You are on page 1of 18

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

I. Những vấn đề cơ bản của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
1. Khái niệm
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sử dụng và khai thác nguyên vật liệu,
sức lao động và thiết bị máy móc phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy
mô sản xuất và công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với
hiệu quả cao.
2. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất hợp lý
- Sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động
của DN.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ( không gây ô nhiễm, không gây độc
hại)
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
a- Nguyên, nhiên, vật liệu mà DN sử dụng:
- Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi DN sử dụng rất đa dạng, phong phú. Chúng là
một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Sản xuất trong DN là một quá
trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, giá trị và
giá trị sử dụng của nguyên, nhiên, vật liệu được gia tăng gấp bội trong quá trình
sản xuất.
- Chủng loại nguyên, nhiên, vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng cao hay
thấp đều có ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong DN.
- Tổ chức sản xuất ở trình độ cao hay thấp: Thủ công, cơ khí hoá, tự động hoá đều
đòi hỏi việc cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu phải đáp ứng đúng yêu cầu. Mối
quan hệ giữa tổ chức sản xuất và nguyên, nhiên, vật liệu thay đổi theo những đặc
điểm kinh tế- kỹ thuật của mỗi DN và theo đà phát triển của sản xuất, kinh doanh.
b- Tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc:
- Nhờ có tiến bộ của khoa học kỹ thuật, DN sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiếc kiệm
nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng hợp lý công suất máy móc thiết bị nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động SX-KD.
- Nhờ có tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà DN tiếp cận được với công nghệ mới,
máy móc thiết bị mới và nguyên nhiên liệu mới. Vì vậy để có phương án sản xuất
hợp lý, DN phải xác định nên mua công nghệ nào, thiết bị máy móc, nguyên vật
liệu gì là thích hợp.
- Công nghệ mới, thiết bị máy móc mới thông qua đầu tư chiều sâu sẽ nâng cao
được trình độ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới với
chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
c- Chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất
- Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh của DN là quá trình phân công lao động
giữa các DN để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của DN vào những
công việc cùng loại nhất định.
- Hiệp tác hoá là quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các DN nhằm thực hiện
có hiệu quả cao các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi DN.
- Chuyên môn hoá càng sâu, hiệp tác hoá càng phải chặt chẽ, tổ chức sản xuất
trong mỗi DN càng trở nên đơn giản.
4. Nguyên tắc tổ chức sản xuất trong DN
a- Tổ chức sản xuất trong DN theo hướng chuyên môn hoá
- Chuyên môn hoá là hình thức phân công lao động nhằm làm cho DN hoặc các bộ
phận sản xuất chỉ chế tạo một (hoặc một số ít) loại sản phẩm, chi tiết của sản phẩm
hoặc chỉ tiến hành một hay một số ít bước công việc.
- Chuyên môn hoá sản xuất tạo ra: khả năng nâng cao năng suất lao động, nâng cao
hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, là yếu tố quan trọng để nâng cao loại hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác tiêu chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, tổ chức lao động khoa
học, tổ chức mua sắm vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và quản trị DN.
- Chuyên môn hoá sản xuất phải xác định phù hợp với điều kiện cụ thể, các điều
kiện đó bao gồm: chủng loại, khối lượng sản phẩm; quy mô sản xuất, trình độ hiệp
tác hóa, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu.
b- Tổ chức sản xuất trong DN phải đảm bảo tính cân đối
- Sản xuất cân đối được thể hiện ở mối quan hệ tỉ lệ thích hợp giữa công suất của
thiết bị, máy móc; khả năng lao động; số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu.
- Sản xuất cân đối còn được thể hiện ở mối quan hệ tỷ lệ giữa các đơn vị sản xuất
(Các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phụ trợ, các đơn vị phục vụ sản
xuất), các yếu tố của quá tình sản xuất theo không gian và thời gian. Bố tí sản xuất
cân đối căn cứ vào:
+ Khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính
+ Khả năng phục vụ có hiệu quả của các bộ phận sản xuất phụ trợ
+ Quan hệ năng lực sản xuất, số lượng, chất lượng công nhân; số lượng và chất
lượng nguyên vật liệu.
c- Tổ chức sản xuất trong DN phải đảm bảo tính nhịp nhàng đều đặn
- Sản xuất được coi là nhịp nhàng đều đặn khi nào số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong từng khoảng thời gian đã quy định phải bằng nhau.
- Sản xuất nhịp nhàng đều đặn đảm bảo huy động tốt nhất các yếu tố sản xuất tránh
lãng phí sức người, sức của.
- Sự nhịp nhàng của sản xuất chịu sự tác động của nhiều yếu tố: Công tác chuẩn bị
kỹ thuật, kế hoạch hoá sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị,
kế hoạch cung ứng vật tư, trình độ thao tác của công nhân.
d- Tổ chức sản xuất trong DN phải đảm bảo sản xuất liên tục
- Quá trình sản xuất được gọi là liên tục khi bước công việc sau được thực hiện
ngay sau bước công việc trước kết thúc, không có sự gián đoạn về thời gian trong
quá trình khai thác hoặc chế tạo sản phẩm.
- Sản xuất liên tục: tiết kiệm được thời gian trong sản xuất, khai thác tối đa công
suất thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
- Biện pháp đảm bảo sản xuất liên tục:
+ Nguyên vật liệu phải đảm bảo cung ứng liên tục hoặc theo đúng thời hạn quy
định cho nơi làm việc.
+ Tư liệu lao động phải xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng, bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị.
+ Đối với lực lượng lao động, phải xây dựng kế hoạch tận dụng toàn bộ thời
gian lao động, bố trí ca làm việc hợp lý.
5. Nội dung chủ yếu của tổ chức sản xuất trong DN
- Xác định cơ cấu sản xuất của DN
- Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian
- Các phương pháp tổ chức sản xuất

II. Hệ thống sản xuất


1 Đặc tính chung của hệ thống sản xuất
Tất cả các hệ thống sản xuất đều có đặc tính chung là:
- Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà doanh
nghiệp sẽ cung cấp cho xã hội.
- Hệ thống sản xuất chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra là các sản phẩm hay
dịch vụ.

Các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu ra

- Lao động Sản phẩm vật chất


- Máy móc, thiết bị Quá trình
- Nguyên vật liệu sản xuất hoặc
- Năng lượng
- Thông tin Sản phẩm dịch vụ
2. Hệ thống sản xuất chế tạo (Manufacturing Operation)
- Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ, tồn kho
trong những chừng mực nhất định.
Căn cứ trên phạm vi thời gian mà doanh nghiệp lập kế hoạch lưu giữ tồn kho, có
thể chia hệ thống sản xuất thành 3 loại:
- Hệ thống sản xuất để dự trữ (Make to stock)
Hệ thống sản xuất này tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và đưa vào dự trữ trước khi có
đơn hàng. Sản phẩm được tạo ra dựa trên những tiêu chuẩn, từ những dự đoán
hoặc nhu cầu sẵn có trong tương lai.
- Hệ thống sản xuất theo đơn hàng
Hệ thống sản xuất tạo ra sản phẩm khi nhận được đơn hàng, phục vụ nhu cầu khối
lượng nhỏ, sản phẩm đa dạng, không tiêu chuẩn, theo nhu cầu đơn hàng.
- Hệ thống sản xuất lắp ráp đơn hàng
Hệ thống này ở giữa hai loại trên, nó có thể chủ động tạo ra trước các chi tiết, các
kiểu mẫu, các modul tiêu chuẩn, và sẽ lắp ráp các chi tiết, các modul này theo sự
chỉ định của khách hàng khi có đơn hàng.
Ngoài ra, nếu xét theo tính liên tục của hệ thống sản xuất mà phân hệ thống sản
xuất thành 2 loại:
- Hệ thống sản xuất liên tục
Là hệ thống sản xuất mà các máy móc, thiết bị các nơi làm việc được thiết lập dựa
trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để biến đầu vào thành các
chi tiết, bộ phận, hay sản phẩm nhất định.
- Hệ thống sản xuất gián đoạn
Là hệ thống sản xuất mà các máy móc thiết bị được nhóm lại hoặc được tổ chức
phù hợp với chức năng hay công nghệ mà nó thực hiện. Sự khác biệt cơ bản giữa
loại hình sản xuất này và sản xuất liên tục là cho phép nó có khả năng mềm dẻo.
3. Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation)
Là các hệ thống sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo ra các
sản phẩm vô hình, các dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, nhà hàng, bảo hiểm,
kiểm toán,…
4. Những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại
- Sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có kế hoạch đúng đắn, có đội ngũ các kỹsư, chuyên
gia giỏi, công nhân được đào tạo và trang bị hiện đại.
- Sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng.
- Sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty.
- Sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí.
- Sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa cao.
- Sản xuất hiện đại cũng thừa nhận về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất.
- Sự phát triển của cơ khí hóa trong nền sản xuất hiện đại, hệ thống sản xuất tự
động là hướng vươn tới của sản xuất hiện đại.
- ứng dụng máy tính và công nghệ thông tin vào nền sản xuất hiện đại.
- Trong nền sản xuất hiện đại các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử
dụng rộng rãi để hỗ trợ cho các quyết định sản xuất.
III. Loại hình sản xuất
Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất
được quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng
loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất, loại hình
sản xuất là dấu hiệu biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc.
Loại hình sản xuất là căn cứ rất quan trọng cho công tác quản lý hệ thống sản
xuất hiệu quả.
1. Phân loại theo số lượng sản phẩm và tính lặp lại
a- Sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ
- Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất rất ít
- Chủng loại sản phẩm đa dạng, sản xuất không có tính lặp lại
- Tổ chức sản xuất không theo dây chuyền mà tổ chức theo chuyên môn hoá công
nghệ
- Sử dụng máy móc thiết bị vạn năng
- Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm cao. Việc chuyển đổi mặt hàng sản
xuất dễ dàng, không đòi hỏi chi phí lớn.
b- Sản xuất loạt vừa
- Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất tương đối nhiều
- Chủng loại sản phẩm tương đối nhiều, sản xuất có tính lặp lại
- Tổ chức sản xuất không theo dây chuyền, mà tổ chức theo chuyên môn hoá công
nghệ
- Sử dụng máy móc thiết bị vặn năng và một số máy móc thiết bị chuyên dùng.
- Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm ở mức trung bình.
c- Sản xuất loạt lớn và hàng khối
- Số lượng sản phẩm của một loại sản xuất rất lớn
- Chủng loại sản phẩm rất ít, quá trình sản xuất ổn định
- Tổ chức sản xuất theo dây chuyền
- Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng
- Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao
2. Phân loại theo tính chất liên tục của quá trình sản xuất
a- Sản xuất liên tục
- Gia công khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm
- Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất tạo thành dòng di chuyển của sản
phẩm
- Máy móc thiết bị được trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm. Hệ thống sản
xuất không có tính linh hoạt.
b- Sản xuất gián đoạn
- Gia công chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại
- Số loại sản phẩm nhiều và đa dạng
- Sử dụng máy móc thiết bị vạn năng
3. Phân loại theo quan hệ với khách hàng
a- Sản xuất để dự trữ
Sản xuất dự trữ xảy ra khi:
- Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại
- Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành
- Nhu cầu sản phẩm có tính chất thời vụ trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên
thị trường thấp
b- Sản xuất theo yêu cầu
- Quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng
- Tránh sự tồn đọng của sản phẩm chờ tiêu thụ
- Giảm khối lượng dự trữ

IV. Xác định cơ cấu sản xuất trong DN


1. Khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu sản xuất
Khái niệm:
Cơ cấu sản xuất là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất với
hình thức tổ chức xây dựng các bộ phận, sự phân bố về không gian và mối liên hệ
giữa các bộ phận sản xuất với nhau.
Ý nghĩa:
- Cơ cấu sản xuất chỉ rõ hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân
công lao động giữa các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, đặc điểm của sự kết
hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất.
- Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN
- Cơ cấu sản xuất là cơ sở khách quan để tạo lập bộ máy quản lý DN
2. Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Đặc điểm
của những bộ phận này là nguyên vật liệu được chế biến thành sản phẩm chính của
DN: Phân xưởng kéo sợi, phân xưởng dệt, phân xưởng nhuộm.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Bộ phận phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo
cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn và liên tục.
- Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản phẩm
chính để tạo ra sản phẩm phụ.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận
chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.
3. Các cấp sản xuất trong DN
- Phân xưởng: Là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của DN, có nhiệm vụ
sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn công nghệ của quá trình
sản xuất.
- Ngành: Là đơn vị tổ chức sản xuất nằm trong phân xưởng có quy mô lớn, là tổng
hợp trên cùng một khu vực nhiều nơi làm việc có quan hệ mật thiết với nhau về
công nghệ hoặc sản phẩm. VD: ngành mắc sợi dọc, đánh ống sợi ngang.
- Nơi làm việc: Là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong DN, là
phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân hay một nhóm công nhân sử dụng
thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoàn thành một bước công việc trong việc chế tạo
sản phẩm.

4. Các kiểu cơ cấu sản xuất trong DN


a. Cơ cấu sản xuất trực tuyến.

Công ty

Nhà máy sợi Nhà máy dệt Nhà máy nhuộm


Mắc sợi Giặt

Hồ sợi Nhuộm

Dệt vải Xử lý hoàn tất

Cung chải Ghép Sợi thô Sợi con

Cơ cấu theo thực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý ,trong đó nhà quản trị
ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại ,mỗi người cấp
dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp
cấp trên
b. Cơ cấu sản xuất chức năng

Công ty

Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính

Nhà máy sợi Nhà máy dệt Nhà máy nhuộm

Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng
quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận .Cơ cấu này có đặc
điểm là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành
thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình.

c. Cơ cấu sản xuất trực tuyến-chức năng

Công ty

Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính


Nhà máy sợi Nhà máy dệt Nhà máy nhuộm

Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng
.Theo đó ,mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ
phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn ,những lời khuyên và
kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất
- Chủng loại, đặc điểm kết cấu và chất lượng sản phẩm:
Nếu chủng loại sản phẩm ít thì cơ cấu sản xuất của DN sẽ đơn giản. Đặc điểm của
kết cấu sản phẩm (số lượng chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, trình độ
chính xác của các chi tiết)
- Chủng loại, khối lượng và tính cơ lý hoá của nguyên vật liệu không chỉ ảnh
hưởng đến công nghệ chế tạo sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích
kho tàng, phương pháp bảo quản, vận chuyển.
- Máy móc, thiết bị công nghệ: Dây chuyền tự động đòi hỏi một cơ cấu sản xuất
khác hẳn kiểu dây chuyền máy móc thiết bị vạn năng.
- Trình độ chuyên môn hoá, hiệp tác hoá của DN: DN có trình độ chuyên môn hoá,
hiệp tác hoá sản xuất rộng sẽ có cơ cấu sản xuất đơn giản hơn so với DN khác.
V. Hình thức sản xuất về không gian
1. Định nghĩa: Công tác tổ chức sản xuất bao gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức
sản xuất bảo đảm sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất và bố trí tổng mặt bằng của
DN.
2. Các hình thức tổ chức các bộ phận sản xuất:
Về mặt không gian, các bộ phận sản xuất thường được tổ chức theo các hình thức:
Công nghệ, đối tượng và hỗn hợp.

a- Tổ chức theo hình thức công nghệ:


- Theo hình thức này, việc phân chia các phân xưởng sản xuất chính dựa vào quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các phương pháp công nghệ gia công sản
phẩm, mỗi phân xưởng hay ngành chỉ thực hiện một loại công nghệ nhất định. Ở
đây, người ta bố trí máy móc, thiết bị cùng loại, tên của phân xưởng hay ngành
được gọi theo tên của thiết bị, máy móc hoặc phương pháp công nghệ.
- Hình thức công nghệ, sản phẩm phải đi qua nhiều ngành, nhiều phân xưởng và
đường di động của sản phẩm thường quanh co, kéo dài. Do đó phải sử dụng nhiều
phương tiện vận chuyển, nhiều kho trung gian, tốn nhiều diện tích sản xuất, chu kỳ
sản xuất kéo dài, công tác kế hoạch điều độ sản xuất phức tạp khi phải gia công
nhiều loại sản phẩm.
- VD: Công ty Dệt: Phân xưởng sản xuất chính là Phân xưởng sợi, Phân xưởng dệt,
phân xưởng nhuộm.
Ưu điểm:
- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao
- Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao
- Hệ thống sản xuất ít bị gián đoạn vì lý do trục trặc thiết bị
- Tính độc lập trong chế tạo các chi tiết cao
- Chi phí bảo dưỡng thấp
- Có thể phát huy chế độ khuyến khích nâng cao năng suất lao động
Hạn chế:
- Chi phí sản xuất/đơn vị sản phẩm cao
- Lịch trình sản xuất không ổn định
- Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả
- Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp
b- Tổ chức theo hình thức đối tượng
Mỗi phân xưởng hay ngành chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết
nhất định có khối lượng lớn và ổn định trong một thời gian tương đối dài. Quá
trình gia công kể từ khi đưa nguyên liệu vào cho đến khi ra sản phẩm đều ở trong
phân xưởng đó hay ngành đó.
Trong một phân xưởng hay ngành phải được trang bị nhiều loại thiết bị, máy móc
khác nhau và được bố trí, sắp xếp theo trình tự chế biến sản phẩm hay theo quy trình
công nghệ. Tên của phân xưởng hay ngành được gọi theo tên của sản phẩm.
Hình thức đối tượng, sản phẩm được gia công trong một phân xưởng đường di
động của sản phẩm ngắn, sử dụng ít phương tiện vận chuyển, ít kho tàng, tốn ít
diện tích sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn, công tác điều độ và kế hoạch sản xuất
thuận lợi dễ dàng.
Ưu điểm:
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp
- Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất
- Di chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng
- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao
- Lịch trình sản xuất ổn định
- Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ
- Khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao
Hạn chế:
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt khi thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm,
thiết kế sản phẩm
- Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn khi có một công việc trục trặc
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn
- Không áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân

Chi phí Tổng chi phí

Chi phí cố định khi chuyên


môn hoá sản phẩm
Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm thấp
Chi phí cố định khi chuyên
môn hoá công nghệ
Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm cao

Sản lượng thấp Sản lượng cao chuyên Sản lượng


chuyên môn hoá môn hoá sản phẩm lợi
công nghệ hơn

So sánh tổng chi phí theo sản lượng giữa hai mô hình sản xuất.
3. Bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phù trợ và phục vụ sản xuất
- Cân đối giữa các phân xưởng, các ngành là điều kiện quan trọng để đảm bảo sản
xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng đều đặn, liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Cân đối về công suất giữa các bộ phận sản xuất chính trên cùng một dây chuyền
sản xuất, hoặc là giữa bộ phận sản xuất chính, sản xuất phù trợ và phục vụ sản
xuất.
Một số vấn đề cần chú ý:
+ Xu hướng chung là tăng tỷ trọng sản xuất chính về mặt năng lực sản xuất so với
toàn bộ năng lực sản xuất của DN.
+ Nâng cao trình độ cơ giới hoá của sản xuất phù trợ và phục vụ sản xuất, nhờ đó
mà có tác động tích cực đến năng suất, hiệu quả sử dụng công suất của thiết bị,
máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Để đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận khi có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng sản
phẩm thì phải xem xét cải tiến, hoàn thiện các hình thức tổ chức các bộ phận sản
xuất.
4. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng sản xuất là sắp xếp bố trí các yếu tố bao gồm: các phân xưởng
sản xuất chính, các phân xưởng sản xuất phụ và các bộ phận phục vụ sản xuất
trong một không gian nhất định.
Mục tiêu bố trí mặt bằng sản xuất:
- Cung cấp đủ năng lực sản xuất
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu
- Tận dụng năng lực sản xuất, diện tích mặt bằng và lao động
- Đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho người lao động
- Dễ dàng giám sát và bảo trì
- Đạt được mục tiêu vốn đầu tư thấp
- Đảm bảo sự linh hoạt về sản phẩm và sản lượng
- Đảm bảo đủ không gian máy móc vận hành
Mục tiêu cho bố trí kho hàng:
- Đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốc dỡ.
- Tạo điều kiện sắp xếp, xuất nhập kho dễ dàng.
- Cho phép dễ kiểm tra tồn kho.
- Đảm bảo ghi chép tồn kho chính xác.
Mục tiêu cho bố trí mặt bằng dịch vụ:
− Đem đến cho khách hàng sự thoải mái và tiện lợi.
−Trình bày hàng hóa hấp dẫn.
−Giảm sự đi lại của khách hàng.
−Tạo sự riêng biệt cho từng khu vực công tác.
−Tạo sự thông tin dễ dàng giữa các khu vực.
Mục tiêu cho bố trí mặt bằng văn phòng:
−Tăng cường cơ cấu tổ chức.
−Giảm sự đi lại của nhân viên và khách hàng.
−Tạo sự riêng biệt cho các khu vực công tác.
−Tạo sự thông tin dễ dàng giữa các khu vực
VI. Hình thức sản xuất về thời gian
1- Chu kỳ sản xuất
a- Định nghĩa:
- Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản
xuất cho đến khi gia công xong, kiểm tra và nhập kho.
- Nó là một chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trình độ tổ chức sản xuất và trình độ kỹ
thuật của DN.
b- Chu kỳ sản xuất gồm các loại thời gian sau đây:
- Thời gian hoàn thành các bước công nghệ theo quá trình công nghệ
- Thời gian kiểm tra kỹ thuật
- Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang ngừng vận động, dừng lại ở nơi làm
việc, kho trung gian.
- Thời gian quá trình tự nhiên tác động vào đối tượng lao động.
Chu kỳ sản xuất có thể được xác định cho từng chi tiết, từng bộ phận hoặc cho một
sản phẩm hoàn chỉnh.
Rút ngắn chu kỳ sản xuất:
- Là một mục tiêu quan trọng của tổ chức sản xuất vì độ dài của chu kỳ sản xuất
có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm dở dang, sử dụng công suất máy
móc thiết bị, diện tích sản suất, vốn lưu động.
- Hai phương pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất:
+ Cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình hay phương pháp công nghệ, áp dụng
kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm thời gian quá trình công nghệ và thay thế quá trình tự
nhiên bằng quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn.
+ Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, hạn chế và xoá bỏ thời gian gián đoạn,
tăng cường công tác kiểm tra, tiến hành sửa chữa thiết bị, máy móc trong những ca
không sản xuất, tăng cường công tác điều độ sản xuất nhằm xoá bỏ thời gian
ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận sản xuất.
2. Các phương thức phối hợp các bước công việc
a- Phƣơng thức tuần tự
- Mỗi chi tiết trong mỗi đợt gia công chờ cho toàn bộ chi tiết của đợt được gia
công xong ở bước công việc trước mới chuyển sang bước công việc sau.
- Lượng sản phẩm dở dang ở nơi làm việc sẽ lớn, chiếm nhiều diện tích sản
xuất, thời gian quá trình công nghệ dài.
- Phương thức này được áp dụng ở những bộ phận sản xuất gia công nhiều loại
sản phẩm, phù hợp với sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
Thời gian chu kỳ của quá trình công nghệ:
m
Tcntt  n. ti
1

Trong đó:
Tcntt : Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức tuần tự
ti : Thời gian thực hiện bước công việc thứ i của một chi tiết
n : Số lượng chi tiết gia công trong một đợt
m : Số bước công việc
Ví dụ:
Số lượng một loạt sản xuất tại phân xưởng là 5 sản phẩm (n=5), quá trình sản
xuất qua 5 công đoạn (m=5), thời gian thực hiện các bước công việc như sau: t1 =
5ph, t2 = 8ph, t3 = 6ph, t4 = 7ph và t5 = 4ph. Mỗi công việc được thực hiện trên 1
máy do 1 người thực hiện.
Tcntt = 5 x (5+8+6+7+4)= 150 phút
Thứ tự các Thời gian bước Phương thức phối hợp các bước công
bước công việc công việc (phút) việc
1 5
2 8
3 6
4 7
5 4 Tcntt = 150’
 ti =30’

b- Phƣơng thức song song


- Việc sản xuất được thực hiện đồng thời trên tất cả các nơi làm việc tức là trong
cùng một thời điểm, loạt sản phẩm được chế biến ở tất cả các nơi làm việc. Mỗi chi
tiết sau khi được chế tạo ở bước công việc thứ nhất được chuyển ngay sang bước
công việc thứ hai, sau đó lại chuyển ngay sang bước công việc thứ ba.
- Thời gian qúa trình công nghệ ngắn hơn và thích hợp với loại hình sản xuất khối
lượng lớn và hàng loạt lớn. Nếu thời gian các bước công việc bằng nhau thì
phương thức này sẽ đem lại hiệu quả lớn.
- Thời gian các bước công việc có sự chênh lệch nhau đáng kể thì việc áp dụng
phương thức này sẽ nảy sinh nhược điểm: Xuất hiện những quãng thời gian tạm
ngừng sản xuất. Khi áp dụng phương thức này, máy móc, thiết bị được bố trí theo
hình thức đối tượng.
Thời gian quá trình công nghệ:
m
Tcnss   ti  (n  1).tmax
1
Trong đó:
Tcnss : Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức song song
tmax : Thời gian của bước công việc dài nhất
Tcnss = 30 + (5-1) x 8 = 30 + 32 =62 phút
Tcnss = 62’

c- Phƣơng thức hỗn hợp


- Khi chuyển đối tượng lao động từ bước công việc trước sang bước công việc
sau mà thời gian bằng nhau hoặc thời gian bước công việc trước ngắn hơn bước
công việc sau thì chuyển từng cái một (phương thức song song). Nếu thời gian
bước công việc trước dài hơn bước công việc sau thì chuyển theo cả đợt (phương
thức tuần tự), thời điểm chuyển loạt gia công bắt đầu tại thời điểm sao cho sau khi
nguyên công trước gia công xong chi tiết cuối cùng thi nguyên công sau bắt đầu
gia công chi tiết cuối cùng.
- Ưu điểm: Loại trừ những trường hợp máy móc, thiết bị và công nhân phải tạm
ngừng sản xuất để chờ đối tượng lao động, tận dụng thời gian chưa sản xuất chi tiết
này để sản xuất chi tiết khác.
- Sử dụng trong trường hợp quá trình công nghệ bao gồm nhiều bước công việc
có thời gian chênh lệch nhau nhiều.
- Thời gian QTCN của phương thức này tuy dài hơn thời gian QTCN phương
thức song song, nhưng lại ngắn hơn thời gian QTCN theo phương thức tuần tự.
m m 1
Tcnhh  n. ti  (n  1) Min(ti ; ti 1 )
1 1

Trong đó:
Tcnhh: Thời gian QTCN theo phương thức hỗn hợp
Tcnhh = 5x30 - (5-1)(5+6+6+4)= 150 – 84 = 66’

5
8x5=40

6x4=24

7x5=35

4x4=16
Tcnhh = 66’
VII. Đặc điểm sản xuất dây chuyền
1. Các vấn đề cơ bản sản xuất dây chuyền
a- Đặc điểm
- Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự
hợp lý nhất, có thời gian gia công bằng nhau hoặc là bội số với bước công việc
ngắn nhất trên dây chuyền.
- Sản xuất liên tục
- Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được tổ chức theo hình thức đối
tượng, tạo thành đường dây chuyền. Máy móc và thiết bị chuyên dùng.
- Đối tượng lao động được gia công đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của
dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng
phương tiện vận chuyển đặc biệt.
b- Hiệu quả kinh tế
- Tăng sản lượng của đơn vị máy móc và đơn vị diện tích sản xuất do sử dụng
thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản
xuất.
- Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
- Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá cao
- Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu
đáo
- Hạ giá thành sản phẩm do tổ chức sản xuất hợp lý, tiếc kiệm nguyên vật
liệu, giám chi phí sản xuất, giảm phế liệu.
c. Điều kiện để sản xuất dây chuyền:
- Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định, sản lượng phải lớn.
- Sản phẩm có kết cấu ổn định và hợp lý, có tính công nghệ cao.
- Sản phẩm có tính lắp lẫn và độ chính xác cao.
2- Cân bằng dây chuyền
Tính cần thiết
- Đảm bảo chi phí tồn kho thấp
- Công nhân làm việc với nhịp độ tối ưu
- Hoạch định sản xuất tốt hơn
- Trả hàng đúng hẹn, chi phí thấp, năng suất cao
Mục tiêu
- Đáp ứng lịch trình sản xuất
- Hạn chế thời gian lãng phí vô ích
- Giảm thời gian làm thêm
- Tăng thu nhập cho công nhân
Nhịp độ sản xuất (R)
- Nhịp sản xuất trung bình của dây chuyền là khoảng thời gian trung bình để
hai sản phẩm kế tiếp nhau được sản xuất xong và đi ra khỏi dây chuyền.
- Nhịp sản xuất của dây chuyền phụ thuộc vào tổng thời gian cần thiết để gia
công sản phẩm và số lượng thiết bị của dây chuyền. Thời gian gia công càng nhỏ,
nhịp sản xuất càng nhỏ. Thiết bị trên dây chuyền càng nhiều, nhịp sản xuất càng
thấp và năng suất càng cao.

Số lượng thiêt bị

Hiệu suất cân bằng

Ví dụ: Dây chuyền may làm việc 7h/ngày, sản lượng 550sp/ngày
D
0,2
A B C F G
0,65 0,4 0,3 0,4 0,3
E
0,45
Nhịp độ sản xuất: R= (7 x 60)/550= 0,76

D
0,2
A B C F G
0,65 0,4 0,3 0,4 0,3
E
0,45
0,76-0,65 0,76-0,4- 0,76-0,2- 0,76-0,4-
=0,11 0,3=0,06 0,45=0,11 0,3=0,06
Số lượng công nhân tối thiểu: (0,65+0,4+0,3+0,2+0,45+0,4+0,3)/0,76=3,55
Tổng thời gian sản xuất sp: 2,7 phút
Tổng thời gian vô ích: 0,34 phút
Tổng thời gian: 2,7 + 0,34 = 3,04 phút
Hiệu suất = 2,7/(0,76 x 4)= 0,888

You might also like