You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CPTPP TỚI
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN TỪ
MÔ HÌNH SMART

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THANH MAI

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ VÂN ANH


VŨ NGỌC BẢO
NGUYỄN CÔNG DIỆU PHƯƠNG
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA QH-2017-E KTQT CLC

Hà Nội, tháng 02 năm 2020


MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................
2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................
5. Kết cấu của nghiên cứu......................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................
1.1. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam tham gia tới xuất khẩu của Việt Nam nói chung.................................
1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam tham gia tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam...........................
1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của CPTPP......................................10
1.4. Các phương pháp đã được sử dụng để đánh giá tác động của một
hiệp định thương mại tự do tới xuất khẩu của một quốc gia............................13
1.5. Sự kế thừa và đóng góp của nghiên cứu này..........................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO...........................................................................................15
2.1. Cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế............15
2.1.1. Thuế quan...........................................................................................15
2.1.2. Xuất khẩu...........................................................................................16
2.2. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do..................22
2.2.1. Khái niệm, phân loại, nội dung của Hiệp định thương mại tự do....22
2.2.2. Tác động của Hiệp định thương mại tự do tới xuất khẩu.................24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP TỚI XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM.........................................................25
3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam..............................25

ii
3.2. Giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP...................................................27
3.3. Các cam kết liên quan đến hàng dệt may trong CPTPP.......................28
3.3.1. Các cam kết về thuế nhập khẩu.............................................................28
3.3.2. Các cam kết khác có trong CPTPP.........................................................34
3.4. Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may từ CPTPP.........................40
3.4.1. Cơ hội đối với hàng dệt may từ CPTPP..................................................40
3.4.2. Thách thức từ CPTPP đối với ngành dệt may Việt Nam........................42
3.5. Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đến hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam – Kết quả từ mô hình SMART.............................42
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM................................................49
4.1. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ..................................................49
4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp..............................................................51
KẾT LUẬN...............................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................53

iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT


Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN –Australia/New
1 AANZFTA ASEAN –Australia/New
Zealand Free Trade Area
Zealand
ASEAN – China Free Trade Khu vực mậu dịch tự do
2 ACFTA
Area ASEAN – Trung Quốc
Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN – HongKong Free
3 AHKFTA ASEAN – Hồng Công, Trung
Trade Area
Quốc
ASEAN – India Free Trade Hiệp định Thương mại tự do
4 AIFTA
Agreement ASEAN - Ấn Độ
Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
5 ASEAN
Asian nations Nam Á
Khu vực Mậu dịch Tự do
6 AFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Convention on International Công ước về Buôn bán quốc

7 CITES Trade in Endangered Species tế Các loài Động vật, thực


of Wild Fauna and Flora vật hoang dã, nguy cấp
Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện
8 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Trans-Pacific Partnership Dương

9 EU European Union Liên minh châu Âu

The EU – Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do


10 EVFTA
Agreement Việt Nam – EU

11 FDI Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước ngoài


iv
Investment

12 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

13 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Generalized System of
14 GSP Hệ thống ưu đãi tổng quát
Preferences
General Statistic Office of Tổng cục Thống kê Việt
15 GSO
Vietnam Nam

Trung tâm thương mại quốc


16 ITC International Trade Centre
tế

17 MFN Most favoured nation Đãi ngộ tối huệ quốc

Revealed Comparative
18 RCA Lợi thế so sánh hiện hữu
advantage

Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế


19 RCEP
Economic Partnership Toàn diện Khu vực
Software on Market Analysis
20 SMART
and Restrictions on Trade
Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên
21 TPP
Agreement Thái Bình Dương
Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công
22 VCCI
Commerce and Industry nghiệp Việt Nam

Vietnam Textile and Apparel


23 VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Association

VKFTA Hiệp định Thương mại song


Vietnam – Korea Free Trade
24 phương Việt Nam –Hàn
Agreement

v
Quốc
The Vietnam –Japan
Economic Hiệp định đối tác kinh tế
25 VJEPA
Partnership Việt Nam – Nhật Bản
Agreement
Tổ chức Thương mại Thế
26 WTO World Trade Organization
giới

vi
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG NỘI DUNG BẢNG

Tổng quan sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may
1 Bảng 3.5.1
của Việt Nam với các nước CPTPP

Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt
2 Bảng 3.5.2
Nam theo quốc gia

Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt
3 Bảng 3.5.3
Nam theo nhóm sản phẩm

Tác động Tạo lập thương mại và Chệch hướng


4 Bảng 3.5.4
thương mại trong CPTPP

5 Bảng 3.5.5 Ảnh hưởng của CPTPP đến phúc lợi xã hội

6 Bảng 3.5.6 Ảnh hưởng của CPTPP từ doanh thu thuế

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT TÊN HÌNH NỘI DUNG HÌNH

Xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may năm
1 Bảng 3.3.1
2018

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước
2 Bảng 3.1.2
CPTPP năm 2018

ix
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 34 năm kể từ khi thực hiện chính sách “Đổi Mới”, Việt Nam ngày càng mở cửa
thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động thương mại ngày
càng được đẩy mạnh về cả xuất khẩu và nhập khẩu, nhờ đó kinh tế ngày càng phát
triển với GDP liên tục tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định. Cùng với các chính
sách cải cách tái cấu trúc nền kinh tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc
tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trở thành một yếu tố quan trọng
góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia

Đối với Việt Nam, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cụ thể
là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo
điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy kinh tế đồng thời đặt ra những thách thức mới
cho tình hình xuất khẩu hàng hóa.

Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trước
đây đã được Bộ Công thương cùng đại diện 11 nước thành viên khác ký kết vào
ngày 4/2/2016, nhưng do Mỹ rút khỏi Hiệp định, nên các nước dừng việc phê chuẩn
và cùng nhau phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng họ đủ mạnh mẽ để trở thành 1 khối
tự do thương mại mà không bị phụ thuộc vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. CPTPP
đã chính thức được đại diện Chính Phủ 11 thành viên ký kết tại Santiago (Chile)
vào ngày 8/3/2018.

Hiệp định đã chính thức có hiệu lực với 6 nước thành viên Canada, Mexico, New
Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore vào ngày 30/12/2018 và có hiệu lực với
Việt Nam - thành viên thứ 7 phê chuẩn hiệp định vào ngày 14/1/2019, bốn nước còn
lại đang trong quá trình phê chuẩn (WTO, 2019). Cánh cửa CPTPP đã chính thức
mở ra với Việt Nam, mở ra khu vực thương mại tự do giữa các nền kinh tế hai bờ
Thái Bình Dương. Tham gia CPTPP giúp Việt Nam và các nước trong khối được
đứng trong một thị trường tự do cao có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm
13.5% GDP toàn cầu và 15.2% thương mại toàn cầu (WTO, 2017), giúp cơ hội tiếp

1
cận các thị trường rộng lớn như Nhật Bản, Canada, Mexico với thuế nhập khẩu
bằng 0% sẽ trở nên rộng mở hơn cho các nước nhỏ như Việt Nam, Brunei, Peru.

Việt Nam là cường quốc xuất khẩu dệt may trên thế giới với tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm các sản phẩm dệt may của Việt Nam đạt 36,2 tỷ USD năm 2018, đứng
thứ 3 trên thế giới sau Trung quốc và Ấn Độ (Theo số liệu của Tổng cục Hải quan).
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với những kinh nghiệm và
lợi thế so sánh so với các nước khác, cũng như các FTA sắp có hiệu lực là yếu tố
tiềm năng giúp tăng đơn đặt hàng của Việt Nam; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn
trong việc phát triển xuất khẩu ngành hàng này. Những khó khăn trong dài hạn bao
gồm Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, chẳng hạn
như một số loại sợi, vải dệt và vải nhuộm, gây ra nhiều áp lực cho các công ty dệt
may.

Là một trong những hiệp định thương mại tự do có mức mở cửa mạnh nhất từ trước
tới nay, đồng thời cũng bao gồm các tiêu chuẩn cao bao trùm nhiều khía cạnh, tham
gia CPTPP một mặt mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích và cơ hội, kỳ vọng mang
tới những tác động tích cực cho thương mại và đặc biệt là ngành dệt may.. Từ khi
còn là hiệp định TPP đã có rất nhiều các nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của
TPP đối với ngành dệt may của Việt Nam, tuy nhiên khi Mỹ rút khỏi TPP và hiệp
định CPTPP được hình thành, chắc hẳn những tác động của hiệp định sẽ có những
thay đổi nhiều. Nhận thấy việc nghiên cứu về tác động của CPTPP là vô cùng quan
trọng đối với ngành dệt may trong khi còn hạn chế, vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài
“ Đánh giá tác động của CPTPP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam” để giải
quyết bài toán làm sao để biến những thách thức thành những cơ hội, từ đó đưa ra
những giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trong
năm 2019 và những năm sau.

2
1. Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích tác động của hiệp định CPTPP đặc biệt là
việc cắt giảm thuế quan tới hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Trên cơ sở
phân tích đặc điểm, nội dung chính của Hiệp định, cơ hội và thách thức từ đó dự
báo triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định. Từ
đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của
ngành dệt may Việt Nam.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ Xuyên Thái Bình Dương tới xuất khẩu dệt may Việt Nam’ nhằm trả lời các câu
hỏi sau:

- Chi phí và lợi ích của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP là gì?
- Tác động của cắt giảm thuế quan đến xuất khẩu dệt may Việt Nam như thế
nào (tiếp cận bằng mô hình Smart)
- Giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành dệt may sau khi Việt Nam tham gia
hiệp định?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu tình hình xuất
khẩu của ngành dệt may Việt Nam trước và sau khi tham gia Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam đối với các quốc
gia thành viên trước và sau khi tham gia hiệp định CPTPP.

3
 Thời gian: Số liệu được tổng hợp từ 2010 đến đầu năm 2020. Sở dĩ chọn mốc
thời gian nghiên cứu như vậy vì năm 2010 là năm Việt Nam chính thức tham
gia hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đánh dấu sự hội nhập
của Việt Nam với các nước thế giới. Cho đến tháng 11/2017, các nước thành
viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vì vậy, nghiên cứu
tình hình xuất hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn này giúp đưa ra những
đánh giá, nhận định về những chuyển biển trong hoạt động xuất khẩu dệt
may của Việt Nam và đưa ra dự báo, kịch bản có thể xảy ra trong tương lai
trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Các phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do

Có hai loại đánh giá tác động của một FTA đến thương mại và phúc lợi xã hội gồm:
đánh giá tác động tiềm tàng (ex-ante impact assessment) và đánh giá tác động thực
tế (ex-post impact assessment). Đánh giá tác động tiềm tàng được sử dụng để đánh
giá tác động có thể của các thay đổi chính sách sẽ hoàn thành tại một thời điểm
trong tương lai, thường được thực hiện trước khi FTA được ký kết và có hiệu lực.
Đánh giá tác động thực tế được thực hiện với các thay đổi chính sách thương mại đã
hoàn thành và thường được thực hiện sau khi FTA đã ký kết và có hiệu lực.

 Đánh giá tác động tiềm tàng của FTA

Có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá tác động tiềm tàng của một FTA,
bao gồm:

 Chỉ số thương mại


 Phương pháp phân tích cân bằng cục bộ (PE) thông qua mô hình SMART
 Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể (CGE)
 Mô hình kinh tế lượng
 Mô hình trọng lực

4
 SWOT

 Đánh giá tác động thực tế của FTA

Ngoài chỉ số thương mại, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình trọng lực, SWOT, có
thể sử dụng thêm một số phương pháp sau để đánh giá tác động đã xảy ra của FTA
đã ký kết và thực hiện: (i) các chỉ số ưu đãi của FTA và (ii) các chỉ số về thương
mại và phúc lợi của FTA.

Đối với bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi sử dụng mô hình Smart để tập trung
đánh giá tác động của cắt giảm thuế quan đến xuất khẩu dệt may Việt Nam. Ưu
điểm của mô hình là số liệu đầu vào đơn giản hơn mô hình CGE và đánh giá tốt tác
động của sự thay đổi thuế đến các giá trị về tạo lập thương mại, chệch hướng
thương mại. Thêm vào đó, ưu điểm nữa của mô hình là giúp tập trung quan sát, đưa
ra những nhận định về thay đổi thướng mại trong từng mặt hàng hay cụ thể là, nhận
diện các cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp trong một ngành. Nhược điểm của mô
hình là không tính đến sự tác động qua lại giữa các thị trường và các yếu tố sản
xuất.

5. Kết cấu của nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại tự do

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Đánh giá tác động của CPTPP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Chương 5: Kết luận và một số hàm ý

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5
1.1. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam tham gia tới xuất khẩu của Việt Nam nói chung

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó là việc
đẩy mạnh thiết lập quan hệ song phương và đa phương khu vực bằng các hiệp định
thương mại tự do FTA. Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất
yếu trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc.
Các hiệp định thương mại tự do mang lại cơ hội phát triển thương mại lớn đến các
nước, nhưng cũng mang lại một số thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội
địa. Vì vậy những đánh giá tác động của các FTA là rất quan trọng, giúp các nước
chủ động đánh giá tác động tới kinh tế nước mình nhằm có các chính sách hợp lý để
tận dụng cơ hội cũng như lợi ích mà các FTA này mang lại. Trong tiến trình tự do
hóa và hội nhập đó các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã tích cực thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế khu vực từ rất sớm nhằm giảm dần hàng rào thuế quan,
thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa các nước trong khối bằng việc thiết lập hiệp định
thương mại khu vực AFTA vào năm 1992. Bắt kịp với xu hướng toàn cầu và tận
dụng các cơ hội phát triển, ngay từ Đại hội VII (1991), Đảng đã ra chủ trương về
hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng chủ động, đa phương hóa, chú trọng đến các
đối tác chiến lược và các đối tác xung quanh. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập
ASEAN năm 1995, chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do khu vực AFTA vào
tháng 1 năm 1996. Cùng với đó việc gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã và
đang ngày càng thể hiện sự hội nhập quốc tế thế giới, dần khẳng định vị thế trên sân
chơi toàn cầu với việc đã ký 13 hiệp định thương mại tự do FTA, 3 hiệp định đang
trong quá trình đàm phán. Cùng với sự sôi nổi của việc tham gia các FTA của Việt
Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các FTA và tác động của từng FTA đó
khi Việt Nam tham gia, bên cạnh các nghiên cứu về FTA với trọng tâm là ASEAN
thì cũng có rất nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá về các FTA lớn như EVFTA,
CPTPP những FTA với những đối tác lớn đem lại những tác động to lớn đối với
Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của AFTA có các nghiên cứu của Bộ Công
Thương (2009) với dự án MUTRAP III đã miêu tả nội dung và yếu tố cốt lõi trong

6
hiệp định AFTA, qua đó định lượng tác động của hiệp định này tới nền kinh tế của
Việt Nam, cùng nghiên cứu về AFTA và tự do hóa thương mại trong ASEAN còn
có các nghiên cứu của các tác giả Vergano và Linnote (2009), Nguyễn Văn Long
(2012), Lê Minh Tiến (2017). Phân tích sự tham gia của Việt Nam trong các FTA
với trọng tâm là ASEAN có nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhiễu và cộng sự (2008),
Nguyễn Tiến Dũng (2011), Veena Jha và cộng sự (2011) trong dự án MUTRAP III
với nghiên cứu về hiệp định ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Sau khi hiệp định
thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký kết năm 2002, Bộ Tài chính
(2016) đã nghiên cứu và phổ biến về các cam kết liên quan thuế có trong hiệp định
giúp các các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong cả nước
nắm bắt kịp thời, cùng với đó là các nghiên cứu tác động của ACFTA của Vergano
và cộng sự (2010). Một FTA khác của ASEAN với Nhật Bản là AJCEP cũng được
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu về hiệp định này có các nghiên cứu
Bộ công thương (2013) và nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu (2012). Còn có rất
nhiều các nghiên cứu khác của nhiều tác giả phân tích đánh giá các FTA Việt Nam
đã ký kết như các nghiên cứu về hiệp định AIFTA, AHKFTA, AANZFTA, VJVEP,
Việt Nam - Chile, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, VKFTA, cùng với đó là
các nghiên cứu về các hiệp định đang đàm phán như hiệp định thương mại Việt
Nam - EU, RCEP, Việt Nam - Israel. Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá tác động
của từng hiệp định thương mại đối với Việt Nam, cũng có các nghiên cứu đi phân
tích tổng thể bức tranh hội nhập các FTA mà Việt Nam đã tham gia. Võ Trí Thành
(2009) đã nhìn nhận tình hình hội nhập các FTA của Việt Nam tham gia trước và
sau 2 năm gia nhập WTO. Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) với nghiên cứu định
lượng tác động các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN để thấy được vai trò của
cộng đồng kinh tế ASEAN đối với Việt Nam. Một nghiên cứu khác của Cassing và
cộng sự (2010) cũng đã tổng hợp tất cả các FTA mà Việt Nam cho đến năm 2010 để
cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tham gia FTA của Việt Nam. Năm
trong chuỗi dự án của MUTRAP, nghiên cứu về tác động cam kết mở cửa trong
WTO và các FTAs tới sản xuất và thương mại của Việt Nam do nhóm nghiên cứu

7
gồm Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011) cũng đã khái quát quá trình hội nhập,
phân tích tác động của sự hội nhập của Việt Nam sau 25 năm, đề ra các chính sách
liên quan đến tỷ giá, đầu tư và tăng cường các ngành có tiềm năng và đặc biệt là các
kiến nghị chính sách thương mại, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Về các nghiên cứu
cụ thể về tác động của các hiệp định thương mại tự do FTA đến các ngành cũng khá
phổ biến, các nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu những ngành lớn mà chúng
ta có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu như gạo, cà phê, thủy sản, dệt may, da
giày. Điển hình có thể kể đến nghiên cứu về cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang
EU từ hiệp định thương mại tự do EVFTA của Nguyễn Bằng Việt (2012), Lê Thị
Thu Trang (2015). Đỗ Huy Phú (2015) với nghiên cứu ảnh hưởng TPP tới xuất
khẩu dệt may, Hoàng Thị Mai Hương (2013) nghiên cứu thúc đẩy dệt may sang Mỹ.
Ngành thủy sản cũng là ngành được các nhà nghiên cứu quan tâm khi nghiên cứu về
tác động từ các FTA, đây là ngành mang lại giá trị xuất khẩu gần 9 tỷ USD (Tổng
cục hải quan, 2019) nghiên cứu về ngành thủy sản có các nghiên cứu của Võ Thị
Hồng Lan (2009), Lê Thị Mai Hương (2016), Trần Quang Hoàn (2017). Các nghiên
cứu chủ yếu cho thấy chúng ta có lợi thế trong xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so
sánh như gạo, dệt may, thủy sản. Còn ở chiều ngược lại, về tác động FTA tới nhập
khẩu của Việt Nam thì các nghiên cứu chỉ ra Việt Nam sẽ nhập khẩu các mặt hàng
không có lợi thế so sánh như ô tô, máy móc thiết bị. Nhìn chung hầu hết các nghiên
cứu về các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đều kết luận các hiệp
định thương mại tự do FTA mang lại lợi ích cho Việt Nam, các FTA đều có tác
động tích cực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và đặc biệt là
các tác động trong phát triển thương mại giữa các nước trong hiệp định.

1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam tham gia tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Dệt may là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu
luôn có xu hướng tăng theo từng năm. Hàng dệt may Việt Nam luôn nổi tiếng về

8
chất lượng và giá cả nên luôn tạo ra được giá trị thương mại lớn. Trong thời kỳ hội
nhập hiện nay, việc tham gia ký kết các FTA song phương hay đa phương sẽ rất có
lợi cho thương mại việt nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hiện Việt Nam
tham gia 16 FTAs, với trên 50 đối tác thương mại, trong đó có những thị trường
xuất khẩu trọng điểm của dệt may Việt Nam (ví dụ EU, Nhật Bản...). Trong các
FTA này, sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam đều được hưởng ưu đãi thuế
quan ở các mức độ khác nhau tùy thị trường và thời điểm. Đây là cơ hội để Việt
Nam cải thiện sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may xuất khẩu, thu hút đầu tư
nước ngoài vào ngành dệt may, đồng thời hấp dẫn các đơn đặt hàng của các khách
hàng nước ngoài cho các thị trường này. Khi Việt Nam tham gia hiệp định thương
mại tự do CPTPP, đã có những cơ quan chính thống đánh giá tiềm năng xuất khẩu
của ngành dệt may như tạp chí công thương, hiệp hội dệt may Việt Nam, trung tâm
wto Việt Nam. Về cá nhân, có một số ít cá nhân tham gia nghiên cứu về vấn đề này:
Đỗ Huy Phú (2015) với nghiên cứu ảnh hưởng TPP tới xuất khẩu dệt may, Lusheng
(2018) với nghiên cứu ảnh hưởng của CPTPP và EVFTA đến ngành dệt may Việt
Nam. Đối với hiệp định EVFTA, việc vừa được nghị viện Châu Âu thông qua đã
mở ra chương mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam Châu Âu. Để đánh giá về cơ hội
của dệt may Việt Nam với khi tham gia hiệp định này, ngoài các trang báo uy tín,
Nguyễn Bằng Việt (2012) với bài cơ hội xuất khẩu hàng dệt may sang EU từ hiệp
định thương mại tự do EVFTA. Nhìn chung các bài nghiên cứu hay đánh giá này
đều cho rằng ngành dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi tham gia các
hiệp định thương mại tự do từ việc được hưởng những ưu đãi rất lớn về thuế. Tuy
nhiên chúng ta cần phải làm tốt các nguyên tắc về nguồn gốc xuất xứ cũng như là
nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể hưởng trọn vẹn ưu đãi từ các hiệp định này.

1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của CPTPP

Bắt nguồn từ hiệp định TPP với sự tham gia của 12 nước hai bên bờ Thái Bình
Dương, nhưng với sự rời bỏ đột ngột của Mỹ năm 2016 đã khiến TPP chuyển thành

9
hiệp định CPTPP với sự tham gia của 11 nước trong đó không còn có Mỹ. Trước
khi đổi thành CPTPP thì hiệp định TPP là hiệp định lớn nhất đối với Việt Nam với
sự tham gia của 11 nước khác trong đó có sự tham gia của hai nền kinh tế lớn nhất
là Mỹ và Nhật Bản. Trong quá trình đàm phán đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm tới tác động của hiệp định TPP trong đó có nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ
và cộng sự (2015) với việc đánh giá tác động của TPP tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hoài (2014) với nghiên cứu về cơ hội
và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam khi tham gia hiệp định này,
nghiên cứu cơ hội và thách thức tới tổng thể nền kinh tế Việt Nam của Phạm Duy
Nghĩa (2013), Nguyễn Anh Tuấn (2014), Nguyễn Thị Như Tâm (2016). Bàn về tác
động của TPP tới thương mại là chủ đề được nhiều nghiên cứu quan tâm, Hà Văn
Hội (2012) với nghiên cứu tác động tổng thể thương mại từ hiệp định TPP, và
nghiên cứu cụ trong lĩnh vực xuất khẩu gạo năm 2015, nghiên cứu cơ hội thách thức
mà TPP mang tới cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam, Nguyễn Thị Quỳnh
(2016) Trang nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang TPP, trong khi đó Nguyễn Thị Thanh Thúy (2015) đi nghiên cứu rào cản từ
hàng rào kỹ thuật tồn tại mà các nước trong TPP có ảnh hưởng đến xuất khẩu của
Việt Nam. Các nghiên cứu về TPP chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 2013 sau khi
TPP khởi động đàm phán cho đến năm 2016, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra tham gia
TPP mang lại lợi ích và cơ hội rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam, các nghiên cứu
nhận định đây là hiệp định thế hệ mới có cam kết mở cửa và bao trùm nhiều lĩnh
vực nhất vì vậy nó sẽ là động lực để Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh thương mại
với các nước đối tác hai bờ Thái Bình Dương, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu sang
Mỹ một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (Tổng cục hải quan, 2016).
Cục diện hiệp định đã thay đổi khi Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi hiệp định này
vào tháng 1 năm 2017, đều này khiến TPP phải tạm dừng và phải đổi thành hiệp
định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình dương CPTPP vào tháng 11/2017 và chỉ
còn 11 thành viên. Sự rút lui của Mỹ khiến điều khoản của hiệp định thay đổi, buộc
các nước phải đàm phán lại để có sự thống nhất, tuy nhiên hầu hết các điều khoản,

10
nội dung chính về các cam kết mở cửa trong TPP vẫn được giữ lại trong CPTPP.
Việc không có Mỹ cũng khiến cho quy mô hiệp định nhỏ đi đáng kể, nếu như quy
mô của TPP là chiếm 40% GDP và 30% thương mại của toàn cầu thì trong CPTPP
con số này chỉ còn 15% và 15% (CPTPP, 2019). Tuy nhiên do CPTPP vẫn là hiệp
định thương mại lớn đối với Việt Nam, và vẫn được coi là hiệp định có mức độ cam
kết cao nhất so với các FTA mà Việt Nam tham gia nên các nghiên cứu về hiệp định
CPTPP về sau này nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Cũng như
nghiên cứu về TPP, các nghiên cứu về CPTPP đi đánh giá cơ hội, thách thức mà
hiệp định mới này mang lại. Đánh giá tác động của CPTPP đến kinh tế Việt Nam
Nguyễn Huy Hoàng và Trương Quang Hoàn (2019) với bài nghiên cứu “Vietnam
and the CPTPP: Achievements and Challenges”, Nguyễn Thị Oanh (2019) với
nghiên cứu Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hà Văn Sử, Lê Quốc Hội (2019) với bài nghiên cứu
“The impact of participation in the comprehensive and progressive trans-pacific
partnership agreement on exports: The case of Vietnam. Nguyễn Thị Nhiêu; Trần
Hương Liên; Trần Hương Lan (2019) với “Utilising New Generation FTAs for
Import and Export Growth: Potentials for Viet Nam When Joining CPTPP”. Nhìn
chung những bài nghiên cứu này chỉ ra rằng Việt Nam sẽ có thể hưởng lợi từ việc
tăng xuất khẩu sang các thị trường thuộc CPTPP, đặc biệt là những thị trường mà
Việt Nam hiện không có FTA như Canada, Mexico và Peru, và đặc biệt là hàng hóa
mà Việt Nam có lợi thế so sánh như dệt may, giày dép, điện tử và nông sản. Đặc
biệt Việt Nam được dự đoán là người hưởng lợi lớn nhất, với sự tăng trưởng dự
kiến trong ngoại thương và đầu tư lần lượt là 30,1% và 14,4% vào năm 2030. Việc
tham gia mạng lưới sản xuất giữa các thành viên CPTPP, Việt Nam có thể tích hợp
hơn nữa vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018 đã ước tính rằng
CPTPP sẽ tăng GDP Việt Nam 1,1% vào năm 2030. Giả sử mức tăng năng suất vừa
phải, mức tăng GDP ước tính sẽ lên tới 3,5% từ CPTPP. Đồng thời việc xuất khẩu
ngày càng tăng sang thị trường CPTPP có thể tạo ra khoảng 20.000-26.000 việc làm

11
trung bình mỗi năm đối với Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất như trong
dệt may và may mặc, nhờ đó giúp giảm số người nghèo khoảng gần một triệu người
vào năm 2030. Bên cạnh những thuận lợi các nhà nghiên cứu những khó khăn mà
Việt Nam phải đối mặt như sự cạnh tranh của các đối thủ trong CPTPP. Việc đáp
ứng được quy tắc xuất xứ đối với các mặt hàng cũng rất quan trọng để các mặt hàng
này có thể được hưởng thuế quan ưu đãi. Thêm vào đó các doanh nghiệp phải đối
mặt với các hàng rào phi thuế quan từ các nước CPTPP mà Việt Nam đa số chưa thể
đáp ứng.

1.4. Các phương pháp đã được sử dụng để đánh giá tác động của một hiệp
định thương mại tự do tới xuất khẩu của một quốc gia

Trong quá trình nghiên cứu một hiệp định thương mại tự do FTA chúng ta sẽ có 2
giai đoạn tương ứng với trước khi hiệp định có hiệu lực, khi hiệp định đang trong
quá trình đàm phán và thảo luận và giai đoạn 2 là sau khi hiệp định có hiệu lực.
Việc chúng ta đánh giá tác động của một FTA thực chất là một phương pháp nhằm
xem xét và đo lường chi phí, lợi ích, ảnh hưởng của các thay đổi chính sách, từ đó
cung cấp bằng chứng có khoa học cho việc dự báo để ra quyết định kinh doanh và
hoạch định chính sách. Ứng với giai đoạn 1, trước khi hiệp định có hiệu lực thì
chúng ta thường đánh giá tác động tiềm tàng của hiệp định này, giai đoạn này chính
sách có thể thay đổi trong tương lai vì vậy ta dự đoán trước các cơ hội, lợi ích và
thách có thể mang lại nhằm chuẩn bị các giải pháp nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà
hiệp định có thể mang lại. Còn với giai đoạn sau khi hiệp định có hiệu lực, lúc này
chính sách đã chính thức thực thi, lúc này chúng ta đi đánh giá tác động thực tế mà
hiệp định mang lại sau một thời gian tham gia hiệp định này, việc đánh giá trong
giai đoạn này nhằm xem xét và kiểm tra mục tiêu đề ra, tìm ra các vướng mắc để có
thể có các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Do CPTPP vừa mới ký kết và có hiệu lực đầu
năm 2019, cho nên nghiên cứu này vẫn sẽ sử dụng cả hai các đánh giá tác động tiềm

12
tàng mà hiệp định mang lại, cũng như có những phân tích đánh giá thực tế sau một
thời gian ngắn chúng ta tham gia hiệp định CPTPP. Để có thể đánh giá tác động
tiềm tàng mà hiệp định có thể mang lại, các nghiên cứu này sử dụng phương pháp
chính là phương pháp chỉ số thương mại, phương pháp cân bằng cục bộ thông qua
sử dụng mô hình SMART, mô hình trọng lực (gravity). Với phương pháp sử dụng
chỉ số thương mại để đánh giá tác động tiềm năng của một hiệp định FTA được các
nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến, như trong nghiên cứu về tác động của các
FTA đối với Việt Nam, Cassing và cộng sự (2010) đã sử dụng các chỉ số lợi thế so
sánh (RCA), chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu, chỉ số tương đồng xuất khẩu, chỉ số
cường độ thương mại, chỉ số thương mại nội ngành và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
tương đối. Trong một nghiên cứu về tác động của AKFTA, Nguyễn Tiến Dũng
(2011) cũng đã sử dụng sử số lợi thế so sánh RCA để xem xét tác động của hiệp
định này. Còn về phương pháp cân bằng cục bộ sử dụng mô hình SMART, phương
pháp này giúp phân tích chi tiết tác động của một FTA tới một ngành hàng, một thị
trường cụ thể, giúp định lượng tác động của việc cắt giảm thuế quan trong FTA chi
tiết cho từng mặt hàng, phương pháp này cũng có thể khắc phục một số nhược điểm
của phương pháp chỉ số thương mại (Vũ T. H., 2017) vì vậy nghiên cứu này sẽ sử
dụng cả hai để việc đánh giá tác động của hiệp định được toàn diện và chính xác.
Một vài nghiên cứu tiêu biểu sử dụng phương pháp này như Karingi và cộng sự
(2005) dự báo tác động, Đinh Xuân Chung (2014), Từ Thúy Anh và cộng sự (2015),
Vũ Thanh Hương (2017). Mô hình trọng lực để đánh giá tác động tiềm tàng của các
FTA đến thương mại của một một quốc gia. Về các nghiên cứu sử dụng mô hình
này, Nguyễn Tiến Dũng (2011) đánh giá tác động của AKFTA đến thương mại Việt
Nam, Nguyễn Hà Phương, Vũ Thanh Hương (2014) đánh giá tác động của Hiệp
định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand đến nhập khẩu Việt
Nam, Vũ Thanh Hương, Phạm Văn Nhớ (2014) với bài nghiên cứu phân tích các
yếu tố quyết định của dòng chảy thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Liên minh
châu Âu.

13
1.5. Sự kế thừa và đóng góp của nghiên cứu này

 Qua các nghiên cứu trước về các FTA mà Việt Nam tham gia, các nghiên cứu về
mảng xuất khẩu dệt may, cũng như là các nghiên cứu về hiệp định CPTPP chúng ta
thấy được mỗi khi FTA được đàm phán ký kết sẽ có rất nhiều các nghiên cứu được
tiến hành với các phương pháp khác nhau từ định tính và định lượng nhằm làm rõ
tác động tiềm tàng và tác động thực tế của mỗi hiệp định. Có những nghiên cứu sử
dụng cả phương pháp định tính và định lượng kết hợp để việc phân tích đánh giá
được chính xác và tin cậy hơn. Đối với hiệp định CPTPP do mới được ký kết nên
các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu về hiệp định TPP, các nghiên cứu về CPTPP
còn hạn chế chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ với mục đích cung cấp thông tin về các
cam kết trong CPTPP, một vài nghiên cứu khác đánh giá tác động tới một ngành
hay một thị trường nhất định, các nghiên cứu về tổng thể tác động cắt giảm thuế
quan trong CPTPP tới từng đối tác cụ thể với từng ngành còn hạn chế, chủ yếu thấy
ở các nghiên cứu về các hiệp định khác. Hiệp định CPTPP là hiệp định toàn diện
nhất mà Việt Nam từng ký kết, trong đó việc được cắt giảm thuế với các mặt hàng
là một trong những ưu điểm nổi bật nhất mà Việt Nam có thể đạt được, do đó nhóm
nghiên cứu sử dụng mô hình smart để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế đến
xuất khẩu dệt may Việt Nam.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG


MẠI TỰ DO
2.1. Cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế
2.1.1. Thuế quan

Thuế quan là một công cụ trong chính sách rào cản thương mại của mỗi quốc gia,
có nhiều định nghĩa khác nhau về thuế quan. Theo từ điển chính sách thương mại
quốc tế “Thuế quan là nghĩa vụ nộp hoặc thuế đánh vào hàng hóa tại biên giới khi
hàng hóa đi từ một lãnh thổ hải quan sang một lãnh thổ hải quan khác”. Hoặc theo

14
Dominick Salvatore: “Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa khi nó được
vận chuyển xuyên qua biên giới quốc gia”.

Đây là một công cụ quan trọng nhất và mang tính cổ điển nhất để thực hiện chính
sách thương mại và bảo hộ thị trường nội địa (Nguyễn Xuân Thiên, 2011). Nhưng
hiện nay hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do với
các cam kết xóa bỏ thuế quan thì thuế quan đang ngày càng thấp.

Phân theo mục đích thuế quan có hai loại chính là thuế quan tài chính nhằm đem lại
nguồn thu cho ngân sách và thuế quan bảo hộ nhằm bảo hộ cho nền sản xuất và
hàng hóa nội địa. Phân theo đối tượng đánh thuế thì thuế quan chia làm 3 loại: Thuế
xuất khẩu đánh vào hàng hóa hoặc nguyên vật liệu ở thời điểm chúng rời lãnh thổ
hải quan quốc gia, Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu tại biên
giới và thuế quá cảnh là thuế đánh vào hàng hóa khi đi qua một nước trung gian.
(Nguyễn Xuân Thiên, 2011).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày này các quốc gia gần như không
hoặc rất ít đánh thuế xuất khẩu, mà chủ yếu là đánh thuế vào các hàng hóa nhập
khẩu. Trong các FTAs hiện nay cũng vậy, các cam kết cắt giảm thuế quan ở đây là
việc cắt giảm thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa hoặc nguyên vật liệu tại biên giới
nước nhập khẩu trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào quốc gia đó.

2.1.2. Xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức kinh doanh giữa các
nước phổ biến nhất. Hoạt động xuất khẩu giúp các nước thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tăng thu ngoại tệ, mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài. Cho đến nay
hoạt động này luôn được khuyến khích phát triển và mở rộng đa dạng thị trường và
sản phẩm xuất khẩu hơn nữa nhằm thu lợi ích to lớn từ hoạt động này. Mặc dù có
thể có rất nhiều lợi ích khác nhau mà nó mang lại nhưng ta có thể thấy một số vai
trò điển hình của xuất khẩu như sau:

15
Thứ nhất, xuất khẩu đem lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp. Việc bán hàng
cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong
những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại. Chắc hẳn nếu không có hoạt
động này chỉ tập trung vào thị trường nội địa thì quy mô doanh nghiệp sẽ có giới
hạn và đến một điểm nào đó thì doanh thu sẽ dừng lại.

Thứ hai, xuất khẩu giúp quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp, thương hiệu
quốc gia trên đến với bạn bè trên trường quốc tế. Các công ty, tập đoàn lớn mạnh
xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị
trường, tăng thu lợi nhuận, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia nào có
nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia
đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu
các quốc gia như: Microsoft và Apple của Mỹ, Sony và Toyota của Nhật Bản,
Samsung, Lotte và Hyundai của Hàn Quốc, Lenovo và Alibaba của Trung Quốc.
Việt Nam mặc dù là quốc gia có hoạt động thương mại quốc tế mạnh nhưng hiện
nay rất ít thương hiệu được khẳng định trên toàn thế giới.

Thứ ba, xuất khẩu là một trong những yếu tố giúp tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia trên thế giới để tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mình thì mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực,
tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam hiện nay đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ đặc biệt là
nguồn công nghệ kỹ thuật cao khiến kinh tế không phát triển mạnh. Vì vậy cần phải
có những yếu tố đó từ bên ngoài vào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Trong đó có xuất khẩu, đây là hoạt động tạo nguồn vốn cho các
quốc gia đang phát triển nhập khẩu các yếu tố còn thiếu phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước có như vậy nền kinh tế mới nhanh chóng đẩy mạnh phát triển,
các quốc gia mới vươn lên được thành nước phát triển.

16
Thứ tư, xuất khẩu còn có tác động tích cực tới việc giải quyết tình trạng thất nghiệp,
tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đối với việc tạo công ăn việc
làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu
ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.

Thứ năm, xuất khẩu góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển thông qua
đáp ứng lợi ích của người dân, doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy
sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng
như lợi thế so sánh của các nước. Nhờ có xuất khẩu mà chi phí sản xuất tối ưu hơn,
tận dụng được tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới, hạn chế lãng phí trong sản xuất.

2.1.2.1. Các hình thức xuất khẩu

Có rất nhiều hình thức xuất khẩu từ trước đến nay như xuất khẩu trực tiếp, xuất
khẩu ủy thác, buôn bán đối lưu, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, tạm nhập tái
xuất và nhiều hình thức khác nhưng về xuất khẩu hàng hóa chủ yếu 2 loại chính đó
là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.

Thứ nhất, xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do
chính doanh nghiệp tự sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước
rồi vận chuyển tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ngoài ra
với trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
không tự sản xuất ra sản phẩm thì hoạt động xuất khẩu bao gồm hai công đoạn, đầu
tiên là phải thu mua nguồn hàng hóa xuất khẩu từ các công ty, đơn vị trong nước.
tiếp theo, họ đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh
toán tiền hàng với đơn vị nước ngoài.

Phương thức xuất khẩu này có ưu điểm là thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp
dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do đó và giảm được
chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có nhiều điều kiện

17
phát huy tính độc lập của doanh nghiệp, chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản
phẩm của mình. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì phương thức này
còn có một số những nhược điểm như dễ xảy ra rủi ro, nếu như không có cán bộ
xuất nhập khẩu có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một
thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình. Ngoài ra với phương
thức này thì khối lượng hàng hóa khi tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới có
thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch.

Vì vậy khi tham gia hoạt động xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công
việc. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều
kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công
việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối lượng hàng
hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả.

Thứ hai, xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu
đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng
xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản
xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác. Hình thức này
bao gồm ba bước bước sau: đầu tiên, các đơn vị xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng xuất
khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước. Sau khi ký hợp đồng ủy thác, doanh nghiệp này
tiến hành các thủ tục xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
Và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.

Ưu điểm của phương thức này là những doanh nghiệp nhận uỷ thác là những doanh
nghiệp chuyên sâu về việc xuất khẩu, họ hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và
tập quán tại các thị trường, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tối ưu
được chi phí. Đối với các doanh nghiệp nhận uỷ thác thị họ không cần bỏ nhiều vốn
vào kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một
khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, việc sử dụng doanh nghiệp trung gian bên cạnh mặt
tích cực như đã nói ở trên còn có những hạn chế đáng kể như công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường phải đáp ứng

18
những yêu sách của người trung gian, và khi ta tiến hành ủy thác thì lợi nhuận bị
chia sẻ.

2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu

Là hoạt động kinh doanh giữa hai quốc gia nên các bên gặp rất nhiều khó khăn và
rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung
và hoạt động xuất khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanh thấy được những gì
họ sẽ phải đối mặt và đứng trước tinh thế đó thì họ phải xử lý như thế nào, có thể
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhóm yếu tố chủ yếu sau:

 Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các
nước, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp rất dễ mắc phải khiến
cho hoạt động xuất khẩu trở nên khó khăn và rủi ro hơn. Vì vậy cần phải lựa chọn
và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể. Ta
có thể thấy qua một vài yếu tố chính sau đây.

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chính sách thương mại.

Trong đó yếu tố được coi là ảnh hưởng chính và có tác động nhiều nhất đó là tỷ giá
hối đoái. Tỷ giá hối đoái hay là giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ,
khi giá trị đồng nội tệ tăng giá trong khi giả sử các yếu tố khác không đổi thì hàng
hóa trong nước trở nên đắt hơn hàng hóa nước ngoài, việc xuất khẩu sẽ giảm xuống,

ngược lại đồng nội tệ giảm giá sẽ có xuất khẩu tăng. Tuy nhiên đây là yếu tố vĩ mô,
trong khi cơ cấu xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là nông sản, thủy sản, các mặt hàng
này chủ yếu dựa vào nhu cầu thị trường, kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng
chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là bị ảnh hưởng bởi tỷ giá do vậy trong ngắn hạn
tỷ giá thay đổi không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu

Thứ hai, thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu.

19
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất
khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ các nước ban hành nhằm thu một
nguồn ngân sách, quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi cho nền kinh
tế trong nước. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản
xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm
xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm
hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách của các quốc gia.

Hạn ngạch được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan để kiểm
soát cả hoạt động xuất và nhập khẩu, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về
số lượng cao nhất của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu
trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Ở Việt Nam, cũng như
các nước chủ yếu sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu ít được quy
định vì vậy nhân tố này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất nông sản thủy
sản của nước ta

Trợ cấp xuất khẩu là một chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong nước. Trong
một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng
mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh
tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của
hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài.

 Yếu tố hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định
đối với các hàng hóa nhập khẩu vào các quốc gia đó. Các tiêu chuẩn này có thể bao
gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hóa do các cơ quan chính quyền
hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các sản phẩm xuất
khẩu phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường trong
nước. Các thông số kỹ thuật như các rào cản thương mại, gây khó khăn với các
doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước,

20
những nước phát triển như Mỹ và EU thì những tiêu chuẩn này cực kì khắt khe,
khiến hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này phải đạt tiêu chuẩn cao hơn các thị
trường khác.

Mặc dù gồm nhiều tiêu chuẩn các quy định khác nhau nhưng hàng rào kỹ thuật
trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm chính sau đây:

Thứ nhất là các quy định về dịch bệnh và vệ sinh an toàn. Các quy định này được
các nước đưa ra để bảo vệ sức khỏe cho người, vật nuôi và cây trồng, các sản phẩm
đủ tiêu chuẩn mới được phép nhập khẩu, những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn mà
nhập khẩu khi bị phát hiện sẽ bị tẩy chay và ngừng sử dụng.

Thứ hai là các biện pháp đối với người tiêu dùng. Các biện pháp này quy định về
chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ
sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc
gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn, đảm bảo sức khỏe cho
nhân dân của quốc gia đó.

Thứ ba là các biện pháp thương mại. Đây là các biện pháp được thực hiện nhằm
ngăn chặn gian lận thương mại, bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các
tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.

Bên cạnh hai nhóm yếu t chính tác động tới xuất khẩu của một quốc gia ở trên còn
do các yếu tố khác như các yếu tố xã hội, các yếu tố chính trị - pháp luật, các yếu tố
về tự nhiên và công nghệ, Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, ảnh
hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế và nhu cầu
của thị trường nước ngoài.

2.2. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do


2.2.1. Khái niệm, phân loại, nội dung của Hiệp định thương mại tự do
2.2.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA)
a. Khái niệm truyền thống

21
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm
mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho
trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên.

b. Khái niệm hiện đại

Hiệp định thương mại tự do hiện đại (FTA hiện đại) hay Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới (FTA thế hệ mới) thường đi xa hơn phạm vi loại bỏ thuế quan, hàng
rào phi thuế quan và bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ
GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định.
Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những lĩnh vực như thuận
lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, mua sắm chính phủ, chính sách
cạnh tranh, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề như dân chủ
hay chống khủng bố…

2.2.1.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Không có tiêu chí thống nhất hay định nghĩa chính xác để phân loại các FTA. Trên
thực tế, việc phân loại các FTA được thực hiện theo các tiêu chí thông dụng như số
lượng thành viên. Căn cứ vào số lượng các thành viên tham gia, gồm: FTA song
phương, FTA khu vực, FTA hỗn hợp, FTA đa phương. Ngoài ra, FTA còn được
phân chia thành: FTA Bắc - Bắc; FTA Bắc - Nam và FTA Nam - Nam.

2.2.1.3. Nội dung của Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Theo Trung tâm WTO (2019), nội dung của Hiệp định thương mại tự do (FTA)
gồm có: các cam kết về thương mại hàng hoá và các cam kết về một số lĩnh vực
khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách
cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động và môi trường… Cụ thể như sau:

22
a. Thương mại hàng hóa

Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa
thuận trong Hiệp định FTA gồm:

 Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): thường là một
Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế
(loại bỏ ngay hay sau một số năm)
 Quy tắc xuất xứ: bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ để được
hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ
 Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: gồm các cam kết
ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy
phép xuất khẩu, hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…
b. Các nội dung khác của Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Các FTA hiện đại còn thêm các cam kết về một số lĩnh vực khác như thương mại
dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển
bền vững, lao động và môi trường…

2.2.2. Tác động của Hiệp định thương mại tự do tới xuất khẩu

Tác động của FTA gồm tác động tĩnh và tác động động.

2.2.2.1. Tác động tĩnh


 FTA tạo thương mại: Khi ký các FTA, các thành viên được hưởng ưu đãi,
trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan dẫn đến hàng
hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do
có chi phí cao hơn.

Điều này thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và cũng vì vậy thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viên

23
FTA. Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế rất sâu trên nhiều hàng hóa
và dịch vụ nên tác động tạo thương mại càng mạnh, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra
nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh.

 FTA làm chuyển hướng thương mại: khi một trong các quốc gia tham gia
FTA, họ sẽ chuyển sang nhập khẩu hàng hóa nội khối. Điều này sẽ gây thiệt
hại cho quốc gia không phải là thành viên FTA. Về bản chất ở đây có sự
phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế.

Đây là hiệu ứng thúc đẩy các quốc gia không là thành viên FTA đàm phán để tham
gia FTA hay ký các FTA mới. Như vậy, khi một FTA được ký kết, nó sẽ có những
tác động đến lợi ích các quốc gia, và sẽ làm thay đổi chính sách của các quốc gia là
thành viên cũng như những quốc gia không là thành viên của một FTA nào đó.

2.2.2.2. Tác động động

Tác động động chủ yếu đến từ các nỗ lực hội nhập ở mức độ sâu, vượt qua việc xóa
bỏ hàng rào thương mại để can thiệp vào các hàng rào phía sau biên giới.

Các tác động động chủ yếu nhất của FTA gồm:

 Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô;
 Cạnh tranh, chuyên môn hoá sản xuất và tính hiệu quả;
 Thúc đẩy đầu tư;
 Các tác động khác: thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền
vững; tạo ra cơ hội hài hoá hoá các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải
cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP TỚI XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

24
 Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam

Dệt may luôn nằm trong tốp các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn và mức tăng
trưởng ấn tượng, bình quân tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1998-2016 là
17.7%/năm (cao gần gấp 3 lần tăng trưởng GDP 6.05%/năm cùng giai đoạn), trong
đó:

 Kim ngạch xuất khẩu sợi tăng từ 1,1 tỷ năm 2010 tăng lên 3,1 tỷ USD năm
2017 (tăng gấp 3 lần)
 Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm vải từ 0,75 tỷ USD năm 2010 tăng lên
1,5 tỷ USD năm 2017 (tăng gấp 2 lần)

Từ góc độ sản phẩm, các sản phẩm may mặc chiếm tỷ trọng chủ yếu (trung bình
82% kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trong giai đoạn 2010-2017).

Hình 3.1.1: Xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may năm 2018

Nguồn: Bộ Công Thương

 Tình hình xuất nhập khẩu dệt may giữa Việt Nam và các nước CPTPP

25
Các nước CPTPP là thị trường xuất khẩu tương đối lớn của dệt may Việt Nam, với
kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 5,88 tỷ USD, chiếm khoảng 16,04%
tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thế giới.

Trong nhóm CPTPP, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt
Nam, tiếp đến là Canada, Australia và Malaysia.

Hình 3.1.2: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước CPTPP năm 2018

Nguồn: Trademap (Truy cập tháng 10/2019)

3.2. Giới thiệu chung về Hiệp định CPTPP

Cam kết về thuế quan

Các cam kết về thuế quan trong CPTPP bao gồm 02 nhóm: cam kết về thuế nhập
khẩu và cam kết về thuế xuất khẩu. Các đề cập về cam kết thuế quan trong Tóm
tắt này được hiểu là cam kết đối với thuế nhập khẩu (trừ trường hợp nêu rõ là
thuế xuất khẩu hoặc các loại khác).

26
Trong CPTPP, các cam kết về thuế quan được thể hiện chi tiết theo từng dòng
thuế trong biểu thuế và mỗi nước CPTPP sẽ có một biểu cam kết thuế quan riêng
áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tác CPTPP.

Các Biểu cam kết thuế quan ưu đãi trong CPTPP

 Có 07 nước CPTPP đưa ra Biểu thuế quan áp dụng chung cho tất cả các

đối tác CPTPP khác, bao gồm: Úc, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru,

Singapore, Việt Nam;

 Có 04 nước CPTPP đưa ra Biểu thuế quan áp dụng riêng cho từng đối tác
CPTPP khác, bao gồm: Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico. Mặc dù Biểu
thuế của 04 nước này phân chia cột áp dụng riêng cho từng đối tác nhưng
nội dung các dòng thuế cho các đối tác phần lớn giống nhau, chỉ khác
nhau ở một số dòng, ví dụ, Canada 6 dòng, Chile 168 dòng, Mexico
khoảng 98 dòng.

Các cam kết dành ưu đãi thuế quan trong CPTPP thường là theo 03 hình thức:

 Cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu
lực: Đối với các trường hợp này, thuế quan sẽ là 0% vào thời điểm
CPTPP có hiệu lực;
 Cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ trình: Thuế quan sẽ được đưa về 0%
nhưng không phải ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực mà là sau một
khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP phần lớn là lộ trình
3-7 năm, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp lộ trình là 10, 15 năm, cá biệt
có những trường hợp lộ trình trên 20 năm;
 Cam kết hạn ngạch thuế quan: Đối với các trường hợp này thuế quan chỉ
giảm hoặc loại bỏ với một số lượng, khối lượng hàng hóa…nhất định (gọi
là mức hạn ngạch); còn vượt ra khỏi mức hạn ngạch thì thuế quan sẽ cao
hơn (hoặc thuế quan không được ưu đãi).

27
3.3. Các cam kết liên quan đến hàng dệt may trong CPTPP

3.3.1. Các cam kết về thuế nhập khẩu


Đối với các sản phẩm hàng hóa như dệt may, cam kết quan trọng nhất trong các
FTA là cam kết của mỗi nước Thành viên về thuế quan áp dụng với hàng hóa nhập
khẩu từ nước Thành viên khác. Trong CPTPP cũng như vậy, cam kết về thuế nhập
khẩu là cam kết đáng chú ý nhất.

Về mức cam kết, trong CPTPP, một số nước Thành viên CPTPP đưa ra mức cam
kết mở cửa mạnh, trong khi một số nước khác lại có cam kết cắt giảm thuế quan
tương đối dè dặt. Trong tổng thể, các cam kết thuế quan đối với dệt may của các
nước được phân theo 03 nhóm:

 Xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực với phần lớn các dòng thuế
quan đối với dệt may ngay sau khi CPTPP có hiệu lực
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình với một số sản phẩm dệt may
nhất định (từ 3-16 năm tùy sản phẩm, tùy đối tác)
 Không cam kết thuế quan - giữ nguyên ở mức thuế MFN (duy nhất Nhật
Bản, với 05 sản phẩm dệt may).

Các nước CPTPP cam kết cắt giảm, loại bỏ thuế quan đối với dệt may Việt Nam.

Trong CPTPP, mỗi nước Thành viên đưa ra một Biểu cam kết thuế quan riêng, áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước Thành viên còn lại (trừ một số hãn
hữu các trường hợp áp dụng thuế riêng cho từng nước/nhóm nước cụ thể trong
CPTPP).

Cam kết thuế quan của Australia và New Zealand

Trong CPTPP, Australia có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của Việt
Nam như sau:

28
 Xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực với 745/911 (tương đương
khoảng 81,8%) dòng thuế dệt may của Việt Nam
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 3-4 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực với 166 dòng thuế còn lại, cụ thể:
 Lộ trình 3 năm với 22/911 dòng thuế (quần áo đồng bộ từ sợi tổng
hợp, áo jacket và áo khoác thể thao, các loại áo ngủ và bộ pyjama, bộ
quần áo thể thao từ bông hoặc sợi tổng hợp...)
 Lộ trình 4 năm với 144/911 dòng thuế, chủ yếu thuộc các mặt hàng
may mặc

Trong CPTPP, New Zealand có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của
Việt Nam như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực với 851/1045 (tương
đương khoảng 81,4%) dòng thuế dệt may của Việt Nam
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 5-7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực với 194 dòng thuế còn lại, cụ thể:
 Lộ trình 5 năm với 58/1045 dòng thuế ví dụ như len lông cừu bán lẻ
có tỷ trọng lông cừu 85% trở lên; sản phẩm dệt từ sợi filament nhân
tạo có trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70 g/m2; thảm lông
cừu hoặc lông động vật loại mịn, không có cấu tạo vòng lông, chưa
hoàn thiện; vải dệt ngâm tẩm với poly; ...
 Lộ trình 7 năm với 134/1045 dòng thuế ví dụ như len lông cừu chải
thô dùng để sản xuất thảm; các loại vải dệt phủ tường; áo jacket và áo
khoác thể thao; áo váy dài; các loại váy và quần váy; quần dài, quần
ống chẽn và quần soóc từ bông; áo phông; ...
 NZ-Parts với 2 dòng thuế mã HS 6117.90.00 (các chi tiết của cà vạt,
nơ con bướm và caravat) và 6217.90.00 (các chi tiết của quần áo hoặc
của hàng may mặc phụ trợ, trừ các loại thuộc nhóm 62.12) - áp dụng
mức thuế và lộ trình như thành phẩm sử dụng các nguyên liệu này

29
Cam kết thuế quan của Canada

Trong CPTPP, Canada có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của Việt
Nam như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực với 1068/1203 (tương
đương khoảng 88,8%) dòng thuế dệt may của Việt Nam
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 4-6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực với 135 dòng thuế còn lại, cụ thể:
 Lộ trình 4 năm với 107/1203 dòng thuế, chủ yếu thuộc về mặt hàng
may mặc
 Lộ trình 6 năm với 28/1203 dòng thuế (thảm và các loại hàng dệt trải
sàn)

Cam kết thuế quan của Brunei, Malaysia, Singapore

Trong CPTPP, Singapore cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối
với tất cả các sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Trong CPTPP, Brunei có cam kết thuế quan với dệt may của Việt Nam như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu với 1027/1079 (tương đương khoảng 95,2%) dòng
thuế dệt may của Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
với 52 dòng thuế còn lại (Thảm và hàng dệt trải sàn khác...)

Trong CPTPP, Malaysia có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của Việt
Nam như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu với 1019/1025 (tương đương 99,4%) dòng thuế dệt
may của Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
với 6 dòng thuế (chỉ khâu làm từ xơ staple tổng hợp hoặc tái tạo...)

Cam kết thuế quan của Chile

30
Trong CPTPP, Chile có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của Việt Nam
như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu với 828/952 (tương đương khoảng 87%) dòng thuế
dệt may của Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 4-8 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực với 124 dòng thuế còn lại.

Cam kết thuế quan của Mexico

Trong CPTPP, Mexico có cam kết thuế quan khá chặt đối với các mặt hàng dệt may
của Việt Nam theo hướng chỉ xóa bỏ thuế quan ngay đối với khoảng trên 1⁄4 tổng số
dòng thuế, còn lại xóa bỏ theo lộ trình dài, hầu hết là 10, 16 năm. Cụ thể:

 Xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực đối với 345/1251 (tương
đương 27,6%) dòng thuế, hầu hết là các sản phẩm dệt và nguyên liệu dệt
may
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 5-16 năm kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực với 906 (tương đương 72,4%) dòng thuế còn lại.

Cam kết của Peru

Trong CPTPP, Peru cũng có các cam kết thuế quan khá dè dặt đối với các mặt hàng
dệt may của Việt Nam, cụ thể như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực với 128/964 (tương
đương 13,3%) dòng thuế dệt may của Việt Nam
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 6-16 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực với 836 dòng thuế (tương đương 86.7%), cụ thể:
 Lộ trình 6 năm với 108/964 dòng thuế Lộ trình 11 năm với 173/964
dòng thuế Lộ trình 16 năm với 555/964 dòng thuế
 Lộ trình 11 năm với 173/964 dòng thuế
 Lộ trình 16 năm với 555/964 dòng thuế

31
Hiện Peru chưa phê chuẩn CPTPP, vì vậy các cam kết này đều chưa có hiệu lực.

Cam kết thuế quan của Nhật Bản

Trong CPTPP, Nhật Bản có cam kết thuế quan với các mặt hàng dệt may của Việt
Nam như sau:

 Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực với 1946/1975 (tương
đương 98,5%) dòng thuế dệt may của Việt Nam
 Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 11 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
với 24/1975 dòng thuế thuộc các Chương 61, 62 (tơ tằm kén, các chi tiết của
quần áo, tơ obi...)
 Giữ nguyên mức thuế MFN với 5/1975 dòng thuế có mã HS 500100.010,
500200.211, 500200.215, 500200.216, 500200.217 thuộc 02 Phân nhóm kén
tơ tằm và tơ tằm thô (chưa xe).

Lộ trình cắt giảm thuế quan thực tế của các nước Thành viên đã phê chuẩn
CPTPP

Để xác định mức thuế tối đa và lộ trình cắt giảm thuế bắt buộc của từng nước thành
viên CPTPP cần căn cứ vào thời điểm có hiệu lực chung của CPTPP (thời điểm đủ
6 nước thành viên ban đầu phê chuẩn CPTPP), thời điểm có hiệu lực của CPTPP
với từng nước phê chuẩn sau, và thỏa thuận giữa nước phê chuẩn ban đầu với nước
phê chuẩn sau.

Cụ thể, tính đến ngày 30/10/2019 đã có 07 nước phê chuẩn CPTPP, trong đó:

 06 nước phê chuẩn ban đầu là Australia, Canada, New Zealand, Nhật Bản,
Mexico, Singapore: CPTPP chính thức có hiệu lực đối với các nước này từ
ngày 30/12/2018
 Việt Nam là nước thứ 7 phê chuẩn CPTPP: Hiệp định có hiệu lực đối với
Việt Nam từ ngày 14/01/2019

32
Cam kết CPTPP sẽ chưa áp dụng đối với các nước Thành viên chưa phê chuẩn
CPTPP (và CPTPP chưa có hiệu lực với các nước này).

3.3.2. Các cam kết khác có trong CPTPP


Cam kết CPTPP về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm dệt may

Về quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong CPTPP là “yarn- forward” (“từ
sợi trở đi’), hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn”. Quy tắc này được hiểu một cách
chung nhất là tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm (i)
kéo sợi, dệt và nhuộm vải; (ii) cắt và (iii) may quần áo phải được thực hiện trong
nội khối CPTPP.

Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong
một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may
chủ yếu là quy tắc đơn giản “cắt và may” trừ FTA ASEAN-Nhật Bản và Việt Nam-
Nhật Bản là áp dụng quy tắc “từ vải trở đi”).

CPTPP chỉ chấp nhận 03 mặt hàng được áp dụng quy tắc xuất xứ “cắt và may”,
gồm:

 Vali, túi xách;


 Áo ngực phụ nữ; và
 Quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp.

Bên cạnh đó, Chương Dệt may của CPTPP quy định một số ngoại lệ và linh hoạt
đối với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” thuộc 02 nhóm sau:

(i) Tỷ lệ tối thiểu (De minimis)

Theo quy định của CPTPP thì các trường hợp sau đây vẫn được coi là có xuất xứ
CPTPP:

33
 Các sản phẩm dệt may ngoài các Chương từ 61 đến 63 không đáp ứng được
các quy tắc xuất xứ về chuyển đổi mã HS quy định trong Phụ lục A-Chương
4 của Hiệp định, nhưng trọng lượng các nguyên liệu không đáp ứng được
quy tắc chuyển đổi mã HS đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của sản
phẩm;
 Các sản phẩm dệt may từ các Chương 61 đến 63 không đáp ứng được các
quy tắc xuất xứ về chuyển đổi mã HS quy định trong Phụ lục A-Chương 4
của Hiệp định, nhưng trọng lượng của các nguyên liệu sợi không đáp ứng
quy tắc chuyển đổi mã số HS được dùng trong sản xuất ra thành phần quyết
định mã HS của sản phẩm dệt may đó có trọng lượng không vượt quá 10%
tổng trọng lượng của thành phần đó.

Chú ý: Trong cả hai trường hợp trên, nếu các sản phẩm dệt may chứa nguyên liệu là
sợi đàn hồi (elastomeric yarn) mà nguyên liệu này quyết định phân loại của sản
phẩm thì sản phẩm đó sẽ chỉ được coi là có xuất xứ nếu sợi đàn hồi đó được sản
xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP.

(ii) Danh mục nguồn cung thiếu hụt

Danh mục này được quy định trong Phụ lục 1 của Phụ lục 4-A của Chương 4 Hiệp
định CPTPP. Đây là danh mục gồm 187 loại sợi và vải được phép nhập khẩu từ các
nước bên ngoài CPTPP để sản xuất hàng dệt may mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế
quan theo CPTPP.

Danh mục này gồm 2 loại:

 Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời: Danh mục này bao gồm 08 loại
nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP mà vẫn được coi
là đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng chỉ được trong
vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
 Danh mục nguồn cung thiếu hụt vĩnh viễn: bao gồm 179 loại nguyên liệu
được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP mà vẫn được coi là đáp ứng

34
quy tắc xuất xứ CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, không hạn
chế về thời gian.

Tuy nhiên, các nguyên liệu trong danh mục nguồn cung thiếu hụt có mô tả khá phức
tạp, không chỉ đơn thuần bao gồm mã HS của nguyên liệu mà cả các chi tiết kỹ
thuật đi kèm và các nguyên liệu này chỉ được sử dụng cho các sản phẩm đầu ra cụ
thể theo quy định trong danh mục (như Ví dụ bên dưới). Do đó, doanh nghiệp cần
phải sử dụng đúng loại nguyên liệu như mô tả trong danh mục thì sản phẩm thành
phẩm mới được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP.

Về Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất
xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất
xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). Tuy nhiên CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ
và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất
xứ sẽ như sau:

 Trong 05 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam:

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ
chế:

Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu
cấp giấy chứng nhận xuất xứ); hoặc

Cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

Chú ý: Sau khi hết thời hạn 05 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song
02 cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 05 năm nữa (trước khi hết hạn 05
năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia
hạn).

 Từ năm thứ 05 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi:

35
Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 05 năm sau khi CPTPP có hiệu lực
với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, các
chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong 03 cơ chế
sau:

Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ Nhà
sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

Về biện pháp tự vệ đặc biệt với dệt may

Ngoài các cam kết về biện pháp tự vệ áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm hàng
hóa nêu tại Chương 6 của CPTPP, Chương 4 của Hiệp định này có các cam kết
riêng về biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng dệt may.

Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt

Nước Thành viên CPTPP nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với
một sản phẩm dệt may từ nước Thành viên CPTPP xuất khẩu nếu sản phẩm dệt may
được nhập khẩu đó:

 Được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định


 Được nhập khẩu với một khối lượng gia tăng đột biến
 Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, hoặc là đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành sản xuất nội địa của nước đó

Cách thức áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt

 Về thủ tục:

Trước khi áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt, nếu được yêu cầu bởi nước Thành
viên xuất khẩu, nước Thành viên nhập khẩu phải tiến hành tham vấn với nước xuất
khẩu về biện pháp tự vệ này trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
tham vấn của nước nhập khẩu.

36
Nếu nước nhập khẩu vẫn quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt, nước nhập
khẩu phải đền bù thiệt hại về kinh tế do biện pháp tự vệ này gây ra cho nước xuất
khẩu, nếu không nước xuất khẩu có thể tiến hành biện pháp trả đũa về thuế tương
đương.

 Về mức thuế: Nước Thành viên nhập khẩu có thể không tiếp tục áp dụng ưu
đãi thuế quan cho sản phẩm dệt may đó nữa và nâng mức thuế lên ngang
bằng với mức thuế Tối huệ quốc (thuế MFN) theo WTO mà nước này đang
áp dụng tại thời điểm đó;
 Về thời gian áp dụng: Biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ được áp dụng trong một
khoảng thời gian cần thiết đủ đề ngăn ngừa hoặc bù đắp các thiệt hại do hàng
nhập khẩu đó gây ra đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.

Cam kết gì về lao động

CPTPP có một Chương riêng về lao động với các cam kết liên quan tới các quyền
cơ bản của người lao động, điều kiện lao động, xu hướng về tiêu chuẩn lao động.

Trong khi đó, dệt may lại là ngành có một số đặc thù về lao động và điều kiện lao
động, đặc biệt là:

 Sử dụng nhiều lao động nữ, với các đặc thù về thể chất, sức khỏe, điều kiện
làm việc
 Môi trường lao động có nhiều yếu tố nguy hại tới sức khỏe (tiếng ồn lớn,
thường xuyên; nhiều bụi; khí nóng; có trường hợp sử dụng hóa chất...)
 Điều kiện làm việc tương đối đặc thù (tư thế lao động gò bó, dễ mắc các
bệnh nghề nghiệp liên quan tới vận động cổ tay/ngón tay...)

Vì vậy, suy đoán là các cam kết của CPTPP về lao động sẽ có tác động nhất định tới
ngành dệt may, chủ yếu là theo hướng gián tiếp (do CPTPP không có cam kết về bất
kỳ tiêu chuẩn lao động cụ thể nào).

Cam kết gì đáng chú ý về môi trường

37
CPTPP có một Chương riêng về môi trường (Chương 20) với nhiều cam kết cả về
nguyên tắc và về một số khía cạnh môi trường cụ thể. Liên quan tới dệt may thì chỉ
có nhóm các cam kết về nguyên tắc chung là đáng chú ý, trong đó có các cam kết về
xu hướng chính sách liên quan tới vấn đề môi trường. Cụ thể:

CPTPP ghi nhận quyền tự chủ của các nước Thành viên trong việc áp dụng và thực
thi các chính sách, pháp luật, ưu tiên về môi trường, tuy nhiên yêu cầu các nước
phải bảo đảm các định hướng sau:

 Nỗ lực bảo đảm có hệ thống pháp luật và chính sách môi trường bảo vệ môi
trường ở mức cao, tiếp tục tăng mức bảo vệ môi trường
 Không từ chối thực thi pháp luật môi trường theo cách làm ảnh hưởng đến
thương mại hoặc đầu tư giữa các nước Thành viên
 Không khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng cách hạ mức độ bảo vệ
môi trường hoặc giảm nhẹ hiệu lực của các quy định về môi trường.

Cam kết CPTPP về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự
phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Sản
phẩm dệt may phải tuân thủ một số các biện pháp TBT liên quan (ví dụ quy chuẩn
đối với hóa chất sử dụng trong sản xuất xơ sợi, vải, họa tiết trang trí...; các yêu cầu
về quy trình sản xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật khác về an toàn đối với người sử dụng;
thông tin ghi nhãn...).

Chương TBT bao gồm 02 nhóm cam kết TBT đáng chú ý:

Nhóm cam kết gắn với các nghĩa vụ trong WTO

 Các cam kết nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc WTO về TBT (các
nước có quyền ban hành TBT nhưng phải dựa trên các căn cứ khoa học xác
đáng, khi soạn thảo phải lấy ý kiến bình luận, khi áp dụng phải công bằng
không phân biệt đối xử ...)

38
 Cam kết bổ sung thêm một số chi tiết liên quan tới các yêu cầu về minh bạch
trong WTO.

Nhóm cam kết riêng của CPTPP

CPTPP có bổ sung một số cam kết mới về TBT, trong đó có cam kết về nghĩa vụ
của các nước Thành viên về quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp, gồm:

 Không được đối xử phân biệt giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp đặt trụ sở
tại các nước CPTPP với các tổ chức đặt trụ sở tại lãnh thổ nước mình
 Không được yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đặt trụ sở hay đặt
văn phòng đại diện trên lãnh thổ nước mình
 Không được yêu cầu hợp pháp hóa các giấy tờ về đánh giá sự phù hợp

CPTPP còn có một số cam kết TBT riêng đối với một vài nhóm hàng hóa cụ thể.
Tuy nhiên, trong đó không có dệt may.

3.4. Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may từ CPTPP

3.4.1. Cơ hội đối với hàng dệt may từ CPTPP


Với việc CPTPP có hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam đang có những cơ hội
quan trọng để phát triển, gia tăng xuất khẩu sang các thị trường CPTPP, đặc biệt
là:

Cơ hội tiếp cận các thị trường xuất khẩu CPTPP

Các cam kết cắt giảm thuế quan mạnh của các đối tác CPTPP cho dệt may Việt
Nam sẽ giúp nhóm hàng hóa này có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường
này, nhất là ở các thị trường mà trước CPTPP Việt Nam chưa có FTA (Canada,
Mexico, Peru).

Cơ hội từ môi trường kinh doanh được cải thiện

39
CPTPP cùng với các cam kết về quy tắc, thể chế, minh bạch hóa, chống tham
nhũng, đặc biệt là trong các thủ tục xuất nhập khẩu và môi trường kinh doanh sẽ
góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung, qua đó giúp
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điều này là rất có ý nghĩa với các ngành sản
xuất xuất khẩu như dệt may.

Ngoài ra, những cải cách về thể chế dưới sức ép, đòi hỏi từ CPTPP cũng như cơ
hội ưu đãi thuế quan với sản phẩm có xuất xứ cũng sẽ được kỳ vọng tạo thêm
sức thu hút thêm đầu tư trong nước và nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong đó có lĩnh vực dệt may, đặc biệt là trong mảng công nghiệp phụ
trợ ngành dệt may.

Cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ

Dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó phần lớn là lao động
giản đơn và lao động nữ. Thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may
Việt Nam sang các nước CPTPP, Hiệp định này mang đến cơ hội việc làm và
thu nhập cho người lao động trong khu vực này, đặc biệt là:

 Cải thiện thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, qua đó
nâng cao tiếng nói và vai trò của nhóm này và giảm tình trạng phân biệt
đối xử về giới;
 Tăng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ và
lao động giản đơn;
 Tăng phúc lợi cho người lao động

Ngoài ra, thông qua việc Việt Nam bảo đảm thực thi các cam kết về lao động,
người lao động trong ngành dệt may có thể được hưởng lợi từ các cải thiện về
điều kiện lao động, sản xuất.

Cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh

40
Trong CPTPP, Việt Nam đưa ra khá nhiều các cam kết trong các lĩnh vực dịch
vụ, thể chế có thể giúp các doanh nghiệp sản xuất, trong đó có ngành dệt may,
tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, ví dụ:

Các cam kết mở cửa các thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất như tài chính (bảo
hiểm, ngân hàng, chứng khoán), viễn thông, logistics...ở mức cao hơn WTO sẽ
giúp cạnh tranh trong các lĩnh vực này tốt hơn, qua đó tạo điều kiện để doanh
nghiệp sản xuất tiếp cận các dịch vụ này với chất lượng tốt hơn, chi phí hợp lý
hơn, từ đó giảm chi phí dịch vụ trong giá thành sản phẩm

Các cam kết thúc đẩy môi trường cạnh tranh, các phương thức thương mại hiện
đại, hỗ trợ doanh nghiệp (cạnh tranh, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhỏ và
vừa...) là điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ, cải thiện cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn với khách
hàng.

3.4.2. Thách thức từ CPTPP đối với ngành dệt may Việt Nam
Về cơ bản, CPTPP không tạo thêm áp lực cạnh tranh nào quá lớn cho ngành dệt
may Việt Nam (kể cả ở thị trường trong nước khi Việt Nam mở cửa). Mặc dù
vậy, doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn cần chú ý một số vấn đề sau:

 Khả năng hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP phụ thuộc vào khả năng
đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với từng nhóm hàng dệt may
 Xu thế gia tăng bảo hộ trên thế giới dưới nhiều dạng thức khác nhau, đặc
biệt là nguy cơ lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp,
cũng bắt đầu xuất hiện ở các nước CPTPP.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu
xuất xứ nghiêm ngặt. Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở
CPTPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội
khối CPTPP mới được hưởng ưu đãi. Đây là một bất lợi, vì Việt Nam chủ yếu

41
nhập khẩu từ các nước bên ngoài CPTPP như Trung Quốc, Hàn Quốc để gia
công hàng xuất khẩu, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất
khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định
kỹ thuật thuộc nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong
sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Những
quy định này nằm trong tay các nước nhập khẩu và hoàn toàn có thể là rào cản
đối với hàng hoá của Việt Nam.

3.5. Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đến hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam – Kết quả từ mô hình SMART

Mô hình Smart được dùng để đánh giá xem việc cắt giảm thuế quan trong CPTPP
tác động đến giá xuất khẩu dệt may Việt Nam như thế nào. Ở bài nghiên cứu này,
nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kịch bản là thuế mặt hàng dệt may giữa các nước sẽ về
0% khi tham gia CPTPP.

Bảng 3.5.1: Tổng quan sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với
các nước CPTPP

Tên Giá trị

Giá trị xuất khẩu ban đầu (Nghìn USD) 6.431.659

Giá trị xuất khẩu khi thuế về 0% (Nghìn USD) 6.931.642

Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi (Nghìn USD) 499.983

Tạo lập thương mại (Nghìn USD) 233.341

42
Chệch hướng thương mại (Nghìn USD) 266.642

Tăng xuất khẩu (%) 7,8

Giá trị tạo lập/Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi (%) 46,67

  
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART

Khi thuế quan mặt hàng dệt may về 0%, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 693,1642
triệu USD tăng 7,8%. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu này có thể lý giải bởi 2 nguyên
nhân chính. Một là hàng dệt may của Việt Nam thường rẻ hơn so với những quốc gia
khác. Thêm vào đó khi thuế xuất khẩu giảm đi sẽ càng làm giá hàng dệt may của chúng
ta giảm đi và từ đó hàng hóa của chúng sẽ có tính cạnh tranh cao hơn với và có thể thay
thế hàng hóa của nước nhập khẩu (tạo lập thương mại) cũng như là hàng hóa từ các nước
khác (chệch hướng thương mại). Nhìn từ bảng 3.5.1, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ tạo
ra 233,341 triệu USD giá trị tạo lập thương mại chiếm 46,47 tổng tác động, cũng như
266,642 triệu USD giá trị chệch hướng thương mại.

Bảng 3.5.2: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo quốc gia

Tỷ trọng trong tổng Tốc độ


Tổng thay đổi xuất khẩu
STT Quốc gia thay đổi xuất khẩu phát triển
(Nghìn USD)
(%) (%)

1 Australia 11546,52 2,31 3,5

2 Brunei 0 0 0

43
3 Canada 322276,085 64,46 34,4

4 Chile 1781,194 0,36 1,9

5 Japan 0 0 0

6 Malaysia 22934,38 4,59 11,5

7 Mexico 123208,9 24,64 41,4

New
8 5590,623 1,19 12,9
Zealand

9 Peru 12645,22 2,45 30,8

10 Singapore 0 0 0

Tổng 499983 100 7,08

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART

Xét trên phương diện quốc gia, chúng ta sẽ được hưởng lợi nhiều nhất  từ việc xuất
khẩu sang Canada và Mexico với tổng tỷ trọng chiếm đến 91,1% trong tổng giá trị
xuất khẩu thay đổi với lần lượt mỗi nước là 332,276 triệu USD và 123,208 triệu
USD. Trong khi đó theo kết quả của tác giả từ mô hình smart Nhật Bản, Brunei và
Singapore là 3 thị trường mà Việt Nam không được hưởng lợi khi thuế về 0%. Điều
này là do Việt Nam đang được hưởng ưu đãi lớn từ thuế quan từ các hiệp định và tổ
chức mà Việt Nam có ký kết với các nước này như VJEPA, AJCEP, AEC,

44
Asean+3...Trong khi đó Canada, Mexico là 2 trong 3 nước mà Việt Nam chưa có
FTA( nước còn lại là Peru ước tính giá trị cũng khá cao như bảng 3.5.2 ) và là
những thị trường tiềm năng với nền kinh tế phát triển ổn định nên cơ hội cho xuất
khẩu dệt may Việt Nam là rất cao.

Bảng 3.5.3: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
theo nhóm sản phẩm

Nhóm sản Tổng xuất khẩu thay đổi Tỷ trọng trong thay đổi Tốc độ phát
phẩm (Nghìn USD) tổng xuất khẩu (%) triển (%)

HS50 0 0 0

HS51 0,215 0,004 0,088

HS52 5930,529 1,186 0,108

HS53 0,004 0 0,002

HS54 6355,928 1,271 1,077

HS55 8631,741 1,725 14,683

HS56 3560,526 0,712 2,483

HS57 666,706 0,133 1,533

HS58 485,492 0,097 3,818

45
HS59 2667,791 0,534 3,227

HS60 2190,924 0,438 3,688

HS61 238714 47,744 8,237

HS62 215724,698 43,146 7,44

HS63 15053,924 3,01 2,801

Tổng 499983 100 7,8

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART

Về các mặt hàng trong dệt may 2 nhóm HS 61 (quần áo và hàng may mặc phụ trợ,
dệt kim hoặc móc) và HS 62 (Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim
hoặc móc) chiếm giá trị nhiều nhất trong tổng thay đổi xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam chiếm tổng 90,9 %
trong tổng giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không
đáng kể (HS 50, HS 53).
Bảng 3.5.4 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu tang lớn nhất
Giá trị tăng thêm
Mặt hàng Mô Tả Tốc độ tăng (%
(nghìn USD)
Áo ngoài có mũ trùm hoặc loại
tương tự, dùng cho nam giới/ bé
620193 39865,08 30,39
trai, từ sợi nhân tạo, không dệt
kim hoặc móc

46
Áo ngoài có mũ trùm hoặc loại
tương tự, dùng cho nữ giới/ bé
620293 45816,122 39,29
gái, không dệt kim hoặc móc, từ
sợi nhân tạo
Áo, chui đầu, áo len, áo gilê và
611020 các sản phẩm tương tự bằng 53774,485 33,18
cotton, dệt kim hoặc móc …
Áo, chui đầu, áo len, áo gilê và
611030 các sản phẩm tương tự, bằng sợi 44238,607 37,06
nhân tạo, dệt kim …
Quần áo sợi tổng hợp, dệt kim
610443 hoặc móc của phụ nữ hoặc trẻ em 43918,11 64,83
gái (không bao gồm váy lót)

Bảng 3.5.5: Tác động Tạo lập thương mại và Chệch hướng thương mại
trong CPTPP

Tỉ lệ của
Giá trị
Giá trị Tổng ảnh tổng tạo lập
Tỉ lệ trong chệch
thương mại hưởng thương mại
tổng tạo hướng
Quốc gia tạo lập thương mại trong tổng
lập thương thương mại
(Nghìn (Nghìn ảnh hưởng
mại (%) (Nghìn
USD) USD) thương mại
USD)
(%)

Australia 5605,268 2,402 11547,52 5941,25 48,54

Brunei 0 0 0 0 0

47
Canada 149486,5 64,064 322276,085 172789,6 46,385

Chile 724,1316 0,31 1781,194 1057,063 40,654

Japan 0 0 0 0 0

Malaysia 12901,51 5,529 22934,38 10032,87 56,254

Mexico 53790,95 23,053 123208,9 69417,92 43,658

New
2376,893 1,019 5590,623 3213,731 42,516
Zealand

Peru 8455,406 3,623 12645,22 4189,817 68,866

Singapore 0 0 0 0 0

Tổng 233341 100 499983 266642 46,47

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART

Từ bảng 3.5.4 ta thấy chệch hướng thương mại đạt 266,642 triệu USD trong khi đó
tạo lập thương mại đạt 233,341 triệu USD. Điều đó cho thấy rằng chúng ta gia tăng
xuất khẩu sang các nước CPTPP phần lớn là do chúng ta tăng sức cạnh tranh về giá
với các nước khác trong nhóm CPTPP khi thuế về 0%. Canada và Mexico tiếp tục
là 2 quốc gia chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tạo lập thương mại với lần lượt với 64,06%
và 23,05%. Trong 10 nước này chỉ có 2 nước có giá trị tạo lập thương mại lớn hơn

48
chệch hướng thương mại là Peru 8,455 triệu USD chiếm 68,86% tổng ảnh hưởng
thương mại, và Malaysia đạt 12,901 triệu USD chiếm 56,25%.

3.5.6 Top 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chệch hướng thương mại
Quốc Gia Giá trị chệch hướng thương
mại ( Nghìn USD)
China -123072,79
India -10391,856
US -6932,843

Turkey -5004,602
Italy -4646,812

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM


4.1. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, cần rà soát lại các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến CPTPP
để xây dựng kế hoạch điều chỉnh , sửa đổi với tầm nhìn 10 năm tới. Những vấn đề
cần được quan tâm rà soát là các quy định về lao động và công đoàn , mua sắm
chính phủ , ngân hàng , tiếp cận thị trường (về quy tắc xuất xứ, TBT, SPS, hải quan,
sở hữu trí tuệ, đầu tư, đấu thầu...) , trong đó lao động công đoàn, mua sắm chính
phủ và tiếp cận thị trường là các vấn đề cần dành sự quan tâm sâu sắc.

Thứ hai, rà soát và xác định định những lĩnh vực kinh tế bị tác động mạnh khi thực
hiện các cam kết CPTPP để có biện pháp hỗ trợ hợp lý theo thông lệ quốc tế. Chẳng
hạn một số sản phẩm xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam có thể bị hạn chế do các
nước CPTPP áp dụng quy tắc xuất xứ mới khắt khe hơn; đồng thời đối phó với rào
cản thương mại ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới.

49
Thứ ba, có các giải pháp hỗ trợ đối với khu vực sản xuất trong nước vì theo CPTPP,
nếu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cần đáp ứng được
các yêu cầu khá cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, muốn được hưởng thuế suất ưu
đãi của CPTPP, thì phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ
các nước thành viên CPTPP, ngay cả dù có hay không thì cũng là tiên quyết nhằm
phát triển sản xuất trong nước. Do đó cần chú trọng phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu , có chính
sách thu hút đầu tư vào các ngành này.

Để xuất khẩu sang các thị trường CPTPP nói riêng và thế giới nói chung, dệt may
Việt Nam cần khắc phục các hạn chế hiện tại thông qua các giải pháp chính sách
với cả ngành (doanh nghiệp đơn lẻ khó thực hiện), đặc biệt là các giải pháp nhằm:

● Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may (đặc biệt là công nghiệp dệt
nhuộm) với các chính sách đồng bộ (về các cơ chế khuyến khích/hỗ trợ liên
quan tới thuế, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng logistics; tiêu chuẩn môi
trường, điều kiện lao động....)

● Cải thiện chất lượng nguồn lao động (thông qua các cơ chế khuyến khích-hỗ
trợ đào tạo nghề)

● Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp chuyển dần từ sản
xuất gia công sang các công đoạn khác có giá trị cao hơn trong chuỗi sản
xuất hàng dệt may.

4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

CPTPP có nhiều cam kết có lợi cho xuất khẩu dệt may. Do đó, doanh nghiệp cần
tìm hiểu kỹ càng các nội dung liên quan của CPTPP để từ đó có kế hoạch/chiến
lược kinh doanh thích hợp, tận dụng được tối đa các lợi ích của Hiệp định:

Tìm hiểu cam kết thuế quan của từng nước thành viên CPTPP trong Phụ lục 2-D
thuộc Chương 2 – Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa của Hiệp định.
Cần lưu ý là các cam kết trong CPTPP là cam kết tối thiểu của các nước thành viên.

50
Trên thực tế, các nước có thể cắt giảm thuế quan cao hơn cam kết tùy nhu cầu. Do
đó, để biết chính xác nhất mức thuế quan của một nước thành viên CPTPP áp dụng
đối với từng mặt hàng dệt may Việt Nam thì doanh nghiệp cần kiểm tra biểu thuế
quan ưu đãi theo CPTPP của nước đó áp dụng cho từng năm cụ thể.

Ngoài ra, cần chú ý rằng với nhiều thị trường, Việt Nam đã có một hoặc một số
FTA khác ngoài CPTPP. Do đó bên cạnh CPTPP, doanh nghiệp cần tìm hiểu cả các
cam kết thuế quan trong các FTA khác liên quan để lựa chọn FTA có lợi nhất về
thuế quan cho mình (cùng với điều kiện về xuất xứ thích hợp nhất).

Tìm hiểu các quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế
quan CPTPP trong Chương 4 – Dệt may. Cần chú ý là các quy tắc xuất xứ đối với
hàng dệt may trong CPTPP tương đối đặc thù và phức tạp, vì vậy doanh nghiệp cần
đặc biệt chú ý tìm hiểu cụ thể để áp dụng chuẩn xác.

Tìm hiểu các vấn đề liên quan khác như Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại
(Chương 5), Phòng vệ thương mại (Chương 6), TBT (Chương 8).

Nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp bền vững cho doanh nghiệp dệt may Việt
Nam, không chỉ trong tận dụng các cơ hội từ CPTPP hay từ các FTA khác mà còn
bảo đảm sự phát triển ổn định, ứng phó hiệu quả với các thách thức nói chung từ hội
nhập. Trong quá trình này, các doanh nghiệp cần chú ý một số khía cạnh sau:

● Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động chất lượng, đặc biệt
là lao động kỹ thuật cao (thích ứng với công nghệ sản xuất mới), lao động
trong các lĩnh vực thiết kế sản phẩm, bán hàng và cả lao động cấp cao (quản
trị doanh nghiệp)

● Đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất nhằm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm

51
● Có kế hoạch cụ thể và bền vững chuyển đổi sản xuất để tham gia vào các
công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi sản xuất hàng dệt may

● Đối với thị trường xuất khẩu: Thường xuyên theo dõi các động thái liên quan
tới các biện pháp phòng vệ và các rào cản thị trường khác đối với hàng dệt
may ở các thị trường xuất khẩu để có kế hoạch ứng phó kịp thời

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc hệ thống cơ sở lí thuyết về tác động của
hiệp định thương mại tự do và phân tích tác động của CPTPP đặc biệt là cắt giảm
thuế quả đến xuất khẩu dệt may Việt Nam thông qua ứng dụng mô hình smart về
các khía cạnh tỉ trọng, tốc độ phát triển, tác động tạo lập thương mại ,chệch hướng
thương mại, cơ cấu theo nhóm ngành và thị trường. Hạn chế cuả đóng góp kết quả
từ mô hình đã bỏ qua sự tác động qua lại giữa các thị trường cũng như 1 số yêu tố
sản xuất như vốn, lao động.. Nhóm cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu tác động của
hiệp định đến phúc lợi xã hội và doanh thu thuế chính phủ.Các nghiên cứu mới có
thể nghiên cứu các mặt hàng khác hoặc thêm những FTA khác để đánh giá tác động
của chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (2015). “Thách thức của Việt Nam khi hội nhập
toàn diện ASEAN +6: Phân tích ngành hàng”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 212.

52
2. Từ Thúy Anh (2013). “Giáo trình kinh tế học quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.

3. TS. Ngô Tuấn Anh (2018). “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP): Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam”, bài
nghiên cứu trong khuôn khổ Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2018.

http://trungtamwto.vn/download/17893/12.%20Hiep%20dinh%20Doi%20tac
%20toan%20dien%20va%20Tien%20bo%20xuyen%20Thai%20Binh%20Duong
%20CPTPP_%20Nhung%20co%20hoi%20va%20thach%20thuc%20dat%20ra
%20voi%20Viet%20Nam.pdf

4. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “Cẩm nang doanh nghiệp: Tổng hợp Cam kết trong các
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đối với ngành dệt may”, được đăng trên
website chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung
tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 07 tháng 02 năm 2020.

Truy cập ngày 14 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/an-pham/14834-cam-nang-doanh-nghiep-tong-hop-cam-ket-
trong-cac-fta-doi-voi-nganh-det-may

5. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “Cơ hội nào của doanh nghiệp dệt may trong
EVFTA?”, bài đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI).

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://www.trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13734-co-hoi-nao-cua-doanh-nghiep-
det-may-trong-evfta

6. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2017). “EVFTA và Ngành Dệt may, giày dép Việt Nam”, Bản

53
báo cáo đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI).

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/download/16493/EU42-Textiles%20and%20Footwear.pdf

7. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2017). “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA):
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam”, bài đăng
trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -
Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 24 tháng 04 năm 2017.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/9997-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nameu-
evfta-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-xuat-khau-hang-det-may-cua-viet-nam

8. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “Một năm thực thi CPTPP: Xuất khẩu tăng chưa đúng
kỳ vọng”, bài đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 10 tháng 01 năm
2020.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/14726-mot-nam-thuc-thi-cptpp-xuat-khau-tang-
chua-dung-ky-vong

9. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “Sổ tay doanh nghiệp: Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Ngành Dệt may Việt Nam”, được
đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -
Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) tháng 11 năm 2019.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

54
http://trungtamwto.vn/download/19222/7.-vcci-cptpp-det-may.pdf

10. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2019). “Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới với kinh tế Việt Nam”, bài đăng trên website chính thức của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 04
tháng 01 năm 2019.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/tin-tuc/12360-tac-dong-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-
the-he-moi-voi-kinh-te-viet-nam

11. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng
2/2020”, bài đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 02 tháng 02 năm
2020.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-
thang-112018

12. Ban thư ký - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và
Hội nhập (VCCI) (2020). “1 năm CPTPP hiệu lực: Doanh nghiệp có tận dụng
được cơ hội?”, bài đăng trên website chính thức của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) ngày 15 tháng 01 năm
2020.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/14751-1-nam-cptpp-hieu-luc-doanh-nghiep-co-
tan-dung-duoc-co-hoi

13. Bộ Tài Chính (2006). “Hỏi đáp về thuế suất trong ACFTA”.

55
14. Bộ Công Thương (2018). “Toàn văn hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái
Bình Dương – CPTPP”.

15. Bùi Hồng Cường (2016). “Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) và tác động tới thương mại quốc tế của Việt Nam”.

16. Thủy Chung (2019). “Thị trường xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm
2019”, bài đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Trung Tâm Thông Tin Công
nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC) (Vinanet) ngày 11 tháng 07
năm 2019.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/thi-truong-xuat-khau-hang-det-may-5-thang-dau-
nam-2019-714586.html

17. Lê Ngọc Hân (2016). “Những tác động đến nền kinh tế Việt Nam – từ Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ” (AIFTA)

18. Vũ Thanh Hương (2017). “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Tác
động tới thương mại hàng hóa hai bên và hàm ý cho Việt Nam”.

19. Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương (2015). “Hiệp định thương mại
Việt Nam - EU: Cơ hội song hành cùng thách thức”. Trong Nguyễn Anh Thu &
Stoffers Andreas, “Triển vọng đối với Việt Nam và Đức trong bối cảnh hội nhập
kinh tế ASEAN và EU” (trang 71-82). Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Tri
thức.

20. Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương (2016). “Đánh giá theo ngành
của hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU: sử dụng chỉ số thương mại”,
Chuyên san kinh tế và kinh doanh.

21. Uyên Hương (2019). “CPTPP mở cơ hội xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật
Bản”, bài báo đăng bởi Trang Thông tin điện tử của Ban biên tập Tin Kinh tế
(BNEWS), thuộc Thông tấn xã Việt Nam, ngày 09 tháng 07 năm 2019.

56
Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

https://bnews.vn/cptpp-mo-co-hoi-xuat-khau-lon-sang-thi-truong-nhat-ban/
127500.html

22. Hà Văn Hội (2015). “Tham gia TPP Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo
của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31,
Số 1, p. 1-10; 2588-1108.

23. GS-TSKH. Nguyễn Mại (2020). “Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP”, bài báo
đăng bởi Báo Đầu tư điện tử, thuộc nhóm báo của Báo Đầu tư - Cơ quan của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, ngày 04 tháng 02 năm 2020.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

https://baodautu.vn/nhin-lai-mot-nam-thuc-hien-cptpp-d115318.html

24. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2015). “Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 1-10”.

25. Phạm Duy Nghĩa (2013). “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ
hội nào cho Việt Nam, NXB Thời đại Thành phố Hồ Chí Minh”.

26. Nguyễn Thị Nhiễu và cộng sự (2008). “Tác động của Hiệp định thương mại tự
do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc”.

27. Nguyễn Thị Oanh (2019). “Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP: Cơ hội và
thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”.

28. Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015). “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
đến thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh,
Tập 31, Số 4 (2015) 39-50”.

29. Lê Thị Thu Trang (2015). “Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam

57
- EU (VEFTA) đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam”.

30. Nguyễn Thị Thùy Trang (2016). “Ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đến các nước thành viên TPP”.

31. Nguyễn Anh Tuấn (2014). “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
tác động tới Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật”.

32. Hà Duy Tùng (2019). “Cam kết thuế của Việt Nam trong CPTPP – những vấn đề
đặt ra”.

33. VCCI (2012). “Giới thiệu tóm lược về hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình
Dương TPP và hiệp định thương mại tự do với EU”.

34. VCCI (2018). “Tổng quan và cam kết thuế quan trong CPTPP”.

35. VCCI (2019). “Cơ hội thị trường Australia cho Việt Nam từ CPTPP và các FTA
liên quan”.

36. VCCI (2019). Cẩm nang “Tóm lược Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)”.

37. VCCI (2018 - 2019). “Bản tin Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại số 13 –
14 – 15”.

38. World Bank (2018). “Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định
CPTPP đối với Việt Nam”.

39. Hoàng Yến (2019). “Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP”, bài báo đăng bởi Báo
điện tử Người tiêu dùng, thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt
Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2019.

Truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2020.

http://www.nguoitieudung.com.vn/nganh-det-may-dat-muc-tieu-xuat-khau-42-ty-
usd-trong-nam-2020-d79614.html

58
Tài liệu Tiếng Anh

40. Hà Văn Hội (2012). “Agreement on Trans-Pacific Partners: Opportunities and


Challenges for Vietnam’s Export”, The conference TPP Foreign Trade
University, Hanoi.

41. Vu Thanh Huong (2016). "Assessing potential impacts of the EVFTA on


Vietnam’s pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART
analysis". SpringerPlus, 5 (1503). DOI: 10.1186/s40064-016-3200-7.

(SCOPUS - Q1, SCIE (ISI Web of Science), và PubMed Central)

https://springerplus.springeropen.com/track/pdf/10.1186/s40064-016-3200-7?
site=springerplus.springeropen.com

42. Vu Thanh Huong, Pham Cat Lam (2016). "A dynamic approach to assess
international competitiveness of Vietnam’s garment and textile
industry". SpringerPlus, 5:203, 1-13. DOI 10.1186/s40064-016-1912-3.

(SCOPUS - Q1, SCIE (ISI Web of Science), và PubMed Central)

https://springerplus.springeropen.com/track/pdf/10.1186/s40064-016-1912-3?
site=springerplus.springeropen.com

43. Vu Thanh Huong, Pham Minh Tuyet (2017). “An application of the SMART
model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobilies
from the EU”, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol 33, No. 2,
2017, page 1-13.

44. Veena Jha và cộng sự (2011). “Đánh giá tác động của hiệp định thương mại
ASEAN - Hàn Quốc tới nền kinh tế của Việt Nam”.

59

You might also like