You are on page 1of 8

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

MIPAK 4.0
1. Khảo sát và phân tích hiện trạng thực tế:

- Sản xuất: Mipak bước vào lĩnh vực sản xuất giấy bao bì và túi giấy trong chuỗi
cung ứng các sản phẩm của Tập đoàn Miza, trong quá trình hoàn thiện Dự án đã
tiến hành triển khai sản xuất bao bì với một số chủng loại sản phẩm và công suất
còn rất nhỏ so với tiềm năng. Tuy nhiên, đã nảy sinh một số bất cập trong các công
đoạn sản xuất, cụ thể:
+ Các đơn hàng được sản xuất còn mắc nhiều lỗi kỹ thuật, sắp xếp chủng loại
giấy có nhầm lẫn, ảnh hưởng lớn đến uy tín của thương hiệu, niềm tín với
một số khách hàng tiềm năng có dấu hiệu giảm sút
+ Nguyên liệu giấy cuộn chưa được sắp xếp phân loại cụ thể theo trình tự
chủng loại, dẫn đến không kiểm soát được hàng tồn kho, khó thống kê. Các
cuộn giấy được cung cấp cho dây chuyền sóng thiếu kịp thời và đôi khi
không đúng chủng loại, trình tự nên gây lãng phí, hàng hỏng nhiều
+ Phối hợp điều hành tại phòng kế hoạch, quản lý sản xuất, điều hành nguyên
liệu, vận hành máy sóng còn chưa đồng bộ, nhiều bất cập nên hiệu quả vận
hành thấp.
+ Khu vực kiểm tra phân loại hàng hóa (QC) của thành phẩm phôi sóng và
các công đoạn in, bế, ghim, dán, gói… có nhiều bất cập, nhầm lẫn, hàng hóa
để lộn xộn
+ Khu vực thành phẩm tuy có phân loại sơ bộ theo khách hàng nhưng vẫn
kiểm kê, sắp xếp thủ công, hàng hóa chưa ngay ngắn, bị gập và hỏng sau thời
gian lưu tồn trong kho.
+ Công đoạn đóng gói và xuất hàng lên xe mất nhiều thời gian, gây hỏng
hàng hóa do nhồi vào thùng xe, công tác bàn giao còn nhầm lẫn. Lưu lượng
xe đến lấy hàng còn ít so với công suất nhưng hiện tại đã không kiểm soát tốt
và tình trạng này sẽ còn gia tăng nhiều khi sản lượng tang.

- Kinh doanh hàng hóa:


+ Khối kinh doanh chưa phối hợp đồng bộ với lập kế hoạch sản xuất, xử lý
tiêu thụ thành phẩm phôi (đã sản xuất dư trong kho) do không nắm bắt được
thông tin đồng bộ để xử lý kịp thời.
+ Khối kinh doanh chưa nắm bắt đầy đủ năng lực sản xuất và các thông số
vận hành liên quan để có cơ sở đàm phán các đơn hàng tiềm năng.
- Nguyên liệu và vật tư vận hành:
+ Do không kiểm soát được nguyên liệu hiện trạng nên việc nhập nguyên
liệu còn chưa chủ động, tiết kiệm và hiệu quả
+ Chưa kiểm soát được các công đoạn vật tư phục vụ sản xuất một cách chủ
động, hợp lý cũng như đánh giá được các chỉ số tiêu hao trong sản xuất

- Nhân lực:
+ Nhân lực vận hành còn thiếu chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài
bản và xác định rõ trách nhiệm của từng khâu
+ Nguồn cung nhân lực còn nhiều khó khăn do chưa có sự chuẩn bị trước,
địa phương không có cơ sở đào tạo chuyên môn ngành sản xuất bao bì.
2. Mục đích và yêu cầu của giải pháp
- Mục đích: xây dựng một giải pháp đồng bộ, tự động giám sát các công đoạn
sản xuất, số hóa các chỉ tiêu đánh giá, hỗ trợ giảm thiểu sai sót của yếu tố con người
trong sản xuất, đơn giản hóa thao tác, tiết kiệm thời gian và hiệu quả sản xuất, đáp ứng
chính xác về thông số kỹ thuật, kiểm định chất lượng, vận chuyển và bàn giao thành
phẩm chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng đồng bộ các phòng chức năng, tích hợp đầy
đủ và thuận tiện với các phần mềm kế toán, an ninh trực tuyến nhằm đạt hiệu quả tốt
nhất khi vận hành công suất tối đa.
- Yêu cầu với giải pháp:
+ Biết được hiện trạng tức thời, chính xác, trực tuyến của nguyên liệu, thành
phẩm, từng đơn hàng của mỗi khách hàng.
+ Thống kê được đầy đủ tức thời tùy biến theo thời gian với mỗi khách hàng
cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cũng như các khách hàng mua bán sản phẩm
+ Số hóa từng công đoạn cụ thể để xác định trách nhiệm và hiệu quả thực thi
của mỗi cá nhân trong sản xuất kinh doanh của nhà máy.
+ Kiểm soát, truy xuất nguồn gốc của từng thành phẩm theo mọi ý kiến của
mỗi khách hàng đảm bảo chính xác, nhanh gọn, hiệu quả.
+ Kết hợp đồng bộ được với các hệ thống 4.0 đang triện khai tại các nhà máy
trong tập đoàn MIZA
3. Phân loại khu vực và sơ đồ luân chuyển các công đoạn kinh doanh sản xuất
Theo sơ đồ tổ chức của nhà máy hiện có cũng như mặt bằng khu vực sản xuất bao bì,
có thể phân loại được từng khu vực liên quan đến việc triển khai công nghệ 4.0 như
sau:

1. Phòng kinh doanh (KD): đơn vị đàm phán với khách hàng, tiếp nhận đơn
hàng, xử lý đơn hàng, xây dựng đề xuất kế hoạch sản xuất, giao hàng thành
phẩm cũng như các công đoạn chăm sóc hậu mãi với khách hàng. Đây là đơn vị
chức năng làm việc từ ban đầu với khách hàng và thu nhận những thông tin
phản hồi từ khách hàng, linh hoạt xử lý các thành phẩm còn tồn đọng trong kho,
đồng thời đề xuất các phương án cho khối sản xuất tận dụng, tiết kiệm mà vẫn
đảm bảo được chất lượng và nhu cầu về tiến độ của đơn hàng.
2. Phòng kế hoạch và điều phối (KHĐP): đơn vị cân đối, điều phối các đơn vị
nhịp nhàng, ban hành các chỉ lệnh sản xuất nhịp nhàng theo ngày, tuần, tháng
nhằm tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất, đồng thời căn cứ vào nhu cầu sản
lượng để điều chỉnh và thông báo các kế hoạch điều chỉnh cho các bộ phận còn
lại để đáp ứng đồng bộ ăn khớp. Đây có thể coi là “Bộ Tổng tham mưu” của
nhà máy trong việc cân đối mọi nguồn lực sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong
từng giai đoạn phát triển.
3. Phòng vật tư thiết bị, nguyên liệu(VTTB): đơn vị quản lý các vật tư thiết bị
vận hành gồm cả tiêu hao và không tiêu hao, đề xuất mua sắm tương ứng với kế
hoạch sản xuất. Đơn vị này kiểm soát nguyên liệu giấy cuộn đầu vào, cập nhật
trực tuyến hiện trạng kho và phế phẩm trong quá trình sản xuất.
4. Phòng sản xuất và kiểm định chất lượng (SXCL): đơn vị trực tiếp thực hiện
sản xuất tất cả các công đoạn từ nạp nguyên liệu, máy sóng tạo phôi, tách phôi
thành phẩm, phôi đi tiếp các công đoạn in, bế, ghim, dán, đóng gói cho đến
hoàn thiện sản phẩm trên các palet trước cửa nhập kho thành phẩm.
5. Kho thành phẩm, đóng kiện xuất hàng (KTP): đơn vị quản lý thành phẩm
theo các đơn hàng, thành phẩm dự trữ (sản xuất dư và dự phòng), đóng gói theo
kiện hàng (palet), kiểm soát xuất kho, điều phối xe lấy hàng theo trình tự.
6. Phòng kế toán tài chính(KTTC): đơn vị tổng hợp chi phí, hóa đơn, hợp đồng,
thống kê, phân tích hiện trạng thu chi, điều phối phân bổ tài chính đáp ứng nhu
cầu phát triển sản xuất và kinh doanh
7. Phòng nhân sự hành chính(HCNS): đon vị thực hiện tuyển dụng, kiểm soát
nhân lực, điều phối nhân lực, tổ chức kế hoạch đào tạo và kiểm soát chất lượng
nhân lực. Phối hợp với phòng bảo vệ, an ninh trong kiểm soát nhân sự ra vào
nhà máy, phối hợp hướng dẫn lộ trình cho từng nhân sự phù hợp khi vào nhà
máy (khách mời, cán bộ, công nhân, nhà thầu thi công…)

4. Mô tả giải pháp trong tổng thể và chi tiết cho từng khu vực:
4.1 Tổng thể:
- Màn hình hiển thị: thông tin trực tuyến có kích thước trên dưới 65 inch sẽ
được trang bị cho các phòng ban chức năng tương xứng để có thể nắm bắt được thông
tin trực tiếp, kịp thời hiện trạng của các thông số liên quan đến sản xuất, cụ thể sẽ
trang bị cho KD, KHĐP, VTTB, SXCL, KTP. Mỗi màn hình sẽ có một số kênh truy
cập theo chức năng.
- Các kênh chức năng bao gồm:
Hiển thị tình trạng kho nguyên liệu (KHĐP, VTTB, SXCL, KD): bao gồm số
lượng, chủng loại nguyên liệu còn nguyên kiện, dở dang, chỉ còn lõi theo đúng
kích thước, cân nặng, xuất xứ;
+ Hiển thị hiện trạng thực thi đơn hàng (KD, KHĐP, VTTB, SXCL, KTP): hiện
thị rõ đơn hàng và các thành phần sản phẩm của đơn hàng đang ở trong tình
trạng nào: đã lên kế hoạch, đang sản xuất phôi, đang ở các công đoạn cụ thể (in,
bế, dán, ghim, quấn gói), đã hoàn thiện và tập kế tại kho thành phẩm, đã đóng
kiện, đã xuất hàng với từng thông số cụ thể về số lượng, chủng loại;
+ Hiển thị tình trạng kho thành phẩm (KD, KHĐP, SXCL, KTP): cụ thể về
thành phẩm chờ xuất theo đơn hàng, thành phẩm dự trữ, thành phẩm đã đóng
kiện.
- Các máy tính kỹ thuật: được kết nối với các đầu đọc mã QA code không dây
hoặc có dây để giám sát từng kiện hàng khi qua các công đoạn sản xuất và các
công đoạn kho nguyên liệu hoặc thành phẩm. Các cán bộ phụ trách máy tính tại
mỗi công đoạn sẽ sử dụng đầu đọc để tự động nạp thông số hoặc chủ động nạp
dữ liệu đầu vào của các tham số. Các máy tính này sẽ được liên kết có dây
mạng hoặc qua wifi để phối hợp đồng bộ, cung cấp dữ liệu trực tuyến
- Các đầu đọc thẻ RFID: được gắn kết từ trên cao, thông qua hệ thống ăngten
hoặc bộ thu phát chủ động cho phép tự động cập nhật dữ liệu và nạp vào hệ
thống khi đi qua các công đoạn sản xuất, giúp kiểm soát thống kê tức thời các
thông số vận hành.
- Các máy camera quan sát và chụp ảnh: ngoài chức năng theo dõi trực
tuyến, còn là thiết bị tích hợp trên nền tảng autotimelapse cho phép ghi tại tức
thời từ các cảm biến đọc QR Code, đầu đọc RFID để thống kê dữ liệu minh
chứng cho từng công đoạn đã qua của sản xuất, kênh tích hợp đối chiếu thống
kê tự động độc lập.
- Các cảm biến từ dạng băng và thẻ cứng RFID: là các thẻ từ dùng 1 lần
hoặc nhiều lần được gắn kèm các cuộn nguyên liệu, palet hàng luân chuyển
công đoạn sản xuất, palet hàng xuất, thiết bị vật tư nhằm tự động nạp dữ liệu
khi qua các công đoạn.
- Hệ thống đèn cảnh báo và dây dẫn phụ trợ: bao gồm các loại đèn màu xanh
(có tính chất hướng dẫn, hỗ trợ nhân công sắp xếp đúng nơi quy định trong các
khu vực kho, các công đoạn sản xuất), đèn màu đỏ (có tính chất cảnh báo sai
phạm, ngăn chặn kịp thời lỗi liên quan đến yếu tố con người, giảm thiểu thiệt
hại và tiết kiện chi phí)
4.2 Các công đoạn chi tiết:
4.2.1 Lưu đồ chính của kinh doanh và sản xuất
- Phòng kinh doanh: sau khi đàm phán, ký HĐ, thiết lập đơn hàng cho từng
khách hàng, lưu ý căn cứ vào hiển thị của hàng tồn chờ xuất và hiện trạng kế
hoạch sản xuất để đàm phán thời điểm giao hàng. Phần mềm tự động lấy từ kho
dữ liệu mã QR Code cho từng đơn hàng, hệ thống tự động gửi mail cho khách
hàng đơn hàng kèm mã QR đã chốt. Khách hàng khi điều phối xe đến nhận
hàng cần phải in, hoặc giao bản PDF có mã QR cho lái xe cầm theo. Phòng KD
theo dõi đơn hàng trong sảtn xuất, thông báo với khách hàng ngày giờ đến nhận
và cần nhận được thông báo từ khách hàng ít nhất 24h so với thời gian dự định
lấy hàng về chủng loại xe, biển số xe và kích thước thùng xe. Sau khi đơn hàng
được xuất mã QR, hệ thống tự động thông báo đến phòng KHĐP, trong đó phải
bắt buộc có thông số thời hạn giao hàng để xắp xếp thứ tự sản xuất ưu tiên hoặc
ghép nối với các đơn hàng khác.
- Phòng KHĐP căn cứ vào hiện trạng sản xuất, danh sách đơn hàng, hiện trạng
nguyên liệu và thành phẩm và các thông số khác (chỉ đạo cấp trên, mùa vụ,…)
để thiết lập kế hoạch sản xuất sớm hơn 24h so với thời điểm bắt đầu thực hiện
sản xuất. Chỉ lệnh này ngay lập tức được hiển thị trên màn hình kho nguyên
liệu, màn hình SXCL, màn hình VTTP để thực hiện đồng bộ các công đoạn
chuẩn bị.
- Kho nguyên liệu: căn cứ vào danh mục các chỉ lệnh sản xuất (trong đó hiển thị
rõ chủng loại cuộn giấy, khối lượng tối thiểu, thứ tự từng cuộn giấy cần gắp…)
để đi g tqua bàn cân và vị trí tương xứng trong dây chuyền máy sóng). Mỗi
cuộn giấy nguyên liệu nạp cho dây chuyền và hồi chuyển lại đều được kiểm
soát qua hệ thống cân tích hợp chụp ảnh camera…để có thể thống kê ngay lập
tức hiện trạng nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Sau khi đi qua máy tạo phôi sóng: căn cứ vào số lượng từng đơn hàng của mỗi
khách hàng sẽ được phân tách chi tiết. Mỗi kiện hàng sẽ có 2 mã QR code, 1
mã của đơn hàng, 1 mã của xuất xứ sản xuất và được đánh số tấm theo thứ tự
(khi số lượng tấm vượt quá số lượng trên 1 palet.
- Mỗi công đoạn nhỏ sẽ được người thực hiện dùng đầu đọc QR code để nạp dữ
liệu tự động và điền số lượng vào máy tính cho đến khi hoàn thiện đến kho
thành phẩm.
- Hàng đến kho thành phẩm sẽ được đóng đủ số lượng theo đơn hàng, phần thừa
sẽ nạp vào khu vực thành phẩm chờ.
- Hàng thành phẩm sẽ tuân thủ quy trình sắp xếp, đóng gói và xuất hàng
4.2.2 Kiểm soát nguyên liệu

Nhập và sắp xếp nguyên liệu


Nguyên liệu đầu vào có 2 loại: Loại 1 đã có RFID, loại 2 cần gắn thẻ
- Loại 1 (đã có RFID) đi thẳng qua lối vào của kho nguyên liệu, do đã có thẻ
RFID nên đầu lọc tự động nhận và nhập dữ liệu, đồng thời camera số 01
( trong sơ đồ) sẽ chụp ảnh ghi lại thời điểm đã đọc thẻ của cuộn giấy. Sau khi
nhận diện được cuộn giấy theo mã số thẻ (bao gồm chủng loại giấy, kích
thước), hệ thống đèn báo được gắn theo phân khu sẽ hướng dẫn xe nâng di
chuyển đến đúng vị trí bằng tín hiệu đèn nháy màu xanh ( trong khi các dãy
đèn khác đều nháy màu đỏ).
- Loại 2 (chưa có RFID) cần phải được gắn thẻ, nhập các thông số cơ bản của
cuộn nguyên liệu như chủng loại giấy, kích thước, khối lượng, nhà cung cấp.
Sau đó tiếp tục đi qua khu vực lối vào ( giống như loại nguyên liệu số 1)
- Sản phẩm loại 2 được tập kết tại khu vực trước kho nguyên liệu, tại đây
người quản lý kho sẽ gắn RFID cho các cuộn giấy sau đó sử dụng máy đọc
cầm tay để định danh cho các cuộn giấy, đồng thời camera số 02 sẽ chụp lại
ảnh.
- Để phân định không gian đồng bộ tại khu vực tập kết nguyên liệu và bản đồ
số, cần xác định rõ khu vực cho từng chủng loại chính thường xuyên nhập số
lượng lớn, ít có sự thay đổi về chủng loại; và một khu vực thứ 2 có số lượng
nhỏ, thường xuyên có sự thay đổi về chủng loại. Sau khi đã phân định tối ưu
được các khu vực sắp xếp trên thực tế, sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng sơ đồ
không gian 3D số để mỗi lần sắp xếp các cuộn giấy nguyên liệu đều được
hiển thị rõ nét trên màn hình về vị trí, chủng loại của từng cuộn giấy ( việc
này sẽ đơn giản hóa, thuận tiện trong công tác kiểm kê hàng ngày cũng như
định kỳ).
1.2 Xuất kho nguyên liệu và nhập tồn
Màn hình kho nguyên liệu sẽ hiển thị:
1 hiển thị trạng thái kho (hình kho 3D, số lượng, và thống kê tại thời gian nhập
nguyên liệu)
2 hiển thị lệnh sản xuất theo trình tự được phòng quản lý sản xuất lập trình sẵn,
người xuất nguyên liệu cần phải tuân thủ.
Khi người gắp nguyên liệu đi qua khu vực cân báo hiệu trình tự đầu tiên của
lệnh sản xuất thì đầu lọc tại vị trí cân sẽ xác nhận loại giấy đi qua cân, xác nhận
số cân chính xác và hình ảnh tại thời điểm đó. Sau đó trong một loạt dãy dây
chuyền để đưa vào máy tạo phôi sóng sẽ có đèn báo hiệu màu xanh vào vị trí
cần thiết ( trong khi tất cả các đường ray khác có đèn báo hiệu màu đỏ)
Sau khi đã sử dụng xong cuộn giấy cho công đoạn sản xuất, cuộn giấy sẽ có 2
tình trạng: 1 là dùng hết hoàn toàn, 2 là chưa dùng hết.
Khi người gắp nguyên liệu đi ra kho qua máy quét RFID 3 báo hiệu hàng đã ra
khỏi kho, đồng thời camera 3 sẽ chụp lại ảnh hàng được lấy ra. Người gắp
nguyên liệu đem cuộn giấy tới vị trí đặt cân, tại đây có máy quét RFID 04 để xác
định xem cuộn giấy đang cân có phải là cuộn vừa ra khỏi kho nguyên liệu hay
không, đồng thời camera 04 sẽ chụp lại ảnh. Tương tự cho cân cuộn giấy sau khi
sử dụng
- Đối với tình trạng 1 (đã dùng hết hoàn toàn) sẽ không cần cân và xếp thẳng
vào khu vực để lõi.
- Đối với tình trạng 2 (chưa dùng hết) thì cần phải cân ngược lại và đi vào
khu vực được chụp lại và di chuyển vào khu vực xếp của các cuộn dở. Đồng
thời, khi đi qua cân, máy in sẽ in giấy có thông tin niêm phong (xác nhận lại
một lần nữa các thông tin liên quan đến chủng loại, khối lượng còn lại của
cuộn giấy theo số liệu sẵn có từ hồ sơ của cuộn giấy). Sự chênh lệch giữa các
lần cân của cùng một chủng loại ra vào sẽ xác định khối lượng ( hoặc mét dài
giấy tiêu hao). Số lượng này sẽ đối chiếu với yêu cầu tiêu chuẩn của thành
phẩm, từ đó sẽ tự động xác nhận số lượng giấy bị hư hỏng trong quá trình sản
xuất ( được chuyển vào khu vực phế liệu)
4.2.3 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG, ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM
Sau khi các phôi thành phẩm được in hoặc chưa được in nhập kho thành phẩm
phải được dán mã từ băng và nhập vào bằng mã từ băng theo đơn hàng. Những
mã vạch này đã được đồng bộ với đơn hàng và chỉ lệnh sản xuất.
Sau khi dán mã vạch vào từng khối thành phẩm (khối nhỏ thành phẩm) thì được
nhập vào khu vực kho thành phẩm. Việc sắp xếp vị trí các thành phẩm theo thứ
tự ưu tiên để phục vụ xuất hàng cũng có thể linh hoạt.
Phôi khi ra khỏi máy sóng, máy in, ghim sẽ được tập kết tại 1 khu vực để kiểm
tra lại số lượng và chất lượng. Sau khi kiểm tra xong sẽ đem đến khu vực nhập
kho. Tại đây quản lý kho sẽ dán thẻ cho đơn hàng, bằng cách sử dụng máy đọc
cầm tay để quét thẻ RFID, thẻ RFID sẽ được nhận diện trong phần mềm, khi đó
camrera 05 sẽ chụp lại ảnh. Tiếp theo, quản lý kho sẽ lựa chọn đơn hàng, nhập
các thông số thêm nếu cần, lúc này phiếu nhập kho sẽ được điền đầy đủ thông
tin: thẻ RFID (có thể nhập nhiều), thông tin đơn hàng, thông tin thành phẩm và
các thông tin bổ sung nếu cần. Sau khi hoàn tất, đơn hàng sẽ được chuyển sang
kho, đi qua RFID 05 để báo hàng vào kho, đồng thời camera 06 sẽ chụp lại ảnh.
Khi hàng đưa từ kho sang khu tập kết hàng để giao sẽ đi qua RFID 06, khi đó sẽ
báo hàng được đưa ra khỏi kho để hàng và hiển thị lên màn hình.

You might also like