You are on page 1of 8

Môn học: Xử lý nước (CH5411)

GVHD: TS. Quách Thị Phượng


TS. Nguyễn Quang Bắc
TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng

Đề tài: Tổng quan về ngành giấy


Nhóm: Sao cũng được
Trưởng nhóm: Hoàng Văn Tiến 20191124
Thành viên:
Nguyễn Hữu Đạt 20190724
Đặng Thị Linh Chi 20190702
Vũ Thu Hằng 20190806
Trần Thị Hồng Nhung 20191018
Nguyễn Hoàng Sơn 20191068

Lịch sử
Người đầu tiên làm ra giấy là ông Thái Luân, người Trung Quốc, vào năm
105 ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ
cây dâu. Người Trung Quốc đã học cách nghiền nát vỏ cây và nước để
tách lấy sợi, sau đó họ đổ hỗn hợp này ra những khay to trên đó đặt những
ống tre nhỏ, khi nước chảy hết đi người ta mang các tấm giấy mỏng đi
phơi khô trên bề mặt bằng phẳng. Sau này để nâng cao chất lượng của
giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào. Những nhà buôn của
Trung Quốc đã đi khắp mọi nơi, lên phương Bắc, xuống phương Nam rồi
đến thành phố Samarcan, ở đây người Ả Rập đã lấy được bí quyết của họ
và mang tới Tây Ban Nha, từ đó nghệ thuật làm giấy lan truyền khắp thế
giới
Cho đến thế kỷ thứ 7, giấy đã được phổ biến ở Nhật bản. Tới năm 751,
một trận tranh chấp xảy ra tại biên giới ở Samarcande, người Trung quốc
thua trận và kĩ thuật sản xuất giấy đã lan truyền đến các nước A rập, rồi
đến Andalucia (Tây ban Nha).
Nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Châu Âu gần Cordoba, sau
đó là Seville. Tiếp đến, khoảng năm 1250, Ý xây dựng nhà máy giấy đầu
tiên gần Fabriano.
Vào thế kỷ 13, giấy nghệ thuật xuất hiện tại Pháp. Nhưng phải đến năm
1348 mới có nhà máy giấy tại Troyes, sau đó là Essones.
Năm 1445, ông Gutenberg (người Đức) đã phát minh ra máy in. Đây là
bước ngoặt đầu tiên giúp việc in trở nên dễ dàng hơn.
Tới năm 1799, Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828) cùng cha mình đã phát
minh ra máy xeo giấy liên tục. Đánh dấu bước tiến trong sản xuất giấy
nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn.
Năm 1825, số liệu cho thấy sản lượng giấy khổng lồ đã đạt được tại Châu
Âu, Mỹ. Chỉ tính trong năm 1850, có hơn 300 máy xeo giấy tại Anh và
Pháp.
Cùng thời điểm này, giấy và bao bì carton bắt đầu được phát triển mạnh.
Và đánh dấu sự xuất hiện nhiều máy xeo giấy carton nhiều lớp.
Năm 1856, một kỹ sư người Anh tên Edward C.Haley đã phát minh ra giấy
bồi dùng làm mũ cối. Nhờ đó, năm 1871 một nhà máy sản xuất giấy bồi
đầu tiên xuất hiện tại Mỹ và tại Pháp vào năm 1888 ở vùng Limousin.
Năm 1857, Jojeph Coyetty (người Mỹ) đã phát minh ra giấy vệ sinh. Chúng
chỉ được xài phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, vì trước đó người ta cho
đó là sản phẩm xa xỉ. Tới những năm thập niên 60 của thế kỉ 20, giấy Toilet
được sử dụng rộng rãi.
Ở Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt
Nam, khoảng năm 284, Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm
bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân
gian vàng mã…
Nhu cầu
Nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam là rất lớn: tiêu thụ giấy bình
quân của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ
bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/năm, Mỹ
và EU 200 - 250 kg/ người/năm.
Nhu cầu tiêu thụ Thùng Carton sóng thị trường Việt Nam dự báo >14,0%/
năm. Tiêu thụ giấy làm bao bì theo đầu người, Việt Nam là 33,2 kg/người,
trong đó Hàn Quốc 102kg/ người, Thái Lan 58.2 kg/ người, Trung Quốc
50kg/người.

Thực trạng
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công
nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong
thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xậy dựng nhưng hầu hết
đều có công suất nhỏ(dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì,
Nhà máy bột giấy Văn Điển; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân
Mai vv…Năm 1975, tổng công xuất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là
72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa
sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính Phủ Thụy Điển tài trợ đã đi
vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000
tấn giấy/năm,dây truyền sản xuât khép kín,sử dụng công nghệ cơ-lý và tự
động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng,
cơ sở phụ trợ ngư điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt
động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung
bình 11%/năm trong giai đoạn 2000-2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy
chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn
phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên tới nay
đóng góp của ngành về tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ
Quy mô ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 (nghìn tấn)
Trong giai đoạn 2015 đến 2018 ngành giấy Việt Nam tăng trưởng mạnh
trên cả năm yếu tố trong đó năng lực sản xuất tăng trưởng 29%/năm, sản
xuất tăng trưởng 23%/năm, tiêu dùng tăng trưởng 10%, xuất khẩu tăng
trưởng 104%/năm, nhập khẩu tăng trưởng 5,2%/năm.

Cung - cầu giấy bao bì của Việt Nam giai đoạn năm 2015 - 2018 (nghìn
tấn)
Sản xuất giấy bao bì trong nước chủ yếu là giấy lớp mặt (testliner) và giấy
lớp sóng (medium) dùng để sản xuất thùng các tông sóng, đáp ứng được
84% nhu cầu nội địa. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng 16% chủ yếu là giấy chất
lượng cao; giấy bao bì tráng phủ trong nước sản xuất chỉ đáp ứng được
5% và chủ yếu là giấy cấp thấp, nhập khẩu chiếm tỷ trọng 95% trên tổng
nhu cầu tiêu dùng.
Năng lực sản xuất giấy bao bì tăng trưởng trung bình 29%/năm, sản xuất
tăng trưởng 23%/năm, tiêu dùng tăng trưởng 13%/năm, xuất khẩu tăng
trưởng 703%/năm, nhập khẩu tăng trưởng 7%/năm.

Cung - cầu giấy in, viết của Việt Nam giai đoạn năm 2015 - 2018 (nghìn
tấn)
Sản xuất trong nước chủ yếu là giấy in, viết không tráng phủ (UWF) và mới
chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu, còn lại 45% là nhập khẩu (chủ yếu là giấy
photocopy cao cấp); giấy in, viết có tráng phủ (CWF) chưa sản xuất được,
trung bình hàng năm nhập khẩu 260.000 tấn/năm, tuy nhiên nhập khẩu
đang có dấu hiệu giảm.
Năm 2021 là năm rất đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
Ngành giấy Việt Nam. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-
19, nhằm thực hiện công tác vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo sản xuất,
phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh mới, nhiều
doanh nghiệp đã phải chuyển đổi sản xuất giấy truyền thống của mình
sang loại giấy khác như: Tổng công ty Giấy Việt Nam chuyển một phần dây
chuyền giấy in, viết sang giấy kraft, Nhà máy Giấy Xương Giang (Công ty
Xuất Nhập khẩu Bắc Giang) cũng chuyển đổi giấy in, viết sang giấy kraft,
Công ty Cổ phần Giấy Hải Dương (Tấn Hưng) chuyển đổi sản xuất kết hợp
giữa giấy in, viết và giấy kraft…
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Năm 2021,
tổng tiêu dùng giấy toàn ngành ước đạt 5,242 triệu tấn, tăng trưởng đạt
4,6%.

Xuất khẩu giấy đạt 1,532 triệu tấn, nhưng mức tăng trưởng lại giảm -16%
so với 1,757 triệu tấn năm 2020, nguyên nhân chính của việc xuất khẩu
giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng
hóa cả hai đầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất đầu vào và tiêu thụ sản
phẩm đầu ra.Trong đó, giấy bao bì (testliner và medium) được sản xuất
chủ yếu từ nguyên liệu giấy thu hồi, đạt sản lượng 4,728 triệu tấn, tăng
11%, tương ứng 0,482 triệu tấn so với năm 2020 .Sản lượng tăng này chủ
yếu là của một số dây chuyền lớn, được đưa vào hoạt động từ 2019-2020
và đã ổn định 100% công suất thiết kế như Công ty Giấy Thuận An
(280.000 tấn/năm), Công ty Giấy Cheng Loong (300.000 tấn/năm), Công ty
Đông Hải Bến Tre (180.000 tấn/năm), Công ty Giấy Rạng Đông và Công ty
Giấy Chánh Dương. Cùng với đó là một số Công ty lớn đã đưa vào sản
xuất cuối 2020 và đầu 2021 như Công ty Cổ phần Giấy Marubeni, Công ty
Cổ phần Giấy Khôi Nguyên, Công ty Cổ phần Giấy Toàn Cầu, Công ty Cổ
phần Giấy Phát Đạt, Công ty Cổ phần Giấy Tân Huy Kiệt, Công ty Cổ phần
Miza, Công ty Cổ phần Giấy Hưng Hà, Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì,
Công ty Mỹ Hương (Việt Cường)…

Xét theo năng lực sản xuất, năm 2021 sản lượng giấy bao bì công nghiệp
có thể đạt trên 5 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng thực tế lại chưa đạt được
so với số liệu thống kê là do bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: một là do
xuất khẩu không gặp thuận lợi từ yếu tố vận chuyển đường biển; hai là
nguồn cung giấy phế liệu vừa thiếu, vừa tăng giá; ba là rất nhiều các nhà
máy giấy bao bì tại Bắc Ninh có công suất <50.000 tấn/năm bị đình chỉ sản
xuất từ 03 đến 09 tháng do vấn đề xử lý môi trường.

Đối với giấy in và giấy viết, năm 2021 sản lượng đạt 256,5 nghìn tấn, giảm
-13% so với 295,0 nghìn tấn của năm 2020, sản lượng sụt giảm chủ yếu từ
các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Giấy An Hoà, Tổng Công ty Giấy
Việt Nam cắt giảm sản xuất và một số doanh nghiệp nhỏ như Công ty Giấy
Hải Dương, Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang, Công ty Giấy Việt Thắng,
Công ty Giấy Hoàng Hưng Thịnh…, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ
bởi sức ép cạnh tranh giá giấy rẻ nhập khẩu từ nước ngoài như Indonesia,
Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra các đơn vị gặp sức ép về giá nguyên liệu
tăng cao, không có nguyên liệu để sản xuất.

Đối với giấy tissue, sản lượng năm 2021 đạt 274,6 nghìn tấn, giảm 4% so
với sản lượng 284,7 nghìn tấn năm 2020, chủ yếu là do tình hình giãn cách
xã hội và phải thực hiện thích ứng với hoạt động trong điều kiện mới “3 tại
chỗ, hai điểm đến, một cung đường của các doanh nghiệp sản xuất giấy
tissue tại Việt Nam như Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang, Công ty Cổ
phần Giấy Xuân Mai, Công ty Cổ phần Giấy Trường Xuân…, cộng với ảnh
hưởng của giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động trong năm 2021.

Đối với giấy vàng mã, năm 2021 sản lượng đạt 148,8 nghìn tấn, giảm 5%
và tương ứng 8,5 nghìn tấn so với năm 2020 (sản lượng đạt 157,3 nghìn
tấn). Sản xuất giảm do ảnh hưởng của vấn đề logistics và dịch Covid-19
nên các đơn hàng truyền thống từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc đã
giảm mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam chi gần 2,2 tỷ
USD cho nhập khẩu giấy và nguyên liệu, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ
USD, nhập siêu khoảng 300 triệu USD.
Tính đến năm 2022, ngành bột giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được
khoảng 35% nhu cầu sử dụng bột giấy để sản xuất giấy trong nước. 65%
còn lại phải phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu, chủ yếu đến từ thị
trường Bắc Mỹ và Mỹ Latinh

Tiềm năng và xu thế phát triển


Năm 2021, tổng tiêu dùng giấy toàn ngành ước đạt 5,242 triệu tấn, tăng
trưởng đạt 4,6%.
Xuất khẩu giấy đạt 1,532 triệu tấn, nhưng mức tăng trưởng lại giảm -16%
so với 1,757 triệu tấn năm 2020, nguyên nhân chính của việc xuất khẩu
giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng
hóa cả hai đầu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất đầu vào và tiêu thụ sản
phẩm đầu ra.
Về công nghệ sản xuất: Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất
giấy sử dụng công nghệ cao, đặc biệt đối với các dự án đầu tư các sản
phẩm giấy trong nước chưa sản xuất được. Hạn chế các dự án sản xuất
các chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp ngành giấy trong nước sản
xuất được.
Về Nguyên liệu: Tập trung giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho
ngành giấy chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian gần đặc biệt là nguyên liệu
giấy thu hồi, bằng cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành giấy
trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Kiến nghị
Chính phủ tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu
sản xuất, coi đây là hàng hóa thông thường làm nguyên liệu sản xuất,
không phải phế liệu như hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Về sản phẩm:
- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trong
ngành, đặc biệt về thu gom và tái chế giấy. Từ đó, nghiên cứu hoàn thiện
chính sách phát triển ngành nói chung và nhập khẩu nói riêng theo xu
hướng của các nước phát triển đối với ngành công nghiệp giấy.
- Nâng cao sự quan tâm của xã hội đối với ngành công nghiệp giấy, từ đó
hiểu rõ ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành sản xuất tuần
hoàn, có tính tái tạo cao và có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với sự phát
triển của nhiều ngành như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì và
cơ khí chế tạo.
Ngành giấy là một ngành kinh tế có sự phù hợp tự nhiên với mô hình kinh
tế tuần hoàn, trong đó, việc tái chế nguyên liệu được chú trọng cao.

You might also like