You are on page 1of 4

ĐỊNH LƯỢNG LIPIT TỔNG THEO PHƯƠNG PHÁP SOXHLET

1. Nguyên lý
– Dựa vào tính tan hoàn toàn của chất béo vào dung môi hữu cơ.
− Dùng dung môi hữu cơ trích ly chất béo có trong sản phẩm thực phẩm. Sau đó làm bay
hơi hết dung môi, chất béo còn lại đem cân, tính ra hàm lượng chất béo có trong sản
phẩm thực phẩm.
Yêu cầu của dung môi:
• Chất béo phải tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ
• Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với chất béo (có thể bay hơi ở nhiệt độ thường)
• Thường chọn các dung môi sau:
+ Ete etylic + Ete dầu hỏa (petrol) + Tetraclorua cacbon (CCl4)
2. Dụng cụ và thiết bị
Thiết bị Soxhlet
Tủ sấy
Cân phân tích
Bình hút ẩm
1 becher 100 ml
1 đũa thủy tinh
1 bếp đun cách thủy
3.Hóa chất
2g nguyên liệu
150 ml eter etylic hoặc eter dầu hỏa
Aceton
Giấy lọc
4. Tiến hành
Chuẩn bị mẫu và lắp hệ thống máy trích ly Soxhlet.
- Cân 2g mẫu đã nghiền nhỏ
Làm khô nguyên liệu bằng cách sấy nguyên liệu trong tủ sấy ở nhiệt đọ 100-105 độ C(
với sữa thì khoảng 100 độ C), đén khối lượng không đổi, cho vào ống giấy xốp hay gói
bằng giấy cho vào tháp trích ly của máy Soxhlet (chú ý: đầu trên của ống giấy thấp hơn
đỉnh ống xiphông của tháp trích ly).
- Lắp bình cầu đã sấy khô vào máy. Qua cổ ống sinh hàn rót dung môi vào bình cầu.
Lượng dung môi rót vào khoảng 2/3 thể tích bình cầu hoặc hai lần dung tích tháp trích ly.
Cho nước chảy liên tục vào ống làm lạnh.
Trích ly chất béo
- Đun từ từ dung môi trong bình cầu bằng bếp cách thủy (nếu dung môi là CCl4 thì có thể
đun trên bếp điện)
- Dung môi sôi, bay hơi gặp lạnh, ngưng tụ ở tháp trích ly, trong thời gian này, dung môi
sẽ trích ly chất béo, đến khi dung môi trong tháp trích ly vượt quá đầu ống xiphông sẽ
tràn về bình cầu kéo theo chất béo, ta gọi là một chu trình. Dung môi lại tiếp tục bay hơi,
còn chất béo do có nhiệt độ sôi cao hơn nên không bay hơi, còn chất béo do có nhiệt độ
sôi cao hơn không bay hơi ở lại bình cầu, quá trình lại diễn ra tiếp tục.
- Để tránh tổn thất dung môi, dung môi trong bình cầu không được sôi mạnh, đảm bảo
khoảng 5 - 6 chu trình trong 1 giờ.
Trong quá trình chiết cần chú ý:
+ Kiểm tra nước làm lạnh có chạy liên tục hay không?
+ Kiểm tra dung môi nếu thấy hao hụt phải gia thêm vào.
+ Khi cần máy nghỉ giữa chừng cần giữ ống giấy ngập trong dung môi.
Muốn biết quá trình chiết đã kết thúc hay chưa, lấy túi giấy lọc ra cho nhỏ vài giọt vào
mặt kính đồng hồ hoặc tờ giấy lọc, khi dung môi bay hơi hết, trên mặt kính hay mặt giấy
lọc không có vết chất béo thì quá trình chiết đã kết thúc.
Cất dung môi
- Sau khi quá trình chiết kết thúc, bỏ túi giấy lọc ra rồi tiến hành cất dung môi ngay trong
tháp để thu hồi dung môi (trường hợp nếu dung môi trong bình cầu đục, có lẫn bột nghiền
thì phải lọc qua giấy lọc rồi mới cất thu hồi dung môi).
- Chuyển chất béo trong bình cầu vào cốc thủy tinh (đã sấy khô và biết khối lượng).
Tráng bình cầu bằng một ít dung môi trong cốc thủy tinh bay hơi ở nhiệt độ thường (chú
ý tránh bụi).
- Sau đó cho cốc thủy tinh vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100-1050 C trong 1 giờ, lấy ra để
nguội ở bình hút ẩm và cân, sấy tiếp trong 30 phút, sấy đến trọng lượng sai lệch nhau
không quá 0,002gam là được.
3. Tính kết quả
Hàm lượng chất béo trong mẫu tính bằng % theo công thức:
Chất béo = ((m1 − m2)/G)*100(%)
Trong đó: m1: khối lượng của cốc (g)
m2: khối lượng của cốc và khối lượng của chất béo sau khi sấy(g)
G: khối lượng mẫu (g)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1.Các dạng lipit nào thường gặp trong thực phẩm?
Thông thường ta hay gặp các loại lipid có chức các acid béo gồm:
 Các acid béo no: Acid butyric (4C) có nhiều trong sữa bò, acid lauric (12C)
acid palmitic (16C), acid stearic (18C) phổ biến trong nhiều loại Lipid với
lượng nhỏ, acid lignoceric (24C) có trong dầu lạc.
 Các acid béo chưa no: Acid oleic (18C, 1∆:9- có 18 cacbon và có một nối
đôi tại cacbon số 9) có trong hầu hết các loại Lipid. Acid linoleic (18C,
2∆:9,12)có nhiều trong dầu lanh, vừng(mè) dầu bông. Acid linolenic
(18C,3∆:9,12,15) có nhiều trong dầu nành, dầu lạc.
2.Trình bày nguyên lý của phương pháp kiểm nghiệm nói trên?
– Dựa vào tính tan hoàn toàn của chất béo vào dung môi hữu cơ.
− Dùng dung môi hữu cơ trích ly chất béo có trong sản phẩm thực phẩm. Sau đó làm bay
hơi hết dung môi, chất béo còn lại đem cân, tính ra hàm lượng chất béo có trong sản
phẩm thực phẩm.
Yêu cầu của dung môi:
• Chất béo phải tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ
• Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với chất béo (có thể bay hơi ở nhiệt độ thường)
• Thường chọn các dung môi sau:
+ Ete etylic + Ete dầu hỏa (petrol) + Tetraclorua cacbon (CCl4)
3. Trình bày ý nghĩa thực tiễn của thí nghiệm?
Gíup xác định lượng lipit có trong thực phẩm một cách chính xác.

You might also like