạng

- Bổ sung các đường cắt tạo vị trí xé để hổ trợ mở bao gói.

- Không thể hàn zipper hổ trợ đóng mở nhiều lần.

- Chỉ có thể bố trí hình ảnh dọc theo hướng cuộn màng vì đường hàn lưng chạy dọc
theo hướng cuộn màng.

4.3 Túi hàn lưng xếp hông:

33
- Thường dùng cho các sản phẩm dạng bột như cà phê hoặc các sản phẩm dạng rắn
như bánh, kẹo, … cần thể tích lớn và cần bề dày hông.

- Bề mặt in có mặt chính và phụ vì mặt lưng có đường dán ở giữa.

- Dễ dàng xếp vào bao bì cấp 2

- Thiết bị làm gói cần có bộ phận xếp hông.

- Bổ sung các đường cắt tạo vị trí xé hổ trợ mở bao gói, có thể dùng dao hàn - cắt
miệng túi định hình để tạo các chi tiết quai xách.

- Chỉ có thể bố trí hình ảnh dọc theo hướng cuộn màng vì đường hàn lưng chạy dọc
theo hướng cuộn màng.

4.4 Túi đứng:

- Thường dùng cho các sản phẩm dạng bột, kem. Đặc biệt thích hợp với sản phẩm
dạng lỏng vì túi có khả năng đứng như chai, lọ nhờ đường xếp ở đáy và các dao hàn đáy
thích hợp.

- Tận dụng bề mặt in khá tốt (hai mặt như nhau).

- Thiết bị làm túi và đóng gói cần có bộ phận xếp đáy, phun keo hoặc đục lỗ tạo kết
dính giữa hông với đáy và các dao hàn đáy đặc biệt.

- Bổ sung các đường cắt tạo vị trí xé hỗ trợ mở bao gói, có thể dùng dao hàn - cắt
miệng túi định hình để tạo các chi tiết quai xách hoặc các hình thù đặc biệt.

- Có thể hàn bổ sung zippper ở miệng túi hổ trợ đóng mở nhiều lần.

34
5. Quy trình sản xuất bao bì plastic
Quy trình gồm: Thiết kế bao bì và sản xuất bao bì.

5.1 Thiết kế bao bì:


Gồm thiết kế cấu trúc và thiết kế đồ họa
 Thiết kế cấu trúc: Xác định kiểu dáng, kích thước và vật liệu bao bì. Sau khi thiết
kế cấu trúc, các thông số vật liệu và kích thước sẽ là yêu cầu cho việc sản xuất các cuộn
màng đơn hoặc các cuộn màng thành phần.
 Thiết kế đồ họa: Thiết kế các thành phần hình ảnh, nội dung (chữ) và sắp xếp các
đối tượng tạo nên thiết kế hoàn chỉnh, truyền tải các nội dung cần cung cấp và đáp ứng
các yêu cầu quảng bá sản phẩm. Kết quả được thể hiện trên một tập tin đồ họa của một
túi.
5.2 Sản xuất bao bì:
Gồm sản xuất màng, chế bản, in, ghép màng, chia cuộn, định hình túi.
 Sản xuất màng: Dựa theo các yêu cầu về vật liệu được xác định từ thiết kế cấu
trúc, các màng thành phần của bao bì được sản xuất. Màng có thể được sản xuất bằng
cách đùn thổi tạo màng đơn hoặc đùn đa lớp để tạo màng phức hợp.
 Chế bản: File thiết kế đồ họa của một túi, bao gói sau khi được kiểm tra và xử lý
phù hợp với điều kiện in sẽ được nhân bản và sắp xếp thành một khổ lớn phù hợp với
cách thức in, phương pháp, thiết bị in và thành phẩm.
Tiếp theo là quá trình tạo khuôn in từ dữ liệu trên

 In: Bản in trên sẽ dùng để in lên một lớp màng có vai trò là vật liệu in trong công
đoạn in.
 Thành phẩm:
- Nếu bao bì sử dụng màng phức hợp thì sau khi in, các lớp màng thành
phần sẽ được ghép thành màng phức hợp với các phương pháp ghép khác nhau.

- Sau khi ghép màng sẽ chia cuộn, sau đó các cuộn màng sẽ được chuyển
sang thiết bị định hình và hàn túi thành các dạng túi khác nhau.

35
THU THẬP
THÔNG TIN,
THIẾT XÁC ĐỊNH YÊU
CẦU

THIẾT KẾ CẤU TRÚC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA


KẾ
Xác định kiểu dáng, kích Các thông số Hình ảnh
thước, vật liệu về kiểu dáng, Chữ
kích thước
BAO


Thông số File tạo
về vật liệu mẫu

CHẾ BẢN IN

SẢN XUẤT CÁC MÀNG Chỉnh sửa mẫu


THÀNH PHẦN CỦA BAO
Tạo khuôn in
BÌ, MÀNG ĐƠN HOẶC ĐA
LỚP Chuẩn bị trục, khuôn

Ghi phim, chế tạo khuôn in


hoặc ghi bản

SẢN Màng Màng để in Khuôn in


thành
phần để IN
ghép
XUẤT Màng đã in

GHÉP MÀNG (NẾU CẦN)


BAO

CHIA CUỘN

LÀM TÚI
36

Sơ đồ sản xuất bao bì plastic dạng túi

You might also like