You are on page 1of 46

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG


VIETJET AIR

SINH VIÊN THỰC HIỆN MSSV

- SƠN TIẾN LỘC 2121013810

- LÊ NGỌC THẢO VI 2121011860

NĂM HỌC 2022

1
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

CỦA TỪNG THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên Mức độ hoàn thành

4 Lê Ngọc Thảo Vi 100%

5 Sơn Tiến Lộc 100%

2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA HÃNG HÀNG
KHÔNG VIETJET AIR
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET..........6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................6
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh............................................................................................9
1.3. Quy mô................................................................................................................10
1.4. Thành tựu............................................................................................................11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH.................................................................................................................... 12
2.1. Khái niệm Marketing............................................................................................12
2.2. Khái niệm Marketing-Mix....................................................................................12
2.3. Vai trò của Marketing Mix...................................................................................12
2.4. Phân tích môi trường Marketing.........................................................................13
2.4.1. Môi trường vĩ mô..........................................................................................14
2.4.2. Môi trường vi mô..........................................................................................16
2.5. Phân tích chiến lược thị trường mục tiêu (STP).................................................18
2.5.1. Phân khúc thị trường (Segmentation)..............................................................18
2.5.3 Định vị thương hiệu (Positioning)...................................................................21
2.6. Phân tích chiến lược marketing-Mix (4P) của hãng không Vietjet.......................25
2.6.1. Chiến lược sản phẩm (Product Strategy).......................................................25
2.6.3 Chiến lược phân phối (Place).............................................................................32
2.6.3.1 Một số điểm chính về hệ thống phân phối của Vietjet Air..........................32
2.6.4 Chiến lược chiêu thị (Promote).........................................................................34
2.6.4.1 Quảng cáo...................................................................................................34
KẾT LUẬN................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 37

3
LỜI NÓI ĐẦU
Như tất cả chúng ta đều biết thì cuộc sống đang ngày càng được hiện đại hoá, đi
cùng với sự hiện đại đó, các phương tiện di chuyển hàng ngày cũng được cải tiến hiện
đại, tiện nghi hơn theo năm tháng. Nếu như trước kia chúng ta phải di chuyển đến các
nơi xa xôi bằng xe máy, ô tô hay tàu hoả thì hiện nay máy bay chính là phương án, là sự
lựa chọn có những tiện ích vượt bậc hơn hẳn. Nhờ máy bay, mà “công cuộc” di chuyển
quãng đường xa không phải là điều quá khó khăn nữa. Tuy chi phí có phần cao hơn,
nhưng khoản chi đó thực sự là xứng đáng để chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian để
có thể hoàn thành được những kế hoạch hay dự định nhanh hơn cũng như giữ được
năng lượng, sức khoẻ sau quãng đường dài. Đặc biệt, trong trường hợp khẩn cấp máy
bay luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Phương tiện trên không này có nhiều tiện ích như thế chắc hẳn rằng sẽ kéo theo
thị trường hàng không cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của IATA, thị trường
hàng không Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba thế giới với tốc độ bình quân
16,6% / năm trong giai đoạn 2001-2014. IATA cũng dự báo Việt Nam sẽ là thị trường
hàng không phát triển nhanh thứ 5 trên thế giới, đạt 150 triệu hành khách vào năm 2035.
Ngành hàng không Việt Nam cũng là ngành phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Có thể
nói, thành công của thị trường hàng không Việt Nam không thể không kể đến những cái
tên Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airway,… Trong số đó, Vietjet là cái tên
đang làm dậy sóng trên thị trường khi mới ra đời. Theo báo Tuổi trẻ 2022, Vietjet đã đạt
doanh thu vận tải hành khách trong quý II-2022 là 11.355 tỉ đồng (tăng 15%), lợi nhuận
sau thuế đạt 36 tỉ đồng. Doanh thu hợp nhất đạt 11.590 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 181
tỉ đồng. Trong khi Vietnam Airlines trong quý II-2022 lỗ 2.243 tỉ đồng và từ quý I-2020
Vietnam Airlines liên tục chịu khoảng lỗ nghìn tỉ.

Nhận thấy thành công của Vietjet Air và tầm quan trọng mà chiến lược
Marketing của hãng góp một phần không nhỏ trong sự thành công đó. Chúng tôi quyết
định chọn đề tài về “Hoạt động Marketing của hãng hàng không Vietjet Air”.

Mục tiêu của bài tiểu luận

- Tìm hiểu về hoạt động Marketing của hãng Hàng không Vietjet Air.

4
- Phân tích thực trạng Marketing của Vietjet Air để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và các mối đe dọa. Và từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing
của Vietjet Air.

- Phân tích môi trường kinh doanh của Vietjet Air để thấy được điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và

các mối đe dọa. Và từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing Mix
của Vietjet Air.

Đối tượng nghiên cứu

- Chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 2018 – 2022.

- Phạm vi không gian: thị trường Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu kinh doanh của Vietjet Air trong những năm gần đây.

- Thu thập dữ liệu và thông tin từ các trang web, báo chí, TV.

- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh số liệu giữa các năm để phân tích, đưa ra
nhận xét về hoạt động marketing của Vietjet Air.

Cấu trúc tiểu luận:

- Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần hàng không Vietjet.

- Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing của Vietjet.

5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
VIETJET
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet, có tên viết tắt: VIETJET, JSC. Công ty
đăng ký hoạt động lần đầu vào ngày 23 tháng 07 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 27
vào ngày 01 tháng 08 năm 2018. Được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
giấy phép kinh doanh số 0103018485, giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số
04/2016/GPKDVCHK cấp ngày 30/12/2016. Trụ sở chính nằm ở số 302/3, phố Kim
Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Trụ sở hoạt
động tại Tòa nhà Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Điện thoại: (84-24) 7108 6668. Fax: (84-24) 3728 1838. Website:
www.vietjetair.com

Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, đến nay hãng đã xây
dựng và phát triển thương hiệu đến năm thứ 15. Sau 15 năm, Vietjet vẫn khẳng định vị
thế vững vàng của mình trên thị trường hàng không với những cột mốc quan trọng:

Năm Những cột mốc quan trọng

2007 • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng không số
01/0103018458 và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp
phép hoạt động trên các đường bay trong nước và quốc tế

2011 • Sau nhiều lần trì hoãn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
những năm 2008 - 2009, hãng mới có thể chính thức “chào sân” chuyến bay đầu
tiên vào 4 năm sau khi có được giấy phép chính thức hoạt động.

• Cũng trong năm 2011, Vietjet Air xây dựng phương châm "mang lại cơ hội đi
lại bằng máy bay cho tất cả mọi người". Phương châm này đã tạo ra cuộc cách
mạng lớn giúp trên 30 triệu lượt người có cơ hội tiếp cận quyền lợi đi lại bằng
đường hàng không.

• Cuối 2011, cụ thể: 24/12/2011, Vietjet cất cánh chuyến bay thương mại đầu
tiên từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội. Sự kiện này đã mở ra thập kỷ mới
cho ngành hàng không Việt Nam.

6
2012 • Hoạt động đội bay gồm 5 máy bay và khai thác 10 đường bay nội địa. Mở rộng
mạng bay nội địa đến 7 điểm đến mới: Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Phú
Quốc, Hải Phòng.

• Ra mắt Slogan mới: “Bay là thích ngay”.

2013 • Vietjet khai trương đường bay quốc tế đầu tiên từ Tp. Hồ Chí Minh đến
Bangkok . Đồng thời khai trương mới 4 đường bay nội địa và 2 điểm đến mới:
Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột.

• Cuối 2013, sau thời gian hoạt động năng suất VietJet đã đạt 20,2% thị phần
hàng không nội địa.

• “Thừa thắng xông lên”, hãng tiếp tục mở rộng hoạt động tại căn cứ khai thác
thứ hai là sân bay Nội Bài, Hà Nội.

2014 • Ra mắt Công ty cổ phần Vietjet Cargo, Công ty cổ phần ThaiVietjet.

• Khai trương 5 đường bay nội địa và 2 điểm đến mới: Thanh Hoá, Cần Thơ.

• Khai trương 3 đường bay quốc tế mới tới Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan.
31/12/2014 đội bay của Vietjet đã đạt 29,6% thị phần hàng không nội địa.

2015 • Vietjet cùng với 30 chiếc máy bay đã chiếm 37,1% thị phần hàng không.

• Trung tâm Đào tạo (VJAA) được Cục HKVN phê chuẩn là Cơ sở đủ điều kiện
đào tạo huấn luyện nhân viên hàng không.

• Khai trương 9 đường bay nội địa và 3 điểm đến mới tại Đồng Hới, Chu Lai,
Pleiku.

• Khai trương 2 đường bay quốc tế và 1 điểm đến mới tại Yagoon, Myanmar

2016 • Trở thành thành viên Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA).

• Khai trương 9 đường bay nội địa và 2 điểm đến mới tại Cần Thơ và Huế.

• Khai trương đường bay quốc tế đến điểm đến mới tại Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc và Malaysia.

2017 • Khai trương động thổ dự án Học viện Hàng không Vietjet.

7
• Khai trương đường bay mới nâng tổng đường bay nội địa lên 38 đường bay.

• Khai trương mới mạng bay quốc tế tới nhiều điểm đến tại Thái Lan, Trung
Quốc, Cambodia, Đài Loan, Hàn Quốc, Myanmar.

2018 • Mở đường bay đi Tokyo và Osaka - Nhật Bản.

• Ký thỏa thuận mở đường bay trực tiếp kết nối Việt Nam và Úc tại Sydney

2019 • Mở thêm đường bay từ Việt Nam – Nhật Bản.

• Đạt mốc 100 triệu lượt khách trong nước và quốc tế.

• Đạt tổng cộng 139 đường bay bao gồm 48 đường bay nội địa và 95 đường bay
quốc tế.

2020 • Tự thực hiện các dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ ngày
4/9/2020 thay vì phải đi thuê như trước đây.

• Được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi
AirlineRatings.com (tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của
các hãng hàng không toàn cầu).

2021 • Dấu mốc kỷ niệm 10 năm cất cánh chuyến bay đầu tiên (24/12/2011 –
24/12/2021)

• Đón tàu bay thân rộng Airbus A330 đầu tiên

• Ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Airbus về thực hiện hợp động 119 tàu bay
đã đặt hàng và hợp tác phát triển đội tàu bay thân rộng

8
Hình 1.1: Biểu đồ đóng góp vào sự tăng trưởng kép hành khách nội địa của Vietjet

Nguồn: Báo cáo thường niên 2021 – Vietjet

Hính 1.2 :Vietjet dẫn đầu thị trường năm 2018

Nguồn: Báo cáo thường niên 2021 – Vietjet

Đế n nay, có thể kế t luậ n rằ ng Vietjet không chỉ là hãng hàng không củ a Việ t Nam
mà là mộ t niề m tự hào củ a Việ t Nam. Nă m 2020, cả ngành hàng không ?lao đao? vì
đạ i dịch Covid-19 nhưng Vietjet là mộ t trong ít hãng không cắ t giả m nhân viên, chấ p

9
hành nghiêm ngặ t các biệ n pháp chố ng dịch khi thự c hiệ n các chuyến bay trong thờ i kì
đạ i dịch, hãng đã đạ t đượ c kết quả kinh doanh khả quan trong nă m 2020 vớ i lợ i nhuậ n
hợ p nhấ t sau thuế là 69 tỉ đồ ng, trở thành mộ t trong số ít nhữ ng hãng hàng không trên
thế giớ i kinh doanh có lợ i nhuậ n ?bấ t chấ p? dịch bệ nh

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietjet thể hiện trách nhiệm xã hội với các hoạt
động thiện nguyện - một phần văn hóa của doanh nghiệp - nhằm lan tỏa tinh thần tương
thân, tương ái, sống tốt, sống đẹp của người Vietjet, lan tỏa giá trị của các cổ đông, nhà
đầu tư đến với cộng đồng. Vietjet đã thực hiện hàng trăm chuyến bay giải cứu hàng
chục nghìn hành khách khỏi những vùng bị ảnh hưởng của đại dịch; vận chuyển miễn
phí hàng nghìn tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu đến các vùng bị ảnh hưởng của
dịch, bị ảnh hưởng của bão lũ. Hãng cũng trao tặng hàng nghìn xuất quà cho những
người dân nghèo tại nhiều tỉnh thành trên cả nước,tặng hàng triệu khẩu trang phòng dịch
cho người dân các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức.

1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh.


Tầm nhìn:

Vietjet Air phấn đấu trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng
khắp khu vực và thế giới, phát triển hãng hàng không không chỉ dịch vụ hàng không mà
còn cung cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, công nghệ kinh doanh số
tiên tiến, phát triển vận chuyển hàng hoá, hệ thống Logistic

Là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng.

Sứ mệnh:

Không ngừng mở rộng và phát triển mạng đường bay rộng khắp nước, khắp khu
vực. Bên cạnh đó Vietjet cũng đang trên cuộc hành trình mở rộng đường bay quốc tế
cho du khách.

Mang đến cơ hội di chuyển bằng phương tiện máy bay phổ biến hơn với người dân
Việt Nam và du khách quốc tế.

Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng
và những nụ cười thân thiện.

Tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

Giá trị cốt lõi:

10
AN TOÀN – VUI VẺ - GIÁ RẺ - ĐÚNG GIỜ

1.3. Quy mô.


Mạng đường bay Vietjet rộng khắp đến các khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á,
với 139 đường bay, bao gồm 48 đường nội địa và 95 đường quốc tế, tới hơn 70 điểm
đến, khai thác tại 14 quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong,
Macau, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ và Singapore. Tại
thị trường nội địa thì Vietjet đã có văn phòng đại diện tại 18 sân bay, trong đó các sân
bay chính gồm: HAN, SGN, DAD, PQX, CRX

Hình 1.3: Sơ đồ mạng lưới tuyến bay Vietjet

Nguồn: Báo cáo thường niên 2021 – Vietjet

Theo báo Thanh niên, tính đến năm 2019 Vietjet ghi nhận sự gia tăng nhanh
chóng của số lượng máy bay với 68 chiếc, phần lớn là A320, A321neo. Tháng 7/2018,
Vietjet đã ký hợp đồng trị giá 12,7 tỉ USD với nhà sản xuất máy bay Boeing mua 100
chiếc máy bay B737 Max gồm B737 Max 10 và B737 Max 8. Đáng chú ý, Vietjet dự
kiến phát triển đội máy bay lên tới 200 chiếc vào năm 2025.

1.4. Thành tựu.


Trong thời gian hơn 15 năm hoạt động của mình, Vietjet đã “bỏ túi” vô số các
giải thưởng danh giá từ trong nước cho đến quốc tế. Những giải thưởng tiêu biểu bậc
nhất:

01 Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam – ANPHABE VÀ INTAGE.

02 Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam – FORBES.

11
03 Top 50 doanh nghiệp thương hiệu giá trị nhất Việt Nam – BRAND FINANCE.

04 Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam - TẠP CHÍ NHỊP CẦU ĐẦU
TƯ.

05 Top 10 hãng hàng không chi phí thấp – SMARTTRAVELASIA.

06 Thương hiệu tốt nhất Châu Á – CMO ASIA.

07 Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2019 – HR ASEAN AWARDS.

08 Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới 2020 – AIRLINERATINGS.

09 Doanh nghiệp tốt nhất ngành hàng không tại Đông Nam Á 2019 – ASEAN BAC.

10 Hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất - TỔNG CỤC DU
LỊCH VIỆT NAM.

11 Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất Việt Nam - SKYTRAX 2019 WORLD
AIRLINE AWARDS.

12 Bằng khen của Chính phủ về những đóng góp cho cộng đồng - THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC.

13 Vietjet được Tạp chí về vận tải hàng không Payload Asia vinh danh là “Hãng hàng
không vận chuyển hàng hoá trong khoang hành lý tốt nhất của năm 2020” và “Hãng
hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hoá tốt nhất năm 2020” –
PAYLOAD ASIA.

14 Hãng hàng không chi phí thấp của năm tại khu vực Thái Bình Dương – CAPA

12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ CÁC
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2.1. Khái niệm Marketing.
Marketing diễn ra khắp mọi nơi, nó đụng chạm đến chúng ta ngày qua ngày. Tuy
nhiên marketing là một lĩnh vực được hiểu rất khác nhau và đôi khi còn có những quan
niệm nhầm lẫn. Nhiều người cho rằng marketing là quảng cáo, là bán hàng nhưng cách
nghĩ này chỉ mô tả một phần nhỏ trong toàn bộ hoạt động marketing. Ở các góc độ có
nhiều định nghĩa khác nhau về marketing:

Theo định nghĩa của Wolfgang J.Koschnick trong cuốn Dictionary of marketing:
“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng
hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng marketing hiện đại đặt sự
quan tâm hàng đầu tiên đến khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.

Hay theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Nhật Bản (The Japan Marketing
Association): “Marketing là một hoạt động tổng hợp mà qua đó các doanh nghiệp hay tổ
chức khác - có tầm nhìn chiến lược và thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường cho
mình bằng phương thức cạnh tranh công bằng”.

Định nghĩa của Viện Marketing Anh Quốc (The Chartered Institute of Marketing-
CIM): “Marketing là chức năng tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự
về mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng
nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận dự kiến”.

Ở Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng marketing trong doanh nghiệp đã có ở
Miền Nam từ trước 1975. Từ năm 1988 marketing đã được nghiên cứu, đến năm 1898
được đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học và dần phổ biến đến ngày nay.

2.2. Khái niệm Marketing-Mix.


Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp
sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.

Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có:

Product (sản phẩm): là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

Price (giá cả): là khoản tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu, sử dụng sản phẩm hay
dịch vụ.

13
Place (phân phối): là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Promotion (xúc tiến): là hoạt động thông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm
của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu
thụ

2.3. Vai trò của Marketing Mix.


Yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Cầu nối giữa người mua và người bán, giúp người bán có thể dễ dàng hơn trong
việc hiểu được những nhu cầu thực tế của người mua từ đó có thể hoạch định được các
chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.

Marketing mix đóng vai trò đem lại sự chuyên môn hóa. Giúp phân bổ trách
nhiệm đến từng thành viên, công việc được chia nhỏ đảm bảo được tính S.M.A.R.T

2.4. Phân tích môi trường Marketing.


Tổng quan về ngành hàng không thế giới và thị trường hàng không ở Việt Nam:

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hãng hàng không phải vật lộn để duy trì
hoạt động, một phần nhờ vào nguồn lực của các doanh nghiệp, một phần nữa là nhờ sự
hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Và ngành khàng không thực sự mới chỉ mới khôi phục từ
đầu năm 2022 khi người dân trên thế giới đa phần đã được chích vaccine ít nhất 2 mũi
mỗi người, các chính sách được nới lỏng dần để mở cửa quốc tế. Hậu quả mà đại dịch
Covid-19 để lại cho nền kinh tế là rất lớn, cụ thể trong ngành hàng không, lượng hành
khách giảm mạnh do hạn chế chuyến bay và các chỉ thị cách ly của các quốc gia/địa
phương khiến các đường bay quốc tế và nội địa bị trì hoãn. Thị trường ngành hàng
không cũng gặp khó khăn khi nhu cầu du lịch thấp dẫn đến lượng hành khách giảm.

Tuy nhiên dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam cũng như một số
quốc gia trên thế giới. Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam cho phép mở của du lịch và các
hãng hàng không khôi phục lại các đường bay quốc tế. Số liệu khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam được thu thập là rất khả quan, nhu cầu đi lại và du lịch trong những tháng đầu
năm 2022 tăng mạnh. Ngành hàng không trở lại với vai trò quan trọng trong phục hồi
kinh tế, nhiều kế hoạch mở thêm đường bay đang được thực hiện. Trong tháng 4/2022,
vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tăng 45% so với tháng trước và tăng
40,5% so với cùng kỳ năm trước , luân chuyển hành khách tăng 47% và tăng 52,8%.
Mặc dù vận chuển hành khách bằng đường hàng không 4 tháng đầu năm 2022 tăng

14
26,3% về vận chuyển và tăng 36% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn
giảm 16,9% và giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2019 (chưa có dịch Covid-19). Điều
này cho thấy hàng không Việt Nam vẫn cần có thời gian để khôi phục lại hoạt động sản
xuất kinh doanh.

Hình 2.1: Số lượng hành khách luân chuyển qua đường hàng không qua từng năm
(Nguồn: tổng cục thống kê)
2.4.1. Môi trường vĩ mô.
2.4.1.1. Kinh tế.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7%-8,6%, thu nhập bình quân đầu người
tăng đáng kể. Nền kinh tế Việt Nam đang được chuyển mình, cơ sở hạ tầng được năng
cấp, đầu tư ngày càng nhiều. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu đi
lại của người dân cũng được tăng lên. Những người thu nhập cao có nhu cầu di chuyển
bằng máy bay càng nhiều.

Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao, ngoài ra thu nhập theo đầu
người GDP cũng tăng hơn 40% từ 1,532 USD/người năm 2017 lên 2,171 USD/ người
năm 2020. Tình hình kinh tế-xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đi đúng
hướng, kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên ổn định. Những điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển vận tải hàng không. Trong những năm tiếp theo, dự báo nền kinh tế
thế giới tiếp tục tăng trưởng, bình quân giai đoạn 2015-2020 là 3.5%, thị trường du lịch
thế giới sẽ tăng bình quân 3.6%/năm. Năm 2015, gần 1,18 tỷ lượng khách du lịch nước

15
ngoài, tăng 4,4% so với năm trước. Đây là tiền đề rất quan trọng để hàng không quốc tế
và khu vực có điều kiện tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong đó có thị trường hàng
không Việt Nam.

2.4.1.2. Chính trị-Pháp luật.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chinh trị hòa bình và tương đối
ổn định. Với nền tảng chính trị ổn định dẫn đến các sân bay và bầu trời tự do, không bị
quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không kinh doanh.

Song song với quá trình hội nhâoj quốc tế, nhà nước tiếp tuc có chính sách cải
thiện đầu tư, tăng sức hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư của các công ty
đa quốc gia, đồng thời cũng khuyến khích, thúc đẩy phát triển du lịch, chuyển từ kinh
doanh khám phá du lịch sang xây dụng ngành du lịch thực sự, coi du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5-7% /năm,
nguồn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng trưởng 10-12% /năm, khách nội địa
10-11% /năm.

Việc Chính Phủ loại bỏ thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu và đàu tư vào cơ sở
hạ tầng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai được coi là một bước đi quan trọng. Việt
Nam đã thực hiện tốt việc chuyển đổi vé giấy sang vé điện tử, tiếp theo cần đẩy mạnh
vận tải hàng hóa thông qua giao dịch điện tử để phục vụ xuất khẩu.

2.4.1.3. Văn hóa-Xã hội.

Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, đây là giai đoạn
mang lại nhiều cơ hội nhờ dân số trong độ tuổi lao động dồi dào. Tuy hiên, đó cũng là
thách thức trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và việc làm
có năng suất, chất lượng và thu nhập cao. Việt Nam đang ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao
nhất trong lịch sử. Dân số từ 10-24 tuổi ở nước ta hiện chiếm gần 40% dân số.

Với tình hình dân số nước ta hiện nay, Vietjet Air - hãng hàng không giá rẻ tập trung
vào phân khúc khách hàng trẻ, năng động, lần đầu đi máy bay và những người có thu
nhập trung bình. Khách hàng sử dụng thành thạo công nghệ và Internet như điện thoại
thông minh, email, mạng xã hội, các phương thức thanh toán trực tuyến: visa, master
card, ... và có sở thích khám phá, du lịch thường xuyên với chi phí phù hợp. Phần lớn
khách hàng của Vietjet là những người thích sự đổi mới, sáng tạo và thích kết nối,...

16
Kể từ khi thành lập, Vietjet không nhìn vào việc “chiếm” được bao nhiêu thị phần trong
ngành hàng không mà chỉ tập trung khai thác thêm được bao nhiêu. Bà Nguyễn Thị
Thúy Bình-Phó tổng giám đốc Vietjet nói rằng: “Sự khác biệt, đột phá của Vietjet chính
là ở cách nhìn nhận thị trường. Vietjet nhìn nhận thị trường giống như khi nhìn vào một
cốc nước. Vietjet không nhìn vào phần cốc nước đax có bao nhiêu mà nhìn vào phần
cốc nước còn có thể rót thêm được bao nhiêu nữa”. Nhờ tư duy “lạ” đó, Vietjet đã nhìn
ra cơ hội lớn: “Với 100 triệu dân, mới chỉ 1% người Việt sử dụng phương tiện hàng
không thì còn 99% dư địa là của Vietjet”. Vietjet cũng không nhắm đến những khách
hàng đã đi máy bay. Với tư duy như ly nước còn một nửa, Vietjet đã đưa ra những định
hướng hướng đến những khách hàng chưa từng đi máy bay. Đột phá trong tư duy coi
việc đi máy bay đơn giản như đi xe buýt, không xa xỉ như đi xe limousine.

2.4.1.4. Môi trường tự nhiên.

Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng không, với
vị trí nằm ngoài rìa Đông Nam Á, nằm giữa đường hàng không quốc tế nối từ đông sang
tây, từ bắc vào nam rất thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay. Giữa Hoa Kỳ và
Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á và nội địa Việt Nam. Với đặc
thù mạng đường bay của Vietjet Air được xây dựng theo mô hình “chấu trục” với tần
suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại Hà Nội. Nội thành và Thành phố Hồ Chí
Minh, tạo lợi thế cạnh tranh với các luồng vận chuyển hàng hóa quốc tế đi / đến Đông
Dương, Đông Nam Á; Việt Nam từng bước trở thành trung tâm hàng không của khu
vực, cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không có các trung tâm trung chuyển lớn
như Hong Kong, Bangkok, Singapore. Vietjet Air sẽ tích cực hợp tác thương mại song
phương với các hãng hàng không quốc tế, mở rộng đường bay, khắc phục những hạn
chế chủ quan, từng bước lựa chọn đối tác tham gia liên minh toàn cầu phù hợp với xu
thế hiện nay. Nếu tận dụng tốt vị thế của các yếu tố tự nhiên của Việt Nam thì sản xuất
hàng hoá của công ty tại các thị trường này sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, Vietjet Air
vẫn chưa khai thác hết lợi thế này.

2.4.1.5. Công nghệ.

Sự thay đổi về công nghệ đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động kinh
doanh hàng không. Nó không chỉ đảm bảo cho các chuyên bay an toàn mà còn liên quan
đến nhiều hoạt động khác trong kinh doanh vận tải hàng không.

17
Đầu tiên là công nghệ chế tạo máy bay. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành
công của các hãng hàng không. Việc sản xuất các loại tàu bay cỡ vừa là lớn an toàn,
chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu, kinh doanh hiệu quả, đảm bảo cho các chuyến bay
thì đòi hỏi kỹ thuật cao. Những chiếc náy bay này ra đời khiến các dòng máy bay trước
đó trở nên lác hậu, làm giảm sức cạnh tranh của các hãng hàng không kém đổi mới và
làm hiện đại hóa đội bay.

Để quản lý các hoạt động, công ty sử dụng phần mềm Geneva. Phần mềm này
giúp hãng tối ưu hóa nguồn lực về lịch bay, lịch trình của phi hành đoàn và đơn giản
hóa việc xử lý các chuyến bay đồng thời kiểm soát thời gian bay. Công ty cũng sử dụng
phần mềm kế toán Sun Systems để quản lý các quy trình mua sắm, tài chính và kế toán.
Ngoài ra, hãng còn áp dụng phần mềm AMOS để quản lý nguyên vật liệu và phụ tùng
máy bay.

Định hướng sẽ đầu tư vào công nghệ thông tin tên Internet, công ty xây dựng nền
tảng công nghệ thương mại điện tử mở rộng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng cho
việc mua vé và dịch vụ, hàng hóa từ website.VietJetair.com. bên cạnh đó, công ty tiếp
tục đầu tư giải pháp vào ERP để quản lý vận hành doanh nghiệp theo mô hình “E-
company”. Hãng VJA hiện cũng đang làm việc với công ty PriceWaterhouseCoopers
(PWC) để triển khai dự án đầu tư tư nhân.

2.4.2. Môi trường vi mô.


2.4.2.1. Tài chính.

Tổng tài sản năm 2020 so với năm 2019 giảm 3.662 tỷ đồng, giảm 7% chủ yếu do
công ty chuyển nhượng dự án đầu tư hỗ trợ vận tải hàng không. Năm 2020, thị trường
ghi nhận những biến động lớn khi đại dịch Covid bùng phát và diễn biến phức tạp trong
cả năm khiến doanh thu năm 2020 giảm 64% so với năm 2019. Khi thấp tải, các hãng
hàng không buộc phải giảm số lượng ghế còn trống, số chuyến bay và tần suất trên diện
rộng nhằm tăng hiệu quả sử dụng ghế và doanh thu. Việc cạnh tranh giành thị phần và
từng chuyến bay diễn ra gay gắt trên từng ngày, từng chuyến bay, giá thuê máy bay của
doanh nghiệp xuống mức rất thấp, hàng loạt các chương trình khuyến mại, kích cầu
được tung ra nhằm thu hút khách hàng và các kênh bán hàng. Trên thị trường quốc tế,
Vietjet chủ yếu thực hiện một số chuyến bay nhân đạo cứu hộ, hồi hương người Việt
Nam dưới sự điều phối của các cơ quan chức năng

18
Trong năm, Vietjet đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư và lãi
1.773 tỷ đồng để bù lỗ hoạt động hàng không. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ
đồng, đưa Vietjet trở thành một trong những hãng hàng không hiếm hoi có lãi năm
2020.

Hình 2.2: cơ cấu cổ đông của công ty Vietjet tính đến ngày 4/1/2021
(Nguồn: danh sách cổ đông do VSD cung cấp)
2.4.2.2. Các nhà cung cấp.

• Nhà cung cấp máy bay: Airbus và Boeing thông qua các đơn đặt hàng số lượng
lớn với tổng cộng 371 tàu bay thế hệ mới.

• Nhà cung cấp nhiên liệu: Petrolimex Aviation

• Trung gian tài chính: 3 cổ đông lớn và Công ty Bảo hiểm ACE…

• Ngoài ra, một số đối tác quen thuộc của Vietjet Air trong các thương vụ SLB là
GE Capital Aviation Services Limited, Awas Aviation Trading Limited; Awas 7170
Ireland Limited; Aviation PLC; Goshawk Aviation Limited; Goshawk Management
(Ireland) Limited; Jackson Square Aviation, LLC…

2.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam thực sự bùng
nổ khi các hãng hàng không tư nhân và quốc doanh tranh giành thị phần trong cuộc
chiến về giá. Vietjet Air có sức cạnh tranh cao với các hãng hàng không trong nước như

19
Vietnam Airlines, JetStar Pacific, Bamboo Airways, .. Trong tương lai, dịch vụ hàng
không giá rẻ sẽ tiếp tục được mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Cùng với sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, Vietjet Air còn phải cạnh tranh với các
hãng hàng không đến từ các nước trong và ngoài khu vực. Năm 2017, giá vé các chặng
bay từ Châu Âu về Việt Nam giảm đáng kể. Nếu như trước đây, các đường bay này của
VNA chủ yếu cạnh tranh với các hãng hàng không của Pháp và Đức thì nay, khi các
hãng hàng không của Đức phải nhường chỗ cho các hãng hàng không đến từ Trung
Đông, VNA buộc phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh, khó cân sức. Trong khi
VNA chỉ có 4 đường bay đến Tây Âu (Paris, Frankfurt, London, Moscow) thì các hãng
hàng không Trung Đông có đường bay đến tất cả các thành phố ở Châu Âu.

2.4.2.4. Sản phẩm thay thế.

Vì Vietjet là hãng hàng không giá rẻ và thường được mọi người biết đến là hay
delay chuyến bay, do đó mới mức giá xêm xêm với các phương tiện di chuyển khác như
là ô tô, xe khách,... người dân có mức thu nhập trung bình thường chọn các phương tiện
di chuyển đường bộ theo thói quen xưa giờ. Để khắc phục những sản phẩm thay thế đó,
Vietjet cần năng cao chất lượng phục vụ và hệ thống quản lý để phục vụ khách hàng tốt
hơn để để lại ấn tượng tốt đối với hành khách.

2.4.2.5. Khách hàng.

Khách hàng của Vietjet thường là những người có thu nhập trung bình, những bạn
trẻ năng động, thích đi du lịch thường xuyên, đồng thời cũng là lựa chọn của các hộ gia
đình, các tổ chức, công ty vì mức giá của Vietjet rất phù hợp khi đi với số lượng đông.
Vietjet loại bỏ những dịch vụ không cầ thiết để giảm giá vé và tính riêng ra khi khách
hàng có nhu cầu để cung cấp mức giá vé tiết kiệm nhất cho người tiêu dùng.

2.5. Phân tích chiến lược thị trường mục tiêu (STP).
2.5.1. Phân khúc thị trường (Segmentation).
2.5.1.1 Phân khúc khách hàng.

Vietjet Air đã và đang là một trong những hãng hàng không tạo ấn tượng mạnh mẽ
đến với cộng đồng bởi sự trẻ trung, năng động, hiếu khách và đầy nhiệt huyết. Luôn
cam kết mang lại cơ hội đi máy bay với chi phí tiết kiệm cùng với các dịch vụ bay an
toàn, thân thiện. Bằng cách tiếp cận ấy, đối tượng khách hàng của VJA nhắm tới là
những người có nhu cầu di chuyển hoặc đi du lịch bằng đường hàng không thay vì

20
những loại phương tiện khác. Những khách hàng đi máy bay thường xuyên và quan tâm
đến sự gọn nhẹ, tiện lợi, tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó hãng còn hướng đến những doanh nghiệp, đó có có thể là những công
ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hoặc có nhu cầu tổ chức
những tour du lịch cho nhân viên bằng phương tiện hàng không.

2.5.1.2 Phân khúc theo yếu tố xã hội học.

VietJet Air được quan tâm và biết đến là một trong những hãng hàng không giá rẻ,
chính vì điều này mà hãng đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ và những người có thu nhập
trung bình. Khách hàng mà VJA chủ yếu tập trung vào đó là đối tượng khách nằm trong
độ tuổi từ 18t-30t và có thu nhập trung bình từ 5tr-12tr/tháng. Đặc biệt, hãng tập trung
vào phân khúc khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, năng động, muốn du lịch
khắp mọi nơi để khám phá... nhất là những đối tượng chưa trải nghiệm cảm giác đi máy
bay bao giờ và muốn đi máy bay thử một lần.

2.5.1.3 Phân khúc theo tâm lý.

Ngày nay, nhu cầu đi lại, du lịch, khám phá của con người ngày càng cao, đặc biệt
là bằng đường hàng không. Nhận thức được nhu cầu của khách hàng, VJA đã đi sâu vào
tìm hiểu hành vi tâm lý và nhận thức của khách hàng về dịch vụ của mình. Đối với
khách hàng nằm trong nhóm có mức thu nhập trung bình, việc di chuyển bằng máy bay
đối với họ là không quá khó khăn, họ sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịch vụ có thể
tiết kiệm thời gian, tiện lợi, tiết kiệm tiền, sản phẩm chất lượng, dịch vụ từ khá. Họ bằng
lòng trả lại tầm trung bình phí để có thể trải nghiệm các dịch vụ, cũng như được thỏa
mãn đi du lịch bằng máy bay.

Bên cạnh đó, những đối tượng khách hàng trước đây không thể sử dụng dịch vụ
hàng không do không đủ điều kiện tài chính cũng chính là đối tượng mà hãng có thể tác
động đến tâm lý, rằng đây là một hãng bay với giá thành tương đối thấp nhưng hoàn
toàn có thể đáp ứng được những nhu cầu và dịch vụ đủ tốt.

2.5.1.4 Phân khúc theo hành vi.

Khách hàng mục tiêu tuy là một bộ phận không lớn, tuy nhiên bộ phận này lại có
xu hướng sử dụng các dịch vụ cao cấp, thị trường không nhạy cảm về giá. Cùng với đó,
họ yêu cầu cao về chất lượng về nhiều khía cạnh, trong đó yếu tố tiện lợi là điểm mà họ

21
đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong hành vi khách hàng, VJA lại phân ra nhiều
nhóm đối tượng có những nét đặc trưng riêng như:

 Người đi làm việc, công tác, đi du lịch, về quê.


 Đi riêng lẻ hay đi theo đoàn hội, nhóm, tổ chức.
 Đi vào những ngày thường hay những dịp lễ tết, hội, hè.

Bằng cách xác định được hành vi của khách hàng, hãng bay có thể dễ dàng tiếp cận và
kiểm soát, đồng thời vẫn đảm bảo vé máy bay giá rẻ nhưng đảm bảo được chất lượng và
độ an toàn.

2.5.2. Xác định thị trường mục tiêu (Targeting).

2.5.2.1. Khách hàng mục tiêu.

Khách hàng của VJA là những người có nhu cầu di chuyển bằng đường hàng
không. VietJet Air là hãng hàng không giá rẻ, chính vì điều này mà hãng đã thu hút
được rất nhiều bạn trẻ và những người có thu nhập trung bình. VJA tập trung phân khúc
khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, năng động.

VietJet Air đã tập trung thu hút nhóm khách hàng này nên tính cách thương hiệu
được xây dựng dựa trên ba đặc điểm tính cách của người trẻ tuổi là “Vui tươi”, “Sáng
tạo” và “Truyền cảm hứng”.

Bên cạnh đó, hòa mình với dòng chảy thời đại kỹ thuật số - thời đại của ứng dụng,
mạng xã hội và những phương tiện truyền thông đại chúng khác, VJA đã hướng đến đối
tượng khách hàng biết và có thể sử dụng thành thạo công nghệ và Internet như điện
thoại thông minh, email, mạng xã hội, các phương thức thanh toán trực tuyến: visa,
master card,… và có sở thích khám phá, du lịch thường xuyên với chi phí hợp lý. Phần
lớn khách hàng của Vietjet là những người thích đổi mới, sáng tạo, kết nối.

Ngoài ra, đối với việc tiếp nhận những khách hàng có thu nhập cao, VJA có những
dịch vụ bay cao cấp phù hợp với đối tượng này. Khách hàng có thể tận hưởng các dịch
vụ cá nhân khi sử dụng các dịch vụ cao cấp của Vietjet (phòng chờ, check-in ở khu vực
riêng, lối đi vào máy bay riêng, đồ ăn, xe đưa đón riêng ...).

2.5.2.3. Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vietjet Air.

22
Như đã nói, nhu cầu đi lại, đặc biệt là bằng đường hàng không của người ngày
nhiều. Vì thế mà VJA gây ấn tượng sâu sắc vào tâm trí và nhận thức của khách hàng về
những dịch vụ mà mình mang lại.

Do đó, để kích cầu khách hàng, VJA đã chia ra 3 yếu tố kích cầu:

• Đánh đúng tâm lý: nhu cầu cá nhân của khách hàng về việc đi lại bằng đường
hàng không.

• Cơ sở vật chất: Do nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không phù hợp với điều kiện
của khách hàng nên khách hàng đã quyết định lựa chọn VJA.

• Các yếu tố khác: quyết định mua dịch vụ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động marketing mà VJA đã đưa ra như quảng cáo, chất lượng dịch vụ, thương
hiệu…

2.5.2.4. Khách hàng tìm kiếm thông tin về các dịch vụ của Vietjet Air.

Vì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng cao, việc tìm ra những giải
pháp đáp ứng những nhu cầu ấy đã làm dấy lên nỗ lực tìm kiếm thông tin liên quan đến
dịch vụ hàng không. Qua việc tìm hiểu, khách hàng đã nhận được nhiều nguồn thông tin
về dịch vụ dịch vụ bay, thông tin, ưu đãi...

Thông tin này đã gợi ý cho khách hàng nhiều dịch vụ và thương hiệu khác nhau.
Trước khi khách hàng đưa ra quyết định, họ thường xem xét các yếu tố thu được từ kinh
nghiệm trong quá khứ, những chuyến bay, những trải nghiệm mà họ nhận được trong
lần bay trước hoặc các yếu tố bên ngoài. Từ đó, đưa ra các giải pháp, sự lựa chọn thay
thế và xem xét, đánh giá và đưa ra lựa chọn cuối cùng. Nhận thấy điều đó, VJA đã đưa
ra những chiến lược marketing sâu rộng nhằm tạo sự kích thích và tiếp cận nhu cầu để
khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của VJA.

2.5.2.5. Đánh giá của khách hàng về các lựa chọn hoặc lựa chọn thay thế khác.

Bên cạnh hãng hàng không Vietjet Air, khách hàng còn có các lựa chọn khác như
Vietnam Airlines, Bamboo Airlines, Jetstar, ... Và khách hàng sẽ căn cứ vào các thuộc
tính sau để đưa ra quyết định cuối cùng:

• Đầu tiên là thuộc tính tìm kiếm: giúp khách hàng đánh giá dịch vụ trước khi chọn
sử dụng dịch vụ đó sau khi tìm kiếm thông tin, khách hàng bắt đầu so sánh và đánh giá
chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không như giá vé, món ăn, giá trị thương hiệu,...

23
• Kế đến là thuộc tính kinh nghiệm: Sau khi trải nghiệm các dịch vụ hàng không
của các hãng hàng không, họ có thể đánh giá các thuộc tính như độ tin cậy, tính tiện lợi,
dễ thao tác, sử dụng và hỗ trợ khách hàng.

• Và cuối cùng là thuộc tính độ tin cậy: cho khách hàng thấy giá trị và chất lượng
mà VJA mang lại chính xác là những gì công ty đã cam kết.

Ví dụ như khẩu hiệu “Bay là thích ngay” của hãng, không chỉ mang đến giá vé rẻ
mà còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó, hãng còn
có những sự kiện hấp dẫn như tặng những món quà lưu niệm nhỏ cho khách hàng nhân
các ngày lễ đặc biệt. Những điều này đã tác động gián tiếp và làm ảnh hưởng đến lòng
tin của những khách hàng chưa từng trải nghiệm dịch vụ của VJA thông qua các
phương tiện truyền thông, TVC quảng cáo, ảnh sự kiện được đăng tải trên các trang báo,
website của công ty.

2.5.2.6 Trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vietjet Air.

Trong quá trình trải nghiệm dịch vụ của Vietjet Air, hãng đã cho khách hàng thấy
được chất lượng dịch vụ thực sự. Điều này đã được thực hiện từ khi khách hàng đăng ký
trước khi bay cho đến khi kết thúc chuyến bay. Hãng đã đưa ra các phương án về
chuyến bay phù hợp, đáp ứng và thỏa mãn với tiêu chí khách hàng lựa chọn, một số
khách hàng sẽ chọn các chuyến bay nội địa, một số khác lại chọn các chuyến bay quốc
tế, nên liên hệ dịch vụ dài ngày hay ngắn hạn thuộc hàng phương án.

Dịch vụ có mức tiếp xúc cao (High-contact service) : Vietjet Air là dịch vụ có mức
tiếp xúc cao. Có thể hiểu dịch vụ có mức tiếp xúc cao là những dịch vụ trong đó khách
hàng phải đến cơ sở cung ứng dịch vụ, tiếp xúc mang tính chất hữu hình với môi trường
vật chất của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và chủ động cùng tham gia với nhà cung
ứng dịch vụ và các nhân viên dịch vụ trong suốt quá trình phân phối dịch vụ, trong suốt
quá trình cung cấp dịch vụ phải có sự hợp tác giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
VJA tập trung vào việc “thuyết phục” con người hơn là những món đồ vô tri vô giác vì
máy bay là một “nhà máy” vận tải bay. Thách thức tiếp thị là phải làm sao cho trải
nghiệm dịch vụ hấp dẫn đối với khách hàng về cả môi trường thực tế và cả những tương
tác của họ đối với nhân viên dịch vụ.

2.5.2.7. Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của Vietjet Air.

24
Khách hàng sẽ phân tích những bất cập trong dịch vụ mà họ đã gặp phải và so
sánh nó với kỳ vọng trước đó của họ trong giai đoạn sử dụng dịch vụ sau khi gặp phải.
Khách hàng đánh giá các yếu tố và những nguy cơ có liên quan đến việc cung cấp dịch
vụ trong quá trình ra quyết định. Họ đưa ra những kỳ vọng về cách mà dịch vụ họ chọn
hoạt động trong quá trình này. Đa số khách hàng đều cảm thấy Vietjet đáp ứng được kỳ
vọng của họ về dịch vụ và khách hàng cảm thấy rất hài lòng. Vietjet Air đã nhận được
những phản hồi rất tốt từ phía khách hàng, điều này đã trở thành động lực để Vietjet Air
ngày càng phát triển lớn mạnh.

2.5.3 Định vị thương hiệu (Positioning).


2.5.3.1 Định vị bằng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác.

Khi nghiên cứu, hãng đã đưa ra những phân khúc thị trường và hiểu các thuộc tính
quyết định và các cấp độ dịch vụ liên quan, VJA có thể định vị tốt nhất dịch vụ của
mình trong một thị trường cạnh tranh. Chiến lược định vị cạnh tranh dựa trên việc thiết
lập và duy trì một vị trí đặc biệt trên thị trường hoặc các dịch vụ sản phẩm riêng lẻ của
tổ chức đó. Jack Trout đã chắt lọc bản chất của việc định vị thành bốn nguyên tắc sau:

1. Một công ty phải thiết lập một vị trí trong tâm trí khách hàng mục tiêu của
mình.

2. Định vị phải nổi bật, mang đến một thông điệp đơn giản và nhất quán.

3. Định vị phải đặt một công ty khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

4. Không thể làm hài lòng tất cả mọi người - phải tập trung nỗ lực phát triển thế
mạnh của mình.

Những nguyên tắc cạnh tranh này áp dụng cho bất kỳ loại hình tổ chức nào vì
khách hàng. Hiểu các nguyên tắc định vị là chìa khóa để phát triển một thế trận cạnh
tranh hiệu quả. Khái niệm định vị chắc chắn không chỉ giới hạn ở dịch vụ - thực sự, nó
phải gây chú ý đặc biệt bởi cách xay dựng một hình ảnh đẹp - cung cấp những hiểu biết
có giá trị bằng cách buộc các nhà quản lý dịch vụ phân tích các dịch vụ hiện có của
công ty họ và đưa ra câu trả lời cụ thể cho sáu câu hỏi sau:

1. Công ty của chúng tôi hiện có khẳng định được gì trong tâm trí khách hàng hiện tại
và tương lai?

25
2. Hiện tại đang phục vụ những khách hàng nào, và những khách hàng nào chúng tôi
muốn nhắm đến trong tương lai?

3. Đề xuất giá trị cho mỗi dịch vụ hiện tại là gì và mỗi dịch vụ được nhắm mục tiêu vào
phân khúc thị trường nào?

4. Mỗi sản phẩm dịch vụ khác biệt như thế nào so với các sản phẩm dịch vụ của các đối
thủ cạnh tranh?

5. Khách hàng trong các phân khúc mục tiêu đã chọn, cảm nhận của họ như thế nào.
Dịch vụ của chúng tôi đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào?

6. Chúng tôi cần thực hiện những thay đổi nào đối với các dịch vụ của mình để tăng
cường vị thế cạnh tranh trong các phân khúc mục tiêu của mình.

Phát triển một chiến lược định vị hiệu quả

Định vị sẽ phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh
tranh gián tiếp của công ty. Từ ba điều này, việc tuyên bố định vị của doanh nghiệp có
thể làm nhà tổ chức dịch vụ phát triển, cũng như là phát triển một chiến lược định vị
hiệu quả.

2.5.3.2. Phân tích thị trường.

Phân tích thị trường giải quyết các yếu tố như mức độ tổng thể và xu hướng, nhu
cầu và đặc điểm phát sinh của những nhu cầu này. Vì vậy, Vietjet Air tập trung nhiều
vào phân khúc khách hàng trẻ, năng động và những người lần đầu đi máy bay, những
người có thu nhập trung bình, có sở thích khám phá, thường xuyên đi du lịch với chi phí
hợp lý. Phần lớn khách hàng của vietjet air là những người thích đổi mới, sáng tạo, thích
giao lưu,…

a. Phân tích nội bộ công ty

 Vị thế

Vietjet Air có nguồn nhân lực dồi dào và quy mô, với tổng số khoảng 5092 nhân
viên có trình độ, xuất sắc, giàu kinh nghiệm, năng động và nhiệt huyết. Vietjet cũng liên
tục được vinh danh với nhiều danh hiệu quốc tế uy tín như “Thương hiệu nhà tuyển
dụng tốt nhất Châu Á”, top 500 “Thương hiệu hàng đầu Châu Á” và là một trong 50
hãng hàng không tốt nhất thế giới về tài chính. VietJet có khả năng nắm bắt thị trường

26
cũng như cung cấp thông tin vi tính hóa cho các nhà cung cấp, khách hàng,… Vietjet
Air luôn làm tốt công tác tạo động lực. Vietjet đã được khen thưởng vì những cam kết
và nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng môi
trường làm việc và sự gắn bó của người lao động.

Vietjet Air sẽ mở rộng đường bay và kênh phân phối trên toàn cầu cũng như kết
nối với hơn 446 hãng hàng không khác nhau trong mạng lưới Amadeus. Tại Việt Nam,
VietJet cũng có hệ thống phân phối nội địa mạnh mẽ thông qua mạng lưới 1.300 đại lý
địa phương.

 Nguồn tài chính

Về tài chính - nguồn lực tài chính, trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của Covid-
19, các chiến lược và giải pháp tối ưu hóa dòng tiền luôn được Vietjet đặt lên hàng đầu.
các giải pháp tích hợp dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của các ngân hàng hàng
đầu.

Hãng hàng không Vietjet Air có giá thành trên mỗi sản phẩm unitof thấp nhất ở châu Á
và thế giới. Doanh thu từ dịch vụ trên chuyến bay cũng chiếm hơn 23% doanh thu của
Vietjet, yếu tố này đã dẫn đến thành công của Vietjet Air. Theo báo cáo tài chính của
Vietjet Air, trong 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Vietjet Air đạt 2398
tỷ đồng, trong khi đối thủ nội địa lớn nhất của thương hiệu - Vietnam Airlines, chỉ đạt
1650 tỷ đồng khi thực hiện theo mô hình LCC.

b. Phân tích đối thủ cạnh tranh.

 Quy mô và phạm vi của tuyến đường bay

Tại Việt Nam, Vietjet chỉ phải đối đầu với hai đối thủ trong nước là Vietnam
Airlines và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines. Hiện Vietjet đang khai thác
60 máy bay Airbus với hơn 385 chuyến bay mỗi ngày trong phạm vi Việt Nam và đến
các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Nhật Bản,
Malaysia, Myanmar, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.

 So sánh vé máy bay

Giá vé máy bay của VietJet Air vô cùng rẻ, đặc biệt hai hãng hàng không này
thường xuyên có những đợt giảm giá vé rẻ bất ngờ cho khách hàng. Vì vậy, nếu muốn
du lịch tiết kiệm, bạn cần lưu ý săn vé máy bay giá rẻ của Jetstar Pacific và VietJet Air.

27
Giá vé máy bay của Vietnam Airlines khá ổn định, không có những đợt giảm giá vé sâu
và nhiều như hai hãng hàng không trên. Tuy giá vé của Vietnam Airlines cao hơn nhiều
so với Jetstar Pacific và VietJet Air nhưng vẫn giữ được vị thế và uy tín của mình trong
lòng khách hàng. Nhiều người chọn đi Vietnam Airlines vì chất lượng dịch vụ hoàn
hảo.

 Hệ thống nhân viên và máy bay

Vietnam Airlines gây ấn tượng với khách hàng bằng sự chuyên nghiệp, trang phục
truyền thống, tiếp viên với đồng phục nhẹ nhàng, kín đáo. Vietjet Air một lần nữa khẳng
định thương hiệu bằng sự năng động, trẻ trung của đội ngũ nhân viên. Hãng sở hữu đội
bay hơn 45 chiếc.

Bên cạnh đó, trong khi hầu hết các hãng cung cấp dịch vụ trọn gói phụ thuộc vào
các đại lý du lịch hoặc phòng kinh doanh để bán vé, thì Vietjet Air lại tập trung vào việc
bán vé qua internet, SMS và thẻ tín dụng. Đặt vé và bán vé có thể được thực hiện qua
điện thoại - bởi cách thức thực hiện đơn giản và hiệu quả. Vietjet Air cũng cung cấp
dịch vụ làm thủ tục trực tuyến cho phép hành khách làm thủ tục chuyến bay bằng bất kỳ
thiết bị nào có thể kết nối Internet và truy cập vào trang web của hãng.

2.5.3.3 Sử dụng bản đồ định vị để vạch ra chiến lược cạnh tranh.

Có 2 điều cần được xem xét:

Đánh giá chiến lược tiếp thị

 Một là tính mới mẻ, liên tục thay đổi và sáng tạo của hãng, được đo bằng tính độc
đáo của “ý tưởng lớn” và sự mới mẻ của chiến lược được sử dụng để tiếp cận
khách hàng.
 Và một yếu tố khác, là biết nắm bắt hiệu quả của hãng, mức độ nhận biết về chiến
lược giữa các khách hàng của chính mình, bất kể phản ứng ấy là tiêu cực hay tích
cực.

28
Sự tín nhiệm của khách hàng

Trục Y cho thấy “tin cậy”, trong bản đồ định vị này là danh tiếng và hình ảnh của
thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Trục X cho biết "Sở thích", được sử dụng
để biểu thị xu hướng chọn một hãng hàng không của khách hàng so với những hãng
hàng không khác

- Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia và chiếm lĩnh thị phần từ những ngày
đầu. Uy tín và hình ảnh của Vietnam Airlines đã được xây dựng từ rất lâu.

- Jetstar - hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam đã tạo được ấn tượng tốt trong
cảm nhận của khách hàng.

- Các chiến lược tiếp thị và PR hiện tại của VietJet không nhận được phản ứng tốt từ
công chúng và giới truyền thông, nhưng hãng hàng không này vẫn đạt được mức độ ưa
chuộng cao từ khách hàng do mức giá cạnh tranh.

29
2.6. Phân tích chiến lược marketing-Mix (4P) của hãng không Vietjet.
2.6.1. Chiến lược sản phẩm (Product Strategy).
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất kinh
doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời
kì hoạt động kinh doanh cũng như tuỳ vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Với
một nhìn trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực
và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng
trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin
dùng, thì việc có cho mình một chiến lược sản phẩm tốt là điều kiên quyết mà Vietjet
phải có được để đạt được mục tiêu như trên. Chiến lược sản phẩm tốt không chỉ giúp
Vietjet có thể bỏ xa những đối thủ cạnh tranh khác mà còn bàn đạp giúp thúc đầy và
thực hiện tốt các chiến lược còn lại.

2.6.1.1. Sản phẩm cốt lõi.

Với mục tiêu không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên
nền tảng thương mại điện tử nhưng sản phẩm cốt lõi và được ưu tiên hàng đầu của
Vietjet vẫn là vận chuyển hàng không chuyên dụng.

Cho đến hiện tai, hãng hàng không Vietjet thai khác ba hạng vé với thứ tự tăng
dần là Promo (vé giá rẻ, khuyến mãi), Eco (tương đương các hãng phổ thông của các
hãng hàng không khác) và cao nhất là hạng Skyboss (hạng cao cấp nhất) và độc nhất chỉ
có tại Vietjet Air. Vietjet Air là nơi mà khách hàng cũng như là những doanh nhân
thành đạt có thể trải nghiệm dịch vụ cũng như là phòng chờ không kém cạnh gì những
hãng bay lớn khác trên thị trường.

Để phục vụ cho việc vận chuyển hàng không dễ dàng cũng như mang lại chất
lượng phục vụ tốt, Vietjet đầu từ cho mình những phi đội bay hiện đại, tiên tiến bậc
nhất, máy bay mới, hiện đại, thích nghi tốt và bảo vệ môi trường. Sở hữu đội tàu bay
với hơn 100 chiếc. Đa phần là tàu bay mới 100% và có tuổi thọ trung bình dưới 3 tuổi.
Đồng thời, VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực
các nước lân cận sỡ hữu dòng máy bay mới nhất và vô cùng hiện đại của Airbus, chính
là dòng máy bay Sharklet A320. Loại máy bay mới này của hãng Airbus có thể chuyên
chở 180 hành khách và A321 với khoang hành khách rộng nhất trong các loại máy bay
có thể chứa 230 hành khách.

30
Hình 2.6.1.1.1: Dòng máy bay Sharklet A321

Nguồn: https://www.alotrip.vn/ve-may-bay/may-bay/may-bay-airbus-a321

Đây cũng là các loại máy bay có độ tin cậy cao với chi phí khai thác thấp, với
nhiều ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và thiết kế cánh cong mới mẻ
và tự hào với cái tên mà báo chí đã đặt cho VietJet Air là “đội bay sinh động bậc nhất
thế giới”.

Không chỉ thế, theo AirlineRatings- đơn vị uy tín chuyên đánh giá dịch vụ và an
toàn hàng không thế giới, VietJet Air đã vinh dự đạt top 10 hãng hàng không chí phí
thấp an toàn nhất thế giới. Đánh giá này của Airlinerating dựa trên hồ sơ an toàn bay
trong các năm gần đây, độ tuổi của đội tàu đang khai thác, dữ liệu thẩm định của các cơ
quan hàng không trong nước, tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO và các tổ
chức hàng không quốc tế khác.

2.6.1.2. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm.

Bên cạnh việc mang lại dịch vụ vận chuyển hàng không cao cấp, dịch vụ hỗ trợ
sản phẩm của VietJet Air cũng là một điểm cộng lớn của hãng. VietJet Air có đủ mọi
dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

a. Cung cấp thông tin và hỗ trợ khách sau khi đặt vé

31
Hình 2.6.1.2.1: Website chăm sóc khách hàng của VietJet Air

Nguồn: https://www.vietjetair.com/

Khách hỏi, VietJet Air trả lời, hãng luôn cung cấp đủ mọi thông tin, sẵn sàng đưa
ra những câu trả lời nhằm giải đáp hầu hết những thắc mắc của khách trước và sau khi
đặt vé.

Website của VietJet Air không những là nơi có thể đặt vé trực tuyến mà còn là nơi
khách hàng có thể có được những câu trả lời dành cho những thắc mắc của mình, giúp
khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của VietJet Air và hài lòng với
chất lượng dịch vụ của hãng.

b. Dịch vụ bao quanh

Phòng chờ thoáng mát, phòng vệ sinh sạch sẽ, thái độ phục vụ của nhân viên vui
vẻ. dễ mến, ghế ngồi thoải mái dễ chịu nhằm đem đến sự hài lòng tuyệt đối dành cho du
khách.

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu tái bùng phát như hiện này thì
hành khách vẫn có thể an tâm khi VietJet Air xếp hạng hàng không an toàn cao nhất thế
giới mức 7 sao về phòng chống dịch Covid 19.

Về quyền lợi khi sử dụng dịch vụ, VietJet dành tặng khách hàng gói bảo hiểm bay
an toàn với quyền lợi bảo hiểm hỗ trợ chi phí sinh hoạt, mất giảm thu nhập do cách ly
với mức 1 triệu đồng/ ngày, hỗ trợ trường hợp tai nạn, thương tật xảy ra trong vòng 24
giờ kể từ khi bay lên đến 20 triệu đồng.

Để có giảm được đáng kể giá vé, tạo điều kiện cho du khách đặt vé, VietJet Air
không cung cấp đồ ăn miễn phí trên chuyến bay dành cho du khách. Thay vào đó

32
VietJetcó cho mình menu đồ ăn, uống rất đa dạng. Từ các món nước, khô mang hương
vị Việt Nam cho đến các món mang hương vị Á, Âu để những du khách có nhu cầu sử
dụng đồ ăn uống trên chuyến bay có thêm nhiều sự lựa chọn tuỳ theo nhu cầu riêng. Các
món ăn ngon miệng, đảm bảo chất lượng, được nấu rất công phu từ đầu bếp 5* bảo đảm
được độ tươi, nóng đồng thời mang chất riêng khi được đóng gói bao bì của VietJet Air.

Hình:2.6.1.2.2 Menu suất ăn nóng của VietJet Air

Nguồn: https://www.vietjetair.com/vi

Không chỉ thế, đối với nhưng hành khách ăn chay, sẽ là một điểm cộng dành cho
VietJet Air vói món Cơm chiên dương châu Chay.

Dịch vụ vận chuyển hành lý cho hành khách được dảm bảo an toàn, không móp
méo, hư hại hành lý, tư trang của hành khách.

Dịch vụ hỗ trợ xe lăn cho khách có thể trạng yếu, gặp khó khăn trong việc đi lại,
cần phải có sự hỗ trợ của xe lăn khi để có thể thực hiện được chuyến bay.

Dịch vụ hỗ trợ thính giác cho hành khách khiếm thinh1, mất khả năng cảm nhận
một hoặc hoàn toàn

Dịch vụ mua thêm ghế Extra seat cho hành khách quá cỡ (cần sử dụng 2 ghế cho 1
chuyến bay) hoặc chỗ ngồi đặc biệt Hotseat, ngồi gần cửa ra vào, cửa sổ v.v…

2.6.1.3 Sản phẩm tăng lên.

Ngoài những dịch vụ hỗ trợ sản phẩm, VietJet Air còn có những sản phầm tăng lên
khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trước sự đa dạng hoá nhu cầu của khách hàng.

33
Dịch vụ đặt vé online: Để tránh mất thời gian xếp hàng, chợ đợi để mua vé trực
tiếp đồng thời làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh Coivd-19, VietJet có có dịch vụ cho
khách đặt vé trực tuyến với những phương thức đơn giản, tiện lợi thông qua Website
của VietJet Air. Ngoài ra, sau khi đặt vé, hành khách có thể Check in online hoặc theo
dõi hành trình bay của mình. Dù Check in online chỉ áp dụng với những hành khách
không có hành lý ký gửi nhưng đối với những hành khách có hành lý kí gửi, sau khi đặt
vé online họ vẫn có thể Check in trực tiếp tại các chốt tại sân bay và ký gửi hành lý theo
sự hướng dẫn của nhân viên.

Dịch vụ vận chuyển: Ngoài các loại xe chuyên dụng mà bất kỳ hãng hàng không
nào cũng có để vận chuyển hành khách, xe buýt, xe phi hành đoàn và xe công trình,
Vietjet còn có các loại xe chuyên dụng khác để kéo hàng hóa, hành lý lên máy bay. Xe
thang cung cấp dịch vụ lên máy bay cho hành khách, nếu hành khách đi xe buýt thì
không thể thiếu xe này, xe đẩy máy bay ... Việc tự phục vụ giúp Vietjet chủ động hơn
về thời gian, hàng hóa, đảm bảo an toàn hành khách. Đồng thời, suốt qui trình vận
chuyển, hành lý của khách sẽ được đảm bảo an toàn, nguyên vẹn.

Dịch vụ bán đồ lưu niệm: Với những món quá lưu niệm sự dạng chủng loại và
chất lượng tốt được VietJet Air bán trên các chuyến bay nội địa và quốc tế đem lại
nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng. Thêm vào đó là những quà tặng dành cho hành
khách vào những dịp lễ, Tết, sinh nhật hay những chương trình khuyến mãi dành riêng
cho khách hàng cũng là là một dấu ấn mà VietJet Air đã để lại trong tim hành khách.

2.6.1.4. Sản phẩm tiềm năng.

Sản phẩm tiềm năng là sản phẩm nằm ở mức độ có thể cải tiến, mở rộng hay
chuyển đổi, có bước tiến mới chưa từng có để thu hút được sự chú ý và lựa chọn của
khách hàng. Đối với VietJet Air thì hiện nay hãng đang có hai sản phẩm nằm ở mức độ
tiềm năng, có thể sẽ phát triển hơn trong tương lại nhờ vào sự đa dụng cũng như là tiện
ích. Đó chính là thẻ thành viên Power Pass, Power Pass SkyBoss và dịch vụ chuyển
phát nhanh cùng với SWIFT 247.

a. Thẻ Power Pass và Power Pass SkyBoss

Hai loại thẻ trên được xem là sản phầm tiềm năng của VietJet Air vì tính tiện ích
cũng như mang lại nhiều đặc quyền cho khách khi mua một trong hai loại thẻ Power
Pass trên.

34
 Đối với thẻ Power Pass

- Bay không giới hạn trên tất cả các chuyến bay nội địa Việt Nam từ nay đến hết
ngày 31/10/2022 (Kể cả ngày Lễ, Tết)

- Miễn phí 100% giá vé cơ bản

- Miễn phí 15kg hành lý ký gửi & 7kg hành lý xách tay

- Chỉ cần đặt trước 03 (ba) tiếng so với giờ khởi hành

- Miễn phí đổi ngày bay, chuyến bay, chặng bay

 Đối với thẻ Power Pass SkyBoss

Khách hàng sẽ nhận được nhiều đặc quyền cũng như nhiều ưu đãi hờn từ VietJet
Air

- Bay không giới hạn trên tất cả các chuyến bay nội địa Việt Nam từ nay đến hết
ngày 31/10/2022 (Kể cả ngày Lễ, Tết)

- Miễn phí 100% giá vé cơ bản

- Miễn phí 30 Kg hành lý ký gửi và 01 (một) bộ gậy chơi golf dưới 15 Kg

- Chỉ cần đặt trước 03 (ba) tiếng so với giờ khởi hành

- Miễn phí đổi ngày bay, chuyến bay, chặng bay

- Ưu tiên check-in, chọn chỗ ngồi hàng đầu

- Ưu tiên qua cửa an ninh & phục vụ hành lý

- Phòng chờ hạng sang & xe riêng đưa đón ra máy bay

- Thưởng thức ẩm thực tươi ngon trong suốt chuyến bay

So sánh về mức độ đa dụng lẫn mức giá thì thẻ Power Pass SkyBoss mặc dù có giá
đắt hơn nhiều so với Power Pass thông thường. Nhưng thẻ Power Pass SkyBoss sẽ đánh
vào phân khúc khách hàng là doanh nhân thành đạt nhờ vào sự tiện ích lẫn sự ưu tiên.
Do đó loại thẻ “VIP” này trong tương lai sẽ có nhiều tiềm năng hơn sớ với loại thông
thường.

b. Gửi chuyển phát nhanh SWIFT 247

35
Không chỉ có vận chuyển hàng không chuyên dụng, VietJet Air còn có dịch vụ
chuyển phát nhanh cùng với SWIFT. Đơn hàng của khách sẽ được chuyển phát nhanh
thông qua máy bay của VietJet Air siêu tốc trên toàn quốc chỉ từ 5-8 tiếng, đồng thời là
tích hợp công nghệ 4.0 giúp khách theo dõi đơn hàng 24/7. (Vận chuyển siêu tốc cho
đơn hàng cá nhân ... và vận chuyển hàng không với những đơn hàng cho doanh nghiệp,
có tải trọng lớn … ). Cùng với thao tác nhanh gọn đề ship từ nơi nhận đơn cho đến nơi
khách hàng yêu cầu.

2.6.2. Chiến lược giá (Price Stategy).

Sau khi định hướng được chiến lược sản phẩm, nắm bắt được sản phẩm cốt lõi và
biết được mục tiêu mong muốn đạt được thì điều tiếp theo đó là nhắm đến định hướng
một chiến lược dài hạn hơn, đó là chiến lược giá. Chiến lược giá là yếu tố quyết định sự
lựa chọn sản phẩm của người mua động thời cũng là một công cụ hữu hiệu để tham
nhập thị trường và thu hút khách hàng.

2.6.2.1. Chiến lược giá của VietJet Air.

Khác với những hãng hàng không khác trên thị trường, VietJet Air khẳng định
mình là hãng hàng không giá rẻ. Do đó mà chiến lược mà VietJet Air nhắm đến và sữ
dụng cho đến thời điểm hiện tại đó chính là chiến lược “giá rẻ”.

Để có thể tối ưu hoá được chiến lược giá rẻ của mình, VietJet Air phải áp dụng
chiến lược tối ưu hoá chi phí.

- Khai thác dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321 phục vụ tuyến bay ngắn (5-6 giờ
bay)

- Quay vòng nhiều chuyến, giảm chi phí vận hành. Tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ
(3,3 tuổi), tiết kiệm tối đa chi phí nhiên liệu (15%).

- Cắt giảm chi phí vận chuyển hành lý đi kèm, cắt bỏ suất ăn miễn phí trên chuyến
bay. Việc này giúp VietJet Air cắt giảm được phần chi phí hao tổn đối với những hành
khách không có nhu cầu sử dụng thức ăn miễn phí và tối ưu hoá chi phí đối với những
hành khách có nhu cầu sử dụng thức ăn trên chuyến bay.

- Tối ưu hoá được chi phí hoa hồng cho các đại lý, chi phí in vé và những khoản
chi phi phát sinh khác nhờ vào Website đặt vé online, kèm theo đó là những chương
trình khuyến mãi, ưu đãi.

36
Hình2.6.2.1.1: Giá các hạng vé bay từ thành phố Hồ Chí Mính đến Hà Nội của
VieJet Air

Nguồn: https://vdbnhatranghotel.vn/cach-dat-ve-may-bay-gia-re-vietjet-air/

2.6.2.2. Sức cạnh tranh về giá.

Khẳng định mình là phân khúc hàng không giá rẻ nhưng đảm bảo được chất lượng
chuyến bay lẫn chất lượng phục vụ giúp VietJet Air trở thành đối thủ nặng kí của
VietNam Airlines, hãng hàng không với mức giá cao hơn đi kèm với chất lượng dịch vụ
cao cấp.

Nhìn chung, so với đối thủ trực tiếp và nặng kí như VietNam Airlines thì VietJet
đã làm tốt vai trò của mình là một hãng hàng không giá rẻ những vẫn đảm bảo được
chất lượng, đặc biệt là chất lượng phục vụ. Trong khi VietNam Airlines đánh vào phân
khúc khách hàng tiềm năng với mức thu nhập vừa và cao thì VietJet Air đã làm điều
ngược lại nhưng vẫn đứng vững và chiếm ưu thế trên thị trường là nhờ vào phân khúc
khách hàng có mức thu nhập trung bình, khá chiếm phần đông đảo. Song VietJet Air
cũng ngày càng cải tiến chất lượng dịch vụ sao cho mặc dù với mức giá rẻ, khách hàng
vẫn sẽ được trải nghiệm mức dịch vụ tốt, không kém cạnh các đối thủ nặng kí như
VietNam Airlines và đảm bảo an toàn hơn so với những hãng hàng không giá rẻ khác.

37
Đó là điều mà VietJet Air đã và đang làm tốt khi thực hiện chiến lược giá “rẻ” của
mình để đối chọi với các đối thủ khác trên thị trường đặc biệt là VietNam Airlines.

2.6.3 Chiến lược phân phối (Place).


Đối với chiến lược Marketing của Vietjet Air về hệ thống phân phối, Vietjet đã sử
dụng chiến lược xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp để phục vụ mọi đối tượng
khách hàng.

2.6.3.1 Một số điểm chính về hệ thống phân phối của Vietjet Air
Vietjet là hãng hàng không giá rẻ phát triển mạng lưới đường bay rộng khắp khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và có kế hoạch mở các đường bay dài sang các nước
châu Âu bằng các loại tàu bay thân rộng, hiện đại cung cấp bởi các nhà sản xuất máy
bay uy tín trên thế giới:

Ngoài mạng đường bay nội địa, hiện hãng mở rộng và khai thác các đường bay
quốc tế gồm Bangkok, Singapore, Seoul, Siem Riep và mới nhất là Taipei. Với chiến
lược trên, hãng tập trung triển khai theo 3 nhóm đường bay quốc tế chính bao gồm:
nhóm điểm đến tầm ngắn gồm Bangkok, Siem Riep, Singapore, Kuala Lumpur, Jakarta,
Manila, Yangoon. Nhóm điểm đến tầm trung có Seoul, tiếp theo là Taipei và trong năm
2015 có Busan, Tokyo, Vladivostok. Đối với những điểm đến tầm xa ở châu Âu hay
Australia, hãng sẽ triển khai chiến lược cùng hợp tác hay thuê các loại máy bay có tầm
hoạt động nhiều hơn 8 tiếng.

Chiến lược quốc tế hóa của Vietjet còn được thực thi thông qua các liên doanh,
liên kết với nước ngoài nhằm tạo ra mô hình mạng bay trục nan. Cụ thể, hãng đã ký hợp
đồng liên doanh với hãng Kan Air của Thái Lan, nhằm tạo ra trục nan lấy Bangkok làm
cứ điểm hoạt động để khai thác mạng bay nội địa, nhằm để kết nối với các điểm đến
khác của hãng trong khu vực Đông Nam Á.

Vietjet phục vụ mọi đối tượng cùng với các chương trình khuyến mãi đã góp phần
đưa các hành trình trên không đến với người dân. Vietjet là thành viên chính thức của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác
IOSA. Hãng hàng không tư nhân Việt Nam được xếp hạng 7 sao – cao nhất thế giới về
an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất
toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance

38
Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy
tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings,...

Nhắm tới người chưa có điều kiện đi máy bay; khách hàng đi máy bay thường
xuyên và quan tâm tới sự gọn nhẹ và tiện lợi, tiết kiệm chi phí; những người trẻ tuổi;
doanh nhân. Đồng thời còn hướng đến đối tượng khách hàng là giới doanh nhân. Vietjet
Air hướng đến mục tiêu mở rộng thi trường hàng không Việt Nam tạo cơ hội cho mọi
người có thể đi máy bay và cung cấp cho khách hàng Việt Nam và khách du lịch nhiều
sản phẩm và dịch vụ hàng không chỉ phí thấp, hiệu quả, chất lượng và an toàn.

2.6.3.2 Hệ thống kênh phân phối song song: trực tiếp và gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp:

Vietjet Air bán vé trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống phòng vé
chính hãng đặt tại hai trụ sở chính là sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) và sân
bay Nội Bài (Hà Nội), để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách trong và ngoài nước và
nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua vé, Vietjet đã phân bổ các kênh bán
lẻ Đại lý Vietjet Air, phòng vé Vietjet Air trên toàn quốc hoặc qua website chính thức
Vietjetair.com hay qua tổng đài bán vé hoạt động 24/7 của hãng. Hiện nay hãng có 5
phòng vé tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Nam, 11 phòng vé tại
Đà Nẵng và khu vực các tỉnh miền Trung, 6 phòng vé đặt tại Hà Nội và các tỉnh khu
vực miền Bắc và 3 phòng vé chính hãng tại Thái Lan.

Kênh phân phối gián tiếp:

Kênh cấp 1: Vietjet Air gửi vé cho các đại lý nhượng quyền. Các đại lý sẽ bán lại
cho khách hàng trực tiếp hoặc qua internet để hưởng trở lại hoa hồng.

Kênh cấp 2: Vietjet Air bán vé cho đại lý cấp 1. Đại lý cấp 1 bán vé cho các đại lý
cấp 2 để đại lý cấp 2 phân phối cho người tiêu dùng dịch vụ.

Sự đa dạng hóa hệ thống phân phối đã nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự thuận
lợi cho khách hàng. Vietjet Air chú trọng đầu tư hệ thống phân phối online như một
hình thức cắt giảm chi phí tạo lợi thế cạnh tranh cho hãng. Bên cạnh đó, Vietjet cũng rất
chú trọng đến hệ thống phân phối ở nước ngoài. Hiện nay, Vietjet Air đã có 4 đường
bay hàng ngày kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang. Hàng tuần có 500
chuyến bay. Kênh phân phối được ứng dụng qua hệ thống bán vé: BSP của IATA (Hiệp

39
hội Vận tải Hàng không Quốc tế). Vietjet cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính,
phi tài chính kinh nghiệm dựa trên tiêu chuẩn IATA. Vé máy bay chỉ định thanh toán
với rất nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Vietjet cũng ký kết hợp đồng toàn diện với Amadeus – đối tác công nghệ hàng đầu
trong lĩnh vực hàng không và du lịch toàn cầu. Theo đó, Vietjet sẽ mở rộng mạng lưới
bay và kênh phân phối ra toàn cầu đồng thời kết nối với hơn 446 hãng hàng không khác
trong cùng hệ thống của Amadeus. Thông qua mạng lưới đại lý của Amadeus, Vietjet sẽ
cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi trên các chuyến
bay nội địa cũng như quốc tế mà Vietetjet đang khai thác. Việc gia nhập Amadeus sẽ
thúc đẩy nhanh tiến trình giới thiệu dịch vụ của hãng đến hành khách trên khắp thế giới
không chỉ trong khu vực châu Á, Đông Bắc Á,…mà còn mở rộng hệ thống phân phối
đến các nước Đông Âu, Bắc Mỹ ngày 16/08/2016, Vietjet Air ký hợp tác chính thức
Interline với Hahn Air (Đức), thông qua đó, vé máy bay của Vietjet sẽ được bán trên hệ
thống vé HR – 169. Hahn Air hiện diện khắp 190 quốc gia trên thế giới, hợp tác với hơn
300 đối tác hoạt động trong lĩnh vực hàng không, đường sắt, dịch vụ đưa đón và 95.000
công ty du lịch và là Nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dịch vụ phân phối và giải pháp
bán vé cho các kênh hàng không.

2.6.3.3 Đánh giá chiến lược phân phối của Vietjet Air.

Ưu điểm:

+ Các kênh phân phối đa dạng, hoạt động hiệu quả, sẵn sàng mở rộng quy mô.

+ Sở hữu nhiều công cụ quan trọng để phát triển trải nghiệm dịch vụ của khách
hàng.

+ Vì phân phối chủ yếu qua kênh online nên Vietjet có nhiều dữ liệu quan trọng từ
hành vi khách hàng, từ đó có thể xây dựng kế hoạch lâu dài hiệu quả.

Nhược điểm:

+ Vì có đa dạng kênh phân phối nên việc kiểm soát tất cả các kênh gặp nhiều trở
ngại.

+ Tập trung phát triển vào kênh phân phối online, đây là môi trường linh hoạt và
khó kiểm soát, dễ bị tấn công, dễ làm nảy sinh các nghi ngờ của khách hàng về tính bảo
mật, an toàn dữ liệu.

40
+ Bởi vì Internet và công nghệ phát triển qua từng ngày, việc phân phối qua kênh
online đòi hỏi Vietjet phải luôn luôn sẵn sàng nâng cấp hệ thống, cập nhật các công
nghệ kịp thời để không bị tụt hậu so với khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.

2.6.3.4 Giải pháp hoàn thiện chiến lược phân phối.

Đầu tiên cần phát triển các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Sau đó, để góp
phần tạo nên thành công hơn nữa cho chiến lược phân phối. Vietjet cần tận dụng tối đa
các kênh online để theo dõi phản hồi của khách hàng, từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện
dịch vụ để ngày một hoàn hảo hơn.

2.6.4 Chiến lược chiêu thị (Promote).


2.6.4.1 Quảng cáo.
Vietjet Air ngoài được biết đến với “hãng hàng không giá rẻ” còn được biết đến
với tên “hãng hàng không “sexy”” bởi lẽ hãng đã có nhiều chiêu thức pr ấn tượng.Còn
nhớ năm 2013, khi Vietjet Air mời Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu chân dài nóng
bỏng, mặc bikini tạo dáng bên máy bay, thương hiệu Vietjet bỗng chốc đình đám. Theo
tính toán của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên
tới 98%. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết người Việt vẫn mua vé qua đại lý thay
vì đặt trực tiếp trên internet. “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” mà Vietjet
khơi gợi là một giấc mơ đẹp trong một thị trường có tầng lớp trung lưu đang tăng
trưởng mạnh như Việt Nam.

Tiếp theo, vào năm 2018, Vietjet Air vẫn tiếp tục theo đuổi hình ảnh các người
mẫu bikini. Đặc biệt, trong đó có siêu mẫu Celine Farach – siêu mẫu đang “làm mưa
làm gió” với danh xưng “cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội”. Gần đây hơn, Vietjet
Air đã thật sự gây sốc cho cộng đồng với việc đưa người mẫu mặc bikini lên chuyến
bay đón U23 Việt Nam. Việc này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên các trang mạng xã
hội. Tuy nhiên nếu xét dưới góc độ marketing thì Vietjet Air đã thật sự tận dụng thời cơ,
pr đúng thời điểm, khi ấy U23 Việt Nam là một trong những chủ đề tìm kiếm hot nhất
lúc bấy giờ. Có lẽ chiến lược marketing của hãng hàng không Vietjet Air có “khôn” mà
chẳng “ngoan” trong vụ việc pr phản cảm trên chuyến bay đón đội tuyển U23 Việt
Nam, khiến cho sự việc dậy sóng theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, nhìn chung
chiến lược marketing của Vietjet Air trong vài năm qua đã góp công không nhỏ để hãng
tăng trưởng mạnh và nhận diện thương hiệu tuyệt đối trong tâm trí khách hàng.

41
Vietjet cũng quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook hơn 5 triệu
người theo dõi, ngoài ra còn có Zalo, Line, Twitter, Instagram hơn 11 ngàn người theo
dõi và đặc biệt là mạng xã hội “hot” nhất hiện nay – 2021 – Tiktok với hơn 13 ngàn
người theo dõi, trên các trang mạng này đều có đầy đủ thông tin về hãng, đồng thời
cũng thường xuyên đăng các bài nhầm thông báo cho khách hàng các thông tin cần thiết
khi lên máy bay, các khuyến mãi, các lưu ý để khách đảm bảo an toàn trong khi bay,…
Các bài đăng đều thu hút hàng chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn lượt tương tác.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, ai cũng cầm trên tay mình chiếc Smartphone thì việc sử
dụng mạng xã hội để quảng cáo là điều được các doanh nghiệp chú trọng, thông qua đó,
các doanh nghiệp cũng dễ dàng đến gần hơn với khách hàng của mình.

2.6.4.2 Khuyến mãi.

Khởi động tháng Tám mùa Thu đầy hứng khởi, Vietjet mở bán 888.888 vé khuyến
mãi giảm giá tới 88% áp dụng trên toàn bộ các đường bay nội địa và quốc tế của
hãng.Vietjet ưu đãi giá vé chỉ từ 9.000 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) với tất cả các
chặng bay nội địa mở bán trên website www.vietjetair.com từ ngày 23/4 tới 25/4 trong
khung giờ vàng từ 12h tới 14h hàng ngày. Thời gian bay áp dụng từ 23/4 tới 31/12 (trừ
các ngày lễ, tết).

2.6.4.3 Quan hệ công chúng.

Vietjet với “những chuyến bay cứu trợ miền Trung yêu thương” vào hai đợt lũ
2016 và 2020, để chia sẻ mất mát khó khăn với người dân miền Trung sau trận lũ lụt
vừa qua, thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”. Hãng còn giúp đỡ đồng bào dân tộc
thiểu số để các em có thể cắp sách đến trường như bao bạn khác. Không những giúp đỡ
trong nước, Vietjet còn tổ chức hai chuyến bay cứu trợ tới Philippines để giúp đỡ nước
bạn trước thảm họa do cơn bão Haiyan gây ra vào ngày 18/11 và 21/11/2013.

42
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chiến lược marketing của Vietjet – hãng hàng không tư nhân đầu
tiên của Việt Nam được thành lập vào tháng 7/2007. Tuy nhiên, đến nay hãng đã nhận
được sự tin tưởng rất lớn từ phía khách hàng trong và ngoài nước với sự phát triển vượt
bậc so với các đối thủ VNA, Bamboo, Jetstar Pacific,… Ngoài ra, Vietjet Air là hãng
hàng không giá rẻ mới của Vietnam Airlines hoạt động với mô hình hàng không thay
thế và cung cấp nhiều loại dịch vụ cho khách hàng, giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Với hơn 385 chuyến bay mỗi ngày và hơn 105 chuyến bay nội địa và các đường bay
quốc tế đến Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc,… Hiện Vietjet Air có 154
phi công, 303 tiếp viên bao gồm cả người nước ngoài, 30 điều hành chuyến bay và 260
nhân viên kỹ thuật. Nguồn nhân lực của Vietjet chủ yếu trong lĩnh vực hàng không như
quản lý, phi công, kỹ thuật viên, điều độ viên bay, nhân viên phục vụ mặt đất, tiếp viên
hàng không trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có nguồn nhân lực bên ngoài nhưng có
kinh nghiệm hàng không.

Vietjet Air tập trung nhiều vào phân khúc khách hàng mục tiêu là những người trẻ
với tinh thần năng động, vì để thu hút nhóm khách hàng này, hãng đã xây dựng thương
hiệu dựa trên ba tính cách đó là “vui tươi”, “sáng tạo” và “truyền cảm hứng”. Ngoài ra,
Vietjet Air còn hướng đến khách hàng sử dụng thành thạo các công nghệ hiện đại. Đối
với khách hàng có thu nhập cao, Vietjet Air có các dịch vụ đẳng cấp phù hợp với những
khách hàng này. Khách hàng sử dụng dịch vụ của Vietjet sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng
và vui mừng khi họ có thể gửi phản hồi cho công ty để đánh giá các phẩm chất và nguy
cơ liên kết với việc cung cấp dịch vụ trong quá trình ra quyết định.

Là một hãng hàng không lớn, danh mục sản phẩm của Vietjet Air vô cùng đa dạng
với các hạng vé máy bay như: Skyboss, Deluxe, Eco và Promo, bên cạnh đó là các dịch
vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng như dịch vụ ăn uống và hành lý ký gửi, dịch vụ hỗ trợ
người khuyết tật, bảo hiểm,…Vietjet sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các
chương trình khuyến mãi trong nước và quốc tế các chuyến bay do Vietjet khai thác.
Ngoài ra, trên mỗi chuyến bay của hãng còn có các dịch vụ khác: bán đồ ăn, gấu bông,
đồ lưu niệm. Để được biết đến với những sản phẩm của mình, Vietjet Air luôn có các
chiến lược quảng cáo truyền thông tiếp thị hiệu quả với nhiều chính sách khuyến mãi,
Vietjet Air vẫn theo đuổi hình ảnh người mẫu bikini. Thông qua những điều này, Vietjet

43
Air đã nâng cao nhận thức về thương hiệu để có được giá trị từ khách hàng và tăng
doanh thu.

Vietjet Air có chiến lược đúng đắn bằng cách định vị các liên kết, phân tích thị
trường và phân tích đối thủ cạnh tranh cho các chuyên gia phân tích nội bộ của công ty.
Cùng với chiến lược định giá, Vietjet Air phát triển dựa trên ba nền tảng chính: định giá
dựa trên chi phí, định giá dựa trên giá trị, định giá dựa trên cạnh tranh với một chiến
lược hợp lý, vì thế mà khách hàng có thu nhập thấp vẫn có thể di chuyển bằng đường
hàng không nhiều hơn. Chiến lược phân phối của Vietjet Air theo phân phối gián tiếp:
Traveloka, Momo,… và phân phối trực tiếp: trang web kênh trực tuyến, đặt vé qua điện
thoại di động, ứng dụng,… Hệ thống phân phối bao gồm các đại lý và tổng đại lý ở cả
trong nước lẫn nước ngoàI

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VietAir ( https://vietair.com.vn/ve-may-bay-theo-hang/ve-may-bay-vietjet-air
[24/8/2022]

2. Tạp chí RealsTime https://reatimes.vn/vietjet-air-tu-chuyen-bay-dau-den-vuon-


canh-ra-the-gioi-20201224000009080.html [24/8/2022]

3. Báo cáo thường niên 2019 – Vietjet https://ir.vietjetair.com/File_Upload/thong-


tin-tai-chinh/bao-cao-thuong-nien-parent/bao-cao-thuongnien/ARVIETJET
FINA L%20s eal%202606%20TV.pdf [24/8/2022]

4. Báo cáo thường niên 2017 – Vietjet https://ir.vietjetair.com/File_Upload/thong-


tin-tai-chinh/bao-cao-thuong-nien-parent/bao-cao-thuong-nien/AR
%202017%20VJC.pdf [24/8/2022]

5. Báo cáo thường niên 2020 – Vietjet


https://s3.ap-southeast-1.amazonaws.com/apps.vietjetair.com/irnews/annual-
report-2020/index-vi.html

6. Báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/vietjet-khai-truong-duong-bay-tuy-hoa---


ha-noi-post568490.html) [24/8/2022]

7. Bộ Giao Thông Vận Tải https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/43361/vietjet-khai-truong-


duong-bay-tp-ho-chi-minh---dai-nam.aspx [24/8/2022]

8.Báo Nhân dân Việt Nam https://nhandan.vn/vietjet-air-khai-truong-duong-bay-


thanh-hoa---nha-trang-post266279.html

9. Dữ liệu Kinh tế Việt Nam Vietdata https://www.vietdata.vn/tong-quan-nganh-


hang-khong-2018-784292948 [24/8/2022]

10. Báo Tuổi trẻ https://tuoitre.vn/vietjet-doanh-thu-tang-15-so-voi-truoc-dich-


20220801121239299.htm

11. Báo Tuổi trẻ https://tuoitre.vn/vietnam-airlines-giam-lo-43-trong-quy-2-nam-


2022-202207291957162.htm[24/8/2022]

12. Tạp chí điện tử Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam VnEconomy
https://vneconomy.vn/thi-truong-hang-khong-viet-nam-2021-va-trien-vong-
2022.htm [24/8/2022]

45
13. Thư của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo
https://ir.vietjetair.com/Home/Menu/thu-tong-giam-doc [24/8/2022]

14. Vietjet Air Power Pass https://powerpass.vietjetair.com/Home/Menu/trang-chu


[20/08/20220]

15. Cách đặt vé máy bay giá rẻ VietJet Air [20/08/2021


https://vdbnhatranghotel.vn/cach-dat-ve-may-bay-gia-re-vietjet-air/
[21/08/20220]

16. So sánh Vietnam Airlines và Vietjet Air , [24/11/20217]


https://timchuyenbay.vn/so-sanh-vietnam-airlines-va-vietjet-air/ [21/08/20220]

17. Linh Hà , [23/11/2020], Máy bay bị delay, trễ chuyến: những thông tin bạn cần
biết,https://www.vntrip.vn/cam-nang/may-bay-bi-delay-tre-chuyen-nhung-thong-
tin-ban-can-biet-104965 [22/08/20220]

46

You might also like