You are on page 1of 12

ĐO LƯỜNG

Chương 1: Tự động hóa


1.1 Hãy nêu một số vấn đề trong thực tế mà một mô hình (doanh nghiệp) sản xuất hiện đại phải đối
phó ?
(1) Toàn cầu hóa;
(2) gia công quốc tế (outsourcing);
(3) gia công tại chỗ;
(4) hợp đồng sản xuất;
(5) xu hướng phát triển của các ngành dịch vụ;
(6) kỳ vọng về chất lượng;
(7) yêu cầu về hiệu suất hoạt động
1.2. Khái niệm về một hệ thống sản xuất?
Hệ thống sản xuất: là tập hợp con người, thiết bị & quy trình công nghệ, được tổ chức để thực hiện các
hoạt động sản xuất của công ty. Bao gồm các dây chuyền sản xuất và các hệ thống hỗ trợ sản xuất điều hành
chúng.
1.3. Hệ thống sản xuất được chia làm 2 phần, hãy nêu tên và định nghĩa ngắn gọn của hai phần
này ?.
- Phương tiện sản xuất: là một nhóm các thiết bị, máy móc được bố trí, sắp đặt logic theo quy trình sản
xuất; hoặc chỉ là một phần tử làm việc độc lập
- Hệ thống hỗ trợ sản xuất: là cơ sở để tổ chức quá trình sản xuất, lập kế hoạch và điều phối sản xuất,
điều hành phương tiện sản xuất.
1.4. Dây chuyền sản xuất (manufacturing system) là gì, phân biệt với hệ thống sx (production
system) ?
- Dây chuyền sản xuất là một nhóm các thiết bị, máy móc được bố trí, sắp đặt logic theo quy trình sản
xuất và nhân công vận hành.
Ví dụ : hệ thống máy móc bán tự động kết hợp máy móc và nhân công vận hành, dây chuyền máy móc,
các thiết bị sản xuất độc lập.
- Hệ thống sản xuất là một hệ thống lớn và rộng hơn bao gồm các dây chuyền sản xuất và các hệ thống hỗ
trợ sản xuất điều hành chúng.
1.5. Các hệ thống sản xuất chia thành 03 loại dựa theo sự tham gia của công nhân trong nhà máy.
Hãy nêu tên 03 loại hệ thống sản xuất này:
(1) hệ thống gia công thủ công;
(2) hệ thống sản xuất bán tự động;
(3) hệ thống sản xuất tự động.
1.6. Bốn chức năng của hệ thống hỗ trợ sản xuất là gì?
- Kinh doanh sản phẩm: Có nhiệm vụ tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, là nơi bắt đầu và kết thúc chu
trình xử lý thông tin. Bao gồm cả bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, tiếp nhận đặt hàng, kế toán tài
chính, hóa đơn khách hàng.
- Thiết kế sp: bao gồm bộ phận nghiên cứu & phát triển thiết kế, vẽ sp, tạo mẫu sp…
- Lập kế hoạch sx: gồm danh sách các chủng loại, số lượng sp cần sx hàng tháng, năm….Thiết lập quy
trình cùng chi tiết kỹ thuật, công nghệ có liên quan. Lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu và hoạch định
nguồn lực sản xuất.
- Vận hành sx: Quản lý và điều khiển hoạt động sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch sản
xuất. Gồm: Vận hành dây chuyền, quản lý kho, quản lý chất lượng.
1.7. Trong bài giảng có nói đến 03 loại tự động hóa cơ bản, trong đó có tự động hóa “cứng”. Vậy tự
động hóa “cứng” là gì? Nêu các đặc tính cơ bản của tự động hóa “cứng” ?
- Tự động hóa cứng: Quy trình chế tạo sản phẩm với số lượng lớn (hơn 1M sp) và có tính lặp lại rất cao.
- Đặc tính:
Chi phí đầu tư ban đầu cao.
Tốc độ sản xuất lớn.
Không linh động trong trường hợp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm.
1.8. Tự động hóa theo chương trình là gì ? Nêu một số đặc tính của nó?
- Tự động hóa theo chương trình: Quy trình chế tạo sp với số lượng nhỏ (ít hơn 100 sp) và có tính lặp lại
thấp.
- Đặc tính:
Chi phí đầu tư cao.
Tốc độ dây chuyền thấp hơn trường hợp tự động hóa cố định.
Khả năng linh động thích ứng với việc thay đổi sp.
Thích hợp nhất với loại hình sx theo mẻ.
1.9. Tự động hóa linh động là gì? Nêu một số đặc điểm của nó?
- Tự động hóa linh động: Quy trình chế tạo sp số lượng vừa (khoảng 10K sp) và có tính lặp lại trung bình.
- Đặc tính:
Chi phí đầu tư cao (hệ thống)
Tốc độ dây chuyền trung bình.
Khả năng linh động thích ứng với sư đa dạng hóa thiết kế của sản phẩm.
Sản xuất liên tục cho các sp phức tạp.
1.10. Sản xuất tích hợp máy tính (CIM) là gì ?
- CIM: là phương pháp sử dụng máy tính để kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Việc tích hợp này cho
phép các quá trình riêng lẻ trao đổi thông tin với nhau và bắt đầu các hành động.
1.11. Nêu các lý do mà nhà máy sản xuất muốn tự động hóa các hoạt động sản xuất ? (9 lý do)
- Nâng cao năng suất lao động.
- Giảm chi phí vật liệu và năng lượng tác động đến đối tượng sản phẩm.
- Đảm bảo chất lượng sp ổn định.
- Giảm thời gian từ khâu thiết kế đến chế tạo, hoàn chỉnh sản phẩm.
- Có khả năng mở rộng sx mà không cần tăng nguồn lực sx.
- Tăng năng suất lao động trong TĐH có thể đạt được nhờ: Sử dụng toàn bộ thời gian làm việc; Không
phụ thuộc vào khả năng của con người; Giải phóng được số lượng lớn công nhân phục vụ sản xuất.
Về mặt xã hội:
- Nâng cao mức sống của toàn người dân nhờ tăng NSLĐ.
- Tăng sp có chất lượng cao mà vẫn giảm được khối lượng lao động, nguyên vật liệu và năng lượng.
- Giải phóng con người khỏi lao động cơ bắp nặng nhọc, đơn điệu, độc hại và nguy hiểm.
- Nâng cao trách nhiệm của người lao động.
Nếu hỏi thêm: Khuyết điểm
- Chi phí đầu tư cao
- Vận hành phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn và am hiểu về thiết bị để lắp đặt, lập trình hay sửa chữa,…
- Có nhiều mối đe dọa an ninh, bởi hệ thống đều được làm việc thông qua máy tính, gây mất an toàn nếu
bị xâm nhập vào → thiệt hại nhà máy

1.12. Nêu các tình huống (hoạt động) trong nhà máy mà nên sử dụng lao động thủ công hơn là tiến
hành tự động hóa?
Trong những sp dạng chào hàng, dạng nghiên cứu, sp đặc biệt và sp có tính nghệ thuật cao.
1.13. Con người vẫn cần có trong một số hoạt động của một nhà máy, ngay cả khi các hoạt động sản
xuất của nhà máy được tự động hóa ở mức độ cao nhất. Nêu tối thiểu bốn loại công việc cần hoạt động
của con người ?
- Trong dây chuyền sản xuất:
Đảm nhiệm những nhiệm vụ rất khó tự động hóa.
Thực hiện những sp chào hàng.
Những sp đặc biệt.
Vận hành dây chuyền sx.
- Trong hệ thống hỗ trợ sx:
Tổ chức bảo dưỡng thiết bị.
Vận hành máy tính.
Triển khai các dự án mới.
Quản lý nhà máy.
1.14. Nguyên lý USA là gì? Ý nghĩa của Mỗi chữ này được viết tắt bởi những từ gì?
- Nguyên lý USA: là cách tiếp cận phổ biến nhất để tiến hành tự động hóa và cải tiến quy trình.
U viết tắt của nhóm từ:”understand the existing process”;
S: simlify the process;
A: automated the process.
1.15. Nêu các chiến lược để tự động hóa và cải tiến quy trình.
- 10 chiến lược: tùy thuộc vào nhà máy mà chọn bao nhiêu chiến lược trong 10
(1) Chuyên môn hóa hoạt động
(2) Tập hợp các hoạt động
(3) Đồng thời hóa
(4) Tích hợp các hoạt động
(5) Gia tăng sự linh động
(6) Cải tiến vận chuyển nguyên vật liệu và lưu kho
(7) Kiểm tra, đánh giá sp online
(8) Tối ưu hóa và điều khiển quá trình
(9) Điều hành hoạt động của toàn nhà máy
(10) Sx tích hợp máy tính
- Quan tâm nhất là: cải tiến vận chuyển nguyên vật liệu và lưu kho
Trong 3 công đoạn tg:Dây chuyền; Thiết bị vận chuyển; Lưu kho
90% thời gian là sp trên thiết bị vận chuyển và lưu kho nên khi giảm thời gian đó sẽ làm tăng đáng kể
năng lực sx. →Thời gian sp, nguyên vật liệu trong nhà máy càng thấp → năng suất tăng
1.16. Tiến trình thực hiện tự động hóa của một nhà máy sản xuất là gì?
- Tiến trình thực hiện tự động hóa là một kế hoạch cụ thể để phát triển hệ thống sản xuất được sử dụng để
sản xuất các sản phẩm mới khi nhu cầu tăng lên.
1.17. Ba giai đoạn của một tiến trình thực hiện tự động hóa là gì?
Giai đoạn 1: sản xuất thủ công, sử dụng các trạm sản xuất vận hành bởi con người và hoạt động độc lập
Giai đoạn 2: sản xuất tự động, sử dụng các trạm sản xuất tự động và hoạt động độc lập.
Giai đoạn 3: Sản xuất tự động tích hợp, sử dụng hệ thống tự động đa trạm với các hoạt động nối tiếp nhau
và có hệ thống vận chuyển sản phẩm tự động giữa các các trạm.
Lưu ý:
1. Vấn đề năng lượng trong hệ thống sản xuất
2. Hệ thống điều khiển: vòng kín và vòng hở
1.18. Một hệ thống tự động bao gồm các yếu tố cơ bản nào?
Năng lượng
Chương trình điều khiển: Tập hợp các lệnh thể hiện trình tự các bước trong chu kỳ gia công & chi tiết
thực hiện trong các bước
Hệ thống điều khiển
Quá trình
????
1.19. Sự khác nhau giữa thông số thiết lập và biến của quá trình ?
- Thông số thiết lập: input parameter giá trị mong muốn cho quy trình
- Biến quá trình: giá trị thực tế
1.20. Nêu các điều kiện kích hoạt cho một chu trình làm việc?
Năng lượng
Thông số đầu vào
????
1.21. Sự khác nhau giữa hệ thống điều khiển vòng lặp và hệ thống điều khiển vòng kín?
- Hệ thống điều khiển vòng hở: hệ thống điều khiển có các tác động điều khiển độc lập với tín hiệu ngõ
ra.
- Hệ thống điều khiển vòng kín: là hệ thống có tác động điều khiển phụ thuộc vào tín hiệu ngõ ra. Hệ
thống điều khiển vòng kín còn được gọi là hệ thống điều khiển hồi tiếp. Hồi tiếp là đặc tính của hệ thống
điều khiển vòng kín dùng phân biệt với hệ thống điều khiển vòng hở.
1.22. Giám sát an toàn trong hệ thống tự động là gì?
- Là đảm bảo cho thiết bị, dây chuyền sx và bảo vệ ngườu vận hành khi có sự cố xảy ra.
- Đáp ứng của hệ thống khi có sự bất an toàn:
Dừng hệ thống
Âm thanh cảnh báo
Giảm tốc độ dây chuyền
Phục hồi
- Thực hiện:
Công tắc hành trình
Bảo vệ thiết bị, dây chuyền sx
Cảm quang
Dò tìm khói
Cảm biến áp suất
Hệ thống giám sát bằng hình ảnh
23.Chức năng dò tìm lỗi và phục hồi lỗi trong hệ thống tự động là gì?
- Là chức năng dò lỗi hệ thống khi có: hư hỏng ngẫu nhiên, hư hổng hệ thống, sự khác thường. Và có kế
hoạch và quy trình phục hồi hư hỏng cụ thể.
1.24. Nêu các phương pháp xử lý phục hồi lỗi khi xảy ra trong hệ thống tự động ?
- Một số cách hiệu chỉnh hệ thống khi có hư hỏng xảy ra:
Hiệu chỉnh tại cuối chu kỳ sx
Hiệu chỉnh trong qt sx
Dừng hệ thống và hiệu chỉnh khẩn cấp
Dừng quy trình và hiệu chỉnh dứt điểm
1.25. Xác định các cấp độ tự động hóa trong nhà máy sản xuất?
(1) Bộ phận chức năng (Device level): cụm các linh kiện (cảm biến, cơ cấu chấp hành,...) để thực hiện 1
chức năng. Ví dụ: điều khiển nhiệt độ, điều khiển 1 trục của máy CNC.
(2) Thiết bị gia công (Machine level): tập hợp cụm chức năng thành 1 thiết bị gia công độc lâp nhằm thực
hiện 1 nguyên công, nhiệm vụ nào đó và giám sát quá trình thực hiện theo từng bước. Ví dụ: Người máy
công nghiệp, băng tải,…
(3) Dây chuyền sx (Cell or system level): bao gồm nhiều thiết bị, trạm gia công, máy tính, các hệ thống
cấp liệu có liên kết với nhau nhằm tạo ra sản phẩm
(4) Nhà máy (Plant level): có thể bao gồm 1 hoặc nhiều dây chuyền cùng loại hay khác loại nhằm tạo ra
sp giống hay khác nhau. Nhiệm vụ: chuyển khai đơn đặt hàng, lập kế hoạch gia công, lập đơn mua nguyên
liệu, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, quản lý vận hành xưởng sx, quản lý chất lượng.
(5) Công ty (Enterprise level) : đặc biệt nhấn mạnh sự quan trọng của chia sẽ thông tin, khai thác tài
nguyên số bên trong doanh nghiệp, từ nguyên vật liêu, đặt hàng đến tay người tiêu dùng. Bao gồm tất cả các
nhiệm vụ để quản lý công ty: tiếp thị, bán hàng, kế toán, thiết kế, nghiên cứu, kế hoạch tổng hợp, chương
trình sx.
Chương 2: Cảm biến và Bộ chấp hành
2.1. Định nghĩa cảm biến?
- Cảm biến: chuyển các đại lượng vật lý cần đo (m) thành đại lượng điện (s)
→ s=f ( m)
Chú ý vật liệu đầu dò
Δs
- Độ nhạy s= Càng lớn càng tốt
Δm
- Các chỉ tiêu quan trong của bộ cảm biến
+ độ chính xác: 1 phép đo cho 1 giá trị chênh lệch với qt thực
+ sự chính xác: sự lặp lại của phép đo đó có hội tụ hay không , càng hội tụ thì phép đo càng chính xác
2.2. Sự khác nhau giữa cảm biến tương tự (analog sensor) và cảm biến rời rạc (discrete sensor) ?
- Analog:Tín hiệu liên tục, lặp lại bản chất sau 1 khoảng tg nhất định
- Discrete: digital là tín hiệu chỉ có 2 mức cao và thấp tương ứng với giá trị on/off và nó không lặp lai sau
1 khoảng tg
2.3. Sự khác nhau giữa loại cảm biến thụ động (passive sensor) và cảm biến tích cực (active sensor) ?
- Cảm biến thụ động: Cần nguồn nuôi bên ngoài, qua biến đổi mới nhận được giá trị của đại lượng cần đo
RDT (Resistance temperature detectors)
Thermister: đo nhiệt độ bán dẫn
Strain gage: đo biến dạng
- Cảm biến tích cực: Không cần nguồn nuôi bên ngoài, ra thẳng giá trị của đại lượng cần đo
Thermocouple: cặp nhiệt điện
Photodiode
Piezoelectric: hiệu ứng áp điện
2.4. Giải thích rõ chức năng chuyển đổi (transfer function) của cảm biến là gì?
- Hàm truyền: là tỷ số giữa biến đổi laplace của biến ra so với biến đổi laplace của biến đầu.
Chuyển từ tín hiệu analog sang digital
Thể hiện tác động vào và đáp ứng ra của trạng thái hệ thống
2.5. Trong quá trình hiệu chuẩn, cặp nhiệt điện (TC) Iron/Constantan được đưa giá trị về 0 (giá trị điện áp
ra bằng 0V) tại 0oC. Tại 750oC, điện áp ra của TC là 38,8mV. Giả sử mối quan hệ giữa input/output là tuyến
tính trong khoảng 0oC - 750oC. Hãy xác định: a) Hàm chuyển đổi của TC; b) Nhiệt độ mà TC đo được
tương ứng với điện áp output 29,6mV.

KQ: 688F . v=0,05173T . 572oC


2.6. Bộ phát tốc số (digital tachometer) được sử dụng để xác định vận tốc dài theo bề mặt của một chi tiết
tròn đang quay (m/phút). Thông thường, các bộ phát tốc được thiết kế để đo tốc độ quay (vòng/phút). Nhưng
trong trường hợp này trục của bộ phát tốc có gắn 1 bánh xe có vành ngoài bằng cao su, khi vành ngoài của
bánh xe tiếp xúc với bề mặt của chi tiết tròn thì bộ phát tốc sẽ đọc tốc độ dài của bề mặt chi tiết. Đơn vị hiê
Đơn vị hiển thị của vận tốc dài là m/phút. Tính đường kính của vành bánh xe để bộ phát tốc có thể đọc
trực tiếp vận tốc dài theo đơn vị m/phút?

KQ: 1.2pi
2.7. Một đồng hồ đo lưu lượng hoạt động dựa trên việc sẽ phát ra một xung (pulse) khi có một lượng thể
tích chất lỏng chảy qua, cụ thể lượng thể tích cho mỗi xung trong bài này là 57,9cm3/xung. Ứng dụng đồng
hồ đo lưu lượng này trong quy trình cụ thể thì nó phát ra 4089 xung trong 3,6 phút. Hãy tính:
a) Tổng lượng chất lỏng chảy qua đồng hồ đo ? KQ: 236,753cm3
b) Tính lưu lượng chất lỏng ? 65,765cm3/min
c) Tần số xung phát là bao nhiêu khi lưu lượng của chất lỏng là 75.000 cm3/phút? 21,59Hz pulse/sec
(xung/s)
1) Cho các ví dụ cụ thể về hệ thống tự động ứng dụng trong công nghiệp?
- Hệ thống robot công nghiệp cho quá trình gia công, lắp ráp sp
- Hệ thống cấp liệu, hệ thống lưu kho
- Hệ thống kiểm tra và đánh giá sp tự động
- Tự động hóa hệ thống vận chuyển sp,…
2) Vẽ sơ đồ hệ thống điều khiển của một thiết bị ?

3) Hệ thống theo sự kiện là gì ? Vẽ lưu trình điều khiển theo sự kiện của một hệ thống cụ thể?
Hệ thống điều khiển lưu trình theo sự kiện (trạng thái) là hệ thống điều khiển rời rạc, bộ điều khiển thực
hiện các tác động theo sự thay đổi trạng thái của các sự kiện.
4) Hệ thống điều khiển thực hiện theo trình tự là gì?
Điều khiển trình tự (tuần tự) là hệ thống điều khiển máy móc hoạt động theo một trình tự đặt sẵn
5) Vẽ sơ đồ khối hệ thống điều khiển chung của thiết bị bao gồm các bộ phận đo lường và chấp
hành ?

● TBĐK: Thiết bị điều khiển, có nhiệm vụ tác động lên đối tượng điều khiển theo một quy luật nào đó
để thỏa mãn yêu cầu công nghệ.
● ĐTĐK: Đối tượng điều khiển (Cơ cấu chấp hành), là tập hợp những phương tiện kỹ thuật mới chịu
những tác động nào đó để đạt được mục đích điều khiển đã đề ra.
● u(t): Tín hiệu vào
● y(t): Tín hiệu ra
● x(t): Tín hiệu điều khiển tác động lên đối tượng
● f(t): Tín hiệu nhiễu loạn tác động vào hệ thống
6) Hệ thống điều khiển logic và tuần tự khác hệ thống điều khiển tương tự như thế nào?
- Mạch logic tuần tự là mạch logic mà tín hiệu ra của mạch không những phụ thuộc vào tín hiệu đầu vào
mà còn phụ thuộc vào thứ tự thời gian tác động của tín hiệu vào
Tính chất: có nhớ, có yếu tố thời gian, cùng tín hiệu vào nhưng tín hiệu ra có thể khác nhau
7) Nêu ba chức năng chính của hệ thống điều khiển giám sát trong công nghiệp ?
- Phát tín hiệu chuẩn (Set point generation)
- Giám sát và theo dõi (Process Monitoring)
- Giao diện thao tác (Operator Interface)
8) Nêu ba chức năng chính của hệ thống điều khiển sản xuất ?
- Lập kế hoạch chương trình ( Process scheduling):
Hoạch định tiến trình, xác định chi tiết kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật, công nghệ làm ra một sản
phẩm và các bộ phận.
Lập kế hoạch sản xuất có liên quan đến yêu cầu vật liệu và số lượng sp
- Quản lý tồn kho ( Inventory Management): Kiểm soát hàng tồn kho để giảm chi phí, tối thiểu hóa số
lượng hàng bị tồn kho
- Quản lý bảo dưỡng (Maintenance management):Tính môđun thiết kế, yêu cầu bảo trì dự phòng, dễ dàng
dịch vụ do khách hàng.
9) Vẽ sơ đồ hình tháp miêu tả chức năng các lớp của các hệ tự động hóa.

 Level 4: Doanh nghiệp


+ đây là mức cao nhất bao gồm hệ thống trao đổi thông tin, liên quan đến toàn bộ chức năng cần thiết để
quản lý công ty: kế toán ,thiết kế, nghiên cứu, lập kế hoạch
 Level 3: quản lý sản xuất
+ đây là nhà máy hay hệ thống sản xuất, tiếp nhận từ hệ thống thông tin và lập kế hoạch sản xuất. Bao
gồm chức năng: xử lý đơn hàng , lập kế hoạch,kiểm hàng tồn kho, kiểm tra chất lượng.
 Level 2: điều khiển giám sát
+ đây là hệ thống hoạt động dưới sự điều khiển của mức xưởng, được hỗ trợ bởi hệ thống vận chuyển
hàng hóa ,máy tính và trang thiết bị khác để thích hợp quy trình sản xuất
 Level 1: điều khiển tự động
+ tiếp nhận để điều khiển quá trình
+ hệ thống điều khiển để đưa vào hoạt động
 Level 0: các thiết bị: cơ cấu dẫn động và thiết bị cảm biến
+thiết bị cảm biến :đo lường liên tục và riêng biệt trong quá trình biến số
+ cơ cấu dẫn động :liên tục và riêng biệt của quá trình thông số
(0) Cụm chức năng (Device level): cụm các linh kiện (cảm biến, cơ cấu chấp hành,...) để thực hiện 1
chức năng.
(1) Thiết bị gia công tự động (Automatic control): tập hợp cụm chức năng thành 1 thiết bị gia công độc
lâp nhằm thực hiện 1 nguyên công, nhiệm vụ nào đó. Ví dụ: Người máy công nghiệp, băng tải,…
(2) Dây chuyền sx (Supervisory control): tích hợp các thiết bị tự động theo quy trình công nghệ nhằm tạo
ra sản phẩm.
(3) Nhà máy (Production level): có thể bao gồm 1 hoặc nhiều dây chuyền cùng loại hay khác loại nhằm
tạo ra sp giống hay khác nhau.
(4) Công ty (Enterprise ) : truyền thông dữ liệu sx, giao tiếp tự động giữa các hệ thống sx và hệ thống hỗ
trợ sx. Khai thác tài nguyên số bên trong doanh nghiệp, từ nguyên vật liêu, đặt hàng đến tay người tiêu dùng.

10) Nêu các đặc tính cơ bản của hệ thống đo lường ?


- Đặc tính tĩnh: hàm biến đổi, độ nhạy, phạm vi đo, phạm vi chỉ thị, cấp chính xác, độ chính xác, độ rõ, độ
phân giải, độ ổn định...
- Đặc tính động: tính quán tính, nhiệt dung, điện dung...
11) Nêu các phương pháp đo nhiệt độ (tối thiểu 3)?
- Nhiệt điện trở (Resistance thermometers (RTD and Thermistors)): dựa trên sự thay đổi điện trở của vật
liệu theo nhiệt độ
- Cặp nhiệt điện (Thermocouple): hoạt động dựa trên nguyên lý “ hiệu ứng nhiệt điện”. Hiệu ứng này xảy
ra khi hai kim loại khác nhau được nối lại với nhau một đầu sẽ sinh ra một dòng điện rất nhỏ được tính bằng
milivon (mV). Khi nhiệt độ tại điểm nối này thay đổi sẽ làm cho dòng điện bên trong thay đổi → dựa vào tín
hiệu điện này sẽ đọc được giá trị nhiệt độ.
- Hỏa kế bức xạ (Radiation pyrometer): làm việc trên cơ sở năng lượng của tia phát ra của nguồn nhiệt,
dựa vào biên độ sóng ánh sáng thay đổi khi nhiệt độ vùng cần đo thay đổi.
- Hỏa kế quang học: So sánh cường độ sáng của vật cần đo với cường độ sáng của nguồn sáng chuẩn đó
là bóng đèn sợi đốt Vonfram đã được già hóa.
- Hỏa kế quang điện: tương tự như hỏa kế quang học song nhờ dùng đèn quang điện làm bộ phận nhạy
cảm và thực hiện điều chỉnh độ sáng của bóng đèn một cách tự động.
- Hỏa kế so màu sắc:
12) Vật liệu thường sử dụng làm cảm biến nhiệt độ RTDs. Vật liệu nào có độ nhạy tuyến tính nhất?
- Thường là platinum, đồng, nikel, …
- Trong đó Platinum thường được sử dụng phổ biến nhất vì có độ nhạy tuyến tính nhất. Platinum có điện
trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng
cao.
13) Cảm biến đo biến dạng? Vật liệu nào thường sử dụng để làm cảm biến đo biến dạng?
- Áp dụng từ hiệu ứng áp điện trở: vật liệu có điện trở thay đổi khi nó chịu tác dụng một áp lực
- Tùy theo loại vật liệu áp điện trở mà nhận được sự thay đổi điện trở khác nhau dưới tác động của ngoại
lực.
-Vật liệu chế tạo điện trở cần có điện trở suất đủ lớn.
Hệ số đầu đo nhỏ: thông thường K=2-3.
+ Trong giới hạn đàn hồi K = const.
+ Ngoài giới hạn đàn hồi K gần bằng 2
Ví dụ : hợp kim constantan ( 45%Ni, 55%Cu, K= 2.1)
14) Cảm biến điện dung
Cảm nhận sự thay đổi của đối tượng dựa vào sự thay đổi điện dung, cấu tạo gồm một hay nhiều điện cực
cố định được ghép với một hay nhiều điện cực di dộng.

0: hằng số điện môi của chân không, r: hằng số điện môi của môi trường, d: khoảng cách giữa 2 bản cực,
A: diện tích nằm giữa 2 bản cực.
- sự thay đổi khoảng cách d với điện dung C là không tuyến tính.
- sự thay đổi diện tích A với điện dung C là tuyến tính
- sự thay đổi hằng số điện môi → điện dung C thay đổi.
Điện dung của tụ điện thay đổi khi khoảng cách giữa 2 bản cực thay đổi 1 khoảng cách denta d:
Từ công thức trên ta thấy sự biến đổi dentaC/C theo dentad/d là không tuyến tính. Vì vậy, tránh khó khăn
trong việc sử dụng cảm biến điện dung với tín hiệu không tuyến tính, ta đặt :

Ta được công thức:

Như vậy, điện trở kháng Zc quan hệ tuyến tính với khoảng cách d.
Độ nhạy:

Độ nhạy có thể được cải thiện bằng cách: giảm diện tích A của đầu đo; giảm tần số, tuy nhiên phải phụ
thuộc vào khả năng đáp ứng của thiết bị.
Biến thiên dung kháng của tụ điện là hàm tuyến tính khi khoảng cách giữa 2 bản cực thay đổi và phi
tuyến khi điện tích và hằng số điện môi thay đổi.
15) Cảm biến quang:
- Do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang,
chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử
ở cực catot khi có một lượng ánh sáng chiếu vào. Công dụng: dùng để phát hiện nhiều dạng vật thể khác
nhau
- Cảm biến quang gồm các loại:
Cảm biến quang thu phát riêng.
Cảm biến quang phản xạ qua gương.
Cảm biến quang thu phát chung.
16) Cảm biến tốc độ
- Một loại cảm biến dùng để đo tốc độ và chiều quay của máy, động cơ máy điện và hiển thị kết quả cho
người điều khiển biết, đồng thời làm tín hiệu phản hồi trong điều chỉnh
- Hiện nay sử dụng 3 loại cảm biến tốc độ
Loại cơ học
Loại sử dụng máy phát tốc
Loại cảm biến điện từ và bánh răng
17) Cảm biến đo lưu lượng chất lưu? Chất khí (MFC)?
- Lưu lượng chất lưu là lượng chất lưu chảy qua tiết diện ống trong một đơn vị thời gian.
+ Lưu lượng thể tích( thể tích/thời gian-[m3/s])
+ Lưu lượng khối lượng( khối lượng/thời gian-[kg/s])
- Các phương pháp đo lưu lượng:
+ Đếm trực tiếp thể tích chất lưu chảy qua lưu lượng kế trong khoảng thời gian xác định .
+ Đo vận tốc chất lưu chảy qua lưu lượng kế, lưu lượng là hàm của vận tốc.
+ Đo độ giảm áp qua tiết diện thu hẹp trên dòng chảy, lưu lượng là hàm phụ thuộc vào độ giảm áp.
+ Đo lưu lượng dựa vào dòng chảy xoáy
+ Tín hiệu đo biến đổi trực tiếp thành tín hiệu điện nhờ bộ chuyển đổi điện thích hợp.
Ứng dụng:
- Lưu lượng kế cầm tay (đo lưu lượng nước trong ngành cấp thoát nước, trạm bơm, trạm đo; các sản
phẩm dầu: dầu thô, sản phẩm hóa dầu,...)
- Lưu lượng kế cố định( đo lưu lượng của tất cả các loại nước: trên hệ thống ống cấp, thoát nước; sản
phẩm dầu: dầu thô, hóa dầu,...)
- Lưu lượng kế hoạt động trong môi trường nguy hại( hệ thống chất thải: nước cống, nước mưa; hệ thống
xử lý nước thải, kênh, đào; khu vực con người khó tiếp cận)
- Lưu lượng kế chế tạo bằng công nghệ MEMs (có khả năng loại bỏ nhiễu xạ do môi trường với độ chính
xác và độ lặp cao, ứng dụng trong thiết bị y tế, cảnh báo hơi độc, phân tích vật liệu, môi trường )
- Lưu lượng kế ứng dụng trong hệ thống điều khiển lưu chất.
18) Cảm biến đo mức: Để đo mức chất lỏng hoặc chất rắn dạng bột, đo mức rất quan trọng trong việc
điều khiển quá trình sxsp.
● Các phương pháp đo mức
- Đo trực tiếp:
+ Bằng ống thủy: chi phí thấp, dễ gãy vỡ, không nên sd để quan sát chất lỏng nguy hiểm.
+ Bằng phao và puly: dữ liệu ổn định, tín hiệu ra tuyến tính; độ chính xác ảnh hưởng bởi các PƯHH, ăn
mòn điện hóa, ma sát với puly,...
+ Bằng phao và cánh tay đòn: số chỉ thị không tuyến tính, chỉ xác định mức chất lỏng theo góc hiển thị 0-
90 độ.
+ Bằng siêu âm
- Đo gián tiếp:
+ Đo áp lực thủy tĩnh tại đáy bình chứa.
+ Dò tìm sự thay đổi điện dung
+ Sử dụng băng điện trở
+ Xác định trọng lượng chất lỏng
+ Sử dụng vật đo trung gian
- Giám sát đơn điểm:
+ Đầu dò độ dẫn
+ Đầu dò nhiệt
+ PP sử dụng nguồn tia
- Giám sát mức vật liệu rời (chất rắn dạng bột)
+ Sử dụng động cơ gắn cánh quạt dạng mái chèo
+ Sử dụng nguồn dao động rung
● Ứng dụng:
- Vật đo trung gian:
+ Trọng lượng riêng vật đo phải lớn hơn chất lỏng.
+ Trọng lượng riêng chất lỏng là hằng trong quá trình đo.
+ Chất lỏng không ăn mòn vật đo.
+ Nhiệt độ của chất lỏng cần được giám sát trong khi đo nhằm hiệu chỉnh giá trị trọng lượng riêng.
+ Có khả năng đo sâu 3m, độ chính xác +- 0.5cm.
- Điện dung:
+ Hằng số điện môi chất lỏng cần được theo dõi thường xuyên.
+ Đo mức thùng chịu áp tới 30MPa, nhiệt độ tới 1000 độ C.
+ Đo tới độ sau 6m, độ chính xác +-1%
- Áp suất:
+ Lưu ý: sự có mặt các hạt rắn trong chất lỏng, nhiệt độ chất lỏng, áp suất lớn nhất, khoảng cách giữa
thùng chứa và bộ phận đo áp suất, sử dụng van khóa khi hiệu chỉnh đồng hồ áp suất.
+ Đo mức chất lỏng các bình chứa áp suất tới 30MPa, nhiệt độ 600 độ C, độ chính xác +-1%
+ Độ sâu phụ thuộc trọng lượng riêng và giá trị của đồng hồ áp suất.
19) Điều khiển van phân phối thủy lực
20) Hệ thống thủy lực: Bao gồm
● Xylanh: truyền động, tạo lực nén, gắp sản phẩm,...(xylanh hành trình đơn, xylanh hành trình kép loại
1 đầu trục, xylanh hành trình kép loại 2 đầu trục,...)
● Bơm thủy lực (bơm pittong, bơm bánh răng, bơm cánh gạt,...)
● Van (van phân phối, van tiết lưu, van tràn, van giảm áp,...)
● Solenoid: để thực hiện các tác động lên các van thủy lực thay vì phải tác động các lực cơ (solenoid
tác động bằng tay, tác động bằng cơ,...)
● Bể dầu
21) Mạch điều khiển: là mạch điện trước hết đưa ra các tín hiệu điều khiển để linh kiện trong MĐL làm
việc theo đúng nguyên tắc biến đổi và đảm nhận việc xử lý thông tin từ các ngõ ra và ngõ vào, để đưa ra các
tín hiệu sao cho giữ vững mục tiêu điều khiển đã đặt ra.
22) Mạch động lực: là mạch điện thực hiện việc xử lý và chuyển đổi năng lượng.
23) Thiết bị điều khiển khí nén: Bao gồm:
-Xi lanh khí nén: thiết bị hoạt động nhờ khí nén để chuyển năng lượng của khí nén thành động năng. Các
pittong trong xi lanh chuyển động tịnh tiến để truyền động thực hiện nhiệm vụ.
-Van khí nén: Van hoạt động dựa trên sự điều khiển của khí nén bởi áp suất được nén lại. Van thực hiện 2
nhiệm vụ chính là đóng và mở.
-Bộ lọc khí nén: Nhiệm vụ cơ bản là lọc tách nước, hơi nước, bụi có trong khí nén để hệ thống hoạt động
thông suốt, tăng tuổi thọ, giảm sự hao mòn.
-Van điện từ: được điều khiển bởi dòng điện từ qua van để thực hiện nhiệm vụ đóng, mở và phân chia
dòng khí nén qua cửa van.
-Phụ kiện khí nén: dùng để liên kết các thiết bị khí nén với nhau để làm việc: co nối, đồng hồ đo áp, ống
hơi, đầu nối nhanh, đầu chia, ốc bít...
Thiết bị khí nén được sử dụng trong: đóng mở cửa tự động trong nhà máy, siêu thị, sản xuất linh kiện,
robot, các thiết bị cơ giới: máy xúc, xe cẩu, giao thông…

You might also like