You are on page 1of 20

MỤC LỤC

1. Tổng quan về Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát.............................................3

1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát.............................3

1.2. Cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát...............................3

2. Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần bao bì Thuận Phát..............................4

2.1. Mô tả các hoạt động thuộc chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát..............................................................................................................4
2.1.1. Thiết kế sản phẩm.....................................................................................5
2.1.2. Lập kế hoạch sản xuất..............................................................................5
2.1.3. Thực hiện sản xuất...................................................................................6
2.1.4. Kế toán tính giá thành và chi phí sản xuất...............................................8

2.2. Bảng phân tích đối tượng chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát..............................................................................................................8

2.3. Sơ đồ dòng dữ liệu chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Thuận
Phát ....................................................................................................................13
2.3.1. Sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát.................................................................13
2.3.2. Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0........................................................................14

2.4. Lưu đồ tài liệu chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát...
....................................................................................................................15

3. Hoạt động kiểm soát mục tiêu, rủi ro và quy trình tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát...............................................................................................................18

3.1. Hoạt động kiểm soát chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Thuận
Phát ....................................................................................................................18

3.2. Điểm mạnh, điểm yếu của chu trình sản xuất............................................19

3.3. Đề xuất cải thiện chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Thuận
Phát ....................................................................................................................19
1. Tổng quan về Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát
1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần bao bì Thuận Phát


Tên giao dịch tiếng anh: Thuan Phat Packing Joint Stock Company
Tên viết tắt: Thuan Phat Packing., JSC
Mã số thuế: 2300535722
Ngày thành lập: Công ty được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2010
Trụ sở: Cụm công nghiệp Phú Lâm, Xã Phú Lâm, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc
Ninh
Email: thuanphatpacking.group@gmail.com
Website: https://baobithuanphat.vn
1.2. Cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát

Cơ cấu tổ chức của công ty được chia làm 4 bộ phận chính bao gồm bộ
phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận tài chính, bộ phận hành chính
nhân sự.
Bộ phận sản xuất chia thành 3 phòng ban nhỏ là phòng kỹ thuật, phân
xưởng sản xuất, phòng kế hoạch.
+ Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm vận hành sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc, thiết bị tại công ty.
+ Phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm các hoạt động sản xuất theo
yêu cầu, tập hợp các chứng từ để ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
+ Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, tính toán
định mức nguyên vật liệu, định mức nhân công, giờ máy làm việc,…
Bộ phận kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, làm việc
với khách hàng, gửi yêu cầu của khách hàng tới các bộ phận trong công ty.
Bộ phận tài chính bao gồm phòng kế toán chịu trách nhiệm ghi nhận
các nghiệp vụ kinh tế của công ty. Phòng mua hàng chịu trách nhiệm cập
nhật các yêu cầu hàng hoá của các bộ phận và đảm bảo hàng hoá, nguyên vật
liệu đáp ứng được yêu cầu sản xuất của các bộ phận.
Bộ phận hành chính nhân sự chịu trách nhiệm với các công việc về
nhân sự và hành chính như tuyển dụng, tính lương, giờ tăng ca,.. cho cán bộ
nhân viên của công ty.

Ban giám
đốc

Bộ phận
Bộ phận sản Bộ phận Bộ phận tài
hành chính
xuất kinh doanh chính
nhân sự

Phòng kỹ Phân xưởng Phòng kế Phòng kế Phòng mua


thuật sản xuất hoạch toán hàng

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức tại Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát

2. Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần bao bì Thuận Phát
2.1. Mô tả các hoạt động thuộc chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần
bao bì Thuận Phát
Công ty sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Do nhu
cầu của mỗi khách hàng về thùng carton là khác nhau, bao gồm khác nhau về
thiết kế, độ dày, màu sắc, các chi tiết in trên thùng, chất lượng thùng… Hàng
tồn kho cũng được quản lý theo phương pháp JIT (Just in time) để đảm bảo
tối thiểu hóa nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho.
Các hoạt động thuộc chu trình sản xuất tại công ty bao gồm 4 bước
chính là thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, thực hiện sản xuất, và tập
hợp các chi phí sản xuất cũng như tính giá thành phẩm.
2.1.1. Thiết kế sản phẩm
Khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận kinh doanh sẽ chuyển đơn
đặt hàng bao gồm các thông số về sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
như: kích cỡ, loại giấy, chất lượng sản phẩm, và nội dung in trên thùng
carton… cho phòng kế hoạch (thuộc bộ phận sản xuất).
Phòng kế hoạch dựa vào đơn đặt hàng sẽ tiến hành thiết kế khuôn in
(Khuôn in là khuôn mẫu được sử dụng để in các hình vẽ và chữ trên thùng
carton theo yêu cầu của khách hàng) và thiết kế hình dáng thùng theo yêu
cầu của khách hàng. Tại đây, ngoài thiết kế khuôn in, phòng kế hoạch cũng
sẽ lên kế hoạch về việc sử dụng loại nguyên vật liệu nào để sản xuất, quy
trình sản xuất gồm những loại máy móc nào.

2.1.2. Lập kế hoạch sản xuất


 Kế hoạch sản xuất tổng thể
Từ các thông số về hình dáng thùng, kích cỡ của thùng, chất liệu của
thùng carton, và định mức hao hụt nguyên vật liệu của công ty, phòng kế
hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất bao gồm các danh mục về nguyên vật liệu
chính (về loại giấy như giấy nâu, giấy vàng, giấy trắng, giấy mộc…; về số
lượng hoặc kích thước giấy như bao nhiêu mét vuông giấy, tương ứng với
bao nhiêu cuộn giấy; chất lượng giấy sử dụng như giấy loại một, loại hai hay
loại ba) cũng như nguyên vật liệu phụ như hồ, keo, ghim, mực in…Đồng
thời, trong kế hoạch sản xuất cũng bao gồm các thông tin về thời gian máy
cũng như yêu cầu về lượng nhân công cần thiết và phù hợp để đảm bảo máy
luôn hoạt động liên tục, đạt công suất tối đa. Kế hoạch sản xuất được lập
nhằm phục vụ mục đích phân bổ các chi phí vào từng đơn đặt hàng cụ thể và
gửi tới ban giám đốc để xét duyệt. Bản kế hoạch sản xuất kèm mẫu khuôn in
sau khi có chữ ký của giám đốc sẽ được xem như lệnh sản xuất và gửi tới các
bộ phận liên quan để thực hiện theo kế hoạch sản xuất (1 bộ chứng từ kế
hoạch sản xuất bao gồm mẫu khuôn in, danh sách vật tư, quy trình sản xuất,
kế hoạch sản xuất - 2 bộ).
+ Gửi tới Kho để kiểm tra tình trạng tồn kho nguyên vật liệu. Sau khi
đối chiếu với tình trạng và dữ liệu tại kho, thủ kho sẽ trả lại phòng kế hoạch
bộ chứng từ kế hoạch sản xuất đã ký của ban giám đốc và danh sách các vật
tư còn thiếu để phòng kế hoạch lập đề xuất mua hàng.
+ Gửi tới Phân xưởng sản xuất 1 bộ chứng từ kế hoạch sản xuất để
phân xưởng có cơ sở gửi yêu cầu nguyên vật liệu sản xuất, sắp xếp nhân
công và tiến hành sản xuất theo yêu cầu cảu khách hàng.
 Xuất vật tư
Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất tổng thể, bộ phận sản xuất sẽ lập
đề nghị xuất vật tư gửi đến bộ phận kho. Thủ kho sẽ dựa vào đề nghị xuất vật
tư và báo kế toán tiến hành lập phiếu xuất vật tư làm hai liên, một liên lưu tại
bộ phận theo ngày và một liên gửi đến phân xưởng sản xuất để theo dõi
lượng vật tư được cấp. Phiếu xuất vật tư này sẽ kèm theo các phiếu theo dõi
xuất vật tư từng lần (nếu có). Trên phiếu xuất vật tư sẽ ghi rõ số lượng yêu
cầu xuất, số lượng thực xuất từng lần. Khi bàn giao nguyên vật liệu cho phân
xưởng sản xuất, thủ kho tiến hành lập biên bản bàn giao (2 liên), 1 liên giao
cho phân xưởng sản xuất, 1 liên lưu tại kho.
Bộ chứng từ bao gồm phiếu yêu cầu vật tư và phiếu xuất kho, biên bản
bàn giao sẽ được chuyển tới kế toán để ghi nhận chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
2.1.3. Thực hiện sản xuất
Quy trình sản xuất bìa carton tại công ty Thuật Phát là một dây chuyền
bán tự động. Máy móc đóng vai trò chính trong việc sản xuất sản phẩm như
tạo sóng, sấy, cắt giấy, quết hồ, in…; các công nhân sẽ đóng vai trò điều
khiển máy, thực hiện các công việc như cài đặt thông số kỹ thuật, đưa giấy
lên dây chuyền, pha hồ, đóng ghim, đổ mực máy in… đảm bảo cho dây
chuyền luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu.
Nguyên vật liệu (giấy) được tiến hành xuất kho đưa vào quy trình sản
xuất bìa carton sóng.
Bộ phận khuấy hồ (chỉ gồm 1 công nhân) tiến hành dùng keo để khuấy
hồ, tạo ra keo để kết dính các lớp giấy sóng với nhau.
Tại tổ sóng, các công nhân tiến hành sử dụng máy tạo sóng để chuyển
các cuộn giấy từ dạng thẳng sang dạng sóng và chuyển sang bộ phận dán.
Tại bộ phận dán, các công nhân sẽ sử dụng máy dán sóng để dán hai
lớp sóng lại với nhau hoặc tạo mặt bìa trơn đối với giấy sóng đã được tạo. Kế
đến, giấy sau khi được dán hồ sẽ được băng chuyền chuyển sang bộ phận
sấy.
Tại bộ phận sấy, giấy được chuyển qua lò sấy và sấy ở nhiệt độ cao, tùy
vào từng loại giấy và yêu cầu về độ cứng mà nhiệt độ sử dụng là khác nhau.
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất bìa carton sóng công ty
Thuận Phát
Giấy sau khi qua bộ phận sấy sẽ có độ cứng nhất định, được chuyển lần
lượt sang bộ phận bổ dọc, cắt kẻ ngang và máy chạp bổ góc để tạo hình cho
khổ giấy và có thể gập lại thành hộp carton. Tại đây, những phần giấy thừa
(gọi là lề) sẽ được bán để thu tiền phế liệu.
Sau khi được tạo hình, bìa carton sẽ được chuyển sang bộ phận in theo
những mẫu đã được chuẩn bị sẵn. Việc in này có thể được tiến hành in bằng
máy hoặc in bằng tay theo khuôn tùy vào yêu cầu và chất lượng mà khách
hàng đặt ra.
Sau khi được in ấn, bìa carton được chuyển sang bộ phận đóng ghim để
cố định các góc của tấm carton, khách hàng chỉ cần mở ra và lắp thành hộp
để sử dụng. Những sản phẩm nào bị lỗi sẽ được tập hợp lại để thanh lý.
Sau khi được đóng ghim, sản phẩm đã hoàn chỉnh và được chuyển sang
đóng gói bằng những sợi dây cứng và dai, tiếp đến vận chuyển thẳng đến
khách hàng hoặc nhập vào kho chờ quyết định chuyển tới khách hàng.
Bên cạnh quá trình sản xuất, tại phân xưởng sản xuất, các chứng từ liên quan đến
chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp bao gồm bảng chấm công, bộ chứng từ về
nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm và sản phẩm dở dang, phiếu xuất/nhập kho
nguyên vật liệu thừa/thiếu trong quá trình sản xuất. Tất cá chứng từ này sẽ được tập
hợp và gửi tới kế toán để tiến hành ghi nhận chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.1.4. Kế toán tính giá thành và chi phí sản xuất
Sử dụng hệ thống tính giá thành theo đơn đặt hàng. Vì vậy, chi phí
nguyên vật liệu, nhân công được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi
phí sản xuất chung, được phân loại làm chi phí sản xuất chung biến đổi và
chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản xuất chung biến đổi sẽ được tập
hợp cho từng đơn hàng. Chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ vào
các đơn đặt hàng dựa trên số giờ máy làm việc của từng đơn hàng trên tổng
số giờ máy.
Kế toán tính giá thành tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu dựa
trên kế hoạch sản xuất và phiếu xuất kho thực tế xuất dùng để đối chiếu; tập
hợp chi phí nhân công dựa trên bảng lương chấm của công nhân; tập hợp các
chi phí sản xuất chung liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm. Kế toán
sử dụng chi phí sản xuất chung trung bình của từng tháng để ước tính. Sau
khi tập hợp các chi phí trên, kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm
ước tính và hạch toán vào sổ sách.
2.2. Bảng phân tích đối tượng chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần
bao bì Thuận Phát

Bên Hoạt
STT Đối tượng Hoạt động trong/bên động
ngoài xử lý

- Nhận đơn đặt hàng của khách -


Bộ phận hàng
1 Bên trong
kinh doanh - Gửi yêu cầu đơn đặt hàng của
-
khách hàng tới Bộ phận kế hoạch

- Nhận đơn đặt hàng từ Bộ phận


-
kinh doanh

- Lập kế hoạch sản xuất tổng thể


bao gồm mẫu khuôn in, danh
+
sách vật tư, quy trình sản xuất, kế
hoạch sản xuất (2 liên)
Phòng kế
2 - Gửi kế hoạch sản xuất cho Ban Bên trong
hoạch -
giám đốc xét duyệt (2 liên)

- Nhận bộ chứng từ kế hoạch sản


xuất tổng thể đã ký và danh sách -
vật tư còn thiếu từ Thủ kho

- Lập phiếu đề xuất mua hàng (2


+
liên) và gửi phòng mua hàng

3 Ban giám - Nhận kế hoạch sản xuất tổng thể Bên trong -
từ phòng kế hoạch

- Kiểm tra, phê duyệt kế hoạch sản


+
xuất (2 liên)
đốc
- Chuyển kế hoạch sản xuất tổng
thể tới Kho và Phân xưởng sản -
xuất

- Nhận kế hoạch sản xuất tổng thể


-
đã ký (liên 1) từ ban giám đốc

- Lập Danh sách vật tư còn thiếu


+
gửi Phòng kế hoạch

- Nhận yêu cầu nguyên vật liệu từ


-
Phân xưởng sản xuất

- Phối hợp với phòng kế toán lập


+
phiếu xuất kho (2 liên)

- Lưu 1 bộ chứng từ bao gồm biên


4 Kho bản bàn giao, phiếu yêu cầu vật Bên trong +
tư và phiếu xuất kho

- Chuyển 1 bộ chứng từ bao gồm


biên bản bàn giao, phiếu yêu cầu
-
vật tư và phiếu xuất kho cho
phân xưởng sản xuất

- Nhận phiếu nhập kho/xuất kho


-
vật tư còn thừa/còn thiếu

- Nhận phiếu nhập kho thành


-
phẩm, SPDD

5 Phân xưởng - Nhận Bộ chứng từ kế hoạch sản Bên trong -


xuất tổng thể đã ký từ ban giám
đốc (Liên 1)

- Lập yêu cầu vật tư gửi bộ phận


+
kho

- Lập bảng chấm công cho nhân


+
viên

- Nhận bộ chứng từ bao gồm biên


bản bàn giao, phiếu yêu cầu vật -
tư và phiếu xuất kho từ thủ kho

- Phối hợp với bộ phận kế toán lập


sản xuất phiếu nhập kho/xuất kho vật tư +
còn thừa/còn thiếu

- Phối hợp với bộ phận kế toán lập


phiếu nhập kho thành phẩm, +
SPDD

- Gửi bộ chứng từ liên quan đến


chi phí sản xuất bao gồm Bảng
chấm công (HCNS); Bộ chứng từ
-
về vật tư cho bộ phận kế toán để
ghi nhận chi phí, gía thành sản
phẩm

6 Bộ phận - Nhận Bảng chấm công từ phân Bên trong


-
HCNS xưởng sản xuất

- Lập bảng tính lương, phân bổ


+
lương

- Chuyển bảng tính lương, phân bổ -


lương cho bộ phận kế toán

7 Phòng kế - Nhận bộ chứng từ về vật tư từ Bên trong


-
toán phân xưởng sản xuất

- Nhận dữ liệu bảng chấm công,


bảng tính lương và phân bổ -
BHXH từ HCNS

- Lập phiếu nhập kho thành phẩm


+
và báo cáo thành phẩm (3 liên)

- Chuyển 1 phiếu nhập kho thành


phẩm và báo cáo thành phẩm cho -
kho (liên 3)

- Lưu liên 1 phiếu nhập kho thành


phẩm và báo cáo thành phẩm tại +
phòng kế toán

- Lập phiếu nhập kho/xuất kho vật


+
tư còn thừa/còn thiếu (3 liên)

- Chuyển liên 1 phiếu nhập


kho/xuất kho vật tư còn thừa/còn
-
thiếu cho phân xưởng sản xuất,
liên 2 cho kho

- Lưu liên 3 phiếu nhập kho/xuất


+
kho vật tư còn thừa/còn thiếu

- Lập bảng phân bổ chi phí sản


+
xuất (3 liên)

- Lập thẻ tính giá thành sản phẩm +


(3 liên)
- Chuyển liên 1 bảng phân bổ chi
phí sản xuất và thẻ tính giá thành
-
sản phẩm cho ban giám đốc, liên
2 cho phân xưởng sản xuất

- Lưu liên 3 bảng phân bổ chi phí


sản xuất và thẻ tính giá thành sản +
phẩm tại bộ phận

- Ghi sổ cái +

2.3. Sơ đồ dòng dữ liệu chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát
2.3.1. Sơ đồ dòng dữ liệu tổng quát
2.3.2. Sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0
2.4. Lưu đồ tài liệu chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì Thuận
Phát
3. Hoạt động kiểm soát mục tiêu, rủi ro và quy trình tại Công ty cổ
phần bao bì Thuận Phát
3.1. Hoạt động kiểm soát chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát

Bước công việc Thủ tục kiểm soát của Mục tiêu
công ty
Bước 1+2: Thiết kế sản Bộ phận kế hoạch lập Đảm bảo thành phẩm
phẩm và lập kế hoạch kế hoạch sản xuất tổng được sản xuất đúng quy
sản xuất thể và gửi ban giám đốc trình, sử dụng nguyên
phê duyệt, kiểm tra vật liệu và nhân công
trước khi đưa vào sản hợp lý.
xuất.
Bước 3: Thực hiện sản Nhập – xuất vật tư theo Đảm bảo việc sử dụng
xuất đúng kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, nhân
đã được phê duyệt công, máy móc đúng
Thu thập các chứng từ mục đích và được ghi
trong quá trình sản nhận chính xác.
xuất.
Có sử dụng các biện Đảm bảo máy móc,
pháp bảo vệ tài sản, thiết bị đủ điều kiện sản
máy móc khỏi cháy nổ. xuất thành phẩm, đảm
Tuy nhiên chưa có bảo bảo an toàn sản xuất.
hiểm cho hàng hoá.

Bước 4: Tập hợp chi Kế toán trưởng có kiểm Kiểm soát được chi phí
phí sản xuất và tính giá tra, đối chiếu, phê duyệt sản xuất cho từng đơn
thành các chứng từ về chi phí, hàng.
tính giá thành
Bước 5: kiểm soát NXT Bộ phận kho thực hiện Kiểm soát được đầu ra
sau mỗi đơn hàng kiểm kê định ky và lập – đầu vào cho mỗi đơn
báo cáo HTK sau mỗi hang.
lần sản xuất xong đơn
hang.

3.2. Điểm mạnh, điểm yếu của chu trình sản xuất
* Ưu điểm

Hàng tồn kho được quản lý theo phương pháp JIT (Just in time) nên có thể tối
thiểu hóa nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Bên cạnh đó,
chu trình thường không có sản phẩm dở dang, thành phẩm được tạm lưu kho hoặc
chuyển ngay đến nơi giao hàng nên hạn chế được chi phí phát sinh, giảm giá thành
sản phẩm.

Chu trình sản xuất khép kín tai doanh nghiệp giúp dễ dàng kiểm soát chi phí,
chủ động theo dõi được tiến độ công việc.

Các chứng từ phục vụ việc ghi nhận các chi phí và tính giá thành về cơ bản
khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu công việc và quy mô sản xuất tại công ty.

 Nhược điểm

Công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng nên cần phải thiết kế sản phẩm
và khuôn in phù hợp theo từng đơn đặt hàng gây tốn kém thời gian trong khâu thiết
kế.

Bộ chứng từ luân chuyển qua một bộ phận nhiều lần để đảm bảo đủ các bước
ký, duyệt, đề xuất mua hàng hoá,.. nhằm đảm bảo sản xuất.

Quy trình lưu chuyển chứng từ còn sử dụng thủ công nhiều, chưa ứng dụng
nhiều công nghệ như chữ ký điện tử giúp giảm thiểu thời gian lưu chuyển chứng từ
qua các phòng ban, tiết kiệm giấy và không gian lưu trữ chứng từ.
3.3. Đề xuất cải thiện chu trình sản xuất tại Công ty cổ phần bao bì
Thuận Phát

Việc luân chuyển chứng từ còn thủ công, qua nhiều bước xét duyệt, chưa áp
dụng công nghệ có thể dẫn tới việc nguyên liệu sản xuất không kịp thời đáp ứng
được nhu cầu sản xuất (nếu đơn hàng yêu cầu mua bổ sung nguyên vật liệu). Vì
vậy, đề xuất công ty nên áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong quá trình
luân chuyển chứng từ giúp rút ngắn thời gian phê duyệt (Phê duyệt lệnh sản xuất
qua email, qua phần mềm).

Ngoài ra, chứng từ hiện đang được lưu nhiều liên ở các bộ phận dẫn tới khó
khăn trong việc tìm kiếm, đối chiếu, và bảo quản tài liệu. Để cải thiện việc này,
nhóm đề xuất công ty có thể sử dụng phân quyền ổ chung trên server mạng LAN
hoặc sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ tài liệu.

You might also like