You are on page 1of 58

MỤC LỤC

PHẦN 1: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT IN


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT IN
I. Khái niệm về sản xuất ……………………………………………………….4
II. Đặc điểm sản xuất hiện đại…………………………………………………..4
III. Đặc điểm sản xuất in…………………………………………………………4
IV. Khái niệm về quản trị sản xuất……………………………………………….7
V. Xu hướng phát triển quản trị sản xuất………………………………………..7
VI. Người quản lý trong quản trị sản xuất ……………………………………….8
Chương 2: BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
I. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp…….11
II. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu. ……………………………………...12
Chương 3: QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ
I. Những vấn đề liên quan đến quản trị hàng dự trữ. ………………………..15
II. Dự trữ đúng thời điểm. ……………………………………………………..18
Chương 4: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
I. Thực chất và đặc điểm của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp………...…19
II. Bố trí công việc cho một máy trong hệ thống sản xuất theo quá trình……....21
III. Phương pháp phân giao công việc cho nhiều đối tượng ……………………26
IV. Ứng dụng lập trình sản xuất in …………………………………….……..…29

1
PHẦN 2: THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN
Chương 1: CƠ SỞ CỦA THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN
I. I.Khái niệm về thiết kế xí nghiệp in ……………………………………….. 33
II. Những yêu cầu khi thiết kế xí nghiệp in và lựa chọn giải pháp công nghệ …33
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU TRONG THIẾT KẾ
I. Phân nhóm và tính toán phương án sản phẩm. ………………………...……37
II. Tính toán nguyên vật liệu………………………………………………..…..43
III. Tính toán số lượng các thiết bị chính cho từng công đoạn ………….………46
IV. Xác định số lượng nhân lực cho từng công đoạn……………………….…...49
V. Tính toán lựa chọn một số chỉ tiêu khác của dây chuyền sản xuất. …….…..51
VI. Tính toán thời gian hòa vốn, sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và một số
chỉ tiêu kinh tế khác. …………………………………………………….….51
Chương 3 : Quy trình thiết kế xí nghiệp in và một số dạng mẫu thiết kế xí
nghiệp in
I. Quy trình chung của một dự án thiết kế xí nghiệp in ………………..
….......57
II. Các bài mẫu thiết kế xí nghiệp
in………………………………………...….57

2
PHẦN 1
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT IN

3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT IN
I. Khái niệm về sản xuất
- Sản xuát là quá trình chuyển hóa từ nguyên vật liệu thành sản phẩm, bán
sản phẩm. (Lấy VD: Lắp ráp oto, xe máy, ….)
- Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra
- Bản chất chức năng sản xuất là làm tăng thêm giá trị trong quá trình chuyển
hóa
(Giá trị lớn hơn -> Hiệu quả cao)
- Đầu vào là: Nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, vốn,
kỹ năng quản lý ….
- Đầu ra là: Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ.
II. Đặc điểm sản xuất hiện đại.
- Nhìn vào thực tế trước kia và nay: Sự phát triển kinh tế , chính trị , công
nghệ , xã hội , …. ngày càng hoàn thiện
- Sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp đứng trước sự biến đổi nhanh
chóng của tình hình kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, công nghiệp hóa
hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp số cạnh tranh ngày càng trở nên
gay gắt, khốc liệt, trên thị trường hội nhập quốc tế.
- Điều đó vừa thách thức vừa mở ra các cơ hội phát triển cho các doanh
nghiệp.
- Các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức với những vấn đề năng xuất lao
động, chất lượng sản phẩm, hiệu quản sản xuất kinh doanh.
- Để đạt được kết quả tốt thì nhiệm vụ quản trị sản xuất là yếu tố quyết định.
III. Đặc điểm sản xuất in
- Đặc điểm của ngành nghề in trong nước chịu sự quản lý của 1 số cơ quan:
 Cơ quan quản lý ngành in Việt Nam là bộ văn hóa thông tin mà trực tiếp là
cục xuất bản số 12 - Đường Thành – Hà Nội

4
 Cục xuất bản – Bộ văn hóa – thông tin là cơ quan có chức năng cấp phép in
ấn . Ngoài ra cục xuất bản còn cấp giấy phép nhập thiết bị chuyên ngành in
cho các cơ sở trong nước.
 Các cơ quan chủ quản khác quản lý toàn diện cơ sở in về máy móc thiết bị,
cơ sở vật chất, con người, kinh tế, kỹ thuật công nghệ.
Ví dụ :
- Nhà máy in tài chính thuộc bộ tài chính quản lý
- Nhà máy in bưu điện thuộc tổng cục bưu điện quản lý
- In báo quân đội thuộc tổng cục chính trị bộ quốc phòng quản lý
- In báo một số tỉnh thuộc sở văn hóa thông tin tỉnh quản lý
Các cơ quan khác như : Tổng cục thuế, bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính,
đề ra các chính sách liên quan cho các doanh nghiệp in phải thực hiện
Các vấn đề về tổ chức :
Các doanh nghiệp , xí nghiệp in sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tư nhân ( một
thành viên hay nhiều thành viên )
- Chức năng , nhiệm vụ cơ sở in được phâp loại theo nhóm sản phẩm ( Ví
dụ : Cơ sở in báo , cơ sở in sách , cơ sở in bao bì , cơ sở in tờ rơi , quảng cáo,
thiếp mời , v.v…)
- Phân loại theo mô hình sản xuất
 Cơ sở sản xuất vật liệu in
 Cơ sở kinh doanh máy móc thiết bị , phụ tùng , vật tư, ngành in
 Cơ sở sản xuất in: Xí nghiệp in, nhà máy in, công ty in , …
 Cơ sở đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực in
- Sản xuất in được thực hiện trên dây chuyền sản xuất công nghiệp:
 Tổ chức theo mô hình sản xuất in cụ thể theo từng phương pháp in như sau:
PP in ống đồng, PP in ốp xét, PP in PLEXO,v..v…
 Tổ chức theo mô hình công nghệ các phương án sản phẩm.
- Ngành in là ngành công nghiệp nhẹ
- Ngành in là ngành kinh doanh có điều kiện

5
- Ngành in là ngành công nghiệp gia công
- Ngành in phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các ngành nghề công
nghiệp khác cũng như phụ thuộc vào ngành cung cấp nguyên vật liệu chính
như giấy, mực, năng lượng, …
- Ngành sản xuất in nói chung được sản xuất theo đơn đặt hàng là chiếm tỷ
trọng lớn nguồn hàng sản xuất ( đây là yếu tố thuận lợi trong sản xuất kinh
doanh )
- Đặc điểm của ngành in ốp xét tờ rời
 Đặc điểm về sản phẩm in ốp xét:
Đa dạng về mẫu mã (từ 1 màu đến nhiều màu )
Đa dạng về kích thướ (từ lớn đến nhỏ khác nhau )
Đa dạng về chủng loại giấy (dày , mỏng , …)
Đa dạng về số lượng ( nhiều , ít )
 Đặc điểm về máy móc thiết bị : Cần nhiều chủng loại máy trong dây
chuyền sản xuất ( đây là tính phức tạp về thiết bị ) 4T, 8T, 16T, 32T và thiết
bị đòi hỏi sự chính xác và ổn định cao .
 Mỗi một chủng loại sản phẩm phải thiết kế quy trình công nghệ sao cho
phù hợp mới đạt được hiệu quả cao.
 Đặc điểm quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm : gồm 3 công đoạn
Công đoạn 1: Tạo mẫu, chế tạo khuôn in
Lấy ví dụ cụ thể
Vẽ sơ đồ vắn tắt
Công đoạn 2: Quy trình công nghệ in
Diễn giải chuyển hóa tờ giấy trắng thành tờ in
Vẽ sơ đồ vắn tắt quy trình công nghệ in
Công đoạn 3: Qui trình công nghệ gia công sau in.
Thiết kế qui trình gia công ứng với từng loại sản phẩm cụ thể.
Ví dụ: Sản phẩm sách, sản phẩm hộp, sản phẩm là hóa đơn.
Vẽ sơ đồ vắn tắt 1 số qui trình gia công sách.
Ví dụ: sách khâu chỉ , sách đóng lồng , …
6
- Từ thực tế các cơ sở in thường được chọn nhữn vị trí ở trung tâm thành phố
lớn, khu công nghiệp để tiện giao dịch nhận đặt hàng của các cơ sở và tiện
nhận nguyên vật liệu ( tiện việc cung ứng vật tư )
- Vật tư trong ngành in thường nhập khẩu do vậy các sơ sở cung ứng vật tư
được đặt ở các thành phố lớn – khu công nghiệp.
IV. Khái niệm về quản trị sản xuất.
- Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và
thu được lợi nhuận.
- Doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều bộ phận với những chức năng
riêng biệt như sản xuất , marketing, tài chính , nhân lực, v...v…
- Quản trị hệ thống sản xuất là chức năng , nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh
nghiệp (đây là chìa khóa để thành công trong kinh doanh)
- Quản trị sản xuất là quá trình hoạch định, tổ chức , điều hành và kiểm tra ,
kiểm soát hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đề ra.
- Mục tiêu cơ bản của quản trị sản xuất là :
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm , dịch vụ theo yêu cầu khách hàng
 Tối thiểu hóa chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ .
 Xây dựng hệ thống sản xuất , sản phẩm hoặc dịch vụ linh hoạt cao.
 Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm
=> Thực hiện tốt các mục tiêu trên để đạt được tối đa hóa lợi nhuận
V. Xu hướng phát triển quản trị sản xuất .
- Đứng trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội và khoa
học công nghệ , cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt để có thể tồn tại và phát
triển thì buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới các vấn đề như
năng suất lao động , chất lượng sản phẩm hiệu quả sản xuất kinh doanh ->
Điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp quản trị .

7
- Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị là tạo ra khả năng sản xuất linh hoạt , thích
ứng kịp thời với những thay đổi về nhu cầu khách hàng , đồng thời cũng nâng
cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường với bối cảnh hiện nhập quốc tế
- Xác định phương hướng phát triển quản trị sản xuất thông qua việc nghiên
cứu những đặc điểm sau.
 Khoa học và công nghệ không những phát triển với tốc độ cao năng suất
lao động , khả năng máy móc thiết bị ngày càng tăng . Chu kỳ sống sản phẩm
bị rút ngắn
<VD:Điện thoại,ô tô,đồ gia dụng,xe máy,…>
 Nhu cầu thị trường liên tục biến động theo tình hình phát triển kinh tế xã
hội
 Toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế tự do hợp tác kinh doanh và trao đổi
thương mại quốc tế.
<VD:Hàng năm các nước thường ký kết thương mại…>
 Cạnh tranh diễn ra gay gắt trên thị trường trong nước và thế giới
 Các quốc gia luôn đưa ra các biện pháp thắt chặt thêm các qui định về bảo
vệ môi trường sinh thái
 Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của doanh
nghiệp
 Từ vấn để thị trường trên ->Việc quản trị sản xuất phải tập trung vào các
vấn đề như:
 Quan tâm thích đáng tới quản trị các hoạt động sản xuất
 Tăng cường và nâng cao các kỹ năng quản lý sự thay đổi .
 Xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất linh hoạt , năng động
 Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất theo hướng tăng hiệu suất hoạt động nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian.
 Khai thác triệt để tiềm năng con người , xây dựng tính chủ động sáng tạo
và tinh thần tự giác của mỗi thành viên trong doanh nghiệp

8
 Tích cực tìm kiếm và ứng dụng kịp thời những phương pháp quản lý tiên
tiến hiện đại.
VI. Người quản lý trong quản trị sản xuất
1. Kỹ năng cần thiết ở người quản trị sản xuất
Người quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến 1 doanh nghiệp
thành công hay thất bại thông qua quyết định đúng hoặc sai của họ
- Các nhà quản trị sản xuất quan tâm nhiều dấu hiệu quả công việc :
 Giảm thiểu chi phí đầu vào mà giữ nguyên lượng đầu ra.
 Giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi số lượng đầu ra.
 Hiệu quả tỷ lệ thuận đầu vào _tỷ lệ nghịch với chi phí bỏ ra.
- Chức năng cơ bản của quản trị sản xuất là:
Hoạt định -> Tổ chức -> Lãnh đạo -> Kiểm tra
*Kỹ năng, kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ
*Kỹ năng nhân sự
*Kỹ năng nhận thức hay tư duy: Tư duy chiến lược tốt sẽ đề ra đúng đường
lối chính sách đối phó hiệu quả với những bất chắc đe dọa kìm hãm sự phát
triển với tổ chức.
2. Các hoạt động của người quản trị sản xuất
a.Trong chức năng hoạch định:
 Quyết định về tập hợp sản phẩm
 Xây dựng kế hoạch tiến độ , kế hoạch năng lực sản xuất.
 Thiết lập các dự án cải tiến
 Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng
 Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị và bố trí nhà xưởng.
b.Trong chức năng tổ chức:
 Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất
 Thiết kế nơi làm việc , phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động
 Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng bán và tiếp nhận yếu tố đầu
vào cho sản xuất

9
 Thiết lập các chính sách để đảm bảo hoạt động bình thường
c.Chức năng kiểm soát:
 Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các
mục tiêu
 So sánh chi phí với ngân sách
 So sánh việc thực hiện mức lao động
 Kiểm soát mức tồn kho sao cho hợp lí
 Kiểm tra chất lượng
d.Chức năng lãnh đạo:
 Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất
 Thiết lập các chính sách nhân sự, các hợp đồng lao động
 Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc
 Chỉ ra các công việc cần làm gấp
e.Chức năng động viên:
 Thực hiện các yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo
 Khuyến khích thông qua khen thưởng động viên tinh thần
g.Trong chức năng phối hợp
 Thực hiện phối hợp qua kế hoạch , phối hợp các sơ sở dữ liệu được chuẩn
hóa
 Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết
 Báo cáo cung cấp tài liệu và truyền thông
 Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái tồn hàng
 Phối hợp các hoạt động mua sắm
f. Chức năng giáo dục phát triển nhân sự
 Chọn các trương trình học nâng cao

10
CHƯƠNG II: BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
I. Thực chất và vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp:
- Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức sắp xếp định dạng
về mặt không gian máy móc , thiết bị các khu sản xuất và các khu làm việc
phục vụ cho sản xuất. Khu sản xuất và các khu làm việc phục vụ cho sản xuất
2. Tầm quan trọng của bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp.
- Việc bố trí mặt bằng sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác
quản trị kinh doanh
 Trực tiếp ảnh hường đến hiệu quả hoạt động
(Ví dụ : …………)
- Việc bố trí sản xuất có tính quyết định trên nhiều mặt hoạt đồng của doanh
nghiệp cụ thể là : Ảnh hưởng trực tiếp và tác động mạnh mẽ tới chi phí sản
xuất và hiệu quả kinh doanh . Bố trí sản xuất khoa học hợp lý sẽ tạo ra năng
xuất và chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, cho phép tận dụng
tốt nhất nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công những mục tiêu phát triển
doanh nghiệp.
3. Các yêu cầu trong bố trí sản xuất.
- Việc bố trí sản xuất có khả năng tác động lâu dài tới hiệu quả sản xuất, kinh
doanh.
- Xuất phát từ tầm quan trọng, tính chất phức tạp và những khó khăn về công
nghệ, về tổ chức trong quá trình sao cho đạt chất lượng cao, thích hợp với
từng lĩnh vực kinh doanh từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp cần
phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :
 Tối thiểu hóa chi phí vận chuyển vật liệu và sản phẩm.
 Loại bỏ những lãng phí hay di chuyển dư thừa không cần thiết giữa những
bộ phận, nhân viên.
 Thuận tiện cho việc tiếp nhận vận chuyển nguyên vật liệu đóng gói và giao
hàng.

11
 Sử dụng không gian có hiệu quả, giảm thiểu những công đoạn làm ảnh
hưởng gây ách tắc quá trình sản xuất
 Tuân thủ về qui định phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió,
chống rung, ồn, bụi, … đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất
 Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động.
 Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch.
 Có tính linh hoạt cao để thích ứng thay đổi, mở rộng
 Đảm bảo tính hiệu quả của kinh doanh
 Đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái cả bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
II. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu.
1. Bố trí sản xuất theo sản phẩm.
- Bố trí sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây truyền hoàn
thiện, hoạt động sản xuất theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để
hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể
Ví dụ : dây chuyền lắp giáp
Ô tô – tủ lạnh – máy giặt – nước đóng chai
Đối với những loại sản phẩm trong trường hợp này việc bố trí sản xuất có thể
sắp xếp theo dạng : đường thẳng, chữ U , chữ L
Ví dụ :

12
2. Bố trí mặt bằng theo quá trình:
Là cách sắp xếp làm việc theo nhóm.
- Phù hợp với những loại hình gián đoạn, chủng loại sản phẩm nhiều , khối
lượng sản phẩm không lớn, thứ tự công việc của từng công đoạn khác nhau.
- Bố trí mặt bằng theo quá trình được ứng dụng khá phổ biến trong các lĩnh
vực sản xuất cơ khí, bệnh viện, ngân hàng, ..
- Độc lập trong quá trình
Ví dụ : trong sản xuất in có 3 công đoạn riêng
3. Bố trí mặt bằng theo vị trí của sản phẩm :
là hình thức trong đó đối tượng chế biến luôn cố định tại chỗ còn máy móc,
thiết bị, NVL người lao động phải di chuyển đến địa điểm làm việc để phục
vụ quá trình sản xuất.
Ví dụ : Trong ngành xây dựng , ngành đóng tàu , …..
4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp
Là sự kết hợp giữa bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình

Ví dụ

Bộ phận A:

LẮP
Bộ phận B: RÁP

Bộ phận C:

13
Bố trí theo nhóm công nghệ:

Ứng dụng trong sản xuất in ốp xét tờ rời:


Tùy thuộc vào những yếu tố sau:
 Diện tích, vị trí mặt bằng sản xuất
 Mô hình dây chuyền sản xuất
 Đặc điểm sản phẩm chính trong sản xuất
 Thiết bị sử dụng trong dây truyền in
 Điều điện môi trường xung quanh
=> Để bố trí mặt bằng sản xuất in offset tờ rời phù hợp nhất
Lấy một vài ví dụ cụ thể của một số cơ sở in trong thực tế.

14
Chương 3: QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ
I. Những vấn đề liên quan đến quản trị hàng dự trữ.
1. Hàng dự trữ và chi phí về quản trị hàng dự trữ.
a.Thực chất và tác dụng của quản trị hàng dự trữ.
- Hàng dự trữ bao gồm các loại nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, sản phẩm
dở dang, phụ tùng, sản phẩm dở dang, bán thành sản phẩm , thành phẩm
- Hàng dự trữ là những hạng mục hàng hóa nhàn rỗi đang chờ để đưa vào sử
dụng trong tương lai.
- Các loại hệ thống sản xuất khác nhau sẽ có mức dự trữ khác nhau và xu
hướng dữ trữ cũng khác nhau .
VD: trong lĩnh vực sản xuất
trong lĩnh vực thương mại
trong lĩnh vực dịch vụ…
-Quản trị hàng dự trữ là công việc phức tạp có hai mặt trái ngược nhau: Một
mặt doanh nghiệp cần tăng hàng dự trữ để đảm bảo trong quá trình sản xuất
diễn ra thường xuyên và liên tục không bị gián đoạn và đáp ứng nhu cầu
khách hàng trong mọi tình huống. Mặt khác lượng dự trữ tăng lên đòi hỏi phải
tốn thêm nhiều khoản chi phí về quản lí, lưu kho , lưu bãi…
Do đó cần tìm cách xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự
trữ và lợi ích thu được từ việc thỏa mãn nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dung
với chi phí mức thấp nhất.
-Khi nghiên cứu về quản trị hàng dự trữ cần giải đáp thỏa đáng hai vấn đề cơ
bản là :
 Lượng hàng đặt mỗi lần bao nhiêu là tối ưu.
 Khi nào thì cần tiến hành đặt hàng.
 Giải quyết tốt 2 yếu tố trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công tác quản trị
hàng dự trữ phát triển tối đa tác dụng như:
 Xác định được mức dự trữ tối ưu.
 Đáp ứng được nhu cầu người tiêu dung trọng mọi thời điểm khác nhau
 Xác định mức chi phí dự trữ hơp lí .
15
 Góp phần vào việc tăng nhanh vòng quay của đồng vốn nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
 b.Các loại chi phí dự trữ : co 3 loại chi phí dự trữ chủ yếu
 - Chi phí đặt hàng : bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến đơn hàng
 - Chi phí mua hàng: Khối lượng hàng mua và đơn giá
 - Chi phí tồn trữ: Là những chi phí sinh trong quá trình thực hiện hoạt động
tồn trữ hàng hóa , loại chi phí này bao gồm:
 Chi phí nhà cửa kho hàng
 Chi sử dụng thiết bị phương tiện
 Chi phí nhân lực cho bộ phận quản lí
 Phí tồn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ
 Thiệt hại của hàng dự trữ do mất mát , hư hỏng hoặc không sử dụng được.
2. Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ.
- Tiêu chuẩn của từng nhóm hàng dữ trự được xác định như sau:
 Nhóm A: bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất,
khoảng 70% - 80% tổng giá trị hàng dự trữ nhưng về số lượng thì thường
chiếm 15% tổng số hàng dự trữ .
 Nhóm B: bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung
bình từ 15% - 25% tổng giá trị hàng dự trữ . Nhưng về số lượng chiếm 30% -
35% tổng số hàng dự trữ.
 Nhóm C :bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm nhỏ chỉ bằng
5% tổng giá trị hàng dự trữ . Những số lượng chiến tỷ trọng lớn nhất có thể
lên tới 35% tổng số hàng dự trữ.

16
Việc áp dụng kỹ thuật phân tích ABC đem lại các tác dụng thu được kết quả
tốt hơn trong công tác dự báo và kiểm toán, đảm bảo nguồn cung ứng và tối
ưu hóa tượng hàng dự trự trong doanh nghiệp.
3. Kiểm toán hàng dự trữ.
- Việc ghi chép chính xác hàng dự trữ được xem là yêu cầu quan trọng ,
nghiêm ngặt bậc nhất trọng hệ thống sản xuất và dư trũ. Qua đó giúp nhà
quản trị nắm rõ lượng hàng dự trữ ở mọi thời điểm , làm cơ sở đưa ra các
quyết định chuẩn xác về đơn hàng và tiến độ sản xuất kinh doanh.
- Thông qua việc kiểm toán cho phép kiểm soát mọi báo cáo về xuất xứ nguồn
nhập và hàng dự trữ , phục vụ việc lưu trữ các báo cáo xuất nhập khẩu , bảo
quản kho dữ liệu hàng dự trữ.
- Công tác kiểm toán được thực hiện cụ thể , liên tục theo một chu kỳ nhất
định (có thể là tháng , quí,…).Tùy theo từng nhóm mà xác định chu kỳ kiểm
toán cho phù hợp.
A - Kiểm toán /tháng
B - Kiểm toán /quí
C - Kiểm toán /6 tháng
=> Việc kiểm toán nghiêm túc sẽ mang lại nhiều lợi ích :
 Giảm thiểu thời gian gián đoạn trong quá trình sản xuất.
 Giảm bớt việc phải điều chỉnh dự trữ hàng năm.
17
 Nhanh chóng phát hiện những thiếu xót vì nguyên nhân gây ra chúng để
điều chỉnh kịp thời
 Tạo điều kiện để xây dựng báo cáo chính xác lượng hàng dự trữ trong mọi
thời điểm .
II. Dự trữ đúng thời điểm.
1. Khái niệm lượng dự trữ đúng thời điểm :
Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ cần thiết giữ cho hệ thống sản
xuất bình thường. Cần phải tính toán khá chuẩn xác về số lượng từng loại
hàng dự trữ ở mọi thời điểm làm cơ sở cho việc đưa hàng đến nơi có nhu cầu
đúng lúc kịp thời ( không quá sớm, không muộn quá).
2. Những biện pháp làm giảm lượng dự trữ trong quá trình sản xuất kinh
doanh
 Giảm lượng dự trữ ban đầu
 Giảm lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất.
 Giảm lượng dụng cụ phụ tùng thay thế
 Giảm lượng thành phẩm dự trữ .

18
Chương 4: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
I. Thực chất và đặc điểm của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp.
1.Thực chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp.
- Điều độ sản xuất là sự sắp xếp , bố trí nhiều công việc khác nhau thành một
lịch trình chặt chẽ và khoa học.
-Điều độ sản xuất được tiến hành ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống
sản xuất , xây dựng kế hoạch sản xuất.
-Điều độ sản xuất thực chất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản
xuất điều phối, phân giao công việc cho từng người, từng nhóm người lao
động, cũng như từng máy móc, thiết bị và sắp xếp thứ tự các công việc ở mỗi
nơi làm việc đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ theo lịch trình sản xuất.
- Để điều độ sản xuất có hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị phải thấu đáo mục tiêu
chiến lược kinh doanh.
- Điều độ sản xuất là công việc rất phức tạp chứa đựng nhiều nội dung khác
nhau như :
 Xây dựng lịch trình sản xuất bao gồm: xác định lập trình số liệu, khối
lượng công việc cần thực hiện, tổng thời gian phải hoàn thành , thời điểm bắt
đầu thời điểm kết thúc của từng công việc và thứ tự tiến hành công việc đó.
 Dự kiến số lượng thiết bị máy móc , nguyên vật liệu, lao động cần thiết để
hoàn khối lượng sản phẩm hoặc những công việc đã xác định trong lịch trình
sản xuất.
 Điều phối , phân giao công việc và thời gian phait hoàn thành cho người
lao động , từng bộ phận, từng máy móc thiết bị.
 Sắp xếp thứ tự công việc trên các máy , các nơi làm việc nhằm giảm thời
gian chờ đợi trong quá trình chế biến sảm phẩm dịch vụ.
 Theo dõi , phát hiện những biến động ngoài dự kiến có thể dẫn tới không
hoàn thành lịch trình sản xuất hoặc hành động lãng phí tăng giá thành sản
phẩm , nhằm đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

2.Đặc điểm của điều độ sản xuất trong các hệ thống sản xuất khác nhau :
19
-Để điều hành có hiệu quả hệ thống sản xuất liên tục có khối lượng lớn cần
phải phân tích, đánh giá kĩ lưỡng các vấn đề :
 Thiết kế sản phẩm và qui trình công nghệ
 Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
 Hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng.
 Tính tin cậy của hệ thống cung ứng.
 Chi phí và khả năng hoạt động của dây chuyền sản xuất
-Đối với hệ thống sản xuất gián đoạn có đặc điểm chế biến nhiều chủng loại
sản phẩm khác nhau với khối lượng lớn nhỏ khác nhau , các công việc tại nơi
làm việc thường xuyên thay đổi. Do đó việc điều độ phải tuân thủ theo lịch
trình sản xuất phân giao công việc cho từng máy , từng người, từng nơi làm
việc. Cần phải tiến hành tính toán các yếu tố sau:
 Đặc điểm tính chất công việc
 Những đòi hỏi yêu cầu về mặt công nghệ
 Công dụng tính năng của máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất công
nghệ.
 Trình độ tay nghề người lao động.
3. Lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp.
- Lịch trình sản xuất là công cụ đặc biệt quan trọng ,thể hiện rõ khối lượng,
thời gian hoàn thành một sản phẩm trong từng lần, ngày, tháng. Có tính đến
lượng dự trữ và lượng tiêu thụ.
- Là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa kế hoạch với khả
năng thực tế và công suất máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ , hệ thống,
kho tàng, nhà xưởng, và số lượng lao động ở mỗi thời kì.
- Lịch trình sản xuất được lập cho 8 tuần trong khoảng thời gian đó, nếu xảy
ra những thay đổi ngoài dự kiến thi được điều chỉnh kịp thời.
- Khi xây dựng lịch trình sản xuất cần tiến hành phân tích, đánh giá các thông
tin như:
 Dự trữ kế hoạch của từng tuần.

20
 Khối lượng và thời sản xuất
 Dự trữ sẵn sang bán.
- Lịch trình sản xuất hình thành khi kết thúc qui trình tính toán trên, trong đó
phải nêu rõ thời điểm sản xuất mỗi loại sản phẩm và lượng dự trữ sẵn sang
bán.
II. Bố trí công việc cho một máy trong hệ thống sản xuất theo quá trình.
1. Các nguyên tắc ưu tiên khi bố trí công việc cho 1 máy hoặc 1 dây chuyền
sản xuất.
- Quá trình sản xuất với nhiều công việc khác nhau đòi hỏi có một sự sắp xếp
lịch trình sản xuất thật khoa học và chặt chẽ.
- Một số nguyên tắc ưu tiên thường áp dụng để lựa chọn phương án, bô trí,
sắp xếp công việc đó là:
 Công việc được đặt trước làm trước
 Công việc hoàn thành trước làm trước
 Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
 Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước.
- Ưu tiên theo lệnh ưu tiên
- Ưu tiên khách hàng VIP( truyền thông, doanh số cao , thanh toán nhanh)
- Khi áp dụng phương pháp trên phải xác định độ dài thời gian cần thiết kế
sản xuất và thời điểm hoàn thành từng công việc.
Việc so sánh các phương án được xác định một số chỉ tiêu cơ bản như:
- Thời gian hoàn thành trung bình một công việc
- Số công việc trung bình nằm trong hệ thông
- Thời gian chậm trễ bình quân của các công việc.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cơ khí nhận được các hợp đồng gia công có thời
gian thực hiện và thời gian hoàn thành và thứ tự nhận từng hợp đồng theo
biểu sau :

21
Công việc Thời gian gia công Thời hạn giao hàng
A 6 8
B 2 6
C 8 18
D 3 15
E 9 23

Hãy phân giao công việc theo nguyên tắc ưu tiên và lựa chọn phương án bố trí
hợp lý.
Bài giải :
 Phương án 1- Phân giao công việc theo nguyên tắc đến trước làm trước : Thứ tự ưu tiên theo
nguyên tắc này là : A-B-C-D-E

Trật tự HĐ Thời Thời Dòng Thời hạn Thời


các CV gian chờ gian gia thời gian giao gian
đợi công hàng chậm
A 0 6 6 8 0
B 6 2 8 6 2
C 8 8 16 18 0
D 16 3 19 15 4
E 19 9 28 23 5
TỔNG 49 28 77 11
- Dòng thời gian trung bình = 77/5 = 15,40
- Số lượng công việc trong hệ thống = 77/28=2,75
- Thời gian chậm trung bình = 11/3=3,67
- Hiệu quả phương án = 28/77 x 100% = 36,4%
 Phương án 2 - phân giao công việc theo nguyên tắc thời gian hoàn thành sớm làm trước .Thứ
tự ưu tiên theo nguyên tắc này là : B-A-D-C-E

Trật tự HĐ Thời Thời Dòng Thời hạn Thời


các CV gian chờ gian gia thời gian giao gian
đợi công hàng chậm

22
B 0 2 2 6 0
A 2 6 8 8 0
D 8 3 11 15 0
C 11 8 19 18 1
E 19 9 28 23 5
TỔNG 40 28 68 6

- Dòng thời gian trung bình = 68/5 =13,6


- Số lượng công việc trong hệ thống = 68/28 = 2,43
- Thời gian chậm trung bình = 6/3 = 2
- Hiệu quả phương án = 28/68 x 100% = 41,2%
 Phương án 3: phân giao công việc theo nguyên tắc thời gian thực hiện ngắn làm trước .Thứ tự
ưu tiên theo nguyên tắc này là : B-D-A-C-E

Trật tự HĐ Thời Thời Dòng Thời hạn Thời


các CV gian chờ gian gia thời gian giao gian
đợi công hàng chậm
B 0 2 2 6 0
D 2 3 5 15 0
A 5 6 11 8 3
C 11 8 19 18 1
E 19 9 28 23 5
TỔNG 37 28 65 9
- Dòng thời gian trung bình = 65/5 = 13
- Số lượng công việc trong hệ thống = 65/28=2,32
- Thời gian chậm trung bình = 9/3=3
- Hiệu quả phương án = 28/65 x 100% = 43,7%

 Phương án 4: phân giao công việc theo nguyên tắc thời gian thực hiện dài
nhất làm trước .Thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc này là : E-C-A-D-B

23
Trật tự HĐ Thời Thời Dòng Thời hạn Thời
các CV gian chờ gian gia thời gian giao gian
đợi công hàng chậm
E 0 9 9 23 0
C 9 8 17 18 0
A 17 6 23 8 15
D 23 3 26 15 11
B 26 2 28 6 22
TỔNG 75 28 103 48

- Dòng thời gian trung bình = 103/5 =20,6


- Số lượng công việc trong hệ thống = 103/28 = 3,68
- Thời gian chậm trung bình = 48/3 =16
- Hiệu quả phương án = 28/103 x 100% = 27,2 %

 Phương án 5 – Sắp xếp thời gian dư thừa ngắn nhất làm trước

Công việc Thời gian Thời gian Thời gian


gia công hoàn thành dư thừa
A 6 8 2
B 2 6 4
C 8 18 10
D 3 15 12
E 9 23 14
Kết luận: Từ việc phân tích 4 phương án trên thì phương án 3 cho hiệu quả
cao nhất, có lợi hơn cả.

Ví dụ 2: Một cơ sở in nhận 5 hợp đồng in tương ứng với 5 đầu sách có thời gian thực hiện in và
gia công và thời gian giao hàng theo bảng biểu sau :

Trật tự các đầu sách Thời gian thực Thời gian giao
theo hợp đồng hiện ( ngày) hàng (ngày)

24
Đầu sách 1 11 13
Đầu sách 2 7 11
Đầu sách 3 13 18
Đầu sách 4 8 13
Đầu sách 5 14 19

2. Nguyên tắc dung chỉ số “Mức độ hợp lí”


- Chỉ một số mức độ hợp lý được sử dụng để kiểm tra tính hợp lí của quá trình
bố trí công việc, nó phản ánh tình hình thực hiện và khả năng hoàn thành các
công việc theo thời gian.
- Chỉ số mức độ hợp lý được cập nhật hàng ngày cho phép sắp xếp lại thứ tự
được câp nhật hàng ngày trong quá trình thực hiện.

Chỉ số mức độ hợp lí: MHi =

MHi :Mức độ hợp lí công việc i


Ti : Thời gian còn lại tính đến thời điểm giao hàng công việc i
Ni: Phần còn lại của công việc I tính đến điểm giao hàng

*Lưu ý: MHi =1 : công việc i thành đúng thời hạn


MHi >1 : công việc i thành trước thời hạn
MHi <1 : công việc i thành trễ so với thời hạn
VD: Doanh nghiệp X nhận 3 công việc đặt hàng được sắp xếp theo bảng dưới đây: Giả sử thời
điểm đang xét là ngày 24/1

Công việc Thời gian giao hàng Công việc còn lại tính theo ngày
A 29/1 4
B 30/1 8
C 27/1 3
Công việc tính chỉ số mức độ hợp lý theo bảng

Công việc Mức độ hợp lí Thứ tự ưu tiên

25
A 3
(nhanh)

B 1
(chậm)

C 2
(đúng)

VD: Hôm nay là 22/12 trên bảng điều độ của công ty A có 3 công việc được sắp xếp theo thứ
tự:

Công việc Thời hạn hoàn Số ngày cần thiết cho phần công việc chưa hoàn
thành thành
A 28/12 4
B 30/12 12
C 26/12 4

Tính chỉ số mức độ hợp lý tùy từng công việc

 MHA = (Nhanh)

 MHB = (Chậm)

 MHC= (Đúng)

III. Phương pháp phân giao công việc cho nhiều đối tượng:
1. Thuật toán Jonhson
*TH Jonhson 2 máy:

Điều kiện các đơn hàng lần lượt thực hiện trê máy 1 xong chuyển sang máy 2
và không quay ngược trở lại.
*Mục tiêu của nguyên tắc này là tìm cách bố trí trật tự các công việc đảm bảo
thời gian thực hiện trên hai máy là ngắn nhất.
26
*Phương pháp giải bài toán tìm thời gian ngắn nhất đi theo các bước sau :
B1: Tìm công việc có thời gian nhỏ nhất
B2: Ưu tiên bố trí công việc đó hơn
B3: Khi công việc nào đó được sắp xếp thì loại trừ, chỉ xét những công việc
còn lại.
B4: Thực hiện lại bước 2 và 3 cho tới khi tất cả các công việc đươc sắp xếp
hết.
VD: Có 4 công việc thực hiện trên hai máy , thời gian tiến hành mỗi công việc trên từng máy cho
theo bảng sau:

Công việc Thời gian hoàn thành công việc Tổng thời gian
A 4 7 11
B 6 3 9
C 8 10 18
D 9 5 14
Hãy xác định phương án bố trí công việc sao cho có tổng thời gian thực hiện
các công việc là nhỏ nhất:
Giải
- Thời giam thực hiện việc B trên máy 2 và 3 giờ là nhỏ nhất nên được bố trí
cuối cùng, sau khi bố trí xong loại bỏ công việc B.
- Công việc A trên máy 1 có số giờ thực hiện là 4 giờ nhỏ nhất trong các
công việc còn lại nên được bố trí đầu tiên. Loại bỏ công việc A vì đã bố trí
xong.
- Tiếp theo số giờ thực hiện công việc D là 5 giờ trên máy 2 là nhỏ nhất.
Công việc D được bố trí xuống cuối cùng nhưn trước công việc B.
- Thứ tự và thời gian thực hiện 4 công việc trên 2 máy trước sắp xếp lại như sau :
Thứ tự công việc A C D B
Thời gian thực hiện M1 4 8 9 6
Thời gian thực hiện M2 7 10 5 3

27
*Sơ đồ điều độ trên 2 máy:
0 4 12 21 27

A(4) C(8) D(9)


A(7) C(10) B(9)
0 4 12 22 27 30
KL:Tổng thời gian hoàn thành tất cả các công việc trên 2 máy là 30 giờ.
 Máy 2 hoạt động sau máy 1 là 4 giờ
 Sau công việc 2 máy 2 phải chờ mất 1 giờ
 Máy 1 hoạt động 27 giờ
 Máy 2 hoạt động 30 giờ
b. TH n công việc trên m máy.
c. TH n công việc trên n máy.
2. Phương pháp sơ đồ GANTT
- Sơ đồ GANTT biểu diễn các công việc cũng như thời gian tiến hành các
công việc theo phương ngay và theo một tỉ lệ qui định từ trước, nó là công cụ
thông dụng để hoạch định, kiểm soát tiến độ thực hiện công việc. Trình tự các
công việc được biểu diễn trên sơ đồ theo thứ tự thời gian. Trong đó các thanh
ngang biểu thị thời điểm những công việc.
- Với phương pháp này- lịch trình sản xuất được lập từ trái sang phải công
việc cần làm trước xếp trước- công việc làm sau xếp sau theo yêu cầu công
nghệ.
- Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến:
 Đơn giản dễ lập
 Thể hiện rõ các công việc và thời gian thực hiện
 Cho biết cụ thể tổng thời gian hoàn thành tất cả các công việc.
 -Phương pháp này còn một số hạn chế:
 Không thể hiện cụ thể mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc’
28
 Không cho biết công việc nào là trọng tâm cần để so sánh lựa chọn phương
án tốt hơn
 Không thể giải quyết các yêu cầu tối ưu hóa chi phí khác cho sản xuất.
VD: Công ty X cần hoàn thành hợp đồng sản xuất sản phẩm A gồm 5 công việc A1-
A2-A3-A4-A5. Sau khi cân đối mọi nguồn lực cần thiết. Các nhà quản trị đã xác định thời gian tiến
hành từng công việc và sắp xếp lịch thực hiện theo sơ đồ:

CÔN THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪNG NGÀY/THÁNG


G
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
VIỆC
A1
A2
A3
A4
A5

IV. Ứng dụng lập lịch trình sản xuất in.


1. Lịch trình sản xuất:
 Lịch trình (kế hoạch) sản xuất là kế hoạch tổng thể chung trong một thời
gian nhất định với khối lượng và thời gian hoàn thành và toàn bộ nguồn lực
cần thiết để thực hiện.
 Khi lập lịch trình sản xuất cần có các thông tin sau:
- Khối lượng công việc,
- Thời gian thực hiện,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc;
- Dự trữ kế hoạch (Dkh), dự trữ đầu kỳ (Dđk), khối lượng theo đơn hàng
(Dđh), khối lượng theo dự báo (Ddb)
Dkh = Dđk – Max (Dđh; Ddb)
 Lịch trình sản xuất sẽ do Quản lý sản xuất, Quản đốc hoặc Trưởng ca lập
nên tùy vào mô hình tổ chức nhân sự của từng nhà máy, doanh nghiệp sản
xuất.

29
2. Mục đích của việc lập lịch trình sản xuất
 Thiết lập khung thời gian thực hiện công việc của nhà máy.
 Tối thiểu hóa khung thời gian thực hiện một đơn hàng sản xuất.
 Tối thiểu hóa khối lượng sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
 Nâng cao hệ số sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.
3. Lập lịch trình sản xuất cho xưởng in offset tờ rời khi in sách
3.1. Xác định các thông số ban đầu:
- Công việc: In 2 quyển sách 360 trang khổ 13x19 cm in 2 màu; số lượng in
20.000
- Tổng số trang cần sắp chữ điện tử: 720 trang 13x19cm
- Tổng số bản cần làm: 80 bản (loại khuôn in 8 trang) x 2 màu = 160 bản
- Tổng số tờ in trên máy in: 160 x 20.000 = 3.200.000
- Số máy in sử dụng 2 máy in 8 trang
- Thời gian thực hiện: 8 ngày
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc: Ngày 1/6 và 8/6
3.2. Lịch trình cho từng công đoạn (phân xưởng) sản xuất
Giả sử thời gian tối thiểu để sản xuất trong từng công đoạn: Chế bản – Máy in
– Đóng sách là 4 ngày thì kế hoạch sản xuất theo Phương pháp sơ đồ Gantt
 Phương pháp này dùng tính tổng thời gian tối thiểu khi sản xuất 1 đơn hàng
 Cách lập sơ đồ: lịch trình từ trái sang phải, công việc cần làm trước xếp
trước theo yêu cầu của công nghệ
1) Sắp chữ và chế bản: 4 ngày (từ 1/6 đến 4/6) (Căn cứ vào số lượng người
làm và số ca làm việc)
2) Máy in: 4 ngày (từ 3/6 đến 6/6) (Căn cứ vào số lượng máy in sử dụng và số
ca làm việc)
3) Đóng sách 4 ngày (từ 5/6 đến 8/6) (Căn cứ vào số lượng máy gia công sử
dụng và số ca làm việc)

30
Thời gian thực hiện
Công việc Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày
1/6 2/6 3/6 4/6 5/6 6/6 7/6 8/6
Chế bản x x x x
Máy in x x x x
Đóng sách x x x x

31
PHẦN 2
THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN

32
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN
I. Khái niệm về thiết kế xí nghiệp in
Khái niệm : Thiết kế là quá trình xem xét cả về khách quan và chủ quan ( thực
tế và tương lai) ngành nghề in nước ta và ngành in toàn cầu để lập lên một dự
án với nội dung là luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư công nghệ ,
trang thiết bị cũng như xây dựng nhà xưởng để mở rộng năng lực của nhà
máy in.
Từ dự án được mới đưa ra được qui trình thiết kế đươc trên mục tiêu của dự
án dựa trên mục tiêu của dự án đặt ra về công suất , năng suất,chất lượng sản
phẩm, mặt bằng sản xuất.
=> Đạt được kết quả về hiệu quả kinh tế cao nhất khi thực hiện sản xuất.
II. Những yêu cầu khi thiết kế xí nghiệp in và lựa chọn giải pháp công
nghệ
1. Đặc điểm chính của sản xuất in
- Sản xuất in được thực hiện trên đây chuyền sản xuất gồm 3 công đoạn
 Công đoạn 1 : Chế tạo mẫu + chế tạo khuôn in
 Công đoạn 2 : Qui trình công nghệ in
 Công đoạn 3 : Qui trình công nghệ gia công sau in
-Sản phẩm in đa dạng : Mẫu mã, kích thước , số lượng,…
VD: Báo chí . tạp chí, tranh cảnh, sách, mẫu biểu, nhãn mác bao bì….
-Mỗi một dòng sản phẩm có đặc điểm riêng về phương pháp công nghệ cũng
như qui trình sản xuất
- Về máy móc thiết bị đòi hỏi tính chính xác và ổn định cao( có mức độ phức
tạp về thiết bị toàn cầu nhiều loại thiết bị trong dây chuyền)
2. Những yêu cầu khi thiết kế xí nghiệp in
- Khi có dự án thiết kế xí nghiệp in thì việc đầu tiên là khảo sát, tính toán thiết
kế công nghệ và thiết bị
- Người thiết kế xí nghiệp in phải thoả mãn những yêu cầu sau:
a. Tính hiện đại của giải pháp công nghệ: Được thể hiện qua mức độ tự động
hóa cao của dây chuyền sản xuất cần có những đặc điểm sau:

33
 Trong dây chuyền sản xuất sử dụng số ít người lao động nhưng lại đạt được
công suất sản xuất cao.
 Quá trình sản xuất tiêu hao ít nguyên liệu, điện năng và các loại vật liệu
thông thường phụ trợ khác trên một đơn vị sản phẩm.
 Môi trường sản xuất không bị ô nhiễm và nếu có ô nhiễm thì phải có biện
pháp xử lý tốt để cải thiện môi trường làm việc cho người trực tiếp tiếp cận
vận hành thiết bị.
 Giải pháp công nghệ giải pháp phù hợp với xu thế phát triển ngành in
ttrong nước và thế giới.
b. Thiết kế phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Thiết kế phải phù hợp với phương án sản phẩm:
 Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ cơ sở in nào
 Phản ánh sản phẩm thể hiện yêu cầu của thi trường cần trước mắt và trong
tương lai một khoảng thời gian nào đó
 Phản ánh sản phẩm phải phù hợp với trình độ kỹ thuật, quản lí của cán bộ
công nhân xí nghiệp in đó
-Hiệu quả của một phương án thiết kế còn thể hiện qua công suất thiết kế còn
thể hiện qua công suất và vốn đầu tư cho dự án
 Công suất thiết kế và vốn đầu tư là cơ sở để chọn máy móc ,thiết bị .Hệ
thống máy móc thiết bị trong dây chuyền phải đồng bộ nhằm khai thác hết
công suất, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
 Công suất thiết kế và vốn đầu không phù hợp do đó không mang lại hiệu
quả kinnh tế cao.
 Công suất và vốn đầu tư là cơ sở để chọn máy móc thiết bị. Hệ thống máy
móc thiết bị trong dây truyền phải đồng bộ nhằm khai thác hết công suất, góp
phần làm giảm giá thành sản phẩm.
 Việc xây dựng thiết kế bố trí mặt bằng sản xuất phải đồng bộ nhằm khai
thác hết công suất, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.
-Tính hiệu quả của thiết kế còn liên quan đến các vấn đề nguyên vật liệu vì
vấn đề nguyên vật liệu là vấn đề sống còn của xí nghiệp.
34
 Giá cả của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu.
 Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào nguyên vật liệu : giá nguyên vật liệu, việc
cung ứng nguyên vật liệu( rẻ, khó, liên tục, gián đoạn,…)
 -Hiệu quả của phương án thiết kế xí nghiệp
 Tạo công việc cho lao động
 Thu nhập bình quân của người lao động trước và sau khi có dự án.
 Môi trường điều kiện lao động, đời sống vật chất tinh thần cải thiện, …
3. Nội dung giải pháp công nghệ.
a) Các mô hình công nghệ khi thiết kế xí nghiệp in.
- Mô hình công nghệ sản xuất khép kín: có đủ các công đoạn trong sản xuất
in.
- Mô hình công nghệ sản xuất gồm hai công đoạn kết hợp.
- Mô hình công nghệ sản xuất chỉ có một công đoạn sản xuất riêng lẻ.
b) Đặc điểm của các sản xuất khép kín: gồm trước in, trong in, sau in
 Mô hình được sử dụng khi thiết kế xí nghiệp in lớn hoặc do vị trí địa lý
tương đối độc lập hay nhiệm vụ riêng bắt buộc phải có đầy đủ dây truyền sản
xuất mới.
 Ưu điểm: chủ động trong sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm rẻ có
tính cạnh tranh cao, sản xuất được đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng sản
phẩm ổn định.
 Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn nếu không tổ chức sản xuất tốt sẽ gây lãng phí
, nếu tổ chức quản lí sản xuất kém dẫn đến giá thành sản phẩm cao, đòi hỏi
mặt bằng sản xuất lớn, số nhân công lao động lớn, trình độ quản lí và tay nghề
phải cao.
c) Mô hình công nghệ sản xuất gồm in và gia công sau in .
- Mô hình này áp dụng phổ biến ở nước ta vì nó phù hợp với các cơ sở in nhỏ,
cơ sở in vừa và nhỏ.
- Mô hình này yêu cầu vốn thấp –tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
d) Mô hình công nghệ sản xuất đơn lẻ chỉ sử dụng 1 trong 3 công đoạn in.

35
Điều kiện cần thiết để có thể áp dụng mô hình này là xí nghiệp phải có chức
năng hợp tác với các đơn vị bạn hàng khác và tổ chức tốt thì hiệu quả cao vì
đặc điểm với tính chuyên môn hóa cao theo công việc- dễ quản lí.
- Nhược điểm: các xí nghiệp phụ thuộc nhau trong quá trình sản xuất- cần có
thái độ hợp tác tốt. Trong quá trình sẽ phát sinh trục trặc trong quá trình thực
hiện.
e) Lựa chọn giải pháp công nghệ khi thiết kế xí nghiệp
- Giải pháp công nghệ được lựa chọn phải giải quyết tốt những yêu cầu
chung khi thiết kế một xí nghiệp tốt và mục đích cụ thể của một dự án đầu tư
nói riêng.
- Để lựa chọn giải pháp thích hợp phải dựa trên những phân tích tổng hợp về
các mặt như: đặc điểm về sản phẩm và công nghệ của xí nghiệp trước và sau
khi đầu tư.
- Yêu cầu về chất lượng, thời gian, thỏa mãn yêu cầu thị trường.
- Đảm bảo cho sự phát triển ổn định của xí nghiệp.
- Phương pháp công nghệ vừa đảm bảo tính phù hợp với những điều kiện
hiện tại của xí nghiệp về mọi mặt thỏa mãn sự phát triển, mở rộng của dự án
trong tương lai gần.
Các căn cứ chính để lựa chọn giải pháp
- Căn cứ theo phương án sản phẩm của dự án đặt ra bao gồm:số lượng và đặc
tính của từng loại sản phẩm thể hiện qua các số liệu tính công suất của sản
phẩm trong một năm như số màu in, kích thước, nguyên vật liệu, đặc tính
nguyên vật liệu của từng sản phẩm, qui trình sản xuất để hoàn thành sản phẩm
đó.
Từ căn cứ trên người thiết kế phải tính toán các thông số công nghệ và thiết
bị, bố trí dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị đã tính toán và lựa chọn sao
cho phù hợp với từng công đoạn.

36
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU TRONG THIẾT KẾ
I. Phân nhóm và tính toán phương án sản phẩm.
1. Phân nhóm sản phẩm, tính sản lượng theo nhóm:để thuận tiện trong tính
toán và lựa chọn thiết bị phù hợp khi thiết kế xí nghiệp in phải phân thành
nhóm các sản phẩm cùng loại và có cùng số màu.
Ví dụ:
- Sản phẩm là sách: khuôn khổ sách, số trang, số lượng in cho từng loại đầu
sách trong năm.
- Sản phẩm là tạp chí: phân loại từng loại tạp chí, số kì/tháng, số sản
phẩm/kỳ, số trang, số màu,..
- Sản phẩm là báo: phân loại, số trang, số lượng phát hành, ngày, tháng.
2. Tính sản lượng sản phẩm chủ yếu qui về trang tiêu chuẩn 13cmx19cm.
 Trang in tiêu chuẩn dùng để đo công suất in của xí nghiệp và lượng in của
ngành công nghiệp in Việt Nam.
 Tính trang in tiêu chuẩn cần xác định hệ số qui đổi:

 Hqd =

-Khi trang in thực tế là nhiều màu- thì hệ số qui đổi nhân thêm hệ số màu của
sản phẩm.
- VD: một cuốn sách 250trang, trong đó ruột sách có 100trang in 4 màu còn
lại in một màu, số lượng in 1000 cuốn bìa sách in 4 màu, khổ sách qui ra số
trang tiêu chuẩn.Tính sản lượng sách qui ra số trang tiêu chuẩn.
- B1 : tìm số qui đổi:

Hqd

- B2 : Tìm số trang tiêu chuẩn bìa sách

- B3 : số trang tiêu chuẩn của ruột sách

37
x2

- B4 : Sản lượng 1000 cuốn sách theo số trang tiêu chuẩn


[(250-100)x1000 + 100 x 4 x 1000 + 1000 x 4 x 4 ] x 2
= 1.132.000 trang

c. Liệt kê các loại sản phẩm, báo, tạp chí theo bảng :

Tên sản Kích thước Số Số Số Số kỳ/ 1 ( Tổng số


phẩm sản phẩm màu trang lượng năm trang tiêu
in chuẩn ) / năm

d. Tính công suất máy in theo số trang in tiêu chuẩn:


Công suất máy in S trong một năm tính theo số trang in tiêu chuẩn (13x 19)

, một màu xác định theo công thức sau:

S= x x m x v x xcx ( trang in tiêu chuẩn/năm)

Trong đó
Hqđ hệ số quy đổi trang in tiêu chuẩn.
Hmt hệ số máy in :
Hệ số máy in =

- m: số màu
- v : vận tốc máy in ( tờ/h)

- : số giờ máy chạy trong một ca, h.

- c : số ca làm việc trong một ngày, một ca

- : số ngày làm việc trong một năm, ngày

38
Thông thường khi thiết kế, công suất này nên chọn bằng 2/3 công suất thực tế
của máy là hợp lí vì vận tốc của máy chỉ nên lấy 2/3 tốc độ lớn nhất
Ví dụ: Máy in có tốc độ v = 15000 tờ/giờ thì khi tính công suất thiết kế thực
tế chỉ tính tốc độ làm việc trung bình của máy là 10.000 tờ/giờ
Trong các đại lượng trên khi tính toán phải chú ý đến một số điều kiện thực tế
như:

 : phụ thuộc vào của người thiết kế chọn ( phụ thuộc vào thời gian, chuẩn

bị trên máy, giao ca, nghỉ ăn) . ngoài ra, còn phụ thuộc khách quan : số lượng
tờ in, nguyên vật liệu.

 : phụ thuộc thời gian sửa chữa , bảo dưỡng định kỳ, các ngày nghỉ theo

qui định
 c : phụ thuộc vào tính sản phẩm, thời gian giao hàng.
Từ tính công suất của các máy in chúng ta sẽ tính toán được công suất của cả
nhà máy in quy ra số trang tiêu chuẩn.
Khi có công suất yêu cầu của một xí nghiệp in và tính được công suất của một
chủng loại máy in (1, 3 hay 4), ta sẽ tính được số máy in cần thiết trong toàn
bộ xí nghiệp cần thiết kế.
Từ việc tính toán công suất của xí nghiệp, cơ cấu sản phẩm, kích thước khổ in
chúng ta sẽ tính toán và lựa chọn được các thiết bị ở công đoạn trước in và
sau in. Tuy nhiên việc xác định này phụ thuộc vào chủ quan của người thiết
kế vì điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
 Phương án sản phẩm của xí nghiệp.
 Độ phức tạp về kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
 Số chủng loại sản phẩm.
 Màu sắc của sản phẩm chính
 Số lượng in với từng loại sản phẩm
 Yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm cũng như các yêu cầu riêng biệt
khác với một số loại sản phẩm chính.

39
Tuy nhiên việc lựa chọn thiết bị gì, thông số kỹ thuật của thiết bị đó như thế
nào còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác và người
lập dự án thiết kế chỉ có thể đưa ra trường hợp cụ thể. Thậm chị trong nhiều
trường hợp ,việc đầu tư chiều sâu chỉ bao gồm trang bị thêm một hệ thống
máy hoặc thiết bị hiện đại trong một cung đoạn cũng phải lập dự án để xin
phép các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài các máy in nằm trong công
đoạn in ngày càng hiện đại , hệ thống các máy móc và thiết bị trước và sau
khi in hiện nay cũng ngày càng hiện đại hóa.Điểm qua các thiết bị chính trước
in bao gồm:
 Các loại máy scanner, máy ghi hình, tráng hiện phim từ thủ công đến bán
tự động và tự đông.
 Các hệ thống thiết bi chế bản điện tử, ghi bản, hiện bản tự động.
 Các phần mềm điều hành, quản lí công đoạn trước in , các loại máy in thử.
Hệ thống các thiết bị sau in trong nhưng năm gần đây cũng có bước phát triển
nhảy vọt với các thiết bị tự động hóa cao làm giảm đáng kể nhân lực lao động
của công đoạn này:
- Máy đếm (dỗ phẳng, gấp, máy bắt soạn MK)
- Máy đóng (ghim 1 đầu, 2 đầu), máy khâu chì, vào bìa..
- Máy dao xén (1 mặt, 3 mặt) và một số thiết bị phụ trợ khác
- Máy bắt tay sách, vào bìa và đóng liên hợp
- Máy đóng sách bằng keo nhiệt
- Hệ thống dây chuyền sản xuất sách liên hoàn ….
Ví dụ : tính toán công suất của một xí nghiệp in theo số trang in tiêu chuẩn bằng bảng cơ cấu sản
phẩm cho ở các cột dưới đây:

Sản Khuôn Số Số Số lượng Tổng số trang


phẩm khổ trang/cuốn màu cuốn/kỳ/năm (13x19)
50 đầu 17x24 240 Bìa 30.000 597,6 Triệu
sách 4/0 cuốn/năm trang
ruột
1/1

40
30 đầu 14,5x20,5 200 Bìa 40.000 288 Triệu trang
sách 4/0 cuốn/năm
ruột
1/1
20 đầu 19x27 220 Bìa 5.000 28,704 Triệu
sách 4/0 cuốn/kỳ trang
ruột 2 tuần/kỳ
2/2
3 đầu tạp 20x28 32 Bìa 5.000 28,704 Triệu
chí 4/4 cuốn/kỳ trang
ruột 2 tuần/kỳ
2/2
5 đầu báo 42x58 16 Bìa 6.000 249,6 Triệu
2/2 cuốn/kỳ trang
ruột 1 tuần/kỳ
1/1
400 loại 13x19 4/0 40.000/kỳ 400 Triệu trang
tem nhãn 25 kỳ/ năm
30 đầu tài 10 trang 1/1 20.000tập/kỳ 60 Triệu trang
liệu (13x19)/tập 10 kỳ/ năm
100 đầu 10 trang 2/2 10.000tập/kỳ 100 Triệu trang
tài liệu (13x19)/tập 10 kỳ/ năm
100 đầu 10 trang 4/4 10.096 tập/kỳ 100,096 Triệu
tài liệu (13x19)/tập 10 kỳ/ năm trang
Tổng 2000 Triệu
trang

Bảng cơ cấu sản phẩm xí nghiệp in:


Kết quả ở cuối cùng cột của bảng đươc tính toán chi tiết theo từng loại sản
phẩm như sau:

41
1. Sách: gồm 3 loại
a) 50 đầu sách khổ (17 x 24) , mỗi đầu 30.000 cuốn, bìa 4/0, ruột màu.

Hệ số qui đổi:

240 trang một cuốn tính cả bìa và ruột, bìa 4 trang, ruột 236 trang .
- Số trang in ruột sách (13 x 19) là :
50 x 30000 x 236 x1,66 = 587 640 000 trang in 1 màu
- Số trang in bìa sách ( 13 x 19 ) là :
50 x 30000 x 4 x 1,66 = 9 960 000 trang in 4 màu

- Tổng số trang in ( 13 x 19) là: 587 640 000 9 960 000 = 597 600 000

trang
b) 30 đầu sách khổ ( 14,5 x 20,5 ), mỗi đầu sách là 40000 cuốn/năm, 200
trang/cuốn, bìa 4 màu , ruột một màu.

Hqđ = l

200 trang một cuốn tính cả bìa và ruột, bìa 4 trang, ruột 196 trang.
- Số trang in ruột sách ( 13 x 19 ) là:
30 x 40 000 x 196 x 1,2 = 282 240 000 trang in 1 màu
- Số trang in bìa ( 13 x 19 ) là :
30 x 30 000 x 4 x 1,2 = 5 560 000 trang in 4 màu
- Tổng số trang in ( 13 x 19 ) là : 282 240 000 + 5 5760 000 = 288 000 000
c) 20 đầu sách khổ(19 x 27), mỗi đầu sách 20.000 cuốn/năm, 220 cuốn/trang,
bìa 4 màu, ruột 2 màu.

Hệ số qui đổi: (

220 trang một cuốn tính cả bìa và ruột, bià 4 trang, ruột 216 trang.
- Số trang ruột sách (13x19) là:
20 x 20000 x 216x 2= 172800000 trang in 2 màu.
- Số trang bìa sách (13x19) l:

42
20 x 20000 x 4 x 2 = 3200000 trang in 4 màu .
- Tổng số trang in (13x19) của sách là :
597.600.000 + 288.000.000 + 176.000.000 = 1.061.600.000 trang (13x19).
2, Tạp chí
Có 3 đầu tạp chí khổ (20x28) ra 2 tuần 1 số, 32 trang, bìa 4 màu ruột 2 màu,
5000 cuốn/sổ.
2 tuần 1 số => 26 số/năm

Hệ số qui đổi:

→ Số trang (13x19) là:


3x 26 x 5000 x 2,3 x32 = 28 704 000 trang.
Trong đó : - số trang 4 màu là: 3 x 26 x 5 000 x 2,3 x4 = 3 588 000 trang
Số trang 2 màu là: 28 704 000 – 3 588 000 = 25 116 000 trang.
3, Báo
Có 5 đầu báo khổ 42 x 58, 16 trang, bìa 2 màu, ruột 1 màu, mỗi tuần 1 số
6000 cuốn, 1 năm có 52 tuần.

Hệ số qui đổi:

5 x 52 x6000 x 16 x 10 = 249 600 000 trang


Trong đó :
 Số trang 2 màu là :5 x 52 x6000 x10 x 4 = 62 400 000
 Số trang 1 màu là : 249 600 000 – 62 400 000 = 187 200 000 trang.
4) Tem nhãn : 400 triệu trang khổ 13x19, in 4 màu.
5) Các loại tài liệu ấn phẩm khác gồm:
 60 triệu trang in 1 màu
 100 triệu trang in 2 màu
 100 096 triệu trang in 4 màu.
Vậy: Tổng sản lượng trang in tiêu chuẩn trong 1 năm là :
43
106,1 + 28,704 + 249,6 + 400 + 260,096 = 2,000 triệu trang.
Trong đó: - tổng số trang in 1 màu là :
587,64 + 282,24 + 187,2 + 60= 1117,08 triệu trang
- Tổng số trang in 2 màu là :
172,8 + 25,116 + 62,4 + 100 = 360, 316 triệu trang
- Tổng số trang in 4 màu là :
9,96 + 5,76 + 32 + 3,588 + 400 + 100,096 = 522 604 triệu trang
II. Tính toán nguyên vật liệu
1-Tính toán khối lượng giấy in:
Khối lượng giấy in M(kg) tính theo công thức:

M= m x (Số tờ in + Số tờ bù hao) x khổ tờ in x

Trong đó : m: định lượng giấy in (g/

Khổ tờ in: (cm x cm )


Số tờ bù hao tính theo quy định hoặc tiêu chuẩn định lượng của từng xí
nghiệp in, phụ thuộc vào từng loại máy in và sản phẩm in.

Nếu giấy có định lượng 60g/ làm chuẩn thì cứ một triệu trang in khổ

13x19, khối lượng giấy là 870kg. Hệ số bù hao không vượt quá 4% tổng
lượng giấy in theo quy định.
Số tờ in tính như sau:
- Với sách, báo, tạp chí (đen trắng):

Số tờ in = ( 1 tờ in x 2)

Với bao bì , tem nhãn : có rất nhiều khuôn khổ khác nhau, công thức chung : (
chú ý với bao bì tem nhãn thường chỉ in 1 mặt)
Số tờ in ( nhãn ) = ( số lượng cần in ) : ( số nhãn / 1 tờ in )
2- Tính toán khối lượng mực in
Về lý thuyết, xác định lượng mực in bằng cách đơn giản là : cân giấy
trước khi và sau khi in, lượng chênh lệch đó chính là mực in( tuy nhiên cách

44
tính này không chính xác vì còn có sự ngấm và bay hơi dung môi của mực và
dung dịch làm ẩm với giấy).
Thực tế tính toán lượng mực in rất khó vì nó phụ thuộc vào phương
pháp in, loại mực in, máy in, khổ in, loại giấy in, số màu in. Theo tài liệu của
Liên Xô trước đây khi tính kinh tế người ta lấy tiền mực bằng 10% tổng tiền
nguyên vật liệu. Thực tế định mức tiêu hao mực ở từng xí nghiệp cũng rất là
khác. Có tài liệu thống kê cho tiêu hao mực khi in offset một màu, in chữ là
chính, ảnh khoảng 5% , hết 3-6 gam mực/ 1m2. Có thể tham khảo định mức,
bù hao các loại vật tư cho các phương pháp in của Công ty cổ phẩn Bao bì và
in nông nghiệp trong phần phụ lục.
3- Tham khảo về xác định khối lượng bù hao giấy
Ngoài lượng giấy tính toán theo công suất in, lượng giấy in cần phải bù
hao do sai hỏng ở các bước trong quá trình sản xuất sản phẩm được xác định
theo nhiều cách. Trước đay lượng giấy bù hao được xác định theo quy định
chung của các cơ quan có thẩm quyển nhưng đến nay còn tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể trong từng xí nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của xí nghiệp
cũng như trách nhiệm và quyền lợi của người lao động. Có thể tham khảo một
số quy định trước đây về xác định lượng giấy bù hao dưới đây.
Theo quyết định 1446 ngày 15-11-1980 Bộ Văn Hóa – Thông tin quy
định như sau :
- Cứ 1 triệu trang in 13x19 định lượng 60g/m2 in báo giấy cuộn, khổ ngang
84 cm thì được tính 827,356kg.
- Một triệu trang in khổ 13 x 19 cần 15625 tờ in khổ 84 x 110 cm, định lượng
52g/m2 thì lượng giấy được tính là 750,750kg.
- Hao phí in và đóng xén (tính theo %) là 4% = 30,03 kg ( cho 1 triệu trang in
tiêu chuẩn)
- Lề xén từ cuộn ra tờ nếu in bằng máy in cuộn là 2%.
- Giấy rách, thủng do xén thủ công không được vượt quá 1,5% là 13,003kg
( cho 1 triệu trang tiêu chuẩn).
- Vỏ bao bì, lõi cuộn giấy tương đương ( 142%)=7,5075415,015kg.

45
- Hao phí do quá trình vận chuyển từ ga, cảng … là 2%, khoảng
16,516kg( cho 1 triệu trang in tiêu chuẩn )
Đến nay quy định trên đã không phù hợp, việc tính toán giấy phải được
cụ thể hóa trong từng trường hợp sản xuất. Cần phải xác định định lượng cho
từng loại giấy. Trên cơ sở tính toán và kiểm nghiệm thực tế, tùy từng trường
hợp cụ thể giám đốc xí nghiệp sẽ quyết định.
Có thể lấy số lượng giấy bù hao là 4% cho in để đảm bảo từ lúc bắt đầu
in đến khi đạt cân bằng mực nước ổn định.
Khi đã biết số tờ in , số tờ bù hao thì công thức chung đẻ tính lượng
giấy dùng công thức.
4- Bài tập
Tính tổng số trang in tiêu chuẩn 13x19 và lượng giấy in cần thiết cho các
phương án sản phẩm sau:
1) In một tờ báo ngày khổ 42x58, 8 trang , in 2/1. Số lượng bình quân 160.000
bản(tờ) / ngày . Ngoài ra có 4 trang quảng cáo 4/4 vào các ngày chủ nhật.
2) Một tờ báo tuần : ra 2 kỳ 8 trang khổ 21x29, số lượng in bình quân 20.000
tờ/ kỳ, số màu 4/4.
3) Sản phẩm là sách và tạp chí:
- In 5.000.000 bản sách/năm, bình quân 200 trang/cuốn. ruột in 1/1, bìa trang
1 và 4 in 4 màu, bìa trang 2 và 3 in 1 màu, khổ sách 14,5x19,5.
- In 5 loại tạp chí khổ 19x27 cm, ruột in 64 trang 2/2, bìa trang 1 và 4 in 4
màu, bìa trang 2 và 3 in 2 màu. Số lượng in 2000 bản cho 1 loại tạp chí/1 kỳ.
Mỗi tuần ra 1 kỳ.
Cho biết giấy in sách và tạp chí có định lượng 60g/m2, giấy in báo có định
lượng 52g/m2 , giấy in bìa sách và tạp chí là 80g/m2.
III. Tính toán số lượng các thiết bị chính cho từng công đoạn
1- Xác định thời gian làm việc thực tế tại các công đoạn
Theo chế độ hiện hành người lao động nghỉ 1 năm tổng cộng 73 ngày (12
phép, 52 chủ nhật , 9 ngày lễ tết ) chưa tính thứ 7 với các cơ sở sản xuất hành

46
chính, bình quân một năm có 365 ngày thì số ngày làm việc một năm là :

365 – 73 = 292 290 ngày.

+ Số giờ làm việc hành chính trong một ngày: 8h–1h(ăn giữa ca, nghỉ)=7h
+ Với các máy in thường làm việc khoảng 6h/ca (vì 1,5h cho bảo dưỡng giao
ca : 0,5h ăn giữa ca)

2- Áp dụng để tính toán một số thiết bị chính của từng công đoạn
Xuất phát từ năng xuất yêu cầu , cơ cáu sản phẩm có thể tính được số trang in
quy ra tiêu chuẩn theo số màu, nhiệm vụ là phải tính được:
+ Số lượng trang in 1 màu và kích thước của nó.
+ Số lượng trang in 2 màu và kích thước của nó
+ Số lượng trang in 4 màu và kích thước của nó
Trên cơ sở đó phân tích và tính toán để lựa chọn máy in.
Ví dụ 1:
Một số xí nghiệp sau khi tính toán xác định được ông xuất trong một năm bao
gồm các số liệu sau :
 1,5 tỷ trang in 4 màu khổ 13 x 19/năm
 58 triệu trang in 1 màu khổ 13 x19/năm
Hãy tính số máy in để in lượng sản phẩm trên đảm bảo công xuất của xí
nghiệp.
Bải giải:
Ta nhận thấy sản phẩm đã cho có khuôn khổ là 13x19 cm có thể bố trí maket
phù hợp với khổ in 58 x 84cm ( 16 trang) nên ta chọn loai máy có khổ in 16
trang ( 58 x 84 ) – máy cụ thể chưa chọn lựa ở đây.
Từ 1,5 tỷ trang in 4 màu khổ 13x19. Ta tính được số lượt in 4 màu cùng một
mặt khổ 58 x 84 là :
1.500.0.0 ( trang ) / 16 = 93.750.000 lượt
Với sản phẩm in một màu cũng có khổ 13x19 nhưng với số lượng ít nên ta có
thể bố trí maket với khổ in bằng một nửa loại trên – 8 trang ( 42x58 ) và từ 58

47
triệu trang in một màu khổ 13x19 ta cũng tính được số in 1 màu 8 trang với
khổ in 42x58 là :
58.000.000 x 8 = 7.250.000 lượt
Nếu chọn máy in có khổ in là 58x84 cm, tốc độ lớn nhất 12.000 tờ.h thì khi in
sản lượng bình quân chỉ tính được tốc độ in bằn 2/3 tốc độ lớn nhất , tức là
8000 tờ/h
Giả sử máy làm việc 290 ngày, mỗi ngày 2 ca, mỗi ca 6h thì trong 1 năm mỗi
máy được :
290 ngày x 8000 tờ/h x 12h/ngày = 27.840.000 tờ in 1 mặt/năm
Từ đây ta có hai phương án để tính ra số lượng máy in:
Phương án thứ nhất : nếu chọn máy in 2 màu để in sản phẩm 4 màu thì số
máy in 2 màu (phải in 2 lần ) là :
Số máy in = (Số lượt in 4 màu x 2) / (số tờ in 1 mặt của một máy in 1 năm)
Trong đó, tổng số tờ in 4 màu x2 là số tờ in 2 màu; số tờ in 1 mặt trong một
năm của mỗi máy chính là số tờ in 1 mặt/năm của một máy 2 màu . Thay số
vào ta được :
Số máy in 2 màu = ( 93.750.000 x2)/(27.840.000)=6.735 mày
Như vây phải chọn 7 máy in 2 màu có đặc tính trên
Phương án máy in 4 màu cũng có khuôn khổ in và tốc độ in như máy 2 màu
thí số máy 4 màu sẽ là : 6.735/2 = 3.37 máy . tức là phải chọn 4 máy in 4
màu.
Việc lựa chọn máy in 2 màu hay 4 màu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau phải được phân tích trong từng trường hợp cụ thể.
Số máy in 1 màu cũng tính toán tương tự như trên, ta được:
5.880.000 / 27.840.000 = 0,21 máy
Ta sẽ chọn một máy in một màu khổ in 42x58, tốc độ in 12.000 tờ/h để in
lượng phẩm một màu như trên .
Như vậy để đảm bảo công suất in của xí nghiệp sẽ có hai phương án lựa chọn
số lượng máy in như trên: 7 máy hai màu và 1 máy một màu, hoặc 4 máy bốn
mày và 1 máy một màu.

48
Việc lựa chọn loại máy in của nước nào còn phụ thuộc vào nội dung phân tích
trong dự án, vào yêu cầu đối với sản phẩm cũng như khả năng tài chính của
dự án.
Ví dụ 2:
Tính chọn máy cho công đoạn sau in:
Một xí nghiệp có tổng số sách giáo khoa trong 1 năm 850.000 cuốn. Tính số
máy vào bìa bằng keo nhiệt?
Giải:
Chọn máy vào bìa bằng keo nhiệt có tốc độ vào bìa 300 cuốn/h để vào bìa sản
phẩm sách và dán gáy bằng keo nhiệt.
Với số giờ làm việc tính toán như với in ở trên, số máy vào bìa cần thiết sẽ là:
[850.000(cuốn/năm)]:[(300c/h x 12h/ ngày x 290 ngày/năm)] = 0,814 máy.
Như vậy ta chọn 1 máy vào bìa bằng keo nhiệt là đủ.
Ví dụ 3: Tính số bản in và só máy phơi bản cho chế bản.
Giả sử hãy tính toán số bản in sử dụng trong 1 năm cho một phân xưởng in
báo ngày, mỗi ngày in 3 tờ báo , mỗi tờ báo gồm 16 trang khổ 29 x 42 cm, 4
trang bìa và 4 trang quảng cáo in 4 màu, còn lại in 2 màu. Lượng xuất bản
trong một ngày 4000 tờ/ 1 loại báo.
Bải Giải:
Vì số lượng báo chỉ có 4000 số/ một ngày , nên khi in không phải thay bản
(chọn bản Trung Quốc có thể in được 8000-10.000 tờ in mới phải thay).
- Nếu chọn khổ bản in là 84 x 58 (1 mặt 4 trang) thì một số báo sẽ có :
+ In bìa và quảng cáo 8 trang. 4/4 cần 2x4 = 8 bản
+ 8 trang còn lại in 2/2 cần 2x2 = 4 bản
Số lượng bản 1 ngày (cho 3 tờ báo ) là :
( 8 + 4 ) x 3 = 36 bản ( khổ 84 x 58 ) Vì là báo ngày nên tính tròn 1
năm là 365 ngày và lượng bản cần :
36 bản/ngày x 365 ngày = 13.140 bản
Từ đó tính được số máy phơi và nhận thấy rằng chỉ cần phơi 36 bản trong một
ngày nên chỉ cần mua một máy phơi là đảm bảo.

49
IV. Xác định số lượng nhân lực cho từng công đoạn
1- Xác định số công nhân
Phụ thuộc vào số ca làm việc.
Số lượng thiết bị
Có thể tham khảo để xác định lượng công nhận trực tiếp sản xuất cho
một số loại máy như sau:
+ Máy in offset tờ rời (2-4 màu): 3 người/ca
+ Máy chi cuộn giấy: 3 người/ca
+ Máy bế hộp: 2 người/ca
Hiện nay với mức độ tự động hóa cao, số lượng công nhân vận hành
trực tiếp tại các máy giảm đi một cách đáng kể nên việc tính toán số lượng lao
động trực tiếp trong từng công đoạn của từng xí nghiệp sản xuất in cụ thể chỉ
được xác định chính xác khi đã tính toán thiết kế công nghê, lựa chọn máy và
thiết bị cũng như bố trí dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Để tính toán số
lượng nhân lực một cách chính xác còn phải tham khải thực tế trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của nhân lực ũng như khả năng đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật của các loại máy móc thiết bị đã chọn trong dự án .
2-Số nhân lực không trực tiếp sản xuất
Thông thường sơ đồ bố trí cơ cấu tổ chức quản lý và phân bố nhân lực
trong một xí nghiệp sản xuất in ở nước ta hiện nay được trình bày trong hình
dưới đây

Tổ chức Tài chính Phòng kỹ Phòng kinh


doanh
hành chính kế toán thuật

50
Chế in Gia công Nhận Xuất
bản sau in

Chức năng của Giám đốc là trực tiếp chỉ đạo , điều hành hai Phó giám đốc
đồng thời nắm bắt mọi thông tin từ các phòng ban chức năng trong xí nghiệp
để xử lí và ra các quyết định điều hành sản xuất nói chung. Các Phó giám đốc
phụ trách và quyết định các mảng công việc cụ thể mà mình phụ trách và điều
hành trực tiếp từ các phòng ban chức năng trong xí nghiệp . Điều sản xuất ở
các phân xưởng còn có thêm các quản đốc và phó quản đốc cũng như một số
bộ phận hỗ trợ khác nhau : bảo vệ ,thủ kho, điện nước..
Từ sơ đồ trên có thể bố trí số lượng nhận lực của một xí nghiệp như nhau :
• Giám đốc: 1
• Phó giám đốc: 2
• Tổ chức hành chính: 1 trưởng + 1 phó +2 nhân viên
• Tài chính kê toán : 1 trưởng +1 phó +2 nhân viên
• Phòng kỹ thuật : 1 trưởng +2 nhân viên ( có thể thêm 1 phó)
• Chế bản: 1 quản đốc ( có thể thêm phó quản đốc)
• In : 1 quản đốc+ 2 trưởng ca ( có thể thêm phó quản đốc).
• Gia công in : 1 quản đốc+2 trưởng ca ( có thể thêm phó quản đốc)
• Lao công (2), Bảo vệ (4), KCS(4) ,kho 2,cơ điện 3.
Tuy nhiên, như đã nêu trên, số lượng nhân lực cụ thể tại từng bộ phận có thể
thay đổi cách tổ chức của giám đốc trong xí nghiệp cũng như việc phân công
kiêm nhiệm công việc để tinh giảm bộ máy quản lí tới mức thấp nhất có thể
nhằm tăng hiệu quả công việc, chất lượng lao động cũng như tiền lương của
người lao động trong xí nghiệp.
V. Tính toán lựa chọn một số chỉ tiêu khác của dây chuyền sản xuất.
1. Một số công trình phụ trợ
2. Dự tính diện tích mặt bằng cần thiết cho xí nghiệp khi thiết kế mới
VI. Tính toán thời gian hòa vốn, sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn
và một số chỉ tiêu kinh tế khác.

51
 Phân tích hiệu quả của phương án thiết kế
1) Xác định vốn đầu tư của dự án
 Vốn cố định
- Tiền mua máy móc, thiết bị
- Tiều mua hoặc thuê đất
- Tiền xây dựng công trình
- Tiền thuê tư vấn thiết kế, giám sát

 Vốn lưu động


- Tiền mua nguyên vật liệu (giấy, mực, bản in…)
- Tiền sửa chữa, thay thế phụ tùng, thiết bị
- Tiền lương của người lao động (lương + bảo hiểm)
- Tiền điện, nước, năng lượng, xử lý môi trường...
- Tiền dự trữ lương (từ 1 đến 3 tháng)
- Tiền trả lãi xuất vốn
- Chi phí khác
2) Doanh thu xí nghiệp tính theo năm
- Doanh thu không tính nguyên vật liệu chính (Giấy, màng mỏng…)
- Doanh thu toàn bộ
- Doanh thu = Tổng số trang in x đơn giá
3) Xác định các khoản chi phí (tính theo năm)
 Khấu hao tài sản cố định
- Thời gian khấu hao tùy theo ngành, cơ sở (ngành in thường 10 năm với
máy in)
- Tiền khấu hao hàng năm = A% (M + N)
Trong đó: A% là tỷ lệ khấu hao đã chọn
M là tổng số tiền mua máy móc, thiết bị
N là tổng số tiền xây dựng nhà xưởng
 Trả lãi vay vốn
- Tổng vốn V = V1 + V2 + V3 + …
52
Trong đó V1 có lãi phỉa trả là r1 (tính % theo năm)
V2 có lãi phỉa trả là r2
V3 có lãi phỉa trả là r3
- Lãi xuất phải trả là:

Trong đó: (V1r1 + V2r2 + V3r3+ …) là tiền lãi phải trả hàng năm
(V1 + V2 + V3 + …) là tổng nguồn vốn
 Trả lương , bảo hiểm cho người lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
- Phí bảo hiểm cho người lao động theo quy định của nhà nước
- Phí bảo hiểm xí nghiệp (nếu có)
 Chi phí quả lý xí nghiệp
- Thông thường phí này bằng khoảng 0.5 – 1 % doanh thu
 Chi phí nguyên vật liệu
- Tiền phim, hóa chất làm phim
- Tiền bản, hóa chất là bản
- Tiền mực, hóa chất pha mực
- Các vật tư khác
Ghi chú: Nấu chi phí vật tư không tính được chi tiết thì tính bằng khoảng 5
đến 7% doanh thu
 Chi phí khác
- Tiền sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ( khoảng 0.5% vốn thiết bị)
- Tiền điện, nước
- Chi phí xử lý môi trường
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhà xưởng (khoảng 0.5% vốn xây dựng)
Kết luận: Từ các chi phí trên người ta chia thành 2 loại chi phí:

53
+ Định phí:
- Chi phí quản lý xí nghiệp
- Chi phí cố định
- Khấu hao
- Trả lãi vốn
+ Biến phí
- Chi phí thay đổi
- Chi phí theo sản xuất thực tế
- Các loại chi phí khác

4) Xác định điểm hòa vốn


- Doanh thu hòa vốn được xác định theo (Dh)

Đánh giá: Nếu Dh < Tổng doanh thu thì phương án thiết kế khả thi
5) Xác định sản lượng hòa vốn
- Sản lượng hòa vốn (Sh) được tính theo công thức sau:

6) Xác định thời gian hòa vốn


- Thời gian hòa vốn Th được tính theo công thức sau:

Trong đó: Tổng vốn đầu tư là tổng vốn cố định và lưu động

54
Khấu hao cơ bản tính theo năm
Lãi ròng bằng lãi trước thuế trừ thuế doanh nghiệp
7) Mối quan hệ giữa doanh thu hòa vốn sản lượng hòa vốn
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa Dh và Sh
 Phương pháp đánh giá dự án thiết kế
a)Lập các bảng so sánh
Bảng 1: Tổng chi phí của dự án

Năm/ Công Doanh thu Định phí Biến phí Tổng chi phí
suất thiết kế (đơn vị tính) (đơn vị (đơn vị tính) (đơn vị tính)
(1) tính) (3) (4)=(2)+(3)
(2)
0 0 Không đổi Thay đổi theo …
sản lượng
1/50% … Không đổi Thay đổi theo …
sản lượng
2/80% … Không đổi Thay đổi theo …
sản lượng
3/100% Từ đây không Không đổi Thay đổi theo …
đổi sản lượng
… … … …
10/100% Không đổi Thay đổi theo …
sản lượng

Bảng 2: Lợi nhuận ròng của dự án

Năm/ Công Lợi nhuận Thuế thu nhập Lợi nhuận


suất thiết kế trước thuế doanh nghiệp ròng
(5)=(1)-(4) (6)= (5)x(mức thuế)% (7)= (5)+(6)

1/50% 0
2/80% 0

55
3/100% (5)x(mức thuế)%
… …
10/100% (5)x(mức thuế)%
Bảng 3: Bảng tính NVP
Năm/ Công Vốn đầu Thu nhập Hệ số Giá trị hiện Cộng
suất thiết tư doanh chiết tại ròng dồn
kế nghiệp khấu (NPV)
(ngân quỹ (10) 11=(9)+(10)
ròng)
(9)
0 A -A
1
2
3

10

b) Phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV (Net present value)

- Phương pháp này tính theo công thức:


n CFt CF1 CFn
///NPV = ∑ = CF0 + +…+
t= 0 (1 + K)t (1+ K) (1+ K)n
Trong đó:
t – Thời gian tồn tại của dự án (thời gian khấu hao cơ bản)
CFt – Luồng tiền ròng tại thời điểm t (thu nhập doanh nghiệp)
K – Chi phí vốn của dự án/ năm (là r chung: lãi suất vay vốn)
Đánh giá dự án:
- Dòng đầu (năm 0): giá trị = -A (vốn đầu tư) (Năm đầu (0) NPV = -A)
- Các năm sau giá trị NPV tăng dần (giá trị âm nhỏ dần)
56
- Đến năm có NPV > 0 là thời điểm tạo ra lượng tiền lớn hơn tiền trả nợ và
cung cấp một lãi xuất yêu cầu K cho doanh nghiệp. Nếu NPV>0 trong đó thời
gian t = n <10 thì dự án khả thi và thời gian thu hồi vốn T (hoàn vốn) sẽ tính
bằng năm trước năm có NPV >0 cộng với giá trị của tỷ số giữa khoản chi phí
chưa bù đắp đầu năm và lượng tiền thu được trong năm
- Thời gian thu tiền vốn T
/

57
CHƯƠNG 4 : QUY TRÍNH THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN VÀ MỘT SỐ
DẠNG MẪU THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN
I. Quy trình chung của một dự án thiết kế xí nghiệp in
Dự án thiết kế xí nghiệp in dù lớn hay nhỏ , mở rộng hay đầu tư chiều sâu , bổ
sung một số máy móc thiết bị cho dây chuyền đã có hoặc thiết kế mới đều
phải tuân theo một quy trình bao gồm các bước sau :
1- Phân tích nhiệm vụ thiết kế
2- Lựa chọn hình thức đầu tư
3- Lựa chọn giải pháp công nghệ
4- Tính toán và lựa chọn thiết bị chủ yếu của dây chuyền sản xuất chính theo
từng công đoạn
5- Tính toán và lựa chọn một số thiết bị phụ trợ và đảm bảo kỹ thuật cho dây
chuyền sản xuất
6- Các yêu cầu kỹ thuật, mục đích sử dụng của nhà xưởng và bố trí mặt bằng
sản xuất
7- Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm và các khu phụ trợ khác
8- Các biện pháp bảo vệ môi trường , an toàn cháy nổ , vệ sinh công nghiệp ,
bảo vệ xí nghiệp
9- Mô hình bố trí nhân lực, tổ chức và điều hành sản xuất xí nghiệp
10- Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án.
II. Các bài mẫu thiết kế xí nghiệp in
( tham khảo sách : Cơ sở thiết kế nhà máy in – tác giả : Trần Văn Thắng –
Trường ĐH bách khoa hà nội .)

Nhận

58

You might also like