You are on page 1of 104

Giáo trình công nghệ in [Chương I]

Chương 1 :
MỞ ĐẦU

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC : Khái quát đặc điểm của các phương pháp in , trang thiết bị tương ứng với
từng phương pháp in và công nghệ của nó

1. GIỚI THIỆU :
1.1 Tổng quan về Công nghệ In
Ngành In đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sự phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20 đã
làm thay đổi bộ mặt của Công nghệ In thế giới. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển
vượt bậc của các ngành vật lý, hoá học và Công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của
ngành in cũng như làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành Công nghiệp này. Hiện nay xu thế này
vẫn tiếp tục diễn ra
Cùng với đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển về kinh tế và xã hội, các loại ấn phẩm và bao bì
cũng đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều hơn về số lượng và đẹp hơn về mỹ thuật. Chính vì thế đã đưa
đến nhiều sự cải tiến mang tính cách mạng trong ngành In về trang thiết bị và Công nghệ như hệ
thống in Kỹ thuật số, các phương pháp in NIP, sự kết hợp nhiều phương pháp in trên cùng một hệ
thống…. Dù có nhiều thay đổi về thiết bị nhưng các phương pháp in về cơ bản vẫn không có sụ thay
đổi lớn, các phương pháp in sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bao bì và ấn phẩm hiện nay là :
• Các phương pháp in truyền thống : In Offset, In Ong Đồng, In Flexo và in Lưới
• Các phương pháp in NIP : In Laser, in phun
• Các phương pháp in đặc biệt : In tiền, in trên các vật liệu không truyền thống
Đây là các PP in chủ yếu của Công nghệ in hiện nay, nó bao gồm cả các PP in truyền thống và các
PP in mới. Với mỗi PP in có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Sản phẩm của chúng cũng
có tính riêng biệt, do đó về bản chất chúng cũng khác nhau. Các PP in truyền thống đã được sử
dụng trong sản xuất In từ rất lâu và hiện nay vẫn là các PP in chiếm ưu thế. Hầu hết các sản phẩm
đều được sản xuất từ các PP In này. PP NIP đang được ứng dụng rộng rãi, nhưng chủ yếu là trong
các thiết bị văn phòng và in cá nhân, gần đây các PP này được sử dụng nhiều trong in các Poster
quảng cáo và nhãn hàng.
Trong các phương pháp in kể trên thì in Offset chiếm tỷ trọng cao nhất, trong hai dạng in Offset là tờ
rời và in cuộn thì in Offset tờ rời chiếm tỷ trọng rất cao. Nếu xét trên số lượng máy in sử dụng và tỷ
trọng sản phẩm thì in Offset tờ rời chiếm ưu thế với 80% cơ cấu máy móc và sản phẩm
Hình 1.1 : Máy in Offset tờ rời

Số lượng máy in Offset tờ rời và sản lượng vượt trội là nhờ tính đa dạng của nó về sản phẩm từ các
ấn phẩm đến bao bì và khả năng linh hoạt của nó cho phép in được trên nhiều loại giấy có độ dày và
kích thước khác nhau. In Offset tờ rời cho phép in được trên các loại vật liệu in là kim loại, nhựa và
các loại màng. Đáp ứng được các đơn hàng có số lượng nhỏ, chất lượng in cao phù hợp được với hầu
hết các yêu cầu của sản phẩm. So với các máy in sử dụng cho các PP in Flexo, Ống đồng mức đầu
tư cho máy tờ rời tương đối thấp hơn. Các giải pháp nhằm tăng năng suất và kiểm soát chất lượng in
tờ rời cũng được đầu tư rất cao. Các loại máy in Ống đồng, Flexo,
in Offset cuộn thường sử dụng để in các mặt hàng chuyên dụng và có sản lượng lớn
1.2 Giới thiệu môn học
Môn học này cung cấp những kiến thức tổng quát về các thiết bị và công nghệ của các phương pháp
in. Những đặc tính tiêu biểu của từng phương pháp in làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành,
nó cũng cung cấp những thông tin và các đặc trưng tiêu biểu của thiết bị của mỗi phương pháp in
tương ứng.
Môn học này đòi hỏi phải có kiến thức của in Đại cương
1.3 Các sản phẩm của Công nghệ In
Hầu hết các sản phẩm cần trang trí đều là sản phẩm của quá trình in hoặc dưới hình thức này hoặc
dưới hình thức khác. Trong ngành in thường chia ra các dạng sản phẩm theo dạng in bao bì, in ấn
phẩm và in thương mại.
Bao bì bao gồm các dạng bao bì hộp, bao bì carton, bao bì màng nhựa mềm, các loại màng phức
hợp… Đây là những sản phẩm có số lượng hàng in lớn và do đó đòi hỏi phải có những thiết bị phù
hợp

Hình 1.2 : Các dạng bao bì và nhãn hàng


In ấn phẩm bao gồm các sản phẩm sách báo, tạp chí, nguyệt san… đây là những sản phẩm đòi hỏi
thời gian sản xuất nhanh, giá thành tương đối rẻ.
Sản phẩm in thương mại là những dạng Brochure, Poster, thiệp, các sản phẩm dùng cho quảng
cáo…. Những sản phẩm này đòi hỏi chất lượng in cao kèm vào đó là những dạng hiệu ứng như phủ
bóng, mờ hay có các hình ảnh đòi hỏi phải gấp, cấn bế phức tạp

Hình 1.4 : Các sản phẩm của in thương mại

.4 Xu hướng phát triển


" Cơ cấu sản phẩm: Dự đoán trong những năm tới sản lượng các sản phẩm cao cấp (như
cataloge, bao bì mỹ phẩm…) sẽ tăng và chiếm 45% sản lượng in toàn cầu. Tương tự như vậy các
sản phẩm rẻ tiền (như báo chí …) cũng gia tăng và chiếm sản lượng tương ứng

Hình 1.5 : Xu hướng phát triển của sản phẩm đến 2010
Các sản phẩm trung bình sẽ thu hẹp sản lượng và chỉ còn chiếm 10% sản lượng in toàn cầu. Lý do
chính của sự thay đổi cơ cấu này là do khuynh hướng nâng cao giá trị sản phẩm qua các hình thức
bao bì và quảng cáo. Sản phẩm giá rẻ có khuynh hướng được phát miễn phí. Mặt khác cùng với sự
phát triển kinh tế và thu nhập cao hơn ở các nước đang phát triển làm gia tăng các sản phẩm tiêu
dùng cao cấp.
" Sản phẩm in : Theo các phân tích và thống kê của Printpromotion thì từ nay đến năm 2010 sản
phẩm có mức tăng trưởng cao nhất là bao bì và có tính ổn định cao Các sản phẩm khác có tỷ trọng
tăng trưởng thấp hơn, đó là do nhu cầu về sản phẩm và khuynh hướng tiêu dùng. Chi phí của bao bì
chiếm khá cao trong tỷ trọng sản xuất, bao bì không chỉ là nơi chứa sản phẩm mà còn là cách cung
cấp thông tin và là một hình thức quảng cáo, vì thế hình thức của bao bì luôn phải đổi mới, in ấn đẹp
để có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Hình 1.6 : Tiêu điểm là thị trường bao bì đến 2010

Biểu đồ cho thấy các sản phẩm thông thường như bao bì mềm, bao bì carton, các sản phẩm in
thương mại và ấn phẩm tăng trưởng với mức độ thấp. Riêng bao bì màng một lớp có mức tăng trưởng
rất cao về sản lượng. Do đó việc thay đổi cơ cấu về sản xuất và cung cấp thiết bị cho thị trường này
được chú trọng rất nhiều. Từ những yêu cầu đó thúc đẩy xu hướng cải tiến công nghệ và thiết bị máy
móc phục vụ cho ngành In.
" Nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị : Tiêu biểu cho xu hướng này là biến một máy
in Offset thành một tổ hợp bao gồm các đơn vị tráng phủ trước in, tráng phủ sau in, bế cấn, đục lỗ…
nhằm rút bớt thời gian sản xuất và giảm hư hỏng.

Hình 1.6 : Máy in Offset được phát triển thêm các thiết bị gia công

Máy in Offset không chỉ đơn thuần để in mà còn cho phép thực hiện các yêu cầu tráng phủ để gia
tăng giá trị của sản phẩm mà không cần phải qua thêm các công đoạn gia công bề mặt như cách làm
truyền thống. Điều này làm tăng tính đa dạng của sản phẩm in Offset. Không những thế nó còn đáp
ứng các yêu cầu ngày càng cao của sản phẩm.

Hình 1.7 : Các sản phẩm in đòi hỏi gia công tráng phủ
Nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng trên toàn bộ dây chuyền sản xuất : Hệ thống này
sử dụng máy tính cho phép kết nối các công đoạn trước in in và sau in được kiểm soát bằng hệ
thống máy tính trung tâm
Hình 1.8 : Hệ thống Prinect kiểm soát toàn bộ chu trình sản xuất
Thông số của sản phẩm về màu sắc, khổ, cách gia công… được thiết lập trong quá trình trước in được
đưa xuống máy in để điều chỉnh màu sắc cũng như được đưa đến máy gia công thành phẩm để thực
hiện. Trong quá trình in máy quét kiểm soát màu của tờ in sau đó so sánh với thông số của từ hệ
thống trước in sẽ luôn luôn điều chỉnh màu trên toàn bộ vùng in, đảm bảo cho các tờ in có màu chính
xác và đều màu trên tất cả sản phẩm.
Hệ thống này cho phép kết nối các công đoạn từ trước in đến sau in, điều khiển và đưa thông số đến
từng công đoạn trên các thiết bị cụ thể. Chúng ta có thể cài đặt trước tất cả các thông số trên máy xuất
phim, ghi bản, máy in, máy gấp đóng cuốn, bế…. Cho một sản phẩm nhất định. Tại mỗi công đoạn
thực hiện các máy đơn vị sẽ chuyển thông tin ngược lại máy chủ, so sánh giữa thông số cụ thể và
thông số cài đặt ban đầu. Giảm bớt thời gian và phế phẩm

4. CẤU TRÚC CHUNG CỦA MỘT MÁY IN


Một máy in bất kỳ sử dụng cho phương pháp in nào thì đều là những tích hợp của các hệ thống sau :
Hệ thống cung cấp vật liệu, hệ thống in, hệ thống sấy, hệ thống dẫn và nhận vật liệu. Các hệ thống
này có các đòi hỏi và yêu cầu như nhau nhưng sẽ có thiết kế hoàn toàn khác nhau để phù hợp cho
các máy in dạng cuộn hay tờ rời, phù hợp với phương pháp loại máy in sử dụng như in Offset, in
Flexo hay in Ong đồng….
4.1 Hệ thống cung cấp vật liệu
Có 2 dạng : Dạng tờ rời và dạng cuộn. Phải đảm bảo các yêu cầu sau
• Cung cấp vật liệu ổn định trong suốt quá trình in.
• Có khả năng cung cấp thêm vật liệu mà không cần dừng máy
• Sử dụng được cho nhiều loại vật liệu khác nhau

Hình 1.9 : Máy in Offset tờ rời với cc hệ thống vận hn

Tất cả các máy in dù là PP in nào cũng phải có hệ thống này, nó cho phép cung cấp vật liệu ổn định và
liên tục, đảm bảo tốc độ phù hợp với tốc độ in. Vật liệu đưa vào được định vị chính xác từ
đầu đến cuối quá trình in. Hệ thống này được thiết kế phù hợp với loại máy in và vật liệu in.

Hình 1.10 : Máy in Offset cuộn

Cấu trúc của hệ thống này khác nhau tùy thuộc vào : máy in cuộn hay máy in tờ rời, vật liệu in là giấy
hay các vật liệu khác. Với mỗi loại máy in nó có tính đặc thù khác nhau. Một yếu tố quan trọng để bảo
đảm năng suất là nó phải cho phép khi thay đổi cuộn (với máy in cuộn) hay thay đổi bàn giấy (với
máy in tờ rời) mà máy in không được dừng. Hầu hết việc cung cấp thêm vật liệu cho máy in đều ở
dạng liên tục (nonstop) ngay cả khi máy in hoạt động ở tốc độ cao.
4.2 Hệ thống In
Một hệ thống in tiêu biểu là cấu thành của các bộ phận sau : Cấp mực ổn định và liên tục, bộ phận
in đảm bảo truyền mực tốt nhất mà không làm hỏng vật kiệu in, bộ phận cấp ẩm (chỉ có ở in Offset)
Đây là bộ phận chính để truyền hình ảnh lên vật liệu in. Bao gồm :
• Cố định bản in
• Cung cấp mực
• Tạo áp lực để truyền mực
Đây là bộ phận ảnh hưởng lớn đến chất lượng in vì nó trực tiếp truyền mực vào vật liệu in. Việc truyền
mực phụ thuộc vào áp lực in vì thế đây là nơi đòi hỏi có tính chính xác cao nhưng cũng có thể điều
chỉnh dễ dàng tương ứng với từng loại Vật liêu in Bộ phận này gồm hệ thống cấp mực đảm bảo cấp
mực đều, ổn định và giữ cân bằng về tính chất của mực trong suốt quá trình in. Nó cũng cho phép
điều chỉnh lượng mực cung cấp tùy theo sự cần thiết của bản in.
Một yếu tố quan trọng khác là nó phải cố định bản in , bảo đảm các điều kiện truyền mực và các yếu
tố khác (tiếp xúc với dao gạt, hệ thống làm ẩm) ở trạng thái bền vững trong suốt quá trình in. mặt
khác nó cũng được thiết kế để có thể thay bản in một cách nhanh chóng và dễ dàng khi thay đổi sản
phẩm in.
Hình 1.11 : Đơn vị in Ong đồng

4.3 Hệ thống sấy


Dùng nhiệt độ để làm dung môi trong mực bay hơi hoặc kích thích mực tạo phản ứng Oxy hóa. Tao
màng trên bề mặt vật liệu. Rất cần thiết với máy in bao bì
Với mỗi PP in có các loại máy in tương ứng do đó cũng cần có hệ thống làm khô thích hợp. Hệ
thống này còn được thiết kế để phù hợp với loại mực in tương ứng. Các dạng làm khô thông dụng là
Dùng đèn UV, IR, dùng không khí nóng, chùm tia điện tử, phun bột …..
Với in Ống đồng có tốc độ in cao và mực in loãng vì thế sau mỗi đơn vị in đều có một hệ thống sấy
sử dụng luồng khí nóng để làm bay hơi dung môi trong mực. Tương tự như vậy là các máy in Flexo
cũng được làm khô bằng khí nóng, nếu mực in là mực UV thì sau mỗi đơn vị in là hệ thống sấy bằng
đèn chiếu tia UV

Hình 1.12 : Hệ thống sấy trong in Offset

Ngược lại, in Offset có mực đặc hơn thì hệ thống sấy khô được đặt sau đơn vị in cuối cùng. Hệ thống
làm khô dùng UV hay IR tùy theo sản phẩm và mực in. Ngoài ra in Offset cũng có thể đặt hệ thống
sấy sau mỗi đơn vị in nếu in mực UV. Trong khi in lụa với lớp mực in dày thì được làm khô bằng
cách phơi trong nhiệt độ bình thường nếu sử dụng mực in thông thường. Một số máy in lụa được
thiết kế thêm hệ thống sấy UV
Làm khô là một yếu tố quan trọng trong Quá trình in, nó tùy thuộc vào loại mực in và thiết kế của máy
in cũng như sản phẩm cần in
4.4 Hệ thống vận chuyển và nhận vật liẹu in
Phụ thuộc loại máy tờ rời hay cuộn
• Với máy in tờ rời nó sẽ nhận lại dạng tờ rời như ở đầu vào
• Với máy in dạng cuộn nó có thể thu về theo dạng cuộn, tờ rời, chia thành những cuộn nhỏ, sản
phẩm đã cân bế hoặc gấp, đóng cuốn…
Cấu tạo của bộ phận này hoàn toàn phụ thuộc vào dạng máy in cuộn hay tờ rời. Với máy in cuộn vật
liệu là một băng dài đi xuyên suốt qua các đơn vị in sấy đầu ra bằng hệ thống các lô dẫn. Động lực
để kéo băng vật liệu đi nhờ sự tiếp xúc tại vùng ép in và các lô dẫn có gắn thêm moto động lực.
Hình 1.13 : Máy in cuộn với hệ thống vận chuyển giấy trực tiếp giữa các đơn vị in. cùng hệ thống ra
sản phẩm đa dạng

Hình 1.14 : Vận chuyển giấy giữa các đơn vị in tờ rời bằng ống trung chuyển và hệ thống nhíp bắt

Trong khi các dạng tờ rời, vật liệu đuợc dẫn xuyên suốt máy nhờ các trục trung chuyển có gắn các
“nhíp” đễ giữ giấy, khi nhận giấy các nhíp này kẹp chặt lại, khi truyền giấy qua Ống kế tiếp nó mở ra
để nhíp của ống sau nhận và chuyển giấy đi. Các hoạt động này phải rất chính xác và đồng bộ.
5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ
Mỗi phương pháp in đều có những đặc trưng riêng về thiết bị in, quy trình in cũng như các yếu tố
phù hợp với những lĩnh vực sản phẩm riêng. Tuy nhiên dù là phương pháp in nào cũng có những
đặc điểm chung về công nghệ như vật liệu in, chế tạo khuôn…Vì thế nắm rõ các điểm chung này cho
phép chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn của quá trình in
5.1 Nguyên vật liệu
Phương pháp in nào cũng sử dụng các vật liệu in phổ biến như
∙ Giấy
∙ Màng Plastic
∙ Màng Kim loại
Tuy nhiên mỗi phương pháp in cũng sử dụng cho những loại vật liệu riêng biệt. Tính chất của
nguyên vật liệu có mối liên hệ hữu cơ với loại mực in và do đó nó phụ thuộc vào thiết bị in. Với các
loại màng mỏng (màng Plastic, kim loại) và ở dạng cuộn thường sử dụng cho in Ống đồng và Flexo.
Dạng vật liêu giấy tờ rời phần lớn sử dụng cho máy in Offset tờ rời. Các vật liệu nặng như thiếc hay
nhựa tấm cho các máy in chuyên dụng. In lưới in được hầu hết trên các loại vật liệu và hình dạng bế
mặt đây là ưu điểm của PP in này.
Giấy là vật liệu sử dụng được cho tất cả các phương pháp in cũng như đáp ứng được hầu hết các tiêu
chuẩn về in và bao bì.
5.2 Hình thức chuyển tải hình ảnh
Tất cả các PP in đều có một phương cách chung đó là
∙ Cấp mực cho khuôn in đồng đều
∙ Tách phần tử in và phần tử không in
∙ Truyền mực ở phần tử in trên khuôn (bản in) qua vật liệu in bằng cách trực tiếp hay qua vật trung
gian.
∙ Mực in được làm khô bằng vật lý hay hóa học bám vào vật liệu in như một hình thức lưu giữ
thông tin
Yếu tố quan trọng đối với tất cả các phương pháp in là tách biệt phần tử in và phần tử không in,
truyền mực và tái hiện phần tử in trên vật liệu in. Các hình thức in khác nhau sẽ có những thiết bị phù
hợp để đảm bảo các yếu tố trên.
5.3 Chế tạo khuôn in
Với các kỹ thuật in truyền thống cần có một bản in cụ thể, còn với các phương pháp in NIP không
cần thiết phải có bản in. Tuy nhiên thì dù là phương pháp in nào cũng cần phải qua công đoạn xử lý
thông tin giống nhau từ bài mẫu đưa vào đến khi bình trang, chỉ từ đây trở đi thông tin cần phải biến
chuyển phù hợp với phương pháp in. Quy trình chung như sau :
Hình 1.15 : Sơ đồ quy trình in

Từ sơ đồ cho thấy rằng dù sử dụng bất cứ phương pháp in nào đi nữa thì từ thông tin ban đầu (bài
mẫu) quy trình xử lý cũng giống nhau, khi đã được chuẩn hóa và đưa đến phương pháp in cụ thể thì
quá trìnhnày được chia thành hai dạng : trực tiếp và gián tiếp
∙ Dạng trực tiếp (NIP) : Thông tin đã được xử lý đưa đền thẳng hệ thống in, được diễn dịch theo thiết
bị in và dữ liệu này cho phép điều khiển hệ thống in (như in Laser hay in phun). Một hình thức khác
sử dụng dạng dữ liệu số truyền trực tiếp đến máy là in Offset khô, trong đó bản in Silicone ở dạng
tròn được ghi dữ liệu bằng tia laser, khi in nó nhận mực và truyền xuống giấy. Các dạng in này cho
phép in nhiều bản in có nội dung thay đổi liên tục
∙ Dạng gián tiếp (Các PP in truyền thống) : Bắt buộc phải sử dụng bản in, mà chúng ta gọi là bản in
Offset, Ống đồng , Flexo…Để tạo ra các bản này có hai cách. Phương thức phổ biến và lâu đời là
xuất qua phim (theo yêu cầu của từng PP in) sau đó truyền qua bản in bằng phương pháp quang
hóa. Cách thứ hai là sử dụng công nghệ ghi bản trực tiếp, dữ liệu từ máy tính đưa ra sẽ điều khiển đầu
khắc (khắc bản cơ khí) hay đầu ghi laser (ghi bản Offset) để đưa thông tin lên bản. Như vậy, rõ ràng
là dù chúng ta cần in bất kỳ sản phẩm nào với phương pháp in được chọn lựa thì các công đoạn đầu
vào đều nhất thiết phải thực hiện như nhau và trong phương thức tạo khuôn in chúng ta cũng chỉ tạo
khuôn in cho các kỹ thuật in truyền thống bằng một trong hai phương thức là ghi bản trực tiếp và
quang hóa.
5.4 Khả năng phục chế hình ảnh
Tất cả các phương pháp in đều có thể sử dụng để phục chế lại hình ảnh. Tuy nhiên hình thức của mỗi
phương pháp in lại khác nhau vì thế khả năng tái hiện lại tầng thứ cũng rất khác nhau. Vì vậy để tận
dụng ưu điểm của tất cả các PP in xu hướng hiện nay là kết hợp nhiều công nghệ trên cùng một máy
in.
Mỗi PP in đều có ưu thế riêng của mình và được sử dụng sao cho tốt nhất trong việc phục chế hình
ảnh. PP in lưới có ưu thế cho lớp mực in rất dày phù hợp cho in phủ bề mặt, độ dày màng mực phù
hợp cho các sản phẩm in ngoài trời, nhưng lại hạn chế trong việc in các hình ảnh có tầng thứ do giới
hạn về độ phân giải của lưới in.
In Offset cho phép in các hình ảnh với độ phân giải cao với lớp mực mỏng nên được sử dụng rộng
rãi để in các ấn phẩm cao cấp. In Flexo do giới hạn của PP in cao và bản in mềm nên được ưa
chuộng cho sản phẩm bao bì. In ống đồng cho phép phục chế tầng thứ rất tốt nhưng lại hạn chế do
giá thành cao và phải in với số lương lớn. Tuy nhiên với sự phát triển Công nghệ hiện nay các PP in
đều có khả năng in các sản phẩm có chất lượng cao, yếu tố lực chọn cần phải cân nhắc đến giá
thành.
Với sự phát triển vượt bậc của bao bì trong tương lai cũng như nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của
các sản phẩm cao cấp, cùng với sự phát triển của công nghệ. Các PP in không còn là sự tách biệt
nữa mà nó được tích hợp chung lại để tận dụng tất cả các ưư điểm của từng PP in.
Các công đoạn kết nối tiêu biểu như :
- Phủ keo trước và sau in.
- In Offset.
- In Ống đồng
- In Flexo.
- In Rotary screen (in lưới dạng cuộn)
- Ghép một hay nhiều lớp.
- Bế, cấn hộp, nhãn hàng.
- Chia cuộn, đục lổ.
- Ép nhũ nóng/ lạnh.
- Tạo vân.
Hình 1.16 :Kết hợp nhiều phương pháp in trên máy một máy in

Một hệ thống in có thể là sự tích hợp của nhiều thành phần như In Offset, in flexo, in Ống đồng, in lưới
và in NIP. Nó cho phép in các sản phẩm hình ảnh thông thường kết hợp với tráng phủ từng phần hay
toàn phần, in mã vạch, số nhảy… cho phép nhiều lựa chọn rất đa dạng.

Chương 2 : MÁY IN VÀ CÁC HỆ THỐNG IN

1. CẤU TRÚC CHUNG

Máy in đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất in. Trong quá trình in chúng truyền mực
cho vật liệu in hay giấy in tại nơi mà thông tin là chữ và hình ảnh cần được tái tạo. Trong những kỹ
thuật in truyền thống sự tách biệt có thể nhận biết rõ ràng giữa phần tử in và phần tử không in trên
khuôn in (bản in), được tạo ra bằng các phương pháp phù hợp với kỹ thuật in tương ứng.
Vì vậy đối với quá trình in này (các KT in truyền thống) thông tin là chữ và hình ảnh được lưu trên bản
in sẽ không thay đổi được, những bản này sẽ được lắp lên máy in tại mỗi đơn vị in phù hợp với mỗi ấn
phẩm nhất định.
Với các phương pháp in truyền thống, phải có sự tiếp xúc hay áp lực (trong vùng ép in) để truyền
mực từ bản in sang giấy hay các loại vật liệu in khác. Ap lực để truyền mực (có giá trị tham khảo)
trong từng phương pháp in cụ thể là:
 Đối với in Typo :515Mpa
 Đối với in Flexo:0.10.5Mpa
 Đối với in Offset :0.82Mpa
 Đối với in ống đồng :1.55Mpa
(1pa =1n/m2)
Hình 2.1 cho thấy ba phương thức chính để truyền mực lên vật liệu trong các máy in truyền thống.
Áp lực trong máy in được tạo ra ở vùng ép in là nơi mà hai bề mặt ép vào nhau, giữa vật liệu in và bản
in đã được phủ mực. Kỹ thuật phát triển tạo bước tiến từ bàn ép dạng phẳng sang dạng trục và từ bản
in phẳng sang bản in trục.
Ở phương pháp in phẳng ép phẳng (hình 2.1 a) một bàn ép tịnh tiến lên xuống ép giấy vào bản in nằm
ở phía dưới. Nguyên tắc này được sử dụng trong các máy in Gutenberg và sau này trong các máy in
dạng phẳng. Hiện nay nó vẫn được sử dụng trong các máy bế và các máy dập chìm nổi dạng đứng .
Phương pháp in ống ép phẳng (hình 2.1.b) Ống ép in quay còn Bản in dịch chuyển qua lại, bản in
vẫn ở dạng phẳng. Do sử dụng trục quay nên các máy in dạng này còn được xem như là “máy in ống
tự động”. Những máy dạng này có tốc độ cao hơn những máy in dạng phẳng – phẳng.
Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng trong các máy cắt, bế, dập chìm nổi và các thiết bị in
thử.
Cùng với sự phát triển đó máy in với Bản in dạng Ống và Ống ép dạng tròn đã làm cho tốc độ cao rất
nhiều so với các dạng máy in trên. Những máy in dạng này được gọi là máy in rotary (Hình 2.1 c).
Hình 2.1: Ba phương thức để truyền mực in

Do yêu cầu phải in trên cả vật liệu dạng tờ rời và dạng cuộn, nên cả máy in tờ rời và máy in cuộn đều
được phát triển. Trong các máy in dạng rotary, đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong tất cả các quá trình
in, nên một trong hai ống phải có một ống mềm và một ống cứng, để bổ sung cho sự dày mỏng
khác nhau của bản in cũng như chuyển động lệch tâm của các trục, một lớp lót được thêm vào Ống
ép in tạo ra sự đàn hồi khi in, do đó có thể in được trên những giấy in có bề mặt thô. Hình dạng các
lớp lót ở hình 2.2
Trong dạng máy in Typô (letterpress) ống ép in được bọc bằng nhiều lớp giấy và carton, có độ dày
từ 1.251.75 mm để bổ sung cho sự không bằng phẳng của bản in.
Trong in Flexo bản in bằng photopolyme hoặc cao su nên rất mềm, do đó có thể bị biến dạng, gần
đây nhờ kỹ thuật phát triển nên có thể làm được những bản cứng hơn và mỏng hơn (nhỏ hơn 1 mm),
được dán lên ống bản, dưới đó một lớp lót mỏng chịu nén.
Với kỹ thuật in Offset ống cao su được gắn vào giữa ống bản và ống ép in. lớp cao su có tính chịu
nén, làm tăng tính linh hoạt khi in các vật liệu có độ mỏng, dày khác nhau.
Còn trong in Ống đồng, ống ép in được bọc bên ngoài một lớp cao su dày nhờ đó giấy có thể hút mực
từ các lỗ chứa mực trên Trục in.

Hình 2.2: Bọc ống ở các phương pháp in

Các loại máy kể trên được gọi là nhóm máy in processing (in theo những quy trình định sẵn). Hình
2.3 thể hiện cấu trúc chức năng chung máy. Các máy này phải có các chức năng chung như sau:
• Xử lý vật liệu (Cấp mực, in ,dẫn truyền vật liệu)
• Truyền động lực (động cơ và các bộ phận truyền động)
• Hệ thống điều khiển (thiết bị dò tìm, thiết bị khởi động và điều khiển ).
• Bộ phận hỗ trợ và bảo vệ (khung, vòng gờ, hệ thống canh chỉnh và bảo vệ).
Tất cả những bộ phận trên ngoại trừ bộ phận đầu tiên đảm bảo chức năng vận động như điều khiển
mực giấy, vecni và những vật liệu khác. Thiết bị nhập dữ liệu trực tiếp qua màn hình đã nâng cao khả
năng thu nhận các dữ liệu một cách dễ dàng bằng: chữ, hình ảnh và thông tin bằng hình (thể hiện
trên monitor)
Một máy in nói chung bao gồm những bộ phận sau:
• Thiết bị cung cấp vật liệu in :
- Bộ phận tách tờ rời từ chồng giấy. (tờ rời)
- Trục đỡ cuộn giấy ở đầu xả giấy. (in cuộn)
• Thiết bị vận chuyển vật liệu:
- Bộ phận canh chỉnh, gia tốc và truyền giấy cho máy in tờ rời.
- Thiết bị dẫn giấy vào và những cuộn chờ đối với máy in cuộn.
• Thiết bị đo lường, ổn định trong việc cung cấp vật liệu:
- Đơn vị cung cấp mực.
- Hệ thống cấp ẩm.
- Hệ thống tráng phủ vecni.
• Thiết bị vận chuyển vật liệu tráng phủ:
- Các đơn vị in.
- Các đơn vị tráng phủ.
• Hệ thống làm khô :
- Làm khô cho mực in
- Làm khô cho tráng phủ
• Thiết bị thành phẩm:
- Hệ thống gấp cho in cuộn.
- Bộ phận cấn bế đối cho máy in tờ rời.
- Bộ phận cắt thành tờ rời hoăc chia thành những cuộn nhỏ.
• Thiết bị trữ giấy in rồi:
- Đơn vị nhận và dẫn ra (sắp xếp tờ rời thành chồng)
- Đơn vị thu lại cuộn.
- Đơn vị thu các sản phẩm được bế dạng cuộn (decal)
Cấu hình của một đơn vị in gồm:
• Trục ống in (nhận mực và truyền mực đến Vật liệu)
• Đơn vị cấp mực.
• Hệ thống làm ẩm (chỉ có ở in Offset)
• Thiết bị vệ sinh máy (rửa máy, lau Cao su…)

2. THIẾT KẾ MÁY IN NHIỀU MÀU


2.1 Máy in Tờ rời
Đa số máy in tơ rời sử dụng phương pháp in Offset. Các nhà sản xuất máy in cung cấp chủ yếu những
máy in dạng này với khổ 37x52 cm , 72x104 cm , tối đa 120x162 cm.
Tốc độ sản xuất khoảng 10.00018.000 tờ /giờ, tuỳ theo khổ giấy tính chất vật liệu, loại đơn vị vào
giấy. Đơn vị cấp giấy từng tờ (bơm hút phía trước) có thể đạt tốc độ 10.000 tờ /giờ trên máy in khổ
nhỏ. Trong khi đơn vị cấp giấy bậc thang theo dòng (bơm hút phía sau) có thể đạt tốc độ 18.000 tờ/
giờ cho máy in khổ trung bình (72x104 cm)
Có nhiều cách bố trí các trục ống khác nhau trong cấu trúc máy in Offset nhiều màu, nhưng luôn có
3 ống: ống Bản , ống Cao su , ống Ép trong một đơn vị in. Số lượng đơn vị in được sắp xếp lần lượt
từng đơn vị quyết định số màu tối đa có thể in trong một lần qua máy. Hình 2.5 a mô tả cấu trúc của
máy in bốn màu với ba ống trung chuyển giữa các đơn vị in, trong đó ống chuyển
giữa có đuờng kính lớn gấp 2 lần ống Ép in, và hai hệ thống nhíp bắt; kết hợp với một ống đảo mặt
giấy đặc biệt được dùng cho cơ cấu lật mặt giấy tờ rời (in ở cả 2 mặt)

Hình 2.5a Ống trung chuyền có đường kính gấp 2 lần ống ép in

Hình 2.5 b thể hiện máy in bốn màu với kích thước ống Ép in lớn và ống trung chuyển có kích thước
lớn gấp đôi ống Bản. Bởi vì yêu cầu in liên tục từ đơn vị này sang đơn vị khác nên một hoặc ba ống
phải được đặt giữa các ống Ép in để truyền giấy. Ống Ép in và ống Trung chuyển có đường kính lớn
gấp đôi ống Bản nên thuận lợi cho việc in trên giấy Carton và trên Kim loại, do các loại vật liệu này rất
dày nên ống Ép và ống Trung chuyển có kích thước lớn sẽ làm giảm biến dạng của trục của nó.
Những máy in đặc biệt ứng dụng cho in Carton có trục ép in lớn gấp đôi và thậm chí có ống trung
chuyển lớn gấp ba lần ống Bản.

Hình 2.5b : Ống trung chuyển và ống ép in lớn gấp đôi ống Bản

Hình 2.5c Ống trung chuyển có đường kính gấp 3 lần ống Bản

Hình 2.5 d biểu diễn cấu hình 5 trục của một máy in bốn màu với guồng xích trung chuyển. Mỗi
đơn vị in có một ống Bản và một ống Cao su cho hai màu một và dùng chung một ống ép in. Hai
màu được truyền lên tờ in cùng một lúc, tờ in được giữ trên ống ép in nhờ các nhíp bắt. Các tờ in được
chuyển từ cụm in thứ nhất đến cụm in thứ hai trong máy in nhờ hệ thống nhíp truyền gắn với guồng
xích chuyển động. Guồng xích là phương tiện có nhiều ưu điểm để khắc phục khoảng cách truyền
tương đối lớn giữa các đơn vị in một cách hiệu quả và linh hoạt. Trên guồng xích có hệ thống các
thanh nhíp truyền chính xác đảm bảo đáp ứng yêu cầu chồng màu chính xác.

Hình 2.5d: Cơ cấu chuyển giấy giữa các cụm in

Hình (hình 2.6) mô tả cấu hình vệ tinh tiêu biểu của máy in bốn màu Kỹ thuật số với kỹ thuật ghi hình
ảnh trực tiếp lên Bản in. Nó biễu diễn ống Ép in lớn gấp bốn lần 4 ống Bản và 4 ống Cao su xung
quanh nó. Bốn màu được truyền lên tờ in cùng một lúc. Sau đó một nhíp lại đưa tờ in khác vào.

Hình 2.6: Cấu trúc dùng chung 1 ống ép cho 4 đơn vị in (máy in KTS)

Hình 2.7 thể hiện hình vẽ mặt cắt của máy in bốn màu với cấu hình 5 trục đặc biệt cho in Kỹ thuật số
và kỹ thuật ghi hình ảnh trực tiếp. Ống Bản và ống Cao su lớn gấp hai lần khổ in tối đa (chứa được
hai bản, hai tấm Cao su) cùng với Ống Ép in lớn gấp 3 (có 3 dàn nhíp). Các đơn vị cấp mực
nhỏ gọn, trong một chu kỳ thì chỉ có 1 trong 2 lô mực chà mực lên 1 trong 2 bản in (theo vị trí của
bản) và sau đó truyền mực đến Ống Cao su tương ứng. Sư truyền mực và chồng bốn màu trên tờ in
tiến hành suốt hai chu kỳ của Ống Ép in, sau đó hai ống trung gian truyền tờ in còn ướt mực tới
guồng xích ra giấy.

Hình 2.7: Cấu trúc dùng chung 1 ống ép chung có 3 nhíp giữ giấy (máy in KTS)

Một tính năng đặc biệt của máy in hai màu là cấu hình bốn Ống được minh họa ở hình 2.7. Hai trục
ống bản truyền mực đến môt ống Cao su, sau đó truyền cả hai màu mực này qua giấy in trên ống Ép
cùng một lúc.

Hình 2.8 : Cấu trúc dùng chung 1 ống cao su .


Kiểu máy in Ống đồng tờ rời, như mô tả ở hình 2.9 được phát triển cho in bao bì có từ hai tới bảy
đơn vị in. Với máy in này, những tờ in được cung cấp thông qua một Ống chuyển đến ống ép thứ
nhất, mực được truyền từ trục ống Bản nằm ở dưới cùng lên nhờ các lô mực và dao gạt mực.
Những guồng xích vận chuyển được gắn hệ thống nhíp truyền giữa những đơn vị in, chúng nhận tờ
in từ nhíp của ống ép rồi dẫn đến bộ phận làm khô và sau đó đưa đến nhíp của trục Ép in ở đơn vị kế
tiếp. Ở cuối chu kỳ làm khô, một hệ thống guồng xích vận chuyển ở sau đơn vị in cuối cùng chuyển
tờ in ra đơn vị nhận sản phẩm.

Hình 2.9 : Cấu trúc máy in Ống đồng tờ rời


Những tờ in nhiều màu được in trên máy in tờ rời phần lớn là sách báo, dụng cụ văn phòng phẩm, bao
bì …và phải trải qua công đoạn gia công bằng những máy thành phẩm chuyên dụng ngoài máy in
sau khi in xong (Offline). Hệ thống thành phầm inline (inline finishing) cho phép giảm thiểu thời gian
sản xuất khi được tích hợp vào máy in tờ rời các hệ thống bế, cấn…. Một số hệ thống inline như:
• Cơ cấu đảo mặt tờ in (trở giấy để in 2 mặt).
• Tráng phủ tờ in, có những đơn vị tráng phủ đặc biệt và hệthông sấy phù hợp.
• Trục dao cắt quay ở bộ phận ra giấy để cắt các tờ in lớn, làm cho chúng thích hợp với những
máy gấp nhỏ.
• Cơ cấu đặc biệt cho những hộp số nhảy với một đơn vị in riêng lẻ dùng chung ống Ép in của đơn vị
in cuối cùng; cho phép in những con số có trình tự liên tục thay đổi như vé vào cổng hoặc vé số.
Thiết bị đưa giấy vào liên tục và nhận giấy ra liên tục để máy in tờ rời không phải dừng (nonstop) khi
thay giấy hay lấy giấy ra. Nó duy trì một lượng giấy dự phòng trên chồng giấy của đơn vị vào giấy,
khi giấy mới được đưa vào sẽ thay thế vai trò của giấy dự phòng bằng cách di chuyển bàn phụ ra và
nâng chồng giấy lên. Một khi giấy in đã đầy ở đầu ra giấy, một thiết bị đặc biệt di chuyển vào khu vưc
chồng giấy nhận giấy từ nhíp chuyền. Chồng giấy được đem ra ngoài xếp thành chồng hoàn chỉnh.
Sau khi chồng giấy đầy rời khỏi đầu ra giấy, một pallet được nâng lên và đảm nhận vai trò nhận giấy
thành chồng khi bàn phụ được lấy ra khỏi.
2.2 Máy in Cuộn
Máy in cuộn không khác máy in tờ rời nhiếu lắm ở cấu hình của các đơn vị In và đơn vị cấp Mực, mà
sự khác biệt lớn nhất ở những bộ phận vận chuyển vật liệu in. Về cơ bản, dễ dẫn truyền giấy
cuộn qua các đơn vị in hơn là tờ rời. Tính liên tục của cuộn cho phép nó tự kéo đi với một độ dài
lớn, bởi vì phần đầu của cuộn được kéo ra và giữ với một sức căng ổn định. Vì vậy, Máy in cuộn
thích hợp cho in với tốc độ cao hơn là các máy in tờ rời (tờ rời 4m/s, cuộn 15m/s). Máy in cuộn là
những hệ thống sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm in hoàn chỉnh, bởi vì, các thiết bị thành
phẩm là một thành phần ngoại vi của máy inOffset cuộn.
Máy in cuộn tương đối không linh hoạt về phương diện khổ in so với máy in tờ rời. Duy chỉ có chiều
rọng của cuộn (khổ cuộn) là có thể thay đổi được. Khổ in được định rõ theo chiều chu vi của ống Bản
và chịu sự chi phối của chiều dài cắt (khổ cắt) theo hướng di chuyển của cuộn. Lợi ích ở đây tùy
thuộc vào quátrình in, bản in không bị gián đoạn (hoặc nếu có thì cũng rất ít) bởi các khoảng trống
(để gắn bản). Trong in flexo và in ống đồng chiều chu vi ống Bản (đường kính) không giới hạn, miễn
là nó phù hợp khổ cắt, trái lại trong in Offset cuộn đường kính trục ống Bản luôn cố định. Hình 2.10
mô tả lược đồ của in Offset cuộn và những cơ phận của nó. Dưới đây là những cơ cấu chung:

Hình 2.10: Máy in cuộn và các thành phần của nó


Bộ phận vận chuyển của máy in cuộn:
Cuộn được vận chuyển qua máy in bắt đầu bằng một guồng xả giấy hoặc bất kỳ vật liệu nào trên
guồng xả, đó là các ngàm móc trên cánh tay đòn của guồng. Để tránh tình trạng sản xuất bị gián đoạn,
guồng được trang bị thêm một thiết bị đổi giấy và dán tự động. Đơn vị vận chuyển vật liệu vào máy in
còn gọi là đơn vị tiền kiểm soát lực căng, được đặt sau cuộn chờ để giữ lực căng ổn định.
Tự đơn vị in cũng được xem là một bộ phận vận chuyển bởi vì cuộn được vận chuyển dưới áp lực của
hai trục. Trong đơn vị in Cao su Cao su của máy in Offset cuộn có hai Ống cao su (cao su đối cao
su), trong in Ống đồng và Flexo luôn có một Ống được bọc mềm và một Ống bằng kim loại. In nhiều
màu đươc tạo bởi nhiều đơn vị in nối tiếp nhau, những bản in đã tách màu in lần lượt lên giấy cuộn.
Cuộn giấy được dẫn truyền liên tục qua nhiều bề mặt Ống khác nhau một cách liên tục, nên nó đòi hỏi
kích thước đặc biệt của các ống thép, trục thép hoặc phải được bọc cao su thích hợp
Mặt khác một số đơn vị thành phẩm được kết nối với các đơn vị in như : đơn vị in số nhảy, đơn vị
tráng phủ, sấy, hệ thống làm lạnh, cắt, đảo mặt giấy, đục lỗ và đơn vị gấp…. Tất cả đều ảnh hưởng
đến đường đi của cuộn, đường đi của cuộn được ổn định bởi những lô kéo cuộn. Trong nhiều ấn
phẩm sách, báo, tạp chí, cataloge đầu gấp hoạt động như một cơ phận căng giấy (kéo) ở đầu cuộn
giấy. Hoạt động của những lô kéo trên cả hai mặt trên toàn bộ đầu gấp, nhưng thực tế là ống mang
dao gấp của trục gắp tác động đến lực căng. Nó được trang bị một bản kẽm có thể
điều chỉnh và uốn cong được hoặc có hình dáng cong tròn tương ứng với bán kính ống. Máy in
không cần dừng máy để điều chỉnh độ căng mà nó được trang bị một bộ phận cho phép điều chỉnh
sức căng trong khi giấy vẫn chạy. Sau đó cuộn giấy được cắt trong bộ phận gấp và được chuyển ra
băng tải nhờ các nhíp bắt hoặc ghim kẹp. Cuộn giấy cũng có thể đươc cắt thành từng tờ và được
chồng lại giống như máy in offset tờ rời.
Những cơ cấu khác nhau của những đơn vị in trên máy in cuộn
Máy in cuộn đã được thiết kế cho cả ba phương pháp in chính là Offset, in Lõm (in Ống đồng), in
Flexo và kỹ thuật in không sử dụng bản in (NIP). Phần này sẽ trình bày các cấu hình của đơn vị in
Offset cuộn và Letterpress
Bản in trong máy in cuộn Letterpress vẫn là bản in cứng có dạng tròn (chủ yếu gồm những dạng
bản đúc, bản mạ hoặc bản in cuộn) được gắn lên trục ống bản. Tiếp xúc với ống ép in là ống được
bọc bên ngoài bằng một lớp cao su. Giấy chạy qua hai trục ống và ống ép in tạo áp lực lên ống bản
để mực truyền lên bề mặt giấy.
Trong khi đó in Offset được giới thiệu trong in cuộn chỉ thay đổi đơn vị in, từ bản in cao của
letterpress được thay bằng bản in phẳng. Ban đầu bản kẽm đã được sử dụng. Đơn vị cấp ẩm được bổ
sung cho đơn vị cấp mực, để hình thành nên sự phân tách các phần tử ưa mực và không ưa mực.
Qua đó, các phần tử in và không in nằm trên cùng một mặt phẳng.
Đó là phát minh của phương pháp in Offset sử dụng ba ống truyền hình ảnh gián tiếp. Vì vậy yếu tố
chính của đơn vị in Offset gồm ống Bản, ống Cao su, ống Ép in. Khi phát minh ra kỹ thuật in cao su
– cao su, hai ống cao su tiếp xúc với giấy, giấy chạy giữa hai ống này và được in trên hai mặt cùng
một lúc. Đó là một sự cải tiến lớn trong ngành in.
Đơn vị in cao su – cao su dạng đứng
Thực tế ngày nay tất cả các đơn vị in của máy in Offset cuộn thương mại đều được thiết kế theo kiểu
hai ống Cao su được sắp xếp một ống nằm trên, một ống nằm dưới và giấy được dẫn giữa hai ống
này theo phương ngang. Ống bản, đơn vị cấp ẩm, cấp mực tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị in được sắp xếp
ở trên hay dưới theo thứ tự trên. Kiểu cấu hình này được coi như là đơn vị cao su – cao su dạng đứng
và đường đi của giấy nằm ngang. In bốn màu trên hai mặt sắp xếp bốn đơn vị Cao su – cao su theo
thứ tự theo chuỗi liên tục cấu hình này còn gọi là chữ I. Hình 2.11 mô tả một đơn vị in với ống Cao
su có đường kính lớn gấp đôi có thể in hai cuộn trong đơn vị in dạng đường thẳng. Hình 2.12 là đơn
vị in chữ I
Hình 2.11: Cấu trúc Cao suCao su dạng đứng

Hình 2.12: Đơn vị in hình chữ I


Có nhiều sự lựa chọn cho quá trình lắp đặt và kết nối các máy in cho sản phẩm nhiều cuộn. Ví dụ có
thể lắp đặt hệ thống tương tự nhưng đảo ngược mặt (lật mặt) sản phẩm ở đầu gấp. Một sự chọn lựa
khác nhau là thiết lập hai mức độ sấy khác nhau của hệ thống sấy cho 2 băng giấy.
Hình dạng hai phần này được nhìn thấy như những cơ cấu song song mà cuộn thứ hai truyền
ngang tới bộ phận gấp có đảo trở. Tất nhiên, cần phải sắp xếp hơn bốn đơn vị in trong một hàng, ví
dụ như khi dùng màu pha hay có tráng phủ. Ngoài ra máy in có thể được trang bị thêm những đơn
vị thành phẩm ngay trên máy in như : gấp đục lỗ, quét keo ….
Đơn vị in dạng cao su đối cao su nằm ngang (Kiểu đơn vị in hình vòng cung và đơn vị in hình chữ H)
Trong in báo luôn đòi hỏi phải cùng lúc vận hành được nhiều cuộn giấy. Với cấu hình cao su đối cao
su theo chiều thẳng đứng như trên rất khó thực hiện. Từ đó dẫn đến việc phát triển ra một cấu hình cơ
bản khác Đơn vị in hình vòng cung. Tại đây các Ống Cao su được đặt tiếp xúc nhau theo phương
ngang và cuộn giấy chạy qua giữa chúng theo chiều thẳng đứng cho phép in trên cả hai mặt giấy.
Ống Bản, hệ thống cấp mực và cấp ẩm lần lượt được sắp xếp ở 2 bên của các ống Cao su, cấu trúc
này được đặt lên một khung đứng có hình dạng giống như tên gọi ở trên
Trong in nhiều màu các đơn vị in hình vòng cung được xếp chồng lên nhau theo chiều thẳng đứng.
Điều đó có nghĩa là in 4 màu trên cả hai mặt của cuộn giấy, 4 đơn vị in này xếp chồng lên nhau vì
thế được gọi là kiểu cấu tạo đơn vị in dạng đứng hoặc dạng tháp. Với nhiều cuộn cần in cùng một lúc
có thể thực hiện được bằng cách sắp xếp nhiều đơn vị in hình vòng cung chồng lên nhau tạo thành
cụm in các cụm đặt nối tiếp nhau với những cuộn chờ và những cuộn giấy dùng để in cho mỗi cụm
sẽ giải quyết được vấn đề cần in nhiều cuộn cùng một lúc. Khi in nhiều màu các đơn vị in đặt chồng
lên nhau sẽ rất cao, nên dạng này còn được gọi là dạng hình Tháp
Để giải quyết vấn đề về chiều cao, đơn vị in hình chữ U được thiết lập. Nó được thiết kế theo kiểu lật
ngược lại với đơn vị in hình vòng cung và khi đặt chồng lên nhau tạo thành đơn vị hình chữ H. Hai
đơn vị hình chữ H này xếp chồng lên nhau tạo ra đơn vị in 4 màu dạng cao. Đa số những ứng dụng
hiện nay là tận dụng sự gọn gàng này. Giấy cuộn sẽ được vận chuyển với một khoảng ngắn nhất
giữa những các đơn vị in đi xuyên qua cấu hình này để tạo ra một tờ in 4/4. Các Ống và giấy dễ dàng
tiếp nhận đối với người vận hành máy.
Hình 2.13: Đơn vị in hình tháp (vòng cung) và chữ H
Ban đầu nó rất thích hợp để sử dụng cho việc in Báo, nhưng khi mà ta chỉ in những màu riêng lẻ và
không phải là trên tất cả các tờ in (không phải lúc nào cũng in 4/4 màu). Chính vì thế đơn vị in dạng
chữ Y đã bổ sung khá hoàn chỉnh ứng dụng này, sử dụng cao su đối cao su hai lần trên một mặt để in
mà không cần ống ép đơn lẻ. Tại đó hai ống bản chạy tiếp xúc với một lô cao su. Tuy nhiên, nó chỉ
cho kết quả như ý nếu màu pha được sử dụng riêng lẻ và không đòi hỏi phải in chồng hai màu.
Hình 2.14: Đơn vị in hình chữ Y

Đơn vị in dạng vệ tính


Sự lo ngại về việc chồng màu không chính xác trong in 4 màu khi băng giấy cuộn phải di chuyển
qua một khoảng cách khá dài giữa các vùng ép in của các đơn vị in đã thúc đẩy cho một thiết kế cấu
hình mới trên cơ sở cấu trúc vệ tinh. Tại đây 4 Ống cao su đặt xung quanh một ống ép in chung. Ưu
thế trong việc tăng độ chính xác chồng màu tạo ra từ thực tế là cuộn giấy luôn tiếp xúc với ống ép in
chung trong suốt chu kỳ in. Bốn màu được in rất nhanh chóng lần lượt, sau khi màu trước được in, tờ
in có một khoảng thời gian rất ngắn để có thể thay đổi cấu trúc hình học của nó khi lặp lại quá trình
cấp ẩm trong những đơn vị in kế tiếp. Trong các đơn vị in 4 màu dạng cao luôn có những thiết bị
kiểm tra đặc biệt để kiểm tra và có khả năng bù vào sự thay đổi trong cấu trúc giấy,
Hình 2.15 : Đơn vị in vệ tinh
Có hai cấu hình vệ tinh khác nhau: dạng vệ tinh 9 trục và dạng vệ tinh 10 trục cấu hình sau gọi là
bán vệ tinh.
Hình 2.16 : Đơn vị in bán vệ tinh
Xử lý cuộn tại đầu gấp
Cuộn giấy có thể cắt và gấp bằng nhiều cách khác nhau, có thể cho ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc
bán thành phẩm (sách báo và tạp chí). Được dùng cho sách và tạp chí. Hình ảnh 2.17 biểu thị một
đầu gấp mà có thể tạo ra những tờ gấp có nhiều vạch gấp khác nhau, tùy thuộc sản phẩm cần dùng
Hình 2.17: Đầu gấp và các khả năng gấp của máy in cuộn

3. CÁC LOẠI MÁY IN BAO BÌ


Kỹ thuật in cao (in Flexo), in Offset, và in Ống đồng đã được sử dụng để in các loại vật liệu làm bao
bì từ vài thập kỷ trước đây. Các nhân tố then chốt đối với in bao bì là những đòi hỏi rất đa dạng trong
sản xuất bao bì như :
• Tính ổn định và chức năng của các loại bao bì cần in trên các bề mặt khác nhau như : Carton,
nhựa, lá nhôm và các vật liệu kim loại phức hợp khác.
• Tính trung lập với các sản phẩm đựng bên trong nhất là với bao bì thực phẩm.
• Phạm vi hình dáng bên ngoài thay đổi từ thông dụng đến đặc dụng.
Bởi vì các yêu cầu khá đặc biệt phải thực hiện trên vật liệu, màu sắc và thiết kế cho in ấn, kết quả là
những đơn vị đơn lẻ của mẫu thiết kế có thể khác với quy mô tương đối lớn của các máy in truyền
thống được sử dụng để in sách, báo, tạp chí xuất bản định kỳ hoặc các sản phẩm in khác. Từ trước khi
bước sang thế kỷ 19 máy in letterpress ngay lúc đó được sử dụng để in những túi xách đơn giản, các
bao tải và bao bì giấy. Đầu thế kỉ 20 các công ty in ấn đã phát triển một công nghệ in mới dành cho in
bao bì, được gọi là aniline printing (một hình thức in flexo trươc 1950) và được tung ra thị trường
1905. Quy trình sử dụng bản in bằng cao su mềm, từ đây phương pháp chế bản in cho phương pháp
in flexo được phát triển, phần tử in được nằm cao hơn, bản in và mực có độ nhớt thấp (aniline hoà tan
trong rượu). Vì thế phù hợp cho in trên bề mặt bao bì giấy thô và khô nhanh.

In Flexo

Trong giai đoạn đầu thường chỉ sử dụng máy in 3 và 4 màu (hình 2.18) một yêu cầu lớn hơn về
sản phẩm giúp cho loại máy in 6 màu sớm phát triển. Những máy in này có khổ in (khổ cuộn) trong
khoảng 60 đến 180 cm, cho in nhiều màu trên các loại bao bì giấy khác nhau, phù hợp với đầu thu
cuộn và đầu xả cuộn đơn giản, với loại cuộn có đường kính 6080 cm (hình 2.18). Khi màng
Cellophane bước vào thị trường như là một loại vật liệu bao bì mới, bộ phận làm khô mực in nhanh
trên máy in phải được thay đổi và tăng cường cho phù hợp, hệ thống điều khiển sức căng cuộn và các
đơn vị dẫn cuộn cũng được bổ sung theo yêu cầu. Các loại mực in có độ dính tốt phù hợp với loại vật
liệu in không thấm hút cũng được phát triển song song.
Với sự phát triển và sử dụng các loại vật liệu nhựa có tính dẻo hơn và mỏng hơn trong một vài lĩnh vực
của công nghiệp bao bì, những giải pháp in mới đã được đưa ra. Do đó, bắt đầu từ những năm 50
những máy in Flexo nhiều màu đầu tiên với một ống ép trung tâm được sản xuất. Đây là bước quyết
định trong thiết kế máy in Flexo, bởi vì trong những máy loại này, tính dẻo và ngay cả những cuộn
mỏng có thể được giữ và định hướng một cách chính xác trong suốt tiến trình in. Điều này là yếu tố
tiên quyết giúp cho sự chồng màu chính xác hơn khi in, và kết quả trong sự cải tiến chung, chất lượng
in Flexo tương đối tốt.

Hình 2.18: Máy in Flexo 4 màu

Từ khi màng Polyethylene được sử dụng đã làm gia tăng ứng dụng cho những sản phẩm bao bì dẻo
khác nhau, như là túi xách, túi có quai và cụ thể là bao bì đựng thức ăn, nhu cầu in Flexo còn tiếp tục
tăng nhiều, đặc biệt rõ nét trong nhiều cuộc thử nghiệm là in trên những cuộn Polyethylene mỏng
một cách khá tốt, bên cạnh sự tồn tại của phương pháp in Ống đồng do sự khó khăn trong việc truyền
cuộn vật liệu in giữa những đơn vị in ống đồng riêng lẻ. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều bao bì
được sản xuất bằng Flexo.
Đột phá quan trọng gần đây nhất của in Flexo là vào năm 1972/73 với sự giới thiệu của bản in
photopolyme. Những đòi hỏi về chất lượng của in Flexo phải ngang bằng với chất lượng in của
phương pháp in Offset và in Ống đồng đã được đặt ra từ nhiều năm. Hiện nay chất lượng của in
Flexo về nhiều mặt đã đạt được kết quả rất khả quan.
Hình 2.19: Máy in Flexo 8 màu, dùng ống ép chung

Những đơn vị in Flexo cũng đã được sử dụng trong nhiều năm trong công nghiệp in như là một
phương thức in trực tiếp với Carton gợn sóng và cũng có thể in trực tiếp trên giấy bìa gợn sóng và
bìa cứng dưới dạng tờ rời. Đầu tiên chỉ sử dụng một màu để in các bản in có chữ và số (in nét).
Trong lúc đó đã có nhiều cải tiến cho những đơn vị in Flexo được thực hiện giúp cho máy Flexo in
được trên tấm bìa gợn sóng và kết quả là phát triển các máy in Flexo cuộn cũng được dùng để in
Carton. Ngày nay in Flexo có khả năng in các loại bao bì có bề mặt không bằng phẳng với công suất
cao, chất lượng in nhiều màu rất tốt.
Mặc dù, những cải tiến về chất lượng đã được thực hiện và có nhiều thuận lợi khác nhau trong việc in
trên những bề mặt không bằng phẳng, Đặc biệt dành cho những sản phẩm in nhỏ. Các công ty in và
những nhà sản xuất vật liệu không bằng phẳng trên khắp thế giới đều ưu ái với loại máy in Flexo với
ống ép ở trung tâm này. Những máy in loại này có cấu trúc theo chiều rộng khổ in cho phép khoảng
200300 cm và với tốc độ in tối đa 400 m/phút (1.320 ft/min).
Do sự phát triển và sự cải tiến liên tục, trong những năm gần đây kỹ thuật in Flexo đã trở thành một
trong những kỹ thuật quan trọng trong ngành công nghiệp in thế giới, cùng với sự lớn mạnh của thị
trường bao bì. Sự phát triển liên tục của mực in cũng góp phần to lớn để nâng chất lượng Flexo.
Điều này cho phép in các loại hộp gấp bằng phương pháp in Flexo công suất cao. In chất lượng cao
rất kinh tế khi in các loại hộp giấy trên máy in Flexo khổ nhỏ, linh động và những loại máy in Flexo
có ống ép dùng chung giá tương đối rẻ.
Hình 2.20: Máy in Flexo với các thiết bị tự động hóa cao, dùng cho in bao bì

In offset

In Offset đã được sử dụng để thay thế cho in Typo trong ngành công nghiệp bao bì. Lãnh vực
in Offsettrong công nghiệp bao bì chủ yếu vẫn là giấy, Carton và các loại bìa cứng. Việc in ấn này
thực hiện chủ yếu trên những máy in tờ rời nhiều màu. Các máy in này có thể đảm bảo việc chồng
màu chính xác và cho phép chồng khít hai mặt trước và sau của tờ giấy.
In Offset đáp ứng được chất lượng in cao nhất đối với các sản phẩm bao bì. Do đó, những sản
phẩm cần chất lượng cao và sự sang trọng như Chocolate, nước hoa, mỹ phẩm và thậm chí
những sản phẩm dập chìm nổi cũng được thực hiện một cách chính xác trên những máy
in Offset tờ rời. Những sản phẩm in trên Carton, những hộp cấn, bế sử dụng làm bao bì đựng thực
phẩm đông lạnh, Kem, Thuốc lá, Thuốc tây và Mỹ phẩm cũng như những sản phẩm trong lĩnh vực
thực phẩm và phi thực phẩm đều được đáp ứng nhờ công nghệ in Offset.

Hình2.21: Máy in Offset có các đơn vị tráng phủ dùng cho in bao bì
Ngoài những bao bì làm bằng Carton duplex dày (định lượng xấp xỉ 600 g/m2), giấy gói quà chất
lượng cao, vô số các loại giấy chuyên dùng và những bao bì cấp 2 như túi xách làm bằng tay… Việc in
trên những vật liệu dày và cứng trên máy in tờ rời là một khó khăn lớn đòi hỏi bộ phận chuyển giấy
không được làm cong vật liệu. Trong một số trường hợp những máy in Offset cuộn cũng được sử
dụng để in bao bì. Ứng dụng này chủ yếu dùng để in những bao bì nước giải khát. Những máy in này
đòi hỏi phải có nhiều khổ cắt khác nhau, đặc biệt với những đơn vị in có những đường kính trục khác
nhau có sử dụng các khe trượt.

Hình 2.22: Các sản phẩm bao bì của máy in Offset

In ống đồng
Cũng giống như in Flexo và Offset, In ống đồng cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực
bao bì. Đặc biệt với các sản phẩm in có số lượng lớn, đòi hỏi sự đều màu khi sản xuất hàng loạt, máy
in ống đồng cho chất lượng in cao với những sản phẩm trên các loại vật liệu khác nhau như giấy có bề
mặt tráng phủ, màng Cellophane, lá nhôm mỏng, PP, những tấm nhựa mỏng. Bản chất của phương
pháp in này được thưc hiện bởi loại mực đặc biệt và những ô nhỏ trên trục ống đồng.
Đặc biệt, công nghệ này cho phép in những sản phẩm chất lương cao trên nhiều loại vật liệu khác
nhau mà vẫn đảm bảo khả năng chống mài mòn, bền sáng, bóng và khả năng hàn ghép cho
quá trình gia cong sau in. Do đó, thời kỳ vàng của in ống đồng trong công nghiệp bao bì bắt đầu
khoảng năm 1955. Công nghệ in ống đồng đặc biệt được sử dụng để in sản lượng lớn trên giấy,
nhựa mỏng, màng Cellophane và đôi khi là lá nhôm mỏng nhưng chủ yếu là bao bì như Thuốc lá,
Kẹo, Cafe, Bánh, Bơ và phomat, những túi sách tay, giây gói quà.

Hình 2.23: Các sản phẩm bao bì của máy in Offset


Các nhà sản xuất máy in luôn cải tiến máy in với tính linh hoạt cao và giá thành tương đối, hầu hết các
loại máy in đều có bộ phận ghi lại các số liệu ở các đơn vị in. Các đơn vị in có lắp bộ phận này rất
thuận tiện cho việc chuẩn bị các công việc sau mà không cần canh chỉnh lại từ đầu mọi thông số và
do đó công việc sẽ tiến triển nhanh hơn (chức năng nhớ bằng băng từ hay thẻ nhớ). Những quy trình
sấy và tiết kiệm năng lượng mang lại hiêu quả kinh tế cao cho các máy in ống đồng hiện đại. Ngoài ra
máy in còn lắp đặt thêm bộ phận sấy tự động canh chỉnh phù hợp với từng loại vật liệu, bộ phận đo
sức căng của cuộn và hệ thống điều khiển tự động theo các thông số đã được cài đặt, các hệ thống
canh lề cuộn đảm bảo độ rộng vừa đủ để in một cách tối ưu nhất. Nhãn hiệu của các máy đã được
người sử dụng biết đến mặc dù giá cả cao nhưng đi kèm là uy tín và chât lượng của chính hãng chế
tạo. Cũng có nhiều công ty sản xuất bao bì với máy in Ống đồng tờ rời, cho phép in nhiều loại bao bì
với chất lượng cao.
Trong tương lai cả 3 phương pháp in trên đều được ứng dụng nhiều trong in bao bì. Để đáp ứng
được sự thay đổi không ngừng của bao bì thì máy in sẽ không ngừng được cải tiến. Xu hướng sau
này khi in kỹ thuật số phát triển sẽ mở ra thị trường in lớn hơn với sản phẩm đa dạng và chất lượng
cao.
Hình 2.3: Các chức năng của máy in truyền thống

Khổ in lớn nhất phụ thuộc vào kích thước của ống bản, các máy in cuộn và tờ rời cho phép in những
cuộn có khổ nhỏ. Các máy in tờ rời có thể sử dụng khổ giấy in nhỏ hơn so với chu vi ống bản.
Các máy in cuộn có khổ in cố định phù hợp với chu vi của ống bản, và chỉ có thể thay đổi khổ in khi
thay đổi đường kính của ống bản. Có thể thay đổi khổ in trong in Ống đồng và Flexo được bằng cách
thay đổi Ống bản, nhưng không thể thay đổi khổ bản in trong in Offset và Letterpress. Thuật ngữ
máy in có khổ (bản) in cố định và khổ in thay đổi được là đề cập tới chiều dài in (chiều
chu vi) chứ không phải chiều rộng khổ in.
Máy in nhiều màu : Cấu trúc của các trục ống như trong hình 2.2 chỉ cho phép in một màu mực
lên vật liệu, máy in nhiều màu đòi hỏi phải có nhiều đơn vị in trên một máy. Để in được cùng lúc
trên hai mặt giấy những đơn vị in dạng cao su cao su thường được sử dụng trong máy in cuộn,
trong khi đó những máy in tờ rời thì phải có thiết bị đảo trở.
Máy in tờ rời
Hình 2.4 a một chồng giấy được đặt trên bàn cấp giấy và được nâng lên dần khi những tờ ở trên cùng
được đưa vào bàn nạp nhờ bộ phận tách tờ. Nhíp trao giấy bắt lấy tờ trên cùng sau khi đã được định vị
bởi tay kê đầu và tay kê hông, được gia tốc bằng với chu kỳ quay của Ống bản và truyền tờ giấy qua
nhíp của Ống truyền. Tờ in lần lượt qua Ống ép đơn vị in đầu tiên, qua ống truyền, ống trung gian,
ống đảo trở, tiếp đến Ống ép in thứ hai nhờ hệ thống nhíp bắt tại các ống. Điều này đảm bảo việc
chồng màu được chính xác trên từng cụm đơn vị in.
Máy in Offset hai đơn vị in gồm có Ống Cao su, Ống Bản và Ống ép in, bản in gắn trên Ống Bản
được làm ẩm bởi đơn vị cấp ẩm và chà mực bởi các lô chà mực. Nhíp của Ống ép in ở đơn vị in cuối
cùng đưa tờ giấy đã in đến nhíp hệ thống xích vô tận (nhíp truyền) nhận giấy và đưa đến bàn của đơn
vị ra giấy. Nhíp thả tờ giấy đang chuyển động có hướng xuống, nó được giảm tốc và được thổi ép
xuống bởi các ống thổi khí và rơi lên bàn ra giấy thành chồng ngay ngắn.
Hình 2.4: Sơ đồ máy máy in tờ rời và máy in cuộn

Máy in cuộn
Tuỳ thuộc vào cách dùng có:
• Máy in thương mại
• Máy in báo (in ấn phẩm)
• Máy in bao bì
Máy in thương mại được minh hoạ ở hình 2.4 b bao gồm hai cuộn giấy được xếp ở bộ phận trữ giấy
có thiết bị thay cuộn tự động mà không cần ngừng máy. Đơn vị vào giấy xả cuộn từ từ cho tới
khi lực căng giấy ổn định, ngay ngắn trươc khi đi vào đơn vị in. Máy in thương mại thường có đường
đi của cuộn (vật liệu in) dạng nằm ngang.Ví du, máy in cuộn in hai mặt bốn màu bởi bốn đơn vị in
Cao su Cao su, đơn vị cấp mực và làm ẩm của máy in Offset cuộn không được thể hiện ở đây. Để
tránh làm trầy lớp mực mới in khi gấp, cuộn giấy đi qua đơn vị sấy khô làm cho lớp mực mới in đông
cứng lại.
Các lô làm lạnh làm giảm nhiệt độ của giấy sau khi được sấy (khoảng 1300 C) và điều chỉnh lại sức
căng của cuộn trước khi đưa vào đầu gấp. Cuộn có thể được cắt theo chiều dọc cuộn ở phần trên của
tháp gấp và mỗi phần được dẫn đi bằng các thanh truyền riêng. Trong đầu gấp, Cuộn có thể được gấp
vuông góc hoặc dán keo nếu cần thiết, hoặc gấp nhiều vạch hơn theo yêu cầu thành phẩm. Trong
máy in báo, giấy vào đầu gấp trực tiếp theo thẳng đứng với nhiều băng giấy được cắt, gấp trong cùng
một lúc.
Máy in Flexo nhiều trục (nhiều màu) được gọi là máy in bao bì. Đơn vị cấp giấy đầu tiên kéo xả cuộn
đã được định vị và giảm tốc ở cuộn chờ. Đơn vị cấp giấy thứ hai quyết định sức căng của cuộn cho
bốn đơn vị in. Đơn vị in Flexo sử dụng Ống ép in cứng, trục ống Bản in mềm và đơn vị cấp mực.
Cuộn được in trên một mặt được dẫn qua bộ phận sấy trước khi được quấn vào cuộn thu.

Chương 3 : HỆ THỐNG CUNG CẤP, VẬN CHUYỂN VÀ THU HỒI VẬT LIỆU IN

Trong tất cả các hệ thống in, để đảm bảo được tốc độ in, sự chính xác trong chồng màu, cung cấp ổn
định cũng như thu hồi các sản phẩm đã được in là một đòi hỏi tất yếu, có ý nghĩa rất lớn trong việc
nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình in. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng “tốt hơn, nhanh
hơn” của thị trường, các máy in và hệ thống in hiện nay có tốc độ in rất cao có thể đạt đến tốc độ
18.000 tờ/giờ (dạng tờ rời) hoặc 90.000 sản phẩm/giờ (dạng cuộn). Vì vậy việc cung cấp và thu hồi
vật liệu có tính quan trọng liên quan đến hiệu quả trong các hệ thống này, sự dẫn truyền vật liệu ổn
định nhờ tính tự động hóa cao cho phép giảm thời gian chuẩn bị máy, đồng thời giúp cho người vận
hành máy tập trung hơn thời gian vào việc quản lý chất lượng
Với các hệ thống in đang được sử dụng kể cả các kỹ thuật in truyền thống và kỹ thuật in NIP, có hai
dạng cung cấp vật liệu chủ yếu là dạng cuộn và dạng tờ rời. Với mỗi dạng nó đòi hỏi các thiết bị đặc
trưng riêng phù hợp với tính chất của vật liệu trong toàn bộ chu trình làm việc từ đầu vào, dẫn và thu
hồi vật liệu.

1. HỆ THỐNG CUNG CẤP VÀ NHẬN VẬT LIỆU TỜ RỜI

Hầu hết các kỹ thuật in đều được thiết kế để sử dụng cho tờ rời, các máy in Ống đồng, Flexo, in Lưới
và kỹ thuật in NIP từ khi mới hình thành cũng sử dụng cho dạng tờ rời. Tuy nhiên, trong các dạng
kể trên thì máy in Offset tờ rời là phổ biến nhất và hơn nữa nó cũng có tính phức tạp cao và đòi hỏi
có độ chính xác cao.
Hình 3.1: Máy in Offset tờ rời
Với máy in Offset tờ rời, bắt đầu luôn bằng một chồng giấy, được đặt trên bàn vào giấy. Một bộ phận
tách tờ có nhiệm vụ tách tờ trên cùng bằng các đầu hút chân không, đưa vào bàn nạp giấy nhờ hệ
thống dây băng và bánh xe, giấy được định vị bằng tay kê đầu và tay kê hông. Sau đó giấy được nhíp
trao (nhíp balance) đưa vào đơn vị in, từ đơn vị in này sang đơn vị in kế tiếp giấy được giữ nhờ hệ
thống nhíp bắt giữ giấy trên ống truyền. Sau khi ra khỏi đơn vị in cuối cùng, giấy được một hệ thống
nhíp truyền gắn trên guồng xích vô tận dẫn ra bàn ra giấy và vỗ lại ngay ngắn thành chồng như ban
đầu. Việc dẫn truyền giấy khi ép in đòi hỏi phải rất chính xác đặc biệt khi in nhiều màu. Máy in khổ
70x100 cm, có tốc độ in đến 15.000 tờ/giờ, khi đó giấy di chuyển với vận tốc khoảng 3,5 4 m/giây
Trước đây, các máy in Offset tờ rời chỉ có thể in được trên một mặt giấy, sẽ rất tốn thời gian khi cần
phải in ở cả hai mặt giấy. Hiện nay, điều này đã được cải tiến, hệ thống truyền dẫn giấy ngày nay còn
có thêm các ống cho phép đảo mặt giấy để in được cả hai mặt giấy trong một lần qua máy in. Mặt
khác các máy in tờ rời còn cho phép tích hợp thêm các đơn vị thành phầm (inline finishing) như bế,
ép chìm nổi, tráng phủ verni….

1.1 Nhiệm vụ và cấu tạo

Nhiệm vụ :
Trong máy in Offset, tờ rời, bộ phận cấp giấy in là những thiết bị cần thiết để tách từng tờ từ chồng
giấy chưa in chuyển nhanh va chính xác vào đơn vị in từ đó tờ in được truyền qua bộ phận ra giấy in.
Nó có các nhiệm vụ sau:

a. Trong mỗi chu kỳ làm việc của máy in chỉ được hút và chuyển một tờ giấy vào cụm in, không hút
khống hay cùng một lúc 2, 3 tờ in. Nếu gặp sự cố hút 2, 3 tờ cùng lúc thì bộ phận phải tự động dừng.

b. Có khả năng hút và vận chuyển được nhiều loại giấy có độ dày mỏng khác nhau, độ nhẵn mặt
khác nhau.

c. Khi hút và vận chuyển giấy đi không làm hỏng mặt giấy hoặc màng mực đã in của màu mực in
trước đó.
d. Tờ giấy in sau khi được vận chuyển đưa vào bộ phận in phải được cố định ngay ngắn, phẳng
phiu, không bị trầy xước hay rách méo.

e. Bộ phận phải làm việc ổn định từ đầu cho đến quá trình in.

Cấu tạo:

Cấu tạo chung của các hệ cấp giấy tờ rời đều giống nhau về công dụng, hình thức có thể khác nhau
giữa các loại máy, Dù vậy một hệ thống hoàn chỉnh phải có các bộ phận sau:

a. Bàn cung cấp giấy: Để định vị khổ giấy in và bảo đảm việc đưa giấy liên tục.

b. Bộ phận tách tờ: Tách giấy thành từng tờ riêng biệt.

c. Hệ thống dây băng: Dẫn giấy và định vị tờ giấy để tất cả các tờ in đều có cùng một vị trí như
nhau trước khi đưa vào đơn vị in.

d. Hệ thống vận chuyển giấy trung gian: Nằm giữa các đơn vị in, thường có đường kính lớn gấp
đôi ống ép. Có khả năng lật mặt giấy.

e. Hệ thống guồng xích tải giấy: Là hệ thống guồng xích vô tận vận chuyển liên tục, dài để khi
chạy tốc độ cao vẫn có thể kiểm soát tờ giấy ra.

Nguyên tắc:

Tờ giấy nằm trên cùng của chồng giấy được các vòi hơi (nối từ máy bơm hút thổi hơi chân không) thổi
bung mép giấy lên để tách giấy ra sau đó hút tờ giấy và chuyền đi.
Ưu điểm: tốc độ nhanh, chuyển giấy chính xác và hiệu quả. Căn
cứ vào cách vận chuyển giấy ta chia làm 2 loại sau:

1.2 Hệ thống cấp giấy liên tục ngắt quảng (nguyên lý hút giấy từng tờ đặt phía trước)
Một chồng giấy được đặt trên bàn vào giấy, tờ trên cùng của chồng giấy được các vòi hút đặt ở đầu
chồng giấy hút tách tờ trên cùng lên rồi đưa vào hai nhíp gắp để truyền giấy đi một cách nối tiếp nhau
trên mặt bàn nạp giấy. Trên mặt bàn nạp giấy lúc này chỉ có một tờ giấy và khi tờ đầu tiên đã đi vào
đơn vị in thì tờ in sau mới được hút và đưa đi vào bàn nạp. Các vòi hút được đặt trên một thanh di
chuyển, số lượng các vòi hoạt động tuỳ thuộc vào khổ giấy, nhíp nhận giấy từ các vòi hút, đưa vào
đơn vị In bằng nhíp balance.
Hình 3.2: Bàn cấp giấy bơm hút đặt phía trước

Từng tờ giấy được đưa đến bàn nạp giấy, sau đó giấy được đưa đến tay kê đầu và tay kê hông, tại đây
nó được định vị ngay ngắn. Trong khi giấy vừa được đưa vào bàn nạp giấy thì tờ in tiếp theo được
nhắc lên ở mép cạnh trước bằng vòi hút và ở vị trí chờ. Việc tách tờ giấy ra khỏi chồng được thực hiện
nhịp nhàng giữa hệ thống hút và thổi. Bơm thổi không khí sẽ thổi vào cạnh trước chồng giấy đồng
thời phía trên có các vòi hút di chuyển xuống, nhờ vậy mà các tờ in dính chặt nhau được tách ra dễ
dàng, tránh được hiện tượng nhấc cùng một lúc hai tờ. Ở hệ thống này chỉ có ống thổi ở cạnh trước
chồng giấy nhưng bù lại chồng giấy được điều chỉnh hơi nghiêng. Với thiết bị cung cấp từng tờ này
thì tờ in tiếp theo sau chỉ có thể được nâng lên khi tờ in trước hoàn toàn rời
khỏi chồng giấy. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển giấy và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sản
xuất.
Hạn chế của loại bàn này là tốc độ bị giới hạn bởi phải mất thời gian khi các nhíp gắp phải di
chuyển để nhận và trao giấy hơn nữa mỗi lần chỉ gắp được một tờ. Kiểu trao giấy này được sử
dụng phổ biến cho các máy in có khổ nhỏ và các loại máy bế.

1.3 Hệ thống cung cấp liên tục theo dòng (Hệ thống cấp giấy bậc thang dùng bơm hút
phía sau)

Về cấu tạo hệ thống cấp giấy bậc thang tự động dùng khi hút phía sau đều giống nhau về nguyên
tắc. Theo như cách gọi thì bộ tách tờ của hệ thống cấp giấy dạng này đặt ở đuôi (phía sau) của
chồng giấy, dùng bơm thổi bung mép giấy, tách tờ trên cùng lên và sau đó các ống hút sẽ hút tách tờ
rồi đưa vào bàn nạp giấy (bàn dây băng). Việc vận chuyển giấy dựa trên lực ma sát khí thổi và hút, có
các bộ phận chi tiết như sau:

∙ Bàn đặt giấy và cơ cấu tự nâng bàn lên theo mức độ vơi dần của chồng giấy và bàn phụ để có thể
đưa thêm giấy vào lúc đang in mà không cần dừng máy.

∙ Bàn đặt giấy này có kích thước thay đổi đươc nhờ vào các miếng gỗ rời ghép với nhau. Dọc theo
chiều cao của bàn có hai thanh định vị gắn với thước đo, hai thanh định vị này di chuyển được tuỳ
theo khổ của giấy cần in.

∙ Bộ phận tách giấy dùng hơi hút chân không để tách tờ giấy nằm trên cùng của chồng giấy và
đưa nó vào bàn nạp vào bằng vòi hút chân không di chuyển.

∙ Bàn nạp giấy bao gồm các dây băng, các bánh xe hay con lăn tạo lực ma sát, các bánh xe chổi
lông. Mặt bàn phẳng được đặt nghiêng hướng xuống theo hướng di chuyển của giấy.

∙ Bộ phận trung gian chuyển giấy giữa các đơn vị in có đường kính gấp đôi ống ép để giảm độ
rung của máy và để giấy tránh bị uốn cong khi sử dụng giấy dày.

∙ Hệ thống xích vô tận khép kín: vận chuyển giấy từ đơn vị in cuối cùng ra bàn nhận giấy, có thể
vận chuyển cùng một nhiều tờ in.

∙ Bàn nhận giấy: nhận từ in ra, sắp xếp các tờ in ra ngay ngắn, giảm tốc độ tờ in, bàn tự động
xuống theo sự đầy lên của chồng giấy in ra.

∙ Luôn đặt giấy vào giữa theo đúng tâm của máy để vận chuyển được cân bằng.
Hình 3.3: Bàn cấp giấy bơm ht phía sau (theo dịng)

a. Bàn đặt giấy


Được nhấc lên và hạ xuống nhờ một mô tơ riêng biệt, khi in việc điều khiển mô tơ hoàn toàn tự động.
Bàn đặt giấy cho phép định vị giấy theo khổ in bằng hệ thống các thanh định vị, cho phép di
chuyển khi thay đổi khổ giấy in.

Hình 3.4: Bàn đặt giấy của hệ thống cấp giấy theo dòng

b. Bộ phận tách tờ
Được đặt ngay đường tâm của máy in có thể nâng cao hay hạ thấp nhờ ốc điều khiển, sự nâng cao
hay hạ thấp của bộ phận này sẽ điều chỉnh độ cao của bàn đặt giấy. Bao gồm các bộ phận:
∙ Chân vit: Đây là bàn đạp di chuyển giữ chồng giấy lại sau khi đã tách tờ trên cùng của chồng giấy.
Điều chỉnh độ cao của bàn giấy, dùng hơi thổi để tạo lớp đệm khí giúp chuyển tờ giấy được tách di
chuyển dễ dàng
∙ Lưới gà (tách tờ) : Tách giấy trong trường hợp hút lên nhiều tờ.
∙ Ống thổi: Thổi bung mép của chồng giấy.
∙ Chổi lông: Tách mép tờ giấy.
∙ Thanh chặn đuôi tờ giấy: không cho giấy ngã về sau.
∙ Nút hút nâng : Hút tờ giấy đầu trên lên tách khỏi chồng giấy, đầu hút bằng cao su có tính đàn hồi
cho phép tiếp xúc tốt với các loại giấy
∙ Núm hút đưa: Đưa giấy vào bàn nạp.
∙ Lược chặn giấy: Nằm ở cạnh đầu giấy chỉ cho một tờ giấy được tách đi qua.

Hình 3.5: Hệ thống chân vịt

Các tờ in được tách bởi đầu hút từ cạnh mép phía sau chồng giấy. Các vòi hút, hút mép sau của tờ
giấy, cùng lúc đó các vòi thổi cũng hoạt động giúp giấy tách ra dễ dàng. Trong khi giấy được hút lên,
chân vịt đạp chặn các tờ giấy còn lại, chỉ cho phép hút một tờ. Sau đó giấy được đưa đến lô ở đầu bàn
nạp giấy bởi ống hút chuyển tiếp. Khi giấy được đưa đến ống hút tiếp theo thì ống hút đầu tiên sẽ tiếp
tục hút tờ giấy kế tiếp, cứ như vậy giấy được cung cấp liên tục với tờ trước gối đầu lên tờ sau.
Hoạt động của bộ phận tách giấy

1. Ống hơi thổi bung mép chồng giấy, mép của các tờ giấy tách rời nhau, nút hút nâng di chuyển
đến bề mặt giấy, dùng hơi hút tờ đầu tiên.
2. Ống thổi ngưng thổi, nút hút nâng nhận tờ giấy và di chuyển lên trên, chân vịt di chuyển theo
hình vòng cung tiến đến mép giấy, giữ chồng giấy lại.

3. Núm hút nâng đưa giấy lên cao đồng thời núm hút đưa nhận giấy.

4. Chân vịt đạp lên bề mặt giấy để giữ chồng giấy lại, chỉ cho một tờ đi lên, đồng thời dùng hơi
thổi vào giữa tạo lòng đệm khí làm bung tờ giấy lên trên.

5. Núm hút đưa di chuyển tờ giấy tiến lên phía trước vào giữa trục dây băng và bánh xe, khi tờ
giấy đưa tới thì bánh xe cũng vừa hạ xuống kéo tờ giấy vào bàn nạp giấy.

6. Chân vịt và nút hút tiếp tục làm việc khi tờ giấy đầu tiên đã vào bàn nạp giấy, núm hút đưa trở về
vị trí đầu và đưa tiếp tờ thứ hai đã được Ống hút đưa lên vào bàn nạp giấy.
Núm hút
náng hp
xudng
iều chỉnh độ cao của bàn lên giấy.Khoảng cách giữa lược chặn giấy và chồng giấy từ 3 5 m
(tuỳ theo giấy mỏng hay dày). Chân vịt di chuyển theo đúng vòng cung. Khi lượng giấy vơi đi ch n
vịt sẽ đạp xuống sâu hơn kích đòn bẫy vào rơle điều khiển mô tơ, motor hoạt động nâng bàn nh n
giấy lên, khoảng cách chân vịt di chuyển xuống ngắn
ại không kích thích rơle
oạt động.Bộ phụ trợ việc tách giấyChổi lông, lưỡi gà giúp cho việc tách giấy hoàn chỉnh hơ
nhờ độ mềm dẻo và đàn hồi. Khi hút giấy lên do bơm hút mạnh giấy có thể lên nhiều tờ nhờ chổi lô g và
lưỡi gà s

ăn lại và chỉ cho một tờ đi qua.H

3.8: Lưỡi théo

ch tờ (

ỡi gà) c. Bàn nạp giấy


Gồm có:

1. Bàn giấy (nằm nghiêng)


2. Bánh xe đầu (tiếp xúc với trục đầu bàn day băng)
3. Dây băng
4. Bánh xe lăn (nhựa)
5. Bánh xe chổi lông
6. Tay kê (tay kê đầu và tay kê hông)
7. Bộ phận kiểm soát giấy 2 tờ.
8. Bộ phận kiểm soát giấy méo.

Hình 3.9: Bàn dây băng và bánh xe (nhìn từ trên xuống)

Sau khi giấy được đưa vào bành xe đầu, giấy được chuyển tiếp đến các dây băng quay liên tục,
giấy nằm giữa bánh xe và dây băng, nhờ sự ma sát giữa các bánh xe lăn ép xuống và dây băng mà
giấy được chuyển xuống. Trước khi đưa vào bộ phận in, giấy được định vị bởi tay kê hông và tay kê
đầu.
Để giảm thiểu thời gian chuẩn bị máy khi thay đổi khổ in, các loại bàn hiện nay đa số sử dụng loại
dây băng có đục lỗ, giấy được giữ trên bàn nhờ hệ thống hơi hút chân không. Lượng hơi thích hợp tuỳ
theo độ dày của giấy, có thể thêm các bánh xe chổi lông để phụ trợ khi giấy vào đơn vị in
Hình 3.10: Baøn daây baêng khoâng duøng baùnh xe. Daây baêng ñöôïc gaén treân voøi huùt
chaân khoâng, Löôïng khí naøy giöõ chaët giaáy trong khi daây baêng di chuyeån xuoáng, daãn
giaáy vaøo ñôn vò in

d. Tay kê hông và tay kê đầu

Tay kê hông và tay kê đầu luôn cố định trong suốt quá trình in để cho các tờ giấy trước khi đưa vào
bộ phận in đều được định vị giống nhau. Đây là yếu tố quyết định cho việc chồng màu chính xác ở
những màu sau (với máy in một hoặc hai màu) và các công đoạn thành phẩm. Tay kê có 2 dạng tay
kê nay và tay kê kéo
Tay kê đẩy: được thiết kế đơn giản và dễ điều chỉnh hơn tay kéo. Tay đẩy được sử dụng khi tờ in có
kích thước nhỏ. Chức năng của tay kê đẩy có những hạn chế nhất định đối với giấy khổ lớn và giấy
không đủ độ cứng. Tay đẩy đẩy tờ giấy đi vài mm đến khi đụng vào tay kê hông, điều này có thể làm
giấy bị cong từ đó giấy có thể bị lệch và không được dẫn đi chính xác. Để tránh điều này người ta sử
dụng tay kéo.
Tay kê kéo: đối với máy in khổ lớn, tốc độ cao được lắp tay kéo để keo căng tờ in. Việc quăn tại
mép tờ in được làm phẳng bởi hệ thống kéo này. Tờ in được kéo căng chuyền đến các hệ thống
nhíp sẽ chính xác hơn là tờ in bị quăn, điều này là đặc biệt quan trọng trong việc in nhiều màu.
Nhờ cách kéo này ta cũng có thể tránh được hiện tượng đúp giấy.
Hình 3.11: Tay keâ ñaåy vaø tay keâ keùo

Tay kê đầu: nằm sát mép của bàn nạp giấy, tay kê đầu có nhiệm vụ cố định tờ giấy, để nhíp bắt đưa
vào ống in. Có hai dạng tay kê đầu: nằm trên và nằm dưới bàn nạp giấy. Tay kê đầu nằm ở vị trí thấp
nhất bàn nạp, nó có nhiệm vụ ổn định cạnh nhíp của tờ in. Luôn có hai cặp tay kê đầu cho mỗi máy
in, tùy theo khổ giấy sẽ cho phép chọn tay kê. Trước khi nhíp trao tiến vào bắt giấy thì thanh chặn
tay kê đầu tự ngả ra để nhíp tiến vào bắt giấy. Khi tờ in tiếp xúc với tay kê đầu thì nó có khuynh
hướng dội ngược về phía sau một ít hoặc trong quá trình đi xuống phía dưới tờ giấy có thể vượt qua
tay kê đầu. Để bù trừ cho ảnh hưởng này thì bàn xuống giấy được bố trí các chổi lông, bánh xe chổi
lông hoặc đầu hút ở gần cuối bàn xuống giấy.
Hình 3.12: Tay kê đầu trên và dưới.

e. Bộ phận kiểm soát 2 tờ:

Việc tách tờ giấy trên cùng của chồng giấy cung cấp để chuyển nó đến bàn nạp giấy là một nhiệm vụ
không đơn giản do hiện tượng đúp giấy vì tĩnh điện gây nên. Do vậy không phải lúc nào giấy cũng
được cung cấp duy nhất một tờ mà nó sẽ cung cấp nhiều hơn một tờ, hiện tượng này gọi là hiện
tượng đúp giấy. Nếu như không phát hiện đúp giấy thì nó sẽ gây đến tấm cao su, các nhíp bắt, làm
hư hại đến sản phẩm….. Vì vậy ta phải có thiết bị kiểm tra đúp giấy. Khi đúp giấy được phát hiện sớm
thì thiết bị cung cấp sẽ ngừng vận chuyển tờ đúp và những tờ sau nó nhưng vẫn đảm bảo tờ in trước
nó vẫn được in và vận chuyển đến chồng ra giấy.
Nguyên lý hoạt động dựa vào sự thay đổi độ dày của giấy. Khi giấy tách tờ bị lỗi thì độ dày của giấy
khi di chuyển qua vùng kiểm soát thay đổi. Khi đó nó làm đẩy bánh xe lên và kích vào rơle, role này
sẽ điều chỉnh cho dây băng ngừng hoạt động. Hệ thống phát hiện đúp giấy dùng các loại cảm biến
như : cảm biến điện quang, cảm biến cơ điện, đầu dò siêu âm. Tuy nhiên trong một số trường hợp
máy phát hiện đúp giấy vẫn cho giấy đi qua nhưng nó phải điều chỉnh lại thông số độ dày vật liệu cho
phù hợp.
Hình 3.13: Kiểm soát 2 tờ bằng sóng siêu âm và bánh xe

Bộ phận kiểm soát bằng đèn quang điện (mắt thần) khi bắt đầu ép in thì đèn bật sáng, giấy sẽ che
đèn, nếu giấy bị méo thường bóng đèn sẽ bị hở, ánh sáng đi đến đầu nhận, tạo thành luồng điện kích
thích rơle hoạt động làm dừng dây băng. Nguyên lý đó cũng được áp dụng cho tay kê đầu và tay kê
hông

Hình 3.14: Tay kê đầu, tay kê hông và mắt thần

f. Bánh xe Chổi lông:


Khi giấy từ bàn nạp đi xuống với tốc độ cao, trước khi vào đơn vị in nó được ổn định cạnh nhíp bằng
tay kê đầu. do vậy lực va đập của giấy với tay kê đầu làm cho giấy có khuynh hướng bị dội ngược lại,
điều này làm cho giấy bị sai lệch vị trí khi in. Bánh xe chổi lông là một bánh xe mềm có các sợi tổng
hợp đàn hồi giữ giấy lại và theo chiều quay của dây băng sẽ đẩy giấy vào vị trí sát với tay kê đầu để
cố định cạnh nhíp (đầu giấy).
Tờ giấy khi đưa vào bộ phận in phải đảm bảo song song với các ống do vậy việc điều chỉnh các bánh
xe và bàn nạp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

∙ Sự truyền giấy và giữ giấy cần ổn định và mọi sai lệch phải được tự động điều chỉnh
∙ Khi giấy vừa đến tay kê đầu thì tay kê hông mới bắt đầu làm việc và kéo giấy về để cố định cạnh
hông của tờ in.
∙ Việc điều chỉnh các bánh xe lăn phải đồng điều ở hai phía và có áp lực vừa đủ, không được
nặng quá hoặc nhẹ quá sẽ làm biến động tờ giấy trong quá trình vận chuyển .

g. Trở giấy
Tờ in thường được in cả hai mặt và để đạt được điều này thì tờ in phải qua máy lần thứ hai nếu như
máy in đó chỉ in được một mặt. Có hai cách trở giấy:
Trở tay kê: để in mặt sau tờ in phải được lật lại mặt sau trước khi đưa trở lại thành chồng tại bàn cung
cấp giấy. Bằng cách này thì các cạnh bên hông bị thay đổi tức là cạnh bên trái của mặt trước sẽ trở
thành cạnh bên phải của mặt sau và ngược lại. Nhưng chỉ có cạnh bên thay đổi còn góc tay kê in
không đổi nên ta cần một tay kê hông thứ hai đối diện với tay kê hông đầu tiên. Đầu nhíp của hai mặt
vẫn giữ nguyên
Việc thay đổi tay kê hông sẽ trở nên không cần thiết nếu tất cả các tờ in trong cùng một chồng giấy
cung cấp đều có kích thước như nhau và thực tế điều này rất khó xảy ra. Trong thực tế, các tờ giấy
trong cùng một chồng cung cấp có kích thước khác nhau vì nhiều nguyên nhân như: khi cắt dao
của máy cắt có thể bị lệch hướng dẫn đến kích thước không đều hoặc khi in giấy hút ẩm hoặc nhiệt
độ bao quanh giấy cũng làm giấy giãn nở khác nhau. Điều đáng nói ở đây là việc thay đổi kích thước
của các tờ in có thể khác nhau đáng kể giữa các phần được cắt ra trong cùng một chồng. Nếu như
các tờ in đã được in mặt thứ nhất rồi thì sự khác nhau giữa các phần cắt ra lại còn khác nhau lớn hơn
ở lần đi qua thứ hai. Chỉ khi tay kê hông được thay đổi sau khi trở giấy thì mới đảm bảo việc sắp xếp
ngay ngắn và chồng màu chính xác khi in cả hai mặt.

Trở nhíp: Chồng giấy được lộn ngược để in mặt thứ hai. Bằng cách này thì cạnh phía trước (cạnh
nhíp) của mặt in thứ nhất trở thành cạnh sau của mặt in thứ hai. Với cách in này để đảm bảo sự chính
xác hình ảnh ở cả hai mặt thì khoảng cách giữa mép trước và mép sau của từng tờ giấy phải chính
xác như nhau trong suốt quá trình in. Và điều này là không thể vì như đã giải thích ở
trên thì kích thước tờ giấy có thể thay đổi, do đó cần thiết phải cắt đều bốn cạnh của tờ giấy trước khi
in.
Giữa trở nhíp và trở tay kê thường người ta lựa chọn phương pháp trở tay kê. Trở nhíp ít khi được sử
dụng trừ trường hợp bất khả kháng. Do trở nhíp phải cắt cả bốn cạnh giấy còn trở tay kê thì không
cần thiết như vậy.

1.4 Nhíp trao giấy (nhíp balance) :


Có nhiệm vụ chuyển tờ in từ ban nạp giấy vào bộ phập in. Hoạt động nhờ trục lệch tâm di chuyển
qua lại giữa bàn nạp giấy và ống ép in của đơn vị in đầu tiên. Do nhiệm vụ chuyển giấy từ bàn nạp
đang ở trạng thái tĩnh (đứng yên) vào ống ép (đang quay với tốc độ cao) theo vòng quay của trục
ống trong điều kiện phải đạt độ chính xác cao. Ví dụ: khi tốc độ in cao (khoảng 10.000 tờ
/giờ) thì giấy di chuyển từ bàn nạp vào đơn vị in chỉ trong khoảng 3/10 giây nên nhíp trao giấy
luôn hoạt động nhanh hơn các bộ phận khác. Ngoài ra nó còn đảm bảo tờ in được đưa vào bộ
phận in ngay ngắn. Đa số các lỗi chồng màu không chính xác đều liên quan đến bộ phận này.
Chính vì thế có thể xem như nhiệm vụ chính của nó là gia tốc tờ in khi đưa vào bộ phận in. Về
hình thức nó có hai dạng chính là dạng trục Ống tròn hoặc dạng trục lệch tâm
Hình 3.17: Nhíp trao dạng ống tròn và trục lệch tâm

Hoạt động theo các bước sau:

a. Khi giấy được đã được định vị ở tay kê đầu và tay kê hông, khi đó nhíp trao giấy di chuyển về
phía bàn nạp giấy.
b. Khi đầu ống ép in ở vị trí ngang với bàn nạp giấy, tay kê đầu từ từ nhả ra để nhíp trao nhận
giấy bằng các nhíp bắt vào cạnh đầu của tờ giấy.
c. Nhíp trao giấy đổi chiều kéo tờ giấy ra khỏi bàn nạp giấy và đưa vào ống ép in. Lúc này đầu
ống ép in cao hơn bàn nạp giấy.
d. Ống ép in nhận từ giấy in, nhíp trao giấy nhả tờ giấy in và đảo chiều ngược lại, quay lại để nhận tờ
in kế tiếp.
Hình 3.18: Caùc böôùc trao giaáy cuûa nhíp trao daïng oáng troøn

Tay kê đầu ở trên thì nhíp trao sẽ gắp xuống và ngược lại. Giấy in có thể truyền trực tiếp từ bàn nạp
sang ống ép hoặc từ bàn nạp qua ống trung gian rồi sang ống ép. Điều kiện để nhíp trao giấy làm
việc chính xác là lực ép trên tất cả các nhíp phải đều nhau, các lò xo giữ cho nhíp bắt có áp lực phù
hợp với các loại giấy có độ dày khác nhau. Điều này cũng tương tự cho nhíp trên các ống ép in và ống
trung chuyển giấy.
Hình 3.19: Nhíp trao dạng ống tròn và trục lệch tâm, tay kê đầu nằm “dưới”

1.5 Vận chuyển giấy giữa các đơn vị in

1.5.1 Ống trung chuyển sử dụng cho in 1 mặt


Sau khi được in, giấy in được vận chuyển trong máy in nhờ sự chuyển giấy giữa ống ép in và các
ống trung chuyển. Trong các máy in nhiều màu, giấy in được chuyển lần lượt qua từng đơn vị in nhờ
hệ thống các ống trung chuyển. Giấy được giữ trên các ống nhờ hệ thống nhíp giữ giấy. Các nhíp
này sẽ mở ra khi nhận giấy và khép lại khi giữ giấy. Các ống phải trao giấy với nhau theo một góc độ
nhất định. Khi truyền giấy từ ống này sang ống kia nhíp bắt sẽ giữ ở cạnh nhíp của tờ in (cạnh đầu
giấy). Đầu nhíp này sẽ là nơi tiếp xúc giữa giấy và các nhíp ống, nhíp truyền từ khi giấy vào cho đến
khi giấy ra khỏi máy in.
Hình 3.20: Giaáy ñöôïc chuyeån giöõa caùc ñôn vò in nhôø caùc nhíp baét giaáy treân oáng eùp
in vaø caùc oáng trung gian (oáng trung chuyeån) (hình beân)
Cô caáu trao giaáy cuûa caùc nhíp oáng (hình döôùi)
Mực in Offset có độ nhớt cao, đặc, do đó rất dính, vì thế giấy in sẽ bám dính vào cao su khi tiếp xúc
vối mực trong vùng ép in. Để tách giấy ra cần có một lực kéo tạo bởi nhíp giữ giấy. Lực này được tạo
ra nhờ áp lực của ngàm kẹp vào giấy và lực quay của ống ép. Lực ép của nhíp rất lớn, có thể nhận
thấy dấu hiệu này ở cạnh đầu nhíp của tờ in. Để đảm bảo giữ giấy chắc chắn mỏ nhíp được chế tạo
bởi các vật liệu như thép, Polyurethane, gốm và các miếng đệm phải có cấu trúc đặc biệt (có rãnh
hay thô nhám)
Do nhận giấy từ ống ép đưa qua khi mực còn ướt nên mực in có thể dính vào bề mặt của ống trung
chuyển làm trầy xước mực hay quệt lem, vì thế trên bề mặt Ống trung chuyển được bọc bằng các vật
liệu chống dính mực (còn gọi là giấy dầu hay giấy gai). Lớp vật liệu nay nằm giữa bề mặt của tờ in và
be mặt của ống trung chuyển ngăn không cho bề mặt mới in tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ống. Một
cách khác là dùng Ống trung chuyển có gắn các bánh xe đỡ giấy, Các bánh xe này đặt trên các thanh
đỡ, bánh xe được di chuyển đến những vùng trắng trên tờ in (không có mực) để đỡ tờ in khi Ống
trung chuyển quay, chỉ có phần trắng trên giấy tiếp xúc với các bánh xe. Vùng có mực in được cách
ly hoàn toàn với bề mặt ống trung chuyển. Một Ống trung chuyển dạng này có thể tạo mặt cong bằng
nhiều thanh đỡ bánh xe, cho phép di chuyển vị trí các thanh đỡ tùy theo khổ giấy in.

Hình 3.21: Ống trung chuyển dùng bánh xe và dùng miếng lót chống dính mực
Từ đơn vị in đầu lần lượt chuyển sang các đơn vị in kế giấy lần lượt qua các ống trung chuyển khác
nhau đến đầu ra của hệ thống. Giữa các đơn vị in cơ cấu của các ống trung chuyển có thể khác nhau
tùy theo nhà sản xuất và tùy theo yêu cầu của sản phẩm (xem chương 2).

Tuy vậy, việc sử dụng ống trung chuyển có hình tròn đều vẫn gặp nhiều khó khăn như : Khi in phủ
hết diện tích tờ in thì không còn chỗ đặt bánh xe đỡ giấy, hoặc sau một thời gian giấy gai (giấy dầu)
mất khả năng chống mực, vì thế vẫn gây ra hiện tượng trầy xước trên tờ in. Việc thay thế hoặc xử lý
sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Giải pháp cho vấn đề này được đưa ra là dùng các ống trung
chuyển hình sao (tam giác hoặc hình thoi) mà các đỉnh của nó là nơi đặt các hệ thống nhíp giữ giấy.
Như vậy giữa các đỉnh có nhíp bắt giấy là khoảng trống không dụng vào bề mặt giấy.

Hình 3.22: Ống truyền dạng hình sao khoảng giữ trống
Khi di chuyển qua các ống trung gian giấy thường bị dao động va đập vào các miếng đỡ, điều này
cũng gây nên hiện tượng trầy xước mặt giấy. Để tránh điều này một hệ thống đệm khí được thêm vào,
lượng khí thổi và hút tuần hoàn thông qua các vòi hút và thổi đuợc đặt ở các miếng đỡ giúp cho giấy
không bị dao động. Giấy được giữ ổn định khi di chuyển qua các đơn vị in. Điều này rất có ý nghĩa
khi các máy in hoạt động với tốc độ cao và lượng mực phủ nhiều, khi đó giấy di chuyển với tốc độ in
cao mà không tiếp xúc với bề mặt ống trung chuyển và các miếng đỡ giấy.
Hình 3.23: OÁng truyeàn hình tam giaùc, caùc mieáng ñôõ taïo ñeäm khí ôû maët döôùi vaø
voøi thoåi khí oån ñònh khi qua oáng eùp in

1.5.2 Ống trung chuyển sử dụng cho in 2 mặt

Với các sản phẩm in trên máy in offset tờ rời đa phần đều in trên hai mặt giấy, nhưng máy in tờ rời chỉ
có thể in mỗi lần một mặt vì thế rất tốn thời gian và công sức khi trở mặt giấy sau mỗi lần in.
Những năm gần đây, các thế hệ máy in đã thay đổi hoàn toàn điều này, được tích hợp thêm các ống
trở giấy cho phép đảo mặt giấy khi đang in, ống trở mặt này có thể được đặt ở bất cứ vị trí nào trong
máy in. Tuy nhiên, thông thường nhất là đặt ở giữa máy. Ví dụ như máy in có 8 đơn vị in thì ống này
sẽ được đặt giữa đơn vị in thứ 4 và thứ 5. Các ống trở cho phép trở tờ in theo phương thẳng để đưa
đến bộ phận hoàn thiện sản phẩm, thiết bị này xoay tờ in được đặt giữa các đơn vị in, tại đây tờ in
được lật ngược (in trở nhíp) trên hệ thống máy in loại inline để in cả hai mặt trong một lần qua máy.
Tờ in được trở trên thiết bị đảo trở bằng cách bắt nhíp tại mép cuối của tờ đang in. Sau khi tờ in
được xoay, mép cuối của nó sẽ trở thành đầu nhíp cho lần in tiếp theo ở mặt sau. Việc đảo trở đơn
giản hoá và tăng năng suất sản xuất đáng kể ở một phần của toàn bộ quá trình in thì có thể thực
hiện ở hệ thống máy in tự in trở inline, bởi vì tờ in chỉ cần in một lần qua máy là in được cả hai mặt.
Trên những máy in dạng thẳng, khi in trở nhíp thì phải cắt đều bốn cạnh. Khi in tự trở tay kê thì phai
đảm bảo tất cả các tờ in đều có kích thước chính xác như nhau. Tờ in được bắt nhíp sao cho cân xứng
với chiều dài của nó, bằng cách này những tờ in còn lại sẽ được xếp ngay ngắn lại cạnh tay kê.
Để tăng năng suất và nâng cao giá trị sản xuất chúng ta cần hướng đến sự phát triển của máy in
hai mặt. Trong giai đoạn đầu của công nghệ in, máy in chỉ có thể in một màu trên một mặt. Khi đó
một lớp mực thì dễ kiểm soát hơn hệ thống nhiều màu. Mực thấm vào giấy rất nhanh và hầu như
không đọng lại trên trục ép in. Với những sản phẩm in một màu thì ít gặp khó khăn về vết bẩn và hiện
tượng đúp nét.

Hình 3.24 : Kiểu trao giấy một mặt (hình trên) và kiểu trao giấy lật mặt (hình dưới)

Khác với khi in một mặt, giấy in chỉ giữ một đầu nhíp (cạnh đầu giấy) từ đầu đến cuối. Khi in trở hai
mặt thì tại ống lật mặt, để đảo mặt giấy nhíp sẽ bắt giấy ở cạnh đuôi của tờ in. Như vậy khi in trở mặt
trên máy giấy in sẽ có hai đầu nhíp. Mặt khác, khi in một mặt cạnh đuôi của tờ in được để tự do,
nhưng khi in trở mặt cạnh đuôi của tờ in phải được cố định vì đây là điều kiện cần thiết để có thể chồng
khít chính xác giữa hai mặt giấy. Vì thế tại ống lật mặt ở cạnh đuôi của tờ in giấy phải được cố định
nhờ các ống hút. Các ống hút cũng cho phép di chuyển phù hợp với khổ giấy in

Hình 3.25 : Hệ thống ống trở lật mặt giấy


Một khó khăn trong in trở mặt là khi lật mât lại lớp mực của mặt in trước chưa khô, vì thế khi tiếp xúc
với các ống ép của đơn vị in kế tiếp nó sẽ dính mực, bị trầy hay bị lột mặt nếu mực in chưa thể tạo
màng để bảo vệ nó. Đối với các loại mực UV thì việc xử lý tương đối nhanh vì mực có thể đã khô hoàn
toàn sau khi chiếu tia UV, khi đó nó đủ sức để chịu được ma sát trên bề mặt. Đối với các loại mực
thông thường thì đây là vấn đề cần phải có cách xử lý thích hợp. Cách xử lý được đưa ra là tạo cho bề
mặt ống ép của các đơn vị in sau ống trở mặt không có khả năng nhận mực. Lớp phủ này phải có khả
năng không nhận mực, bằng cách phủ một lớp Silicone lên bề mặt ống, cấu trúc dạng hạt trên bề mặt
của ống ép sẽ giúp ống ép không nhận mực. Tuy nhiên cấu trúc hạt này phải không làm ảnh hưởng
đến việc truyền tầng thứ.

Hình 3.26: Ống trở mặt giấy và bề mặt ống ép

a. Vòi hút giữ cạnh đuôi của tờ in


b. Cấu trúc vi mô của ống ép các đơn vị in sau ống trở
Trên những máy in hiện đại có thể in một lúc 4 màu ở hai mặt của tờ in và cho chất lượng như nhau.
Với những kỹ thuật phát triển ngày nay, máy in với 8 đơn vị in có độ chính xác cao, bằng cách này in
4/4 có thể được thực hiện trong một lần in. Những cố gắng trong việc giữ đủ mực để tránh hiện tượng
lem mực đã được thử trên tất cả các loại mực in offset nhưng không thành công
so với mực in UV có kết hợp những đơn vị sấy bên trong máy in. Khi trở mặt sự giao nhau giữa các
ống phải rất chính xác, mỗi một điểm ở mặt sau phải trùng khớp với nhau trên ống ép. Với tần số
tram 60 lines/cm thì chỉ lệch khoảng 10µm sẽ là nguyên nhân gây nên đúp nét mà điều này có thể
nhận ra bằng mắt thường. Với những thiết bị đo đặc biệt, nó sẽ chỉ ra những tờ in bị lỗi dơ một cách
chính xác trong suốt quá trình in sau khi trở tờ in như trường hợp in trên máy khổ lớn mà không có bộ
phận tự trở.
Mực in sẽ còn ướt khi đi qua hết 8 đơn vị in nhưng sẽ khô một cách nhanh chóng sau khi ra khỏi
đơn vị in cuối cùng. Xu hướng của ngành in là hướng đến những máy in in được nhiều màu (6/6).
Những đơn vị tráng phủ thường được sử dụng để tráng phủ toàn phần hay tráng phủ từng phần, và
tất cả những đơn vị tráng phủ này được kết hợp với những đơn vị sấy khô đặc biệt phía trước sau khi
tờ in trở mặt.
Một hệ thống đệm khí thích hợp là rất cần thiết cho các máy in loại này. Hầu hết các máy in lật mặt
giấy đều có hệ thống đệm khí này (còn gọi là hệ thống khí venturi), nó giúp cho giấy được ổn định
trong quátrình in và trở mặt. Mặt khác để thuận lợi cho việc in các loại giấy mỏng dày khác nhau, hệ
thống các ống trung chuyển cho phép thay đổi khoảng cách giữa các ống này để phù hợp với độ dày
của giấy, tránh sự va đập khi in đối với giấy dày.

Hình 3.27: Khả năng thay đổi khoảng cách giữa các ống truyền

1.6 Vận chuyển giấy từ bộ phận in ra bàn nhận giấy :

Sau khi đã được in hoàn chỉnh giấy phải được thu lại thành từng chồng. Kỹ thuật đơn giản nhất là hệ
thống máng trượt, dùng cho các máy in khổ nhỏ, giấy được đưa trực tiếp vào bàn nhận giấy nhờ các
lô dẫn. Để chồng giấy nhận ngay ngắn hai cạnh bên của chồng giấy dùng hai thanh vỗ liên tục, đưa
các tờ in ra vào vị trí khi vừa rơi vào chồng giấy từ các lô. Giấy phải được xếp thành chồng ngay ngắn
đảm bảo sự chính xác và sạch sẽ để có thể in tiếp hay đưa vào công đoạn thành phẩm.
Hình 3.28: Bàn ra giấy dạng máng trượt

Tùy theo khổ máy in, thiết kế của máy in tờ rời có hai dạng bàn ra giấy là dạng bàn tiêu chuẩn và dạng
bàn cao. Dù hình thức có thể khác nhau nhưng tất cả hệ thống ra giấy tờ rời đều có chức năng và các
thiết bị như nhau, đó là: Guồng xích và nhíp truyền để dẫn nhận và chuyển giấy, bàn để nhận giấy, các
thanh vỗ để tạo thành chồng giấy, các hệ thống say, trợ khô trên đường đi của
giấy, bộ phận giảm tốc tờ in, hệ thống thổi khí đè giấy vào bàn, bộ phận làm phẳng tờ in…

1.6.1 Guồng xích vô tận vận chuyển giấy ra:


Gồm có hai dàn xích kéo được đặt trên hai ray dẫn song song với nhau, cho phép nó di chuyển liên
tục theo một đường đi khép kín (vì thế nên gọi là guồng xích vô tận) trên đó được gắn các dàn nhíp
bắt giấy (thường có 29 dàn tùy theo khổ máy in) các nhíp này sẽ giữ giấy khi guồng xích di chuyển
(còn gọi là nhíp truyền) khoảng cách của các dàn nhíp truyền đúng bằng chu vi của ống ép in. Có
hai dạng bàn nhận giấy loại tiêu chuẩn và loại cao
Sau khi in, tờ in được chất thành chồng. Giải pháp kỹ thuật đơn giản nhất là hệ thống xích vô tận. Với
các máy in offset khổ nhỏ, tờ in được chuyền trên bàn trượt nhờ hệ thống những con lăn hay băng
chuyền (thay thế cho guồng xích vô tận). Xếp giấy thành chồng ngay ngắn là yêu cầu bắt buộc. Tại
băng chuyền, mỗi một tờ in được vỗ nhẹ một lần để việc xếp được ngay ngắn. Những băng chuyền
của máy in offset tờ rời được trang bị thêm máy vỗ giấy, máy này sẽ đặt tờ in vào đúng vị trí trên
chồng giấy. Những băng chuyền nhỏ thì mang tờ in trực tiếp từ ống ép in đến chồng giấy.

Hình 3.29: Hệ thống nhận giấy ra tiêu chuẩn và dạng bàn cao

Khi tờ giấy in đi hết vòng ống của ống ép in ở đơn vị in cuối cùng. Nhíp truyền trên xích vô tận sẽ mở
ra giữ lấy tờ in, đồng thời guồng xích di chuyển theo đường đường ray đưa giấy vào bàn nhận giấy.
Đến vị trí tờ bàn nhận giấy nhíp truyền mở ra, nhờ các cam va đập, tờ in rơi xuống bàn giấy, dàn nhíp
truyền tiếp tục di chuyển theo vòng quay và nhận tờ in tiếp theo. Điểm nhả giấy có thể điều chỉnh
theo chiều di chuyển của xích, giấy có thể được nhả sớm hay trễ tùy theo điều kiện thực tế, hệ thống
nhận và nhả giấy phải rất chính xác vì khi in với tốc độ cao thời gian nhận và trao giấy rất ngắn.

1.1.2 Bàn đựng giấy : Gồm có

- Bàn đựng tờ in
- Một tấm chắn phía trước có thể di chuyển lên xuống để lấy tờ in ra
- Các tấm vỗ cạnh bên tờ in di chuyển qua lại
- Cơ cấu hạ bàn tự động : Gồm một đầu rọi và một đầu nhận ánh sáng. Khi giấy che mất nguồn
sáng, bàn tự động hạ xuống đến khi ánh sáng đi qua đầu nhận thì bàn ngưng hạ. Một cách khác là
dùng đầu dò, khi chồng giấy cao lên nó sẽ đụng vào đầu dò và kích cho bàn hạ xuống.

Với các dạng bàn tiêu chuẩn (bàn thấp) chiều cao vào khoảng 50 cm, thích hợp cho các sản phẩm in
có số lượng nhỏ (1.000 đến 5.000 tờ in), mặt khác khoảng cách di chuyển của giấy từ đơn vị in cuối
cùng đến bàn nhận giấy rất ngắn vì thế sẽ rất khó khăn trong việc làm khô mực, cũng như không có
nhiều không gian để gắn thêm các thiết bị phụ trợ như hệ thống sấy. Hệ thống trợ khô thường dùng
cho loại bàn tiêu chuẩn này là hệ thống phun bột.

Hình 3.30: Baøn nhaän giaáy vaø caùc heä thoáng phuï trôï

Khi in các sản phẩm có số lượng lớn, vật liệu dày đòi hỏi khoảng chứa giấy lớn để giảm bớt thời gian
thay chồng giấy. Bàn ra giấy cao đáp ứng những yêu cầu này, bàn loại này cao hơn 1m, với giấy 100
gsm (dày khoảng 0.1 mm) bàn có thể chứa được hơn 10.000 tờ, các loại giấy dày, khổ in lớn, thời gian
sản xuất nhanh thường được in trên các loại máy sử dụng bàn ra giấy cao. Khoảng cách di chuyển của
giấy từ đơn vị in đến bàn nhận giấy dài, mực đảm bảo được độ khô, do có thể tích lớn nên nhiều hệ
thống sấy khô (UV,IR,ECB, phun bột….) được tích hợp vào, đảm bảo in các sản phẩm có độ phủ mực
cao.

1.6.3 Bộ phận giảm tốc tờ in :

Khi máy in hoạt động với tốc độ cao (12.000 – 18.000 tờ/giờ) các tờ in lao ra rất nhanh và va đập vào
các tấm chắn ở đầu làm cong giấy hay rơi xuống quá nhanh thì không thể vỗ ngay giấy lại thành
chồng được, để đảm bảo cho các tờ giấy in được ngay ngắn cần phải giảm tốc tờ in bằng một cơ cấu
hút chân không đặt ở cạnh đuôi của bàn ra giấy, Khi tờ in được nhả ra bộ phận này sẽ hút ngược với
hướng di chuyển của giấy, làm giảm tốc độ của giấy khiến giấy không còn tốc độ theo quán tính từ từ
rơi vào bàn.
Trên các máy in tốc độ cao, thời gian di chuyển giữa đơn vị in cuối cùng và hệ thống bàn nhận giấy
thì rất ngắn. Tờ in đến bàn với tốc độ cao, để giảm tốc độ thì sử dụng hệ thống phanh hãm.
Khi mở hệ thống nhíp cam cần điều chỉnh cho phù hợp, để các nhíp đã mở có khoảng cách an toàn
trước khi thả tờ in vào chồng giấy. Tại mọi thời điểm như nhau, mép cuối của tờ in bị hút vào từ bên
dưới bởi hệ thống phanh hút (giảm tốc). Các bánh xe hút đuôi quay tròn với tốc độ chậm hơn tốc độ in
vừa giữ vừa kéo mép của tờ in để tờ in được đặt gần như đều đặn.

Hình 3.31: Boä phaän huùt ñuoâi vaø hôi thoåi ñeø giaáy

Để giúp giấy nhanh chóng ổn định trên chồng giấy và rơi xuống được dễ dàng, một hệ thống hơi thổi
được đặt ở bên trên thổi khí xuống. Khi tờ in vừa được nhả khỏi nhíp truyền hơi thổi sẽ thổi đè tờ giấy
để nó nhanh chóng rơi xuống ngay ngắn. Với các khổ máy in lớn người ta dùng một hệ thống quạt thổi
khí đè giấy xuống. Các hệ thống thổi khí và giảm tốc rất cần thiết cho in với tốc độ cao, khổ in lớn và
giấy dày.

1.6.4 Bộ phận làm phẳng tờ in:

Do sự tiếp xúc với cao su trong quá trình in, giấy có khuynh hướng bị cong theo chiều uốn của trục
ống, nhất là khi in các sản phẩm có nền lớn trên giấy có định lượng thấp, tờ giấy thường bị uốn cong
nhất là ở phần đuôi do áp lực in và sự tách mực hoặc nhiễm ẩm nên dẫn đến hiện tượng tờ in bị cong
khi rơi xuống bàn nó không tạo thành chồng giấy ngay ngắn. Đây là một trở ngại rất lớn cho việc in
các màu in sau hoặc làm thành phẩm, hơn nữa giấy không được xếp ngay ngắn sẽ gây nên hiện
tượng “lem” hay dính vào với nhau.
Hình 3.32: Giấy bị uốn cong khi in và bộ phận làm phẳng tờ in

Bộ làm phẳng giấy gồm có hai trục đỡ giấy và một ống hút chân không. Khi tờ giấy đi qua hai trục đỡ
sẽ được hút theo chiều ngược với chiều cong của giấy, giấy được uốn phẳng trở lại. Lượng hơi hút
được điều chỉnh tùy theo độ dày và độ cong của giấy

1.65 Hệ thống khí đỡ giấy và trợ khô

Giấy di chuyển nhờ các nhíp truyền giữ giấy ở đầu nhíp, phần còn lại giấy được đỡ bằng một đệm khí
thổi, giữ cho nó không tiếp xúc với các miếng đỡ, giấy không bị trầy xước bề mặt.

Trong in offset tờ rời, khi tờ in xong nó được hồi thành chồng giấy, thường thì mực in vẫn chưa khô
hoàn toàn, do đó một yêu cầu quan trọng là tránh làm bẩn tờ in, dính mực in từ tờ trước lên tờ sau.
Việc phủ bột sẽ khắc phục nhược điểm trên, tuy nhiên nó cũng có những hậu quả bất lợi như làmbẩn
máy in, ảnh hưởng đến chất lượng của phần tử in (giảm độ bóng) và những vấn đề về thành phẩm.
Lớp bột phủ lên tờ in còn ướt ngăn cách không cho tờ in này tiếp xúc hoàn toàn với tờ in sau, chỉ một
phần nhỏ lượng bột bám lên tờ in. Tốc độ của máy in nhanh hơn tốc độ phun bột, điều này gây khó
khăn cho việc nhận bột của tờ in, phần bột còn lại chính là nguyên nhân gây dơ máy tại hệ thống dẫn
giấy ra.

Hệ thống các vòi phun bột bố trí trên đường đi của giấy cho phép phủ một lượng bột lên cả hai mặt
của tờ in. Các vòi phun này đuợc xếp dọc theo khổ rộng của tờ in, lượng bột chỉ phun khi có tờ in đi
qua
ình 3.33: Vòi phun bột trên đường dẫn giấy raDo đó với máy in khổ lớn khi in tốc độ cao thì lượ
g bột sẽ được tăng thêm. Những ống hút bột lấy một lượng bột khá lớn mặc dù vẫn còn lắng lại m t ít
và phần này bắt buộc phải được làm sạch ở khâu vệ sinh máy. Phương pháp tối ưu hoá hệ th ng vận
chuyển tờ in là gia tốc sự thấm hút. Sự thấm hút có thể được gia tốc bằng phương ph
p sấy khô IR nếu mực và giấy phù hợp với nhau. Ngoài ra để tối ưu hoá người ta còn sử dụng bi n
pháp tráng phủ varnish. Varnish gốc nước khô nhanh mà không cần phun bột, tuy nhiên varn sh
gốc nước chỉ sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ bởi vì phải có một đơn vị tráng phủ r êng
biệt. Varnish gốc nước có độ bóng cao, khả năng chịu ma sát trong quá vận chuyển giấy. ác hệ
thống làm khô đặt trên đường đi của giấy bao gồm sấy UV, IR… Các bộ phận này có thể t ay đổi dễ

tùy theo yêu cầu của mực


in hay vật liệu in.1.66 Các hệ thống làm khô Các phơng thức
l m khô được ứ
g dụng trong in off
et tờ rời là:

ô nhờ IR Khô nhờ không khí hô nhờtia UVHai yêu cầu qua

trọng trong in Offset nhiều màu nhiều màu là: Khô trên chồng giấy ngay sau khi in để tờ
n có thể thực hiện các c
ng đoạn thành phẩm mà không tốn thời gian chờ. Tiếp theo nhằm tránh đú
nét, chồng màu không chính xác h
ặc dơ tờ in.Khô nhờ IR và thổi không khí nóngMực in thường được lựa chọn, thay đổi và trợ
khô phù hợp dựa vào những đặc trưng của phương thức làm khô, chất lượng của vật liệu in (giấy in
, những yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị liên quan và chất lượng in mong muốn. Có nhiều hệ thống
sấy khô cho phép t
i ưu hoá việc làm khô nhiều loại mực khác nhau Hệ thống khô IR
àm khô nhờ cơ chế thấm hút và oxy hóa của mực. Hệ thống không khí sấy khô với nhiều vòi thổi kh bao
quanh cho phép tạo ra một sự trao đổi khí lớn, kết quả là nó sẽ làm bay hơi nước chứa tro
g mực và giấy nhanh hơn. Hệ thống sấy

ô cũng có hiệu quả đối với varnish gốc nước. Thêm vào đó hệ thống quạt không khí với khí lạn và
khí nóng có lợi ch việc xử lý làm khô tốt hơn. Các máy in Offset tờ rời nhiều màu hiện n
y được thiết kế với bộ phận vận chuyển giấy ra được mở rộng hơn, cho phép gắn kết các modul làm

ô khác nhau, có thể thay đổi một cách dễ dàngThiết kế đặc biệt của phương pháp sấy khô bằ g
bức xạ nhiệt độ IR kết hợp với thổi khí nóng bằng vòi phun đem lại hiệu suất cao, giấy được
giữ ổn định nhờ các vòi phun khí ở cả hai mặt, đảm bảo khoảng cách an toàn với nguồn phát xạ nh ệt,
nhất là khi giấy in được ở cả hai mặt. Mặt khác nó cũng giữ cho giấy không bị va quệt và
các tấm đỡ, hạn chế làm trầy lớp mực in (hình 3.42 – 3.43)
Hình 3.34: Heä thoáng daãn giaáy ra ñöôïc môû roäng

Một đặc điểm của phương pháp sấy khô là những bức xạ nhiệt độ IR là cần ổn định nhiệt độ của đèn
bằng khí thổi được làm lạnh, giải nhiệt bằng cách đặt các vòi phun nhiệt ở cả hai mặt của đèn. Bằng
cách kiểm soát luồng khí lưu thông này, khi nhiệt độ quá nóng trong suốt
quá trình hoạt động sẽ được thông báo ngay lập tức và chế độ tỏa nhiệt được điều chỉnh khi cần
thiết. Tùy theo khỗ rộng của tờ in mà có thể thêm đèn hoặc giảm bớt đèn khi cần thiết. Hình 3.44 mô
tả đèn IR với các vòi khí giải nhiệt ở hai mặt
Hình 3.35: Giữ giấy cố định bằng vòi khí ở hai mặt

Hình 3.36 : Modul khô với đèn IR và thổi khí nóng


a. Không tiếp xúc với tờ in đang di chuyển trong hệ thống dẫn giấy ra
b. Hệ thống làm khô kết hợp
Cả những phản ứng cân bằng hoá học và vật lý có thể được tăng tốc bởi nhiệt độ bức xạ trong phạm
vi tia hồng ngoại. Tuy nhiên khoảng thời gian để khô hoàn toàn tờ in có thể sẽ kéo dài đến vài giờ
sau đó, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất. Cả hai cơ chế khô nhờ thấm hút và oxy diễn ra nhanh hơn
khi nhiệt độ gia tăng hơn là môi trường nhiệt độ xung quanh. Thấm hút là một
quá trình khếch tán theo hàm mũ, sự nóng lên của bề mặt, làm tăng nhanh trạng thái cân bằng của
phản ứng. Tỷ lệ thấm hút mực cao hơn trong suốt quá trình sấy khô. Chồng giấy có thể cao hơn
mà không lo giấy dính lại với nhau

Hình 3.37 : coù theå thay ñoåi ñeøn IR tuøy theo khoå in

Sự liên kết màng mực thường sẽ tăng tốc hơn dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, cũng tương tự như quá
trìnhthấm hút. So sánh khả năng tạo liên kết dưới nguồn UV thì quá trình oxy hoá diễn ra chậm hơn,
thời gian khô hoàn toàn diễn ra trong nhiều giờ (tùy thuộc vào giấy và mực có thể kéo dài từ năm đến
12 giờ khi không sử dụng các phương thức làm khô đặc biệt).

Làm khô bằng cách gắn thêm đèn IR gia nhiệt giữa các đơn vị in đưa đến kết quả là sự tách mực
thiếu trong nhiều trường hợp và vì vậy nó ít được dùng. Sự thấm hút các phần tử chất lỏng của
mực in vào giấy giữa những đơn vị in với môi trường nhiệt độ giúp cho lớp màng mực kế tiếp thấm
hút tốt. Trong các máy in đảo trở, khi lớp mực in ở mặt trước còn ướt, nó sẽ bị lột ra khi được lật mặt
và dính vào ống ép. Nhằm tránh điều này thì ngoài cấu tạo của bề mặt ống ép phù hợp có thể cần sử
dụng thêm hệ thống sấy giữa các đơn vị in. Để giảm tối thiểu vấn đề mực bị tách ra từ màu in trước
khi tờ in đến đơn vị in sau lúc mực còn ướt, thường có thể thay đổi tính lưu biến của mực in, theo đó
mực có độ tách dính cao sẽ in trước. Từ đơn vị đầu tiên đến đơn vị cuối cùng độ tách dính của mực
giảm dần.

Làm khô bằng bức xạ UV

Phản ứng kết dính (làm đông kết chất dẫn) sẽ được diễn ra trong thời gian rất ngắn (hầu như xảy ra
ngay lập tức) dưới tác dụng của bức xạ UV. Trong in offset tờ rời những hệ mực sử dụng bức xạ nhiệt
độ chiếm ưu thế và đèn hồ quang thủy ngân với công suất phát xạ từ 100 đến 120W/cm chiều dài in
thường được sư dụng cho sấy khô. Vì nguồn bức xạ UV chỉ chuyển đổi khoảng 25% nguồn phát từ
đèn UV (50% là bức xạ IR và 25% là ánh sáng khả kiến). Đèn UV sẽ trở nên rất nóng và phải được làm
lạnh một cách đầy đủ trên toàn bộ choá đèn và gương phản xạ. Nguồn nhiệt này cũng ảnh hưởng đến
vật liệu in, vật liệu càng dày lại càng tích nhiệt. Để ngăn ngừa tờ in tiếp xúc với bức xạ và trở nên tích
nhiệt, đèn UV sẽ được trang bị bằng những thiết bị an toàn như gương phản chiếu kín, hạn chế bức xạ
chiếu rộng ra và chỉ tập trung theo một hướng
Nguồn sấy UV có thể được dùng ở hai kiểu, sấy tại hệ thống ra giấy cho in ướt chồng ướt và tại từng
đơn vị in (sấy giữa các đơn vị in). Trong in ướt chồng ướt độ tách dính của mực in UV sẽ điều chỉnh
khi sản xuất mực tương ứng với yêu cầu của quá trình in (mực ở đơn vị sau có độ tách dính giảm
dần). Đây là trường hợp thường dùng cho mực có gốc dầu.
Hình 3.38: Ñeøn UV
1. Göôûng phaûn xaï môû
2. Göông phaûn xaï kín

In mực UV thường được thực hiện cùng với những yêu cầu rất cao trong chất lượng in và đặc biệt
khi in những sản phẩm đặc trưng (như in trên các tấm nhựa). Để có thể đáp ứng những yêu cầu này,
các máy in nhiều màu thường sẽ không cần trang bị nhiều đơn vị sấy giữa các đơn vị in. Các đơn vị
sấy này chỉ được dùng nếu lớp mực in quá dày để cải thiện độ bám của lớp mực và độ bóng. Một lớp
màng mực in dày và mịn sẽ được làm khô trước khi một màu mực khác được chồng lên ở đơn vị in kế
tiếp.
Đèn hồ quang thủy ngân có những bất lợi đáng kể là tạo ra tỷ lệ cao các bức xạ IR và phát sinh ozon,
thường được sử dụng trong in offset tờ rời. Các thiết bị sấy giảm được thiệt hại từ những khuyết điểm
này ít được sử dụng trong máy in offset tờ rời. Những thiết bị sấy này sẽ được giới hạn (về số lượng)
để đưa ra ngoài, vì vậy khí trơ sẽ được sử dụng giữa tờ in và đèn được tích hợp thêm. Sử dụng một
buồng chứa khí nitrozen trong trường hợp in cuộn, có khả năng thực hiện được trên máy in offset tờ
rời với điều kiện phải tính toán số lượng các nhíp truyền được sử dụng. Nhiều khí nitrozen sẽ được
dẫn ra mà không tái sử dụng.

1.6.7 Hệ thống cấp và nhận giấy liên tục (nonstop)

Đối với máy in tờ rời, vịệc cấp giấy và nhận giấy đã in ra đều phải theo dạng những chồng giấy, Tuy
nhiên, kích thước và chiều cao của bàn cấp giấy và bàn nhận giấy là có giới hạn, vì thế khi sản xuất
với các mặt hàng có số lượng in lớn thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi lượng cấp giấy vào hết hoặc lượng
giấy ra đã đầy ở bàn nhận. Theo cách làm thông thường là phải dừng máy và thay bàn giấy ở cả hai
đầu vào và ra giấy thì sẽ rất mất thời gian và làm tăng thêm lượng giấy hao phí. Vì mỗi khi dừng máy
và in lại máy in cần 1 số lượng giấy nhất định để lấy lại sự cân bằng.

Hệ thống bàn phụ đưa vào cho phép thay chồng giấy mà không cần phải dừng máy, bàn phụ gồm
các thanh thép tròn và dây xích nâng đỡ vào dưới chồng giấy đang in khi nó sắp hết, bàn giấy chính
được hạ xuống, khoảng trống giữa chống giấy đang in và bàn đặt giấy cho phép đưa chồng giấy mới
vào, sau khi đã đuợc định vị theo chồng giấy cũ. Chồng giấy mới được nâng lên đến khi phần trên
của chồng giấy mới chạm vào phần đáy của chồng giấy cũ, các thanh thép tròn ở bàn phụ được rút
ra. Việc thay giấy hoàn thành, chồng giấy mới đã được thay vào mà không dừng máy.
Hình 3.39: Baøn ñaët giaáy vaøo coù xeû raûnh ñeå ñöa caùc thanh theùp troøn vaøo laøm
baøn ñôõ phuï cho choàng giaáy cuõ

Hình 3.40 : Chồng giấy mới được đưa vào dưới chồng giấy đang in

Đối với bàn nhận giấy ra hệ thống bàn phụ được đưa vào bên trên của chồng giấy được nhận khi nó
đầy lên và chiếm gần hết chiều cao của bàn nhận giấy. Bàn phụ đưa vào nhận giấy ra, trong khi đó
chồng giấy đã đầy được hạ xuống và lấy ra. Sau đó đưa bàn mới (hoặc pallet) vào. Nâng
bàn lên đến vị trí bàn phụ, rút bàn phụ ra, bàn nhận giấy đã được thay.
Tất cả các hoạt động trên diễn ra khi máy in vẫn hoạt động với tốc độ bình thường
I 6ng các ıhanl tnép ırôn vån cl 6ng siá y, d‹/gc

Bin plłu d0 giãy froth :úc :Iıay bän cl iı1h


1.7 Vận chuyển tờ rời với vật liệu cứng

1.7.1 Vận chuyển vật liệu Carton trong in Flexo:

Đối với in flexo dạng tờ rời chuyên dụng để in các loại carton 3 lớp hoặc 5 lớp (dùng làm thùng), có
độ dày lớn và nặng. Do vật liệu làm bao bì nên thường có diện tích lớn, vì thế không thể dùng bơm
hút thổi và tách tờ như trong in Offset tờ rời. Để giải quyết vấn đề trên người ta dùng kiểu bàn cung
cấp theo chiều từ trên xuống (offset tờ rời dưới lên) và để tách vật liệu thành từng tờ riêng biệt và
dùng hệ thống móc đẩy và dẫn vật liệu vào đơn vị in bằng đường ray (cho tay kê ở in offset tờ rơi)
Hoạt động:
Móc đẩy đặt bên dưới bàn đặt giấy, trên một hệ thống xích vô tận (khoảng cách giữa các móc bằng
chu vi ống ép) quay liên tục đưa tờ ở dưới cùng của chồng vật liệu ra ngoài bàn nạp và đưa thẳng vào
bộ phận in. Trên bàn nạp có các thanh đầu cố định theo khổ vật liệu cần in và điều chỉnh qua lại được
(giống như tay kê hông) tay kê đầu nằm trong ống ép in. Vật liệu được vận chuyển trong các đơn vị in
nhờ lực lăn ép giữa ống bản và ống ép in. Bàn nhận giấy có 3 thanh vỗ đầu,hông và đuôi, giấy được
lần lượt bốc ra

1.7.2 Vận chuyển vật liệu trong in kim loại:

Các vật liệu sử dụng cho in kim loại thường là thép có độ dày từ 0.2 đến 1mm hoặc hơn nữa(hộp
sữa,hộp trái cây,đồ hộp), về nguyên tắc in giống như in offset bình thường. Riêng việc vận chuyển vật
liệu in phải dùng các bộ phận sau :

a. Bộ phận tách tờ :

Do các vật liệu in là kim loại nên việc sử dụng hơi thổi tách tờ là không thể được, vì thế để tách tờ cho
vật liệu kim loại người ta dùng nam châm điện (sự hút đẩy nhau giữa các vật thể trái dấu) dưới lực đẩy
của nam châm điện, kim loại tách ra thành từng tờ ở mép của chồng kim loại, sau đó ống hút dùng
hơi sẽ hút tấm kim loại ở trên cùng lên. Ống hút đưa tấm kim loại ra và đẩy vào hệ thống dây băng,
dây băng quay liên tục để dẫn Kim loại vào bàn nạp. Hệ thống các dây băng này không can dùng
bánh xe vì Kim loại đã đủ nặng để đè lên dây băng. Các dây băng giúp tạo ra sự ổn định của vật liệu
trước khi đưa vào bộ phận kế tiếp.

b. Bàn nạp

Đưa vật liệu vào đơn vị in, vì kim loại nặng nên không thể dẫn bằng bánh xe được mà cần có các hệ
thống móc đẩy, Cần đẩy tạo ra lực đẩy từ cạnh mép của tấm kim loại.
Sau khi đưa ra khỏi dây băng kim loại được đưa sang hệ thống Cần đẩy để tăng tốc và đưa vào đơn
vị in. Cần đẩy (thường có hai cần) được đặt trên các dây xích vô tận sẽ gia tốc kim loại và đưa nó vào
đơn vị in bằng với vận tốc của máy in. Các bộ phận dẫn kim loại hoạt động đồng bộ
với nhau, nhưng có chênh lệch về vận tốc, cụ thể như sau :

∙ Dây băng: có vận tốc bằng vận tốc quay của máy in.
∙ Móc đẩy: có vận tốc lớn hơn 1% so với vận tốc của máy in.
∙ Cần đẩy: có vận tốc lớn hơn so với vận tốc của móc đẩy
∙ Định vị tấm Kim loại bằng tay kê đầu và tay kê hông

Tay kê đầu: Nằm trong ống ép in, cách điều chỉnh và công năng cũng giống như các loại dùng cho
máy inOffset tờ rời trên giấy. Nhưng do Kim loại rất cứng nên không thể dùng nhíp trao như thông
thường, mà phải cho tấm Kim loại đi thẳng vào ống ép in vì thế tay kê đầu phải được đặt trên ống ép
in để định vị cạnh nhíp. Khi Kim loại đã vào vùng ép in, nó không thể bị uốn cong mà phải di chuyển
thẳng và được đưa đi nhờ ma sát khi tiếp xúc với Cao su và ống ép. Tay kê đầu chỉ có tác dụng định
vị và do vậy cũng không có nhíp trên ống ép để giữ tấm Kim loại

Tay kê hông: Có hai tay kê hông vì kim loại rất nặng so với giấy nên ngoài việc định vị 1 cạnh cần
phải định vị cạnh thứ hai bằng tay kê thứ hai đẩy cạnh bean của Kim loại vào tay kê đối diện.
Thường tay kê hông của máy in Kim loại là hai thanh ray dẫn tạo thành đường dẫn cố định cho Kim
loại vào đơn vị in. Khoảng cách giữa hai ray dẫn này bằng với khổ của tấm kim loại, nó được thay đổi
khi đổi khổ in.

c. hoạt động:

Nhờ lực đẩy của Nam châm điện đặt ở mép của chồng Kim loai và sự hỗ trợ của các ống thổi hơi đặt
xung quang chồng Kim loại, các tấm Kim loại tách ra thành từng tờ. Các Ống hút hút miếng kim loại
trên cùng. Núm hút đưa miếng kim loại vào bàn đường dây băng : khi đi hết đường kéo của dây băng,
đuôi của tấm Kim loại tiếp xúc với móc đẩy, móc đẩy sẽ bù trừ sự giảm vận tốc của miếng kim loại
đồng thời đưa tấm kim loại vào cần đẩy, cần đẩy gia tốc cho tấm kim loại bằng với tốc độ của máy in
trong khi đẩy vào đơn vị in. Khi tấm Kim loại chạm tay kê đầu của ống ép, hai tay kê hông sẽ cố định
vào hai cạnh hông của tấm của kim loại và đưa vào bộ phận in.

Nếu máy in kim loại có nhiều màu thì quá trình lập lại giữa các đơn vị in. từ đơn vị 1 trở đi kim loại được
vận chuyển nhờ hệ thống Móc đẩy và Cần đẩy.

d. Bàn nhận kim loại:

Vì kim loại là bề mặt không thấm hút nên sau khi in xong các tấm kim loại được đưa vào bộ phận sấy
khô : sau khi sấy khô kim loại được đưa ra bàn nhận, bàn nhận kim loại cũng giống như bàn chặn
của in Flexo nghĩa là cũng có các bộ phận vỗ hai bên hông và 2 đầu tấm kim loại. Do Kim loại rất
nặng nên sẽ khó khăn trong việc trở mặt, một hệ thống lật mặt Kim loại được thêm vào, tạo điều kiện
nhanh chóng khi in mặt long của nó.

Tóm tắt như sau:


Trong bộ phận sấy kim loại được đặt lên những tấm đế hình nan quạt, di chuyển qua buồng sấy,
tốc độ của bộ phận sấy không phụ thuộc vào tốc độ in của máy. Tuy nhiên sự ổn định của nhiệt độ
và thời gian sấy là rất quan trọng trong in Kim loại.

1. HỆ THỐNG CUNG CẤP VẬT LIỆU DẠNG CUỘN

Khác với tờ rời, các hệ thống in cuộn cho phép vật liệu được in liên tục trên một hệ thống in mà không
cần có khoảng dừng (vì không cần phải có thời gian để dừng và nhận từng tờ) như các máy tờ rời.
Chính vì thế các máy in dạng cuộn cho phép in với tốc độ rất cao, có thể đạt đến tốc độ 15m/s. Do
vậy, việc cung cấp Vật liệu và dẫn cuộn đòi hỏi phải rất chính xác, ổn định cũng như phải điều chỉnh
được dễ dàng. Các máy in cuộn phổ biến sử dụng trong các lĩnh vực in bao bì, xuất bản và in thương
mại (xem chương 2). Dù sử dụng trong loại máy in nào thì các nguyên tắc về cấp cuộn, điều chỉnh
sức căng cuộn, dẫn cuộn đều giống nhau, chỉ khác nhau ở đặc trung của đầu ra sản phẩm, loại vật
liệu và các thiết bị chuyên dùng.

Một máy in dạng cuộn nói chung phải có các thiết bị và nguyên tắc hoạt động như nhau, chúng có
thể khác nhau về hình thức, các thiết bị ngoại vi, các yếu tố mang tính chuyên dụng. Nói chung về
mặt tổng thể một máy in cuộn tổng thể như sau:

Hình 3.42: Tổng quan máy in cuộn (máy in báo)

Giấy in ở dạng cuộn, được gắn trên hệ thống xả cuộn, hệ thống này cho phép chứa được nhiều cuộn
(từ 24 cuộn) có khả năng đổi cuộn mà không cần dừng máy. Vật liệu in được xả ra từ cuộn này phải
đi qua một hệ thống lô so le để điều chỉnh sức căng trước khi vào máy in. Để đảm in chồng màu
chính xác và nhận mực tốt vật liệu được dẫn qua hệ thống kéo căng theo hai chiều (để giãn hết khi
vào vùng ép in thì hạn chế độ giãn lại), mặt khác để xử lý bề mặt nó được quét sạch bụi, phủ keo hay
ẩm… Sau đó nó được đưa qua các đơn vị in, hệ thống sấy, làm lạnh, đưa
vào hệ thống thành phẩm hay thu lạiở dạng cuộn. Cụ thể một máy in Offset cuộn như trên nó cần có
các thiết bị và chức năng dưới đây.

2.1 Bộ phận cung cấp giấy :

Máy in cuộn có hai kiểu dung cấp giấy là dạng động và dạng tĩnh, chúng có các nhiệm vụ chung
như nhau, nhưng hai cách đổi cuộn sẽ khác nhau.
Nhiệm vụ: Cung cấp vật liệu liên tục ở dạng cuộn với tốc độ cao.

Và có các nhiệm vụ sau

∙ Xả cuộn giấy
∙ Tạo lực căng cuộn và giữ ổn định sức căng
∙ Đổi cuộn tự động

Hệ thống này phải có khả năng chứa được nhiều cuộn giấy khác nhau, cho phép thay đổi cuộn tự
động, có hệ thống cắt và dán khi máy hoạt động ở tốc độ cao, chức năng của nó bao gồm:

∙ Giữ cuộn xả trên tháp với trục đỡ cuộn gắn vào ngàm
∙ Thiết bị nối cuộn
∙ Lưu trữ được 2,3 hoặc 4 cuộn (tháp xả cuộn)

Tháp xả cuộn, đổi cuộn tư động theo các bước như sau:

∙ Đưa cuộn mới vào ngàm đỡ (hay mâm)


∙ Di chuyển cuộn mới vào vị trí làm việc (vị trí chờ)
∙ Gia tốc cuộn chờ lên bằng tốc độ của cuộn đang in (tốc độ bề mặt)
∙ Khi cuộn đang in giảm đường kính, lô dán hạ xuống, ép băng giấy ở cuộn đang in vào cuộn chờ.
∙ Dao cắt hạ xuống cắt băng giấy của cuộn đang in.
∙ Cuộn cũ ngưng hoạt động, giấy từ cuộn mới được dẫn vào máy in.
Cuộn in xong được lấy ra, phần giấy dư ở lõi được tháo ra.

Dạng đổi cuộn động:

Với đổi cuộn dạng động thì khi đổi cuộn, cuộn mới đưa vào (cuộn chờ) phải có cùng tốc độ với cuộn
đang in (tốc độ bề mặt cuộn). Như thế khi tiến hành dán tốc độ in không bị thay đổi lớn. Dạng này
không đòi hỏi phải có nhiều giấy dự trữ để bù vào tốc độ khi đổi giấy, nên nó rất gọn, tuy nhiên khi in
tốc độ cao thì khó bảo đảm tốc độ in.

Cấu tạo bao gồm

- Trục đỡ cuộn giấy.


- Thắng hãm giấy
- Bộ phận điều chỉnh sức căng của băng giấy.
- Bộ đổi cuộn và dao cắt.
- Bộ gia tốc cuộn giấy.
- Tháp đỡ chứa được từ 2 đến 3 cuộn

∙ Trục đỡ cuộn giấy có bộ hãm thắng để điều chỉnh lực căng của băng giấy.
∙ Giá đỡ cuộn : Có thể chứa đuợc từ 2 – 4 cuộn
∙ Bộ phận điều chỉnh sức căng của băng giấy: là một hệ thống trục gắn so le có thể dịch chuyển
được qua lại để điều chỉnh độ căng của băng giấy đảm bảo lượng băng giấy đủ đưa vào đơn vị in
luôn có một lực căng như nhau nhất là khi đổi cuộn
∙ Bộ gia tốc cuộn giấy: khi cuộn giấy đầu tiên sắp hết cuộn, giấy tự động di chuyển đến vị trí thứ 2,
cuộn ở vị trí 2 vẫn chạy theo tốc độ in của máy, cuộn thứ nhất đứng yên. Muốn thay đổi cuộn mà
không làm thay đổi vận tốc của máy thì bộ gia tốc sẽ tạo tốc độ cho cuộn 1 họat động. Khi tốc độ của
cuộn 1 bằng với tốc độ của cuộn 2, dao cắt sẽ cắt và dán băng giấy từ cuộn 2 sang cuộn 1, băng
giấy được đổi cuộn mà không phải dừng máy. Khi cuộn 1 hết giấy nó sẽ trở về vị trí 2.
Một cuộn giấy mới sẽ đặt vào vị trí 1, khi hết giấy ở cuộn 1, chu kỳ lập lại. Bộ gia tốc đuợc dùng
cho hệ thống nối giấy động

Các buớc đổi cuộn giấy :

1. Khi cuộn 1 sắp hết nó đuợc chuyển đến vị trí đổi


2. Cuộn thứ 2 đuợc đưa vào vị trí chờ, đuợc dán băng keo
3. Khi cuộn 1 đạt đến giới hạn bộ phận gia tốc bắt đầu gia tốc cuộn 2
4. Khi cuộn 2 đạt cùng tốc độ cuộn 1. dao cắt hạ xuống, dán cuộn và cắt
5. Cuộn 2 tiếp tục in mà không giảm tốc độ
Hình 3.43: Bô đổi cuộn dạng động cho 2 loại tháp trữ từ 2 đến 3 cuộn

Dạng đổi cuộn tĩnh

Với hệ thống đổi cuộn tĩnh, việc đổi cuộn thực hiện theo cách khác. Hai cuộn giấy một đặt ở trên và
một đặt ở dưới, dao cắt và dán đặt ở giữa. Bộ trữ giấy đặt ở ngoài tháp, gồm có nhiều lô xếp song
song với nhau, giấy được dẫn qua các lô này. Cuộn được đưa vào tháp nhờ cần trục nâng. Khi đổi
cuộn phần trên của cuộn mới được dán với băng giấy nhờ lô dán, tốc độ của cuộn cũ được giảm
xuống nhờ thắng hãm, khi cuộn đang in giảm đường kính đến mức cho phép, cuộn chờ đang đứng
yên, lô dán đè xuống dán băng giấy của cuộn đang in, khi băng giấy của cũ đã dính chặt vào mép
cuộn mới dao hạ xuống cắt giấy. Lúc này cuộn cũ đang đứng yên, nó đuợc kéo đi nhờ lực kéo của
băng giấy cũ, lực kéo này rất nặng có thể làm giảm tốc độ vào giấy trong khi máy in đang in với tốc độ
cao. Để giữ tốc độ của máy in, hệ thống các lô trong bộ trữ giấy hoạt động bù vào lượng giấy hụt khi
đổi cuộn. Kiểu đổi giấy này cuộn chờ đứng yên khi dán cuộn nên còn gọi là đổi cuộn “Zero”
Hình 3.44 : Bọ đổi cuộn dạng tĩnh, tháp trữ có 2 hoặc 4 cuộn

Bộ đổi giấy dạng tĩnh là nối giữa một cuộn đang quay và một cuộn đứng yên (cuộn chờ). Hệ thống
đổi giấy dạng tĩnh đòi hỏi chiếm nhiều diện tích nhưng cho phép việc dán băng keo rất đơn giản
Các buớc đổi cuộn giấy:

1. Cuộn chờ nằm ở trên, cuộn đang in nằm dưới. Các lô trong bộ trữ giấy (điều khiển lực căng
cuộn) ở vị trí cân bằng
2. Khi cuộn đang in gần hết nó giảm tốc độ, cuộn chờ đứng yên. Các lô trữ giấy nâng lên vị trí cao
nhất để trữ giấy.
3. Dao cắt và lô dán, dán băng giấy đang di chuyển (của cuộn cũ đang in) vào mép của cuộn chờ,
lực di chuyển của băng giấy sẽ kéo cuộn chờ quay. Khi đó để bù vào lượng giấy hụt do bị giảm tốc
để kéo cuộn chờ. Các lô trữ giấy hạ xuống vị trí thấp nhất để bù vào lượng giấy hụt này, tốc độ in
không thay đổi khi đổi cuộn
4. Khi cuộn chờ (ở trên) đã quay, các lô bù giấy trở về vị trí cân bằng ban đầu.
Một hệ thống đổi cuộn dạng động thường có thể chứa từ 2 – 4 cuộn giấy, kết hợp với các lô hoặc hệ
thống điều chỉnh lực căng trước khi đưa vào đơn vị in. Một hệ thống như vậy rất cần thiết cho các
máy in dạng cuộn sử dụng cho in bao bì hoặc báo chí

2.2 Bộ phận điều chỉnh lực căng đầu vào :


Đây là nơi điều chỉnh lực căng của cuộn trứơc khi đưa giấy vào máy in, bộ phận này hoạt động độc
lập với bo xả cuộn nằm ở phía trước. Về cơ bản bộ phận này bao gồm các lô kéo (có 3 lô để tạo
đường vòng cho giấy) tiếp xúc với giấy cùng một lô đo lực căng để điều chỉnh lực căng phù hợp với
giấy.

Hình 3.45: Bọ phận điều chỉnh lực căng trên hệ thống cấp giấy dạng tĩnh và bộ điều chỉnh nằm rời
như 1 đơn vị riêng lẽ
Các lô tạo lực kéo căng được điều chỉnh bằng hệ thống bơm thủy lực điều hòa dựa vào tín hiệu thu về
từ bộ phận đo lực căng. Bơm điều chỉnh các Piston thủy lực có nhiều bước, vì thế cho phép điều
chỉnh những thay đổi rất nhỏ. Bộ phận này tạo ra lực kéo để làm giấy có thể giãn hết mức có thể giãn
của nó, để khi đi qua các đơn vị in nó không gây ra hiện tương giãn nữa, giúp cho việc in chồng màu
chính xác, khi chuyển qua nhiều đơn vị in băng giấy không bị chùng. Việc kéo giãn giấy được tạo ở cả
hai chiều, chiều dọc cuộn và chiều vuông góc của nó, khi được ép in độ giãn của nó đã giảm đi rất
nhiều, không còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chồng màu. Thực tế, kéo giãn giấy chỉ là một giải
pháp tình thế. Để giải quyết triệt để cần có sự bù trừ độ giãn giấy từ khi chế bản, bằng các phần mềm
bình trang chuyên dụng.
Trong máy in Offset cuộn, giấy được làm sạch bề mặt nhờ hệ thống trục chổi lông và vòi hút chân
không hoặc dùng lực tĩnh điện và chổi lông hoặc bằng lô ẩm. Việc xử lý cẩn thận bề mặt giấy có ý
nghĩa rất lớn trong việc chống lại sự xuất hiện bụi trên bề mặt giấy do các thớ sợi trong giấy bị bứt ra.

2.3 Dẫn giấy giữa các đơn vị in :


Trong máy in cuộn các đơn vị in sử dụng dạng Cao su ép cao su nên ngoài việc ép in, truyền mực
nó còn có tác dụng kéo cuộn đi nhờ lực ma sát khi hai ống cao su lăn ép với nhau. Giữa các đơn vị
in có gắn bộ phận kiểm soát băng giấy, máy sẽ tự động dừng khi băng giấy bị đứt.
Một đơn vị in cuộn có thể có nhiều cấu hình khác nhau (chữ I, chữ Y, chữ H, vệ tinh….) nhưng
luôn tuân theo quy tắc Cao su đối Cao su, vì thế giấy được vận chuyển giữa các đơn vị in theo
đường ngắn nhất và thẳng nhất tuỳ theo bố trí của các đơn vị in.

Hình 3.46: Đơn vịiinn ép in và dẫn giấy giữa các đơn vị in

Hình 3.47: Đường đi của vật liệu trong máy in Offset cuộn

Sau khi được dẫn qua các đơn vị in và các bộ phận liên quan cần thiết phải gia công như số nhảy,
phủ hồ, dán… giấy được đưa vào hệ thống sấy, trước khi ra sản phẩm cần có một hệ thống đảo mặt và
gấp.

2.4 Hệ thống sấy và làm lạnh

Sau khi qua các đơn vị in giấy cần phải làm khô, nhất là đối với các loại giấy in có tráng phủ, hệ thống
sấy này chủ yếu làm khô mực bằng nhiệt. Nhiệt độ sấy tùy theo tốc độ máy in, loại mực và loại giấy in.
Hệ thống sấy cho máy in cuộn dùng luồng khí nóng đối lưu thổi vào hai mặt của băng giấy, nhiệt độ
được tạo bằng cách đốt gas. Luồng khí thoát ra được xử lý để thu hồi dung môi và xử lý trước khi thải
ra môi trường.

Hình 3.48: Hệ thống sấy của máy in báo dạng cuộn

Khi ra khỏi bộ phận sấy giấy rất giòn và khô, sẽ gây khó khăn cho việc gấp và cắt sau tại đầu gấp, vì
thế nó cần phải được hạ nhiệt và bằng cách dẫn qua các lô làm lạnh, làm giảm nhiệt độ của giấy đồng
thời làm ẩm giấy trở lại, để giấy có độ mềm dẻo cần thiết khi đưa vào gấp thành phẩm. Mặt khác từ
đơn vị in cuối cùng qua đến hệ thống sấy, giấy không có lô dẫn giấy, vì thế khi qua lô làm lạnh nó cần
được phối hợp điều điều chỉnh lực căng cuộn nhờ bố trí vị trí các lô trước khi đi tiếp. (hình 3.49)
Hình 3.49: Laøm laïnh baèng nöôùc, daàu hay hôi laïnh, saép xeáp caùc loâ so le qua ñoù giuùp
ñieàu chænh löïc caêng vaø laøm laïnh ñöôïc ôû caû hai maët giaáy

2.5 Bộ phận đảo mặt giấy :


Với các máy in cuộn đều cho phép in trên một hay hai mặt, hơn nữa việc bố trí các trang in vừa phải
phù hợp với dạng của đơn vị in và maquette của sản phẩm. Mặt khác việc bố trí lồng nhiều băng giấy
với nhau để phù hợp với maquttete đôi khi dẫn đến không thể thực hiện được do không thể sắp xếp
các băng giấy phù hợp khi lồng vào nhau. Hệ thống đảo trở mặt băng giấy đưa vào giúp giải quyết
vấn đề này. Nó cho phép lật ngược mặt băng giấy mà không làm ảnh hưởng đến vị trí của nó khi xắp
xếp các băng lồng với nhau.
Hình 3.50: Boä ñaûo maët giaáy Goàm caùc truïc loâ boá trí theo daïng hình khoái laäp phuông
vaø cheùo nhau goùc 45 ñoä, treân caùc oáng coù heä thoáng huùt khí chaân khoâng giöõ
giaáy (hình beân)
Vaø hai kieåu ñaûo maët giaáy (hình döôùi)
Khi giấy được lật mặt nó có thể di chuyển cùng chiều như khi đến hoặc có thể đổi chiều khi đã được lật
mặt, Mặt khác nó cũng cho phép chia từ một băng giấy vào, một phần được dẫn đi thẳng, một phần
được lật mặt, sau đó cả hai đuợc lồng lại với nhau, gấp chung trên phễu gấp.

Hình 3.51: Boä ñaûo maët giaáy töø 1 baêng giaáy chung, ñöôïc chia caét ñoâi. Moät baêng
daãn thaúng vaø 1 baêng laät maët

Trong cấu trúc của một máy in cuộn luôn có hệ thống này, nó tạo cho tính linh hoạt trong việc bố trí
các sản phẩm in.
2.6 Hệ thống ra sản phẩm
Đầu ra của máy in dạng cuộn thường ở 3 cách là: Xếp thành từng tay, chia thành các cuộn nhỏ và
thu hồi lại dưới dạng cuộn. Với máy in Offset cuộn cho in Báo thì hệ thống ra giấy là hệ thống gấp
cho phép gấp hoàn chỉnh một tờ báo theo một khổ nhất định. Hệ thống đầu gấp này bao gồm:
∙ Phễu gấp : Hình tam giác khi băng giấy di chuyển qua phễu nó được gấp đôi lại theo chiều dài
của băng giấy
∙ Các lô dẫn giấy vào, kéo giấy vào bộ gấp
∙ Ống dao cắt, cắt băng giấy theo khổ báo, các ống dao cắt có thể cắt được từ 1 – 3 lần tùy theo
đường kính thiết kế của nó
∙ Ống ngàm dùng kim kẹp giữ 1 đầu của tờ báo đề đưa qua ống gấp
∙ Ống gấp, có thể bộ phận gấp nằm chung với ống ngàm hoặc là một ống riêng dùng để gấp đôi tờ
báo. Hay nói cách khác nó gấp vạch thứ hai vuông góc với vạch thứ nhất ở phễu gấp
∙ Dao gấp vạch thứ 3 nằm riêng và khi cần thì có thể chọn lựa theo yêu cầu
∙ Bánh xe nan quạt nhận sản phẩm từ Ống gấp. Tốc độ của máy in cuộn rất cao, vì thế để nhận
sản phẩm ra phải đảm bảo được xếp ngay ngắn, bánh xe nan quạt đảm bảo điều này
∙ Dây băng vận chuyển sản phẩm ra, nhận sản phẫm từ bánh xe nan quạt, dẫn ra với đường đi
tương đối dài cho phép đếm, kiểm sản phẩm dễ dàng

Hình 3.52: Pheãu gaáp treân maùy in cuoän, cho pheùp loàng nhieàu baêng giaáy vaø moâ hình
maët caét cuûa boä phaän gaáp

Khả năng gấp bằng đầu gấp của máy in báo cuộn Offset bị hạn chế do các ống dao cắt và ống gấp
có khổ cố định, nên đa số các máy in báo thường chỉ cho ra các loại báo hay tạp chí theo một khổ cố
định, hoặc theo chuẩn nhất định. Tuy nhiên điều này cũng hợp lý vì các loại báo ngày hay tạp chí
luôn có khổ và số trang (trang nội dung) không đổi.
Đường vào giấy của đầu gấp cũng rất đa dạng, nó cho phép đóng lồng hay đóng kẹp, có nhiều lựa
chọn khi chúng ta lắp ghép nhiều phễu gấp theo các hình dạng khác nhau, xếp hai phễu gấp song
song với nhau là một cách phối hợp rất thông dụng. Một kiểu khác là xếp các phễu gấp theo dạng
hình cầu (thường là 4 phễu) như thế cho phép ta có nhiều lựa chọn khi phối hợp các đường đi của
nhiều băng giấy
Hình 3.53: Dạng 2 phễu gấp song song, có thể xả dọc băng giấy theo các khổ thành phẩm khác
nhau, dùng chung 1 đầu gấp và dạng hình cầu cho phép nhiều lựa chọn cách lồng băng giấy khi đi
vào đầu gấp, sử dụng nhiều phễu gấp kết nối với nhau.
Bánh xe nan quạt cho phép nhận vật liệu nhanh chóng và chính xác nhờ cấu trúc tròn và xếp lớp
của các thanh thép xung quang trục tròn. Nhận tờ in đã gấp thành phẩm với tốc độ cao và thả lần
lượt vào băng chuyền.
Hình 3.54: Baùnh xe nan quaït nhaän thaønh phaåm ñaõ ñöôïc caét, gaáp töø oáng gaáp ñöa vaøo
baêng truyeàn. Caùc baùnh xe naøy ñöôïc keát hôïp nhôø caùc thanh theùp uoán cong, nhaän giaáy deã
daøng vaø thaû giaáy ra nhanh choùng
Hình 3.55: Baùnh xe nan quaït vaø daây baêng daãn Vaät lieäu ra. Ñaàu gaáp duøng heä
thoáng oáng dao caét, ghim, dao gaáp

Các khả năng gấp ở đầu ra Cho phép gấp với nhiều phương án khác nhau.
Hình 3.56: Các khả năng gấp ở đầu ra máy in cuộn : 2 vạch, 3 vạch

Ví dụ : Chúng ta cần in báo khổ 29x42 (cm) thì chúng ta sẽ chọn khổ giấy in là 84 (cm), khổ máy in
là 58x84 (cm). Như vậy một băng giấy sẽ in được 8 trang (cả hai mặt). Khi qua phễu gấp băng giấy
được gấp đôi lại theo chiều dọc băng giấy (vạch gấp 1) thành 42 (cm), khi qua ống cắt băng giấy
được cắt thành khổ 58x42 (cm), khi qua ống gấp băng giấy được gấp đôi lại (vạch thứ 2) thành khổ
29x42 (cm). Như vậy một tờ báo thông dụng như tờ “Tuổi trẻ” được in và gấp bằng các máy in báo và
kiểu đầu gấp kể trên, một băng giấy như vậy ta có 8 trang, khi lồng nhiều băng giấy vào với nhau ta
có thể tăng số trang trong một tờ báo lên.
Tương tự như vậy nếu ta sản xuất các tạp chí có khổ 21x29 (cm) thì từ vạch gấp thứ hai dùng một
băng chuyền khác (hình 2.51) chuyển qua một dao gấp vuông góc nữa (vạch gấp 3) để tạo được
khổ theo yêu cầu.
Các sản phẩm của đầu gấp được mô tả trong hình 2.52 Các
lựa chọn đầu vào và đầu ra của vật liệu in
Nhằm đa dạng hóa phương thức cung cấp vật liệu ở đầu vào và đầu ra. Một máy in cuộn có thể cho
ra sản phẩm là tờ rời hoặc máy in tờ rời vẫn có thể in được các cuộn giấy, tất nhiên là cần phải có các
thiết bị phụ trợ thêm vào đó là bộ cắt cuộn thành tờ rời. Điều này làm tăng tính đa dạng của các máy
in, giảm thời gian chuẩn bị (như xả giấy cuộn thành tờ rời cho máy in tờ rời)
hay xả cuộn đã in thành các tờ để gia công, giảm được thời gian vận chuyển và lưu trữ bán thành
phẩm.
Có nhiều lựa chọn để kết hợp cho in cuộn và in tờ rời, hai cách thông dung nhất và đã được thực hiện
khá rộng rãi là đầu vào dạng cuộn cho máy in tờ rời và đầu ra dạng tờ rời cho máy in cuộn.

Hình 3.57 : Mở rộng hóa mô hình đầu vào, cho phép in với đầu vào là cuộn, qua hệ thống xả
cuộn thành tờ rời cho phép in trên máy in tờ rời

Hình 3.58: Sản xuất với mô hình cuộn – tờ rời. PP đơn giản, ổn định trong cả hệ thống với các loại
giấy in có định lượng cao, đầu vào là dạng cuôn, máy in cuộn, đầu ra dùng hệ thống xả thành tờ rời

Hình 3.59: Heä thoáng xaû cuoän thaønh tôø rôøi, khoå caét thay ñoåi theo vò trí dao caét, thay
ñoåi linh hoaït
Các dạng sản xuất đầu vào cuộn, đầu ra tờ rời rất thích hợp cho các sản phẩm đặc dụng có số lượng
lớn như tập vở, sách (cần phải xả ra tờ rời để gấp)…. Các dạng sản xuất vào cuộn ra tờ rời thích hợp
cho sản phẩm bao bì, hộp…
Như vậy, mỗi dạng cuộn và tờ rời có những hình thức vận chuyển và ổn định Vật liệu in khác nhau,
theo những nguyên lý khác nhau và phải phù hợp với loại máy in. Đối với máy in tờ rời thì
in Offset rất phổ biến và những nguyên lý như tách tờ, vận chuyển giấy bằng nhíp bắt, canh chỉnh
giấy bằng tay kê… đã rất phổ biến và từ hình thức cấp giấy tờ rời này đã được áp dụng cho nhiều dạng
máy in tờ rời của các phương pháp in khác. Các hình thức phát triển từ nguyên lý tờ rời này đã được
áp dụng cho nhiều phương pháp in như: Typo, Flexo, in lõm và các phương pháp in NIP…
Các dạng in cuộn rất phổ biến trong in báo và in bao bì, các máy in bao bì thông dụng là Ống đồng
và Flexo đa phần là máy in dạng cuộn. Nguyên lý về cấp cuộn, xả cuộn, đổi cuộn, dẫn cuộn, kiểm
soát lực căng…. Cũng sử dụng các nguyên lý đã trình bày trong chương này. Nhưng rõ ràng rằng,
mỗi phương pháp in và vật liệu in đều có những đặc trưng riêng và nó cần các thiết bị phù hợp, các
chi tiết riêng biệt này chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn trong các môn chuyên ngành.

You might also like