You are on page 1of 9

ÔN TẬP QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

Câu 1: Phân Tích Mục Tiêu Của Quản Trị Vận Hành
1. Mục tiêu chất lượng: chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp. quản trị chất lượng
ngày nay đã có sự thay đổi căn bản so với trước kia, ngày nay để kiểm soát chất lượng
toàn bộ TQM thì kiểu kiểm soát điển hình là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
2. Mục tiêu hiệu năng: mục tiêu hiệu năng chính là làm thế nào để sử dụng và khai thác
tốt nhất các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp bằng những việc sử dụng nguyên nhiên
liệu hợp lý và kiểm soát vật chất của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng: ngày nay, nhiều khi sản xuất không trực
tiếp quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên chính khâu sản xuất lại quyết định nhiều nhất
đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Vì vậy cần phải đặt ra mục tiêu dịch vụ khách hàng,
ở mục tiêu này cần thực hiện 2 yêu cầu:
- Sản xuất đủ số lượng - đúng mẫu mã để thỏa mãn nhu cầu KH
- Đảm bảo sản xuất đúng thời hạn giao hạn theo yêu cầu của KH
4. Mục tiêu linh hoạt và thích ứng nhanh: ngày nay, môi trường kinh doanh và nhu cầu
thị trường thay đổi rất nhanh. Vậy để tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp phải tính toán tổ chức sản xuất sao cho linh hoạt và có khả năng thích
ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
5. Bảo đảm mối quan hệ qua lại tốt với khách hàng và nhà cung ứng: đảm bảo sự cân
bằng hài hòa giữa khách hàng và các bên liên quan nhằm tạo ra một liên kết bền vững
hướng tới mục đích chung.
6. Xây dựng hệ thống và phương pháp quản trị gọn nhẹ và không có lỗi với khách
hàng: mục tiêu này này là làm thế nào tối giản (giảm sai lỗi, lãng phí, rút ngắn tgian
sx, ..) hệ thống quản trị trong sản xuất nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu mà KH cần,
vừa giúp DN nghiệp phát triển, vừa có MQH tốt với KH
Câu 2: Phân Tích Các Chức Năng Của Quản Trị Vận Hành
❖ Chức năng hệ thống sản xuất
- Tiếp nhận yếu tố đầu vào
- Lưu trữ bảo quản, phân phối yếu tố đầu vào
- Chế biến yếu tố đầu vào
- Tổ chức kho thành phẩm
- Giao hàng cho khâu bán hàng
❖ Chức năng của quản trị vận hành
a. Các chức năng dài hạn (liên quan đến thiết kế hệ thống sản xuất)
- Lựa chọn và thiết kế hệ thống sản phẩm
- Định vị trí của hệ thống sản xuất và xây dựng nhà máy
- Lựa chọn tiến trình và thiết bị sản xuất
- Thiết kế mặt bằng máy móc thiết bị
- Thiết kế quá trình sản xuất
- Thiết kế công việc
b. Các chức năng ngắn hạn (liên quan đến việc vận hành và kiểm soát hệ thống sản
xuất)
- Dự báo sản xuất và lập kế hoạch sản xuất
- Kiểm soát dòng nguyên vật liệu
- Kiểm soát tồn kho
- Duy trì hệ thống sản xuất
- Kiểm soát chất lượng
- Kiểm soát lao động và nhân lực trong hệ thống sản xuất
Câu 3: Phân tích các đặc điểm của hệ thống sản xuất hiện đại ngày nay
- Hệ thống sản xuất ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, là yếu tố khách quan
do nhu cầu con người và sự phát triển công nghệ
- HTSX định hướng vào khách hàng: để triển khai tốt các hoạt động sản xuất, tập trung
phát triển sản phẩm thì cái then chốt là phải hiểu được khách hàng cần gì?, việc định
hướng vào khách hàng cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai của họ.
- HTSX nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty, máy móc phát triển đòi hỏi
con người cũng phải có trình độ
- HTSX quan tâm nhiều đến việc kiểm soát chi phí, việc loại bỏ lãng phí, cắt giảm chi
phí được quan tâm trong từng thời kỳ
- HTSX tập trung vào vấn đề chuyên môn hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp
- HTSX thừa nhận tính mềm dẻo trong sản xuất, khi nhu cầu ngày càng đa dạng, chủng
loại sản phẩm tăng cao, chu kỳ sống sản phẩm càng ngắn thì sản xuất linh động đóng
vai trò nhất định
- HTSX hiện nay thì vấn đề cơ khí hóa và tự động hóa được đặt lên hàng đầu
- Vai trò máy tính rất quan trọng trong hệ thống sản xuất , máy tính đảm nhiệm nhiều
khâu trong sản xuất
- Các mô hình mô phỏng ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra quyết
định
- Ứng dụng toán học cũng rất quan trọng trong hệ thống sản xuất, là phương pháp giúp
việc phân tích, đánh giá chính sách, kế hoạch sản xuất nào đó.
- Quan tâm đến môi trường: được xem như một bộ phận gắn liền trong hoạt động và
chiến lược kinh doanh của DN, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố(pháp luật,nhận thức, danh
tiếng, quan hệ cộng đồng,..)
Câu 4: Kn và Ý nghĩa của Bố trí mặt bằng sản xuất?
- BTMBSX là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết
bị, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- BTMBSX là lập một bảng thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà máy sao cho việc sắp xếp các
tiện nghi vật chất và con người tối ưu nhất cho sản xuất
Ý NGHĨA:
- Bố trí mặt bằng sản xuất là công cụ quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty. Không
chỉ khi xây dựng nhà máy mà còn là công cụ hoạch định sự thay đổi tiện nghi vật chất
trong quá trình hoạt động tương lai của nhà máy.
- Việc sản xuất sản phẩm mới thay đổi năng suất, thiết kế, quy trình mới đều liên quan
đến thiết kế mặt bằng mới. Bố trí mặt bằng khoa học, không những tiết kiệm không
gian mà còn bảo đảm năng suất của nhà máy tiết kiệm, chi phí vận chuyển, đồng thời
đảm bảo an toàn trong sản xuất.
- Giảm ùn tắc → thuận lợi di chuyển người nguyên vật liệu. Loại bỏ các lãng phí, di
chuyển dư thừa.
- Giảm tai nạn lao động, tăng hiệu quả lao động, tăng cao tinh thần làm việc, sử dụng
không gian hiệu quả, linh động, dễ kiểm tra. Giám sát thuận lợi giao dịch - liên lạc, tiếp
xúc giao nhận đóng gói,…phối hợp dễ dàng.
Câu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế mặt bằng sx (giải thích)-
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bố trí mặt bằng:
- Sản phẩm: kích thước, loại sản phẩm
- Khối lượng và tốc độ sản xuất
- Chất lượng
- Đặc điểm thiết bị
- Loại hình sản xuất
- Diện tích mặt bằng, nhà xưởng
- Địa điểm nhà máy
- Con người
- Sơ đồ vận chuyển vật tư
- Đảm bảo an toàn trong sản xuất
Câu 6: Phân tích các trường hợp phải bố trí lại mặt bằng sx (giải thích )
- Bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới
- Thay đổi về công suất
- Thay đổi về công nghệ, máy móc thiết bị
- Thay đổi bởi những yêu cầu về bảo vệ môi trường, luật pháp
- Tai nạn lao động hoặc nguy cơ không an toàn
- Hiệu quả sản xuất kém
- Thay đổi vì yếu tố con người
Câu 7: Khái niệm và ý nghĩa của hoạch định tổng hợp
- Hoạch định tổng hợp là phần mở rộng của hệ thống hoạch định sản xuất, do đó, khi hoạch
định tổng hợp cần nắm được các yếu tố tác động đến hoạch định, sản xuất.
- Hoạch định tổng hợp là quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất và thời gian sản xuất trong
một tương lai trung hạn từ 3 đến 18 tháng trên cơ sở huy động các nguồn lực.
- Hoạch định tổng hợp là lập kế hoạch sản xuất, phối hợp các nguồn lực cho một tương lai
trung hạn.
Nhằm
• Tổng cung= tổng cầu.
• Cực tiểu hóa chi phí.
• Giảm mức dao động công việc.
• Mức tồn kho sản phẩm là thấp nhất.
Ý NGHĨA
Đảm bảo máy móc thiết bị đủ tải, tránh thiếu tải hoặc quá tải
Đảm bảo công suất sản xuất thỏa mãn nhu cầu KH
Thích ứng với những thay đổi của hệ thống sản xuất
Tạo nhiều đầu ra từ những nguồn lực có sẵn
Câu 8: Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược thay đổi mức tồn kho:
- NỘI DUNG
• Để thực hiện chiến lược thay đổi mức tồn kho thì
• Duy trì mức sản xuất (trong giờ) ổn định từ kì này sang kì khác
• Thời kì nào có mức nhu cầu nhỏ hơn mức sản xuất thì kì đó sẽ xuất hiện tồn kho
• Kì nào có mức nhu cầu lớn hơn mức sản xuất thì kì đó sẽ bị thiếu hụt, và sẽ được bù
đắp bằng các kì có hàng tồn kho
- ƯU ĐIỂM
• Ít thay đổi về nhân lực
• Sản xuất ổn định
• Chủ động về nguồn hàng
• Không có thay đổi đột ngột trong sản xuất
• Dễ quản lý
- NHƯỢC ĐIỂM
• Chi phí tồn kho tăng
• Hàng hóa sẽ bị hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình
• Rủi ro cao
Câu 9: Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược sx theo nhu cầu
Ưu điểm
- Cân bằng giữa khả năng và nhu cầu, sản xuất gắn với nhu cầu thị trường
- Hàng ít bị hao mòn vô hình
- Tiết kiệm chi phí tồn kho
Nhược điểm
- Sản xuất không ổn định
- Tốn chi phí đào tạo và sa thải
- Sản phẩm chất lượng không cao
- Tạo tâm lý không ổn định => Năng suất lao động giảm
- DN có thể bị mất uy tín
➢ Chỉ áp dụng trong lĩnh vực sử dụng lao động giản đơn, TG lao động ngắn, CP đào tạo
không đáng kể
Câu 10: Khái niệm và ý nghĩa của lập lịch trình sản xuất
- Lịch trình sản xuất: Bảng kế hoạch thể hiện thứ tự tối ưu các CV được thực hiện nhằm đảm
bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Lập LTSX: Điều phối và phân công công việc
+ Cho từng người, từng nhóm, từng máy
+ Sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc
- Ý nghĩa:
+ Đáp ứng kỳ hạn giao hàng
+ Tối thiểu hóa sự chậm trễ công việc
+ Tối thiểu hóa thời gian hoàn thành
+ Tối thiểu hóa giờ làm thêm
+ Tối đa hóa sử dụng máy móc lao động
+ Tối thiểu hóa thời gian không hoạt động
+ Tối thiểu hóa hàng tồn kho
Câu 11: Trình bày nội dung các nguyên tắc: FCFS, EDD, SPT, LPT, CR. Cho nhận xét từng
nguyên tắc.
- Nguyên tắc FCFS: Công việc nào đặt trước sẽ làm trước
- Nguyên tắc EDD: Công việc nào phải hoàn thành giao hàng trước thì sẽ làm
trước
- Nguyên tắc SPT: Công việc nào có thời gian gia công/sản xuất ngắn nhất làm
trước
- Nguyên tắc LPT: Công việc nào có thời gian thực hiện dài nhất làm trước
- Nguyên tắc CR (Tỷ lệ tới hạn) Công việc nào có chỉ số CR nhỏ nhất làm trước,
có CR cao hơn làm sau
𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖
𝐶𝑅 =
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖
Nhận xét:
- FCFS: Vì các chỉ tiêu không được tốt nhưng cũng chẳng phải là kém nhưng có
ưu điểm làm vừa lòng khách hàng, đảm bảo tính công= rất phù hợp trong hệ
thống dịch vụ.
- EDD: cực tiểu số ngày trễ thường áp dụng trong điều kiện có chế độ giao hàng
chặt chẽ.
- SPT: Nhìn chung là kỹ thuật tốt nhất để giảm thiểu dòng thời gian và giảm thiểu
số công việc nằm trong hệ thống, nhược điểm của nguyên tắc này là các công
việc dài hạn bị tống về phía sau, nếu các công việc này có tầm quan trọng chiến
lược thì sẽ làm mất lòng khách hàng.
- LPT: Vận dụng cho các công việc có khối lượng lớn và rất quan trọng.
- CR
• CR <1: Chứng tỏ công việc sẽ bị chậm. Cần xếp ưu tiên trước để thực hiện.
• CR = 1: Chứng tỏ công việc sẽ hoàn thành đúng kỳ hạn.
• CR >1: Chứng tỏ công việc sẽ hoàn thành sớm kỳ hạn nên để thực hiện sau
cùng.

Chương: Quản trị tồn kho và hoạch định nhu cầu vật tư
Câu 12: Trình bày kỹ thuật phân loại ABC.
Kỹ thuật phân tích ABC phân tổng số loại hàng tồn kho thành 3 nhóm A, B,C dựa vào
giá trị hàng năm của chúng. Giá trị hàng năm được tính bằng cách lấy tích 2 thừa số: nhu cầu
hàng năm và phí tồn cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
Tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại hàng tồn kho:
Nhóm Giá trị hàng năm Giá trị so với tổng Số lượng/ tổng số
giá trị hàng tồn kho lượng hàng tồn kho
A Cao nhất 70- 80% 15%
B Trung bình 15-25% 30%
C Nhỏ 5% 50-55%

Tác dụng
- Các nguồn tiềm lực dùng mua hàng nhóm A cần phải cao hơn nhiều so với nhóm C, do
đó cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng
- Các loại hàng thuộc nhóm A cần có một sự kiểm soát tồn kho chặt chẽ về hiện vật, việc
thiết lập những báo cáo chính xác về tồn kho thuộc nhóm A phải thực hiện thường
xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất
- Trong dự báo nhu cầu đầu tư chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác
nhau cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn các nhóm
khác
- Nhờ có các kỹ thuật phân tích ABC trình độ của nhân viên giữ kho sẽ không ngừng
được tăng lên, do họ thường xuyên phải thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm
hàng
Câu 13: Trình bày các giả định của mô hình EOQ, QD, POQ
1. Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất EOQ
- Nhu cầu cả năm xác định, đều và không đổi
- Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo số lượng
- Toàn bộ hàng hóa đặt hàng được giao trong 1 lần
- Số lượng hàng hóa đặt cố định mỗi lần là Q
- Thời gian đặt hàng và giao hàng t=0
- Tồn kho ban đầu bằng 0
- Chi phí đặt hàng không phụ thuộc vào quy mô đơn hàng
- Chi phí tồn trữ tuyến tính theo số lượng tồn kho
- Không thiếu hàng
2. Mô hình khấu trừ theo số lượng QD
- Nhu cầu cả năm xác định, đều và không đổi
- Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo số lượng
- Toàn bộ hàng hóa đặt hàng được giao trong 1 lần
- Số lượng hàng hóa đặt cố định mỗi lần là Q
- Thời gian đặt hàng và giao hàng t=0
- Tồn kho ban đầu bằng 0
- Chi phí đơn vị hàng hóa chiết khấu theo số lượng (hoặc cpsx 1 đvsp giảm theo số lượng
sx tăng)
- Chi phí tồn trữ tuyến tính theo số lượng tồn kho
- Không thiếu hàng
3. Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất POQ
- Nhu cầu cả năm xác định, đều và không đổi
- Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo số lượng
- Toàn bộ hàng hóa đặt hàng được giao trong nhiều lần
- Số lượng hàng hóa đặt cố định mỗi lần là Q
- Thời gian đặt hàng và giao hàng t=0
- Tồn kho ban đầu bằng 0
- Chi phí đặt hàng không phụ thuộc vào quy mô đơn hàng
- Chi phí tồn trữ tuyến tính theo số lượng tồn kho
- Không thiếu hàng
Câu 14: Bạn hiểu thế nào về sản lượng đặt hàng tối ưu (Q*) và điểm đặt hàng lại (ROP).
Q*: Nếu sản lượng mỗi đơn hàng Q=Q* thì chi phí tồn kho hàng năm là thấp nhất
Nếu Q>Q* hoặc Q<Q* thì chi phí không thể Min
ROP: Khi lượng tồn kho còn lại đúng bằng ROP thì tại thời điểm đó ta nên đặt hàng mới, đó
thời điểm đặt hàng tối ưu nhất
Câu 15: Khái niệm MRP và các thành phần của hệ thống MRP.
“MRP là một tập hợp công nghệ sử dụng dữ liệu về BOM, thông tin kho và lịch trình sản xuất
để toán ra nhu cầu NVL”
BOM Thông tin kho Lịch trình sản xuất

MRP
Các thành phần của hệ thống MRP:
Đầu vào:
- Lịch trình sản xuất: chỉ rõ nhu cầu loại sản phẩm cần và thời gian cần thiết để sản xuất loại
sản phẩm đó
- Hồ sơ hóa đơn NVL: Bộ phận hợp thành NVL và bản vẽ thiết kế SP
- Hồ sơ NVL dự trữ:
+ Lượng dự trữ NVL hiện có, tình trạng của từng loại NVL trong từng thời gian cụ thể
+ Tổng nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận, số lượng sẽ tiếp nhận, người cung ứng, tg cung ứng,
quy mô cung ứng.
+ Phải đảm bảo chính xác cao (99%) nếu không sẽ không hoạch định được chính xác NVL
cần cung ứng.
Đầu ra:
- Loại linh kiện nào cần đặt hàng
- Số lượng bao nhiêu
- Thời gian đặt hàng.

You might also like