You are on page 1of 4

VUA LÊ THÁI TỔ

Phụ trách: Đỗ Ngọc Tú Nhi

1. Lê Thái Tổ, Niên hiệu: Thuận Thiên


 Lê Lợi - anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Khởi nghĩa Lam Sơn, người
sáng lập ra nhà Hậu Lê. Ông xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng
lớn trong vùng. Quân Minh nhiều lần dụ ra làm quan, nhưng đều từ chối.
 Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai.
 Lê Lợi đã chỉ huy đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước.
 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan.
1430, đổi là Đông Kinh, lập lại quan hệ bình thường với nhà Minh, ban phép
“ngụ binh cư nông”, tổ chức việc học tập, thi cử tuyển lựa nhân tài cho đất
nước.
2. Kỳ tích Lam Sơn, chống quân Minh đô hộ: 3 giai đoạn
2.1. Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418 – 1423):
 Mùa xuân 1418, Lê Lợi tế cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương.
 Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng
miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi
giục hùa theo.
 1422, Lê Lợi giảng hòa với quân Minh.
 1423, Lê Lợi tuyệt giao cắt đứt giảng hòa vì thực lực được củng cố, lại thấy
quân Minh bắt giữ sứ giả.
2.2. Tiến vào phía Nam (1424 – 1425):
 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An.
 Quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng
địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó đánh thành Trà Long.
Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bành đầu hàng.
 Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An.
 5/1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh
thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân
Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh bị thua phải
rút vào cố thủ trong thành.
 Cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các
thành địch đều bị bao vây.
2.3. Giải phóng Đông Quan (1426 – 1427):
 Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị
Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng
Thương), Kỳ Ôn.
 Đầu 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các
tướng đánh thành Đông Quan.
 12/1427, các tướng nhà Minh xin hòa, rút quân về nước.
3. Lê Thái Tổ xây dựng triều đình Hậu Lê độc lập, siêu cường trên 400
năm:
Bên cạnh là người thủ lĩnh tài năng lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chấm dứt ách
thống trị tàn bạo của giặc Minh trên lãnh thổ Đại Việt, người đời còn biết tới ông
với tư cách là ông vua khai sáng và mở ra nhà Hậu Lê – Triều đại thịnh trị nhất
trong lịch sử phong kiến VN.
“Bình Ngô Đại Cáo” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, để
cáo với thiên hạ về trang sử mới của nhà nước Đại Việt; với giọng văn hùng hồn,
từ ngữ đanh thép, vạch rõ tư tưởng người đứng đầu.
3.1. Việc Học Hành:
Vua Thái Tổ đặt trường Quốc Tử Giám ở đất kinh đô để cho con cháu các
quan viên và những người thường dân tuấn tú vào học tập; mở nhà học và đặt thầy
dạy nho học ở các phủ và các lộ. Rồi lại bắt các quan văn vũ từ tứ phẩm trở xuống
phải vào thi Minh kinh khoa, nghĩa là quan văn thì phải thi kinh sử, quan vũ thì
phải thi vũ kinh. ở các lộ cũng mở khoa thi Minh kinh để cho những người ẩn dật
ra ứng thí mà chọn lấy nhân tài. Những người đi tu đạo Phật, đạo Lão cũng bắt
phải thi kinh điển những đạo ấy; hễ ai thi trúng thì mới cho phép được làm tăng và
đạo sĩ, ai thi hỏng thì phải về tục làm ăn.
3.2. Luật Lệ:
Đặt ra luật lệ mới theo như hình luật nhà Đường: có tội xuy, tội trượng, tội
đồ, tội lưu và tội tử. Tội xuy chia ra làm 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi; tội trượng chia
ra làm 5 bậc, từ 60 đến 100 trượng; tội đồ chia ra làm 3 bậc: đồ làm dịch đinh, đồ
làm lính chuồng voi, và đồ làm lính đồn điền; tội lưu chia ra làm 3 bậc: lưu đi cận
châu, lưu đi viễn châu và lưu đi ngoại châu; tội tử chia ra làm 3 bậc: tội thắt cổ và
chém, tội chém bêu đầu và tội lăng trì. Những quan viên, quân dân ai có lầm lỗi,
nhỡ ra phạm đến tội lưu trở xuống thì được cho chuộc. Những người 70 tuổi trở
lên, 15 tuổi trở xuống hay là có phế tật mà phạm tội lưu trở xuống, thì cũng được
cho chuộc. Những người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống hay là đốc tật, thì cứ thứ
tự giảm bớt cho. Những người phạm tội gì hay là phạm tội ăn-trộm, ăn-cắp của
người ta mà tự mình ra thú nhận trước, thì được lượng tội mà giảm cho ít nhiều.
Đặt ra phép nghiêm để trừng trị: ai đánh đổ bác bắt được phải chặt ngón tay
mất ba phân; đánh cờ, bắt được phải chặt ngón tay mất một phân; không có việc gì
quần tụ nhau để rượu chè, phải đánh 100 trượng, người dung chứa những kẻ ấy
cũng phải tội, nhưng mà được giảm đi một bậc.
3.3. Việc Cai Trị:
Khi vua TháiTổ mới ở Nghệ An ra Đông Đô, thì đã chia nước ra làm bốn
đạo, nay lại đặt thêm một đạo nữa gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ
An, Tân Bình và Thuận Hóa. Các xã thôn thì cứ xã nào có hơn 100 người trở lên,
gọi là đại xã, đặt ba người xã quan; xã nào có 50 người trở lên, gọi là trung xã, đặt
hai xã quan; xã nào có 10 người trở lên gọi là tiểu xã, đặt một người xã quan để coi
việc trong xã.
3.4. Việc Binh Lính:
Khi giặc Minh hãy còn ở nước Nam, thì phải cần có nhiều quân binh, cho
nên lúc quân An Nam ta mới ra Đông Đô, cả thảy được 25 vạn, sau lấy được Đông
Đô rồi cho 15 vạn về làm ăn, chỉ để lại 10 vạn để phòng vệ mà thôi, nay lại chia
quân ra làm 5 phiên, một phiên ở lại lưu ban còn bốn phiên cho về làm ruộng, cứ
lần lượt thay đổi nhau mà về.

 Vị vua đầu triều Hậu Lê cũng được xếp vào danh sách một trong những vị
thiên tử có đường lối ngoại giao và kế sách củng cố nền độc lập nước nhà bền
vững và mềm mỏng nhất. Sau thất bại của quân Minh, với triều đại hùng mạnh và
bạo chúa phương Bắc, Triều Lê quyết định thiết lập quan hệ bình thường hóa để an
dân, mỗi năm đều sai dân nạp thêm cống phẩm. Với thù trong nước, Lê Thái Tổ
quyết chí đập tan âm mưu cát cứ tại một số vùng của bọn ngụy quân cũ. Điển hình
nhất có thể kể đến như Đèo Cát Mãn ở Mường Lễ, Lai Châu.
Là vị minh quân uy vũ, chủ tướng cho tài quân sự và tầm nhìn chiến lược.
Ông tại ngôi vẻn vẹn 6 năm thì mất.

You might also like