You are on page 1of 134

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ
-  -

Bài giảng

LÝ THUYẾT
&
CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI

Thạc sĩ: Phan Thị Ngọc Khuyên

Năm 2016
MỤC LỤC
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU MÔN HỌC ................................... 1
1.1 Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại .......................................................... 1
1.2 Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách thương mại 2
1.3 Mục tiêu và quan điểm phát triển trong lĩnh vực đối ngoại ......................................... 2
1.4 Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học ........................................................................ 3
Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .................. 8
2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển ................................................ 8
2.2 Một số lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại........................................................... 10
2.3 Lý thuyết về sự di chuyển các yếu tố sản xuất quốc tế ............................................ 18
Chương 3: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ..................... 21
3.1 Thuế quan ......................................................................................................................... 21
3.2 Các công cụ khác của chính sách thương mại quốc tế ............................................. 26
Chương 4: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ......... 36
4.1 Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia ....................................................... 36
4.2 Các loại hình chính sách thương mại quốc tế .............................................................. 37
4.3 Chính sách thương mại quốc tế của các nước đang phát triển ................................ 40
4.4 Các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế theo WTO ............................. 48
4.5 Các trường hợp ngoại lệ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế .......... 51
Chương 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ QUỐC
TẾ 56
5.1 Tổng quan về toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế quốc tế hiện nay ................................ 56
5.2 Các tổ chức kinh tế và định chế tài tính quốc tế quan trọng ...................................... 60
5.3 Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước ................................................................................. 65
5.4 Các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước quan trọng .................................................... 67
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ ..................... 80
6.1 Việt Nam và WTO ........................................................................................................ 80
6.2 Quan hệ của Việt nam và các tổ chức tài chính – tiền tệ thế giới........................... 89
6.3 Việt Nam và các liên kết kinh tế quan trọng ............................................................. 90
6.4 Quan hệ giữa Việt Nam và các cường quốc kinh tế ................................................. 98
CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP .................................................................................................... 103
7.1 Kết quả hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam thời kỳ đổi mới ...................... 103
7.2 Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............ 111
7.3 Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam............................................................... 118
7.4 Thương mại quốc tế dịch vụ của Việt Nam............................................................. 123
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ODA, Official Development Assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức.
FII, Foreign Indirect Investment, Đầu tư gián tiếp nước ngoài
FPI, Foreign Portfolio Investment, Đầu tư tài chính nước ngoài.
FDI, Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
UNDP, The United Nations Development Programme, Chương trình hỗ trợ phát triển của
Liên hiệp quốc.
UNFPA, The United Nations Population Fund, Quỹ dân số Liên hiệp quốc.
FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Tổ chức lương nông Liên
hiệp quốc.
NGO, Non-governmental organization, Tổ chức phi chính phủ
IMF, The International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế
WB, The World Bank Group, Ngân hàng thế giới.
ADB, The Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á.
WTO, The World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới.
ESCAP, United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific,
Liên Hợp Quốc Ủy Ban Kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương.
MFN, Most Favoured Nation, Qui chế “tối huệ quốc”.
NTR, Normal Trade Relation, Qui chế quan hệ thương mại bình thường.
PNTR, Permanent Normal Trade Relation, Qui chế quan hệ thương mại bình thường
vĩnh viễn.
GSP, Generalized System of Preference, Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập.
EU, European Union, Liên minh Châu Âu.
ASEAN, Association of Southeast Asian Nations, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
OECD,Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế.
JVEPA, Japan-Vietnam Economic Partnership Agreement, Hiệp định đối tác kinh tế
Việt - Nhật.
HPAEs, High Performance Asian Economies, Những nền kinh tế hiệu quả cao Châu
Á.
GDP, Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm trong nước.
AFTA, ASEAN Free Trade Area, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
CEPT, Common Effective Preferential Tarriff, Chương trình cắt giảm thuế quan có
hiệu lực chung của AFTA.
BTA, Viet Nam-US Bilateral Trade Agreement, Hiệp định thương mại song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ.
vi
GATT, General Agreement on Tariffs and Trade, Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại.
EC, European Commission, Ủy ban Châu Âu.
APEC, Asia Pacific Economic Co-operation, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương.
TNC, Transnational Corporations, Công ty xuyên quốc gia.
AoA, Agreement on Agriculture, Hiệp định nông nghiệp.
SPS, Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures, Hiệp định về các biện pháp
vệ sinh, kiểm dịch động thực vật.
TBT, Technical Barriers to Trade Agreement, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại.
GATS, General Agreement on Trade in Services, Hiệp định thương mại dịch vụ.
XHCN, Xã hội chủ nghĩa.
XNK, xuất nhập khẩu.
TTCN, tiểu thủ công nghiệp.
KCX, khu chế xuất.
XK, xuất khẩu.
NK, nhập khẩu.
ĐBSCL, Đồng bằng sông Cửu Long.

vii
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU MÔN HỌC


1.1 Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại1
1.1.1 Khái niệm
Chính sách thương mại là hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp của
nhà nước để điều chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia trong những thời kỳ
nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội.
Chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước,
nó bao gồm nhiều loại chính sách để điều chỉnh toàn bộ hoặc các hoạt động thương
mại cụ thể khác nhau. Có nhiều cách tiếp cận và phân loại chính sách thương mại tùy
vào mục đích nghiên cứu. Trong thực tiễn, người ta thường đề cập đến các chính sách
thương mại cụ thể như chính sách thương mại trong nước và quốc tế; chính sách thuế
quan, chính sách thương mại quy định về hoạt động của thương nhân… Trong phạm vi
bài giảng này, chính sách thương mại quốc tế được chú trọng phân tích từ cơ sở lý
thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
1.1.2 Vai trò của chính sách thương mại
Là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội: Chính sách thương mại có quan hệ
chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tác động mạnh mẽ
đến quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, quy mô và phương
thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương
mại quốc tế, giúp khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế và phát triển các
ngành sản xuất và dịch vụ đạt quy mô tối ưu và hiệu quả cao nhất.
Tác động đến giao lưu hàng hóa trong nước và xuất khẩu: Chính sách thương mại tác
động lớn đến việc mở rộng giao lưu hàng hóa trong nước và xuất khẩu, có tầm quan
trọng đối với tăng trưởng trong thương mại, nhất là thương mại quốc tế. Chính sách
thương mại quốc tế tạo ra động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Là một trong các yếu tố cấu thành chiến lược phát triển công nghiệp và thúc đẩy xuất
khẩu: Chính sách thương mại là một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát
triển công nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với các chính sách liên quan khác,
chính sách thương mại góp phần tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, hoàn thiện hệ thống tài chính, đào tạo và nâng cao trình độ của lực lượng lao
động, khuyến khích việc tiếp nhận công nghệ mới và thúc đẩy hoàn thiện môi trường
cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử.
Góp phần vào công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước: Chính sách
thương mại góp phần vào công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Trong
quá trình xây dựng chính sách và định hướng phát triển thương mại, những chính sách
ưu tiên nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ hiện đại, sản xuất hướng về xuất khẩu,
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp… sẽ thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển nhanh chóng theo hướng hiện đại

1
Lê Danh Vĩnh, 2006. 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam 1
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học
1.2 Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách thương
mại
1.2.1 Quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa2
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đảng và Nhà nước chủ trương
thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”. Quan điểm này thể hiện xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế
dài hạn của Việt Nam, quy định và hướng dẫn các chính sách kinh tế, trong đó có
chính sách thương mại.
1.2.2 Quan điểm phát triển bền vững
Yếu tố phát triển bền vững đòi hỏi phải đạt được tính hiệu quả trong dài hạn, coi các
vấn đề phát triển kinh tế là một bài toán tối ưu trong dài hạn. Quan điểm phát triển bền
vững có thể cụ thể hóa thành nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau như chỉ tiêu về thu
nhập, việc làm, về môi trường, chuyển dịch cơ cấu, năng lực cạnh tranh, tăng trưởng
và phát triển, hàm lượng trí thức trong sản phẩm, giá trị gia tăng…
1.2.3 Quan điểm dựa trên lợi ích tổng thể toàn xã hội
Trong hoạt động thương mại, lợi ích của các nhóm tham gia như chính phủ, doanh
nghiệp, người tiêu dùng đều khác nhau, đôi khi xung đột lẫn nhau, vì vậy, chính sách
thương mại không thể ưu tiên cho lợi ích một đối tượng nào mà cần căn cứ vào lợi ích
tổng thể của toàn xã hội.
1.2.4 Quan điểm phát triển xét đến xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, tác động đến tất cả
các quốc gia, thu hẹp khoảng cách không gian; hội nhập kinh tế quốc tế vừa là sự lựa
chọn, vừa là áp lực là phải chấp nhận sân chơi, luật chơi chung của toàn thế giới, vừa
mang lại cơ hội lẫn thách thức. Do có nhiều hình thức hội nhập thông qua các cam kết
song phương và đa phương, việc điều chỉnh chính sách thương mại là tất yếu nhằm
khai tác những cơ hội, lợi ích và hạn chế những khó khăn, thách thức của quá trình hội
nhập.
1.3 Mục tiêu và quan điểm phát triển trong lĩnh vực đối ngoại
Mục tiêu phát triển:
- Tạo nguồn vốn từ kinh tế đối ngoại để tích lũy ban đầu, tăng cường tiềm lực kinh
tế, tiềm lực khoa học kỹ thuật của đất nước, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình
độ phát triển kinh tế giữa nước ta và các nước khác trên thế giới.
- Góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý cả về
ngành cũng như trên địa bàn lãnh thổ, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích phát triển
giữa toàn cục với bộ phận, cả nước với từng vùng, bảo đảm phát triển xã hội từng
bước đồng thời có trọng tâm, trọng điểm ở từng thời kỳ nhất định và gắn với thị trường
thế giới.

2
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX 2
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học
- Các thành phần kinh tế được động viên tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại theo
sự quy hoạch vá phân công hợp lý, lấy sản xuất làm khâu trung tâm, đảm bảo kinh tế
nhà nước nắm được những lĩnh vực quan trọng, phát huy vai trò chủ đạo trong cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần.
- Duy trì cán cân thanh toán quốc tế, tích cực góp phần cân đối ngân sách: Hoạt
động kinh tế đối ngoại về cơ bản dựa trên lợi thế so sánh, tất yếu phải mang lại hiệu
quả kinh tế, kinh doanh có lãi. Phần lãi này góp phần vào việc đảm bảo cán cân thanh
toán quốc tế như trả nợ đến hạn, cân bằng cán cân thương mại, góp phần quan trọng
vào ngân sách nhà nước. Các khoản thu của chính phủ liên quan đến kinh tế đối ngoại
bao gồm: thu thuế xuất nhập khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ; thu hút các nguồn vốn
và các khoản viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, vay nợ nước ngoài để tạo ra
số ngoại tệ cần thiết giải quyết những yêu cầu cấp bách và đột xuất của nền kinh tế.
Quan điểm phát triển: Quan điểm chủ đạo của chính sách kinh tế đối ngoại của
nước ta được Đảng khẳng định rõ ràng nhất thông qua nghị quyết đại hội Đảng lần IX:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. “Hợp tác
nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chưc quốc tế và khu vực
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nôi bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các
tranh chấp bằng thương lượng”3.
Từ quan điểm chủ đạo nói trên, kinh tế đối ngoại nước ta phát triển trên các nguyên
tắc:
- Đảm bảo độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi trong kinh tế đối ngoại.
- Khai thác có hiệu quả lợi thế trong sự phân công lao động quốc tế; kết hợp sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trongđiều kiện mới.
- Đa phương hóa các quan hệ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc
bình đẳng, các bên cùng có lợi.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với điều kiện của nền kinh tế
và điều kiện quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở phát huy tác dụng kinh tế đối ngoại
với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
1.4 Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học
1.4.1 Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
Kinh tế quốc tế là một môn học bao quát các quy luật, các chính sách cơ bản trong
quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Môn học này phân tích các lý thuyết về thương
mại quốc tế như thuyết lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, phân tích các yếu tố sản
xuất, các nguồn lực sản xuất đồng thời phân tích chính sách thương mại quốc tế.
Nền kinh tế quốc tế là tập họp các quốc gia có chủ quyền, mỗi nước đều tự do lựa
chọn chính sách kinh tế riêng cho mình. Trong một nền kinh tế thế giới thống nhất,

3
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX 3
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu môn học
chính sách kinh tế của một nước thường gây ảnh hưởng đến các nước khác. Những
khác biệt về mục tiêu giữa các nước thường dẫn đến xung đột lợi ích, ngay cả khi các
nước có những mục tiêu giống nhau, họ vẫn có thể bị thiệt hại nếu như không phối hợp
được với nhau về chính sách.
Dựa trên nền tảng Kinh tế học quốc tế môn học Lý thuyết và chính sách thương mại
nghiên cứu các quy luật, các chính sách cơ bản trong quan hệ thương mại quốc tế tác
động đến một quốc gia; Nghiên cứu chính sách thương mại của một quốc gia trong
mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế quốc tế. Trên cơ sở những qui định chung của các
liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, các định chế tài chính quốc tế mà
quốc gia là thành viên, các cam kết song phương, đa phương khác…chính sách thương
mại của một quốc gia vừa mang tính đặc thù vừa mang tính hội nhập nhằm đảm bảo
quyền lợi của đất nước nhưng lại không xung đột lợi ích với các quốc gia khác.
Cụ thể, trong bài giảng này sẽ giúp cho sinh viên nghiên cứu các vấn đề:
- Nghiên cứu tác động của các quy luật, các chính sách cơ bản trong quan hệ thương
mại quốc tế đến một quốc gia.
- Nghiên cứu nguyên nhân hình thành, hình thức thể hiện và vai trò của các liên kết
kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế và định chế tài chính quốc tế.
- Nghiên cứu chính sách thương mại, mà cụ thể là thương mại quốc tế của nước ta
với phần còn lại của thế giới, trong đó đặc biệt lưu ý đến bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.
1.4.2 Cơ cấu môn học
Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học, cơ cấu môn học sẽ
được trình bày cho sinh viên gồm 7 chương.
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, cơ cấu của môn học.
Chương 2: Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế.
Chương 3: Công cụ chính sách thương mại quốc tế.
Chương 4: Tổng quan chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia.
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế thế giới
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Chương 7: Chính sách thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
.

4
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển
2.1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối là lý thuyết có tính hệ thống đầu tiên về thương mại quốc
tế do Adam Smith khởi xướng trong tác phẩm Của cải của các dân tộc được xuất bản
vào năm 1776. Về bản chất, lý thuyết này được diễn giải rất đơn giản: Nếu quốc gia A
có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn quốc gia B và quốc gia B có thể sản xuất mặt hàng
Y rẻ hơn so với quốc gia A, lúc đó, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng
mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia. Trong trường
hợp này, mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng cụ
thể. Như vậy, theo Adam Smith, mỗi quốc gia có lợi thế khác nhau nên chuyên môn
hóa sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và đem trao đổi với nước
ngoài lấy những sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn thì các bên đều có
lợi.
2.1.2 Lý thuyết lợi thế tương đối
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh hao phí lao động để sản
xuất hàng hóa thực tế ở các quốc gia khác nhau nên không giải thích được trường hợp
thương mại quốc tế vẫn diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối, hoặc không có
lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng. Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David
Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế tương đối để giải thích hiện tượng trên. Ông cho
rằng, nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào các sản phẩm có lợi thế tương đối (có
hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho các bên. Nói cách
khác, một quốc gia sẽ có lợi khi sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó
có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn một cách
tương đối so với quốc gia kia.
Lợi thế tương đối được xác định trên cơ sở so sánh các mức giá tương quan của hai
hàng hóa, nghĩa là, giá của mặt hàng này được tính bằng số lượng của mặt hàng kia;
giá tương quan là cơ sở để giải thích nguồn gốc của thương mại quốc tế. Qui luật lợi
thế tương đối có thể phát biểu như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có
giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia hay một quốc gia sẽ xuất khẩu
những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương
đối so với quốc gia kia.
Cụ thể, nếu quốc gia A có lợi thế tuyệt đối hay bất lợi tuyệt đối trong sản xuất cả hai
sản phẩm X và Y thì sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm X khi và chỉ
khi
Chiphilaodongdesx1donviXoA Chiphilaodongdesx1donviYoA

Chiphilaodongdesx1donviXoB Chiphilaodongdesx1donviYoB
Trong mô hình đơn giản chỉ có hai hàng hóa X và Y thì giá tương đối còn có ý
nghĩa như chi phí cơ hội, trong hai quốc gia, quốc gia nào có chi phí cơ hội của hàng
hóa thấp hơn thì có lợi thế so sánh về mặt hàng này4.

4
Chi phí cơ hội của hàng hóa X là số lượng hàng hóa Y cần phải cắt giảm để sản xuất thêm 1 đơn vị
hàng hóa X 8
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
2.1.3 Lý thuyết tương quan các nhân tố
Trong khi các lý thuyết cổ điển cho rằng, sự khác biệt về năng suất lao động là
nguyên nhân dẫn đến lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh của một quốc gia, lý thuyết
tân cổ điển về thương mại quốc tế mà tiêu biểu là lý thuyết tương quan các nhân tố của
hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin giải thích nguồn
gốc của thương mại quốc tế thông qua việc xem xét hai khái niệm hàm lượng các yếu
tố sản xuất đầu vào là vốn (K) và lao động (L). Khái quát lý thuyết này như sau:
Gọi Lx, Ly là lượng lao động; Kx, Ky là lượng vốn cần thiết để sản xuất một đơn vị
hàng hóa X, hàng hóa Y. Hàng hóa X được coi là có hàm lượng lao động cao nếu:
LX L
 Y
K X KY
Xem xét một mô hình đơn giản gồm hai quốc gia A và B với hai yếu tố sản xuất K
và L. Gọi TLA, TKA, TLB, TKB là tổng lượng lao động và vốn của hai quốc gia A và B.
Quốc gia A được xem là dồi dào về yếu tố lao động nếu:
TLA TLB

TK A TK B
Ngược lại, nếu xem WA, RA, WB, RB là giá thuê lao động và giá thuê vốn ở hai quốc
gia A và B, ta có, quốc gia A là dồi dào về yếu tố lao động khi
W A WB

R A RB
Định lý Heckscher-Ohlin được phát biểu như sau:
Các nước sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa mà
việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập
khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố đắt và tương đối
khan hiếm ở nước đó.
Như vậy một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử
dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia. Nói vắn tắt là
một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động
và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều vốn.
Như phân tích ở ví dụ trên thì quốc gia A sẽ xuất khẩu hàng hóa X (vì X sử dụng
nhiều lao động và lao động là yếu tố tương đối phong phú và rẻ ở quốc gia A) còn
quốc gia B sẽ xuất khẩu hàng hóa Y.
Cần lưu ý là, học thuyết Heckscher-Ohlin được xây dựng dựa trên các giả định:
- Quốc gia A và B sản xuất mỗi mặt hàng có hiệu suất không đổi theo qui mô;
Năng suất biên của yếu tố lao động và yếu tố vốn tuân theo qui luật giảm dần.
- Các hàng hóa khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất và không có sự hoán
vị về hàm lượng K, L tại bất kỳ mức giá nào.
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố sản
xuất.
- Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa hai quốc gia; Chuyên môn hóa là không
hoàn toàn.
9
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
- Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia nhưng không thể
di chuyển giữa các quốc gia.
- Thương mại là tự do, chi phí vận chuyển bằng 0.
- Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia.
Nghịch lý Leontief.
Lý thuyết tương quan các nhân tố (lý thuyết H-O) được xem là một trong những lý
thuyết mạnh nhất của kinh tế học nói chung. Trên thực tế, các quốc gia có thực sự tiến
hành trao đổi thương mại trên cơ sở lý thuyết này? Công trình nghiên cứu của nhà kinh
tế học người Mỹ Wassily Leontief năm 1947, cho thấy tỷ lệ vốn/lao động trong sản
xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu của Mỹ lớn hơn 30% so với tỷ lệ vốn/lao động trong
sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Điều này trái ngược với lý thuyết H-O vì Mỹ được đánh
giá là nước phát triển, có dồi dào về vốn, như vậy tỷ lệ vốn/lao động của hàng hóa xuất
khẩu phải lớn hơn tỷ lệ tương ứng của hàng hóa thay thế nhập khẩu. Công trình nghiên
cứu này được gọi là nghịch lý Leontief, cho đến nay vẫn là đề tài nghiên cứu và tranh
luận của các nhà kinh tế học khi đưa ra các học thuyết về thương mại quốc tế hiện đại.
2.2 Một số lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại
2.2.1 Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm và thương mại quốc tế
Trong lý thuyết của Ricardo và lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển mở rộng,
thương mại diễn ra giữa các nước do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa hai
quốc gia, trong đó năng suất lao động khác biệt có thể là do kết quả của sự khác biệt
về công nghệ sản xuất. Mô hình H- O phân tích hoạt động thương mại quốc tế ở trạng
thái tĩnh tức là công nghệ được coi là không đổi và giống nhau ở hai nước. Ngày nay,
công nghệ biến đổi rất nhanh chóng, thương mại giữa các nhóm nước diễn ra cũng dựa
trên sự biến đổi công nghệ khác nhau do đó yếu tố công nghệ cần được xem ở trạng
thái động.
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ
Năm 1961 Posner đề xuất mô hình sự khác biệt về công nghệ là nguyên nhân chính
dẫn đến thương mại giữa các nước phát triển. Các nước này luôn đưa ra giới thiệu các
sản phẩm và phương thức sản xuất mới. Hoạt động này dẫn đến các công ty đưa ra sản
phẩm mới và công nghệ mới cũng như quốc gia của họ có được sự độc quyền trong
ngắn hạn trên thị trường thế giới (do các nước đều có luật bản quyền). Đây cũng là cơ
hội để các nước xuất khẩu các sản phẩm mới của mình sang nước có trình độ tương tự,
mức thu nhập tương tự.
Mỹ là quốc gia phát triển xuất khẩu một số lượng lớn các sản phẩm kỹ thuật cao và
công nghệ chế tạo. Các nhà sản xuất nước ngoài cũng cần nhập khẩu công nghệ mới
để họ có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài kể cả tại thị
trường Mỹ do họ có chi phí về nhân công thấp. Trong lúc đó, các nhà sản xuất của Mỹ
lại đưa các sản phẩm và phương thức sản xuất mới hơn và có thể tiếp tục xuất khẩu
những sản phẩm, công nghệ mới dựa trên sự cách biệt về trình độ công nghệ vừa mới
hình thành.
Lý thuyết khoảng cách về công nghệ có thể giải thích thương mại giữa hai nhóm
nước. Thứ nhất, nếu hai quốc gia có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể tiến
hành thương mại, bởi vì các phát minh trong một chừng mực nào đó mang tính ngẫu
nhiên. Vai trò tiên phong của một nước ở một lĩnh vực này sẽ được đối lại bởi vai trò
tiên phong của nước khác ở lĩnh vực khác. Khi đó các nước tiến hành 10
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
thương mại để đổi lấy những mặt hàng có tính ưu việt về công nghệ. Đó là thương mại
giữa các nhóm nước có cùng trình độ phát triển. Thứ hai, thương mại diễn ra ở các
nước có trình độ phát triển khác nhau. Khi đó một nước có trình độ phát triển sẽ đưa ra
các sản phẩm mới, công nghệ mới để đổi lấy các mặt hàng đã được chuẩn hóa từ nước
thứ hai. Dần dần các sản phẩm mới lại được chuẩn hóa ở nước thứ hai và nước thứ
nhất với khả năng sáng tạo cao lại đưa ra các sàn phẩm mới phức tạp khác (có thể coi
khoảng cách về công nghệ là sự mở rộng của mô hình H-O, công nghệ được xem xét
trong trạng thái động).
Một nhược điểm của lý thuyết khoảng cách về công nghệ là không chỉ rõ mức độ
chênh lệch về trình độ công nghệ và cũng không giải thích là tại sao có sự chệnh lệch
này, làm thế nào loại bỏ nó theo thời gian.
Lý thuyết chu kì sống sản phẩm quốc tế
Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế do R.Vernon phát triển năm 1966 là sự mở
rộng của lý thuyết về khoảng cách công nghệ. Theo lý thuyết này, khi một sản phẩm
mới được đưa ra giới thiệu trên thị trường, quá trình sản xuất ra nó đòi hỏi công nhân
có trình độ tay nghề cao. Khi ở giai đoạn chín muồi, sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa và có
sự chấp nhận rộng rãi của thị trường. Lúc này sản phẩm có thể được sản xuất bằng
nhiều phương pháp và có thể sử dụng lao động có kỹ năng thấp. Do đó, lợi thế tương
đối trong sản xuất sản phẩm mới chuyển từ nước phát triển, nơi đưa sản phẩm và công
nghệ ra thị trường, sang các nước kém phát triển, nơi có giá nhân công thấp. Hình thức
chuyển dịch sản xuất có thể thông qua đầu tư trực tiếp từ nước phát minh ra sản phẩm
sang nước có chi phí lao động thấp.
Một ví dụ điển hình cho mô hình chu kỳ sống sản phẩm trong thương mại quốc tế là
các nhà sản xuất radio của Mỹ và Nhật kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, các hãng của Mỹ chiếm lĩnh thị trường thế giới
về radio do các ống chân không được sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời
gian, Nhật đã lấy đi của Mỹ một thị phần lớn do họ đã copy công nghệ của Mỹ và tận
dụng được chi phí nhân công thấp hơn. Mỹ lại giành vị trí dẫn đầu trong công nghệ
của mình bằng cách phát minh ra transitor. Nhưng một lần nữa chỉ trong vòng vài
năm, Nhật đã bắt chước công nghệ và bán với giá rẻ hơn so với Mỹ. Không biết là
công nghệ mới nhất để sản xuất ra radio sẽ đòi hỏi nhiều lao động hay nhiều vốn và
cũng không biết Mỹ có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường hay cả Mỹ và Nhật đều
bị loại khỏi thị trường bởi các nhà sản xuất như Singapore, Hàn Quốc có chi phí sản
xuất rẻ hơn. Có 5 giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm như sau:

Hình 2.1. Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm và thương mại quốc tế
11
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
Giai đoạn 1 (Giới thiệu): sản phẩm được sàn xuất và tiêu dùng chỉ ở nước phát minh
(khoảng thời gian OA). Chi phí triển khai và phát triển sản phẩm mới rất cao, làm cho
chi phí sản xuất cao và dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Giá bán cao nên chỉ được tiêu
thụ chủ yếu tại thị trường trong nước
Trong giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn 2) của sản phẩm (khoảng thời gian AB), sản
phẩm được hoàn thiện ở nước phát triển và nhu cầu về loại sản phẩm này tăng lên cả ở
trong và ngoài nước. Ở giai đoạn này, chưa có nước nào ngoài nước phát minh có thể
sản xuất được loại sản phẩm, chính vì vậy nên nước phát minh có được sự độc quyển
về sản phẩm cả trong và ngoài nước.
Sang giai đoạn 3 (giai đoạn trưởng thành, khoảng thời gian BC), sản phẩm đã được
tiêu chuẩn hóa, hãng phát minh ra sản phẩm thấy rằng họ có lợi hơn khi họ cấp giấy
phép cho các hãng trong và ngoài nước khác cũng có nhu cầu sản xuất sản phẩm này,
một số nước khác bắt đầu sản xuất sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
Ở giai đoạn 4 (giai đoạn suy giảm, khoảng thời gian CD) nước ngoài có thể bán sản
phẩm với giá thấp hơn nước phát minh ra sản phẩm do họ có chi phí lao động thấp hơn
và không mất chi phí phát triển sản phẩm, sản xuất ở nước phát minh giai đoạn này bắt
đầu sụt giảm. Cạnh tranh về nhãn hiệu được thay thế bằng cạnh tranh về giá.
Cuối cùng, ở giai đoạn 5, (giai đoạn gạt bỏ) nước bắt chước công nghệ bán chính
sản phẩm này sang nước phát minh. Sự tràn lan công nghệ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm,
và chi phí nhân công thấp làm cho sản phẩm dẫn đến suy giảm. Đây là lúc các nước có
trình độ phát triển tập trung công nghệ mới và phát minh ra sản phẩm mới.
Hầu hết các sản phẩm công nghệ cao được phát triển ở các nước công nghiệp hóa
sau đó được chuyển giao công nghệ sang các nước có trình độ phát triển thấp hơn.
Theo Vernon điều đó do một số nguyên nhân: Thứ nhất, chi phí cơ hội để làm ra sản
phẩm là rất lớn; Thứ hai, việc phát triển sản phẩm mới đòi hỏi có thị trường có thu
nhập cao hỗ trợ lại nhằm tiếp tục tạo ra thị trường mới. Thứ ba, khả năng cung cấp
dịch vụ cho các sản phẩm ở các nước phát triển tốt và đồng bộ.
Sự khác biệt về lý thuyết khoảng cách về công nghệ và lý thuyết chu kỳ sống sản
phẩm quốc tế: Lý thuyết khoảng cách về công nghệ nhấn mạnh đến khoảng cách về
thời gian chuyển giao công nghệ mới, nhưng ở lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế
lại nhấn mạnh tới khoảng cách về thời gian để tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Theo hai mô
hình này thì nước phát triển thường xuất khẩu các sản phẩm với công nghệ cao hay kỹ
thuật tiên tiến hơn và nhập khẩu sản phẩm có công nghệ thấp hay kỹ thuật kém hơn
các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước ở cùng thời điểm.
2.2.2 Chi phí vận chuyển, chính sách môi trường trong thương mại quốc tế
Mô hình thương mại quốc tế khi có phí vận chuyển
Các lý thuyết thương mại quốc tế trước đều đưa ra giả định chi phí vận chuyển bằng
0, tuy nhiên, trong thực tế không diễn ra như vậy. Có thể hiểu chi phí vận chuyển bao
gồm tất cả các chi phí để chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác như cước vận
tải, cước phí xếp dỡ, chi phí bảo hiểm và lãi suất.
Một hàng hóa được trao đổi trên thị trường quốc tế chỉ khi mức chênh lệch giá trước
khi có thương mại giữa các nước cao hơn chi phí vận chuyển hàng hóa đó từ quốc gia
này sang quốc gia khác. Những mặt hàng này được gọi là hàng hóa có thể thương mại
(traded goods). Khi tính tới yếu tố chi phí vận chuyển sẽ thấy một số sản
12
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
phẩm không được buôn bán trên thị trường quốc tế, những sản phẩm này gọi là hàng
hóa không thương mại được (nontraded goods). Hai khái niệm này chỉ áp dụng trong
thương mại quốc tế.
Do có chi phí vận chuyển nên giá của hàng X sẽ có sự khác biệt giữa hai nước và
mức độ khác biệt này lớn hơn chi phí vận chuyển. Các nhà kinh tế học chứng minh
rằng, chi phí vận chuyển làm cho mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất của quốc gia
cũng như khối lượng và lợi ích từ thương mại đều giảm đi (xem phần chứng minh tác
động của thuế quan).
Tác động của chi phí vận chuyển tới phân bố các ngành công nghiệp
Chi phí vận chuyển tác động gián tiếp tới thương mại quốc tế thông qua việc phân
bố lại vị trí sản xuất của các ngành theo hai hướng đó là nguồn lực đầu vào của quá
trình sản xuất và thị trường cho sản phẩm đầu ra.
Một số ngành cần đặt gần với nguồn nguyên liệu đầu vào để giảm chi phí vận
chuyển, ví dụ ngành khai khoáng phải có các nhà máy đặt gần các khu mỏ. Những
ngành định hướng theo nguồn lực đầu vào thường là những ngành mà chi phí vận
chuyển nguyên liệu thô cho sản xuất cao hơn nhiều so với chi phí vận chuyển sản
phẩm cuối cùng của ngành tới thị trường.
Tuy nhiên đối với một số ngành khác, các doanh nghiệp trong ngành thường đặt gần
thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Những ngành có sản phẩm
cuối cùng thường nặng hoặc khó khăn trong vận chuyển trong quá trình sản xuất cần
đặt địa điểm gần nơi tiêu thụ.
Chính sách môi trường và thương mại quốc tế: Việc phân bố các ngành công nghiệp
và hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi nhân
tố tiêu chuẩn môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường thường ở dạng tiêu chuẩn về ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất… Vấn đề ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới
thương mại vì giá của các hàng hóa được đem ra trao đổi trên thị trường quốc tế
thường không phản ánh được tất cả chi phí về môi trường. Quốc gia có tiêu chuẩn về
môi trường thấp có thể sử dụng môi trường như một nhân tố sản xuất để sản phẩm của
mình có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới
2.2.3 Lý thuyết về khả năng cạnh tranh cấp độ quốc gia của WEF
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum, WEF) bắt đầu nghiên cứu
đo lường năng lực cạnh tranh của các quốc gia vào năm 1979. Kể từ đó, hàng năm
WEF đều công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Reports –
GCR) để xếp hạng các quốc gia theo lợi thế cạnh tranh. Phương pháp luận và các chỉ
tiêu đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia được WEF bổ sung hoàn thiện liên tục qua
từng thời kỳ.
Năm 2000, WEF phối hợp đánh giá về mặt vĩ mô thông qua chỉ số cạnh tranh tăng
trưởng (Growth Competitiveness Index) và đánh giá vi mô thông qua chỉ số cạnh tranh
kinh doanh (Business Competitiveness Index). Đến năm 2004, WEF phối hợp hai chỉ
số trên thành chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index -GCI). Từ năm
2008, mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia được WEF xây dựng trên cơ sở
lượng hóa 12 nhóm yếu tố cạnh tranh, phân bố vào 3 nhóm đánh giá. WEF sử dụng
GDP bình quân đầu người để phân lớp trình độ phát triển của các quốc gia theo các
giai đoạn như bảng 2.1.

13
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
Bảng 2.1: Phân lớp các quốc gia theo GDP bình quân đầu người
Giai đoạn GDP bình quân Các nước
(USD/người)
Campuchia, Lào,
Giai đoạn 1: Phát triển dựa vào
Dưới 2.000 Việt Nam, Ấn Độ,
các yếu tố cơ bản
Philippines
Giai đoạn chuyển tiếp 1-2 2.000-3.000 Indonesia, Brunei
Giai đoạn 2: Phát triển hướng Trung Quốc, Thái
3.000-9.000
đến hiệu quả Lan, Malaysia
Giai đoạn chuyển tiếp 2-3 9000- 17.000 Liên bang Nga
Giai đoạn 3: Phát triển dựa trên Hàn Quốc,
Trên 17.000
đổi mới công nghệ và trí thức Singapore, Nhật bản
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2008-2009
Tùy theo trình độ phát triển của mỗi quốc gia, trọng số của nhóm đánh giá cơ bản sẽ
khác nhau. Có 12 nhóm yếu tố cạnh tranh được xếp trong 3 mhóm đánh giá, mỗi nhóm
yếu tố cạnh tranh lại phân chia ra các chỉ tiêu cụ thể, có tất cả 110 chỉ tiêu được đánh
giá điểm số và xếp hạng. Điểm số đạt cao nhất là 7, hạng được xếp tùy thuộc vào số
lượng quốc gia được đánh giá. Thứ hạng càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh quốc
gia càng thấp. Các quốc gia có năng lực cạnh tranh cao, đứng đầu bảng xếp hạng
thường là Thụy sĩ, Hoa Kỳ, Singapore, Thụy Điển… Riêng Việt Nam, năm 2006-
2007, được xếp hạng 64/122 nước, sau đó tụt hạng dần, đến năm 2009-2010 đứng thứ
hạng 75/134 nước. Dần phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, xếp hạng cạnh tranh của
Việt Nam tăng dần từ năm 2013-2014 và đạt thứ hạng 56/140 quốc gia xếp hạng vào
năm 2015-2016.
Bảng 2.2: 12 nhóm yếu tố cạnh tranh và trọng số của từng nhóm đánh giá.
12 nhóm yếu tố cạnh tranh/Phân lớp quốc gia Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn
1và chuyển 2và chuyển 3
tiếp tiếp
A: Các yếu tố cơ bản 60% 40% 20%
1. Thể chế
2. Cơ sở hạ tầng
3. Độ ổn định kinh tế vĩ mô
4. Y tế và giáo dục sơ cấp
B: Các yếu tố nâng cao hiệu quả 35% 50% 50%
5. Giáo dục PT và đào tạo
6. Hiệu quả thị trường hàng hóa
7. Hiệu quả thị trường lao động
8. Mức phát triển của thị trường tài chính
9. Mức độ sẵn sàng về công nghệ
10. Quy mô thị trường
C: Các yếu tố cải cách cao cấp 05% 10% 30%
11. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh
12.Đáp ứng yêu cầu cải cách
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2008-2009
Cách tiếp cận của WEF được các nhà lập chính sách rất chú trọng vì nó mang tính
khái quát, bao quát được toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác nó lại thể hiện được
sự gắn kết giữa môi trường kinh tế và các hoạt động kinh doanh của doanh 14
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
nghiệp từ đó tạo cái nhìn đồng bộ về tình hình kinh tế của mỗi nước, từ đó đưa ra
những chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kì
nhất định.
Quan điểm của WEF đánh giá về tính cạnh tranh quốc gia đã kết hợp được những
nhân tố then chốt trong các học thuyết tân cổ điển thúc đẩy tăng trưởng. Đó là tự do
cạnh tranh, tự do hóa thương mại, ổn định vĩ mô khuyến khích đầu tư và tiết kiệm tạo
sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Đồng thời, vai trò của công nghệ, tài chính và thể
chế cũng được tính đến trong quá trình tăng trưởng. Do đó có thể thấy là cách tiếp cận
của WEF rất tổng thể, cho phép so sánh khả năng cạnh tranh của các quốc gia với
nhau.
2.2.4 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M.Porter
Theo M.Porter, tổng năng suất các nhân tố là một thước đo quan trọng nhất cho tính
cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho quyết định việc nâng cao mức sống
của quốc gia xét về dài hạn5.
Điều này lại phụ thuộc vào sự phát triển và tính năng động của các công ty. Chính
vì vậy, câu hỏi chuẩn cho tính cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh quốc gia phải là: Tại
sao các công ty của một quốc gia nào đó lại thành công (trên trường quốc tế) đối với
một số ngành hàng hay công đoạn ngành hàng? Nói cách khác, những nhân tố cơ sở tại
gia nào (home base) của quốc gia, của công ty, cho phép công ty sáng tạo và duy trì lợi
thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể?
Câu trả lời là ở bốn thuộc tính cơ bản của một quốc gia: xét riêng và xét chung như
một hệ thống, chúng tạo nên “khối kim cương” lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các điều
kiện về nhân tố/đầu vào sản xuất thể hiện vị thế của quốc gia về nguồn lao động (có
đào tạo), tài nguyên, vốn kết cấu hạ tầng, năng lực hành chính, thông tin và tiềm năng
khoa học - kỹ thuật.

Chiến lược, cơ cấu


công ty và đối thủ
Chính phủ cạnh tranh

Các điều kiện về Các điều kiện


nhân tố đầu vào về cầu
sản xuất

Các ngành bổ trợ và C


liên quan ơ hội

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia.

5
Năng suất được đo bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên một đợn vị lao động, vốn và tài
nguyên. 15
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
Các điều kiện về cầu phản ánh độ tinh tế của nhu cầu thị trường trong nước cũng
như áp lực của người mua đối với việc cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Chiến lược và cơ cấu công ty phụ thuộc nhiều vào cách thức công ty được (phép)
sáng lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái các đối thủ cạnh tranh. Việc có hay
không các ngành bổ trợ và liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế cũng là một yếu
tố quan trọng.
Porter cũng nhấn mạnh đến vai trò xúc tác của chính phủ trong lan truyền và thúc
đẩy những điều kiện thuận lợi trong khối kim cương tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc
gia. Những chính sách chính phủ tập trung vào sự sáng tạo các nhân tố sản xuất
chuyên môn hóa, tiên tiến cho các ngành hay nhóm ngành riêng biệt; tránh can thiệp
vào thị trường tỷ giá và các thị trường nhân tố sản xuất; buộc thực hiện nghiệm túc các
chuẩn mực về sản phẩm, độ an toàn và môi trường; hạn chế mạnh sự hợp tác trực tiếp
giữa các đối thủ trong ngành; khuyến khích các mục tiêu dẫn tới việc duy trì đầu tư;
phi điều tiết cạnh tranh và có chính sách chống độc quyền mạnh và nhất quán; loại trừ
kiểu thương mại bị quản lý. Theo ông, nhà nước không thể tạo ra được các ngành có
năng lực cạnh tranh cao; đó chỉ có thể là việc của chính các công ty. Tức là nhà nước
không đóng vai trò như một thành tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất được chia thành hai nhóm: các yếu tố cơ bản và các yếu tố tiên
tiến. Các yếu tố cơ bản còn được gọi là các yêu tố chung bao gồm tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, vị trí địa lí, nguồn lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn và
nguồn vốn. Đây được coi là nền tảng của học thuyết thương mại chuẩn. Nhóm thứ hai
là các yếu tố tiên tiến như cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc viễn thông, kỹ thuật hiện
đại, nguồn nhân lực chất lượng cao gồm các kỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ, các
nhà nghiên cứu, các nhà quản trị… Trong hai nhóm nhân tố đó, nhóm hai được Porter
chú trọng hơn và coi đây là nhóm nhân tố mang tính quyết định tới khả năng cạnh
tranh của một quốc gia.
Trong hai nhóm yếu tố trên, nhóm nhân tố tiên tiến được hình thành trên cơ sở
nhóm nhân tố cơ bản, việc hình thành nhóm nhân tố tiên tiến chủ yếu thông qua hoạt
động đào tạo và chính sách phát triển nguồn nhân lực của từng quốc gia.
Điều kiện về cầu
Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường đối với sản
phẩm của ngành. Thị trường là nơi quyết định cao nhất tới sự cạnh tranh của một quốc
gia. Thị trường trong nước có những đòi hỏi cao về sản phẩm sẽ là động lực để các
công ty thường xuyên cải tiến sản phẩm nếu các công ty đó muốn tồn tại và phát triển
Điều kiện về cầu theo mô hình khối kim cương của M.Porter lại chú trọng nhấn mạnh
đến cầu trong nước là cơ sở để ngành có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thực tế
không phải cầu trong nước quyết định đến khả năng cạnh tranh của một ngành hay
công ty trên thị trường trong và ngoài nước, mà yếu tố quyết định là khả năng đổi mới
và đáp ứng của công ty đối với các yếu tố thị trường nước ngoài sẽ giúp cho công ty
đứng vững trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân sự sai lệch này trong cách nhìn của
M.Porter chính do ông tập trung nghiên cứu và lấy ví dụ của các nước phát triển, nơi
có mức độ cạnh tranh rất cao; các nước này có xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế nên
không còn sự khác biệt giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp liên quan
16
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
Khả năng cạnh tranh của một công ty, một ngành hay cả một nước phụ thuộc vào
các ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp liên quan vì các công ty không thể
tách biệt đối với các công ty khác trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các ngành
công nghiệp hỗ trợ và liên quan chủ yếu là các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho
một hoặc các ngành khác. Khi một ngành phát triển sẽ dẫn tới sự liên kết với các
ngành khác theo cả chiều dọc và chiều ngang.
Các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các công ty trong ngành với các ngành khác
sẽ phát huy thế mạnh và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành. Quá trình trao đổi thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong và ngoài ngành
phối hợp hoạt động mạnh hơn các hoạt động nghiên cứu triển khai, phối hợp giải quyết
các vấn đề mới nảy sinh thúc đẩy các công ty có khả năng thích ứng với điều kiện kinh
doanh luôn thay đổi.
Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành
Khả năng cạnh tranh quốc gia là kết quả của sự kết hợp hợp lý các nguồn lực có
sức cạnh tranh đối với mỗi ngành công nghiệp cụ thể. Chiến lược của từng doanh
nghiệp, cơ cấu của ngành là những nhân tố tác động tới khả năng của bản thân ngành
đó. Ví dụ, các doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển kinh doanh cụ thể trong điều
kiện môi trường luôn thay đổi thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lớn hơn. Cơ
cấu ngành tức là nói đến số lượng công ty trong ngành, khả năng tham gia vào ngành
cũng như rút khỏi ngành của từng doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh của ngành trong
nước sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường quốc tế.
Mức dộ cạnh tranh trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp tích lũy kinh nghiệm, tiến
hành đổi mới hoạt động kinh doanh và do đó sẽ có những chiến lược cạnh tranh quốc
tế hữu hiệu.
Đóng góp của M.Porter
Lý thuyết cạnh tranh quốc gia của M.Porter đứng trên quan điểm quản trị ngành,
tức là ông coi khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh
tranh của ngành và cụ thể hơn nữa là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
Không có một nước nào lại có khả năng hơn một nước khác chỉ có doanh nghiệp nước
này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác. Đây là một quan điểm
chính xác. Lý thuyết của M.Porter có giá trị cao đối với các chính phủ trong việc xây
dựng chiến lược phát triển ngành, phát triển cụm công nghiệp.
Vì đề cập nhiều đến môi trường kinh doanh vi mô nên cách tiếp cận của M.Porter
có mối liên hệ chặt chẽ với quan điểm quản trị chiến lược dựa trên việc phân tích ưu
thế cấu trúc của từng ngành/công ty. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có phần phù hợp
hơn với các nước phát triển. Nó cũng có thể dẫn đến kiểu chính sách công nghiệp
“chọn người thắng cuộc” (“picking winners”) nếu như vai trò của chính phủ không xác
định đúng.
Tuy nhiên, lý thuyết của ông cũng có những hạn chế đó là nhấn mạnh vai trò của
cầu trong nước đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế,
nhấn mạnh vai trò của ngành hỗ trợ. Nhật Bản là trường hợp điển hình để kiểm chứng
lý thuyết của Porter, nguyên liệu đầu vào từ thiên nhiên đều phải nhập khẩu nhưng các
ngành sản xuất như thép cũng cực kì phát triển, Mazda không nổi tiếng tại thị trường
trong nước nhưng lại rất thành công trên thị trường nước ngoài thậm chỉ cả thị trường
Mỹ.

17
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế

2.3 Lý thuyết về sự di chuyển các yếu tố sản xuất quốc tế


2.3.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất liên thời gian
Di chuyển các yếu tố sản xuất quốc tế bao gồm di cư lao động, chuyển giao vốn
thông qua vay, đầu tư tài chính hoặc đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia.
Trong nội dung phân tích phần này, chúng ta tập trung vào phân tích di chuyển yếu tố
vốn.
Sự di chuyển quốc tế về vốn là một đặc trưng nổi bật của bức tranh kinh tế quốc tế.
Vốn có thể di chuyển thông qua cho vay, đầu tư tài chính và đầu tư vào sản xuất ở một
nước khác. Cho dù được di chuyển theo hình thức nào, sự di chuyển của vốn sẽ làm
tăng nguồn tài chính ở nước tiếp nhận ở hiện tại, tuy nhiên, thời gian sau đó vốn sẽ lại
quay về quốc gia đầu tư (dĩ nhiên vốn sẽ lớn lên so với ban dầu do có thêm lợi nhuận).
Như vậy, nếu xem sự di chuyển vốn là một hình thức thương mại quốc tế thì loại
thương mại này được biết đến như là “mậu dịch liên thời gian”.

Tiêu dùng tương


lai

Tiêu dùng hiện


tại
Hình 2.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất liên thời gian
Cần phải nói thêm rằng, ngay khi không có sự di chuyển vốn quốc tế, mỗi quốc gia
đều phải chấp nhận sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai. Các nền
kinh tế thường không tiêu dùng tất cả sản phẩm hiện tại của nó, một số sản phẩm được
đầu tư vào máy móc, nhà xưởng và các hình thức vốn sản xuất khác. Nền kinh tế càng
đầu tư nhiều trong hiện tại, nó càng có thể sản xuất và tiêu dùng nhiều hơn trong tương
lai. Một quốc gia có thể đánh đổi tiêu dùng hiện tại lấy tiêu dùng tương lai cũng giống
như nó có thể sản xuất một loại hàng nhiều hơn bằng cách sản xuất ít hơn một loại
hàng hóa khác. Sự so sánh này đưa đến khái niệm “đường giới hạn khả năng sản xuất
liên thời gian”. Đường giới hạn khả năng sản xuất này có hình dáng giống như trường
giới hạn khả năng sản xuất hai sản phẩm X,Y của quốc gia tại một thời điểm nào đó
với trục tung là tiêu dùng tương lai và trục hoành là tiêu dùng hiện tại.
Hình dáng đường giới hạn khả năng sản xuất liên thời gian khác nhau giữa các
nước. Một số nước có khả năng sản xuất thiên lệch về sản phẩm hiện tại trong khi một
số khác thiên lệch về phía sản phẩm tương lai. Giả định có hai nước, Trong nước và
Nước ngoài (chương 3), Trong nước có khả năng sản xuất thiên lệch về tiêu dùng hiện
tại và ngược lại, Nước ngoài thiên lệch về tiêu dùng tương lai. Như vậy, khi
18
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
chưa có trao đổi thương mại, giá tương đối tiêu dùng tương lai của Trong nước sẽ cao
hơn giá tương đối tiêu dùng tương lai của Nước ngoài. Khi có trao đổi thương mại,
Trong nước sẽ nhập khẩu tiêu dùng tương lai (vay tiền) và xuất khẩu tiêu dùng hiện
tại.
Một quốc gia đi vay cũng giống như một cá nhân đi vay. Khi đi vay, cá nhân sẽ tiêu
dùng nhiều hơn khả năng sản xuất hiện tại và trả giá bằng trong tương lai, tiêu dùng sẽ
ít hơn khả năng sản xuất. Đi vay chính là trao đổi tiêu dùng tương lai lấy tiêu dùng
hiện tại, mức giá tiêu dùng tương lai tính theo tiêu dùng hiện tại có liên quan đến lãi
suất.
Khi Trong nước đi vay sẽ có quyền mua một khối lượng nhất định hàng tiêu dùng
hiện tại để đổi lấy việc hoàn trả một khối lượng lớn hơn trong tương lai. Cụ thể, 1 đơn
vị vay sẽ hoàn trả trong tương lai là (1 + r) với r là lãi suất thực tế một đơn vị vay. Nói
cách khác, 1 đơn vị tiêu dùng thực tế đổi bằng (1 + r) đơn vị trong tương lai. Đối với
Nước ngoài, 1 đơn vị giá tiêu dùng hiện tại được trả giá bằng (1+ r) đơn vị tiêu dùng
tương lai. Giá tương đối một đơn vị tiêu dùng thực tế là (1 + r) và ngược lại, giá tương
đối một đơn vị tiêu dùng tương lai là 1/(1+r). Do giá tương đối tiêu dùng tương rẻ hơn,
Nước Ngoài sẽ xuất khẩu tiêu dùng tương lai và nhập khẩu tiêu dùng hiện tại.
2.3.2 Tác động của di chuyển vốn quốc tế
Tiếp tục giả định thế giới có hai nước, Nước ngoài và Trong nước; đường năng
suất vốn biên của mỗi nước tương ứng là MPK* và MPK, khoảng cách O*O chính là
tổng lượng vốn được sử dụng.

B
A

C
M
M PK*
PK

0 K K dụng Trong 0
Vốn sử dụng Nước Vốn sử
*
ngoài 2
Lượng vốn di1 nước
chuyển từ
Nước ngoài
vào Trong
nước

Tổng vốn
Hình 6.2: Nguyên nhân và tác động của di chuyển vốn quốc tế
Khi chưa có sự di chuyển vốn, Nước ngoài sẽ sử dụng O*K 1 nguồn vốn và Trong
nước sử dụng K1O nguồn vốn. Với cách sử dụng vốn như vậy, ta thấy rằng năng suất
vốn biên của Nước ngoài đang rất thấp và năng suất vốn biên của Trong nước còn cao
hơn.
Chính điều này đã tạo nên áp lực di chuyển vốn từ nơi hiệu quả thấp sang nơi hiệu
quả cao hơn. Nước ngoài nhận thấy rằng việc đầu tư vốn tại bản quốc sẽ
19
Chương 2 : Các lý thuyết căn bản về thương mại quốc tế
kém hiệu quả hơn là đầu tư vào Trong nước. Thương mại về vốn quốc tế xảy ra, dòng
vốn di chuyển từ Nước ngoài vào Trong nước cho đến khi đạt cân bằng tại K 2. Tại K2
giá thuê vốn thực (R/p) của hai quốc gia là bằng nhau và bằng năng suất vốn biên.
Khoảng cách K2K1 chính là lượng vốn di chuyển từ Nước ngoài vào Trong nước
(Hình 6.2).
Cần lưu ý rằng, lý thuyết tương quan các nhân tố hay mô hình Heckscher-Ohlin
cũng là cơ sở kinh tế học quan trọng giải thích nguyên nhân di chuyển của yếu tố vốn.
Vai trò của các công ty đa quốc gia trong di chuyển vốn quốc tế
Một bộ phận quan trọng của sự di chuyển vốn quốc tế là đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI. Đặc trưng riêng biệt của FDI là sự di chuyển vốn gắn liền với quyền kiểm
soát, quản lý của nhà đầu tư vốn. Khi một công ty (công ty mẹ) đầu tư ra nước ngoài
(công ty con), thì công ty con không chỉ có nghĩa vụ tài chính với công ty mẹ mà nó
còn là bộ phận của cùng một cơ cấu tổ chức. Các công ty đa quốc gia thường là
phương tiện cho việc đi vay và cho vay quốc tế. Công ty mẹ cung cấp vốn cho các
công ty con hay công ty chi nhánh với hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ nhận được tiền
hoàn trả.
Việc đầu tư của các công ty đa quốc gia gắn liền với các sản phẩm cụ thể và dây
chuyển công nghệ sản xuất sản phẩm đó. Thuyết khoảng cách công nghệ và chu kỳ
sống sản phẩm đã phân tích ở chương 2 một lần nữa minh chứng cho sự di chuyển yếu
tố vốn. Khi công nghệ thấp chuyển từ các nước có mức độ hiện đại hóa công nghệ cao
sang các nước kém hơn sẽ kèm theo sự di chuyển của vốn. Tương tự như vậy, sang
giai đoạn trưởng thành của chu kỳ sống sản phẩm, quốc gia có bản quyền sẽ chuyển
nhượng quyền sản xuất sản phẩm sang nước khác có chi phí sản xuất rẻ hơn, việc
chuyển nhượng bản quyền này cũng có thể là sự đầu tư sản xuất sản phẩm ở nước khác
có chi phí các yếu tố sản xuất rẻ hơn, và như thế, sự di chuyển vốn lại bắt đầu.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối? Cho ví dụ
minh họa?
Câu 2: Tìm ví dụ thực tiễn minh chứng lý thuyết “khoảng cách công nghệ”; tác động
của chi phí vận chuyển và chính sách môi trường đến thương mại quốc tế?
Câu 3: Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm của R. Vernon giải thích thương mại quốc tế
giữa các quốc gia như thế nào? Hãy tìm một ví dụ về thương mại quốc tế giữa các
quốc gia để phân tích và chứng minh sự vận dụng lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm?
Câu 4: Để tăng khả năng cạnh tranh quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế, theo lý
thuyết M.Porter sẽ cần tập trung giải quyết những vấn đề gì? Tại sao?
Câu 5: Theo báo cáo về Cạnh tranh thương mại toàn cầu các năm 2010-2011, 2011-
2012 chỉ số cạnh tranh quốc gia (Global Competitiveness Index, GCI) của Việt Nam
bị tụt hạng, theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt
Nam suy giảm?
Câu 6: Giải thích ý nghĩa đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất liên thời gian?
Câu 7: Hãy giải thích nguyên nhân và tác động của di chuyển vốn quốc tế bằng đồ thị?

20
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Chương 3: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1 Thuế quan
3.1.1 Khái niệm
Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế
quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.
3.1.2 Cách tính thuế
- Thuế theo giá trị là loại thuế được tính bằng một tỷ lệ nhất định đánh vào giá trị
hàng nhập khẩu (Ví dụ: thuế quan nhập khẩu xe tải của Mỹ là 25% đánh vào giá trị xe
tải).
- Thuế theo số lượng (thuế tuyệt đối) được coi như là một số tiền nhất định đánh
vào từng đơn vị hàng nhập khẩu (Ví dụ: 3 USD cho mỗi thùng dầu). Thuế tổng hợp là
sự kết hợp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng, ví dụ, mặt hàng sữa nhập khẩu và
Nhật Bản chịu mức thuế 21,3% + 54 Yên/kg.
- Thuế quan đặc thù, bao gồm nhiều loại như: hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng,
thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ và thuế bổ sung.
Có nhiều cách tính thuế, thông thường thuế tính theo giá trị thường được sử dụng vì
dễ áp dụng trong cách tính và cả quản lý.
Trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, để định giá trị hàng hóa tính thuế
quan, các nước thường áp dụng theo “qui tắc định giá thuế quan” theo Hiệp định về
thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT
1994). Có thể chọn một trong 6 cách xác định giá trị tính thuế được qui định từ điều 1
đến điều 7 của Hiệp định, các cách tính này đều tôn trọng một quy luật duy nhất là
“giá trị giao dịch của hàng hóa” và “đúng sự thực”. Cũng cần lưu ý rằng, điều 7 của
Hiệp định qui định, “trị giá thuế quan tối thiểu” không được dùng làm cơ sở để xác
định giá trị tính thuế, trong khi, cách tính này, còn một vài nước ngoài WTO áp dụng.
3.1.3 Vai trò và tác động của thuế quan
Thuế quan có các vai trò như điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu; bảo hộ hàng nội địa;
tăng thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương
mại và gây áp lực đối với bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
Giảm thuế quan lại là biện pháp quan trọng để xây dựng và thực hiện thành công
các liên minh kinh tế. Ví dụ để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do
(AFTA) thì công việc chính yếu mà các nước thành viên phải thực hiện đó là chương
trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT.
Vì sao xu thế thương mại tự do luôn đi kèm với khái niệm giảm hoặc xóa hàng rào
thuế quan? Xóa bỏ hàng rào thuế quan là xóa bỏ sự cách biệt về giá cả giữa giá hàng
hóa Trong nước và Nước ngoài và cân bằng ở mức giá cả hàng hóa thế giới.
Theo cách nhìn nhận của các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế quan chỉ là một
loại chi phí vận chuyển. Nếu như Trong nước đánh thuế 100USD vào mỗi tấn đường
nhập khẩu, các nhà nhập khẩu sẽ không sẵn sàng vận chuyển đường từ Nước ngoài
vào trừ khi chênh lệch giá đường mỗi tấn giữa hai thị trường ít nhất là 100USD.

21
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Tác động của thuế quan:
Giả định thế giới có hai nước, Trong nước và Nước ngoài, cả hai đều sản xuất và
tiêu thụ gạo, loại hàng được vận chuyển miễn phí giữa hai nước. Tại mỗi nước, sản
xuất gạo là ngành cạnh tranh đơn giản trong đó các đường cung và đường cầu đều là
hàm số của giá thị trường. Giả định rằng, tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không
bị bất kỳ chính sách thương mại nào tác động, chúng ta tính giá gạo trên hai thị trường
bằng đồng tiền của Trong nước.
Khi chưa có trao đổi thương mại, giả sử rằng giá gạo Trong nước cao hơn giá Nước
ngoài. Vì vậy khi thương mại xuất hiện, do giá gạo Trong nước cao hơn, người cung
ứng sẽ đưa gạo từ Nước ngoài vào Trong nước. Việc xuất khẩu gạo sẽ làm tăng giá ở
Nước ngoài và làm hạ giá ở Trong nước đến khi sự khác biệt về giá được xóa bỏ.
Để xác định mức giá và số lượng hàng hóa được trao đổi trên thế giới cần xác định
thêm đường cầu nhập khẩu của Trong nước và đường cung xuất khẩu của Nước ngoài .
Gọi MD là đường cầu nhập khẩu và XS là đường cung xuất khẩu thế giới, với đường
cầu, đường cung của Trong nước và Nước ngoài lần lượt là D, S và D*, S*. Ta có:
MD = D - S và XS = S*-D*
Khi Trong nước và Nước ngoài buôn bán với nhau và Trong nước áp đặt mức thuế
quan theo số lượng t vào một tấn gạo nhập khẩu.

Thị trường trong nước Thị trường thế giới Thị trường nước ngoài
P
S P P

PT S*
PT XS

Pw
t
PT* PT*

P
W MD
D D*
Q QT QW Q Q
Hình 3.1: Tác động của thuế quan
Hình 3.1 minh họa các tác động của một loại thuế quan đánh theo số lượng với mức
t đồng đối với mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Khi không có thuế, giá gạo Trong nước
và Nước ngoài sẽ cân bằng ở mức giá PW. Tuy vậy, khi có thuế quan, các nhà vận
chuyển sẽ không muốn vận chuyển gạo từ Nước ngoài vào Trong nước trừ khi giá gạo
Trong nước vượt quá giá Nước ngoài ít nhất t đồng. Trường hợp Trong nước là một
“nước lớn”, nghĩa là, lượng gạo mà Trong nước nhập đủ lớn để có thể tác động đến giá
gạo của thế giới, khi Trong nước áp đặt thuế quan t, giá gạo Trong nước sẽ tăng và giá
gạo Nước ngoài sẽ giảm cho đến khi có sự khác nhau về giá là t đồng. Việc ban hành
thuế quan sẽ tạo ra một cái đệm ngăn cách các mức giá trên hai thị trường. Thuế quan
làm tăng mức giá Trong nước lên PT và hạ giá Nước ngoài xuống PT* = PT - t. Ở
Trong nước, khi giá cao hơn, các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn, trong 22
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
khi người tiêu dùng có nhu cầu ít hơn, nên lượng cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Ở Nước
ngoài, giá thấp hơn sẽ đưa đến tình trạng giảm cung và tăng cầu, do đó làm giảm mức
cung xuất khẩu. Vì vậy, khối lượng đường giao dịch sẽ giảm từ Q W khối lượng buôn
bán tự do, xuống QT, khối lượng khi có thuế quan. Ở khối lượng trao đổi Q T, lượng
cầu nhập khẩu ở Trong nước bằng lượng cung xuất khẩu của Nước ngoài khi PT- PT* =
t.
Mức tăng giá Trong nước từ PW lên PT ít hơn mức thuế, bởi vì một phần của thuế
được thể hiện qua sự giảm giá hàng xuất khẩu của Nước ngoài mà không được chuyển
sang cho người tiêu dùng Trong nước. Đây là kết quả thường tình của thuế quan và bất
kỳ chính sách ngoại thương nào dùng để hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi một “nước nhỏ” (nước có lượng hàng hóa nhập khẩu ít, không làm
ảnh hưởng giá hàng hóa thế giới) đưa ra một loại thuế, phần hàng nhập khẩu của nước
này trên thị trường thế giới thường nhỏ, vì vậy, lượng hàng nhập khẩu giảm ở đây sẽ
có ảnh hưởng rất nhỏ đối với giá thế giới. Nói một cách khác, thuế quan của một nước
nhỏ không thể làm giảm giá ở nước ngoài của hàng hóa mà nước đó nhập khẩu mà chỉ
làm tăng giá hàng hóa Trong nước từ PW lên PW + t , với t đúng bằng toàn bộ mức
thuế.
3.1.4 Đo lường bảo hộ của thuế quan
Với chính sách khuyến khích xuất khẩu, mức thuế hiện nay cho các mặt hàng xuất
khẩu của nước ta rất thấp, đa số bằng 0, trừ một số mặt hàng đặc biệt như gỗ, niken,
nhôm phế liệu...có mức thuế suất cao. Đối với mức thuế nhập khẩu cũng đang được
cắt giảm dần phù hợp với các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài. Tuy nhiên, so
với các nước trong khu vực, mức thuế nhập khẩu hiện nay của nước ta ở mức khá cao
và có tác dụng bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Thông qua biểu thuế quan nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể tính toán mức bảo hộ
thực của chính phủ đối với từng mặt hàng sản xuất trong nước, từ đó có thể cân nhắc
để đầu tư sản xuất ngành hàng nào, sản phẩm thô hay chế biến, sản xuất linh kiện, hay
nhập linh kiện, lắp ráp trong nước hay nhập thành phẩm... .
Giả định chi phí vận chuyển và các chi phí khác bằng không, hàng hóa nhập khẩu
sau khí có thuế quan sẽ tăng lên đúng bằng giá ban đầu cộng với số thuế quan phải
nộp, hệ số bảo hộ hữu hiệu sẽ được tính như sau:
Ký hiệu: VAC : giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất trong nước sau khi có thuế
quan
VAC = Giá bán của hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan - Chi phí nguyên vật
liệu cấu thành hàng hóa trong nước sau khi có thuế quan
VAW: giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất của thế giới
VAW= Giá bán của hàng hóa trên thế giới - Chi phí nguyên vật liệu cấu thành hàng
hóa của thế giới
Ta có: (1)
VAc  VAw
ERP(%) 
VAw
Nếu gọi : pwa là giá thành phẩm hàng hóa X của thế giới
pwc là giá nguyên liệu hàng hóa X của thế giới
23
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
ta là thuế quan nhập khẩu hàng hóa X ( thuế quan danh nghĩa)
tc thuế quan nhập khẩu nguyên liệu hàng hóa X
Ta có: (2)
pwata  pwctc
ERP(%) 
pwa  pwc
p (t  t )
ERP(%)  ta  wc a c
pwa  pwc
Thêm  pwcta vào phần tử số của công thức (2), ta có công thức (3)

Có thể đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu với thuế quan danh
nghĩa ta như sau:
Trường hợp không nhập nguyên liệu, nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước,
pwc sẽ không có, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa.
Khi ta = tc , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đúng bằng thuế quan danh nghĩa.
Khi tc = 0 , tức không đánh thuế vào nguyên liệu nhập, nhà sản xuất có lợi nhất do
lúc này tỷ số bảo hộ hữu hiệu cao nhất.
Khi tc > ta , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu nhỏ hơn mức thuế quan danh nghĩa.
Khi tc = (pwata/pwc) , tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu sẽ bằng 0.
Khi tc > (pwata/pwc) , tức thuế quan đánh vào nguyên liệu cao hơn cả thuế quan danh
nghĩa, nghĩa là chi phí nguyên liệu đã cao hơn giá bán sản phẩm, tỷ lệ bảo hộ hữu
hiệu sẽ là một con số âm.
Ý nghĩa của ERP:
Giả định rằng, một chiếc ô tô bán ra trên thị trường thế giới với giá Pwa = 8.000
USD các bộ phận cấu thành nên chiếc ô tô đó bán với giá Pwc = 6.000 USD. Để
khuyến khích ngành lắp ráp ô tô trong nước, chính phủ áp dụng mức thuế nhập khẩu ô
tô nguyên chiếc là ta = 25% và tc = 0%.
Như vậy, trước khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước chỉ có thể tồn tại
với
chi phí lắp ráp  8.000 USD - 6.000USD =2.000USD
Khi có thuế nhập khẩu, ngành lắp ráp trong nước vẫn có thể tồn tại ngay khi chi phí
lắp ráp lên đến (8.000USD+ 8.000USD*25%) - 6.000USD = 4.000USD
Như vậy, với một tỷ lệ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc là 25% đã cung cấp cho
nhà lắp ráp trong nước một tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả là:

4000  2000
ERP (%)   100%
2000
3.1.5 Chi phí và lợi ích của thuế quan
Theo phân tích ở hình 3.1, đối với một “nước lớn”, thuế quan làm tăng giá của hàng
hóa ở nước nhập khẩu và làm giảm giá ở nước xuất khẩu. Do sự thay đổi về giá này,
người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt và người tiêu dùng ở nước xuất khẩu sẽ
có lợi. Các nhà sản xuất được lợi tại nước nhập khẩu và bị thiệt ở nước xuất 24
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
khẩu. Thêm vào đó, chính phủ ban hành thuế sẽ có thu nhập. Để so sánh chi phí và lợi
ích chúng ta sẽ phân tích tiếp ở đồ thị 3.2 dưới đây, với giả định Trong nước là một
“nước lớn”. Phương pháp để đo lường chi phí và lợi ích của một loại thuế quan sẽ phụ
thuộc vào hai khái niệm được dùng trong phân tích kinh tế vi mô là “thặng dư tiêu
dùng” và “thặng dư sản xuất”.

P S

PT a b c d
PW e

PT*

S1 S2 QT D2 D1 Q D
Hình 3.2 Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu.
Trong hình 3.2, thuế quan nâng giá Trong nước từ PW lên PT và làm giảm giá Nước
ngoài từ PW xuống PT*, sản xuất Trong nước tăng từ S1 lên S2 , trong khi tiêu thụ
Trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các đối tượng khác nhau
như nhà sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ.... có thể thể hiện bằng tổng các diện tích
của năm vùng, được gọi là a, b, c, d, e.
Trước hết, hãy xem xét cái lợi đối với các nhà sản xuất trong nước. Họ nhận giá cao
hơn vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Khoảng diện tích được ký hiệu bằng miền a
nằm phía trên đường cung, giữa mức giá PT và PW là khoảng lợi ích mà nhà sản xuất
có được
Người tiêu dùng trong nước phải đối diện với mức giá cao hơn, vì vậy sẽ bị thiệt.
Thua thiệt của người tiêu dùng trong nước được thể hiện bằng tổng diện tích miền a +
b + c + d được thể hiện trong đồ thị 3.2, đó là khoảng diện tích nằm dưới đường cầu,
trên mức giá PW và dưới mức giá PT.
Chính phủ được lợi từ việc thu thuế nhập khẩu. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan
t nhân với số lượng nhập khẩu QT, với QT= D2 - S2. Do t = PT - PT* , thu nhập của
chính phủ tương ứng với tổng diện tích của miền c và e.
Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, để đo
lường tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi quốc gia ta có thể giả định
rằng, giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội.
Như vậy, chi phí ròng của một loại thuế quan bằng:
Tổn thất của người mua - Nguồn lợi của người sản xuất - Thu nhập của Chính
phủ
= a + b + c + d - a - (c + e) = b + d - e
Hay phúc lợi xã hội = e - (b +d)
Hai tam giác b và d thể hiện sự mất mát, tiêu biểu cho tổn thất hiệu năng, tổn thất
này xuất hiện do thuế quan làm lệch lạc sản xuất và tiêu dùng.
25
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Miền e tiêu biểu cho các nguồn lợi ngoại thương, xuất hiện do thuế quan làm giảm
giá hàng hóa Nước ngoài. Nguồn lợi này phụ thuộc vào khả năng của nước đặt ra thuế
quan. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (như trường
hợp nước nhỏ) thì khoản lợi ngoại thương e sẽ mất đi, rõ ràng thuế quan đã làm giảm
phúc lợi xã hội.
3.2 Các công cụ khác của chính sách thương mại quốc tế
3.2.1 Trợ cấp xuất khẩu
a/ Khái niệm
Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho một công ty hay một cá nhân đưa
hàng ra bán ở nước ngoài .
Cũng giống như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có thể là theo khối lượng (một lượng
trợ cấp cố định đối với mỗi đơn vị), hay theo giá trị (một tỷ lệ nào đó của giá trị xuất
khẩu). Khi chính phủ đưa ra sự trợ cấp, các nhà xuất khẩu sẽ xuất khẩu hàng hóa tới
mức mà tại đó giá trong nước sẽ cao hơn giá nước ngoài đúng bằng lượng trợ cấp.
b/ Đo lường tác động của trợ cấp xuất khẩu
Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với giá cả hoàn toàn ngược lại với tác động của
thuế quan.

P S
PS* a b c d
Pw e f g
PS

D
Q Xuất khẩu

Hình 3.4 minh họa tác động của trợ cấp xuất khẩu.
Khi một “nước lớn” thực hiện trợ cấp cho một hàng hóa xuất khẩu sẽ đưa đến các
tác động được phân tích trong hình 3.4 như sau:Giá tại nước xuất khẩu tăng từ PW lên
PS* , nhưng do giá ở nước nhập khẩu giảm từ PW xuống PS, nên mức tăng của giá sẽ
thấp hơn mức trợ cấp.
Ở nước xuất khẩu, người tiêu dùng bị tổn thất, các nhà sản xuất được lợi và chính
phủ thì bị thiệt do phải chi tiền cho khoản trợ cấp. Tương tự như trong phân tích ở hình
3.2, tổn thất của người tiêu dùng ở biểu đồ 3.4 là diện tích a + b; cái lợi của nhà sản
xuất là diện tích a + b + c; trợ cấp của chính phủ là diện tích b + c + d + e + f + g. Vì
vậy, thiệt hại ròng về phúc lợi là toàn bộ diện tích của b + d + e + f + g. Trong đó, b và
d là đại diện cho những tổn thất do sự lệch lạc trong tiêu dùng và trong sản xuất, giống
như tổn thất do thuế quan gây ra.
Thêm vào đó, ngược lại với thuế quan, trợ cấp xuất khẩu sẽ làm thiệt hại cho điều
kiện mậu dịch thông qua việc giảm giá của hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài từ

26
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
PW xuống PS. Điều này dẫn đến các tổn thất mậu dịch kèm theo e + f + g, bằng (PW -
PS) nhân với lượng xuất khẩu trong điều kiện có trợ cấp.
Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả: phí tổn cao hơn lợi ích.
3.2.2 Hạn ngạch nhập khẩu
a/ Khái niệm
Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là số lượng hàng hóa hoặc giá trị hàng hóa mà Chính
phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong
một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được
phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian
nhất định.
Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa được
phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt
qua ngưỡng tối đa này sẽ phải chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty
hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó
chỉ được nhập khẩu từ thị trường với số lượng và thời gian đã định.
b/ Đo lường tác động của hạn ngạch nhập khẩu
Khi nhập khẩu bị hạn chế sẽ làm cho mức giá ban đầu về lượng cầu hàng hóa cao
hơn lượng cung cấp trong nước cộng với lượng hàng nhập. Điều này sẽ làm giá tăng
cho đến khi thị trường trở nên cân bằng. Một hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm giá trong
nước tăng lên một lượng tương đương với một loại thuế quan có tác dụng hạn chế
nhập khẩu ở cùng một mức.
Hạn ngạch khác thuế quan ở điểm, chính phủ sẽ không có thu nhập từ hạn ngạch.
Khi một hạn ngạch được dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan thì lượng tiền
đáng ra là thu nhập của chính phủ từ thuế quan sẽ rơi vào túi bất kỳ người nào có giấy
phép nhập khẩu. Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi là “tiền
thuê hạn ngạch”.
Xét trường hợp cụ thể đối với hạn ngạch nhập khẩu đường của Mỹ vào năm 1990
qua hình 3.5.
P S

Giá ở thị trường Mỹ


466
Giá thế giới 280 a b c d

5.14 6.32 8.45 9.26 D


Q(triệu tấn)
Hạn ngạch nhập khẩu 2.13

Hình 3.5: Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với đường
27
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Đối với mặt hàng đường, Mỹ được xem là “một nước nhỏ” (áp dụng thuế quan hay
hạn ngạch không làm tăng giá đường thế giới).
Giá đường thế giới đang ở mức 280 USD/tấn nên cần có hạn ngạch để nâng giá
đường của Mỹ lên 466 USD/tấn.
Giả sử không có thuế nhập khẩu, quyền được bán đường của Mỹ lên đến 466 -
280 = 186 USD/tấn.
Nếu không có hạn ngạch, lượng đường nhập khẩu có thể là 9.26 triệu tấn trong năm
1990 với mức giá ngang bằng giá thế giới. Tuy nhiên, với một hạn ngạch nhập khẩu là
2.13 triệu tấn đường đã làm giá đường Trong nước Mỹ tăng lên, giá 466 USD/tấn.
Người tiêu dùng Trong nước Mỹ bị thiệt hại bằng diện tích miền a + b + c + d,
tương ứng giá trị bằng ((9,26+ 8,45)*186USD/tấn)/2 = 1,647 tỷ USD.
Các khoản thiệt hại này được phân chia cho các đối tượng như sau:
Nhà sản xuất Trong nước được lợi bằng diện tích miền a:
= ((5,14+6,32)*186USD/tấn)/2 = 1,066 tỷ USD.
Người có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch được lợi bằng diện tích miền c: =
2,13 * 186USD/tấn = 0,396 tỷ USD.
Thiệt hại do lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng bằng diện tích miền b và d:
=(6,32 - 5,14)*186/2 + (9,26 - 8,45)*186/2 = 0,185 tỷ USD.
Nếu hạn ngạch nhập khẩu được giao cho nhà nhập khẩu nước ngoài thì “chi phí cho
hạn ngạch” sẽ lên đến (0,396 + 0,185) = 0,581 tỷ USD.
Xu hướng của các công cụ bảo hộ vẫn cung cấp lợi ích cho các nhóm nhỏ nhà sản
xuất, họ được lợi rất lớn; còn thiệt hại được chia cho số lớn người tiêu dùng, mỗi
người tiêu dùng chỉ thiệt một phần rất nhỏ. Trong ví dụ trên, người tiêu dùng Mỹ chỉ
thiệt hại khoảng 6 - 7USD mỗi người/năm hay khoảng 25 USD cho mỗi gia đình, vì
vậy họ hầu như không biết có sự tồn tại của hạn ngạch nhập khẩu đường. Ngược lại
với người tiêu dùng, các nhà sản xuất đường có lợi rất lớn. Với khoảng 12.000 công
nhân, nhà sản xuất được lợi khoảng 90.000USD cho mỗi lao động.
3.2.3 Các công cụ khác của chính sách ngoại thương
a/ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints - VERs) là một biến thêí
của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví
dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất
khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây
chúng trở thành những công cụ được ưa dùng trong chính sách ngoại thương.
b/ Trợ cấp tín dụng xuất khẩu
Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang
hình thức như một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. Hầu hết
các nước đều có Ngân hàng xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ cung cấp các khoản cho vay
ít nhiều có tính chất trợ cấp để hỗ trợ cho xuất khẩu.
28
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
c/ Sự mua sắm của quốc gia
Việc mua sắm của chính phủ hay của một số công ty chịu điều tiết mạnh mẽ có thể
bị hướng trực tiếp vào các hàng hóa được sản xuất trong nước, ngay cả khi hàng hóa
đó đắt hơn hàng nhập khẩu. Ngành công nghiệp viễn thông của Châu Âu là một ví dụ
cổ điển. Về nguyên tắc các quốc gia Châu Âu thực hiện tự do mậu dịch. Tuy vậy,
khách hàng chủ yếu của các thiết bị viễn thông là các công ty điện thoại, và ở Châu Âu
cho đến gần đây nhất, các công ty này vẫn thuộc chính phủ. Các công ty điện thoại do
nhà nước sở hữu này mua hàng từ những người bán trong nước, ngay cả khi họ buộc
phải trả giá cao hơn so với khi mua hàng của nước khác. Vì vậy hầu như diễn ra rất ít
việc trao đổi, buôn bán các thiết bị viễn thông ở Châu Âu.
d/ Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá tiền tệ của một nước tính theo đồng tiền của nước khác.
Mỗi nước đều có một đồng tiền riêng mà theo đó giá trị của hàng hóa và dịch vụ
được định ra, ví dụ, đồng đô la Mỹ, mác Đức, bảng Anh...
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta
so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng
xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối
đoái giữa đồng tiền của hai nước.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái được mô tả như là sự lên giá hay mất giá của đồng tiền.
Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ là việc cần phải có nhiều đồng tiền
Việt Nam hơn mới mua được một đô la Mỹ. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giũa đồng Việt Nam
và đô là Mỹ cuối năm 2000 là 14.514VNĐ/USD, đến cuối năm 2001, tiền đồng Việt
Nam giảm giá so với đô la Mỹ, tỷ giá hối đoái là 15.084VNĐ/USD. Sự tăng giá của
đồng Việt Nam so với đô la Mỹ sẽ được hiểu ngược lại, là chỉ cần ít tiền đồng Việt
Nam hơn sẽ mua được một đô la Mỹ.
“Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất
khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài
đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho
sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của
nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính
sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.
e/ Các hàng rào hành chính và kỹ thuật
Cấm xuất nhập khẩu: Là hình thức cấm XNK hẳn một loại hàng hóa nào đó, ví dụ ở
Việt Nam, danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu được qui định theo Luật
Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và Nghị định của Chính phủ số
12/2006/NĐ_CP ngày 23/01/2006 gồm có 8 mặt hàng cấm xuất khẩu và 9 mặt hàng
cấm nhập khẩu.
Giấy phép XNK: Qui định muốn xuất hoặc nhập khẩu một mặt hàng nào đó phải
được cấp phép, có thể từ Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.
Qui định về cửa khẩu nhập khẩu: Là việc chính phủ qui định cho một loại hàng hóa
nào đó, chỉ được quyền nhập khẩu tại một cửa khẩu nhất định, ví dụ như, năm 1982,
Chính phủ Pháp bắt buộc khi nhập khẩu đầu máy video của Nhật đều phải đi qua cửa
khẩu tại Poitiers, và thực tế đã hạn chế một cách hiệu quả việc nhập khẩu hàng hóa này
vào Pháp.
29
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực
phẩm, môi trường...: Vận dụng Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại (Technical Barriers to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các
nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp
ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các qui định về công nghệ, qui trình sản xuất, về vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường...
Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả của việc áp dụng các công cụ chính sách ngoại thương

Thuế quan Trợ cấp XK Hạn ngạch VER


NK

Thặng dư sản xuất Tăng lên Tăng lên Tăng lên Tăng lên

Thặng dư tiêu dùng Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống Giảm xuống

Thu nhập của chính Tăng lên Giảm xuống Không thay Không thay
phủ (chi tiêu của đối đổi
CP tăng lên)

Phúc lợi xã hội Không rõ Giảm xuống Không rõ Giảm xuống


ràng ràng
(giảm (giảm
xuống đối xuống đối
với nước với nước
nhỏ) nhỏ)

3.2.4 Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế


Luật chống phá giá, về ý nghĩa thực tế lại mang tính chất bảo hộ cho ngành sản xuất
nội địa, theo WTO, “ chống phá giá có các vấn đề cần quan tâm như sau:
a/ Khái niệm bán phá giá: Một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu
thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu. Có 3 cách xác định
bán phá giá:
Thứ nhất: Giá xuất khẩu của sản phẩm < trị giá thông thường của sản phẩm tương
tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu (sản phẩm tương tự phải > 5% khối lượng hàng
hóa xuất khẩu). Trị giá thông thường của sản phẩm tương tự được xác định theo qui
tắc: trung thực, cùng một mức độ và ở cùng một thời điểm.
Thứ hai, nếu không so sánh được như trên thì:
Giá xuất khẩu của sản phẩm < mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp
Thứ ba, nếu không xác định được theo cách thứ hai thì:
Giá xuất khẩu của sản phẩm < trị giá cấu thành, tức giá được xác định bằng chi phí
sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý về bán hàng,
quản lý và một phần lợi nhuận.
Trường hợp nước xuất khẩu được xác định là có nền kinh tế “phi thị trường” thì bán
phá giá được xác định bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá trị cấu thành của hàng
hóa tương tự được sản xuất tại nước thứ ba, có nền kinh tế thị trường và mức độ phát
triển tương đương. Biên độ bán phá giá (BĐBPG) tính như sau:
30
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Giá trị thông thường - Giá xuất khẩu
BĐBPG =
Giá xuất khẩu
Nếu BĐBPG > 0 thì được coi là có phá giá.
Việc xác định có tồn tại biên độ bán phá giá hay không, cơ quan điều tra thường sử
dụng một hệ thống lấy mức giá quân bình. Hiệp định chống phá giá của WTO yêu
cầu việc so sánh giá dựa trên cơ sở :
Hoặc là giá tiêu thụ nội địa bình quân gia quyền với giá bình quân gia quyền của tất
cả giao dịch xuất khẩu
Hoặc là giá tiêu thụ nội địa với giá xuất khẩu dựa trên cơ sở của từng cuộc giao
dịch.
b/ Tiêu chí để áp dụng biện pháp chống bán phá giá: Biện pháp chống bán phá giá
chỉ được áp dụng khi chứng minh được hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu đã
thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, một sản phẩm được coi là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị
thông thường của sản phẩm đó ở nước xuất khẩu, hay biên độ bán phá giá phải >2%.
Thứ hai, có sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, như:
- Có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng
tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng
- Giá của mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thấp hơn giá của sản phẩm nội địa
tương tự gây ép giá của sản phẩm tương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó
tăng lên. Kết quả là ngành sản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại
ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt
hại của ngành sản xuất nội địa.
Để xác định liệu nhà hàng khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản
xuất nội địa hay không cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành
sản xuất đó, cụ thể như là:
- Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần , lợi nhuận,
năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất.
- Tác động lên giá nội địa.
- Tác động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền
lượng, tăng trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư.
Ngoài các tiêu chí trên, một vụ kiện bán phá giá muốn được tiến hành điều tra
được phải thỏa mãn thêm các tiêu chí bổ sung sau:
Thứ nhất, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn
50% sản lượng của cả người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị.
Thứ hai, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng
của ngành sản xuất.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp chống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu
việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tác động đến một số ít nhà sản xuất và biên bộ
31
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được
xem xét là bán phá giá, nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp, số lượng
nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng
các sản phẩm tương tự của nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7%
nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu.
c/ Các biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp tạm thời: Sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra
cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán
phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban đầu.
Các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều
tra.
Thời gian tiến hành điều tra để đi đến một quyết định tạm thời là không quá 4
tháng, có thể mở rộng đến 6 tháng nếu sự việc phức tạp cần nhiều thời gian để thu thập
thông tin, có thể kéo dài đến 9 tháng nếu được phép tiến hành điều tra bổ sung.
Tiền thu thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại nếu mức thuế cuối cùng
được quyết định thấp hơn mức thuế tạm thời.
Cam kết về giá: Nhà xuất khẩu sau tiến trình điều tra đã bị kết luận là đang bán
phá giá có thể đưa ra cam kết sửa lại giá và việc xuất khẩu trong tương lai sẽ được bán
ở mức không thể gây tổn thương cho công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu.
Trường hợp khi “số lượng nhàì xuất khẩu thực tế hoặc tiềm tàng quá nhiều” nước
nhập khẩu cũng có quyền xem xét không chấp nhận cam kết đó.
Quyết định đánh thuế chống phá giá: Sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh
thuế đã được đáp ứng, biện pháp thông thường nhất chống lại hành động bán phá giá
là áp đặt một mức thuế quan đặc biệt đánh vào việc nhập khẩu các hàng hóa bán phá
giá.
Số lượng thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất; số lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ
ràng cho từng nhà xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu thuộc quốc gia bị đánh thuế bán phá phá không tham gia vụ
kiện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn các nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện.
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Trong lĩnh vực thuế quan hiện nay nước ta đã thực hiện “Hiệp định về thực
hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994)
hay chưa? Nếu đã thực hiện thì hình thức thể hiện như thế nào? Căn cứ vào văn bản
pháp qui nào?
Câu 2: Hãy chứng minh rằng, đối với một Nước nhỏ thuế quan sẽ làm hạn chế nhập
khẩu lẫn xuất khẩu? Tương tự, hãy chứng minh trong trường hợp Nước nhỏ áp dụng
hạn ngạch nhập khẩu?
Câu 3: Hãy chứng minh thuế quan và hạn ngạch ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội như
thế nào?
Câu 4: Đường cầu và cung Trong nước về lúa mì là D = 100 - 20P và S = 20 + 20P.
Xây dựng và vẽ đồ thị biểu cầu nhập khẩu Trong nước.
a/ Giá của lúa mì thế nào khi không có quan hệ mậu dịch
32
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
b/ Bây giờ giả sử có thêm nước ngoài mà đường cầu và cung là: D* = 80 - 20P và S*
= 40 + 20P
Hãy xây dựng và vẽ đồ thị đường cung xuất khẩu của Nước ngoài và tìm giá của nước
ngoài khi không có mậu dịch.
c/ Cho phép Trong nước và Nước ngoài có quan hệ mậu dịch với nhau, với chi phí vận
chuyển bằng không. Tìm và vẽ điểm cân bằng khi có tự do mậu dịch. Giá của thế giới
là bao nhiêu? Khối lượng buôn bán sẽ là bao nhiêu?
Câu 5 : Bao gồm nội dung a,b,c của câu 4, bây giờ, Trong nước đưa ra một thuế quan
theo khối lượng là 0,5 đối với lúa mì nhập khẩu:
a/ Xác định và thể hiện bằng đồ thị tác động của thuế quan đối với : (i) Giá của lúa mì
tại mỗi nước. (ii) Số lượng lúa mì được cung cấp và được yêu cầu tại mỗi nước. (iii)
Khối lượng mậu dịch
b/ Xác định tác động của thuế quan đối với phúc lợi của: (i) Các nhà sản xuất trong
nước phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. (ii) Người tiêu thụ Trong nước. (iii) Chính
phủ của Trong nước
c/ Thể hiện bằng đồ thị và tính toán các khoản lợi về điều kiện mậu dịch, tổn thất hiệu
năng và toàn bộ tác động của thuế quan đối với phúc lợi.
Câu 6: Tương tự như câu 4, với D = 70 - 5P và S = 40 + 5P
D* = 50 - 5P và S* = 30 + 5P
Câu 7: Với đường cầu và cung của Trong nước D = 100 - 20P và S = 20 + 20P , bây
giờ giả sử Nước ngoài là một nước lớn, với cung cầu trong nước là D * = 800 - 200P
và S* = 400 + 200P
a/ Giả sử phí vận chuyển bằng không, hãy tính và vẽ điểm cân bằng khi có tự do mậu
dịch. Giá của thế giới là bao nhiêu? Khối lượng buôn bán sẽ là bao nhiêu?
b/ Giả sử Trong nước đưa ra mức thuế quan theo số lượng là 0,5, hãy tính tác động của
thuế quan đối với Trong nước và Nước ngòai.
Câu 8: Ngành công nghiệp máy bay của Châu Âu nhận được viện trợ từ một vài chính
phủ tương ứng bằng 20% giá bán ra của mỗi máy bay. Một nửa giá bán ra của một
máy bay Châu Âu là chi phí của các bộ phận được mua từ các nước khác. Như vậy,
các nhà sản xuất máy bay Châu Âu đã nhận được một tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả là bao
nhiêu?
Câu 9: Ngành công nghiệp ô tô của một nước được chính phủ trợ giá 10% cho mỗi ô
tô bán ra. Biết rằng, chi phí nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài chiếm 2/3 giá bán mỗi
ô tô. Trong trường hợp này, nhà sản xuất ôtô trong nước đã được chính phủ bảo hộ với
một tỷ lệ có hiệu quả là bao nhiêu?
Câu 10: Giá CIF xi măng thành phẩm nhập khẩu là 40USD/tấn, thuế nhập khẩu 10%.
Với thuế đánh vào nguyên liệu xi măng nhập khẩu là 5%, một sinh viên đã tính được
tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu cho ngành sản xuất xi măng trong nước là 40%. Theo anh (chị)
giá CIF nguyên liệu xi măng nhập khẩu lúc này sẽ là bao nhiêu?
Câu 11: Giá CIF xi măng thành phẩm nhập khẩu là 40USD/tấn, thuế nhập khẩu 10%.
Giá CIF nguyên liệu xi măng nhập khẩu là 30USD/tấn, thuế nhập khẩu 5%. Tỷ lệ bảo
hộ hữu hiệu cho ngành sản xuất xi măng trong nước sẽ là bao nhiêu?

33
Chương 3 : Các công cụ chính sách thương mại quốc tế
Câu 12: Doanh nghiệp lắp ráp xe máy ROMANTIC tại VN nhiều năm trước đây
chuyên lắp ráp xe máy với 100% linh kiện được nhập từ nước ngoài. Năm nay, doanh
nghiệp muốn phát triển thêm 1 cơ sở mới để sản xuất hàng “nội địa” với 100% linh
kiện trong nước theo chủ trương khuyến khích của Nhà nước.
Mức thuế quan hiện tại đánh vào các bộ phận linh kiện nhập khẩu CKD là 40% và
thuế nhập nguyên chiếc là 60%. Biết rằng giá thành phẩm của một chiếc xe máy
ROMANTIC trong điều kiện thương mại tự do (giá cả thế giới) là 8000USD/chiếc và
tổng chi phí cho bộ linh kiện hoàn chỉnh nhập khẩu là 6000USD/bộ.Giá bán xe “nội
địa hóa” là 9.000USD và chi phí linh kiện nội địa là 5.000USD/ bộ. Hỏi:
a. Trong điều kiện chi phí lắp ráp là như nhau, theo bạn việc lắp ráp xe máy
ROMANTIC tại VN giữa 100% linh kiện nhập và 100% linh kiện nội địa thì bộ
phận sản xuất nào sẽ có lợi hơn?
b. Để khuyến khích sản xuất hàng “nội địa hóa”, theo bạn, trong trường hợp này, cần
phải có thay đổi gì?
c. Giả sử, áp dụng giải pháp của bạn đề ra để khuyến khích sản xuất “nội địa hóa”
thay thế hàng nhập khẩu thì giải pháp này sẽ có những ưu, nhược điểm gì?
Câu 13: Với đường cầu và cung Trong nước và Nước ngoài như sau: D = 100-20p; S
= 20 + 20p; D* = 80 - 20p ; S* = 40+20p
Cho Trong nước và Nước ngòai buôn bán với nhau. Trong nước nhập khẩu hàng
của nước ngòai ( bài tập 1,2). Giả sử Nước ngòai trợ giá cho các nhà xuất khẩu 0,5
mỗi đơn vị.
Hãy tính tóan các tác động đối với giá của mỗi nước và đối với phúc lợi của từng
nhóm cá nhân và của tòan bộ nền kinh tế của hai nước.
Câu 15: Quốc gia A là một “nước nhỏ”, không có khả năng tác động đến giá thế giới.
Họ nhập lạc với giá 10 USD một túi. Đường cầu là: D = 400-10p ; đường cung là S =
50+ 5p
Xác định cân bằng trong tự do buôn bán. Sau đó hãy tính tóan các tác động của một
hạn ngạch nhập khẩu có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở mức 50 túi.
a. Việc tăng giá trong nước.
b. Tiền thuê hạn ngạch.
c. Tổn thất do lệch lạc trong tiêu dùng.
d. Tổn thất do lệch lạc trong sản xuất.

34
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
Chương 4: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC
QUỐC GIA
4.1 Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia
4.1.1 Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
thương mại quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định.
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong
từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác
nhau, cho nên đường lối chính sách thương mại quốc tế phải thay đổi để đạt được
những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Chính sách thương mại quốc tế mang
tính lịch sử rõ rệt, không có chính sách áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế.
Ngoài chịu sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, chính
sách thương mại quốc tế còn chịu tác động của chính các yếu tố trên đến từ thế giới
bên ngoài. Nó có quan hệ chặt chẽ với các chính sách liên quan như chính sách đầu tư,
chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách khoa học công nghệ…Chính sách thương mại
quốc tế có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài,
tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh từ thế giới bên
ngoài và các thông lệ trong quan hệ quốc tế.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để
phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển thương mại quốc tế
riêng với các biện pháp cụ thể, thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch, hàng
rào kỹ thuật, tín dụng, trợ cấp, phá giá…
Nội dung hoạt động chủ yếu của thương mại quốc tế bao gồm6
(1) Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương
thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng…Đây là nội dung chủ yếu giữa vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
(2) Các hoạt động dịch vụ thương mại quốc tế: Hoạt động dịch vụ, theo cách tính
của WTO, hiện có 11 ngành và 155 phân ngành, bao gồm các hoạt động ngân hàng,
tài chính, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, du lịch, tư vấn... Ở các nước phát triển,
các ngành dịch vụ đã chiếm khoảng 60 - 70% GDP. Vai trò của nó cực kỳ quan trọng
đối với toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời đại chuyển sang nền
kinh tế tri thức. Đối với thương mại quốc tế, hoạt động thương mại dịch vụ còn mang
lại giá trị gia tăng cao hơn thương mại hàng hóa.
(3) Gia công quốc tế: Trong điều kiện hội nhập kinh tế và sự phát triển của phân
công lao động quốc tế, gia công quốc tế thông qua hình thức nhận gia công cho nước
ngoài và thuê nước ngoài gia công là cần thiết. Hoạt động gia công mang tính chất
công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, nguồn nguyên liệu đầu vào và
hang hóa đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài.
(4) Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: Tái xuất khẩu là việc nhập khẩu tạm thời hàng
hóa từ bên ngoài vào, sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba. Hàng hóa trong trường hợp

6
Nguyễn Văn Tuấn, Giáo trình thương mại quốc tế
36
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
“tạm nhập, tái xuất” này phải thỏa mãn không được qua gia công, chế biến. Việc tái
xuất khẩu hàng hóa xảy ra khi đã có hành động mua và bán trong khi việc chuyển khẩu
chỉ là thực hiện dịch vụ vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa…
(5) Xuất khẩu tại chỗ: Hàng hóa hay dịch vụ trong hoạt động này có thể chưa vượt
ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất
khẩu, đó là các hoạt động cung cấp hang hóa, dịch vụ cho đoàn ngoại giao, khách du
lịch quốc tế…
4.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
Đối với các nhà quản lý và doanh nghiệp của sản xuất và thương mại, việc nghiên
cứu chính sách thương mại của các nước có ý nghĩa quan trọng:
- Giúp rút ra những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
thương mại quốc tế của đất nước một cách có khoa học và hiệu quả nhất.
- Nắm rõ chính sách thương mại quốc tế của các nước mới tìm cách xâm nhập và
phát triển thị trường, chọn thị trường thích hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động thương
mại.
- Giúp các nhà lãnh đạo ở tầm vĩ mô xây dựng chính sách đối ngoại song phương và
đa phương phù hợp.
- Riêng đối với môn học, việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế sẽ giúp
học viên khái quát được chính sách thương mại quốc tế và cụ thể những nước thường
có quan hệ mậu dịch với nước ta, từ đó có kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn chính sách
thương mại quốc tế của nhà nước, tạo điều kiện vận dụng làm tốt công tác chuyên môn
trong lĩnh vực ngoại thương.
4.2 Các loại hình chính sách thương mại quốc tế
4.2.1 Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động
kinh tế đối ngoại
a/ Chính sách mậu dịch tự do
Chính sách mậu dịch tự do có nghĩa là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào
quá trình điều tiết thương mại quốc tế mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho
hàng hóa và tư bản được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho
thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.
Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là:
- Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.
- Quá trình nhập khẩu và xuất khẩu được tiến hành một cách tự do.
- Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất tài chính và thương
mại trong nước.
Các khoản lợi và hiệu quả của mậu dịch tự do theo kinh tế học:
Trong chương 3 chúng ta đã phân tích tác động của một trong những công cụ chính
sách ngoại thương là thuế quan. Trong trường hợp một nước nhỏ không gây ảnh
hưởng đến giá xuất khẩu của nước ngoài, thuế quan gây nên thiệt hại ròng cho nền
kinh tế được đo bằng hai hình tam giác b và d (biểu đồ 3.2). Thiệt hại này là do thuế
quan đã làm lệch lạc những khuyến khích kinh tế đối với người sản xuất lẫn người tiêu
dùng. Ngược lại, tự do mậu dịch sẽ loại bỏ được những tổn thất này và tăng thêm phúc

37
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
lợi quốc gia.
Các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tính toán tổng chi phí phải trả cho những lệch
lạc do thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gây ra trong một số nền kinh tế cụ thể. Phí
tổn này được tính theo % thu nhập quốc dân, đối với Braxin (1966) là 9,5%; Mexico
(1960) là 2,5% ; Mỹ (1983) là 0,26%.
Ngoài ra, ở các nước nhỏ nói chung và các nước đang phát triển nói riêng, nhiều
nhà kinh tế học còn chỉ ra rằng, tự do mậu dịch còn nhiều cái lợi quan trọng không
được tính tới trong phân tích chi phí - lợi ích thông thường, Ví dụ như lợi thế kinh tế
của qui mô sản xuất chẳng hạn, các thị trường được bảo hộ không chỉ chia nhỏ sản
xuất trên phạm vi quốc tế, mà bằng cách giảm cạnh tranh và tăng lợi nhuận, chúng còn
đẩy nhiều công ty gia nhập ngành công nghiệp được bảo hộ. Với việc gia tăng các
công ty trong thị trường nội địa nhỏ hẹp, quy mô sản xuất của từng công ty sẽ trở nên
không hiệu quả. Ví dụ như vào những năm 1990, do được bảo hộ cao, các nhà máy
đường trong nước ta mọc lên rất nhiều, vì vậy chỉ có khoảng 17/47 nhà máy hoạt động
được khoảng 50% công suất!
b/ Chính sách bảo hộ mậu dịch
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế của các nước nhằm
một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của
hàng hóa ngoại nhập, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước
bành trướng ra thị trường nước ngoài.
Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:
- Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội
địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng
hóa nhập khẩu.
- Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất
khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng
bành trướng ra thị trường nước ngoài.
Bảo hộ mậu dịch và thuế quan tối ưu:
Việc thi hành các chế độ quan thuế, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp chính
sách mậu dịch khác hầu hết là nhằm bảo vệ thu nhập của các nhóm lợi ích đặc biệt...
Các nhà kinh tế học thường lập luận rằng, bảo hộ mậu dịch sẽ giảm phúc lợi quốc gia.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một số cơ sở lý thuyết cho thấy rằng các chính sách mậu
dịch tích cực đôi khi có thể làm tăng phúc lợi của quốc gia nói chung. Bởi vì, theo biểu
đồ 3.2, đối với một nước lớn, thuế quan sẽ làm giảm giá hàng nhập khẩu ở nước ngoài,
tạo ra một khoản lợi. Nếu đem so sánh với giá phải trả do thi hành thuế quan là làm
lệch lạc các khuyến khích đối với sản xuất và tiêu dùng, có khả năng, trong một số
trường hợp, lợi ích về điều kiện mậu dịch của thuế quan lại lớn hơn cái giá phải trả.
Với một mức độ thuế quan đủ thấp, thì lợi ích về điều kiện mậu dịch sẽ phải lớn hơn
cái giá phải trả. Đối với một nước lớn, tỷ suất thuế quan thấp, phúc lợi sẽ cao hơn khi
thi hành mậu dịch tự do. Tồn tại một mức thuế quan t0 tối ưu, tại đó, lợi ích biên do
điều kiện mậu dịch được cải thiện bằng tổn thất hiệu năng biên do sự lệch lạc trong sản
xuất và tiêu dùng. Với mức thuế suất khác lớn hơn t0, phúc lợi quốc gia sẽ đi xuống.
Tóm lại, chính vì cả chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều
có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành
chính sách này hay chính sách khác một cách tuyệt đối mà sẽ duy trì chính sách mậu

38
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
dịch tự do trong một số ngành hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất
định, còn một số ngành khác thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác
nhau) trên những thị trường khác nhau.
4.2.2 Phân loại theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế
giới
a/ Chính sách hướng nội (Inward Oriented Trade Policies)
Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, phát triển tự lực
cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước. Với mô hình này, nền kinh tế
thực hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu.
Ưu điểm: Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, nhờ đó mà nền công nghiệp còn
non yếu trong nước có thể phát triển được trong điều kiện không phải trực diện với
cạnh tranh; đặc biệt ở những nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và
khai thác tài nguyên.
- Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm lực quốc
gia được huy động cao độ cho công cuộc phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế trong nước ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, nên tốc độ
tăng trưởng kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.
Nhược điểm: Hàng hóa sản xuất không mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
- Nhiều ngành kinh tế của quốc gia phát triển không có hiệu quả, vì không phát triển
dựa vào lợi thế mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế đóng cửa.
- Mất cân đối trong cán cân thương mại, vì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu bị hạn
chế.
- Vay nợ nước ngoài lớn, trả nợ khó khăn.
b/ Chính sách hướng ngoại (Outward Oriented Trade Policies)
Là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển. Tham gia
vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế, chuyên môn hóa vào sản xuất
những sản phẩm mà quốc gia có lợi thế phát triển, về thực chất, đây là chính sách “mở
cửa“ kinh tế để tham gia vào quá trình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu. Và tùy điều kiện
phát triển kinh tế của mỗi nước mà chính sách “mở cửa“ được lựa chọn thực hiện khá
đa dạng như mô hình phát triển mở cửa dần từng bước hay mô hình phát triển xuất
khẩu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gia công sản phẩm sơ chế hoặc mô
hình phát triển xuất khẩu dựa vào lợi thế so sánh...
Ưu điểm: Tạo ra sự năng động trong sự phân công lao động quốc tế:
Thật vậy, chúng ta có thể thấy hình ảnh công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của
các nước Đông và Đông Nam Châu Á trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 trong ngành
công nghiệp may, sản xuất hàng điện và điện tử gia dụng. Lúc đầu các ngành này phát
triển ở Nhật Bản, sau đó giá nhân công của Nhật đắt dần lên, các ngành thâm dụng
nhiều nhân công của Nhật mất dần lợi thế và chuyển các ngành này sang Hàn Quốc,
sau đó là các nước ASEAN và ở Trung Quốc ở những thập niên 80. Đến thập niên 90,
các ngành hàng này lại phát triển ở Việt Nam. Sự thay đổi năng động trong phân công
lao động khu vực như vậy do làn sóng công nghiệp hóa lan rộng làm cho thương mại
giữa các nước tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ phát huy được lợi thế và

39
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
thị trường được mở rộng.
- Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát triển
năng động vì các doanh nghiệp luôn trực diện với cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của
họ phải có khả năng đảm bảo cạnh tranh (về chất lượng, giá cả...) với các sản phẩm
khác trên thế giới.
- Mở cửa kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển, là động lực thúc đẩy cải tổ
nền kinh tế, hợp lý hóa sản xuất, đầu tư mới công nghệ.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan trọng làm
lành mạnh hóa môi trường tài chính quốc gia: giảm bớt vay nợ, thực hiện cân bằng cán
cân thanh toán và cán cân buôn bán quốc tế.
- Chính sách hướng về xuất khẩu còn được xem như là một chính sách ngoại
thương tạo ra sự công bằng hơn trong nền kinh tế.
+ Đầu tiên, mở rộng xuất khẩu hàng thâm dụng lao động đồng nghĩa với tăng việc
làm cho người lao động.
+ Thứ hai, chính sách này nâng cao khả năng chuyển sang sản xuất hàng thâm dụng
kỹ thuật.
+ Cuối cùng, việc áp dụng chính sách này làm nâng cao thu nhập ròng cho quốc gia
bởi việc giảm tài trợ giấy phép xuất khẩu...
Ngày nay, khi xu hướng nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu gia tăng, mô hình kinh tế
hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển và ngày càng
được các nước áp dụng rộng rãi.
4.3 Chính sách thương mạ i quố c tế củ a các nước đ ang phát triể n
Ba mươi năm sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính sách thương mại ở
các nước đang phát triển vẫn còn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lý thuyết cho rằng, chìa
khóa để phát triển kinh tế là phải thúc đẩy công nghiệp chế tạo và đó là cách tốt nhất
để bảo hộ công nghiệp chế tạo trong nước trong sự cạnh tranh toàn cầu. Chúng ta sẽ
xem xét chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu, giống như một chiến
lược của các nước đang phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những
năm 1970 và sau đó trở nên thất bại vào những năm cuối thập kỷ 1980. Những vấn đề
liên quan đến chính sách kinh tế của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp,
hay những đặc điểm tạo nên sự khác biệt trong thu nhập giữa các vùng và khu vực,
còn được gọi là nền kinh tế “nhị nguyên”. Đặc biệt, trong việc xét đến chính sách
thương mại của các nước đang phát triển, không thể không xét đến các chính sách đem
lại sự phát triển diệu kỳ của các nước Đông Á.
4.3.1 Chính sách “công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu”
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những năm 1970, các nước đang phát
triển cố gắng đẩy nhanh quá trình phát triển bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm
công nghiệp và nâng đỡ ngành công nghiệp chế tạo để phục vụ thị trường trong nước.
Chiến lược này đã trở nên rất phổ biến vì nhiều lý do, trong đó, lý do quan trọng nhất
là lập luận về “nền công nghiệp non trẻ”.
Theo lập luận này, các nước đang phát triển có một lợi thế tương đối tiềm tàng
trong công nghiệp chế tạo, nhưng các ngành công nghiệp chế tạo mới hình thành trong
nước không thể cạnh tranh được với ngành công nghiệp chế tạo được hình thành từ lâu
ở các nước phát triển. Để tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp chế tạo có chỗ đứng,
40
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
chính phủ tạm thời nâng đỡ các ngành công nghiệp mới để nó lớn mạnh, đủ đương đầu
được với cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, việc sử dụng thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu
như là những biện pháp tạm thời để bắt đầu công nghiệp hóa là một việc có ý nghĩa.
Có một thực tế lịch sử là cả ba nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới đều bắt đầu quá
trình công nghiệp hóa của mình đằng sau hàng rào mậu dịch: Mỹ và Đức có mức thuế
quan cao đối với hàng chế tạo vào thế kỷ XIX, trong khi Nhật cho đến thập kỷ 1970
vẫn áp dụng rộng rãi biện pháp kiểm soát nhập khẩu.
Lập luận về ngành công nghiệp non trẻ dường như rất hợp lý và trên thực tế nó có
tính chất thuyết phục đối với nhiều chính phủ. Thế nhưng các nhà kinh tế học đã chỉ ra
nhiều cạm bẫy trong lập luận này và gợi ý rằng nó cần được sử dụng một cách thận
trọng.
Thứ nhất, việc đi ngay vào các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh trong tương lai
không phải luôn luôn là ý tưởng tốt. Giả sử một nước có dồi dào sức lao động đang
trong quá trình tích lũy vốn, khi nó tích lũy đủ vốn, nó sẽ có lợi thế so sánh trong các
ngành tập trung vốn. Điều đó không có nghĩa là nó phải cố gắng phát triển ngay lập
tức các ngành công nghiệp đó.
Thứ hai, việc bảo hộ công nghiệp chế tạo sẽ không đem lại lợi lộc gì trừ khi bản
thân việc bảo hộ đó giúp cho ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên,
đôi lúc, sự bảo hộ lại không đạt được điều mong muốn đó. Ví dụ như Pakistan và Ấn
Độ đã tiến hành bảo hộ khu vực công nghiệp chế tạo trong hàng thập kỷ và khi họ bắt
đầu phát triển xuất khẩu thì hàng hóa mà họ xuất khẩu là những hàng công nghiệp nhẹ
như hàng dệt, chứ không phải là hàng công nghiệp nặng mà họ bảo hộ.
Mặc dù có những nghi ngờ về lập luận ngành công nghiệp non trẻ, nhiều nước đang
phát triển vẫn coi lập luận này như là một lý do bắt buộc để dành sự giúp đỡ đặc biệt
do việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng chế tạo. Chiến lược khuyến
khích công nghiệp trong nước bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng chế tạo được gọi là
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
Thập kỷ 1950 và 1960 đã chứng kiến cao trào của công nghiệp hóa thay thế hàng
nhập khẩu. Các nước đang phát triển thường bắt đầu bằng việc bảo hộ các công đoạn
cuối của ngành, ví dụ như chế biến thực phẩm và lắp ráp ôtô. Ở các nước đang phát
triển lớn hơn, sản phẩm nội địa hầu như thay thế hoàn toàn hàng tiêu dùng nhập khẩu
(mặc dù sản xuất hàng chế tạo thường do các công ty đa quốc gia tiến hành). Một khi
khả năng thay thế hàng tiêu dùng nhập khẩu giảm đi, các nước này quay sang bảo hộ
hàng hóa trung gian như thân ôtô, thép, sản phẩm hóa dầu.
Ở hầu hết các nước đang phát triển xu thế thay thế nhập khẩu đều dừng ở giới hạn
hợp lý: những hàng hóa chế tạo tinh vi như máy tính, máy công cụ chính xác... tiếp tục
được nhập khẩu. Tuy nhiên, các nước lớn hơn theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa
thay thế hàng nhập khẩu đã cắt giảm nhập khẩu của họ xuống mức thấp đáng kể.
Thông thường, qui mô kinh tế của một nước càng nhỏ (tính theo giá trị tổng sản phẩm)
thì hàng nhập khẩu và xuất khẩu chiếm tỷ lệ càng lớn. Thế nhưng, như Ấn Độ chẳng
hạn, với thị trường trong nước nhỏ thua 5% so với Hoa Kỳ mà mức xuất khẩu chỉ
chiếm khoảng 6% GNP năm 1983 và 8% năm 1990 trong khi tương ứng của Hoa Kỳ
là 8 và 10% (Singapore và Hongkong tỷ lệ này năm 1990 là 190% và 137%).
Mặc dù chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu đem lại cho các nước
áp dụng một tỷ lệ hàng công nghiệp chế tạo trong tổng sản phẩm quốc nội chiếm một
phần bằng các nước tiến tiến, như các nước Mỹ la tinh. Nhưng do hạn chế nhập khẩu
đã dẫn đến kiềm hãm xuất khẩu (chương 3) và làm chậm tốc độ phát triển
41
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
kinh tế. Ví dụ như Ấn độ, sau 20 năm theo đuổi chính sách này (1950 - 1970) thu
nhập bình quân đầu người chỉ tăng vài %, cả Achentina, nước từng được xem là một
nước giàu, nền kinh tế cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ rất chậm trong hàng thập kỷ.
Ngoài những lý do đã được nêu ra về các cạm bẫy của chiến lược công nghiệp hóa
thay thế hàng nhập khẩu, khi chính sách này thất bại, các nhà kinh tế học còn đưa ra lý
do về “phí tổn” do những lệch lạc trong bảo hộ hàng công nghiệp mang lại. Ví dụ,
mức bảo hộ hữu hiệu một số ngành công nghiệp ở Mỹ la tinh và Nam Á là hơn 200%.
Chính tỷ lệ bảo hộ cao này đã cho phép các ngành công nghiệp tồn tại thậm chí ngay
cả khi chi phí sản xuất cao gấp ba hoặc bốn lần so với hàng nhập khẩu mà chúng thay
thế. Ngoài ra, sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sẽ dẫn đến phí “thuê hạn
ngạch” và một sự độc quyền. Sự cạnh tranh giành lợi nhuận này dẫn đến nhiều công ty
gia nhập vào một thị trường mà thực tế chỉ đủ chỗ cho một công ty và sản xuất được
tiến hành trên quy mô rất không có hiệu quả... Một chi phí nữa cũng được đề cập đến
là việc hạn chế nhập khẩu để thúc đẩy sản xuất trong nước, nhưng với thị trường trong
nước nhỏ hẹp, qui mô sản xuất này cũng không có hiệu quả.
Vào cuối những năm 1980, những hạn chế của chính sách công nghiệp hóa thay thế
hàng nhập khẩu càng bị chỉ trích, không những bởi các nhà kinh tế mà còn là các tố
chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và ngay cả những nhà làm chính sách của các
nước áp dụng. Số liệu thống kê đã chứng minh rằng, ở các nước đáng phát triển theo
đuổi chính sách thương mại tự do hơn có tốc độ phát triển trung bình nhanh hơn các
nước theo chính sách bảo hộ. Sự thực hiển nhiên này đã giúp các nước đang phát triển
tháo dỡ bớt hàng rào bảo hộ của mình bằng bỏ dần hạn ngạch và giảm thuế quan.
Chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu và nền kinh tế nhị nguyên
Trong khi chính sách thương mại của các nước kém phát triển, một phần bị phản
đối bởi sự tụt hậu của họ khi so sánh với các nước phát triển, chính sách này còn bị
phản ứng đối với sự phát triển không đồng đều trong phạm vi từng nước. Khi đó, một
khu vực công nghiệp hiện đại, sử dụng nhiều vốn, lương cao tồn tại trong cùng một
quốc gia với một khu vực nông nghiệp truyền thống rất nghèo khổ. Sự phân chia một
nền kinh tế thống nhất thành hai khu vực có mức độ phát triển khác nhau được gọi là
tình trạng “hai khu vực” của nền kinh tế, và nền kinh tế như vậy được gọi là nền kinh
tế “nhị nguyên”.
Các dấu hiệu của nền kinh tế nhị nguyên:
Giá trị sản phẩm tính theo đầu công nhân ở khu vực hiện đại cao hơn nhiều so với
khu vực còn lại của nền kinh tế. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm do một
công nhân trong khu vực công nghiệp làm ra có giá trị cao hơn vài lần so với sản phẩm
của một công nhân trong nông nghiệp. Đôi khi sự khác biệt này lên tới 15/1.
Cùng với giá trị sản phẩm tính theo đầu công nhân cao là mức lương cao. Lương
công nhân trong công nghiệp có thể cao hơn 10 lần so với lao động trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong khu vực công nghiệp, mặc dù lương cao, lợi tức của đồng vốn
không nhất thiết cao hơn. Trên thực tế, dường như thường là trong khu vực công
nghiệp vốn đưa lại lợi tức thấp hơn.
Giá trị sản phẩm tính theo đầu công nhân cao tại khu vực hiện đại ít nhất một phần
là do sự tập trung vốn cao hơn trong sản xuất. Công nghiệp chế tạo tại các nước kém
phát triển thường sử dụng vốn cao hơn nhiều so với nông nghiệp (ở các nước tiên tiến
thì trái lại, nông nghiệp lại là ngành sử dụng nhiều vốn). Tại các nước đang phát triển,
nông dân thường sử dụng các công cụ thô sơ, trong khi các cơ sở công nghiệp tại đây
42
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
lại chẳng khác mấy so với các nước tiên tiến.
Cuối cùng, nhiều nước kém phát triển có vấn đề thất nghiệp thường xuyên. Đặc biệt
tại các khu vực đô thị có một số lượng lớn những người hoặc không có việc làm, hoặc
thỉnh thoảng mới có việc làm được trả lương đặc biệt thấp. Những người thành thị
không có việc làm này cùng tồn tại với tầng lớp công nhân công nghiệp thành thị
được trả lương tương đối cao.
Chính sách ngoại thương thường bị cáo buộc tội là nguyên nhân làm tăng chênh
lệch về lương giữa công nghiệp và nông nghiệp và khuyến khích tập trung vốn quá
mức vào công nghiệp. Sự khác biệt về lương này cũng phản ánh sức mạnh độc quyền
của các ngành công nghiệp được che chở bởi các hạn ngạch nhập khẩu hay mức thuế
quan cao trước sự cạnh tranh của nước ngoài.
4.3.2 Chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu: “Sự diệu kỳ Đông Á”
Nếu như thập niên 1950-1960 chứng kiến cao trào công nghiệp hóa thay thế hàng
nhập khẩu, thì bắt đầu cuối những năm 1960 đã xuất hiện một chính sách công nghiệp
hóa mới, hướng ra xuất khẩu sản phẩm chế tạo. Một nhóm các quốc gia phát triển theo
định hướng này đã đạt tốc độ phát triển cao về kinh tế, có nước đạt hơn 10%/năm, mà
Ngân hàng Thế giới gọi là “những nền kinh tế hiệu quả cao Châu Á” (High
Performance Asian Economies HPAEs).
Trong khi những thành tựu của HPAEs không được nhân lên mà cũng không có một
câu hỏi nào về sự thành công của HPEAs đã bác bỏ luận cứ trước kia cho rằng phát
triển công nghiệp phải đi bằng con đường thay thế hàng nhập khẩu, mà thành tựu này
lại trở thành chủ đề tranh luận về “sự diệu kỳ Đông Á”. Đặc biệt, qua nhiều quan sát
khác nhau đã chỉ ra rằng có nhiều cách diễn giải khác nhau về vai trò của những chính
sách của chính phủ, bao gồm cả chính sách thương mại, đã là tiền đề cho sự phát triển
kinh tế. Các quan sát này cũng chứng minh được rằng, sự thành công của kinh tế Châu
Á liên quan rất nhiều đến thương mại tự do và sự tác động của chính sách chính phủ;
mặt khác, sự thành công này cũng lại chứng tỏ sự can thiệp của chính phủ vào chính
sách thương mại là có hiệu lực.
a/ Sự kiện tăng trưởng kinh tế Châu Á
Ngân hàng Thế giới chia các nước HPAEs thành ba nhóm khác nhau bởi “sự diệu
kỳ” bắt đầu ở những thời điểm khác nhau. Đầu tiên là Nhật Bản, tốc độ phát triển kinh
tế nhanh bắt đầu không bao lâu sau Thế Chiến Thứ Hai và bây giờ, thu nhập bình quân
đầu người của Nhật Bản tương đương Mỹ và các nước EU. Vào những năm 1960 tốc
độ kinh tế phát triển nhanh bắt đầu ở bốn nước Châu Á nhỏ hơn và thường được gọi là
“bốn con hổ Châu Á”, đó là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Vào cuối
những năm 1970 và những năm 1980 tốc độ kinh tế lại phát triển rất nhanh bắt đầu ở
Malaysia, Thái Lan, Indonesia và ngoạn mục nhất là Trung Quốc.
Mỗi nhóm nước đều đạt thành tựu cao bởi tốc độ phátï triển kinh tế. Thu nhập quốc
nội của các “con rồng” tăng bình quân 8 - 9% một năm từ giữa những năm 1960 cho
đến 1997 xảy ra khủng hoảng tiền tệ Châu Á, trong khi Mỹ và EU chỉ tăng 2-3%/năm.
Tốc độ phát triển kinh tế của Châu Á vẫn còn tiếp tục được đem ra so sánh với các
nước khác và Trung Quốc là một ví dụ điển hình, trong suốt thập niên 1990 và ngay
bây giờ cũng vậy, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc là khoảng 10%/năm.
Ngoài tốc độ phát triển kinh tế cao, các nước HPEAs còn đạt được một thành tựu
tiêu biểu khác, đó là mở cửa hội nhập vào thương mại quốc tế và càng về sau, mức độ
hội nhập càng cao hơn. Vì vậy, trong phát triển kinh tế, các nước Châu Á hướng về
43
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
xuất khẩu nhiều hơn các nước đang phát triển khác như Châu Mỹ la tinh và các nước
Nam Á. Sự “hướng về xuất khẩu” của các nước Châu Á trong thập niên 90 cao hơn so
với các nước khác có thể nhận thấy được qua bảng 4.1, bảng tỷ lệ xuất khẩu so với
thu nhập quốc dân của một số nước tiêu biểu.
Bảng 4.1 Tỷ lệ Xuất khẩu so với thu nhập quốc dân (1990)
Nước Tỷ lệ xuất khẩu so với thu nhập quốc dân (%)
Brazil 7
Ấn độ 8
Hoa kỳ 10
Nhật 11
Tây Đức 32
Nam Triều Tiên 32
Hồng Kông 137
Singapore 190
(Nguồn: International Economics trang 259)
b/ Chính sách thương mại trong các nước HPAEs
Một vài nhà kinh tế học cho rằng thành công của các nước Đông Á tượng trưng cho
chính sách thương mại quốc tế hướng ngoại. Xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao
trong GDP của các nước Châu Á là một minh chứng cho chính sách này. Mặc dù chính
sách này chưa tương ứng với chính sách thương mại tự do hoàn toàn, tuy nhiên, nó đã
tự do hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển chủ trương hạn chế nhập khẩu làm
động lực phát triển. Tốc độ phát triển cao giống như phần thưởng cho chính sách
thương mại mở cửa của họ. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học khác không đồng ý với
quan điểm cho rằng tốc độ phát triển thương mại cao của các nước HPEAs có quan hệ
mật thiết với thương mại tư do, ngoài trừ Hồng Kông, nước có chính sách thương mại
tự do nhất, các HPAEs còn lại đều duy trì một mức thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất
khẩu và các chính sách của chính phủ để quản lý thương mại.
Bảng 4.2 Tỷ lệ bảo hộ mậu dịch trung bình của một số nước
Nước (năm 1985) Tỷ lệ bảo hộ mậu dịch trung bình (%)
HPAEs 24
Các nước Châu Á khác 42
Nam Mỹ 46
Một số nước Châu Phi 34

Nguồn: International Economics, trang 268


Xuất nhập khẩu tăng cao cũng không nhất thiết phải nhờ đến thương mại tự do, như
Thái Lan chẳng hạn, xuất nhập khẩu tăng vọt vào những năm 1990 là nhờ chính sách
thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, chính sự đầu tư này là tiền đề cho xuất
khẩu và nhập khẩu. Nhờ vào các con số thống kê, họ chứng minh được rằng, với một
tỷ lệ bảo hộ mậu dịch thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác đã góp
phần cho các HPAEs đạt được sự phát triển diệu kỳ. Tỷ lệ bảo hộ mậu dịch của các
HPAEs thấp hơn các nước khác được thể hiện qua bảng 4.2.

44
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia

c/ Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu các nước ASEAN


Nghiên cứu chính sách ngoại thương hướng về xuất khẩu của các nước ASEAN từ
những năm 1970 đến nay ta có thể đưa ra các đánh giá cơ bản sau:
(1) Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN biến động theo
hướng:
- Giảm dần tỉ trọng xuất khẩu những hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế
biến. Ví dụ, qua bảng 4.3, ta nhận thấy rằng, như Thái Lan chẳng hạn, những năm
1960 hàng hóa chưa qua chế biến chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu nhưng đến thập
niên 1990, tỷ lệ này chỉ còn là 33%.
Bảng 4.3: Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN giai đoạn 1960-1990
Hàng hóa chưa qua chế biến (%) Hàng hóa đã qua chế biến (%)
Tên nước
1960 1970 1980 1990 1960 1970 1980 1990
Singapore 74 70 27 22 26 30 73 78
Indonesia 99 98 64 53 1 >1 36 47
Malaysia 94 93 56 39 6 >6 44 61
Philippines 96 93 48 27 4 >6 52 73
Thái Lan 98 94 36 33 2 >5 64 67
Nguồn: Tư liệu về các nước ASEAN 1997
- Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong ngành hàng công nghiệp chế biến thì: thực hiện giảm dần tỉ trọng kim ngạch
xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng lao động cao, mà nâng dần tỉ trọng xuất khẩu
hàng hóa cao cấp có hàm lượng tư bản và công nghệ cao như sản phẩm của ngành hóa
chất, chế tạo máy móc…
Cũng lấy Thái Lan làm ví dụ, những năm 1970, mặt hàng công nghiệp chỉ chiếm
5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến thập niên 1990, tỷ trọng hàng công nghiệp đã
chiếm tới 71,38% kim ngạch xuất khẩu (bảng 4.4). Các nước ASEAN khác như
Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines cũng có sự thay đổi tương tự về tỷ lệ
hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ thập niên 1970 đến 1990 (bảng
4.4). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN
có thể lý giải như sau:
+ Hàng chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu thấp, tỉ lệ hao hụt, hư hỏng lại cao,
đặc biệt xuất khẩu nông sản vốn là thế mạnh trong những ngày đầu phát triển các nước
ASEAN.
+ Hàng chưa qua chế biến không cho phép sử dụng nhiều nhân công lao động vốn
là lợi thế của ASEAN.
+ Hàng sơ chế chỉ thường xuất khẩu qua các thị trường trung gian, sau đó tái chế
mới xuất khẩu được sang các thị trường cao cấp cho nên trị giá hàng xuất khẩu càng
thấp.
+ Cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật đã lôi kéo các nước ASEAN vào cuộc,
giúp cho các nước mau chóng đầu tư máy móc và công nghệ cho phát triển ngành
công nghiệp chế biến sản phẩm và chế tạo thiết bị máy móc.

45
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
Bảng 4.4: Tỉ trọng hàng công nghiệp trong kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN
Đơn vị tính: %.
Tên nước 1970 1981 1991 1996
Indonesia 1,2 2,9 42 55,78
Malaysia 6,3 19,5 58,9 82,8
Philippines 6,4 22,8 69,72 70,1
Thái Lan 5 24,8 74,7 71,38
Singapore 28 41,1 57,2 85
Nguồn: Tư liệu về các nước ASEAN 1997
+ Đồng Yên Nhật liên tục lên giá thời kỳ 60-96, giá nhân công liên tục tăng cho
nên Nhật đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài, trong đó có các nước ASEAN để phát triển
những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều nhân công như: công nghiệp dệt,
may mặc, lắp ráp hàng điện tử, đồ gia dụng...
+ Giá cả xuất khẩu nông sản thường xuyên biến động, đặc biệt như sự sụt giá liên
tục của một số sản phẩm thô diễn ra ở thời kỳ 1960-1970 như đay, mía đường, các loại
rau quả... khiến cho các nước ASEAN quyết tâm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của
mình theo hướng công nghiệp hóa.
Việc sớm mở cửa thị trường và thực hiện chính sách “hướng về xuất khẩu” đã giúp
năm nước ASEAN trong nhóm ASEAN - 6 (trừ Bruney, quốc gia chưa đến 1 triệu dân
nhưng có thế mạnh đặc thù về xuất khẩu tài nguyên thiên thiên là dầu mỏ) thay đổi cơ
cấu kinh tế quốc gia, nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP. Cho
đến cuối thập niên 90, năm nước ASEAN trong nhóm ASEAN - 6 kể trên đã có một
“cơ cấu kinh tế khá lý tưởng”.
Bảng 4.5: Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN 1997 (% GDP)
Đơn vị tính: %
Nước Nông Công Dịch vụ
nghiệp nghiệp
Myanmar 59 10 31
Lào 52 21 26
Cambodia 51 15 34
Việt Nam 33 27 40
Philippines 19 32 49
Indonesia 16 43 41
Malaysia 12 47 41
Thailand 11 40 49
Singapore 0 35 65
Nguồn: Kinh tế thế giới số 3/2001
Việc thay đổi cơ cấu kinh tế này đã giúp các quốc gia khai thác được lợi thế so
sánh của mình đồng thời gia tăng sản xuất các ngành hàng có giá trị gia tăng cao,
chính điều này lại thúc đẩy nhanh quá trình phát triển. Điều đó cũng được minh chứng
ngay trong bảng 4.5, các nước ASEAN còn lại có nền kinh tế kém phát triển hơn như
Myanmar, Lào, Cambodia, Việt Nam, cơ cấu kinh tế còn quá nặng về sản xuất nông

46
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
nghiệp, một ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp.
(2) Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nước ASEAN là các nước công nghiệp
phát triển:
Thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của các nước ASEAN là thị trường các nước
thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đặc biệt là thị trường Mỹ,
Canada, EU và Nhật Bản. Đây là những thị trường tạo điều kiện cho nền kinh tế của
các nước ASEAN cất cánh. Từ bảng 4.6 ta thấy, thị trường Mỹ, EU, Nhật chiếm trên
dưới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của các nước Malaysia, Thái
Lan, Philippines và Indonesia.
Bảng 4.6: Thị trường xuất khẩu chủ yếu hàng công nghiệp của một số nước ASEAN*
ĐVT:(%)
Thị trường 1985 1990 1994
Nhật 10,6 12,7 11,6
EU 20,8 21,1 16,5
Mỹ 30,0 25,8 24,7
Mỹ, Nhật, EU 61,4 59,6 52,8
ASEAN 3,5 3,3 4,1
Các nước khác 35,1 37,1 43,1
Với toàn thế giới 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tư liệu về các nước ASEAN 1997
ASEAN*: Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Nguyên nhân:
+ Các nước OECD thường cho các nước ASEAN hưởng chế độ thuế quan đặc biệt
thấp đồng thời khả năng tiêu thụ và khả năng thanh toán của các nước OECD rất lớn.
+ Khi xuất khẩu sang các nước OECD dễ dàng nhập khẩu máy móc, công nghệ tiên
tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các nước ASEAN.
(3) Nhà nước rất quan tâm đề ra những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích xuất
khẩu:
Kim ngạch xuất xuất của các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng, một trong
những nguyên nhân chính là do Chính phủ mỗi nước đề ra những chính sách có hiệu
quả để hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu, cụ thể:
+ Phá giá đồng tiền nội địa để khuyến khích xuất khẩu.
+ Trợ cấp xuất khẩu thông qua các hình thức: giảm thuế nội địa cho các nhà xuất
khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, các cơ quan nghiên cứu hỗ trợ phát triển…
+ Nhà nước góp vốn và kêu gọi đầu tư nước ngoài thành lập các khu chế xuất, khu
công nghiệp tập trung để đẩy mạnh phát triển các ngành hàng xuất khẩu.
+ Chính phủ đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: thỏa thuận với các chính phủ nước
ngoài mở rộng thị trường, hạn ngạch xuất khẩu qua các nước và các khu vực, xin
hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, giúp các nhà xuất khẩu nội địa tăng cường sức mạnh
cạnh tranh ở nước ngoài.

47
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
Bảng 4.7: Tỉ lệ xuất khẩu so với GDP của các nước ASEAN giai đoạn 1970-2009
Đơn vị tính: (%)
Nước 1970 1980 1990 1997 2000 2006 2009
Brunei 52,06 72,72 66,49 66,67
Cambodia 27,76 37,86 48,42 48,09
Indonesia 11,2 34,4 28,7 26,09 40,79 27,66 21,32
Lào 18,15 20,44 11,43 22,17
Malaysia 39,8 56,0 69,9 77,17 109,83 99,99 81,25
Myanmar 18,42 19,41 26,65 25,39
Philippines 12,3 17,3 18,5 31,27 49,60 40,36 23,76
Singapore 78,8 176,3 153,4 133,15 168,90 205,34 147,69
Thái Lan 9,5 20,8 34,4 37,53 55,72 58,60 57,69
Việt Nam 34,60 45,26 60,75 58,86
ASEAN 19,0 40,0 49,9 51,80 73,32 69,82 54,19
Nguồn: ASEAN Statistics Webmaster

+ Nhà nước phát triển hệ thống thông tin về thị trường, đưa ra định hướng phát
triển các ngành hàng xuất khẩu giúp cho các nhà kinh doanh và sản xuất hàng xuất
khẩu xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.
Nhờ những biện pháp tích cực kể trên nên chỉ trong hai thập kỷ 70 và 80 mà các
nước ASEAN đã nâng tỉ trọng xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội lên nhanh
chóng. Vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực cuối những năm 1990 và
khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009, các nước ASEAN, điển hình là Singapore và
Malaysia vẫn chứng minh một năng lực xuất khẩu vững mạnh. Bảng 4.7 thể hiện một
cách rõ rệt sự gia tăng tỷ lệ xuất khẩu so với tổng GDP của các nước ASEAN.
4.4 Các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế theo WTO
Nhằm đạt được mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách thương mại quốc
tế của một quốc gia có thể làm tổn thương mối quan hệ kinh tế (và cả chính trị) với
một nước khác, đặc biệt làm hạn chế giao thương quốc tế, triệt tiêu các yếu tố cạnh
tranh phát triển. Với tổ chức gồm 153 thành viên, 31 quan sát viên, chiếm trên 97%
giá trị thương mại toàn cầu, ngày nay, các định chế của WTO đã trở thành định chế
chung trong quan hệ kinh tế thế giới. Việc xây dựng chính sách thương mại quốc tế
của một thành viên phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
4.4.1 Nguyên tắc tương hỗ
Trên cơ bản nguyên tắc này các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng
tương xứng nhau trong quan hệ mua bán. Sự nhân nhượng tương xứng này tạo nên cân
bằng ưu đãi giữa các quốc gia và là nền tảng cho quan hệ kinh tế bền vững.
Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các
bên tham gia. Bên yếu hơn sẽ bị lép vế và thường bị buộc phải chấp nhận những điều
kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra.
4.4.2 Nguyên tắc “Tối huệ quốc” Most Favoured Nation: Nước được ưu đãi nhất
Nguyên tắc “ Tối huệ quốc “ (MFN) là biểu hiện của việc “ không phân biệt đối xử
“ trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan
hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những
ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác. Nguyên tắc này được hiểu theo

48
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
hai cách:
Cách thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các
quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào,
thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
Cách thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế
thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và
các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập
khẩu từ nước thứ ba khác.
Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là không phải
cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ
quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm
chống phân biệt đối xử, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng
nhau, nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi
áp dụng nguyên tắc MFN còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước
với nhau
Cách thức áp dụng nguyên tắc MFN:
Nguyên tắc MFN được các nước tùy vào lợi ích kinh tế của mình mà áp dụng rất
khác nhau, nhìn chung có hai cách áp dụng:
Cách thứ nhất: Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối
huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị do Chính phủ
của quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
Cách thứ hai: Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện: là nguyên tắc quốc gia
này cho quốc gia khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc
nào cả.
Để đạt được chế độ MFN của một quốc gia khác, có hai phương pháp thực hiện:
+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại
+ Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Đối với Hoa Kỳ, năm 1994, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nghị quyết sửa đổi tên gọi
tối huệ quốc - MFN thành qui chế đối xử thương mại bình thường, Normal Trade
Relation - NTR. Khi áp dụng, NTR phải gia hạn hàng năm, NTR không phải gia hạn
còn được gọi là qui chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn, Permanent Normal
Trade Relation - PNTR
Tính đến nay, Hoa Kỳ đã cho hơn 168 nước hưởng quy chế MFN trong buôn bán.
Các nước Đông Âu và Châu Á đã giành được MFN của Hoa Kỳ khá sớm như Rumani
(1975), Hungary (1990), Tiệp khắc (1990), Đông Đức (1990), Bungary (1991), Trung
Quốc (1980), Mông Cổ (1991) và Campuchia (1996). Những nước được hưởng chế độ
MFN bình quân thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa là 9%, trong khi đó thuế nhập khẩu
bình thường không được hưởng chế độ MFN thuế bị đánh cao gấp 7 lần. Chẳng hạn
năm 1990, trị giá hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung quốc là 19 tỷ USD, nếu không
được hưởng quy chế MFN thuế nhập khẩu sẽ trên 2 tỷ USD, tuy nhiên, do được hưởng
quy chế MFN thuế nhập khẩu chỉ là 354 triệu USD.

49
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
4.4.1 Nguyên tắc đối xử như trong nước National Treatment, NT
Nguyên tắc đối xử trong nước NT được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như thương
mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...với ý nghĩa là đối xử như “trong nước”
đối với phía đối tác trong các lĩnh vực được ghi trong thỏa ước. Qui mô của nghĩa vụ
này có thể thay đổi tùy thỏa ước, đối với hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GATT, NT được qui định chủ yếu trong điều III “Đãi ngộ quốc gia về thuế và nguyên
tắc đối xử trong nước”. Trong thương mại hàng hóa, nếu như nguyên tắc MFN đòi hỏi
đãi ngộ công bằng giữa các quốc gia, thì nghĩa vụ NT đòi hỏi sự đãi ngộ với hàng nhập
khẩu, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan và biên giới, không được tệ hơn cách đãi
ngộ dành cho hàng sản xuất trong nước. Nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ quan
trọng đối với hàng hóa mậu dịch biên giới, hàng hóa do chính phủ mua...
4.4.2 Mở rộng tự do thương mại
Nguyên tắc mở rộng tự do thương mại đòi hỏi các bước sau:
-Tiến tới xóa bỏ các biện pháp kiểm soát phi thuế quan, chỉ được sử dụng biện
pháp thuế quan trong kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu (thuế hóa).
- Bất luận mặt hàng gì, mức thuế quan tối đa không được vượt quá 60%.
- Dần dần giảm mức thuế quan trung bình, tiến tới áp dụng mức thuế tương đương
0-5%.
Quá trình tự do hóa thương mại áp dụng với quy mô khác nhau đối với các nước
khác nhau tùy theo trình độ phát triển, đặc thù về chính sách cũng như kinh nghiệm,
điều hành chính sách.
Để thực hiện nguyên tắc này, WTO đã thông qua một loạt hiệp định như Hiệp định
về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định về cấp phép nhập khẩu…
Khi áp dụng nguyên tác mở rộng tự do thương mại, tùy theo lộ trình và điều kiện
thực hiện cam kết của quốc gia, có thể có rất nhiều ngoại lệ, như ngoại lệ đối với nhóm
“hàng hóa nhạy cảm”, nhóm hàng hóa thực hiện theo đơn đặt hàng của chính
phủ…Những ngoại lệ này cũng như các cách hiểu khác nhau trong lộ trình tự do
thương mại luôn là đề tài gây tranh cải trên các diễn đàn quốc tế, thậm chí gây nên
những tranh chấp gay gắt được gọi là các “cuộc chiến thương mại” như “cuộc chiến
chuối’ giữa Mỹ và EU năm 1999, “ cuộc chiến thép” giữa mỹ và các quốc gia xuất
khẩu thép năm 2002.
4.4.3 Cạnh tranh lành mạnh
Về bản chất, nguyên tắc này chỉ là một hình thức thể hiện nguyên tắc không phân
biệt đối xử. Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Các doanh nghiệp và quốc gia không được áp dụng biện pháp bán phá giá đối với
nước khác đồng thời cho phép các quốc gia bị xâm hại được áp dụng các biện pháp tự
vệ khi cần thiết.
- Các công ty đa quốc gia không được áp dụng biện pháp phi kinh tế trong cạnh
tranh gây tổn thất thị trường hoặc lũng đoạn thị trường các nước đang phát triển.
- Nghiêm cấm áp dụng các biện pháp phá giá trá hình như trợ cấp xuấ khẩu quá
mức cần thiết.

50
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
4.4.4 Minh bạch hóa chính sách kinh tế
Nguyên tắc này được thực hiện nhằm đảm bảo cho môi trường chính sách kinh tế
nói chung, chính sách thương mại và đầu tư quốc tế nói riêng ổn định và có thể dự
đoán được. Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế chịu sự phụ thuốc rất nhiều vào
chính sách kinh tế của quốc gia, nếu chính sách không ổn định hoặc không dự đoán
trước được sẽ làm tăng rủi to trong hoạt động kinh tế, gây thiệt hại cho bạn hàng nước
ngoài. Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Chính sách thương mại, đầu tư quốc tế và các chính sách khác liên quan phải
được soạn thảo và thực hiện theo qui trình dân chủ, có sự tham gia của các chủ thể liên
quan.
- Phải có lộ trình soạn thảo chính sách.
- Khi ban hành phải có thời gian để chuẩn bị thực hiện.
- Phải có các biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ
chế bảo hộ đầu tư và cơ chế tránh đánh thuế hai lần.
Tránh đánh thuế hai lần là biện pháp điều chỉnh thuế suất (chủ yếu áp dụng cho các
sắc thuế trực thu) nhằm bảo đảm cho các nhà kinh doanh và đầu tư nước ngoài khi làm
ăn ở nước khác không phải chịu thuế quá mức do hệ thống thuế của hai nước độc lập
nhau và đều đánh trên một đối tương thuế là thu nhập, lợi nhuận.
Bảo hộ đầu tư là biện pháp mang tính cam kết của nước tiếp nhận đầu tư nhằm đảm
bảo những điều kiện kinh doanh cho các thương nhân nước ngoài, đặc biệt đối với
hoạt động đầu tư sao cho không phải chịu những bất lợi khi có sự thay đổi chính sách.
Các điều kiện đó có thể là bảo đảm không quốc hữu hóa trực tiếp và gián tiếp; khi
chính sách thay đổi thì cho thương nhân nước ngoài hưởng chính sách mới, nếu chính
sách mới có lợi cho họ, hoặc duy trì cho hưởng chính sách cũ một thời gian nhất định
nếu chính sách mới bất lợi cho họ.
4.4.5 Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển
Điều XVIII và phần IV GATT quy định những nhân nhượng thương mại đặc biệt
dành cho các nước đang phát triển, ngoài ra, hầu như tất cả các Hiệp định khác trong
khuôn khổ WTO đều thể hiện tinh thần của nguyên tắc này. Các nội dung ưu đãi thể
hiện như sau:
- Các điều khoản yêu cầu các nước thành viên thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi
cho thương mại của các nước đang phát triển.
- Linh động cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện các nghĩa vụ của
WTO.
- Hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng năng lực để thực hiện cá Hiệp định của
WTO.
4.5 Các trường hợp ngoại lệ của các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế
quốc tế
4.5.1 Các ngoại lệ chung
Theo điều khoản ngoại lệ này (điều XX GATT), các quốc gia được phép áp dụng
các biện pháp không theo các nguyên tắc chung nếu xét thấy cần thiết trong các trường
hợp: bảo vệ đạo đức công cộng; bảo vệ cuộc sống con người, động vật, thực vật; bảo
đảm tuân thủ pháp luật trong nước không trái với GATT; ngăn cản buôn bán các sản

51
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
phẩm sử dụng lao động trẻ em hoặc tù nhân; bảo vệ di sản quốc gia; gìn giữ tài nguyên
thiên nhiên; bình ổn cung cầu thị trường trong nước đối với các sản phẩm thiết yếu.
4.5.2 Ngoại lệ về an ninh
Điều XXI GATT quy định các ngoại lệ về an ninh, cho phép các quốc gia không áp
dụng các nguyên tắc WTO trong trường hợp: bảo vệ an ninh quốc gia; ngăn ngừa
buôn bán các hàng hóa liên quan đến an ninh như chất phóng xạ, vũ khí, khí tài…
4.5.3 Ngoại lệ trong trường hợp tự vệ thương mại
Điều XIX GATT và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO cho phép các quốc
gia áp dụng các biện pháp tự vệ trong các trường hợp: thương mại quốc tế đe dọa
nghiêm trọng đến các nhà sản xuất trong nước hoặc khi bị nước khác bán phá giá, thì
có thể áp dụng các biện phá đối kháng.
4.5.4 Điều khoản không áp dụng GATT (non-application clause)
Điều XXXV GATT cho phép không áp dụng các nguyên tắc chung của thương mại
quốc tế đối với các thành viên mới và nếu hai thành viên WTO không tiến hành đàm
phán thuế quan với nhau thì không bắt buộc phải áp dụng các nguyên tắc chung.
4.5.5 Ưu đãi thuế quan phổ cập Generalized System of Preference, GSP
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho
một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi là các
nước nhận ưu đãi).
Lần đầu tiên Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Thương Mại và phát triển
(UNCTAD) năm 1968 thông qua việc áp dụng hệ thống thuế quan ưu đãi chung (GSP)
dành cho các nước đang phát triển tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường,
khuyến khích phát triển công nghiệp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các nước
này.
Nội dung chính của chế độ GSP là:
- Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc
kém phát triển.
- GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và
hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến
Đặc điểm của việc áp dụng GSP:
- Không mang tính chất cam kết: Chính sách GSP thay đổi từng thời kỳ; số nước
cho ưu đãi và nhận ưu đãi không cố định. Hiện nay có đến 16 chế độ GSP bao gồm 27
nước cho ưu đãi và 128 nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi.
- GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển: Trong quá trình thực hiện GSP, các
nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nước nhận ưu đãi rất chặt,
biểu hiện ở cách quy định về nước được hưởng GSP. Ví dụ như EU quy định nước
đang phát triển nào có thu nhập GDP tính trên đầu người cao hơn 6000USD/năm thì
không còn được hưởng GSP nữa.
Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP:
Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ những
nước được hưởng đều được miễn hay giảm thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế
quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào thị trường những nước cho hưởng phải thỏa

52
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
mãn 3 điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng: hàm lượng xuất xứ từ nước nhận ưu đãi
phải chiếm từ 35-60% tùy theo qui định của từng nước cho ưu đãi
- Điều kiện về vận tải: Phải đóng gói và vận chuyển thẳng từ nước nhận ưu đãi
sang nước cho ưu đãi không qua các trạm xử lý trung chuyển ở nước thứ ba.
- Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ , Certificate of Origin (C/O), From A.
Tốt nghiệp GSP: khi xuất khẩu của một nhóm ngành hàng của một nước chiếm tới
trên 15% tổng giá trị xuất khẩu của nhóm ngành hàng đó đến từ tất cả các nước được
hưởng GSP, đồng thời, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếm ít hơn
50% tổng kim ngạch xuất khẩu đến nước cho ưu đãi từ nước nhận ưu đãi thì mặt hàng
đó được xem là đã đạt được mức độ cạnh tranh nhất định, cho nên, không cần thiết
được hưởng ưu đãi nữa và bị loại khỏi nhóm được hưởng lợi GSP. Quá trình này gọi là
tốt nghiệp.
(1) Quy chế GSP của EU:
Quy chế 732/2008 của EU về GSP được áp dụng từ ngày 01/01/2009 đến
31/12/2011 cho 176 nước, trong đó có Việt Nam đã được Ủy ban Châu Âu (EC) gia
hạn tiếp tục sử dụng đến 31/12/2013. Bên cạnh đó, ngày 10/5/2011, EC đã trình Hội
đồng các Bộ trưởng và Nghị viện châu Âu xem xét Dự thảo GSP mới của EU, dự thảo
này khi được thông qua sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2014, chỉ còn khoảng 80 quốc
gia và vùng lãnh thổ được hưởng GSP theo quy chế này.
Theo quy chế GSP hiện hành, hàng hoá áp dụng trong danh sách được chia làm hai
loại, nhạy cảm và không nhạy cảm. Các nước khác nhau sẽ được hưởng những mức
thuế GSP khác nhau tuỳ theo mức độ phát triển và theo cách sắp xếp nhằm khuyến
khích thực hiện các công ước quốc tế và phát triển bền vững... được định ra trong phụ
lục I của qui chế. Cách sắp xếp các nước theo dạng khuyến khích được chia ra như
sau:
+ Danh mục chung
+ Danh mục đặc biệt gồm có 16 nước được hưởng theo các tính chất đặc biệt như
khuyến khích bảo hộ quyền lợi người lao động; khuyến khích bảo vệ môi trường;
khuyến khích đấu tranh chống sản xuất và vận chuyển ma túy...
+ Danh mục cho các nước chậm phát triển nhất (49 LDCs).
Các nước được hưởng GSP của EU chủ yếu là các nước G77 và các nước chậm
phát triển nhất, LDCs. Các LDCs được hưởng những ưu đãi đặc biệt hơn, tương thích
với chương trình EBA (Everything But Arms) của EU dành ưu tiên thuế quan và
không áp đặt hạn ngạch mọi mặt hàng trừ vũ khí và đạn dược.
Mỗi danh mục GSP khác nhau bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, các nước
nằm trong danh mục khác nhau sẽ nhận ưu đãi thuế quan khác nhau cho cùng một mặt
hàng.
Các nước nằm trong danh mục chung sẽ được hưởng GSP 6.300 dòng thuế
(khoảng 7.200 mặt hàng, trong đó có hơn 2.100 mặt hàng thuế MFN đã là 0%), các
LDCs được hưởng ưu đãi nhiều dòng thuế hơn, hàng hóa chương 93 trong biểu thuế là
vũ khí và đạn dược được loại trừ GSP. Các nước thuộc diện khuyến khích không sản
xuất và vận chuyển ma túy, được miễn thuế hoàn toàn đối với sản phẩm nông nghiệp
(chương 1 đến chương 24) là những mặt hàng trong danh mục chung được phân là
“nhạy cảm”.
Ưu đãi thuế quan GSP dựa vào mức thuế MFN và giảm tỷ lệ thuế xuống, tuy nhiên
có những trường hợp giảm hẳn bằng cách trừ đi một tỷ lệ thuế nhất định. Ví dụ, trong

53
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
danh mục chung, hàng hóa thuộc chương 50 đến 63 sẽ được giảm 20% thuế MFN, còn
hàng hóa nhạy cảm trong phụ lục II sẽ được trừ đi 3,5% từ mức MFN, hàng được đánh
giá là không nhạy cảm được miễn thuế.
Tất cả các loại hàng hóa này nếu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đều phải tuân
thủ quy định về xuất xứ hàng hóa của EU.
Theo qui chế 732/2008 nhóm hàng giày da, túi xách, ô dù… của Việt Nam đã đạt
tiêu chuẩn tốt nghiệp nên không còn được hưởng ưu đãi GSP nữa.
Tuy nhiên, đến năm 2012, quyết định số 1213/2012 của Ủy ban châu Âu ban hành
về việc ngừng cấp ưu đãi thuế quan GSP cho một số mục sản phẩm GSP từ một số
nước cụ thể. Kèm theo Quyết định này là danh sách các mục sản phẩm bị coi là trưởng
thành từ 8 nước, trong đó không có mục sản phẩm nào từ Việt Nam. Như vậy, sản
phẩm thuộc nhóm 12 a và 12 b chủ yếu là giày dép của Việt Nam đã chính thức ra
khỏi danh sách các mục trưởng thành của EU. Quyết định này là văn bản pháp lý bổ
sung Quyết định số 978/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2016.
Thông tin chi tiết về qui chế GSP của EU có thể tìm trên trang web
http://europa.eu/legislation.
(2) Chế độ GSP của Hoa Kỳ
Chế độ GSP của Hoa Kỳ mang tính đơn phương, không ràng buộc điều kiện có đi
có lại, mức thuế nhập khẩu hàng từ các nước nhận ưu đãi vào Hoa Kỳ bằng 0%. Tính
đến tháng 8/2006, có 4.650 sản phẩm từ 144 nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi
này. Đứng đầu nhóm 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất theo chương trình GSP Hoa
Kỳ là: dầu thô (HS 2709.00.20); đồ trang sức (HS 7113.19.50); Methanol (HS
2905.11.20); tấm gỗ dán (HS 4412.19.40); lốp dùng cho xe máy (HS 8708.70.45)…
Hoa Kỳ thường áp dụng chế độ MFN và GSP có điều kiện để gây sức ép về chính
trị và kinh tế với các bạn hàng. Ví dụ, đối với Trung Quốc, từ tháng 2/1980 Hoa Kỳ
cho hưởng chế độ MFN để kềm chế Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề
nhân quyền ở Tây Tạng, vấn đề Đài Loan... Hoặc trong Luật Thương Mại năm 1974,
có quy định cấm Tổng Thống không cho các nước hưởng chế độ GSP như các nước
Cộng Sản (trừ trường hợp sản phẩm của nước đó là thành viên của GATT/WTO và
IMF, hoặc nước đó không bị Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế khống chế.
Đối với Việt Nam, khi chưa có hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, dù đàm
phán song phương hay đa phương, Hoa Kỳ cũng đòi hỏi Việt Nam áp dụng quy chế
của GATT/WTO với các nguyên tắc cơ bản là:
- Không phân biệt đối xử giữa các nước bạn hàng, thể hiện trong điều khoản về tối
huệ quốc.
- Đối xử như nhau giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước (quy chế đối
xử trong nước NT - National Treatment).
- Thực hiện các chính sách cởi mở và tự do. Bảo hộ bằng thuế quan ở mức thấp và
chỉ áp dụng hạn chế số lượng trong một số trường hợp đặc biệt.
- Cam kết thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
- Chính sách và luật pháp phải rõ ràng, công khai.
Khi chưa là thành viên WTO, với những yêu cầu này của phía Hoa Kỳ, bên cạnh
những mặt lợi thế có thể mang lại, việc chấp nhận các nguyên tắc trên là thách thức
lớn đối với Việt Nam. Bởi vì, nếu thực hiện, chúng ta phải điều chỉnh luật pháp của
mình cho phù hợp với WTO và phải điều hành nền kinh tế theo nguyên tắc đó. Vấn đề
54
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
này hết sức phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian để điều chỉnh, thực hiện. Tuy nhiên,
từ tháng 12/2001, khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Mỹ đã
trao cho Việt Nam qui chế NTR. Hơn thế nữa, khi nước ta kết thúc đàm phán gia nhập
WTO vào ngày 7/11/2006 đã tạo điều kiện cho Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ
thông qua quy chế đối xử thương mại bình thường vĩnh viễn, PNTR vào ngày
21/12/2006.
(3) Chế độ GSP của Nhật
Chế độ GSP của Nhật áp dụng từ ngày 01/8/1971 dựa trên hiệp ước của Hội nghị
Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) năm 1970, được gia hạn
hiệu lực đến ngày 31/3/2021, có 137 quốc gia đang phát triển và 14 vùng lãnh thổ
được hưởng GSP của Nhật. Chế độ GSP của Nhật áp dụng chủ yếu ở ba mặt hàng
nông sản chế biến, công nghiệp và hàng dệt nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Hàng hóa nhập khẩu được hưởng GSP phải theo tiêu chuẩn xuất xứ GSP của Nhật và
được vận chuyển đến theo tiêu chuẩn về vận tải.
Theo chế độ GSP, với các mặt hàng nông sản và hải sản (chương 1 đến 24 hệ
thống HS), Nhật Bản dành ưu đãi cho 339 mặt hàng với thuế suất thấp hơn thuế suất
WTO từ 10% đến miễn thuế hoàn toàn và không giới hạn hạn ngạch. Tuy nhiên, nếu
việc công nhận quy chế ưu đãi gây ảnh hưởng xấu tới ngành sản xuất trong nước thì
một quy định ngoại lệ sẽ được đưa ra để tạm hoãn quy chế ưu đãi cho sản phẩm này.
Hầu hết các sản phẩm công nghiệp (chương 25 đến 97 hệ thống HS) được hưởng
ưu đãi không chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được ưu đãi gồm: muối,
dầu thô, gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ và các sản phẩm từ lông này, gỗ dán, kén tằm,
lụa thô, sợi lụa, vải lụa, sợi bông và sản phẩm dệt, giầy và các bộ phận của giầy... và
78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy cảm với mức thuế suất 20%, 40%, 60% hoặc 80%
so với thuế suất MFN, có hạn ngạch trần được tính cho mỗi năm tài chính.
Trong những năm bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của Mỹ, tỷ lệ hàng hóa xuất sang
Nhật của Việt Nam được hưởng chế độ GSP rất thấp, khoảng 8% tổng trị giá hàng
công nghiệp nhập khẩu vào Nhật Bản (mức trung bình của các nước là 39,8%). Từ
năm 1994 trở đi, khi lệnh cấm vận được xóa bỏ, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật có dễ dàng hơn. Đến cuối năm 2008, kể từ ngày 1/12/2008, Hiệp định thương
mại tự do (FTA) giữa Nhật Bản và ASEAN chính thức có hiệu lực với Việt Nam và
ngày 25/12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) được ký kết,
bên cạnh thuế quan ưu đãi GSP, hàng hóa của Việt Nam vào Nhật bản sẽ được giảm
thuế quan đáng kể tho tinh thần của hai hiệp định này.
4.5.6 Thành lập khu vực mậu dịch tự do và liên minh hải quan
Khi các nước trong khu vực thành lập Liên minh hải quan hoặc Khu vực mậu dịch
tự do, các liên kết kinh tế này sẽ có quy chế đặc biệt, theo đó các quốc gia thành viên
áp dụng chế độ thương mại ưu đãi hơn trong nội bộ liên kết kinh tế khu vực. Ngoại lệ
này cũng dành cho cả trường hợp quan hệ thương mại biên giới.
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Câu 1: Trong ASEAN, quốc gia nào từng thực hiện chính sách “công nghiệp hóa thay
thế hàng nhập khẩu”? Sau thời gian áp dụng, ảnh hưởng của chính sách này đến kinh
tế xã hội của quốc gia như thế nào?
Câu 2: Ngân hàng Thế giới gọi các nước nào là “những nền kinh tế hiệu quả cao Châu
Á”? Hãy chia nhóm các nước HPAES theo thời gian phát triển của mỗi nước?
Câu 3: Trong chương 3 chúng ta có tìm hiểu công thức tính toán của “tỷ lệ bảo hộ hữu
55
Chương 4: Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia
hiệu” ERP, nhận định của các nhà kinh tế học về HPAES có liên quan đến ERP không?
Hãy tìm ví dụ thực tiễn để minh chứng?
Câu 4: Hãy nêu những thành tựu cơ bản trong phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu
của một nước ASEAN bất kỳ?
Câu 5: Hãy nêu đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế
ngày nay và phân tích điểm khác biệt của các nguyên tắc này?
Câu 6: Hãy nêu những đặc trưng chế độ GSP của Liên minh Châu Âu? Tìm hiểu xem
những hàng hóa xuất khẩu nào của Việt Nam được hưởng GSP khi xuất khẩu vào EU?
Câu 7: “Tốt nghiệp” GSP là gì? Hãy tìm hiểu xem hàng hóa xuất khẩu nào của Việt
Nam sang EU đã được “tốt nghiệp” GSP?
Câu 8: Qui chế “Quan hệ thương mại bình thường” NTR là gì? Quốc gia nào áp dụng
qui chế này? Nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế nào của WTO tương ứng với qui
chế NTR? Qui chế PNTR có phải là qui chế NTR không?

56
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế

Chương 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC


KINH TẾ QUỐC TẾ
5.1 Tổng quan về toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế quốc tế hiện nay
5.1.1 Các khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế
Ngày nay, khái niệm “toàn cầu hóa” được nhiều người nhắc tới như một thuật ngữ
để chỉ mức độ giao lưu trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, xã hội, văn hóa và cả chính trị nữa
trên phạm vi toàn cầu. Nhiều định nghĩa về “toàn cầu hóa” được đưa ra nhưng luôn
luôn có các lập luận khác phản bác lại. Bản thân “toàn cầu hóa" thể hiện sự giao lưu
trên nhiều lĩnh vực, nếu có một định nghĩa chung nhất chắc chắn phải được diễn giải ra
dài dòng.
Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu về lĩnh vực thương mại của một nước, trong
nội dung của giáo trình này, chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến “toàn cầu hóa kinh tế”.
Toàn cầu hóa kinh tế theo giáo sư Sarath Rajapatirana (American Enterprise Institute)
có khái niệm như sau:
“Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình đưa hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của
thị trường (lao động và vốn) vào thế giới cùng với nhau”.
Khái niệm này cũng được phát biểu và diễn giải tương tự bởi giáo sư Bạch Thụ
Cường, Hội trưởng Hội nghiên cứu các Tổ chức Thương mại thế giới Trung Quốc
trong sách “Bàn về cạnh tranh toàn cầu” của ông.
Toàn cầu hóa làm cho mọi người được hưởng lợi từ việc giảm giá rất nhiều của vận
chuyển, thông tin và làm thay đổi chế độ chính trị từ chính sách hướng nội về hàng
hóa và các yếu tố của thị trường sang chính sách hướng ngoại. Cả yếu tố kỹ thuật lẫn
chính sách thương mại đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế:
Thay đổi trong kỹ thuật làm giảm cước phí vận chuyển, thông tin và làm cho việc
quản lý quá trình sản xuất quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả hơn thông qua hệ thống phân
phối thông tin ngay tức thì bằng máy tính điện tử.
Thay đổi trong chính sách làm cho thương mại được tự do hơn và mở ra thị trường
vốn, điều đó cho phép các nước đã phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển và
làm giảm chi phí vốn.
Thêm vào đó, những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng được
ứng dụng và phổ biến ở các quốc gia nhanh hơn so với trước đây, sự chuyển giao công
nghệ ngày càng nhanh hơn.
5.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa
Mức độ hội nhập trong xu hướng toàn cầu hóa có thể được đo lường, tuy nhiên
thường là không đánh giá được đầy đủ. Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá trên một vài
lĩnh vực, ví dụ như về giao lưu thương mại, về kỹ thuật và sản phẩm chế tạo... và phải
được so sánh giữa các quốc gia có trình độ theo chỉ tiêu so sánh tương đương nhau.
Ví dụ như chỉ tiêu “tỷ số giao dịch thương mại” phải được so sánh giữa các nước có
GDP tương đồng. Các chỉ tiêu được giáo sư Sarath Rajapatirana giới thiệu như sau:
(1) Tỷ số giao dịch thương mại = (xuất khẩu + nhập khẩu)/ GDP
Tỷ số này càng lớn, đánh giá mức độ hội nhập càng cao.
Tuy nhiên, khi so sánh bằng tỷ số này, cần lưu ý rằng, với các nước có GDP lớn, tỷ

56
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
lệ này sẽ nhỏ mặc dù có mức độ hội nhập cao.
(2) Tỷ số sản phẩm chế tạo = (xuất khẩu máy móc + nhập khẩu)/ giá trị gia tăng của
sản phẩm chế tạo.
Tỷ số này có thể so sánh giữa các nước có cùng giá trị gia tăng của sản phẩm chế
tạo, nước nào có tỷ số lớn, mức độ hội nhập sẽ cao hơn.
(3) Tỷ số thu nhập lao động ròng/GNP.
Giữa các nước có GNP tương đương, nước nào có chỉ tiêu này thấp, mức độ hội
nhập sẽ cao hơn.
5.1.3 Nội dung chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế hiện nay
Nội dung toàn cầu hóa đang diễn ra thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư,
được hỗ trợ chặt chẽ từ các liên kết kinh tế quốc tế, các tố chức quốc tế và hệ thống
mạng thông tin toàn cầu.
a/ Các hoạt động kinh tế có liên quan đến toàn cầu hóa
Mậu dịch thế giới gia tăng với lượng tư bản vô cùng lớn so với trước đây. Năm
2008 xuất khẩu hàng hóa dịch vụ thế giới đạt 19.990 tỷ USD (32,9% so với tổng GDP
60.780 tỷ USD); tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới đạt 15,4%,
cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa là 10,3%. So với năm 1982, xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ tăng 8,3 lần và GDP thế giới tăng 5,1 lần7.
Đầu tư quốc tế trong vòng 25 năm, từ năm 1982 đến 2007 đã tăng trưởng 34 lần,
kim ngạch đầu tư trực tiếp trên toàn cầu năm 1982 đạt 58 tỷ USD, tăng lên 207 tỷ
USD năm 1990, đến năm 2007 đạt 1.979 tỷ USD. Đến năm 2008, thế giới có khoảng
82 ngàn công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations TNC), giá trị tài sản của
100 TNC dẫn đầu lên đến 10.760 tỷ USD với hơn 15,4 triệu lao động.
Đầu tư trực tiếp quốc tế đã có ảnh hưởng sâu rộng đến diện mạo kinh tế toàn thế
giới. Nếu như một tiêu chí của “kinh tế thế giới cũ” là sự phân công các ngành nghề
chủ yếu thông qua con đường mậu dịch quốc tế, thì đặc trưng chủ yếu của nền “kinh
tế thế giới mới” là sự sáng tạo và phân phối tài sản trên phạm vi toàn cầu. Nền sản
xuất được tổ chức rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới là nội dung quan trọng của chất
lượng mới của toàn cầu hóa mà đầu tư trực tiếp quốc tế là tiền đề tạo nên nền sản xuất
mới đó.
Thị trường tiền tệ thế giới trở thành huyết mạch quan trọng cho sự phát triển của
thương mại và đầu tư thế giới. Sự phát triển của thị trường tiền tệ ảnh hưởng sâu rộng
đến các lĩnh vực khác và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để đáp ứng tổng thể nhu cầu
tiền tệ của nền kinh tế thế giới. Từ năm 1982 đến 2007, GDP thế giới đã tăng trưởng
4,6 lần, xuất khầu thương mại và dịch vụ thế giới tăng trưởng 7,2 lần, đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng 34 lần và đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán tăng 19,8
lần. Như vậy, sự bành trướng của thị trường tiền tệ cũng tăng tương ứng đồng thời
luôn tạo điều kiện cho đầu tư và sản xuất phát triển.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, một điều rất đáng lưu ý là thuế quan đã giảm
đáng kể, đối với các nước công nghiệp thuế quan từ 35% những năm 1960 giảm còn
5% những năm 1990. Đối với các nước đang phát triển, thuế quan trung bình giảm từ

7
Theo World investment report 2009, 2010 của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hiệp quốc,
UNCTAD
57
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
80% xuống còn 25% so với cùng thời điểm. Hàng rào phi thuế quan cũng vậy, đối với
các nước công nghiệp, đã giảm từ 14% xuống còn 2% so cùng với thời gian trên.
Đối với thị trường lao động cũng vậy, sự di dân đã giảm xuống đáng kể trong khi
hợp đồng lao động nước ngoài tăng lên cùng với giá trị tạo ra trên mỗi người công
nhân tăng lên trong thu nhập quốc dân.
b/ Các tổ chức kinh tế và định chế tài chính quốc tế
Hàng loạt tổ chức kinh tế thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã trở
thành công cụ hữu hiệu cho toàn cầu hóa kinh tế. Những tổ chức kinh tế này hầu như
đều chịu sự chi phối của Mỹ, bước đầu phục vụ lợi ích kinh tế của Mỹ nhưng ở mức
độ nhất định nào đó cũng làm cho kinh tế thế giới mang tính tổ chức hơn và thúc đẩy
kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn. Các tổ chức kinh tế thế giới đã đóng vai trò quan
trọng trong việc chế định các quy tắc cho kinh tế thế giới, về mặt lý luận, những quy
tắc này là một chế độ chung cho toàn cầu hóa. Tổ chức Thương mại thế giới WTO là
sự thể hiện rõ rệt nhất của một “quy tắc cho kinh tế thế giới”. Ngày nay, WTO đã trở
thành một tổ chức với chế định chung cho thương mại thế giới. Các “quy định” WTO
đề ra trở thành nguyên tắc chung trong giao thương quốc tế, thậm chí các định chế tài
chính quốc tế khác như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế... cũng lấy các nguyên
tắc chung này để điều chỉnh trong mối quan hệ với các nước khi liên quan đến vấn đề
thương mại.
c/ Các liên kết kinh tế thế giới
Việc hình thành các liên kết kinh tế giữa các quốc gia xuất phát từ việc mở rộng
thương mại quốc tế, đồng thời thông qua liên kết, các quốc gia lại có thể bảo hộ thị
trường kinh doanh trong và ngoài nước. Thực chất của liên kết kinh tế quốc tế là việc
thực hiện quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng
chính trị kinh tế. Các liên kết kinh tế giữa các quốc gia thường hình thành theo khu
vực, dạng liên kết kinh tế này giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của
mình trên thị trường quốc tế, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình hội nhập.
Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở cấp công ty,
xí nghiệp... để lập ra các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations- TNC).
Khi xu hướng quốc tế hóa đời sống toàn cầu gia tăng, nền kinh tế của các nước ngày
càng phụ thuộc lẫn nhau, sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia phù hợp với xu
hướng tiến tới nhất thể hóa thị trường thế giới. Ngoài ra, sự ra đời của các công ty
xuyên quốc gia còn nhằm hạn chế chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, ở các khối
liên kết kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa
học kỹ thuật, nhiều ngành nghề kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử,
tin học... đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp mà công ty một quốc gia không thể
đủ đáp ứng, cho nên sự ra đời của công ty xuyên quốc gia mang tính tất yếu khách
quan.
d/ Mạng thông tin quốc tế
Cuộc cách mạng kỹ thuật, đặc biệt là cách mạng thông tin đã hình thành hệ
thống mạng thông tin trên phạm vi toàn thề giới. Hệ thống mạng thông tin quốc tế có
ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của toàn cầu hóa. Kỹ thuật thông tin làm cho nguồn
vốn chu chuyển với mức độ lớn, các công ty đa quốc gia có điều kiện thuận lợi để mở
rộng kinh doanh, phương thức sinh hoạt của loài người có sự thay đổi lớn lao và đặc
biệt tạo điều kiện cho các nước đang phát triển vượt lên.

58
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế

5.1.4 Lợi ích và chi phí của toàn cầu hóa


Toàn cầu hóa mang đến lợi ích và cả chi phí cho mỗi quốc gia và cho ngay cả chúng
ta nữa. Các lợi ích từ toàn cầu hóa mang lại như: chu chuyển vốn, kỹ thuật nhanh
chóng, lợi ích của người tiêu dùng tăng và hiệu suất lợi nhuận của nhà sản xuất tăng do
thị trường được mở rộng và chu chuyển vốn nhanh hơn.
Về chi phí, đối với cấp quốc gia, chi phí thể hiện rõ nhất là chi phí để điều chỉnh
mở cửa thị trường hàng hóa, tài chính tiền tệ vốn trong tình trạng chia rẽ. Mức độ hội
nhập cao, tác động của nền kinh tế thế giới đến nền kinh tế đất nước càng lớn, chính
điều đó làm cho hậu quả sẽ nặng nề thêm nếu Nhà nước có sai lầm trong chính sách
thuộc kinh tế vĩ mô.
Nếu được so sánh giữa lợi ích và chi phí thì có thể lợi ích sẽ nhiều hơn chi phí. Lợi
ích lớn nhất có thể đo lường được đó là tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu cao hơn. Lợi
ích thứ hai là toàn cầu hóa tạo cơ hội tốt hơn để đầu tư quốc tế gia tăng, đó là một yếu
tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo.
Toàn cầu hóa tác động vào các nước, vào những nhóm người với mức độ khác
nhau. Tùy thuộc trình độ phát triển và năng lực hội nhập, những yếu tố của toàn cầu
hóa đôi khi thuận lợi cho quốc gia này nhưng bất lợi cho quốc gia khác. Đối với từng
con người cụ thể cũng vậy, toàn cầu hóa có thể tạo cho họ nhiều cơ hội hơn nhưng
cũng chính những yếu tố đó lại gây bất lợi cho người khác. Những nhóm người “lo sợ
toàn cầu hóa” có thể là:
- Đối với thị trường hàng hóa, những nhà sản xuất được bảo hộ lo sợ rào cản
thương mại giảm.
- Trong các nước công nghiệp, lao động không có kỹ năng khó tìm được việc làm
- Trong các nước đang phát triển, lao động không kỹ năng càng khó tìm được việc
làm hơn
- Lao động ở các nước công nghiệp phản đối việc di chuyển vốn đến các nước phát
triển vì điều đó làm cho nhu cầu lao động ở nước họ sẽ giảm xuống
- Thị trường vốn trong nước sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với nguồn vốn nước
ngoài như ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế
Những năm 1960-1980 các nước công nghiệp (IC) ủng hộ toàn cầu hóa, các nước
đang phát triển (DC) cực lực phản đối. Đến thập niên 1990 thì hoàn toàn ngược lại,
các nước DC ủng hộ toàn cầu hóa, các nước IC trở nên dè dặt hơn vơi xu hướng toàn
cầu hóa. Các IC bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn về môi trường như một điều kiện để
hạn chế sản xuất và hàng hóa nhập khẩu của các nước DC sau khi làm ô nhiễm môi
trường nhiều nhất, các nước DC lại phản đối sự áp đặt của các tiêu chuẩn này.
5.1.5 Tính hạn chế của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa tồn tại nhiều mâu thuẫn nội tại phản ánh những mặt tiêu cực và hạn
chế. Đó là các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia; mối liên hệ giữa sức mạnh thị
trường và vai trò của chính phủ; vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa; vấn đề bất công
trong phân phối; những xu hướng đồng nhất hóa và đa dạng hóa lại cùng tồn tại song
song... Sự mâu thuẫn thể hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực thương mại là giữa sức mạnh
thị trường và vai trò của Chính phủ. Dưới sức ép của các định chế quốc tế và yêu cầu
của các nước bạn hàng, Chính phủ cần phải mở cửa thị trường. Trong khi doanh
59
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
nghiệp trong nước thì ngược lại, họ luôn đòi hỏi sự bảo hộ của Chính phủ. Những mâu
thuẫn này khi giải quyết lại có thể phát sinh những mâu thuẫn mới hoặc có thể gây ra
những thiệt hại to lớn về thương mại và làm giảm sút vai trò của Chính phủ trong đối
nội cũng như đối ngoại.
5.2 Các tổ chức kinh tế và định chế tài tính quốc tế quan trọng
5.2.1 Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization)
Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (General
Agreement on Tariffs and Trade).
GATT ký kết năm 1947 có 30 nước tham gia ký hiệp định. GATT có hiệu lực thi
hành từ năm 1948 đến hết năm 1994 thông qua việc thực hiện 8 vòng đàm phán
thương mại về thuế quan và mậu dịch giữa các nước thành viên.
Tháng 4 năm 1994, tại Marrkesh (Morocco), bộ trưởng tất cả các nước là thành viên
của GATT tham gia vòng đàm phán Uruguay (kéo dài 8 năm, kể từ năm 1986) đã
thông qua văn kiện cuối cùng. Kết quả của vòng đàm phán này là hơn 50 thỏa thuận đa
phương và các văn kiện khác, trong đó đóng vai trò chính yếu là thỏa thuận về việc
thành lập WTO và các thỏa thuận thương mại đa phương.
Ngày 1/1/1995 WTO chính thức ra đời, GATT vẫn song song cùng tồn tại với WTO
trong một năm.
WTO tuy là tổ chức kế thừa hoạt động của GATT, nhưng nếu như GATT chỉ là một
loạt các quy định, hiệp định đa biên, không có nền tảng về thể chế thì WTO là một tổ
chức thường trú, có ban thư ký riêng, với 640 nhân viên, được lãnh đạo bởi một tổng
giám đốc và 4 phó tổng giám đốc. Các hiệp định của GATT mang tính tạm thời được
thay đổi bổ sung qua các vòng đàm phán thương mại còn các hiệp định của WTO
mang tính cam kết và cố định vĩnh viễn.
Nội dung Hiệp định của WTO gồm 16 chương và 6 phụ lục được thông qua tháng
04/1994, bao gồm các cam kết trong các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại, những biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại ....và các quy định về cơ cấu tổ chức, phạm vi, nội dung hoạt
động của WTO, điều kiện gia nhập và rút khỏi WTO....
Tính đến tháng 01/2014, WTO có 159 thành viên, 25 quan sát viên trong số 193
quốc gia thành viên Liên hiệp quốc.
a/ Nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO hoạt động trên 5 nguyên tắc cơ bản:
- Duy trì và phát triển tự do hóa mậu dịch.
- Chống phân biệt đối xử.
- Ưu đãi thương mại thực hiện trên cơ sở có đi có lại.
- Thực hiện công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh.
- Luật lệ chính sách của các quốc gia thành viên phải đảm bảo sự minh bạch và
công khai.
b/ Điều kiện, thủ tục gia nhập và rút khỏi WTO
Bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào có quyền độc lập về chính sách thương mại trong
quan hệ thương mại quốc tế, đều có quyền xin gia nhập vào WTO.
60
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
Điều kiện đầu tiên của một nước muốn tham gia WTO là phải công nhận tất cả các
kết quả đạt được trong vòng đàm phán Uruguay của GATT, không có ngoại lệ; Tất cả
các hiệp định và văn kiện pháp lý kể cả phụ lục kèm theo Hiệp định thành lập WTO.
Thông thường, thủ tục để trở thành thành viên đầy đủ của WTO rất phức tạp và phải
qua nhiều giai đoạn. WTO xây dựng trên nguyên tắc tương hỗ, theo đó các nước xin
gia nhập phải có những nhượng bộ nhất định. Trong giai đoạn đầu, các nhóm công tác
ở cấp đa phương xem xét chi tiết cơ chế kinh tế và chế độ chính trị - thương mại trên
cơ sở các văn kiện chính thức. Sau đó bắt đầu tư vấn và đàm phán về điều kiện tham
gia của các nước ứng viên. Việc tư vấn và đàm phán được tiến hành ở cấp song
phương với tất cả các nước WTO quan tâm. Các cuộc đàm phán, thông thường mang
tính chất đơn phương, tức là nước xin gia nhập thống nhất với các thành viên khác về
cam kết trong tương lai của mình trong WTO.
Nghị quyết về kết nạp hội viên WTO do hội nghị các bộ trưởng đại diện các nước
thành viên quyết định với 2/3 số phiếu thuận được coi là hợp lệ.
Một nước thành viên muốn rút khỏi WTO chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Tổng
giám đốc WTO trước 6 tháng.
c/ Các bước gia nhập WTO
Bước 1: Cung cấp thông tin:
Nước xin gia nhập sẽ “công khai và minh bạch chính sách kinh tế, thương mại”
đệ trình Hội đồng WTO xem xét. “Nhóm công tác” của WTO sẽ xin ý kiến với
toàn bộ thành viên WTO và các thành viên sẽ bày tỏ thái độ của mình đối với nước
xin tham gia.
Bước 2: Đàm phán về những cam kết và nhượng bộ:
Sau khi bước 1 hoàn thành, “Nhóm công tác” đạt được những yêu cầu thích đáng
về nguyên tắc và chính sách, nước xin tham gia sẽ tiến hành đàm phán song
phương với tất cả các thành viên WTO có yêu cầu. Các vấn đề đàm phán thường
liên quan đến tỷ lệ thuế quan, cam kết mở cửa thị trường, các chính sách liên quan
đến hàng hóa và dịch vụ.
Bước 3: Chuẩn bị thủ tục gia nhập
Sau khi nước tham gia hoàn tất bước 1 và 2, “Nhóm công tác” sẽ hoàn thành
những điều khoản của nước xin gia nhập. Bao gồm một báo cáo, một nghị định thư
và danh sách các thành viên cam kết.
Bước 4: Chuẩn y tư cách thành viên
Các báo cáo, nghị định thư, danh sách các thành viên cam kết sau khi được hiệu
chỉnh sẽ được gửi đến Đại hội đồng hoặc Hội nghị Bộ Trưởng. Nếu được 2/3 số
phiếu ủng hộ, nước xin tham gia sẽ ký vào nghị định thư và trở thành thành viên
chính thức của WTO.
d/ Lợi ích của việc trở thành thành viên WTO
- Việc thực hiện các Hiệp định WTO nhìn chung mở rộng cơ hội thương mại cho
các nước thành viên.
- Các nguyên tắc đa phương chặt chẽ bảo đảm một môi trường thương mại ổn định
có thể tiên liệu được và tạo mối quan hệ thương mại chắc chắn.
- Chỉ có các nước thành viên WTO có khả năng hưởng các quyền được ghi trong
61
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
các hiệp định WTO.
- Các Hiệp định WTO không ngừng nâng cao tính trong sáng minh bạch của chính
sách thương mại và tập quán thương mại, điều này làm tăng cường sự ổn định trong
quan hệ thương mại.
- Các nước thành viên tiếp cận với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ
lợi ích và quyền lợi thương mại của mình.
- Việc trở thành thành viên sẽ tạo ra các công cụ để nâng cao lợi ích kinh tế của các
thành viên thông qua việc tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại đa biên.
Chính vì những lợi ích cơ bản trên khiến nhiều nước kiên trì bền bỉ, tìm mọi cách
nhân nhượng và khôn khéo trong đàm phán để gia nhập WTO.
Khi là thành viên chính thức của WTO, các nước sẽ tạo dựng cho mình một vị trí
trong tiến trình quốc tế hóa toàn cầu về kinh tế, ngoài ra còn có điều kiện thuận lợi để
hợp tác, đấu tranh và bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.
5.2.1 Quỹ tiền tệ quốc tế- International Monetary Fund - IMF
IMF được thành lập tháng 07/1944. Điều lệ thành lập của IMF có hiệu lực từ
27/12/1945. IMF hoạt động như một loại ngân hàng quốc tế để cho vay trợ giúp các
nước có khó khăn về cán cân thanh toán. Quỹ đã trở nên hết sức quan trọng trong việc
trợ giúp các nước có thu nhập trung bình và thấp và trong việc giám sát khủng hoảng
nợ quốc tế.
Trụ sở của IMF đóng tại Washington DC (Mỹ) và hai chi nhánh tại Paris và
Geneve. Tính đến nay có 188 quốc gia tham gia vào IMF.
a/ Chức năng và nhiệm vụ của IMF.
Quỹ tiền tệ quốc tế có chức năng và nhiệm vụ chính sau:
- Giám sát sự hoạt động trôi chảy của hệ thống tiền tệ quốc tế.
- Khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện duy trì các quan hệ hối đoái
có trật tự giữa các nước thành viên.
- Giúp đỡ tất cả các nước thành viên, cả nước công nghiệp phát triển lẫn nước đang
phát triển đang gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán bằng cách cho vay ngắn
hạn và trung hạn.
- Bổ sung dự trữ ngoại hối của các nước thành viên bằng cách phân bổ SDRs
(Specical Drawing Rights - Quyền rút vốn đặc biệt, đơn vị tiền tệ qui ước, chỉ được sử
dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông, 1SDR = 1,537USD
02/01/2014). Tính đến 9/9/2009 có 204 tỷ SDR được phân bổ cho các nước thành viên
tương ứng với mức đóng góp của họ.
b/ Điều kiện cho vay của IMF.
IMF có 7 loại tín dụng cho vay bằng tiền mặt với các điều kiện khác nhau:
(1) Tín dụng thông thường:
Cho vay theo chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn , mức vay tối đa: 100% mức
đóng góp của các nước hội viên, lãi suất: 6-7% năm, thời gian vay trả là 5 năm, thời
gian ân hạn là 3 năm.
Cho vay làm 4 đợt, mỗi đợt 25% tổng mức được vay, đợt thứ hai trở đi có thể vay

62
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
theo từng quí hoặc thực hiện chương trình đến đâu vay đến đó.
(2) Tín dụng bổ sung:
Khi bắt đầu vay đợt 2 tín dụng thông thường thì được vay tín dụng bổ sung để bù
đắp thiếu hụt cán cân thanh toán.
Mức vay: có thể từ 100% - 350% cổ phần của nước hội viên.
Điều kiện vay trả, thời gian vay, lãi suất như tín dụng thông thường .
(3) Tín dụng dài hạn:
Tín dụng này dành cho các nước hội viên vay để thực hiện chương trình điều chỉnh
kinh tế trung hạn. Các khoản vay được cấp theo tiến độ thực hiện chương trình đã cam
kết.
Mức vay tối đa: 140% cổ phần của nước hội viên.
Thời hạn vay trả: 10 năm, thời gian ân hạn 4 năm.
Lãi suất: 6 - 7,5%/năm.
(4) Tín dụng bù đắp thất thu xuất khẩu:
Tín dụng này dành cho các nước đang phát triển vay khi nước này có đột biến thiếu
hụt cán cân thương mại trong 1 năm.
Mức vay tối đa: 100% cổ phần của nước hội viên.
Thời gian vay trả, lãi suất ... như tín dụng thông thường.
(5) Tín dụng duy trì dự trữ điều hòa:
Trong trường hợp các nước tham gia các hiệp hội xuất khẩu có sản phẩm bị giảm
giá trên thị trường quốc tế thì IMF cho vay với số vốn bằng nguồn thu xuất khẩu do
chính sản phẩm đó mang lại nhằm giữ giá sản phẩm, chờ giá thị trường lên mới bán.
Điều kiện vay trả như tín dụng thông thường.
(6) Tín dụng điều chỉnh cơ cấu (SAF):
Tín dụng này dành cho các nước đang phát triển ( có thu nhập ( 600USD/ người/
năm) vay để thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế được IMF chấp thuận.
Mức vay tối đa: 62,5% cổ phần của nước hội viên, lãi suất: 0,5%/năm, rút vốn trong
3 năm . Thời hạn vay trả: 10 năm, thời gian ân hạn 5,5 năm.
(7) Tín dụng điều chỉnh cớ cấu mở rộng ( ESAF):
Các nước được vay SAF cũng được vay ESAF khi rút vốn đợt 2 của SAF. Mức vay
tối đa: 110% - 255% cổ phần của nước hội viên. Thời gian vay trả, lãi suất... như vay
SAF.
5.2.2 Ngân hàng thế giới (World Bank).
Ngân hàng thế giới hay còn gọi là nhóm ngân hàng thế giới, World Bank Group-
WB, có hơn 10.000 lao động đang làm việc và hơn 100 văn phòng đại diện trên thế
giới. WB gồm có 5 tổ chức là :
(1) Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (International Bank for
Recontruction and Development, IBRD)
Được thành lập đồng thời với IMF, hiện có 188 nước hội viên (vốn pháp định tính
đến 30/6/1990 là 125,2 tỷ USD). Các khoản cho vay của IBRD thường có thời hạn
63
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
không quá 15 năm, trong đó có 5 năm ân hạn với lãi suất cho vay phụ thuộc vào lãi
suất mà IBRD đi vay trên thị trường vốn quốc tế. Lãi suất được điều chỉnh 6 tháng một
lần. Lãi suất được công bố ngày 1/6/1990 là 7,74%/năm.
(2) Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association,
IDA)
Thành lập năm 1960, hiện có 172 nước hội viên (đến 30/6/1990 số vốn pháp định là
54,6 tỷ USD). IDA cho các nước nghèo nhất thế giới vay để phát triển kinh tế (Hiện có
hơn 40 nước hội viên đủ tiêu chuẩn vay vốn của IDA - có mức thu nhập bình quân đầu
người dưới 650USD/năm). Một trong những nguyên tắc cho vay của IDA là chỉ cho
chính phủ vay, nếu có thực thể khác được chính phủ đảm bảo thì điều kiện cho vay
khắt khe hơn.
(3) Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation, IFC):
Thành lập năm 1956, hiện có 184 nước hội viên (số vốn đóng góp ban đầu là 1,1 tỷ
USD). Chức năng chính của IFC là hỗ trợ sự phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển bằng cách giúp đỡ khu vực kinh tế tư nhân và giúp huy động các nguồn vốn trong
và ngoài nước vào mục đích này. IFC tham gia đầu tư bằng cách mua cổ phần hoặc
cho vay ở các nước hội viên không cần có sự bảo lãnh của chính phủ chủ nhà. Các
khoản cho vay của IFC thường có thời hạn từ 7 - 12 năm và lãi suất phụ thuộc vào chi
phí huy động vốn trên thị trường.
(4) Công ty đảm bảo đầu tư đa biên (Multilateral Investment Guarantee
Agency, MIGA):
Được thành lập năm 1988, hiện có 179 nước hội viên. Số vốn pháp định của MIGA
ban đầu là 1 tỷ USD. Mục tiêu chính của MIGA là khuyến khích đầu tư cổ phiếu và
đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển thông qua việc tháo gỡ bới các trở ngại
phi thương mại đối với các hoạt động đầu tư, MIGA cũng bảo lãnh cho các nhà đầu tư
đối với rủi ro thương mại.
(5) Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for
Settlement of Investment Disputes, ICSID:
Được thành lập năm 1966, hiện có 149 thành viên , ICSID tạo điều kiện để giải
quyết những tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước chủ nhà thông qua hòa giải hoặc làm
trọng tài phân xử.
5.2.3 Ngân hàng phát triển Châu Á – Asian Development Bank, ADB
ADB chính thức hoạt động từ ngày 19/12/1966, thành lập theo quyết định của Hội
nghị Bộ trưởng về hợp tác kinh tế Á Châu họp tháng 12/1963 tại Manila (Philippin),
với sự bảo trợ của Uíy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương. Trụ sở của ADB
đặt tại Manila.
Chức năng chính của ADB theo điều lệ là:
- Cho vay vốn và đầu tư phát triển kinh tế của các nước hội viên Châu Á đang phát
triển.
- Trợ giúp kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện các dự án, chương trình phát triển và
làm tư vấn.
- Tăng cường đầu tư vốn cho nhà nước và tư nhân vì mục đích phát triển.
- Đáp ứng yêu cầu trợ giúp bằng cách phối hợp chính sách và kế hoạch phát triển

64
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
của các nước hội viên.
Hội viên của ADB là các nước trong khu vực và các nước phát triển ngoài khu vực.
Tính đến nay, ADB có 67 hội viên, 48 nước trong và 19 nước ngoài khu vực. Vốn ban
đầu của ADB là 1 tỷ USD, đến 29/4/2009 là 165 tỷ USD.
Chính sách cho vay của ADB là:
- Phân loại theo trình độ phát triển của các nước hội viên để cho vay:
+ Các nước kém phát triển, có thu nhập đầu người dưới 200USD/năm (loại A) được
vay ở quỹ đặc biệt, chỉ tính phí dịch vụ 1%/năm và còn có thể vay ở nguồn vốn thông
thường.
+ Các nước đang phát triển ở mức trung bình (loại B), có tiềm lực phát triển, chủ
yếu vay ở nguồn vốn thông thường (lãi suất thị trường) và một phần ở quỹ đặc biệt.
+ Các nước đang phát triển có mức thu nhập cao (loại C) chỉ được vay vốn với lãi
suất thị trường.
- Ưu tiên phát triển theo ngành: Trọng tâm đầu tư hàng đầu của ADB là nông
nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi, lâm nghiệp, chế biến
lâm sản...
5.3 Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước còn được gọi là liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô
(macro-Integration) được hình thành dựa trên việc ký kết các hiệp định giữa hai hoặc
nhiều quốc gia (vùng, lãnh thổ có chủ quyền) về việc hình thành các liên minh kinh tế.
5.3.1 Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước
- Mỗi nước đều có những lợi thế tuyệt đối và tương đối nhất định trong phát triển
kinh tế bên cạnh những bất lợi hạn chế khả năng thỏa mãn nhu cầu của mình. Việc
tham gia các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước giúp cho mỗi quốc gia phát huy được
lợi thế, hạn chế những bất lợi trong sự phát triển kinh tế.
- Hình thành các liên minh kinh tế còn có nguyên nhân là sự phân công lao động ở
khu vực và quốc tế trở thành một yêu cầu mang tính khách quan.
- Việc ra đời các liên kết kinh tế xuất phát từ việc mở rộng thương mại quốc tế như
là điều kiện tối cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi nước, đồng thời
thông qua liên kết kinh tế để bảo hộ thị trường kinh doanh trong và ngoài nước của
mình.
5.3.2 Vai trò của liên kết kinh tế
Thực chất của liên kết kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa đời
sống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng chính trị kinh tế. Lập ra những liên
minh kinh tế có những vai trò sau đây:
- Giúp phát triển thương mại quốc tế vì thường các nước trong một tổ chức liên kết
kinh tế cố gắng gạt bỏ cho nhau những trở ngại ngăn cản sự phát triển của quá trình
buôn bán quốc tế như: thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các biện pháp hạn chế
mậu dịch khác.
- Nhờ có sự phân công lao động trong các khối liên kết kinh tế mà mỗi nước sử
dụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tương đối của mình.
- Việc lập ra liên kết kinh tế quốc tế có vai trò làm cho các thành tựu khoa học kỹ
65
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
thuật được sử dụng tối ưu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian.
- Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất và dẫn tới việc
hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực.
- Liên kết kinh tế khu vực giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của
mình trên thị trường quốc tế, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình hội
nhập toàn cầu và những bất lợi của quá trình đó để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh
tế của quốc gia mình.
5.3.3 Các hình thức liên kết kinh tế vĩ mô
Có 5 hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước theo mức độ và cường độ tăng dần
của sự hợp tác, từ cắt giảm thuế quan giữa các thành viên trong khu vực liên kết tiến
dần đến hợp tác chính sách ngoại thương, chính sách kinh tế và thống nhất đồng tiền
chung. Diễn giải cụ thể thông qua hình 5.1.
5.3.4 Ý nghĩa của đàm phán quốc tế và liên kết kinh tế quốc tế
Từ giữa những năm 1930 cho đến khoảng giữa những năm 1980, Mỹ và các nước
tiên tiến khác đã dần loại bỏ chế độ thuế quan và các hàng rào mậu dịch khác. Điều
này đã làm tăng nhanh quá trình liên kết kinh tế quốc tế. Tỷ lệ thuế quan trung bình
của Mỹ sau khi tăng mạnh trong đầu những năm 1930, với thuế suất cao hơn 50%, đã
đều đặn giảm cho đến những năm 1980, mức thuế suất trung bình còn dưới 5%. Hầu
hết các nhà kinh tế học tin rằng xu hướng tự do hóa mậu dịch tiến bộ này là rất có lợi.
Tuy nhiên, nói về khía cạnh chính trị của chính sách thương mại, làm thế nào để việc
loại bỏ thuế quan có thể được chấp nhận về phương diện chính trị?
Một phần câu hỏi trên có thể được trả lời ngay là, xu hướng tự do hóa mậu dịch
mạnh mẽ sau Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ II đã đạt được thông qua “đàm phán
quốc tế”. Điều đó có nghĩa là các chính phủ đồng ý cam kết cùng cắt giảm thuế đối với
nhau. Những hiệp định này gắn liền với việc giảm bớt bảo hộ đối với các ngành cạnh
tranh - nhập khẩu của mỗi nước với việc các nước khác cắt giảm bảo hộ vốn chống lại
các ngành xuất khẩu của nước đó. Mối ràng buộc này, đã giúp vượt qua được một số
khó khăn về chính trị vẫn thường ngăn cản các nước thi hành những chính sách mậu
dịch tốt.
Có ít nhất hai lý do khiến cho việc cắt giảm thuế quan như là một bộ phận của hiệp
định tương hỗ trở nên dễ thực hiện hơn là một chính sách giảm thuế đơn phương.
Thứ nhất, một hiệp định tương hỗ sẽ góp phần huy động sự ủng hộ cho một chính
sách tự do hơn về mậu dịch.
Thứ hai, các hiệp định về mậu dịch đạt được thông qua thương lượng có thể giúp
các chính phủ không rơi vào “các cuộc chiến tranh thương mại “ có tính chất phá hủy.
Đàm phán quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ủng hộ đối với chính sách tự do
hơn về mậu dịch. Thường những nhà sản xuất hàng cạnh tranh với nhập khẩu có được
thông tin và tổ chức tốt hơn so với người tiêu dùng, đàm phán quốc tế có thể mang lại
cho các nhà xuất khẩu trong nước như là một đối trọng. Ví dụ như Mỹ và Nhật có thể
đạt được một thỏa thuận, theo đó Mỹ không áp đặt hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ một
số nhà sản xuất của họ trước sự cạnh tranh của Nhật để đổi lấy việc Nhật dỡ bỏ hàng
rào đối với xuất khẩu nông nghiệp và hàng kỹ thuật cao của Mỹ sang Nhật. Những
người tiêu dùng Mỹ có thể không có ảnh hưởng chính trị trong việc chống lại các hạn
ngạch nhập khẩu đối với hàng ngoại, mặc dù các hạn ngạch đó gây thiệt hại cho họ;
nhưng các nhà xuất khẩu,những người muốn tiếp cận những thị trường nước ngoài, có
66
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
thể sẽ bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc vận động cùng nhau bỏ hạn
ngạch nhập khẩu.
Hình 5.1: Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước
Khu vực mậu Đồng minh về Thị trường chung Đồng Đồng minh
dịch tự do (Free thuế quan (Common Market) minh về về tiền tệ
Trade Area) (Custom Union) kinh tế (Monetary
(Economic Union)
Union)
-Giảm hoặc xóa -Các nước tham -Xóa bỏ hàng rào - Xây dựng - Xây dựng
bỏ hàng rào thuế gia bị mất quyền thuế quan, hạn chính sách chính sách kinh
quan và các biện độc lập tự chủ ngạch, giấy phép phát triển tế chung
pháp hạn chế về trong buôn bán - Xóa bỏ các trở kinh tế - Xây dựng
số lượng với các nước ngại cho quá trình chung cho chính sách đối
- Tiến tới hình ngoài khối tự do di chuyển tư các nước ngoại chung
thành một thị - Lập ra biểu thuế bản và sức lao động hội viên - Hình thành
trường thống nhất quan chung áp giữa các nước hội - Xóa bỏ đồng tiền chung
về hàng hóa và dụng khi buôn viên chính sách thống nhất thay
dịch vụ bán với các nước -Lập ra chính sách kinh tế thế cho đồng
- Các nước thành ngoài khối ngoại thương thống riêng của tiền riêng của
viên vẫn giữ được - Chính sách nhất khi quan hệ với mỗi nước các nước hội
quyền độc lập tự ngoại thương các nước ngoài khối viên
chủ trong quan hệ thống nhất khi - Quy định
buôn bán với các buôn bán với chính sách lưu
nước ngoài khu nước ngoài khối thông tiền tệ
vực thống nhất
- Xây dựng
ngân hàng
chung thay thế
cho ngân hàng
TW các nước
- Xây dựng quỹ
tiền tệ chung
- XD chính
sách quan hệ tài
chính tiền tệ
chung
- Tiến tới thực
hiện liên minh
về chính trị
5.4 Các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước quan trọng
5.4.1 Liên minh Châu Âu, European Union - EU
a/ Các thành viên và mục tiêu hoạt động.
EU trước ngày 01/01/1994 có tên gọi là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu - European
Economic Community, viết tắt EEC, được hình thành theo hiệp định ký kết tại Roma
ngày 25/3/1957.
EU có 28 thành viên là Pháp (1957), Đức (1957), Bỉ (1957), Hà Lan (1957), Ý
(1957), Luxembourg (1957), Đan Mạch (1973), Anh (1973), Ai- len (1973), Tây Ban
Nha (1986), Bồ Đào Nha (1986), Hy Lạp (1981), Áo (1995), Phần Lan (1995), Thụy
Điển (1995), Czech, Hungary, Slovak, Slovenia, Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania,
67
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
Malta, Cyprus (2004) Bulgari và Romania (2007), Croatia (2013).
Liên minh Châu Âu hiện là một tổ chức chặt chẽ và giàu có. Diện tích tự nhiên của
EU là 4,33 triệu km2; năm 2012 dân số 503,9 triệu người, GDP là 16,6 tỷ USD, chiếm
hơn 26% GDP toàn thế giới; nếu tính theo GDP sức mua tương đương là 17 tỷ USD,
chiếm hơn 20% GDP của thế giới.
Mục tiêu cơ bản của EU là xây dựng giữa các nước “thị trường chung” và sau khi
hoàn thành thì biến EU thành đồng minh kinh tế và tiền tệ (EMU). Từ khi thành lập
đến năm 1999, Liên minh Châu Âu đã trải qua hầu hết 5 loại hình liên kết kinh tế quốc
tế nhà nước. Năm 1968 xây dựng xong đồng minh thuế quan giữa các nước hội viên;
Năm 1993 xóa bỏ hàng rào hải quan kiểm soát biên giới giữa các nước thuộc cộng
đồng, thực hiện “4 tự do” qua biên giới: con người, hàng hóa, dịch vụ và tư bản, thực
hiện giai đoạn thị trường chung. Ngày 01/01/1999 Ngân hàng Trung ương Châu Âu
bắt đầu hoạt động, ngày 4/1/1999 đồng Euro ra đời với tỷ giá là 1ECU=1,178USD.
Cho đến 31/12/2013, 18 trong 28 nước thành viên EU tham gia liên minh kinh tế - tiền
tệ (Eurozone) bao gồm Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, Luxembourg, Ai- len, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, Phần Lan, Slovakia, Slovenia, Malta, Cyprus, Estonia và
Latvia.
b/ Các cơ quan tổ chức và hội đồng của EU.
Eu có 6 cơ quan tổ chức là: Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Uỷ ban Châu
Âu, Tòa án Châu Âu, Ủy ban Ngân khố và Thanh tra Châu Âu.
(1) Nghị viện Châu Âu: gồm 626 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu. Nghị viện Châu Âu chia sẻ quyền lực với Hội đồng Châu Âu
trong vấn đề lập pháp, vấn đề ngân sách và có ảnh hưởng lớn đến các chi tiêu của EU.
Nghị viện Châu Âu giám sát việc thực hiện các chính sách của Ủy ban Châu Âu, có
quyền tán thành hoặc bãi miễn ủy viên Ủy ban Châu Âu. Ngoài ra, nghị viện thực thi
quyền giám sát mang tính chất định hướng chính trị đối với tất cả các cơ quan khác
thuộc cơ cấu tổ chức của EU.
(2) Hội đồng Châu Âu: Quyết định các vấn đề chủ yếu của EU và cùng với Nghị
viện trong thực thi các vấn đề lập pháp, thu chi ngân sách EU. Phối hợp các chính sách
kinh tế chung trong các nước thành viên và đại diện hợp tác quốc tế với các tổ chức
khác. Có khả năng đua ra các quyết định cần thiết về chính sách ngoại giao và an ninh
theo định hướng được thiết lập có hệ thống và thực hiện về chính trị các chính sách đối
ngoại, hợp tác với các nước trong việc phòng chống tội phạm....
Tùy theo vấn đề nghị sự, Hội đồng sẽ triệu tập các thành viên thích hợp như về
ngoại giao, tài chính, giáo dục... là đại diện cho các nước thành viên.
(3) Ủy ban Châu Âu EC: Đặt trụ sở tại Brussel, là cơ quan điều hành chung gồm
20 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm, do các Chính phủ đề cử và chỉ thị bãi miễn với sự nhất trí
của Nghị viện Châu Âu. Ủy ban Châu Âu được xem là cơ quan định hướng trong hệ
thống hiệp hội EU. Ủy ban có quyền soạn thảo các vấn đề pháp lý và có quyền đề xuất
những vấn đề này tới Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Là một cơ quan thực thi, EC có
trách nhiệm thực thi các vấn đề pháp lý của EU (hướng dẫn, luật lệ, quyết định, nghị
định...), các vấn đề về ngân sách và những chương trình có sự chấp thuận của Nghị
viện và Hội đồng Châu Âu. Cùng với Tòa án Châu Âu, EC là cơ quan bảo vệ luật pháp
cộng đồng được thi hành hợp pháp. Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu còn là đại diện cho
Liên minh Châu Âu trong những thỏa thuận và đàm phán quốc tế, chủ yếu về hợp tác
và các vấn đề ngoại thương.
68
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
(4) Tòa án Châu Âu: Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 13 thẩm phán và 6 trạng sư,
do các Chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Tòa án có vai trò độc lập, có
quyền bác bỏ những quyết định của các tổ chức của UB Châu Âu và Chính phủ các
nước nếu bị coi là không phù hợp với luật pháp EU.
(5) Ủy ban ngân khố: Giám sát tất cả nguồn thu chi của Liên minh để đảm bảo
đúng luật và làm lành mạnh tài chính.
(6) Thanh tra Châu Âu: Tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị kinh doanh và cư ngụ
trong khối EU đều chịu sự giám sát và thanh tra của cơ quan này nếu như họ nhận
thấy rằng Liên minh Châu Âu có thể bị phương hại bởi những hoạt động và quản lý
bất hợp pháp.
c/ Các vấn đề liên quan đến Liên minh Châu Âu mở rộng.
Sau khi thành công trong việc phát triển từ 6 nước lên 15 nước vào năm 1995, ngày
01/5/2004, các nước Đông Âu gồm Czech, Hungary, Slovak, Slovenia và Poland; ba
nước vùng Ban tích là Estonia, Latvia, Lithuania; quốc đảo Malta, Cyprus ở Địa Trung
Hải trở thành thành viên chính thức của EU. Ngày 01/01/2007 Bulgari, Romania chính
thức gia nhập liên minh Châu Âu, nâng tổng số thành viên của liên minh này lên 27.
Riêng Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù đã đệ đơn xin gia nhập từ năm 1982 nhưng vẫn chưa ấn
định thời gian đàm phán để gia nhập.
Để giúp đỡ các ứng viên tham gia vào EU, chính phủ EU sẽ hỗ trợ về tài chính cho
các nước theo từng chương trình, như chương trình về Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, chương trình đầu tư giao thông và bảo vệ môi trường.... Việc mở rộng là diện
tích EU tăng lên 34%, dân số tăng 105 triệu. Thông tin chi tiết về EU có thể tham khảo
ở trang web http://www.europa.eu.int.
5.3.2 Khối mậu dịch tự do của các nước Bắc Mỹ - NAFTA
NAFTA - North American Free Trade Area - Khối mậu dịch tự do các nước Bắc
Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước Mỹ, Canada
và Mehico. Khối này có diện tích rộng 21,3 triệu km2, dân số 460 triệu, tổng sản phẩm
trong nước năm 2010 là 17.198 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 37.386 USD.
Năm 1993, hiệp định NAFTA được quốc hội 3 nước thông qua gồm 5 chương trình và
20 điều khoản, chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước trong
vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho
phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng
khoán, công ty bảo hiểm... Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các
nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ
biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ.
5.4.3 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC - Asia Pacific
Economic Co-operation
a/ Khái quát về APEC
APEC được thành lập theo sáng kiến của Australia tại hội nghị Bộ trưởng kinh tế
thương mại và ngoại giao 12 nước khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, tổ chức tại
Canberra tháng 11/1989.
Việt Nam, Peru và Liên bang Nga được kết nạp vào APEC tháng 11/1998 nâng số
nước tham gia tổ chức lên 21 nước. Trước đó APEC có 18 thành viên, bao gồm:
Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaisia, Philippine, Thái lan, Brunei,
New Zealand, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Chi
69
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
lê, Papua New Guinea.
Số liệu về kinh tế xã hội của APEC năm 2010 (statistics.apec.org) như sau:
Lãnh thổ: 62.298.000 km2 chiếm hơn 39% diện tích toàn cầu; 55,67% GDP thế giới.
Dân số 2.746.255.600 người.
Tổng GDP theo giá hiện hành 35.023 tỷ USD.
GDP theo giá hiện hành bình quân/người 12.775 USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 8.341 tỷ USD.
Tổng kim ngạch nhập khẩu 8.456 tỷ USD.
b/ Mục tiêu hoạt động của APEC: có 3 mục tiêu
- Tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào
năm 2020.
- Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai khu vực phát triển.
- Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật nhằm hỗ trợ lẫn nhau phát triển,
phát huy những thành tựu tích cực mà nền kinh tế của các nước trong khu vực đã tạo
ra vì lợi ích của khu vực và cả thế giới.
c/ Nguyên tắc hoạt động của APEC
Hợp tác giữa các thành viên APEC được tiến hành theo 9 nguyên tắc sau:
- Toàn diện: Tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa trong APEC sẽ được triển khai ở
tất cả các lĩnh vực kinh tế để giải quyết tất cả các hình thức cản trở mục tiêu lâu dài
của thương mại và đầu tư tự do.
- Phối hợp với WTO: Các biện pháp áp dụng trong APEC phải phù hợp những
cam kết để đạt được ở WTO.
- Đảm bảo môi trường tương xứng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do
hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, xem xét thích đáng tới mức độ tự do hóa và
thuận lợi hóa đã đạt được ở mỗi nước.
- Thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, không phân biệt đối xử: Tự do hóa thương
mại và đầu tư trong APEC sẽ được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử ( kể cả
các nước không phải là thành viên).
- Đảm bảo sự rõ ràng công khai mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các nước
thành viên APEC.
- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc, chỉ có giảm, không tăng thêm các biện pháp
bảo hộ.
- Tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC được tất
cả các nước thành viên đồng loạt triển khai, thực hiện liên tục, với những thời gian
biểu khác nhau. Mọi thành viên APEC đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng
sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia.
- Có sự linh hoạt trong việc thực hiện các vấn đề tự do hóa thương mại và đầu tư vì
trình độ phát triển kinh tế của các nước APEC khác nhau
- Hợp tác: APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng và phát triển một cách bền vững..

70
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
d/ Chương trình tự do hóa thương mại của APEC
Chương trình hành động Manila:
Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ tư đã nhóm họp tại Manila (Philippines)
tháng 11/1996. Hội nghị này đã đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa các
nền kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương. Với phương thức " Từ tầm nhìn tới hành
động", hội nghị APEC lần này đã thông qua một loạt văn kiện quan trọng như: tuyên
bố Manila khẳng định lại cam kết biến vùng lòng chảo Thái Bình dương thành một
khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật và
kế hoạch hành động Manila (MAPA).
Kế hoạch hành động Manila gồm 3 phần chính: Chương trình hành động riêng của
từng nước thành viên (IAPs), chương trình hành động tập thể (CAPs) và các hoạt
động về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH).
* Kế hoạch hành động riêng của mỗi nước thành viên (IAPs)
Tại hội nghị Manila, các nước thành viên đã đệ trình các kế hoạch hành động riêng
của mình, vạch rõ các bước đi và biện pháp tự nguyện để thực hiện mục tiêu tự do hóa
thương mại, đầu tư vào năm 2010 hoặc 2020. Các kế hoạch này cũng đề cập đến hàng
rào gây cản trở cho thương mại và đầu tư của khu vực như các biện pháp thuế và phi
thuế quan. Các IAPs sẽ được triển khai thực hiện từ 01/01/1997. Nét chính cam kết
giảm thuế quan của các thành viên APEC nhằm thúc đẩy buôn bán giữa các nước
thành viên, ví dụ:
Mức thuế suất của một số thành viên sau quá trình tự do hóa:
- Mức thuế 0%: Brunei, Hongkong, Singapore, Chi Lê (2010 :trừ hàng hóa nông
sản), New Zealand (2010).
- Mức thuế 0 -5%: Úc, Philippines (2004 trừ hàng nông sản), Papua New Guinea
(đối với một số mặt hàng).
- Mức thuế 5-10%: Malaysia, Đài Loan (2010).
- Mức thuế 10 -15%: Trung Quốc.
*Kế hoạch hành động tập thể (CAPs)
Kế hoạch hành động tập thể đưa ra các biện pháp để các nước APEC cùng tiến hành
thực hiện nhằm loại bỏ các trở ngại cho tự do hóa thương mại và đầu tư, đặc biệt để
thuận lợi hóa kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh trong khu vực. Nội dung chính
của CAPs là:
- Thực hiện thống nhất hóa và computer hóa hệ thống hải quan.
- Công nhận lẫn nhau các thỏa thuận về các tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế.
- Đơn giản hóa thị thực cấp Visa cho các nhà kinh doanh.
- Minh bạch trong chi tiêu ngân sách chính phủ.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa khu vực tư nhân và chính phủ.
- Hoạt động tập thể trong việc thiết lập các thỏa thuận hợp tác về chính sách cạnh
tranh.

71
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
* Các hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật:
Gồm các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực. Các xí nghiệp
vừa và nhỏ được tập trung chú trọng để giúp các nền kinh tế đặc biệt là các nước đang
phát triển đạt được mức tăng trưởng ổn định và cân bằng.
5.4.4 Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á - The Association of South East Asian
Nation - ASEAN
ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967, tính đến nay tổ chức này gồm có 10 nước
bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thailand và Việt Nam (Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995).
Tổng diện tích của các nước ASEAN là 4.435.670 km2; năm 2012 dân số 608,4
triệu người, tổng GDP theo giá hiện hành là 2.306 tỷ USD, GDP/người 3.790 USD,
tốc độ tăng trưởng GDP 5,7%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ 1.506,3 tỷ USD, chiếm
12,6% so với thế giới; nhập khẩu 1.495,8 tỷ USD chiếm 13,2% so với thế giới.
a/ Mục tiêu hoạt động của ASEAN
- Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong nội bộ khu vực và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào ASEAN.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu
vực.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, tích cực cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau trên
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và hành chính.
- Mở rộng mậu dịch giữa các nước trong khối, biến ASEAN thành khu vực thương
mại tự do (AFTA). Xây dựng ASEAN thành một khu vực sản xuất có sức cạnh tranh
mạnh hướng vào thị trường toàn cầu.
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 35 (AEM-35) từ ngày 02/9 đến ngày
4/9/2003 tại Phnôm Pênh (Cambodia) đã đề ra mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế
ASEAN là thực hiện “Cộng đồng kinh tế ASEAN” ASEAN Economic Common
(AEC).
b/ Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
Cơ cấu tổ chức gồm có: Hội nghị thượng đỉnh; Hội nghị Liên Bộ Trưởng; Hội nghị
Bộ Trưởng Kinh tế; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao; Hội nghị Bộ trưởng chuyên
ngành; Hội nghị các Bộ trưởng khác; Ủy ban thường trực ASEAN; Hội nghị các quan
chức cao cấp ASEAN; Hội nghị các cơ quan kinh tế cao cấp, Hội nghị tư vấn hỗn hợp,
Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN.
Hội nghị thượng đỉnh: họp chính thức 3 năm 1 lần, địa điểm luân phiên theo chữ cái
của tên các nước; họp không chính thức mỗi năm 1 lần để xem xét việc thực hiện các
quyết định và các vấn đề đột xuất.
Nguyên tắc hoạt động:
- Nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương: Cùng tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc; Không can thiệp vào nội
bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình; Hợp
tác có hiệu quả.
- Nguyên tắc điều phối hoạt động: bao gồm các nguyên tắc: nhất trí, bình đẳng;
nguyên tắc 10-X: theo nguyên tắc này, một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN
72
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
nếu 2 hoặc nhiều nước ASEAN chấp nhận thực hiện, thì cứ tiến hành trước dự án chứ
không đợi tất cả các nước thành viên thực hiện mới tiến hành.
c/ Hợp tác thương mại của khối ASEAN
(1) Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung - Common Effective
Preferential Tariff – CEPT
Chương trình này nhằm biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, được
ký kết theo hiệp định giữa 6 nước ASEAN tại Singapore ngày 28/1/1992, có hiệu lực
từ 01/01/1993, nhằm cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0% đến 5 % khi các thành
viên buôn bán với nhau, các sản phẩm giảm thuế do hội viên ASEAN tự nguyện đề
nghị, nằm trong 2 cấp độ cắt giảm là cắt giảm cấp tốc và cắt giảm thông thường. Từ
tháng 5/2010, chương trình CEPT được chuyển thành một trong những nội dung của
hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện ATIGA của các nước ASEAN.
(2) Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, ASEAN Trade In Goods
Agreement ATIGA
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại
hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được
thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan, có hiệu
lực từ ngày 17/5/2010.
Linh hoạt hơn CEPT/AFTA, ATIGA quy định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn
xóa bỏ thuế quan đến năm 2018 với nhóm bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt
Nam (CLMV), đồng thời, cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện
nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN.
Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN
để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch...
đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối
cảnh xây dựng AEC vào năm 2015.
(3) Hội chợ thương mại của các nước ASEAN
Các nước ASEAN thỏa thuận thường xuyên tổ chức Hội chợ và Hội chợ thương
mại để các doanh nhân trong ngoài khu vực gặp gỡ, trao đổi thông tin thương mại...
nhằm mở rộng buôn bán trong ngoài ASEAN, tranh thủ đầu tư, mở rộng du lịch.
(4) Tham khảo ý kiến với khu vực tư nhân
Năm 1972, Các Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ACCI) được thành
lập nhằm lôi kéo khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế khu
vực.
(5) Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế có
tác động đến ASEAN.
75% kim ngạch thương mại của ASEAN là thực hiện với bên ngoài khối, việc phối
hợp lập trường trong buôn bán quốc tế có ý nghĩa quan trọng giúp các nước ASEAN
thống nhất hành động chống lại những chính sách bảo hộ mậu dịch của các thị trường
khác làm giảm kim ngạch xuất khẩu của các thành viên ASEAN.
Thông tin chi tiết về ASEAN cũng như các thống kê kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại của các nước thành viên và của cả ASEAN có thể tìm hiểu ở
website http://www.asean.org.

73
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Toàn cầu hóa về kinh tế là gì? Hãy nêu các giai đoạn của toàn cầu hóa về kinh
tế?
Câu 2: Những yếu tố cơ bản nào dẫn đến toàn cầu hóa về kinh tế? Vai trò của các yếu
tố này như thế nào?
Câu 3: Hãy nêu những lợi ích và hạn chế của toàn cầu hóa về kinh tế?
Câu 4: Hãy nêu những nguyên tắc hoạt động của WTO, các nguyên tắc hoạt động này
có mối liên hệ như thế nào với các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế?
Câu 5: Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn cho một thành viên mới gia nhập WTO?
Câu 6: Hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của IMF?
Câu 7: Hãy nêu các đặc trưng cơ bản trong chức năng của mỗi thành viên WB?
Câu 8: Hãy nêu 5 hình thức liên kết kinh tế quốc tế nhà nước? Nhận xét về tính chất
liên kết của các hình thức này?
Câu 9: Liên minh Châu Âu ngày nay đang thực hiện liên kết kinh tế nhà nước dưới
hình thức nào? Số thành viên của Liên minh? Đặc điểm thành viên EMU?
Câu 10: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Liên minh Châu Âu mở rộng
về hướng Đông?
Câu 11: Hãy nêu những thuận lợi mà Mexico đạt được khi tham gia NAFTA?
Câu 12: Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý, của các thành viên APEC? Việc chia ra hai
“khu vực” trong APEC có phải là phân chia theo vị trí địa lý không? Giải thích?
Câu 13: APEC có phải là một tổ chức không? Mục tiêu hoạt động của APEC là gì?
Hãy nêu nội dung chính của “Chương trình hành động riêng”?
Câu 14: Mục tiêu liên kết của ASEAN là gì? Mục tiêu hiện nay có gì thay đổi so với
những năm 1990?
Câu 15: Chương trình CEPT là gì? ATIGA là gì ? Ý nghĩa của chương trình CEPT và
hiệp định ATIGA trong liên kết kinh tế của các nước ASEAN?
Câu 9: Nguyên tắc 10-X của ASEAN là gì? Hãy nêu một ví dụ áp dụng nguyên tắc 10-
X?

74
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ
6.1 Việt Nam và WTO
6.1.1 Hành trình gia nhập WTO của Việt Nam
Ngày 4/1/1995 Việt Nam đệ đơn xin gia nhập WTO, ngày 31/1/1995, Nhóm công
tác về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sự tham gia của trên 20 nước
(đến khi hoàn tất đàm phán có gần 40 nước tham gia).
Từ năm 1996 đến 2001, đàm phán tập trung chủ yếu vào việc làm rõ chế độ và
chính sách thương mại với việc phải trả lời hơn 2000 câu hỏi có liên quan đến chính
sách thương mại, kinh tế, đầu tư.
Đến tháng 8/2001, Việt Nam chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và
dịch vụ để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước
thành viên Ban Công tác.
Về đàm phán song phương: Từ ngày 7/1/2002 Việt Nam bắt đầu đàm phán với các
nước thành viên có yêu cầu, ngày 31/5/2006, với việc ký thỏa thuận chính thức kết
thúc đàm phán song phương về gia nhập WTO với Hoa Kỳ, Việt Nam đã chính thức
hoàn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác.
Về đàm phán đa phương: Đã tiến hành 15 Phiên họp với Nhóm Công tác về Việt
Nam gia nhập WTO.Tại các Phiên 14 và 15, 10/2006, đoàn đàm phán đã giải quyết
được toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa Việt Nam với một số đối tác,
hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập WTO, hoàn chỉnh toàn bộ các tài liệu. Ngày
7/11/2006 phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO đã thống nhất thông qua việc gia
nhập của Việt Nam.
Ngày 11/01/2007 các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO.
6.1.2 Yêu cầu của Nhóm công tác WTO đối với Việt Nam
Nội dung chính mà Nhóm công tác yêu cầu khi Việt Nam gia nhập WTO là:
- Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ.
- Cải cách hệ thống luật pháp và thuế quan, hàng rào phi quan thuế theo hướng
minh bạch hóa, từng bước thực hiện các hiệp định của WTO.
- Thực hiện qui chế đối xử quốc gia theo WTO.
- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo WTO.
- Thực thi các hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật theo
WTO.
- Thúc đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường
bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.
6.1.3 Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO
Việc gia nhập vào WTO, một tổ chức chiếm 97% giá trị thương mại toàn cầu sẽ tạo
điều kiện rất nhiều cho phát triển thương mại của Việt Nam.
Thứ nhất: Trong giao lưu thương mại, đầu tư... Việt Nam sẽ được hưởng chế độ tối
huệ quốc của tất cả các nước thành viên. Các bên ký kết hiệp định phải đối xử với
hàng hóa xuất khẩu của các thành viên khác theo nguyên tắc không phân
80
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
biệt đối xử. Ngoài ra, nguyên tắc tối huệ quốc này còn được áp dụng ở lĩnh vực thương
mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.
Đặc biệt, khi Hiệp định dệt may (Agreement on Textiles and Clothing ATC) hết
hiệu lực vào năm 2005, Việt Nam có thể xuất khẩu hàng dệt may, mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất, sang các nước WTO mà không bị giới hạn bởi hạn ngạch.
Thứ hai: Việc thâm nhập vào thị trường các nước thành viên khác của WTO được
đảm bảo và ổn định vì các sản phẩm xuất khẩu được hưởng mức thuế quan giới hạn.
Thứ ba: Việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên hay
tìm giải pháp cho những khó khăn thương mại được đảm bảo thông qua bộ máy của
WTO, theo nguyên tắc các nước thành viên cùng trao đổi với nhau về các vấn đề
thương mại.
Thứ tư: Tận dụng được vai trò của WTO là diễn đàn cho các cuộc thảo luận đa
phương hay riêng lẻ về các vấn đề thương mại.
Thứ năm: Tranh thủ được sự giúp đỡ của WTO về kỹ thuật, thông tin, đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi được hưởng, khi trở thành thành viên của
WTO chúng ta cũng phải có nghĩa vụ nhất định như:
- Phải tuân thủ các nguyên tắc của hiệp định WTO mà không được phép tự do lựa
chọn trong lĩnh vực chính sách thương mại.
- Phải trao cho các nước thành viên thuộc WTO chế độ tối huệ quốc làm giảm đáng
kể thuế nhập khẩu. Việc bảo hộ công nghiệp nội địa phải thông qua các biện pháp thuế
quan chứ không phải bằng các biện pháp thương mại khác như hạn ngạch, trợ cấp.
- Phải tuân thủ theo thể chế điều hòa các cuộc tranh chấp buôn bán đã thiết lập trong
Hiệp định, bởi vì quy chế của WTO cấm kế hoạch hóa lưu thông hàng hóa hai bên để
tránh mang lại ưu thế cho một nước nào đó.
- Phải thường xuyên cung cấp thông tin về cơ cấu quản lý nền kinh tế quốc dân,
quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại thương và hệ thống thuế quan.
Để tìm hiểu về WTO có thể tham khảo trang web http://www.wto.org.
6.1.4 Các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO
a/ Cam kết về thuế quan.
Biểu cam kết thuế quan dựa trên Hệ thống Hài hoà phân loại hàng hoá (The
Harmonized System) bao gồm 21 phần với 99 chương như sau:
Phần I: Chương 1-5, động vật sống và các sản phẩm từ động vật: Thuế suất cam kết
tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 30%, 35%, 40%, 80%
(trứng gà, trứng vịt hoặc các loại trứng chim & gia cầm nguyên vỏ tươi đã bảo quản
hoặc làm chín. Tuy nhiên, trứng gà và trứng vịt để làm giống thì thuế suất là 0%). Việt
Nam cam kết cắt giảm xuống từ 2-10%, thời gian thực hiện từ 2009-2012 tùy mã hàng.
Phần II: Chương 6-14, các sản phẩm thực vật: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia
nhập ở các mức 0%, 5%,10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%. Việt Nam cam kết
cắt giảm xuống từ 2-30%, thời gian thực hiện từ 2008-2012 tùy mã hàng.
Phần III: Chương 15, mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ
chúng; mỡ ăn đã được chế biến, các loại sáp động vật hoặc thực vật oils: Thuế suất
cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 5%,10%, 15%, 20%, 30%, 35%, 40% ,50%.

81
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Việt Nam cam kết cắt giảm xuống từ 5-20%, thời gian thực hiện từ 2010-2012 tùy mã
hàng.
Phần IV: Chương 16-24, Thực phẩm chế biến, đồ uống, rượu mạnh và giấm, thuốc
lá và các nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia
nhập ở các mức 0%, 10%, 15%, 18%, 20%, 28%, 40% ,45%, 50%, 65%, 80%, 100%,
150% (xì gà, thuốc lá Bi-đi). Việt Nam cam kết cắt giảm xuống từ 3-18%, thời gian
thực hiện từ 2008-2012 tùy mã hàng.
Phần V: Chương 25-27, khoáng sản: Việt Nam cam kết cắt giảm xuống từ 10%
xuống 5% mặt hàng vôi sống từ 2008. Đối với các mặt hàng như xi măng Portland, xi
măng nhôm, xi măng xỉ (xốp), xi măng super sulfat và xi măng chịu nước (xi măng
thủy lực) tương tự, đã hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clanke, mức thuế hiện nay nằm
ở các mức 30% và 40% tùy mã hàng. Mức thuế này sẽ giảm từ 5-10% từ năm 2010-
2012. Đối với mặt hàng dầu mỏ dưới dạng Condensate Việt Nam cam kết sẽ các giảm
mức thuế từ 15% xuống 10% từ 2009. Các mặt hàng khác có mức thuế suất 0%, 3%,
5%, 10%, 20%, 40% đa phần không có cam kết cắt giảm thuế suất.
Phần VI: Chương 28-38, Các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các
ngành công nghiệp liên quan: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%,
3%, 5%, 6,5%, 10%, 20%, 30% và 40%. Các mã hàng ở phần này Việt Nam không có
cam kết cắt giảm hoặc cam kết cắt giảm xuống 1,5% - 20%, thời gian thực hiện từ
2010-2014 tùy mã hàng.
Phần VII: Chương 39-40, Plastic và các sản phẩm plastic, cao su và các sản phẩm
bằng cao su: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 3%, 8%, 10%,
15%, 20%, 30%, 40% và 50%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 20%, thời gian
thực hiện từ 2008-2012 tùy mã hàng.
Phần VIII: Chương 41-43, Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da; bộ đồ
yên cương, hàng du lịch, túi xách tay và các loại đồ chứa tương tự, các mặt hàng từ
ruột động vật, trừ tơ từ ruột con tằm: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các
mức 0%, 3%, 5%, 10%, 30%, 40%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời
gian thực hiện từ 2009-2012 tùy mã hàng.
Phần IX: Chương 44-46, Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; lie và các sản
phẩm bằng lie; các sản phẩm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; các sản
phẩm bằng liễu gai và song mây: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức
0%, 5%,10%, 15%, 20%, 30%, 40%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời
gian thực hiện từ 2008-2012 tùy mã hàng.
Phần X: Chương 47-49, Bột giấy từ gỗ và từ vật liệu xơ xenlulo khác; giấy loại
hoặc cáctông loại (phế liệu và vụn thừa); giấy, các tông và các sản phẩm của chúng:
Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 1%, 3%, 5%, 10%, 20%,
27%, 40%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời gian thực hiện từ 2009-2012
tùy mã hàng.
Phần XI: Chương 50-63, Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt: Thuế suất cam kết tại
thời điềm gia nhập ở các mức 1%, 3%, 5%, 12%, 15%, 20%. Việt Nam cam kết cắt
giảm từ 0% - 5%, thời gian thực hiện từ 2009-201 tùy mã hàng. Riêng quần áo và các
sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác có mức thuế suất 100% và không có cam kết
cắt giảm. Các loại vải vụn đã qua sử dụng hoặc mới có mức thuế suất 50% và Việt
Nam không có cam kết cắt giảm.
Phần XII: Chương 64-67, Giày, dép, mũ và các vật đội đầu khác, ô, dù, ba toong,
82
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ
kéo, lông vũ chế biến và các sản phẩm làm từ lông vũ chế biến: Thuế suất cam kết tại
thời điềm gia nhập ở các mức 5%, 10%,20%, 30% và 40%. Việt Nam cam kết cắt
giảm từ 5% - 15%, thời gian thực hiện từ 2010-2012 tùy mã hàng.
Phần XIII: Chương 68-70, Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, a-mi-ăng,
mi-ca hoặc các vật liệu tương tự; đồ gốm; thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh:
Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 5%, 10%, 20%, 25%, 30%,
40%, 45% và 50%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời gian thực hiện từ
2008-2012 tùy mã hàng.
Phần XIV: Chương 71, Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quí hoặc đá bán quí,
kim loại quí, kim loại được dát phủ kim loại quí, và các sản phẩm của chúng; đồ kim
hoàn giả; tiền kim loại: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 1%, 3%,
5%, 30%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời gian thực hiện từ 2008-2012
tùy mã hàng.
Phần XV: Chương 72-83, Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại: Thuế
suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 3%, 5%, 10%, 15%, 18%, 30%,
Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 13%, thời gian thực hiện từ 2009-2014 tùy mã
hàng.
Phần XVI: Chương 84-85, Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ
phận của chúng; thiết bị ghi và sao chép âm thanh, thiết bị ghi và sao chép hình ảnh
truyền hình và âm thanh, và các bộ phận và phụ tùng của chúng: Thuế suất cam kết tại
thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 1%, 3%, 4%, 10%, 20%, 27%, 37%, 40%, 45% và
50%. Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 30%, thời gian thực hiện từ 2008-2014 tùy
mã hàng.
Phần XVII: Chương 86-89, Xe cộ, phương tiện bay, tàu thuyền, và các thiết bị vận
tải liên hợp: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập có rất nhiều loại như 0%,
5%,13%, 15%, 18%, 20%, 25%, 27%, 35%, 40%, 45%, 50%, 60%, 90% và 100%. Đối
với các loại xe ô tô chở dưới 16 người và xe chở từ 16 người trở lên nhưng dưới 30
người, xe buýt loại khác, xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng ô tô
thể thao và xe đua) lạoi chở không quá 8 người kể cả người lái). Việt Nam cam kết cắt
giảm từ 0% - 43%, thời gian thực hiện từ 2009- 2014 tùy mã hàng.
Phần XVIII: Chương 90-92, Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện
ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật, đồng hồ cá nhân và đồng
hồ thời gian khác; nhạc cụ; các bộ phận và phụ tùng của chúng: Thuế suất cam kết tại
thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 1%, 3%, 5%, 10%, 15%, 20%, 30%.Việt Nam cam
kết cắt giảm từ 0% - 15%, thời gian thực hiện từ 2008-2012 tùy mã hàng.
Phần XIX: Chương 93, Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ tùng của chúng: Thuế
suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 5%, 30% và 40%. Việt Nam cam
kết cắt giảm từ 0% - 10%, thời gian thực hiện từ 2012 tùy mã hàng.
Phần XX: Chương 94-96, các mặt hàng khác như đồ nội thất các loại; đồ chơi,
dụng cụ dùng cho các trò chơi và thể thao, các bộ phận và phụ tùng của chúng và các
mặy hàng khác: Thuế suất cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 5%, 10%,
20%, 30%, 35%, 40%.Việt Nam cam kết cắt giảm từ 0% - 20%, thời gian thực hiện từ
2010-2012 tùy mã hàng.
Phần XXI: Chương 97, Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ: Thuế suất
cam kết tại thời điềm gia nhập ở các mức 0%, 5%, 20%, X + 7.000/10.000/15.000
83
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
USD. Mức thuế này giữ nguyên không có cam kết cắt giảm.
Thêm vào đó, Chương 98 là Chương Bổ sung phân loại mặt hàng của Biểu cam kết
thuế quan, trong đó dành riêng để liệt kê về cam kết thuế nhập khẩu đối với xe ô tô đã
qua sử dụng dưới 5 năm.
b/ Hiệp định Nông nghiệp, Agreement on Agriculture – AoA
Hiệp định AoA gồm 13 phần, 21 điều và 5 phụ lục. Diện sản phẩm áp dụng có HS
từ chương 1 đến chương 24, trừ các sản phẩm từ cá, cộng với một số sản phẩm có HS
thuộc các chương từ 29 đến 53 được ghi trong phụ lục 1. AoA có nội dung quan hệ với
các hiệp định khác như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, Hiệp định về
việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng…
AoA quan tâm đến việc trợ cấp của chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp trong
nước. Theo AoA, “Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà
trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được” như chính phủ trực
tiếp cấp tiền hoặc bảo lãnh các khoản vay; miễn các khoản thu lẽ ra doanh nghiệp phải
đóng hay cung ứng những khoản hàng hóa, dịch vụ hoặc tiêu thụ hàng hóa giúp một
doanh nghiệp nào đó.
Các vấn đề quan trọng liên quan đến hiệp định AoA mà Việt Nam cam kết là:
- Tiếp cận thị trường (Điều 4): Liên quan đến các cam kết ràng buộc và cắt giảm
thuế quan, các cam kết mở cửa thị trường, khái niệm “thuế hóa” được đưa ra. Thuế
hóa là nghĩa vụ chuyển tất cả những rào cản phi thuế quan đối với thương mại thành
thuế quan tương ứng theo phương thức tại Vòng đàm phán Uruguay và Việt nam cũng
không ngoại lệ. Việc giảm thuế phải được “cắt giảm hài hòa”, nghĩa là áp dụng thuế
quan khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau, về nguyên tắc, giảm nhanh các
mặt hàng có thuế suất cao để đưa các mức thuế quan cuối cùng đến gần nhau hơn.
- Tự vệ đặc biệt (Điều 5): AoA cho phép các nước thành viên được sử dụng các
biện pháp hạn chế đặc biệt được gọi là “Biện pháp tự vệ đặc biệt”- SSG, Special
Safeguard, mà không yêu cầu phải chỉ ra sự tổn hại nào đến sản xuất trong nước, miễn
là rào cản phi thuế đối với sản phẩm đó đã được "thuế hóa" và đánh dấu SSG trong
danh mục cam kết. SSG được áp dụng cho 38 nước đã phát triển với nhiều sản phẩm
được áp dụng như Canada 150 dòng thuế, EU 539, Japan 121, Hoa Kỳ 189 Thuỵ sĩ
961 dòng thuế. Chỉ 22 nước đang phát triển được áp dụng SSG, trong quá trình đàm
phán gia nhập WTO, các Thành viên đề nghị Việt Nam cam kết không áp dụng tự vệ
đặc biệt.
- Cam kết về hỗ trợ trong nước (Điều 6): AoA chia hỗ trợ trong nước thành 3 dạng
hộp khác nhau: xanh lá cây, xanh lam và hỗ phách trên cơ sở tác động của chúng đến
sản xuất và thương mại nông nghiệp.
Hộp xanh lá cây- Green box: Bao gồm các chương trình chi trả trực tiếp nhằm hỗ
trợ thu nhập của người nông dân nhưng được cho là không ảnh hưởng đến các quyết
định sản xuất (hay không mang tính bóp méo thương mại). Các biện pháp hỗ trợ "hộp
xanh lá cây" được hoàn toàn loại trừ khỏi cam kết cắt giảm nếu thỏa mãn 2 điều kiện
chính: (i) Là loại hỗ trợ thông qua một chương trình do chính phủ tài trợ (chi tiêu),
không liên quan đến các khoản thu từ người tiêu dùng. (ii) Hỗ trợ không có tác dụng
trợ giá cho người sản xuất.
Phụ lục 2 - AoA nêu rõ 4 loại hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây với những điều kiện phụ

84
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
kèm theo của mỗi loại hỗ trợ như sau:
(1) Dịch vụ chung, bao gồm: Nghiên cứu, nghiên cứu liên quan đến môi trường,
nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm cụ thể; Kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh; Dịch
vụ đào tạo; Dịch vụ tư vấn và mở rộng: …tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao thông
tin và kết quả nghiên cứu; Dịch vụ kiểm tra:..vì mục đích sức khỏe, an toàn, phân loại
và tiêu chuẩn hóa; Dịch vụ xúc tiến và tiếp thị; Dịch vụ hạ tầng cơ sở.
(2) Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực: Bao gồm cả trợ cấp cho việc
dự trữ sản phẩm của tư nhân như là bộ phận của chương trình; Phải tương ứng với các
chỉ tiêu đã định trước; Giá thu mua là giá thị trường tại thời điểm thu mua; Thanh lý
không thấp hơn giá thị trường hiện hành.
(3) Trợ cấp lương thực trong nước: Loại trợ cấp này phải thỏa mãn: Liên quan đến
mục tiêu dinh dưỡng; Mua với giá thị trường hiện hành, cung cấp dưới dạng thực
phẩm cho người có nhu cầu hoặc phương tiện khác để người thụ hưởng mua với giá thị
trường hoặc giá trợ cấp.
(4) Thanh toán trực tiếp cho người sản xuất: Bao gồm các khoản: Hỗ trợ thu nhập
tách rời khỏi sản xuất; Ðóng góp tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo
hiểm thu nhập; Thanh toán bù đắp thiệt hại do thiên tai; Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu
thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu cho người sx; Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu
thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực; Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua
trợ cấp đầu tư; Thanh toán theo các chương trình môi trường; Thanh toán trong các
chương trình hỗ trợ vùng.
Hộp xanh lam –Blue box: Những biện pháp hỗ trợ này cũng được miễn khỏi cam
kết cắt giảm mặc dù có thể có ảnh hưởng bóp méo sản xuất và thương mại nhưng chỉ ở
mức tối thiểu. Hỗ trợ xanh lam bao gồm các khoản chi trả trực tiếp trong các chương
trình hạn chế sản xuất (như áp dụng quota có thuế hoặc đề nghị người nông dân chỉ
canh tác một phần đất đai của họ. Tuy nhiên, những khoản chi trả này được tính trên
cơ sở vùng và sản lượng cố định; hoặc những khoản chi trả bằng hoặc thấp hơn 85%
mức sản lượng cơ sở (1986-1988); hoặc các khoản chi trả cho chăn nuôi được tính
theo số đầu gia súc, gia cầm cố định.
Với những nước đang phát triển, việc hỗ trợ được thực hiện thông qua các khoản hỗ
trợ đầu tư của chính phủ; trợ cấp đầu vào cho những người sản xuất có thu nhập thấp
và thiếu nguồn lực hay hỗ trợ để khuyến khích việc chuyển từ cây trồng thuốc phiện
sang các cây trồng khác.
Hộp hổ phách –Amber box: Loại hỗ trợ mang tính bóp méo thương mại sẽ không
được miễn và buộc phải cắt giảm. Mức độ hỗ trợ của chính phủ cho ngành nông
nghiệp trong hộp hổ phách được tính bằng “Tổng mức hỗ trợ gộp” (Tổng AMS). Tổng
AMS được xác định bằng cách tính từ phần chi tiêu ngân sách Nhà nước và phần thu
ngân sách được miễn. Các quốc gia thành viên sẽ phải cam kết không vượt quá mức
Tổng AMS của họ trong mỗi năm đã được đưa ra trong cam kết.
Đối với Việt Nam, tổng AMS giai đoạn 1999-2001 là 3.961,59 tỷ đồng nên cam kết
ràng buộc hàng năm mức trợ cấp cuối cùng là 3.961,59 tỷ đồng và mức hỗ trợ trong
nước duy trì ở mức 10% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.
- Cam kết về trợ cấp xuất khẩu (Điều 9): Những quy định về trợ cấp xuất khẩu của
WTO được nêu trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on
Subsidies and Countervailing Measures - SCM và Hiệp định nông nghiệp AoA). Cụ
thể, trợ cấp đối với sản phẩm nông nghiệp được quy định trong Hiệp định AoA, còn
85
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
trợ cấp đối với sản phẩm công nghiệp được quy định ở Hiệp định SCM.
SMC chia trợ cấp thành 3 loại:
(1) Trợ cấp đèn đỏ (red subsidies) - bị cấm hoàn toàn, bao gồm: Chương trình cung
ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào với những điều kiện
ưu đãi; Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt
quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước hoặc hoàn lại quá mức thuế
nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu; Chương trình bảo
hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của chương trình
bảo hiểm, (ví dụ, trường hợp hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm, nhưng
phí bảo hiểm áp dụng đối với nhà xuất khẩu lại quá nhỏ so với mức cần thiết theo quy
định, thì được coi như một dạng trợ cấp); Tín dụng xuất khẩu của Chính phủ với lãi
suất thấp hơn đi vay cũng coi như Nhà nước trợ cấp cho xuất khẩu.
(2) Trợ cấp đèn vàng (yellow subsidies) - không bị cấm nhưng có thể là đối tượng
của các biện pháp đối kháng: Là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, với
đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm
doanh nghiệp; một ngành hay một nhóm ngành; một khu vực địa lý được định rõ nằm
trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trợ cấp loại này được
thực hiện nhưng chỉ dừng ở mức không gây “tác động bất lợi cho các nước thành
viên”. Các doanh nghiệp cần phải chú ý khi thực hiện trợ cấp loại này vì tính nhạy cảm
của nó. Ví dụ như trợ cấp cho một vùng lãnh thổ bị lũ lụt, nhưng vẫn có thể gây ra
khiếu kiện giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, vì mỗi nước hiểu và chấp nhận
khái niệm về vùng lũ lụt khác nhau.
(3) Trợ cấp đèn xanh (green subsidies) - được phép sử dụng và không phải là đối
tượng của các biện pháp đối kháng.
Loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm các loại sau:
 Hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) do doanh nghiệp
tiến hành.
 Trợ cấp nhằm điều chỉnh phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về
môi trường, nếu là trợ cấp 1 lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc
thích nghi đó (như nâng cấp cơ sở hạ tầng…).
 Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn. Vùng khó khăn phải
được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với những đặc điểm kinh tế và hành
chính nhất định (một trong những tiêu thức xác định vùng khó khăn là chỉ tiêu GDP
bình quân đầu người thấp hơn 85% GDP bình quân đầu người của khu vực).
Các loại trợ cấp phải cắt giảm theo AoA khi đàm phán gia nhập WTO thông
thường là:
(1) Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp dựa trên thành tích xuất khẩu (trợ cấp nếu giá
trị xuất khẩu đạt một mức nào đó), dù đó là trợ cấp bằng tiền hay bằng hiện vật, dù đó
là trợ cấp dành cho cá nhân người sản xuất hay tập thể, hiệp hội của họ, cho doanh
nghiệp đơn lẻ hay cho cả ngành, cho đơn vị sản xuất hay đơn vị thương mại.
(2) Việc Chính phủ chuyển nông sản dự trữ với mục đích phi thương mại sang để
xuất khẩu với mức định giá thấp hơn giá của sản phẩm tương tự dành cho người tiêu
dùng trong nước.
(3) Việc thanh toán cho hàng nông sản xuất khẩu thông qua hoạt động của Chính

86
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
phủ, dù có hay không sử dụng nguồn tài chính công, kể cả việc thanh toán từ nguồn
thu thuế đánh vào sản phẩm đó hay đánh vào một nông sản khác mà từ đó sản phẩm
XK được tạo ra.
(4) Việc trợ cấp nhằm giảm chi phí xuất khẩu nông sản (không kể các dịch vụ xúc
tiến và tư vấn hiện đã trở thành phổ biến rộng rãi) bao gồm cả các chi phí về bảo quản,
nâng cấp và chi phí chế biến khác, cũng như chi phí vận tải quốc tế.
(5) Việc Chính phủ bảo đảm hay ủy quyền bảo đảm vận tải nội địa đối với hàng XK
với các điều kiện ưu đãi hơn vận tải hàng trong nước.
(6) Việc trợ cấp cho nông sản dựa trên mức độ tham gia của chúng trong những sản
phẩm XK.
Riêng đối với các nước đang phát triển, loại hình trợ cấp số (4) và (5) nêu trên còn
được miễn thêm 5 năm sau thời hạn loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu.
- Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Điều 14): thực hiện hoàn toàn theo Hiệp
định về các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, Agreement on Sanitary and
Phytosanitary Measures – SPS.
c/ Hiệp định SPS
Trong hiệp định SPS các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật (SPS) được
áp dụng đối với cả hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước. Mục tiêu áp dụng
nhằm bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của động vật, thực vật tránh nguy cơ do sự xâm
nhập, hình thành hoặc lây lan của sâu hại và dịch bệnh, sinh vật mang bệnh hoặc sinh
vật gây bệnh; Bảo vệ cuộc sộng hoặc sức khỏe của người, động vật tránh khỏi nguy cơ
từ các chất phụ gia, các chất ô nhiễm, các độc tố, các sinh vật gây bệnh có trong thức
ăn, nước uống; Bảo vệ cuộc sống của người khỏi nguy cơ từ động vật, thực vật hoặc
sản phẩm của chúng, hoặc sự xâm nhập, hình thành hoặc lây lan của sâu hại, bệnh
dịch; Bảo vệ lãnh thổ quốc gia khỏi sự lan truyền của sâu bệnh, dịch hại.
Để đạt được mục tiêu trên, các biện pháp SPS bao gồm việc xem xét các tiêu chí
thành phẩm cũng như quy trình và phương thức sản xuất, chế biến, bảo quản và vận
chuyển. Kiểm tra và chứng nhận, thanh tra, yêu cầu về kiểm dịch, cấm nhập khẩu và
những biện pháp khác cũng được sử dụng.
Các biện pháp SPS có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như yêu cầu
nông sản có xuất xứ từ vùng phi dịch hại, tiến hành kiểm tra và chứng nhận kiểm dịch,
quy trình xử lý, ấn định mức dư lượng thuốc tối đa hoặc lập danh mục các chất phụ gia
được phép sử dụng.
Hiệp định SPS công nhận các quốc gia có quyền đưa ra các chính sách về vệ sinh và
an toàn thực phẩm để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực
vật và không được phân biệt đối xử tuỳ tiện và vô lý giữa các thành viên khi có các
điều kiện tương tự hoặc như nhau. SPS khuyến khích các quốc gia xây dựng những
biện pháp của mình dựa trên những tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị quốc tế;
Tham gia vào tất cả các hoạt động của các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự hài hoà
hoá các qui định SPS trên cơ sở quốc tế; Thừa nhận các biện pháp SPS của các quốc
gia xuất khẩu là tương đương nếu họ đạt được mức bảo hộ SPS như nhau; Nếu có thể,
đưa ra được những hiệp định song phương và đa phương về công nhận tính phù hợp
của các biện pháp SPS đặc trưng.
Hiệp định SPS còn cho phép các nước được áp dụng các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật có mức độ bảo hộ cao hơn so với các biện pháp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế,
87
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
nếu có chứng minh khoa học hoặc nếu quốc gia đó quyết định trên cơ sở đánh giá
nguy cơ rằng áp dụng mức độ bảo hộ cao hơn của các biện pháp SPS là phù hợp.
Hiệp định SPS không đòi hỏi các nước đang gia nhập phải chứng minh hay khai báo
rằng cơ chế kiểm dịch hiện hành của họ liệu có dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế hoặc
những nguyên tắc khoa học hay không và những hàng rào đó được áp dụng sau khi
đánh giá mức độ nguy hại. Có thể hiểu được rằng, nghĩa vụ về hài hoà với các qui
định, là những cam kết với những nỗ lực cao nhất của các nước thành viên WTO.
Theo qui định của SPS, tất cả các nước là thành viên phải thành lập một Điểm hỏi
đáp, đó là một cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về thông
tin liên quan đến các biện pháp SPS trong nước, bao gồm những quyết định và qui
định hiện hành và mới ban hành trên cơ sở đánh giá nguy cơ. Các quốc gia được yêu
cầu phải thông báo với Ban Thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới về những yêu cầu
SPS mới, hoặc sửa đổi những yêu cầu hiện hành mà dự kiến sẽ được áp dụng trong
nước, nếu những yêu cầu này khác với các tiêu chuẩn quốc tế và có thể ảnh hưởng đến
thương mại quốc tế.
Hiệp định SPS cũng có những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang
phát triển và kém phát triển. Với những trường hợp cụ thể, bao gồm khung thời gian
áp dụng dài hơn, những ngoại lệ có giới hạn thời gian cho một số nghĩa vụ trong Hiệp
định và tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tham gia vào hoạt động của các tổ
chức quốc tế thích hợp. Hiệp định cũng yêu cầu các nước phát triển phải có trợ giúp kỹ
thuật đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhằm nâng cao năng
lực của các nước này khi thực thi Hiệp định SPS.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ thực thi toàn diện Hiệp định SPS bao gồm
các tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định kiểm dịch động
thực vật. Các quy định cụ thể và danh mục đã được đưa lên trên trang Web của Cục
Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Danh mục dịch bệnh trên động vật thuộc
diện kiểm dịch đăng trên trang Web của Cục Thú y và Quy định mức ô nhiễm hoá chất
và vi sinh sinh vật (Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT) trên trang Web Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Các Tiêu chuẩn này đã một phần hài hoà trên cơ sở tiêu
chuẩn của CODEX, Tổ chức y tế thế giới (OIE) và Công ước bảo vệ thực vật quốc tế
(IPPC).
Việt Nam cũng đã thành lập Văn phòng SPS nhằm minh bạch hoá các quy định liên
quan đến. Văn phòng SPS Việt Nam có chức năng thông báo và hỏi đáp liên quan việc
xây dựng mới, sửa đổi các quy định về SPS để thông báo cho Ban thư ký và các thành
viên biết, góp ý va có thời gian thích ứng. Văn phòng cũng có nhiệm vụ yêu cầu các
thành viên cung cấp thông tin liên quan đến SPS của họ qua đó giúp đỡ các cơ quan
chức năng và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu biết và áp dụng.
Các tiêu chuẩn và quy định về SPS còn có trên website www.spsvietnam.gov.vn,
tại địa chỉ này có các đường dẫn đến các Cục chuyên ngành.

d/ Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, TBT, Technical Barriers to
Trade Agreement.
Hiệp định TBT gồm tất cả những qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn tự nguyện, thủ tục
tiến hành để thực thi những qui định này. Ngoại trừ trường hợp liên quan đến những

88
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật như đã được định nghĩa trong Hiệp định
SPS, hiệp định TBT cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của
con người, sức khoẻ hoặc đời sống cây trồng và vật nuôi.
Theo TBT các nước thành viên phải cam kết (i) Tôn trọng nguyên tắc đối xử quốc
gia và MFN trong việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại. (ii) Giám sát quá
trình xây dựng các qui định kỹ thuật. (iii) Ban hành các qui định kỹ thuật. (iv) Thiết
lập Điểm hỏi đáp. (v) Nếu các qui định về kỹ thuật tác động đến thương mại quốc tế
thì phải thông báo cho WTO và tạo cơ hội cho các thành viên tham gia góp ý cho
những qui định kỹ thuật này. (vi) Yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thông qua
Quy tắc thực hành được trình bày trong phần Phụ lục của Hiệp định TBT. (vii) Áp
dụng qui tắc đối xử quốc gia và MFN khi đánh giá tính phù hợp.
Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định SPS và TBT:
Để xác định xem một biện pháp nào đó thuộc điều khoản của Hiệp định SPS hay
TBT, điều cần thiết là xem xét mục đích tại sao nó lại được áp dụng. Theo qui định
chung, nếu một biện pháp được thừa nhận là để bảo vệ đời sống con người khỏi những
nguy cơ phát sinh từ những chất phụ gia, độc tố, dịch bệnh từ động thực vật; để bảo vệ
đời sống động vật từ những nguy cơ do chất phụ gia, độc tố, dịch bệnh, các sinh vật
gây bệnh; bảo vệ đời sống cây trồng từ những nguy cơ do sâu hại, dịch bệnh, các sinh
vật gây bệnh; bảo vệ một quốc gia từ nguy cơ thiệt hại do sự thâm nhập, hình thành
hay lan truyền của sâu bệnh, biện pháp này là một biện pháp SPS.
Các biện pháp được áp dụng vì những mục đích khác nhưng cũng nhằm để bảo vệ
đời sống con người, cây trồng và vật nuôi thì thuộc về Hiệp định TBT. Hay nói cách
khác, các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người (ngoài lĩnh vực an toàn thực phẩm),
các yêu cầu về dinh dưỡng, đóng gói và chất lượng sản phẩm thuộc về Hiệp định TBT.
Chẳng hạn như hạn chế dược phẩm sẽ là một biện pháp trong Hiệp định TBT. Yêu cầu
dán nhãn liên quan đến an toàn thực phẩm thường là biện pháp SPS, trong khi đó nhãn
mác liên quan đến các đặc điểm về dinh dưỡng hay chất lượng sản phẩm lại thuộc qui
định TBT.
Có thể tìm hiểu và thực hiện hỏi – đáp về hiệp định TBT, các vấn đề liên quan đến
TBT của Việt Nam và các nước WTO thông qua website http://www.tbtvn.org của
Văn phòng thông báo và hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
6.2 Quan hệ của Việt nam và các tổ chức tài chính – tiền tệ thế giới
6.2.1 Việt Nam và IMF
Chính quyền Sài gòn tham gia IMF từ ngày 18/8/1956, sau giải phóng Miền Nam
tháng 5/1976 chính phủ CHXHXN Việt Nam tiếp quản hội viên.
Từ năm 1976 đến tháng 3/1981 Việt Nam vay IMF 7 khoản với tổng số 205,7 triệu
SDR, do không trả được nợ, tính đến cuối năm 1988 số nợ quá hạn của ta với IMF là
101,2 triệu SDR (# 140 triệu USD) và bị IMF đình chỉ quyền vay vốn. Tháng 7/1993
Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam, cho phép Việt Nam được tái
gia nhập các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, và để có thể tiếp tục được vay tiền của
IMF, ngày 05/10/1993 Việt Nam đã thanh toán xong nợ với IMF.
Để thanh toán được nợ 140 triệu USD, Chính phủ Việt Nam đã huy động vốn từ
hai nguồn:
- Nguồn viện trợ không hoàn lại 56 triệu USD (40%) do Pháp và Nhật mỗi nước
viện trợ 17,5 triệu USD, khối Bắc Âu 10 triệu, Thụy sĩ 7 triệu, Úc 3 triệu, Phần Lan,
89
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Canada mỗi nước 1 triệu.
- Nguồn vốn vay bắc cầu 84 triệu USD (60%) với lãi suất 2,7%/năm do liên kết 18
ngân hàng của các nước thực hiện.
Tính đến năm 2010, Việt Nam được phân bổ vốn 329,1 triệu SDR, nợ IMF 50,01
triệu USD.
6.2.1 Việt Nam và Ngân hàng thế giới
Cho đến 30/4/1975 chính quyền Sài Gòn là hội viên của 3 tổ chức thuộc ngân hàng
thế giới là IBRD, IDA và IFC và đã đóng góp tổng số vốn là 8,5 triệu USD. Chính
quyền cũ không xin vay khoản nào của các tổ chức trên.
Năm 1976 Chính quyền Việt Nam tiếp tục kế chân hội viên của chính quyền cũ ở 3
tổ chức trên và đến nay vẫn chưa là thành viên của MIGA. Năm 1978 IDA cho vay 60
triệu USD để thực hiện dự án thủy lợi Dầu Tiếng.Từ năm 1979 - 11/1993 dưới sức ép
của Mỹ, WB không cho nước ta vay thêm một khoảng nào nữa.
Bắt đầu từ tháng 11/1993, WB nối lại quan hệ tài chính với Việt Nam và trong hai
năm 1995 - 1996 đã ký kết cho Việt Nam vay 739,5 triệu USD theo thể thức ODA
dành cho các nước đang phát triển. Đây là loại tín dụng trả dần trong 40 năm, trong đó
có 10 năm ân hạn, lãi suất bằng không, hàng năm chỉ trả phí hành chính bằng 0,25%
trên món vay.
Theo “chiến lược hỗ trợ quốc gia” WB hàng năm sẽ cho Việt Nam vay khoảng 400-
500 triệu USD, trong đó sẽ chuyển dịch dần từ cho vay các công trình cơ sở hạ tầng
kinh tế lớn sang cho vay theo ngành, nhất là các lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng xã hội,
môi trường... Tính đến 30/6/2015, Việt Nam nợ IBRD 1,204 tỷ USD và IDA là 12,24
tỷ USD.
6.2.2 Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á
Tính đến tháng 04/1975, chính quyền Sài Gòn đã góp cổ phần vào ADB gần 11,6
triệu USD, năm 1976 CHXHCN Việt Nam kế tục chân tại ADB và nâng cổ phần đạt
hơn 15,25 triệu USD. Trước năm 1973, chính quyền Sài Gòn vay 9 khoản cho 8 dự án
với tổng số tiền 44,6 triệu USD nhưng các dự án này chưa thực hiện. Đầu năm 1978
Việt Nam đã vay và sử dụng 6 khoản vay với tổng số tiền thực sử dụng là 25,4 triệu
USD.
Ngay sau khi Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận tài chính đối với Việt Nam ở các tổ chức
quốc tế thì ngay trong năm, ADB đã tài trợ cho Việt Nam số tiền 260 triệu USD dưới
dạng cho vay ưu đãi để đầu tư vào 3 dự án lớn.
Từ 11/1993 - 8/1996, ADB đã thỏa thuận tài trợ cho Việt Nam với 13 khoản vay,
tổng trị giá 630,1 triệu USD, trong đó gần 44% dành cho lĩnh vực nông nghiệp và
công nghiệp chế biến, hơn 24% giành cho kết cấu hạ tầng kinh tế và khoảng 20%
giành cho kết cấu hạ tầng xã hội. Ngoài ra còn 59 khoản hỗ trợ kỹ thuật không hoàn
lại, tổng trị giá 33,4 triệu USD đã được chuyển giao cho phía Việt Nam. Tính đến
31/12/2014, Việt Nam đã vay ADB 13,91 tỷ USD.

6.3 Việt Nam và các liên kết kinh tế quan trọng

90
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
6.3.1 Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Từ năm 1975 -1978 EU có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưng đến năm 1979
do vấn đề Việt Nam đưa quân vào Campuchia, EU đã rút đại sứ của mình về nước và
ngừng viện trợ cho Việt Nam (mặc dù mức viện trợ của EU cho Việt Nam lúc này là
rất nhỏ). Từ cuối năm 1984, khối EU lại viện trợ cho Việt Nam, nhưng chính thức
01/1990 EU mới thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đỉnh cao của sự phát
triển quan hệ giữa Việt Nam và EU được đánh dấu bằng việc ký kết Hiệp định khung
hợp tác vào 17/07/1995 tại Brussel. Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa
Việt Nam và EU có những bước tiến quan trọng. Cụ thể:
a/ Về thương mại
Quan hệ buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam tăng mạnh qua các năm, nếu như năm
1985 kim ngạch buôn bán hai chiều đạt trên 100 triệu USD, thì năm 1996 đạt kim
ngạch buôn bán đến 1.695,5 triệu USD, tăng gần 17 lần. Mức buôn bán này càng gia
tăng từ năm 1998 vì EU tăng mức hạn ngạch nhập khẩu hàng may của Việt Nam 25%
mỗi năm từ 1998 - 2000. Chính việc gia tăng này đã giúp Việt Nam xuất siêu vào thị
trường EU kể từ năm 1998, đến năm 2000, kim ngạch hai chiều đạt 4.162,5 triệu USD,
trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 1.527,7 triệu USD.
Từ năm 2000 đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình
17,8%/ năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 24.400 triệu USD chiếm 18,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và hơn gấp 2 lần kim ngạch nhập khẩu cũng
từ EU là 9.400 triệu USD. Trong khối ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn
thứ năm của EU. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và EU là tính bổ sung lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải
sản…Hầu hết hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU đang được hưởng Quy chế
Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Tháng 10/2010 EU và Việt Nam thực hiện Vòng đàm phán thứ 9, Hiệp định Đối tác
toàn diện (PCA) để có thể hoàn tất việc ký PCA EU - Việt Nam vào cuối năm 2010.
PCA là hiệp định toàn diện, bao gồm quan hệ đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, hợp tác phát triển và văn hóa. PCA cũng được ngầm hiểu như là điều
kiện tiên quyết đối với các nước ASEAN trong việc đáp ứng đủ điều kiện để có thể
tiến tới đàm phán và ký FTA với EU.
Cũng tháng 10/2010, EU đã khởi động đàm phán FTA song phương với các nước
ASEAN, trừ 3 nước không tham gia là Lào, Campuchia và Myanmar.

Ngày 8/10/2012, tại Hà Nội, vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định Thương mại tự
do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam chính thức khai mạc. Tính đến ngày
27/6/2014, cả hai bên đã thực hiện 8 vòng đàm phán nhằm tiến đến các thỏa thuận toàn
diện trên các lĩnh vực biểu thuế, hàng rào phi thuế quan cũng như các cam kết đối với
các nội dung liên quan đến thương mại khác như vấn đề mua sắm, các vấn đề chính
sách, cạnh tranh, dịch vụ và phát triển bền vững.

b/ Về hợp tác đầu tư


Các thành viên EU hiện là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính
đến hết tháng 8/2012, đã có 20 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1226 dự
án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký trên 18 tỷ USD. Về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực
công nghiệp, chế biến, chế tạo dẫn đầu trong các lĩnh vực mà các nước EU đầu tư tại
91
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Việt Nam với 463 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 4,75 tỷ USD. Hiện các nước EU
đã đầu tư tại 49 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh,
thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng
Nai, Bình Dương… Các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức 100% vốn nước
ngoài với 850 dự án, tổng số vốn đầu tư 6,06 tỷ USD; hình thức liên doanh 322 dự án
với tổng số vốn đầu tư là 5,67 tỷ USD; hợp đồng hợp tác kinh doanh có 29 dự án với
tổng số vốn 3,1 tỷ USD; Hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO có 5 dự án, nhưng có
quy mô trên 3 tỷ USD. Số còn lại là các hình thức khác như: Công ty cổ phần, công ty
mẹ con.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu triển khai các dự án tại nhiều nước thành
viên EU. Tính đến hết tháng 8/2012, Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU,
với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 107 triệu USD. Nhìn chung, quy mô đầu tư còn
nhỏ, song đây là những bước đi ban đầu để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào
thị trường EU.
Về hợp tác phát triển, EU và các nước thành viên nhanh chóng trở thành nhà tài trợ
lớn nhất cho Việt Nam, với tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1996 - 2011 là hơn
11 tỷ USD; hỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế,
cải cách hành chính…góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam. Tổng cam kết của EU (EC+ các nước thành viên) cho Việt Nam đạt 1,01 tỷ
USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ
không hoàn lại chiếm 32,5%, bằng khoảng 324,05 triệu USD. Trong giai đoạn 1993-
2011, tổng cam kết ODA của Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên EU đạt khoảng
trên 13 tỷ USD, chiếm 20% tổng cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế cho Việt Nam,
trong đó viện trợ không hoàn lại của EU đạt trên 1 tỷ USD.
6.3.1 Việt Nam và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, APEC
Ngày 14-15 tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC.
Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 6 vào ngày 17 - 18/11/1998 tại Kuala Lumper
(Maylaisia), Việt Nam đã tham dự với tư cách là thành viên chính thức của một tổ
chức thương mại lớn.
Nhiệm vụ của Việt Nam cần thực hiện khi tham gia APEC (i) Tham gia chương
trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư của APEC với mốc hoàn thành là
năm 2020 (Việt Nam là nước đang phát triển). (ii) Tham gia các hoạt động hợp tác
trong khuôn khổ chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. (iii) Xây dựng kế hoạch hành
động riêng về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cho 15 lĩnh vực để đạt
mục tiêu tự do hóa vào năm 2020. (vi) Đưa ra một số cam kết tự nguyện khác.
Việt Nam đã xây dựng bản kế hoạch hành động quốc gia 1998 (IAP) và đưa ra Hội
nghị Bộ Trưởng APEC vào tháng 11/1998. IAP của Việt Nam bao gồm tình hình thực
hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong 15 lĩnh vực chính sách. Do
lần đầu tiên xây dựng IAP và tình hình phát triển kinh tế của nước ta còn chênh lệch
lớn so với các thành viên khác của APEC nên IAP 1998 mới dừng lại ở mức cam kết
thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào một số kế hoạch hành động tập
thể, đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất nhiều dự án được chấp thuận. Năm 2006, Việt
Nam đã đăng cai Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 16, xây dựng kế hoạch hành động Hà
Nội nhằm xác định các hoạt động cụ thể, phương hướng hợp tác để thực hiện lộ trình
Busan hướng tới mục tiêu Bogro.
APEC đã trở thành diễn đàn góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Thông qua diễn đàn APEC, Việt Nam đạt được
92
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
nhiều thỏa thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc
thế giới như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật. APEC cũng góp phần đem lại những lợi ích
thiết thực cho Việt Nam khi các thành viên của APEC chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, FDI; 50% nguồn viện trợ phát triển, ODA; 73 % xuất khẩu và 79% nhập
khẩu.
6.3.2 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN
Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của ASEAN và
tham gia ngay vào chương trình thực hiện AFTA.
a/ Chương trình CEPT/AFTA và ATIGA
Nhằm biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA, các nước ASEAN đã
cùng ký kết hiệp định về thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung,
thực hiện từ năm 1993. Nội dung Hiệp định CEPT nêu lên 3 vấn đề lớn là: cắt giảm
thuế quan, bỏ hàng rào phi quan thuế và các hạn chế về số lượng, bãi bỏ các hạn chế
về ngoại hối. Trong đó, chương trình cắt giảm thuế quan như một hoạt động nổi bật
của CEPT. Chương trình này bao gồm:
Chương trình cắt giảm thuế quan nhanh: áp dụng đối với các sản phẩm hiện thời có
thuế nhập khẩu ở mức từ 20% trở xuống, sẽ được cắt giảm xuống từ 0% đến 5% trong
vòng 7 năm (1/1993 - 1/2000) và bước hai là các sản phẩm hiện nay có mức thuế quan
20% sẽ được cắt giảm đến mức 0% - 5% trong vòng 10 năm (1/1993 - 1/2003).
Chương trình cắt giảm thuế quan thông thường : bao gồm các sản phẩm mức thuế
hiện nay trên 20% cắt giảm theo 2 bước:
Bước 1, cắt giảm thuế quan các sản phẩm trên 20% xuống mức 20% trong vòng từ 5
đến 8 năm;
Bước 2, cắt giảm tiếp tục mức thuế quan xuống dưới 5% trong vòng 7 năm tiếp theo.
Do yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tự do hóa, các nước ASEAN- 6 tự nguyện cam kết rút
ngắn tiến trình thực hiện vào năm 1/1/2003. Riêng Việt Nam là 1/1/2006. Lào và
Myanmar vào năm 2008 và 2010 đối với Cambodia.
Điều kiện để một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT:
(i) Phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu,
phải có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20%. (ii) Phải có chương trình
giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua. (iii) Phải là một sản phẩm của khối
ASEAN, tức phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên
ASEAN ít nhất là 40%.
Sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan CEPT được liệt kê trong Tài liệu
trao đổi ưu đãi CEPT (CCEM) xuất bản hàng năm của mỗi nước ASEAN. Danh mục
sản phẩm chưa đưa vào danh mục sản phẩm được miễn giảm thuế, bao gồm (i) Danh
mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế: Hiệp định CEPT cho phép các nước thành
viên đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế nhưng mỗi năm phải chuyển
20% sang danh mục giảm thuế, đối với VN mốc thực hiện là 01/01/1999 - 01/01/2003.
(ii) Danh mục loại trừ hoàn toàn.(iii) Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến
nhạy cảm.

93
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:

Giá trị nguyên vật liệu, Giá trị nguyên vật


bộ phận các sản phẩm + liệu, bộ phận, các
là đầu vào nhập khẩu sản phẩm là đầu vào
từ nước không phải là không xác định được
thành viên ASEAN xuất xứ (giá khi đưa X 100% < 60%
(giá CIF) vào chế biến)

Giá FOB

b/ Việt Nam và chương trình CEPT/AFTA


(1) Chương trình cắt giảm thuế quan
Tháng 12/1995 tại Hội nghị của Hội đồng AFTA, VN đã đệ trình danh mục hàng
hóa của mình để tham gia chương trình CEPT, cụ thể chương trình cắt giảm thuế quan
như sau:
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exceptions List - GEL): Bao gồm 213 mặt
hàng (6,6%) có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khỏe, động thực vật
quý, giá trị lịch sử, nghệ thuật như vũ khí, thuốc phiện, rượu bia, thuốc lá, xăng dầu, ô
tô chở khách dưới 15 chỗ ngồi...
- Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List - TEL): Có 1.317 mặt
hàng (40,9%), chủ yếu các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng thuế
dưới 20% nhưng trước mắt cần bảo hộ, các mặt hàng đang được áp dụng biện pháp phi
thuế quan như hàng có giấy phép của Bộ Quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm
tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh dịch tễ...Từ ngày 1/1/1999 đến 1/1/2003 mỗi năm
chúng ta chuyển 20% tổng số hàng loại này sang danh mục cắt giảm thuế.
- Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (Sensitive List -SL) :
Căn cứ và nhu cầu bảo hộ cao sản xuất trong nước đối với mặt hàng này như thịt,
trứng gia cầm... tất cả có 26 mặt hàng (0,8%). Đối với Việt Nam, các mặt hàng này chỉ
được duy trì mức bảo hộ cao đến năm 2003 sau đó sẽ phải giảm thuế nhanh để đạt 5%
vào năm 2006 (và 0% vào 2010).
- Danh mục cắt giảm thuế quan (Inclusion List - IL): Gồm 1.661 mặt hàng (51,6%)
có thuế suất dưới 20% hoặc cao hơn nhưng ta đang có lợi thế về xuất khẩu vào danh
mục cắt giảm thuế quan cho thời kỳ 1996-2000. Trong giai đoạn 2000-2003 chúng ta
tiếp tục giảm thuế một số mặt hàng được đưa thêm vào danh mục này xuống còn 0 -
5% và tiếp theo thời kỳ 2003-2006 chúng ta sẽ chuyển tiếp một số mặt hàng từ TEL
chuyển sang xuống mức thuế còn 0-5%.
(2) Tiến trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam
Việt Nam chỉ tham gia vào chương trình cắt giảm thuế quan thông thường, Trong
chương trình cắt giảm thuế đầu tiên (1996-1997), chỉ đưa 875 danh mục hàng hóa có
mức thuế nhập khẩu thấp từ 0% đến 5% đáp ứng yêu cầu CEPT và thực hiện lịch trình
cắt giảm từ 01/01/1998 trở đi. Mỗi năm chúng ta đưa thêm danh sách hàng hóa tham
gia vào chương trình cắt giảm thuế.
Từ năm 2006, Bộ Tài chính đưa ra danh mục hàng hóa và lộ trình giảm thuế cho
giai đoạn 2006-2013. Tuy nhiên, kể từ ngày 17/5/2010, khi CEPT được đưa thành một
94
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
trong những nội dung chính của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (The
ASEAN Trade in Goods Agreement, ATIGA) thuế suất hàng hóa theo CEPT còn được
gọi thuế ATIGA. Biểu thuế ATIGA của Việt Nam hiện nay được thực hiện theo thông
tư số 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính.
Biểu thuế ATIGA: bao gồm toàn bộ các mặt hàng Việt Nam đã cam kết cắt giảm
trong ATIGA, gồm có 9.368 dòng thuế được phân loại theo cấp độ 8 số và được xây
dựng trên cơ sở phù hợp với Danh mục hàng hoá Việt Nam năm 2012.
Thuế suất ATIGA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết trong ATIGA.
Về cơ bản thuế suất năm 2012-2014 bằng với mức thuế suất đã công bố theo Quyết
định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/6/2008 của Bộ Tài chính về ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013 và chỉ bao gồm các sửa
đổi, bổ sung sau:
- Các mặt hàng thuộc các ngành đẩy nhanh hội nhập (PIS) có khoảng 1.600 dòng
gồm các mặt hàng: thuỷ sản, cao su và sản phẩm cao su, dệt may, sản phẩm công nghệ
thông tin, thiết bị và sản phẩm y tế, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử.... Theo quy định của
Hiệp định ATIGA, các mặt hàng này sẽ giảm thuế xuống mức 0% vào năm 2012
(trong Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/6/2008, thuế suất năm 2012 của các
mặt hàng này là 5%).
- Các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm tiếp tục cắt giảm thuế: có 44 dòng thuế gồm
các mặt hàng: thịt gà, chanh bưởi, thóc gạo, thịt hộp được cắt giảm từ các mức 20%-
10% xuống 10%-5%.
- Đưa các mặt hàng xăng dầu vào thực hiện cam kết giảm thuế: gồm 32 mặt hàng,
với mức thuế suất theo lộ trình đã được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN thông qua tại
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 8/2010 (trên thực tế thuế suất ATIGA 2012
của các mặt hàng này đều cao hơn thuế suất MFN hiện hành).
- Năm 2014, thuế suất ATIGA của các mặt hàng ôtô nguyên chiếc và xe máy giảm
từ 60% của năm 2013 xuống mức 50%.
Như vậy, Biểu ATIGA sẽ thực hiện giảm thuế đối với khoảng 1.800 dòng thuế,
chiếm khoảng 19% dòng thuế Biểu ban hành. Mức thuế suất bình quân thực hiện năm
2012-2014 giảm dần từ 1,88% năm 2012. xuống 1,77% vào 2013 và 1,69% vào năm
2014.
Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế suất ATIGA quy định tại điều 2 của Thông tư.
Đó là hàng hoá phải được nhập khẩu từ các nước ASEAN, có hàm lượng ASEAN từ
40% trở lên và có C/O mẫu D hợp lệ. Hàng hoá được sản xuất tại khu phi thuế quan
nhập khẩu vào thị trường nội địa, nếu đáp ứng đủ các quy định về xuất xứ và có C/O
mẫu D hợp lệ do Bộ Công Thương cấp cũng được hưởng ưu đãi ATIGA.
Thuế suất các mặt hàng theo hiệp định ATIGA và các liên kết FTA khác của
ASEAN trong đó có Việt Nam có thể truy cập từ trang website của Tổng cục hải quan
Việt Nam http://www.customs.gov.vn/Lists/BieuThue/TraCuu.aspx.
Tham khảo qui định về chứng từ xuất xứ hàng hóa tại website của Trung tâm xác
nhận chứng từ thương mại thuộc VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and
Industry, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
http://covcci.com.vn/bizcenter

95
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
(3) Chương trình áp dụng các biện pháp phi thuế quan
So với các nước trong khu vực, hiện tại ở VN đang áp dụng các biện pháp phi thuế
quan bảo hộ thị trường nội địa rất giản đơn, vì vậy cần nghiên cứu bổ sung các biện
pháp phi thuế quan tinh vi như ở các nước ASEAN khác để tăng cường bảo hộ thị
trường nội địa khi hàng rào thuế quan giảm.
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam còn thực hiện hạn ngạch thuế quan đối với
4 mặt hàng là (i) trứng chim, trứng gia cầm nguyên vỏ tươi đã bảo quản; (ii) đường,
(iii) thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá, (iv) muối. Tuy nhiên, theo điều 20
hiệp định ATIGA thì “từng Quốc gia Thành viên cam kết không áp dụng Hạn ngạch
Thuế quan (TRQs) đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các Quốc
gia Thành viên khác hoặc đối với xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của các
Quốc gia Thành viên khác” nên Việt Nam sẽ xóa bỏ TRQs trong ba giai đoạn, vào
ngày 1/1/2013, 2014 và 2015.
(4) Hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực hải quan
Để thực thi chương trình CEPT/AFTA, Việt Nam cùng với ASEAN- 6 đã ký kết
Hiệp định Hải quan vào ngày 1/3/1997 tại Phuket (Thái lan). Thông qua Hiệp định
này, Việt Nam sẽ phải thực hiện (i) Mô tả hàng hóa theo hệ thống hài hòa HS gồm 8
chữ số, thống nhất danh mục Biểu thuế quan với các nước ASEAN. (ii) Thực hiện
định giá thuế quan theo Hiệp định thực thi điều VII GATT 1994.(iii) Thống nhất thủ
tục hải quan với các nước ASEAN theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới
WCO.
Từ ngày 1/7/2002, Hải quan Việt nam bắt đầu áp dụng định giá thuế quan theo giá
trị hợp đồng, bên cạnh đó một số mặt hàng vẫn duy trì biểu thuế tối thiểu. Về danh
mục biểu thuế quan mô tả theo hệ thống hài hòa HS, từ ngày 1/7/2003 đã thực hiện
trong danh mục thuế quan CEPT. Về thủ tục hải quan, chúng ta đang từng bước thực
hiện thống nhất với các nước ASEAN theo tinh thần hiệp định đã ký kết.
Tiếp tục thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) các nước
ASEAN ký kết Hiệp định Hải quan ngày 30/03/2012 tại Campuchia. Ngày
22/11/2012, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết 78/NQ-CP ngày 22-11-2012
phê duyệt Hiệp định. Hiệp định Hải quan ASEAN được xây dựng trên cơ sở kế thừa
các quy định của Công ước Kyoto sửa đổi, theo đó các quy định mang tính chất về
nghiệp vụ, thủ tục và quy trình hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong nghiệp vụ hải quan và kiểm soát hải quan, hỗ trợ hành chính lẫn nhau đã
được tổng hợp và đưa ra cụ thể tại Hiệp định.
Hiệp định Hải quan ASEAN cũng được xây dựng theo hướng tổng hợp các cam kết
hội nhập kinh tế ASEAN có liên quan đến hải quan đã được thống nhất như cam kết về
xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cam kết về tạo thuận lợi cho hàng hóa
quá cảnh và các cam kết trong khuôn khổ Chương 6 của Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA), Nghị định thư về thực hiện Danh mục Biểu thuế Hài hòa
ASEAN…
Đối với Việt Nam, khi tham gia Hiệp định này, ngoài nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các
cam kết nêu trong Hiệp định, Việt Nam sẽ có quyền hưởng những lợi ích nhất định từ
các bên ký kết đã phê duyệt Hiệp định như được nhận sự hỗ trợ hành chính tối đa để
nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm liên quan đến hải quan. Bên cạnh đó,
hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải qua lãnh thổ của các bên ký
kết sẽ nhận được sự tạo thuận lợi nhờ việc áp dụng các cam kết cụ thể của Hiệp định
96
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
như đơn giản hóa thủ tục hải quan và quy định kiểm soát hải quan, ứng dụng công
nghệ thông tin, quyết định trước, công nhận lẫn nhau Chương trình Doanh nghiệp ưu
tiên (AEO), quản lý biên giới phối hợp…
c/ Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam và ASEAN
Trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu, đặc
biệt khi chương trình CEPT/AFTA bắt đầu cắt giảm thuế nhanh vào năm 2000 và các
năm tiếp theo thì nhập siêu từ ASEAN vượt qua mức nhập siêu của cả nước trong
năm, cụ thể năm 2000 nhập siêu từ ASEAN chiếm 158,5% tổng nhập siêu. Trong quá
trình hội nhập, càng về sau Việt Nam càng mở rộng quan hệ thương mại với các nước
ngoài khu vực ASEAN nên nhập siêu từ khu vực này giảm dần. Năm 2005 lượng nhập
siêu từ ASEAN là 83,1% chỉ còn 7% vào năm 2011. Từ năm 2012, kim ngạch nhập
siêu từ ASEAN của Việt Nam giảm mạnh, từ 6 đến 9 tỷ USD giảm còn 3,9 tỷ UUSD
năm 2012 và 2,9 tỷ USD năm 2013.
Kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang các nước ASEAN chỉ khoảng 0,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu của các nước ASEAN. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của VN
sang các nước ASEAN dưới dạng nguyên liệu thô như gạo, gỗ, bắp, rau..., chưa là đối
tượng ưu tiên trong chương trình CEPT hay ATIGA. Hàng hóa nhập khẩu là các
nguyên liệu cao cấp như xăng, phân bón, hàng điện tử.... lại nằm trong danh mục
CEPT. Thêm vào đó, các nước ASEAN là thị trường trung gian lớn nhất của VN,
khoảng 30% hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ ASEAN lại không có xuất xứ từ các
nước ASEAN và trên 35% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN lại được chế
biến tái xuất khẩu sang nước khác. Cụ thể trong năm 2012 thị trường ASEAN chiếm
40,3% kim ngạch xuất khẩu gạo, 25,2% kim ngạch xuất khẩu cà phê, 83,6% sắt thép
các loại ; chiếm 50,9% kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, 23,7% nguyên liệu dệt may…
Bảng 6.1: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và các nước ASEAN
ĐVT: Triệu USD và %
Cán cân thương
Xuất khẩu Nhập khẩu
mại
Năm
Kim Tỷ Kim Tỷ Kim ngạch Tỷ
ngạch trọng* ngạch trọng* trọng*
1995 996,9 18,3 2.270,0 27,8 -1.273,1 47,0
2000 2.619,0 18,0 4.449,0 28,5 -1.830,0 158,5
2005 5.743,5 17,7 9.326,3 25,4 -3.582,8 83,1
2008 10.337,7 16,5 19.567,7 24,2 -9.230,0 51,2
2009 8.591,9 15,1 13.813,1 19,8 -5.221,2 40,6
2010 10.350,9 14,3 16.407,5 9,4 -6.056,6 8,0
2011 13.620,0 14,2 20.947,0 9,8 -7.327,0 7,0
2012 17.080,0 14,9 20.760,0 18,2 -3.680,0 -
2013 18.452,0 14,0 21.354,0 16,3 -2.902,0 -
2014 19.000,0 12,6 22.947,8 15,5 -3.947,8 -
Nguồn : Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn
*Ghi chú : Cột tỷ trọng được tính so với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập
siêu tương ứng theo năm của Việt Nam.
Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến năm 2011, các nước ASEAN đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 1.888 dự án với số vốn 44.684 triệu USD. Singapore là nước có vốn đăng ký

97
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
đầu tư nhiều nhất, hơn 24 tỷ USD, chiếm vị trí thứ 1 trong các nước đăng ký đầu tư
vào Việt Nam, kế đến là Malaysia, đứng vị trí thứ 8 với số vốn hơn 9 tỷ USD.
Bảng 6.2: Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam đến 15/12/2014
Số dự án Vốn đăng ký Thứ hạng chung,
Triệu USD theo vốn đăng ký
Singapore 1.351 32.745,44 3
Malaysia 484 10.768,04 8
Thái Lan 374 6.691,99 10
Brunei 159 1.614,38 20
Indonesia 41 382,91 27
Philippines 70 294,23 31
Lào 8 66,75 50
Campuchia 13 54,62 51
ASEAN 2.500 52.618,00
Tổng các nước 17.499 250.667,84
% ASEAN 14,29% 20,99%
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, http://www.mpi.gov.vn
6.4 Quan hệ giữa Việt Nam và các cường quốc kinh tế
6.4.1Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
a/ Từ cấm vận đến bình thường hóa quan hệ:
Cấm vận và trừng phạt kinh tế đã được Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng từ sau Thế chiến thứ
nhất và trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao chống lại các
nước Cộng sản trong thời chiến tranh lạnh. Đối với Việt Nam, mục tiêu cấm vận đã bắt
đầu hình thành từ năm 1946 khi chính quyền của tổng thống Mỹ ủng hộ Pháp tái thiết
lập chế độ thực dân, chống lại sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam. Cấm
vận được duy trì chống lại Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ tháng 7/1954
và đến năm 1975, cấm vận được mở rộng ra đối với toàn bộ nước Việt Nam.
Chính sách cấm vận của Mỹ chống Việt Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều loại luật
lệ, điều kiện và các công cụ kinh tế, chính trị khác nhau của Mỹ và thực hiện như một
chính sách cấm vận và trừng phạt gần như toàn diện: cấm các quan hệ đi lại, giao lưu
của công dân hai nước; cấm các quan hệ buôn bán, đầu tư và kinh doanh của các công
ty hai nước; trừng phạt các công ty của nước thứ ba có quan hệ kinh tế với Mỹ nhưng
lại mở quan hệ kinh doanh với Việt Nam; phong tỏa các tổ chức tài chính quốc tế như
WB, IMF, ADB trong quan hệ tài chính với Việt Nam, không cho Việt Nam vay tiền;
găm giữ làm “đông cứng” các tài sản của chính phủ Việt Nam tại các ngân hàng của
Hoa Kỳ...
Chính sách cấm vận và trừng phạt của Mỹ đã gây cho Việt Nam rất nhiều khó khăn,
tuy mức độ nặng nhẹ tùy theo từng thời kỳ lịch sự cụ thể, các đến các thời kỳ sau càng
đỡ tác hại hơn.
- Thời kỳ trước 1975, cấm vận của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam gây tác hại không
đáng kể nhờ có các nước và phong trào XHCN hậu thuẫn, cung cấp các khoản viện trợ

98
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
mà các nước này hầu như không có quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ cũng như các nước
phương Tây khác.
- Thời kỳ 1976 -1985, cấm vận của Mỹ đã phát huy tác hại khá mạnh, góp phần làm
cho Việt Nam bị cô lập hơn trên trường quốc tế và cùng với một chính sách kinh tế
“duy ý chí” trong nước đã góp phần cho nước ta lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng
kinh tế xã hội, với lạm phát ba chữ số (700-800%).
- Thời kỳ 1986 - 1992, nhờ công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế- xã hội trong
nước kết hợp với sự ứng xử thích hợp trên trường quốc tế như chính sách làm bạn với
tất cả các nước, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã kích thích được
sự phát triển của của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tạo ra một lượng
hàng hóa ngày càng tăng cho xã hội, đưa Việt Nam từ chỗ đang nhập khẩu khoảng 1
triệu tấn lương thực mỗi năm sang xuất khẩu trên 1triệu tấn gạo năm 1989, sau tăng
lên 2-3 triệu tấn mỗi năm, ổn định tình hình kinh tế xã hội, lạm phát chỉ còn trên dưới
10% mỗi năm. Điều đó đã làm giảm đáng kể tác hại của chính sách cấm vận của Mỹ
so với thời kỳ trước đó.
- Thời kỳ 1993 đến 7/1995 khi tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam, về cơ bản, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bị bao vây và
cô lập, được vay tiền ở các tổ chức tín dụng và ngân hàng quốc tế. Hội nghị các nhà tài
trợ cho Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Pari, với sự tham gia của 23 nước và 17
tổ chức quốc tế đã cam kết giúp đỡ Việt Nam trong quá trình khôi phục và phát triển
kinh tế, mở ra một thời kỳ mới với sự phát triển kinh tế đối ngoại ngày càng rộng rãi,
cấm vận và trừng phạt của Hoa Kỳ giờ đây không còn tác hại đối với Việt Nam trên
nhiều lĩnh vực nữa mà chỉ còn tập trung cản trở mối quan hệ giữa hai nước, nhất là về
kinh tế và thương mại.
- Từ sau 1995 đến trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực,
mặc dù Hoa Kỳ đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nhưng một số biện
pháp cấm vận và trừng phạt kinh tế chưa được bãi bỏ, Việt Nam chưa được hưởng quy
chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) trong quan hệ buôn bán với Mỹ. Mặc dù
khối lượng xuất nhập khẩu giữa hai nước bị hạn chế do tỷ lệ thuế cao vì Mỹ chưa dành
quy chế MFN cũng như GSP cho Việt Nam nhưng đã gia tăng đáng kể qua các năm, từ
446,82 triệu USD năm 1995 tăng lên 1.242,74 triệu USD vào năm 1997. Về đầu tư,
tuy chưa đầy 5 năm, nhưng tính đến ngày 31/3/2000 Mỹ đã có 118 dự án được cấp
phép với tổng số vốn đăng ký là 1,49 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số các nước đầu
tư vào Việt Nam.
Bảng 6.3: Thị trường Mỹ và xuất khẩu các nước, năm 2000
Nước % trong tổng kim ngạch Nước % trong tổng kim ngạch
Canada 32,0 Hàn Quốc 7,3
Singapore 26,0 Việt Nam 5,1
Hồng kông 26,0 Trung Quốc 4,2
Mexico 25,0 Đức 3,2
Malaisia 24,0 Nhật 3,0
Philippine 14,0 Ý 3,0
Đài Loan 13,0 Pháp 2,2
Nguồn: Hỏi đáp về Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Võ Thanh Thu, NXB Thống kê.

99
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
b/ Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết sau 4 năm
đàm phán, được quốc hội 2 nước thông qua và được Tổng thống Bush và Chủ tịch
nước Trần Đức Lương ký phê chuẩn, lần lượt vào các ngày 18/10 và 7/12/2001, chính
thức có hiệu lực từ 15 giờ ngày 10/12/2001, khi đại diện 2 nước trao đổi thư phê chuẩn
tại Washington DC.
Bảng 6.4: Các ngành hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ được lợi nhiều nhất do thực
hiện MFN
Mặt hàng Thuế phổ Thuế MFN
thông (%) (%)
1- Áo sơ mi nam (có hàm lượng silk lớn 60 2,0 - 0,9
hơn 70%) Sau một năm giảm còn
2- Áo Jacket nam 77,5 28,0
3- Áo ngủ, trang phục lót của phụ nữ 58,5 11,5
4- Tôm các loại 20,0 5,0
5- Cá (thùng đóng dưới 6,8kg) 25,0 3,0
6- Giày đánh gôn 20,0 8,5
7- Giày vải 35,0 5,1
8- Đồ mây tre lá 60,0 0,0
9- Đồ gỗ 33,3 3,2
10-Thú nhồi bông 70,0 0,0
Nguồn: Hỏi đáp về Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Võ Thanh Thu, NXB Thống kê.
Hiệp định gồm phần mở đầu và 7 chương kèm theo 9 phụ lục trong đó 2 bên đã thỏa
thuận các vấn đề về Thương mại hàng hóa; Quyền sở hữu trí tuệ; Thương mại dịch vụ;
Phát triển quan hệ đầu tư; Tạo thuận lợi cho kinh doanh; Các quy định liên quan tới
tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện; Những điều khoản chung.
Về căn bản, nội dung Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gần giống các yêu cầu đặt ra
của WTO, vì vậy thực hiện hiệp định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gia nhập
WTO của Việt Nam. Ví dụ như về thương mại hàng hóa, hai bên sẽ dành ngay lập tức
cho nhau quy chế tối huệ quốc MFN, Hoa kỳ sẽ áp dụng biểu thuế số 2 đối với hàng
hóa Việt Nam (thuế bình quân giảm từ 40% còn 3%) và xem xét cấp quy chế GSP.
Đến hết năm 2002, chỉ qua một năm Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng lên hơn 2 lần. Năm 2006,
thị trường Hoa Kỳ đã chiếm tỷ lệ 23,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam, trị giá đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,2 lần so với năm 2000. Trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính thế giới 2007-2009, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
vẫn tăng trưởng, chỉ có năm 2009 giảm 4,5%, thấp hơn mức giảm chung là 8,9%. Năm
2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 23,66 tỷ USD, chiếm 17,9%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về nhập khẩu, thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng
4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, giá trị nhập khẩu năm 2013 là 5,12 tỷ
USD. Tra cứu thuế quan nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thực hiện từ website
http://trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/viet-nam-hoa-ky Biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ
hoặc http://www.usitc.gov/tata/hts/bychapter/index.htm

100
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Bảng 6.5: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
ĐVT: Triệu USD và %
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
Kim Tỷ Kim Tỷ Xuất siêu
ngạch trọng* ngạch trọng*
1995 169,7 3,1 130,4 4,8 39,3
2000 732,8 5,1 363,4 2,3 369,4
2005 5.924,0 18,3 862,9 2,3 5.061,1
2007 10.104,5 20,8 1.700,5 2,7 8.401,0
2008 11.886,8 19,0 2.646,6 3,3 9.240.2
2009 11.355,8 19,9 3.009,4 4,3 8.346,4
2010 14.238,1 19,7 3.766,9 4,3 10.473,1
2011 16.726,0 17,4 4.312,0 4,1 12.414,0
2012 19.668,0 17,2 4.827,0 4,2 14.841,0
2013 23.661,0 17,9 5.123,0 3,9 18.538,0
2014 28.660,0 19,1 6.300 4,3 22.360,0
Nguồn : Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn
*Ghi chú : Cột tỷ trọng được tính so với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
tương ứng theo năm của Việt Nam.
Đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Hình thức 100% vốn nước ngoài là hình thức được các nhà đầu tư Mỹ lựa chọn phổ
biến khi chiếm 78,2% về số dự án và 69,0% về vốn đăng ký. Hình thức liên doanh
chiếm 15,8% về số dự án và 20,5% về vốn đăng ký. Các nhà đầu tư Mỹ đã có mặt tại
33/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam, địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi
thu hút nhiều dự án nhất như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội và Bình Dương.
Tính cả giai đoạn 1988-2009, Hoa Kỳ đã đăng ký đầu tư 589 dự án, vốn 15.403,1 triệu
USD, chiếm 7,9% tổng FDI của Việt Nam.
Nhìn chung, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất nhỏ so với tiềm năng của 2
nước. Trong những năm gần đây, mặc dù Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
đã có tác động tích cực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 nước, cải thiện môi trường
đầu tư và kinh doanh của Việt Nam và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, nhưng đầu tư
của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng chậm.
Ngoài hợp tác về thương mại và đầu tư, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết các hợp tác
khác như Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ có hiệu lực từ ngày 26/3/2001;
Hiệp định Dệt-may có hiệu lực từ 1/5/2003; Hiệp định Hàng không có hiệu lực từ
14/1/2004; Hiệp định hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, tháng 6/2005. Năm 2003, Việt
Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện Đề án Quỹ giáo
dục của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (VEF), VEF đã bắt đầu cấp học bổng cho sinh
viên Việt Nam sang Hoa Kỳ đào tạo. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Mỹ G.Bush tuyên
bố đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước hưởng viện trợ trong Kế hoạch Viện trợ khẩn
cấp về phòng chống HIV/AIDS.
6.4.2 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên
30% tổng cam kết viện trợ của các nước. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho
các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài, tuy

101
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản. Chính sách mới của
phía Nhật Bản về cung cấp ODA cho Việt Nam tập trung vào các vấn đề:
- Thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; Phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân; Giao thông; Năng lượng điện; Viễn thông; Phát
triển nguồn nhân lực; Cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước.
- Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội các lĩnh vực: Giáo dục; Y tế; Phát triển nông
thôn; Phát triển đô thị; Môi trường; Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội.
- Tăng cường thể chế các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống luật pháp và cải cách hành chính.
a/ Viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho Việt Nam.
Từ khi nối lại viện trợ phát triển ODA năm 1992 đến 2007, Chính phủ Nhật Bản đã thực
hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ không
hoàn lại chung; Hợp tác kỹ thuật dạng dự án; Nghiên cứu phát triển; Cử chuyên gia; Đào
tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản; Cung cấp trang thiết bị; Viện trợ phi dự án... với tổng trị
giá khoảng hơn 1,4 tỷ USD. Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính
phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao
thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường..., đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện
sang Việt Nam làm việc...
b/ Tín dụng ưu đãi.
Tính đến tháng 3/2007, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã ký tất cả 106 hiệp định
vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Tổng số tín dụng, bao
gồm cả tín dụng ưu đãi thường niên và tín dụng đặc biệt đồng Yên, tín dụng Miyazawa
mà phía Nhật Bản đã cam kết là 1.318,6 tỷ Yên (tương đương 12 tỷ USD) để triển khai
thực hiện các công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của Việt Nam trong các
lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu
chính viễn thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ...
Nhiều dự án nói trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ta như đường số 5, các cầu trên quốc lộ 1, hệ
thống thông tin cứu hộ ven biển, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh
Trì, đường 10, 18, cảng Cái Lân v.v...
c/ Quan hệ thương mại hai chiều.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam sau ASEAN, tỷ trọng luôn
chiếm hơn 19% tổng kim ngạch nhập khẩu. Những năm 1990, xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu và Hoa Kỳ của Việt Nam còn khó khăn, Nhật Bản là một thị trường
lớn của Việt Nam khi chiếm đến 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995. Tỷ lệ
này giảm dần qua các năm khi Việt Nam mở rộng được thị trường. Trong quan hệ
thương mại với Nhật Bản, Việt Nam thường xuất siêu, riêng năm 2009 đã nhập siêu
1.176,3 triệu USD, chiếm 9,2% lượng nhập siêu của cả nước trong cùng năm. Năm
2011 với 10,6 tỷ USD xuất khẩu và 19,2 tỷ USD nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản,
Việt Nam trở lại xuất siêu vào thị trường này.
Ngày 25/12/2008 Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản.
EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định các nội dung cơ bản là trong vòng 10 năm
tiếp theo, 92% kim ngạch thương mại hai chiều sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Phía
Nhật Bản sẽ miễn thuế 94,53% các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đồng thời phía
102
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Việt Nam cũng đáp ứng miễn thuế 87,66% mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Vào
năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam
kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại. EPA với Nhật Bản là một hiệp
định khu vực mậu dịch tự do song phương đầu tiên của Việt Nam.

Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong
đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế
CKD ô tô và các dòng thuế không cam kết cắt giảm, cụ thể:

- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số
dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu
lực đối với 27,5% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định
(năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15
năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng
thuế tương ứng.

Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan
chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.

- Danh mục nhạy cảm thường, chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế
suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2024/2006.

- Danh mục nhạy cảm cao, chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất
cao (giảm xuống 50% vào năm 2025).

- Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong
cả lộ trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất cơ sở và được đàm
phán sau 5 năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.

- Danh mục loại trừ chiếm 4,6% số dòng thuế.

Mức thuế suất cam kết: Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA sẽ
bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2026. Các mặt hàng được cắt giảm xuống
0% tập trung vào các năm 2019 và 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ
thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.

Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành có thể
thấy: vào năm 2009 (năm dự kiến Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.586 dòng thuế
được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%,
còn lại là các mặt hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) có
khoảng 6.996 số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp
chiếm khoảng 90,1%. Đến năm 2025, tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan lên
đến 8.548 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế
được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ
khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.

Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Việt Nam-Nhật Bản (Biểu EPA) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều
từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh
mục nhạy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở
xuống 5% (2024/2026) hoặc 50% (2025)…

103
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Bảng 6.6: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.
ĐVT: Triệu USD và %
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân
Kim Tỷ Kim Tỷ thương
ngạch trọng* ngạch trọng* mại
1995 1.461 26,6 915,7 11,2 543,3
2000 2.575,2 17,8 2.300,9 14,7 274,3
2005 4.340,3 13,4 4.074,1 11,1 266,2
2008 8.467,8 13,5 8.240,3 10,2 227,5
2009 6.291,8 11,0 7.468,1 10,7 -1.176,3
2010 7.727,7 10,7 9.016,1 10,6 -1.288,0
2011 10.646,0 11,1 10.194,0 9,6 452,0
2012 13.060.0 11,4 11.603,0 10,2 1.457,0
2013 13.581,0 10,3 11.582,0 8,8 1.999,0
2014 14.716,0 9,8 12.706,0 8,6 2.010,0
Nguồn : Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn
*Ghi chú : Cột tỷ trọng được tính so với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
tương ứng theo năm của Việt Nam.
d/ Đầu tư trực tiếp (FDI)
Tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2011, Nhật Bản có 1.669 dự án đầu tư trực tiếp còn
hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 23,6 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số
các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam, sau, Singapore và Hàn Quốc.

Về cơ cấu ngành: Thống kê đến cuối tháng 11-2011, với 1.623 dự án đầu tư từ
Nhật Bản đã có 1.007 dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo,
tổng số vốn đăng ký lên tới gần 22,4 tỷ USD. Riêng số vốn đăng ký đầu tư vào các
ngành công nghiệp chế biến và chế tạo lên tới hơn 19,3 tỷ USD, chiếm 86% số vốn
đăng ký.

Về hình thức đầu tư: Tính đến tháng 9/2007, trong 855 dựa án đầu tư với số vốn
đăng ký 8,4 tỷ USD, các dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức
100% vốn nước ngoài với 666 dự án và tổng vốn đăng ký là 5,3 tỷ USD. Tiếp theo là
đầu tư theo hình thức liên doanh với 166 dự án, tổng vốn đầu tư là 2,64 tỷ USD. Còn
lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đặc biệt Nhật Bản
đã có công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Con có vốn ĐTNN đầu tiên tại
Việt Nam, đó là Công ty Panasonic của tập đoàn Matsushita Nhật Bản.
Về tình hình thực hiện đầu tư: Cũng tính đến năm 2007, vốn đầu tư thực hiện của
Nhật Bản đạt 5,2 tỷ USD, bằng 61% tổng số vốn đăng ký, là một tỷ lệ tương đối cao so
với các nhà đầu tư khác. Vốn đầu tư thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ
lớn nhất trên 4,4 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn thực hiện), tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ
với vốn thực hiện là 648,5 triệu USD (chiếm 12% tổng vốn thực hiện), lĩnh vực nông,
lâm nghiệp có vốn thực hiện là 108,5 triệu USD (chiếm 4% tổng vốn thực hiện).
Về địa bàn đầu tư: Đến năm 2007, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 36
tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng tập trung tại 5 địa phương chính là Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Thanh Hóa và Bình Dương. Năm địa phương này có 612 dự
án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,8 tỷ USD. Đáng chú ý là cho đến nay các nhà đầu
104
Chương 6: Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
tư Nhật Bản đã đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng ba khu công nghiệp tại
Việt Nam, gồm Khu công nghiệp Nomura (Hải phòng), Khu công nghiệp Thăng Long
(Hà Nội) và Khu công nghiệp Long Bình (Đồng Nai). Khu công nghiệp Nomura có
vốn đầu tư 163 triệu USD với diện tích 153 ha đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng
đạt chất lượng cao.
Hiện tại, Nhật bản đã cam kết tài trợ cho dự án ưu tiên của Việt Nam là dự án Phát
triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam và xây
dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đến cuối năm 2011, với 23,6 tỷ USD, FDI của
Nhật Bản vào Việt Nam chiếm 11,9% trên tổng FDI đăng ký .
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Hãy nêu nội dung chính các yêu cầu của Nhóm công tác WTO đối với Việt
Nam khi Việt Nam đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO?
Câu 2: Ngày, tháng, năm nào Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO? Từ khi Việt Nam đệ đơn gia nhập WTO đến khi
chính thức trở thành thành viên là bao nhiêu năm? Hãy tóm tắt quá trình gia nhập
WTO của Việt Nam?
Câu 3: Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ tất cả các hiệp định hiện hành
của WTO. Bạn biết gì về hiệp định TBT? AoA? SPS?
Câu 4: Khi Việt Nam gia nhập WTO đã thực hiện nhiều cam kết, ví dụ cam kết về thuế
quan, cam kết về mở cửa thị trường …Bạn hãy tìm hiểu xem khi nào doanh nghiệp có
100% vốn nước ngoài được quyền kinh doanh bán lẻ trên thị trường Việt Nam?
Câu 5: Trong 3 tổ tài chính tiền tệ thế giới IMF, WB và ADB thì tính đến năm 2009,
Việt Nam vay tiền của tổ chức nào nhiều nhất? Bao nhiêu? Hãy nêu vai trò của ba tổ
chức này đối với sự phát triển của Việt Nam?
Câu 6: Hãy nêu những điều kiện cần thiết để hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh Châu
Âu có xuất xứ từ Việt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP? Hãy nêu tầm
quan trọng của thị trường EU trong phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam?
Câu 7: Chương trình CEPT/AFTA là gì? Hãy nêu ba điều kiện cần thiết để hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi CEPT/AFTA khi xuất khẩu
sang các nước ASEAN?
Câu 8: Hãy nêu tầm quan trọng của việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ trong quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ?

105
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
7.1 Kết quả hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam thời kỳ đổi mới
7.1.1 Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế 1986 đến 1995
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng
từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện chính
sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995,
nước ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên
thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Đó là những điều kiện
thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế
với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.
a/ Kim ngạch xuất nhập khẩu
Để có thể rút ra những nhận xét về hoạt động ngoại thương sau thời kỳ đổi mới,
chúng ta sẽ lấy kết quả hoạt động ngoại thương trong 10 năm từ 1986 đến 1995 để so
sánh với giai đoạn 10 năm trước đó như sau:
-Trong vòng năm năm, từ 1986 đến 1990, nước ta xuất khẩu hơn 7 tỷ USD, gần gấp
đôi kim ngạch xuất khẩu của 10 năm trước đó. Năm năm tiếp theo, 1991-1995, kim
ngạch xuất khẩu hơn 17 tỳ USD, bằng 2,5 lần giai đoạn trước.
- Về tốc độ tăng trưởng: Xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai đoạn 10
năm trước đó là 13,5%; Nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai đoạn
10 năm trước đó.
Bảng 7.1 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 1986-1995
ĐVT: %
Tốc độ tăng trưởng Tổng kim Xuất Nhập
bình quân ngạch khẩu khẩu
Giai đoạn 1986-1990 15,06 28,04 8,18
Giai đoạn 1991-1995 21,41 17,78 24,26
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm
- Về cán cân thương mại: Nhập siêu vẫn còn nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu cao (so với nhập khẩu, xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ từ 33,6% đến 101,5% so với
nhập khẩu hàng năm) nên đã phần nào làm giảm khoảng cách giữa kim ngạch xuất
khẩu và nhập khẩu.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ nước ta và đầu tư
trong nước gia tăng, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập siêu, nhưng điều đó lại cần
thiết vô cùng cho sư phát triển.
- Về trị giá xuất nhập khẩu: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất
nhiều lần giai đoạn trước đó, ví dụ, bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai
đoạn 1976-1985 là 442 triệu Rúp - USD, thì số liệu tương ứng giai đoạn 1986-1995 là
2,4 tỷ USD.

103
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Triệu USD

10000

8000
6000
4000
2000

0
1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

Hình 7.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1995
b/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu: Trong 10 năm sau đối mới có sự thay đổi khá mạnh ở
nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Sự thay đổi này là do chúng ta tăng dần
xuất khẩu dầu thô. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất dầu thô với số lượng là 1,5 triệu
tấn; năm 1995 xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hơn 7,6 triệu tấn.
Bảng 7.2: Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995
Đơn vị tính %
Nhóm hàng 1986 1990 1995
1- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 8,0 25,7 25,3
2- Hàng CN nhẹ và TTCN 28,8 26,4 28,4
3- Hàng nông lâm, thủy sản 63,2 47,9 46,3
Tổng số 100 100 100
Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996
Nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sau khi tăng mạnh những năm sau đổi mới,
đến những năm 1990 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 1986 nhóm
các hàng này chiếm 63,2% trong tổng giá trị xuất khẩu; năm 1990 và 1995 giảm còn
48% và 46,3%. Xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và và thủ công nghiệp tăng nhanh về
tổng trị giá nhưng tỉ lệ trong cơ cấu xuất khẩu ít thay đổi.
Bảng 7.3: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995.
Đơn vị tính %
Nhóm hàng 1986 1990 1995
Thiết bị máy móc 34,8 27,3 25,7
Nguyên vật liệu 51,9 57,8 57,8
Hàng tiêu dùng 13,3 14,9 16,5
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm
Cơ cấu hàng nhập khẩu: Có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và
vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng. Trong nhóm hàng tư
liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, động cơ và phụ tùng tăng nhanh. Nguyên vật
liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu. Trong nhóm hàng vật phẩm
tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu lương thực giảm mạnh. Ngược lại hàng tiêu dùng khác tỷ lệ
104
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
nhập khẩu tăng đều qua các năm và năm 1995 hàng tiêu dùng chiếm gần 16,5% giá trị
nhập khẩu.
Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu: Thị trường buôn bán của Việt Nam trong 10
năm sau đổi mới có thay đổi rất lớn. Các nước thuộc Châu Á có tỷ trọng tăng dần
trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá
xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995
tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt là Đông
Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 17% tổng trị giá xuất khẩu và
14% giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

Khác Châu
Châu Á Khác
19% 23% Mỹ 5%
Châu 4%
XK Mỹ
2% Châu
Châu Á
Châu
Âu Âu 74%
56% 17%
Khác Châu Á Châu Khác
10% 11% Châu Mỹ 3%
Châu Âu 2%
Mỹ 14%
NK 0%
Châu Châu
Âu Á
79% 81%

1986 1995
Hình 7.2: So sánh cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 1986 và 1995.
Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự đổi
mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà
nước ta. Từ việc chỉ quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang thời kỳ đổi
mới, mối quan hệ này được mở rộng đến tất cả các nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi
này mà chúng ta đã nhanh chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên
Xô và các nước Đông Âu có sự biến động bất lợi cho việc xuất nhập khẩu.
c/ Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương có sự thay đối sau
năm 1986:
Nhà nước chuyển các hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch
toán kinh doanh. Xóa bỏ bao cấp và bù lỗ cho kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhà nước mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản
xuất thuộc các thành phần kinh tế. Sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước
đây không còn.
- Tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với mọi hoạt động ngoại
thương bằng luật pháp và chính sách. Hình thành hệ thống biện pháp, chính sách
khuyến khích xuất khẩu. Quản lý nhập khẩu chủ yếu thông qua chính sách thuế; Giảm
thiểu các biện pháp quản lý phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu...
Những thay đổi trong quản lý và chính sách ngoại thương những năm qua đã góp
105
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
phần tích cực vào sự phát triển buôn bán của nước ta với nước ngoài, đặc biệt là với thị
trường các nước phát triển
7.1.2 Tổng quan thương mại quốc tế Việt Nam giai đoạn 1996 - 2014
a/ Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Giai đoạn 1996-2014 đánh dấu sự gia tăng về giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ
giá trị dưới 10 tỷ USD xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã
tăng vượt mức, xuất khẩu đạt 150,19 tỷ USD, nhập khẩu 148,05 tỷ USD vào năm
2014.
Triệu USD

160000
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
-20000

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

Hình 7.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1996-2014
Trong giai đoạn này, xuất nhập khẩu phải trãi qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-2001) và khủng khoảng tài chính toàn cầu
2007- 2010. Giai đoạn 1997-2001, xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh
bởi khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm lại, đạt
bình quân 17,4 % thấp hơn mức 21,4% giai đoạn trước đó. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng
thấp nhất vào năm 2001 cùng đạt mức 3,7%.
Năm 2002 đánh dấu sự phục hồi của xuất nhập khẩu khi mức tăng trường trên 10%
và liên tiếp tăng hơn 20% những năm tiếp theo. Năm 2003, 2004 XNK bắt đẩu hồi
phục và tăng cao nhất vào năm 2008, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng xuất nhập
khẩu giai đoạn 2003-2008 tăng bình quân 24,7%.
Đến năm 2009, thời gian hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởng xuất
khẩu Việt Nam giảm 9,7% và nhập khẩu giảm 14,7% so với năm 2008. Việc giảm tốc
độ tăng trưởng năm 2009 đã làm cho tốc độ tăng trưởng chung của giai đoạn 2006-
2011 chỉ còn 19,3% đối với xuất khẩu, 18,7% đối với nhập khẩu và 18,98% chung cho
XNK. Trong khi, chỉ xét giai đoạn 2001-2006, các chỉ số tăng trưởng tương ứng là
21,52%, 22,58% và 22,08%.
Đối với nhập khẩu, sau khi các cam kết gia nhập WTO có hiệu lực (07/01/2007),
hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm đã thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu. Năm
2007 tốc độ tăng nhập khẩu đạt 39,82 %, tăng hơn 17% so với năm 2006 (22,12%), giá
trị nhập siêu 14,2 tỷ USD; năm 2008, nhập khẩu tiếp tục tăng 28,6% so với 2007, giá
trị nhập siêu 18,03 tỷ USD, chiếm 20% GDP. Năm 2009, tác động khủng khoảng kinh
tế thế giới đã làm cho kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đều giảm, đạt mức
56,6 tỷ USD cho xuất khẩu và 68,8 tỷ USD nhập khẩu, nhập siêu còn 12,2 tỷ USD.
Sang năm 2010, 2011 XNK của Việt Nam dần hồi phục, tuy nhiên tăng trưởng nhập
106
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
khẩu chậm lại chỉ đạt 7,1% vào năm 2012 và 14,9% cho giai đoạn 2011-2014.

50
40
30
20
10
0
-10 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14
19 19 20 20 20 20 20 20 20 20
Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK

Hình 7.4: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 1996-2014
Nếu so sánh với chỉ tiêu tăng trưởng nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 là 14% thì tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu đã vượt mức khá lớn, đạt 18,42%, cao hơn cả tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân của cùng giai đoạn là 17,43%.
Bảng 7.4 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 1996-2014 (%)
Tốc độ tăng trưởng bình quân Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
Giai đoạn 1996-2001 11,17 15,68 7,79
Giai đoạn 2001-2006 22,08 21,52 22,58
Giai đoạn 2006-2011 18,98 19,30 18,70
Giai đoạn 2011-2014 17,40 20,10 14,90
Giai đoạn 2001-2010 17,95 17,43 18,42
Nguồn: http://www.gso.gov.vn
b/ Về cơ cấu xuất nhập khẩu
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng hàng
năm, từ 29,7% năm 1996 đã tăng lên 47% năm 2000 và 57,9% năm 2006, sau đó giảm
dần còn 54,1% năm 2010 do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, tuy
nhiên, đến năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực đã phục hồi và tăng lên rất cao,
đạt 66,8%.
Bảng 7.5: Cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1996-2013 (%)
Chỉ tiêu 1996 2000 2005 2010 2013
Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế trong nước 70,3 53,0 42,8 45,9 33,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (*)
29,7 47,0 57,2 54,1 66,8
Phân theo nhóm hàng
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 28,7 37,2 36,1 27,8 44,3
Hàng CN nhẹ và TTCN 29,0 33,9 41,0 45,1 38,1
Hàng nông, lâm, thủy sản 42,3 28,9 22,9 23,8 17,6
Vàng phi tiền tệ 0,0 0,0 0,0 3,8
(*)
Kể cả dầu thô Nguồn: http://wwww.gso.gov.vn.
Đối với nhập khẩu, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn nước ngoài
cũng gia tăng hàng năm, từ 18,3% năm 1996 tăng lên 36,7% năm 2006 và đạt 56,4%
năm 2013. Trong những năm 2009, 2010, tỷ trọng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài càng lúc càng tăng cao trong khi tỷ trọng xuất khẩu có xu
107
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
hướng giảm dần đã làm cho nhiều nhà phân tích chính sách quan ngại việc các nhà đầu
tư nước ngoài tận dụng chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam để biến các
doanh nghiệp FDI thành các đầu mối nhập khẩu hàng hóa thành phẩm hoặc nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ ngay thị trường trong nước thay vì thực hiện nhập
khẩu – sản xuất và xuất khẩu như cam kết ban đầu.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm thủy sản giảm dần từ năm 2006 đến
nay, từ chổ chiếm tỷ trọng hơn 40%, mặt hàng này chỉ còn 17,8% vào năm 2013.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp gia tăng
nhanh, năm 2010 đã chiếm tỷ trọng 45,1%. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản ít có thay đổi, vẫn dao động quanh mức 30% đến 36% trong 10 năm, từ
1999-2008, sang năm 2010, do kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm hơn 1 tỷ USD đã
làm tỷ trọng xuất khẩu của chỉ tiêu này giảm còn 27,8%, tuy nhiên, trong 3 năm tiếp
theo, xuất khẩu dầu thô tăng khoảng 2-3 tỷ đôla so với năm 2010 đã làm tỷ trọng mặt
hàng này đạt 44,3% năm 2013.
Bảng 7.6: Cơ cấu hàng nhập khẩu giai đoạn 1996-2013 (%)
Chỉ tiêu 1996 2000 2005 2010 2013
Phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế trong nước 81,7 72,2 62,9 56,4 43,6
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,3 27,8 37,1 43,6 56,4
Phân theo nhóm hàng
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 27,6 30,6 25,3 29,2 36,7
Nguyên, nhiên, vật liệu 60,0 63,2 64,4 60,8 55,3
Hàng tiêu dùng 12,4 6,2 8,2 8,8 8,0
Vàng phi tiền tệ 0,0 0,0 2,2 1,2
Nguồn: http://wwww.gso.gov.vn.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, xu hướng cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm xuống
rõ rệt từ 12,4% năm 1996 còn 6,2% năm 2000; tỷ lệ này những năm 2000 đã tăng trở
lại và đạt cao nhất là 8,8% năm 2010. Cơ cấu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu và máy
móc thiết bị dao động quanh 60% dưới 30% từ 1996 đến 2010.
c/ Về thị trường xuất nhập khẩu.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm tỷ trọng thị trường Châu Á, duy trì cơ cấu
thị trường Châu Âu và tăng dần cơ cấu thị trường Mỹ là chiến lược thị trường xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này.

2014 49.63 20.12 22.98 1.44


2.88
2.95
2011 51.08 21.62 21.15 3.28
2.88
2009 48.03 20.31 24.45 2.44.8
2008 48.3 21.9 22.1 0.3 7.4
2005 49.8 18.9 21.5 1.2 8.7
2000 60.3 23.3 6.60.7 9.0
1996 77.5 17.2 4.1
0.2
1.1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Đại Dương khác

Hình 7.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu từ năm 1996 đến 2014

108
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Cơ cấu thị trường Châu Á giảm dần từ hơn 70% những năm 1996, 1997 xuống còn
dưới 50% những năm 2005, 2009; tỷ trọng thị trường Châu Âu dao động quanh mức
20%. Đối với Châu Mỹ, chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, tỷ trọng thị trường này ổn định
hơn 20% từ 2003 đến 2013. Thị trường Châu Phi rất nhỏ, chưa đến 1%, còn lại Châu
Đại Dương xu hướng xuất khẩu giảm dần, cơ cấu xuất khẩu hiện tại chỉ khoảng 2-3%.
Đối với thị trường nhập khẩu, Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng kim
ngạch nhập khẩu, dao động quanh 80% và dấu hiệu giảm chưa thể hiện rõ; thị trường
Châu Âu chiếm khoảng 10-12%, riêng thị trường Châu Mỹ có dấu hiệu tăng nhẹ qua
các năm, từ mức 2,7% năm 1996 đã đạt mức 6,79% năm 2011.
Cơ cấu nhập khẩu từ thị trường Châu Mỹ, cụ thể là Hoa Kỳ có khả năng sẽ tăng
cao hơn trong những năm tiếp theo khi các cam kết về mở cửa thị trường Việt Nam
theo Hiệp định thương mại BTA có hiệu lực.

2014 81.08 7.11 7.351.73


2.37

2011 79.6 10.01 6.79 2.4

2009 84 9 5 2

2008 79.8 12.4 5.3 2.5

2005 81.3 12.4 4.12.2

2000 82.6 11.9 2.92.6

1996 81.1 14.7 2.7


1.5

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại Dương Khác

Hình 7.6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu từ năm 1996 đến 2014
7.1.3 Các sự kiện quan trọng trong kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996-2014.
Giai đoạn 1996-2013 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong kinh tế đối ngoại của
Việt Nam:
Gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 Việt Nam tham gia ngay vào Chương trình cắt
giảm thuế quan có hiệu lực chung của khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(CEPT/AFTA), việc cắt giảm thuế quan tiến hành từ 01/01/1996 cho những mặt hàng
đã có thuế quan thấp; đặc biệt giai đoạn 1999-2003, Việt Nam đã đưa hơn 90% dòng
thuế cắt giảm (0%-5%) theo cam kết với các nước ASEAN.
Ngày 14-15/11/1998 Việt nam chính thức là thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương, ngoài tham gia vào chương trình hành động chung, Việt
Nam thực hiện chương trình hành động riêng cho việc cắt giảm thuế quan còn 0-15%
vào năm 2020.
Ngày 13/7/2000 Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ,
hiệp định có hiệu lực từ 10/12/2001 mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước.
Thị trường Hoa Kỳ từ chổ chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đã tiến đến duy trì ở mức hơn 20% từ 2003 đến nay.
Ngày 04/11/2002 Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung quốc về xây dựng khu
vực mậu dịch tự do ACFTA trong đó có Việt Nam. Chương trình thu hoạch sớm của
Việt Nam cắt giảm thuế quan chủ yếu là hàng nông sản bắt đầu thực hiện từ
01/01/2004 đến 2008 thuế quan còn 0%.

109
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Ngày 7/11/2006 Việt Nam được biểu quyết gia nhập WTO và chính thức là thành
viên khi các cam kết có hiệu lực vào ngày 11//01/2007.
Ngày 25/12/2008 ký kết thành công Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản.
Các FTA mà Nhật Bản theo đuổi không phải là các hình thức FTA thông thường mà
đúng hơn là các Hiệp định đối tác kinh tế EPA (Economic – Partnership Agreement)
toàn diện hơn. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định tự
do thương mại thứ 10 mà Nhật Bản ký kết với các nước và là hiệp định tự do thương
mại song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO.
Việt Nam đảm nhiệm thành công hai kỳ trong cương vị Chủ tịch luân phiên Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009.
Từ 01/01 đến 31/12/2010, Việt Nam tiếp nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN với chủ đề
"Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động". Theo đó, Việt Nam sẽ
chủ trì tổ chức và điều hành một loạt các hoạt động quan trọng của ASEAN gồm: 2
Hội nghị cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối tác, 8 hội nghị của các Hội
đồng Cộng đồng cấp Bộ trưởng, nhiều hội nghị Bộ trưởng chuyên trách thuộc các
kênh hợp tác khác nhau của ASEAN (quốc phòng, kinh tế, tài chính…) và nhiều hoạt
động giữa ASEAN với các bên đối tác. Với tư cách nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam
sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất định hướng hợp tác và hoạt động của
ASEAN trong suốt năm 2010.
Từ ngày 1/6/2012, hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam - Chile có hiệu lực.
Chile cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam năm 2007) trong thời gian 10 năm. Trong đó, 83,54% số dòng
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% ngay sau khi
FTA có hiệu lực. Danh mục này bao gồm nhiều mặt hàng như thủy sản, cà phê, chè
đen, dầu thô, rau, quả tươi và chế biến, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh và chế biến...
Tháng 5/2012 FTA Việt Nam – Khối thương mại tự do EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy,
Iceland, Liechtenstein) khởi động đàm và dự kiến kết thúc sớm vào năm 2014.
Tháng 8/2012 FTA Việt Nam – Hàn Quốc khởi động đàm phán và hoàn tất ký kết
hiệp định khu vực mậu dịch tự do song phương vào ngày 5/5/2015.
Ngày 8/10/2012, vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định thương mại tự do FTA giữa
Việt Nam và EU (EVFTA) diễn ra tại Hà Nội. Tính đến ngày 27/6/2014, cả hai bên đã
thực hiện 8 vòng đàm phán nhằm tiến đến các thỏa thuận toàn diện trên các lĩnh vực
biểu thuế, hàng rào phi thuế quan cũng như các cam kết đối với các nội dung liên quan
đến thương mại khác như vấn đề mua sắm, các vấn đề chính sách, cạnh tranh, dịch vụ
và phát triển bền vững.
Tháng 3/2013 FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan (Nga, Belarus và Kazakhstan)
bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên, đàm phán kết thúc vào cuối năm 2014, hai bên ký
hiệp định FTA vào ngày 29/5/2015.
Ngày 9/5/2013, vòng đàm phán đầu tiên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP)
giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA song phương với ASEAN là Ấn Độ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, New Zealand, Australia, và Trung Quốc đã được khởi động tại Bandar Seri
Begawan, Brunei.
Việc mở rộng kinh tế đối ngoại đã giúp thương mại quốc tế Việt Nam không ngừng
gia tăng, từ năm 2001-2010 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 17,4%, tăng
trưởng nhập khẩu bình quân 18,4% cao hơn chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn này là 15% và

110
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
14%.
Tháng 10/2010 Việt Nam là thành viên thứ 9 tham gia đàm phán Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP. Đàm phán TPP được khởi động từ năm 2005, đến tháng
8/2013, TPP đã trãi qua 19 vòng đàm phán với sự tham gia của 12 nước gồm
Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore, Mỹ và Việt Nam. Một khi được ký kết, hiệp định này sẽ thiết lập một khu
vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và
gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Tính đến 31/7/2015, Việt Nam đã hoàn tất đàm
phán song phương với các thành viên của TPP.
7.2 Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
7.2.1 Các công cụ quản lý và điều tiết hoạt động thương mại quốc tế của nhà nước
Việt Nam
a/ Nhà nước quản lý hoạt động thương mại quốc tế bằng luật pháp
Thông qua hệ thống luật pháp, Nhà nước qui định rõ địa vị pháp lý của các doanh
nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, quy định các điều kiện và thủ tục
trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa....Căn cứ vào môi trường hành lang pháp lý
đã được quy định, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự
hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.
Theo tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa IV, khóa
VIII thì Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế mở có sự điều tiết của nhà nước.
Chính sách thương mại quốc tế đang áp dụng là chính sách hướng về xuất khẩu. Cơ
chế quản lý xuất nhập khẩu hiện nay của Việt Nam được điều hành chủ yếu bởi Luật
Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định của Chính phủ số
187/2013/NĐ_CP ngày 20/11/2013, Quy định chi tiết thi hành luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu còn chịu sự
điều tiết bởi các luật khác như luật thuế XNK, luật về thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp, luật doanh nghiệp và các luật khác.
b/ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại quốc tế bằng công cụ kế
hoạch hóa
Nhà nước quản lý thương mại quốc tế bằng các kế hoạch định hướng, ví dụ như các
chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất nhập khẩu trong năm...
Thông qua việc sự dụng các công cụ kinh tế khác để điều tiết hoạt động ngoại
thương sao cho góp phần cân đối tổng cung tổng cầu nền kinh tế quốc dân.
c/ Quản lý hoạt động thương mại quốc tế bằng công cụ tài chính
Đối với các doanh nghiệp nhà nước tham gia hoạt động thương mại quốc tế, như
các doanh nghiệp khác, nhà nước sẽ định hướng sử dụng vốn thông qua các hoạt động
phân tích dự báo vĩ mô, các công cụ kinh tế tài chính, hướng dẫn công tác kế toán,
thống kê và kiểm tra việc thi hành pháp luật trong tạo lập, quản lý và sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Thuế là công cụ tài chính quan trọng mà thông qua đó nhà nước có thể điều tiết vĩ
mô nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Vì vậy,
thuế quan đã được phân tích như một biểu hiện đặc trưng của công cụ tài chính
(chương 3). Từ năm 2001, nhà nước sẽ áp dụng bên cạnh thuế quan các loại thuế khác

111
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
như thuế chống phá giá, chống trợ cấp...
Hiện nay, khi đã là thành viên WTO, đồng thời là một thành viên trong khu vực
mậu dịch tự do AFTA, ACFTA,…, trong các hợp tác song phương với Hoa Kỳ, Nhật
Bản, EU… Chính phủ Việt Nam công bố rộng rãi và hướng dẫn thực hiện các cam kết
cắt giảm thuế quan đến doanh nghiệp. Việc cắt giảm thuế quan thông qua đàm phán
một lần nữa chứng minh thuế là một công cụ hữu hiệu để mở cửa hội nhập nền kinh tế
một nước với nền kinh tế thế giới. Tra cứu thuế quan nhập khẩu của Việt Nam có thể
thực hiện dễ dàng qua website http://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx.
d/ Các công cụ khác của quản lý thương mại quốc tế
Nhà nước còn sử dụng hệ thống kho đệm và dự trữ quốc gia để can thiệp vào thị
trường. Đối với hoạt động thương mại quốc tế có thể thấy rõ ràng nhất là việc dự trữ
vàng, ngoại tệ mạnh... Ngoài ra, có các dạng công cụ thuộc về chính sách thương mại
quốc tế cũng cần được lưu ý như:
- Hạn ngạch nhập khẩu: Công cụ này trước nay đối với nước ta chưa được phổ biến,
trong giai đoạn 2001-2005, nhà nước đã thực hiện hạn ngạch thuế quan cho các mặt
hàng như sữa, đường... Giai đoạn 2006-2010, tiếp tục sử dụng hạn ngạch thuế quan
cho một số mặt hàng như muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện,
đường thô.
- Các hàng rào hành chính: Các điều kiện tiêu chuẩn về y tế, về an toàn và các thủ
tục hải quan ... Các công cụ quản lý ngoại thương ngày càng được cải tiến để phù hợp
với các hiệp định thương mại mà nước ta đã ký kết với các nước cũng như theo thông
lệ quốc tế, nhất là các thỏa ước theo WTO.
7.2.2 Quan điểm phát triển thương mại quốc tế
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, có chính sách mở rộng
giao lưu hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng
cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các thành phần
kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để
đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu
dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được
và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu
vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về kinh tế đối ngoại trong từng thời kỳ và
chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển thương
mại và đầu tư.
7.2.3 Về quyền hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được quy định tại điều 3
chương 2 của Nghị định 187/2013/NĐ_CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và điều 2,
chương I của Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương
như sau:
(1) Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(dưới đây gọi tắt là thương nhân)
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật
Đầu tư;

112
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số
43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp,
được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp
luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành
hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
(2) Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty
nước ngoài tại Việt Nam: thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy
định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số
23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến
mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn
bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này, lộ trình thực hiện do Bộ Công Thương
công bố và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc
phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 187 và Thông tư 04, ngoài việc thực hiện các quy
định tại Nghị định và Thông tư còn thực hiện theo các cam kết của Việt Nam trong các
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do
Bộ Công Thương công bố.
(3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu,
ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định 187, thương nhân phải thực hiện quy định
của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
7.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động ngoại thương
Chế độ quản lý ngoại thương đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay được
thực hiện theo Nghị định 187/2013/NĐ_CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ như sau:
a/ Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu,
nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
(2) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm
dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra
của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
(3) Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa
không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
b/ Quy định chung về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(1) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
(i) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản
pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(ii) Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm
xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do
Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

113
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
(iii) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơ quan
ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theo nguyên tắc và
quy định sau đây:
a) Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem
xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
b) Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết
trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là hàng hóa không gây ô nhiễm
môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an toàn
giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo đức,
thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
d) Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định
của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy định và
danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
(2) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý
chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(i) Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại
Phụ lục II.
(ii) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phải công bố công khai tiêu
chuẩn, điều kiện để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Thủ tục cấp phép nhập khẩu
phải phù hợp với Quy chế về thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa do Thủ tướng
Chính phủ ban hành.
(3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an
toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu
(i) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm
dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến
hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn
cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.
(ii) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải
đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực
phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ
thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm
trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
(iii) Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập
114
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam,
chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy
định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa.
(4) Công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS và điều chỉnh danh mục hàng
hóa quy định tại các Phụ lục I, Phụ lục II
(i) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với
Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS
để công bố mã số HS của hàng hóa theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu đối với danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định này.
(ii) Việc điều chỉnh danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này do Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Công
Thương sau khi có ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
c/ Qui định riêng đối với một số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(1) Nhập khẩu ô tô:
a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã
qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định
việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.
(2) Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối
ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại
tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng
hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
(3) Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà: Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về sản
xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điếu các loại và các cam kết quốc tế có liên quan,
Bộ Công Thương quy định cụ thể việc nhập khẩu mặt hàng này.
(4) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: Việc xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ:
Công an, Quốc phòng quy định việc cấp phép để thực hiện.
(5) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí
tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.
(6) Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ
trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các
mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng:
a) Việc nhập khẩu các mặt hàng này thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương
sau khi có ý kiến đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
b) Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để công bố danh mục
và quy định cụ thể việc cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này.
(7) Nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới: Bộ Công Thương
hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu phù hợp pháp luật Việt Nam và
các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước và văn bản

115
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(8) Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh
mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết
định lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương
thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài
chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.
Việc xác định mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và mức thuế ngoài hạn ngạch
thuế quan đối với từng mặt hàng do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
quản lý chuyên ngành và Bộ Công Thương để quyết định và công bố theo quy định
của pháp luật.
(9) Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công
Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên
quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch,
hợp lý.
(10) Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải
tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy
định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành
quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử
dụng.
* Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
(1) Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ngừng xuất
khẩu, nhập khẩu với những thị trường nhất định hoặc với những mặt hàng nhất định để
bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố công khai để các tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước biết.
(2) Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên
quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc tạm
ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này.
7.2.5 Phân cấp quản lý hoạt động ngoại thương.
a/ Sự quản lý của Bộ Thương mại.
Bộ Thương mại là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống
nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại có trách nhiệm:
+ Nghiên cứu chiến lược ngoại giao: Ban hành hoặc trình chính phủ ban hành các
văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật ngoại thương, cùng các Bộ
hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng mặt hàng xuất khẩu.
+ Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu toàn quốc.
b/ Sự quản lý của các Bộ và UBND các Tỉnh, Thành phố
Các Bộ, UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia
với Bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên các mặt:
+ Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đúng chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập

116
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.
+ Kiến nghị và điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu.
c/ Sự quản lý của Hải quan
Hải quan Việt Nam có 7 nhiệm vụ như sau:
(1) Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan
theo quy định của Luật hải quan Việt Nam.
(2) Bảo đảm thực hiện theo quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu về thuế
xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định.
Nếu các đối tượng kiểm tra Hải quan không làm tròn các quy định của nhà nước, thì
Hải quan cửa khẩu có quyền không cho xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
(3) Tiến hành các biện pháp thực hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành
vi vi phạm các quy định khác của nhà nước về Hải quan trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật qui định.
(4) Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
(5) Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động XK,NK
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân thực hiện quy định của nhà nước về hải quan.
(6) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan.
(7) Hợp tác quốc tế với hải quan các nước.
7.2.6 Hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
Việt Nam chính thức tham gia Công ước quốc tế về Hệ thống Mô tả và Mã hóa
hàng hoá (Công ước H.S, Harmonized System) từ tháng 3/1998. Công ước này có hiệu
lực đối với Việt Nam từ ngày 01/01/2000. Trước tháng 3/1998, Việt Nam chưa phải là
bên chính thức tham gia Công ước HS nhưng trên thực tế Việt Nam đã sử dụng Hệ
thống Mô tả và Mã hóa hàng hoá như là một bên tham gia Công ước HS từ năm 1991.
Mã số HS Việt Nam sử dụng gồm có 8 chữ số, hai chữ số đầu thể hiện số chương
trong biểu thuế, có tất cả 99 chương. Biểu cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu khi
gia nhập WTO được thực hiện theo hệ thống HS và chia làm hai biểu riêng biệt, hàng
nông sản và phi nông sản.
Mã số hàng hoá trong thống kê Hải quan là mã khai báo của chủ hàng hoặc do cán
bộ Hải quan cửa khẩu áp đặt trong tờ khai Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu tại Hải quan cửa khẩu.
Số liệu thống kê Hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được tổng hợp ở cấp
độ 6 chữ số của Hệ thống HS phiên bản năm 2007. Ngoài ra, cùng với Bảng Tương
quan sẵn có giữa Hệ thống HS và Danh mục Phân loại Ngoại thương chuẩn (SITC-
Standard International Trade Classification), số liệu này có thể chuyển đổi số liệu sang
Danh mục SITC để phục vụ cho mục đích phân tích kinh tế.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay được thể hiện
trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11
năm 2011 của Bộ Tài chính.

117
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
7.3 Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam
7.3.1 Vai trò của xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay
a/ Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa không chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngoài, xuất khẩu
có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế đất nước.
Tầm quan trọng của xuất khẩu thể hiện qua các vai trò sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất.
Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế: Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều
ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp các
ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế
phát triển nhanh, hiệu quả.
Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:
Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng sản phẩm thì
một mặt phải đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, một mặt người lao động phải
nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của
đất nước:
Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng
thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.
Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao mức sống của nhân dân.
Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các
nước.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa
nước ta thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
b/ Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một
cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu
được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa đất nước
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế
cân đối và ổn định.
- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa mãn
nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng đồng thời đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc
làm ổn định cho người lao động đồng thời qua đó tác động tích cực lại công tác xuất
khẩu.

118
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

7.3.2 Định hướng phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2020
Theo quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 28/12/2011 về
phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và định hướng đến
năm 2030 thì:
a/ Quan điểm chiến lược
(1) Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong
nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh
tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
(2) Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền
vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế
và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc
tế.
(3) Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào
mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng
hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
b/ Mục tiêu phát triển
(1) Mục tiêu tổng quát: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp
trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại
được cân bằng.
(2) Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ
2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai
đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
10% thời kỳ 2021 – 2030.
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai
đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng
trưởng bình quân dưới 10%/năm.
- Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch
xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng
dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.
c/ Định hướng xuất khẩu
(1) Định hướng chung:
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng
và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng
xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia
tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm
thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

119
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
(2) Định hướng phát triển ngành hàng
- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng
bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công
nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường
và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020.
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh
dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia
tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển
sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng
nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5%
vào năm 2020.
- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển
và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm
phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020.
- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có
kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới
để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định
hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào
năm 2020.
(3) Định hướng phát triển thị trường:
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt
Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu
mới có tiềm năng.
- Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng
cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ
thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng
cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
- Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm
thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
sang các thị trường đã ký FTA.
- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại
thị trường nước ngoài.
- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng
46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và
châu Phi khoảng 5%.
d/ Định hướng nhập khẩu
- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển
sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt
hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù
120
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định
hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu
mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị
trường Việt Nam nhập siêu.
e/ Giải pháp thực hiện chiến lược
(1) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển sản xuất công nghiệp:
+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như
vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công
nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giày
và công nghệ cao.
+ Khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung
ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện
tử, cơ khí.
+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với
cam kết quốc tế.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh
tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này.
+ Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp
theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc
cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để
nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt
Nam.
+ Ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng
nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Triển khai các
chương trình hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong cả nước để đầu tư phát triển
vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.
+ Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình
thức nói chung và đối với hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nói riêng.
(2) Phát triển thị trường
- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị
trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc
tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.
- Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp

121
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn
định cho hàng hóa xuất khẩu.
- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng
hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị
trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu
quả.
- Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc
tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương
mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh,
không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh
hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị
trường xuất khẩu trọng điểm.
- Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ
chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu
biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của
nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro hoạt động
thương mại biên giới.
(3) Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu
- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ.
- Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư
trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho
doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để
tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.
(4) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt
động dịch vụ logistics
- Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến
bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ
tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này.
(5) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu,
mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là
đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.
- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo
hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo
yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.
- Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư,
122
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất
khẩu.
(6) Kiểm soát nhập khẩu
- Nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có chính sách
khuyến khích hơn nữa việc đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn
chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt
Nam có lợi thế cạnh tranh.
- Đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán
cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu,
trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối
giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các
doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này; có cơ chế bổ sung
việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng
vốn ngân sách nhà nước.
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để
kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe
người dân.
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các
nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
(7) Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.
- Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm,
nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu,
đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và khai thác
tiềm năng tại các thị trường mới. Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi
ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội
ngành hàng. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các
hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan quản
lý nhà nước giao theo luật định.
7.4 Thương mại quốc tế dịch vụ của Việt Nam
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của WTO, có tất cả 11 ngành gồm: (1) Các
dịch vụ kinh doanh; (2) dịch vụ bưu chính viễn thông ; (3) dịch vụ xây dựng và các
dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; (4) dịch vụ phân phối; (5) dịch vụ giáo dục; (6) dịch
vụ môi trường; (7) dịch vụ tài chính; (8) các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; (9)
các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; (10) các dịch vụ giải trí văn hoá,
thể thao; (11) dịch vụ vận tải (nếu tính “dịch vụ khác” thì có đến 12 ngành). Mỗi
ngành trong số 11 ngành dịch vụ chia nhỏ thành các hoạt động dịch vụ cấu thành được
123
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
gọi là các phân ngành dịch vụ. Có 155 phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO
tiến hành đàm phán. Mỗi ngành hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác
định tương ứng với mã số của Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC, Central
Product Classification). Kiểu xác định này cũng tương tự như xác định mã phân loại
hàng hoá (HS, Harmonized System) trong biểu thuế xuất nhập khẩu.
7.4.1 Kết quả xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam
Dịch vụ đang trở thành lĩnh vực xuất khẩu mới đóng góp đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn
cho đất nước. Trên thế giới, dịch vụ chiếm tới trên 60% GDP toàn cầu, tuy nhiên, ở
Việt Nam, dịch vụ chỉ mới đạt dưới 40% GDP (40,8% GDP năm 2008 và 38,32%
GDP năm 2010).
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, Nhà nước Việt
Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ
phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Bảng 7.9: Tổng sản phẩm và cơ cấu hoạt động dịch vụ năm 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng và %
Giá thực tế Giá cố định
Hoạt động dịch vụ
Giá trị Cơ cấu Giá trị %
Thương nghiệp 235.612 36,62 86.558 40,60
Khách sạn, nhà hàng 74.644 11,60 18.986 8,90
Vận tải, bưu điện, du lịch 73.221 11,38 23.070 10,82
Tài chính, ngân hàng,bảo hiểm 31.617 4,91 11.186 5,25
Khoa học và công nghệ 10.486 1,63 3.092 1,45
Kinh doanh bất động sản 60.230 9,36 16.682 7,82
Quản lý nhà nước 46.999 7,31 13.918 6,53
Giáo dục, đào tạo 43.839 6,81 17.818 8,36
Y tế 21.053 3,27 7.596 3,56
Văn hóa, thể thao 6.789 1,06 2.875 1,35
Đảng, đoàn thể, hiệp hội 2.138 0,33 560 0,26
Phục vụ cá nhân, cộng đồng 33.843 5,26 9.974 4,68
Dịch vụ làm thuê 2.898 0,45 893 0,42
Tổng sản phẩm dịch vụ 643.369 100,00 213.208 100,00
Nguồn: http://www.gso.gov.vn
Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang
giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7%, dấu hiệu phục hồi trong giai
đoạn 2001-2005 khi tăng 7% và trong giai đoạn 2006-2009, mặc dù nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn nhưng dịch vụ vẫn tăng 7,7%, cao hơn mức tăng bình quân của GDP
là 7%. Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác
nhau. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ
tầng…chưa đủ mạnh. Đến năm 2009, cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ
chiếm 10,82% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,25%. Các
dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị
trường… đều kém phát triển.
Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm, tuy nhiên ước tính ở Việt Nam mới chỉ có
25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt

124
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 - 2 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp
và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần
phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước
tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động.
Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh
tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam
đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-
50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%).
Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa 110 phân ngành dịch vụ,
trong đó những ngành nghề nhạy cảm như viễn thông, tài chính, hệ thống phân phối
bán lẻ…(mở cửa ngay hoặc theo lộ trình). Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ đồng
nghĩa với thị trường dịch vụ của các nước cũng mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
có nhiều cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài. Hiện có tới khoảng
70 loại hình dịch vụ của Việt Nam đã được xuất khẩu.
Triệu USD
14000
11859 11900
12000 11050
10500
9921 9620
10000 8691
7959
7044 7460
8000 6829
6397
6030 5758
6000 5222
5100
4450
4265
4000 3168
2461
1071 1430 1400
2000 915
185 122 367
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

Hình 7.7: Tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam 2005-2013.
Dịch vụ du lịch là lĩnh vực sôi động nhất với lượng khách quốc tế đến Việt Nam
trên 4,2 triệu khách năm 2007, 2008 và 3,8 triệu khách năm 2009. Trong 5 năm 2001-
2005, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 21,824 tỉ USD, tăng trung bình 15,7%/ năm,
cao hơn chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược của giai đoạn này là 15%.
Bảng 7.10 Kết quả xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2013 (triệu USD)
Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu
Tổng số 10.500 11.900 1.400
Dịch vụ vận tải 2.190 7.423 5.233
Dịch vụ bưu chính viễn thông 150 48 -102
Dịch vụ du lịch 7.530 2.050 -5.480
Dịch vụ tài chính 160 190 30
Dịch vụ bảo hiểm 68 1.024 956
Dịch vụ Chính phủ 120 185 65
Dịch vụ khác 282 98 -184
Nguồn: http://www.gso.gov.vn
Tuy nhiên từ năm 2005 đến 2010 tốc độ tăng xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt bình quân
11,8%/năm, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu dịch vụ đạt đến 17,4%/năm. Như vậy,
cũng giống như xuất nhập khẩu hàng hóa, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt
125
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Nam vẫn nhập siêu, lượng nhập siêu này đạt đến 1,07 tỷ USD vào năm 2009 và 2,5 tỷ
USD vào năm 2010, tốc độ tăng nhập siêu giai đoạn 2005-2010 lên đến 67,8%/năm!
7.4.2 Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ
Nếu so sánh kết quả thực hiện xuất nhập khẩu dịch vụ (hình 7.7) và thị số
22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển
xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, đối với xuất khẩu đã không
đạt chỉ tiêu đề ra về tốc độ tăng trưởng là 15%/năm cũng như giá trị năm cuối là 8,1 tỷ
USD. Trong khi đó nhập khẩu dịch vụ tốc tăng cao hơn chỉ tiêu đề ra (18% và 11%)
đạt giá trị năm cuối gấp 3 lần so với kế hoạch (9,9 tỷ so với 3,4 tỷ USD) .
Hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn sản xuất hàng hóa và đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (trên 40% GDP). Tuy nhiên chúng ta đã không
thành công trong thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2001-2010.
Đến năm 2010, xuất khẩu dịch vụ giảm sút và ngày càng có dấu hiệu nhập siêu nghiêm
trọng. Để có thể phát triển lĩnh vực này, cần hiểu rõ loại hình kinh doanh xuất nhập
khẩu dịch vụ (gọi tắt là dịch vụ ngoại thương) như sau:
Có hai loại hình tổ chức kinh doanh:
Loại hình và tổ chức thứ nhất chuyên kinh doanh cung cấp một hoặc một số dịch vụ
ngoại thương. Ví dụ như: các công ty tư vấn ngoại thương làm dịch vụ môi giới, ký kết
hợp đồng, tư vấn pháp luật, dịch thuật… các công ty vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế,
ngân hàng thương mại… làm các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, cung cấp tài chính, tiền tệ
và thanh toán quốc tế…
Loại hình và tổ chức thứ hai chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ.
Ví dụ như các công ty ngoại thương, các công ty sản xuất trực tiếp kinh doanh hàng
hóa xuất nhập khẩu. Đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp là hàng hóa, được
hạch toán trên cơ sở kinh doanh hàng hóa. Hoạt động dịch vụ là hoạt động nghiệp vụ
bảo đảm cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hiệu quả cao, bao
gồm: nghiên cứu thị trường, giao dịch ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng…
Như vậy, sự khác nhau của hai loại hình hoạt động dịch vụ này là đối tượng kinh
doanh và cách tìm thấy lợi nhuận trong kinh doanh; một loại hình lấy bản thân dịch vụ
làm đối tượng kinh doanh và tìm thấy lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ; một loại hình
lấy hàng hóa làm đối tượng kinh doanh và tìm thấy lợi nhuận trong kinh doanh hàng
hóa.
Theo loại hình thứ nhất có thể kể đến các hoạt động dịch vụ ngoại thương như sau:
a/ Dịch vụ giao nhận, chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
Giao nhận và chuyên chở hàng hóa là yêu cầu tất yếu của trao đổi, mua bán hàng
hóa, nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thong, nhằm đưa hàng
hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Trong kinh doanh ngoại thương, giao nhận và
chuyên chở hàng hóa càng có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng,
khối lượng và kim ngạch buôn bán của các quốc gia cũng như của các doanh nghiệp.
Cơ cấu giá thành của hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm: giá hàng (cost) + chi phí vận
chuyển, bốc dỡ (freight) + các chi phí khác. Thông thường, chi phí vận chuyển chiếm
trung bình 10% giá FOB hoặc 9% giá CIF của hàng hóa. Như vậy, nếu giảm được chi
phí vận chuyển sẽ giảm được chi phí lưu thong, góp phần duy trì hoạt động kinh
doanh, đồng thời tăng lợi nhuận trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.
Chuyên chở hàng hóa xuất khẩu có những đặc điểm riêng so với vận chuyển hàng hóa

126
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
nội địa như:
Phải được phép của các chính phủ của các bên buôn bán, phải tuân thủ pháp luật
của các quốc gia, điều ước, công ước quốc tế và tập quán buôn bán của địa phương,
của các nước và khu vực.
Phải vận chuyển đường dài thong qua nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau, mà
chủ yếu là vận chuyển bằng đường biển (chiếm 80% khối lượng hàng hóa vận chuyển
trong thương mại quốc tế). Do vậy, trong vận chuyển hàng hóa thường gặp nhiều rủi
ro tổn thất về hàng hóa do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: bão biển,
sóng ngầm, đá ngầm, mắc cạn, cháy nổ, cướp biển…
Trong giao nhận, chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động dịch vụ được
chia thành các loại chủ yếu sau:
(1) Dịch vụ môi giới và ký kết hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
Để thực hiện chuyên chở giao nhận hàng hóa, thong thường các doanh nghiệp phải
nghiên cứu thị trường chuyên chở, nhằm tiến hành giao dịch với điều kiện có lợi nhất
để ký kết hợp đồng chuyên chở, sao cho với cước phí thấp nhất mà vẫn bảo đảm an
toàn cho hàng hóa chuyên chở. Trong thực tế, người môi giới trong lĩnh vực chuyên
chở là người am hiểu thị trường, các hang tàu, tàu biển, sự vận động của giá cước, luật
pháp quốc tế, phong tục tập quán của các cảng… Do vậy, người môi giới thường hoạt
động tốt hơn, có hiệu quả hơn các doanh nghiệp. Họ có kinh nghiệm và môi giới ký
kết các hợp đồng vận chuyển chặt chẽ, bảo đảm an toàn khi có khiếu nại về vận
chuyển xảy ra.
Trong vận chuyển thường gặp 3 loại phương thức thuê tàu:
- Lưu cước tàu chợ: chủ tàu thường áp đặt những điểu kiện có sẵn trên mặt vận
đơn đường biển và biểu cước định sẵn, chủ hàng không có quyền lựa chọn.
- Thuê tàu chuyến và thuê tàu định hạn: chủ hàng và chủ tàu có thể thỏa thuận
những điều khoản trong hoạt động thuê tàu, do vậy, cần thông qua người môi giới để
đạt được những điều khoảng có lợi và chặt chẽ trong chuyên chở.
Như vậy, vai trò của dịch vụ môi giới thể hiện sự chuyên môn hóa cao, sự am hiểu,
kinh nghiệm trong lĩnh vực thuê tàu và chuyên chở hàng hóa.
(2) Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Một đặc điểm quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương là người mua và
người bán thường không trực tiếp thực hiện giao và nhận hàng hóa mà phải thông qua
các đại lý hoặc người chuyên chở. Đại lý giao nhận hoặc người chuyên chở chịu trạch
nhiệm nhận hàng hoặc/ và giao hàng trên cơ sở hóa đơn thương mại và các giấy tờ lien
quan khác. Nếu không đúng so với bộ chứng từ hàng hóa, các bên giao nhận phải lập
biên bản có xác nhận của hai bên hoặc của người trung gian.
Sau khi nhận hàng hóa để chuyên chở, nếu chưa xếp hàng lên tàu thì người chuyên
chở hoặc thuyền trưởng cấp cho người giao hàng vận đơn nhận hàng để xếp hàng hoặc
biên lai thuyền phó.
Người dại lý giao nhận hoặc người chuyên chở sẽ được hưởng một khoản tiền công
nhất định gọi là chi phí dịch vụ giao nhận hàng hóa.
(3) Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu
Bất cứ loại hàng hóa nào trong quá trình vận chuyển đều phải thông qua khâu xếp,
dỡ hoặc bơm rót… nếu phải chuyển tải qua nhiều phương tiện khác nhau thì phải qua
nhiều lần xếp dỡ hàng hóa. Ở tất cả các cảng biển, cảng hàng không đều có doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này có
127
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
đầy đủ các phương tiện, nhân công bốc xếp,sẽ cung cấp cho chủ hàng dịch vụ bốc xếp,
tùy theo yêu cầu và đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu. Với việc chuyên môn hóa
bốc xếp và các công cụ hiện đại, năng suất và năng lực bốc xếp hàng hóa ngày càng
cao, chi phí bốc xếp cho một đơn vị hàng hóa ngày càng giảm. Doanh nghiệp làm công
tác bốc xếp hàng hóa phải đảm bảo an toàn về hàng hóa, không để hư hỏng mất mát;
sắp xếp hàng hóa phải khoa học chắc chắn, bảo đảm an toàn trong vận chuyển đường
dài. Xếp đỡ là một khâu rất dễ xảy ra những hư hỏng mất mát về hàng hóa, đòi hỏi
phải có chuyên môn, kinh nghiệm. Các doanh nghiệp ngoại thương khó có thể tự bốc
xếp hàng hóa một cách có hiệu quả, do vậy, cần thiết phải có tổ chức cung cấp dịch vụ
bốc xếp trong vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.
Thông thường, chi phí bốc xếp thường chiếm 20-30% trong chi phí vận chuyển
hàng hóa. Nâng cao năng suất bốc xếp để giảm chi phí vận chuyển là yêu cầu tất yếu
trong kinh doanh vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sau hi xếp hàng lên tàu, thuyền trưởng hoặc người đại lý của người chuyên chở cấp
cho người gửi hàng vận đơn đã xếp hàng. Người làm dịch vụ xếp dỡ hàng hóa được
hưởng phí xếp dỡ theo biểu giá quy định trước.
(4) Dịch vụ kho ngoại quan
Không phải tất cả hàng hóa được vận chuyển đến cảng đều được xếp ngay và không
phải bất cứ hàng hóa nhập khẩu đến cảng có thể thực hiện ngay thủ tục hải quan lên
tàu mà thông thường phải qua kho trung chuyển do chủ hàng chỉ định (kho ngoại
quan) để làm những thủ tục cần thiết liên quan đến vận chuyển và hải quan. Hàng hóa
xuất nhập khẩu phải lưu kho ngoại quan để làm những thủ tục như: (i) Tập kết hàng
hóa xuất nhập khẩu thành lô, chuyến theo hợp đồng xuất nhập khẩu. (ii) Lưu kho, lưu
bãi để chờ xuất hoặc nhập khẩu. (iii) Thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa và
các thủ tục khác của hải quan.(iv) Kiểm định chất lượng hàng hóa. (v) Kiểm tra y tế.
(vi) Làm đồng bộ,bao gói, phân loại. (vii) Môi giới bán hàng.
Kho quan ngoại được thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam và được thành lập theo quy
định, được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm thời lưu giữ, bảo quản hàng hóa
chở xuất khẩu ra ngoài Việt Nam hoặc chở nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa được
vận chuyển ra, vào, lưu giữ trong kho ngoại quan đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát
và quản lý về mặt Nhà nước của hải quan. Trên cơ sở hợp đồng giữa chủ kho và chủ
hàng, hoặc người đại diện của chủ hàng, chủ kho ngoại quan có thể làm một loạt dịch
vụ như: lưu giữ bảo quản hàng hóa hoặc vận chuyển, môi giới tiêu thụ hàng hóa gửi
trong kho hoặc làm dịch vụ khác như khai báo hải quan, giám định, bảo hiểm, tái chế
và gia cố hàng hóa trước khi xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa.
Với chức năng chính là lưu giữ, bảo quản hàng hóa, kho ngoại quan phải có thiết
kế, trang thiết bị phù hợp với đặc điểm bảo quản của từng loại hàng hóa, nhằm bảo
đảm giữ nguyên chất lượng trạng thái ban đầu của hàng hóa hoặc hạn chế những thiệt
hại do việc vận chuyển xếp dỡ hàng hóa gây ra.
Ngày nay, khối lưỡng trao đổi, buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
với nước ngoài ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng phục vụ của kho ngoại quan là một yêu cầu cấp bách, nhằm nâng cao năng
lực xếp dỡ lưu chuyển hàng hóa của các cảng. Muốn vậy, các công ty kinh doanh kho
ngoại quan phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụvề giao dịch ngoại
thương, có sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế. Đồng thời, tăng cường đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thiết kế xây dựng đường sá. Kho bãi… với những trang bị
phương tiện xếp dỡ, phân loại đóng gói, bảo quản hiện đại phù hợp với đặc điểm của
từng mặt hàng hoặc nhóm hàng. Mặt khác phải xây dựng nội quy kho khoa học theo
hướng kinh doanh và phục vụ tốt khách hàng. Đặc biệt kho ngoại quan là
128
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
nơi diễn ra sự kiểm tra và quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa, kho phải
phối hợp với các cơ quan hữu trách thực hiện tốt quy định của Nhà nước.
(5) Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong hoạt động dịch
vụ chuyên chở hàng hóa. Nó di chuyển hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác, từ
nước này sang nước khác, thực hiện việc chuyển quyền sử dụng về hàng hóa sau khi
được phép của Chính phủ các nước liên quan.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu. Vận chuyển bằng đường biển có chi phí thấp và có khả năng vận
chuyển được nhiều loại mặt hàng khác nhau, không hạn chế về số lượng, kích
cỡ…Thông qua hợp đồng vận chuyển, người chuyên chở hoặc chủ tàu nhận hàng để
chở. Người chuyên chở có trách nhiệm hoặc được miễn trách nhiệm về thiệt hại của
hàng hóa theo Điều 3 và Điều 4 Công ước Brussels 1924 và một số công ước khác.
Tại Hội nghị Vận tải biển Việt Nam, tháng 7/2010, báo cáo thống kê mới nhất của
cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển cho thấy, tính đến đầu năm 2010, đội tàu
biển Việt Nam gồm 1.654 tàu biển, trong đó có 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế,
với tổng trọng tải đạt 6,2 triệu DWT, chỉ giành được chưa đầy 15% thị phần vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Như vậy, việc vận chuyển hơn 85% tổng sản lượng
hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước, với 251 triệu tấn/năm, đang do các đội tàu
nước ngoài đảm nhận. Xét về trọng tải, đội tàu Việt Nam hiện xếp vị trí 60/152 quốc
gia có tàu mang cờ có quốc tịch và xếp thứ 4 trong 10 nước ASEAN, sau Singapore,
Indonesia, Malaysia. Về tuổi tàu, đội tàu Việt Nam “trẻ” thứ 2 trong ASEAN (sau
Singapore), với trung bình 12,9 tuổi. Năm 2006-2009, tải trọng đội tàu biển Việt Nam
tăng bình quân 20%/năm, tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng tương
đương ở mức này nên muốn mở rộng thị phần trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu thì đội tàu Việt Nam phải tăng trưởng cao hơn nhiều mức 20%/năm.
b/ Dịch vụ tư vấn ngoại thương
Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu là hoạt động phức tạp, chứa đựng rất nhiều rủi
ro, do những đặc trưng của thương mại quốc tế quyết định. Do vậy, muốn kinh doanh
được an toàn, không để đối phương có thể lợi dụng những kẽ hở trong việc ký kết và
thực hiện hợp đồng để dưa doanh nghiệp vào thế bất lợi, trước khi ký kết hợp đồng
trong khi soạn thảo hợp đồng, các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các công ty
tư vấn pháp luật và các công ty dịch thuật. Các công ty tư vấn pháp luật và dịch thuật
sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những lời khuyên, kinh nghiệm hoặc hiệu chỉnh bản
dịch nhằm tránh những mập mờ, khó hiểu hoặc chưa chuẩn xác trong ngôn ngữ trong
hợp đồng. Trong hoạt động dịch vụ tư vấn ngoại thương có rất nhiều loại hình khác
nhau, sau đây là một số loại hình chủ yếu:
(1) Dịch vụ tư vấn pháp lý
Dịch vụ pháp lý là hoạt động căn cứ vào pháp luật quốc gia, quốc tế, phong tục tập
quán thương mại hiện hành mà các công ty tư vấn pháp luật cung cấp những thông tin
hoặc những lời khuyên, kinh nghiệm trong quá trình soạn thảo, giao dịch, ký kết hợp
đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng nếu có.
Kinh doanh trong ngoại thương chủ yếu là vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng kinh tế đặc biệt, nó có chủ thể đăng ký
kinh doanh ở các nước khác nhau, có khách thể chính là mối quan hệ mua bán, quan
hệ tài sản, quan hệ dịch chuyển sỡ hữu về hàng hóa. Như vậy, hoạt động ngoại thương
vừa chịu sự quản lý của hệ thống luật của các quốc gia, vừa chịu sự chi phối của luật
129
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế. Vì vậy đòi hỏi người tham gia kinh doanh
còn phải am hiểu về luật quốc gia, quốc tế, về tập quán thương mại quốc tế. Nhưng
những vấn đề này không phải bao giờ các doanh nghiệp cũng có thể hiểu biết một cách
đầy đủ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, do vậy phải nhờ đến các dịch vụ tư vấn
của các chuyên gia, các tổ chức tư vấn pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp của Việt Nam vừa mới có điều kiện xâm nhập thị trường
quốc tế còn rất nhiều hạn chế và thiếu kiến thức về kinh doanh quốc tế, từ đó đặt ra
một nhu cầu rất lớn về dịch vụ tư vấn trong tất cả các khâu: giao dịch, môi giới, soạn
thảo, ký kết hợp đồng.
Người được thuê làm dịch vụ tư vấn phải chịu trách nhiệm cung cấp những thông
tin chính xác về pháp lý trong thương mại, nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp
khi có tranh chấp, khiếu nại xảy ra.
Tùy theo loại hình dịch vụ tư vấn mà người làm dịch vụ tư vấn được hưởng một
khoản tiền gọi là phí dịch vụ, số tiền này có thể được hưởng trên cơ sở một tỷ lệ phần
trăm của trị giá hợp đồng hoặc là một số tiền ấn định trước.
(2) Dịch vụ dịch thuật hợp đồng
Hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất, bởi nó chính là sản phẩm của sự thỏa thuận của
các bên mua và bán. Hợp đồng là căn cứ để các bên thực hiện, nó vừa đảm bảo quyển
lợi và rang buộc trách nhiệm của các bên, được luật pháp bảo vệ. Hợp đồng giải thích
những điều khoản, nghĩa vụ của các bên phải thực hiện. Nếu một trong hai bên vi
phạm nghĩa vụ của mình, thì hợp đồng làm cơ sở cho việc khiếu nại, giải quyết tranh
chấp giữa các bên.
Do vậy, các điều khoản của hợp đồng phải rõ ràng, tránh mập mờ và hai bên cùng
hiểu. Muốn vậy, cần có chuyên gia giỏi để hiệu chỉnh dịch thuật ra một ngôn ngữ
thống nhất, thường là tiếng Anh. Để đảm bảo cho nội dung hợp đồng chặt chẽ, các
doanh nghiệp cần thuê các chuyên gia hoặc các trung tâm dịch thuật cho những hợp
đồng mua bán được thỏa thuận.
(3) Dịch vụ tư vấn trong hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị toàn
bộ.
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ là một hệ thống các công việc từ thiết kế
sơ bộ, thiết kế chi tiết, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, lắp đặt vận hành, bảo trì, bảo
hành… Hệ thống các công việc này rất phức tạp và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Do vậy, doanh nghiệp cần thiết phải thuê dịch vụ tư vấn kỹ thuật và xuất nhập khẩu
máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Các
doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ trọn gói hoặc chỉ một khâu trong hệ thống công việc
nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
(4) Dịch vụ tư vấn trong nhập khẩu bí quyết kỹ thuật và sang chế.
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ thường đi kèm với nhập khẩu bí quyết kỹ
thuật, bằng sáng chế.
Bí quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật riêng biệt để sản xuất ra
sản phẩm nhất định, hoặc để áp dụng cho một quy trình công nghệ nào đó một cách tốt
nhất để nâng cao nhất lượng, hạ giá thành sản phẩm và sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật có tính chất hoàn toàn mới. có khả năng áp dụng
để giải quyết nhiệm vụ nào đó trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế và quốc phòng…
Như vậy, bí quyết kỹ thuật và sang chế đều là sản phẩm của lao động khoa học, là
130
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
chất xám của con người. Các doanh nghiệp muốn có bí quyết kỹ thuật, sang chế có thể
tự nghiên cứu, có thể mua trên thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế.
Đối với Việt Nam cũng như các nước kinh tế chậm phát triển thường mua bí quyết
kỹ thuật, bằng sáng chế ở thị trường nước ngoài. Trên thị trường, bí quyết kỹ thuật và
sáng chế có thể mua bán trực tiếp, nhưng hầu hết phải qua các công ty trung gian làm
dịch vụ cung cấp hoặc môi giới cho việc mua bán và chuyển giao bí quyết kỹ thuật,
bằng sang chế. Người mua được quyền sử dụng bí quyết kỹ thuật, bằng sáng chế trong
phạm vi của hợp đồng Li-xăng (Licence) được thỏa thuận và phải trả một khoản tiền
có thể được tính một lần, có thể được tính theo lợi nhuận, doanh số, sản phẩm…
Việc Chuyển giao bí quyết kỹ thuật, bằng sang chế là công việc khó khăn phức tạp,
đòi hỏi phải có chuyên gia tư vấn hướng dẫn kỹ thuật, đó là những con người có
chuyên môn sâu, am hiểu kỹ thuật chuyê ngành.
c/ Dịch vụ marketing ngoại thương và cung cấp thông tin
Hoạt động marketing là công việc quan trọng và cần thiết trong kinh doanh hàng
hóa xuất nhập khẩu. Mục đích của hoạt đồng này nhằm chỉ ra xu hướng vận động có
tính quy luật của giá cả, dung lượng thị trường, chỉ ra chiến lược marketing và cung
cấp những thông tin cần thiết trong kinh doanh.
Chiến lược marketing là hoạt đồng trọng tâm mà công ty đề ra và theo đuổi. Tùy
theo công ty mà chiến lược marketing định hướng vào những vấn đề gì: chiến lược về
sản phẩm, kênh phân phối, khuyếch trương hay giá cả… Nội dung của chiến lược
marketing chỉ ra xâm nhập thị trường như thế nào? Buôn bán với ai? Mặt hàng gì?
Thời điểm nào? Muốn vậy phải nghiên cứu các nhân tố tác động của thị trường, thông
qua đó rút ra những kết luận cần thiết.
Các doanh nghiệp có thể tự tổ chức nghiên cứu thông qua việc thành lập phòng
Marketing hoặc phòng nghiên cứu thị trường. Công ty có thể thuê dịch vụ nghiên cứu,
cung cấp những thông tin và xây dựng kế hoạch marketing. Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nma và các tha mtán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài có thể
làm dịch vụ môi giới, cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam xâm
nhập và ký kết các hợp đồng ngoại thương.
Trên thực tế, không phải công ty nào cũng có khả năng vể tài chính, về nhân lực để
tự mình làm tốt công tác marketing ngoại thương. Vì đặc điểm buôn bán của doanh
nghiệp Việt Nam là buôn bán với khối lượng ít, không thường xuyên nnên cần thiết
phải có tư vấn dịch vụ marketing ngoại thương để cung cấp những thông tin về thị
trường.
d/ Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết của các nhà bảo hiểm sẽ bồi thường mọi thiệt hại
cho người tha mgia bảo hiểm nếu như hàng hóa của họ gặp những tổn thất do những
rủi ro ghi trong hợp đồng bảo hiểm gây ra. Bảo hiểm không chỉ có tác dụng là bồi
thường mà còn có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro tổn thất bằng các biện pháp
khác nhau của các nhà bảo hiểm. Cho dù đã xuất hiện nhiều biện pháp khác nhau để
hạn chế rủi ro nhưng bảo hiểm vẫn là một biện pháp quan trọng nhất chưa thể thay thế
của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đối phó với những rủi ro, tổn
thất trong hoạt động kinh doanh. Trong giao dịch ngoại thương của Việt Nam hiện nay
chủ yếu được thực hiện với các phương thức bán FOB và mua CIF, tức là các doanh
nghiệp Việt Nam đã nhường quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho khách hàng nước
ngoài. Vì Vậy, trong thời gian qua mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam chỉ chiếm trung bình 3,29% so với kim ngạch xuất khẩu và
20,41% so với kim nhạch nhập khẩu.
131
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Thúc đầy sự phát triển của hoạt động dịch vụ bảo hiểm nhầm góp phần tạo ta một
môi trường kinh doanh an toàn hơn và tạo sự phát triển bền vững trong hoạt động knih
doanh ngoại thương hiện nay.
e/ Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ
Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ chính là những hình thức khác nhau của xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ tại chỗ, là loại hình đặc biệt của kinh doanh ngoại thương, nó đã,
đang và sẽ không ngừng phát triển và phát huy tác dụng trong thực tiễn kinh doanh.
(1) Dịch vụ thanh toán quốc tế
Là dịch vụ không thể thiếu được, làm cơ sở cho phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại thương. Có thể nói thanh toán và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế là bộ phận
quan trọng nhất trong những công việc của buôn bán quốc tế. Do đặc điểm của buôn
bán quốc tế mà việc thanh toán quốc tế thường rất phức tạp, diễn ra trong một thời
gian dài, cùng với việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua.
Việc thanh toán trong buôn bán quốc tế thường phải thông qua ngân hàng thương mại
làm các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền theo yêu cầu của người mua hoặc người bán
hàng. Trong trường hợp sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ
(L/C), ngân hàng thương mại làm dịch vụ mở L/C theo yêu cầu của người mua và đối
chiếu sự phù hợp bề ngoài của bộ chứng từ hàng hóa với nội dung của L/C, nếu đúng
sẽ thanh toán chuyển trả tiền cho người bán hàng. Khi ngân hàng thương mại đóng vai
trò là ngân hàng thông báo (bên bán) làm đại lý cho ngân hàng mở L/C (bên mua) có
thể làm dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ cho bên bán nếu bên bán hàng yêu cầu, bên
bán sẽ thu được tiền ngay khi nhượng bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo. Các
ngân hàng thương mại làm dịch vụ trong thanh toán và chuyển tiền sẽ được hưởng một
khoản thù lao quy định, khoản thù lao này có thể là một khoản tiền nhất định, hoặc có
thể được tính tên cơ sở phần trăm giá trị số tiền thanh toán.
Với kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 hơn 143 tỷ USD và tốc độ
tăng 20%/năm, dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt
khoảng 200 tỷ USD. Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ phải tăng về quy mô
và chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu thanh toán của các doanh nghiệp.
(2) Dịch vụ xuất khẩu sức lao động
Do sự phát triển về dân cư và kinh tế giữa các nước không đều, tạo ra tình trạng một
số nước thì thiếu lao động, còn một số nước thì lại thừa lao động, từ đó thị trường lao
động quốc tế ra đời và có xu hướng ngày càng phát triển. Một số nước thừa lao động
sẽ xuất khẩu sức lao động sang các nước thiếu lao động, thông qua các tổ chức trung
gian và được sự đồng ý của chính phủ các nước.
Xuất khẩu lao động là việc người lao động bán sức lao động, gồm cả lao động chân
tay và trí óc của mình cho nước khác. Đặc điểm của hàng hóa sức lao động là sức lao
động gắn liền với con người lao động. Người lao động với tư cách là mang cái để mua
bán, đồng thời với tư cách là một chủ thể có những nhu cầu thiết yếu để duy trì cho
cuộc sống và có tâm tư tình cảm… Do vậy, xuất khẩu sức lao động đỏi hỏi phải quan
tâm đến những đặc thù đó.
Có thể quan niệm rằng, xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu lao động đã được vật hóa,
còn xuất khẩu sức lao động là xuất khẩu lao động sống, mà đối tượng mua bán ở đây
là sức lao động. Có hai hình thức chủ yếu của xuất khẩu sức lao động là xuất khẩu sức
lao động tại chỗ và xuất khẩu trực tiếp sức lao động. Xuất khẩu sức lao động tại chỗ là
làm thuê hoặc bán chất xám cho các công ty, xí nghiệp 100% vốn của nước ngoài đầu
tư vào nước sở tại. Xuất khẩu sức lao động trực tiếp là di chuyển lao động ra nước
132
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
ngoài, trên cơ sở tự phát và tự giác có tổ chức.
Từ đầu những năm 80, chúng ta đã phát triển mạnh xuất khẩu lao động sang các
nước Đông Âu và Châu Phi. Đây là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, đồng thời
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân
dân. Nhưng hiện nay, thị trường sức lao động trên thế giới có nhiều thay đổi nhất là
sau khi Liên Xô và khối Đông Âu tan rã. Một thị trường về sức lao động quốc tế mới
mở ra cho chúng ta, đó là các nước: Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc… các nước ở trung
Đông, nhưng họ có những yêu cầu rất khắt khe về trình độ tay nghề, học vần, về sức
khỏe… Như vậy, cơ cấu về lao động xuất khẩu của ta có thay đổi, yê ucầu về lao động
có trình độ tay nghề, chuyên môn tăng lên và lao động chân tay giản đơn giảm xuống.
Do vậy, muốn phát triển được xuất khẩu lao động hiện nay và trong tương lai, chúng ta
phải đầu tư nhiều cho giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề
cho người lao động nhằm tạo ra được một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, đáp
ứngđược yêu cầu của thị trường sức lao động thế giới, cũng như yêu cầu của thị trường
xuất khẩu lao động tại chỗ.
(3) Dịch vụ thông tin bưu chính trên thị trường viễn thông quốc tế
Dịch vụ thông tin là hoạt động bảo đảm cho quá trình cung cấp tin, phát tin, truyển
tin và thu nhận tin từ người phát tin đến người nhận tin bằng các phương tiện thông tin
khác nhau.
Dịch vụ thông tin có nhiều hình thức khác nhau như: điện thoại, fax, truyền hình,
truyền thanh, thư từ, truyền miệng… và đây cũng là các hình thức chủ yếu của thông
tin quốc tế.
Với nền kinh tế phát triển mạnh theo xu hướng đối ngoại thì nhu cầu về thông tin
quốc tế tăng lên không ngừng. Nhu cầu đó đòi hỏi phải phát triển và hoàn thiện mạng
lưới thông tin liên lạc quốc tế. Hệ thống này phải đi trước một bước, nó sẽ tạo điều
kiện cho phát triển mối quan hệ giữa các nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm
hiểu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho việc thỏa
mãn được nhu cầu giao lưu văn hóa, tình cảm giữa các dân tộc, giữa đồng bào trong
nước với thân nhân là kiều bào ở nước ngoài.
Thị trường thông tin quốc tế là một thị trường có tiềm năng rất lớn, muốn phát triển
thị trường này đòi hỏi Nhà Nước phải tập trung đầu tư máy móc thiết bị và đào tạo bồi
dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho dội ngũ cán bộ nhân viên để nâng cao chất lượng phục
vụ thông tin. Dịch vụ thông tin quốc tế là dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ lớn và là
một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.
Hiện nay, dịch vụ thông tin quốc tế ở Việt Nam là một ngành ở mức độ cạnh tranh
thấp nhưng thời gian tới, với việc mở cửa thị trường dịch vụ theo lộ trình cam kết các
doanh nghiệp phải chịu sức ép của cạnh tranh quốc tế rất khốc liệt, do vậy để tồn tại và
phát triển, cần thiết phải không ngừng cải tiến kỹ thuật và quản lý điều hành, không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá cước…để thu hút khách hàng.
Ngoài những hoạt động dịch vụ thông tin liên lạc quốc tế thuần túy, còn có một hoạt
động dịch vụ trong lĩnh vực thông tin mới được phát triển trong những năm gần đây
như: dịch vụ cung cấp thông tin quốc tế, cung cấp thông tin về hàng hóa xuất nhập
khẩu, dịch vụ quảng cáo xuất nhập khẩu…
Vì khả năng tìm nguồn, phân loại, sàng lọc của mỗi người có hạn, lợi dụng nhu cầu
này, người ta phát triển một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tài liệu thông tin. Tài
liệu thông tin là những tài liệu có giá trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giá trị đó một
mặt phản ánh mức độ phù hợp của thông tin, mặt khác, nó phản ánh yêu cầu của người
nhận thông tin.

133
Chương 7: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Dịch vụ quảng cáo hàng hóa xuất nhập khẩu là hoạt động cung cấp thông tin ở chỗ,
người cung cấp thông tin là khách hàng, phải trả một khoản tiền cho công ty kinh
odanh quảng cáo gọi là chi phí quảng cáo, người nhận thông tin lại không phải trả tiền.
(4) Các loại dịch vụ thu ngoại tệ khác.
Ngoài những hoạt động dịch vụ ngoại tệ như đã nêu ở phần trên, còn rất nhiều loại
dịch vụ thu ngoại tệ khác như: dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ, dịch vụ bán hàng miễn
thuế thu ngoại tệ, dịch vụ chuyển kiều hối, dịch vụ hoa tiêu dẫn dắt tàu nước ngoài vào
cảng, dịch vụ bay, dịch vụ hướng dẫn bay qua bầu trời Việt Nam… Như vậy, phạm vi
và nội dung của các hoạt động dịch vụ này cũng vô cùng phong phú, đa dạng, nhiều
loại dịch vụ là những hoạt động còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ là một hình thức của xuất khẩu tại chỗ. Đối tượng
mua hàng và những khách hàng nước ngoài sang công tác, học tập và du lịch tại Việt
Nam. Nếu dịch vụ bán hàng này được đặt tại các cửa khẩu, sân bay, cảng biển… và
hàng hóa không chịu thuế xuất, nhập khẩu thì được gọi là dịch vụ bán hàng miễn thuế
thu ngoại tệ. Ưu điểm của loại hình dịch vụ này là giá hàng thường rẻ nên thu hút
nhiều khách hàng.
Dịch vụ kiều hối là dịch vụ chuyển tiền nào Việt Nam do Việt kiều ở nước ngoài
gửi tiền cho thân nhân trong nước. Việt kiều nước ngoài khá đông, có khoảng 3 triệu
người ở 90 nước và vùng lãnh thổ với tổng thu nhập của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài có thể lên hơn 40 tỷ USD. Hàng năm, lượng kiều hối gửi về Việt Nam khá
lớn, năm 2008, lượng kiều hối đạt 8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007. Năm 2009,
do tác động hậu khủng hoảng kinh tế nên lượng kiều hối giảm sút nhiều, chỉ đạt 6,283
tỷ USD.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản thương mại quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến
nay?
Câu 2: Hãy nêu tên các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong giai đoạn hiện
nay? Muốn biết qui định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng
cần xem những văn bản pháp qui nào?
Câu 3: Bạn đang là nhân viên kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu và được giao
nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) một mặt hàng mới, những vấn đề gì bạn cần tìm hiểu
trước khi đề xuất quyết định kinh doanh?
Câu 4: Một mặt hàng xuất khẩu được gọi là “mặt hàng xuất khẩu chủ lực” cần có
những điều kiện gì? Hãy nêu những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay?
Câu 5: Nghị định 187/2013/NĐ_CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ liên quan đến vấn
đề gì? Nêu những nội dung chủ yếu của nghị định này?
Câu 6: Chiến lược xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta từ nay đến
năm 2020 được thể hiện trong văn bản pháp qui nào? Hãy nêu những nội dung chủ yếu
thể hiện trong chiến lược?
Câu 7: Hãy nêu sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa?
Câu 8: Hãy trình bày các loại dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu ở nước ta?
Câu 9: Dịch vụ kiều hối là gì? Hãy nêu hiện trạng và xu hướng phát triển?

134
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Danh Vĩnh, 2006. 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam.
NXB Thế giới
2. Nguyễn Chiến Thắng, 2011. Chính sách thương mại quốc tế trong mô hình tăng
trưởng kinh tế mới. NXB Khoa học xã hội
3. Phan Anh Tú và ctv, 2014. Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Đại học Cần Thơ
4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Học viện hành chính quốc gia. Nhà xuất
bản giáo dục 1997.
5. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2001.
6. Nguyễn Văn Tuấn. Giáo trình thương mại quốc tế. 2008. NXB Đại học Kinh tế
quốc dân.
7. Nguyễn Bạch Nguyệt. 2007. Giáo trình kinh tế đầu tư. NXB Đại học kinh tế quốc
dân.
8. Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld. Kinh tế học quốc tế lý thuyết và chính sách.
2000. NXB Chính trị quốc gia.
9. Bộ môn Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế vi
mô. 1998.
10. Đinh Sơn Hùng. Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế. NXB Giáo dục
1996.
11. Nguyễn Văn Luận. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế. 2005. NXB Công an nhân
dân.
12. Võ Thanh Thu. 2006. Kinh tế đối ngoại. NXB Thống kê.
13. Nguyễn Văn Trình. Kinh tế đối ngoại Việt Nam. 2007. NXB Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
14. Bùi Xuân Lưu. Giáo trình kinh tế ngoại thương. NXB Giáo dục 2002.
15. Võ Thanh Thu. Kinh tế đối ngoại. NXB Thống kê 2006.
16. Nguyễn Duy Bột và Đặng Đình Đào. Giáo trình Kinh tế thương mại. NXB Giáo
dục 1997.
17. Hà Văn Hội. hoàn thiện chính sách xuất khẩu dịch vụ trong điều kiện Việt Nam gia
nhập WTO. Trường Đại học Kinh tế. ĐHQG Hà Nội.
18. Hà Thị Ngọc Oanh. 2006. Kinh tế đối ngoại những nguyên lý và vận dụng tại Việt
Nam. NXB Lao động xã hội.
19. http://www.chinhphu.vn . trang tin điện tử nước CHXHCN Việt Nam.
20. http://www.nciec.gov.vn . Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
21. http://vi.wikipedia.org. Bách khoa toàn thư mở. trang tiếng Việt.
22. http://www.gso.gov.vn. Cục thống kê Việt Nam.
23. http://www.mpi.gov.vn. Bộ kế hoạch đầu tư.
24. http://www.oda.mpi.gov.vn. Bộ kế hoạch đầu tư. Chuyên mục Hợp tác phát triển.
25. http://www.mof.gov.vn. Bộ Tài Chính.
26. http://www.nciec.gov.vn . Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
27. http://www.wef.org Website Diễn đàn kinh tế thế giới.
28. http://www.moit.gov.vn. Bộ công thương.
29. Các website http://www.wto.org; http://www.worldbank.org http://www.imf.org;
http://www.adb.org; http://www.europa.eu.int; http://www.asean.org;
http://www.apec.org.

vii

You might also like