You are on page 1of 6

NHÓM 5 - HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆT

1. HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU:

1.1. Thực chất và vai trò của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:

a, Thực chất của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:

NVL là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một doanh
nghiệp. Việc hoạch định chính xác và quản lý tốt nguồn NVL:

- là biện pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất (Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm), hạ giá thành sản phẩm

- góp phần đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, ổn định, thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng kịp thời

Lượng NVL cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau và không cố định

Trong quản trị sản xuất người ta thường nói đến 2 dạng nhu cầu:

- Nhu cầu độc lập: Nhu cầu về những sản phẩm cuối cùng hoặc các chi tiết, bộ
phận do khách hàng đặt, nó được xác định thông qua công tác dự báo hoặc dựa
trên những đơn hàng. VD: Trong trường hợp nghiên cứu ở Wheeled Coach thì
xe cứu thương chính là nhu cầu độc lập.

- Nhu cầu phụ thuộc: Những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, được tính
toán từ quá trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, chi tiết và NVL. VD:
Để sản xuất một chiếc xe đạp, nhà sản xuất phải chuẩn bị nhiều loại nguyên
liệu như vành xe, thân xe,... => nhu cầu phụ thuộc (xe đạp là nhu cầu độc lập).

=> Việc hoạch định nhu cầu NVL chính là việc lập kế hoạch đối với nhu cầu phụ
thuộc. Mô hình phụ thuộc không chỉ đúng với các nhà sản xuất và các nhà phân phối
mà còn đúng với dịch vụ từ các khách sạn cho tới các bệnh viện. Kỹ thuật phụ thuộc
đã sử dụng trong môi trường sản xuất được gọi là hoạch định nhu cầu NVL (MRP).

Cách tiếp cận của MRP là xác định lượng dự trữ NVL, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất,
không cần dự trữ nhiều, những khi cần sản xuất là có ngay. Một số phương pháp
hoạch định nhu cầu NVL chính chủ yếu là:

- MRP I có mục đích là lập kế hoạch sản xuất không xét đến năng lực sản xuất,
coi năng lực sản xuất của doanh nghiệp là vô hạn

- MRP II ra đời vào cuối những năm 70 trên cơ sở MRP I có điều chỉnh bằng
cách đưa biến số năng lực sản xuất của doanh nghiệp vào mô hình.
- MRP III dựa trên sự phát triển MRP II bằng cách đưa ra những chương trình
phần mềm chuyên dụng cho một số loại hình doanh nghiệp với mục đích kiểm
soát toàn bộ các nguồn lực của doanh nghiệp trong kế hoạch hóa sản xuất.

b, Lợi ích của MRP:

- Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đáp ứng nhu cầu NVL đúng thời điểm, khối lượng và giảm thời gian chờ đợi.

- Giảm thiểu lượng dự trữ mà không làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng và
phục vụ khách hàng.

- Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao
động.

- Tạo sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.

- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát
huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

1.2. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP:

Hoạch định nhu cầu NVL đem lại lợi ích rất lớn trong việc giảm mức dự trữ trong quá
trình chế biến, mặt khác nó duy trì, đảm bảo đầy đủ nhu cầu NVL đúng thời điểm. Để
MRP có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Nắm vững lịch trình sản xuất và thường xuyên cập nhật nếu có thay đổi (sản
xuất cái gì và khi nào):

● Lịch trình sản xuất giúp DN biết được thời điểm sản xuất, khối lượng và
chủng loại sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có. Số liệu này có thể
lấy từ các đơn đặt hàng, thông qua dự báo hoặc yêu cầu lượng hàng dự
trữ của các bộ phận có liên quan.

● Lịch trình phải phù hợp với kế hoạch sản xuất, trong đó phải đưa ra toàn
bộ số lượng các chi tiết trong các cụm chi tiết lớn (ví dụ họ sản phẩm,
giờ chuẩn cho sản xuất hoặc khối lượng tính bằng tiền). Kế hoạch sản
xuất cũng cần có nhiều yếu tố đầu vào khác như kế hoạch tài chính, nhu
cầu khách hàng, khả năng về công nghệ, lực lượng lao động sẵn có, biến
động về hàng tồn kho,... Mỗi yếu tố đầu vào đóng góp một công đoạn
trong quá trình sản xuất.

- Danh mục NVL (NVL và các bộ phận cấu thành nên sản phẩm):
● Danh mục NVL là danh sách của tất cả các bộ phận, chi tiết, NVL để tạo
ra một sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng. Mỗi loại sản phẩm sẽ có bảng
danh mục NVL riêng. Bảng danh mục này sẽ được cập nhật khi thay đổi
thiết kế của sản phẩm. Một cách để xác định danh mục của NVL là tạo
ra một cấu trúc sản phẩm.

- Mức dự trữ sẵn có (đang có gì ở trong kho):

● Doanh nghiệp phải có hệ thống hồ sơ dự trữ NVL hoàn chỉnh. Đây là hồ


sơ dự trữ những thông tin về tình hình chi tiết, bộ phận, NVL như tổng
nhu cầu, lượng tiếp nhận theo tiến độ và dự trữ sẵn có. Ngoài ra, có
những thông tin về nhà cung ứng, thời gian thực hiện đơn hàng, kích cỡ
lô hàng, những đơn hàng bị hủy và những sự cố khác…

● Cũng giống như danh mục NVL, hồ sơ dự trữ NVL luôn được điều
chỉnh và cập nhật, chẳng hạn như những thay đổi về dự trữ sẵn có, thời
gian thực hiện, thời gian hoàn thành.

- Lượng hàng đặt bên ngoài (đặt những cái gì và nhận hàng theo yêu cầu bao
nhiêu, thời điểm nào).

● Khi đơn hàng mua ngoài được thực hiện, việc lưu giữ những thông tin
về đơn hàng và thời gian nhận hàng theo kế hoạch phải được tính đến.
Chỉ khi nào có đầy đủ dữ liệu về tình hình mua hàng mới có thể giúp các
nhà quản trị chuẩn bị kế hoạch sản xuất hoàn hảo và thực hiện hệ thống
MRP một cách có hiệu quả.

- Thời gian chu kỳ (mất bao nhiêu thời gian để có thể nhận được chi tiết NVL
theo yêu cầu).

● Thời gian chu kỳ là thời gian yêu cầu để có được hạng mục (thời gian
mua, sản xuất hoặc lắp ráp). Thời gian chu kỳ với sản phẩm hoặc chi tiết
tự sản xuất bao gồm thời gian di chuyển, chuẩn bị, hoàn thiện hoặc chạy
thử. Đối với các sản phẩm mua ngoài, thời gian chu kỳ là thời gian từ
khi đặt hàng đến khi hàng có thể sẵn sàng cho sản xuất.

1.3. Các bước hoạch định nhu cầu NVL:

Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịch trình sản xuất đối với nhu cầu độc lập (tức sản phẩm
cuối cùng) sau đó chuyển thành nhu cầu về các bộ phận, chi tiết và nguyên vật liệu
cần thiết trong những giai đoạn khác nhau. Quá trình xác định MRP được tiến hành
theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích cấu trúc sản phẩm


Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây của sản phẩm. Mỗi hạng
mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm.

Bước 2: Xác định tổng nhu cầu thực tế của từng loại nguyên vật liệu

Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với loại chi tiết/nguyên vật liệu trong
từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có.

Bước 3: Xác định thời gian phát lệnh sản xuất theo nguyên tắc trừ lùi từ thời điểm
cần có sản phẩm hoặc chi tiết

Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu/chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi,
chuẩn bị, bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay
thời gian cung cấp, sản xuất bộ phận.

1.4. Các phương pháp xác định lô hàng:

a. Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn:

Để giảm số lần đặt hàng và đơn giản hơn trong theo dõi, ghi chép nguyên vật liệu dự
trữ, người ta có thể dùng phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của một số cố
định các giai đoạn vào một đơn hàng hình thành một chu kỳ đặt hàng.

b. Mua theo lô:

Phương pháp này: Cần bằng nào mua bằng ấy, đúng thời điểm cần.

Số lượng mua, đặt hàng bên ngoài hoặc tự sản xuất = số lượng cần thiết đảm bảo cung
cấp đủ số lượng nguyên vật liệu hoặc chi tiết, bộ phận.

c. Phương pháp xác định cỡ lô hàng theo mô hình EOQ:

Phương pháp này : Xác định khối lượng của lô hàng đặt (chi phí đặt hàng và dự trữ
hàng là nhỏ nhất).

2𝑄𝑆
Q*= 𝐻

H: Chi phí dự trữ hàng

S: Chi phí đặt hàng mỗi lần

Q: Số lượng đặt hàng

d. Xác định kích cỡ lô hàng theo kỹ thuật cân đối các thời kỳ bộ phận:

Thực chất cũng là phương pháp ghép lô nhưng với chu kỳ không cố định các giai
đoạn.
Các lô được ghép với nhau trên cơ sở xem xét tổng chi phí dự trữ đạt mức thấp nhất
có thể. Lượng đặt hàng khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng và
chi phí lưu kho.
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑙ậ𝑝 đơ𝑛 ℎà𝑛𝑔
Cỡ lô tối ưu: Q* = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜 𝑐ủ𝑎 1 đơ𝑛 𝑣ị ℎà𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛

1.5. Mở rộng về MRP:

- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu II (MRP II):

MRP II (Material Resource Planning) ra đời cuối những năm 70 trên cơ sở MRP I có
điều chỉnh bằng cách đưa biến số năng lực sản xuất của doanh nghiệp vào mô hình.

Với MRP II, quản trị có thể xác định dữ liệu đầu ra và đầu vào cũng như các lịch trình
có liên quan.

MRP II cũng hiếm khi là những chương trình đơn lẻ, hầu hết nó được gắn liền vào các
phần mềm máy tính mà cung cấp dữ liệu cho hệ thống MRP hoặc nhận dữ liệu từ
MRP.

- Hệ thống chu kỳ khép kín:

Hệ thống MRP khép kín cung cấp những thông tin tới kế hoạch công suất, lịch trình
sản xuất và kế hoạch sản xuất. Tất cả các hệ thống MRP thương mại là mô hình khép
kín.

- Hoạch định công suất:

Bằng việc giữ khái niệm MRP khép kín, phản hồi về công việc quá tải có được từ
trung tâm sản xuất. Hệ thống MRP khép kín cho phép người lập kế hoạch chuyển bớt
những công việc ở giai đoạn quá tải sang giai đoạn có thời gian rảnh nhất => đây là kế
hoạch công suất. Hệ thống MRP khép kín sau đó có thể lập lịch trình lại cho các kế
hoạch yêu cầu thực tế.

- MRP trong dịch vụ:

Nhu cầu đối với nhiều dịch vụ hoặc hạng mục dịch vụ được mô tả như một nhu cầu
phụ thuộc khi nó liên quan trực tiếp đến nhu cầu của dịch vụ khác.

Những dịch vụ cần xác định cấu trúc sản phẩm, danh mục nguyên vật liệu, lao động
và lịch trình sản xuất.

2. HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP:

2.1. Thực chất của ERP:


- Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning
(ERP) là một phần mềm máy tính mở rộng của hệ thống MRP, giúp doanh
nghiệp quản trị những hoạt động sản xuất - kinh doanh và chia sẻ thông tin cho
đơn vị có liên quan.

- Đối tượng: các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp, các nhà cung cấp,
khách hàng.

- Mục tiêu tổng quát: đảm bảo các nguồn lực thích hợp cho doanh nghiệp (nhân
lực, nguyên vật liệu, máy móc, tiền) có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách
sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

- Để đạt được mục tiêu là toàn bộ tình hình kinh doanh của công ty, hệ thống
ERP kết hợp nhiều hệ thống cụ thể khác nhau. Hệ thống ERP còn bao gồm:

● Phần mềm quản trị chuỗi cung ứng (SCM)


● Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

- Hệ thống ERP là tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, có chức năng riêng,
hoạt động độc lập nhưng chúng được kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông
tin với các phân hệ khác nhau nhằm tạo một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ
cơ bản: Kế toán - tài chính, Quản lý mua hàng, Quản lý bán hàng, Quản trị sản
xuất, Quản lý kho và vật tư, Quản lý nhân sự và tính lương, Quản trị chuỗi
cung ứng, Quản lý quan hệ với khách hàng, Quản lý dự án.

2.2. Lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng ERP:

a, Lợi ích:

- Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy

- Công tác kế toán chinh xác hơn

- Cải tiến quản lý hàng tồn kho

- Tăng hiệu quả sản xuất

- Quản lý nhân sự hiệu quả hơn

- Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn

b, Khó khăn:

- Chi phí triển khai tốn kém

- Thay đổi văn hóa và quy trình kinh doanh

You might also like