You are on page 1of 73

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------------------------------

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRÊN
CÁC THỊ THƯỜNG CÓ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO THẾ HỆ MỚI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Huy


Mã sinh viên : 20050836

Lớp : QH-2020-E KTQT CLC TT23 3

Ngành : Kinh tế quốc tế

Hà Nội – 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------------------------------

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM


ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRÊN
CÁC THỊ THƯỜNG CÓ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO THẾ HỆ MỚI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Huy


Mã sinh viên : 20050836

Lớp : QH-2020-E KTQT CLC TT23 3

Ngành : Kinh tế quốc tế

Hà Nội – 2023
MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC .................................................................................................................... i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 4
7. Kết cấu và khung phân tích nghiên cứu............................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ........... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5
1.1.1 Các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA đến thương mại Việt Nam...........................5
1.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .................................. 9
1.2.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .........................................................9
1.2.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do ..........................................................................10
1.2.3 Nội dung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.............................................12
1.2.4 Tác động thương mại của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ..........................14
1.3 Tổng quan các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới mà Việt Nam đã
tham gia và ký kết .................................................................................................. 18
1.3.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).................................................18
1.3.2 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) ......................21
1.3.3 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .................23
Tổng kết chương 1 ................................................................................................. 27

i
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG
CÁC NƯỚC TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI . 28
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu ngành da giày Việt Nam............................ 28
2.1.1 Tình hình sản xuất ngành da giày Việt Nam .................................................................28
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam .............................................................31
2.2 Xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang các nước trong FTAs thế hệ mới.... 35
2.2.1 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang thị trường EU...............................35
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang Vương Quốc Anh.........................37
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang thị trường CPTPP.........................38
2.3 Đánh giá chung................................................................................................ 39
Tổng kết chương 2 ................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI......................................................... 42
3.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu ngành da giày ................................... 42
3.1.1 Cơ hội .........................................................................................................................42
3.1.2 Thách thức...................................................................................................................45
3.2 Một số hàm ý chính sách ................................................................................. 47
3.2.1 Đối với Chính phủ .......................................................................................................47
3.2.2 Đối với Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) ..............................................52
3.2.3 Đối với doanh nghiệp...................................................................................................53
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 60

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết
STT Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt
tắt
Hiệp định Thương mại Tự
ASEAN-Australia-New Zealand
1 AANZFTA do ASEAN -Australia-New
Free Trade Area
Zealand
Hiệp định Thương mại Tự do
2 ACFTA ASEAN-China Free Trade Area
ASEAN-Trung Quốc
3 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Khu vực Mậu dịch Tự do
4 AFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN - Hong Kong, China
5 AHKFTA ASEAN và Hồng Kông
Free Trade Area
(Trung Quốc)
Hiệp định Thương mại Tự do
6 AIFTA ASEAN–India Free Trade Area
ASEAN - Ấn Độ
ASEAN-Japan Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế
7 AJCEP
Economic Partnership toàn diện ASEAN - Nhật Bản
ASEAN-Korea Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do
8 AKFTA
Agreement ASEAN-Hàn Quốc
Association of South East Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông
9 ASEAN
Nations Nam Á
ASEAN Trade in Goods Hiệp định Thương mại hàng
10 ATIGA
Agreement hóa ASEAN
Hiệp định thương mại tự do
11 BFTA Bilateral free trade agreement
song phương
12 CARICOM Caribbean Community Cộng đồng Caribe
Comprehensive Economic Hiệp định đối tác kinh tế toàn
13 CEPA
Partnership Agreement diện
Computable General Mô hình cân bằng tổng thể
14 CGE
Equilibrium khả toán
Common Market for Eastern and Thị trường chung Đông và
15 COMESA
Southern Africa Nam Phi
Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện
16 CPTPP Agreement for Trans-Pacific và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Partnership Dương
17 DN Doanh nghiệp
18 EAEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á Âu
Economic Community of West
19 ECOWAS Cộng đồng Kinh tế Tây Phi
African States

iii
Hiệp hội Mậu dịch tự do châu
20 EFTA European Free Trade Association
Âu
Economic Partnership
21 EPA Hiệp định Đối tác Kinh tế
Agreement
Chỉ số chuyên môn hóa xuất
22 ES Export Specialization Index
khẩu
23 Es Substitution elasticity Độ co giãn thay thế
24 EU European Union Liên Minh Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do
EU-Vietnam Free Trade
25 EVFTA Việt Nam - Liên minh Châu
Agreement
Âu
Độ co giãn của cung xuất
26 Ex Export supply elasticity
khẩu
27 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
28 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do
Mô hình Phân tích mô phỏng
Global Simulation Analysis of
29 GSIM toàn cầu về chính sách
Industry-Level Trade Policy
thương mại cấp ngành
Mô hình Dự án Phân tích
30 GTAP Global Trade Analysis Project
Thương mại Toàn cầu
Harmonized Commodity
Hệ thống hài hòa mô tả và mã
31 HS Descriptions and Coding
hóa hàng hóa
Systerm
Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa
Investment Protection
32 IPA Việt Nam và Liên minh châu
Agreement
Âu
Reavealed Comparative Chỉ số lợi thế so sánh hiện
33 RCA
Advantage hữu
Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế
34 RCEP
Economic Partnership Toàn diện Khu vực
35 RO Regional Orientation Chỉ số định hướng khu vực
Phần mềm phân tích thị
Software for Market Analysis
36 SMART trường và hạn chế thương
and Restriction on Trade
mại
Sanitary and Phytosanitary Tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm
37 SPSs
Standards dịch động thực vật
Các hàng rào kỹ thuật đối với
38 TBTs Technical Barriers to Trade
thương mại
39 TC Trade Complementarity Index Chỉ số bổ sung thương mại
Trans- Pacific Partnership Hiệp định đối tác kinh tế
40 TPP
Agreement xuyên Thái Bình Dương

iv
Vietnam - UK Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do
41 UKVFTA
Agreement Việt Nam - Vương quốc Anh
Vietnam-Chile Free Trade
Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
42 VCFTA
Việt Nam - Chi Lê

Vietnam-Japan Economic Hiệp định Đối tác Kinh tế


43 VJEPA
Partnership Agreement Việt Nam-Nhật Bản
Vietnam-Korea Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do
44 VKFTA
Agreement Việt Nam - Hàn Quốc
Giải pháp Thương mại Tích
45 WITS World Integrated Trade Solution
hợp Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế
46 WTO World Trade Organization
giới
47 XII Export Intensity Index Chỉ số cường độ xuất khẩu
48 XS Export Similarity Index Chỉ số tương đồng xuất khẩu

v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp các BFTA của Việt Nam ........................................................ 11
Bảng 1.2: Nội dung bao phủ của các FTA thế hệ mới của Việt Nam....................... 13
Bảng 1.3: Quá trình hình thành Hiệp định EVFTA .................................................. 18
Bảng 1.4: Quá trình hình thành Hiệp định UKVFTA ............................................... 21
Bảng 1.5: Quá trình hình thành Hiệp định CPTPP .............................................. 24
Bảng 2.1: Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng
năm ............................................................................................................................ 28
Bảng 2.2 : Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019
phân theo quy mô lao động ....................................................................................... 29
Bảng 2.3: Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019
phân theo quy mô vốn ............................................................................................... 29
Bảng 2.4: Các chỉ số kinh tế và sản xuất công nghiệp .............................................. 30
Bảng 2.5: Top 10 quốc gia xuất khẩu da giày nhiều nhất năm 2020 (Đơn vị: nghìn
USD).......................................................................................................................... 32

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 1.1: Tình hình dân số và GDP,PPP của các nước trong Hiệp định CPTPP 25
Biểu đồ 2.1: Sản lượng một số sản phẩm giày dép chính của Việt Nam, giai đoạn
2007-2020 (Đơn vị: Triệu đô) ............................................................................. 31

Biểu đồ 2.2 : Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
2007-2020 (Đơn vị: nghìn USD, %) ......................................................................... 32
Biểu đồ 2.3: Top 15 quốc gia Việt Nam xuất khẩu ngành da giày nhiều nhất năm 2021
(Đơn vị: nghìn USD) ................................................................................................. 35
Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị
trường EU, 2007-2021 (Đơn vị: nghìn USD, %) ...................................................... 36
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang
thị trường CPTPP (Đơn vị: nghìn USD, %) .............................................................. 38

vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế, sự giao thương, trao
đổi các sản phẩm hữu hình cũng như vô hình ngày càng gia tăng trong vài thập kỉ qua.
Tiếp nối với sự thay đổi này là sự xuất hiện của nhiều thỏa thuận, cam kết về nhiều mặt
giữa các quốc gia, các khu vực với nhau, đó chính là các hiệp định thương mại tự do
(FTA). Các thỏa thuận FTA đang làm làm thay đổi đáng kể nền tảng thương mại thế
giới; xu thế đó hấp dẫn hầu hết các quốc gia dù là nền kinh tế phát triển hay đang phát
triển (Phạm Thanh Nga, 2012). Các hiệp định thương mại tự do cho phép các nước thành
viên xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa trong khi
các nước liên quan duy trì các chính sách thương mại của mình (Yeboah và cộng sự,
2021). Với cơ hội đó, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng xu hướng ký kết các FTA
trong thời gian qua của Việt Nam, với 15 FTA đã có hiệu lực và đi vào thực thi, 2 FTA
đang trong quá trình đàm phán. Đặc biệt, sự tham gia của Việt Nam vào các FTAs thế
hệ mới, trong đó Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu
(EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) và
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là ba FTAs
thế hệ mới đang được quan tâm nhất.
EVFTA được Việt Nam ký kết và có hiệu lực vào năm 2020 với sự tham gia của
Việt Nam với các nước Liên minh Châu Âu (EU), với tổng dân số gần 448 triệu người,
chiếm 18,04% GDP thế giới, 30,8% tổng kim ngạch thương mại. UKVFTA là hiệp định
thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh, được kế thừa các
cam kết có trong EVFTA, có hiệu lực vào năm 2021. CPTPP là một trong những hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết và có hiệu lực vào năm 2019, có
sự tham gia của nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển, với tổng dân số hơn 500 triệu
người, chiếm 13,5% GDP thế giới với tổng kim ngạch thương mại khoảng hơn 10.000
tỷ USD. Đây đều là những hiệp định song phương, đa phương có tiêu chuẩn cao và mở
rộng về các nội dung cam kết, đồng thời với lộ trình cắt giảm thuế quan cho hầu hết các
ngành hàng xuất khẩu, trong đó có các ngành hàng có mức thuế cao. Vì thế, tiềm năng
của các FTAs thế hệ mới này mang lại cho kinh tế Việt Nam là rất lớn.

1
Trước những ưu đãi tuyệt vời mà các FTAs thế hệ mới mang lại, ngành da giày
Việt Nam đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực được quan tâm hàng đầu.
Năm 2020, Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu da giày trong top 10 quốc gia xuất khẩu
da giày lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Italy). Sản phẩm da giày Việt Nam được
xuất khẩu sang 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (Trade Map, 2021). Ngành da giày là một
ngành năng động nhưng cũng dễ bị tác động, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19. Nhiều
doanh nghiệp đã bị gián đoạn sản xuất do thiếu nguồn lực, cũng như bị cắt đơn hàng.
Tuy nhiên, theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, xuất khẩu ngành da giày
vẫn đạt mốc gần 21 tỷ USD (tăng 4,6% so với năm 2020), chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 4,6 tỷ USD
(chiếm 22,2%) , sang thị trường Vương quốc Anh đạt 635,5 triệu USD (chiếm 3,1%) và
sang thị trường CPTPP đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 12,5%). Chính vì thế, việc đánh giá thực
trạng nhận diện các cơ hội và thách thức mà các FTAs thế hệ mới mang lại; từ đó đề ra
những định hướng, giải pháp cho ngành da giày là hết sức quan trọng.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu ngành da giày việt nam trên các thị thường có hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới” là có ý nghĩa và thiết thực.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành da giày
Việt Nam, từ đó rút ra các giải pháp và khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và DN,
nhằm thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam, bằng cách tận dụng các cơ hội và thách
thức của FTAs thế hệ mới mang lại.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Chỉ ra được trạng trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam trên cơ sở các hiệp
định EVFTA, UKVFTA, CPTPP
- Chỉ ra những cơ hội và thách thức của EVFTA, UKVFTA, CPTPP đối với xuất
khẩu da giày của Việt Nam
- Chỉ ra được một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ngành da giày trên cơ sở các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
2
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến FTA, tổng quan về EVFTA, UKVFTA
và CPTPP
- Phân tích và đánh giá được thực trạng sản xuất và xuất khẩu ngành da giày Việt
Nam
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua
các thử thách mà EVFTA, UKVFTA, CPTPP mang lại, giúp đẩy mạnh xuất khẩu và
phát triển ngành da giày Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam vào các thị trường có EVFTA,
UKVFTA và CPTPP như thế nào?
- Những cơ hội và thách thức của EVFTA, UKVFTA, CPTPP đối với xuất khẩu
da giày của Việt Nam là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
EVFTA, UKVFTA, CPTPP, xuất khẩu ngành da giày Việt Nam, Thực trạng và
giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành Việt Nam và giải pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu ngành này trên cơ sở các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
CPTPP, EVFTA, UKVFTA đều là các FTAs thế hệ mới có hiệu lực tại Việt Nam
lần lượt vào các năm 2019, 2020 và 2021.
4.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Việt Nam, các nước trong EU, Vương Quốc Anh
và các nước trong CPTPP.
4.2.3 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu phân tích số liệu thực trạng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày từ
năm 2007 đến 2021, nghiên cứu chọn năm 2007 làm mốc vì đây là năm Việt Nam tham
gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời đánh dấu hơn 20 năm đất nước
thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước chuyển mình, tăng trưởng hầu
hết trong các lĩnh vực.

3
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, phương
pháp thu thập thông tin, số liệu và phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu với
nguồn số liệu thứ cấp.
6. Đóng góp của đề tài
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
- Nghiên cứu giúp chỉ ra cơ sở để đánh giá thực trạng FTA nói chung và ba FTAs
thế hệ mới nói riêng đến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam.
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu góp phần đánh giá được thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam sang
các thị trường EU, Vương quốc Anh và khu vực CPTPP.
- Nghiên cứu đưa ra một số cơ hội và thách thức, cũng như một số giải pháp cho
ngành da giày nhằm tận dụng triệt để các ưu đãi mà các FTAs thế hệ mới mang lại.
7. Kết cấu và khung phân tích nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ viết tắt, danh mục
bảng, danh mục biểu đồ, danh mục hình và danh mục tài liệu tham khảo, nghiên cứu
được kết cấu thành 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang các nước trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới
Chương 3: Một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

Trong chương 1, nghiên cứu sẽ tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề
tài, trình bày về các cơ sở lý luận về FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, chương 1 còn tổng
quan quá trình hình thành, nội dung của ba FTAs thế hệ mới là EVFTA, UKVFTA và
CPTPP; đồng thời tổng hợp các cam kết của ba FTAs này cho các sản phẩm ngành da
giày Việt Nam. Từ các nội dung trên, nhóm nghiên cứu sẽ lấy làm cơ sở để lựa chọn
phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá thực trạng tác động của ba FTAs thế hệ
mới đến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam.
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA đến thương mại Việt Nam
Sự tham gia liên tục của Việt Nam vào các FTA trong những năm gần đây đã nhận
được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tiền kỳ và hậu kỳ như: chỉ số thương
mại, mô hình CGE, mô hình GTAP, mô hình SMART, mô hình trọng lực,… để đánh
tác động của FTA đến thương mại Việt Nam.
1.1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
European Union (2018) sử dụng mô hình cân bằng tổng thể nhằm phân tích
tác động của Hiệp định EVFTA đối với EU và Việt Nam, trong đó ngành dược
phẩm được đưa vào phân tích như một khía cạnh của tác động kinh tế. Kết quả
nghiên cứu thể hiện xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 29%, ngược
lại, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU dự đoán sẽ tăng lên 18%. Lu (2018)
cũng sử dụng mô hình CGE được phát triển bởi GTAP để đánh giá tác động của CPTPP
và EVFTA đối với xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Tác giả mô phỏng hai kịch
bản sau: kịch bản 1 (thuế suất giảm từ mức năm 2015 xuống 0 chỉ đối với hàng dệt may
thương mại giữa các thành viên CPTPP và EVFTA); kịch bản 2 (thuế suất giảm từ mức
năm 2015 xuống 0 đối với tất cả các sản phẩm giao dịch giữa các thành viên CPTPP và
EVFTA). Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được mở
rộng sẽ chuyển sang các thành viên CPTPP và EVFTA khác vì tác động tạo ra thương
mại của hai hiệp định. Tuy nhiên, khi loại bỏ thuế quan áp dụng cho tất cả các ngành

5
(Kịch bản 2), ngành may mặc sẽ chỉ chiếm 3,5% tổng số việc làm ở Việt Nam, giảm so
với 4,0% của năm cơ sở. Kikuchi và cộng sự (2018) áp dụng mô hình CGE tĩnh để kết
hợp tích lũy vốn, thay đổi nguồn cung lao động và tăng trưởng năng suất bắt nguồn từ
tự do hóa thương mại để ước tính tác động của các Mega-RTA khác nhau bao gồm
EVFTA, TPP, CPTPP, RCEP và FTAAP. Bằng việc mô phỏng kịch bản của sáu Mega-
RTA, kết quả cho thấy EVFTA làm tăng GDP thực tế của Việt Nam lên 8,1%, TPP làm
tăng 13,2%, CPTPP làm tăng 6,5% , trong khi RCEP tăng 9,2%. Mức tăng GDP thực tế
ở mức 19,4% đối với FTAAP2, FTAAP1 lớn nhất, làm GDP tăng 27,1%.
1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) đã sử dụng mô hình GTAP 9 để đánh giá
tác động của TPP và AEC đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh với 6 kịch bản
mô phỏng khác nhau. Kết quả cho thấy, đối với nền kinh tế, GDP, đầu tư và thương mại
của Việt Nam đều tăng. Đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam, sức cạnh tranh thấp,
phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu từ các nước TPP. Đỗ Đình Long và Hoàng Anh
Đức (2019) cũng sử dụng mô hình CGE với cơ sở dữ liệu GTAP 8 để lượng hóa các tác
động kinh tế của tự do hóa thương mại trong CPTPP. Kết quả cho thấy Việt Nam sẽ
nhận được lợi ích nhưng còn phải đối mặt với nhiều thách thức nhất từ quá trình tự do
hóa thương mại này. Đối với 11 thành viên về kim ngạch thương mại, các chỉ số kinh tế
vĩ mô và phúc lợi xã hội không có ý nghĩa.
Cassing và cộng sự (2010) đã đánh giá tác động của các FTAs ASEAN+ đối với
kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng hệ thống phương pháp luận với ba cách tiếp cận
để đánh giá tác động thực sự và tiềm năng của các FTAs đối với Việt Nam bao gồm: mô
hình CGE nhằm dự đoán các tác động tương lai, mô hình lực hấp dẫn nhằm đánh giá tác
động của các FTA ở quá khứ đến thương mại và mô hình SMART và các chỉ số thương
mại để đánh giá tác động theo cấp độ ngành. Kết quả của các phương pháp cho thấy tác
động các FTAs đến tổng thể nền kinh tế cũng như các ngành. Nghiên cứu cũng quan
tâm đến ngành da giày, tuy nhiên các kết quả đánh giá khá rời rạc, thiếu sự liên kết và
rõ ràng. Baker và cộng sự (2014) cũng sử dụng mô hình cân bằng tổng thể và mô hình
cân bằng cục bộ, nhưng nhằm phân tích các tác động tiềm năng của EVFTA. Kết quả
của nghiên cứu chỉ ra, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ EVFTA. Kết quả cũng chỉ ra khu
vực công nghiệp Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận ròng lớn nhất từ một FTA, đặc biệt là

6
trong lĩnh vực dệt, may và da giày. Tuy nhiên, chưa thể hiện tác động của EVFTA đến
kim ngạch xuất khẩu của từng mã sản phẩm, từng thị trường xuất khẩu của ngành da
giày, mà mới chỉ thể hiện ở phần trăm thay đổi xuất khẩu của ngành thông qua kết quả
mô hình CGE.
Triển khai mô hình trọng lực, Nguyen (2012) đã đánh giá tác động của AFTA và
VJEPA đến dòng chảy thương mại của Việt Nam, dựa trên dữ liệu thương mại của Việt
Nam với 39 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 2004-2011. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, GDP, khoảng cách, tỷ giá hối đoái thực và AFTA có tác động đến xuất nhập khẩu
của Việt Nam, trong khi đó VJEPA có tác động không rõ ràng.
Với mô hình cân bằng từng phần SMART, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô
hình này để đánh tác động của các FTA đến thương mại chung và từng ngành cụ thể.
Phan Thị Mai Ly (2015) sử dụng mô hình này để đánh giá tác động của RCEP đến
thương mại hàng dệt may. Với kịch bản miễn thuế hoàn toàn, xuất nhập khẩu Việt Nam
tăng rất cao, lần lượt là 3,5 tỷ và 3,3 tỷ USD. Đinh Thu Hà (2016) lại dựa trên kết quả
của mô hình SMART để đánh giá tác động của RCEP đến ngành công nghiệp điện tử.
Kết quả của tác giả cho thấy rất RCEP tác động hạn chế đến công nghiệp điện tử Việt
Nam: nhập khẩu chỉ tăng 0,5% và xuất khẩu chỉ tăng 0,01% so với giá trị ban đầu. Trần
Thị Hương (2016) sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động tiềm năng của RCEP
đối với thương mại, phúc lợi xã hội ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nghiên cứu cho
thấy, miễn thuế có tác động mạnh đến nhập khẩu, trong đó các nước hưởng lợi nhiều là
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc; xuất khẩu tăng, tập trung chủ yếu ở Ấn
Độ và Trung Quốc; thặng dư tiêu dùng và phúc lợi xã hội cũng tăng đáng kể. Vu và
Pham (2017) lại sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động của EVFTA đến nhập
khẩu ô tô (HS8703-HS8705) của Việt Nam từ EU. Nghiên cứu sử dụng hai kịch bản cắt
giảm thuế khác nhau: (1) Việt Nam miễn thuế đối với ô tô nhập khẩu từ EU mà không
tính đến các FTA khác của Việt Nam, (2) Việt Nam miễn thuế đối với ô tô nhập khẩu
từ cả EU và ASEAN+3. Kết quả cho thấy, nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ EU sẽ tăng
ở cả hai kịch bản. Trong đó, kịch bản 2 có giá trị thay đổi thấp hơn kịch bản 1, do giá ô
tô của ASEAN+3 rẻ hơn EU.
Vũ Thanh Hương (2017) đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại của Việt
Nam và EU, đồng thời đánh giá tác động của EVFTA đến 18 nhóm ngành, ngành may

7
mặc và dược phẩm của Việt Nam dựa trên kết quả mô hình SMART. Kết quả nghiên
cứu cho thấy ưu đãi thuế của EVFTA sẽ giúp xuất nhập khẩu Việt Nam với EU tăng;
xuất khẩu may mặc tăng cao hơn 21%, nhập khẩu dược phẩm tăng 3,08%. Cũng sử dụng
mô hình SMART để đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc, Vo,
Le và Hoang (2018) lại chọn độ co giãn thay thế Es=4. Kết quả cũng cho thấy xuất khẩu
may mặc tăng rất cao, tăng 42% so với giá trị xuất khẩu trước khi miễn thuế.
Các nghiên cứu của Philip và cộng sự (2011), Vo và cộng sự (2018), Phan Thanh
Hoàn (2018), Nguyễn Tiến Hoàng và Nguyễn Thị Hạnh (2021) đều sử dụng mô hình
SMART để đánh tác động của EVFTA đến xuất khẩu giày dép Việt Nam. Philip và cộng
sự (2011) đã sử dụng bốn kịch bản mô phỏng khác nhau. Kết quả chung cho thấy,
EVFTA sẽ thúc đẩy việc phục hồi thị phần của giày dép Việt Nam tại EU và nó sẽ giảm
thiểu rủi ro về sự suy giảm hơn nữa của giày dép Việt Nam tại các thị trường EU sau
khi các đối thủ khác trong lĩnh vực này có hiệu lực các FTA song phương với EU.
Cũng sử dụng mô hình này, nhưng Bui và cộng sự (2021) lại đánh giá tác động
tiềm năng của EVFTA đến nhập khẩu sữa Việt Nam sang EU. Điểm mới của nghiên
cứu là xây dựng các trường hợp độ co giãn thay thế khác nhau để đánh giá mức độ chắc
chắn của các kết quả trong trường hợp cơ sở là tiêu chuẩn trong mô hình SMART.
Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân (2020) sử dụng SMART để đánh giá tác
động của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam sang EU. Nghiên cứu cho
thấy tác động tạo lập thương mại chiếm tỷ trọng lớn hơn chệch hướng thương mại, vì
vậy giá thủy sản của Việt Nam cạnh tranh hơn so với giá nội đụa của EU. Nguyen và
Trinh (2020) lại dùng SMART đánh giá định lượng tiềm năng của EVFTA đến xuất
khẩu nông sản của Việt Nam. Cùng đề tài và mô hình này, nhưng Doan và Nguyen
(2021) lại đánh giá tác động theo 2 kịch bản khác nhau: (1) EU miễn thuế cho hàng nông
sản Việt Nam; (2) EU miễn thuế thêm cho một số nước đang đàm phán FTA với EU.
Cả hai nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực của EVFTA đến xuất khẩu nông sản.
Nguyễn Tiến Hoàng và Mai Lâm Trúc Linh (2021) dựa trên kết quả mô hình SMART
để đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang EU. Với kịch bản miễn thuế, kết quả cho thấy, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Việt Nam sang EU tăng nhẹ. Tran và cộng sự (2021) sử dụng mô hình WITS-SMART
để phân tích tác động của EVFTA đối với dòng chảy thương mại trái cây giữa Việt Nam

8
và EU. Kết quả cho thấy, nhập khẩu trái cây của Việt Nam từ EU tăng 29.19%, trong
khi xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU chỉ tăng 0,94%.
Vu và cộng sự (2020) đã triển khai mô hình GSIM để đánh giá tác động kinh tế
của CPTPP đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực CPTPP. Kết quả dự
báo cho thấy CPTPP có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung,
ngành dệt may sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm rẻ hơn để thu được lợi ích; ngoài ra,
các nhà sản xuất Việt Nam cũng được hưởng lợi từ cơ hội tiếp cận các thị trường tiềm
năng như Mexico, Nhật Bản.
1.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.1.1 Khái niệm FTA truyền thống
Cơ sở hình thành hiệp định thương mại tự do, lần đầu tiên được đề cập trong Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade –
GATT) vào năm 1947, tại điểm 8B, điều XXIV nêu rõ rằng: “Một khu vực mậu dịch tự
do là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan. Trong đó, thuế và các quy
định mang tính hạn chế về thương mại sẽ được dỡ bỏ đối với hầu hết các sản phẩm có
xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu
vực mậu dịch tự do”. Tại Điều XXI, khoản 5 của Hiệp định này cũng nêu rằng: “Khu
vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ (Iterrim
Agreement)”.
Như vậy, GATT (1947) đề cập đến việc cắt giảm thuế quan của các sản phẩm giữa
các thành viên tham gia vào một khu vực mậu dịch tự do – đây là điều cơ bản của các
FTA. Tuy nhiên GATT chưa đưa ra đầy đủ các hoạt động thương mại để định nghĩa
khái niệm của một FTA, mà chỉ dừng lại ở trong phạm vi thương mại hàng hóa hữu
hình.
1.2.1.2 Khái niệm FTA thế hệ mới
Hiện nay, FTA được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên đều được
nghĩa dựa trên sự thỏa thuận sâu rộng hơn về phạm vi và các cam kết. Theo Trung tâm
WTO và Hội nhập – VCCI (2021), FTA là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành
viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với
nhau. Theo Bộ Ngoại vụ và Thương mại, Australia (2021), FTA là một hiệp ước quốc

9
tế giữa hai hoặc nhiều nền kinh tế nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ một số rào cản đối với
thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư.
Theo Wikipedia (2021), Hiệp định thương mại tự do là một hiệp ước thương mại
giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm
và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một
khu vực mậu dịch tự do. Theo Cục Thương mại Quốc tế, Bộ thương mại Hoa Kỳ (2021),
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong
đó các quốc gia đồng ý về các nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa
và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, trong số
các chủ đề khác. Theo Bộ Ngoại giao New Zealand (2021), một hiệp định thương mại
tự do (FTA) giữa hai quốc gia hoặc một nhóm quốc gia có thể được sử dụng để thiết lập
các quy tắc về cách các quốc gia đối xử với nhau khi kinh doanh cùng nhau.
Thông qua các cơ sở và khái niệm nêu trên, có thể kết luận rằng, một hiệp định
thương mại tự do là một thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết bởi giữa hai hay nhiều
nước (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích cắt giảm, xóa bỏ các hàng rào thương mại
bao gồm các thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan,… nhằm
mục đích tự do hóa thương mại, đa dạng hóa thị trường cho các nước thành viên.
Nếu FTA truyền thống tự do hóa thương mại đối với hàng hóa hữu hình, giảm thuế
quan và cùng nhất trí về việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan thì phạm vi cam kết trong
các hiệp định thương mại tự do hiện đại hóa bao gồm các lĩnh vực rộng lớn hơn như tạo
thuận lợi thương mại, đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi
thuế quan, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động,
môi trường, kể cả liên quan đến dân chủ, nhân quyền hay các vấn đề chống khủng bố ...
Hiệp định thương mại tự do hiện đại này, còn được gọi là hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, sẽ có tác động mạnh mẽ khi nó có hiệu lực cho các cơ quan liên quan (Trần
Thị Trang và Đỗ Thị Mai Thanh, 2019).
1.2.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do
1.2.2.1 Phân loại theo số lượng thành viên tham gia
 Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA)
Đây là FTA chỉ có hai quốc gia tham gia thỏa thuận, đàm phán và ký kết, chỉ nằm
trong phạm vi thương mại giữa hai quốc gia. BFTA là hiệp định được đàm phán, thương

10
thuyết chỉ đối với hai quốc gia nên việc hình thành, ký kết cũng nhanh chóng hơn so với
các FTA có phạm vi thành viên tham gia. Hiện nay BFTA là loại FTA được ký kết
nhiều, dưới đây là các BFTA mà Việt Nam đã tham gia.
Bảng 1.1: Tổng hợp các BFTA của Việt Nam

STT FTA Hiện trạng Đối tác


FTAs đã có hiệu lực
1 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản
2 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê
3 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
Có hiệu lực tạm thời từ
Việt Nam, Vương quốc
4 UKVFTA 01/01/2021, có hiệu lực chính
Anh
thức từ 01/05/2021
FTAs đang đàm phán
Việt Nam – Khởi động đàm phán tháng
5 Việt Nam, Israel
Israel FTA 12/2015
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập (2021)

 Hiệp định thương mại tự do khu vực


Đây là hiệp định có sự tham gia từ ba quốc gia trở lên, thường nằm trong một khu
vực lãnh thổ địa lý, khoảng cách gần nhau. Việc ký kết các FTA khu vực nhằm mục tiêu
tận dụng các lợi thế về khoảng cách địa lý, tương đồng văn hóa để thúc đẩy sự giao
thương, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, mặt khác đây cũng là cơ hội giúp các nước
tăng cường mối quan hệ hữu nghị. FTA khu vực mà Việt Nam đã tham gia là AFTA
 Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp
FTA hỗn hợp có thể coi là một FTA song phương hình thức đặc biệt, là sự ký kết
giữa một FTA khu vực với một quốc gia khác, một số quốc gia khác hoặc một FTA khu
vực khác. Không ký kết nhanh chóng như FTA song phương, FTA hỗn hợp đòi hỏi sự
đàm phán phức vì có sự tham gia của rất nhiều nước, liên quan đến nhiều vấn đề, tuy
nhiên đây là một hình thức FTA có số lượng ký kết rất nhiều. Các FTA hỗn hợp mà Việt
Nam đã tham gia bao gồm: ACFTA, AKFTA, AJCEP, AIFTA, AANZFTA, AHKFTA,
EVFTA, RCEP, Việt Nam – EFTA FTA.
11
 Hiệp định thương mại tự do đa phương
FTA đa phương là hiệp định có sự tham gia đàm phán, ký kết của nhiều quốc gia.
Đây là FTA đòi hỏi phải có một quá trình đàm phán lâu dài, tuy nhiên, nếu được ký kết
sẽ tác động lớn đến thương mại của thế giới, thậm chí nếu có sự tham gia của các cường
quốc kinh tế sẽ tạo ra nhưng trật tự kinh tế thế giới mới. Hiện nay FTA đa phương mà
Việt Nam đã ký kết với 10 quốc gia khác đó chính là CPTPP.
1.2.2.2 Phân loại theo phạm vi và nội dung cam kết
 Hiệp định thương mại tự do truyền thống
FTA truyền thống là các FTA được ký kết, đàm phám vào giai đoạn đầu, phạm vi
nội dung thường hẹp, gồm các cam kết tự do thương mại trong lĩnh vực thương mại
hàng hóa, mức độ tự do hóa hạn chế (thường xóa bỏ 70-80% dòng thuế).
 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
FTA thế hệ mới là các FTA được ký kết, đàm phám vào giai đoạn gần đây, phạm
vi nội dung thường rộng hơn, gồm các cam kết tự do hóa thương mại trên nhiều lĩnh
vực, mức độ tự do hóa mạnh (thường xóa bỏ 95-100% dòng thuế). Hiện nay các FTA
thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đang thực thi bao gồm: EVFTA, UKVFTA và CPTPP.
1.2.3 Nội dung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.3.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa
Trong thương mại hàng hóa, thuế và các hàng rào phi thuế quan của xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa các quốc gia được cam kết có thể được giảm về 0% ngay khi các
hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hoặc cắt giảm theo lộ trình từng năm ở từng
quốc gia khác nhau quy định trong hiệp định. Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm
thuế cụ thể, FTA còn đưa ra một cách cụ thể lộ trình thực hiện các cam kết trên của các
nước thành viên. Lộ trình này được đàm phán tùy theo tiềm năng, khả năng tự do hóa
của mỗi quốc gia và thậm chí cả đặc tính riêng của một số sản phẩm nhất định.
1.2.3.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ
Các FTA ngày nay thường bao gồm nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ, nghĩa
là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, nhưng phạm vi và
mức độ mở cửa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quốc gia ký kết. Khi các nước đang phát
triển ký kết với nhau, mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ thường không cao bằng
thương mại hàng hóa. Nhưng nếu FTA có sự tham gia của Hoa Kỳ hoặc một số nước

12
phát triển khác thì thường đòi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao (thậm chí yêu cầu
độ mở tuyệt đối).
1.2.3.3 Tự do hóa đầu tư
Các cam kết tự do hóa đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều trong các FTA, cụ thể là
các FTA có sự tham gia của các nước phát triển. Nội dung của các cam kết này nói
chung là tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư từ nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi
để họ ký kết đầu tư, ví dụ như bảo vệ nhà đầu tư và giao dịch, áp dụng đối xử quốc gia
đối với nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp nhằm cản trở đầu tư, đảm
bảo đền bù thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa, đảm bảo dòng luân chuyển thanh
khoản tự do, v.v
1.2.3.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định
Trong các FTA, một nội dung phổ biến khác là các hiệp định hợp tác đa lĩnh vực
nhằm thúc đẩy quan hệ, hợp tác kinh tế giữa các nước đối tác. Các lĩnh vực thường được
cam kết hợp tác là: nghiên cứu khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại và đầu tư,
phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông, du lịch, dịch vụ tài chính,
phát triển DN vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực chia sẻ thông tin khác.
1.2.3.5 Một số cam kết khác
Các điều khoản về sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào nhiều “hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới”. Các quốc gia thành viên thường cam kết thực hiện các bước thích
hợp để thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ cho công chúng và
quy trình cấp phép. Một số lĩnh vực thường được đề cập đến, chẳng hạn như tiếp cận thị
trường dược phẩm và sản phẩm sinh học, bảo mật, bán quyền truy cập thông tin và phát
thanh truyền hình.
Ngoài ra, Hoa Kỳ hay một số nước phát triển khác cũng đã đưa các vấn đề về mua
sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và lao động vào các hiệp định thương mại tự do
của họ. Đây là các hiệp định thương mại tự do có phạm vi tự do hóa, mức độ cam kết
rất rộng và yêu cầu mở cửa thị trường khá lớn, do đó, các nước đang phát triển muốn
tham gia các hiệp định thương mại tự do này thường gặp nhiều khó khăn, bất lợi và
thường bị thua lỗ.
Bảng 1.2: Nội dung bao phủ của các FTA thế hệ mới của Việt Nam
Nội dung CPTPP EVFTA UKVFTA

13
Giảm thuế x x x
Tiêu chuẩn xuất xứ x x x
Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại x x x
Các biện pháp phòng vệ thương mại x x x
SPSs x x x
TBTs x x x
Dịch vụ x x x
Đầu tư x x x
Thương mại dịch vụ x x x
Dịch vụ tài chính x
Viễn thông x
Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh x
Thương mại điện tử x x x
Mua sắm Chính phủ x x x
Chính sách cạnh tranh x x x
DN nhà nước x x x
Sở hữu trí tuệ x x x
Lao động x x x
Môi trường x x x
Hợp tác và nâng cao năng lực x x x
Thời điểm hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế 2034 2029 2029
Tỷ lệ dòng thuế đưa về 0% (%) 97,8 98,3 98,3
Nguồn: Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương (2021)
1.2.4 Tác động thương mại của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.4.1 Tác động tĩnh
Các nước thành viên sau khi tham gia kí kết các Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới sẽ được hưởng một số lợi ích nhất định, trong đó có việc xóa bỏ hàng rào thuế
quan và giảm thuế xuất/nhập khẩu. Tuy nhiên, hành động này lại gây ra tình trạng các
mặt hàng nhập khẩu từ các nước được hưởng lợi ích sẽ rẻ hơn các mặt hàng sản xuất
trong nước do các nước này có chi phí sản xuất cao hơn. Tác động tĩnh được hiểu là
những tác động sẽ diễn ra trong bất kỳ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất kỳ
14
thành viên nào. Tác động tĩnh bao gồm hai khía cạnh là tạo lập thương mại (trade
creation effect) và chuyển hướng thương mại (trade diversion effect).
Tác động tạo lập thương mại xuất hiện khi một nước thành viên của FTA nhập
khẩu một mặt hàng từ các nước thành viên FTA để thay thế việc sản xuất một mặt hàng
nội địa có chi phí sản xuất cao hơn, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng
hóa nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước.
Tác động tạo lập thương mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nước
thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử
dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành công nghiệp dựa
trên những lợi thế so sánh. Nói cách khác, tác động tạo lập thương mại trong FTA làm
gia tăng thương mại giữa các nước thành viên, thúc đẩy quá trình phân bổ nguồn lực
hiệu quả và chuyên môn hóa sản xuất dựa trên cơ sở lợi thế so sánh hiện hữu, từ đó làm
tăng phúc lợi của các nước thành viên.
Tác động tạo lập còn có lợi cho người tiêu dùng trong nước vì có thể mua hàng
hóa nhập khẩu với mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, đối với chính phủ và các DN sản xuất
nội địa, việc cắt giảm thuế quan sẽ khiến ngân sách chính phủ sẽ bị thu hẹp do nguồn
thu từ thuế nhập khẩu bị mất đi một phần, các nhà sản xuất trong nước cũng giảm lợi
nhuận do bị các công ty nước ngoài cạnh tranh gay gắt và chia sẻ thị phần. Dù vậy, kết
hợp lại với nhau, các tác động tạo lập thương mại càng làm tăng phúc lợi quốc gia, vì
thặng dư của người tiêu dùng lớn hơn việc mất thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhà
sản xuất. Do đó, tạo lập thương mại là một tác động quan trọng với các nước thành viên
khi tham gia hội nhập, gỡ bỏ rào cản thuế quan.
Tác động chệch hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA chuyển
hướng nhập khẩu hàng hóa, thay vì hàng hóa có hiệu quả nhờ chi phí sản xuất thấp từ
các quốc gia không phải thành viên FTA sang hàng hóa có chi phí sản xuất cao hơn, dĩ
nhiên là kém hiệu quả hơn về phương diện sử dụng nguồn lực của các thành viên FTA.
Việc xóa bỏ thuế quan giữa các nước FTA sẽ làm cho giá nhập khẩu một mặt hàng nào
đó từ một nước thành viên FTA thấp hơn giá nhập khẩu của các nước ngoài FTA, do
nước nhập khẩu vẫn duy trì mức thuế quan cao với các nước ngoài FTA. Trên thực tế,
chệch hướng thương mại không mang lại cái “mới” cho quan hệ thương mại của một
quốc gia, nó chỉ làm thay đổi các đối tác thương mại của quốc gia đó. Trong trường hợp

15
này, các nước không phải là thành viên sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thiết lập một FTA. Như
vậy tác động của chệch hướng thương mại sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước
không là thành viên.
Tác động chệch hướng thương mại cũng tương tự như trong trường hợp của tạo
lập thương mại. Khi chệch hướng thương mại xảy ra, người tiêu dùng vẫn có lợi do vẫn
được mua hàng với giá rẻ hơn so với hàng hóa đó được sản xuất nội địa, các nhà sản
xuất thì mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa, ngân sách chính phủ
cũng không thu được thuế vốn được áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu đó. Tuy nhiên,
trong trường hợp này phúc lợi ròng của xã hội sẽ bị ảnh hưởng khi tổng lợi ích mà người
tiêu dùng nhận được không bao hàm toàn bộ những mất mát mà DN nội địa cũng như
chính phủ phải gánh chịu.
Nhìn chung, sau khi tham gia vào FTA, các nước thành viên sẽ được lợi về quan
hệ thương mại nhờ tạo lập tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại.
Tổng các tác động thương mại và chệch hướng thương mại sẽ có hai tình huống hoặc
phúc lợi quốc gia sẽ giảm nếu tổng thiệt hại do chệch hướng thương mại lớn hơn thặng
dư do tạo lập thương mại hoặc phúc lợi quốc gia sẽ tăng nếu tác động tạo lập thương
mại tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn tổng giá trị tổn thất do chệch hướng thương mại.
Khung lý thuyết này có thể giải thích thực tiễn hiện nay của các FTAs. Mặc dù một số
FTA đã được chứng minh là không hiệu quả, nhưng các FTA khác vẫn được đánh giá
cao và thu hút các quốc gia khác tham gia cuộc chơi thương mại tự do.
Như vậy, chính sách liên quan đến thương mại của các quốc gia sau khi FTA được
kí kết có nhiều sự thay đổi. FTA không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên, mà
còn ảnh hưởng gián tiếp đến các quốc gia không phải là thành viên. Sự phân biệt đối xử
và mất lợi ích đối với các nước không phải là thành viên (do chuyển giao thương mại
sang các nước FTA) sẽ có những biến đổi trong phong trào FTA. Điều này sẽ dẫn đến
hai hệ quả: một là các quốc gia thành viên sẽ thiết lập các FTAs để cân bằng, hai là các
quốc gia không phải thành viên chủ động tham gia các FTAs hiện có.
Nếu khuôn khổ lý thuyết chỉ dừng lại ở phạm vi tác động này, thì có thể khó thuyết
phục các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, vì tác động tĩnh chỉ liên quan đến
lợi ích của người tiêu dùng, còn vai trò chính trị rất mơ hồ. Lợi ích của các nhà sản xuất

16
là lực lượng chính quyết định quá trình hội nhập thì chưa được đề cập. Tham gia FTA
cũng tạo cơ hội cho các DN thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua tác động động.
1.2.4.2 Tác động động
Ngoài những tác động tĩnh, việc tham gia các FTAs cũng có thể có những tác động
động và lâu dài. Tác động động có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở bất kì một FTA nào
hay đối với bất kì nước thành viên nào. Ngoài ra, các động động là các tác động hướng
đến cơ chế chính sách hay hệ thống pháp lý. Mặc dù có nhiều danh mục khác nhau
nhưng về cơ bản tác động tĩnh bao gồm các chức năng sau:
Mở rộng thị trường
Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan là một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất gia nhập thị
trường các FTAs nhờ việc cắt bỏ hàng rào thuế quan và phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc các công ty có cơ hội xâm nhập thị trường
quốc tế, mở rộng sản xuất và gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, cắt giảm thuế quan giúp các
nước thành viên FTA có thể khai thác tính kinh tế của quy mô, mở rộng quy mô sản
xuất, từ đó cắt giảm chi phí sản xuất và mở rộng thị trường.
Thúc đẩy tính cạnh tranh
Cạnh tranh được coi là động lực của sự phát triển và cũng là tác động động lớn
nhất của các FTAs. Với sự hình thành của một FTA, các dòng thuế quan nhập khẩu sẽ
được giảm bớt hoặc dỡ bỏ, từ đó các DN không còn được bảo vệ bởi các công cụ chính
sách thương mại của nhà nước. Các DN sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn
từ các sản phẩm của các nước thành viên FTA.
Những tác động động tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất trong nước phải vận
động khỏi tình trạng trì trệ, đình trệ, đồng thời thôi thúc họ nắm bắt cơ hội để đổi mới
hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ
giá thành sản phẩm. Không nâng cao năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng kinh
doanh thất bại, đặc biệt là đối với các ngành đã được bảo hộ trước đây.
Thu hút sự đầu tư
Sự hội nhập kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, dưới bất kỳ hình thức nào, đều có thể
làm gia tăng làn sóng đầu tư vào vốn và công nghệ từ trong và ngoài nước. Các DN
trong nước phát triển trước bối cảnh mở rộng thị trường sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới công
nghệ ngày càng cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn. Ngoài yếu tố chủ quan này, việc trở

17
thành thành viên của FTA cũng sẽ tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các thành viên khác.
Với tư cách là thành viên FTA nói riêng và là nhà đầu tư ngoài FTA nói chung, đương
nhiên khi các nước thành lập FTA thì quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư vào các
ngành sản xuất nhiều tiềm năng.
1.3 Tổng quan các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới mà Việt Nam
đã tham gia và ký kết
1.3.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
1.3.1.1 Quá trình hình thành và các diễn biến của Hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) gọi tắt là Hiệp
định EVFTA, là thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Hiệp
định EVFTA là một trong những FTA có mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam.
EVFTA được khởi động đàm phán vào năm 2012, kết thúc đàm phán kỹ thuật vào năm
2015. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý trong và ngoài nước, hiệp định đã chính thức
có hiệu lực vào năm 2020. Quá trình hình thành của Hiệp định có lịch sử đàm phán và
phát triển qua nhiều năm.
Bảng 1.3: Quá trình hình thành Hiệp định EVFTA
Thời gian Nội dung diễn biến
Tháng 10/2010 Việt Nam và EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA
Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính
Tháng 6/2012
thức khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA
Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để
Tháng 12/2015
chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định
Tháng 6/2017 Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kĩ thuật
Do phát sinh một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các
hiệp định thương mại tự do của EU, EU đề nghị Việt Nam tách
Tháng 9/2017
EVFTA thành hai hiệp định riêng biệt là EVFTA và IPA (Hiệp định
bảo hộ đầu tư)
Việt Nam và EU thống nhất vấn đề tách riêng hai hiệp định và toàn
Tháng 6/2018
bộ các nội dung của hai hiệp định mới

18
Tháng 8/2018 Hoàn tất rà soát pháp lý hiệp định IPA và EVFTA
Ngày
Uỷ ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA và IPA
17/10/2018
Ngày 25/6/2019 Hội đồng châu Âu phê duyê ̣t cho phép ký các Hiệp định
Ngày 30/6/2019 Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA
Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến
Ngày 21/1/2020
nghị phê chuẩn EVFTA
Ngày 12/2/2020 Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA
Ngày 30/3/2020 Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA
Tại phiên họp trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV chính thức
Ngày 08/6/2020
thông qua Hiệp định EVFTA với tỷ lệ tán thành 100%
Ngày 01/8/2020 Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực
Nguồn:Tác giả tổng hợp từ https://quangnam.gov.vn/,https://fta.moit.gov.vn/
Sau ba năm đàm phán với hơn 14 phiên họp thì Việt Nam và Liên minh Châu âu
thì hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. Đây được coi là một hiệp định thương mại
tự do (FTA) thế hệ mới mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam;
một hiệp được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều động lực trong tiến trình thúc đẩy tự do hóa
thương mại.
1.3.1.2 Nội dung chính của Hiệp định EVFTA
Hiệp định gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, một số biên bản ghi nhớ
kèm theo và 4 Tuyên bố chung quy định lại các vấn đề như cắt giảm thuế quan, mở cửa
lĩnh vực dịch vụ và đầu tư... Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm:
 Thương mại hàng hóa
 Quy tắc xuất xứ
 Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)
 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và phòng vệ thương mại (TR) 
 Thương mại dịch vụ
 DN nhà nước
 Mua sắm của Chính phủ

19
 Sở hữu trí tuệ
 Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động)
 Các vấn đề pháp lý
EVFTA được coi là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ
cam kết cao. Cụ thể, sau khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ ngay lập tức xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sau 7 năm, EU cam kết xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, EVFTA
không chỉ đảm bảo lợi ích cho cả Việt Nam và EU mà đồng thời đáp ứng được các quy
định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự chênh lệch về trình độ sản
xuất giữa 2 bên.

1.3.1.3 Cam kết của các nước EVFTA dành cho sản phẩm ngành da giày của Việt
Nam
Đối với thuế nhập khẩu cho sản phẩm ngành da giày của Việt Nam, sau khi hiệp
định EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 37% số dòng thuế
ngành da giày (tập trung chủ yếu vào mặt hàng giày thể thao (hiện đang giữ mức 17%);
túi; ví; cặp; vali; các loại giày cao su; dép đi trong nhà; nguyên phụ liệu ngành da giày;
...). Đây đều là những mặt hàng xuất khẩu nổi bật của Việt Nam. Số còn lại (63%) sẽ
được giảm dần mức thuế về 0% trong lộ trình từ 3-7 năm tùy từng mặt hàng cụ thể ( tập
trung vào sản phẩm ngành da giày Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang EU)
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết giảm dần mức thuế xuất khẩu đối với
nguyên liệu da bao gồm cả da thuộc và da sống về 0% trong lộ trình 5 năm kể từ khi
hiệp định EVFTA có hiệu lực (01/08/2020). Hiện nay, mức thuế cơ sở đối với nhóm
hàng này là 1-10% đối với từng mã hàng.
1.3.1.4 Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
Hiệp định EVFTA quy định về xuất xứ đối với sản phẩm túi xách cho phép sử
dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm hoặc
kèm theo quy định nếu sử dụng nguyên liệu không xuất xứ nói chung thì giá trị không
được vượt mức 70% giá trị xuất xưởng của mặt hàng đó.
Tương tự đối với bộ phận giày dép, EVFTA cũng quy định được phép sử dụng
nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm. Tiêu chí xuất

20
xứ trong EVFTA được coi là khá chặt chẽ tuy nhiên vẫn không làm khó được các DN
Việt Nam vì tiêu chí này giống với các tiêu chí trong một số FTA khác.
Quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm giày dép (Chương 64, ngoại trừ HS 64.06)
trong EVFTA không cho phép nhập khẩu ngoài khối bộ phận mũ giày đã gắn với đế lót
trong hoặc với bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm. Đây cũng được coi là một thách
thức lớn đối với DN Việt Nam. Tóm lại, các tiêu chí xuất xứ đối với các sản phẩm ngành
giày dép Việt Nam trong hiệp định EVFTA tương đối linh hoạt.
1.3.2 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)
1.3.2.1 Quá trình hình thành và các diễn biến của Hiệp định UKVFTA
Sau khi EVFTA không còn áp dụng với Anh do sự kiện Brexit, Việt Nam và Anh
đã thống nhất một hiệp định mới UKVFTA được coi như là một bước tiếp nối quan
trọng giữa quan hệ của hai nước. Dưới đây là một số mốc thời gian chính:
Bảng 1.4: Quá trình hình thành Hiệp định UKVFTA
Thời gian Nội dung diễn biến
Việt Nam và Vương quốc Anh bắt đầu thảo luận về FTA
Tháng 8/2018
song phương
Tháng 1/2019-11/2020 Thảo luận ở cấp Bộ trưởng và kỹ thuật
Đại diện Việt Nam và Anh ký Biên bản kết thúc đàm phán
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp
Ngày 11/12/2020 Vương quó c Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tại Hà Nội, từ
đó tạo tiền đề vững chắc để 2 nước hoàn thành các thủ tục
pháp lý và tiến với ký kết chính thức
Đại sức 2 nước đại diện chính thức ký kết hiệp định
Ngày 29/12/2020
UKVFTA tại Luân Đôn, Vương quốc Anh
Ngày 1/1/2021 Hiệp định UKVFTA có hiệu lực tạm thời
Ngày 01/05/2021 Hiệp định chính thức có hiệu lực
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ https://trungtamwto.vn/, fta.moit.gov.vn
Thừa kế các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt Nam và Anh trong EVFTA,
Hiệp định UKVFTA là FTA thế hệ mới thứ ba mà Việt Nam đã kí kết và triển khai,
mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam; một hiệp được kỳ vọng
sẽ đem đến nhiều động lực trong tiến trình thúc đẩy tự do hóa thương mại.

21
1.3.2.2 Nội dung chính của Hiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTA gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một só điều về lờ i văn
EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Anh.Về
cơ bản, UKVFTA được đàm phán dựa trên các cam kết sẵn có trong EVFTA, với những
sửa đổi cần thiếu để phù hợp với quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Vương quốc
Anh, đồng thời đảm bảo đôi bên cùng đạt lợi ích chung. Các nội dung thuộc diện điều
chỉnh của hiệp định UKVFTA bao gồm: Thương mại hàng hóa (các quy định chung và
cam kết mở cửa thị trườ ng), quy tắc xuá t xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các
biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại
(TBT), thương mại dịch vụ (các quy định chung và cam kết mở cửa thị trườ ng), đầu tư,
phờng vệ thương mại, cạnh tranh, DN nhà nước, mua sắm của Chiń h phủ, sở hữu trí tuệ,
thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực và pháp lý - thể chế.
Nhờ kế thừa hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA sẽ là bước nối tiếp lớn cho
quan hệ hợp tác quốc tế - thương mại toàn diện và bền vững giữa Việt Nam – Vương
quốc Anh. Đây là cơ sở cho quan hệ hợp tac sâu sắc về nhiều mặt giữa hai bên, là động
lực lớn giups đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu giữa 2 nước. Ngoài ra, hiệp
định UKVFTA còn đem lại lợi ích và cơ hội lớn cho Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất
và xuất khẩu những sản phẩm chủ lực của Việt Nam.
1.3.3.3 Cam kết của Anh dành cho sản phẩm ngành da giày của Việt Nam
Anh là thị trường có tiềm năng lớn nhưng cũng rất cạnh tranh trong tiêu thụ mặt
hàng giày dép. Tại Anh, thị trường giày dép rất đa dạng từ các sản phẩm giày thể thao,
dép nhựa/cao su; các sản phẩm dành cho nam, nữ, trẻ em đến các loại mặt hàng giày dép
chuyên dụng như giày trượt tuyết; giày bảo hộ. Vì vậy, Anh là một trong những đối tác
quan trọng đối với Việt Nam trong phân khúc xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày.
Hiệp định UKVFTA vẫn kế thừa các cam kết về cắt giảm và xóa bỏ thuế quan từ
hiệp định EVFTA. Cụ thể đối với thuế nhập khẩu cho sản phẩm ngành da giày của Việt
Nam, sau khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực, Anh cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho
37% số dòng thuế ngành giày dép (tập trung chủ yếu vào mặt hàng giày thể thao; túi; ví;
cặp; vali; các loại giày cao su; dép đi trong nhà; nguyên phụ liệu ngành giày dép; ...) với
mức thuế cơ sở trung bình là 6,7% (2019). Đây đều là những mặt hàng xuất khẩu nổi
bật của Việt Nam. Số còn lại (63%) sẽ được giảm dần mức thuế về 0% trong lộ trình từ

22
3-7 năm tùy từng mặt hàng cụ thể ( tập trung vào sản phẩm ngành da giày Việt Nam có
thế mạnh xuất khẩu). Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết giảm dần mức thuế
xuất khẩu đối với nguyên liệu da bao gồm cả da thuộc và da sống về 0% trong lộ trình
5 năm kể từ khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực (01/01/2021).
1.3.2.4 Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
Không chỉ kế thừa phần lớn các cam kết trong hiệp định EVFTA về quy định hàng
hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính, hai bên cam kết cơ chế cộng
gộp xuất xứ mở rộng cho phép hàng hóa của hai bên được sử dụng nguyên liệu được
nhập khẩu từ các nước thành viên EU (cũng như Công quốc Andorra và Cộng hòa San
Marino) để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang nước bên kia và được hưởng
thuế suất ưu đãi của Hiệp định.
Cụ thể, Hiệp định EVFTA quy định về xuất xứ đối với sản phẩm túi xách cho phép
sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm hoặc
kèm theo quy định nếu sử dụng nguyên liệu không xuất xứ nói chung thì giá trị không
được vượt mức 70% giá trị xuất xưởng của mặt hàng đó.
Tương tự đối với bộ phận giày dép, EVFTA cũng quy định được phép sử dụng
nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm. Tiêu chí xuất
xứ trong EVFTA được coi là khá chặt chẽ tuy nhiên vẫn không làm khó được các DN
Việt Nam vì tiêu chí này giống với các tiêu chí trong một số FTA khác.
Quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm giày dép (Chương 64, ngoại trừ HS 64.06) trong
EVFTA không cho phép nhập khẩu ngoài khối bộ phận mũ giày đã gắn với đế lót trong
hoặc với bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm. Đây cũng được coi là một thách thức
lớn đối với DN Việt Nam.
1.3.3 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
1.3.3.1 Quá trình hình thành và các diễn biến của Hiệp định CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp
định CPTPP. Hiệp định CPTPP bao gồm 11 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tiền
thân của hiệp định là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ
rút khỏi hiệp định này. Quá trình hình thành của Hiệp định có lịch sử đàm phán và phát
triển qua nhiều năm.

23
Bảng 1.5: Quá trình hình thành Hiệp định CPTPP
Thời gian Nội dung diễn biến
Chile, New Zeland và Singapore đồng ý thỏa thuận thành lập
Hiệp định Hợp tác Kinh tế chặt chẽ hơn châu Á-Thái Bình
Năm 2002
Dương (Pacific Three Closer Economic Partnership) (hay còn được
gọi là P3)
Brunei tham gia và thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định
Tháng 4/2005 Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans
Pacific Strategic Economic Partnership).
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
Ngày 3/6/2005 (TPSEP hay Pacific-4) được ký kết bởi 4 quốc gia là Brunei, Chile,
New Zealand và Singapore, gọi tắt là Hiệp định P4
Hoa Kỳ tuyên bố đàm phán tham gia vào Hiệp định P4 nhưng đàm
phán với một khuôn khổ hiệp định mới, là Hiệp định Đối tác xuyên
Ngày 22/9/2008
Thái Bình Dương (TPP) cùng với sự tham gia ngay sau đó của
Australia và Peru vào tháng 11 năm 2008
Năm 2009 Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt
Ngày Các nước P4, Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam tham gia vòng
15-19/3/2010 đàm phán lần đầu tại Melbourne, Australia
Malaysia thương thuyết và gia nhập TPP, cùng với Việt Nam tham
Tháng 10/2010
gia chính thức
Ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của TPP nhân Hội nghị
13-14/11/2010 Cấp cao APEC tổ chức tại thành phố Yokohama (Nhật Bản)
Tháng 12/2012 Canada và Mexico tham gia thương thuyết, đàm phán
Tháng 7/2013 Nhật Bản tham gia đàm phán
Bộ trưởng 12 nước bắt đầu tổ chức đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng
Ngày 30/9/2015
ở Atlanta, Hoa Kỳ nhằm mục tiêu hoàn tất các thỏa thuận.
Ngày 5/10/2015 Sau hơn 5 năm đàm phán, TPP chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng
Hiệp định TPP chính thức được ký kết tại Lễ ký ở Auckland, New
Ngày 4/2/2016
Zealand, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018

24
Ngày 30/1/2017 Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP
Tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước thành viên TPP còn lại đã đưa tuyên
Tháng 11/2017
bố chung thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành
Ngày 8/3/2018
phố Santiago, Chile bởi Bộ trưởng của 11 nước thành viên
CPTPP chính thức có hiệu lực với 6 nước hoàn tất thủ tục phê chuẩn
Ngày
hiệp định này đầu tiên, bao gồm: Australia, Canada, Mexico, New
30/12/2018
Zealand, Nhật Bản và Singapore
Ngày 14/1/2019 Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam
Ngày 19/9/2021 Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Peru
CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Brunei, Chile và Malaysia sau 60 ngày
kể từ khi họ hoàn tất các quy trình phê chuẩn tương ứng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ http://cptpp.moit.gov.vn/,https://trungtamwto.vn/
Cùng với Hiệp định EVFTA và UKVFTA, CPTPP cũng được coi là một FTA thế
hệ mới mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam; một hiệp được
kỳ vọng sẽ đem đến nhiều động lực trong tiến trình thúc đẩy tự do hóa thương mại.
1,400 1,289 1,258 5,346 6,000
1,200 5,000
973
1,000
4,000
800
2,609 3,000
600 1,899
380.1 330 2,000
400 257 1,324 323.7
191.2 945 808
200 497 432 57581 1,000
4.4 51 224
0 0

Dân số (100 nghìn người), 2020 GDP,PPP (nghìn tỷ $), 2019

Biểu đồ 1.1: Tình hình dân số và GDP,PPP của các nước trong Hiệp định CPTPP
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ https://data.worldbank.org/,2021
1.3.3.2 Nội dung chính của Hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp
định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê,
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam

25
ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan
đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Cơ bản hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP (gồm 30
chương và 9 phụ lục), nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nghĩa vụ nhằm
đảm bảo sự cân bằng công bằng về quyền và nghĩa vụ cho từng thành viên trong bối
cảnh Mỹ rút khỏi TPP. 20 nhóm nghĩa vụ hoãn lại này bao gồm 11 nghĩa liên quan đến
Chương sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương mua sắm công và 7 nghĩa vụ
còn lại liên quan đến 7 chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, đầu tư,
thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính, viễn thông, môi trường, minh
bạch hóa và chống tham nhũng. Tuy nhiên, tất cả các nghĩa vụ mở cửa thị trường trong
hiệp định TPP vẫn không thay đổi trong hiệp định CPTPP.
1.3.3.3 Cam kết của các nước CPTPP dành cho sản phẩm ngành da giày Việt Nam
1.3.3.3.1 Giày dép
78% kim ngạch xuất khẩu sang Canada được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp
định có hiệu lực hoặc được hưởng mức cắt giảm 75% so với mức thuế suất hiện tại.
Riêng giày da lần đầu tiên được Nhật Bản cam kết trong FTA sẽ được giảm dần đều và
xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Thuế nhập khẩu
giày dép vào Mexico và Peru cũng được giảm dần đều và xóa bỏ vào năm thứ 16 kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.
1.3.3.3.2 Vali, túi xách
Các mặt hàng vali, túi xách sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định
có hiệu lực khi xuất khẩu sang Canada, Peru, Nhật Bản. Riêng vali và túi xách bằng da,
Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đây
là lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho vali, túi xách bằng da.
1.3.3.4 Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa khá linh hoạt, cho phép sử dụng không giới
hạn nguyên liệu nằm ngoài Chương 64 (giày dép) nhập khẩu bên ngoài CPTPP nhưng
giới hạn việc sử dụng một số bộ phận giày dép không xuất xứ để sản xuất giày dép xuất
khẩu, kèm theo quy định hàm lượng giá trị khu vực đạt ít nhất 45% (theo cách tính trực
tiếp) hoặc 55% (theo cách tính gián tiếp).

26
Tổng kết chương 1
Chương 1 trình bày về tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
của FTAs, đặc biệt là FTA thế hệ mới bao gồm các vấn đề về khái niệm, phân loại theo
số lượng thành viên tham gia và theo theo phạm vi và nội dung cam kết, tác động, các
cam kết, ... Bên cạnh đó chương 1 đã tổng quan về ba FTAs thế hệ mới bao gồm CPTPP,
EVFTA và UKVFTA, cùng với các cam kết xuất khẩu về mặt hàng da giày Việt Nam
của ba FTAs này.

27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG
CÁC NƯỚC TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất ngành da giày Việt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và và một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam. Da
giày với ưu thế là một trong những ngành thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động
nữ, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 1,3 triệu lao động trong tổng số gần
3000 doanh nghiệp ngành da giày (tính đến T12/2019). Lao động nữ luôn tỏ ra ưu thế
hơn so với lao động nam trong những công việc yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận
như công việc trong ngành da giày. Vì vậy, tỉ lệ lao động nữ cao đã tạo lợi thế cạnh tranh
cho ngành da giày trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào quá trình chuyển dịch
kinh tế. Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động ngành da giày tăng gấp 3 lần
trong giai đoạn 2010-2019 (tăng từ 2.632.000 triệu đồng/người/tháng lên 4.420.790 triệu
đồng/người/tháng), cao hơn mức trung bình của các ngành kinh tế (6,3 triệu
đồng/người/tháng).
Bảng 2.1: Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
hàng năm
Ngành da giày 2010 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số DN 1.096 1.684 1.908 2.095 2.293 2.608
Tổng số lao động 711.645 1.140.794 1.209.227 1.264.375 1.318.389 1.375.900
Số lao động nữ 558.092 908.115 949.665 989.316 1.012.804 1.042.560
Thu nhập bình quân 1
2.632,00 5.127,00 6.238,00 6.634,00 7.511,00 7.420,79
tháng của NLĐ, 1000 đ
Tổng thu nhập năm của
21.071,00 67.680,00 88.291,00 98.500,00 116.372,00 119.093,24
NLĐ toàn ngành, tỷ đồng
Nguồn: Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam, Tổng cục Thống kê
Theo Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2019, cả
nước hiện nay có 668.503 DN đang hoạt động, trong đó số DN tham gia chế biến, chế
tạo là 109.917 và số DN sản xuất da giày là 2.608 bởi vì giày dép của Việt Nam vẫn chủ
yếu là gia công và sản xuất giày cho các DN nước ngoài. Phần lớn các DN hiện nay hoạt
động trên quy mô vừa và nhỏ, chiếm gần 80% tổng số DN ngành da giày trên cả nước.

28
Vì thế, lợi nhuận DN còn thấp và phụ thuộc nhiều vào điều khoản của phía đối tác. Bên
cạnh đó vẫn có những DN lớn sản xuất giày dép tại Việt Nam (chiếm tỷ trọng nhỏ) như
Juno, Biti’s, Giày Da An Ba, Vina Giày, ...
Bảng 2.2 : Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12/2019 phân theo quy mô lao động
1000- 5000
Tổng Dưới 10 10-49 50-199 200-299 300-499 500-999
DN 4999 người
số DN người người người người người người
người trở lên
Tổng số DN
668.503 512.241 123.550 23.144 3.027 2.660 2.067 1.581 233
cả nước
DNCN chế
109.917 68.734 26.343 9.114 1.580 1.533 1.345 1.102 166
biến, CT
DN Sản
2.608 1.088 629 377 80 89 117 164 64
xuất da giày
Nguồn: Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam, Tổng cục Thống kê
Phân loại theo quy mô vốn, nhóm DN quy mô nhỏ (với quy mô vốn <50 tỷ đồng)
chiếm phần lớn tổng số DN ngành da giày trên cả nước. Theo số liệu của Hiệp hội Da
Giày - Túi Xách Việt Nam, số DN với quy mô vốn Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng chiếm nhiều
nhất, trong đó số DN công nghiệp chế biến, chế tạo là 38,604 và số DN sản xuất da giày
là 811. Các DN với quy mô vốn lớn (> 500 tỷ đồng) chỉ chiếm 1,2% tổng DN cả nước
và hầu hết là các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Bảng 2.3: Số DN hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12/2019 phân theo quy mô vốn
Từ 1 đến Từ 5 đến Từ 50 Từ 200 Từ 500
Tổng Dưới 1 Từ 10 đến
DN dưới 5 tỷ dưới 10 tỷ đến dưới đến dưới tỷ đồng
số DN tỷ đồng dưới 50 tỷ
đồng đồng 200 500 tỷ trở lên
Tổng số DN cả
668.503 199.622 251.749 108.911 133.789 36.642 9.386 8.404
nước
CN chế biến,
109.917 15.687 38.604 17.291 23.532 9.429 2.947 2.427
chế tạo
DNSX da giày 2.608 359 811 341 575 293 101 128
Nguồn: Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam, Tổng cục Thống kê

29
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP có xu hướng biến động mạnh nhưng nhìn
chung vẫn tăng, GDP trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,42%, thấp hơn mức tăng năm
2020 (2,91%) và 2019 (7.02%). Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
trong 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 5,5% và chỉ số sử dụng lao động của ngành giảm
23,8%. Chỉ số sản xuất công nghiệp da giày trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 4,5% so
với cùng kì 6 tháng đầu năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức tăng 12,9% so với năm
2020. Sản xuất da giày tăng trưởng thấp 1 phần là do tình hình đại dịch Covid diễn
biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới
giảm.

Bảng 2.4: Các chỉ số kinh tế và sản xuất công nghiệp

Chỉ số 2017* 2018* 2019* 2020* 6T/2021* 9T/2021*

GDP, % so cùng kỳ năm trước 6.8 7.1 7.02 2,91 5,64 1,42%
CPI cả nước trung bình/tháng, % 3.53 3.54 2.79 3,23 1.47 1.82%
Chỉ số sản xuất CN CBCT,% 14.7 12.2 10.4 4.9 11.6 5.5%
Chỉ số SXCN da giày. % 7.1 10.4 9.9 -2.4 12.9 4.5%
Chỉ số sử dụng lao động da giày,% -23,8%
*So với cùng kỳ năm trước
Nguồn: Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam, Tổng cục Thống kê
Từ năm 2007 đến năm 2020, tình hình sản xuất giày dép Việt Nam có nhiều
chuyển biến tích cực. Nhìn chung, sản lượng giày dép của Việt Nam tăng đều qua các
năm, trong đó tính sơ bộ năm 2020 giày thể thao có sản lượng lớn nhất (859,79 triệu
đôi), tiếp đến là Giày, dép da (289,74 triệu đôi) và cuối cùng là giày vải (81,55 triệu
đôi). Nổi bật nhất là sản lượng giày thể thao với sự tăng trưởng rõ rệt, sản lượng năm
2020 (859,79 triệu đôi) tăng gấp 3 lần so với số liệu năm 2007. Năm 2020, do đại dịch
COVID-19 nên sản lượng giày, dép da và giày thể thao có sản lượng giảm, tuy nhiên
giày vải vẫn có sản lượng tăng.

30
1000
TRIỆU ĐÔI 880.03 859.79
900 821.2
771.3
800 730.8
680.3
700
567.3
600
480.7
500
380.1 400.9
400 286.87 293.2 292.5 347
301.78 289.74
253 257.6 263.4 282.5
300 222.1 227.8 246.5
213.24 169.2 187.7 192.2 200.4
200
61.5 66 67.8 72.7 79.71 81.55
100
51.72 51 45.4 50.3 49.6 51.1 53.1 55.1
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 SƠ
BỘ
2020
Giày, dép da Giày vải Giày thể thao

Biểu đồ 2.1: Sản lượng một số sản phẩm giày dép chính của Việt Nam, giai đoạn
2007-2020 (Đơn vị: Triệu đôi)
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng nhưng
không ổn định. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch COVID-19, kim
ngạch xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam giảm vào năm 2009 và 2020. Cụ thể năm
2020, dịch bệnh bùng phát dẫn đến xuất khẩu giày dép các loại giảm 11,6% và nhóm
hàng túi xách, ví, vali,... giảm 16,5% so với năm 2019.
Với sự tăng mạnh số đơn hàng xuất khẩu, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của toàn
ngành da giày sẽ tăng trở lại trong năm 2021. Tính sơ bộ trong năm 2021, kim ngạch
xuất khẩu da giày đạt khoảng 21 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2020, trong đó xuất
khẩu giày dép các loại đạt gần 18 tỷ USD tăng 5,9% và xuất khẩu túi xách đạt 3 tỷ USD
giảm 3,3% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
không ổn định, tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2011 (29,28%) và thấp nhất năm
2020 (- 12,39%). Theo số liệu sơ bộ xuất khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 2/2022 của Tổng
cục Hải quan, tính đến ngày 15/2/2022, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
đạt 2,9 tỷ USD. Trong đó nhóm giày dép các loại đạt 2,4 tỷ USD và nhóm túi xách,
ví,vali, mũ, ô, dù đạt 457,3 triệu USD.

31
25,000,000 nghìn USD % 35.00
29.28 30.00
26.66
20,000,000 24.13 25.00
20.61 19.79 20.00
15,000,000 15.78 15.00
13.09 13.03 12.52
11.15 10.00
8.70 9.21
4.30
10,000,000 5.00
0.00
5,000,000 -5.00
-10.00
-12.61 -12.39
0 -15.00
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sơ bộ
Giày dép các loại,… Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù,… 2021
Tốc độ tăng trưởng XK ngành

Biểu đồ 2.2 : Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam
2007-2020 (Đơn vị: nghìn USD, %)
Nguồn: Số liệu Trade Map, Tổng cục Hải quan
Năm 2020, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu da giày lớn nhất trên thế giới với giá
trị xuất khẩu da giày đạt 60,7 tỷ USD, trong đó mặt hàng giày dép (HS64) đạt 38,1 tỷ
đồng (chiếm 62,6%) và Túi xách, valy, đồ da,… (HS42) đạt 22,6 tỷ đồng (chiếm 37,3%).
Việt Nam vẫn giữ vững vị thế xuất khẩu da giày trong top10 thế giới. Cụ thể năm 2020,
Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia về sản lượng xuất khẩu giày dép ra thị
trường thế giới, đạt 20,07 tỷ USD (2020), trong đó Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu
mặt hàng giày dép (đạt 17,2 tỷ USD năm 2020)và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu các
sản phẩm túi xách, valy, đồ da,… ( đạt 2,8 tỷ USD năm 2020).
Bảng 2.5: Top 10 quốc gia xuất khẩu da giày nhiều nhất năm 2020 (Đơn vị: nghìn
USD)
Giày dép Túi xách, valy, đồ Tổng xuất khẩu
STT Quốc gia
(HS64) da,… (HS42) da giày
1 Trung Quốc 38,115,076 22,681,926 60,797,002
2 Italy 10,643,615 9,551,452 20,195,067
3 Việt Nam 17,253,936 2,817,095 20,071,031
4 Pháp 3,998,079 9,108,132 13,106,211
5 Đức 8,260,487 2,445,876 10,706,363
6 Bỉ 7,112,177 1,072,897 8,185,074

32
7 Hong Kong 2,124,390 3,519,827 5,644,217
8 Indonesia 4,804,751 664,144 5,468,895
9 Netherlands 3,402,727 1,884,772 5,287,499
10 Tây Ban Nha 2,737,911 1,241,201 3,979,112
Nguồn: Trade Map
Da giày là một trong những ngành mũi nhọn đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất
cho Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp tại nước ngoài (FDI)
lại chiếm phần nhiều kim ngạch xuất khẩu, dễn đến tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm ngành da
giày duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2013-2021. Theo báo cáo cập nhật mới nhất của
Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu ngành da giày của Việt Nam, tổng trị
giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước tính sơ bộ năm 2021 là 20,7 tỷ USD, trong đó trị
giá xuất khẩu của khối DN trong nước là 4,7 tỷ USD (2021) và trị giá xuất khẩu của
khối các DN FDI trong cùng thời điểm trên đạt 16,07 tỉ đô la Mỹ, cao hơn gấp 4 lần giá
trị xuất khẩu của DN trong nước.
Năng lực cạnh tranh của các DN trong nước vẫn thấp hơn so với các DN FDI trong
phân khúc xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam. Khoảng cách
về năng suất giữa khối DN trong nước và DN FDI ngày càng tăng trong giai đoạn 2013-
2021. Tính đến năm 2021, các DN trong nước mới chỉ chiếm 22,62% tổng kim ngạch
xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam, trong khi hơn 70% vẫn do các DN FDI đảm
nhận.
2.1.2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo từng nhóm sản phẩm
Về cơ cấu xuất khẩu ngành da giày Việt Nam theo mã sản phẩm HS, các sản phẩm
hiện nay chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu là HS6404 (Giày, dép có đế ngoài
bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt), HS6403
(Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng
da thuộc), HS6402 (Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic),
HS4202 (hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp, ví, túi bằng da thuộc, ...). Năm 2020,
kim ngạch xuất khẩu của bốn mã sản phẩm chiếm 94,74%, trong đó, HS6404 chiếm tỷ
trọng xuất khẩu lớn nhất (41,20%), tăng 0,81% so với năm 2019. HS6403 (Giày, dép có
đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc) và
HS6402 (Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic)cũng đều

33
có tỷ trọng tăng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 25,65% và 14,08% (2020). HS4202 (hòm,
va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp, ví, túi bằng da thuộc, ...) chiếm tỷ trọng 13% năm
2020, giảm 1,52% so với năm 2019 song vẫn xếp thứ tư trong số các mã sản phẩm có tỷ
trọng xuất khẩu lớn nhất. Các mã sản phẩm còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu
xuất khẩu, trong đó thấp nhất là HS4201 ( yên cương và bộ yên cương dùng cho các loài
động vật, dây dắt, miếng đệm đầu gối,... làm bằng chất liệu bất kì) với tỷ trọng 0,25%
(2020).
2.1.2.3 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày sang các thị trường
Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 20,316,997
nghìn USD, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 17,309,271 nghìn USD và xuất khẩu túi
xách đạt 3,007,727 nghìn USD. Bắc Mỹ là châu lục nhập khẩu nhiều da giày của Việt
Nam nhất, với giá trị xuất khẩu da giày sang thị trường này đạt 9,533,209 nghìn USD,
chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày, trong đó giày dép đạt 8,105,910 nghìn
USD và túi xách đạt 1,427,299 nghìn USD. Xuất khẩu da giày sang Châu Âu đứng thứ
2 ( 5,520,130 nghìn USD), theo sau lần lượt là Châu Á (4,356,014 nghìn USD), Châu
Đại Dương (404,872 nghìn USD), Nam Mỹ (400,084 nghìn USD), Châu Phi (102,689
nghìn USD).
Thị trường xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam rất đa dạng, tập trung chủ yếu
ở các thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là các nước phát triển và đông dân cư. Trong năm
2021, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu nhiều giày dép của Việt Nam nhất, giá trị xuất khẩu
ngành da giày của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,751,142 nghìn USD, gấp 5,1 lần
so với quốc gia đứng vị trí thứ 2 là Trung Quốc với giá trị xuất khẩu da giày Việt Nam
là 1,716,543 nghìn USD. Tiếp theo sau đó là các quốc gia: Bỉ, Nhật Bản, Đức, Hà Lan,
Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Pháp, Canada, Úc, Ý, Mexico, Tây Ban Nha và Hồng
Kông.

34
10,000,000 nghìn USD
9,000,000
8,000,000
7,000,000
6,000,000
5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
0

Biểu đồ 2.3: Top 15 quốc gia Việt Nam xuất khẩu ngành da giày nhiều nhất năm
2021 (Đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Hải quan
Nửa đầu giai đoạn 2007-2021, EU (27) là thị trường xuất khẩu ngành da giày lớn
nhất của Việt Nam nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2014 đến nay.
Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu ngành da giày sang thị trường Hoa Kì có xu hướng
tăng liên tục qua các năm. Có thể thấy chỉ trong vòng 14 năm tỷ trọng xuất khẩu ngành
da giày sang Hoa Kì đã vượt qua EU (27) để trở thành thị trường lớn nhất trong năm
2021. Thị trường Hoa Kì ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong
hoạt động xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu ngành da giày
sang các nước CPTPP tăng nhẹ không đáng kể, ngược lại với thị phần của Anh (giảm
gần 4 lần) trong giai đoạn 2007-2021.
2.2 Xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang các nước trong FTAs thế hệ mới
2.2.1 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang thị trường EU
Thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu da giày quan trọng của
Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam
sang thị trường EU có xu hướng tăng nhưng không ổn định, tăng từ 1,9 tỷ USD lên hơn
4,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2021. Đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường này giảm
mạnh (tốc độ tăng trưởng giảm 40,76% so với năm 2008) nhưng từ 2010-2019 kim

35
ngạch lại tăng đều. Năm 2020 do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất
khẩu da giày Việt Nam có xu hướng giảm nhưng nhanh chóng đã có những biện pháp
phục hồi nhờ EVFTA. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của da giày vào thị trường EU
không ổn định, tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2014 (27,30% %) và thấp nhất năm
2009 (-20,27 %).
6,000,000 nghìn USD 27.30 % 30.00
20.49
5,000,000 16.77 20.92 20.00
14.50
13.94 8.77
4,000,000 8.38 10.00
9.38 8.03
2.90 3.58 2.08
3,000,000 0.00

2,000,000 -10.00

-17.52
1,000,000 -20.27 -20.00

0 -30.00
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sơ
bộ
Kim ngạch Tốc độ tăng trưởng 2021

Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giày Việt Nam sang
thị trường EU, 2007-2021 (Đơn vị: nghìn USD, %)
Nguồn: Số liệu Trade Map, Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày của Việt Nam sang các nước EU tính sơ
bộ năm 2021 đạt khoảng 4,6 tỷ USD (tăng 2,08% so với năm 2020) và chiếm khoảng
22,196% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam. Bỉ là thị trường có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (chiếm 1/5 tổng giá trị xuất khẩu ngành giày dép sang các
nước EU), tiếp đến là Đức, Hà Lan, Pháp và Italia. Khi đại dịch Covid19 diễn ra vào
năm 2020 dẫn đến xuất khẩu ngành da giày sang các nước EU bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ
trong xuất khẩu sang các nước đều giảm, nhất là Đan Mạch với giá trị xuất khẩu năm
2020 đạt 17,8 triệu USD (giảm 50,50% so với năm 2019).
Các mã sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu giày dép Việt Nam
sang thị trường EU năm 2020 là HS6404, HS6403, HS6402 và HS4202. Trong đó chiếm
tỷ trọng cao nhất là HS6404 (Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc
da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt) với 41,60%. Tỷ trọng của HS6403 (Giày, dép

36
có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc)
chỉ bằng một nửa tỷ trọng của mã HS6404 (26,25%). Tỷ trọng của HS4202 (hòm, va ly,
xắc đựng đồ nữ trang, cặp, ví, túi bằng da thuộc, ...) và HS6402 (Các loại giày, dép khác
có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic) trong cơ cấu xuất khẩu giày dép Việt Nam
sang các nước CPTPP lần lượt là 14,88% và 13,42% (năm 2020). ). Các nhóm tỷ trọng
còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu: HS6401 (0,06%), HS4201 (0,16%), H6405
(0,55%), HS6406( (2,39%), HS4203 (0,67%).
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang Vương Quốc Anh
Nhờ có các hiệp định song phương và đa phương trước đó, kim ngạch xuất khẩu
da giày Việt Nam sang thị trường Anh có xu hướng tăng nhưng không ổn định, biến
động thất thường, tăng từ 541,427 nghìn USD lên hơn 635,513 nghìn USD giai đoạn
2007– 2021. Đặc biệt, đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch
COVID-19, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh
vào năm 2009 và 2020. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc khủng hoảng, Việt Nam đã tham gia
kí kết vào các FTAs để ổn định kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam tăng mạnh và liên tục từ 526,326 nghìn tỷ USD ( tăng 32,44% so với năm
2009) lên 635,513 nghìn tỷ USD ( tăng 28,75% so với năm 2020). Tốc độ tăng trưởng
của da giày vào thị trường Anh không ổn định, tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm
2015 (21,33 %) và thấp nhất năm 2020 (-20,49 %).
Các mã sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu da giày Việt Nam
sang thị trường Anh trong năm 2020 là HS6403, HS6404, HS4202 và HS6402. Trong
đó chiếm tỷ trọng cao nhất là HS6403 (Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da
thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc) với 36,07%. Xếp thứ hai là HS6404
(Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng
vật liệu dệt) với 35,03% (2020). Tỷ trọng của HS4202 (hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ
trang, cặp, ví, túi bằng da thuộc, ...) và HS6402 (Các loại giày, dép khác có đế ngoài và
mũ bằng cao su hoặc plastic) trong cơ cấu xuất khẩu giày dép Việt Nam sang Anh lần
lượt là 14,08% và 11,35%. Các nhóm tỷ trọng còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu:
HS6406 (2,41%), HS6405(0,33%), HS4201(0,33%), HS4205 (0,02%),
HS6401(0,11%), HS4203 (0,27%).

37
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam sang thị trường CPTPP
Xuất khẩu da giày của Việt Nam sang các nước trong CTPP nhìn chung tăng qua
các năm trong giai đoạn 2007-2020, tăng 4,9 lần và đạt 2,16 tỷ USD năm 2021. Tuy
nhiên, đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch COVID-19, kim
ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường này giảm vào năm 2009 và 2020.
Tương tự, Xuất khẩu túi xách của Việt Nam sang các nước trong CTPP tăng qua các
năm trong giai đoạn 2007-2020, tuy nhiên cũng giảm nhẹ vào năm 2020. Tổng kim
ngạch xuất khẩu túi xách của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 440 triệu USD năm
2021, tăng gấp 6,2 lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng của da giày vào thị trường
CPTPP không ổn định, tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2010 (33,07%) và thấp nhất
năm 2020 (-14,47%).
3,000,000 nghìn USD 40.00
33.07 %
2,500,000 29.77 23.83 30.00
17.76 18.15
2,000,000 13.55 12.96 20.00
19.31 11.87
9.85
1,500,000 3.4810.00
5.51 9.66
1,000,000 0.00
-6.95
500,000 -14.47 -10.00

0 -20.00
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Giày dép Túi xách Tốc độ tăng trưởng

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giày của Việt Nam
sang thị trường CPTPP (Đơn vị: nghìn USD, %)
Nguồn: Tính toán của nhóm tác gủa từ số liệu Trade Map, Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày của Việt Nam sang các nước CPTPP tính
sơ bộ năm 2021 đạt khoảng 2,6 tỷ USD (tăng 2,3% so với năm 2020) và chiếm khoảng
12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam, trong đó giày dép đạt 2,16 tỷ USD
(tăng 6,2% so với năm 2020) và túi xách đạt 0,44 tỷ USD (giảm 13% so với năm 2020).
Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Canada, Ausstralia,
Mexico và Chile. Nhìn chung, ngoại trừ Nhật Bản, các nước CPTPP chưa phải thị trường
xuất khẩu đáng kể của da giày Việt Nam. Vì vậy khi đại dịch Covid19 diễn ra, xuất khẩu

38
ngành da giày sang Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể trong năm 2021, xuất
khẩu ngành da giày của Việt Nam sang thị trường này đạt 1065.5 nghìn USD, giảm
10,5% so với năm 2020, trong đó trong đó giày dép đạt 806,8 nghìn USD (giảm 4,9%
so với năm 2020) và túi xách đạt 258,7 nghìn USD (giảm 24,3% so với cùng kì năm
trước).
Tính trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam sang các nước
CPTPP đạt 2600,2 triệu USD. Trong các nước CPTPP, quốc gia nhập khẩu nhiều sản
phẩm da giày nhất là Nhật Bản, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu da giày
Việt Nam (40,98%). Xếp thứ hai là thị trường Canada, chiếm 17,57% tỷ trọng cơ cấu,
tiếp đến là Australia (13,68%) và Mexico ( 12,51%). Đây là bốn quốc gia mà Việt Nam
xuất khẩu da giày chủ lực trong CPTPP, chiếm tỷ trọng xuất khẩu da giày cao nhất và
có xu hướng tăng. Các quốc gia còn lại chiếm tỷ trọng xuất khẩu thấp, xếp theo thứ tự
giảm dần lần lượt là Chile (5,13%), Singapore (3,80%), Malaysia (2,32%), Peru
(2,13%), New Zealand (1,9%), Brunei (0.01%).
Các mã sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu da giày Việt Nam
sang thị trường CPTPP là HS6402, HS6403, HS6404 và HS4202. Trong đó chiếm tỷ
trọng cao nhất là HS6404 (Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da
tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt) với 42,85% (2020). Tỷ trọng của HS6403 (Giày,
dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da
thuộc), HS4202 (hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp, ví, túi bằng da thuộc, ...) và
HS6402 (Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic) trong cơ
cấu xuất khẩu da giày Việt Nam sang các nước CPTPP lần lượt là 20,65%, 17,68% và
16,38% (năm 2020). Các nhóm tỷ trọng còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu:
HS6401 (0,26%), HS4203 (0,52%), HS4205 (0,05%), HS4201 (0,02%), H6405
(0,57%), HS6404 (0,86%).

2.3 Đánh giá chung


Qua phân tích thực trạng, có thể thấy ba thị trường thuộc ba FTAs đều là những
thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu da giày lớn. Nhìn chung, kim ngạch
xuất khẩu da giày sang ba thị trường này tăng đều qua các năm, ngoại trừ ảnh hưởng
mạnh của cuộc khủng tài chính và đại dịch COVID-19 vào năm 2009 và 2020. Tuy

39
nhiên trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang ba thị trường đều phục hồi, trong đó,
kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 2,08%, sang thị trường Vương quốc Anh tăng 8,26%
và sang thị trường CPTPP tăng 3.48%. Mặc dù thị trường EU vẫn là thị trường mà Việt
Nam xuất khẩu da giày sang nhiều nhất nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2021 lại thấp
hơn so với hai thị trường còn lại, cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chưa
tương xứng với tiềm lực.
Về cơ cấu xuất khẩu sang các nước trong các FTAs, kim ngạch xuất khẩu da giày
tập trung chủ yếu ở các nước mà Việt Nam xuất khẩu chủ lực. Ở thị trường EU bao gồm
các nước: Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Tây Ban Nha. Ở thị trường CPTPP bao gồm:
Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico.
Về cơ cấu xuất khẩu da giày theo mã sản phẩm, có bốn mã sản phẩm đều chiếm
tỷ trọng cao nhất ở cả ba thị trường đó là HS4202, HS6402, HS6403 và HS6404. Các
mã sản phẩm còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu dưới 1%.
Tổng kết chương 2
Chương 2 trình bày về tình hình sản xuất ngành da giày Việt Nam, thực trạng xuất
khẩu ngành da giày Việt Nam sang các thị trường về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu xuất
khẩu Bên cạnh đó chương 2 đã tổng quan về tình hình xuất khẩu sang các thị trường
EU, Vương quốc Anh và các nước trong CPTPP. Có thể thẩy, sau dầu thô và dệt may,
ngành da giày là một trong 3 ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại kim ngạch xuất
khẩu lớn cho Việt Nam hiện nay. Thị trường xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam rất
đa dạng, tập trung chủ yếu ở các thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là các nước phát triển
và đông dân cư. Dưới tình hình căng thẳng của đại dịch Covid-19, ba FTAs thế hệ mới:
EVFTA, UKVFTA và CPTPP sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành da giày của
Việt Nam.
Về những mặt đạt được, tỷ trọng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang 3 thị trường
CPTPP, EU và Anh liên tục tăng cả về giá trị và sản lượng. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu
da giày ra thị trường thế giới đứng thứ 3 thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 2 về xuất
khẩu mặt hàng giày dép và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm túi xách, valy,
đồ da, ... Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các nước Nhật Bản
(CPTPP), Anh (UKVFTA) và Bỉ (EU). Nhờ có ba FTAs thế hệ mới, các DN ngành da

40
giày có thể nhanh chóng bắt nhịp sản xuất và xuất khẩu trở lại, từ đó có thể lấy lại tốc
độ tăng trưởng như trước khi có dịch.
Về những khó khăn cần khắc phục, Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nguồn cung
nguyên phụ liệu cho da giày nên phải nhập khẩu nhiều, chủ yếu là gia công và sản xuất
giày cho các DN nước ngoài. Vì thế, lợi nhuận DN còn thấp và phụ thuộc nhiều vào
điều khoản của phía đối tác. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất của ngành da giày hiện nay là
chất lượng nguồn nhân lực, vì nguồn nhân lực trình độ còn thấp nên phần lớn khi các
DN tuyển dụng vào phải mất một thời gian cho đi đào tạo lại. Mặc dù da giày là một
trong những ngành mũi nhọn đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cho Việt Nam nhưng
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp tại nước ngoài (FDI) lại chiếm phần nhiều kim
ngạch xuất khẩu. Ở chương ba, tôi sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy
xuất khẩu ngành da giàu Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới.

41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
3.1 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu ngành da giày
3.1.1 Cơ hội
3.1.1.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng ngành da giày
Mục đích cốt lõi khi kí kết và tham gia các FTAs thế hệ mới là mở rộng thị trường
xuất khẩu. Việc tham gia vào các FTAs thế hệ mới là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu các
sản phẩm da giày sang các nước đối tác tăng với sự ưu đãi về thuế quan, từ đó củng cố
thị trường truyền thống và phát triển các thị trường tiềm năng. Đặc biệt, nếu như dệt
may gặp khó bởi quy tắc xuất xứ từ vải trở đi, thì những yêu cầu của các nước đối tác
trong FTAs thế hệ mới lại giúp cho da giày "rộng cửa" hơn. Cụ thể, EVFTA và UKFTA
cho phép các DN da giày Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chỉ yêu
cầu từ khâu giặt, may, lắp ráp, đóng gói là phải thực hiện tại Việt Nam. Kết hợp với sự
miễn giảm các mức thuế quan, sản phẩm da giày Việt Nam đã và đang tiếp cận sâu hơn
vào các thị trường FTAs. Cơ hội này càng biểu hiện rõ hơn khi kim ngạch xuất khẩu da
giày của Việt Nam sang các thị trường này luôn có xu hướng tăng trong những năm gần
đây. Bên cạnh đó, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của sản phẩm da giày Việt Nam so với
các nước trong FTAs thế hệ mới cũng cho thấy tầm quan trọng của thị trường này đối
với sản phẩm da giày Việt Nam.
Mặt hàng giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
hiện đang đứng thứ hai về xuất khẩu giày dép sau Trung Quốc. Tham gia vào các FTAs
thế hệ mới giúp giày dép tăng cơ hội xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm như Nhật
Bản, Anh, Australia, Mexico. Ngay khi các FTA có hiệu lực, trong số các sản phẩm giày
dép được các nước thành viên loại bỏ thuế quan thì có nhiều mặt hàng giày dép là sản
phẩm mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như HS6402, HS6403, HS6404,…có kim
ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tăng, đặc biệt là các nước trong CPTPP. Thêm
vào đó, các cam kết về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thủ tục chứng nhận xuất xứ trong
FTAs thế hệ mới cũng có nhiều điểm thuận lợi và linh hoạt hơn cho các DN da giày Việt
nam. Ví dụ điển hình như dư địa thị trường giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào các

42
nước nội khối CPTPP cho thấy vẫn còn rất lớn và sẽ có nhiều cơ hội khai thác trong
tương lai bởi Việt Nam chưa xuất khẩu nhiều vào các quốc gia như Chile, Brunei, Peru…
3.1.1.2 Thu hút đầu tư vào sản xuất
Việc tham gia các FTAs thế hệ mới sẽ giúp các DN đẩy mạnh quá trình sản xuất,
tuy nhiên bên cạnh đó các DN phải đảm bảo các cam kết về vấn đề môi trường, xử lí
chất thải trong quá trình sản xuất. Chất thải sản xuất sản phẩm da giày là chất thải rắn
khó xử lý, vì vậy trong vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái xung quanh các nhà máy
sản xuất còn ít chú tâm. Sự quan tâm đến đội ngũ lao động, đặc biệt trong giai đoạn ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19, các DN chưa có các chính sách để hỗ trợ người lao động,
lạm dụng, bóc lột. Đội ngũ lao động làm việc không ổn định trong các DN sản xuất giày
dép, dễ bỏ việc từ thành thị về nông thôn, gây gián đoạn đà tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu.
Tham gia các FTAs thế hệ mới giúp Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư vào các
vấn đề trong sản xuất các sản phẩm da giày. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác,
việc thu hút đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại trong dây chuyền sản xuất về da từ các
nước thành viên phát triển như Anh, Nhật, Canada,... sẽ giúp sản phẩm da giày được
nâng cao chất lượng. Việc trang bị công nghệ, thiết bị sản xuất sẽ giúp các DN kinh
doanh sản phẩm da giày nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình về mẫu mã, thiết
kế, đa dạng hóa được nhu cầu của người tiêu dùng và tham gia sâu vào chuỗi phân phối
sản phẩm.
Ngoài ra, các FTAs thế hệ mới có hiệu lực đồng nghĩa với việc dỡ bỏ các hàng
rào thuế quan và các quy định hạn chế đầu tư, mở cửa thị trường mua sắm,... Đây sẽ là
cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Những quy định trong FTAs thế hệ
mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy nền kinh
tế. Ví dụ như EVFTA sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chất lượng cao của EU và các đối tác
khác đầu tư vào sản phẩm da giày của Việt Nam.
3.1.1.3 Ưu đãi thuế quan và hạ giá thành sản phẩm
Khi EVFTA có hiệu lực, hàng rào thuế quan đối với giày dép Việt Nam nhập
khẩu vào EU sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim
ngạch và thị phần xuất khẩu tại EU. Dự kiến tăng gấp đôi lượng kim ngạch hiện nay.

43
Nhờ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh so với các nước – thu hút nhiều đơn hàng, tạo ra
nhiều công ăn việc làm, sử dụng nhiều lao động.
Hiện nay, thuế xuất khẩu của một số sản phẩm da giày Việt Nam sang các nước
trong FTAs thế hệ mới hầu hết vẫn còn chịu mức thuế cao (trên 10%). Tuy nhiên khi
các FTAs thế hệ mới đc kí kết, những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí như nguồn
gốc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật…sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi còn 0%. Cụ thể, đối
với các sản phẩm da giày trong CPTPP, các nước thành viên đã cam kết xóa bỏ ngay
hoặc xóa bỏ trong vòng 2 – 7 năm. Đối với thuế nhập khẩu cho sản phẩm ngành da giày
của Việt Nam trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 37% số dòng thuế
ngành giày dép (tập trung chủ yếu vào mặt hàng giày thể thao (hiện đang giữ mức 17%);
túi; ví; cặp; vali; các loại giày cao su; dép đi trong nhà; nguyên phụ liệu ngành giày dép;
...). Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết giảm dần mức thuế xuất khẩu đối với
nguyên liệu da bao gồm cả da thuộc và da sống về 0% trong lộ trình 5 năm kể từ khi
EVFTA có hiệu lực (01/08/2020). Quy định này cũng được áp dụng trong UKVFTA.
CPTPP tạo cơ hội để sản phẩm da giày Việt Nam giảm chi phí sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường nội khối, tăng khả năng cạnh tranh so với các nước
– thu hút nhiều đơn hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng nhiều lao động. Các
cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, phục vụ các hoạt động sản xuất như tài chính
(ngân hàng, bảo hiểm, chứng khóan), logistics, viễn thông ở mức độ cao hơn WTO đã
tạo thuận lợi cho DN tiếp cận được các dịch vụ dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn. Ngoài
ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực sản xuất nguyên liệu trong nước nhờ nhập
khẩu nguyên liệu da từ các nước thành viên. Thêm vào đó, là một nền kinh tế mở với
quy mô xuất nhập khẩu cao, việc FTA được ký kết với các thị trường phát triển khác
cùng lộ trình cắt giảm thuế mạnh giúp các sản phẩm da giày Việt Nam nâng cao năng
lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm và sự đa dạng, tạo ra một thị trường lớn minh bạch,
công bằng, là nền tảng để các DN phát triển bền vững.
3.1.1.4 Thu hút lao động
Giày dép là mặt hàng đặc thù, phải cần đến lượng lao động lớn và phần lớn là lao
động ở các khu vực thành thị, nơi được đặt nhà xưởng sản xuất, chế biến. Phần lớn lao
động trong ngành chủ yếu là lao động nữ. Họ tham gia vào hầu hết các hoạt động sản
xuất bao gồm dập và may, lắp ráp, trang trí,…. Nhiều DN sản xuất giày dép xuất khẩu

44
cũng do nữ làm chủ. Nhờ kí kết các FTAs thế hệ mới, xuất khẩu giày dép tăng, mở ra
nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động Việt. Đặc biệt góp phần giải quyết
tình trạng thiếu việc làm ở nhiều khu vực thành thị, giảm tình trạng thất nghiệp cho lao
động di cư ra các thành phố lớn để tìm việc. Ngoài ra, khi các nước thành viên FTAs thế
hệ mới yêu cầu các tiêu chuẩn kỹ thuật cao thì đòi hỏi người lao động sẽ phải nâng cao
trình độ tay nghề, phải được đào tạo bài bản từ kiến thức đến kỹ năng.
3.1.2 Thách thức
3.1.2.1 Gia tăng áp lực cạnh tranh
Bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại cho sản phẩm da giày Việt Nam
thì khó khăn lớn từ các FTAs thế hệ mới đó chính là gia tăng sức ép cạnh tranh cho toàn
bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi
tham gia FTA có thể làm một số DN ở các nước đang phát triển, trước hết là các DNNN,
các DN có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả
năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động. Ngoài ra, cạnh tranh giữa các nước trong
FTA cũng là một thách thức không hề nhỏ. Ví dụ như trong CPTPP, Việt Nam có lợi
thế so sánh rất lớn về sản phẩm da giày, tuy nhiên Việt Nam không phải là quốc gia duy
nhất có lợi thế. Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh hàng đầu với sản phẩm da giày
Việt Nam, sản phẩm của họ cũng lợi thế so sánh và năm 2021, Trung Quốc đã nộp đơn
xin gia nhập CPTPP. Đây là một áp lực rất lớn đối với sản phẩm da giày Việt Nam, bởi
vì nếu Trung Quốc đàm phán và gia nhập thành công CPTPP thì kim ngạch xuất khẩu
da giày của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là giảm rất lớn. Bên cạnh đó, sản phẩm
da giày của các đối thủ khác như Indonesia, Thái Lan cũng đang phát triển không ngừng
và các quốc gia này cũng đang mở rộng việc tham gia ký kết các FTAs. Như vậy, trước
sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác, sản phẩm da giày Việt Nam sẽ phải việc chịu
ảnh hưởng của tác động chệch hướng thương mại nếu không có những chiến lược để cải
thiện lợi thế cho mặt hàng này.
3.1.2.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm da giày Việt Nam
Hiện nay, các sản phẩm ngành da giày được sản xuất tại Việt Nam hầu hết là gia
công cho DN nước ngoài phần còn lại thì chưa xây dựng được thương hiệu. Hơn nữa,
các công ty xuất khẩu giày dép của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (chiếm gần 80%
tổng số DN ngành da giày trên cả nước), năng lực sản xuất chưa cao và chưa có hướng

45
phát triển thương hiệu hợp lý, vì vậy vẫn còn chật vật khẳng định thương hiệu cho sản
phẩm da giày trên chính sân nhà của mình. Sau khi tham gia các FTAs thế hệ mới như
CPTPP, EVFTA hay UKVFTA, với sự xuất hiện ngày một nhiều của các tập đoàn đa
quốc gia tại Việt Nam, DN Việt Nam càng gặp khó khăn trong việc khẳng định thương
hiệu trong nước và quốc tế. Trong cạnh tranh, dù chất lượng tốt, giá thành tốt và đáp
ứng yêu cầu của người tiêu dùng khó tính nhưng quan trọng hơn là hàng tốt, giá tốt phải
được người tiêu dùng biết đến. Do vậy bước đầu các DN nên tập trung vào xây dựng
thương hiệu chung là giày dép Việt Nam, sau đó mới xây dựng đến thương hiệu riêng
cho DN của mình. Với việc liên kết các DN trong lĩnh vực giày dép thì đây sẽ là một
đối thủ nặng ký khi xây dựng thương hiệu riêng lẻ trên các thị trường lớn như EU, Anh,
Nhật, ...
3.1.2.3 Phát triển mặt hàng ngành da giày không gắn với bền vững
Việc tham gia các FTAs sẽ giúp các DN đẩy mạnh quá trình sản xuất, tuy nhiên
bên cạnh đó các DN phải đảm bảo các cam kết về vấn đề môi trường, xử lí chất thải
trong quá trình sản xuất. Chất thải sản xuất sản phẩm da giày là chất thải rắn khó xử lý,
vì vậy trong vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái xung quanh các nhà máy sản xuất
còn ít chú tâm. Sự quan tâm đến đội ngũ lao động, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng
bởi dịch COVID-19, các DN chưa có các chính sách để hỗ trợ người lao động, lạm dụng,
bóc lột. Đội ngũ lao động làm việc không ổn định trong các DN sản xuất da giày, dễ bỏ
việc từ thành thị về nông thôn, gây gián đoạn đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài
ra, sản phẩm da giày Việt Nam còn đối mặt với các quy định chặt chẽ về xuất xứ từ các
FTAs thế hệ mới. Ví dụ điển hình như điều kiện xuất xứ hàng hoá trong hiệp định
CPTPP. Theo điều khoản này, để được nhận ưu đãi từ hiệp định, các sản phẩm xuất khẩu
từ các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối CPTPP. Các chuyên gia nhận định đây
là một bất lợi cho Việt Nam vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên
liệu từ các nước ngoài khối như Trung Quốc để sản xuất nên nếu không chuyển đổi được
nguồn nguyên liệu sản xuất, các mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sẽ không
nhận được ưu đãi thuế.

46
3.2 Một số hàm ý chính sách
3.2.1 Đối với Chính phủ
Thứ nhất, cần gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu. Hiện nay, chỉ có
các DN liên doanh, DN có sự tham gia của nước ngoài mới có trình độ công nghệ từ
trung bình đến cao mới có khả năng thực hiện tất cả các khâu trong sản xuất, còn lại các
công đoạn chế biến hàng hóa cho khách hàng nước ngoài chỉ được trang bị công nghệ
bán tự động và cơ khí, thiết bị hệ thống, trình độ lao động phổ thông còn cao nên năng
suất lao động chưa được cải thiện. Trong khi đó, chúng ta chủ yếu nhập khẩu máy móc
thiết bị của Châu Á, giá thành rẻ nhưng độ bền không cao. Máy móc thiết bị tốt sẽ tạo
ra hàng hóa có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài khu vực thành
thị, khi xuất khẩu giày vào các thị trường FTAs thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA hay
CPTPP phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng thị trường.
Tuy nhiên, hiện tại, khó có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn này, vì vậy tốt hơn hết
nên tập trung nhập khẩu công nghệ nguồn, có chất lượng cao, có thể đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật khắt khe khác trên thị trường FTAs thế hệ mới. Nhập khẩu công nghệ
nguồn có thể được thực hiện thông qua hai biện pháp sau: (1) đầu tư của chính phủ; (2)
thu hút các nhà đầu tư từ các nước thành viên trong FTAs thế hệ mới tham gia vào quá
trình sản xuất da giày tại Việt Nam. Công nghệ nguồn của các thị trường này có ưu điểm
là tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao nhưng giá thành quá cao so với khả năng thanh toán
của các DN Việt Nam. Do đó, để có thể nhập khẩu công nghệ nguồn chỉ có hai biện
pháp:
(1)Chính phủ đầu tư: là biện pháp thường trực để nhập khẩu công nghệ hiện đại
một cách nhanh nhất và phù hợp với yêu cầu đã nêu của ngành. Nhưng đây không phải
là biện pháp cuối cùng của chúng ta lúc này vì Việt Nam là nước nghèo nên kinh phí
đầu tư cho phẫu thuật còn hạn chế. Đó là một hạn chế của biện pháp này.
(2)Thu hút các nhà đầu tư từ các nước thành viên trong các hiệp định đã kí kết
tham gia sản xuất giày đẹp tại Việt Nam và sử dụng công nghệ này hiệu quả nhất miễn
là chúng ta thiếu vốn và hạn chế về kiến thức. Nếu vay tiền để nhập công nghệ thì chưa
chắc kỹ sư Việt Nam hoạt động hiệu quả như mong muốn, hơn nữa vay tiền thì phải có
nguồn để trả. Ở đây, phần vốn góp sẽ được trả cho các sản phẩm thu được từ quá trình
sản xuất.

47
Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước phải có những ưu đãi nhất định đối
với các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên bên cạnh những lợi ích được hưởng theo
Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam như Nhà đầu tư nước ngoài, Đầu tư vào các lĩnh
vực khác. Những ưu đãi này có thể là ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế suất lợi tức và thuế
chuyển lợi nhuận đối với công nghệ do các cam kết từ FTAs thế hệ mới cung cấp. Các
đối tác trong hiệp định chỉ có thể được hưởng những ưu đãi này nếu họ được sử dụng
công nghệ mới nhất do Liên minh tạo ra. Quyền lợi và trách nhiệm của các nhà đầu tư
phải được nêu rõ ràng và chi tiết trong tài liệu. Nếu giải pháp này được thực hiện thành
công, chúng ta sẽ nhanh chóng nâng cao chất lượng da giày, tạo thêm nhiều việc làm và
nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam.
Thứ hai, hỗ trợ tín dụng cho các DN xuất khẩu da giày. Hiện nay, ngoài các DN
có vốn đầu tư nước ngoài và DN liên doanh, còn lại là DN quốc doanh, chỉ có các DN
liên doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài là có trình độ công nghệ ngang tầm. các
công đoạn còn lại các DN gia công hàng hóa cho đối tác nước ngoài chỉ được trang bị
hệ thống thiết bị công nghệ bán tự động, cơ khí, trình độ sử dụng lao động phổ thông
còn cao nên năng suất lao động chưa được nâng cao. Đại đa số DN sản xuất, kinh doanh
da giày Việt Nam tham gia các FTAs thế hệ mới có quy mô vừa và nhỏ nên sức cạnh
tranh và hiệu quả xuất khẩu chưa cao, để đẩy mạnh, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả
xuất khẩu vào thị trường này, nhà nước cần hỗ trợ DN vốn thông qua hệ thống ngân
hàng. Thực hiện hoạt động hỗ trợ này, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu để các DN được vay vốn với lãi
suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư. Bảo lãnh tín dụng
xuất khẩu, tạo điều kiện cho các DN gia nhập thị trường FTAs thế hệ mới.
Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ ngân hàng - tín dụng trên cơ sở luật liên
ngành. Mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng cũng như các quy định tài
chính. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn và yêu cầu bảo lãnh đối với các ngân hàng và
tổ chức tín dụng.
Thúc đẩy hình thành các ngân hàng chuyên doanh cho các DN nhỏ và vừa, thu
hút sự tham gia của các DN lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
Mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các DN nhỏ và vừa. Nhà nước phải tạo Quỹ
bảo lãnh tín dụng. Quỹ này bảo lãnh cho các công ty có năng lực phát triển nhưng không

48
có đủ tài sản để cấp các khoản vay cầm cố. Quỹ này được thành lập với tư cách là một
tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận, tạo điều kiện cho các DN vừa và
nhỏ có hiệu quả trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu được vay vốn theo phương thức
tự vay, tự lừa.
Thông qua ngân hàng, hạ lãi suất chiết khấu một cách linh hoạt để kích thích xuất
khẩu sang các nước đối tác FTAs thế hệ mới. Ngân hàng sẽ chiết khấu kỳ phiếu, hối
phiếu chưa đến hạn thanh toán trong trường hợp DN xuất khẩu của Việt Nam hết vốn.
Nếu họ có mức chiết khấu thì sản phẩm xuất khẩu cũng giảm theo, từ đó sức cạnh tranh
của giày xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên, chúng ta có thể tăng cường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu da giày sang các nước trong EVFTA, UKVFTA và CPTPP tăng
trưởng nhanh qua các năm, nhưng giá trị xuất khẩu trực tiếp còn rất thấp. Ngoài việc
thiếu thông tin thị trường, kênh phân phối phức tạp, các công ty còn thiếu vốn để đầu
tư, cải tiến, mở rộng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới,
tạo ra sự ổn định của hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường này. Vì vậy, thực hiện
tốt “chính sách tín dụng” sẽ giúp DN Việt Nam có vốn đầu tư sản xuất để nâng cao chất
lượng, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
Thứ ba, tăng cường cung ứng nguyên liệu. Hiện nay, nguyên phụ liệu cho ngành
da giày Việt Nam mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá,
còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt mức thấp. Một số nguồn
nguyên liệu như da nhựa và cao su nguyên liệu chế biến đặc biệt là da và cao su lưu hóa
còn rất yếu nên các công ty sản xuất hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức nhập
khẩu. Trong nước chỉ có một số nhà cung cấp giày định hình các nhà sản xuất Việt Nam
thường gia công cho các công ty lớn trên thế giới nên sản phẩm thường có giá trị thấp
và không có lãi.
Đối với ngành da giày hiện nay vấn đề cung ứng cần phải nói đến là nguồn
nguyên liệu khi nguồn nguyên liệu trong nước không cung cấp đủ mà chỉ cung cấp với
số lượng hạn chế chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam khiến hoạt động của ngành công
nghiệp không ổn định và thiếu bền vững còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên
ngoài dẫn đến giá nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hóa không ổn định ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Vì vậy, các công ty cần
chủ động hơn trong việc sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản phẩm da giày của

49
mình. Ví dụ như Công ty TNHH Giày Hà Tây với quy mô sản xuất nhỏ thì họ chủ động
liên kết với các DN sản xuất nguyên phụ liệu trong vòng nhiều năm qua và đến nay có
những dòng sản phẩm họ có thể chủ động được 100% nguyên phụ liệu. Theo đại diện
DN, nhờ có thể chủ động được nguyên phụ liệu sản xuất mà họ đã giảm những gián
đoạn, rủi ro gây ra bởi đại dịch Covid-19, vẫn thu về được lợi nhuận trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải có những chính sách ưu đãi thích hợp để thúc đẩy
sự phát triển của ngành công nghiệp phụ kiện song song với ngành da giày và phải tuân
thủ các tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng của các thị trường FTAs thế hệ mới:
Khuyến khích tất cả các bên liên quan tham gia đầu tư trong sản xuất nguyên phụ
liệu cho ngành da giày. Ưu tiên phát triển các xưởng thuộc da được trang bị công nghệ
tiên tiến và trang thiết bị hiện đại phát triển và hiện đại hóa các xưởng thuộc da hiện có
nhằm nâng cao năng suất chất lượng da thuộc tận dụng tối đa nguồn da thuộc tự nhiên
trong nước.
Nâng cao chất lượng và sản xuất da bằng cách gắn sản xuất da với phát triển chăn
nuôi và thúc đẩy giết mổ tập trung. Ngành da giày sẽ làm việc với ngành dệt may sợi
nhựa cơ khí để phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của ngành.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất sản phẩm da giày phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều
kiện về cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu và nguyên phụ liệu
cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên liệu để tăng khả năng cung ứng nguyên
liệu của DN và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành sản xuất xuất khẩu giày đẹp.
Để tăng cường năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với nguyên
phụ liệu - một khâu rất yếu đối với các công ty Việt Nam - nhà nước có thể khuyến
khích đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty chuyên sản xuất tại CPTPP không chỉ
có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của CPTPP mà còn tăng khả năng cung
cấp nguyên liệu thô cho đất nước và giúp thúc đẩy ngành sản xuất nguyên liệu thô. Để
có thể thu hút được các công ty nước ngoài, Nhà nước phải có kế hoạch quy hoạch và
xây dựng các khu công nghiệp chuyên biệt ưu tiên các dự án đầu tư có hiệu quả.

50
Tuy nhiên để có thể phát triển được ngành đầy triển vọng này thì cần một thời
gian dài không thể một sớm một chiều, do đó Nhà nước phải có những biện pháp tạo
điều kiện thuận lợi cho các công ty nhập khẩu (giảm thuế nhập khẩu) để khuyến khích
DN nhập khẩu từ đó giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh của giày.
Thứ tư, rà soát và thay đổi hệ thống luật để phù hợp với các FTAs thế hệ mới. Rà
soát hệ thống pháp luật điều chỉnh các quy định không còn phù hợp chưa rõ ràng trước
hết là luật thương mại luật đầu tư nước ngoài luật xúc tiến đầu tư trong nước phù hợp
với chuẩn mực quốc tế. Về luật thương mại: cần mở rộng phạm vi giám sát chính để phù
hợp với quy định của WTO. Cần tuân thủ xu thế mở cửa và hội nhập thị trường xây
dựng các quy định chặt chẽ cụ thể hơn đối với tất cả các hoạt động liên quan đến thương
mại để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu; về Luật Đầu tư nước ngoài: cần bổ sung
thêm các luật và quy định về thương mại và các biện pháp đầu tư liên quan đến dịch vụ.
Đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia. Chúng ta phải mở rộng cửa mở tập trung vào dài
hạn thu hút đầu tư khuyến khích đầu tư trong nước theo quy định của pháp luật. Cần
làm rõ những ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục sự nhầm lẫn giữa “thay thế
nhập khẩu” và “hướng vào nhập khẩu”.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng
loại bỏ các thủ tục rườm rà môi trường pháp lý ổn định để tạo niềm tin cho DN, khuyến
khích họ chấp nhận rút khỏi pháp luật. Điều này nhằm làm cho chính sách thuế, đặc biệt
là chính sách thuế xuất khẩu có hướng đi nhất quán để không gây khó khăn cho các DN
trong việc tính toán hiệu quả thương mại. Từng chút một tiến đến chấm dứt việc áp dụng
các lệnh cấm lệnh tạm nhập. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách. Ngoài ra
khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hiện nay
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO khi thực sự muốn thực hiện trợ cấp xuất
khẩu thì cần phải tránh các hình thức trợ cấp trực tiếp, ngược lại có thể thực hiện thông
qua các hình thức gián tiếp khác như miễn giảm thuế xuất khẩu sử dụng ngân sách nhà
nước để giới thiệu trưng bày quảng cáo sản phẩm da giày Việt Nam với các đối tác quốc
tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu da giày ra nước ngoài.
Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cơ chế. Sự can thiệp quá nhiều và định
hướng quá sâu sai lầm của Nhà nước vào thị trường đã hạn chế sự phát triển của DN tư
nhân. DN đại chúng có động lực cạnh tranh yếu và gây thất thóat ngân sách đáng kể nên

51
vốn hóa DN đại chúng để đa dạng hóa tạo sức cạnh tranh cho khu vực này và đảm bảo
bình đẳng giữa các DN. Bên cạnh việc tái cơ cấu DN công cần phát triển mạnh DN tư
nhân. Điểm yếu của các công ty tư nhân là không dám làm, bên cạnh đó nạn tham nhũng
hối lộ làm cho các công ty mất dần động lực cạnh tranh là một trở ngại lớn cho sự phát
triển.
Nhà nước phải lưu ý đến sự mất cân đối giữa nhập siêu và xuất siêu cụ thể là vấn
đề hàng lậu. Hiện nay chỉ tính riêng ngành mía đường hàng lậu đã chiếm tới 30% tổng
sản lượng đây là lý do khiến các DN trong nước không cạnh tranh được. Trên thực tế
các chính sách cũng cần được quan tâm để hỗ trợ DN phát triển. Cần có chính sách bảo
hộ sản xuất trong nước nhất là đối với ngành nông nghiệp nhiều nước nông nghiệp tiên
tiến như Hoa Kỳ vẫn có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.
Các sở ngành phải tổ chức phổ biến hướng dẫn các công ty cách khai thác tối đa
thương vụ này trong thời gian tới. Đồng thời thành lập các nhóm công tác để thực hiện
các FTAs thế hệ mới riêng biệt. Theo đó nhóm công tác này sẽ phải tìm ra các biện pháp
thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hỗ trợ các DN Việt Nam và tận dụng tối đa
các FTAs cũng như hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của Hiệp định. Đây là những giai
đoạn khởi đầu và vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc phổ biến kiến thức nâng cao
nhận thức của các DN và định hướng để họ tận dụng tối đa các ưu đãi từ các FTAs.

3.2.2 Đối với Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso)
Thứ nhất, Hiệp hội cần chủ động nghiên cứu, theo dõi và cập nhật các thông tin
về các cơ chế, chính sách, rào cản kỹ thuật và có các biện pháp ứng phó để thông tin
nhanh đến các DN sản xuất ngành da giày. Bên cạnh đó Lefaso cũng tăng cường cung
cấp thông tin về các thị trường, đối tác đến DN Việt Nam thông qua việc đầu tư các
kênh thông tin, ấn phẩm về vấn đề liên quan thị trường và các FTAs thế hệ mới thường
xuyên và đều đặn. Thông qua các trang thông tin mà Lefaso cung cấp, các cơ quan nhà
nước, nông ngư dân, các DN cũng sẽ cập nhật được thông tin kịp thời về thị trường xuất
nhập khẩu trong khối các nước tham gia. Nhờ vậy, Chính phủ cũng có thể đưa ra được
những chính sách gần gũi hơn với thực tế và đảm bảo hơn về vấn đề cung và cầu.
Thứ hai, Hiệp hội Lefaso cần tăng cường mở rộng và duy trì quan hệ hợp tác với
các Hiệp hội đối tác khác trong khối FTAs thế hệ mới để có sự hỗ trợ, kết nối tốt nhất

52
đến các DN ngành da giày Việt Nam. Không ngừng nâng cao vai trò điều phối của Hiệp
hội đối với các DN thành viên để hạn chế cũng như khắc phục tình trạng bị các DN đối
tác nước ngoài ép giá, nhằm bảo vệ lợi ích của ngành da giày Việt Nam.Lefaso cũng
phải không ngừng hỗ trợ DN da giày Việt Nam phát triển thị trường nhằm tăng kim
ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, nhất là khi có tranh chấp pháp lý liên quan đến
các sản phẩm da giày Việt nam như vụ kiện chống bán phá giá, vụ kiện chất lượng cung
ứng,...
Thứ ba, Lefaso cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa Nhà nước và DN sản xuất da
giày. Chủ động đưa ra các đề xuất cụ thể cho Bộ Công thương trong việc ban hành các
chính sách, cơ chế để hỗ trợ kịp thời cho các DN sản xuất da giày, góp phần duy trì ổn
định sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Lefaso cũng phải
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành để đấu tranh với những rào cản thương mại
không hợp lí của các thị trường FTAs thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA). Đồng
thời giúp tăng cường hiệu quả quản lý cho nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thủy sản cho cộng đồng các DN, thực hiện
nguyên tắc đồng quản lý để xây dựng ngành thủy sản hiện đại, tiên tiến, phát triển bền
vững về môi trường, kinh tế, xã hội.
Thứ tư, cần phải tiếp tục triển khai các hoạt động tổ chức nhiều chương trình xúc tiến
thương mại, đầu tư theo ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Từ đó nâng cao năng
lực tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời Lefaso cũng cần cung cấp và tư
vấn cho các DN về kiến thức luật kinh doanh, về hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng như
kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế.
3.2.3 Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu. Kiểu dáng và mẫu mã của những
đôi giày là điểm yếu của ngành giày Việt Nam hiện nay. Với kiểu dáng đơn giản, màu
sắc không phong phú, không dễ cạnh tranh với giày Trung Quốc. Đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu giày giá rẻ, nếu các công ty Việt Nam
không cải tiến được mẫu mã thì sẽ ngày càng khó xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường
FTAs thế hệ mới, thị phần sẽ giảm dần và chỉ còn các công ty chuyên gia công cho nước
ngoài với mẫu mã hiện có. Để có thể tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu mã giày thì yếu tố
quyết định chính là đội ngũ thiết kế của mỗi công ty. Nhưng hiện tại Việt Nam có quá

53
ít đội ngũ thiết kế giày có trình độ, hoặc nếu có thì cũng chưa được đào tạo bài bản và
chuyên nghiệp. Vì vậy, vấn đề trước mắt bây giờ là làm thế nào để bắt đầu kinh doanh
với đội ngũ thiết kế giày giỏi trong thời gian ngắn. Với đội ngũ thiết kế hiện có ở các
công ty, họ có thể tiếp tục đào tạo lại, cử nhà thiết kế đi học nước ngoài, hoặc thuê
chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Hiện nay ở nước ta có rất ít các buổi lễ thời
trang giày chuyên dụng, ít có nhà thiết kế nổi tiếng trong nghề, đây là một bất tiện rất
lớn cho sự phát triển của ngành nhằm đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn
cũng như quảng bá các mẫu thiết kế của sản phẩm giày dép của công ty. Ngoài ra, việc
tổ chức các buổi trình diễn thời trang cũng có thể thu hút được sự quan tâm của công
chúng cũng như nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Thứ hai, tăng cường xây dựng thương hiệu cho da giày Việt Nam. Các công ty
Việt Nam phải quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Sản phẩm da giày nhập khẩu
vào các thị trường lớn trong FTAs thế hệ mới phải có nhãn mác đầy đủ ghi rõ tên thương
hiệu. Vấn đề là thương hiệu của loại giày này có nổi tiếng hay không. Mặc dù cùng một
sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhưng nếu một sản phẩm được gắn nhãn hiệu nổi
tiếng sẽ được bán với giá cao hơn rất nhiều trên thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa
là những đôi giày chất lượng tốt không có thương hiệu và ít được biết đến sẽ được bán
với giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại có tên tuổi. Nó cho tôi thấy tầm
quan trọng của việc tạo dựng thương hiệu cho mỗi sản phẩm của mỗi công ty giày đẹp
xuất khẩu. Nhưng từ trước đến nay giày sản xuất tại Việt Nam chủ yếu được gia công
cho nước ngoài một số khác chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia nổi tiếng chứ
chưa nói đến nước ngoài. Vì vậy việc các công ty nhanh chóng xây dựng chiến lược để
phát triển thương hiệu là điều cấp thiết. Tuy nhiên do các công ty xuất khẩu giày của
Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ năng lực sản xuất chưa cao nên rất khó để có thể xây
dựng thương hiệu lớn trên thế giới vì vậy ngay từ đầu các công ty cần tập trung đẩy
mạnh thương hiệu chung là vẻ đẹp của Việt Nam và từ đó tạo dựng thương hiệu riêng
cho DN của mình. Với sự liên kết của hơn 500 công ty trong lĩnh vực da giày đây thực
sự sẽ là một đối thủ mạnh hơn rất nhiều khi xây dựng một thương hiệu riêng trên thị
trường quốc tế. Trước khi tính đến việc xây dựng thương hiệu riêng để hội nhập toàn
cầu ngành da giày Việt Nam cần phấn đấu thâu tóm một vài công ty lớn trở thành nhà
thầu phụ của các thương hiệu lớn trên thế giới như Nike, Adidas, ... Nhà thầu phụ ở đây

54
là người là người thực hiện và biến những ý tưởng của thương hiệu toàn cầu thành những
sản phẩm với chất lượng màu sắc và đường nét cụ thể. Các DN nhỏ còn lại sẽ trở thành
đơn vị gia công cho các công ty lớn hơn.
Ngoài việc đo lường khả năng tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của công
ty mình các công ty Việt Nam cũng có thể thực hiện nhượng quyền thương mại. Đây là
một hình thức rất phổ biến trên khắp thế giới nhưng còn xa lạ với các công ty sản xuất
và kinh doanh giày Việt Nam hiện nay. Có hai hình thức nhượng quyền thương mại:
nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền công thức thương mại.
Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm như sau: các nhà sản xuất và xuất
khẩu giày Việt Nam có thể mua giấy phép sử dụng thương hiệu của một hoặc nhiều nhà
sản xuất giày khác đã có thương hiệu nổi tiếng như của mình. Nike, Adidas… sau đó có
thể tự kinh doanh một cách độc lập trong một khoảng thời gian mà không bị ràng buộc
bởi các quy định của bên nhận quyền. Nó giúp các công ty có thể vận hành thương hiệu
nổi tiếng này mà không cần tốn nhiều công sức để xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh là hình thức: DN không chỉ
được sử dụng các thương hiệu hiện có mà còn được chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh
doanh và phương pháp quản lý. Đây là hình thức kinh doanh rất phù hợp với các công
ty sản xuất và xuất khẩu da giày mỹ nghệ của Việt Nam. Các công ty sẽ phải tuân thủ
các quy định và quy trình kinh doanh nghiêm ngặt theo chỉ tiêu đã đề ra. Theo hình thức
này mối quan hệ giữa người cho thuê và người sử dụng thương hiệu rất chặt chẽ để đảm
bảo luôn giữ được uy tín và giá trị của thương hiệu bất kể ai là chủ DN sử dụng thương
hiệu đó để đầu tư kinh doanh. Với hình thức này ngoài việc tận dụng được lợi thế của
các thương hiệu nổi tiếng các công ty còn có thể tích lũy được kinh nghiệm quản lý điều
hành trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên các DN Việt Nam phải xác định xây dựng thương hiệu là một quá trình
lâu dài và khó khăn. Một khi bạn không có cơ hội nghĩ ra những thiết kế của riêng mình
và bạn cũng không thể tiếp cận hệ thống bán lẻ tại thị trường đó thì không còn cách nào
để nói đến việc xây dựng thương hiệu. Vì vậy thay vì chi tiền xây dựng thương hiệu một
cách vội vàng và lãng phí các DN xuất khẩu giày Việt Nam nên tập trung mọi nguồn
lực để nâng cao năng lực sản xuất xây dựng uy tín về chất lượng sản phẩm khả năng

55
cung ứng ổn định và dịch vụ sau bán hàng tốt. Thương hiệu sản phẩm phản ánh uy tín
và chất lượng của sản phẩm.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh việc chú trọng nâng
cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của da giày
Việt Nam các DN xuất khẩu của chúng ta cần nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực
hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. tham gia các hội chợ triển lãm hội thảo chuyên
ngành được tổ chức tại Việt Nam hoặc quốc tế thông qua tham vấn thương mại tại các
nước thành viên trong các FTAs thế hệ mới khác. Tìm hiểu nghiên cứu thị trường
EVFTA, UKVFTA và CPTPP trực tiếp hoặc thông qua đó phỏng vấn thương mại Việt
Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ
Thương mại) để tham gia đàm phán thương mại với các nước thành viên và tham gia
hiệp thương. tại các nước thành viên trung tâm thông tin thương mại. Bộ Thương mại
và thông qua các tài liệu để biết được chính sách kinh tế thương mại của các FTAs thế
hệ mới, các quy định nhập khẩu, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm da giày xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Các DN cần liên hệ để có địa điểm chung làm
nơi giao dịch tìm kiếm đối tác trưng bày giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu nghiên cứu thị
trường các nước thành viên trong FTAs.
Thứ tư, xây dựng quy trình sản xuất và chính sách sản phẩm xuất khẩu theo
hướng liên kết. Để nâng cao khả năng xuất khẩu giày vào thị trường FTAs thế hệ mới
các DN cần tăng cường xây dựng chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết
dọc và liên kết ngang. Tăng cường khả năng thiết lập liên kết ngang và dọc để kiểm soát
sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh đồng
thời nâng cao khả năng công ố xuất xứ hàng hóa đảm bảo yêu cầu về môi trường và tăng
quy mô xuất khẩu. Trên cơ sở này các sản phẩm da giày của Việt Nam có khả năng vào
được các kênh phân phối của CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Đây là biện pháp có thể áp
dụng rất phù hợp với các DN sản xuất quy mô nhỏ. Cùng với việc thực hiện liên kết
chéo giữa các DN việc tiến hành các hoạt động liên kết chéo trong suốt quá trình sản
xuất sẽ mang lại cho DN và ngành nhiều lợi thế hơn. Nó là thước đo mối liên hệ giữa
các nhà cung cấp nguyên liệu thô và các DN sản xuất và xuất khẩu. Đây là biện pháp
giúp các công ty chủ động nguồn sản phẩm kiểm soát được chất lượng đầu vào và tăng
khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường xuất khẩu. Theo hệ thống tỷ lệ phần

56
trăm môi trường và tiêu chuẩn môi trường để tăng cường năng lực kiểm soát môi trường
đảm bảo từ khâu nhập khẩu nguyên liệu bảo tồn sản xuất đến tiêu dùng. Nếu các công
ty có thể thực hiện tốt quy trình sản xuất theo hướng này họ có thể đảm bảo sự phát triển
bền vững của ngành và có thể thực hiện tốt các tiêu chuẩn và quy định về môi trường
ban đầu của các FTAs thế hệ mới.
Thứ năm, lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các thị
trường FTAs thế hệ mới. Có nhiều phương thức để gia nhập các thị trường FTAs thế hệ
mới như xuất khẩu qua trung gian gia công xuất khẩu trực tiếp liên doanh đầu tư trực
tiếp ... Xuất khẩu qua trung gian là con đường quan trọng nhất đối với hầu hết các DN.
những người trung gian. Hình thức này chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu thăm dò thị trường.
Ngoài xuất khẩu thông qua trung gian hầu hết các công ty Việt Nam hiện nay sản xuất
da giày gia công cho các công ty nước ngoài đây có thể coi là hình thức xuất khẩu kém
hiệu quả nhất. Hình thức gia công thường chỉ chiếm 25 - 30% giá trị lợi nhuận phần
người Việt chủ yếu đóng vai người làm thuê ít tạo ra giá trị gia tăng. Điều này sẽ rất
nguy hiểm cho các công ty đặc biệt khi lợi ích của lao động giá rẻ bị mất đi hoặc họ
không có những ưu đãi nhất định từ chính phủ hoặc các công ty chuyển sang ên thuê
ngoài. Các DN xuất khẩu vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng tiềm lực kinh tế
còn thấp. Để có thể phát triển bền vững các công ty phải tính đến việc tìm kiếm các hình
thức xuất khẩu khác bền vững hơn. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức thích hợp sau thời
gian thăm dò. Nhưng hiện nay các DN xuất khẩu giày của Việt Nam còn nhỏ lẻ khi xuất
khẩu trực tiếp dễ rơi vào thế bị động do khó nắm bắt thông tin thị trường (thay đổi chính
sách thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ CPTPP, EVFTA hay UKVFTA v.v.).
Mặt khác thương hiệu giày Việt Nam chưa có uy tín nên khó thâm nhập sâu và mở rộng
thị phần. Vì vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường FTAs thế hệ
mới các DN da giày nên liên kết với nhau để đáp ứng các đơn hàng lớn cũng như giúp
người dân nâng cao chất lượng mẫu mã giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giày đẹp
sang các nước thành viên FTAs thế hệ mới, các DN Việt Nam phải tự lựa chọn phân
khúc thị trường thích hợp để tránh đối đầu với hàng sản xuất đại trà của Trung Quốc vì
nếu phải cạnh tranh về giá với Trung Quốc thì Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với
Trung Quốc. Thay đổi suy nghĩ nên chọn phân khúc sản phẩm chất lượng cao nhưng
độc đáo có thể là sản phẩm da giày công nghệ cao hoặc các chi tiết phức tạp qua lao

57
động thủ công rất phù hợp với công nghệ của người lao động Việt Nam. Ngoài ra hình
thức liên doanh cũng là một hình thức tốt rất phù hợp với tình hình sản xuất của Việt
Nam hiện nay. Đó là cách để các DN Việt Nam tăng vốn, nâng cao kỹ thuật công nghệ
sản xuất và nếu hợp tác với các DN đã có thương hiệu giày thì họ có thể khai thác thêm
thương hiệu của các sản phẩm hiện có giúp tăng khả năng xuất khẩu cũng như để có
được các kỹ năng quản lý ở nước ngoài. Ngoài ra như đã phân tích ở trên hệ thống phân
phối của các FTAs thế hệ mới (đặc biệt là CPTPP) là hệ thống phân phối theo nhóm nên
các công ty Việt Nam khó vào nhưng liên doanh với các công ty CPTPP sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối này. Đây có thể coi
là hình thức phù hợp nhất để kinh doanh trong thời điểm hiện tại.

58
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả quan trọng. Thứ nhất, nghiên cứu đã
thực hiện tổng quan được các tài liệu nghiên cứu về đánh giá tác động của các FTA, xây
dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn về FTAs thế hệ mới, tổng quan về EVFTA,
UKVFTA, CPTPP và các cam kết của các FTA này với sản phẩm của ngành da giày.
Thứ hai, nghiên cứu đã phân tích được tình hình sản xuất ngành da giày Việt Nam, thực
trạng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam sang các thị trường có các FTAs thế hệ
mới.
Những cơ hội và thách thức mà ngành da giày đang đón nhận và đối mặt đều đi
cùng với tiến trình của sự tham gia ba FTAs. Do đó, việc định hướng, nhận thức được
các lợi ích và khó khăn từ các FTAs này mang lại và đề ra các định hướng cho Chính
phủ và các DN là rất cần thiết.
Nghiên cứu mong muốn sẽ góp một phần vào việc đánh giá, phân tích thực trạng
xuất khẩu ngành da giày trên cơ sở 3 FTAs này, từ đó đưa đến những định hướng,
khuyến nghị giúp ngành phát triển hơn, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh
tế Việt Nam.

59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Huỳnh Ngọc Chương, Đinh Thị Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Phương, Trần Cao
Quý, Nguyễn Quang Vinh, Bùi Minh Hằng (2020), Tác động của các hiệp định thương
mại đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Phát triển
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam – kinh nghiệm các quốc gia Châu Á.
2. Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng
trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh
doanh, 32(3), tr. 1-9.
3. Đinh Thu Hà (2016), Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Kinh tế, ĐHQGHN.
4. Phan Thanh Hoàn (2018), Tác động thương mại của Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Eu đối với xuất khẩu giày dép của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
11, tr. 87-95.
5. Nguyễn Tiến Hoàng và Mai Lâm Trúc Linh (2021), Tác động của hiệp định
EVFTA đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU, Tạp
chí Khoa học Kinh tế, 9(01), tr. 1-13.
6. Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân (2020), Tác động của hiệp định
EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của việt nam sang thị trường EU, Tạp chí
Quản lý và Kinh tế quốc tế số 125.
7. Nguyễn Tiến Hoàng, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2021), Tác động của hiệp định
EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ– Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2), tr. 1499- 1508.
8. Trần Thị Hương (2016), Đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
9. Vũ Thanh Hương (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác động
đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

60
10. Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương (2016), Đánh giá tác động theo
ngành của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương
mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 32(3), tr. 28-38.
11. Đỗ Đình Long và Hoàng Anh Đức (2019), Đánh giá tác động của Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến kinh tế Việt Nam: Tiếp cận theo
mô hình GTAP, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-
tac-dong-cua-hiep-dinh-doi-tac-toan-dien-va-tien-bo-xuyen-thai-binh-duong-den-kinh-
te-viet-nam-tiep-can-theo-mo-hinh-gtap-63443.htm?print=print
12. Lê Tuấn Lộc (2017), Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản: Thực
trạng và xu hướng, Tạp Chí Phát Triển KH & CN, 20(Q2), tr. 79-91.
13. Phan Thị Mai Ly (2015), Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Kinh tế, ĐHQGHN.
14. Trần Ngọc Mai (2020), Nâng cao vị thế thương mại quốc tế của ngành dệt may
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: hướng tiếp cận từ lợi thế so sánh bộc lộ RCA,
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 131, tr. 96-109.
B. Tài liệu Tiếng Anh và nước ngoài
15. Ahmed, S. (2010), India-Japan FTA in Goods: A Partial and General
Equilibrium Analysis, 13th Annual Conference on Global Economic Analysis, Penang,
Malaysia.
16. Ahmed, S., Ahmed, V., & Sohail, S. (2010), Trade agreements between
developing countries: a case study of Pakistan - Sri Lanka free trade agreement, MPRA
Paper, 29209, https://mpra.ub.uni-muenchen.de/29209/1/MPRA_paper_29209.pdf
17. Armington, P. S. (1969), A Theory of Demand for Products Distinguished by
Place of Production, International Monetary Fund Staff Papers, 16(1), pp. 159-178
18. Balassa, B. (1965), Trade Liberalisation and “Revealed” Comparative
Advantage1, The Manchester School, 33(2) , pp. 99-123.
19. Bandara, J. S., & Smith, C. (2002), Trade Policy Reforms in South Asia and
Australia-South Asia Trade: Inten-sities and Complementarities, South Asia Economic
Journal, 3(2), pp. 177-199.

61
20. Basu A. (2021), The India–EU FTA and Its Potential Impact on India’s Dairy
Sector: A Quantitative Analysis, Foreign Trade Review, pp. 7-26,
https://doi.org/10.1177/00157325211050763.
21. Bui, D. L., Nguyen , L. Q. M., & Ahmed, R. (2021), The potential impacts of the
EVFTA on Vietnam’s imports of dairy products from the EU: a SMART model
analysis. Journal of International Economics and Management, 21(2), 66-90.
https://doi.org/10.38203/jiem.021.2.0029.
22. Chandran, D., & Sudarsan, P. K. (2012), Revealed comparative advantage (RCA)
and trade complementarity between India-ASEAN trade: A study with reference to
fisheries sector, Available at SSRN 2054132.
23. Cheong, David (2010), Methods for Ex Ante Economic Evaluation of Free Trade
Agreements, ADB Working Paper Series on Regional Economic Integration, 52, Asian
Development Bank (ADB), Manila, http://hdl.handle.net/11540/1951.
24. Culas, R. J., & Timsina, K. P. (2019), Impacts of China-Australia free trade
agreement on Australian agriproducts trade, Australasian Agribusiness Review,
24(1673-2020-275), pp. 128-148.
25. Doan, D. M., & Nguyen, D. H. (2021), The potential impacts of the EVFTA on
Vietnam’s exports of agricultural products: an application of SMART model, Journal
of International Economics and Management, 21(2), pp. 47-65.
https://doi.org/10.38203/jiem.021.2.0028
26. Dominick, S. 2013. International Economics (11th edition), US, John Wiley and
Sons, Inc.
27. Felix, N., Seepersad, G., Esnard, R., & Singh, R. H. (2012), An Evaluation Of
The Impact Of Free Trade Agreements On The Competitiveness Of The Caricom
Region, 48th Annual Meeting, May 20-26th, 2012, Playa del Carmen, Mexico, 536-
2016-38539.
28. Feruni, N., & Hysa, E. (2020), Free trade and gravity model: Albania as part of
central European free trade agreement (CEFTA), In Theoretical and Applied
Mathematics in International Business, pp. 60-90.
29. Francois, J., & Hall, H. K. (2003), Global simulation analysis of industry-level
trade policy, Technical paper.

62
30. Guei, K. M., Mugano, G., & Le Roux, P. (2017), Revenue, welfare and trade
effects of European Union free trade agreement on South Africa, South African Journal
of Economic and Management Sciences, 20(1), pp. 1-11.
31. Guilhot, L. (2010), Assessing the impact of the main East-Asian free trade
agreements using a gravity model. First results, Economics Bulletin, 30(1), pp. 282-291.
32. Hadjinikolov, D., & Zhelev, P. (2018), Expected Impact of EU-Vietnam Free
Trade Agreement on Bulgaria’s Exports, Economic Alternatives, 4, pp. 467-479,
https://mpra.ub.uni-muenchen.de/104532/.
33. Hertel, T. W. (1997), Global trade analysis: modeling and applications,
Cambridge university press,
https://books.google.com/books?hl=vi&lr=&id=6zcVqkiA_ToC&oi=fnd&pg=PR9&ot
s=EYN5Aj3eOA&sig=fH3DsFhOYSej6S6ERwoCd4R4Da8
34. Hinloopen, J., & Van Marrewijk, C. (2001), On the empirical distribution of the
Balassa index, Weltwirtschaftliches archiv, 137(1), pp. 1-35.
35. Jaswal, I., & Narayanan, B. (2017), Trade impact of SADC-India FTA on textiles
and clothing sectors, Business Ethics and Leadership, 1(2), pp. 20-30.
C. Các Website tham khảo
36. Website của Cổng thông tin điện tử Hiệp định thương mại tự do Việt Nam:
https://fta.moit.gov.vn/
37. Website của Cục Quản lý Thương mại Quốc tế, Bộ thương mại Hoa Kỳ :
https://www.trade.gov/
38. Website của Hiệp định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP): http://cptpp.moit.gov.vn/
39. Website của Hiệp hội Da Giày - Túi Xách Việt Nam: http://www.lefaso.org.vn/
40. Website của ITC Trade Map: https://www.trademap.org/
41. Website của Tổng cục Hải quan: https://tongcuc.customs.gov.vn/
42. Website của Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/

63
64

You might also like