You are on page 1of 71

Công nghệ Sản xuất giấy

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY

PGS. TS. Phan Huy Hoàng


Phone: 0982-282-686
Email: hoang.phanhuy@hust.edu.vn
Giới thiệu học phần
• Tên học phần: Công nghệ sản xuất giấy (Papermaking Technology)
• Mã học phần: CH 4456
• Thời gian học: 16 tuần
• Mục tiêu học phần: Kiến thức cơ bản về lựa chọn nguyên liệu, chuẩn bị
nguyên liệu và sản xuất (xeo) giấy.
• TLTK: - Papermaking Technology bộ 10 quyển, bộ 19 quyển
- Monica Ek, Göran Gellerstedt, Gunnar Henriksson, Pulp and
Paper Chemistry and Technology, Volume 3, Walter de Gruyter GmbH &
Co. KG, 10785 Berlin, 2009.
- Thiết bị SX giấy và bột giấy, 2 tập
Giới thiệu học phần
Đánh giá kết quả: Quá trình 40% + Thi 60%

•Quá trình = Thi giữa kỳ*0,6 + Chuyên cần*0,4


– Bài kiểm tra giữa kỳ

– Chuyên cần: Mức độ tích cực trên lớp

•Thi: Trắc nghiệm


Giới thiệu học phần
Chương 1: Tổng quan ngành giấy
Chương 2. Vật liệu xơ sợi trong sản xuất giấy
Chương 3. Nghiền vật liệu xơ sợi
Chương 4. Gia keo và Phụ gia sử dụng trong
sản xuất giấy
Chương 5. Chuẩn bị bột để xeo giấy
Chương 6. Sản xuất (Xeo) giấy
Chương 1: Tổng quan ngành giấy
1.1. Định nghĩa
Định nghĩa:
Giấy là một loại vật liệu dạng tấm mỏng được làm chủ yếu từ bột giấy
(vật liệu xơ sợi từ thực vật) dày từ vài trăm µm cho đến vài mm, và được
tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô giữa các xơ sợi bột giấy.
Giấy là một tấm phẳng được hình thành sau khi huyền phù bột thoát
nước trên một bề mặt sàng.
Phân loại:
Có thể chia làm nhiều nhóm: Giấy in - viết, giấy bao gói, giấy thấm hút,
giấy kỹ thuật, giấy cuốn thuốc lá, giấy than...
• Bột giấy: là các bán thành phẩm xơ sợi có nguồn gốc thức vật
(chủ yếu là xenluloza, được thu nhận từ thực vật) được sử dụng
cho sản xuất giấy.

• Quá trình sản xuất bột giấy: là quá trình chế biến (cơ học, cơ-hóa và
hóa học) nguyên liệu thực vật thành vật liệu dạng xơ sợi để thu nhận
bột giấy

• Quá trình sản xuất giấy: là quá trình sản xuất sử dụng bột giấy và
các nguyên liệu phụ trợ để sản xuất giấy.
1.2. Lịch sử về Công nghiệp giấy

Lịch sử
• Trước khi có giấy, con người viết lên cái gì?
• Quốc gia nào là nơi đầu tiên phát minh ra giấy?
– Việt Nam?
– Trung Quốc?
– Ai Cập cổ đại?
– Ba Tư?
– Nhật Bản?
• Ai là người phát minh ra giấy?
• Ở các quốc qia khác?
– Ả rập
– Châu Âu
Lịch sử nghề giấy Việt Nam

– Thế kỷ thứ III SCN: Người Việt ở Giao Châu


sản xuất ra giấy mật hương (làm từ vỏ cây
mật hương)

– TK IV: Sản xuất giấy từ nhiều loại nguyên


liệu khác nhau như vỏ dó, rêu biển, đặc biệt
là giấy trầm hương

– Phát triển liên tục qua các triều đại phong


kiến, hai loại giấy nổi tiếng là giấy dó và giấy
sắc phong.
Giấy cói (làm từ cấy cói) Giấy da
Làm giấy ở châu Á

Làm giấy ở châu Âu thế kỷ 17


Máy xeo đầu tiên:
1799: Nicholas Louis phát minh ra máy xeo
1805: Joseph Bramah phát minh ra máy xeo tròn
1810: Henry và Sealy Fourdriner hoàn thiện máy xeo

Bản thiết kế
máy sản
xuất giấy
đầu tiên của
Nicolas-
Louis
Robert
Máy Xeo ngày nay
Lưới Xeo ngày nay
nguyên liệu Bãi nguyên liệu và Họat động của
Chuẩn bị mảnh Nhà máy bột

Chuẩn bị bột ở
nhà máy giấy

Vận hành phần khô


Nhà máy giấy
Vận hành phân ướt
nhà máy giấy

Paper Technology
1.3.Tổng quan về Công nghiệp giấy

Fig. Mill complex


- Giấy là mặt hàng rất quan trọng của con người và xã hội ở cuối thế kỷ 20.
- Tổng lượng giấy tiêu thụ toàn cầu đạt tới 260 triệu tấn trong năm 1995 và 402
triệu tấn trong năm 2010.
+ 45% được dùng cho lĩnh vực thông tin: Giấy báo, giấy in và giấy viết
+ 40% dùngng cho giấy bao gói
+ 15% dùng cho các mục đích khác
Việt Nam năm 2012 tiêu thụ khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại.
giấy in, giấy viết khoảng 585 nghìn tấn;
giấy in báo là 70.000 tấn;
giấy bao bì công nghiệp là 1,79 triệu tấn;
giấy tissue 83,1 nghìn tấn…
phải nhập khẩu 1,23 triệu tấn giấy các loại.
Đối với bột giấy nhu cầu tiêu dùng ước khoảng 575 nghìn tấn, sản xuất trong nước đạt
480 nghìn tấn, nên vẫn phải nhập khẩu 95 nghìn tấn.
Tổng quan về công nghiệp giấy

- Công nghiệp giấy là một ngành công nghiệp lớn và không ngừng tăng
trưởng, cần nhiều vốn đầu tư, tiêu thu nhiều năng lượng, nước, nguyên
liệu…
- Rất nhiều các ngành công nghiệp khác phát triển theo ngành công
nghiệp giấy: vận tải, in ấn, bao gói, hóa chất, cơ khí…

Loại máy SX giấy Tiêu thụ năng lượng Tiêu thụ nước Tiêu thụ nhiệt

Giấy Tisue 1100 KWh/t 12 m3/t 3 GJ/t

Giấy bao gói nhiều lớp 850 10 6

Giấy in không tráng 590 8 4.8


phủ
Tổng quan về công nghiệp giấy

Fig.2. Example of factors affecting mill profitability.


Tổng quan về công nghiệp giấy
- Sự phát triển công nghệ:
+ Sự phát triển về tốc độ và chiều rộng của máy xeo rất nhanh

Máy xeo giấy in báo 1900 1960 1995 2000

Tốc độ lớn nhất (m/phút) 200 800 1600 1900


Chiều rộng (m) 3 7 9 ÷9.5 9 ÷9.5
+ Sự tiêu thụ nước/ tấn sản phẩm ngày càng giảm

Lượng nước tiêu thụ 1900, 1960, 1995, 2000,


m3/t m3/t m3/t m3/t
Bột (Pulp) 120 80 30 15
Giấy (Paper) 80 50 20 10

+ Giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường (1980-1995: BOD giảm
khoảng 90 – 95%).
+ Tăng cường sử dụng giấy tái sinh (từ 30% trong năm 1980 đến 42% năm
1995)
+ Công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển
Tổng quan về công nghiệp giấy
Cơ hội cho ngành công nghiệp giấy

- Giấy sử dụng nguyên liệu có khả năng tái sinh


- Thúc đẩy trồng rừng phát triển → giảm lượng CO2 trong khí quyển và
giảm hiệu ứng nhà kính
- Giấy có thể tái sử dụng (5-7 lần)
- Những nhà máy bột và giấy hiện đại có thể tự cung cấp năng lượng
cho chính mình.
- Nhu cầu tiêu thụ giấy toàn cầu liên tục tăng (từ 260 triệu tấn năm
1995 đến 400 triệu tấn năm 2010)
-Sự gia tăng dân số thế giới
- GDP liên tục tăng trưởng
- Không bị ảnh hưởng nhiều từ những vật liệu thay thế trong công
nghiệp bao gói và thông tin.
Tổng quan về công nghiệp giấy
Triệu tấn Mức độ tiêu thụ giấy/người, kg

Các nước còn lại

Châu Á

Các nước Tây âu

Các nước bắc Mĩ

Nhu cầu tiêu thụ giấy toàn cầu


GDP và mức tiêu thụ giấy/ người
(1981- 2010)
của một số nước năm 1992
Tổng quan về công nghiệp giấy

Những thách thức cho công nghiệp giấy

- Một ngành công nghiệp có khói và già, mức độ ô nhiễm môi trường
lớn.

- Dư luận thường nghĩ rằng: Công nghiệp giấy phá huỷ thiên nhiên
và làm mất đa dạng sinh học của rừng.

- Phương tiện truyền thông điện tử sẽ thay thế công nghệ thông tin
bằng giấy → Giảm nhu cầu giấy in và giấy viết ???.

- Những vật liệu mới dùng để bao gói.


Tổng quan về công nghiệp giấy
Công nghiệp giấy Việt Nam
- Giá nhân công thấp
- Cơ sở hạ tầng giao thông kém
-Thiếu hụt về nguồn nhân lực trình độ cao.
- Các dự án nhà máy bột giấy còn hạn chế. Ngành công nghiệp bột kém
phát triển, chỉ có 2 nhà máy bột kraft và một vài nhà máy rất nhỏ.
- Nhập khẩu giấy của Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới.
- Có rất nhiều nhà máy giấy và bìa các tông nhỏ với công nghệ cũ. Có ít
nhà máy giấy có tầm cỡ quốc tế.
- Việt Nam có nhiều tham vọng phát triển ngành công nghiệp giấy trong
thời gian tới.
- Một loạt các dự án nhà máy bột và giấy mới đã, đang được phê duyệt và
thực hiện
Tổng quan về công nghiệp giấy
Tổng quan về công nghiệp giấy

Tình hình sản xuất, tiêu thụ, và XNK các sản phẩm giấy
bao bì cactong của nước ta
Đơn vị: tấn giấy
Hạng mục 2014 2015 2016 2017 2018

Sản xuất 1.282.400 1.405.000 1.519.700 2.384.000 2.569.700

Nhu cầu tiêu dùng 2.391.550 2.648.585 2.836.817 3.118.738 3.671.000

Nhập khẩu 1.109.150 1.243.585 1.317.117 1.220.438 1.090.300

Xuất khẩu 485.700 310,0


Nguồn: Hiệp hội Giấy và Bột giấy
VN
Tổng quan về công nghiệp giấy
Hiện nay cả nước có gần 500 doanh nghiệp, bao gồm cả các hộ sản xuất cá thể
kinh doanh các lĩnh vực sau:
- Sản xuất bột giấy và giấy;
- Sản xuất hóa chất, vật tư ngành giấy;
- Tư vấn, kinh doanh thiết bị và vật tư ngành giấy.
Danh sách các Dự án đang và chuẩn bị triển khai
giai đoán 2022-2025
Productio
n
No. Company's name Type Location Area Product Note
( ton/year
)

1 Lee & Man Vietnam Paper Co., Ltd FDI Testliner , medium 1,000,000 Planned

2 Hoang Ha Paper JSC VN Hai Phong North Testliner , medium 100,000 On-going

3 Chanh Duong Paper Factory Co., Ltd FDI Duplex 1,200,000 Planned
Binh
4 An Viet Phat Packaging Co. , Ltd VN South Testliner, medium 300,000 On-going
Phuoc
Van Diem Paper Joint Stock
5 VN Testliner, medium 200,000 Planned
Company
6 Tu Lap Co., LTD VN Phu Tho North Testliner, medium 200,000 On-going
Tổng quan về công nghiệp giấy
Production
No. Company's name Type Location Area Product Note
( ton/year )

Hoang Van Thu Paper Joint Stock


7 VN Testliner, medium 200,000 Planned
Company

8 Thuan An Paper Company VN Hai Duong North Testliner, medium 500,000 On-going

9 Hoa Binh Paper Company VN Hoa Binh North Tissue 20,000 On-going

Binh
10 Cheng Loong Co., Ltd FDI South Tissue 50,000 On-going
Dương
Binh
11 Cheng Loong Co., Ltd FDI South Testliner, medium 400,000 On-going
Dương

12 Hoang Ha Phu Yen Paper Company VN Phu Yen North Testliner, medium 100,000 On-going

13 HKB Paper Company VN Ninh Binh North Testliner, medium 150,000 On-going

14 Minh An Paper Company (TKC) VN Hung Yen North Testliner, medium 250,000 On-going

15 VinaKraft Paper Company FDI Vinh Phuc North Testliner, medium 800,000 On-going

16 LOZYVINA Company VN Hoa Binh North Testliner, Medium 200,000 On-going

17 Song Lam Paper Company VN Nghe An Central Testliner, Medium 60,000 On-going

Total 5.730.000
Tổng quan về công nghiệp giấy
Phân loại giấy
1. Giấy in báo (newsprint): được sử dụng chủ yếu cho giấy in báo hoặc các ấn
phẩm in rẻ tiền, ngắn ngày.
Tính chất: độ bền cơ lý không cần cao, tuổi thọ không cần dài nhưng tính
chất bám mực in, độ đục cần phải cao và giá thành rẻ.
Thành phần bột giấy: chủ yếu là bột cơ, hoặc bột tái sinh (DIP: De-inked
pulp)
2. Giấy in cao cấp không tráng phủ (uncoated woodfree papers): Dùng cho in,
copy và viết
Tính chất: độ bền cao, tuổi thọ lâu
Thành phần: chủ yếu là bột hóa dùng chất độn để tăng độ đục
3. Giấy in cao cấp có tráng phủ (coated woodfree papers): Dùng in sách, lịch,
quảng cáo và tạp chí chất lượng cao.
Tính chất: độ bền cao, tuổi thọ lâu, độ trắng cao
Thành phần: bột hóa từ gỗ mềm hoặc gỗ cứng
Tổng quan về công nghiệp giấy

4. Giấy viết hoặc giấy in trắng (fine paper): dùng để viết, in hoặc copy
Tính chất: độ trắng, độ đục, độ mịn, độ nhẵn phải cao
Thành phần: bột hóa tẩy trắng (bột từ gỗ mềm thì cho độ bền cơ lý cao, từ
gỗ cứng thì cho độ đục cao)
5. Giấy vệ sinh (Tissue): là loại giấy mỏng có độ nhăn dùng để làm giấy vệ
sinh: giấy khăn lau, giấy lau mặt, giấy bếp, giấy toilet, …
Tính chất: không cần độ bền cơ lý nhưng cần độ mềm mại, độ xốp để thấm
nước tốt và độ bền ướt
Thành phần: bột hóa hoặc, bột cơ hoặc bột DIP tẩy trắng
Tổng quan về công nghiệp giấy

6. Giấy các tông sóng (Corrugated board): Dùng làm hộp bao gói, đóng hàng
* Giấy lớp mặt của cac tông sóng (liner board):
Tính chất: cần độ bền cơ lý, độ bền ướt, độ nhẵn và mịn
Thành phần: bột hóa không tẩy từ gỗ mềm (để bảo đảm độ bền)
* Giấy lớp giữa của cac tông sóng (Corrugated medium):
Tính chất: không cần độ bền cao, tính mỹ quan mà chỉ cần độ cứng cao
Thành phần: bột cơ, bột giá thành thấp, bột tái sinh từ giấy bao bì (OCC)
7. Giấy làm túi (Sack paper): Dùng để làm túi xách,
Tính chất: yêu cầu độ bền cao và có khả năng thấu khí.
8. Giấy in có tráng phấn định lượng thấp (LWC: light weight coated): dùng để
in các loại tạp chí ngắn ngày.
Thành phần: bột cơ và bột hóa có tẩy trắng và chất độn CaCO3
2. Nguyên liệu sản xuất giấy
2.1. Các loại xơ sợi dùng để làm giấy
A. Xơ sợi gỗ (Wood fiber):
-Xơ sợi từ gỗ cứng (hardwood fiber): Bạch đàn, keo, bồ đề, mỡ…
- Xơ sợi từ gỗ mềm (softwood fiber): Thông, vân sam bắc Âu, bắc
Mỹ, các loại thông rụng lá…
Bột hóa học
B. Xơ sợi phi gỗ (Non-wood fiber):
• Xơ sợi cây tre (bamboo) Bột cơ học
• Xơ sợi cây mía (Bagasse) Bột bán hóa học
• Xơ sợi cây đay (kenaf)
• Xơ sợi rơm rạ (rice straw)
• Xơ sợi cây bông (cotton)
• Xơ sợi cây dứa dại (sisal)

C. Xơ sợi tái sinh (recycled fiber)


D. Xơ sợi tổng hợp: Sợi polyme
Bột nguyên thủy: Virgin pulp
Bột hoá học: bột sản xuất theo phương pháp nấu sunphat hoặc nấu kiềm

Bột cơ học: là loại bột giấy được sản xuất bằng cách mài hoặc nghiền (tác
dụng cơ học) nguyên liệu sản xuất bột giấy (gỗ, phi gỗ).
Bột gỗ mài (SGW: stone groundwood): cây gỗ được áp mạnh vào bề mặt
khối đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp xo sợi gỗ sẽ
được tách ra và tạo thành bột mài
Bột gỗ nghiền (RMP: refined mechanical pulp): nguyên liệu được cắt thành
dăm mảnh nhỏ rồi được nghiền thành bột trong máy nghiên đĩa
Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: thermo-mechanical pulp): bột được sản xuất
bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh rồi sau đó mới nghiền trong máy nghiền đĩa
để thu bột giấy

Bột bán hóa: là loại bột được sản xuất bằng cách xử lý dăm mảnh bằng hóa chất,
xông hơi nóng hoặc nấu sơ bộ rồi mới nghiền trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột
giấy
Bột bán hóa (CMP)
Bột hóa nhiệt cơ (CTMP: chemi-thermo-mechanical pulp)
Pulp Production: PGW
Pulp Production : TMP
Pulp Production : CTMP
Pulp Production : Digester
Pulp Processing : DIP
Nguyên liệu Bột nguyên thủy (Virgin
pulp)
Nguyên liệu Bột nguyên thủy (Virgin pulp)

60,065
tree
species
Nguyên liệu Bột nguyên thủy (Virgin pulp)

Keo tai tượng (Acacia mangium)

Bạch đàn (Eucalyptus)

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)


Nguyên liệu Bột nguyên thủy (Virgin pulp)

Đay, lanh, bông

Tre, luồng

Rơm rạ, bã mía, thân cây ngô


Nguyên liệu Bột nguyên thủy (Virgin pulp)

Gỗ
Phi gỗ Bột giấy
Yêu cầu 1: Hàm lượng xenlulo cao
Yêu cầu 2: Quá trình thu nhận xenlulo ko quá phức tạp
Yêu cầu 3: Tỷ lệ L/D đảm bảo
Bột tái chế: Recycled pulp
Nguyên liệu sản xuất giấy
4. xơ sợi tái sinh
❖Ngày nay có tới 5-60% giấy đã qua sử dụng được tái sinh và sử dụng
lại như một nguyên liệu cho sản xuất giấy (giấy tái sinh- xơ sợi tái sinh).
❖Có 2 vấn đề chính khi sử dụng xơ sợi tái sinh:
+ Giấy tái sinh có chứa mực in, các vật liệu không phải là xơ sợi (chất
độn, nhựa, kim loại), và thường là hỗn hợp các loại xơ sợi trộn với
nhau.
+ Xơ sợi tái sinh co tính chất khác với tính chất của xơ sợi nguyên
thủy.
❖Xơ sợi tái sinh từ bột hoá học có khả năng trương nở kém và cứng
hơn (do bị sừng hoá). Tuy nhiên, độ bền của từng xơ sợi lại ít bị ảnh
hưởng và khả năng bị dẹp tốt hơn.
❖Xơ sợi tái sinh từ bột cơ học bị thay đổi ít hơn so với xơ sợi tái sinh từ
bột hoá học.
Nguyên liệu sản xuất giấy
Giấy đem đi tái sinh Tạp chất thường có trong giấy tái sinh

- 40% OCC grades - Metal; Plastic; String; Glass


- 27% deinking grades - Textiles; Wood
- 23% mixed grades - Sand and building materials
- 10% other grades - Synthetic materials; "Synthetic papers."
Phân loại giấy tái sinh

Theo phương pháp thu hồi


Hệ thống thu hồi Năm 1992 Năm 1994
Pick-up 44% 37%
Drop-off 39 % 53%
Curbside collection 14% 8%
(other) Khác 3% 2%
(Số liệu của Đức)

Theo chất lượng bột giấy


- Chất lượng thấp (Ordinary qualities)
- Chất lượng trung bình (Medium qualities)
- Chất lượng cao (High qualities)
- Chất lượng rất tốt (tương đương với bột Kraft:Kraft qualities)
Xenluloza
• Thành phần chính, tạo khung sườn cho tế bào
• Hàm lượng 40-55% tùy loại nguyên liệu
• Hợp chất cao phân tử: mắt xích C6H10O5, mỗi mắt xích
có 3 nhóm OH tự do
• Các mắt xích nối với nhau bằng liên kết 1,4-β-D-glycozit
• Độ dài 200-5000 nm, tương đương độ trùng hợp 5000-
10000
Hemixenluloza
• Tạo ra các mạch nhánh để liên kết
• Là một copolymer, khi bị thủy phân sinh ra pentozan
hoặc hexozan
• Pentoza: vòng 5 cạnh furanoza
• Hexozan: vòng 6 cạnh pyranoza
• Gỗ lá kim: hemixenluloza chủ yếu là hexozan
• Gỗ lá rộng: hemixenluloza chủ yếu pentozan
Lignin
• Chất liên kết trong thành tế bào, giữa các tế bào
• Các mắt xích là phenyl propan
Cấu trúc ngoại vi của xơ sợi
Cấu trúc ngoại vi của xơ sợi
• Thành tế bào chia nhiều lớp
Nguyên liệu sản xuất giấy
2. Các loại tế bào Gỗ
H1 H2 H3

Hình 1: Các loại tế bào chính của gố cứng: Tế Hình 2: Các loại tế bào Hình 3: Cây gố
bào ống (A), (B), (C), (E). chính của cây gỗ mềm cứng và gỗ mềm
Các tế bào mô theo chiều dọc của cây (F),
Các tế bào mô theo chiều ngang của cây (G).
Các tế bào tracheid của cây (H), (I). tế bào
libriform (J).
Nguyên liệu sản xuất giấy

Thành tế bào mỏng Thành tế bào dày


Nguyên liệu sản xuất giấy
Hình 4. Cấu trúc của tế bào:
ML = lớp liên kết giưa các tế bào (middle
lamella) chứa chủ yếu là lignin
P = lớp sơ cấp (primary wall) rất mỏng, chứa
nhiều lignin và nhựa, ít xenlulô. Các vi xơ phân
bố tự do
S1 = lớp ngoài của lớp sơ cấp (outer layer of
the secondary wall) chứa nhiều lignin, các vi xơ
được sắp xếp theo một hướng tạo thành với trục
một góc 50 – 70 độ
S2 = lớp giữa của lớp sơ cấp (middle layer of
the secondary wall) là lớp dày nhất, Chứa chủ
yếu là xenlulô, các vi xơ được sắp xếp theo một
hướng tạo thành với trục một góc 15 – 30 độ Hình 4

T (S3) = lớp trong cùng của lớp sơ cáp (inner layer of the secondary wall) mỏng
hơn lớp S1, chứa xenlulo, các vi xơ sắp xếp theo hướng song song voi trục
Và W = tâm tế bào (warty layer).
Nguyên liệu sản xuất giấy
Bảng 2.1 Độ dày trung bình của các lớp và góc lệch tâm của
các vi xơ
Thµnh phÇn C¸c vïng (Morphological Các lớp Độ dày Số lớp vi Góc lệch
(Constituent) regional) tế bào mỗi lớp sơ trong tâm trung
(Cell (10 mm) một lớp
-6 bfnh của các
ML+P S1+ S2 + wall (lớp) vi xơ (độ)
S3 layer)

Lignin 65 25
P 0.05-0.1 -- --
B¶ng 2.2. Tû lÖ khèi lîng
Đường 35 t¬ng ®èi cña
75 c¸c thµnh phÇn chÝnh trong thµnh tÕ bµo cña
gç mÒm (% khèi lîng kh«)
(polysaccharides) S1 0.1-0.3 3-6 50--70
Xenlulo (cellulose) 12 40 S2 1-8 30-150 5--30
S3 < 0.1 <6 60-90
Gluc« 3 20
(Glucomannan) ML 0.2-1.0 -- --
Xylan 5 10

Các chất khác 15 ➢1


Nguyên liệu sản xuất giấy

Đặc điểm của tế bào gỗ cứng (tế bào libriform):


Kích thước: nhỏ,ngắn, thành tế bào dầy và độ rỗng của tâm
(lumen) rất nhỏ. Chiều dài = 0,5 – 1,5 mm; đường kính = 10
– 20 * 10-6mm, tỷ lệ chiều dài và đường kính 50 : 1

Đặc điểm của tế bào gỗ mềm (tế bào tracheids):


90 – 95% tế bào la xơ sợi (tracheids)
S2 = lớp giữa của lớp sơ cấp (middle layer of the secondary
wall),
Kích thước: rất dài, thành tế bào mỏng và độ rỗng của tâm
rất lớn.
Chiều dài = 2 – 5 mm; đường kính ngoài = 20 – 50*10-
6mm; độ dầy của thành tế bào 2 –10*10-6mm; tỷ lệ chiều dài

và đường kính 100 : 1


Nguyên liệu sản xuất giấy
3. xơ sợi phi Gỗ
Các đặc điểm của xơ sợi :
•Kích thước và cấu trúc của xơ sợi phi gỗ thay đổi rất lớn (so sánh với xơ
sợi gỗ)
• Xơ sợi thường ở dạng đặc, có độ rỗng rất nhỏ.
Bảng 3.1 Kích thước của một số loại tế bào phi gỗ
Tên xơ sợi Chiều dài xơ sợi (mm) Đêng kính xơ sợi (*10-6mm)
Rơm (rice straw) 0.5 – 1.0 8 – 10
Lúa mì (wheat) 1.0 – 1.5 10 - 20
Tre (bamboo) 2.7 - 4 15
Mía (bagasse) 1 – 1.5 20
Đay (kenaf) 2.6 20
Bông (cotton) 25 20
Nguyên liệu sản xuất giấy
3. Xơ sợi phi Gỗ
Những tính chất của giấy làm từ nguyên liệu phi gỗ:
Các tính chất làm giấy phụ thuộc vào các đặc điểm của xơ sợi.
Xơ sợi phi gỗ chứa rát nhiều các xơ sợi mịn so sánh với gỗ mềm →
khó khăn trong quá trình loại bỏ nước → ảnh hưởng tới sự hình thành
và quá trình ép.
Tính chất của tờ giấy làm từ xơ sợi phi gỗ cũng gần tương tự như tính
chất của tờ giấy làm từ xơ sợi gỗ.
Giấy làm từ xơ sợi phi gỗ có độ bền khá cao, nhưng vãn giữ ®ợc độ
xốp : giấy cuốn thuốc lá, giấy túi đựng chè…
Giấy làm từ xơ sợi bông có độ bền rất cao: giấy tiền (bank notes),
giấy kết dính (fine bond paper)
Tính chất hình thành giấy của vật liệu xơ sợi

• Tính chất của xơ sợi nguyên thủy ảnh hưởng đến tính
chất giấy
• Quá trình xử lý nguyên liệu ảnh hưởng đến tính chất của
giấy
• Bột có chứa và không chứa hemixenluloza
• Bột cơ và bột hóa
• Bột tẩy trắng và không tẩy trắng
Nguyên liệu sản xuất giấy

4. Các đặc tính của xơ sợi và sự liên quan giữa tính chất xơ sợi
với tính chất của tờ giấy
a. Đặc tính của xơ sợi
• Có độ bền kéo cao, mềm mại (dễ uốn, dễ biến dạng)
• Khi xơ sợi bị biến dạng vẫn giữ được độ bền
• Không hoà tan trong nước
• Có khả năng hút nước cao
• Có thể đan dệt vào nhau, liên kết với nhau cũng như liên kết với các chất khác
trong quá trình hình thành tờ giấy và dàn trải thành tấm với kích thước khác
nhau.
• Ổn định trong môi trường làm giấy và trong quá trình sản xuất
• Có màu tương đối trắng
* Các tính chất trên được thể hiện đầy đủ đối với xơ sợi xenluloza (khi lignin ở
trong xơ sợi bị loại bỏ tối đa) và xơ sợi được nghiền trong nước sau đó nước lại
được tách ra.
Nguyên liệu sản xuất giấy

b. Sự liên quan giữa tính chất của xơ sợi và tính chất của giấy
• Giấy được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đờ sống. Các loại giấy khác
nhau có thành phần, cấu trúc và hình thức khác nhau nó phụ thuộc vào mục đích
sử dụng cuối cùng.
• Để có thể làm ra được các loại giấy khác nhau thì chúng ta phải giải quyết 4
vấn đề cơ bản sau:
+ Lựa chọn xơ sợi làm nguyên liệu
+ Lựa chọn phương pháp sản xuất bột
+ Chuẩn bị bột và sử dụng các chất phụ gia trong quá trình làm giấy
+ Thiết kế và vận hành máy xeo giấy

•Chiều dài xơ sợi:


Xơ sợi dài có xu hướng tạo thành khối xơ sợi trong quá trình hình thành tờ
giấy→ Ảnh hưởng tới sự đồng đều của tờ giấy (ảnh hưởng không tốt).
Tuy nhiên xơ sợi dài lại tăng độ bền cho tờ giấy (ảnh hưởng tốt).
Nguyên liệu sản xuất giấy

• Độ thô của xơ sợi ( Số xơ sợi trên một đơn vị khối lượng):


+ Xơ sợi thô ảnh hưởng tới độ đồng đều của bề mặt tờ giấy và tính chất quang
học của tờ giấy. Độ thô của xơ sợi tăng → giảm độ đồng đều bề mặt (giảm độ
nhẵn bề mặt), giảm độ đục và độ trắng của tờ giấy tuy nhiên làm tăng độ bền
của giấy.

• Hình dáng mặt cắt ngang của xơ sợi:


+ Mặt cắt ngang của xơ sợi đẹp (vuông vắn…)→ tăng diện tích liên kết giữa
các xơ sợi→ tăng độ bền của giấy, nhưng làm giảm độ đục và độ trắng của tờ
giấy
+ Mặt cắt ngang của xơ sợi có hình trụ→ giảm diện tích liên kết giữa các xơ
sợi→giảm độ bền của giấy, nhưng làm tăng độ đục và đô ̣ trắng của tờ giấy
Các tính chất giấy

1. Định lượng (basis weight): Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy
hoặc các tông được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị biểu thị kết quả là g/m2.

2. Độ dầy (thickness; caliper): Khoảng cách giữa hai mặt của giấy hoặc các
tông đo theo phương pháp tiêu chuẩn.
Đơn vị biểu thị kết quả là mm.

3. Tỷ trọng (density): Trọng lượng của một đơn vị thể tích của giấy hoặc các
tông.
Đơn vị biểu thị kết quả g/cm3.

4. Độ nhẵn (smoothness): Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của
bề mặt giấy hoặc các tông. Tính chất này được xác định trong các phương
pháp thử tiêu chuẩn.
Các tính chất giấy
5. Tính ổn định kích thước (dimensional stability): Khả năng giữ được hình dạng và
kích thước của giấy hoặc các tông khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động khác
như: sự thay đổi của môi trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học trong quá
trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi sử dụng.

6. Độ ẩm (moisture content): Lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số của


trọng lượng mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương
pháp thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu.
đơn vị biểu thị là %.

7. Độ tro (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện
tiêu chuẩn của phương pháp thử.

8. Độ trắng ISO (ISO brightness): Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy
hoặc các tông trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật khuyếch tán lý tưởng tại
chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định
trong phương pháp thử.
Các tính chất giấy

9. Độ thấu khí (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép
không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu
chuẩn.

10. Độ chịu bục (bursting strength): Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt lớn
nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của phương
pháp thử tiêu chuẩn.

11. Độ chịu kéo (tensile strength): Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước
khi đứt trong điều kiện xác định cửa phương pháp thử tiêu chuẩn.

12. Độ dài đứt (breaking length): Chiều dài tính được của băng giấy với chiều
rộng đồng nhất có trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.
Các tính chất giấy

13. Độ dãn dài (stretch at break): Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy
hoặc các tông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu
chuẩn;
đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.

14. Độ hút nước (absorbency): Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của
giấy hoặc các tông; hoặc tốc độ hút nước được xác định bằng các phương pháp thử
tiêu chuẩn.

15. Độ đục (opacity): Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một
tờ giấy đặt trên vật chuẩn mầu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó
đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.

You might also like