You are on page 1of 18

Nhóm 5 – Lớp HP: 2151BMGM1021

Đề tài: Tìm hiểu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Vinamilk
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường luôn biến động hết
sức mạnh mẽ và từ đó luôn xuất hiện những cơ hội kinh doanh cũng như những đe dọa,
rủi ro đối với doanh nghiệp. Để đương đầu với những thách thức này các nhà quản trị
phải có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu của từng doanh
nghiệp. Muốn vậy đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần phải tiến hành phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được thuận lợi cũng như khó khăn của
doanh nghiệp mình để có hướng đi đúng đắn kết hợp với phân tích hoạt động tài chính để
đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và triển vọng
phát triển của doanh nghiệp. 
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm 5 chúng em đã chọn để tài "Tìm
hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk" để có cái nhìn khái quát
về hoạt động sản xuất của công ty, thấy được những ưu nhược điểm và tìm ra hướng khắc
phục.
PHẦN I: LÝ THUYẾT
1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động sản xuất
1.1. Khái niệm của hoạt động sản xuất
Sản xuất là quá trình biến đổi nguồn lực thành của cải, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường
1.2. Mục tiêu của hoạt động sản xuất
Tối đa hoá kết quả của hoạt động sản xuất với sự sử dụng tiết kiệm các nguồn lực
1.3. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất
- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như
nguyên nhiên liệu, vật liệu, lao động, máy móc thiết bị trong doanh nghiệp
- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để góp phần tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp, kinh doanh có lãi để tái sản xuất và tái sản xuất mở
rộng
- Tổ chức sản xuất khoa học sẽ có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường
như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu độc hại cho môi trường sống của
doanh nghiệp và vùng lân cận.
2. Các loại hình sản xuất
2.1. Sản xuất đơn chiếc
Là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của một khách hàng. Đặc điểm:
 Diễn ra trong trường hợp khi khách đặt hàng
 Không chịu phí tồn kho
 Áp dụng cho sản phẩm có giá trị lớn, có đặc tính sản phẩm riêng
 Năng suất thấp
2.2. Sản xuất hàng loạt
Là sản xuất sử dụng thiết bị, công nghệ đắt tiền, có công suất chế tạo lớn, sản xuất theo
dây chuyền. Đặc điểm:
 Có lao động chuyên môn hoá cao
 Có tính tiêu chuẩn hoá cao
 Không đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của khách hàng
 Năng suất lao động cao hơn
2.3. Sản xuất theo quá trình
Là sản xuất liên tục các sản phẩm mà chúng không có sự khác biệt hoá trước công đoạn
cuối cùng của sản xuất. Đặc điểm:
 Sản xuất khối lượng lớn
 Chỉ tiến hành một loại chi tiết sản phẩm hoặc bước công việc
 Thường sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dụng
 Đường đi sản phẩm ngắn, sản phẩm dở dang ít
2.4. Tự động hoá
Là loại hình sản xuất sử dụng máy móc thay thế con người, song vẫn sử dụng con
người trong vận hành, kiểm soát hoạt động của máy móc. Ví dụ: Sử dụng Robot.
2.5. Chương trình hoá sản xuất
Là chương trình sản xuất theo đó người ta thiết kế một hệ thống sản xuất gồm cả khâu
sản xuất và vận chuyển, kiểm tra sản phẩm được sắp xếp liền kề nhau. Do con người
chỉ huy trực tiếp dưới sự trợ giúp của máy tính với những phần mềm quản lý.
3. Tổ chức sản xuất
Khái niệm: Tổ chức sản xuất là quá trình tổ chức phối hợp hợp lý các yếu tố của
quá trình sản xuất ( lao động, vật chất, tài chính, thông tin) để tạo ra của cải, dịch
vụ.
3.1. Chuẩn bị sản xuất
− Là quá trình gồm các giai đoạn khác nhau nhằm biến ý tưởng về sản phẩm
thành sản phẩm thực tế đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường
+ Sản xuất cái gì?
+ Sản phẩm nào có thể sản xuất? Sản xuất bằng cách nào
+ Khi nào đưa sản phẩm ra thị trường? Ai thực hiện quá trình sản xuất, sản xuất ở
đâu? Cần bao nhiêu thời gian để sản xuất ra sản phẩm?
− Để giải quyết các vấn đề trên, doanh nghiệp cần tổ chức các bộ phận chức năng của
sản xuất, thực hiện sự phân công, phối hợp của các bộ phận này:
+ Bộ phận nghiên cứu: nghiên cứu khách hàng, thị trường, từ đó đề xuất ý tưởng
về sản phẩm dự định sản xuất.
+ Bộ phận phương pháp: Chính xác hóa việc sản xuất sản phẩm bằng phương
pháp cụ thể, lựa chọn máy móc, thiết bị sản xuất hoặc công cụ sản xuất và thời
gian chế tạo sản phẩm.
+ Bộ phận điều hành tổ chức điều hành quá trình sản xuất bằng việc tổ chức, phân
công, phối hợp các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất.
3.2. Các kiểu tổ chức sản xuất chủ yếu
3.2.1. Tổ chức sản xuất cổ điển
Các kiểu tổ chức sản xuất cổ điển:
− Sản xuất được bố trí ở 1 nơi cố định trong đó các hoạt động sản xuất diễn ra ở
1 nơi cố định như sản xuất thủy sản,...
− Sản xuất được bố trí theo quá trình liên tục như sản xuất thủy tinh, dệt sợi,..
− Sản xuất theo bộ phận theo đó nguyên liệu đầu vào đi qua các bộ phận gia
công và kết thúc cho ra sản phẩm.
3.2.2. Tổ chức sản xuất theo nhóm
Là kiểu tổ chức không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc để sản xuất
từng loại sản phẩm mà làm chung cả nhóm sau đó đưa vào chi tiết tổng hợp.
− Các chi tiết của 1 nhóm được gia công trong 1 lần điều chỉnh máy.
− Để sản xuất một sản phẩm có nhiều chi tiết tổng hợp mỗi nhóm sẽ sản xuất 1
chi tiết tổng hợp sau đó lắp ráp ra thành phẩm.
3.2.3. Tổ chức theo Just – in – time (J.I.T)

- Just In Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Tóm lược ngắn gọn
nhất của JIT là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng
thời điểm cần thiết”.

− Hệ thống sản xuất JIT là hệ thống đồng bộ hóa các thao tác của tất cả các bộ

phận trong DN, theo nguyên tắc là chỉ sản xuất khi khách hàng có nhu cầu,

cung cấp sản phẩm đúng lúc họ cần, không có đơn hàng thì không sản xuất.

− JIT là sản xuất không có dự trữ sản phẩm, do đó tiết kiệm chi phí, thường sản

xuất lô nhỏ.

3.3. Đảm bảo chất lượng sản xuất


− Chất lượng sản phẩm là năng lực của sản phẩm/ dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
người sử dụng.
− Lợi ích của chất lượng sản phẩm
− Biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm
+ Kiểm tra trước khi chế tạo sản phẩm
+ Kiểm tra trong quá trình sản xuất
+ Kiểm tra thành phẩm, loại bỏ phế phẩm
4. Chi phí và giá thành sản xuất
4.1. Chi phí sản xuất
- Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố của quá trình sản xuất mà DN sử
dụng để chế tạo ra sản phẩm.
- Phân loại chi phí sản xuất: Cho biết tỷ trọng và kết cấu từng loại chi phí sản
xuất ở trong 1 thời kỳ.
- Ý nghĩa của nghiên cứu chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.
Bởi đây chính là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp đó. Việc giảm chi phí sản
xuất chính là cách mà những nhà quản trị đang tìm kiếm để giảm giá thành sản phẩm,
tăng hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
4.2. Giá thành sản xuất
- Khái niệm: Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ được hiểu đơn giản Là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất tính trên 1 sản phẩm
sản xuất.
- Công thức tính giá thành sản xuất trên 1 sản phẩm:
Z = (Tổng chi phí)/ (Sản lượng sản xuất)
4.3. Kết quả hoạt động sản xuất
− Kết quả hoạt động sản xuất là toàn bộ sản lượng sản xuất /giá trị sản xuất trong
một thời kỳ.
− Cách tính giá trị sản xuất (GO):
n
GO=∑ Qi . Pi
i=1
Trong đó: : Qi sản lượng sản phẩm i
Pi: Đơn giá sản xuất
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA VINAMILK
1. Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Khái quát về công ty Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company), một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm
từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Công ty Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước
với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94 000 điểm bán hàng phủ đều khắp 64 tỉnh
thành trên cả nước, sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước như
Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, ….
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8
nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới. Với sự đa dạng về sản
phẩm, Vinamilk hiện đang có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản
phẩm được làm từ sữa khác.
1.1.2. Sự phát triển của công ty Vinamilk
 Thời bao cấp (1976 - 1986):
Năm 1976 khi mới thành lập, công ty sữa Vinamilk có tên là công ty Sữa - Cà phê miền
Nam, trực thuộc tổng cục thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa  3 xí nghiệp tư
nhân tại miền nam Việt Nam
Năm 1982, công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp thực
phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo
 Thời kỳ đổi mới (1986 - 2003):
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo chính thức đổi
tên thành công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản
xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm 1 nhà máy sữa ở
Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà
máy
Năm 1996, Liên doanh với  Công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập xí
nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập
thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc,
Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí nghiệp
Kho vận có địa chỉ tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
 Thời kỳ Cổ phần Hóa (2003 đến nay)
Năm 2003: công ty chuyển thành công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Năm 2004: mua thâu tóm công ty Cổ phần Sữa Sài Gòn, tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng
Năm 2005: mua số cổ phần cong lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định và khánh thành nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm
2005
Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50,01% vốn điều lệ của Công ty. Đồng thời Công
ty mở 1 phòng khám An Khang tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ như tử
vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe, khởi động chương
trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào
tháng 11 năm 2006
Năm 2007, mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Cổ phần sữa Lam Sơn vào
tháng 9 năm 2007
Năm 2009, phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại
nuôi bò sữa tại Nghệ An và Tuyên Quang
Năm 2010 - 2012, xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với
tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD
Năm 2011, đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD 
Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa
Angkormilk ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk
Organic Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2018: Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ
cao Vinamilk Thanh Hóa. Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk
Lao-Jagro tại Lào. Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam.
Năm 2019: Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh.
1.2. Bộ máy lãnh đạo

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban 1 cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và
phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp Vinamilk hoạt động một cách hiệu quả
nhất, giúp cho các phòng ban phối hợp với nhau chặt chẽ để cùng tạo nên 1 Vinamilk
vững mạnh
Sự lớn mạnh và thành công của Vinamilk được như ngày hôm nay là thành quả từ
công sức và tâm huyết của tất cả các thành viên trong công ty, dưới sự chỉ dẫn và lãnh
đạo sáng suốt của những nhân sự chủ chốt, luôn hết mình vì sự nghiệp của công ty
như Bà Lê Thị Băng Tâm (chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự,
thành viên Ủy ban Lương thưởng, Thành viên HĐQT độc lập), Bà Mai Kiều Liên
( tổng Giám đốc công ty) và Ông Mai Hoài Anh (Giám đốc Điều hành Kinh doanh
Quốc tế và Kinh doanh Nội địa),...

1.3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây

(Tỷ đồng) 2017 2018 2019 2020

Doanh thu hợp 51.135 52.629 56.400,3 59.723


nhất

Doanh thu thuần 51.041 52.562 56.318 59.636,3

Lợi nhuận sau thuế 10.278,2 10.206 10.544,3 11.236

Từ bảng tóm tắt kết quả kinh doanh của Vinamilk từ năm 2017- 2020 ta có thể đưa ra
một số nhận xét sau:
Năm 2017,tổng doanh thu hợp nhất đạt 51.135 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 51.041 tỷ
đồng và lợi nhuận sau thuế là 10.278,2 tỷ đồng. Vinamilk đã đưa ra mục tiêu trong năm
kế hoạch sẽ đạt được mức doanh thu 55.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.752 tỷ.
Năm 2018, tổng doanh thu hợp nhất đạt 52.629 tỷ đồng tăng 2,84% so với năm 2017;
doanh thu thuần đạt 52.662 tỷ đồng tăng 2,9% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là
10.206 tỷ đồng bị thụt giảm 0,7% so với 2017. Vì vậy, Vinamilk chưa hoàn thành được
các mục tiêu kinh doanh đã đề ra cả về doanh thu và lợi nhuận; mức độ hoàn thiện mục
tiêu ở mức tỷ lệ lần lượt là 94,7% và 94,92%. Nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng của
năm 2018 chậm lại được biết là do sự suy giảm nhu cầu bất ngờ của toàn ngành sữa Việt
Nam, thậm chí cả với các nước ASEAN.
Năm 2019, tổng doanh thu hợp nhất đạt 56.400,3 tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2018,
doanh thu thuần đạt 56.318 tỷ đồng tăng 6,67% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là
10.544,3 tỷ đồng tăng 3,2% so với năm 2019.
Năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.723 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ
2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm, doanh thu thuần đạt 59.636,3 tỷ đồng tăng
5,56% và lợi nhuận sau thuế đạt 11.236 tỷ đồng tăng 6,16% so với năm trước, hoàn thành
105% kế hoạch năm. Có thể nói đây là một năm gặt hái được nhiều thành công của
Vinamilk khi mức doanh thu thu được lên đến gần 60.000 tỷ đồng nhờ hợp nhất Công ty
CP GTNFoods (GTN). Mảng kinh doanh sữa của GTN – Công ty CP Sữa Mộc Châu
(MCM).
Thời điểm hai quý đầu năm 2021, dịch Covid 19 tái bùng phát và diễn biến phức tạp ở
Việt Nam, bắt đầu ở một số tỉnh phía Bắc sau đó lan rộng đến các tỉnh phía Nam, khiến
cho hoạt động kinh doanh trở nên kém hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm trước cụ thể là:
Tổng doanh thu hợp nhất đạt 28.970 tỷ đồng, hoàn thành gần 47% kế hoạch năm; doanh
thu thuần là 28.906 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp đạt 5.459 tỷ đồng và hoàn thành 49%
kế hoạch năm.
2. Hoạt động sản xuất của Vinamilk
2.1. Các loại hình sản xuất của công ty
2.1.1. Sản xuất hàng loạt
Toàn bộ sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại
bậc nhất thế giới của Tetra Pak từ Thụy Điển. Theo báo cáo năm 2020 của Vinamilk,
doanh nghiệp này đã hoàn thành kế hoạch đầu tư máy móc, thiết bị trong giai đoạn
2017 - 2021. Năng lực sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực đã tăng 60% - 80% so với
thời điểm năm 2016 nhờ việc liên tục mở rộng quy mô, lắp đặt thêm dây chuyền và
gia tăng năng suất của hệ thống 13 nhà máy.
       Các công đoạn sản xuất của Vinamilk đều có tính tiêu chuẩn hóa cao, đáp ứng
các tiêu chuẩn như ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025. Lao động đòi hỏi tính chuyên
môn hóa cao, được đào tạo bài bản, kĩ càng. 
2.1.2. Sản xuất theo quá trình
Sản phẩm của Vinamilk được sản xuất theo quá trình đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm
ngặt. Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường,
lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh. Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu
sẽ qua các công đoạn chế biến: Ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh
xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT. Hệ
thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C, sau đó sữa được làm lạnh
nhanh xuống 25 độ C. Sữa sau đó được chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ
chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng. Các công đoạn này đều sử dụng máy móc,
thiết bị chuyên dùng như máy ly tâm tách khuẩn, máy tiệt trùng,...
       Quá trình sản xuất hiện đại giúp Vinamilk sản xuất hơn 28 triệu hộp sữa mỗi
ngày, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà máy sữa bột Việt
Nam của Vinamilk thường được biết đến với việc sở hữu 2 tháp sấy “khổng lồ” cao
tương đương tòa nhà 5 tầng, công suất thiết kế hơn 160 tấn/ngày, có thể cung cấp sản
lượng đáp ứng cho nhu cầu của gần 1 triệu trẻ em mỗi năm
2.1.3. Tự động hoá
Nhà máy Sữa Việt Nam Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt
trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy
hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến
đầu ra sản phẩm. Các công đoạn trong sản xuất đều sử dụng máy móc công nghệ cao. 
       Vinamilk sử dụng hệ thống robot tự động LGV. Các robot LGV vận hành tự động
sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh. Ngoài ra, LGV còn vận
chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống
robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người. Ngoài ra,
Vinamilk cũng sử dụng hệ thống kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam, cho phép
nhập và xuất hàng tự động với 15 Xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển
pallet thành phẩm vào kho và 08 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ
khung kệ. Việc quản lý hàng hoá xuất nhập được thực dựa trên phần mềm Wamas.
2.1.4. Chương trình hoá sản xuất
Vinamilk sử dụng hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant
Master, cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến
thành phẩm. Nhờ đó, quản lý, nhân viên có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong
nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục. Hệ thống Tetra Plant
Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà máy có thể liên tục nâng cao
hoạt động sản xuất và bảo trì. Ngoài ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ
thống quản lý ERP và giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền
mạch thông suốt trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản
xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty.
2.2. Tổ chức sản xuất của công ty
2.2.1. Chuẩn bị sản xuất
Trước khi bắt tay tổ chức sản xuất một dòng sản phẩm, Vinamilk luôn có sự chuẩn bị
kĩ càng. Từ những dữ liệu nghiên cứu khách hàng, thị trường từ bộ phận nghiên cứu,
ban quản lý, lãnh đạo của Vinamilk sẽ có những đề xuất ý tưởng về sản phẩm dự định
sẽ sản xuất. Sau khi đã xác định được dòng sản phẩm sẽ ra mắt sắp tới, phương pháp
sản xuất cụ thể sẽ được xem xét và áp dụng, từ đó lựa chọn máy móc, thiết bị, công
nghệ sản xuất và thời gian chế tạo sản phẩm. Trong khi đó, bộ phận điều hành sẽ tổ
chức điều hành quá trình sản xuất bằng việc tổ chức, phân công, phối hợp các khâu,
công đoạn của quá trình sản xuất.
2.2.2. Các kiểu tổ chức sản xuất
Vinamilk tổ chức sản xuất theo kiểu cổ điển. Quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
ngay tại các nhà máy của Vinamilk. Sữa tươi nguyên liệu sau khi được kiểm tra tại
các trang trại và các điểm thu mua sẽ được trữ lạnh và đưa đến các nhà máy để kiểm
tra lần hai trước khi đi vào sản xuất. Sữa tươi nguyên liệu sau đó sẽ đi qua máy lọc để
loại bỏ cặn bẩn và sau đó được đưa vào máy tiệt trùng công nghệ UHT. Sau khi được
tiệt trùng, sữa tươi sẽ được đóng gói trong các bao bì và hoàn thiện những công đoạn
cuối cùng trước khi đóng thùng. Toàn bộ đều được sản xuất với quy trình khép kín, tự
động hóa từ công đoạn chế biến đến đóng gói.
2.2.3. Đảm bảo chất lượng sản xuất
Với hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến, hiện đại, có sự chuẩn bị kĩ càng, các sản phẩm
Vinamilk sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vinamilk lọt top 10
hàng Việt Nam chất lượng cao do Hiệp hội hàng Việt Nam Nam chất lượng cao bình
chọn 2015 - 2020 và các sản phẩm đều có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và
an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống các phòng thí nghiệm của
Vinamilk đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Vinamilk
được bình chọn là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam và được người tiêu dùng chọn mua
nhiều nhất (theo Brand Footprint). 
       Các sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng, đáp ứng yêu cầu và đem lại lợi ích cho
người tiêu dùng. Vinamilk còn là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất sữa tươi 100%
organic theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, giữ lại độ thuần khiết và giàu các chất tự
nhiên tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn có các sản phẩm sữa có canxi, sữa bổ sung vi
chất ADM Gold cho trẻ, sữa có chứa tổ yến và các dòng sữa chua, nước hoa quả an
toàn và tốt cho sức khỏe khác. 
      Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, ngoài hệ thống sản xuất hiện đại, Vianmilk
cũng trang bị những biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng. Nguyên liệu đầu vào do
chính công ty sản xuất từ việc nuôi bò được giám sát chặt chẽ. Đàn bò được chăm sóc
kĩ càng, nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên và không có các chất kích thích, hóa học.
Với nguồn sữa thu mua từ bên ngoài cũng được kiểm tra kĩ càng và chỉ thu mua với
những đơn vị đã có cam kết với công ty. Trước khi đưa vào sản xuất, sữa tươi nguyên
liệu được kiểm tra tới 2 lần để đảm bảo chất lượng. Trong quá trình sản xuất,
Vinamilk cũng hoàn toàn sử dụng máy móc, trang thiết bị tự động, khép kín, đạt tiêu
chuẩn châu Âu để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra đúng, an toàn, không gây hại tới
sản phẩm và đặc biệt không sử dụng chất bảo quản hay các chất gây hại cho sức khỏe.
Việc kiểm tra thành phẩm cũng được thực hiện ở khâu cuối khi sản phẩm đã hoàn
thiện. Sản phẩm sẽ được kiểm tra xem có lỗi nào trong quy trình đóng gói, hay bao bì
có rách, rò rỉ không,... để kịp thời loại bỏ những phế phẩm.
       Nhờ việc đảm bảo từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến kiểm tra thành phẩm,
Vinamilk luôn cam kết cho ra những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất đến tay người
tiêu dùng.
2.3. Chi phí và giá thành sản xuất
2.3.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn kinh tế của Vinamilk được thể hiện thông qua bảng
số liệu dưới đây:

Chi phí sản xuất của Vinamilk bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trong chi phí sản
xuất, chi phí nhân công, chi phí khấu hao và phân bổ, chi phí dịch vụ ngoài và chi phí
khác.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của Vinamilk năm 2020 là
45.350.064.591.871 VNĐ, trong khi đó tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
của Vinamilk năm 2019 là 42.038.546.632.835 VNĐ. So với năm 2019, tổng chi phí
tăng 7.88%.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng so với năm 2019. Chi phí nguyên
vật liệu năm 2020 là 24.697.908.977.731 VNĐ, tăng 6,985 so với năm 2019.
Vinamilk khá nhạy cảm với biến động giá sữa bột do một phần nguyên liệu sản xuất
sữa bột của VNM cũng được nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương. Do đó
chi phí nguyên vật liệu của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng do giá sữa bột toàn cầu tăng.

Giá sữa bột nguyên kem (giá WMP) có xu hướng tăng từ tháng 9/2020 và tăng mạnh
ở những tháng cuối năm 2020.
Giá sữa bột tách béo (giá SMP) cũng có xu hướng tăng từ tháng 9/2020 nhưng sau đó
bắt đầu giảm dần và bắt đầu tăng mạnh trở lại từ tháng 11/2020. 
Nguyên nhân giá sữa bột tăng được lý giải bởi nhu cầu nhập khẩu từ châu Á tăng cao
(đặc biệt là Trung Quốc), do lo ngại về những thách thức nguồn cung yếu, trong bối
cảnh sản lượng sữa giảm theo mùa ở châu Đại Dương và khan hiếm container vận
chuyển ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Bên cạnh đó, giá đường cũng sẽ tăng do nguồn cung thấp ở Thái Lan và Brazil. Tổ
chức Đường quốc tế (ISO) dự báo thị trường đường thế giới 2020 sẽ chuyển từ tình
trạng cung vượt cầu sang cung không đủ cầu với mức thiếu hụt là 3,5 triệu tấn. Do
vậy, giá đường thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2021.
Chi phí nhân công cũng có xu hướng tăng và tăng 3,77% so với năm 2020. 
Với trình độ còn thấp, lao động nhiều nước trong Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, từ
lâu lấy giá nhân công rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Lợi thế này cũng đang giảm dần do
giá nhân công trong khu vực đang ngày càng tăng để phù hợp chi phí sinh hoạt tăng
và nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa. Đáng chú ý, giá nhân công tại Việt
Nam đang cao hơn so với một số quốc gia khác
Một báo cáo hồi cuối năm 2018 của WB nói rằng, chi phí nhân công ở Việt Nam vào
hàng cao nhất trong các nước ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo này, tổng chi phí
bình quân hàng năm mà mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam phải trả cho lao động vào
khoảng 2.739 USD/người. Con số này cao gấp đôi so với ở Lào, Myanmar và
Malaysia, đồng thời cao hơn 30-45% so với ở Campuchia, Thái Lan và Philippines.
Tính trung bình, mỗi lao động trong ngành chế biến - chế tạo ở Việt Nam sản xuất
khoảng 10.500 USD giá trị gia tăng mỗi năm, cao hơn so với ở một số quốc gia khác
trong Đông Nam Á như Malaysia (10.000 USD) hay Campuchia (5.000 USD).
Chi phí dịch vụ thuê ngoài cũng có xu hướng tăng và tăng 13,36% so với năm 2019.
Đây là chi phí có tỷ lệ tăng nhiều nhất trong chi phí sản xuất.
Một trong những hoạt động thuê ngoài của Vinamilk là quá trình vận chuyển. Năm
2020 ngành Logistic chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của Covid – 19. Chi phí dịch
vụ logistics ở nước ta còn khá cao, do nhiều nguyên nhân như: hạn chế về quy mô
doanh nghiệp và vốn, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi
phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt, ... làm
tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh
của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Cụ thể về tác động của Đại dịch COVID-19 tới lĩnh vực logistics, Bộ Công Thương
cho biết: Đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 và đã tác động hơn 200
nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, văn hóa xã hội
và đời sống con người. Đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất và dây
chuyền cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các
hoạt động logistics-xương sống của chuỗi cung ứng. Các dịch vụ vận tải hàng không,
vận tải đường bộ và vận tải đường sắt bị tác động nặng nề nhất. Vận tải biển ít bị ảnh
hưởng hơn với cước phí vẫn giữ vững mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút.
2.3.2. Giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất được tính dựa trên các chi phí sản xuất của sản phẩm dịch vụ. Giá
thành sản xuất các sản phẩm của Vinamilk được tính dựa trên tổng chi phí sản xuất là
45.350.064.591.871 VNĐ. Và giá thành sản xuất có xu hướng tăng so với năm 2020.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn
thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, được xác định theo công  thức sau:
Chi phí bán hàng của Vinamilk năm 2020 lad 13.447.492.622.165 VND được thể hiện
thông qua bảng dưới đây:

Chi phí quản lý doanh nghiệp của Vinamilk năm 2020 là 1.958.155.456.285 VND và
được thể hiện chi tiết thông qua bảng dưới.
Tổng chi phí liên quan đến sản phẩm của Vinamilk được tính toán như sau:
So sánh tỷ lệ
2020 2019
2020/2019 (%)
Chi phí sản xuất sản 45.350.064.591.87
42.038.546.632.835 107.88
phẩm, dịch vụ 1
13.447.492.622.16
Chi phí bán hàng 12.993.454.552.852 103.49
5
Chi phí quản lý doanh
1.958.155.456.285 1.396.302.416.955 140.24
nghiệp
Toàn bộ chi phí của 60.755.712.670.32
56.428.303.602.642 107.67
sản phẩm, dịch vụ 1

Toàn bộ chi phí sản xuất của năm 2020 tăng và tăng 7,677% so với năm 2019. Giá
thành toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk có xu hướng tăng trong năm 2020.

2.4. Thuận lợi và khó khăn của Vinamilk đối với hoạt động sản xuất
2.4.1. Thuận lợi
Nhờ tự chủ được vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, kết hợp với mạng lưới nhà
cung cấp nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều quốc gia, Vinamilk đảm bảo hoạt động sản xuất
ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu.
Vinamilk có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu
và, đầu tư việc cung cấp sữa bò:
 Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính
sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với
giá cao. Điều này giúp bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản
xuất.Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại
40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường  trong nước. Các nhà máy sản xuất
của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại, cho phép Vinamilk
ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua
được sữa tươi với chất lượng tốt.
 Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài tra còn hỗ
trợ nông dân nuôi bò sữa, nhằm chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh
đó, công ty đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa
nguyên liệu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động hơn về nguồn
nguyên liệu.
 Vinamilk tiêu thụ hơn 1/2 sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước ,
điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phí về giá sữa tươi nguyên liệu trên
thị trường.
Vinamilk sở hữu những thiết bị và công nghệ hiện đại. Vinamilk sử dụng công
nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ
từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.
Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ
sấy phun đo Niro của Đan Mạch. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất
đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị
cộng thêm khác.
Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên
liệu nhập khẩu có thuế suất giảm:
 Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra chỉ tiêu phát triển
ngành sữa với mục tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt sản lượng 380 ngàn
tấn, 2015 đạt 700 ngàn tấn và 2020 là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề
nguyên liệu cho công ty không còn là gánh nặng quá lớn, giúp công ty kiểm soát
được chi phí và nguồn nguyên liệu đầu vào.
 Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang thấp hơn theo cam kết với WTO, đây là cơ
hội giảm chi phí sản xuất trong khi nguồn nguyên liệu bột sữa nhập khẩu chiếm
75%
2.4.2. Khó khăn
- Khó khăn nhất trong quá trình sản xuất của Vinamilk đó chính là chưa hoàn toàn
chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt ở thời kỳ Covid – 19, việc nhập các
nguyên liệu đầu bị đình trệ và chi phí tăng lên càng thấy rõ hơn khó khăn này. Chưa chủ
động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (60%) vì vậy
chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá. 
- Khó khăn tiếp theo của Vinamilk là nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định:
 Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình. Tổng sản
lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20 -25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập
khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, sự phát triển của ngành chăn nuôi bò
sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn
đề tổ chức quản lý vĩ mô và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi.
Thách thức đối với sự ổn định nguồn nguyên liệu.
 Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này
ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính
dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các
công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà với công
việc của mình. Người chăn nuôi bò sữa hầu như không có lợi nhuận, trong khi lại
bị các nhà mua nguyên liệu ép giá.
Có thể làm cho nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước giảm đi, đẩy Vinamilk
vào thế cạnh tranh mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.
         Tình hình dịch Covid diễn ra căng thẳng, phải trải qua nhiều đợt giãn cách xã
hội.  Vinamilk đối mặt với những thách thức trong quá trình quản trị và điều phối
nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn cho  người dân lao động   trong giai đoạn giãn
cách xã hội để chống dịch. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của
Vinamilk

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT CỦA VINAMILK
1. Giải pháp cho những khó khăn trong hoạt động sản xuất của Vinamilk trong
thời gian qua
1.1. Giải pháp công nghệ
Phát huy tính ưu việt của công nghệ trong đại dịch: việc ứng dụng tốt các công nghệ
sẵn có và đầu tư thêm hệ thống công nghệ là giải pháp tối ưu cho Vinamilk trong tình
hình vừa sản xuất, vừa chiến đấu tại các nhà máy. Tất cả nhà máy của Vinamilk được
áp dụng công nghệ hiện đại, tích hợp, tự động hóa giúp cho nhân viên nhà máy có thể
điều phối theo dõi tình hình sản xuất vận hành của nhà máy, truy xuất sản phẩm từ
đầu vào đến đầu ra. Tại 13 trang trại trong nước của Vinamilk, việc ứng dụng công
nghệ 4.0 thông qua các phần mềm tiên tiến về quản lý đàn bò đã giúp nhân viên theo
dõi sức khỏe đàn bò và đưa ra các phương pháp chăm sóc tối ưu, kỹ lưỡng dù đang ở
tại bất cứ đâu trên thế giới. 
=>   Giải quyết vấn đề tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở chăn nuôi, giúp
Vinamilk khắc phục những khó khăn thách thức trong vấn đề ổn định nguồn
nguyên liệu.
1.2. Các giải pháp quản trị
- Công ty xác định là định vị chiến lược đồng thời khi bắt tay vào việc, từng bước
triển khai đảm bảo trình tự nghiêm ngặt, từ tự chủ được vùng nguyên liệu sữa tươi
trong nước, kết hợp với mạng lưới nhà cung cấp nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều
quốc gia. Nhờ đó, Vinamilk giảm thiểu sự cạnh tranh với doanh nghiệp mua khác
trong vấn đề nguồn nguyên liệu , đồng thời giữ vững hoạt động sản xuất ổn định
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu.
- Chính sách, giải pháp hiệu quả trong việc quản trị, điều phối người lao động để
đảm bảo an toàn cho người lao động và duy trì ổn định hoạt động sản xuất trong
dịch bệnh:
 Các nhân viên đều được trang bị các chương trình, phần mềm hỗ trợ khi làm
việc trong tình hình giãn cách. Dữ liệu và thông tin được cập nhật trên cloud,
các hệ thống trình duyệt online và đưa chữ ký số sẽ không chỉ giúp Vinamilk
duy trì hoạt động sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh mà còn giúp công ty nâng
cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
 Thực hiện phương án 3 chỗ gồm: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ
nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân và giữ vững ổn định các hoạt động sản
xuất. Hỗ trợ người lao động trong việc xét nghiệm, tiêm vaccine phòng covid
19. 
2. Phương hướng phát triển của Vinamilk trong thời gian tới.
- Trong thời gian tới, Vinamilk vẫn tiếp tục đối mặt với tình dịch bệnh covid 19, do
đó, trong bối cảnh mới đầy thách thức, Vinamilk cần xác định rõ ràng phương
hướng,  những ứng phó kịp thời để đạt mục tiêu kép là đảm bảo tăng trưởng đồng
thời ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tuân thủ các quy định
về phòng chống dịch.
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ vào quản lý là định hướng được Vinamilk thực hiện
trong nhiều năm qua và cần thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới để ứng phó với
điều kiện giãn cách xã hội, hạn chế giao thương do đại dịch toàn cầu.

KẾT LUẬN
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung trong quản trị tài chính công ty.
Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập,
các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị
trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước... Vì thế, công tác
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ
đó có những quyết định phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công
ty.
Vinamilk dù sản xuất kinh doanh vẫn có lãi nhưng vẫn còn hạn chế trong trong việc nhập
nguyên liệu đầu vào, vì vậy công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là
hoàn toàn khả thi đổi với công ty nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó
nâng cao hiệu quả  hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có
nhiều thông tin khi phân tích do đó những đánh giá trong bài luận có thể chưa thật sát
thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy nhóm
em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía thầy cô giáo để bài viết được hoàn
thiện hơn và thực tiễn hơn. 

You might also like