You are on page 1of 29

I.

Tổng quan ngành giấy


I.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp giấy nói chung
I.1.1. Lịch sử hình thành

Giấy đã xuất hiện từ rất xa xưa rồi, có thể nói rằng nó là một vật dụng không
thể nào thay thế được. Để có được những sản phẩm giấy cho tới các nghệ thuật từ
giấy, chúng đã trải qua quá trình phát triển không ngừng nghỉ.

Giấy chính thức được phát minh ở Trung Quốc. Lịch sử chính thức của
ngành giấy được bắt nguồn từ Trung Quốc. Cụ thể nào những năm 105 sau công
nguyên, một người đàn ông Trung Quốc tên là Thái Luân đã nghĩ ra cách làm giấy
tờ từ giẻ rách, lưới đánh cá cũ. Ông cho nghiền nát giẻ rách, lưới đánh cá và tráng
thành tờ mỏng. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những loại giấy cổ nhất, xuất hiện
vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Đó là nhưng tấm vải sáng màu, dai
mịn, có thể viết mực nước lên và cuộn lại gọn nhẹ.

Giấy bắt đầu phổ biến trên thế giới từ khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên.
Từ khoảng thế kỷ thứ 7 thì giấy viết không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn xuất
hiện rất nhiều ở Nhật Bản. Người Nhật không chỉ dùng giấy để viết mà còn để
trang trí tường, vẽ trah, gấp hoa. Nghê thuật origami – gấp hình từ giấy rất nổi
tiếng trong văn hóa của người Nhật cũng ra đời từ thời gian này.

Đặc biệt vào cuối thế kỷ thứ 7, trong một cuộc giao tranh ở Samarcande,
người Trung Quốc bị thua và bí quyết làm giấy của người Trung Quốc cũng bị lộ.
Kỹ thuật làm giấy nhanh chóng lan truyền sang các nước Ả rập, Tây Ban Nha. Từ
đây kỹ thuật sản xuất giấy lan truyền khắp thế giới và ngày càng có nhiều cải tiến
nâng cao chất lượng và sản lượng giấy.
Tại Paris, nước Pháp, một người làm công cho một hãng giấy đã chế tạo ra
một máy sản xuất giấy hàng loạt. Loại máy này cần sử dụng đến bột của những
loại gỗ có thớ dài.

Dần dần bột được nghiền từ gỗ thớ dài được sử dụng để sản xuất giấy ngày
càng phổ biến.

Đặc biệt đến khi ngành in ra đời là lúc ngành giấy phát triển vượt bậc. Lần
lượt các nhà máy giấy được ra đời trên thế giới.

 Khoảng Năm 1250: Nhà máy giấy tại Ý ra đời


 Khoảng Năm 1348 Có nhà máy giấy tại Pháp và nhiều nơi khác

Đặc biệt năm 1445, khi người Đức phát minh ra máy in với công nghệ in
hàng loạt đã tạo động lực cho ngành giấy in phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Đây là một số sự kiện quan trọng được xem là các mốc lịch sử của quá trình phát
triển công nghiệp giấy trên thế giới.

 1798: Nicholas-Louis Robert (Pháp) được nhận patent cho phát minh về
máy xeo giấy liên tục đầu tiên

 1803-1807: Anh em nhà Fourdrinier nhận patent cho máy xeo liên tục cải
tiến (máy xeo dài) từ thiết kế của Donkin (Anh)

 1809: John Dickinson (Anh) nhận patent về máy xeo tròn

 1817: Máy xeo tròn đầu tiên ở Mỹ

 1827: Máy xeo dài (hay được gọi là máy xeo Fourdrinier) đầu tiên ở Mỹ

 1840: Phát triển của phương pháp sản xuất bột mài tại Đức

 1854: Bột giấy lần đầu tiên được sản xuất từ gỗ theo phương pháp sođa
(Anh)
 1867: Benjamin Tilghman (Mỹ) nhận patent cho phương pháp sulfit

 1870: Triển khai công nghiệp đầu tiên quá trình sản xuất bột mài

 1874: Triển khai công nghiệp đầu tiên quá trình sản xuất bột sulfit

 1884: Phát minh của Carl Dahl (Đức) về phương pháp sulfat

Những công trình này là những đột phá cơ bản, làm nền tảng cho sự phát
triển của nền công nghiệp giấy hiện đại ngày nay. [1]

I.1.2. Tình hình phát triển hiện nay

Ngày nay, giấy đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, xuất hiện trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Từ chỗ ban đầu chỉ là những mảnh thô làm
từ vỏ cây, đến nay chủng loại giấy đã lên đến con số hàng trăm, từ chỗ chỉ là
những phiên bản quý hiếm trong đời sống, đến nay giấy đã trở thành sản phẩm
quen thuộc của mỗi người, với mức sử dụng giấy bình quân đầu người trên thế giới
đã đạt trên 50kg. Cùng với việc mở rộng dạng nguyên liệu, sản phẩm là sự phát
triển không ngừng của kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị sản xuất giấy
Theo báo cáo của UNECE/FAO năm 2011, trên thế giới có khoảng 6000 nhà
máy sản xuất bột giấy và các bán thành phẩm xơ sợi, với tổng sản lượng trung bình
các năm 2006 – 2010 đạt trên dưới 220 triệu tấn/năm; 8880 nhà máy sản xuất giấy
và carton các loại, với sản lượng trung bình 350 triệu tấn/năm; hàng ngàn doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giấy và các
sản phẩm từ giấy. Dự bảo đến năm 2020, sản lượng giấy thế giới có thể đạt trên
500 triệu. Cơ cấu tổng mức tiêu thụ trên thế giới theo sản phẩm được mô tả qua
Hình 1.1[ CITATION HIệ20 \l 1033 ] Ta có thể thấy mức tiêu thụ giấy bao bì chiếm tỷ
trọng lớn nhất đến 54%, theo sau là giấy in viết, giấy tisuse và các loại giấy khác.
Hình 1.1 Tổng mức tiêu thụ giấy trên thế giới theo sản phẩm năm 2020

Hiện nay, các vùng trọng điểm của công nghiệp bột giấy và giấy thế giới
được tập trung ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Tây Âu, Đông Âu, Mỹ Latinh, Trung
Quốc, Nhật Bản Nam Á. Trong đó vai trò chủ đạo thuộc về các tập đoàn lớn đa
quốc gia, như International Paper (Mỹ), Stora Enso và UMP (Phần Lan), Svenska
Cellulosa Aktebolaget (Thụy Điển), Nippong Paper và Oji Paper (Nhật Bản), Nine
Dragons Paper và Lee & Man Paper (Hồng Kong), Sappi (Nam Phi) , Abitibi
Bowater và Domtar (Canada), Hansol (Hàn Quốc), Asia Pulp and Paper
(Indonesia),...[2]

Dịch COVID-19 khiến hàng loạt công ty phải làm việc từ xa, thay đổi đáng
kể công việc và lối sống của người dân. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể nhất đến
tiêu dùng giấy in, viết, gây ra sụt giảm đáng kể lợi nhuận tại các công ty sản xuất
giấy, bìa. Đặc biệt với đề xuất tạo ra một “doanh nghiệp truyền thông kỹ thuật số”
nhằm tạo điều kiện chuyển đổi các công việc hành chính, giáo dục và y tế sang các
nền tảng trực tuyến có thể đẩy nhanh hơn nữa sự sụt giảm nhu cầu trong việc sử
dụng giấy in, viết. Việc thắt chặt ngân sách tiếp thị của các công ty cũng khiến tỷ
lệ quảng cáo xuống dốc. Trong khi đó, nhu cầu tờ rơi, in ấn thương mại và tạp chí
giảm do các sự kiện và lịch phát hành các ấn phẩm bị hủy bỏ hoặc lùi lại khiến tiêu
thụ giấy có tráng phủ cũng nằm chung xu hướng. Cấu trúc sản phẩm của ngành
công nghiệp giấy cũng sẽ phải đối mặt với áp lực to lớn để điều chỉnh

I.2. Tình hình sản xuất giấy và quy hoạch phát triển của ngành giấy ở Việt
Nam

I.2.1. Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam

Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành giấy của Việt Nam;
thứ hai là các nhóm giấy in và giấy viết, xếp sau đó lần lượt là giấy tissue, giấy
vàng mã và giấy báo. Cơ cấu sản xuất theo sản phẩm của ngành công nghiệp giấy
Việt Nam năm 2019 được các loại giấy được mô tả qua Hình 1.2

Hình 1.2 Cơ cấu sản xuất theo sản phẩm của ngành

công nghiệp giấy Việt Nam năm 2019

Theo số liệu tổng hợp chung của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
(VPPA) thị trường giấy Việt Nam đạt được những con số ấn tượng trong năm
2019; tiêu dùng giấy toàn ngành ước tính đạt 5.432 triệu tấn, tăng trưởng 9,8%,
xuất khẩu giấy đạt sản lượng 1,0 triệu tấn, tăng trưởng 23,6%, nhập khẩu đạt sản
lượng 2,02 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2018,
2019 và hiện chiếm tới gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, tập trung
chủ yếu vào các loại giấy bao bì thông thường (giấy lớp mặt và lớp sóng) với nhiều
lợi thế vượt trội và đang gây nên hiện tượng cung vượt cầu đối với loại giấy này,
nhưng xu hướng vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh, tạo áp lực rất lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Dự kiến đến năm 2022, khi các dự án đã được cấp phép đi vào
hoạt động, sản lượng của các doanh nghiệp FDI sẽ chiếm trên 60% sản lượng cả
nước. Điều này tạo ra áp lực vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể
tiếp tục tồn tại và phát triển. Nhiều khả năng thị trường sẽ chịu sự chi phối mạnh
của các doanh nghiệp FDI [3]

I.2.2. Quy hoạch phát triển của ngành giấy Việt Nam

Ngày 18/11/2014, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định số


10508/QĐ-BCT phê duyê ̣t Quy hoạch phát triển ngành công nghiê ̣p giấy Viê ̣t Nam
đến năm 2020, có xét đến năm 2025. [4]

Theo đó, Quy hoạch phát triển ngành công nghiê ̣p giấy Viê ̣t Nam đến năm
2020, có xét đến năm 2025 với các nội dung:

 Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
 Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu
hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với
sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập
kinh tế.
 Huy động mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế dưới mọi hình thức để
đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.
Quy hoạch phát triển ngành công nghiê ̣p giấy Viê ̣t Nam đến năm 2020, có xét
đến năm 2025 gồm các mục tiêu phát triển.

 Mục tiêu tổng quát:

- Nhằm xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh, thành phố có ngành
công nghiệp phát triển, đồng thời quy hoạch lại các nhà máy đã có và các nhà máy
xây dựng mới, tạo điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung với công
suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Nhằm xây dựng các tập đoàn sản xuất đủ mạnh, có tiềm năng tài chính, nhà máy
có công suất lớn và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường,
trong khu vực và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của ngành giấy
Việt Nam ra thị trường thế giới.

- Nhằm xây dựng được vùng rừng nguyên liệu nhằm chủ động cung cấp đủ, ổn
định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy theo quy hoạch phát
triển ngành giấy. 

- Phát triển vùng nguyên liệu nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn
lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết công
ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người trồng rừng đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số. Cải thiện, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đóng góp mạnh
mẽ vào chiến lược xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển vùng nguyên liệu giấy góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, cùng
với hệ thống rừng cả nước bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu nguy cơ biến
đổi khí hậu, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán và xói mòn đất, đảm bảo phát triển
bền vững.

 Mục tiêu cụ thể:


- Đến năm 2025, đạt tỷ lệ thu hồi giấy loại trong nước là 65%.

- Đến năm 2025, đáp ứng khoảng 75 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ
lệ nhập khẩu các sản phẩm giấy và bột giấy.

- Đến năm 2025 không cấp phép và dần loại bỏ các nhà máy giấy và bột giấy lạc
hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm.

- Đến năm 2025 cơ bản đưa ngành công nghiệp giấy Việt Nam trở thành ngành
công nghiệp theo hướng hiện đại. [4]

I.3. Lịch sử phát triển của giấy Tissue

Giấy vệ sinh ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta. Lịch sử hình thành của giấy vệ sinh có từ cách đây hàng trăm năm.

Giấy vệ sinh lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XIV tại Trung Quốc dưới dạng
khổ lớn 0.6*0.9m. Đến cuối thế kỷ XIX người Mỹ bắt đầu chuyển sang dùng giấy
báo, giấy viết bỏ đi. Hay chính sách báo, tạp chí, giấy lịch chính là tiền thân của
giấy vệ sinh.

Giấy vệ sinh như chúng ta thấy hiện nay được Joseph Gayetty sản xuất lần
đầu vào năm 1857 và bán rộng rãi tại Mỹ như một sản phẩm y tế - ông tấm chúng
với nước lô hội. Năm 1879, Công ty Giấy Scott của anh em Edward và Clarence
Scott bắt đầu bán giấy vệ sinh dạng cuộn (không đục lỗ). Đến tận 1885 giấy cuộn
đục lỗ mới có mặt trên thị trường nhờ Công ty Giấy gói Đục lỗ Albany (Albany
Perforated Wrapping Paper Company). Giấy vệ sinh sản xuất thời kì đầu thường
chứa nhiều vụn sạn nhỏ (gỗ, bụi...). Năm 1935 công ty Northern Tissue mới quảng
cáo về loại giấy vệ sinh không có vụn. Cuối cùng đến năm 1942 giấy vệ sinh 2 lớp
cũng được sản xuất tại nhà máy giấy St. Andrew, Vương quốc Anh. Sau đó giấy vệ
sinh còn trải qua hàng loạt cải tiến nhỏ khác: mẫu mã, mùi hương, thậm chí cả hình
vẽ trang trí như chúng ta đã biết. Như vậy, cho đến hiện nay giấy tissue đã được cải
tiến rất nhiều lần về cả hình thức, chất lượng và cả phương thức sản xuất. [5]

I.4. Thị trường giấy Tissue


Về tiêu dùng, giấy tissue năm 2019 ước tính đạt 181.000 tấn và tăng trưởng
10,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu đạt 39.000 tấn, tăng trưởng đến 77,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường cung ứng chính giấy tissue cho Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc
và Indonesia, chiếm tỷ trọng lần lượt là 54% và 38%, các quốc gia khác 8%.

Xuất khẩu, đạt sản lượng 67.000 tấn, tăng trưởng 19,6% so với cùng kỳ năm
2018. Trong đó các thị trường xuất khẩu chính giấy tissue của Việt Nam, là
Malaysia chiếm tỷ trọng 25%, kế đến là Mỹ chiếm tỷ trọng 15%, Úc 14%, tiếp
theo Niu Di – lân 7%, Campuchia 5%, Mê – hi – cô 5%, Nhật Bản và Lào 4%. [6]

Các cơ sở sản xuất ở Việt Nam:

 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Giấy Tissue Việt Nam: là
đơn vị đứng đầu trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khăn giấy
ăn, giấy vệ sinh. Với dây chuyên và quy trình sản xuất được quản lý chặt
chẽ, Tissue luôn đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng với chất lượng
tốt nhất mang thương hiệu Cat Luxury
 Công ty TNHH Tissue Linh An: được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0106480331 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp, với năng lực sản xuất 12,000 tấn giấy/năm. Hiện nay Tissue Linh
An là một trong các nhà sản xuất và phân phối lớn tại miền Bắc đối với các
sản
phẩm chủ yếu sau: Sản xuất phôi giấy Tissue cao cấp với các định lượng từ
10g/m2 đến 21g/m2, khổ giấy đa dạng từ 1m95 trở xuống và sản xuất giấy
vệ sinh cao cấp dùng trong các cơ quan, gia đình, khách sạn, nhà hàng với
các sản phẩm như: Giấy vệ sinh thông thường, giấy vệ sinh cuộn lớn.
 Công ty giấy tissue Suông Đuống: được thành lập từ năm 1959 với tên gọi
ban đầu "Nhà máy Gỗ Cầu Đuống" như là một biểu tượng của tình hữu nghị
giữa hai nước Việt Nam - Tiệp Khắc, trải qua nhiều thăng trầm trong chiến
tranh cũng như sự biến động của nền kinh tế, Nhà máy Gỗ Cầu Đuống -
Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã đứng vững và phát triển với các sản
phẩm gỗ dán và giấy tissue nổi tiếng về chất lượng, tiếp tục vững bước trên
con đường chinh phục thị trường trong nước và vươn xa hơn trên thế giới.

I.5. Giới thiệu về Tissue

Giấy Tissue là các loại giấy mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút chất lỏng tốt.

Giấy Tissue có thể được làm từ bột giấy tái chế và có các tính chất quan
trọng như: độ thấm hút, định lượng, độ dày, thể tích riêng, độ trắng, tính co dãn

Các sản phẩm của giấy tissue: chia làm 2 nhóm sản phẩm

Nhóm sản phẩm vệ sinh: Nhóm các sản phẩm khác:


- Giấy tissue trong nhà tắm - Giấy lọc cà phê
- Giấy nhà bếp - Giấy lọc xì gà
- Khăn giấy gấp - Giấy lót trong đóng gói thịt
- Giấy lau công nghiệp - Quần áo dùng 1 lần
- Khăn ăn giấy
- Giấy lau mặt
- Tã dùng 1 lần
Sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu cầu về
chỉ tiêu cơ lý quy định trong Bảng 1.[7]

Bảng 1 - Chỉ tiêu cơ lý

Mức quy định

Giấy vệ sinh và Phương


Khăn giấy và giấy tissue
giấy tissue (dùng pháp thử
Tên chỉ (dùng cho gia công khăn
TT cho gia công giấy
tiêu giấy)
vệ sinh)

Một Hai Ba Bốn Một Hai Ba


lớp lớp lớp lớp lớp lớp lớp

1 Độ bền kéo,               TCVN


N/m, không 8309-4:
nhỏ hơn: 2009
(ISO
- Chiều dọc 100,0 110,0 180,0 200,0 90,0 100,0 150,0
12625-4:
2005)
- Chiều 40,0 45,0 60,0 80,0 40,0 45,0 50,0
ngang

2 Tỷ lệ độ bền 5 - 15 - - - TCVN
kéo ướt/độ 8309-5:
bền kéo khô, 2010
% (ISO
12625-5:
2005)

3 Khả năng TCVN


hấp thụ 8309-8:
nước, g/g, 2009
7,0 7,5 8,0 8,0 7,5
không nhỏ (ISO
hơn 12625-8:
2005)

Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu
cầu về chỉ tiêu hóa học quy định trong Bảng 2.[7]

Bảng 2 - Chỉ tiêu hóa học

TT Tên chỉ tiêu Mức quy Phương pháp thử


định

1 Độ ẩm, %, không lớn hơn TCVN 1867: 2010


8,0
(ISO 187: 2009)

2 pH nước chiết TCVN 7066-1:


6,5-7,5 2008 (ISO 6588-1:
2005)
3 Độ bền màu của giấy (loại được làm TCVN 10089:
trắng bằng chất tăng trắng huỳnh 4 2013 (EN
quang), mức, không nhỏ hơn 648:2006)

4 Độ bền màu của giấy (loại được TCVN 10087:


Không dây
nhuộm màu và có các hình in) 2013 (EN 646:
màu
2006)

5 Hàm lượng formaldehyt, mg/dm2, TCVN 8308: 2010


1,0
không lớn hơn (EN 1541:2001)

6 Hàm lượng chì (Pb), mg/dm2, không TCVN 10093:


lớn hơn 0,003 2013 (EN 12498:
2005)

7 Hàm lượng cadimi (Cd), mg/dm2, TCVN 10093:


không lớn hơn 0,002 2013 (EN 12498:
2005)

8 Hàm lượng thủy ngân (Hg), mg/dm2, TCVN 10092:


không lớn hơn 0,002 2013 (EN 12497:
2005)

Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu
cầu về chỉ tiêu vi sinh quy định trong Bảng 3. [7]

Bảng 3 - Chỉ tiêu vi sinh


Mức quy định  

Giấy vệ sinh và
Khăn giấy và
TT Tên chỉ tiêu giấy tissue
giấy tissue (dùng Phương
(dùng cho gia
cho gia công pháp thử
công giấy vệ
khăn giấy)
sinh)

1 Tổng số vi khuẩn hiếu


khí, CFU/g, không 3 x 102 103 Phụ lục A.4
lớn hơn

2 Tổng số nấm mốc,


CFU/g, không lớn 102 102 Phụ lục A.4
hơn

III. Đánh giá, thực trạng của ngành giấy Việt Nam nói chung

III.1. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam nói chung

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp
khoảng 1,5% GDP của cả nước, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2018.
Tuy nhiên, ngành này hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần tập trung
khắc phục trong thời gian tới như: Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh còn thấp; sức chống chịu trước những biến động bên ngoài chưa cao; mô
hình tăng trưởng chuyển đổi còn chậm; các nguồn lực chưa được giải phóng tối đa;
việc cơ cấu lại ngành giấy còn chậm và lúng túng; Sản xuất kinh doanh và hoạt
động của doanh nghiệp ngành giấy còn nhiều khó khăn; Môi trường đầu tư kinh
doanh vẫn còn nhiều bất cập; Thủ tục hành chính có lĩnh vực còn rườm rà; kỷ luật
kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; Chính sách quản lý của Nhà nước liên quan đến
hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của ngành còn chưa phù hợp... ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp giấy Việt Nam.

III.1.1. Quy mô ngành công nghiệp Giấy Việt Nam

Quy mô ngành công nghiệp giấy Việt Nam ở Hình III.1 cho thấy, giai đoạn
2016-2019, năng lực sản xuất giấy của Việt Nam trung bình tăng 31,0%/ năm; Sản
lượng sản xuất tăng trung bình 25,7%/năm; Lượng tiêu dùng giấy các loại tăng
trung bình 12,3%/ năm; Nhập khẩu tăng trung bình 3,1%/năm và xuất khẩu tăng
trung bình 65,1%/năm.

Hình III.1: Quy mô công nghiệp giấy Việt Nam. [10], [11] (Đơn vị: Triệu
tấn)

Cơ cấu ngành giấy Việt Nam những năm gần đây chi tiết tại Hình III.2 cho
thấy, sản xuất giấy ngành giấy Việt Nam chủ yếu tập trung vào sản xuất giấy bao
bì làm thùng khẩu và nhập khẩu giấy bao bì năm 2018 (Đơn vị: nghìn tấn/năm) tại
Hình III.3 cho thấy, năng lực sản xuất loại giấy thông thường năm 2018 (giấy lớp
mặt và lớp sóng) tăng rất nhanh lên tới 42%, sản xuất cũng tăng tới 37% để đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng cao 20% và xuất khẩu. Tuy nhiên sản xuất giấy bao bì
Việt Nam mới phát huy được chưa tới 70% năng lực.

Hình III.2: Cơ cấu sản xuất theo sản phẩm ngành CN giấy Việt Nam [10], [11]
Hình III.3: Quy mô giấy bao bì của Việt Nam đến năm 2018. [9], [10], [11]

Xuất khẩu tăng tới 99% và đạt kỷ lục 641.000 tấn nhưng nhập khẩu cũng đạt
tới con số hơn 1,4 triệu tấn. Xuất khẩu giấy bao bì năm 2018, hầu hết là giấy lớp
mặt và lớp sóng đi thị trường Trung Quốc (đạt 431.000/641.000 tấn), tập trung từ
tháng 3 đến tháng 8 sau đó giảm nhanh cả về số lượng và đơn giá vì nhu cầu giấy
bao bì của Trung Quốc giảm mạnh do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung và sự cạnh tranh mạnh từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Ấn Độ.

Nhập khẩu giấy bao bì từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan chủ yếu
là giấy bao bì có tráng phủ với tổng số lượng gần 1,0 triệu tấn và nhu cầu tăng
trưởng cao trong tương lại.

Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2017,
2018 và hiện tổng sản lượng giấy sản xuất của các doanh nghiệp FDI chiếm tới gần
50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các loại giấy bao
bì thông thường (giấy lớp mặt và lớp sóng) do vậy có hiện tượng cung vượt cầu đối
với loại giấy này, nhưng xu hướng vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh, Các doanh
nghiệp FDI với nhiều lợi thế vượt trội tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp sản
xuất giấy bao bì Việt Nam để tồn tại và phát triển.

III.1.2. Cơ hội ngành công nghiệp giấy Việt Nam

Như phân tích, tổng hợp trên thì ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn
nhiều dư địa để phát triển, trong đó:

- Nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam là rất lớn: tiêu thụ giấy bình quân
của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân
của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/năm, Mỹ và EU 200 - 250
kg/ người/năm.
- Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản
phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải
nhập khẩu hoàn toàn.

Việt Nam có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy rất dồi
dào, chi phí nhân công, mặt bằng còn thấp và đặc biệt Việt Nam có lợi thế rất gần
thị trường tiêu thụ bột giấy lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Tiêu dùng bột giấy của
Trung Quốc khoảng 32 triệu tấn/năm nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được
33% nhu cầu, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 21,44 triệu tấn
bột/năm.

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam

đến hết tháng 4 năm 2019. [8], [11]

 
Hình III.4: Thu gom và sử dụng phế liệu giấy để sản xuất giấy của VN.

[9], [11]

- Việt Nam là nước xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu sử dụng bao bì giấy và có
sự tăng trưởng lớn, liên tục trong thời gian qua và hiện Việt Nam tham gia nhiều
hiệp định FTA như WTO, Asean, Asean+3, +6... đặc biệt là các hiệp định mới như
EU (EVFTA), CPTPP sẽ tăng mạnh về xuất khẩu, hấp dẫn đầu tư trong nước và
FDI. Đây chính là cơ hội cho ngành sản xuất giấy bao bì phát triển. Nhu cầu tiêu
thụ Thùng Carton sóng thị trường Việt Nam dự báo >14,0%/ năm. Tiêu thụ giấy
làm bao bì theo đầu người, Việt Nam là 33,2 kg/người, trong đó Hàn Quốc 102kg/
người, Thái Lan 58.2 kg/ người, Trung Quốc 50kg/người.

- Cơ cấu ngành công nghiệp xét tới 2025, chế biến và Xây dựng chiếm tỷ lệ 35%
GDP, chế biến và chế tạo chiếm tỷ lệ 85% xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư, thu hút FDI
chế biến sâu nông lâm sản - thủy sản.

- Năng lực sản xuất cắt giảm thị trường Trung Quốc: Kế hoạch lần thứ “13” của
CPA, cắt giảm sản xuất công nghệ lạc hậu, kết hợp với Quy định về tỷ lệ tạp chất,
di dời doanh nghiệp ra khỏi thành phố, dẫn đến tổng lượng cắt giảm giấy carton
lớp mặt và carton lớp sóng (LinerBoard) và carton lớp mặt >13 triệu tấn trong
trong 4 năm tới.

- Nguồn cung carton lớp mặt và carton lớp sóng ở châu Á: Nguồn cung giấy carton
lớp mặt và carton lớp sóng thiếu hụt lượng trung bình 3,162 triệu tấn/ năm cho lộ
trình từ năm 2018 - 2022, do sự cắt giảm sản xuất của Trung Quốc. Trong trường
hợp năm 2020 - 2021 Chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu giấy tái chế, thì nhu
cầu thiếu hụt có thể lên đến 6 triệu tấn/năm.

- Nguyên liệu giấy tái chế: Giá nguyên liệu giấy tái chế của thế giới đang ở mức rẻ,
kéo dài trong vài năm tới, năng lực xuất khẩu giấy tái chế của thế giới đang dư
thừa (8,5-12,5) triệu tấn/năm.

- Lợi thế thị trường: Sự dịch chuyển các doanh nghiệp FDI về gia công bao bì giấy
sang các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Chủ yếu do chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung, Hiệp định CTTP, EVFTA...

III.1.3.  Thách thức của ngành công nghiệp giấy Việt Nam

- Vốn đầu tư cho dự án lớn.

- Cạnh tranh với hàng nhập khẩu với sự bảo hộ của Chính phủ thấp. Cạnh tranh
tiêu thụ giấy bao bì thị trường nội địa tại khu vực miền Nam với các doanh nghiệp
FDI rất mạnh như Vinakraf, Lee & Man, Cheng loong, Chánh Dương (Nine
Dragons).

- Quy định về Bảo vệ môi trường, bảo lãnh tài chính từ 5-20% trên tổng lượng
hàng giấy thu hồi (giấy phế liệu) nhập khẩu tùy theo doanh nghiệp, làm tăng chi
phí sản xuất.

- Tổng cục Hải quan ban hành liên tiếp Văn bản 3438 và 3738 trong khoảng thời
gian gần đây, yêu cầu giấy thu hồi (giấy phế liệu) phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định
Hải quan để thực hiện phân tích nhưng không quy định cụ thể thời gian lấy mẫu,
thời gian trả kết quả giám định. Như vậy vừa phải có Giấy chứng nhận phù hợp
Quy chuẩn Kỹ thuật môi trường của một tổ chức giám định do Bộ Tài nguyên và
Môi trường chỉ định, vừa phải được Cục Kiểm định Hải quan kiểm định theo cùng
quy chuẩn này. Điều đó làm tăng thời gian chờ đợi thông quan của lô hàng, gây
tăng chi phí lưu kho, lưu bãi và các chi phí khác của doanh nghiệp.

- Sự thắt chặt về chính sách nhập khẩu giấy tái chế của chính phủ Trung Quốc kết
hợp với đó là chiến tranh thương mại với Mỹ, trong đó có gói sản phẩm bột giấy &
giấy giữa hai bên là 6,4 tỷ USD dẫn đến nhiều khả năng có thêm doanh nghiệp FDI
của Trung Quốc chuyển qua đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tình hình chính trị và kinh tế của ổn định, khi sự căng thẳng về chiến tranh thương
mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong tình trạng lên cao. Sự cấm vận kinh tế của
Mỹ với Nga vẫn chưa hết trong khi đó với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria đang trong thời
điểm cao trào. Dẫn đến xu hướng tăng trưởng kinh tế của thế giới không được tốt
trong những năm tới.
Hình III.5: Tỷ lệ thu gom giấy tái chế của các nước trên thế giới. [9]

III.2. Thực trạng của giấy Tissue

III.2.1. Quy mô

Trên thị trường tiêu dùng giấy tissue trên thế giới, có 3 khu vực dẫn đầu về
mức độ tiêu dùng là: Bắc Mỹ, Trung Quốc và Tây Âu từ 17-34%, tiếp theo là các
nước Châu Mỹ latin với 11,1%, mức độ thứ 3 là các nước như: Nhật Bản và một số
nước Châu Á viễn đông chiếm khoảng 5-6%. Hai khu vực chiếm tỷ lệ mức độ tiêu
dùng giấy tisse thấp nhất là Châu Phi và Châu Đại Dương chỉ 1-2%.
Hình 1.1 Tiêu dùng giấy Tissue trên thế giới năm 2018

Riêng với khu vực Tây Âu, thống kê số liệu từ năm 2013-2018 thì có thể
thấy nổi bật nên một số quốc gia như Đức, Anh, Pháp và Itali cũng như Tây Ban
Nha là những nước có mức độ tiêu dùng giấy Tissue là cao nhất so với các nước
khác. Một phần là do dân số, một phần là do trình độ, mức độ phát triển của đất
nước.
Hình 1.2: Tiêu dùng giấy Tissue ở Tây Âu (2013-2018)

Trong hơn 30 năm qua, tiêu thụ giấy tissue trên thế giới đã tăng liên tục.
Ngay cả năm 2009 – trong cuộc đại suy thoái 2008-2009, một năm bết bát đối với
hầu hết các loại giấy và bìa khác, nhưng thị trường giấy tissue toàn cầu vẫn tiếp tục
mở rộng, mặc dù chỉ đạt 1,2% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là
3,7% trong suốt 25 năm trước đó (kể từ năm 1993). Năm 2018, tiêu thụ giấy tissue
toàn cầu đạt 38,7 triệu tấn và có thể đạt mức 40 triệu tấn trong năm 2019, so với
năm 1993, khi đó mức tiêu thụ chỉ đạt 15,5 triệu tấn. Hiện nay mức tiêu thụ giấy
tissue đã vượt qua giấy in báo ở quy mô thị trường, một điều khó có thể tin được
20 năm trước.

III.2.2. Thách thức và cơ hội

Mặc dù có nhiều diễn biến thuận lợi trong vài thập kỷ qua, nhưng vẫn có
một số câu hỏi liên quan đến tissue được đặt ra. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ
tiếp tục kéo dài trong bao lâu? Những hấp lực nào đang thúc đẩy sự tăng trưởng
của thị trường? Yếu tố nào sẽ làm thay đổi tổng quan thị trường trong dài hạn cho
giấy tissue? Những nơi nào trên thế giới sẽ có cơ hội mở rộng tốt nhất? Mức sử
dụng giấy tissue theo đầu người cần bao nhiêu? Mức sử dụng sẽ tiếp tục tăng hay
thị trường sẽ dần dần đạt giới hạn tuyệt đối?

Tiêu thụ bình quân đầu người là tiêu chí cơ bản để so sánh mức độ sử dụng
giấy tissue của các khu vực trên toàn thế giới. Xét về bình diện toàn cầu, mức tiêu
thụ trung bình trên đầu người không quá 5,2 kg (năm 2018), nhưng có sự khác biệt
rất lớn giữa các khu vực, từ gần 26 kg mỗi đầu người ở Bắc Mỹ đến dưới 1,0 kg ở
Châu Phi và một số vùng thuộc Châu Á (Hình III.6).
Hình III.6: Tiêu thụ giấy Tissue toàn cầu năm 2018, kg/người

Tình trạng này có thể được giải thích theo nhiều cách. Lạc quan nhất là có
nhiều khu vực đang tụt lại quá xa so với các khu vực phát triển khác, các khu vực
này có tiềm năng phát triển rất lớn và vấn đề chỉ còn là thời gian sẽ kéo dài bao lâu
để thúc đẩy việc tiêu thụ giấy tissue ở các khu vực kém phát triển. Hiện nay cũng
có quan điểm cho rằng, tiêu thụ giấy tissue sẽ không bao giờ trở nên phổ biến ở tất
cả các khu vực, mà tiêu thụ giấy tissue sẽ phát triển mạnh tại các nước công nghiệp
và không phổ biến ở các nước mới nổi, hoặc với các nền văn hóa, tôn giáo và thói
quen tiêu dùng khác nhau. Quan điểm không nhất quán cho rằng giấy tissue sẽ dần
dần thâm nhập vào các khu vực mới nhưng không bao giờ đạt được cường độ sử
dụng hoặc mức tiêu thụ bình quân đầu người như ở các khu vực tiên tiến nhất vì có
sự khác biệt về lối sống giữa các khu vực.

Có một số yếu tố thúc đẩy mức tiêu thụ giấy tissue. Trong đó, gia tăng dân
số và phát triển kinh tế là hai yếu tố chính. Tại các nước có nền kinh tế tiên tiến,
mức tăng trưởng GDP hầu như không liên quan chặt chẽ với tiêu thụ tissue, nhưng
lại là một rào cản ở các nước nghèo nhất. Những thay đổi về nhân khẩu học có mối
quan hệ khá trực tiếp với mức tiêu thụ giấy tissue, với điều kiện phát triển kinh tế
khi đạt đến một mức nhất định, thông thường ngưỡng này là khoảng 3.000-4.000
USD thu nhập hàng năm trên đầu người thì giấy tissue được coi là một sản phẩm
tiêu dùng thiết yếu thông thường. Vì lý do này, tỷ lệ người không sử dụng khăn
giấy vẫn còn tương đối cao ở các quốc gia nghèo nhất ở Châu Phi và Châu Á. Yếu
tố tôn giáo, nhất là các quốc gia Hồi giáo, cũng như thói quen vệ sinh truyền thống
ít sử dụng nước ở Ấn Độ, cũng đang hạn chế mức sử dụng giấy.
Khăn giấy là một trong số ít các sản phẩm toàn cầu có sự cạnh tranh tương
đối hạn chế từ các sản phẩm hoặc vật liệu khác trong việc sử dụng cơ bản làm giấy
vệ sinh. Tại Nhật Bản, nhà vệ sinh công nghệ cao dựa trên nước và/hoặc máy phun
khí với một số chức năng bổ sung, bao gồm mở nắp tự động, âm nhạc, hệ thống
khử mùi ozone và nước tiểu, dường như đã có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ
giấy tissue. Và có lẽ ảnh hưởng quan trọng nhất là tã bỉm trẻ em, nơi mà các thiết
kế và nguyên liệu mới với chất siêu thấm đã thay thế hiệu quả băng giấy tissue
truyền thống trong các cấu trúc tã bỉm.

Nếu với mức tiêu thụ tissue bình quân đầu người chỉ ở mức trên 5 kg, thì
vẫn còn rất nhiều tiềm năng ở nhiều khu vực. Mặc dù rất khó để tin rằng bất kỳ
khu vực nào khác cũng sẽ đạt mức 25kg đầu người như ở Bắc Mỹ, nhưng với mức
trung bình chỉ cần 10 kg đầu người thì sẽ tăng gấp đôi lượng tiêu thụ tissue toàn
cầu, lên tới gần 80 triệu tấn. Điều này là hoàn toàn có thể nhưng sẽ mất nhiều thời
gian và sẽ kéo dài hàng mấy chục năm.

Sự gia tăng dân số toàn cầu, nếu tiếp tục tăng ở mức gần 1,0% mỗi năm, sẽ
làm gia tăng mức tiêu thụ giấy tissue ở khu vực các nước tiên tiến nhất, chẳng hạn
như Bắc Mỹ. Theo từng khu vực, chúng ta nhận thấy tiềm năng thú vị nhất ở châu
Á (trừ Nhật Bản), châu Mỹ Latinh và một phần của châu Phi. Trung Quốc gần đây
đã trở thành động lực chính cho việc tiêu thụ tissue toàn cầu với mức tiêu thụ bình
quân đầu người 6,3 kg, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác ở
đó.

Ở một số quốc gia ở Châu Á khác, giấy tissue đã bắt đầu phát triển, ngay cả
ở Ấn Độ, nhưng với  mức khởi điểm rất thấp thì sẽ mất nhiều thời gian để khu vực
này đạt được tầm quan trọng toàn cầu. Mỹ Latinh dường như đang theo mô hình
tiêu dùng của phương Tây và triển vọng tăng trưởng của nó là tốt. Ngay cả ở châu
Phi, chúng ta cũng nhận thấy tiêu thụ tissue đang gia tăng ở một vài quốc gia trong
những năm gần đây.

Theo nhận xét và đánh giá của giới phân tích thì tiêu thụ tissue toàn cầu sẽ
tiếp tục gia tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm có thể sẽ chậm lại
và chỉ đạt 3,5-3,7%. Dự báo trong khoảng 10 năm tới mức tiêu thụ tissue toàn cầu
có thể đạt tới 50 triệu tấn/năm. Với những cơ hội và thách thức trên, có thể kết luận
rằng tương lai phát triển của giấy tissue là tốt nếu triển vọng nhu cầu tiếp tục gia
tăng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sản xuất và kinh doanh giấy tissue sẽ
là một lĩnh vực dễ dàng. Nhiều công ty đã thấy sự hấp dẫn của phân khúc và đã có
dự kiến các khoản đầu tư theo sau, nên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà
cung cấp ở gần như mọi nơi trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thuận Phát Hưng, “Lịch Sử Phát Triển Của Ngành Công Nghiệp Giấy”.
[Trực Tuyến]. Địa chỉ: https://giaiphapbaobi.com/lich-su-phat-trien-cua-
nganh-cong-nghiep-giay/. [Truy cập 20/10/2021].

[2] D. Clark. (2010-2011). Forest products annual market review 2010-2011,


Geneva Timber and Forest Study Paper 27, 95.
[3] “Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA),” 2019. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
http://vppa.vn/thi-truong-giay-va-bot-giay-viet-nam-nam-2019-va-nhan-
dinh-cho-nam-2020/. [Truy cập 20/10/2021].
[4] Bộ Công Thương, Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18/11/2014 phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm
2020, có xét đến năm 2025, 2014.

[5] Hưởng và nnk (2018). Tìm hiểu công nghệ sản xuất giấy tissue ở Việt Nam,
hiện trạng và giải pháp. [Truy cập 20/10/2021], từ
https://text.123docz.net/document/5101932-tim-hieu-cong-nghe-san-xuat-
giay-tissue-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap.htm.

[6] VPPA, “ Thị trường giấy và bột giấy Việt Nam năm 2019 và nhận định cho
năm 2020”, 10/02/2020. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://miza.vn/thi-truong-
giay-va-bot-giay-viet-nam-nam-2019-va-nhan-dinh-cho-nam-2020-d141#7.
[Truy cập 20/10/2020].

[7] Bộ Công Thương, Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/2015 Quy


chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ, 2015.

[8] H.Wright, “Hội nghị ngành công nghiệp giấy Đông Nam Á lần thứ 34”, Đà
Nẵng, 07/11/2019.

[9] Risi, “Hội nghị Ngành Công nghiệp Giấy Đông Nam Á lần thứ 34”, Đà
Nẵng, 07/11/2019.

[10] Bộ Công Thương, Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày 18/11/2014 phê


duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm
2020, có xét đến năm 2025, 2014.

[11] J.Becker, Small Pulp and Paper Mills in Developing Countries, Concept
Publishing Company, 1991.

You might also like