You are on page 1of 7

I. CÔNG NGHIỆP IN HƯỚNG TỚI CÔNG NGHIỆP 4.

0
1.   Quá trình số hóa trong sản xuất in
Sự phát triển việc số hóa của quá trình sản xuất in có thể lấy phương pháp in offset là điển hình. Cho đến nay, việc số hóa
từng phần trong dây chuyền công việc của sản xuất in này bao gồm 5 giai đoạn.
-   Giai đoạn đầu tiên: Kỹ thuật số hình ảnh, chữ - Chụp ảnh kỹ thuật số và sắp chữ chụp.
Đầu tiên, máy quét màu (scanner) và hệ thống sắp chữ chụp (phototypesetting) đã được sử dụng để số hóa các bước
đầu tiên của chuỗi quy trình. Máy quét trống đọc bản gốc bằng điện tử, thực hiện việc hiệu chỉnh màu sắc và tách màu
trong bộ phận xử lý, và ghi lại kết quả trên film. Bằng cách sử dụng các hệ thống sắp chữ chụp (phototypesetting) để
sắp chữ tạo văn bản, và một phần tạo ra đồ hoạ vector được số hóa và xuất ra chủ yếu ở dạng các film riêng biệt. Văn
bản, hình ảnh, hình vẽ được số hóa ở giai đoạn đầu của chế bản. Tất cả các bước tiếp theo trong quá trình là tương tự,
chẳng hạn như việc sắp xếp từng trang tài liệu và dàn khuôn đầy đủ (bình bản) sau đó là chế bản (phơi bản).
 

Hình 9: Dây chuyền sản xuất in với quét ảnh kỹ thuật số và sắp chữ chụp
 
-   Giai đoạn thứ hai: Kỹ thuật số đến khâu dàn trang (layout) - Xuất bản trên bàn (DTP)
Giai đoạn tiếp theo trong việc số hóa dữ liệu bắt đầu vào những năm 80, với sự ra đời của máy vi tính, thuờng gọi là
DTP (Desktop Publishing). Công nghệ này dựa trên phần cứng và phần mềm máy tính. DTP không chỉ cho phép các
văn bản, hình ảnh, và đồ họa được nhập và chỉnh sửa trên cùng một máy trạm (máy tính); nó cũng cho phép lắp ráp
các chữ, hình ảnh và đồ họa thành các trang hoàn chỉnh (Page assembly) bằng cách sử dụng các chương trình sắp xếp
(layout) và xuất ra dưới dạng tấm phim bằng các thiết bị in laser. Do đó, quá trình dàn trang bằng tay được loại bỏ.
Trong giai đoạn thứ hai chữ, ảnh và hình vẽ được số hóa và in ra các trang rời trên các tấm phim (computer to film
sheet). Tiếp theo, là quá trình tương tự như bình bản, chế bản.
 
Hình 10: Dây chuyền sản xuất in DTP với xử lý ảnh, sắp chữ vi tính và dàn trang kỹ thuật số
 
-   Giai đoạn thứ ba: Kỹ thật số đến khâu bình bản - Công nghệ từ máy tính đến phim  (CTF)
Ngay sau khi công nghệ DTP được áp dụng, với các máy in phim laser khổ lớn (> A3), có thể in ra tờ mẫu phơi
(support) với các loại giấy theo khuôn khổ của máy in tương ứng, đang có mặt trên thị trường. Đồng thời, các phần
mềm bình bản (Imposition) kỹ thuật số được phát triển. Các phần mềm này cho phép đặt các trang trong các tờ in
(Sheet assembly) và trình bày chúng trên các khổ giấy in, chúng được in ra tấm phim lớn (gọi là phim tấm). Công
nghệ này gọi là CTF (Computer to Film). Tiếp theo là chế bản, đây là quá trình tương tự cuối cùng trong giai đoạn
chế bản.
 

Hình 11: Dây chuyền sản xuất in CTF với xử lý ảnh, sắp chữ vi tính và dàn trang, dàn khuôn kỹ thuật số
 
-   Giai đoạn thứ tư: Kỹ thuật số đến khâu chế bản - Công nghệ từ máy tính đến bản (CTP)
Thông tin chữ, ảnh và hình vẽ của các trang và theo từng khuôn được chuyển trực tiếp sang bản in từ bản bình kỹ thuật
số mà không tạo ra phim - công nghệ từ máy tính đến bản (Computer to Plate – CtP). Điều này được thực hiện bằng
một thiết bị ghi hình ảnh laser trực tiếp trên bản in. Đến đây quá trình chế bản đã được số hóa hoàn toàn. Đây là công
nghệ được dùng trong nhiều năm trước và phổ biến hiện nay. Ngoài ra, còn sử dụng ghi hình trực tiếp lên bản in trên
máy in gọi là Coputer to Press (CTPress).
 

Hình 12: Dây chuyền sản xuất in CTP với xử lý ảnh,


sắp chữ vi tính và dàn trang, dàn khuôn và chế bản kỹ thuật số
 
Dây chuyền kỹ thuật số và In kỹ thuật số (từ máy tính đến máy in). Trong giai đoạn thứ tư từ máy tính đến máy in,
hình ảnh được tạo trực tiếp lên bản trên máy in. Trong trường hợp cụ thể này, hình ảnh là hoàn toàn được tạo ra trên
máy in trên cơ sở dữ liệu số. Trong kỹ thuật in, công nghệ in không tiếp xúc (công nghệ in không cần bản) cho phép
mức công việc số cao nhất. Khuôn in là hình ảnh kỹ thuật số đối với mỗi một tờ in mới. Các máy in không tiếp xúc
nhận dữ liệu từ khâu chế bản số, khi đó khâu chế bản vật chất (platemaking) không còn. In kỹ thuật số cũng bao gồm
việc sử dụng công  nghệ từ máy tính đến máy in với công nghệ hình ảnh trực tiếp dựa trên công nghệ in thông
thường, trong đó bản in được tự động tạo ra (ghi hình ảnh) trong máy in.
 

Hình 13: Dây chuyền sản xuất in kỹ thuật số (in không tiếp xúc hoặc tạo hình ảnh trực tiếp)
 
-   Giai đoạn thứ năm: Sản xuất máy tính tích hợp CIM (Computer-Integrated Manufacturing)
Việc chuyển giao các dữ liệu liên quan đến sản xuất từ chế bản, và việc chuẩn bị, kiểm soát các hệ thống in và gia
công sau in và xử lý vận chuyển đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện CIM trong ngành in. Mục đích của
sự phát triển này là để đạt được một " nhà in nối mạng" (networked printhouse), là quá trình nối mạng theo tiêu chuẩn
của cách mạng công nghiệp 4.0.
 

Hình 14: Dây chuyền sản xuất in CIM với toàn bộ quá trình sản xuất được nối mạng
 
Nhìn vào quá trình số hóa trong sản xuất in chúng ta thấy quá trình này diễn ra từng phần theo thứ tự từ đầu đến cuối và đã
hoàn tất toàn bộ tại giai đoạn chế bản và in kỹ thuật số. Tại khâu in, các công nghệ in truyền thống như offset, flexo, ống
đồng… đều được điều khiển bằng kỹ thuật số. Khâu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm sau in việc số hóa tương đối khó vì
công việc của nó liên quan trực tiếp tới vật liệu vật chất. Ở khâu sản xuất này hầu hết các công việc đều làm bằng thiết bị tự
động, được điều khiển bằng điện tử và kỹ thuật số. Ngày nay, khi quá trình bế hộp bằng laser được thực hiện trực tiếp trên
máy in thì coi như tất cả các công việc trong quá trình sản xuất in được số hóa và tự động hóa. Như vậy, trong những năm
qua ngành công nghiệp in đã đi trên con đường tiến tới nền công nghiệp 4.0, bằng cách số hóa, tự động hóa và nối mạng
theo tiêu chí cơ bản của công nghiệp 4.0.
 
2.   Quá trình nối mạng trong sản xuất in
●   CIP3 với sản xuất máy tính tích hợp (CIM) trong sản xuất in.
Giai đoạn thứ năm của dây chuyền công việc số, việc chuyển giao các dữ liệu liên quan đến sản xuất từ chế bản, rất quan
trọng để đưa ra  sản xuất máy tính tích hợp CIM  (Computer integrated Manufacturing). Một sáng kiến quan trọng cho sự hỗ
trợ của công việc số trong việc sản xuất các sản phẩm in là liên minh CIP3. CIP3 là viết tắt của "Hợp tác quốc tế về tích hợp
chế bản, in và hoàn thiện (International Cooperation for Integration of Prepress, Press, and Postpress); nó là một hiệp hội
của khoảng 40 công ty quốc tế, chủ yếu là các nhà sản xuất chế bản, in và hoàn thiện, cũng như các nhà cung cấp và người
sử dụng thiết bị. Năm 2000 hiệp hội CIP3 được đổi tên thành CIP4 là một hiệp hội có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn để
trao đổi dữ liệu giữa các công đoạn của ngành in và không phụ thuộc thiết bị. Bằng cách đưa ra một tiêu chuẩn chung duy
nhất cho việc trao đổi dữ liệu, các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau có thể liên lạc được với nhau thông qua máy tính
tạo tiền đề biến quá trình sản xuất in trở thành một quá trình CIM.
●   Định dạng sản xuất in (PPF).
Mục tiêu của CIP3 là cải tiến và tự động hoá sản xuất các sản phẩm in bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn trong toàn ngành -
định dạng sản xuất in PPF (Print Production Format). PPF xác định một cấu trúc dữ liệu đồng nhất và mã hóa kết nối cho dữ
liệu, điều này cần thiết cho toàn bộ sản xuất kỹ thuật. PPF này được hỗ trợ bởi các sản phẩm (phần mềm và phần cứng) của
các thành viên CIP3 và các công ty khác.
Trong chuỗi dài hoạt động cần thiết của sản xuất in, nhiều máy in đã có thể được kiểm soát và đặt trước bằng điện tử. Tuy
nhiên, các giá trị cài đặt bắt buộc vẫn thường được nhập bằng tay, mặc dù nhiều thông tin cần thiết đã có sẵn trong các hoạt
động trước đó. Khả năng trao đổi dữ liệu điện tử hầu như không được khai thác, đặc biệt là trong môi trường không sử dụng
đồng nhất thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau, như thường gập trong thực tế. Điều này có thể được giải thích bởi sự vắng
mặt của một định dạng thống nhất, không phụ thuộc vào nhà sản xuất, mà dữ liệu có thể được gửi từ một bước xử lý  trước
sang bước xử lý tiếp theo.
Năm 1994, Viện đồ họa máy tính Fraunhofer (Fraunhofer Institute for Computer Graphics) đã đưa ra một định dạng sản
xuất in (CIP3 / PPF). Định dạng này sẽ phục vụ như là bộ chứa dữ liệu cho các thông tin trao đổi giữa chế bản, in, và hoàn
thiện. Mục tiêu của nghiên cứu cho Định dạng Sản xuất in của CIP3 là áp dụng các khái niệm về sản xuất máy tính tích hợp
(CIM) cho việc sản xuất các sản phẩm in.
●   Nội dung của các tệp CIP3 / PPF  và ứng dụng trong dây chuyền sản xuất.
File CIP3/ PPF chứa các mô tả tờ in, nội dung PPF có thể được lưu lại hoặc chỉnh sửa liên tục hoặc đồng thời trong một tập
tin PPF. Dựa trên các quy trình phụ khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm in, các nội dung được lưu, trao đổi hoặc
đọc trong tệp PPF. Tập tin PPF chứa cài đặt vùng mực, di chuyển giấy, vị trí của dấu ốc (marks) chồng màu cho kiểm soát
chồng màu. Tập tin PPF cũng có thể chứa các vị trí và các giá trị cài đặt của màu và mật độ cho các phép đo và kiểm soát
chất lượng trực tiếp hay gián tiếp. Các thuộc tính được sử dụng trong gia công sau in: Thiết lập cắt ngang hoặc cài đặt trước
đường gấp của máy in cuộn (web); Định kích thước các khối cắt và định vị các nhát cắt trong quá trình hoàn thiện sản
phẩm; Cách gấp và các thông số riêng biệt của chúng cần được thiết lập từ khi bình bản, thông tin này có thể được lưu trong
tệp. Trong phần hoàn thiện tiếp theo, CIP3/ PPF mô tả các phần được tạo ra trong các bước trước được xử lý đến thành sản
phẩm cuối cùng như thế nào. Do đó, tệp PPF có thể chứa mô tả sản phẩm hoàn chỉnh. Nó bao gồm các mô tả về các hoạt
động như dấu gáy (collating), hoặc tập hợp (bắt), đóng sách bằng nhiều cách khác nhau (không khâu, khâu chỉ, vv), xén ba
mặt, hoặc thông tin về các sản phẩm đi kèm. Ngoài ra, Định dạng sản xuất in bao gồm dữ liệu quản trị, chẳng hạn như xác
định công việc rõ ràng hoặc thông tin về số lượng in.
Trong định dạng sản xuất in CIP3, dữ liệu chuyên biệt về sản xuất, được gọi là "dữ liệu cá nhân", có thể được lưu trữ. Bằng
cách này có thể lưu các giá trị thiết lập thực tế của một máy được sử dụng cho quá trình sản xuất và dữ liệu có nguồn gốc từ
chế bản trong một tệp tin CIP3 / PPF. Nếu có một công việc lặp lại giống nhau hoặc trên một máy in tương tự, cài đặt sản
xuất cũ sau đó có thể được sử dụng trực tiếp. Với cơ chế "dữ liệu cá nhân", định dạng sản xuất in CIP3 cũng có thể được sử
dụng để lưu các thông số không được biết trước trong chế bản cũng như không có nguồn gốc từ thông tin đã có sẵn. Một lợi
ích khác của khả năng sử dụng lại của dữ liệu này là rút ngắn đáng kể thời gian cho các công việc lặp lại. Nếu cần thiết, dữ
liệu cá nhân chỉ có thể bị xóa dễ ràng trước khi dữ liệu được gửi đến các trang web sản xuất bên ngoài. Tất cả dữ liệu được
lưu trữ dưới dạng có cấu trúc trong tệp CIP3/ PPF, cơ cấu logic này được lập trình với cơ chế thừa kế thuộc tính dữ liệu. Do
đó, một phần tử có thể kế thừa các thuộc tính từ các phần tử trên một cấp bậc cao hơn của nó. Bằng cách này, các thuộc tính
hợp lệ cho một số phần tử có thể được sao chép trong một cấu trúc cấp cao hơn. Sau đó chúng có thể được lưu một lần cho
tất cả các cấu trúc cấp dưới.
Ứng dụng đầu tiên, tích hợp CIP3/ PPF trong luồng công việc, là cài đặt mực in. Nếu nội dung của toàn bộ tờ in tồn tại dưới
dạng tệp CIP3/ PPF, ta có thể tính toán chính xác số lượng mực cần thiết cho mỗi bản tách màu, tức là cho mỗi đơn vị in.
Thêm các ứng dụng sử dụng CIP3 / PPF, ví dụ như, tự động tạo ra các chương trình để sử dụng máy cắt, và vị trí các cảm
biến, hoặc chuyển giá trị cài đặt để kiểm soát chất lượng in; chúng cũng đóng góp rất nhiều vào việc tiết kiệm thời gian và
chất thải. Việc chuẩn bị máy in được rút ngắn, đặc biệt trong các sản phẩm in ngắn, tạo thành một lợi thế lớn.
●   Định dạng công việc JDF  (Job Definiton Format) và CIP4.
Một sáng kiến mới khác của nhóm cốt lõi Heidelberg, Adobe, MAN Roland và Agfa là sự phát triển của “Định dạng công
việc” JDF (Job Definiton Format). Định dạng thẻ công việc này tương thích với Định dạng thẻ công việc di động của Adobe
(PJTF) và với Định dạng sản xuất in (PPF) do nhóm CIP3 phát triển, từ đó góp phần vào dây chuyền tích hợp đầy đủ trong
ngành in. Các giải pháp dựa trên Internet để sản xuất tại các địa điểm khác nhau được thực hiện bằng cách thực hiện các
tiêu chuẩn XML (Extensible Markup Language).
CIP4 là một tiêu chuẩn của việc trao đổi dữ liệu trong quá trình sản xuất in, việc trao đổi này dựa trên 2 định dạng là JDF
(Job Definition Format) và JMF (Job Messaging Format). Tất cả đều được mã hoá bằng ngôn ngữ XML. Với XML thì tính
tương thích trên các nền phần cứng khác nhau cũng như việc xây dựng các ứng dụng trên nền internet được bảo đảm. CIP4
hay JDF ngày nay đã trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp phục vụ việc tích hợp các thiết bị hay giải pháp trong ngành
công nghiệp in. Nó bao gồm tất cả các công đoạn từ quản lý vật tư, khách hàng, lên kế hoạch sản xuất, lập dự toán, tự động
hóa quá trình sản xuất in, giao hàng vv. Bản thân CIP4 hay JDF không phải là một thiết bị hay phần mềm mà nó chỉ là một
chuẩn giao tiếp. CIP4 đã và đang được ứng dụng một cách rộng rãi là xu thế phát triển tất yếu của ngành in theo hướng tiêu
chuẩn hóa và tự động hóa.
●   Quản lý sản xuất và  hệ thống giám sát sản xuất.
Trong các công ty in lớn, quản lý sản xuất và giám sát công việc đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao hàng
đúng giờ và chi phí sản xuất hiệu quả. Phần lớn các công ty in không có kế hoạch tổng quan chi tiết về công việc trong sản
xuất, và đặc biệt không có cập nhật thời gian thực tế về trạng thái của chúng. Trong các công ty yêu cầu có thời gian tuyệt
đối về sản xuất (như in báo hàng ngày), một số quy trình cụ thể đã được thiết lập dần, cùng với việc sử dụng các hệ thống
lập kế hoạch và giám sát điện tử.  Điều này làm cho ngành công nghiệp in báo và tạp chí là công ty đầu tiên triển khai các
giải pháp có thể làm giảm những rủi ro. Tuy nhiên, các công ty in với sản lượng in lớn cũng phải tích hợp một giải pháp hợp
lý cho việc lập kế hoạch và giám sát sản xuất của họ, các hệ thống được phát triển để sản xuất có thể được lên kế hoạch,
giám sát, chi phí và thương mại hóa một cách hiệu quả.
Để có một cái nhìn tổng quan cập nhật về việc sản xuất một tờ báo bất cứ lúc nào, cần một số công cụ theo dõi và trực quan
nhất định. Việc kiểm tra phải có thể cho từng phần tử riêng lẻ. Sau khi kiểm tra, hệ thống sẽ gửi thông báo trạng thái như
“đang trong quá trình sản xuất”, “đã dừng” hoặc “sẵn sàng’. Nhiệm vụ này là rất lớn và phức tạp vì toàn bộ quá trình sản
xuất có thể liên quan đến một số hệ thống từ các nhà sản xuất khác nhau. Khi sản xuất báo, hệ thống độc lập được sử dụng
trong các lĩnh vực sau: quản trị, biên tập, sản xuất quảng cáo, chỉnh sửa hình ảnh, bố cục, in ấn, vận chuyển, v.v. Do đó,
nhiệm vụ của một hệ thống theo dõi là thu thập thông tin từ từng hệ thống một phần và đưa ra tổng quan về toàn bộ quá
trình sản xuất. Để hệ thống này hoạt động đúng, tất cả các hệ thống phải truyền thông tin trạng thái của từng phần tử trong
một biểu mẫu được chuẩn hóa đến một hệ thống theo dõi trung tâm.
Hiệp hội báo chí và công nghệ truyền thông IFRA, đã thiết lập một hệ thống theo dõi độc lập với nhà cung cấp với việc mã
hóa thông tin theo dõi, XML (Extensible Markup Language) được ưu tiên cho IMF (IFRA Message Format). Ngoài ra, giao
thức kết nối hiện được sử dụng là TCP/ IP (Internet – Transmission Control Protocol /Internet Protocol), dựa trên các tiêu
chuẩn hiện có. In thương mại cũng đã giới thiệu các giải pháp giám sát sản xuất tương tự như trong in báo. Một số công ty,
những người đã phát triển các hệ thống được tối ưu hóa đặc biệt để giao tiếp các thành phần hệ thống in của riêng họ:
DataControl/Prinect (Heidelberg); PECOM (MAN Roland); K-LAN II/KMS (Komori); DiamondLink System (Mitsubishi)
  
Các hệ thống được thiết kế để truyền dữ liệu từ xa, giám sát từ xa và kiểm soát các hệ thống sản xuất cũng đóng một vai trò
quan trọng. Chúng có thể hỗ trợ việc sản xuất được thực hiện tại các địa điểm khác nhau và đảm bảo phát hiện sớm và chẩn
đoán các lỗi. Do đó, chúng có thể thực hiện một dịch vụ nhanh chóng liên quan đến công việc bảo trì hoặc xử lý trục trặc.
II.   KẾT LUẬN
Công nghiệp 4.0 là một cách tiếp cận mang tính cách mạng cho kỹ thuật sản xuất. Khái niệm này sẽ đẩy các nhà sản xuất
toàn cầu lên một mức độ tối ưu và năng suất mới. Không chỉ vậy, khách hàng sẽ được tận hưởng một cấp độ mới của sản
phẩm cá nhân hoá tùy chỉnh mà có thể chưa bao giờ có như trước, lợi ích kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách
thức cần được giải quyết một cách có hệ thống để đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ. Điều này không chỉ là trọng tâm
của các tập đoàn lớn, các Quốc gia mà còn là của cả những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ. Trong khi các suy đoán về
quyền riêng tư, an ninh và việc làm cần nghiên cứu nhiều hơn, thì bức tranh tổng thể vẫn là đầy hứa hẹn. Cách tiếp cận như
vậy đối với các ngành sản xuất thực sự mang tính cách mạng.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị. Công nghệ giúp
doanh nghiệp tăng tốc độ, giảm sai sót và loại bỏ lãng phí. Cách mạng công nghiệp 4.0 xây dựng nên các doanh nghiệp số
dựa trên việc kết nối các chuỗi giá trị trong và ngoài doanh nghiệp, số hóa quá trình sản xuất và dịch vụ, và tạo những mô
hình kinh doanh mới. Các nền tảng ứng dụng quản lý hiện đại vận hành trên mạng máy tính diện rộng, Internet và điện toán
đám mây cho phép kết nối tích hợp thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Dữ liệu được tích hợp
qua tất cả các quy trình từ lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, mua sắm, sản xuất, hậu cần đến bán hàng và dịch vụ. Kết nối
dữ liệu làm tăng tốc độ thực hiện quy trình, giảm thiểu sai sót do các thao tác thủ công hoặc nhập thông tin nhiều lần, và
loại bỏ các lãng phí về nhân công, thời gian và cơ hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tích hợp dữ liệu thông suốt với
các đối tác và khách hàng. Điều này cho phép tối ưu hóa giao dịch thương mại với các đối tác, thiết lập hệ sinh thái và củng
cố địa vị của doanh nghiệp.
Đối với công nghiệp in, việc ứng dụng các cảm biến thông minh, thiết bị thông tin liên lạc và giải pháp quản trị tích hợp,
doanh nghiệp có thể số hóa toàn bộ quá trình hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến quản lý. Thông tin từ quá trình sản xuất,
qua cảm biến được số hóa thành dữ liệu theo thời gian thực và truyền về các hệ thống xử lý và hệ thống quản trị, nhờ đó,
nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành kịp thời. Doanh nghiệp sản xuất in có thông tin cập nhật về tình trạng máy móc,
tiêu hao nguyên liệu và bán thành phẩm qua các công đoạn sản xuất. Trong ngành công nghiệp in các quá trình sản xuất,
quản lý sản xuất… đã được số hóa và nối mạng ở hầu hết các khâu sản xuất và quản lý, các thiết bị sản xuất hiện nay đã
được số hóa và sẵn sàng kết nối ở mức độ cao, các dây chuyền sản xuất đã được số hóa gần như toàn bộ, các quá trình làm
việc của các thiết bị phần lớn được điều khiển tự động bằng kỹ thuật số nhằm đạt được một "nhà in nối mạng" (networked
printhouse) theo tiêu chuẩn của nền công nghiệp 4.0. Như vậy chúng ta thấy ngành in thế giới đã nằm một phần khá sâu vào
công nghiệp 4.0 hiện nay, trong một thời gian ngắn tiếp theo nó sẽ chuyển hoàn toàn sang nền công nghiệp 4.0 với các nhà
in thông minh – Nhà in 4.0.
Tuy nhiên, việc sử dụng ở từng quốc gia và công ty không có sự đồng đều. Ở Việt nam mức độ sử dụng các thiết bị sản xuất
cơ bản được số hóa, nhưng mức độ kết nối chưa cao, áp dụng quản lý sản xuất bằng các phần mềm kết nối còn rất hạn chế.
Công nghiệp 1.0 diễn ra trong khoảng thời gian 80 năm; 2.0 khoảng 60 năm; 3.0 khoảng 30 năm, nhưng lần này 4.0 sẽ diễn
ra rất nhanh, nếu chúng ta không thay đổi kịp sẽ bị các công ty có tiềm lực lớn thay đổi và dành phần lớn thị trường, nhất là
thị trường in bao bì, tem nhãn, khi đó các công ty nhỏ khó có khả năng tồn tại. Trước đây, ngành in Việt Nam chỉ có các
doanh nghiệp Nhà nước tham gia thị trường, khi đó, việc đổi mới công nghệ có thể diễn ra chậm nhưng không có ảnh hưởng
nhiều vì tổng thị trường vẫn được chia cho các doanh nghiệp hiện có. Nhưng ngày nay, có rất nhiều loại doanh nghiệp tham
gia, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực rất lớn, khi họ đổi mới theo công nghiệp 4.0 thì họ sẽ chiếm lĩnh
hầu hết thị trường, không còn phần cho các doanh nghiệp không có khả năng đổi mới.
Với nội dung cơ bản về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực trạng việc số hóa, nối mạng trong sản xuất của công
nghiệp in thế giới tiếp cận với công nghiệp 4.0. Hy vọng các doanh nghiệp in Việt Nam sẽ có cái nhìn tổng quan và cách
tiếp cận phù hợp nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp mình để mang lại lợi ích cao nhất trong bối
cảnh thay đổi nhanh hiện nay./.

You might also like