You are on page 1of 14

Thành viên nhóm 4:

1. Thái Bùi Thanh Vy- K54D QTKD


2. Đỗ Thị Phương Thanh- K54D QTKD
3. Nguyễn Khánh Ly- K54D QTKD
4. Nguyễn Thị Bích Nga- K54D QTKD
5. Lê Phương Khánh Linh- K54D QTKD
6. Châu Thị Hằng Ni- K54D QTKD
7. Nguyễn Thị Hoài Phú- K54D QTKD

TÊN ĐỀ TÀI:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VIETJET AIR
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Vietjet air

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company), hoạt động
với tên VietJet Air, được thành lập vào ngày 23/07/2007. Tuy nhiên sau nhiều lần trì hoãn
thì vào năm 2011 hãng mới bắt đầu hoạt động và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của
hành khách nội địa vì giá máy bay rất rẻ của mình.

Vietjet Air có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất TP. Hồ Chí Minh và chi
nhánh tại Sân Bay Quốc Tế Nội Bài Hà Nội.

Với số vốn đăng ký là 600 tỉ đồng (tương đương 37,5 triệu đô la Mỹ), VietJet Air là công
ty 100% vốn Việt Nam với 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Bank).

Vietjet Air sở hữu 100 máy bay các loại: 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và
8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến năm 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá
của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD. VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và
một số ít trong khu vực sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus.

Vietjet cũng sở hữu đội ngũ nhân viên hiện đại với một phi hành đoàn theo tiêu chuẩn quốc
tế, chuyên nghiệp. Các phi công, tiếp viên nhiều kinh nghiệm, thân thiện, cung cấp dịch vụ
hàng không chất lượng, phục vụ hành khách.

VietJet Air đã phát triển mạng bay rộng khắp trong nước và đã có kế hoạch phát triển mạng
đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng
tăng cao của người dân trong nước và quốc tế với tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ và chất
lượng dịch vụ hàng không luôn dẫn đầu toàn ngành. Điểm nổi bật của hãng là luôn mang
đến nhiều sự lựa chọn, không chỉ là phương tiện vận chuyển, VietJet luôn sáng tạo, mang
đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.

Trong hơn 5 năm hoạt động khai thác, phục vụ khách hàng VietJet đã được vinh danh với
32 giải thưởng trong nước và 9 giải thưởng quốc tế lớn.

Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, VietJet cũng được bình
chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á 2015” do Travel Awards bình chọn, cũng
như giải thưởng “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam” do Thời báo kinh tế
bình chọn. VietJet liên tục trong nhiều năm được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và
“Thương hiệu tuyển dụng tốt nhất Châu Á”. 

Phần II: Tầm nhìn, sứ mệnh

1.Tầm nhìn:

Trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới,
phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng
thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng.

2. Sứ mệnh:
-Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế. Mang
đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không.
-Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và
quốc tế.
-Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng và
những nụ cười thân thiện.
Phần III: Phân tích môi trường
1. Môi trường vĩ mô
Năm 2020 thế giới đi qua đỉnh của đại dịch Covid 19, Việt đã bền bỉ, linh hoạt chuyển đổi
và thích nghi trong mọi hoàn cảnh với tinh thần tập thể và quyết tâm cao nhất
 Các yếu tố vĩ mô
- Ổn định chính sách :
Chính sách phát triển kinh tế xã hội Việt Nam luôn luôn ổn định và nhất quán bởi vì truyền
thống kế thừa và phát huy qua bao thế hệ lãnh đạo với tầm quan trọng của ngành hàng
không, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai những biện pháp cần thiết để hỗ trợ các
doanh nghiệp hàng không tạm thời vượt qua khủng hoảng. Tính đến cuối năm 2020, chính
phủ các nước đã hỗ trợ các hãng hàng không với số tiền hơn 200 tỷ USD và tiếp tục còn
bơm them khoảng 80 tỷ USD tiền trong thời gian tới.
+ Hiệu quả Vaccine Covid 19
Việc đưa vaccine sử dụng rộng rãi sẽ giúp cho nền kinh tế toàn cầu khôi phục, các nước tự
tin mở cửa bầu trời để thúc đẩy kinh tế và du lịch
các hãng bay đã lập những cầu nối trên không, vận chuyển "vũ khí" cho các địa phương
chống dịch. Hàng nghìn y bác sĩ, hàng triệu tấn trang thiết bị y tế, hàng triệu liều vắc xin đã
được các hãng hàng không vận chuyển tới các tỉnh, thành. 

Ông Đinh Việt Phương, giám đốc điều hành Vietjet, cho biết từ đầu giai đoạn dịch thứ tư đến
nay, Vietjet đã vận chuyển hơn 3.000 y bác sĩ, hơn 6 triệu liều vắc xin tăng cường cho các địa
phương, đồng thời trao tặng nhiều xe cứu thương cho các bệnh viện trên cả nước…

+ Ổn định của VND


Trong năm 2020 tỷ giá VND/USD chỉ giao động ở mức 23.200 đồng nhờ vào thặng dư các
cân thanh toán và mức dự trữ ngoại hối gần 100 tỷ USD, tương đương 28.9% GDP hay giá
trị xuất khẩu trong 4 tháng. Chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển
trên mọi lĩnh vực

+ Thu hút đầu tư nước ngoài


Sự dịch chuyển cơ sở sản xuất của các tập đoàn kinh tế từ các quốc gia Hàn Quốc , Đài
Loan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc đã khiến cho vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam tăng và ổn định trong 2 năm gần đây, mức giải ngân đạt mức 20 tỷ USD và dự kiến sẽ
ổn dịnh trong năm 2021
Kết thúc năm 2018, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet Air tiếp tục ghi nhận mức tăng
trưởng cao và bền vững trên mọi chỉ tiêu trong bối cảnh GDP cả nước đạt tới 7,08%, ngành
hàng không và du lịch Việt Nam tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng và thu hút đầu tư. 
Sang năm 2019, với kế hoạch tiếp tục mở thêm hơn 20 đường bay quốc tế, chuyên chở gần
28 triệu lượt khách, Vietjet đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu vận tải hàng không lên
42.250 tỷ đồng và lợi nhuận từ vận tải hàng không là 3.800 tỷ đồng. Kế hoạch tiếp tục đặt
trọng tâm vào việc mở rộng các đường bay quốc tế giúp Hãng tăng cường doanh thu ngoại
tệ từ bán vé, có lợi thế giá nhiên liệu quốc tế thấp hơn trong nước, cũng như tăng tỷ trọng
doanh thu các mặt hàng phụ trợ vốn có tỷ suất lợi nhuận cao từ phân khúc khách hàng có
thu nhập cao

+ Hiệp định thương mại


Việt Nam hiện tại là thành viên của trên 15 tổ chức thương mại quốc tế giúp cho Việt Nam
có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút dầu tư nước ngoài đặc biệt những ngành sản xuất
sử dụng nhiều nhân công và nguyên liệu như: dệt may, sản xuất công nghiệp.

2. Môi trường nghành


* Cạnh tranh nội bộ nghành:
+ Các hãng trong nước: vietnam airline, bamboo ariway, pacific airline…
+ Các hãng quốc tế: turkish airline, asia airline,
Nhận xét: môi trường cạnh tranh nghành càng khốc liệt, tốc độ tăng trưởng chậm do dịch
covid 19

*Các sản phẩm thay


thế:
Vietjet air đang kinh
doanh trong mãng hàng
không giá rẻ nên ngoài
việc cạnh tranh trực
tiếp với đối thủ cùng
nghành, vietjet còn phải
đối mặt với áp lực cạnh
tranh của những dịch vụ vận chuyền đường bộ như :vận chuyển đường sắt, xe khách,..

* Sức mạnh mặc cả của khách hàng:


Sức mạnh mặc cả của khách hàng trong nghành tương đối thấp, chủ yếu đến từ các dịch vụ
du lịch, các khu nghỉ dưỡng…
*Nhà cung cấp:
+ Rủi ro nhiên liệu đầu vào Nhiên liệu đầu vào của ngành vận tải hàng không Việt Nam là
xăng máy bay Jet-A1. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một số ít doanh nghiệp cung cấp xăng
Jet-A1 cho các hãng hàng không như Petrolimex Aviation, Skypec, Tapetco. Nhiên liệu
hàng không Jet-A1 được nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu từ Singapore) hoặc lấy từ nhà
máy lọc dầu Dung Quất trong nước, sau đó được cung cấp tới các hãng hàng không thông
qua hai phương thức: tra nạp bằng xe và tra nạp qua hệ thống tra nạp ngầm. Tại các sân bay
nước ngoài, Shell, Chevron và Word Fuel là một trong những doanh nghiệp cung cấp chính
xăng Jet-A1 cho Vietjet Air. Với tỷ trọng chiếm đến 30-40% chi phí đầu vào, biến động
của giá xăng Jet-A1 có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngành vận tải hàng không. Giá
xăng Jet-A1 nhìn chung khó kiểm soát và dự báo, phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá dầu
thô (dầu Brent) thế giới – một trong những mặt hàng nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các
các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Rủi ro về hạn chế cơ sở hạ tầng sân bay và kiểm soát không lưu Tính đến thời điểm hiện
tại, Việt Nam có 22 cảng hàng không đang được khai thác. Tổng Công ty Cảng hàng không
Việt Nam (ACV) là đơn vị vận hành và khai thác cảng hàng không duy nhất tại Việt Nam,
thông qua việc sở hữu và vận hành các cảng hàng không. Dù vị trí các cảng hàng không
trải dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên hoạt động vận hành cảng hàng không tại Việt Nam lại
tập trung tại ba cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng. Ngoài ra, những năm
gần đây thị trường hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, sự hình thành và
phát triển các hãng hàng không mới, giá cạnh tranh làm nhu cầu vận tải bằng đường hàng
không tại các cảng khác tăng nhanh. Các sân bay đã và đang được đầu tư nâng cấp hạ tầng
nhằm đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mức độ đầu tư hạ tầng sân bay chưa theo kịp tốc độ
tăng trưởng khai thác hàng không, đã và đang tạo áp lực cho các hãng hàng không nói
riêng và cho ngành nói chung, các sân bay chính đang đối mặt với tình trạng quá tải cả trên
không và mặt đất, điều này có thể ảnh hưởng đến an toàn bay.
*Đối thủ tiềm ẩn:
Hàng không là một nghành đặc thù, có rào cản nhập nghành lớn và mức độ cạnh tranh cao
nên đối thủ tiềm ẩn khá ít, tuy nhiên đối với một số tập đoàn lớn có mạng lưới kinh doanh
đa dạng, hệ sinh thái phong phú thì có khả năng sẽ tham gia vào nghành này: Vin Group,…
3. Môi trường bên trong
Chuỗi giá trị của Vietjet
 “Công nghệ thông tin”: Giới thiệu hệ thống website và ứng dụng bán hàng mới với
những tính năng vượt trội về an toàn, thuận tiện và tốc độ cao.
 “Dịch vụ mặt đất”: Năm 2020 cũng đánh dấu việc đưa vào vận hành Trung tâm Khai
thác Mặt đất Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài. VJGS giúp Vietjet nâng cao
chất lượng, dịch vụ, đồng bộ nhận diện thương hiệu và quản lý tốt chi phí vận hành.
 “Sản phẩm và doanh thu”: Vietjet đã cho ra mắt những sản phẩm, dịch vụ giúp hành
khách lựa chọn hành trình linh hoạt hơn như thẻ bay không giới hạn Power Pass, nâng
cấp với Power Pass Skyboss hoặc tiện ích nhiều hơn với hạng vé Skyboss và Deluxe.
Ngoài ra, sáng kiến thay đổi khoang hành khách thành khoang chở hàng đã giúp Vietjet
tăng hệ số sử dụng tàu bay, tăng doanh thu vận tải hàng hóa.
 “Tiết kiệm chi phí”: Vietjet quyết liệt triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, như
tối ưu hoá khai thác đội tàu bay giảm 10% chi phí, đàm phán giảm đơn giá 20% - 25%
với nhà cung cấp, cắt giảm 10% chi phí hoạt động thông thường... Ngoài ra, Vietjet
triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu, giúp giảm chi phí 25% so với thị
trường.
 “Duy trì mức thanh khoản cao”: Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và
một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền
mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không bật tăng trở lại.
 “Nâng cao ý thức chất lượng dịch vụ khách hàng của nhân viên”: Từ ngày 18/11/2020,
Vietjet chính thức tái khởi động chiến dịch nụ cười 4Your Smile – Our Passion với sự
tham gia của các đơn vị khai thác dịch vụ mặt đất, chăm sóc khách hàng, call center,
kênh bán, đoàn bay, tổ kỹ thuật đã nhận được những đánh giá tích cực từ khách hàng
trải nghiệm dịch vụ của Vietjet. Trong thời gian qua, chiến dịch đã nhận được rất nhiều
thư khen ngợi từ khách hàng, trong đó đánh giá cao thái độ phục vụ, sự ân cần, thân
thiện và tàu bay sạch sẽ, êm ái của Vietjet. Khách hàng tiếp tục đồng hành và sử dụng
dịch vụ của Vietjet. Trong bối cảnh mới, với những đường bay quốc tế sắp được mở lại,
Vietjet quyết tâm trở thành lựa chọn đầu tiên cho du khách với nụ cười thân thiện và
chất lượng vượt trội. Nụ cười, niềm hạnh phúc của khách hàng cũng chính là niềm hạnh
phúc của chúng ta.

 “Lan tỏa thương hiệu Vietjet”: Sáng ngày 31/10/2020, biệt đội tiên phong "Sky Force"
dành cho những đại sứ Kim cương đầu tiên của Vietjet đã được ra mắt. Biệt đội tiên
phong "Sky Force" là nơi hội tụ những anh chị em luôn cháy bỏng tình yêu và tinh thần
Vietjet, luôn sẵn sàng lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn mà Vietjet đã và đang
mang đến cho hành khách và cộng đồng.

 “Huy động ý tưởng sáng tạo của nhân viên”: Từ ngày 01/02/2020 Công ty đã triển khai
chương trình Hòm thư sáng tạo đã nhận được nhiều ý tưởng sáng tạo, sáng kiến độc đáo
đến từ anh chị em trong toàn Công ty. Chương trình với mục tiêu tăng cường sức sáng
tạo và phát huy năng lực, trí tuệ con người Vietjet sẵn sàng bứt phá tiên phong, chinh
phục bầu trời sẽ là cơ hội để anh chị em đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty.

 “Tạo nguồn cảm hứng chung của Vietjet”: Trung tuần tháng 9/2020, Vietjet đã ghi lại
được rất nhiều khoảnh khắc đẹp trong bộ sưu tập chiếc áo Vietjet – niềm tự hào của gần
6.000 người Vietjet. Đây là chiếc áo không thể thiếu trong tủ thời trang của mỗi người
Vietjet, đã đi cùng chúng ta suốt những năm qua và mang lại cho ta một cảm giác tự
hào khi khoác nó trên mình. Tự hào mang tên Vietjet, tự hào Dù môi trường kinh doanh
có nhiều biến động nhưng cũng không làm giảm tính chủ động và sáng tạo của con
người Vietjet.

Trong năm 2020 Vietjet đã hoàn thành và triển khai thành công các dự án, chương trình
tiêu biểu sau: “Công nghệ thông tin” Giới thiệu hệ thống website và ứng dụng bán hàng
mới với những tính năng vượt trội về an toàn, thuận tiện và tốc độ cao. “Dịch vụ mặt
đất” Năm 2020 cũng đánh dấu việc đưa vào vận hành Trung tâm Khai thác Mặt đất
Vietjet (VJGS) tại sân bay quốc tế Nội Bài. VJGS giúp Vietjet nâng cao chất lượng,
dịch vụ, đồng bộ nhận diện thương hiệu và quản lý tốt chi phí vận hành. Vì chúng ta đã
cùng nhau xây dựng và phát triển hãng hàng không cho mọi người dân, đóng góp vào
sự phát triển kinh tế, du lịch của Việt nam, cũng như trên toàn cầu. Cùng nhau khoác
trên mình chiếc áo Vietjet để thực hiện những sứ mệnh mới cùng Vietjet hướng tới nụ
cười của khách hàng là trọng tâm và trở lại bầu trời với nụ cười tràn ngập mỗi ngày!

*MÔ HÌNH SWOT CỦA VIETJET AIR:


Điểm mạnh Điểm yếu
 Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng chịu  Kinh nghiệm về ngành DVHK
rủi ro về tài chính và pháp luật  Kinh nghiệm điều hành
 Đội bay mới, nhiều và phát triển mạnh  Các chương trình dịch vụ Marketing
 Máy bay mới, thời gian kahi thác cao  Quá tải và hay bị trì hoãn chuyến bay
 Đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên
nghiệp và nhiệt tình
Cơ hội Thách thức
 Thị trường hàng không tiềm năng, khả  Thị trường mở cửa, cạnh tranh gay gắt
năng phát triển cao với hãng hàng không các nước
 Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho  Giá nhiên liệu liên tục tăng cao
doanh nghiệp kinh doanh ngành DNHK  Nhu cầu khách hàng ngày càng cao,
 Công nghệ hiện đại, ứng dụng cao trong hành vi KH thường xuyên thay đổi
ngành dịch vụ khách hàng  Các điều kiện tự nhiên như mưa, bão,…
 Máy bay hiện đại: chất lượng tốt, hiệu thường xuyên ảnh hưởng đến chất
quả hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu, tiết kiệm lượng bay và các chuyến bay
chi phí,…  Các đối thủ cạnh tranh của Vietjet Air:
Vietnam Airline, Jetstar, Air Asia,…

Phần IV: Đề xuất chiến lược


1. Chiến lược hiện tại:
 Định vị
Đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là khách hàng trẻ trung, năng động, muốn du
lịch khắp mọi nơi để khám phá, là những đối tượng mới đi máy bay lần đầu, có thu nhập
tầm trung. Chính vì thế ngay từ đầu họ đã tự định vị mình là “hãng hàng không giá rẻ”.
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là một thành công lớn bởi
tại thời điểm mới ra mắt, VietNam Airline là hãng máy bay lớn chỉ dành cho những người
có thu nhập cao, với sự ra đời của VietJet khiến cho việc di chuyển bằng máy bay không
còn quá xa vời. Đặc biệt, trào lưu “xách vali lên và đi” ngày càng phát triển trong thời gian
gần đây trong giới trẻ - những người không có thu nhập cao khiến cho VietJet Air ngày
một trở nên gần gũi và dần chiếm lĩnh thị trương nội địa
Slogan “Bay là thích ngay”, VietJet đem đến trải nghiệm với các chuyến bay “vừa túi tiền”
nhất, các chuyến bay 0 đồng, đội ngũ tiếp viên trẻ trung, năng động và xinh đẹp

Hãng hàng không giá rẻ với slogan thu hút "Bay là thích ngay"

Như vậy, VietJet đã rất thành công trong việc định vị thương hiệu của mình trong mắt
những khách hàng tiềm năng Việt, để trở thành hãng hàng không được nhiều người Việt
Nam xem xét đầu tiên mỗi khi cần phải di chuyển bằng máy bay.
 Chiến lược giá
“Giá rẻ” chính là chiến lược giá hàng đầu mà VietJet Air vẫn duy trì cho đến thời điểm
hiện tại. Dựa vào mức thu nhập trung bình của người Việt Nam thì chiến lược giá như vậy
là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng để có được mức giá “dễ thở” cho hành khách như vậy,
VietJet cũng phải tìm mọi cách tối ưu hóa chi phí. Hiện nay, họ chỉ khai thác duy nhất
dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Đây là dòng bay chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-
6 giờ bay), giúp VietJet tiết kiệm được một khoản lớn chi phí vận hành cũng như ăn uống,
nghỉ ngơi cho đội ngũ bay vì có thể quay vòng nhiều chuyến, tiết kiệm được chi phí xăng
(15%) vì là loại máy bay tiên tiến, có tuổi đời trẻ. Thay vì tính chi phí hành lý và dịch vụ
ăn uống chung với tiền vé, VietJet tách riêng để phục vụ những hành khách thực sự có nhu
cầu
Các chương trình săn vé 0đ lúc 12h trưa thường thu hút quan tâm đông đảo của nhiều
người
 Xây dựng thương hiệu
Hãng hàng không này đã rất thành công khi xây dựng một thương hiệu “giá rẻ”. Nhưng
không giống như nhiều thương hiệu khác chỉ định vị một thương hiệu duy nhất thì VietJet
còn được biết đến như một hãng hàng không “sexy nhất Việt Nam”, hãng hàng không tai
tiếng nhất
Hãng hàng không “sexy”
- Bắt đầu cho chuỗi câu chuyện ấy là hình ảnh Ngọc Trinh cùng những cô bạn người mẫu
của mình khoe body nóng bỏng bên VietJet Air với những bộ bikini lấy cảm hứng từ 2
màu chủ đạo của hãng hàng không này: đỏ, vàng
- Hứng chịu gạch đá nhưng cũng đồng thời là lúc VietJet nổi như cồn. Theo tính toán của
CAPA mức độ nhận diện thương hiệu của VietJet tại Việt Nam là 98%
- Với sức mạnh thương hiệu, từ năm 2015, Vietjet có một động thái vô cùng mạnh mẽ:
chấm dứt việc chi hoa hồng cho các đại lý thay vào đó là trả một khoản phí tương
đương 0.03% giá vé. Cách thức này giúp họ giảm được chi phí và tiếp tục hạ thấp giá
vé máy bay hơn nữa.
2. Đánh giá về chiến lược của Vietjet:
- Với chiến lược “Hàng không giá rẻ”, cũng như khẩu hiệu của Vietjet, điều này đã làm
cho Vietjet thành công hơn khi dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng từ tầm trung
đến cao cấp. Sự thành công trong chiến lược giá của Vietjet được chứng minh khi kết
thúc 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 69 tỉ đồng, là một trong số ít các
hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong
năm 2020. Đạt các chỉ số an toàn, khai thác theo nhóm cao hàng đầu thế giới với độ tin
cậy kỹ thuật 99,64%, hệ số sử dụng ghế đạt trên 80%, tỷ lệ đúng giờ (OTP) đạt hơn
88%. Và thuận lợi chiếm trọn 40% thị phần trong hãng hàng không nội địa.
- Còn chiến lược xây dựng thương hiệu nhờ tai tiếng, quả thực chỉ có Vietjet mới làm
được nhưng nó cũng phải nhờ một phần góp sức lớn của chiến lược định giá thông
minh, có tầm nhìn. Tôi nghĩ đó là một chiến lược Marketing đúng đắn và hợp lý với
Vietjet nhưng nó chỉ nên là chiến lược tạm thời nếu Vietjet không muốn bị lâm vào làn
sóng tẩy chay. Hình ảnh cần văn minh hơn, dịch vụ bay cần chuyên nghiệp hơn là
những điều Vietjet cần lúc này vì khả năng nhận dạng thương hiệu của họ đã quá đủ.
Nhưng dù sao cũng gửi một lời cảm ơn chân thành tới Vietjet vì nhờ họ mà ước mơ
"bay cao bay xa" của người Việt đã trở nên dễ dàng hơn!
=> Để nói về các chiến lược hiện tại của Vietjet, thì nhìn chung các chiến lược hiện tại của
Vietjet đang rất tốt khi hàng năm Vietjet đã thu lại doanh thu khủng.
+ Trong 9 tháng đầu năm, lũy kế doanh thu của hãng đạt hơn 6.384 tỉ đồng và lợi nhuận
đạt hơn 44,5 tỉ đồng. Về kết quả tài chính hợp nhất, Vietjet ghi nhận doanh thu quý
3-2021 đạt 2.654 tỉ đồng, lũy kế 9 tháng là 10.210 tỉ đồng.
+ Tính đến hết tháng 9-2021, Vietjet có tổng tài sản hơn 50.949 tỉ đồng; chỉ số nợ vay/vốn
chủ sở hữu 0,8 lần và chỉ số thanh khoản 1,06 lần, nằm ở mức an toàn và chỉ số thuộc nhóm
tốt trong ngành hàng không thế giới.
+ Vietjet cũng ghi nhận 1 năm hoạt động thành công của Trung tâm Khai thác Dịch vụ
Mặt đất - VJGS, đã phục vụ 25.217 chuyến bay với gần 4,5 triệu lượt khách, vận chuyển
64.031 tấn hàng hóa các loại, doanh thu các dịch vụ ancillary đạt 112,43% kế hoạch…
3. Đề xuất chiến lược mới:
Với chiến lược cũng như doanh thu ổn định trong nhiều năm qua. Tôi nghĩ Vietjet tiếp
tục thực hiện chiến lược mới là “Chiến lược phát triển chuyên sâu”. Với sự phát triển ổn
định như hiện tại, Vietjet không cần thay đổi quá nhiều các yếu tố khác mà thay vào đó là
tập trung phát triển dịch vụ, đội ngũ, cũng như tận dụng tối đa lợi thế để đưa ra mức giá tốt
nhất. Từ đó càng dễ dàng tiếp cận với các khách hang hơn trong mùa dịch “túng thiếu” này.
- Tiếp tục sứ mệnh khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước và
quốc tế. Vietjet cần tập trung phát triển dịch vụ, lấy phục vụ hành khách làm trọng tâm,
cam kết mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ vượt trội, triển khai
chuyển đổi số toàn diện trên nền tảng công nghệ thông tin.
Vietjet cần đưa ra sản phẩm dịch vụ nâng cấp như: SkyBoss nâng cấp, hạng vé Deluxe
mới, sản phẩm thẻ bay không giới hạn Power Pass để cảm ơn và tạo điều kiện các khách
hàng đã tin yêu và đồng hành cùng Vietjet trong thời gian qua.
- Ngoài ra, Vietjet cần cải tiến dịch vụ, cung cấp thêm cho khách hàng những trãi nghiệm
thú vị khi bay cùng Vietjet bằng các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ ngoài dịch vụ truyền
thống như mua sắm trên tàu bay, các gói sản phẩm dịch vụ du lịch, các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe,….
- Tăng cường nhận diện thương hiệu trải nghiệm của khách hàng:
»  Cải thiện mức độ tin cậy của hoạt động như thời gian cất cánh đúng giờ, chất lượng dịch
vụ khách hàng.
»  Tăng cường tương tác với khách hàng trực tiếp để lắng nghe nhu cầu cũng như phản ánh
của khách hàng.
- Thực hiện chuyển đổi số để tăng trải nghiệm của khách hàng
Ứng dụng CNTT và tự động hoá vào các qui trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, thương
mại điện tử trên máy bay và quản lý phụ tùng bảo dưỡng nhằm giảm ít nhất 30% thao tác
của nhân viên so với mức hiên tại. Giúp các hành khách được check in và tiếp đón một
cách nhanh chóng, thuận tiện, càng ghi lại ấn tượng tốt cho khách hang.
- Với lợi thế cạnh tranh là chi phí CASK (Cost per Available Seat Kilometers) thấp nhất,
chi phí vận hành mỗi chỗ ngồi cho mỗi km bay thấp cho phép Vietjet xây dựng chính
sách giá vé bán thấp hơn bình quân của thị trường. Chính vì thế, trong tương lai Vietjet
nên gia tăng số lượng tàu bay thì lợi thế về qui mô sẽ giúp Vietjet giảm CASK đáng kế.
Đó sẽ trở thành lợi thế giúp Vietjet càng làm cho giá vẻ của mình thêm ưu đãi.

You might also like