You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


Trung tâm Công nghệ Polyme - Compozit và Giấy

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG GIẤY TISSUE VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU LỚN

Sinh viên thực hiện :Đặng Thị Trang

MSSV :20164145

Lớp, khóa :Công nghệ Xenluloza-Giấy K61

Người hướng dẫn :PGS.TS. Phan Huy Hoàng

Hà Nội - 2021
VIỆN KỸ THUẬT HOÁ HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trung tâm Công nghệ Polyme – Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Compozit và Giấy

NHIỆM VỤ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

Họ và tên: Đặng Thị Trang MSSV: 20164145


Lớp: Công nghệ Xenluloza-Giấy Khóa:K61

I. Tên đề tài:

Tìm hiểu về thị trường giấy Tissue Việt Nam và một số thương hiệu lớn.

II. Nội dung các phần thuyết minh và tínhtoán:

1. Mục lục
2. Mở đầu
3. Thân bài
4. Kết luận
5. Tài liệu tham khảo
III.Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

IV. Ngày giao nhiệm vụ: ngày 23 tháng 02 năm2021.

VI. Ngày phải hoàn thành: ngày 23 tháng 06 năm 2021.

Phê duyệt của Trưởng bộ môn Ngày 23 tháng 06 năm 2021

Cán bộ hướng dẫn


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 4
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIẤY TISSUE......................................................... 1
1.1. Phân loại giấy Tissue................................................................................... 1
1.1.1. Giấy vệ sinh (toilet paper) 1
1.1.2.Giấy vệ sinh nhà bếp (kitchen rolls) 1
1.1.3.Giấy ăn (napkin) 1
1.2. Một số chất phụ gia trong quá trình xeo giấyTissue....................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIẤY.............................................. 3
2.1. Lịch sử ngành giấy...................................................................................... 3
2.2.Khái quát thị trường giấy trên thế giới và Việt Nam....................................4
2.2.1. Thị trường giấy trên thế giới 4
2.2.2. Thị trường giấy Việt Nam 5
PHẦN 3: THỊ TRƯỜNG GIẤY TISSUE VIỆT NAM.......................................... 8
3.1. Thị trường giấy Tissue ViệtNam................................................................. 8
3.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và
thị trường giấy Tissue Việt Nam nói chung 9
PHẦN 4: MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU GIẤY TISSUE LỚN Ở VIỆT NAM........13
4.1. Khu vực phía Bắc...................................................................................... 13
4.2. Khu vực phía Nam.................................................................................... 16
PHẦN 5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG GIẤY
TISSUE VIỆT NAM............................................................................................ 19
5.1. Những mặt khó khăn................................................................................. 19
5.2. Những mặt thuận lợi.................................................................................. 20
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 22
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp giấy có sự đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của nền kinh tế, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất khác,
cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác như: Trồng rừng, khai thác gỗ rừng
trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam có
nhiều tiềm năng để phát triển, song cũng đang đứng trước không ít khó khăn và
thách thức.

Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm
giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như:
bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của
mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự
tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến,
tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trong tất cả các sản phẩm của ngành giấy, giấy Tissue là một sản phẩm được
đánh giá là có tiềm năng phát triển và chiếm thị phần lớn trong tương lai.Dân số
đông kết hợp với sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế cho chúng ta thấy được một
tương lai tốt đẹp của việc kinh doanh giấy tissue ở Việt Nam. Tuy vậy, thị trường
giấy Tissue Việt Nam bên cạnh những thuận lợi thì cũng đang gặp không ít những
khó khăn trên con đường phát triển. Chính vì vậy, đề tài mang tên” Tìm hiểu về thị
trường giấy Tissue Việt Nam và một số thương hiệu lớn” của em đã ra đời.
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIẤY TISSUE


1.1. Phân loại giấy Tissue
1.1.1. Giấy vệ sinh (toilet paper)

Nguyên liệu: bột nguyên thủy, bột khử mực, hỗnhợp.
− 2
Định lượng: 15-17g/m

Màu trắng, cómàu.

Đơnvịsảnphẩm:cuộn;2,3,4hoặc5lớp;giữacáclớpkhôngdínhvớinhau,hoặc liên kết
bằng dậpnổi.

Độ bền khô: Đảm bảo độ bền khô khi sử dụng, nhiều lớp tránhbục.

Độ bền ướt: liên quan đến khả năng dễ dàng tan của giấy toilet trong nước, để
tránh tắc thiết bị vệ sinh, không được quá 10% độ bềnkhô.
1.1.2.Giấy vệ sinh nhà bếp (kitchen rolls)

Nguyên liệu: bột nguyên thủy, bột khử mực, hỗnhợp.
− 2
Định lượng: 18-22g/m

Màu trắng, có màu.

Đơn vị sản phẩm: cuộn; 2 hoặc 3 lớp; giữa các lớp không dính với nhau, hoặc
liên kết bằng dập nổi.

Độ thấm hút: khả năng thấm hút, tốc độ thấm hút cao.

Độ bền khô và độ bền ướt: đảm bảo yêu cầu sử dụng.

1.1.3.Giấy ăn (napkin)

Nguyên liệu: bột nguyên thủy, bột khử mực, hỗn hợp.
− 2
Định lượng: thông thường từ 17 đến 22g/m

Màu sắc: Trắng hoặc cómàu.

Đơn vị: thường là 1, 2 và 3 lớp giữa các lớp không dính nhau hoặc liên kết bằng
dập nổi

Khả năng thấm hút tốt để có thể lau chùi, vệ sinh trong bữa ăn.

Mềm mại, dẻo dai, co dãn, độ bền tốt.
SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 1
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

1.2. Một số chất phụ gia trong quá trình xeo giấy Tissue
Chất phủ lô (Creping BN)
− Là loại nhũ tương được sản xuất từ glyxerin và thành phần của axit béo.

− Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất giấy, có định lượng thấp như
giấy cuốn thuốc lá, giấy bao gói mỏng và đặc biệt là giấyTissue.

− Chất phủ lô tạo ra một lớp màng nhớt mỏng và có khả năng phân bố đều trên lô
sấy đồng thời đảm bảo được độ chống dính tốt cho lôsấy.

− Thành phần đặctrưng:


+ Là chất lỏng màu trắng có thành phần chính là axit béo,
+ Hàm lượng rắn: 30% ± 1;
+ Tan tốt và phân bố đều trong mọi dung môi đặc biệt là nước.

− Phương pháp: phun đều lên bề mặt lôsấy.

− Mức sử dụng: 1-4 kg/tấngiấy.


o
− Bảo quản: 20-30 C.
Chất tách lô (AC-500)
− Thành phần: là chất lỏng sánh màu trắng, có thành phần chính là glyxerin và
axit béo, hàm lượng rắn: 30% ± 1, tan tốt và phân bố đều trong nước.

− Hòa tan vào nước cất đến nồng độ thích hợp, cho vào thiết bị phun đều lên bề
mặt lô sấy.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 2


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIẤY


2.1. Lịch sử ngành giấy
Từ xa xưa, giấy đã xuất hiện với vai trò vô vùng thiết yếu đối với cuộc sống
của con người. Lịch sử giấy ghi chép giấy xuất hiện từ những năm 105 bắt đầu ở
Trung Quốc, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi và mãi cho đến năm 750, kỹ
thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến phương Tây thông qua Samarkand bởi các tù
binh người Trung Quốc bị bắt trong Trận Đát La Tư giữa nhà Đường và nhà Abbas
của người Hồi giáo. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu
văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua
nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo.

Nghề làm giấy dần phát triển thành ngành công nghiệp giấy nhằm phục vụ
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Năm 1670, người Hà Lan phát minh
ra máy nghiền Hà Lan giúp nghiền bột giấy từ các vật liệu cứng hơn. Năm 1799,
Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828), một đốc công trẻ của Nhà máy ở Essones cùng
cha đã phát minh ra máy xeo giấy liên tục. Đây là mốc lịch sử quan trọng vì từ đây
giấy được sản xuất nhanh hơn nhiều hơn và rẻ hơn. Năm 1850, người Đức phát
minh ra máy mài gỗ, mở ra nguồn nguyên liệu gỗ rẻ tiền cho sản xuất giấy. Riêng
năm 1850, có hơn 300 máy xeo giấy tại Anh và Pháp. Ngày nay, nhiều máy giấy
hiện đại hoạt động 24 giờ trong ngày, 350 ngày mỗi năm và sản lượng là 350.000
tấn/năm vẫn đang dùng nguyên lý công nghệ của Louis-Nicolas Robert.

Cùng thời gian này, sử dụng giấy và bao bì cartong bắt đầu phát triển mạnh.
Năm 1850, đã xuất hiện nhiều máy xeo giấy cartong nhiều lớp. Năm 1856, Edward
C. Haley, một kỹ sư người Anh đã phát minh ra loại giấy bồi (undulated) dùng để
làm mũ cối. Nhà máy sản xuất giấy bồi đầu tiên tại Mỹ là năm 1871, tại Pháp là vào
năm 1888 ở vùng Limousin.

Năm 1857, một người Mỹ, Jojeph Coyetty đã phát minh ra giấy toilet. Nó chỉ
được phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, vì trong suốt thời gian dài, người ta cho
đó là sản phẩm xa xỉ. Nó được sử dụng rộng rãi chỉ vào những năm thập niên 60 của
thế kỷ 20. Ngày nay, ngành công nghiệp giấy vẫn đang phát triển với máy móc,
công nghệ hiện đại. Do vậy, chất lượng giấy tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 3


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Ở Việt Nam, ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất
sớm, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ XX, giấy được làm bằng
phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi
vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ
(dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy giấy Vạn Điểm; Nhà
máy giấy Tân Mai…Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là
72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng
bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm. Năm 1982, Nhà máy
giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết
kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép
kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng
nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề
phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Hiện nay, sản phẩm giấy Tissue đã và đang có ứng dụng rất rộng rãi trong
cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân, dân số đông kết hợp với sự đi lên
mạnh mẽ của nền kinh tế cho chúng ta thấy được một tương lai tốt đẹp của việc kinh
doanh giấy Tissue ở Việt Nam. Cuộc sống với chất lượng ngày càng cao càng đòi
hỏi được sử dụng những sản phẩm với chất lượng cao tương xứng. Khi mà thị
trường được xem như một “thế giới phẳng” thì thông tin đến với khách hàng ngày
càng nhiều giúp khách hàng có cơ sở lựa chọn cho mình những sản phẩm có chất
lượng tốt nhất.
2.2.Khái quát thị trường giấy trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Thị trường giấy trên thế giới
Ngày nay, giấy đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, xuất hiện trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Từ chỗ ban đầu chỉ là những mảnh thô làm
từ vỏ cây, đến nay chủng loại giấy đã lên đến con số hàng trăm, từ chỗ chỉ là những
phiên bản quý hiếm trong đời sống, đến nay giấy đã trở thành sản phẩm quen thuộc
của mỗi người, với mức sử dụng giấy bình quân đầu người trên thế giới đã đạt trên
50 kg.

Cùng với việc mở rộng dạng nguyên liệu, sản phẩm là sự phát triển không
ngừng của kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị sản xuất giấy.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 4


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Theo báo cáo của UNECE/FAO năm 2011, trên thế giới có khoảng 6000 nhà
máy sản xuất bột giấy và các bán thành phẩm xơ sợi, với tổng sản lượng trung bình
các năm 2006 – 2010 đạt trên dưới 220 triệu tấn/năm; 8880 nhà máy sản xuất giấy
và cactong các loại, với sản lượng trung bình 350 triệu tấn/năm; hàng ngàn doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giấy và các
sản phẩm từ giấy. Dự báo đến năm 2020, sản lượng giấy thế giới có thể đạt trên 500
triệu tấn.

Hình 1. 1. Sản xuất và tiêu thụ giấy trên thế giới


Hiện nay, các vùng trọng điểm của công nghiệp bột giấy và giấy thế giới
được tập trung ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Tây Âu, Đông Âu, Mỹ Latinh, Trung
Quốc, Nhật Bản, Nam Á. Trong đó vai trò chủ đạo thuộc về các tập đoàn lớn đa
quốc gia, như International Paper (Mỹ), Stora Enso và UMP (Phần Lan), Svenska
Cellulosa Aktiebolaget (Thụy Điển), Nippong Paper và Oji Paper (Nhật Bản), Nine
Dragons Paper và Lee & Man Paper (Hồng Kong, Trung Quốc), Sappi (Nam Phi),
Abitibi Bowater và Domtar (Canada), Hansol (Hàn Quốc), Asia Pulp and Paper
(Indonesia),....

Cùng với sự bùng nổ của internet, ngành công nghiệp giấy cũng gặp phải
những áp lực điều chỉnh sâu sắc. Việc áp dụng rộng rãi của các phương tiện điện tử
truyền thông dẫn đến nhu cầu giấy in viết và giấy in báo thu hẹp. Trong khi đó mô
hình thương mại điện tử phát triển thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của kinh
doanh chuyển phát nhanh và tăng trưởng về nhu cầu giấy bao bì.
2.2.2. Thị trường giấy Việt Nam
Giấy bao bì chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó là đến giấy in, giấy báo và giấy

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 5


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

tissue.

Hình 1.2. Cơ cấu sản xuất theo sản phẩm ngành công nghiệp giấy
Việt Nam 2019
Theo số liệu tổng hợp chung của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
(VPPA) thị trường giấy Việt Nam đạt được những con số ấn tượng trong năm 2019;
tiêu dùng giấy toàn ngành ước tính đạt 5,432 triệu tấn, tăng trưởng 9,8%; xuất khẩu
giấy đạt sản lượng 1,0 triệu tấn, tăng trưởng 23,6%, nhập khẩu đạt sản lượng 2,02
triệu tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giấy bao bì và giấy tissue
về tiêu dùng và xuất khẩu đạt sản lượng, tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Nhưng, đối với giấy in, giấy viết lại gặp thách thức không nhỏ, sản xuất tăng
nhưng tiêu dùng lại giảm; giấy photocopy nhập khẩu giảm 18,1% nhưng giấy in,
viết không tráng lại tăng mạnh 20,9%. Sản lượng nhập khẩu giấy in và giấy viết từ
thị trường Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng. Sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng tại
Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đã dẫn tới lượng giấy ngày càng tăng, gây áp
lực về giá sản phẩm với doanh nghiệp nội địa.

Chưa dừng lại ở đó, các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản không
xuất khẩu được vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ hướng sang thị trường
khác, trongđó có Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh rất quyết liệt. Bên cạnh đó, chúng
ta đang là nước xuất khẩu dăm mảnh hàng đầu thế giới, nhưng lại phải nhập khẩu
một lượng lớn bột giấy.

Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2018,
2019 và hiện chiếm tới gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, tập trung
chủ yếu vào các loại giấy bao bì thông thường (giấy lớp mặt và lớp sóng) với nhiều
lợi thế vượt trội và đang gây nên hiện tượng cung vượt cầu đối với loại giấy này,
nhưng xu hướng vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh, tạo áp lực rất lớn cho các doanh

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 6


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

nghiệp Việt Nam. Dự kiến đến năm 2022, khi các dự án đã được cấp phép đi vào
hoạt động, sản lượng của các doanh nghiệp FDI sẽ chiếm trên 60% sản lượng cả
nước. Điều này tạo ra áp lực vô cùnglớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể
tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhiều khả năng thị trường sẽ chịu sự chi phối mạnh
của các doanh nghiệp FDI.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 7


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG


GIẤYTISSUE VIỆT NAM
3.1. Thị trường giấy Tissue ViệtNam
Trong hơn 30 năm qua, tiêu thụ giấy Tissue trên thế giới đã tăng liên tục.
Ngay cả năm 2009 – trong cuộc đại suy thoái 2008-2009, một năm khó khăn đối với
hầu hết các loại giấy và bìa khác, nhưng thị trường giấy Tissue toàn cầu vẫn tiếp tục
mở rộng, mặc dù chỉ đạt 1,2% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là
3,7% trong suốt 25 năm trước đó (kể từ năm 1993).
Năm 2018, tiêu thụ giấy Tissue toàn cầu đạt 38,7 triệu tấn và có thể đạt mức
40 triệu tấn trong năm 2019, so với năm 1993, khi đó mức tiêu thụ chỉ đạt 15,5 triệu
250

210

200 190195 195


175 186
178
164
150
165
153
146
131
năm 2015
năm 2016
100 năm 2017
50 năm 2018
46
42
50 40
13 22
810

0
Năng lực sản Sản xuất Tiêu thụ Xuất khẩu Nhập khẩu
xuất
tấn. Hiện nay mức tiêu thụ giấy Tissue đã vượt qua giấy in báo ở quy mô thị trường.

Hình 1.3. Quy mô giấy Tissue Việt Nam đến năm 2018 (nghìn tấn/năm)

Nguồn Hiệp Hội Giấy Việt Nam


Tổng lượng tiêu dùng giấy Tissue chủ yếu là các sản phẩm dùng làm khăn
ăn, khăn mặt, giấy vệ sinh năm 2018 đạt khoảng 164.453 tấn, tăng trưởng 8,0% so
với cùng kỳ 2017. Đối với loại giấy Tissue kraft chủ yếu dùng để đóng gói sản
phẩm hay làm giấy nền cho bao bì mềm khác chưa thống kê số liệu, tuy nhiên chủng
loại này ở thị trường Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng tăng trưởng rất mạnh.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 8


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Giấy Tissue tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 181.000 tấn và tăng trưởng
10,4% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập khẩu, đạt 39.000 tấn, tăng trưởng đến 77,3%
so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường cung ứng chính giấy Tissue cho Việt Nam chủ
yếu đến từ Trung Quốc và Indonesia, chiếm tỷ trọng lần lượt là 54% và 38%, các
quốc gia khác 8%. Xuất khẩu, đạt sản lượng 67.000 tấn, tăng trưởng 19,6% so với
cùng kỳ năm 2018. Trong đó các thị trường xuất khẩu chính giấy tissue của Việt
Nam, là Malaysia chiếm tỷ trọng 25%, kế đến là Mỹ chiếm tỷ trọng 15%, Úc 14%,
tiếp theo Niu Di Lân 7%, Campuchia 5%, Mê hi cô 5%, Nhật Bản và Lào 4%.

Với những tiềm năng đáng kể đó, việc nâng công suất của nhà máy sản xuất
giấy Tissue là một vấn đề rất đáng quan tâm, các nhà máy sản xuất giấy Tissue
trong nước như Tissue Sông Đuống (Hà Nội) có công suất 20000 tấn/năm, tổng
công ty giấy Sài Gòn sản xuất được 55000 tấn/năm… và nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ khác đã và đang hướng tới sự nâng cao quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ để
đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường tiềm năng này.

Năm 2020 dự kiến có ba nhà máy đưa vào sản xuất với công suất thiết kế
55.000 tấn/năm đưa vào sản xuất, trong đó có công ty Xương Giang 15.000
tấn/năm, công ty Việt Thắng 20.000 tấn/năm và công ty Xuân Mai 20.000 tấn/năm.
3.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và
thị trường giấy Tissue Việt Nam nói chung
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm;
đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế của hầu hết các
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.Do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của
nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động
sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà hầu hết các ngành kinh tế của Việt
Nam đều bị ảnh hưởng, có đến 9 ngành kinh tế chịu tác động mạnh với mức độ thiệt
hại "lớn" và 6 ngành chịu tác động ở mức độ “vừa phải” (Bảng 1).

Lĩnh vực nông-lâm nghiệp-thủy sản: khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa và
nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp Ngành phụ trợ nông nghiệp chịu ảnh hưởng gián
tiếp, thể hiện qua sản lượng của ngành hóa chất, phân bón, thiết bị nông nghiệp
giảm (-5%) so với cùng kỳ, và giá cổ phiếu ngành hóa chất giảm mạnh (-13,8%) so

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 9


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

với đầu năm.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: các ngành sản xuất với chuỗi cung ứng
bị gián đoạn, đứt gãy và ngành xây dựng sụt giảm do bất động sản khó khăn.
Lĩnh vực dịch vụ: chịu tác động mạnh do tổng cầu giảm (cả trong và ngoài
nước).

Lĩnh vực tài chính-ngân hàng-bảo hiểm: chứng kiến doanh thu giảm không
nhiều trong quý 1/2020 (-2%) so với cùng kỳ, vì đây là lĩnh vực chịu tác động gián
tiếp nhiều hơn và có độ trễ (khách hàng khi khó khăn, bắt đầu giảm sử dụng các
dịch vụ, hấp thụ vốn kém và nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh) và được nhà đầu tư đánh
giá tiềm ẩn rủi ro cao, khiến giá cổ phiếu giảm mạnh (trên 20%) so với đầu năm.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản:chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực
cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ. Tình trạng
dịch bệnh đã khiến người dân hạn chế mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương
mại (giảm khoảng 70-80% trong tháng 2 và 3 – theo CBRE; nhiều chủ cửa hàng đã
trả lại mặt bằng, hoặc đàm phán để người cho thuê giảm giá và nhiều đơn vị chủ sở
hữu mặt bằng cũng đã chủ động giảm 20-40% giá thuê.

Báo chí nhà nước hôm 29/5 dẫn thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết
trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải
thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó bao gồm: 31.800 doanh nghiệp
tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20.000
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8.000 doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Trung bình mỗi tháng có gần 12.000
doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 10


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 11


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và các biện pháp dãn cách xã hội, các hoạt
động kinh tế - xã hội bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của nền kinh tế nói
chung, ngành Giấy nói riêng. Tổng khối lượng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm
2020 đạt hơn 2,99 triệu tấn và giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:
Giấy bao bì tiêu dùng đạt 2,34 triệu tấn, giảm 2,1%; Giấy in báo tiêu dùng đạt 21,24
nghìn tấn, giảm 26,7; Giấy in, viết, tiêu dùng đạt 368,4 nghìn tấn, giảm 8,5%; Tổng
lượng giấy tiêu dùng giảm trong những tháng đầu năm 2020 vừa qua phần lớn là do
tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Tổng khối lượng giấy xuất khẩu trong 7 tháng năm 2020 đạt 933,2 nghìn tấn,
tăng 100,6%, so với cùng kỳ năm 2019. Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng
trưởng mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm. Trong đó, giấy bao bì,
xuất khẩu đạt 859 nghìn tấn, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó
châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%,
châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%.

Tổng khối lượng giấy nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,11
triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ 2019. Giấy tissue, giấy khác (đặc biệt) và giấy
in, viết tăng, trong khi đó giấy in báo, giấy bao bì giảm và giấy in tráng phủ giảm so
với cùng kỳ năm 2019.

Có thể thấy, đại dịch COVID -19 ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực tới nền
kinh tế thế giới và Việt Nam. Thị trường giấy Việt Nam nói chung và thị trường
giấy Tissue Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 12


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

PHẦN 4: MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU GIẤY TISSUE LỚN Ở VIỆT NAM

4.1. Khu vực phía Bắc


Pulppy Corelex

CÔNG TY TNHH JP CORELEX (VIETNAM) (JCV) là công ty con của hai


công ty hàng đầu tại Nhật Bản có nhà máy tái chế giấy với công nghệ hiện đại nhất
Việt Nam.

Hình 4.1: Sản phẩm giấy vệ sinh và giấy ăn của Pulppy Corelex
Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tổng diện tích: 60,000 m2.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 13


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Diện tích xây dựng: 34,000 m2.


Công suất thiết kế: 80 tấn/ngày.
Vốn đầu tư: 38 triệu Đô la Mỹ
Địa chỉ: Đường B1, Khu B, KCN Phố Nối A, xã Lạc Hồng, Huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Công nghệ A.CPhelli hiện đại với năng suất 30,000 tấn/ năm. Nó hoạt động
vào tháng 6 năm 2009, tốc độ tối đa 2000m/ phút. Nguyên liệu chỉ là xơ sợi tái chế,
với dây chuyền DIP và chuẩn bị bột nhập từ San-Ei Regulator.

Giấy tissue định lượng từ 12 đến 45 gsm và định lượng là điều chính yếu của
cuộn Jumbo cho sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy, tả lót.
Sông Đuống

Chủ của thương hiệu Watersilk, cách Hà Nội khoảng 10 km, nhà máy này có
năng suất 20,000 tpy. PM từ Hansol, Hàn Quốc, tốc độ khoảng 700m/ phút. Nhà
máy này thuộc sở hữu của hiệp hội giấy Việt Nam, nó cũng là sở hữu của nhà máy
giấy Bãi Bằng. Nguyên liệu là bột gỗ nhập khẩu cộng với bột nguyên chất từ nhà
máy Bãi Bằng. Một dây chuyền DIP mới cho 20,000 tấn /năm từ Comer bắt đầu
chạy ở Sông Đuống vào năm 2010 và kế hoach sẽ bán khoảng 12,000 tấn và tồn trữ
ở nhà máy 8,000 tấn. Xa hơn nữa là mở rộng năng suất nhà máy giấy tissue 20,000

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 14


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

tấn/ năm đang được xem xét và nhiều khả năng nó được đặt tại Bãi Bằng cách Hà
Nội khoảng 120 km.

Ông Nguyễn Văn Quân, tổng giám đốc ở Sông Đuống nói rằng ông tin rằng
thị trường giấy tissue thì đang tăng trưởng xung quanh mức 20% một năm. “Chúng
tôi không có số liệu chính xác hoặc thống kê thị trường trên sự tăng trưởng này,
chúng tôi chỉ cảm nhận như thế. Thách thức cho chúng tôi lúc này là thay đổi thị
trường tiêu thụ. Nếu tôi có sự cố về sản xuất hoặc là kỹ thuật thì rất đơn giản tôi có
thể gọi đến các chuyên gia để sửa nó. Nhưng đối với thị trường thì nó rắc rối và
thách thức hơn nhiều. Những mắc xích lớn này thì đang kéo đến và chúng ta sẽ phải
nhìn ra những thay đổi gì mang đến cho chúng ta”

Hình 4.1: Sản phẩm giấy Watersilk của công ty giấy Sông Đuống.

Diana Paper JSC


Nhà máy giấy tissue đầu tiên cho sự cãi biến giấy tissue và giấy vệ sinh. Vị
trí nằm trên mảnh đất rộng 10 ha thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội Khoảng 30km
về hướng tây, nơi đây được nhà máy giấy tissue Overmeccanica mua lại và bắt đầu
hoạt động trong năm 2010, với năng suất khoảng 20,000 tpy. Sử dụng nguyên liệu
là bột khử mực với dây chuyền mới của Andritz. Chi phí dự án ước tính khoảng
20.000.000 USD.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 15


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

4.2. Khu vực phía Nam


New Toyo Pulppy
Cách 70 km từ thành phố Hồ Chí Minh ( Sài gòn) thuộc khu công nghiệp
Việt Nam Singapore, tỉnh Bình Dương. New Toyo Pulppy có 2 hai nhà máy sản
xuất giấy tissue và bắt đầu hoạt động vào năm 2000. Hiện tại, tổng năng suất nhà
máy khoảng 30,000 tpy. Chiều rộng băng giấy là 3.3 m và chạy với tốc độ 500
mpm. Nó bị tạm ngưng trong năm 2009 vì có sự cố lớn và phải cắt giảm việc sản
xuất một cách đột ngột.

Trong khi New Toyo đang xem xét việc năng cao năng suất ở khu vực Hà
Nội thay thế cho việc đi một mình. Nó quyết định liên doanh và trở thành Pulpy
Corelex như giới thiệu bên trên.
Công ty cổ phần giấy sài Gòn

70 km từ thành phố HCM, công ty này đang tiến hành một cuộc mở rộng quy
mô lớn với vốn đầu tư 100,000,000 USD. Nó bao gồm 3 máy giấy, một máy sản
xuất giấy tissue. Một máy mới của Andritz nó sẽ đi vào hoạt đông khoảng cuối năm
2010, dây chuyền DIP của Kadant và chuẩn bị bột cho dây chuyền. Hiện tại công ty
này có 10 máy tissue nhỏ tổng năng suất 55tpd. Sau đây là thông tin về công ty giấy
Sài Gòn.

Giấy Sài Gòn bước vào việc kinh doanh giấy bằng con đường rất quanh co.
Ông chủ Cao Tiến Vị bắt đầu từ một công ty vận chuyển nhỏ. Gồm một đội xe 3
bánh thực hiệp việc thu gom giấy phế liệu. Từ công ty vận chuyển này ông thực
hiện một bước nhảy thực sự là chuyển sang kinh doanh giấy phế liệu. Lúc bấy giờ
nó trở thành công ty thu gom giấy phế liệu lớn nhất miền nam Việt Nam, với 12 kho
hàng và nhiều vựa thu gom rộng khắp một vùng.

Sau khi củng cố việc kinh doanh trơng lĩnh vực giấy phế liệu, công ty quết
định đi vào sản xuất giấy và trong năm 1997 xưởng giấy Sài Gòn được hình thành.
Xưởng sản xuất với qui mô nhỏ, vận hành với khoảng 15 người công nhân. Vốn đầu
tư lớn đầu tiên trong sản xuất giấy đến trong năm 2003, khi đó tên công ty đổi thành
công ty cổ phần giấy Sài Gòn ( SGP) và nó đặt ở khu công nghiệp Mỹ Xuân cách
Sài Gòn khoảng 1,5 giờ. Dự án này có vốn đầu tư là 30 triệu USD và được biết như
nhà máy giấy Mỹ Xuân 1, nó bao gồm cả máy sản xuất giấy tissue, giấy lớp mặt và
giấy lớp sóng. Ngày nay nhà máy vận hành với 10 máy nhỏ năng suất trung bình là
55tpd, tương tự như vậy có 3 máy sản xuất giấy lớp mặt và giấy lớp
SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 16
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

sóng cho hộp carton. Máy giấy tissue bao gồm 9 cái nhỏ xíu của Trung Quốc và
một cái lớn hơn của Nhật Bản. Cơ cấu chuyển giao giấy trên trục cuộn và gỗ đoạn
rất đơn giản. Giấy bao gói thì được thực hiện bằng tay.

Chủ đầu tư cho dự án là một người Đức. David Maier, ông có có 40 năm
kinh nghiệm trong ngành giấy, ông có hơn 1 thập niên làm việc cho dự án giấy ở
Việt Nam. Ông đến với giấy Sài Gòn vào năm 2003 khi mà ông Vị thuê ông về vận
hành cho dự án Mỹ Xuân 1. Trước khi đến với giấy Sài Gòn ông từng làm việc 3,5
năm ở New Toyo Pulppy nơi mà ông cố vấn cho việc xây dựng và nằm trong hội
đồng ủy ban của nhà máy đó.

Sau khi trải qua những thành công ở dự án Mỹ Xuân 1, công ty giấy sài gòn
quyết định mở rộng nhà máy Mỹ Xuân với vốn đầu tư khổng lồ là 110 triệu USD
trong năm 2007. Nó bao gồm một máy giấy tissue mới công nghệ Andritz, một máy
second hand sản xuất giấy tráng phấn nhập từ Tây Ban Nha, và một sản xuất giấy
lớp sóng từ Mỹ.

Công ty đã thấy được nhu cầu của 3 sản phẩm này tăng lên rõ rệt và chúng
thật sự là cần thiết trong mỗi gia đình. Máy sản xuất giấy lớp mặt sẽ được nâng cấp
lên với thiết bị Clupak làm giấy bao tải rất tốt. Giấy bao tải có nhu cầu rất lớn ở Việt
Nam nó được dùng như cho bao xi măng và ở thời gian này tất cả giấy bao tải đều
phải nhập khẩu. Do vậy giấy sài gòn thấy được điều này và nó là một thị trường rất
hấp dẫn.

Dự án đã phải bị trì hoản vài lần trong suốt cuộc khửng hoảng kinh tế năm
2008-2009 và khi đó ngân sách thì chặt nít cho một dự án lớn và phức tạp. Việc đặt
3 máy giấy cùng một thời gian mất khoảng 110 triệu USD. Ở đỉnh điểm này, ông
nói thêm là có nhiều thứ để thực hiện ở Việt Nam thì không dễ dàng như ở một số
nước khác. Dự định ban đầu là nhà máy tissue sẽ hoạt động trong tháng 10 năm
2010 vì có một vài việc nên nó có thể bị trễ hơn một ít so với kế hoạch. Vấn đề thực
sự của những công ty ở Việt Nam là xây dựng một máy giấy lớn thì phải tìm người
đủ năng lực để vận hành.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 17


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

Hình 4.2: Sản phẩm của công ty giấy Sài Gòn.


Thương hiệu mạnh

Những nhà cung cấp chính ở thị trường Việt Nam là New Toyo và giấy Sài
Gòn. Dẫn lời của Lưu Quý Phương phụ trách truyền thông của Công ty cổ phần
Giấy Sài Gòn. Hai công ty này cung cấp 3 dòng sản phẩm bao chùm cả thị trường
gián đoạn.

New Toyo and Saigon Paper chiếm hơn 60% thị trường, ông Phương nói
rằng với thương hiệu Watersilk của Sông Đuống đứng vị trí 3 với số lượng nhỏ hơn
nhiều. Có nhiều thương hiệu nhập khẩu như Kimberly-Clark nổi tiếng của mặt hàng
khăn giấy Kleenex, Cellox từ Thailand và Paseo từ Malaysia. Đây là những sản
phẩm nhập nên nó giá cao và chỉ có ở những siêu thị lớn.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 18


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

PHẦN 5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG


GIẤY TISSUE VIỆT NAM
5.1. Những mặt khó khăn
Thiết bị công nghệ đã lạc hậu :Ở lĩnh vực sản xuất, do thiết bị công nghệ
lạc hậu (từ những năm 1970), vì vậy tiêu hao vật tư, nhiên liệu tăng cao, trung bình
khoảng 14%/năm, trong đó, đặc biệt là nhiên liệu than cho sản xuất hơi và điện.

Chi phí logistics cao gây khó khăn cho vấn đề xuất khẩu: Nhược điểm
của ngành giấy tiêu dùng là chi phí logistics cao. Tuy nhiên, phân tích của ông Cao
Tiến Vị cho thấy, đối với các mặt hàng khác, thông thường một container chứa
khoảng 50 tấn, trong khi với giấy tiêu dùng, một container chỉ chứa khoảng 25 tấn.
Đây là một lợi thế cho các DN sản xuất nội địa, khiến hàng nhập khẩu khó có thể
cạnh tranh về giá so với hàng trong nước.

Việt Nam có rất ít doanh nghiệp sản xuất giấy Tissue ở quy mô lớn và có
sự đầu tư bài bản : Lợi thế là vậy, song không phải ai cũng có thể tìm được chỗ
đứng ở phân khúc này, bởi theo đánh giá của một số DN trong ngành, dù Việt Nam
có khoảng 500 DN và hộ cá thể sản sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giấy tiêu
dùng, song đến nay cả nước chỉ có 5 DN được xem là có đầu tư bài bản.

Tại thị trường miền Nam, hai công ty được cho là đang dẫn đầu ngành giấy tissue là
New Toyo Pulppy với khoảng 34% thị phần (nhỉnh hơn ở thị trường phía Bắc) và
Công ty Giấy Sài Gòn khoảng 20% thị phần (nắm ưu thế ở thị trường miền Nam).
Vì xét về quy mô đầu tư, các DN trong ngành đánh giá, đây là hai công ty có hệ
thống phân phối khá hoàn chỉnh và rộng khắp Việt Nam.

Trong khi ở thị trường miền Bắc có sự thống lĩnh của ba DN gồm: Công ty Giấy
Tissue Sông Đuống (sở hữu thương hiệu Watersilk) , Pulppy Corelex (liên danh
giữa San- EiRegulator - Nhật và New Toyo International - Singapore) và Công ty
CP Diana Paper.

Hiện cả nước có khoảng 300 nhà máy giấy, nhưng đa số còn ở quy mô nhỏ và trung
bình, công nghệ đã lỗi thời buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh
thị trường. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp ngành giấy gặp rất nhiều khó khăn về
vốn. Để đầu tư vào ngành công nghiệp bột giấy, một dự án cần khoảng 200 - 300
triệu USD.
Sự cạnh tranh không công bằng giữa các DN trong nước cũng tự gây
khó cho ngành giấy tiêu dùng :Nhiều DN lớn gặp hàng gian, hàng giả ngày càng
SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 19
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

nhiều, nhưng không thể giải quyết được.Với cách làm ăn chụp giật, thiếu bài bản,
yếu kém về quản lý, công nghệ cũng khiến một lượng lớn DN nhỏ (chiếm khoảng
40% thị phần giấy tiêu dùng ở cấp thấp) và các hộ cá thể không cạnh tranh lại trên
thương trường. Có DN "gặp hạn" vì chọn nhầm hướng phát triển sản phẩm hoặc cố
tình hạ giá bán, cạnh tranh không lành mạnh.

Chi phí đầu tư lớn gây cản trở cho quá trình nâng cấp dây chuyền công
nghệ và mở rộng doanh nghiệp.

Chi phí đầu tư cho ngành công nghiệp giấy trong đó có giấy Tissue là rất lớn.
Trong đó, chi phí nặng thuộc về máy móc. Vấn đề này đang là một khó khăn trong
việc nâng cấp dây chuyền và cải tiến máy móc của các doanh nghiệp hiện tại và
cũng là khó khăn cho việc mở các doanh nghiệp mới.
5.2. Những mặt thuận lợi
Giấy Tissue là sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
hàng ngày: Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu,
nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy
như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc
sống của mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam
có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ
tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của ngành giấy tiêu dùng là chi phí logistics cao, nên hàng
nhập khẩu sẽ khó cạnh tranh trực diện với hàng trong nước: Đối với các mặt
hàng khác, thông thường một container chứa khoảng 50 tấn, trong khi với giấy tiêu
dùng, một container chỉ chứa khoảng 25 tấn. Đây là một lợi thế cho các DN sản
xuất nội địa, khiến hàng nhập khẩu khó có thể cạnh tranh về giá so với hàng trong
nước.

Còn xét về chất lượng giấy tiêu dùng hiện nay không chỉ đủ cung cấp cho thị trường
nội địa đến 99% mà còn tham gia xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, châu
Á, Mỹ, Úc, Trung Đông và Đông Nam Á.

Ông Vũ Ngọc Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
cho rằng việc vận chuyển và phân phối là một thách thức lớn đối với giấy tiêu dùng
nhập khẩu. Do đó, với những tên tuổi vốn đã có thế mạnh về năng lực sản xuất, hệ
thống phân phối thì đây sẽ là cơ hội giành vị thế.

Doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được nguồn nguyên liệu: Dù phải
SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 20
Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

nhập một số nguyên phụ liệu nhưng riêng phân khúc giấy tiêu dùng (tissue), doanh
nghiệp (DN) Việt Nam đã chủ động được nguyên liệu đến 80%, đáp ứng khoảng
99% thị trường nội địa

Nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm tissue ở Việt Nam đang ngày càng
tăng cao: Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và
Bột giấy Việt Nam, năm 2010, tổng nhu cầu sử dụng giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh,
giấy cuộn, giấy cuộn lớn, khăn giấy, giấy hộp...) tại thị trường Việt Nam ước đạt
70.000 tấn, bình quân mỗi người khoảng 0,8kg/năm. Đây được xem là thị trường
còn quá bé so với mức tiêu thụ tissue ở thị trường Mỹ (khoảng 24kg/người/năm),
Tây Âu (khoảng 15kg/người/năm), và Trung Quốc (khoảng 3kg/người/năm).

Thế nhưng chưa đầy 2 năm trở lại đây, nhu cầu về giấy tiêu dùng tại Việt Nam đã
tăng lên đáng kể. Theo thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, ước đạt ở
mức 3 triệu tấn vào năm 2013.

Năng lưc cạnh tranh của các doanh nghiệp giây Tissue Việt Nam ngày
càng cao. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ngành giấy ra đời.
Dây chuyền máy móc đang được đầu tư để cải tiến hiện đại hơn.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 21


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

KẾT LUẬN

Trong các sản phẩm của ngành công nghiệp giấy thì giấy Tissue là sản phẩm
tiềm năng và thị trường có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Thị trường giấy
Tissue Việt Nam đang không ngừng được mở rộng và phát triển đi kèm với đó là sự
cải tiến về chất lượng máy móc cùng quy trình công nghệ ngày càng hiện đại. Bên
cạnh rất nhiều những thuận lợi thì thị trường giấy Tissue Việt Nam cũng đang gặp
rất nhiều khó khăn và hạn chế được kể đến như trên.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 suốt 2 năm nay đã đẫn đến cuộc khủng
hoảng kinh tế trên toàn cầu đẫn đến sự tăng trưởng của ngành giấy đã chậm lại so
với những năm trước, nhưng nhu cầu lớn về giấy Tissue trong giai đoạn này là một
điểm sáng của ngành giấy. Điều đó cho thấy giấy Tissue ngày càng có vai trò quan
trọng trong cuộc sống của con người, mở ra triển vọng lớn trong việc khai khác thị
trường tiềm năng này.

Trong quá trình làm đồ án, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của
PGS.TS. Phan Huy Hoàng em xin cảm ơn thầy cũng như các thầy cô trong bộ môn
Công nghệ Xenluloza và Giấy - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã hướng dẫn
tận tình để em hoàn thành nhiệm vụ của mình.

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 22


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]. Trung tâm Công nghệ Polyme - Compozit và Giấy, Hướng dẫn thực hiện
Đồ án tốt nghiệp: Nhà máy giấy, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[5]. Phan Huy Hoàng, Bài giảng công nghệ sản xuất giấy, Đại học Bách
Khoa Hà Nội, 2019.

[6]. Thái ĐÌnh Cường, Bài giảng công nghệ sản xuất giấy tissue, Đại học
Bách Khoa Hà Nội, 2019.

[7]. TCVN 7065:2010 về khăn giấy, https://vanbanphapluat.co/tcvn-7065-


2010-khan-giay
[8]. Tài liệu web, thông số thiết bị:
-Hiệp hội Bột giấy và Giấy Việt Nam (VPPA),http://vppa.vn/

-Thị trường giấy và bột giấy Việt Nam năm 2019 và nhận định cho năm
2020,http://vppa.vn/thi-truong-giay-va-bot-giay-viet-nam-nam-2019-va-nhan-dinh-
cho-nam-2020/

-Giấy tissue–thuận lợi và hạn chế trong kinh doanh toàn


cầu,http://vppa.vn/giay- tissue-thuan-loi-va-han-che-trong-kinh-doanh-toan-cau/

-Việt Nam phát triển nhanh giấy Tissue từ quy mô nhỏ,


https://duplexnhapkhaucuongthinh.com/viet-nam-phat-trien-nhanh-giay-tissue-tu-
qui-mo-nho/

-Ảnh hưởng của đại dịch covid -19 đối với kinh tê Việt Nam dưới góc nhìn
chuyên gia, http://everland.vn/vi/tin-tuc.nd/anh-huong-cua-dich-covid-19-doi-voi-
kinh-te-viet-nam-duoi-goc-nhin-chuyen-gia.html

-Công nghiệp giấy Việt Nam triển vọng và thách thức,


http://consosukien.vn/cong-nghie-p-gia-y-vie-t-nam-trie-n-vo-ng-va-tha-ch-thu-
c.htm

-Đại dịch covid- 19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam,
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15243-dai-dich-covid-19-tac-dong-manh-den-
nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam
-Tháng đầu năm 2021 trung bình mỗi tháng gần 12000 doanh nghiệp phải

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 23


Đồ án chuyên ngành GVHD: PGS. TS. Phan Huy Hoàng

đóng cửa, https://trithucvn.org/kinh-te/5-thang-dau-nam-2021-trung-binh-moi-


thang-gan-12-000-doanh-nghiep-phai-dong-cua.html

SVTH: ĐẶNG THỊ TRANG - MSSV: 20164145 24

You might also like