You are on page 1of 67

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ HOA

Lớp : Kinh Tế Ngoại Thương 6

Mã sinh viên : 213131101514

Môn : Kinh Tế Ngoại Thương

Giáo viên môn : Nguyễn Thị Thu Thủy


1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNG HÀNG NGHIÊN CỨU

1.1 Mây tre đan là gì?


Mây tre đan là tên gọi tắt được dùng để gọi tên những vật dụng được làm từ 2 chất
liệu chính là mây và tre, đôi khi bao gồm cả nứa. Cây mây, cây tre hay cây nứa là
những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và rất an toàn
cho người sử dụng. Tận dụng tính dẻo dai của các loại cây này, những người thợ
thủ công đã sơ chế chúng và đan (kết lại) thành các vật dụng hữu ích trong cuộc
sống. Hiện nay những sản phẩm từ mây tre đan rất phong phú: bàn, ghế, chụp đèn,
khay, nệm,… phục vụ cuộc sống ngày một tiên tiến hơn.

Nghề mây tre đan đã được ông cha ta phát triển từ hàng ngàn năm trước. Đi cùng
với năm tháng lịch sử của đất nước, những vật dụng trong nhà của người Việt đã
dần dần chuyển từ đồ mây tre nứa sang các chất liệu khác như sắt, nhôm, nhựa,…
Đến nay, các làng nghề mây tre đan nước ta chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu.
Văn hóa tiêu dùng của người dân châu Âu, châu Mỹ thích sử dụng các vật liệu tự
nhiên thân thiện môi trường, giảm sử dụng đồ nhựa và các vật liệu độc hại khó
phân hủy. Trong khi đó, cơ bản nghề mây tre đan gần như đã bị xóa sổ ở các quốc
gia phát triển như Đức, Ý, Pháp… do không thể ứng dụng dây chuyền công nghiệp
để cơ giới hóa. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống
tại Việt Nam.

1.2 Thực trạng ngành mây tre đan Việt Nam


Các sản phẩm mây tre đan được sản xuất tại Việt Nam nằm rải rác khắp cả nước.
Số làng nghề mây tre đan chiếm khoảng 24% trong tổng số hơn 5000 làng nghề
của nước ta. Miền Bắc và miền Trung tập trung vào các sản phẩm mây tre đan và
cói, trong khi khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều loại lục bình và lá. Lĩnh vực
này không chỉ đóng góp giá trị xuất khẩu mà còn góp phần giải quyết việc làm cho
nhiều lao động nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.1 Mây tre đan xuất khẩu


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hàng mây tre đan của Việt Nam đã xuất khẩu
sang 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 200
triệu USD/năm, chiếm 14% tổng kim ngạch cả nước. Trong đó, HS 460219 (mây
tre, đan lát và các mặt hàng khác làm trực tiếp từ thực vật), HS 940389 (đồ nội thất
bằng mây tre đan) chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này.

Tuy nhiên, theo thống kê của Trademap (hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về thương
mại của các nước), thị phần của mây tre đan Việt Nam trên thị trường thế giới vào
khoảng 3,73%. Trong đó, thị trường chính của mây tre đan Việt Nam là Mỹ chiếm
20%, Nhật Bản chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu.

Nhưng cơ hội phát triển thị trường mới cho mây tre đan Việt Nam trong thời gian
tới là rất khả quan. Một số thị trường mới nổi như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga,
Úc… đang nhập khẩu nhiều mặt hàng mây tre đan từ Việt Nam. Trong đó, nhập
khẩu hàng mây tre đan của Tây Ban Nha vào Việt Nam tăng bình quân 13,2% một
năm, Trung Quốc tăng bình quân 40% một năm.

1.2.2 Mây tre đan nội địa:


Thị trường nội địa có mức tăng trưởng nhanh trong khoảng 6-10 năm trở lại đây,
hơn 15%, chủ yếu phục vụ cho ngành nội thất gia dụng, khách sạn, resort. Ngoài
ra, đối tượng khách hàng là khách du lịch quốc tế cũng được các doanh nghiệp
quan tâm.

Tiềm năng tiêu thụ tại thị trường trong nước đối với sản phẩm mây, tre, cói là rất
lớn, nhưng thực tế thị phần hàng mây, tre tại thị trường nội địa còn khiêm tốn.
Nguyên nhân, một phần là do các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu tập trung sản
xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống phân phối tại thị trường nội địa
còn ít, manh mún, thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được chuỗi giá trị.

1.3 Thách thức từ hội nhập đối với ngành mây tre đan Việt Nam
Cũng giống như các ngành hàng khác, khi các FTA được ký kết, hàng rào thuế
quan được dỡ bỏ, thuế quan về 0, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Sản
phẩm mây tre đan được yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, phải đáp
ứng các hàng rào kỹ thuật về chất lượng mà các nước đặt ra.

Chẳng hạn, để vào được thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan
của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn
theo Đạo luật Hóa chất REACH. Luật này được áp dụng tại 27 quốc gia EU, với
mục đích đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường bằng cách
áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm của các chất được sử dụng
trong sản phẩm.

Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở kinh doanh mây tre đan vẫn ở quy mô nhỏ. Trên 80%
đơn vị sản xuất không đủ vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
Phần lớn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm thấp. Hơn nữa, sản phẩm thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế khả năng cạnh
tranh cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để phát triển ngành mây tre đan một cách bền
vững, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề, người dân, doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước nhằm quy hoạch đồng bộ các vùng nguyên liệu, xây dựng các trung
tâm cho chế biến, bảo quản nguyên liệu và đổi mới mẫu mã sản phẩm.

Đại diện Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN & PTNT) khẳng
định, nếu có chiến lược và cơ cấu sản phẩm hợp lý, chúng ta có thể đạt được 8-
10% thị trường và ngành hàng thế giới. Chế biến mây có thể đạt 1 tỷ USD trong
tương lai. Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng mặt hàng tre thay thế gỗ trong sản
xuất đồ gỗ – mặt hàng ngày càng được ưa chuộng, bởi độ bền không thua gỗ mà
giá lại rẻ hơn rất nhiều. Nhưng trên thị trường toàn cầu, các sản phẩm đồ nội thất
bằng tre mới chiếm 3% thị trường đồ nội thất.
1.4 Khó khăn trong sản xuất khẩu
+/ Nguồn nguyên liệu không chủ động
Hiện nay, cả nước có 723 làng nghề chế biến mây, tre đan và hơn 1.000 doanh
nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, thu hút 342.000 lao động.
Mặc dù có số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất đông đảo và kim ngạch
xuất khẩu tăng mạnh, nhưng thị phần xuất khẩu của ngành mây tre Việt Nam mới
chỉ chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới. Trong khi quy mô thương mại sản
phẩm mây tre đan toàn cầu lên tới 14-15 tỷ USD, ngành mây tre đan Việt Nam vẫn
ì ạch ở giá trị xuất khẩu vài trăm triệu USD mà chưa thể tiến được vào câu lạc bộ 1
tỷ USD như các ngành hàng nông lâm thủy sản khác.

Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, luồng, song mây
nhưng hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhóm nguyên liệu này cho sản xuất chế
biến từ một số nước trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hàng
năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 900 triệu cây tre nứa cho các mục đích khác nhau,
dự kiến năm 2020 là 1 tỷ cây. Việt Nam hiện có xấp xỉ 1,5 triệu ha tre nứa với trữ
lượng ước tính khoảng 6 tỷ cây. Tuy vậy, phần lớn diện tích tre nứa này là rừng
phòng hộ, rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn, không được khai thác. Diện tích tre
trồng sản xuất cả nước hiện có khoảng 85.000 ha, trữ lượng 350 triệu cây, mới chỉ
đáp ứng được 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan.

Trong vài năm trở lại đây, việc thu mua nguyên liệu đã trở nên nan giải vì những
vùng rừng cung cấp nguyên liệu ở Đồng Nai, Bình Thuận… người dân chặt phá
làm rẫy. Giá mua nguyên liệu ngày càng tăng, chi phí vận chuyển cao, nguồn
nguyên liệu cung cấp thiếu chủ động…đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, giá bán
và khả năng cạnh tranh.

+/ Cơ sở vật chất còn hạn chế


Các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh
nghiệp cả nước. So sánh với các ngành khác ngành khác như xây dựng, thương
mại,… thì các doanh nghiệp mây tre đan còn quá nhỏ bé.
Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành này vẫn phát triển ở quy mô nhỏ. Trên 80%
các cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.
Do thiếu mặt bằng sản xuất nên nhà xưởng vẫn còn mang tính chất tận dụng chứ
chưa hình thành một hệ thống sản xuất.

Thực tế sản phẩm mây tre đan là đồ thủ công cần được bảo quản tốt trong khi nhà
xưởng nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến chất luộng sản phẩm. Trái ngược với đó, các
doanh nghiệp nước ngoài lại có cơ sở vật chất rất tốt. Khiến chúng ta bị cạnh tranh
về chất lượng sản phẩm rất nhiều.

+/ Mẫu mã chưa đa dạng


Việt Nam ta có lợi thế là nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao, có năng khiếu
trong đan lát. Tuy nhiên để cạnh tranh với nhiều nước xuất khẩu mây tre đan khác
trên thế giới, chúng ta vẫn còn hạn chế về mẫu mã sản phẩm.

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhận sản xuất các đơn hàng
mây tre đan theo mẫu mã của nước ngoài. Chủ yếu là gia công theo mẫu của họ
nên thường bị ép giá. Trong khi các nước xuất khẩu khác họ liên tục thay đổi mẫu
mã, cung cấp mẫu đẹp thu hút khách hàng. Điều này khiến khách hàng tự tìm đến
sản phẩm của họ thay vì phải đi chào bán.

Đó là chưa kể những doanh nghiệp, làng nghề chủ yếu xuất khẩu hàng qua các
doanh nghiệp trung gian trong nước. Vì vậy, lợi nhuận sản xuất từ mây tre đan của
các doanh nghiệp không cao, thu nhập của người lao động còn thấp.

+/ Khả năng tiếp cận thị trường yếu


 Trong nước:
Hệ thống thị trường trong nước chưa ổn định, nhiều người chưa biết bán sản phẩm
cho ai, hàng hóa bị tồn đọng, luân chuyển chậm… Ở các vùng nông thôn người
dân ít có cơ hội tiếp cận với những mặt hàng mới, hiểu biết tiêu dùng mới….
 Xuất khẩu:
Việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ quốc tế tốn kém, các doanh nghiệp ít có
kinh nghiệm tìm hiểu thị trường nước ngoài và còn gặp nhiều khó khăn trong việc
thông thạo các công ước quốc tế, hiểu biết nhu cầu thị trường, cách tiếp cận với
các đối tác nước ngoài, nghệ thuật buôn bán và kinh nghiệm tạo nên cơ chế ràng
buộc các đối tác về thanh toán trả tiền mua đúng hạn. Các doanh nghiệp trong
nước chưa được gắn kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với đối tác nước
ngoài, mọi quan hệ đều ở mức riêng rẽ, mạnh ai nấy được nên không có sức mạnh
lớn trong cạnh tranh.

2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Thông Tin Cơ Bản CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ VẠN XUÂN

Địa chỉ trụ sở chính: 17 Trần Hưng Đạo - TP.Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình Điện
thoại/Fax: 052.6251106 Đại diện bởi: ông Trang Hiếu Tường; Chức vụ: Giám đốc
điều hành Sinh ngày: 25/10/1973; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam CMND số:
194137686 do Công an tỉnh Quảng Bình cấp ngày 13/4/2005. Công ty TNHH xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 3100673660 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình
cấp ngày 08/12/2010.

2.1.2 Ngành Nghề Sản Xuất Kinh Doanh Chính

Stt Tên ngành Mã ngành


1 Trồng rừng và chăm sóc rừng 0210
2 Khái thác gỗ 0221
3 Khái thác lâm sản khác trừ gỗ 0222
4 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ lâm sản khác 0230
5 Sản xuất mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ 1610
6 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác 1621
7 Sản xuất bao bì bằng gỗ 1623
8 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, 1629
nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
9 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 3100
10 Sản xuất đồ chơi, trò chơi 3240
11 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu 3290
12 Đại lý, mô giới, đấu giá 4610
13 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649
14 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và 4753
sàn trong các cửa hàng chuyên doanh
15 Bán lẻ gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất 4759
tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình chưa
được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
16 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dừng 4663
17 Bán buôn thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao trong các 4763
cửa hàng chuyên doanh
18 Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên 4764
doanh

1.3 Khái quát những hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty trong thời
gian qua

Trước khi Công ty Vạn Xuân chính thức được thành lập, Ban sáng lập của công ty
đã tiến hành nhiều hoạt động để đánh giá, nắm bắt tình hình và chuẩn bị đầu tư,
bao gồm những nội dung liên quan dưới đây:

1. Điều tra, khảo sát thị trường quốc tế và thị trường trong nước đối với các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, các mặt hàng mây tre đan nói riêng; đồng thời,
tìm kiếm các nhà nhập khẩu nước ngoài về các mặt hàng mây tre đan.
2. Khảo sát, tìm hiểu để nắm bắt thực trạng sản xuất, cung ứng nguyên liệu thô,
nguyên liệu mây tre qua sơ chế; tình hình tổ chức sản xuất, cung ứng các sản phẩm
mây tre đan tại các làng nghề, các tổ hợp tác và các doanh nghiệp ở trong tỉnh và
các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Trị và TT – Huế.

3. Khảo sát, thiết kế các mẫu sản phẩm hàng mây tre mới; tổ chức các cuộc thi tay
nghề tại các làng nghề, các đơn vị sản xuất hàng mây tre đan trong tỉnh để gia công
hàng mẫu phục vụ chào hàng và hội chợ Quốc tế.

4. Tham gia hội chợ Quốc tế Life Style 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh trong
tháng 4/2011, gồm 2 gian hàng với hơn 20 loại sản phẩm hàng mây, tre đan được
gia công tại các đơn vị đối tác cung ứng trong tỉnh và TT – Huế.

2.2.2 Chức Năng Nhiệm Vụ Của Các Phòng Ban

* Phòng kinh doanh:

+ Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu cầu mặt
hàng,về nguồn hàng,tình hình sản suất,giá cả và các biến động.

+ Xác nhận kế hoạch kinh doanh hàng năm,6 tháng,đề suất các phương án kinh
doanh,liên doanh liên kết tiêu thụ hàng hóa và phối hợp thực hiện các phương án
đó sau khi đã được Công ty phê duyệt.

+ Giúp Giám đốc tỗ chức xây dựng kế hoạch xuất - nhập khẩu,các kế hoạch
thâmnhập thị trường mới,mở rộng thị trường truyền thống.

* PHÒNG TÀI VỤ/ HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ:

- Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động hành chính, quản lí tài sản và
nhân sự, tiền lương. Phối hợp với các phòng chức năng để quản lí và điều hành
hoạt động của Công ty theo đúng định hướng và kế hoạch.

- Tham mưu qiúp giám đốc về công tác hành chính quản trị cụ thể:

+ Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự cơ quan + Làm tốt
văn thư,lưu trữ , quản lý dấu công ty , dấu chức danh.
+ Quản lý nhà khách, đảm bảo các yêu cầu vật chất cho công tác điều hành hàng
ngày. + Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cơ quan. Thực hiện theo dõi tình
hình hoạt động kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính và các nghiệp vụ tài
chính kế toán khác. Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tài sản, hàng hoá, giám sát thu
chi tại Công ty.

- Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp xây xây dựng kế hoạch tài chính toàn
công ty và kế hoạch từng đợn vị thành viên . - Thanh toán tiền hàng với bạn hàng
trong nước và nước ngoài. - Giám sát sử dụng vốn của các đơn vị đôn đốc thu hồi
vốn, lãi tiền vay.

- Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đề xuất Giám đốc khen
thưởng. - Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị sử dụng vốn
sai mục đích, làm thất thoát vốn.

* BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI NHÀ MÁY:

- Trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm để cung cấp trên thị trường. - Có nhiệm vụ
thu mua, tìm kiếm nguồn hàng các mặt hàng truyền thống như mây tre , hàng thủ
công mỹ nghệ ...

- Hợp tác chặt chẽ với các phòng ban khác có liên quan về thu mua tiêu thụ các sản
phẩm mà công ty kinh doanh

* BỘ PHẬN THIẾT KẾ VÀ ĐÀO TẠO:

- Tổ chức giới thiệu các mặt hàng ra nước ngoài, mở rộng hợp tác kinh doanh với
các bạn hàng và khách hàng.

- Thiết kế mẫu mã sản phẩm

4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU


NGOẠI THƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC TA

Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và
hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường
xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt
động xuất khâu của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận
diện các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác động của chúng đến hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp.

1.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước.

1.1.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng
nằm bên trong đất nước nhưng không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các
nhân tố đó là:

- Chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt
động xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt
doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp
phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một
chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp
hơn với nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của
thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ
thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia
hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương. Việc khuyến khích
hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến
việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu.. Bởi vì,
việc tự do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hạ gia, chẳng hạn
như việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, các
sản phẩm là vũ khí...

- Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng
nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt
động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến
việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ
xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ
giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp không nên
xuất khẩu. Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải được cơ chế điều
hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng
ngày.

- Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn
hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với
khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài
hay không. Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh
nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế. Nếu một đất nước có trình độ khoa
học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng,
chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả
phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia
hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng
loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng
xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản
xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng
chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại
thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một
mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng
chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu
hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt
hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi
doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ
số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự
cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại
thương hiện nay.

- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về
cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao
thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể
tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của
doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa
mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu biết về nó.

1.1.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Đây là nhân tố thuộc về doanh
nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hướng tích cực
nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố sau:

- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh
nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của
ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh
doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của
thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

- Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong
doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc
của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất
khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả
kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc
mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác
động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến
lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản
còn phù hợp (đúng hướng) sẽ phát triển tốt.

1.2 Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý. Vị trí địa lý cũng như nguồn tài
nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên ban cho, thông qua đó các nước khai
thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu. Nguồn tài nguyên thiên là một trong
những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng
để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng , quy mô hàng xuất khẩu của
quốc gia. Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự
phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia.

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân
công lao động quốc tế , hoặc thuúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch , vận tải ,
ngân hàng…

2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.

Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các
nhân tố sau:

- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu
và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của
thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình
hình lạm phát, tình hình lãi suất. Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện
ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối
kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội
của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó
ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng
đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu và sức mua của khách hàng. Chính sách thương mại của các quốc gia
có thị trường xuất của doanh nghiệp: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quôc gia có chính sách
thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị
trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngược laị, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ
tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường
này. Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các
công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất
khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi
muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới.

Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị
trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ
thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động
của tình hình kinh tễ- xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối
với hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực
tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các
nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về
chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái
kinh tế...của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp xuất khẩu ở nước ta

5 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT


NAM ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG (MẶT HÀNG)

1. Đối với nước ta: Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại, xuất khẩu đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự tăng
trưởng kinh tế đòi hỏi các điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ. Song
hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển đều nằm trong tình trạng thiếu
vốn, thiếu công nghệ và thừa lao động. Những yếu tố cơ bản này trong nước chưa
có khả năng đáp ứng thì buộc phải nhập khẩu từ bên ngoài song muốn nhập khẩu
được thì phải có ngoại tệ. Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý
nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Công tác
xuất khẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do:

+Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá đất nước. Công nghiệp hoá với những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên, công nghiệp hoá đòi hỏi phải
có số lượng lớn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể tập trung từ các hình thức như: Đầu tư nước ngoài,
vay nợ, viện trợ, thu từ xuất khẩu…Các nguồn này tuy quan trọng nhưng sẽ phải
trả dù bằng cách này hay cách khác. Như vậy, nguồn vốn quan trọng cho nhập
khẩu phần lớntrông chờ vào xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ
tăng trưởng của nhập khẩu.

Ở những nước kém phát triển với một nguyên nhân chủ yếu là thiếu tiềm lực về
vốn trong quá trình phát triển, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở
chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế
chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng trả nợ của đất
nưóc, trong đó họ rất chú trọng tới hoạt động xuất khẩu.

+ Hai là, xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất
cả các nước kém phát triển. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối
với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội địa. Trong trường
hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ
tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra ” của sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở
quy mô nhỏ và tăng trưởng chậm.
- Coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểmnày
còn tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển,
thể hiện ở chỗ: Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Ví dụ: Khi phát triển ngành dệt phục vụ xuất khẩu thì các ngành chế biến nguyên
liệu như: bông, may mặc… cũng có cơ hội phát triển theo. Xuất khẩu tạo điều kiện
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất. Xuất khẩu là
phương tiện quan trọng để tạo ra vốn và thu hút khoa học công nghệ mới từ các
nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo ra năng lưc sản xuất mới

Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia. Khoa học ngày càng phát triển thì phân công lao động
ngày càng sâu sắc. Ngày nay, với một loại hàng hoá người ta có thể thiết kế ở nước
thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp đặt ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và
thanh toán cũng có thể ở nước khác. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở một nước
nhưng có thể tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của
hoạt động xuất khẩu đối với chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho các quốc
gia tiến hành chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Với các đặc điểm của đồng tiền
thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng dự
trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp,
thì đó là nhân tố tác động rất tích cực tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền
sản xuất trong nước phát triển. Thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là
những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động. Hoạt động xuất khẩu với
nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự phát triển của phân công lao động
quốc tế. Vì vậy, nó đã chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối
ngoại và thực hiện những chức năng cơ bản sau đây:

- Lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.

- Tạo các nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ để phục vụ cho sự
phát triển của đất nước. Xuất khẩu hàng hoá mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước,
là nguồn vốn quan trọng cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong khi
đó, nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.

- Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và tổng
thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ. - Xuất khẩu
còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra một mội trường kinh doanh
thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của một
quốc gia.

+ Ba là, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của
cuộc sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu
dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.

+ Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá
trình phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính
trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh. Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra động
lực cần thiết giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên
tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quả trình phát triển kinh tế.

2. Đối với Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mây tre Vạn Xuân Thông qua
xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới.

Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả
năng sản xuất của mình. Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh,
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút
được nhiều lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập
khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi
trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

3. Số liệu xuất khẩu mây và tre của Việt Nam

Sản phẩm mây tre Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu, đến nay đã vươn ra 120 quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu về kim nghạch xuất khẩu hàng mây tre lá,
thảm, cói của Việt Nam trong 5 năm gần đây được trình bày Biểu đồ 2. Theo đó
cho thấy, kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 205,6 triệu USD trong vòng 5 năm
qua, tăng so với giai đoạn 2002 – 2006 nhưng không có chiều hướng tăng cho thời
gian tới.

theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói,
thảm trong tháng 12/2020 đạt mức cao kỷ lục, đạt 68,69 triệu USD, tăng 21,2% so
với tháng 11/2020; tăng 34,4% so với tháng 12/2019. Tính chung trong năm 2020,
xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 610,69 triệu USD, tăng 26,3% so với
năm 2019.
Khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra không ít
cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ nói
riêng. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có biết tận dụng những cơ hội này để phát triển hay
không. Thị trường của những sản phẩm này ngày càng được mở rộng, đặc biệt là
thị trường nước ngoài. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với
những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ
những nguyên liệu tự nhiên. Thị trường lớn, giá cả hợp lý, khả năng luân chuyển
vốn nhanh là những thuận lợi rất lớn cho sản xuất. Đó là một triển vọng về phát
triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nước ta.
*Thuế đối với mặt hàng mấy tre đan

Cụ thể, cơ sở sản xuất hàng mây tre được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối
với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong nước chưa sản
xuất được theo danh mục do Bộ Công hương ban hành. Cơ sở sản xuất, kinh doanh
hàng mây tre mới đi vào hoạt động được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định hiện hành; Mây, tre khai thác từ rừng tự nhiên chịu thuế suất
thuế tài nguyên 10%. Hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác mây, tre từ rừng tự
nhiên để phục vụ sinh hoạt được miễn thuế tài nguyên theo quy định; Hỗ trợ 100%
kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm giống mây tre mới.
 
Theo Nghị định của Chính phủ, khi trồng mây, tre phân tán trong vùng quy hoạch
phát triển nguyên liệu mây, tre thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân
cư thôn được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống lần đầu, mức hỗ trợ cụ thể do
UBND cấp tỉnh quyết định theo giá cây giống hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện nghiên cứu và thử
nghiệm giống mây tre mới; tổ chức khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống tre nhằm
tuyển chọn các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu
giống mây tre; ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các
khâu bảo quản, chế biến mây tre.
Cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng mây tre có dự án đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu, sản xuất hàng mây tre được Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công
nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do
doanh nghiệp chủ trì thực hiện; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện
dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang
thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí)./.
6 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA NƯỚC
ĐỐI TÁC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG (MẶT HÀNG)

Như chúng ta đã biết, bất kì một công ty nào muốn mở rộng thị trường, đặc biệt là
xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài thì luôn cần nghiên cứu và lựa chọn
cho nình một thi trường mục tiêu, công ty chúng ta cũng không ngoạilệ.Và thị
trường mà công ty lựa chọn là CHLB Đức.Tiềm năng của thị trường này đối với
các doanh nghiệpViệt Nam rất to lớn. CHLB Đức là một trong những nước có mức
thu nhập bình quân đầu người cao và phát triển vàobậc nhất trên thế giới, đặc biệt
những năm gần đây CHLB Đức có rất nhiều chương trình nhằm hỗ trợ sự phát
triển khu vực kinh tế tư nhân của nước ta.Hiện nay, thị trường Đức rất sôi
động.Thông qua thị trường này chúng ta có thể tiếp cận thị trường các nước Đông
Âu, một thị trường đầy tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ. Đồng thời , có thể tận dụng
được ngày càng nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức Đức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.Ở Đức, những nhà kinh doanh tổ chức ra hiệp hội của riêng mình và hiệp hội
ấy có quyền quyết định vận mệnh phát triển của các thành viên hiệp hội.Trung tâm
xúc tiến thương mại của hội donah nghiệp vừa và nhỏ Việt –Đức tại Đức là cầu nối
giao lưu hàng hóa, công nghệ giữa hai nước:thứ nhất là tổ chức tiếp cận, tiếp thị
những hàng hóa của chúng ta; thứ hai là tổ chức trực tiếp đi vào thị trường. Làm
được hai việc này là chúng ta đã vào được thị trường và biếtmình là ai, biết hàng
hóa của mình ở vị trí nào, đối tác của mình cần gì.Vì nếu sản xuất hàng hóa theo
chủ quan của

chúng ta trong khi văn hóa tiêu dùng của thị trường lại khác thì chắc chắn sẽ
không hy vọng bán được hàng.Đức thuộc liên minh châu Âu ( EU ) nên khi đã vào
được thị trường Đức thì hàng hóa của công ty sẽ di chuyển được trên khắp EU vì
các nước này cùng có chung một địnhchế thương mại.Giữa Đức và Việt Nam có
quan hệ truyền thống đoàn kết lâu dài: Việt Nam là nước có người nói tiếng Đức
nhiều nhất tại Đức, chúng ta cũng có rất nhiều người Việt Nam nói tiếng Đức làm
việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường học, nhà máy, các cơ quan nhà
nước của Đức. Đó chính là cầu nối rất thuận lợi trong kinh tế Việt-Đức.Hai nước
còn thuộc hai trung lâm lớn ( Việt Nam ở trung tâm châu Á, Đức ở trung tâm châu
Âu). Nếu Việt Nam vào được Đức sẽ đi khắp châu Âu và ngược lại Đức vào Việt
Nam thì có thể đi khắp Đông Nam Á.Với những điều kiên trên cho thấy Đức là
một thị trường rất tiềm năng
1. Mô tả thị trường Đức:
1.1 Giới thiệu chung:
CHLB Đức nằm ở khu vực Trung Âu, giáp biển Bantíc và biển Bắc, nằm giữa Hà
Lan và Ba Lan, và giáp phía Nam Đan Mạch. Nước Đức có vị trí chiến lược thuộc
vùng đồng bằng Bắc Âu và nằm trên đường vào biển Bantíc.Khí hậu ở
Đức rất đa dạng. Thời tiết dễ chịu nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ có thể
lên tới 30oC, không có mùa mưa.
Thời tiết mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 khoảng 0 oC vàlạnh hơn. Ở vùng phía
Đông và Nam thường có tuyết rơi. Mùa hè khoảng 20oC, mưa quanh năm. Tổng
diện tích là 357.021 km² với dân số khoảng 82.431.390. Trong đó, từ 014 tuổi chỉ
chiếm 14,4% (nam 6.078.885/ nữ 5.766.065); từ 15-64 tuổi chiếm tới 66,7% (nam
28.006.268/ nữ 27.003.958); trên 65 tuổi chiếm18,9% (nam 6.359.776/ nữ
9.216.438) (ước năm 2005). Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 0%
(ước năm 2005), Đức là một quốc gia có dân số già với tỷ lệ trẻ em sinh ra thấp
hơn tỷ lệ tử (8,33 trẻ em/1.000 dân thấp

1.2 Chính sách thuế và thuế suất:


a) Thuế nhập khẩu
Hầu hết các loại thuế nhập khẩu vào Đức đều theo thuế suất của hiệp định ưu đãi
thuế quan MFN. Thuế suất cao hơn áp dụng cho các mặt hàng: dệt may, ô tô, thiết
bị điện gia dụng, ngũ cốc, thịt, bơ sữa, rượu, giầy dép, cao su, nhựa và kim loại.
b)Phương pháp định giá tính thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá
CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu
tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các chi phí (đóng gói, làm thủ tục xuất khẩu,
nộp thuế xuất khẩu (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo
hiểm...).
b) Các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng (VAT) Hàng hóa nhập khẩu vào Đức thường phải chịu thuế
giá trị gia tăng. Thuế suất này khác nhau đối với từng loại hàng và nước xuất khẩu.
Trong quy định về miễn thuế giá trị gia tăng thì hàng mẫu, hàng quảng cáo cho hội
chợ hay triển lãm… (nói chung là các mặt hàng tạm nhập) thì không
phải chịu thuế giá trị gia tăng..

Các loại thuế suất tiêu biểu cho các loại mặt hàng như sau:

 mức VAT chuẩn là 22%

 Giảm còn 17% cho các loại thực phẩm

8% cho các loại thiết bị sử dụng trong thể thao,thuốc men, sách, chiếu bóng, dịch
vụ vận tải hành khách,khách sạn và nhà nghỉ, hoạt động vui chơi giải trí, các
hoạtđộng thể thao, vườn bách thú, bảo tàng, và các tổ chức hoặccác hoạt động
tương tự.

Thuế chống bán phá giá: là thuế đánh vào các sảnphẩm được bán ở Đức với mức
giá thấp hơn so với mức giáđược bán ở nước sản xuất ( mức giá thị trường).

Thuế tiêu thụ đặc biệt: đánh vào sản phẩm dầu mỏ,rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,
cà phê và sản phẩm từ càphê, dầu thô (tất cả đều theo mức thuế của EU), và rác
thải,điện, một số nguồn năng lượng, nước ngọt (theo mức thuếcủa quốc gia). Mức
thuế cao hơn mức chung của EU có thểáp cho các loại hàng sau: giầy dép, cao su,
nhựa, kim loại,da sơ chế và một số thiết bị điện.

Thuế chống trợ cấp: là thuế dùng để trừng phạt đối vớicác loại hàng hóa nhập khẩu
vào Đức được hưởng trợ cấpcủa Chính phủ nước xuất khẩu khiến cho chúng ảnh
hưởngtới hàng hóa nội địa của Đức và của các nước thành viênEU

1.2.2 Tiêu chuẩn thương mại:

DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúctiến hoạt động xây dựng
tiêu chuẩn và các hoạt động liênquan tại Đức với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao
đổi hànghóa và dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vựctrí tuệ, khoa
học, công nghệ và hoạt động kinh tế. Đến nay,đã có hơn 12.000 tiêu chuẩn DIN
được ban hành trongnhiều lĩnh vực. Phần lớn các tiêu chuẩn DIN đều được
xuấtbản bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếngAnh.Các tổ chức chịu
trách nhiệm kiểm tra và cấp chứngnhận chất lượng, ví dụ là Underwriters
Laboratories hay"Technischer Überwachungsverein e.V. - TÜV"
(TechnicalInspection Association). TÜVs là các công ty được thànhlập bởi các
bang khác nhau của Đức nhằm kiểm tra các sảnphẩm xem có phù hợp với tiêu
chuẩn an toàn của Đức hayquy định của EU hay không. Trong nhóm các công ty
DIN,dịch vụ cấp chứng nhận do DIN CERTCO (chứng nhận chosản phẩm và dịch
vụ), và DQS (các hệ thống quản lý) tiếnhành.Đối với một số sản phẩm, chỉ cần nhà
sản xuất tựchứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình là đủ (thôngqua tuyên
bố của nhà sản xuất đảm bảo về chất lượng sảnphẩm cung cấp)

1.2.3 Quy định về bao gói, nhãn mác

Quy định về bao gói: Bao bì là một bộ phận khôngthể thiếu của hàng hóa, đặc biệt
là hàng hóa xuất nhậpkhẩu.Ở Đức bao gói sản phẩm được quy định trong Sắclệnh
về bao gói sản phẩm quốc gia(“Verpackungsverordnung”). Điều đầu tiên
được chú ýtrong Sắc lệnh này là phải tránh phế thải bao bì. Ngoài ra cónhững
điều khoản bổ sung về bao bì tái sử dụng, vật liệu táisinh và các quy trình khác về
phế thải bao bì.Quy định về chấp nhận mang bao bì trở về nước:các công ty ở
những nước đang phát triển phải chấp nhậnmang trở về bao bì mà mình đã đóng
gói, nếu bao bì đókhông thể tái chế hoặc tái sử dụng. Những nhà sản xuất vàphân
phối nước ngoài có thể thuê một bên thứ ba thực hiệnnghĩa vụ này, có nghĩa là
những bao bì đã qua sử dụngkhông nhất thiết phải mang về nước xuất xứ.

Quy định về nhãn mác:

Nhãn hàng hóa ở Đức phải bao gồm các thông tin cơbản sau:

Tên sản phẩm (điều kiện vật chất hoặc cách xử lýcụ thể)

Tên/địa chỉ của nhà sản xuất, đóng bao, người bánhoặc người nhập khẩu bằng
tiếng Đức.

Nước xuất xứ.

thành phần theo thứ tự giảm dần về trọng lượng.


Trọng lượng và khối lượng theo hệ đo lường mét.

Chất phụ gia theo tên các loại.

Điều kiện bảo quản đặc biệt.

Thời gian sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng đặc biệt

.1.2.4 Thủ tục hải quan:

a)Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu:Tất cả các nhà nhập khẩu vào Đức phải có
mã số Hảiquan lưu trên hồ sơ, trừ các cá nhân và chuyến hàng củaquân đội (phải
được ghi chú trên tất cả các hồ sơ). Nhữngnhà nhập khẩu và những người không ở
trong khu vực EUchỉ có thể nhận được tối đa 3 chuyến hàng mỗi năm (tínhtổng tất
cả các phương tiện vận chuyển). Nhà nhập khẩuphải nộp đơn để xin mã số hải
quan và quy trình này mất từ2 đến 3 tuần. Nếu chuyến hàng đến mà chưa có mã số
hảiquan thì nhà nhập khẩu sẽ phải trả thêm phụ phí do chưa có mã số này

Đức thực hiện thông quan điện tử qua hệ thống ATLASbởi nhà môi giới hải quan.
Những yêu cầu nhập khẩu đặcbiệt được xác định dựa trên giá trị lô hàng, tính năng
sửdụng, loại hàng hóa, cũng như giấy phép hay các yêu cầu vềquản lý nhập khẩu
khác.Quy trình làm thủ tục hải quan ở Đức được quy địnhtrong luật của EU và luật
quốc gia.Trừ một số quy định về thủ tục rất nhỏ thì luật hải quancủa Đức hoàn toàn
hoà hợp với mẫu hải quan quy định củaEU.

b) Quy trình hải quan cho hàng hóa ngoài khối nhậpkhẩu vào Đức như sau:Hàng
hóa ngoài khối EU nhập khẩu vào Đức phải trìnhdiện cơ quan có thẩm quyền để
làm thủ tục hải quan

Tờ khai hải quan phải được nộp lên cơ quan có thẩmquyền trong vòng 20 ngày (45
ngày đối với hàng hóa vậnchuyển bằng đường biển) sau khi có hàng hóa đó. Đơn
xinthông quan phải nộp kèm với tất cả các chứng từ khác cầnthiết cho việc thông
quan hàng hóa.Đối với loại hàng được tự do nhập khẩu, quy trình hảiquan rất đơn
giản (ví dụ chỉ cần thu thập các tờ khai hảiquan) Khi đến hạn phải nộp thuế nhập
khẩu, người nhập khẩusẽ nhận được thông báo trực tiếp bằng lời hoặc bằng
vănbản.

c) Lệ phí hải quan:

Phí hóa đơnHải quan trong một số trường hợp sẽ yêu cầu nộp phíbổ sung trên cơ
sở hóa đơn của chuyến hàng. Phí nàythường được áp dụng đối với chuyến hàng
lớn và có sốlượng lớn hóa đơn.

Phí kiểm traÁp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu cần kiểm tratheo quy định.
Các hàng hóa đó gồm: mỹ phẩm, thuốc vàtác phẩm nghệ thuật.

1.3 Tập quán tiêu dùng:

Là đất nước có nền kinh tế hùng mạnh với thu nhậpbình quân đầu người cao vào
bậc nhất châu Âu, người Đứcđòi hỏi rất cao về chất lượng và sản phẩm dịch vụ.
Họ có sởthích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổitiếng thế giới, vì
cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền vớichất lượng sản phẩm và sẽ đảm bảo an
toàn cho người sửdụng, mặc dù giá của chúng đắt hơn hoặc đắt hơn nhiều sovới
các sản phẩm cùng loại khác.Ngày nay, người tiêu dùng Đức cần nhiều chủng
loạihàng hóa với số lượng lớn và có vòng đời ngắn, giá rẻ hơnvới các điều kiện về
dịch vụ bán hàng cũng như sau bánhàng tốt hơn, thay vì sử dụng những sản phẩm
có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài như trước đây.Tuy nhiên, chất
lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đốivới phần lớn các mặt hàng được tiêu
thụ trên thị trường này.Một đặc điểm quan trọng ở thị trường Đức đó là ngườitiêu
dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường,đạođức và xã hội liên quan đến
sản xuất hàng hóa. Bao bì cókhả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến
hànhtheo cách thức thân thiện môi trường luôn giành được sự ưuái của người tiêu
dùng; hàng hóa có được sản xuất với sựphân chia thu nhập công bằng cho người
lao động thực sự,trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụnglao
động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị trường.

1.4 Xu hướng thị trường mây tre đan:


a) Khuynh hướng và hành vi tiêu dùng của người Đức :Thị trường hàng thủ công
mỹ nghệ mây tre của Đức có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và
thuận lợi cho người tiêu dùng. Sức khỏe : Quan tâm đến hoá chất sử dụng trong
các sản phẩm tre,và tùy thuộc vào tính năng sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt qui
định về sử dụng hóa chất cadmium trong sơn trên sản phẩm mây tre Phải tuân theo
Chỉ thị 91/338/EEC sử dụng hạn chế chất cadmium trong sản phẩm xuất vào châu
Âu, đặc biệt làsử dụng chất cadmium để pha màu

Lợi ích

Tuỳ thuộc tính năng sản phẩm, mà tre được dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Chủ yếu là các sản phẩm quà tặng, nhà bếp, trang trí nội thất

*Lựa chọn phân đoạn thị trường:Tại Đức, ngày càng có nhiều người tiêu dùng
thích cách trang trí nội thất với một phong cách riêng của họ cho sân vườn hoặc
trong nhà. Sự đam mê với trang trí nội thất đã tạo một chỗ trống thị trường cho
ngành mây tre lá cung cấp cho những khách hàng theo xu hướng thời thượng này.
Các mục trang trí sân vườn và trang trí theo yêu cầu của từng hộ gia đình ngày
càng phổ biến. Các mẫu đan lát đặc thù cũng được sử dụng trong các dịch vụ quà
tặng như: giỏ trái cây, giỏ hoa, hộp đựng khăn, trang trí giáng sinh…Các mặt hàng
được yêu cầu quanh năm. Tuy nhiên các loại hànghóa cho mục đích quà tặng hoặc
gói quà thì có những mặt hàng cao cấp trong dịp lễ hội như Giáng Sinh, Phục Sinh.
Những quán sân vườn ở khu trung tâm trở thành nơi quan trọng cho việc tập trung
các loại hàng trang trí nội thất, trang trí sân vườn.

Có thể xác định nhiều loại khách hàng dựa vào sự tiêu dùng của các loại quà tặng
và các hạng mục trang trí. Theo nhiều người trẻ, xu hướng thời thượng thì thích
các mặt hàng trang trí giá rẻ. Trung niên thì thích mặt hàng thực tế ýnghĩa, tiện
dụng với nhiều chức năng khác nhau, còn người lớn tuổi thì thích và săn lùng, sở
hữu các loại mặt hàng cao cấp có giá trị. Giá cả là yếu tố quan trọng để chọn mua
và có xu hướng thiên về giá rẻ hơn. Tuy nhiên, chất lượng và thiết kế mẫu mã vẫn
là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn. Các tiêu chí khác cũng không kém phần
quan trọng để chọnlựa như : giá tiền, tiện dụng, thời trang và hình dáng, tính hấp
dẫn, bao bì và quảng cáo. Sự phân chia này cũng còn dựa vào sự đòi hỏi yêu thích
của người tiêu dùng như 70% dân Đức thì thích các hàng trang trí nội thất, còn
30% còn lại thì không quan tâm. 70% người tiêu dùng để ý sử dụng và thay thế
chúng thường xuyên để đeo đuổi bắt kịp xu hướng thời trang này, 30% tối thiểu
còn lại thì sử dụng các loại trang thiết bị nội thất và mua chỉ khi nào họ cần, vì thế
họ sẽ mua các loại hàng chất lượng, giá cao và sử dụng lâu dài.Phân đoạn bậc
trung gồm những người có thu nhập tương đối cao và những người già về hưu với
thị hiếu tiêu dùng thích những loại hàng trang trí nội thất có kiểu dáng và màu sắc
độc đáo, những mặt hàng cao cấp có giá trị nhưng giá cả không quá cao.Đây chính
là phân đoạn mà công ty muốn hướng đến. Vì họ có khả năng chi trả, lại là bộ phận
chiếm số đông trong cơ cấu dân số của Đức, thị hiếu tiêu dùng lại phù hợp với điều
kiện công ty.

*Những yêu cầu thị trường về sản phẩm

Không có yêu cầu gì đặc biệt đối với ngành hàng này khi xuất khẩu vào thị trường
Đức, ngoài một số qui định chung khi xuất khẩu mặt hàng này vào EU như:

-Qui định về sử dụng hóa chất cadcium trong sơn trên sản phẩm mây tre: phải tuân
thủ theo chỉ thị 91/338/EEC sửdụng hạn chế chất cadcium trong sản phẩm xuất vào
châu Âu, đặc biệt là dùng chất cadcium để pha màu.

-Qui định về đóng gói, ghi nhãn và dán nhãn: đóng gói góp phần bảo vệ hàng hóa
không bị biến dạng và hư hao.Ngoài ra còn có hiệu quả trong việc tiếp thị và bán
hàng. Nhãn mác phải đầy đủ các đặc tính về hàng hóa, chủng loại, tên, xuất sứ,
chất liệu. Đóng gói phải tuân theo qui định số 94/62/EC, hàm lượng chì, thủy ngân,
cadcium va hexavalent chromium không vượt quá 100ppm. Đóng gói nếu bằng
chất liệu gỗ phải tuân theo qui định 2004/102/EC.

-Qui định về vấn đề sử lý chống mối mọt: một số chất bị cấm như: lưu huỳnh,
Borax , oxit kẽm.
-Qui định về sử dụng các loại keo ép: theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo
có chứa lượng Formadehyle cao đều không được phép sử dụng cho các sản phẩm
xuất vào thị trường châu Âu, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông
thường là dưới 3,5 mg/m2h.

Hiên nay công ty đang sử dụng các loại sản phẩm tuânthủ những qui định về sản
phẩm và các qui định về thử Testnhư:

+Về chất bảo quản: Beckem của Pháp, hiện có khohàng tại tp Hồ Chí Minh
+Về các loại keo ép: keo của tập đoàn Casco Aczonobel, hiện có trụ sở tại Việt
Nam

+Về các loại sơn phủ: sử dụng sơn gốc nước của Berker hoặc Propan, hoặc sơn gốc
dầu NC của Inchem.

+Về keo sữa: keo PVAC của Casco

*Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của Việt Nam tăng cao

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu mây,
tre, cói, thảm của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 70 triệu USD, tăng 2,5% so
với tháng 10/2021; tăng 23,3% so với tháng 11/2020. Tính chung trong 11 tháng
năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 771 triệu USD, tăng
42,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong kỳ vừa qua, sản phẩm mây, tre, cói, thảm
được xuất khẩu sang 59 thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt
15,15 triệu USD, tăng 25,5% so với kỳ trước; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2,82
triệu USD, tăng 13,0%; xuất khẩu sang Pháp đạt 2,46 triệu USD, tăng 115,9%;
xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 2,34 triệu USD, tăng 81,6%...

Bà Tạ Thu Hương - Nghệ nhân ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh
Oai, Hà Nội) – chia sẻ, hiện thị trường tiêu thụ của đơn vị chủ yếu là xuất khẩu đến
các thị trường như: Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… và tiêu thụ tại
thị trường nội địa. Năm nay, do tác động của dịch Covid-19 nên hoạt động giao
thương gặp khó khăn, mặt khác, do chi phí logistics cao nên tác động rất lớn đến
chi phí và lợi nhuận của đơn vị. Tuy nhiên, do chịu khó tìm tòi nhiều đối tác và
mẫu mã mới nên đơn vị như của bà Tạ Thu Hương vẫn giữ được lượng khách hàng
truyền thống, dù đơn hàng có giảm. Không quá lo ngại về đầu vào các sản phẩm,
bà Tạ Thu Hương cho rằng, quan trọng nhất là đầu ra sản phẩm. Bà Hương cũng
đề nghị cơ quan chức năng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản
phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP và các sản phẩm mây tre đan nhất
là trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến hoạt động xúc tiến thương mại gặp nhiều
khó khăn.

Xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội nổi tiếng với sản phẩm lược sừng Thụy
Ứng. Đến thời điểm này các sản phẩm như: Vòng tay, đĩa khay, trâm cài tóc, vật
dụng thìa dĩa, khung tranh, các tác phẩm mỹ nghệ, nghệ thuật... được chế tác từ
sừng Trâu của làng hiện được bán trên toàn quốc, nhất là trong các siêu thị, cửa
hàng mỹ nghệ lưu niệm tại các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
và các khu du lịch. Ðặc biệt, các mặt hàng này hiện đang có thế mạnh trong xuất
khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Mỹ... và là sản phẩm
du lịch độc đáo của Việt Nam. Dịch Covid-19, đầu ra cho sản phẩm cũng chịu
nhiều tác động, nhất là các sản phẩm bán cho khách du lịch. Bà Lê Thị Thuận –
Phó chủ tịch Hội làng nghề truyền thống lược sừng Thụy Ứng – cũng kiến nghị cơ
quan chức năng của Hà Nội đẩy mạnh công tác hỗ trợ thiết kế sản phẩm cũng như
quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

*Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm

Theo các chuyên gia, tuy nhu cầu thị trường với các sản phẩm mây tre đan là rất
lớn nhưng doanh nghiệp rất khó để nâng giá bán sản phẩm. Bởi Trung Quốc có
chính sách trợ giá đối với các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu để thống lĩnh thị
trường quốc tế, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, nhất là người dân các làng nghề
truyền thống. Mặt khác, do lợi nhuận trên doanh thu của nghề mây tre đan rất thấp,
không thể sánh với các dây chuyền sản xuất công nghiệp như các ngành khác. Do
đó, rất cần Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
giảm thuế thu nhập để kích thích nhiều nhà đầu tư.
Mặt khác, dịch Covid-19 khiến nhiều chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh ngành
hàng thủ công mỹ nghệ bị gián đoạn, đứt gãy, tác động lớn đến việc đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Nhiều đơn hàng được đề nghị lùi thời hạn giao hàng và bị
hủy, nhiều mặt hàng đã làm xong nhưng không xuất khẩu được. Do đó, việc tổ
chức hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm là hết thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp
vực lại sản xuất, góp phần bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Hà Nội hiện có 365 làng nghề và làng có nghề mây tre đan, với gần 33.000 hộ gia
đình, gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã làm nghề, thu hút hơn 100.000 lao động,
với mức thu nhập bình quân trên dưới 40 triệu đồng/năm.

Nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất, làng nghề của Hà Nội trong công tác xúc tiến, quảng
bá, từ 21/12 đến 31/12/2021, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công
nghiệp Hà Nội tổ chức Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành
mây tre đan - sừng mỹ nghệ và các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu
biểu năm 2021 được diễn ra tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm
OCOP Thủ đô (số 176 Quang Trung, quận Hà Đông).

Với sự tham gia của 16 nghệ nhân tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ thành phố Hà
Nội trưng bày, giới thiệu trên 110 tác phẩm phẩm mây tre đan - sừng mỹ nghệ tiêu
biểu. Đây là sự kiện thứ 3 trong chuỗi các hoạt động triển lãm chuyên đề tại “Điểm
trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2021 được Thành
phố Hà Nội tổ chức.

Triển lãm không chỉ trưng bày giới thiệu các tác phẩm/sản phẩm mây tre đan- sừng
mỹ nghệ đương đại, sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu khác của các nghệ
nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế, cơ sở sản xuất thành phố Hà Nội mà đến đây, khách
thăm quan sẽ được trải nghiệm quy trình sản xuất nghề mây tre đan –sừng mỹ
nghệ, lịch sử nghề mây tre đan – sừng mỹ nghệ; tham gia các hoạt động quảng bá
kết nối giao thương các sản phẩm mây tre đan – sừng mỹ nghệ và các sản phẩm
tiêu biểu khác.
Ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp Hà Nội – cho biết, Triển lãm là dịp để công chúng, những người yêu
thích, quan tâm đến ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành mây tre đan -
sừng mỹ nghệ nói riêng có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc,
có giá trị thẩm mỹ cao được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Mặt
khác, đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân, cá nhân sẽ có cơ hội học tập, tìm hiểu,
trao đổi kinh nghiệm khi kết nối với cộng đồng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu. Đồng
thời đưa các thiết kế này vào sản xuất thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt
là thị trường xuất khẩu.

Đây cũng sẽ là nơi kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong
nước và quốc tế; bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống,
chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị
trường; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả
với dịch Covid-19, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi, phát triển
nền kinh tế.

Ngành nghề mây tre đan đang có lợi thế rất lớn để phát triển. Ngoài các hoạt động
xúc tiến, quảng bá sản phẩm, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần liên kết
chặt chẽ với các hợp tác xã hoạt động chuyên nghiệp để xây dựng vùng nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm,
cần hình thành các trung tâm thiết kế mỹ thuật mây tre đan để liên tục đổi mới mẫu
mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng quốc tế.

7 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO, CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI CÓ LIÊN QUAN

1.1 Xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục

Theo Tổng cục Hải quan, tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021, ngay tháng đầu tiên
của năm 2022, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đã tăng trưởng mạnh và đạt
mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 107,65 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng
12/2021; tăng 57,7% so với tháng 01/2021.

Xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam sang thị trường EU trong
tháng 01/2022 đạt 27,13 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng 12/2021; tăng 59,2%
so với tháng 01/2021. Đối với thị trường Mỹ, con số này đạt 46,59 triệu USD, tăng
13,1% so với tháng 12/2021; tăng 67,4% so với tháng 01/2021.

Ước tính trong tháng 02/2022, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm
đạt 70 triệu USD, giảm 35% so với tháng 01/2022, nhưng tăng 37,8% so với tháng
2/2021. Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
mây, tre, cói và thảm ước đạt 178 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm
2021.

Đây là những con số rất đáng khích lệ để ngành hàng mây, tre, cói, thảm tiếp tục
mở rộng thị trường đi khắp thế giới. Thành quả này có được là nhờ thực thi các
Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP..., qua đó giúp
ngành hàng này có cơ hội đánh chiếm các thị trường giàu tiềm năng như châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản…

Theo đánh giá của giới chuyên môn, với đà tăng trưởng như hiện tại, các sản phẩm
mây, tre, cói, thảm của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh được 10 – 15% thị phần
trên thị trường thế giới. Còn tính trong năm 2022, xuất khẩu ngành hàng này sẽ
tăng khoảng 20 đến 30% so với năm 2021, qua đó sẽ cán mốc kim ngạch xuất khẩu
1 tỉ USD.

Để tiếp đà tăng trưởng đáng mừng này, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam (Vietcraft) cùng các doanh nghiệp, làng nghề ngành hàng mây, tre,
cói, thảm cho biết họ cần nhận được sự hỗ trợ để cải thiện điều kiện sản xuất nhằm
đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới, đáng lưu ý phải xây dựng hệ
thống truy xuất cho các doanh nghiệp mây tre đan ứng dụng công nghệ chuỗi khối.

Ngoài ra, ngành mây, tre, ngói, thảm cũng mong muốn nhận được sự trợ giúp để
thúc đẩy xúc tiến thương mại một cách hiệu quả bằng việc nhà nước cần phân bổ
ngân sách để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời xây dựng các
chương trình quảng bá thương hiệu để tăng giá trị sản phẩm.

Cuối cùng, bản thân các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến trong việc nâng
cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để tạo giá trị gia tăng và tăng kim ngạch xuất
khẩu của ngành. Đồng thời, cần liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã để xây dựng
vùng nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất.

Việt Nam hiện đứng thứ 2 (sau Trung Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh
thổ xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới, với tăng trưởng bình quân trong giai
đoạn 2016 – 2020 tăng 9,1%/năm, kim ngạch năm 2020 đạt 311 triệu USD; và
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng của
thế giới (năm 2016 chiếm 8,7% đến năm 2020 chiếm 10,9%).

Việt Nam hiện đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thảm, với kim ngạch tăng trưởng
trung bình 29,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2020, mức tăng trưởng mạnh nhất
trong số các thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu
thảm của Việt Nam trong năm 2020 đã tăng 13,2 lần so với năm 2010, đạt 284,06
triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu thảm của Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,
nhưng liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2020, từ mức 0,2% trong năm
2010 lên 1,9% trong năm 2020.

Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhiều tỉnh, thành phố phải giãn
cách xã hội kéo dài, nhưng xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam
vẫn tăng trưởng mạnh.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP,
RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói,
thảm, nhất là tại thị trường có sức tiêu thụ lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản...

Sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh được 10 –
15% thị phần trên thị trường thế giới. Dự báo, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của
Việt Nam trong năm 2022 sẽ tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2021, vượt mức
kim ngạch 1 tỷ USD.

*Cần tiếp sức từ cơ chế hỗ trợ

Với thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của doanh nghiệp chủ yếu là EU và
Hoa Kỳ, ông Đoàn Văn Lan - Giám đốc Công ty TNHH Đổi Mới (Ninh Bình) -
cho biết, văn hóa tiêu dùng của người dân châu Âu, châu Mỹ thích sử dụng các vật
liệu tự nhiên thân thiện môi trường, giảm sử dụng đồ nhựa và các vật liệu độc hại
khó phân hủy. Trong khi đó, cơ bản nghề mây tre đan gần như đã bị xóa sổ ở các
quốc gia phát triển như Đức, Ý, Pháp… do không thể ứng dụng dây chuyền công
nghiệp để cơ giới hóa. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp, làng nghề truyền
thống tại Việt Nam.

Mặc dù nhu cầu thị trường với các sản phẩm đan, tết, bện là rất lớn nhưng doanh
nghiệp rất khó để nâng giá bán sản phẩm. Bởi Trung Quốc có chính sách trợ giá
đối với các mặt hàng mây, tre đan xuất khẩu để thống lĩnh thị trường quốc tế, đồng
thời đảm bảo an sinh xã hội, nhất là người dân các làng nghề truyền thống.

Trong khi đó, do lợi nhuận trên doanh thu của nghề mây tre đan và tết bện rất thấp,
không thể sánh với các dây chuyền sản xuất công nghiệp như các ngành khác. Do
đó, ông Đoàn Văn Lan kiến nghị, rất cần Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thuê mặt
bằng sản xuất, kinh doanh; giảm thuế thu nhập để kích thích nhiều nhà đầu tư.
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn những tồn tại khi hoạt động xúc tiến
thương mại đối với ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và nhóm ngành hàng mây,
tre, cói, thảm nói riêng nguyên nhân do còn rất ít có sự đồng hành của nhà nước
mà chủ yếu do sự nỗ lực của các doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), các doanh
nghiệp, làng nghề ngành hàng mây, tre, cói, thảm cần được hỗ trợ cải thiện điều
kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới, đáng lưu ý phải
xây dựng hệ thống truy xuất cho các doanh nghiệp mây tre đan ứng dụng công
nghệ chuỗi khối (blockchain).

Để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, nhà nước cũng
cần bố trí ngân sách xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành này. Bên
cạnh việc nâng cấp và hỗ trợ các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ theo
định hướng xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ, cần xây dựng các chương trình
truyền thông quảng bá một cách chuyên nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp, trong chiến lược tiếp thị cần tập trung đẩy mạnh việc
thiết kế, phát triển các sản phẩm mới như là một yếu tố quyết định để tạo giá trị gia
tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Đồng thời, cần liên kết chặt chẽ với
các hợp tác xã để xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất.

Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong
hai năm thực thi EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 83,4
tỷ USD, bình quân 41,7 tỷ USD/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng
bình quân 24% so với giai đoạn 2016-2019. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của
doanh nghiệp Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%,
tăng lên 20,2% vào năm 2021 và 24,5% trong sáu tháng đầu năm 2022. Con số này
dự kiến sẽ tiếp tục tăng từ năm 2023 trở đi khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp
Việt Nam biết và hiểu nội dung cũng như lợi ích của Hiệp định EVFTA.
Theo khảo sát, có tới 94% số doanh nghiệp biết về EVFTA, khoảng 30% số doanh
nghiệp biết rõ về EVFTA và 10% số doanh nghiệp hiểu tường tận về EVFTA cũng
như cách thức khai thác lợi ích từ hiệp định cho hoạt động kinh doanh của mình.

 thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn FDI từ EU vào Việt Nam giảm
8,6% so với năm 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Năm 2021, tình hình thu hút FDI được cải thiện, tăng 2,2% giúp EU vươn lên vị trí
thứ 5 nhưng tỷ trọng trong tổng vốn FDI lại giảm nhẹ, chiếm 4,5%. Trong đó, tổng
vốn đầu tư bình quân giai đoạn 2017-2021 tăng 86% so với giai đoạn 2015-2016
trước đó. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU.

Về tác động đối với các ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, trong hai
năm thực hiện EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trường EU tăng mạnh. Trong đó sắt thép tăng 739%; máy ảnh, máy quay
phim và linh kiện tăng 260%; máy móc thiết bị tăng 82,3%; gạo, mây tre đan,
chiếu cói tăng hơn 50%; sản phẩm gốm sứ tăng hơn 25%; rau quả, dây điện và cáp
điện tăng hơn 15%. Gạo, cói, mây tre đan, gốm sứ, rau quả là những mặt hàng xuất
khẩu khá mới vào EU và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới,
khi Việt Nam từng bước bảo đảm quản lý chất lượng cao theo tiêu chuẩn của thị
trường “khó tính” như EU.

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được 2 năm.
So với quãng đường 11 năm, kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO đến
khi là thành viên chính thức, thì thời gian trên là quá ngắn ngủi. Tuy nhiên, việc
đánh giá tác động của 2 năm đầu tiên gia nhập lại có vai trò và ý nghĩa rất quan
trọng để chúng ta nhìn nhận một cách thực chất hơn về những vấn đề mang tính dự
đoán trước đây, từ đó có những giải pháp chiến lược và đối sách phù hợp hơn.

Cách đây 2 năm, chúng ta đã từng chứng kiến một sự kiện quan trọng - đó là việc
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Để có được thành
công này, trước hết, phải khẳng định chủ trương đúng đắn và các biện pháp thích
hợp của Đảng và Chính phủ trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một
mặt, chúng ta tích cực và chủ động đổi mới từ trong nước; mặt khác, chúng ta kiên
trì và khôn khéo trong đàm phán, chủ động đưa ra các bản chào cam kết sao cho có
thể mang lại nhiều cơ hội và hạn chế tối đa các thách thức do gia nhập WTO đem
lại. Đồng thời, đó cũng là công lao đóng góp rất lớn của các nhà khoa học, các nhà
quản lý, các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đám phán của ta trong việc tham
mưu cho Đảng và Chính phủ để nhận diện rõ hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về
những mặt thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, cũng như những điểm
mạnh, điểm yếu của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam khi phải thực hiện các
cam kết gia nhập WTO.

1 Về các tác động tích cực và kết quả mang lại

Có thể khẳng định, sau 2 năm gia nhập WTO năng lực sản xuất và kinh doanh của
các ngành hàng đã tăng lên rõ rệt. Mặc dù trong thời gian qua, các biến động phức
tạp của nền kinh tế toàn cầu, như sự thay đổi "chóng mặt" của giá năng lượng,
lương thực và nhiều loại nguyên liệu khác, cùng với sự khủng khoảng của hệ thống
tài chính toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng lan tỏa đến hầu hết các nền kinh tế và
thương mại thế giới. Các tác động này cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh
tế và thương mại của Việt Nam vốn có quy mô nhỏ bé, đang phát triển ở trình độ
thấp, nhưng độ mở cao và đang phải mở cửa thị trường để thực hiện cam kết gia
nhập WTO. Tuy nhiên, hầu hết các ngành hàng của nước ta đều giữ được tốc độ
tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu ước tính, năm 2008,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007 (nếu
loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng còn 7%); kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD,
tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so
với năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành hàng
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng rõ rệt. Chẳng hạn, hàng điện tử và
linh kiện máy tính đạt 2,7 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2007; hàng dệt may đạt
9,1 tỉ USD, tăng 17,5%; sản phẩm gỗ đạt 2,78 tỉ USD, tăng 15,6%; cà phê đạt 2,02
tỉ USD, tăng 5,8%; cao su đạt 1,6 tỉ USD, tăng 14,6%.
Để đạt được các kết quả trên có sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ. Ngay
sau khi gia nhập WTO, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày
5-2-2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
"Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
khi Việt Nam là thành viên của WTO". Tiếp đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa
phương cũng đã ban hành các chương trình hành động của mình theo định hướng
lớn đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra. Như vậy, ta đã có bước chuẩn
bị trong việc thực thi các cam kết để thực hiện đúng nguyên tắc chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Trong 2 năm vừa qua, chúng ta đã tập trung hoàn thiện môi trường
kinh doanh để thực hiện đúng các cam kết đa phương về mở cửa thị trường hàng
hóa, dịch vụ cũng như có các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ
hội và vượt qua thách thức. Nhìn chung, các thủ tục gia nhập và rút lui khỏi thị
trường được chuẩn hóa và minh bạch hơn, quyền lợi của nhà đầu tư được bảo đảm
bình đẳng hơn. Bên cạnh việc hoàn thiện môi trường kinh doanh trong nước, các
nước thành viên của WTO cũng phải mở cửa thị trường và thực hiện nguyên tắc
không phân biệt đối xử, tạo thuận lợi cho thương mại của Việt Nam. Điều đó đã
tạo ra những cơ hội chủ yếu đối với các ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam
như sau:

- Thị trường được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường
các nước thành viên WTO một cách thuận lợi hơn nếu năng lực cạnh tranh của ta
cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam như dệt may, cà phê, cao su, thủy sản... đã có mặt ở hầu khắp các nước trên
thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn tín
dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất
khẩu sản phẩm do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử.

- Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành,
như: điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, cơ khí đóng tàu, ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm... Các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ
hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển ngành. Hiện nay đã có nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia lớn
trên thế giới đã có mặt và kinh doanh tại Việt Nam như Toyota, Intel, Nescafe,
HSBC...

- Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và
minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép "con" đã có tác động
tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc
phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã
và sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc những ngành ưu tiên như đóng tàu, phát triển
năng lượng mới...

- Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các
sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn tạo điều kiện cho nhiều
hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý
hơn, giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung
cấp nguồn lực tốt hơn.

2 - Về các tác động tiêu cực và những khó khăn

Việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO vừa mang lại các cơ hội, có tác động
tích cực đồng thời vừa đi kèm với các tác động tiêu cực và những khó khăn do sự
cạnh tranh tăng lên. Nhìn chung, những thách thức đối với các ngành hàng và
doanh nghiệp Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO bao gồm chủ yếu như sau:

- Việc mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trường thế giới.
Theo cam kết gia nhập WTO, nhiều khoản trợ cấp hoặc có tính chất trợ cấp của
Chính phủ cho một số ngành trước đây buộc phải bãi bỏ. Chẳng hạn, các ưu đãi về
vốn, về tín dụng, các khoản hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất kinh doanh đối với
ngành dệt may, ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa đối với ngành cơ khí, thưởng xuất
khẩu theo thành tích xuất khẩu đối với thị trường mới và mặt hàng mới... đã phải
bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính
yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh
quốc tế còn có hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào
các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết
các ngành hàng. Vì vậy, mặc dù nhiều ngành hàng của chúng ta đứng thứ hạng cao
trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may... nhưng do
chúng ta chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ
thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và
thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn
chế, lực lượng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những quy định về thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ. Mặc dù các hàng rào phi thuế quan đã được cắt giảm đối với một số
mặt hàng và một số thị trường, như hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường Hoa Kỳ và EU..., nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ
thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nước. Các mặt
hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi những quy
định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Những mặt hàng công
nghiệp chế biến và cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá như
hàng dệt may, giày dép, xe đạp, nan hoa, lò xo...

- Thách thức lớn đối với hầu hết các ngành hàng còn là ở chỗ sự phát triển của một
số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện chưa phát triển kịp so với yêu cầu tiêu thụ
điện năng khiến cho tình trạng cúp điện là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ngành điện
lại đang phải đối mặt với các thách thức như làm thế nào huy động được đủ vốn
cho đầu tư phát triển, hiệu suất của phát điện, chuyển tải và phân phối điện, đổi
mới cơ chế quản lý giá điện sao cho vừa thu hút, khuyến khích đầu tư vào ngành
điện, phát triển được nguồn năng lượng mới vừa bảo đảm lợi ích của bên mua điện.
Các ngành giao thông, các lĩnh vực dịch vụ công của Việt Nam cũng chưa phát
triển khiến cho các doanh nghiệp phải trả giá dịch vụ cao hơn, làm giảm năng lực
cạnh tranh.

- Một trong những thách thức đối với hầu hết các ngành hàng là chúng ta phải xử
lý vấn đề rất khó khăn và luôn chứa đựng mâu thuẫn giữa một bên là mở cửa, giảm
thuế để hạ giá thành đầu vào cho sản xuất và để người tiêu dùng được tiếp cận với
hàng hóa giá rẻ với một bên là bảo vệ sản xuất trong nước. Với chủ trương bảo vệ
một số ngành, chúng ta đang thực hiện chính sách thuế nhập khẩu cao đối với sản
phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thuế nhập khẩu thấp hơn đối với nguyên liệu và linh
kiện, chi tiết rời để khuyến khích sản xuất và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, nhiều
ngành sản xuất không tranh thủ cơ hội này để phát triển sản xuất và cải tiến công
nghệ mà chỉ trông chờ vào chính sách bảo hộ, vì vậy khi thực hiện cam kết gia
nhập WTO thì hàng hóa của những ngành này luôn có giá cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh nên khó tiêu thụ cả ở thị trường trong và ngoài nước.

3 - Một số giải pháp để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức

Gia nhập WTO là bước vào một sân chơi mới vừa có những cơ hội lại vừa có
những thách thức. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên sẵn có và khó khăn thử thách
luôn ở phía trước. Vì vậy, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam có thể
tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức, trong thời gian tới cần chú ý tới một
số giải pháp sau:

Một là, để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết
gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và
thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị
trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ
động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường.

Hai là, trong điều kiện hội nhập, các ngành hàng các doanh nghiệp phải thay đổi
quan điểm và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình khép kín sang
mô hình chuỗi giá trị. Tức là, chuyển từ mô hình doanh nghiệp làm tất các công
đoạn của chuỗi giá trị gia tăng sang các khâu có giá trị gia tăng cao, đồng thời cần
chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu đối với các ngành hàng.

Ba là, tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Nhiều
mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng
thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thương hiệu ở trong hệ
thống phân phối của nước ngoài. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán
thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người
mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về
chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi
trường.

Bốn là, nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn. Hiệp hội ngành hàng
phải có đủ điều kiện và năng lực để đại diện cho các hội viên trong các quan hệ
trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, tham
gia giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho cơ quan quản lý nhà nước
về những vấn đề chính sách có liên quan đến ngành hàng.

Năm là, cần xây dựng chuẩn mực văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh
nghiệp, trong đó thân thiện với cộng đồng và thân thiện với môi trường là hai nội
dung cốt lõi. Nếu văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp và doanh nhân được
nâng cao sẽ tăng được sức mạnh cộng đồng các doanh nghiệp và doanh nhân, hạn
chế được tình trạng chụp giật trong kinh doanh và hạn chế được những hành vi làm
ảnh hưởng xấu hình ảnh hàng hóa của Việt Nam bị báo chí nước ngoài đưa tin như
thời gian qua.

Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy
hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong
khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng
bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện
thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước./.

8 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.1 Thị trường

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan đối với Việt Nam có ý nghĩa cả về
mặt kinh tế và xã hội. Đẩy hàng mây nguồn, mà  con la cầu giới và giao lưu văn
hóa với các dân tộc khác trên thế giới.  phát triển ngành mây tre đan tại các vùng
miền đóng góp ngân hàng cho địa phương và mang lại thu nhập cho người dân
trong khu vực góp phần tạo việc làm thúc đẩy quá trình phát triển chuyển dịch lao
động nông nghiệp.  Tuy nhiên ngành hàng mây tre đan vẫn chưa có sự phát triển
tương xứng với tiềm năng và điều kiện thuận lợi hiện có của đất nước
1.2 Kim ngạch
  hiện nay mặt hàng mây tre đan là một trong những loại hóa  hàng xuất chủ của 
nhóm hàng thủ công mỹ nghệ.  các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam rất phong
phú và đa dạng từ những vật dụng cá nhân đến những đồ dùng trong gia đình
khách sạn công sở và những mặt hàng lưu niệm truyền thống.  thời gian gần,  đã có
thêm những mặt hàng xuất khẩu mới,   giá trị kinh tế cao như ván sản,  ván ngăn, 
tường ngăn cao cấp bằng tre,  trúc,  khung xe đạp bằng song mây . Các sản phẩm
mây tre đan của Việt Nam đã xuất khẩu Đến 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới với kinh ngạch xuất khẩu trung bình đạt 200 triệu ÚSD/năm, chiếm
khoảng 14% tổng kim ngach xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước 
Theo tổng cục hải quan Mặc dù xuất nhập khẩu mây tre cói và  tháng 9/2019 kim
ngạch giảm 14 17% so với trang 8/ 2019 tương ứng với 34,22 triệu USD nhưng
tính chung trong tháng 9 đầu năm 2019 khi người xuất khẩu mở hàng này đạt
340,7  triệu USD,  tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước đây là mặt hàng thứ tư
trong bảng xếp hạng 40 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất 
Trong tháng 9 năm 2019 sản phẩm mây tre đan của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu
sang các nước gồm: Liên minh châu Âu EU chiếm 31,44% tỷ trọng, Đạt 107,12
triệu USD,  tăng 35,36% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ đứng thứ hai,  Đạt 96,57
triệu USD,  tăng 99,51% so với  9 tháng năm 2018; Kế tiếp là Nhật Bản Đạt 50,81
triệu USD Tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong số các thị trường thuộc EU, Đức,
Anh,  Pháp,  Tây Ban Nha Hà Lan là những thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản
phẩm  mây tre đan của Việt Nam lần lượt là Đức 20,77 triệu USD, Anh 19,56 triệu
USD, Pháp 19,119 triệu  USD, Tây Ban Nha 15,034 triệu USD và Hà Lan 10,5
triệu  trong đó xuất sang các thị trường Pháp,  Anh, Tây Ban Nha đã có sự tăng
mạnh tăng lần lượt là 44,84%,  89,11% và 92,87% so với cùng kỳ. Ngoài những
sản phẩm kể trên sản phẩm mây tre cói và thảm của Việt Nam cũng xuất sang các
thị trường khác như Trung Quốc, Ba Lan, Đan Mạch….. Nhìn chung kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị
trường đặc biệt và thị trường Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu.Tuy kim ngạch chỉ đạt
9,2  triệu USD nhưng so với kỳ tăng gấp 1,3 lần
 có thể thấy các nhóm mặt hàng mây tre đan được xuất khẩu chủ yếu sang thị
trường EU Mỹ và Nhật Bản trong đó kim ngạch vào thị trường Mỹ có tốc độ tăng
nhanh  những năm gần đây có sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ lớn nhập khẩu
hàng từ Walmart, Pier 1 Imports, Tesco, William Sonoma…
 Ngoài ra thị trường Đài Loan và Hàn Quốc cũng là các thị trường lớn ở khu vực
đối với ngành hàng mây tre đan của Việt Nam và không yêu cầu quá khắt khe về
chất lượng nếu trước đây sau thời Đông Âu tan rã Đức  là nước nhập khẩu mây tre
đan  lớn nhất khu vực châu Âu để tiếp tục phân phối cho các nước Đông và Tây
Âu khác thì đến nay khách hàng nhiều nước khác như Tây Ban Nha, Anh, Pháp
cũng trở nên rất quen thuộc mặt hàng mây tre đan của Việt Nam xuất khẩu các mặt
hàng mây tre đan của Việt Nam theo hướng tập trung cao với hơn 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu sang năm nước lớn bao gồm Mỹ chiếm gần ¼, Đức, Nhật Bản, 
Pháp và Anh các thị trường đang tăng trưởng là Tây Ban Nha Australia và Canada
Với giá trị nhập khẩu hàng mây tre đan từ Việt Nam tăng dần qua các năm trong
giai đoạn 2010-2019 
1.3 Hiệu quả
Hiện nay cả nước có khoảng 723 là nghề chế biến mây tre đan và hơn 1,000 doanh
nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thu hút 342.000 lao động. 
mặc dù số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất đông đảo và kinh ngạch
xuất khẩu tăng mạnh nhưng thị phần xuất khẩu của ngành mây tre đan Việt Nam
mới chỉ chiếm chưa đến  3% thị trường thế giới trong đó quy mô thương mại sản
phẩm mây tre đan toàn cầu có thể lên tới 14 đến 15 tỷ USD đã cho thấy Việt Nam
có nhiều cơ hội mở rộng thị trường này
 trong những năm gần đây các điều kiện thâm nhập thị trường đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghệ metren của Việt Nam Nhìn chung là không quá khó. Việt Nam gần
như được tự do thâm nhập thị trường và hưởng các điều kiện tương tự đối với các
đối thủ bên cạnh tranh các sản phẩm mây tre ăn của Việt Nam được tự do xuất
khẩu sang các nước như Đức Australia Anh Pháp Nhật Bản Tây Ban Nha với thế
xuất là 0% chỉ riêng với Mỹ là  4,8% tương tự mặt hàng trên thì đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của Việt Nam là Trung Quốc phải chịu mất thuế suất cao hơn cụ thể là
xuất khẩu sang các nước Đức Anh Pháp Tây Ban Nha và mức thuế suất là 3% Nhật
Bản là  2,9% và với Mỹ cũng là 7,8% Ngoài ra có những sản phẩm của Việt Nam
mang những nét đặc trưng Và kỹ thuật sản xuất độc đáo mà các quốc gia trong khu
vực không sản xuất được ví dụ như sản phẩm che cuốn tạo cho Việt Nam một sức
hút đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài điều là cho thấy tiềm năng xuất khẩu của
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan của Việt Nam là tương đối cao

9 ĐÁNH GIÁ
1.1 Ưu Điểm

Sử dụng lao động thủ công sẵn có tại các làng nghề, chi phí đào tạo không lớn.
Có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệp và tay nghề cao. Thợ thủ công trong làng
nghề thường được đào tạo nghề theo kiểu cha truyền, con nối (bố đào tạo con, rồi
đào tạo cháu)
Có đội ngũ doanh nhân đông đảo và năng động
Nghề mây tre đan có ưu điểm là: vốn ít (chỉ cần từ 300.000 - 500.000đ là tạm đủ
cho một hộ 4 người sản xuất), tận dụng được lao động phụ đặc biệt là trẻ em và

người già, thu nhập cao (thợ kỹ thuật bậc cao khoảng 100.000 - 150.000đ/ngày, lao
động phổ thông cũng đạt 50.000 - 85.000đ/ngày). Nghề mây giang đan có thể làm
ở mọi lúc, mọi nơi, tranh thủ được những lúc nông nhàn của người dân mà vẫn góp
phần tăng thêm thu nhập.

1.2 Nhược Điểm Và Nguyên Nhân

Hiện tại, ngành hàng mây tre đan Việt Nam tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tài
nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, nên việc mở rộng sản xuất tăng mức tiêu
thụ sẽ làm tăng mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên và chất thải. Tình trạng
này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và đặt ra nhiều vấn đề xã hội. Bên cạnh
đó, các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước đã được ký kết
gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tuy có mở ra
cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, và hàng thủ công mỹ nghệ mây
tre đan nói riêng, nhưng cũng tạo sức ép không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu
hàng mây, tre
đan, bởi họ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao từ những cam kết này. Có thể
thấy, hiện nay ngành hàng mây, tre đan Việt Nam đang phải đối mặt

Thứ nhất, tình trạng thiếu chủ động về nguyên vật liệu đang là một vấn đề nan
giải đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng mây, tre đan. Tuy có nhiều tiềm
năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, luồng, song mây nhưng hiện Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu nhóm nguyên liệu này cho sản xuất chế biến từ một số
nước trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hàng năm Việt Nam
tiêu thụ khoảng 900 triệu cây tre nứa cho các mục đích khác nhau, dự kiến năm
2020 là 1 tỷ cây. Việt Nam hiện có xấp xỉ 1,5 triệu ha tre nứa với trữ lượng ước
tính khoảng 6 tỷ cây. Tuy vậy, phần lớn diện tích tre nứa này là rừng phòng hộ,
rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn, không được khai thác. Diện tích tre trồng sản
xuất cả nước hiện có khoảng 85.000 ha, trữ lượng 350 triệu cây, mới chỉ đáp ứng
được 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan
Một khía cạnh nữa là trước đây việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tương đối
dễ dàng. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, việc này đã trở nên nan giải vì
những vùng rừng cung cấp nguyên liệu ở Đồng Nai, Bình Thuận,... bị người dân
chặt phá làm rẫy. Giá mua nguyên liệu ngày càng tăng, chi phí vận chuyển cao,
nguồn nguyên liệu cung cấp thiếu chủ động... đã ảnh hưởng rất lớn đến giá
thành, giá bán và khả năng cạnh tranh.
Thứ hai, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, do
đó các doanh nghiệp mây, tre đan sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn bởi
tình trạng thiếu kinh nghiệm về quản lý và cơ sở vật chất cho sản xuất của các
doanh nghiệp còn hạn chế. Thực tế sản phẩm mây, tre đan là đồ thủ công cần
được bảo quản tốt trong khi nhà xưởng cơ sở vật chất của nhiều doanh nghiệp
còn nghèo nàn, mưa là có thể mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,
trong khi cơ sở vật chất của các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan ở nước ngoài
rất tốt. Chính vì ít vốn nên các doanh nghiệp mây tre không có đủ điều kiện để
xây dựng những cơ sở chuyên dụng cho việc sản xuất của mình. Hơn nữa, do
thiếu mặt bằng sản xuất nên nhà xưởng vẫn còn mang tính chất tận dụng chứ
chưa thành một hệ thống sản xuất. Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt
bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm...

Thứ ba, khả năng tiếp cận thị trường vẫn còn yếu. Việc giới thiệu sản phẩm ở
các hội chợ quốc tế rất tốn kém, do đó các doanh nghiệp ít có kinh nghiệm tiếp
cận thị trường nước ngoài và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các
công ước, luật pháp quốc tế, nắm bắt nhu cầu thị trường. Thiếu kinh nghiệm kinh
doanh, đàm phán với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chưa
có được sự gắn kết để tạo thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với đối tác
nước ngoài. Hiện tại, mọi quan hệ đều ở mức riêng rẽ, mạnh ai nấy làm, nên
không tạo được sức mạnh trong cạnh tranh.

Điều sống còn của các doanh nghiệp tại thị trường mây, tre đan nước ngoài là
mẫu mã sản phẩm phải thường xuyên mới và hấp dẫn, nhưng nhìn chung việc
sáng tạo cải tiến mẫu mã của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện
nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều sản xuất theo mẫu mã của nước
ngoài, các doanh nghiệp đứng được trong lĩnh vực mây, tre đan chủ yếu là gia
công xuất khẩu cho các tập đoàn nước ngoài theo mẫu mã của họ nên thường bị
ép giá, đó là chưa kể những doanh nghiệp, làng nghề chủ yếu xuất khẩu hàng
qua các doanh nghiệp trung gian trong nước. Vì vậy, lợi nhuận từ sản xuất hàng
mây, tre đan của các doanh nghiệp không cao, thu nhập của người lao động còn
thấp.

Thứ tư, với mức thuế xuất về 0%, Hiệp định CPTPP được đánh giá là “cơ hội
vàng” để mở cửa thị trường đối với ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, khi
Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, để nắm được cơ hội này, đòi hỏi
các doanh nghiệp, làng nghề cần có nghiên cứu cụ thể để đáp ứng được các yêu
cầu, tiêu chuẩn từ khối thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng mây,
tre đan sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ
và các thủ tục chứng nhận xuất xứ, các cam kết về lao động và môi trường. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, các làng nghề nói chung và làng nghề thủ công mỹ
nghệ nói riêng, việc sử dụng lao động trẻ em, lao động nông nhàn vẫndiễn ra phổ
biến. Bên cạnh đó, môi trường cũng đang là vấn đề “nan giải” đối với các làng
nghề thủ công mỹ nghệ.
Đa phần các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ là các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ nằm trong các làng nghề. Do đó, để hoàn thiện mình, đây là điều không dễ.
1.3 Một Số Giải Pháp Phát Triển Ngành Hàng Mây, Tre Đan Xuất Khẩu

Sản phẩm của ngành mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Vì vậy để tăng
trưởng ngành, cần đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu sang các nước. Đồng thời duy
trì thị phần nội địa như hiện tại.

Để tăng trưởng trong xuất khẩu nội thất mây tre đan, chúng ta cần giải quyết tất cả
những khó khăn đang cản trở ngành: nguyên liệu, mẫu mã, nhà xưởng, tiếp cận thị
trường…
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng mây tre đan, Việt Nam phải dựa trên thế
mạnh của từng địa bàn, từng khu vực, từng vùng để tạo sản phẩm đặc thù, độc
đáo, cần mở ra khả năng kết nối sản phẩm liên vùng, liên quốc gia, tạo hiệu quả
kinh tế cao từ xuất khẩu. Sản phẩm của ngành mây, tre đan chủ yếu phục vụ xuất
khẩu do vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng như cơ sở sản
xuất cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các
doanh nghiệp luôn phải thay
đổi mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời có chiến lược lựa chọn phương
thức thâm nhập thị trường thích hợp. Đây là điều rất khó nhận ra, đòi hỏi doanh
nghiệp có tính chủ động trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng mây tre đan cũng phải phát triển khả năng hoạt động marketing
quốc tế để có thể cung cấp thông tin cần chuyên sâu, kỹ năng kinh doanh hiệu
quả và trở thành những công ty có chuyên môn và có tổ chức. Trong bối cảnh
Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện nhiều cam kết trong các hiệp định thương
mại song phương và đa phương, do đó, việc điều chỉnh các chính sách đối với
hàng mây tre đan phải được đặt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và
hướng theo những quy định của các hiệp định mà Việt Nam đã cam kết. Đồng
thời, các doanh nghiệp cũng phải chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản
thương mại, phát huy khả năng nội lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đây là việc cần
phải làm khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Mỹ... một cách vững
chắc. Khi sản phẩm được đăng ký với nhãn mác “Made in Việt Nam” sẽ làm sản
phẩm nâng cao vị thế, và đây cũng chính là cách để quảng bá rộng rãi hơn sản
phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu
hàng mây, tre đan cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh
doanh cho làng nghề mây, tre đan. Ngoài luật và chính sách chung có liên quan
đến phát triển làng nghề, cần có hệ thống chính sách riêng cho làng nghề. Chính
phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ nhiệm vụ quản lý nhà
nước cho một cơ quan chuyên trách theo dõi và quản lý nhằm giúp đỡ hỗ trợ
phát triển bền vững làng nghề. Cần có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành từ trung đến địa phương đảm bảo trên từng uơng địa bàn đều có sự thống
nhất, có một đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các làng nghề. Cần phải
nâng cao vai trò chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cấp huyện và đặc
biệt là cấp xã đối với hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề. Xây
dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn
của cả nước và từng vùng kinh tế. Trong đó, nâng cao chất lượng công tác quy
hoạch về phát triển nghề và làng nghề mây, tre đan ở mỗi địa phương một
ở cách bài bản làm căn cứ tin cậy cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Quy hoạch ngành nghề phải xuất phát từ lợi thế của ngành, từng vùng gắn
với nhu cầu của thị trường. Do đó, cần điều chỉnh chính sách mang tính khuyến
khích mở rộng, phát triển làng nghề mây, tre đan và đẩy mạnh đào tạo nguồn
nhân lực cho nông thôn. Chính phủ cần có hỗ trợ thành lập và phát huy vai trò
của các Hiệp hội làng nghề, bởi vì đây là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh trong các làng nghề với Nhà nước. Hiệp hội còn là đơn vị
thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho các doanh nghiệp, hộ sản
xuất kinh doanh ở các làng nghề trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng là kênh
quan trọng trong việc truyền tải triển khai các chính sách phát triển làng nghề.
Thứ hai, hoàn thiện chính sách vùng nguyên liệu cho ngành sản xuất mây, tre
đan. Để ngành mây, tre đan phát triển một cách bền vững, Nhà nước cần xây
dựng chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu tổng thể trên cả nước cho ngành
trên cơ sở điều tra cơ bản về nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành hiện nay.
Các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương cần nghiên cứu ban hành chính
sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cho mặt hàng này.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách thương mại và xúc tiến thương mại cho sản phẩm
mây, tre đan xuất khẩu. Cơ chế chính sách phát triển thương mại, thị trường đối
với ngành mây, tre đan cần phải: tiếp tục ưu tiên cho xuất khẩu, phát triển sản
xuất, thu hút lao động, gắn kết thị trường trong nước với thị trường nước ngoài
nhưng phải lấy phát triển tổng thể thị trường trong nước làm tiền đề, cơ sở để mở
rộng và phát
triển thị trường ra nước ngoài; lấy việc phát huy những đặc điểm, nguồn lực
thuận lợi của ngành và những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của ngành mây, tre
đan để làm phương châm đổi mới chính sách thương mại, thị trường đối với làng
nghề, đa dạng hoá các loại thị trường nhưng cần phải chú ý đến các thị trường
trọng điểm. Xây dựng các Website, nhập khẩu tài liệu nước ngoài về sản phẩm,
xây dựng
dữ liệu ngành. Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài
nước; xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng
nghề; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với làng nghề, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ thông qua chương trình Xúc tiến
thương mại, Hiệp hội mây, tre đan Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương
để hỗ trợ các cơ sở ngành mây, tre đan xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất
xứ hàng hoá, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.

Thứ tư, tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số làng nghề truyền thống có
tiềm năng phát triển thị
trường cao. Để thực hiện được mục tiêu này trong điều kiện nguồn lực hạn chế,
Nhà nước cần xem xét lựa chọn ra một số làng nghề truyền thống tiêu biểu để
tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Mục tiêu
đặt ra là mỗi làng nghề được lựa chọn hỗ trợ sẽ phải đạt được tốc độ tăng trưởng
doanh số mang tính đột phá vào những thị trường trọng điểm được xác định. Với
việc thừa hưởng sự nổi tiếng,
những làng nghề truyền thống này sẽ được xem là những làng nghề “gốc”, có vai
trò “hạt nhân” trong việc làm lan tỏa thương hiệu của mình tới các làng nghề
mới, các làng nghề - vùng nghề lân cận,
giúp những làng nghề này xây dựng thương hiệu dựa theo thương hiệu của làng
nghề gốc. Sản phẩm của những làng nghề này đã có uy tín trên thị trường trong
nước và quốc tế trong hàng trăm năm qua, nhờ đó sẽ giúp cho sản phẩm từ các
làng nghề phụ thuộc, phát sinh muộn từ làng nghề gốc sớm có
được chỗ đứng trên thị trường mà không phải mất thời gian dày công xây dựng
uy tín, thương hiệu mới.

Thứ năm, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, đầu tư và ứng
dụng khoa học công nghệ. Nhà nước cần tăng cường tài trợ kinh phí cho hoạt
động công nghệ nhằm tập trung khuyến khích để các doanh nghiệp sản xuất hàng
mây, tre, đan, dành nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển Các chi
phí này được hạch toán vào chi phí gián tiếp, kể cả các thiét bị quan trọng có giá
trị không quá lớn. Các thiết bị phục vụ trực tiếp cho nguyên cứu và phát triển
được miễn thuế. Tiến hành rà soát, đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền
thống ở các làng nghề đr có biên pháp bảo tồn và phát triển, tạo mẫu mã và sản
phẩm mới. Đồng thời với việc hỗ trợ nghiên cứu thị trường để dư toán phát triển
công nghệ, phân tích thực trạng công nghệ doanh nghiệp hiện tại, tăng cường
năng lực thẩm định dư án nhằm nâng cao chất lương các dự án dầu tư đổi mới
công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề sản xuất mây, tre,
đan.

Thứ sáu, nâng cao năng lực trong các doanh nghiệp xuất khẩu mây, tre đan. Xây
dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, hướng tới nguồn lao động có tay nghề
cao; thu hút sự tham gia của các nghệ nhân trong chính sách đào tạo lao động
nhằm đa dạng mẫu mã, bảo tồn giá trị nghệ thuật của sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường,
về quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế; kỹ năng chuyên môn về nghiệp
vụ ngoại thương, nghiên cứu thị trường và marketing quốc tế, tổ chức thu thập
và xử lý thông tin; về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và đàm phán. Nâng
cao năng lực tài chính thông qua kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện liên
kết, sát nhập với các doanh nghiệp khác để tăng quy mô, hiệu quả sử dụng vốn,
hiệu quả đầu tư. Nhà nước cần tăng cường tài trợ kinh phí cho các hoạt động
khoa học công nghệ nhằm tập trung khuyến khích để các doanh nghiệp sản xuất
hàng mây, tre đan, dành nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển. Các
chi phí này được hạch toán vào chi phí gián tiếp, kể cả các thiết bị quan trọng có
giá trị không quá lớn. Các thiết bị phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu và phát triển
được miễn thuế. Tiến hành rà soát, đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền
thống ở các làng nghề để có biện pháp bảo tồn và phát triển, tạo mẫu mã và sản
phẩm mới. Đồng thời với việc hỗ trợ nghiên cứu thị trường để dự toán công nghệ
doanh nghiệp hiện tại, tăng cường năng lực thẩm định dự án nhằm nâng cao chất
lượng các dự án đầu tưđổi mới công nghệ của các cơ sở sảnn xuất kinh doanh tại
làng nghề sản xuất mây, tre đan.

Hỗ trợ việc thành lập và phát triển doanh nghiệp địa phương

            Phát triển doanh nghiệp của địa phương tham gia vào ngành hàng mây tre
đan là một trong những hướng tác động hợp lý, vì phát triển doanh nghiệp địa
phương sẽ giải quyết được một số vấn đề khó khăn của ngành hàng như giảm bớt
các tầng lớp trung gian, phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và chuyên
nghiệp hơn để tiến tới các doanh nghiệp có đủ năng lực sản xuất, xuất khẩu sản
phẩm và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường khả năng tiếp cận
thị trường,  xúc tiến và hỗ trợ thương mại trong và ngoài nước.  

Phát triển làng nghề mây tre đan theo hướng kết hợp với phát triển du lịch làng
nghề, du lịch nông thôn
            Các làng nghề mây tre đan ở Hà Nội và các địa phương khác ở Việt Nam
có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du  lịch làng nghề truyền thống với
các thế mạnh về cảnh quan, các di tích văn hoá đình, chùa, ẩm thực và đặc biệt là
các hoạt động nghề mây tre đan với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau sẽ thu
hút sự quan tâm, tham gia thực hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách du
lịch. Như vậy, việc phát triển du lịch làng nghề mây tre đan sẽ khai thác được giá
trị văn hoá của ngành nghề và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và quảng bá thương
hiệu, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm theo hướng “xuất khẩu tại chỗ” thông
qua chào bán sản phẩm cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

You might also like