You are on page 1of 79

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Chi


Khoa KT&KDQT, ĐHKT, ĐHQGHN
NỘI DUNG

1.2. Các nguyên


tắc cơ bản và 1.3. Những tiền đề
1.1. Các nhân tố
những hình thức quan trọng của
chi phối KTĐN
chủ yếu của quan việc phát triển
của một quốc gia
hệ kinh tế đối KTĐN VN
ngoại
NỘI DUNG

1.5. Vai trò của 1.6. Quan điểm và


1.4. Phát triển
phát triển KTĐN chiến lược phát
KTĐN VN qua các
VN trong thời gian triển KTĐN của
giai đoạn lịch sử
qua VN
1.1. Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

Khái niệm nền kinh tế thế giới

Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia hiện nay
Vai trò của các nước công nghiệp
Xu thế khu vực hoá và toàn cầu Cách mạng khoa học và công
phát triển trong nền kinh tế thế
hoá nghệ
giới
KHÁI NIỆM NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
◼ Nền KTTG là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mối liên hệ,
tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế và các quan hệ
kinh tế hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các quốc gia trên thế giới.
◼ Các bộ phận cấu thành:
◼ Các chủ thể KTQT
◼ Các nền kinh tế quốc gia độc lập

◼ Các thể chế kinh tế và chính trị quốc tế, các tổ chức quốc tế: UN, IMF, WB…

◼ Các DN, các công ty…

◼ Các quan hệ KTQT


◼ Di chuyển vốn, hàng hóa và dịch vụ, sức lao động

◼ Di chuyển công nghệ, tài chính, tiền tệ


Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

◼ Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa các nền kinh tế
◼ Khu vực hóa – sự tham gia của các QG có vị trí địa lý gần
nhau trong một khu vực (ASEAN, EU, NAFTA…)
◼ Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt
động kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia, khu vực, tạo
ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận
động và phát triển, sự gia tăng thể hiện ở: mở rộng mức độ
và quy mô mậu dịch thế giới, sự luân chuyển các dòng công
nghệ, các dòng vốn, dòng lao động trên phạm vi toàn cầu.
◼ Hội nhập KTTG được hiểu là quá trình các nền kinh tế của
các quốc gia kết hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ
thuộc lẫn nhau
Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia
◼ Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa các nền kinh tế
• Tác động của xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa các nền kinh tế:
- Thúc đẩy rất nhanh và mạnh sự phát triển và xã hội hóa LLSX, đưa lại tốc độ
tăng trưởng kinh tế ngày một cao
- Thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những
thị trường khu vực rộng lớn
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh tế
- TCH gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về cạnh tranh giữa các nền kinh tế, và
giữa các DN
- Sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế cũng gây ra một số lo ngại
- Các thể chế trong hệ thống kinh tế toàn cầu vừa thống nhất vừa chứa đựng
những mâu thuẫn gay gắt
- Tính chất hai mặt của mở cửa, hội nhập và TCH ngày càng bộc lộ rõ
Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

◼ Cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ


◼ 3 cuộc cách mạng KHKT
Lần I Lần II Lần III
Đầu XVII - Nửa đầu
Thời điểm Đầu XVIII - Nửa đầu XIX Cuối XIX - Nửa đầu XX
XVIII
Phạm vi Tây Âu Châu Âu, Bắc Mỹ Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á

Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Âu, Hoa Kỳ, Liên Xô,


Trung tâm Tây Âu, Hoa Kỳ
Italia, Đức Nhật Bản

Vật lý học, Toán học, Giao thông - vận tải, thông Chế tạo máy, giao thông –
Lĩnh vực Sinh vật học, Hoá tin – liên lạc, sản xuất công liên lạc, vật liệu, năng
học… nghiệp… lượng…
Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

◼ Cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ


◼ Cách mạng KHKT → cách mạng KH-CN – diễn ra mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực tại tất cả các quốc gia
◼ Vai trò của công nghệ thông tin – Kinh tế tri thức
Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

◼ Vai trò của các nước công nghiệp phát triển trong nền kinh tế thế giới
◼ Mỹ và các nước G7 có vị trí, vai trò rất lớn, chi phối nền kinh tế và
thương mại thế giới
◼ Tốc độ tăng trưởng

◼ Tỷ trọng trong tổng GDP của thế giới

◼ Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ của

thế giới
◼ Giá trị đầu tư ra nước ngoài và tiếp nhận đầu tư

◼ Các TNC

◼ Các tổ chức KTQT như IMF, WB, WTO…

◼ Đồng tiền của G7 – Đồng tiền mạnh

◼ ODA
Các nhân tố chi phối KTĐN của một quốc gia

◼ Chuyển sang kinh tế thị trường


◼ Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch
◼ Sự phát triển mạnh của các công ty xuyên quốc gia
1.2. Các nguyên tắc cơ bản và những hình
thức chủ yếu của quan hệ kinh tế đối ngoại
Các nguyên tắc cơ bản

Giữ vững độc lập, chủ Quan hệ thoả thuận và Sự trao đổi ngoại Quan hệ kinh tế đối
quyền, bình đẳng và tự nguyện giữa các quốc thương phải dựa trên ngoại luôn luôn gắn liền
cùng có lợi. gia mức giá quốc tế của SP quan hệ chính trị

Các hình thức chủ yếu của quan hệ kinh tế đối ngoại

Hợp tác đầu tư quốc tế


Ngoại thương trong nền Hỗ trợ phát triển chính Các hoạt động dịch vụ
và thu hút vốn đầu tư
kinh tế quốc dân thức (ODA) quốc tế
nước ngoài
Các nguyên tắc cơ bản
◼ Quan hệ KTĐN trước hết là các quan hệ thỏa thuận, tự nguyện giữa các QG
độc lập, không bị một quyền lực chính trị nào ép buộc
◼ Các quan hệ này chỉ có thể phát triển trên cơ sở giữ vững chủ quyền, các bên
cùng có lợi, thông qua các hợp đồng kinh tế với sự chấp nhận của các bên
◼ Sự trao đổi mậu dịch quốc tế phải dựa trên mức giá quốc tế của sản phẩm,
tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị - giá cả thị trường
◼ Các mối quan hệ KTĐN chịu sự tác động, quản lý rất chặt chẽ của mỗi QG,
đồng thời cũng chịu sự tác động qua lại của các hệ thống quản lý của các nước
khác nhau với các chính sách, luật pháp, thông lệ riêng của từng QG
◼ Các mối quan hệ KTĐN luôn luôn gắn liền với các quan hệ chính trị đối ngoại
5 nguyên tắc cơ bản của WTO
◼ Duy trì và phát triển tự do hóa mậu dịch
◼ Chống phân biệt đối xử
◼ Ưu đãi thương mại thực hiện trên cơ sở có đi có lại
◼ Thực hiện công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh
◼ Luật lệ, chính sách của các QG thành viên phải bảo đảm tính
minh bạch và công khai
Các hình thức chủ yếu của quan hệ kinh tế đối ngoại

Ngoại Hợp tác Hỗ trợ phát Các hoạt


thương đầu tư quốc triển chính động dịch
trong nền tế và thu thức (ODA) vụ quốc tế
kinh tế hút vốn đầu
quốc dân tư nước
ngoài
Ngoại thương trong nền kinh tế quốc dân
◼ Khái niệm
◼Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước
khác nhau, vượt ra ngoài biên giới quốc gia thông qua mua bán,
lấy tiền tệ làm vật ngang giá chung
◼ Nội dung
◼ Các hoạt động XK, NK những hàng hóa và dịch vụ, vận chuyển
và bảo hiểm hàng hóa quốc tế, trao đổi các tài liệu kỹ thuật, các
bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ
◼ Những công việc gia công thuê cho nước ngoài, tái XK các hàng
hóa nhập từ bên ngoài và XK tại chỗ
Ngoại thương trong nền kinh tế quốc dân
◼ Chức năng
◼ Chức năng tổng quát: thực hiện quá trình trao đổi hàng hóa trên
quy mô quốc tế giữa các QG với nhau
◼ Chức năng cụ thể:
◼ Làm thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm XH và thu

nhập quốc dân sản xuất trong nước


◼ Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân
Đầu tư quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
◼ Hợp tác đầu tư quốc tế
◼ Là một quá trình kinh tế
◼ Trong đó hai hay nhiều nước thỏa
thuận cùng nhau góp vốn
◼ Để đầu tư vào xây dựng các công
trình mới, hiện đại hóa và mở rộng
các xí nghiệp hiện có
◼ Nhằm đem lại lợi ích cho các bên
Các hình thức của ĐTQT

Phân loại theo đặc • Đầu tư nước ngoài trực tiếp (Foreign Direct Investment-FDI)
điểm quản lý: • Đầu tư nước ngoài gián tiếp (Foreign Portfolio Investment-FPI)
• Đầu tư mới (Greenfield Investment-GI): các chủ đầu tư thực
hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh
Phân loại theo chiến nghiệp mới.
lược đầu tư:
• Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions-M&A): là việc
mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài.
• Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal Integration-HI): chủ đầu
tư có lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kỹ năng) trong SX 1 sản
phẩm nào đó, tiến hành đầu tư ra nước ngoài để mở rộng SX và
Phân loại theo mục thôn tính thị trường nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm.
đích đầu tư: • Đầu tư theo chiều dọc (Vertical Integration-VI): mục đích khai
thác nguyên liệu tự nhiên, chi phí lao động rẻ ở nước ngoài, đầu
tư để SX 1 vài linh kiện nào đó ở nước ngoài cho 1 sản phẩm
hoàn chỉnh
So sánh các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
Điểm giống nhau:
-Đều là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đều phải chịu sự chi
phối của hệ thống luật pháp của nước nhận đầu tư.
Điểm khác nhau:
- FDI là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu - FPI đơn thuần chỉ là hoạt động đầu tư vốn vào doanh nghiệp
tư vừa là người bỏ vốn, vừa là ngời trực tiếp điều hành hoặc trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư ko trực tiếp điều
hoặc giám sát công việc SXKD... Lợi nhuận thu được hành hoặc giám sát công việc SXKD. Lợi nhuận thu được từ
trực tiếp từ hiệu quả SXKD. cổ tức hoặc bán chứng khoán.
- Chủ thể tham gia chủ yếu là các TNCs - Chủ thể tham gia là các cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức,
- Tác động thông qua ba kênh: chuyển giao công nghệ, ngân hàng, người môi giới
thương mại, việc làm - Tác động đối với thị trờng vốn và thị trờng chứng khoán

Sự phân biệt giữa FDI và FPI chỉ mang tính tương đối. Tại một mức độ nào đó, FPI có khả năng chuyển thành FDI.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
◼ ODA bao gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay:
◼ ODA viện trợ không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không
phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;
◼ ODA vốn vay là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho
nhà tài trợ với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và
thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35%
đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay
không ràng buộc.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
◼ Phân loại
Phương thức hoàn trả Nguồn cung cấp Mục đích sử dụng Điều kiện

Viện trợ không hoàn Hỗ trợ cán cân thanh ODA không ràng
ODA song phương
lại toán buộc
Viện trợ có hoàn lại ODA đa phương Tín dụng thương mại ODA có ràng buộc
ODA cho vay hỗn ODA ràng buộc một
ODA của NGOs Viện trợ chương trình
hợp phần
Viện trợ dự án
◼ Đặc điểm
◼ Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA
◼ Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA
◼ ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
◼ Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nước nhận viện trợ
◼ ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nhận viện trợ đảm bảo
chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước
◼ ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện nguồn nhân lực, và tăng
cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật
◼ ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo
◼ ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán
quốc tế của các nước đang phát triển
◼ ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế
Các hoạt động dịch vụ quốc tế

Du lịch quốc
tế

Xuất và nhập
khẩu SLĐ

Vận tải quốc


tế

Các dịch vụ
khác
Du lịch quốc tế
◼ Thực hiện “XK tại chỗ” và “NK vô hình”
tăng nguồn thu ngoại tệ
◼ Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, mang
lại thu nhập đáng kể cho nhân dân địa phương
◼ Tăng mối quan hệ giao lưu kinh tế, tăng
cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc và các quốc gia
Du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế
Xuất và nhập khẩu sức lao động
◼ XK sức lao động là hiện tượng người lao động một nước bán sức lao
động của mình cho nước khác
◼ Nhu cầu về lao động lành nghề ngày càng tăng, trong khi nhu cầu về
lao động phổ thông ngày càng giảm
Xuất và nhập khẩu sức lao động
Tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai
đoạn 1980 – 1990
Nữ Không có nghề Có nghề Tiền gửi về
Năm Tổng số (triệu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
đồng)
1980 1.570 592 37,71 - - 1.570 100,00 0
1981 20.230 5.586 27,61 5.348 26,44 14.882 73,56 0,955
1982 25.970 8.176 31,48 13.784 53,04 12.186 46,92 8,5
1983 12.402 4.634 37,36 7.799 62,89 4.603 37,11 25,1
1984 4.489 1.571 35,00 1.192 26,55 3.297 73,45 32,1
1985 5.008 3.040 60,70 1.350 26,96 3.658 73,04 76,9
1986 9.012 3.105 34,45 7.212 80,03 1.800 19,97 433,5
1987 46.098 23.937 51,93 25.074 54,39 21.024 45,61 1.426,18
1988 71.835 25.637 35,69 46.726 65,05 25.109 34,95 23.027,9
1989 40.618 15.010 36,95 28.584 70,37 12.034 29,63 1.084,32
1990 3.069 1.050 34,21 2.148 69,99 921 30,01 8.512,8
Tổng* 240.301 92.238 38.38 139.217 57,93 101.084 42,07 34.628,255

• Đơn vị: người


• *: Không bao gồm 7.200 chuyên gia và 23.713 thực tập sinh và học sinh học nghề tại Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm 80
Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai
đoạn 1991 – 2000
Nữ Không có nghề Có nghề
Tiền gửi về
Năm Tổng số Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (USD)
(%)
1991 1.022 - - 502 49,12 520 50,88 7.971.600
1992 810 100 12,35 387 47,78 423 52,22 14.289.600
1993 3.960 664 16,77 1.619 40,88 2.341 59,12 45.177.600
1994 9.230 1.563 16,93 4.551 49,31 4.679 50,69 109.200.000
1995 10.050 348 3,46 4.561 45,38 5.489 54,62 181.272.000
1996 12.661 1.262 9,97 5.410 42,78 7.251 57,27 249.139.800
1997 18.469 4.295 23,26 9.012 48,80 9.457 51,20 321.205.000
1998 12.000 1.931 16,09 5.822 48,52 6.178 51,48 341.874.000
1999 20.700 2.287 11,05 9.243 44,65 11.457 55,35 404.578.200
2000 31.468 9.065 28,81 15.056 47,85 16.412 52,15 505.950.400
Tổng 120.370 - - 56.163 46,66 64.207 53,34 1.822.747.400
Đơn vị: người
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai
đoạn 2001 – 2014
Nữ Không có nghề Có nghề
Tiền gửi về
Năm Tổng số Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (triệu đồng)
(%)
2001 36.168 7.704 21,3 17.742 49,1 18.426 50,9 689.660.400
2002 46.122 10.556 22,9 19.247 41,7 26.875 58,3 1.400.000.000
2003 75.000 18.118 24,2 41.872 55,8 33.128 44,2 1.578.025.000
2004 67.447 37.741 56,0 26.515 39,3 40.932 60,7 1.485.140.200
2005 70.594 24.605 34,9 27.012 38,3 43.582 61,7 1.498.000.000
2006 78.855 27.023 34,3 28.770 36,5 50.085 63,5 1.625.600.000
2007 85.020 28.278 33,3 27.420 32,3 57.600 67,7 1.687.422.300
2008 86.990 28.598 32,9 27.968 32,2 59.022 67,8 1.752.891.010
2009 73.028 22.020 30,2 16.342 22,4 56.686 77,6 1.548.201.000
2010 85.546 28.573 33,4 - - - - 1.700.000.000
2011 88.298 31.990 36,2 - - - - -
2012 80.320 26.784 33,3 - - - - -
2013 88.155 31.769 36,0 - - - - -
2014 106.840 40.063 37,5 - - - - -
Tổng 1.068.383 363.822 34,1 - - - - -

Đơn vị: người


Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Vận tải quốc tế
◼ Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa và
hành khách giữa hai hoặc nhiều nước
◼ Tác dụng của vận tải quốc tế
◼ Làm tăng khối lượng hàng hóa trong việc buôn
bán quốc tế
◼ Làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị
trường buôn bán trên thế giới
◼ Đóng góp tích cực hoặc làm xấu đi cán cân thanh
toán của từng nước
◼ Các phương thức vận tải: đường biển, đường sắt,
đường ô tô, đường ống, đường hàng không
Các dịch vụ khác
◼ Một số dịch vụ thu hút ngoại tệ khác
◼ Dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm
◼ Dịch vụ thông tin, bưu chính, viễn thông
◼ Dịch vụ kiều hối
◼ Dịch vụ tư vấn
◼ Dịch vụ pháp luật
◼ Dịch vụ ăn uống…
1.3 Những tiền đề quan trọng của việc phát triển
quan hệ đối ngoại của Việt Nam
1.3.1 Khái niệm Kinh tế ĐN
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế,
là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một
quốc gia nhất định với quốc gia khác, được thực hiện dưới nhiều hình
thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động quốc tế.
Nói tóm lại, quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc
gia với các quốc gia khác trên thế giới và với các tổ chức kinh tế và tài
chính quốc tế.
1.3 Những tiền đề quan trọng của việc phát
triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam
1.3.1 Khái niệm Kinh tế ĐN
Nội dung của KTĐN bao gồm nhiều lĩnh vực:
◼ Ngoại thương
◼ Đầu tư quốc tế
◼ Dịch vụ quốc tế
◼ Tài chính quốc tế
◼ Chuyển giao công nghệ
1.3.2 Những tiền đề quan trọng của việc phát
triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam
◼ Lợi thế so sánh của VN trong phân công lao động quốc tế
◼ Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung sản xuất cung
cấp một số loại sản phẩm và dịch vụ nhất định dựa trên cơ sở
nhiều ưu thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
KHCN và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua
sự trao đổi quốc tế
◼ Sự phân công lao động dẫn đến sự chuyên môn hóa và hợp tác
quốc tế trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau
◼ Sự phân công lao động quốc tế đang diễn ra với quy mô ngày
càng mở rộng, với trình độ ngày càng sâu
Lợi thế so sánh của VN trong phân công lao
động quốc tế
Những tiền đề quan trọng của việc phát triển
quan hệ đối ngoại của Việt Nam
◼ Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
Những tiền đề quan trọng của việc phát triển
quan hệ đối ngoại của Việt Nam
◼ Sự phát triển không đồng đều về lực lượng sản
xuất
◼ C.Mác: các XH khác nhau không phải ở chỗ sản
xuất ra cái gì, mà điều quan trọng là sản xuất
bằng cái gì | trình độ của công cụ lao động
◼ Sự khác biệt về trình độ KHCN, sự chênh lệch
về NSLĐ và giá thành sản phẩm… -> lợi thế
của các quốc gia
1.4 Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.1 Trước năm 1992
• 1986 về trước:
- Trước năm 1954, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, chưa có tên trên bản đồ thế
giới → Việt Nam bị bóc lột, khai thác, vơ vét tài sản về Pháp
- Từ 1955-1975: đất nước bị chia cắt 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác
nhau → có 2 chế độ chính sách kinh tế đối ngoại khác nhau
- Từ 1976-1985: đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng hòa bình,
khắc phục hậu quả chiến tranh, kinh tế hướng nội, phát triển theo mô hình kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp→ chính sách kinh tế đối ngoại kém phát
triển, chủ yếu là quan hệ với các nước XHCN
1.4 Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.1 Trước năm 1992
• 1986 về trước:
➔Đây là thời kỳ KTĐN kém phát triển do chính sách bao vây cấm vận
của Mỹ và các nước phương Tây
➔ Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính tới 1985 chỉ ở
mức 0,5 tỷ rup và USD, thuộc loại thấp nhất trên thế giới, trong đó chủ
yếu là xuất khẩu nông sản và hàng tiểu thủ công nghiệp
1.4 Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.1 Trước năm 1992
• 1986 đến 1992:
- Liên Xô tan rã, kéo theo sự sụp đổ của các nước XHCN đã ảnh hưởng
đến KTĐN của Việt Nam
➔Đây là thời kỳ là thời kỳ Việt Nam coi trọng KTĐN, không chỉ giới
hạn trong các nước XHCN mà còn mở cửa sang các nước phương Tây
với những tư tưởng mới: đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng KTĐN
với các nước phương Tây với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả các nước trên thế giới” → mở ra những cơ hội mới có lợi cho đất
nước.
1.4 Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.1 Trước năm 1992
• 1986 đến 1992:
- Với việc đổi mới tư duy kinh tế và mở cửa nền kinh tế, nhất là trong lĩnh
vực xuất khẩu, thu hút vốn FDI, ban hành luật đầu tư nước ngoài năm
1987→ xuất khẩu tăng trưởng nhanh, tuy nhiên tình trạng nhập siêu còn
nghiêm trọng (1,6 tỷ rup-USD) nên Nhà nước đã hạn chế nhập khẩu một
số mặt hàng quan trọng, lúc này Việt Nam đã xuất khẩu thêm một số mặt
hàng khác như dầu mỏ, gạo.
- 1989 là năm đầu tiên Việt Nam đủ ăn và xuất khẩu. Cán cân thương
mại, cán cân thanh toán quốc tế đã được cải thiện. Chênh lệch giữa
xuất khẩu và nhập khẩu đã được thu hẹp
1.4 Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.1 Trước năm 1992
• 1986 đến 1992:
- Về nhập khẩu, vẫn dựa trên viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN nên rơi
vào trạng thái tiêu cực, khủng hoảng, cơ cấu nhập khẩu vẫn tập trung vào mục
tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất và ổn định đời sống nhân dân
- Về đầu tư nước ngoài, 1988 bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó đến nay
số lượng các dự án tăng nhanh theo thời gian tập trung chủ yếu vào các lĩnh
vực: thăm dò khai thác dầu khí, gia công chế biến hàng tiêu dung thực phẩm
- Năm 1990-1991, Việt Nam đạt mức xuất khẩu 2 tỷ rup-USD, xóa bỏ được
bù lỗ xuất khẩu. Thu được 94 tỷ đồng thuế XNK → đường lối chính sách
của Việt Nam là đúng đắn.
1.4. Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.2. Sau năm 1992
• Quan điểm về phát triển KTĐN của Việt Nam trong thời kỳ này (1.6)
• Sau mở cửa, KTĐN Việt Nam phát triển mạnh nhờ sự thay đổi tư duy
trong phát triển kinh tế → xuất nhập khẩu đã đạt được những thành tựu
nổi bật. Xuất khẩu tăng trưởng cao liên tục do sự đóng góp tích cực của
các doanh nghiệp FDI, thị trường xuất khẩu mở rộng, Việt Nam có
quan hệ với gần 200 nước trên thế giới. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay
đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ
trọng xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế. Một số hàng xuất khẩu
chủ lực dần được hình thành, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế đất
nước.
1.4. Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.2. Sau năm 1992
• Từ 1990-2005, xuất khẩu tăng 14 lần, nhiều mặt hàng vượt ngưỡng 1 tỷ
USD. Thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, ngoài thị trường truyền thống,
Việt Nam đã mở rộng sang các thị trường: Mỹ, Nhật, EU, ASEAN. Nhật
Bản nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, than đá và hàng thủy sản Việt Nam. Buôn
bán với các nước Châu Phi, Trung Đông, Châu Đại Dương cũng không
ngừng tăng lên. Chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách giá đã có nhiều thay
đổi theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Nhập khẩu cũng hướng theo mục tiêu
giải quyết sự khan hiếm hàng hóa của thị trường nội địa và phục vụ cho sản
xuất - tiêu dung. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tăng
nhập hàng tư liệu sản xuất, giảm nhập hàng hóa tiêu dung. Chất lượng hàng
nhập được nâng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
1.4. Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.2. Sau năm 1992
• Từ 1990-2005, thị trường nhập khẩu được mở rộng, nhập khẩu hàng
hóa từ gần 200 nước, chủ yếu là châu Á
• Chính phủ có nhiều biện pháp giảm nhập siêu, trong đó có chính sách
gia tăng xuất khẩu.
• Về chính sách ngoại thương, chính sách đầu tư quốc tế, chính sách
chuyển giao công nghệ,…
1.4. Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.2. Sau năm 1992
• Chính sách phát triển quan hệ KTĐN từ 1990-2005
- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế mọi quốc gia, mọi tổ chức
kinh tế, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi.
- Coi vai trò, vị trí của kinh tế đối ngoại là một trong các công cụ kinh tế
đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong
chiến lược phát triển đất nước và cho từng giai đoạn lịch sử cụ thể,
phục vụ đắc lực cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN
1.4. Phát triển KTĐN qua các giai đoạn LS
◼ 1.4.2. Sau năm 1992
• Chính sách phát triển quan hệ KTĐN từ 1990-2005
- Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là một hướng ưu tiên và là trọng điểm
của KTĐN, tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Chủ động tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách
có chọn lọc với bước đi thích hợp
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ, bảo vệ
lợi ích dân tộc, bảo vệ môi trường
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, mở rộng
quan hệ với các quốc gia khác trên toàn thế giới
1.5. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN KTĐN TRONG THỜI
GIAN QUA

Tạo dựng
Khắc Đẩy
Tạo thêm thế và lực
phục nhanh sự
nhiều việc mới trên
khủng nghiệp Thúc đẩy
làm cho trường
hoảng thị công tăng
người lao quốc tế,
trường nghiệp trưởng
động, hạn tạo thuận
sau chiến hóa, hiện kinh tế
chế thất lợi phát
tranh đại hóa
nghiệp triển kinh
lạnh đất nước
tế
Khắc phục khủng hoảng thị trường sau chiến tranh lạnh
Khắc phục khủng hoảng thị trường sau chiến tranh lạnh

◼ Kể từ năm 1989, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo, sau đó là
cà phê với vị trí thứ hai, thứ ba thế giới.
◼ Ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Số khách du
lịch quốc tế vào Việt Nam đã tăng đều
◼ Hiện có hàng trăm ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước
ngoài, đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ USD hàng năm cho đất nước.
Đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực,


tỷ trọng tính đến tháng 10/2012
(Đơn vị: tỷ USD, %) - Nguồn: Cục
Đầu tư nước ngoài.
Đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo do hãng kiểm toán PwC,


GDP Việt Nam năm 2014 xếp hạng thứ
32 thế giới, đạt con số 509 tỷ USD (PPP).
Tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ, hạn chế thất nghiệp
Tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ, hạn chế thất nghiệp
Tạo dựng thế và lực mới trên trường quốc tế, tạo thuận lợi
phát triển kinh tế
◼ Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên
Liên Hợp Quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng
lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế.
◼ Việt Nam đã có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ
khắp 5 châu lục trên thế giới.
◼ Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và Chủ tịch
ASEAN năm 2010.
=> Thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết.
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(1) Phát triển KTĐN là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
- Nguyên nhân khách quan: (1) do điều kiện địa lý, sự phân bố không
đồng đều tài nguyên thiên nhiên, mỗi quốc gia không có khả năng tự
đảm bảo các sản phẩm cần cho sự phát triển kinh tế và (2) Sự phụ
thuộc của các quốc gia bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản
xuất và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(1) (tiếp)
- Định hướng của Đảng và Nhà nước ta: (1) Đại hội V đã xác định
“Công tác KTĐN có tầm quan trọng đặc biệt”. (2) Đại hội VI đưa ra
quan điểm “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong những chặng
đường đầu tiên cũng như sự phát triển khoa học – kỹ thuật và công
nghiệp hóa XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ
thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
KTĐN
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(1) (tiếp)
- Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: (1) Tạo nguồn ngoại tệ cần thiết cho
việc thực hiện mục tiêu tổng quát, phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công
nghệ tiến bộ, vật tư và hàng hóa thiết yếu góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế,
tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ; (2) Khai thác hiệu
quả những lợi thế của nước ta, tham gia sâu rộng vào sự trao đổi quốc tế và
sự phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước vào thị trường thế
giới phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thu hẹp sự mất cân bằng trong
cán cân thanh toán quốc tế, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và
khoa học công nghệ giữa nước ta với các nước khác
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(2) Xử lý đúng đắn mối mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữ vững độc lập và
tự chủ
- Trong lĩnh vực đối ngoại, hai mặt kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết
với nhau, tác động lẫn nhau. Thông thường mối quan hệ chính trị - ngoại giao
mở đường và thúc đẩy mối quan hệ thương mại – kinh tế phát triển.
- Hoạt động KTĐN không chỉ tùy thuộc vào những yếu tố kinh tế và lợi ích của
các bên trực tiếp tham gia mà còn tùy thuộc một phần quan trọng vào những
yếu tố chính trị, vào lợi ích của các quốc gia hữu quan, tùy thuộc vào đặc điểm
từng loại hình KTĐN, mức độ gắn bó kinh tế với chính trị đối với loại hình đó
và được thể hiện trong chính sách của các nước hữu quan trong từng giai đoạn
nhất định
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(2) (tiếp)
- Phương hướng xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nước ta trong
KTĐN của nước ta là: Mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa KTĐN trên
nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng các bên
cùng có lợi. Độc lập cần được hiểu một cách toàn diện bao gồm độc lập chính
trị và độc lập kinh tế.
- Công tác quốc phòng an ninh phải tạo thuận lợi cho việc mở rộng KTĐN và
không được gây trở ngại cho hoạt động KTĐN. Ngược lại, KTĐN phải đảm
bảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, phải góp phần nâng cao năng lực
quốc phòng, nhất là trong khi các thế lực thù địch còn âm mưu và hoạt động
phá hoại nước ta. KTĐN phải quán triệt cả 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng
và bảo vệ tổ quốc
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(3) Phát huy cao độ nội lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời
đại, tận lực khai thác những lợi thế của đất nước trong sự trao đổi và sự phân công
lao động quốc tế.
- Nội lực, sức mạnh nội sinh của đất nước có vai trò quyết định đối với sự phát
triển của một quốc gia. Nội lực có được củng cố, tăng cường và hoàn toàn phát
triển thì mới đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế, mới thực hiện có hiệu quả hội
nhập quốc tế mở rộng quan hệ đối ngoại thành công
- Ngoại lực bao gồm hỗn hợp công nghệ hiện đại, kỹ năng tổ chức quản lý tiên
tiến và thị trường lớn có vai trò ngày càng quan trọng cho sự phát triển.
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(3) (tiếp)
- Tình hình quốc tế phức tạp, đòi hỏi phải có chính sách mềm dẻo, khôn
khéo, được điều chỉnh kịp thời phù hợp với những biến động của tình
hình và phải có cách làm thông minh, sáng tạo nhằm mở rộng sự hợp
tác toàn diện với nước ngoài, với các tổ chức quốc gia và tổ chức quốc
tế, chính phủ và phi chính phủ, khai thác có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế
- Giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, các yếu
tố trong nước và quốc tế cùng với việc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
chính trị với kinh tế là vấn đề cốt lõi trong chiến lược và chính sách
KTĐN của Việt Nam
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(3) (tiếp)
- Chìa khóa dùng để giải quyết vấn đề chính là sự kết hợp sức mạnh của dân tộc với
sức mạnh của thời đại, là việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học – công
nghệ với bên ngoài, là sự phát triển các hoạt động ngoại thương và các dịch vụ thu
ngoại tệ, đặc biệt là du lịch quốc tế, là việc tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế bằng mọi
hình thức và từ mọi nguồn, hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc
VD: Nền kinh tế TCH của VN là kết quả của chính sách tập trung phát triển xuất
khẩu để thúc đẩy tăng trưởng. VN cung cấp thị trường lao động giá rẻ cho nhà đầu tư
nước ngoài và nhanh chóng trở thành nơi tập trung các xí nghiệp sản xuất chi phí
thấp. Hiện VN là một trong những QG hàng đầu trong xuất khẩu hàng điện tử và
may mặc. Trong khi đó Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường lớn nhất của những mặt
hàng này
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(4) Quan điểm đa dạng hóa.
- Việc đa dạng hóa hoạt động KTĐN cần tiến hành toàn diện nhưng có trọng
điểm theo phương châm vừa mở rộng toàn diện, vừa tập trung sức vào một số
hoạt động có điều kiện phát triển nhanh và có hiệu quả cao. Căn cứ vào yếu tố
trong nước và các yếu tố quốc tế, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (bao gồm du
lịch quốc tế) và đầu tư trực tiếp là những hoạt động KTĐN quan trọng hàng đầu
của nước ta.
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(5) Quan điểm đa phương hóa.
- Sự chuyển biến tư duy quan trọng nhất trong tiến trình đổi mới chính
là quan điểm đa phương hóa quan hệ KTĐN, là chủ trương Việt Nam
muốn và sẵn sang làm bạn với tất cả các nước
- Tư duy về đa phương hóa cũng mở rộng dần, từ các đối tác truyền
thống sau chuyển dần sang chú trọng các nước lớn, các tổ chức quốc
tế, TNCs
- Quan điểm này phù hợp với chủ trương đề ra ở Đại hội VII “Việt
Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(6) Nâng cao hiệu quả KTĐN trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng
hợp của KTĐN đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
- Nâng cao hiệu quả KTĐN sẽ góp phần không nhỏ để phát triển
nền kinh tế quốc dân: Cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp
của KTĐN đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên,
chúng ta không được quá chú trọng đến KTĐN mà xem nhẹ
nền kinh tế trong nước, nền kinh tế trong nước mới mang tính
quyết định
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(7) Đổi mới cơ chế quản lý KTĐN phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
• Phương hướng chung về đổi mới cơ chế quản lý KTĐN nước ta
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước
- Mở rộng quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho các cơ quan và tổ chức trong
nước, mở rộng quyền hoạt động kinh doanh đối ngoại cho các tổ chức kinh tế
thuộc thành phần kinh tế và cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và phù hợp với
điều kiện của nền kinh tế trong từng giai đoạn
- Phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh trong các
hoạt động KTĐN
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(7) (tiếp).
• Chức năng quản lý Nhà nước đối với KTĐN (tiếp)
- Tạo môi trường pháp lý, kinh tế, điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
KTĐN thông suốt
- Khai thác các quan hệ giao bang và làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá
nhân trong KTĐN
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho KTĐN
- Xác định hành lang pháp lý cho KTĐN
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(7) (tiếp).
• Chức năng quản lý Nhà nước đối với KTĐN
- Hướng dẫn các tổ chức kinh doanh hoạt động theo pháp luật và có hiệu
quả thông qua kế hoạch hóa định hướng, cung cấp thông tin về thị
trường thế giới
- Ban hành các chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách tài chính, tín
dụng, cải thiện hệ thống tài chính, ngân hàng, tiền tệ
- Thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động KTĐN, định ra những
chế tài hữu hiệu bảo đảm trật tự, kỷ cương trong KTĐN theo cơ chế mới
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(8) Chủ động hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh
• Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng để phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả và
từng bước tạo dựng lợi thế so sánh và thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc
tế nói chung
- Thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
- Tăng cường, quán triệt nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn
Đảng toàn dân
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(8) (tiếp)
- Gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội trong nước để
nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu
phát triển chung
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội
nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là
trọng tâm, cần đi trước một bước để tạo cơ sở
- Hội nhập kinh tế quốc tế phải nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác song
phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vị trí vai trò của Việt
Nam trên trường quốc tế, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.1 Quan điểm
(8) (tiếp)
• Phương hướng:
→ Đại hội IX của Đảng khẳng định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc,
an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường
- Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới, tham
gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư…
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có
hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết
1.6. Quan điểm và chiến lược PT KTĐN VN
◼ 1.6.2 Chiến lược
- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi
tổ chức kinh tế, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi
- KTĐN là một trong những công cụ kinh tế đảm bảo cho việc thực
hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Chủ động tạo điều kiện để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế
giới, phát huy ý chí tự lực tự cường; kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với
tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
HẾT CHƯƠNG 1

You might also like