You are on page 1of 7

Danh sách nhóm:

Nguyễn Mỹ Phúc
Trần Lê Minh Hạnh
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Lê Ngọc Thuý Nhi
Lâm Lạc Hồng
Nguyễn Ngọc Minh Tâm

BÀI TẬP NHÓM


PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG

Câu 1. Nêu nội dung 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng: SCOR, GSCF
A. SCOR
SCOR là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Operation Reference).
Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng
của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động của chuỗi cung ứng.
Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều
công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành. Các
công cụ của SCOR tạo giúp cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.
Mô hình SCOR bao gồm 5 quy trình:
1. Plan (Lập kế hoạch):
+ Bao gồm:

❏ Dự báo nhu cầu

❏ Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi.


+ Mục tiêu là nhằm cân bằng, tính toán nhu cầu và khả năng cung ứng một cách tối ưu nhất.
2. Source (Mua hàng):
+ Là quá trình thu mua các yếu tố đầu vào để sản xuất.
+ Quy trình bao gồm:

❏ Lịch trình giao hàng; tiếp nhận, xác minh và chuyển giao sản phẩm, ủy quyền chi trả
nhà cung cấp.

❏ Xác định và lựa chọn nhà cung cấp khi không định trước

❏ Quản lý quy tắc kinh doanh, đánh giá hiệu suất nhà cung cấp và duy trì dữ liệu.

❏ Quản lý hàng tồn kho, vốn tài sản, sản phẩm đầu vào, mạng lưới nhà cung cấp, nhập
khẩu/ xuất khẩu, yêu cầu và các thỏa thuận cung cấp.
3. Make (Sản xuất):
+ Là quá trình biến đổi nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
+ Quá trình sản xuất bao gồm các hoạt động:

❏ Lịch trình hoạt động sản xuất, sản xuất và thử nghiệm, đóng gói, khu vực sản phẩm,
phát hành.

❏ Hoàn thiện kỹ thuật cho các sản phẩm theo đơn đặt hàng.

❏ Quản lý quy tắc, dữ liệu, hiệu xuất trong quá trình sản xuất, trang thiết bị, mạng lưới
sản xuất
4. Phân phối (Delivery):
+ Là quy trình vận chuyển - mô tả các hoạt động kết hợp với việc hình thành, bảo dưỡng
và đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của khách hàng.
+ Bao gồm:

❏ Tất cả các bước: quản lý đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng; định tuyến đường cho
lô hàng; phương pháp vận chuyển.

❏ Quản lý kho hàng: nhận, bốc dỡ hàng để cung cấp, vận chuyển hàng hóa.

❏ Nhận và kiểm tra hàng hóa tại nơi khách hàng yêu cầu (có thể bao gồm lắp ráp)

❏ Quản lý quá trình vận chuyển, hiệu xuất, thông tin hàng tồn kho, thành phẩm.
5. Thu hồi (Return):
Là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả các dòng hàng hóa, dịch
vụ cùng những thông tin liên quan từ điểm tiêu dùng trở về nơi xuất phát. Thu hồi giá trị còn lại
của hàng hoá, thải hồi một cách hợp lí, giảm chi phí, gia tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi
trường.
Các cấp độ của mô hình SCOR:
Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Ba cấp độ ban đầu – quy trình, quy
trình con, các hoạt động – được mô tả trong mô hình. Các quy trình hoạt động cụ thể, hay cấp độ
thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dòng chảy công việc, thường được chuyên biệt hóa tùy
theo chiến lược và yêu cầu cụ thể của từng công ty. Vì thế cấp độ 4 không được bao gồm trong tài
liệu xuất bản chính thức của mô hình SCOR.
Bắt đầu từ cấp độ 1 và kết thúc là cấp độ 3, nội dung của SCOR có thể dùng để chuyển chiến lược
kinh doanh của công ty thành cấu trúc chuỗi cung ứng phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cụ
thể. Trình tự sử dụng các cấp độ khác nhau của SCOR sẽ phụ thuộc vào xuất phát điểm và yêu cầu
kinh doanh cụ thể.
1. Mô hình SCOR cấp độ 1 - QUY TRÌNH:
- Xác định rõ ràng chiến lược của chuỗi, tập trung vào 5 quy trình chính là Plan, Source, Make,
Deliver, Return; định ra các chỉ tiêu hoạt động cho từng mảng của quy trình.
- Ở cấp độ 1, công ty cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh
doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng, v.v…) và với các đối tác chuỗi cung ứng. Từ đó, công ty
tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng.
- Cấp độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính (hoạch định (plan), mua hàng
(source), sản xuất (make), phân phối (delivery) và thu hồi (return).
2. Mô hình SCOR cấp độ 2 - QUY TRÌNH CON
Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn cấp
độ cao (ở mô hình SCOR cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng, bằng việc lựa chọn “gia
vị” cho hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối và thu hồi. Điều này được thực hiện thông qua
việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay còn gọi là các danh mục quy trình, dựa trên chiến
lược chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn danh mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 bởi
từng hạng mục yêu cầu các hoạt động cụ thể rất khác biệt.
Ở cấp độ 2, công ty cần tinh chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của mình và xác định
làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật (bao gồm nhà xưởng, máy móc,
trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin).
3. Mô hình SCOR cấp độ 3 - YẾU TỐ - QUÁ TRÌNH
SCOR cấp độ 3 là cấp yếu tố - quá trình, nghĩa là thêm chi tiết hoạt động cho SCOR cấp 2.
SCOR cấp độ 3 thường bao gồm những thông lệ kinh doanh cụ thể, các thước đo đính kèm, và
hướng dẫn về các thông tin kinh doanh cần thiết để hỗ trợ quá trình, đồng thời áp dụng những
nguyên tắc tinh gọn cơ bản, bao gồm việc giảm quá trình và tính phức tạp của hệ thống thông tin
(những lỗ hổng hệ thống, thiếu dữ liệu, sự liên kết không hiệu quả), tạo sự liên kết tốt hơn giữa
nhu cầu của khách hàng cuối cùng và việc sản xuất cuối cùng, giảm thời gian chờ đợi, hàng tồn
kho đi kèm và thời gian xử lí của khách hàng.

B. GSCF:
Diễn đàn Chuỗi Cung ứng Toàn cầu (GSCF) đã phát triển một định nghĩa về quản lý chuỗi cung
ứng (Cooper, M và cộng sự, 1997). GSCF định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là "sự kết hợp của
các quy trình kinh doanh chủ chốt từ người dùng thông qua các nhà cung cấp ban đầu cung cấp
sản phẩm, dịch vụ và thông tin làm tăng giá trị cho khách hàng và các bên liên quan khác".
Mô hình GSCF được xây dựng dựa trên 8 quy trình chủ chốt:
- Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management): cung cấp những cấu
trúc để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Quản lý dịch vụ khách hàng (Customer Service Management): quản lý những thoả thuận về
dịch vụ đối với khách hàng trong suốt thời hạn của họ.
- Quản lý nhu cầu (Demand Management): cung cấp một cấu trúc để cân bằng yêu cầu của
khách hàng với các khả năng của chuỗi cung ứng.
- Xử lí hoàn chỉnh đơn hàng (Order Fulfillment): xem xét tất cả các hoạt động cần thiết để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như thời gian phụ trội sẽ tăng tốc độ giao hàng và cho phép
công ty đáp ứng các yêu cầu của khách hàng đồng thời giảm được tổng chi phí phát sinh.
- Quản lý luồng sản xuất (Manufacturing Flow Management): xem xét tất cả các hoạt động
cần thiết để quản lý sự linh hoạt trong sản xuất và di chuyển các sản phẩm thông qua các nhà máy
trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý quan hệ nhà cung cấp (Supplier Relationship Management): cung cấp cấu trúc cho
các mối quan hệ với nhà cung cấp để phát triển và duy trì chúng. Xem xét tất cả các nhà cung cấp
và xác định các liên kết yếu có thể được cải tiến hoặc thay thế để đảm bảo dịch vụ tốt nhất từ các
nhà cung cấp.
- Phát triển sản phẩm và Thương mại hóa (Product Development and Commercialization):
tạo ra một cấu trúc cho sự phát triển của sản phẩm. Điều này sẽ mang lại những thị trường và sản
phẩm mới. Các sản phẩm này sẽ được thiết kế sao cho chúng không ảnh hưởng đến sản xuất sản
phẩm cốt lõi. Trong khi thời gian trôi qua trong quá trình sấy máy móc sẽ được sử dụng, hoặc là
làm ra hàng tồn kho hoặc một sản phẩm miễn phí.
- Quản lý thu hồi (Returns Management): bao gồm các hoạt động liên quan đến thu hồi, hậu
cần đảo ngược... Quy trình này có thể được đảm bảo bởi dịch vụ khách hàn để đảm bảo rằng khách
hàng hài lòng với sản phẩm.
Mỗi quy trình được quản lý bởi một nhóm chức năng bao gồm hậu cần, sản xuất, mua sắm, tài
chính, tiếp thị và nghiên cứu và phát triển. Hơn nữa, mỗi quy trình cũng được chia thành nhiều
tiểu ngành chiến lược, cung cấp kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện mô hình.

Câu 2. Sử dụng một trong hai mô hình trên để phân tích hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng của một sản phẩm/ một doanh nghiệp
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY COCA-COLA THEO MÔ HÌNH SCOR

A. Cấp độ 1
1. Plan (Lập kế hoạch):
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là điều rất quan trọng để có thể đảm bảo công ty hoạt động
một cách hiệu quả. Khi nhắc đến sự thành công của Coca-cola, không thể không phân tích những
kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Như chúng ta đã biết, hoạch định chuỗi cung ứng là
một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào của hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược,
nhu cầu, nguồn lực hiện tại chuỗi cung ứng. Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng khả thi
có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược kinh doanh.
- Bằng cách lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, Coca-Cola tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ
nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách
kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn
chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Một số công tác hoạch định mà công ty Coca-cola đã thực hiện gồm: Hoạch định chiến lược
nguồn cung; Hoạch định chiến lược sản xuất; Hoạch định chiến lược logistisc và giao hàng; Hoạch
định việc hoàn trả sản phẩm. Việc hoạch định tốt đã giúp Coca-cola trả lời được những câu hỏi:
Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?; Liệu có nên mở hay đóng cửa các trng tâm nhà máy
và trung tâm phân phối?; Liệu có nên thay đổi công suất vận hành?; Có nên thay đổi danh mục sản
phẩm?; Tự sản xuất hay thuê ngoài?; Có nên thuê ngoài hoạt động logistics?...
2. Source (Mua hàng)
Khi tiến hành sản xuất một sản phẩm bất kỳ, điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản
xuất. Công ty phải xác định kỹ càng rằng nguyên liệu đó bao gồm những gì, số lượng bao nhiêu,
chất lượng ra sao, và được cung cấp bởi ai…
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm Coca-cola bao gồm:
- Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất
nước Coke.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao.
- Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty Coca-cola. (công ty
Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước Coca-cola).
- Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để
bảo quản và tiêu thụ nội địa.
3. Make (Sản xuất)
Sau khi đã chọn được các nhà cung cấp, Công ty sẽ lập lịch trình sản xuất và sản xuất. Việc
lập lịch trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuất ra bao nhiêu thùng coca qua việc
dựa vào nhu cầu tinh về sản phẩm này (nhu cầu tinh là nhu cầu thực tế của sản phẩm, nó có được
qua việc dự báo và số liệu về đặt hàng của khách hàng).
Sau đây là sơ lược về qui trình sản xuất sản phẩm Coca-cola :
- Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo
ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này.
- Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quan sát” này sẽ
kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất, màu sắc điều khiển bằng laser,
hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận
sau máy rửa được điều khiển bởi một PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua
PROFIBUS-DP và điều khiển vận tốc của băng tải sử dụng bộ truyền động thay đổi vận tốc được.
Sau khi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biến dạng, rò rỉ,
hỏng ren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trong khi di chuyển sử dụng hệ
thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận điền đầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển
vận tốc chu trình của toàn bộ nhà máy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền
với 154 trạm điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm
thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà không bị dòng
xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độ dẫn xuất của sản phẩm.
- Sau đó các chai được đưa đi dán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng gói, sản phẩm
hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng.
- Sản phẩm chất lượng cao được bảo đảm bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, một thiết bị pha trộn
thông minh, một nhà máy cácbon hóa cho việc làm giàu CO2 và bộ thu thập dữ liệu sản xuất trung
tâm (PDA). Sau khi xử lý nước bằng màn lọc (lọc cacbon hoặc tính) và làm giàu với cacbon đioxit,
tất cả thức uống được thêm vào si rô hoặc đường được trực tiếp pha trộn và điều khiển xử dụng
phương pháp “ trực tiếp” để tránh việc lưu trữ trung gian các thức uống thành phẩm.Tất cả các dữ
liệu sản xuất được gửi đến bộ PDA và có thể được xem xét tại một PC tại phòng giám sát chất
lượng bởi người quản lý.
4. Delivery (Phân phối)
Sản phẩm của Coca-cola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Hà Nội. Ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba
miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát khâu
phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần
hơn Coca-cola. Vì thế Coca-cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các
quán cafe, nước giải khát nhà hàng… Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như:
tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…
Sản phẩm Coca-cola được bày bán tại các điểm bán trên khắp cả nước cá siêu thị, các cửa hàng
nhỏ lẻ.
Trên thế giới cá khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-cola và mỗi ngày trên thế giới
có khoảng 1 tỷ suất Coca-cola được tiêu thụ. Ở Việt Nam có 3 nhà máy đóng trai trên toàn quốc
và số điểm bán hiện có trên thi trường khoảng 130 000 điểm bán.( năm 2008).
Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản
phẩm Coca-cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-cola bao giờ cũng được
bày ngang tầm mắt hoặc ngày trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để
có được vị trí ưu thế như vậy Coca-cola cũng phải bỏ ra một hoản chi phí không nhỏ chút nào.
5. Return (Thu hồi)
Một số lượng lớn vỏ chai, két nhựa Coca-cola sau khi khách hàng sử dụng đã được được thu gom
lại để xử lí và tái sử dụng nhằm giảm chi phí. Một lí do khác của việc thu hồi là vì áp lực của cộng
đồng, của chính quyền và xã hội buộc Coca-cola phải có trách nhiệm thu gom để tiêu hủy chúng
theo cách an toàn nhất cho môi trường. Người bán hàng phải có trách nhiệm thu hồi lại bao gói
này để sử dụng lại hay tiêu hủy chúng. Các vỏ dùng để chứa đựng sản phẩm nước uống sau khi sử
dụng phải thu hồi về không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tái sử dụng chúng để tiết kiệm chi phí.
Coca-cola đã và đang thực hiện công việc thu hồi các vỏ chai, các két nhựa đựng chai để tái sử
dụng, tổ chức thu gom để đảm bảo phục vụ cho việc đóng hàng đầy đủ, kịp thời với chi phí tái chế,
tái sử dụng thấp hơn chí phí sản xuất mới.

B. Cấp độ 2:
5 quy trình trong cấp độ 1 được chia thành 21 mục bao gồm lập kế hoạch, thực hiện hay hỗ trợ.
- Hoạch định: là quá trình gắn kết các nguồn lực của Coca-cola VN để đáp ứng nhu câù và kỳ vọng
làm sao cho cân đối cung và cầu, vạch định thời gian hoạch định định kỳ cho những lần sau…
- Thực hiện: quá trình được khởi sự bởi hoạch định hay nhu cầu thực tế bởi các yếu tố đầu vào
như: lập lịch trình sản xuất, biến đổi sản phẩm, chuyển sản phẩm sang quá trình tiếp theo.
- Hỗ trợ: quá trình chuẩn bị và duy trì quản lý thông tin cùng các mối quan hệ.
Công ty cần phải chọn ra 1 trong 4 quá trình để cho các dòng chảy thông tin được xuyên suốt cùng
các kế hoạch hoạch định được lập 1 cách thống nhất. Để làm đc như vậy công ty cần phải trao đổi
thông tin, nối mạng trực tiếp tới các nhà cung cấp; ấn định số lượng hàng cần nhập và cung cấp
dữ liệu cho nhà cung cấp, thiết lập các hoạch định định kỳ để chuỗi cung ứng diễn ra hoàn hảo
hơn.

C. Cấp độ 3
Xây dựng các chi tiết, các hoạt động để xây dựng để xây dựng cấp độ 2 phù hợp với chiến lược
kinh doanh của công ty Coca-cola, đồng thời có thể đo lường các hoạt động mục tiêu của công
ty. Qua việc đo lường, Coca-cola có thể có một cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của
công ty, từ đó điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, ví dụ như phát triển thêm hệ thông tin kinh
doanh cần thiết để hỗ trợ quá trình, giảm quá trình và tính phức tạp của hệ thống thông tin
(những lỗ hổng hệ thống, thiếu dữ liệu, sự liên kết không hiệu quả), tạo sự liên kết tốt hơn giữa
nhu cầu của khách hàng cuối cùng và việc sản xuất cuối cùng, giảm thời gian chờ đợi, hàng tồn
kho đi kèm và thời gian xử lí của khách hàng.

You might also like