You are on page 1of 54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 5:
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
MỤC TIÊU
Giúp người học hiểu được:
- Khái niệm về sản xuất, tầm quan trọng của sản xuất
- Phân biệt các loại hình sản xuất
- Khái niệm quản trị sản xuất
- Nội dung chính của QTSX tại doanh nghiệp
- Công nghệ và lựa chọn công nghệ cho sản xuất

2
Tầm quan trọng của sản xuất
● Tầm quan trọng của sản xuất:
- Xã hội của chúng ta không thể tách rời nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ.
- Lĩnh vực sản xuất là nơi cung cấp phần lớn công ăn việc
làm cho người lao động, tạo giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp và là nguồn gốc tăng của cải và mức sống toàn
xã hội.

3
Khái niệm về sản xuất

● Định nghĩa 1 (xét theo quá trình)

Sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để thành
các sản phẩm, dịch vụ (đầu ra) mong muốn.

● Định nghĩa 2 (xét theo quan điểm giá trị gia tăng)

Sản xuất là các hoạt động tạo giá trị gia tăng
4
CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT
Dựa vào số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại có ba dạng sản xuất sau:

 Sản xuất đơn chiếc – sản xuất theo từng chiếc, đa dạng về chủng loại ít hoặc
không có tính lặp lại.

 Sản xuất đại trà – chủng loại sản phẩm rất ít, số lượng sản xuất mỗi loại lớn,
quá trình sản xuất mang tính lặp lại cao.

 Sản xuất theo lô/loại - là dạng trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất
đại trà, chủng loại sản phẩm tương đối nhiều nhưng số lượng mỗi loại trung
bình, quá trình sản xuất lặp lại theo chu kỳ.

5
Đặc điểm của sản xuất đại trà (Repetitive Production)
● Số chủng loại sản phẩm thường rất ít nhưng khối lượng sản xuất
từng loại rất lớn, quá trình SX mang tính lặp lại cao
● Quy trình công nghệ được lập ra tỷ mỉ và chi tiết đến từng nguyen
công
● Máy móc thiết bị chuyên dùng và sắp xếp theo quy trình công nghệ
● Trình độ chuyên môn hóa của người lao động cao
● Đầu tư ban đầu lớn và tính linh hoạt của hệ thống kém
● Chất lượng sản phẩm ổn định và giá thành hạ.

6
Đặc điểm của sản xuất theo lô (Batch Processing)
● Số lượng chủng loại tương đối nhiều nhưng số lượng mỗi loại
trung bình, quá trình sản xuất mang tính lặp lại theo chu kỳ.
● Quy trình công nghệ lập ra tỷ mỷ đến từng chi tiết.
● Máy móc thiết bị vừa vạn năng vừa chuyên dùng và được bố trí
hỗn hợp vừa theo nhóm và vừa theo chuỗi
● Trình độ chuyên môn hóa của người lao động trung bình.

7
Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc
● Số lượng chủng loại nhiều nhưng số lượng mỗi loại ít,
quá trình sản xuất ít hoặc không có tính lặp lại
● Máy móc thiết bị chủ yếu là vạn năng và được sắp
xếp theo từng nhóm.
● Trình độ chuyên môn hóa của công nhân thấp.
● Đầu tư ban đầu thường nhỏ và tính chất linh hoạt của
hệ thống sản xuất cao.
8
Kết cấu sản xuất
● Khái niệm kết cấu sản xuất
- Phân xưởng/bộ phận sản xuất chính

- Phân xưởng/ bộ phận sản xuất phụ

- Các phân xưởng/bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất

● Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu sản xuất

9
Khái niệm về kết cấu sản xuất

Kết cấu sản xuất là tập hợp các phân xưởng sản xuất
chính, phân xưởng sản xuất phụ và các bộ phận phục
vụ mang tính chất sản xuất cùng với những mối liên
hệ giữa chúng trong quá trình sản xuất.

10
Phân xưởng sản xuất chính
● Phân xưởng sản xuất chính là những phân xưởng trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm chính của doanh nghiệp.
● Sản phẩm chính là những sản phẩm nằm trong danh mục kinh doanh của
doanh nghiệp, được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.

Ví dụ: Trong kết cấu sản xuất của nhà máy dệt: Phân xưởng kéo sợi, phân
xưởng dệt, phân xưởng nhuộm là những phân xưởng sản xuất chính vì
chúng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vải-là sản phẩm chính của
công ty.

11
Phân xưởng sản xuất phụ
● Phân xưởng sản xuất phụ là những xưởng trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất ra các sản phẩm phụ của doanh nghiệp
● Sản phẩm được coi là phụ nếu nó không nằm trong danh mục các sản
phẩm kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó được sản xuất ra để tiêu
dung nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ cho sự hoạt động chung của doanh
nghiệp.
Ví dụ: Trong công ty may Thăng Long: phân xưởng sản xuất dụng cụ
cắt,…tuy phân xưởng này không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
ra các sản phẩm chính nhưng việc sản xuất ra các sản phẩm phụ đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà thiếu nó quá
trình sản xuất bị gián đoạn.
12
Bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất

● Là những bộ phận mà hoạt động của nó có tính chất phục vụ,


đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính và hoạt động sản xuất
phụ được tiến hành bình thường.
Ví dụ: Bộ phận kho hàng, bộ phận vận chuyển, bộ phận vệ sinh
công nghiệp,….

13
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu sản xuất
● Chủng loại và kết cấu sản phẩm (sản xuất cái gì?)
● Quy mô sản xuất (sản xuất bao nhiêu?)
● Công nghệ sản xuất sản phẩm (Sản xuất như thế nào?)
● Chiến lược liên kết (tự sản xuất hay mua ngoài)
● Các nhân tố khác.

14
Chu kỳ sản xuất
● Chu kỳ sản xuất (Tsx) là khoảng thời gian theo lịch trình từ khi đa nguyen vật liệu vào sản
xuất cho đến khi sản xuất ra sản phẩm thành phẩm.

● Chu kỳ sản xuất được áp cho:

- Một giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.

- Một bộ phận, một chi tiết sản phẩm

- Một lô sản phẩm hoặc một sản phẩm

● Kết cấu của chu kỳ sản xuất là sự hình thành các loại thời gian tạo nên chu kỳ sản xuất và tỷ
trọng của các loại thời gian trong tổng độ dài chu kỳ sản xuất.

 Công thức tổng quát:

Tsx=Tcn+Tvc+Tkt+Ttn+Tgđ
15
Thời gian công nghệ
● Tcn: thời gian công nghệ là thời gian thực hiện các nguyen công công
nghệ, trực tiêp làm thay đổi các tính chất cơ-lý-hóa hình dạng, kích
thước…. Theo những yêu cầu đăt ra.
● Độ dài của Tcn phụ thuộc vào:
 Phương pháp công nghệ và mức độ tự động hóa (công nghệ sản xuất sản phẩm)

 Loại hình sản xuất (ví dụ: sản xuất hàng, khố, sản xuất đơn chiếc…)

 Phương thức chuyển dòng sản phẩm (phương thức di động của đối tượng trong
quá trình sản xuất)

 Phương thức tổ chức sản xuất.

16
Thời gian vận chuyển
● Tvc: Thời gian vận chuyển trong quá trình sản xuất (vận chuyển giữa các
phân xưởng, giữa phân xưởng với hệ thông kho tàng, vận chuyển trong nội
bộ phâm xưởng.
● Độ dài của Tvc phụ thuộc vào:
- Trọng lượng vận chuyển
- Số lượng sản phẩm vận chuyển
- Khoảng các, phương tiện dung để vận chuyển
- Hình thức vận chuyển (tập thể, cá nhân,…)
- Trình độ của người lao động….

17
Thời gian kiểm tra
● Tkt: Thời gian kiểm tra (kiểm tra đầu vào – đầu ra, kiểm tra các bước
công nghệ, kiểm tra bán thành phẩm, kiểm tra thành phẩm,….)

● Độ dài của Tkt phụ thuộc vào:


- Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cần kiểm tra

- Các yêu cầu đặt ra khi kiểm tra

- Thiết bị, linh kiện kiểm tra

- Trình độ người lao động

- Quá trình sản xuất


18
Thời gian tự nhiên
• Ttn: Thời gian tự nhiêm là thời gian thực hiện các quá trình
biến đổi tính chất của đối tượng lao động dưới tác dụng của các
điều kiện tự nhiên.
• Độ dài của Ttn phụ thuộc vào:
- Đặc điểm của quá trình tự nhiên
- Các điều kiện, chất xúc tác của quá trình tự nhiên
- Số lượng sản phẩm.
19
Thời gian gián đoạn
• Tgđ: Thời gian gián đoạn là thời gian ngừng (không làm việc)
giữa chu kỳ sản xuất.
• Độ dài của Tgđ phụ thuốc vào:
- Hình thức tổ chức sản xuất
- Trình độ quản lý
- Trình độ người lao động
- Mất điện, máy hỏng
- Thiên tai
- Công nhân nghỉ, ngày lễ, ngày phép.
20
Khái niệm về quản lý sản xuất
● Định nghĩa 1 (xét trên quan điểm hệ thống)
Quản lý sản xuất là quản lý các đối tượng, các quá trình của hệ
thống sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của hệ thống
quản lý sản xuất.

● ĐÞnh nghÜa 2 ( xÐt trªn quan ®iÓm qu¸ trình/ qu¸ trình qu¶n lý )
Qu¶n lý s¶n xuÊt lµ qu¸ trình thiÕt kÕ, ho¹ch ®Þnh, tæ chøc ®iÒu
hµnh, kiÓm tra hÖ thèng s¶n xuÊt nh»m thùc hiÖn những môc tiªu
s¶n xuÊt ®· ®Ò ra.

21
Các mục tiêu chính của quản lý sản xuất
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp: thu lợi nhuận thông qua
thỏa mãn nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ của mình => một số
mục tiêu cụ thể của quản lý sản xuất:
● Đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ
● Bảo đảm đúng thời gian
● Giảm chi phí sản xuất
● Xây dựng hệ thống sản xuất có độ linh hoạt cao

22
Mối quan hệ giữa QLSX và các chức
năng quản lý khác trong DN

● Đặc điểm các mối quan hệ:


QLNL QLSX QLTC
 Vừa phối hợp thống nhất
 Vừa mâu thuẫn nhau

QLMAR.

23
Các nội dung cơ bản của QLSX

● Dự báo nhu cầu sản phẩm ● Bố trí SX trong doanh nghiệp


● Thiết kế sản phẩm ● Lập kế hoạch SX & kế hoạch
● Xác định công suất các nguồn lực
● Xác định loại hình sản xuất ● Điều độ sản xuất
● Xác định kết cấu SX ● Kiểm soát hệ thống SX
● Xác định vị trí đặt doanh nghiệp

24
Các nội dung chính của QTSX
Quản trị SX bao gồm 2 mảng nội dung:
 Thiết kế hệ thống SX
 Vận hành hệ thống SX
● Thiết kế: HTSX bao gồm: Lựa chọn công suất SX, định vị sản
xuất, phân chia quá trình SX ra thành các phân xưởng, bộ phận
SX, chỗ làm việc, mua và bố trí máy móc, thiết bị trong không
gian sản xuất, thiết kế sản phẩm, dịch vụ, lựa chọn loại hình
SX….
● Vận hành HTSX bao gồm: Lập kết hoạch sản xuất, tổ chức
thực hiện kế hoạch sản xuất và kiểm soát hệ thống sản xuất….
25
Tầm quan trọng của nội dung thiết kế HTSX
● Ngày nay thiết kế HTSX được coi là vụ khí quan trọng để cạnh tranh
hiệu quả bởi nếu thiết kế HTSX tốt sẽ cho phép giảm chi phí sản xuất, giảm
thời gian chu kỳ sản xuất, tăng độ an toàn cho hoạt động sản xuất, tăng tính
linh hoạt cho hệ thống, sử dụng tối ưu và có hiệu quả các nguồn lực.
● Các vấn đề về thiết kế HTSX luôn động chạm đến DN kể từ khi bắt đầu
thành lập đến trong suốt quá trình hoạt động do các nguyên nhân: thay đổi
công suất nhà máy, phân xưởng, thay đổi sản phẩm mới, thay đổi máy móc,
thiết bị, công nghệ sản xuất, bố trí sản suất không an toàn hay xảy ra các rủi
ro cho người lao động, hay do vấn đề tâm lý, hoặc do yêu cầu môi trường….

26
Các câu hỏi đặt ra liên quan đến thiết kế HTSX
 Có nên SX hay không? (có cần thiết kế hay không HTSX)
 Nếu SX thì SX gì? (hệ thống SX được thiết kế để SX sản phẩm gì?)
 Công suất hệ thống SX là bao nhiêu?
 Hình thức SX như thế nào? Yêu cầu gì về máy móc, thiết bị công nghệ?
 Kết cấu SX ra sao?
 Chọn địa điểm SX ở đâu là tốt nhất?
 Bố trí mặt bằng sản xuất như thế nào?
* Các câu hỏi này luôn đặt ra khi thiết kế mới và thiết kế lại HTSX
27
Dự báo nhu cầu sản phẩm
● Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên của TKHTSX: có nên thiết lập
HTSX hay không? (có cần SX hay không) thì phải bắt đầu dự báo
dài hạn về nhu cầu SP.
● Như vậy dự báo về nhu cầu sản phẩm là nội dung cầu tiên, là
xuất phát điểm của QTSX. Dự báo về nhu cầu sản phầm còn
cho toa các câu trả lời về: đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của SP
theo nhu cầu thị trường, số lượng và thời gian có nhu cầu để từ đó
xây dựng phương án thiết kế SP, lựa chon jcông suất SX, loại hình
SX, mua sắm máy móc thiết bị và lập kế hoạch sản xuất.
28
Tại sao dự báo nhu cầu sản phầm lại là chứ
năng của nhà QTSX?
● Thông thường chức năng dự báo nhu cầu SP liên quan nhiều hơn
đến bộ phậm marketing, tuy nhiên hầu hết tất cả các quyết định
của QTSX: thiết kế và vận hành hệ thống sản xuất đều liên quan
đến số liệu về dự báo nhu cầu thị trường vì vậy nhà QTSX cần
phải biết lập dự báo nhu cầu SP từ các số liệu do phòng tiêu thụ
SP hoặc marketing cung cáp, khi ccũng cần hộ trợ cho phòng
marketing lập dự báo, và kiểm tra các kết quả về dự báo nhu cầu
SP, dịch vụ của phòng marketing….

29
Thiết kế sản phẩm, dịch vụ
● Thiết kế HTSX liên quan chặt chẽ đến thiết kế SP, dịch vụ. Kết quả của
thiết kế SP, DV: là các bản vẽ kỹ thuật, các thuyết minh về cấu trúc, thành
phần, những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để từ đó thiết kế
quan trình công nghệ SX.
● Thiết kết SP, DV phải dựa trên các căn cứ sau:
- Kết quả của dự báo về nhu cầu SP gồm có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cụ thể.

- Khả năng & năng lực của HTSX

- Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường, độ an toàn cho người sử dụng

- Chiếm lược sản xuất trong lĩnh vực thiết kế SP, ….

30
Tầm quan trọng của thiết kế SP, DV
● Mẫu mã, chất lượng thiết kế SP, DV là yếu tố them chốt của sự hài
long, khách hàng, sự thành công của DN, ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng cạnh tranh của DN. Thiết kế SP, DV là căn cứ quan trọng để
lựa chọn quá trình sản xuất: lựa chọn máy móc, thiết bị, công suất sản
xuất phù hợp….

● Thiết kế SP, DV luôn đụng chạm tới DN trong suất quá trình hình
thành và phát triển do các nhu cầu phát triển sản phẩm mới, liên tục
cải tiến và hoàn thiện sản phẩm đang sản xuất……

31
Các xu hướng chính trong thiết kế SP

● Tập trung vào thỏa mãn nhu cầu khách hàng và những nhu cầu cấp
bách nhất nhằm tăng tính cạnh tranh
● Giảm thời gian đưa vào SX các SP, DV mới thiết kế
● Giảm thời gian cần thiết để sản xuất SP, DV
● Tập trung vào thỏa mãn yêu cầu về sự phù hợp SP thiết kế với khả
năng SX của DN.
● Tâp trung vào các vấn đề môi trường SX: giảm các chất thải, chế biến
lại các chất thải, cải tiến khâu bao gói SP….
32
Lựa chọn công suất sản xuất
● Thiết kế HTSX luôn gắn chặt với lựa chọn công suất SX nhằm trả lời cho câu
hỏi: công suất dự kiếm của nhà máy (phân xưởng) trong giai đoạn tới là bao
nhiêu?
● Những căn cứ để lựa chọn CSSX:
- Nhu cầu về SP, DV
- Đặc điểm, kết cấu và yêu cầu về chất lượng của SP.
- Khả năng SX của DN (khả năng về tổ chức và QL sản xuất, lao động, kinh nghiệm và tay
nghề của công nhân, trình độ công nghệ máy móc thiết bị, nguyen vật liệu sử dụng….
- Khả năng tài chính của DN
- Định hướng chiến lược phát triển DN…
● Những căn cứu để đánh giá và lựa chọn CSSX: khối lượng SP sản xuất, năng
suất, hiệu quả, chi phí và tính linh hoạt của hệ thống….
33
Tầm quan trọng của lựa chọn CSSX
● Lựa chọn CSSX động chạm đến DN kể từ khi bắt đầu thành lập và trong
quá trình hoạt động do các nguyen nhân: thay đổi nhu cầu về SP, sản xuất
sản phẩm mới, các kế hoạch chiến lược và tác nghiệp sản xuất của DN,…
● Quyết định về CSSX ảnh hưởng tới: Khả năng thỏa mãn nhu cầu về sản
xuất trong tương lai, chi phí sản xuất, việc chọn lựa loại hình sản xuất thích
hợp, hoạt định sản xuất…(ảnh hưởng tới thiết kế và vận hành HTSX).

34
Lựa chọn loại hình sản xuất
● Thiết bị HTSX phải trả lời cho câu hỏi: Loại hình sản xuất cụ thể nào
sẽ được lựa chọn (sản xuất đơn chiếc, đại trà, theo lô)?
● Căn cứ để lựa chọn loại hình sản xuất:
- Đặc điểm và yêu cầu về chất lượng của SP
- Công suất SX
- Công nghệ sản xuất sản phẩm
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị
- Tính ổn định của sản xuất
- Mức chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất….
-

35
Lựa chọn kết cấu SX
● Muốn biến đổi các yếu tố đầu vào thành các SP, DV đầu vào thành các SP, DV đầu ra thì quá
trình SX cần phâm chia ra sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận SX, các chỗ làm việc…Việc
phâm chia HTSX theo không gian như vậy đã hình thành nên kết cấu HTSX.
● Kết cấu HTSX là: Cơ cấu các bộ phận SX của HTSX (các phân xưởng, các trung tâm, bộ
phận, chi nhánh, ….), các hình thức chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các bộ phận đó
● Căn cứ lựa chọn KCSX:
- Đặc điểm thiết kế và số chủng loại SP, quy trình công nghệ SX
- Quy mô sản xuất
- Loại hình sản xuất
- Mức độ và các loại hình chuyên môn hóa giữa các phân xưởng, bộ phận SX
- Mức độ hợp tác với các DN bên ngoài…
36
Tầm quan trọng của lựa chọn kết cấu SX
● Kết cấu SX ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức SX theo không gian, đặc điểm
phân công và hợp tác lao động giữa các phân xưởng từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ
SX, chi phí SX, hiệu quả, mức độ kinh hoạt của HTSX, ảnh hưởng đến công tác lập
kế hoạch SX, đến thiết kế hệ thống theo không gian, yêu cầu về vị trí đặt DN…..

● Kết cấu SX luôn nằm trong sự phát triển liên tục và chịu ảnh hưởng rất nhiều các
yếu tố bên trong (chiến lược, trình độ kỹ thật, công nghệ, các dạng tổ chức SX…) và
bên ngoài (sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các quy định về môi
trường, pháp luật….) vì vậy, lựa chọn KCSX luôn đụng chạm đến các DN trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của DN với mục đích lựa chọn KCSX tối ưu trong
từng giai đoạn cụ thể.

37
Lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp
● Định vị DN luôn là môt jnội dung quan trọng của thiết kế HTSX với mục đích lựa
chọn vị trí hợp lý để xây dựng (hoặc mở rộng) nhà máy, phân xưởng, kho bãi…
● Căn cứ để lựa chọn phương án định vị DN:
- gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, nguồn nước, nhân lực….
- có hệ thống giao thông, vận tải, kho bãi, điểm đỗ ô tô thuận lợi....
- gần thị trường tiêu thụ SP
- yếu tố về khí hậu, văn hóa, chính trị, kinh tế
- giá đất đai và đặc điểm của đất đai, thổ nhưỡng…
- mối quan hệ với chính quyền địa phương, xã hội
- Chiến lược phát triển của DN
38
Tầm quan trọng của lựa chọn vị trí SX
● Quyết định lựa chọn vi trí sản xuất đã hầu như đụng chạm tới tất cả các DN:
cả cũ và mới. Sự tăng trưởng của các công ty, chuyển nhượng thị trường tiêu
thụ, xuất hiện SP mới….là nhưng nguyên nhân dẫn đến DN phải quyết định
về vấn đề lựa chọn nơi sản xuất. Nội dung này ảnh hưởng đến: yêu cầu về
đầu tư, tuyển mộ lao động, chi phí vận hành, lợi thế cạnh tranh…..Ngoài ra
với mục đích sử đích lâu dài các công trình này nêu nếu lựa chọn không
đúng thì sẽ gây hậu quả rất khó khắc phục.

39
Bố trí sản xuất

● Bố trí SX là nội dung quan trọng của thiết kế HTSX nhằm mục đích
lựa chọn phương án bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý.
● Các kiểu bố trí sản xuất
- Bố trí theo nguyen tắc chuyên môn hóa công nghệ
- Bố trí theo nguyen tắc chuyên môn hóa sản phẩm
- Bố trí theo nguyen tắc cố định vị trí SP
- Bố trí hỗn hợp.

40
Bố trí sản xuất kiểu chuyên môn hóa sản phẩm
● Kiểu bố trí theo chuyên môn hóa SP- kết quả tạo ra các dây
chuyền sản xuất. Nguyên tắc cơ bản để bố trí sản xuất theo kiểu này
là: “cân bằng dây chuyền” nhưng vẫn phải tôn trọng các yêu cầu về
công nghệ.

● Lợi ích của việc cân bằng dây chuyền nhằm giảm thời gian ngừng
máy, luồng công việc diễn ra nhiẹp nhàng, đồng bộ và mức sử dụng
năng lực sản xuất tốt hơn….

41
Bố trí sản xuất theo kiểu chuyên môn hóa công nghệ
● Kiểu bố trí này tạo ra các phân xưởng, trung tâm, bộ phẩn SX chuyên môn hóa
theo giai đoạn sản xuất (chuyên môn hóa công nghệ).

● Một số mục tiêu bố trí – bố trí tối ưu vị trí các bộ phận SX nhằm:

- tối thiểu hóa khoảng cách hoặc chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm trong phân
xưởng & giữa các phân xưởng.

- tạo sự linh hoạt cao cho hệ thống….

● Một số phương pháp thường áp dụng cho dạng bố trí này: phương pháp tối
thiểu hóa chi phí hoặc khoảng vận chuyển, phương pháp ma trận Richard Muther,
phương pháp sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng về bố trí mặt bằng
SX như: WALDEF, CORELAP, CRAFT,….
42
Bố trí cố định vị trí sản phẩm
● Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định ở một vị trí, trong khi
đó máy móc, thiết bị, vật tư, nhân lực, được chuyển đến đó để tiến
hành SX. (ví dụ: xây một con đường, toàn nhà, sản xuất máy bay…).
Nguyên nhân của việc cố định vị trí sản phẩm do khối lượng, trọng
lượng, kích cỡ và các yếu tố khác làm cho SP khó di chuyển.

● Yêu cầu quan trọng trong bố trí kiểu này: cung cấp vật tư, máy
móc, thiết bị, nhân lực đúng thời điểm có nhu cầu để giải phóng mặt
bằng sản xuất, giải chi phí bảo quản, quản lý phát sinh…

43
Tầm quan trọng của bố trí sản xuất
● Bố trí mặt bằng SX luôn là nội dung quan trọng và động chạm đến
các DN trong suốt quá trình hoạt động từ thiết kế mới HTSX đến thiết
kế lại do các nguyên nhân: quá trình SX không hiệu quả, không an toàn
cho SX, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, thay đổi SP, các thay
đổi khác do các yêu cầu về môi trường, pháp luật, hoặc do vấn đề tâm
sinh lý lao động….

● Nội dung này ảnh hưởng đến: tổ chức sản xuất, hiệu quả sử dụng
diện tích SX, chi phí vận tải nội bộ, chu kỳ sản xuất, năng suất lao
động, chất lượng và giá thành sản phẩm, điều kiện lao động…

44
Các câu hỏi cho vận hành HTSX
● Cần SX các SP gì trong mỗi kỳ? Số lượng bao nhiêu?
● Tồn kho bảo hiểm về SP hoàn thành trong mỗi kỳ bao nhiêu?
● Cần năng lực SX như thế nào để đảm bảo kế hoạch SX đặt ra?
● Đặc điểm nguyên vật liệu cho SX như thế nào?
● Cần bao nhiêu nhân lực cho SX?
● Lịch trình cụ thể để sản xuất từng SP như thế nào?
● Tổ chức thực hiện các kế hoạch SX như thế nào?
● Kiểm soát thực hiện các QTSX ra làm sao?...
45
Lập kế hoạch SX & kế hoạch các nguồn lực

● KẾT QUẢ: xây dựng các kế hoạch về sản xuất và trên


cơ sở đó xác định nhu cầu về các nguồn lực: nguyên
vật liệu, lao động, máy móc thiết bị…
● NỘI DUNG NÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN: Khả năng
đạt được mục tiêu, khả năng cạnh tranh của DN, và
hiệu quả của quá trình sản xuất…

46
Phân loại kế hoạch sản xuất

● Kế hoạch sản xuất chiến lược (dài hạn)


● Kế hoạch SX chiến thuật (trung hạn).
● Kế hoạch SX tác nghiệp (ngắn hạn).

47
Kế hoạch SX dài hạn
● Kế hoạch SX dài hạn: 2-5 năm – kế hoạch chiến lược xác định phương hướng
chung hoạt động của DN, trả lời câu hỏi DN cần làm gì để đạt được các mục đích
chiến lược trong tương lai. Kế hoạch này thường liên quan đến thiết kế HTSX như:
lựa chọn SP, DV mới, xá định công suất SX, lựa chọn máy móc, thiết bị, bố trí sản
xuất…
● Các bước lập kế hoạch chiến lược:
- Xác định sứ mạng của DN
- Xác định mục đích, nhiệm vụ hoạt động của DN
- Phân tích và đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài DN
- Thiết kế và phân tích các phương án chiến lược
- Lựa chọn chiến lược và đánh giá chiến lược được chọn
- Thiết kế kế hoạch chiến lược.

48
Kế hoạch SX trung hạn
● Kế hoạch trung hạn: 1-2 năm (ở một số DN khác từ và tháng đến 18
tháng,….) – kế hoạch chiến thuật là phân chia các nguồn lực để thực
hiện kế hoạch chiến lược. Thông thường kế hoạch chiến thuật được lập
theo từng năm kế hoạch và có tên là: kế hoạch sản xuất và tiêu thụ,
hoặc kế hoạch tổng hợp.

● Nhiện vụ chính của kế hoạch SX trung hạn là xác định sản lượng
SX tối ưu để SX và tiêu thụ trong kỳ kế hoạch nhằm thỏa mãn các mục
tiêu: thỏa mãn các mục tiêu: thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường, sử
dụng tối ưu công suất SX.

49
Kế hoạch SX trung hạn
Các bước lập kế hoạch SX trung hạn: (thông thường 1 năm)

● Lập kế hoạch tiêu thụ theo từng loại SP sẽ SX và tiêu thụ trong năm kế hoạch (căn cứ KHTT-dựa vào số
liệu đơn đặt hàng của khách hàng, số liệu dự báo tiêu thụ cho năm sau, chiến lược kinh doanh, năng lực sản
xuất của DN).

● Lập kế hoạch sản xuất theo từng loại SP sẽ SX (cân đối số liệu tiêu thụ với số liệu tồn kho)

● Phân phối nhiệm vụ kế hoạch sản xuất cho các quý, tháng trong năm (chia nhỏ kế hoạch năm theo
thời gian).

● Phân phối nhiệm vụ sản xuất cho các phân xưởng (phương pháp truyền thống theo trình tự ngược chiều
quy trình công nghệ, ngoài ra còn áp dụng các mo otình toán học để phân chia tối ưu cho các DN sản xuất
nhiều mặt hàng khác nhau, nhu cầu thị trường về SP không ổn định…)

50
Kế hoạch SX ngắn hạn
● Kế hoạch SX ngắn hạn: (theo từng tuần, ngày, ca, giờ)- tên gọi khác: lịch trình SX tác nghiệp.

● Mục tiêu của KHSX ngắn hạn là:

- Giảm thời gian chờ đợi của khách hàng

- Giảm thời gian quá trình SX (rút ngắn chu kỳ SX)

- Sử dụng tối ưu công suất

- Giảm mức dự trữ ở mức tối thiểu,….

● Yêu cầu về lập kế hoạch SX tác nghiệp: đơn giản, rõ rang, dễ hiểu, dễ thực hiện, thực tiễn, linh
hoạt.

● Một số phương pháp lập KHSX ngắn hạn: PP sơ đồ Gantt, PP kiểm soát “đầu vào-đầu ra”, PP
phân giao công việc theo nguyên tắc ưu tiên, PP Johnson, Jackson, và các PP khác…
51
Điều độ sản xuất

● KẾT QUẢ: xây dựng lịch trình sản xuất tác nghiệp và phân giao
công việc cho các đơn vị cơ sở, các bộ phân, các cá nhân trong hệ
thống sản xuất và kiểm soát. Đây là bước tổ chức thực hiện nhằm
các kế hoạch thành hiện thực.
● NỘI DUNG NÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN:

Vận hành hệ thống SX, hiệu quả hoạt động của hệ thống SX, khả
năng hoàn thành kế hoạch, khả năng cạnh tranh của DN…

52
Kiểm soát quá trình sản xuất
● Mục đích: Nhằm đảm bảo cho QTSX diễn ra theo mong
muốn của nhà quản lý (theo kế hoạch) và ngoài ra còn tìm ra
các phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
sản xuất, bao gồm 4 chức năng:
+ Thu thập thông tin: để phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và toàn
diện các mặt của quá trình sản xuất.

+ Kiểm tra: so sánh các giá trị kiểm soát thực tế với các giá trị kế hoạch
và định mức để tìm ra các sai lệch (nếu có) và xác định mức độ
nhưng sai lệch đó.
53
Kiểm soát quá trình sản xuất
+ Phân tích: tìm ra các nguyên nhân của các sai lệch cũng như các tiềm năng
chưa sử dụng hết trong sản xuất nhằm sử dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất.
+ Điều tiết: ra các quyết định điều chỉnh và thực hiện các quyết định nhằm
hạn chế và loại bỏ các sai lệch, các rối loạn trong quá trình sản xuất.
=> Ý nghĩa: Là nội dung quan trọng của QLSX – thực hiện vai trò thông tin
phản hồi trong QLSX, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành kế hoạch, mục
tiêu cũng như hiệu quả sản xuất của hệ thống SX.

54

You might also like