You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÀN QUỐC HỌC

NHÓM 1
NGUYỄN THANH THẢO
NGUYỄN CAO QUỲNH DUYÊN

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI AFGHANISTAN


TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2021

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC


MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022

1
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt

GDP Domestic Product Tổng Sản Phẩm Nội Địa

WB World Bank Group Ngân hàng thế giới

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

WTO World Trade Organization Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

EU European Union Liên Minh Châu Âu

Association of South East Asian


ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông
Nations Nam Á

UNSC United Nations Security Council Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc

NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
Sáng kiến Vành đai và Con
BRI Belt and Road Initiative
đường

CIA Cục trình báo trung ương

DRA Cơ quan nghiên cứu quốc phòng

Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất


OPEC
khẩu dầu mỏ

TAPI Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt

Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận


ISIS
Đông

Diễn đàn của 7 đại cường quốc có


G-7 nền kinh tế công nghiệp phát
triển với kỹ nghệ tiên tiến thế giới

Tập hợp cấp thượng đỉnh của 7


G-8
nước thuộc nhóm G-7

2
AUMF Đạo luật ủy quyền chiến tranh

Ủy ban Quốc gia về chống khủng


NTC
bố

FBI Cục điều tra liên bang Mỹ

DOD Các chính sách do Bộ quốc phòng

PRT Đội tái thiết cấp tỉnh

Lực lương Quốc phòng và an


ANDSF
ninh Quốc gia

OEF Chiến dịch tự do bền bỉ

Lực lượng tác chiến đặc biệt của


SOF
quân đội

ISAF Phái bộ lực lượng hỗ trợ an ninh

Cơ quan đặc nhiệm mật vụ Quốc


DCS
phòng

JSOC Bộ tư lệnh các lực lượng

Chương trình hợp tác cá nhân và


IPCP
đối tác

RSM Sứ mệnh hỗ trợ kiên quyết

IS Nhà nước hồi giáo

KFOR Lực lượng Kosovo

Các tiểu Vương quốc Ả Rập


UAE
thống nhất

Văn phòng kiểm soát Tài sản


OFAC
Nước ngoài

ISIS-K Nhà nước Hồi giáo Korasan

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 11/9/2001, sau cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ và kinh hoàng nhắm vào
Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Tổng thống Mỹ George Walker Bush
đã tuyên bố trước toàn thế giới rằng, Osama Bin Laden - chỉ huy mạng lưới khủng bố
Al-Qaeda đang được chính quyền Taliban che chở ở Afghanistan chính là “kẻ chủ
mưu”. Kể từ thời điểm đó, Washington tuyên bố chủ nghĩa khủng bố trở thành nguy cơ
có tính toàn cầu không chỉ đối với an ninh quốc gia của Mỹ và đồng minh, mà còn đối
với cả thế giới. Mượn cớ đó, thay vì chỉ cần sử dụng lực lượng đặc nhiệm và tình báo
để truy lùng và tiêu diệt Osama Bin Laden, Tổng thống Mỹ G.W.Bush tuyên bố phát
động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan. Đây là mốc thời gian
đánh dấu bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Thực chất, Mỹ và NATO đã mượn danh ‘chống khủng bố” để tiến hành cuộc chiến
nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Hiểu rõ được thế mạnh về tiềm lực quân sự,
phương tiện mạnh nhất bấy giờ. Ngày 07/10/2001, Mỹ đưa quân vào Afghanistan trên
danh nghĩa tiêu diệt khủng bố đã lật đổ chế độ Taliban, đánh bại Al-Qaeda và thành
lập nhà nước Afghanistan. Mỹ và các đồng minh tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự
tại đây, đồng thời gia tăng cả về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh và đối ngoại
đối với nước này.
Về kinh tế, Mỹ chi hàng trăm tỉ USD và gia tăng sức ép với các đồng minh cùng
một số nước để viện trợ “tái thiết” Afghanistan, thực chất là để chi phối nền kinh tế.
Về chính trị, tháng 12/2001, Mỹ tiến hành xây dựng chính quyền dân sự (thân Mỹ) do
ông Hamid Karzai đứng đầu, đồng thời cử chuyên gia sang giúp Kabul xây dựng bộ
máy chính quyền từ trung ương tới các địa phương; xây dựng hệ thống luật pháp; cải
thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, thông tin, truyền thông cùng các vấn đề khác có
liên quan, với hy vọng hệ thống chính quyền mới có thể bảo vệ lợi ích lâu dài của Mỹ
ở Afghanistan và khu vực. Tuy nhiên, do khả năng quản lý yếu kém, nạn tham nhũng
tràn lan, bộ máy mà Tổng thống Hamid Karzai “chỉ huy” trở thành vấn đề gây nhức
nhối, đe dọa sinh mệnh chính trị của chính quyền do Mỹ dựng lên. Về quân sự và an
ninh, Mỹ cùng các đồng minh đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự để khống chế và kiểm
soát các khu vực trọng yếu của Afghanistan, trong đó phải kể đến căn cứ không quân
chiến lược Bagram, nơi được cho là trung tâm chỉ huy tác chiến của quân đội Mỹ và

4
NATO tại khu vực Trung Á cũng như Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ vũ khí,
trang bị và tổ chức huấn luyện cho quân đội, lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan
theo mô hình phương Tây, nhằm biến đội quân này thành lực lượng bảo vệ an ninh
cũng như lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực Nam Á. Về đối ngoại, Mỹ tiến hành gây sức
ép để Liên hợp quốc cùng các nước công nhận chính quyền Afghanistan do Mỹ dựng
lên và từng bước lôi kéo nước này vào quỹ đạo của phương Tây.
Sự thất thủ của Taliban đã tạo ra cho Mỹ một “chiến thắng ảo”. Không dừng lại ở
đó, sau một thời gian rút về vùng nông thôn, nhận thấy được điểm yếu của chính
quyền Mỹ, Taliban ngày càng mạnh lên, bắt đầu cuộc chiến tranh du kích chống Mỹ,
tiến hành các cuộc tấn công đẫm máu hơn vào lực lượng an ninh Afghanistan bất chấp
sức mạnh chiến đấu và các cuộc không kích của Mỹ.
Tháng 5/2011, đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ đã tiêu diệt Osama Bin
Laden tại một căn cứ ở Abbottabad, Pakistan, nơi trùm khủng bố ẩn nấu suốt nhiều
năm. Đến tháng 6/2011 Mỹ tuyên bố sẽ đưa các binh sỹ Mỹ về nhà và chuyển giao
trách nhiệm cho lực lượng Afghanistan vào năm 2014. Mỹ chấm dứt các chiến dịch
chiến đấu lớn tại Afghanistan vào ngày 31/12/2014, và chuyển sang huấn luyện và hỗ
trợ các lực lượng an ninh Afghanistan. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, trải qua 4 đời Tổng
thống đã gây ra sự tổn thất nặng nề không những về tiền bạc mà cả về những binh lính
Mỹ và dân thường ở Afghanistan.
Theo báo của bộ công an học viện chính trị công an nhân dân ngày 24/10/2021 đưa
tin. Có khoảng 2500 binh lính liên quân thiệt mạng kể từ năm 2001, khoảng 21.000
người bị thương và tiêu tốn của nước Mỹ hàng tỷ USD (~2.300 tỷ). Không những thế,
theo nghiên cứu do đại học Brown tiến hành ước tính các lực lượng an ninh
Afghanistan tổn thất 69.000 người. Nghiên cứu này đưa ra con số 51.000 dân thường
và 51.000 tay súng Taliban thiệt mạng.
Sau thất bại trước Taliban, tháng 2/2020, chính quyền Trump ký thỏa thuận với
Taliban rằng sẽ rút toàn bộ binh sỹ khỏi Afghanistan trước ngày 1/5/2020 nhưng đổi
lại Taliban phải cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố như Al-Qaeda và các tổ chức
nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan, giảm tình trạng bạo lực và đàm phán
với chính phủ Afghanistan được hậu thuẫn. Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận là để các
lãnh đạo Afghanistan và Taliban có thể đàm phán về một lộ trình chính trị cho chính
phủ mới, hiến pháp mới, giảm căng thẳng và sau cùng là một lệnh ngừng bắn kéo dài.

5
Với những lợi thế trên thực địa, cùng với việc Mỹ sắp rút quân, Taliban dường như
đang ở thế trên cơ trong đối thoại với chính phủ Afghanistan. Các cuộc đối thoại này
bắt đầu từ tháng 9/2020 ở Doha, Qatar nhưng sau đó đã bị đình trệ.
Theo báo Quân đội nhân dân đưa tin ngày 24/7/2021. Mỹ cam kết hỗ trợ ngoại
giao và nhân đạo cho Afghanistan. Theo đó, ngày 24/7/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden
đã cam kết với người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani tiếp tục can dự về mặt ngoại
giao để ủng hộ biện pháp chính trị lâu dài và công bằng cho tình hình Afghanistan
trong bối cảnh lực lượng Taliban gia tăng áp lực đối với chính phủ Quốc gia Nam Á
này, và mục tiêu của Mỹ ở quốc gia Nam á này không thay đổi: Đảm bảo rằng
Afghanistan sẽ không bao giờ một lần nữa được sử dụng làm nơi lên kế hoạch và tiến
hành khủng bố. Khoản hỗ trợ an ninh trị giá 3,3 tỷ USD mà Mỹ dự kiến giải ngân cho
Afghanistan trong năm tài chính 2022 ưu tiên nâng cao năng lực cho Không quân
Afghanistan, đảm bảo các nguồn cung cấp chính và tiền lương cho các binh sĩ. Ngày
23/7, tổng thống Joe Biden cũng đã phê duyệt cho sử dụng đến 100 triệu USD từ Quỹ
hỗ trợ di cư và người tị nạn khẩn cấp với mục đích đáp ứng các yêu cầu bất ngờ và
khẩn cấp về di cư và người tị nạn, nạn nhân xung đột và những đối tượng nguy cơ
khác do hậu quả của tình hình tại Afghanistan. Ngoài ra, từ năm 2020-2021 tổng số
tiền Mỹ viện trợ nhân đạo cho quốc gia Nam Á này lên tới 543 triệu USD. Mỹ cũng
đẩy nhanh việc cấp thị thực cho những người Afghanistan dễ bị tổn thương, bao gồm
cả phụ nữ làm trong lĩnh vực chính trị, nhà báo, các nhà hoạt động bởi họ có thể trở
thành mục tiêu của lực lượng Taliban. Ước tính số người tị nạn tại Mỹ có thể lên đến
khoảng 100.000 người.
Mặc dù Biden tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ đàm phán hòa bình, tuy nhiên Taliban có
vẻ như không vội vàng. Lực lượng này không nói rõ là sẽ đồng ý về một chính phủ
chia sẽ quyền lực, mà lại ngỏ ý muốn tìm kiếm sự độc quyền về quyền lực. Nhiều ý
kiến lo ngại rằng, việc các lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu rút khỏi Afghanistan sẽ
đẩy quốc gia này tới một cuộc nội chiến tổng lực, theo đó có thể khôi phục quyền lực
cho lực lượng hồi giáo cực đoan Taliban sau hai thập kỷ.
Từ lâu, Mỹ đã muốn rút quân khỏi Afghanistan, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác,
khiến nhiều đời tổng thống Mỹ chưa thể thực hiện. Không thể thiết lập được chính
quyền Hồi giáo thân Mỹ, tiêu hao nhiều nhân lực, tiền của, thế nhưng Mỹ vẫn không
thu được gì nhiều trong cuộc chiến này. Khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi chiến trường

6
này thì chỉ sau một thời gian ngắn. Các thành phố, tỉnh lỵ kể cả thủ phủ Kabul thất thủ
trong “nháy mắt”. Với một thế cờ như vậy, việc kéo dài sẽ chỉ làm gia tăng tổn thất.
Khi Mỹ tuyên bố rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Afghanistan (21/08/2021), truyền
thông quốc tế đã công kích mạnh mẽ vào sự thất bại ê chề của Mỹ tại chiến trường
này. Nhưng xem xét từ góc nhìn chiến lược, việc rút quân của Mỹ là có ý đồ và để lại
nhiều cạn bẫy khó lường mà những quốc gia muốn thay thế Mỹ dễ mắc phải. Cơ hội,
thách thức luôn song hành và tương lai của Afghanistan cũng như những nước thay thế
chân Mỹ sẽ ra sao, đang là vấn đề thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Việc rút quân khỏi Afghanistan đã làm tổn hại thêm hình ảnh và uy tín của tổng
thống Biden. Một tờ báo viết: “Khi lên nắm quyền, ông Biden được giới thiệu như là
một tổng thống cực kỳ có năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, và như là một
người thẳng thắn, đáng tin cậy, nhất là khi so sánh với người tiền nhiệm. Giờ đây tổng
thống Joe Biden đang cho thấy hình ảnh và uy tín của ông bị tổn hại vì thất bại trong
vụ triệt thoái khỏi Afghanistan”. Những gì diễn ra ở Afhanistan không chỉ là thất bại
của Mỹ, mà còn đặt ra những hệ lụy cho các đồng minh Châu Âu. Le Figaro ghi nhận:
Chính quyền Afghanistan sụp đổ đột ngột cùng những cảnh tượng hỗn loạn kéo theo
cuộc di tản kiều dân nước ngoài cùng những người Afghanistan cộng tác đã khiến
Châu Âu không khỏi bàng hoàng và lo lắng. Các nước đồng minh của Mỹ như Đức,
Anh, Pháp dù đã hình dung được kết quả từ lâu, nhưng vẫn thấy thất vọng với cách
thức thoái lui của Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Anh, Ben Wallce gọi đây là “thất bại
của cộng đồng quốc tế”. Tổng thống Đức Frank-Walter Steninmeier, thì nhận định
“những hình ảnh đầy tuyệt vọng ở sân bây Kabul là nổi hổ thẹn của phương Tây”.
Tổng thống Đức Angela Merkel gọi đó là những “sự kiện cay đắng”.
Vậy các chính sách của Mỹ đối với Afghanistan từ năm 2001-2021 như thế nào?
Vì sao Afghanistan đóng vai trò quan trọng đối với chính sách của Mỹ ở khu vực? Vì
sao Mỹ phải rút quân? Vai trò của các cường quốc khi Mỹ rút quân là gì? việc Taliban
trở lại nắm quyền tại Afghanistan tác động ra sao đến khu vực nói riêng và thế giới nói
chung? Liệu còn ai sẽ thế chân Mỹ can thiệp vào Afghanistan? Đó không chỉ là những
dấu chấm hỏi đối với tác giả, mà còn đối với những học giả quan tâm đến những sự
kiện sau vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra vào năm 2001. Việc trả lời những câu hỏi trên
sẽ góp phần giúp tác giả cũng như các học giả có cái nhìn sâu rộng hơn, toàn diện về
cuộc chiến cũng như các chính sách của Mỹ đối với Afghanistan trong 20 năm qua.

7
Ngoài ra, tác giả thực hiện đề tài “Chính sách của Mỹ đối với Afghanistan từ năm
2001 đến năm 2021” với mong muốn cung cấp kiến thức cho các học giả quan tâm đến
lĩnh vực quan hệ quốc tế, góp phần hỗ trợ thêm vốn tài liệu sau này cho các bạn sinh
viên học tập, nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận do nhóm tiểu luận nghiên cứu là tìm hiểu về “Chính
sách của Mỹ đối với Afghanistan từ năm 2001 đến năm 2021”.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận sẽ gồm:
- Các nhân tố tác động lên chính sách của Mỹ đối với Afghanistan từ sau vụ khủng
bố 11/09. Khái quát cuộc chiến ở quốc gia này trong năm 2001.
- Mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai chính sách của Mỹ ở Afghanistan từ
2001-2021 qua 4 đời tổng thống Mỹ.
- Đánh giá, nhận xét và tương lai chính sách của Mỹ ở khu vực sau khi rút quân.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả trong bài tiểu luận này là chính sách của
Mỹ đối với Afghanistan. Ngoài ra cũng nghiên cứu các chính sách của Afghanistan đã
gặp phải từ năm 2001 đến năm 2021 về khó khăn, tiêu cực và những sai lầm của Mỹ.
Từ đó tiểu luận sẽ nêu ra những tác động ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
Afghanistan đối với Mỹ và các nước đồng minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian, bài tiểu luận nghiên cứu từ khi xảy ra vụ tấn công kinh
hoàng vào ngày 11/09/2001 tại Tòa tháp đôi của trung tâm Thương mại Thế giới New
York làm chấn động cả thế giới lúc bấy giờ. Đỉnh điểm khi Mỹ tuyên bố cuộc "chiến
tranh chống khủng bố toàn cầu" tại Afghanistan vào năm 2001 và kéo dài đến năm
2021. Đây được coi là cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ lên đến tận 20 năm. Nó đã
kéo dài qua 4 đời tổng thống và mãi đến ngày 11/09/2021 tổng thống Mỹ Joe Biden -
người kế nhiệm thứ 46 đã ký thỏa thuận và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi
Afghanistan.

8
Về phạm vi không gian, tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu chính ở đất nước nằm
giữa nơi giao nhau ở Nam Á và Trung Á. Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan có diện tích
lớn gấp 2 lần đất nước Việt Nam.
4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu về “Chính sách của Mỹ đối với Afghanistan từ năm 2001 đến
năm 2021” với mục đích làm rõ những chính sách của Mỹ đối với quốc gia Nam Á
này từ 2001 đến năm 2021. Đồng thời nêu ra việc Mỹ đã mượn cớ chống khủng bố với
mục đích muốn trực tiếp can thiệp quân sự để thực hiện mưu đồ kiểm soát vị trí chiến
lược trọng yếu ở quốc gia này.
Bài nghiên cứu cũng góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình chiến lược
cũng như tác động của chính sách ảnh hưởng đến các cường quốc thế giới và cường
quốc khu vực.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc làm rõ nguyên nhân, nội dung, quá trình để giúp làm rõ về chính sách của
Mỹ đối với Afghanistan. Hơn nữa, tiểu luận của nhóm tác giả sẽ là tài liệu tham khảo
cả về chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, chính sách đối ngoại để giúp cho các sinh
viên khóa sau có sự quan tâm tìm hiểu đến việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai
đất nước này.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về chính sách của Mỹ đối với Afghanistan hay những bất ổn về tình
hình Afghanistan đang trở thành mối quan tâm từ nhiều học giả, các nhóm nghiên cứu,
đặc biệt là ngoài nước. Những công trình nghiên cứu này đã được công bố dưới nhiều
hình thức khác nhau từ sách, tạp chí cho đến các bài luận văn, luận án,...
5.1 Tình hình nghiên cứu tại Mỹ và nước ngoài
Cuốn sách “US Policy Towards Afghanistan, 1979-2014 ‘A force for good” (tạm
dịch: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Afghanistan, 1979-2014 ‘Lực lượng vì điều tốt
đẹp’) của tác giả Anthony Teitler, được nhà xuất bản Taylor & Francis Ltd ấn hành
năm 2020. Tại chương 3, tác giả đã khắc hoạ được các động cơ, chiến lược xây dựng
các lợi ích lâu dài của Mỹ đối với Afghtanistan từ sau vụ nổ kinh hoàng ngày 11/09.
Kể từ đó ông phân tích các chính sách của Mỹ trải qua các đời tổng thống từ Bush,
Obama, Trump. Tác giả tập trung đặc biệt vào việc Hoa Kỳ đại diện và biện minh cho

9
chính sách Afghanistan của mình. Công trình này thể hiện cách thức đan xen giữa
ngôn ngữ và ngôn ngữ thực tiễn xã hội đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách
về một ý nghĩa chung về chính sách bán hàng. Bằng cách này, Washington biện minh
cho các hoạt động của mình - bao gồm các hoạt động bí mật, ngoại giao, chống khủng
bố và chiến tranh - là điều cần thiết để đảm bảo rằng 'cái thiện' thắng 'cái ác'. Tác giả
đã triển khai phương pháp tiếp cận kiến tạo ngay từ chương 1 để làm sáng tỏ mối quan
hệ Mỹ - Afghanistan trong thời điểm lịch sử quan trọng này. Tuy nhiên, lập luận của
tác giả trái ngược với các tài liệu hiện có, tác giả chỉ chủ yếu tập trung lập luận rằng
Hoa Kỳ đã được thúc đẩy bởi tư lợi trong các giao dịch với Afghanistan, những lợi ích
mà Hoa Kỳ nhận được từ các chính sách, tác giả vẫn chưa đưa ra được những mặt hạn
chế, những hậu quả từ các chính sách này mang đến cũng như những tác động của
chính sách ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác. Cuốn sách này
cũng giới hạn về phạm vi thời gian, chỉ phân tích đến chính quyền tổng thống Donald
Trump.
Cuốn sách “American in Afghtanistan: Foreign policy and decision making from
Bush to Obama to Trump” (tạm dịch: Mỹ ở Afghanistan: Chính sách đối ngoại và ra
quyết định từ Bush đến Obama đến Trump), của tác giả Sharifullah Dorani, được nhà
xuất bản IB Tauris ấn hành vào năm 2019. Tại chương 1 tác giả đã tập trung vào quá
trình ra quyết định, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính
sách của Mỹ trong quá trình xây dựng cuộc chiến dài nhất của họ, khắc hoạ lại chiến
tranh Afghanistan và phản ứng trên thực địa ở Afghanistan đã ảnh hưởng như thế nào
đến các sự kiện kể từ đó. Đến chương 2 tác giả đã phân tích đầy đủ chính sách đối
ngoại của hoa kỳ đối với Afghanistan từ 'Cuộc chiến chống khủng bố' của Bush, đến
cuộc chiến 'Chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực' của Obama đến cuộc kháng chiến
chống 'Chủ nghĩa khủng bố hồi giáo cực đoan' của Trump.
Thông qua cuốn sách, người đọc có thể hiểu rõ được về các mục tiêu Afghanistan
'thực sự' của Hoa kỳ, lý do của Hoa kỳ, những thất bại ở Afghanistan, đặc biệt là
không có khả năng cải thiện quản trị và ngăn chặn Pakistan, Iran và Nga hỗ trợ cuộc
nổi dậy ở Afghanistan, và có những lý do dẫn đến những thay đổi đáng kinh ngạc
trong chính sách Afghanistan của Mỹ trong suốt 16 năm rưỡi. Tác giả cũng đã đánh
giá các phản ứng của tổng thống Karzai và Ghani đối với Bush, chính sách của Obama
và Trump ở Afghanistan và khu vực. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến vai trò của

10
các nước láng giềng của Afghanistan - Nga, Iran, Ấn Độ và đặc biệt là Pakistan - trong
chiến tranh lạnh. Cuốn sách này là một trong những tài liệu chủ chốt của nhóm tác giả
khi thực hiện đề tài này bởi những yếu tố đa diện. Tuy nhiên, cuốn sách cũng bị giới
hạn bởi thời gian nghiên cứu, chỉ phân tích đến chính quyền Donald Trump.
Cuốn sách “A bitter harvest: US foreign policy and Afhanistan” (tạm dịch: Một
vụ thu hoạch đắng: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Afghanistan), tác giả
QuaTom lanford, được nhà xuất bản Routledge ấn hành năm 2003. Tác giả đã cung
cấp bối cảnh lịch sử cần thiết để hiểu được các vấn đề chính sách phức tạp và tiềm
năng ở Afghanistan thông qua những người hiện tại đang chiếm giữa Nhà Trắng. Cuốn
sách như một hướng dẫn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách hiện đại về
'nền chính trị luôn không chắc chắn của Afghanistan', cuốn sách tổng hợp những kiến
thức chung về đất nước cũng như sự hiện diện của Hoa Kì. Tuy nhiên, tác giả tập trung
quá nhiều vào quá trình lịch sử đất nước, chưa tập trung nhiều vào chính sách của Mỹ
đối với Afghanistan ở các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự, giáo dục,...
Cuốn sách “Vortex of conflict: U.S Policy Toward Afghanistan, Pakistan, and
Iraq” (tạm dịch: Vòng xoáy xung đột: chính sách của Hoa Kỳ đối với Afghanistan,
Pakistan, và Iraq) của Dan Caldwell, được nhà xuất bản nghiên cứu an ninh Stanford
ấn hành năm 2011. Tại chương 1 (trang số 3) và 2 (trang số 111) tác giả đã mô tả rõ
các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hoá và ý thức hệ có liên quan đến các cuộc chiến ở
Afghanistan, tác giả đã chứng minh được rằng chúng có mối quan hệ với nhau như thế
nào theo một số cách quan trọng. Bắt đầu bằng việc mô tả lịch sử của hai cuộc xung
đột trong bối cảnh các chính sách Hoa Kỳ đối với Afghanistan, Iraq và Pakistan - vì
chính sách của Hoa Kỳ đối với chủ nghĩa khủng bố và Afghanistan không thể hiểu
được nếu không xem xét một số vấn đề về Pakistan - tác gỉa đã phác thảo và phân tích
các vấn đề chính trị của hai cuộc chiến. Chúng bao gồm chất lượng thông tin tình báo,
kế hoạch chiến tranh, tái thiết sau chiến tranh, hoạch định chính sách giữa các cơ quan,
mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và sự chuyển đổi từ chiến lược thông
thường sang chống nổi dậy. Cuối cùng chương 3 (trang số 247) ông cũng đưa ra các
bài học kinh nghiệm từ hai xung đột này và chỉ ra ứng dụng của chúng trong xung đột
ở tương lai - đây cũng là điểm mới mà tác giả đã đặt ra, cũng chính là vấn đề mà nhóm
tác giả quan tâm đến. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào phân tích vấn đề chính trị,
mà các vấn đề khác chưa được khai thác triệt để.

11
Trong cuốn “ 战后美国对阿富汗政策的演变研 究 ” (tạm dịch: Nghiên cứu về sự
phát triển của chính sách Hoa Kỳ đối với Afghanistan sau chiến tranh) của tác giả
Vương Trùng Chi, nhà xuất bản Công ty TNHH xuất bản sách thế giới Quảng Đông ấn
hành vào năm 2017. Tác giả đã dựa trên bối cảnh, nguyên nhân, quá trình và nội dung,
ảnh hưởng hoặc đánh giá, phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với Afghtanistan.
Nhận định rằng vẫn còn nhiều bất ổn trong chính sách tương lai của Hoa Kỳ,
Afghanistan và các nước láng giềng của Afghanistan; các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
chính sách của Hoa Kỳ sau chiến tranh đối với Afghtanistan liên quan đến Hoa Kỳ,
Afghanistan và các nước láng giềng của Afghanistan và một số nhân tố quyền lực
chính trị; các chiến lược toàn cầu và khu vực của Hoa Kỳ là những nhân tố cơ bản ảnh
hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ về phía Afghanistan. Tuy nhiên, cuốn sách phân
tích trên phương diện Trung Quốc, có phần cá nhân hóa hơi mang tính ám chỉ lỗi lầm
của Hoa Kỳ.
Bài viết “Влияние поражения США в Афганистане на их гегемонию” (tạm
dịch: Tác động của thất bại của Mỹ đối ở Afghanistan đối với quyền bá chủ của họ)
của tác giả Ahmad Khan Dawlatyar, được đăng tải ngày 14/9/2021 bởi Trung tâm
nghiên cứu, chính sách và khủng hoảng Akara. Từ việc Hoa Kỳ đã tuân thủ các yêu
cầu của Taliban, tác giả lập luận rằng quá trình rút tiền sẽ ảnh hưởng về quyền bá chủ
toàn cầu của Hoa Kỳ và thậm chí mở ra cánh cửa thảo luận về quyền bá chủ của nước
này. Ông nhận định chiến thắng của Taliban là sự sụp đổ của "chính sách xoa dịu" và
"chiến lược rút lui cao cả" do Hoa Kỳ thực hiện chống lại tổ chức này và đó là cơ hội
để Trung Quốc lấp đầy khoảng trống quyền lực ở quốc gia này. Hiện tại, chính quyền
Bắc Kinh đang thách thức vị trí đặc quyền của chính quyền Washington đối với hệ
thống quốc tế với tư cách là một trong những cường quốc thống trị nền kinh tế thế
giới.
Trong bối cảnh hoà giải và đàm phán cùng Taliban, việc Mỹ rút quân mà không có
sự đồng tình của các thành viên NATO đã làm suy yếu khả năng hoà giải. Song vào
đó, Taliban đã thực hiện các cuộc chiến và thiết lập chính quyền thống trị ở
Afghanistan nói chung. Do đó, sự phát triển của các sự kiện đã dẫn đến sự thất bại
trong "chính sách xoa dịu" và "kết hoạch rút quân cao cả".
Theo một nghĩa khác, Hoa kỳ vẫn là một khán giả của toàn bộ quá trình. Giờ đây
các đối thủ của Hoa Kỳ sẽ lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Afghanistan. Điều này có

12
nghĩa là sự suy yếu của quyền bá chủ của Mỹ. "Mặt khác, sự thành công của Taliban
đã cho thấy rằng các diễn ngôn của Hoa Kỳ như dân chủ, nhân quyền và quyền phụ nữ
đều được tạo nên từ những lời ngụy biện. Bởi vì không có hoà bình lâu dài nào đạt
được ở Afghanistan và chính quyền Washington tỏ ra không mấy quan tâm đến các
vấn đề như nhân quyền và quyền phụ nữ".
Thất bại ở Afghanistan đã giáng 1 đòn nặng nề vào vai trò lãnh đạo bá quyền mà
nước này đảm nhận sau thế chiến thứ hai. Nói cách khác, Afghanistan, nơi được mệnh
danh là "nghĩa địa của các đế chế", là nơi khởi đầu thất bại của Mỹ và phá tan giấc
mộng về 1 đế chế toàn cầu.
Trong bài “Политика Европейского Союза в Афганистане” (tạm dịch: Chính
sách của Liên minh Châu Âu ở Afghanistan) của tác giả Ahmad Khan Dawlatyar được
đăng tải ngày 26/3/2022 bởi Trung tâm nghiên cứu, chính sách và khủng hoảng Akara.
Tác giả lập luận rằng EU đang cố gắng ngăn khoảng trống quyền lực do việc Mỹ rút
lui khỏi bị lấp đầy bởi các bên chống phương Tây bằng cách duy trì sự hiện diện ở
Afghanistan. Bởi vì EU không hài lòng với thực tế là Trung Quốc và Nga đang lấp đầy
khoảng trống quyền lực ở Afghanistan sau khi Mỹ rút lui, và do đó, họ đang cố gắng
cân bằng các đối thủ của mình bằng cách ở lại Afghanistan bất kể điều gì. Trong bối
cảnh đó, MEP David McAllister đã kêu gọi các quốc gia đồng minh có lập trường
thống nhất để ngăn chặn Nga và Trung Quốc lấp đầy khoảng trống ở Afghanistan.
Ngoài ra, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Doha đã nói rằng
ông đang tiến hành mở một phái bộ chung ở Afghanistan mà không công nhận Taliban
và không thiết lập quan hệ chính trị. Đây cũng chính là vấn đề mà nhóm đề tài quan
tâm và cần được nghiên cứu sâu hơn.
5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với công trình nghiên cứu trong nước không thể kể đến cuốn sách
“Afghanistan ngày nay” của tác giả Ngô Xuân Bình và tác giả Lê Thị Hằng Nga
được nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2018. Ở cuốn sách này, các tác giả
đã trình bày bố cục rõ ràng về 4 vấn đề sau: (1) Giới thiệu tổng quan về Afghanistan,
với những đặc điểm địa lý - tự nhiên, dân cư, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, giáo dục của
Afghanistan; (2) Phân tích những vấn đề chính trị và an ninh cơ bản của Afghanistan;
(3) Phân tích những vấn đề kinh tế cơ bản của Afghanistan, bao gồm những nét tổng
quan của nền kinh tế như chỉ số tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, thương mại,

13
đầu tư và tài trợ quốc tế; (4) Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Afghanistan. Tuy
nhiên sách này chỉ nêu tính chất khái quát sơ lược về Afghanistan, nêu ra những hiểu
biết cơ bản về đất nước nhưng chưa đi sâu vào việc phân tích rõ các chính sách đối
ngoại giữa Mỹ và Afghanistan, cuốn sách cũng bị giới hạn về thời gian nghiên cứu, chỉ
nghiên cứu đến năm 2018. Vì vậy, nhóm tác giả sẽ nối tiếp, triển khai làm rõ thêm các
chính sách từ thời gian này trở đi.
Đối với công trình nghiên cứu bằng luận văn có “Chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với Trung Đông dưới thời tổng thống Barack Obama (2009-2012)” của tác giả
Lê Thị Hoài Thu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013 đã khái quát
về chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Trung Đông và những tác động
của chính sách đối với khu vực và quan hệ của Mỹ với các nước khu vực. Cụ thể, tác
giả đã phân tích về những mục tiêu, chủ trương và biện pháp triển khai của tổng thống
Obama đối với khu vực đó 1990 - 2008. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những đánh giá
về kết quả triển khai chính sách, tác động và dự báo về chính sách của Mỹ đối với khu
vực Trung Đông sau năm 2012. Qua luận văn này đã giúp nhóm tác giả cung cấp thêm
nhiều thông tin về chính sách của tổng thống Obama đối với Trung Đông cũng như
những tác động dến khu vực nhưng chỉ khái quát một cách sơ lược những chính sách
của Mỹ đối với Trung Đông thời Obama mà chưa đi chuyên sâu vào chính sách của
Mỹ đối với Afghanistan như đề tài nhóm tác giả đang nghiên cứu.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách còn có các bài viết
của các học giả được đăng trong các tạp chí trong nước có thể kể đến như bài viết:
“Cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Đông dưới thời tổng thống Biden” của
Nguyễn Nhâm được đăng ở tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 02(186)
tháng 2/2021. Bài viết có nội dung được tập trung nghiên cứu về cách tiếp cận của
chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với khu vực Trung Đông khi điều chỉnh
quan hệ đồng minh khu vực. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến tổng thống này tìm
cách “hồi sinh” thỏa thuận hạt nhân Iran 2015; ủng hộ “giải pháp hai nhà nước” và cải
thiện quan hệ với Palestine. Tổng thể thì qua bài viết này tác giả đã phân tích bao quát
được vấn đề chiến lược của nước Mỹ đối với khu vực Trung Đông thời tổng thống Joe
Biden nhưng có thể thấy bài nghiên cứu này vẫn bị hạn chế bởi phạm vi không gian,
tác giả vẫn chưa làm rõ quá trình triển khai chiến lược của Mỹ đối với Afghanistan.

14
Bài phân tích “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama” của tác giả Trần
Văn Thắng được đăng trên Nghiên cứu quốc tế Số 06/2020. Ở bài viết này, tác giả đã
phân tích được chính sách đối ngoại và hành động của Hoa Kỳ đối với Afghanistan
vào thời gian ông Obama làm tổng thống. Vì bài viết này tập trung làm rõ những chính
sách gây nên thất bại của Mỹ trong việc mang lại hòa bình cho Afghanistan là nằm ở
Pakistan từ đó cho thấy được đây sẽ là tài liệu quan trọng giúp nhóm tác giả tiếp tục
nghiên cứu cho bài tiểu luận về chính sách của Mỹ và Afghanistan.
Bài viết “Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan” do tác giả
Trần Hùng biên soạn được đăng ở Nghiên cứu quốc tế số 08/2021. Trong công trình
này, tác giả đã trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Mỹ trong cuộc
chiến đối đầu với Afghanistan khi bắt đầu và đến khi qua 20 năm sau Joe Biden rút
quân hoàn toàn ra khỏi nơi này. Tác giả đã nêu ra được Hoa Kỳ đã không xác định
được mục tiêu của mình là: mục tiêu quân sự quá tuyệt đối và mục tiêu chính trị thì
quá trừu tượng. Dẫn đến không liên kết được với nhau khiến Mỹ vướng vào cuộc xung
đột không có điểm kết thúc xác định đi đến thất bại cuộc chiến ở Afghanistan. Bài
nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm cá nhân của tác giả về sự thất bại của Mỹ trong
chính sách, tuy nhiên những quan điểm này đứng trên phương diện cá nhân, chưa thực
sự phân tích một cách toàn diện.
5.3 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài
Qua việc phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước mà nhóm tác
giả tiếp cận được, có thể thấy rằng tình hình nghiên cứu về đề tài này tại Mỹ và nước
ngoài khá sôi nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Nga,... Bởi lẽ chính sách rút quân của Mỹ
không những ảnh hưởng đến uy tín của Washington mà còn có những tác động tiêu
cực hay tích cực đến các nước trong khu vực. Điển hình là chính sách rút quân của Mỹ
được xem là cơ hội để Trung Quốc có thể thế chân Mỹ, đánh bật Mỹ và vương lên
hàng đầu. Ngược lại, nếu như nghiên cứu tại Mỹ và nước ngoài cực kỳ sôi nổi thì
những nghiên cứu tại Việt Nam về đề tài này thì chưa thật sự "năng động", có lẽ đây là
đề tài khá mới mẻ và lạ lẫm tại Việt Nam cũng như những hiểu biết, nhận thức của
Việt Nam về chính quyền Afghanistan còn hạn chế. Chính vì thế, nhóm tác giả muốn
mang những kiến thức về đề tài này để đóng góp cho nền nghiên cứu khoa học Việt
Nam. Đây cũng chính là bước ngoặc, thách thức đối với nhóm tác giả.
5.3.1 Những thành công của các tác giả đi trước

15
Thứ nhất, thông qua các công trình nghiên cứu mà nhóm tác giả tiếp cận được, hầu
hết các tác giả đã khắc hoạ lại được bối cảnh khu vực sau trận chiến 11/9 và chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ trong quá trình
xây dựng cuộc chiến dài nhất của họ, khắc hoạ lại chiến tranh Afghanistan và phản
ứng trên thực địa ở Afghanistan đã ảnh hưởng như thế nào đến các sự kiện kể từ đó.
Thứ hai, các tác giả tác giả đã phân tích tổng quan chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ đối với Afghanistan từ 'Cuộc chiến chống khủng bố' của Bush, đến cuộc chiến
'Chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực' của Obama đến cuộc kháng chiến chống 'Chủ
nghĩa khủng bố hồi giáo cực đoan' của Trump. Từ đó chỉ ra được những mục tiêu
trong từng chính sách của Mỹ tại đất nước này.
Thứ ba, các tác giả cũng đưa ra được một vài vấn đề hậu Mỹ rút quân khỏi
Afghanistan.
Thứ tư, các tác giả đã thành công trong việc sử dụng các phương pháp luận, các
phương pháp nghiên cứu để phân tích rõ những động cơ và mục tiêu hình thành nên
các chính sách, các tác giả cũng đã sử dụng những quan điểm của mình để đánh giá,
nhận định các chính sách.
5.3.2 Những hạn chế của các tác giả đi trước
Thông qua những công trình nghiên cứu được nhóm tác giả đưa ra, có thể thấy rõ
chính sách của Mỹ đối với Afghanistan đang là đề tài nghiên cứu nhận được sự quan
tâm của nhiều học giả trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu tại Việt Nam vẫn
còn hạn chế, các tác giả trong nước khi thực hiện đề tài này vẫn bị giới hạn bởi phạm
vi nghiên cứu lẫn không gian và thời gian. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả
đã cố gắng chấp nhặt, tổng hợp các nguồn tài liệu, tuy nhiên các nguồn tài liệu này vẫn
chưa khai thác sâu được vào chính sách của Mỹ đối với Afghanistan trong thời gian từ
năm 2001 đến năm 2021, điển hình là luận án nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với Trung Đông dưới thời tổng thống Barack Obama (2009-2012)” của
thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu, luận án chỉ khái quát sơ lược về chính sách của Mỹ đối
với Trung Đông mà chưa đi sâu cụ thể vào khu vực Afghanistan trên từng lĩnh vực.
Trở lại với các nghiên cứu của các tác giả tại Mỹ và nước ngoài. Bên cạnh những
thành công đạt được thì song song vào đó vẫn còn những mặt hạn chế. Về cơ bản, các
tác giả đã khái quát được các chính sách của Mỹ đối với Afghanistan nhưng vẫn chưa
đi sâu cụ thể vào từng lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị,.... Các tác giả tập trung

16
nhiều vào phân tích mục tiêu và lợi ích mà Mỹ đạt được từ chính sách nhưng quên đi
những tổn thất, hậu quả mà Mỹ phải nhận lấy hậu chính sách cũng như các vấn đề đặt
ra hậu Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Hầu hết các tác giả đều cho rằng việc Mỹ rút
quân khỏi Afghanistan là thất bại của Mỹ nhưng liệu rằng việc Mỹ rút quân khỏi
Afghanistan là lối đi mới của Washington để tiếp tục thực hiện hóa mục đích của họ.
Những tiên đoán về tương lai của Mỹ, Afghanistan và các nước trong khu vực cũng
như các chính sách của NATO đối với chính quyền Afghanistan hậu Mỹ rút quân vẫn
còn mập mờ chưa rõ ràng cụ thể.
Nhìn từ phương diện Quốc tế, có thể thấy Trung Quốc rất quan tâm đến vấn đề
này. Vì vậy những lập luận của nhóm tác giả Trung Quốc cũng chỉ tập trung vào lợi
ích của Trung Quốc khi Mỹ thua cuộc trong trận chiến. Chính vì vậy những bài nghiên
cứu của nhóm tác giả này vẫn còn bị hạn chế bởi tính khách quan của vấn đề.
5.3.3 Những vấn đề tiếp tục được đặt ra cho nghiên cứu của luận án
Thông qua những kết quả nhận xét đánh giá về các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước, nhóm tác giả sẽ tiếp tục tham khảo, nghiên cứu và bổ sung tư liệu cho
những tài liệu trước đó vẫn còn bị hạn chế, đặc biệt là những tư liệu nghiên cứu mới,
từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhằm giải quyết các vấn đề tiếp tục được đặt
ra cho nghiên cứu này. Về mặt chi tiết những vấn đề tiếp tục được đặt ra cho bài
nghiên cứu này gồm có như sau:
Thứ nhất, nhóm tác giả sẽ phân tích rõ những nhân tố tác động hình thành nên
chính sách của Mỹ đối với Afghanistan. Khái quát cuộc chiến sau sự kiện 11/09.
Thứ hai, phân tích những mục tiêu của chính sách qua các thời kì, từ đó tiếp tục
khai thác sâu hơn về nội dung, cách thức thực hiện chính sách của Mỹ đối với
Afghanistan về mặt kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự,.... qua 4 đời tổng thống Mỹ
Thứ ba, phân tích những lợi ích mà Mỹ đạt được cũng như những hạn chế mà Mỹ
nhận được hậu chính sách.
Thứ tư, phân tích những tác động của chính sách đối với chính quyền tân
Afghanistan cũng như mối đe dọa an ninh - chính trị đối với các nước trong khu vực
sau khi Mỹ rút quân. Đánh giá và nhận xét về tương lai chính sách của Mỹ sau khi rút
quân khỏi Afghanistan.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận

17
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng, để phân tích mục tiêu cùng với những chính sách của Mỹ dành cho
Afghanistan. Ngoài ra nhóm tác giả còn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch
sử và kết hợp vận dụng những lý thuyết trong quan hệ quốc tế để phân tích những tác
động, ảnh hưởng đến an ninh các nước trong khu vực.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Do đề tài được tiếp cận từ góc độ sử học làm trọng tâm nên phương pháp lịch sử
và phương pháp logic được tác giả sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện lại cuộc chiến kể từ sau vụ nổ
kinh hoàng ngày 11/09/2001. Đánh dấu từ cột mốc này, tác giả tái hiện lại sự kiện nổi
bật, gây ra những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với chính quyền Afghanistan
theo trình tự thời gian. Trên cơ sở đó, phương pháp logic được sử dụng để giải thích
nguyên nhân và mục đích thật sự của các chính sách tại Afghanistan của Mỹ khi tuyên
bố với danh nghĩa chống khủng bố.
Phương pháp phân tích địa - chính trị cũng được tác giả sử dụng nhằm cho thấy rõ
các nguồn địa chính trị tiềm năng của đất nước Afghanistan, từ đó cho thấy rõ những
mục tiêu và lợi ích mà Mỹ đạt được nếu giao lưu với Afghanistan.
Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại được tác giả sử dụng để phân tích các
nhân tố tác động, hình thành nên chính sách của Mỹ đối với Afghanistan, từ đó làm rõ
mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai chính sách qua 4 đời tổng thống Mỹ.
Ngoài ra các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cũng được sử dụng để thực
hiện nghiên cứu đề tài. Trong đó bao gồm: (1) phương pháp khảo sát kinh tế (được sử
dụng trong việc nghiên cứu cách thức triển khai chính sách của Mỹ trong lĩnh vực kinh
tế), (2) phương pháp phân tích và so sánh lực lượng (được triển khai trong cách thức
triển khai chính sách an ninh - quân sự của Mỹ và Afghanistan), (3) phương pháp tổng
thể và toàn cục, (4) phương pháp lý luận (lý thuyết) và liên hệ thực tế v.v…
7. Bố cục
Bài tiểu luận bao gồm 3 chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1. Các nhân tố hình thành nên chính sách của Mỹ đối với
Afghanistan từ sau sự kiện khủng bố 11/09. Trong chương này, tác giả phân tích
các nhân tố tác động trong và ngoài nước để hình thành nên chính sách của Mỹ đối với

18
Afghanistan từ sau sự kiện khủng bố 11/09. Khái quát cuộc chiến ở quốc gia này trong
năm 2001.
Chương 2. Quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với Afghanistan từ
năm 2001-2021. Ở chương này, tác giả sẽ phân tích những mục tiêu của chính sách
qua các thời kì, đồng thời làm rõ những nội dung, quá trình triển khai chính sách trên
từng lĩnh vực của Mỹ đối với Afghanistan qua 4 đời tổng thống.
Chương 3. Đánh giá, nhận xét và tương lai chính sách của Mỹ sau khi rút
quân. Trong chương này, đầu tiên nhóm tác giả sẽ phân tích những lợi ích cũng như
những thất bại trong chính sách của Mỹ. Tiếp theo, tác giả phân tích những tác động
của chính sách đến tình hình khu vực Afghanistan và khu vực Trung Đông cũng như
mối quan hệ giữa Mỹ với những khu vực này có sự thay đổi. Thêm vào đó, nhóm tác
giả sẽ phân tích mối đe dọa an ninh đối với các thành viên NATO cũng như các tác
động đến mối quan hệ giữa Mỹ và các thành viên NATO sau khi Mỹ rút quân. Từ đó
phân tích những động thái, động cơ hay chính sách mà các thành viên NATO dành cho
Afghanistan khi không đồng tình với việc Mỹ rút lui khỏi Afghanistan. Cuối cùng, đưa
ra dự báo có căn cứ về tương lai chính sách của Mỹ hậu rút lui khỏi Afghanistan.

19
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI AFGHANISTAN TỪ NĂM 2001 - 2021
1.1 NHÂN TỐ TRONG NƯỚC
1.1.1 Khái quát tình hình Mỹ giai đoạn 1990-2001
Ở thập kỷ 90 vào những năm đầu, kinh tế nước Mỹ rơi vào đợt suy thoái trầm
trọng. Nhưng sau hai nhiệm kỳ của tổng thống Clinton (1/1993 - 1/2001) thì ông đã
làm cho kinh tế Mỹ khôi phục và phát triển mạnh mẽ trở lại. Dù trải qua đợt suy thoái
đó nhưng đứng đầu thế giới về kinh tế vẫn luôn là Mỹ. Quốc gia này ngày càng tìm
cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới với mục tiêu là trở thành siêu cường
quốc thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989 và trật tự thế giới hai cực
Yalta tan rã năm 1991. “Năm 2000, GDP của Mỹ là 9 765 tỷ USD, bình quân GDP
đầu người là 34 600 USD” (Phan Ngọc Liên, 2014, tr. 45), Mỹ đã tạo ra lên tới 25%
giá trị tổng sản phẩm của toàn cầu và cũng có vai trò chi phối trong nhiều tổ chức kinh
tế - tài chính quốc tế như là: Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),…
Về khoa học - kỹ thuật thì Mỹ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và chiếm đến 1/3
số lượng về bản quyền phát minh sáng chế của toàn cầu. Còn về chính trị và đối ngoại,
ở thập niên 90 tổng thống B. Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” cùng
với 3 mục tiêu cơ bản là: Luôn bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh
và sẵn sàn chiến đấu, Nền kinh tế Mỹ sẽ tăng cường phục hồi và phát triển tính năng
động và sức mạnh, “Thúc đẩy dân chủ” là khẩu hiệu để can thiệp đến công việc nội bộ
của những nước khác. Khi Bill Clinton mới được bầu làm tổng thống thì 7,4% người
dân chiểm tỷ lệ thất nghiệp. Sau khi ông tái đắc cử vào năm 1996 con số này giảm còn
5,4%. Năm 2000 khoảng thời giản bầu cử chọn người kế nhiệm thì tỷ lệ thất nghiệp
chỉ còn 3,9%. Về đối nội, chính quyền Clinton “cố gắng ứng dụng ba giá trị: trách
nhiệm, cơ hội, cộng đồng để vượt qua những thử thách”. Ông cố tạo thêm nhiều cơ hội
việc làm cho người dân, mở rộng thị trường, nâng cao trách nghiệm của chính phủ và
toàn xã hội. Mỹ đã muốn thiết lập một trực tự thế giới “đơn cực” với Mỹ là siêu cường
duy nhất đóng vai trò chi phối và lãnh đạo vì sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ

20
thuật vượt trội hơn trong bối cảnh Liên Xô tan rã lúc bấy giờ. Sau sự kiện 11/9 đã làm
nước Mỹ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bắt đầu vào thế kỷ 21.
1.1.2 Nước Mỹ và những mục tiêu trở thành siêu cường quốc Thế giới
Mỹ đã muốn thiết lập một trực tự thế giới “đơn cực” với Mỹ là siêu cường duy
nhất đóng vai trò chi phối và lãnh đạo vì sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ
thuật vượt trội hơn trong bối cảnh Liên Xô tan rã lúc bấy giờ. Mỹ sẽ lôi kéo những
nước khác để làm đồng minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu hay các nước
Xã hội Chủ nghĩa. Cũng sẽ can thiệp vào chính trị của các nước khác hay hàng trăm
cuộc tranh chấp trên toàn cầu. Cung cấp tiền bạc hay vũ khí cho các nước đang bị
chiến tranh để sau này Mỹ sẽ dễ dàng đặt chân vào nước đó để gây dựng thêm kinh tế
cho Mỹ. NATO được tạo ra để chống lại sự phát triển của Liên Xô. Ngăn chặn kẻ thù
của nước Mỹ và các nước đồng minh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ở khu vực Mỹ
Latinh phải đối mặt với xung đột khu vực và buôn bán ma túy có thể gây nguy hiểm
cho Mỹ. Nên sẽ giúp họ xây dựng nên một chiếc lược tích cực để điều chỉnh nền kinh
tế, đánh bại các tổ chức khủng bố hay cắt dứt nguồn cung cấp ma túy. Nếu giảm được
nguồn cung cấp ma túy này ở Mỹ sẽ giảm đi nhu cầu sử dụng ma túy. Ở Tây bán cầu
sẽ liên minh đặc biệt với Mexico, Canada, Brazil… để hợp tác với mục đích thế giới
phát triển hơn. Đầu tư vào y tế và giáo dục để nước Mỹ phát triển tốt hơn. Giúp các
ngành công nghiệp trong nước và người dân có việc làm tốt hơn. Tiến với hiệp định
thương mại tự do song phương với Chile hay Singapore. Tăng cường an ninh đất nước,
giảm đi lượng khí thải của các nhà máy trong nước để giảm đi sự nguy hiểm của con
người. Mở của xã hội cho thương mại và đầu tư là động lực để tăng trưởng kinh tế.
1.1.3 Sự kiện 11/09
Sự kiện 11/9 đã để lại nhiều tác động lâu dài đặc biệt là Mỹ và là một cột mốc
trong nền chính trị thế giới. Vào nhiệm kỳ của tổng thống George Walker Bush đã có
một sự kiện làm xáo động toàn cầu vào ngày 11/9/2001. Nước Mỹ và thế giới đã bàng
hoàng trước cuộc tấn công đầy khốc liệt và bất ngờ vào buổi sáng hôm đó do 19 tên
không tặc đã đồng thời cướp 4 chiếc máy bay thương mại của Mỹ. Hai chiếc máy bay
đã phá hủy tòa tháp đôi của trung tâm Thương mại Thế giới tại New York đồng thời 7
tòa tháp trong khu vực cũng sụp đổ toàn bộ. Một chiếc khác đã đâm vào phía tây của
Lầu Năm Góc - trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ nằm ở ngoại ô thủ đô Washington D.C.
Chiếc cuối cùng đã rơi xuống cánh đồng gần Shankvilles thuộc vùng ngoại ô

21
Pennsylvania thay vì bị đâm vào nhà Quốc hội Mỹ nhờ vào các hành khách cũng như
các phi hành đoàn trên chuyến bay đã chống cự lại những tên khủng bố sau khi kịp
nghe về vụ tấn công tại New York.
Theo kết quả điều tra của Mỹ, ước tính gần 3000 người đã thiệt mạng, phần lớn là
các công dân đang làm việc tại Trung tâm Thương mại, hơn 6000 người bị thương.
Theo tổng thống G.W.Bush đã tuyên bố trước toàn thế giới rằng 19 tên không tặc đều
thuộc tổ chức khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda do Osama Bin Laden chính là “kẻ chủ
mưu” đang được chính quyền Taliban che chở ở Afghanistan. Đây là kẻ luôn chống
đối lại nền văn minh phương Tây. Sau nhiều lần chối bỏ, cuối cùng vào năm 2004
Osama bin Laden đã công khai thừa nhận bản thân có sự dính líu của al-Qaeda và có
liên hệ trực tiếp đến vụ tấn công này. Ngày 22/06/2004 do ủy ban 11/9 kết luận cuộc
tấn công đã được lập kế hoạch và được tiến hành bởi những đặc vụ của Al-Qaeda.
Hậu quả trong vụ 11/9/2001 đã thiệt hại về tài sản, kinh tế cũng như tinh thần
của người dân nơi đây rất nhiều. Về tổng thiệt hại tài sản đến nay vẫn chưa được công
bố cụ thể, ước tính con số này có thể lên đến gần 100 tỷ USD. Nhiều tòa nhà, nhà thờ
Chính Thống giáo ST.Nicholas, 4 trạm tàu điện ngầm… đã bị thiệt hại nặng nề. Ngoài
ra thiết bị truyền thông như tháp truyền hình, radio hai chiều, truyền thanh cũng bị phá
hủy. Một phần Lầu Năm Góc bị hỏa hoạn cũng như sụp đổ tại Arlington. Thị trường
chứng khoán của Mỹ đã luôn đóng của suốt tuần khi xảy ra cuộc tấn công này. Đặc
biệt nhất là cổ phiếu của ngành hàng không thiệt hại nặng và tổng ước tính đối với thị
trường bảo hiểm rơi vào khoảng 40 tỷ USD. Riêng ngành hàng không của Mỹ thiệt hại
khoảng 1,4 tỷ USD do các hành khách đã giảm bớt đi du lịch nên hơn 500 000 công
nhân làm ngành công nghiệp liên quan đến du lịch đã mất đi công việc trên toàn lãnh
thổ. Hơn 18 000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải đóng cửa và các nơi công cộng
như trung tâm mua sắm, nhà hàng, rạp chiếu phim đã giảm đi nhiều lượng khách.
Trong nửa năm 30% người dân New York bị mất ngủ, gặp ác mộng, trầm cảm và tự cô
lập với xung quanh. Nỗi đau do sự mất mát của người thân trong gia đình là điều
không bao giờ có thể đong đếm bằng tiền.
Chính vì vậy mà Mỹ đã mở các cuộc chiến tấn công vào Afghanistan năm 2001 và
vào Iraq năm 2003. Mục đích là đủ truy đuổi quân Taliban và những tên khủng bố Al-
Qaede. Sau sự kiện 11/9 nước Mỹ đã bắt đầu thay đổi chính sách như sau: chống
khủng bố trở thành ưu tiên lớn nhất, củng cố sức mạnh phe đồng minh và ngăn chặn để

22
kẻ thù không làm de dọa đến nước Mỹ và các nước đồng minh, các cơ quan an ninh
quốc gia Mỹ được chuyển đổi để đáp ứng các thách thức an ninh cho thế kỷ 21.
Nền chính trị toàn cầu đã có những phản ứng khác nhau sau sự kiện 11/9. Phần lớn
họ sẽ lên án gay gắt về hành động cùa khủng bố kể cả những nhà lãnh đạo của các
quốc gia ở Trung Đông trừ Iraq. Các nước đồng minh của Mỹ đã cùng tham gia vào
cuộc chiến chống lại khủng bố. Cũng có nhiều quốc gia cho máy bay Mỹ bay vào
không phận nước mình và còn chia sẻ các thông tin tình báo mà họ biết hay cung cấp
tàu ngầm, thiết bị quân sự khác cho Mỹ. Mặt khác các quốc gia ở châu Á - Thái Bình
Dương là đồng minh cũng tham gia tập trận và nhận sự huấn luyện từ quân đội Mỹ.
Đặc biệt nhất là nước Nga, đất nước từng được coi là kẻ thù của Mỹ cũng đã đứng về
phía Mỹ để chống lại khủng bố. Sự kiện 11/9 là khởi đầu cho các cuộc chiến chống
khủng bố kéo dài đến tận 20 năm sau khi tổng thống Biden tuyên bố rút quân hoàn
toàn khỏi lãnh thổ Afghanistan ngày 21/8/2021.
1.2 NHÂN TỐ NGOÀI NƯỚC
1.2.1 Tình hình Thế giới sau chiến tranh lạnh giai đoạn 1990-2001
Sau khi trực tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có những biến chuyển thay đổi
với nhiều nét nổi bật:
Đầu tiên là xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong mối quan hệ quốc tế. Thế giới lúc
này đang phát triển theo hướng đa cực, tuy nhiên cục diện đa cực chưa thực sự hình
thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ sang Trật tự mới. Ở thế kỷ 20 vào
đầu những năm 90, những quốc gia lớn tránh việc xung đột trực tiếp và đối đầu nhau.
Những xung đột quân sự ở nhiều nơi chuyển dần vào thương lượng hòa bình giải quyết
các tranh chấp nên cục diện thế giới này không trải qua chiến tranh như lúc trước.
“Một siêu cường, nhiều cường quốc” là tình hình của thế giới đang diễn ra là những
nước: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu (EU) và Trung Quốc.
Thứ hai, Mỹ có một lợi thế tạm thời hơn do sự tan rã của Yaltan và đồng thời thế
giới đang tiến đến xác lập trật tự thế giới mới, đa cực và nhiều trung tâm. Lúc này Mỹ
đang ra sức củng cố lại vị trí siêu cường với âm mưu chi phối và thống trị thế giới.
Nên Mỹ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và đối nội, tăng cường năng lực cạnh
tranh, xây dựng nên Trật tự thế giới mới người lãnh đạo là Mỹ và làm thế giới đi theo
hướng có lợi cho Mỹ.

23
Thứ ba, từ sau cuộc Chiến tranh lạnh và dưới tác động mạnh mẽ, to lớn của cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật, đa số các quốc gia đều đang cố điều chỉnh chiến lược
phát triển để lấy kinh tế làm trọng điểm hơn. Các quốc gia đều đẩy mạnh sản xuất hơn
và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng hợp tác và phát triển giống
với Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt
Nam gia nhập từ 7/1995.
Cuối cùng, mặc dù hòa bình đang dần được củng cố nhưng ở thế kỷ 20 đầu những
năm 90, có nhiều nơi vẫn xảy ra những vụ xung đột quân sự hay nội chiến giữa các
phe phái (như ở châu Phi, Liên bang Nam Tư cũ và còn ở một số quốc gia ở Trung
Á…)
1.2.2 Sự xuất hiện của các mối đe dọa an ninh mới
Mặc dù các cuộc chiến tranh giữa các nước có xu hướng giảm trong thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh nhưng vẫn còn nhiều mối de dọa nghiêm trọng khác đối với hòa bình
quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát toàn diện các các quốc gia. Một trong những mối đe
dọa lớn nhất là các cuộc xung đột nội bộ quốc gia hay các cuộc xung đột xảy ra ở các
biên giới. Ngoài ra khủng bố là mối đe dọa lớn nhất đến an ninh của các quốc gia. Vì
họ cho rằng chống đối của họ là chính đáng và sẽ không quan tâm đến đời sống con
người. Như vụ khủng bố ở Mỹ vào năm 2001 gần 3000 người bị thiệt mạng và hàng
ngàn người bị thương. Người dân nước Mỹ trước đó luôn tin tưởng nơi đây an toàn
cho đến khi xảy ra sự kiện 11/9 đã làm họ hoang mang và mất niềm tin vào nước Mỹ
khá lớn. Sau khi một cuộc khủng bố xảy ra sẽ mất nhiều chi tiêu hơn cho an ninh đất
nước. Làm kinh tế đất nước mất một khoảng thời gian mới ổn định và phát triển hơn.
1.2.3 Sự trổi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu
Trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại ở quá trình theo
hướng “đa cực” ngoài Mỹ cũng có những nước khác đang vươn lên là: Tây Âu, Trung
Quốc, Nhật Bản…
Bắt đầu vào thập niên 90, trước năm 1994 thì các nước Tây Âu đã trải qua đợt
suy thoái ngắn và nền kinh tế đó cũng đang dần được hồi phục và phát triển hơn. “Ở
Anh vào năm 1991 tốc độ kinh tế tăng trưởng là 1,8%, năm 1992 là 0,8%, năm 1993 ở
Ý 0,9% và cuối cùng là Cộng hòa liên bang Đức 1,6% năm 1993” (Phan Ngọc Liên,
2014, tr. 72). Từ sau năm 1994, Tây Âu phục hồi và vào “năm 2000, mực tăng trưởng
của kinh tế Pháp là 3,8%; Anh là 3,8%; Đức là 2,9% và Italia là 3,0%” (Phan Ngọc

24
Liên, 2014, tr. 72). Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vẫn
luôn là Tây Âu. Giữ thập niên 90, riêng “các thành viên EU có GDP hơn 7000 tỉ USD”
(Phan Ngọc Liên, 2014, tr. 72), chiếm lên đến khoảng 1/3 của thế giới về tổng sản
phẩm công nghiệp với hơn 50% các nguồn tư bản và gần 50% giá trị xuất khẩu. Về
chính trị và đối nội, ở thế kỷ 20 trong thập kỷ cuối tình hình các quốc gia Tây Âu
tương đối là ổn định. Còn về chính sách đối ngoại trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết
thúc, trật tự thế giới hai cực Yaltan tan rã các nước này đã có sự điều chỉnh quan trọng
hơn so với trước kia.Quá trình liên kết trở nên chặt chẽ hơn của các thành viên EU.
Nếu Mỹ và Anh vẫn duy trìn liên minh chặt chẽ với nhau thì Đức và Pháp trở thành
những đối trọng ở nhiều vấn đề quốc tế quan trọng đối với Mỹ. Không chỉ những nước
đang phát triển ở châu Phi, châu Á, khu vực Mỹ Latinh các nước thuộc Đông Âu và tất
cả quốc gia Tây Âu đều quan tâm đến việc mở rộng quan hệ quốc tế xung quanh.
Mặc dù kinh tế Nhật Bản cũng ở tình trạng suy thoái nhưng vẫn là một trong ba
trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong đầu thập niên 90. “Tỉ trọng của
Nhật Bản trong nền sản xuất của thế giới là 1/10. GDP của Nhật năm 2000 là 4 746 tỷ
USD, thu thập bình quân trên đầu người là 37 408 USD” ( Phan Ngọc Liên, 2014, tr.
82). Nhật vẫn luôn tiếp tục phát triển ở trình độ cao về khoa học - kỹ thuật. Nhật Bản
đã hợp tác với Mỹ và Nga đã phóng 49 vệ tinh khác nhau ở các chương trình vũ trụ
quốc tế nếu tính đến năm 1992. Về văn hóa, vẫn lưu giữ những giá trị truyền thống và
bản sắc văn hóa của Nhật dù là một nước tư bản phát triển cao. Về chính trị Đảng Dân
chủa Tự do (LDP) liên tục cầm quyền 38 năm (1955 - 1993), các đảng đối lập hay liên
minh các đảng khác nhau đã nắm quyền lãnh đạo nên có phần không ổn định về tình
hình xã hội ở Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2000.Về đối ngoại, Mỹ và Nhật tiếp tục
duy trì liên minh chặt chẽ với nhau. Tổng thống B. Clinton đã có chuyến thăm đến
Nhật vào tháng 4 năm 1996, cả hai quốc gia đã ra tuyên bố khẳng định sẽ kéo dài vĩnh
viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Nhưng với học thuyết Hasimoto và học thuyết
Miysdaoa, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ Tây Âu, quan tâm phát triển quan hệ với
những quốc gia Đông Nam Á và mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác đến
phạm vi toàn cầu. Với vị thế siêu cường kinh tế thì Nhật vẫn luôn nỗ lực vươn lên
thành cường quốc chính trị để tương xứng hơn nữa.
Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ là siêu cường duy nhất, Nga đã suy giảm đi rất nhiều.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có sự điệu chỉnh chính sách để phát triển

25
kinh tế - xã hội, đối ngoại nên đất nước này có sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Sức mạnh
tổng hợp quốc gia của Trung tăng lên rất nhiều nên hầu hết các quốc gia khác đều tính
đến yếu tố Trung Quốc là một trong những chiến lược đối ngoại của họ. Các cuộc
tranh luận ở đây được gác lại sang một bên và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến
hành “Ba điều có lợi” là có lợi giúp ích cho đất nước, có lợi cho đời sống nhân dân xã
hội và cuối cùng là có lợi cho phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa hơn. Vào năm
1992, đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ mục tiêu là xây dựng thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với các nước khác. Đây là cột
mốc quan trọng ở Trung Quốc trong tiến trình cải cách. Quốc gia này luôn tích cực
phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới với nguyên
tắc chung sống hòa bình và cùng nhau thúc đẩy việc thiết lập một trật tự kinh tế và
chính trị quốc tế mới. Nên vị thế của đất nước đã dần được cải thiện và lỡn mạng hơn.
Về mặt chính trị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ một số nước đang phát triển trong khả
năng có thể và mở rộng hợp tác kinh tế và công nghệ với nguyên tắc “bình đẳng và
cùng có lợi, chú trọng kết quả thiết thực, hình thức đa dạng và phát triển chung” nên
đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Sau chiến tranh Lạnh Trung Quốc đã nối lại
ngoại giao với Hàn Quốc, Singapore, Indonesia và bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam.
1.3 CHIẾN TRANH AFGHANISTAN VÀ SỰ THÀNH LẬP CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NĂM 2001
1.3.1 Chiến tranh Afghanistan trong nhiệm kỳ Tổng thống George Walker Bush
Sau sự kiện 11/9 khiến gần 3000 người thiệt mạng thì tổng thống George Walker
Bush đã phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan. Thực
chất, Mỹ đã mượn danh “chống khủng bố” để tiến hành cuộc chiến nhằm thực hiện
mưu đồ bá chủ thế giới. Mặt khác vì Afghanistan nằm ở ngã tư giao lộ quốc tế Á - Âu
nên đây sẽ là nới có vị trí địa chính trị quan trọng. Các khu vực như Trung, Nam Á và
Trung Đông sẽ được khống chế dễ dàng hơn nếu chiếm được nơi đây nên đây là lý do
các cường quốc luôn muốn có được. Các quan chức Mỹ xác định rằng nhóm những tay
súng Hồi giáo cực đoan al - Qaeda với thủ lĩnh Osama Bin Laden là những người cầm
đầu trong vụ tấn công này. Bin Laden khi đó đang ở Afghanistan dưới sự bảo hộ của
Taliban, nhóm Hồi giáo cực đoan vốn đã nắm quyền ở đây kể từ năm 1996. Taliban đã
từ chối giao nộp Bin Laden nên ngày 07/10/2001, Mỹ đã đưa quân vào Afghanistan

26
trên danh nghĩa tiêu diệt khủng bố để lật đổ chế độ Taliban, đánh bại al - Qaeda và
thành lập nhà nước Afghanistan. Khi quân sự Mỹ tấn công vào Afghanistan tới đầu
tháng 12 chính quyền Taliban sụp đổ. Lãnh tụ Taliban và các nhân vật cấp cao khác
trong đó có Bin Laden đã trốn thoát. Mỹ đã chi rất nhiều về mặt kinh tế, chính trị, an
ninh và cả về quân dự tại nơi này. Cuộc xung đột Afghanistan đã trở thành cuộc chiến
dài nhất của Mỹ.
Vào khoảng thời gian đầu với sự vượt bật về sức mạnh vũ khí và các thiết bị hiện
đại cùng đó là không quân, hải quân hùng mạnh Mỹ và NATO trên toàn khu vực của
Afghanistan ở các địa điểm trọng yếu đã tiến hành các chiến dịch tiến công bằng
đường không. Bước kế đến để lật đổ chính quyền Taliban thành công là chiến dịch tiến
công trên bộ được phối hợp với Liên quân phương Bắc cùng với các đội đặc nhiệm
của NATO và Mỹ. Cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ kéo dài lên đến hai mươi
năm mới rút quân hoàn toàn để khép lại cuộc chiến tại Afghanistan.
1.3.2 quá trình can dự và sự thiết lập chính quyền dân chủ Afghanistan thân Mỹ
năm 2001
Mỹ cùng các đồng minh đã bắt đầu xây dựng lại đất nước Afghanistan và thiết
lập một hệ thống chính trị dân chủ theo đường lối phương Tây. Vào thời gian đó người
đứng đầu nước Mỹ đã ký thông qua đạo luật Ủy quyền Chiến tranh và nước Mỹ có thể
dùng vũ lực với các đất nước hay tổ chức hoặc là các cá nhân đứng sạu sự kiện 11/9 và
Đạo luật chính ở Afghanistan để Mỹ có thể thực hiện những hoạt động quân sự. Mỹ đã
gia tăng ảnh hưởng ở tất cả các mặt như kinh tế, quân sự, chính trị, an ninh và chính
sách đối ngoại với quốc gia này sau khi chính quyền Taliban bị lật đổ. Mặt khác Mỹ và
các nước đồng minh vẫn luôn duy trì sự hiện diện quân sự tại nơi này.
Mỹ đang thực hiện xây dựng nên chính quyền dân sự (thân Mỹ) vào tháng 12
năm 2001 người đứng đầu là Hamid Karzai. Với hệ thống chính quyền mới thì Mỹ hy
vọng sẽ bảo vệ được các lợi ích lâu dài của Mỹ ở Afghanistan và khu vực. Nên tại thủ
đô của Afghanistan Mỹ đã đưa các chuyên gia qua đây để xây dựng lại bộ máy chính
quyền bắt đầu từ trung ương đến các địa phương, cũng xây dựng hệ thống luật pháp,
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, truyền thông và nhiều vấn đề khác. Mỹ đang
thực hiện phát triển đất nước này theo phong cách của phương Tây và cũng làm mọi
cách để các quốc gia khác hay Liên hợp quốc phải công nhận chính quyền Afghanistan
do Mỹ tạo nên. Mỹ cũng đã thiết lập các căn cứ quân sự để dễ dàng kiểm soát hay

27
khống chế các điểm quan trọng của Afghanistan. Để biến quân đội và lực lương an
ninh nơi đây thành lực lượng bảo vệ cho Mỹ nên Mỹ đã chuyển qua nhiều trang bị, vũ
khí thậm chí Mỹ còn huấn luyện đội quân này theo lối phương Tây.
1.4 TIỂU KẾT
Thế giới không còn chiến tranh và phát triển đất nước là xu thế của toàn cầu sau
khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Các quốc gia trên thế giới đã thay đổi chính sách để
thích hợp cho việc phát triển đất nước ngày một lớn mạnh và điều đương nhiên khi Mỹ
vẫn luôn là nước đứng đầu kinh tế thế giới. Mỹ vươn lên thành quốc gia siêu cường
duy nhất. Trung Quốc, Nhật Bản cùng các nước Tây Âu đã trỗi dậy mạnh mẽ hơn
trước và đã hợp tác làm việc với các nước trên thế giới. Tuy nhiên ngày 11/9/2001 là
sự kiện chấn động nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ ở
nhiệm kỳ của tổng thống George Walker Bush do Osama bin Laden kẻ chỉ huy mạng
lưới khủng bố al - Qaeda đang được chính quyền Taliban che chở ở Afghanistan chính
là người đứng đầu. Sự kiện này làm nước Mỹ thay đổi chính sách một cách bất ngờ và
Mỹ đã chi hàng trăm tỉ USD vào cuộc chiến này. Mỹ đã mượn danh “chống khủng bố”
để tiến hành cuộc chiến nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. Mỹ đã tiến hành
xây dựng chính quyền dân sự (thân Mỹ) ở Afghanistan với hy vọng hệ thống chính
quyền mới có thể bảo vệ lợi ích lâu dài của Mỹ ở nơi đây.

28
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI
AFGHANISTAN TỪ NĂM 2001-2021
2.1 Afghanistan trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
2.1.1 Tình hình Afghanistan trong thế kỉ 20

Nhắc đến Afghanistan, người ta có thể tự vẽ ra một khung cảnh đầy hổn loạn,
máu me và không thấy có một chút ánh sáng của sự bình yên. Sau Chiến tranh Anh-
Afghanistan lần thứ ba vào năm 1919, đất nước này đã có thể độc lập thoát khỏi ảnh
hưởng của nước ngoài. Afghanistan trở thành một chế độ quân chủ dưới
thời Amanullah Khan, một quốc gia độc lập. Lo ngại rằng Afghanistan đã tụt hậu so
với phần còn lại của thế giới, Amir Amanullah Khan bắt đầu một chiến dịch cải cách
kinh tế xã hội nghiêm ngặt. Trong đó, giáo dục được coi là một phương tiện quan
trọng để phát triển và hiện đại hóa xã hội và kinh tế. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao
và văn hóa với một số quốc gia bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức, và sự sẵn có của
giáo viên nước ngoài, chuyên môn và học bổng cho sinh viên Afghanistan, đã góp
phần vào sự phát triển của giáo dục hiện đại ở Afghanistan. Lần đầu tiên, một số sinh
viên nam và nữ Afghanistan đã được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác ở châu Âu
để học tập. Chính sách của chính phủ thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua giáo dục. 

Amanullah Khan khởi động một loạt kế hoạch hiện đại hóa và cố gắng hạn chế
quyền lực của Hội đồng Quốc gia Loya Jirga. Những người chỉ trích, thất vọng với các
chính sách của Amanullah, bắt giữ vũ khí vào năm 1928 và đến tháng 1 năm 1929, nhà
vua thoái vị và rời khỏi đất nước.sau cuộc xung đột dân sự do các lực lượng bên ngoài
kích động và được hỗ trợ bởi những người bảo thủ cực đoan trong nước. Một số nhà
sử học tin rằng chương trình hiện đại hóa của chính phủ bao gồm các chính sách giáo
dục và văn hóa là quá tiến bộ đối với một xã hội Afghanistan truyền thống. Ngay sau
sự ra đi của vua Amanullah, thành phố Kabul đã bị chiếm giữ bởi Habibullah
Kalakani, người chống lại hiện đại hóa. Đây là một sự trở lại cho giáo dục ở
Afghanistan, vì tất cả các trường học hiện đại đã bị đóng cửa. Năm 1929, Nader Shah
trở thành vua afghanistan. Một lần nữa các trường học đã được mở cửa trở lại và sự
chú ý đã được dành cho sự phát triển của giáo dục. Một Hiến pháp được ban hành vào
năm 1931 đề cập đến trách nhiệm của chính phủ trong việc cung cấp giáo dục tiểu học
phổ cập cho trẻ em Afghanistan. Nader Shah bị ám sát bởi một sinh viên vào năm
29
1933, và con trai của ông Zaher Shah, ở tuổi mười chín, đã trở thành vua của
Afghanistan (chính phủ được lãnh đạo bởi một trong những người chú của ông).

Trong những năm 1930, sự phát triển của giáo dục ở Afghanistan bị hạn chế vì
một số lý do. Dựa trên kinh nghiệm và bài học của những năm 1920, đã có sự chậm lại
của các chương trình hiện đại hóa bao gồm phát triển giáo dục. Các ưu tiên chính trị
trong những năm 1930 là duy trì an ninh nội bộ và củng cố Nhà nước, có tính đến bản
chất bộ lạc và sắc tộc của xã hội Afghanistan. Các biện pháp xã hội và kinh tế bao gồm
chính sách giáo dục nhằm duy trì một xã hội nông nghiệp truyền thống. Phần lớn các
cộng đồng nông thôn không có trường học và tiếp tục giáo dục con cái của họ, theo
cách truyền thống, ở nhà và trong các nhà thờ Hồi giáo. Đến năm 1940, với dân số ước
tính khoảng 10 triệu người, đã có 60.000 học sinh tại 324 trường học với 1.990 giáo
viên trên khắp Afghanistan.

Trong những năm 1940, sự chú ý đã được dành cho sự phát triển của một vài
trường trung học và sự khởi đầu của giáo dục đại học, nhưng không có kế hoạch cho
sự phát triển có hệ thống của giáo dục. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-
1944), trong đó Afghanistan vẫn trung lập, một số trường học đã bị ảnh hưởng bởi sự
ra đi của giáo viên nước ngoài. Hơn nữa, máy móc và thiết bị phòng thí nghiệm cho
các trường học và cơ sở đào tạo không thể được nhập khẩu. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, hai quyết định chính trị quan trọng đã góp phần vào sự phát triển của giáo dục.
Đầu tiên, có một số cải cách chính trị (bao gồm cả việc thành lập một chính phủ tương
đối tự do do một người chú khác của nhà vua đứng đầu), và sự khởi đầu của một
phong trào dân chủ ngắn ngủi, với một Hiến pháp mới và một quốc hội được bầu. Hiến
pháp mới quy định giáo dục tiểu học bắt buộc đối với tất cả trẻ em Afghanistan (bé trai
và bé gái), bất cứ nơi nào chính phủ có thể cung cấp các cơ sở. Thứ hai, chính phủ
quyết định phối hợp và củng cố các hoạt động kinh tế quốc gia, và thực hiện một số dự
án bao gồm thăm dò dầu ở phía bắc đất nước, và một dự án thủy lợi và thủy điện lớn ở
Thung lũng Helmand. Những dự án này và các hoạt động phát triển khác đòi hỏi các
kỹ thuật viên và chuyên gia, những người phải được đào tạo trong và ngoài nước
Afghanistan. Do đó, các chính sách kinh tế và xã hội của chính phủ đã kích thích sự
phát triển của giáo dục ở Afghanistan. Tuy nhiên, việc mở rộng giáo dục tiểu học vẫn
còn khiêm tốn. Đến năm 1950, đã có 368 trường tiểu học, trung học và dạy nghề, và
một trường đào tạo giáo viên với tổng số học sinh đăng ký là 95.300 học sinh.
30
Trong những năm của thế kỉ 20, Afghanistan theo chế độ quân chủ. Đã xảy ra
một số cuộc xung đột và binh biến tranh giành quyền lực trong nước, nhưng
Afghanistan cơ bản giữ được sự ổn định bên trong và thái độ tương đối trung lập
xuyên suốt Thế chiến II, cũng như gia nhập Liên Hợp Quốc từ rất sớm, tháng
11/1946.Tại thời điểm này, việc thúc đẩy phát triển xã hội, kinh tế và văn hóa đã trở
thành một ưu tiên hợp tác quốc tế.

Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai (những năm 1950) đã chứng kiến
những thay đổi chính trị ở Afghanistan có tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội
bao gồm cả giáo dục. Việc chính phủ Anh trao độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ, và
thành lập Ấn Độ và Pakistan vào năm 1948, không bao gồm một cuộc trưng cầu dân ý
về khả năng độc lập cho hơn bảy triệu người Pashtun, đã chống lại người Pashtun theo
chủ nghĩa dân tộc ở Afghanistan. Chính phủ Hoàng gia Afghanistan theo đuổi chính
sách đối ngoại trung lập, nhưng với mối quan hệ thương mại, văn hóa và ngoại giao
chặt chẽ hơn với các nước phương Tây, đã phản ứng với tình hình địa chính trị mới
trong khu vực bằng cách tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô. Chính sách
này đã được thông qua bởi một thế hệ mới của các thành viên hoàng gia và các cố vấn
của họ, và Tướng Mohammed Daoud, một người anh em họ của Nhà vua và cựu Bộ
trưởng Quốc phòng, được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Quyết định chính trị này đã gây ra
những hậu quả quan trọng cho tương lai của Afghanistan. Hợp tác song phương đã
được phát triển với Liên Xô trong việc đào tạo và trang bị cho quân đội Afghanistan,
và lĩnh vực kinh tế và xã hội bao gồm cả giáo dục. Chính phủ mới đã khởi xướng kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm vào năm 1956, bao gồm một kế hoạch giáo dục có hệ
thống. Afghanistan đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ một số quốc gia, bao
gồm Hoa Kỳ và Liên Xô để phát triển kinh tế và xã hội.

Năm 1964, một Hiến pháp mới đã được thông qua ở Afghanistan, trong đó cung
cấp một số biện pháp cải cách dân chủ trong chế độ quân chủ lập hiến. Chính phủ,
đứng đầu là một cựu bộ trưởng, và chủ yếu bao gồm các nhà kỹ trị, được giao trách
nhiệm trước một quốc hội được bầu. Quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội tiếp tục.
Một luật giáo dục mới, và một luật cho sự phát triển của giáo dục đại học, đã được ban
hành. Sự chú ý đã được dành cho sự phát triển của giáo dục ở tất cả các cấp. Có một
nhu cầu công cộng ngày càng tăng về giáo dục, được thể hiện thông qua các thành viên
của quốc hội. Do áp lực xã hội, các trường trung học được thành lập ở tất cả các quận,
31
ở một số khu vực không có cơ sở vật chất đầy đủ. Điều khoản đã được thực hiện để
nhận một số lượng ngày càng tăng của sinh viên vào Đại học Kabul, đặc biệt là từ các
tỉnh. Các chương trình giáo dục tiểu học và đào tạo giáo viên được mở rộng với sự hỗ
trợ song phương và đa phương. Một số khoa đại học đã được phát triển với sự hợp tác
của Mỹ, Pháp và Đức. Một Viện Bách khoa được thành lập với sự hỗ trợ của Liên Xô.

Năm 1973, nhóm sĩ quan do tướng Mohammad Daud, em họ vua Zahir Shah, lật
đổ ngai vàng khi vua Shad đang đi nghỉ ở Italy và khai sinh nền cộng hòa ở
Afghanistan, trong đó ông Daud đảm nhận vai trò Tổng thống. Tuy nhiên, bất đồng
trong cách lãnh đạo đất nước khiến nhiều đảng phái đứng lên chống Daud.

Năm 1978, Daud bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Saur do Đảng Dân chủ Nhân
dân (PDPA) của Noor Mohammed Taraki, tiến hành. Ông Taraki, một trong số ít
chính trị gia của phong trào dân chủ được đào tạo tại Liên Xô, đã theo đuổi con đường
cải cách và thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow. Afghanistan trở thành Cộng
hòa Dân chủ Afghanistan (DRA).Tuy nhiên, những cải cách về đất đai, kinh tế có phần
nóng vội thời bấy giờ đã kéo theo sự chống đối quyết liệt của các bộ lạc, các nhóm du
kích. Bản thân PDPA cũng phân nhánh thành hai phe Khalq, tức “Nhân dân”, do
Taraki đứng đầu và Parcham, tức “Lá cờ”, mang quan điểm ôn hòa hơn, do Babrak
Karmal lãnh đạo.

Một năm sau, năm 1979, cuộc đấu đá quyền lực giữa hai chính trị gia nhánh
Khalq là Taraki và Hafizullah Amin (một số nguồn tin cho rằng Amin có quan hệ mật
thiết với Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ) nổ ra ở Kabul. Cuối cùng, Taraki bị sát
hại khi đang say giấc, quyền hành ở Afghanistan rơi vào tay Amin. Thay vì tiếp tục cải
cách đất nước, Amin lựa chọn con đường đẩy mạnh thanh trừng các lực lượng tiến bộ,
trước hết là những người thân Liên Xô do ông Babrak Karmal đứng đầu. Làn sóng bất
bình với Amin tăng lên. Nhiều nhà hoạt động của Afghanistan kêu gọi Liên Xô giúp
đỡ. Tháng 12/1979, các đơn vị đặc nhiệm Liên Xô tiến thẳng vào Kabul, Amin bị xử
tử, còn Karmal, lúc này đang lưu vong ở nước ngoài, về nắm quyền.

Trong những năm 1980, xã hội Afghanistan đã phải chịu tổn thất lớn về con
người và vật chất cũng như sự thay đổi nhân khẩu học lớn. Trong một tài liệu của
UNDP (1993), sự tàn phá của xã hội Afghanistan được mô tả như sau: "Chiến tranh đã
giết chết ít nhất một triệu người, làm bị thương và tàn tật nhiều người khác, tạo ra một

32
đội quân trẻ mồ côi và góa phụ, biến một nửa dân số thành những người di tản và tị
nạn trong nước, bao gồm sáu triệu người bên ngoài đất nước". Sự tiếp tục của xung đột
sắc tộc và chiến đấu trong những năm 1990 dẫn đến sự tàn phá nhiều hơn và sự di dời
của dân số. Vào cuối thế kỷ (2000) vẫn còn 2,6 triệu người tị nạn Afghanistan ở Iran
và Pakistan, và hàng trăm nghìn người Afghanistan ở châu Âu, Mỹ và các nơi khác
trên thế giới. Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, phần lớn cơ sở hạ tầng giáo dục
đã bị phá hủy, và đất nước không có một chương trình giảng dạy thống nhất hoặc một
hệ thống giáo dục quốc gia. Phần lớn những người Afghanistan có trình độ học vấn,
bao gồm các giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư và các chuyên gia khác đã rời khỏi đất nước
vào những năm 1980. Trong năm 2000, khoảng 30% trẻ em Afghanistan đã được ghi
danh vào giáo dục tiểu học. Giáo dục của trẻ em gái giảm trong những năm 1990.
Trong trường hợp không có hệ thống giáo dục quốc gia, các tổ chức phi chính phủ
quốc tế và Afghanistan đã góp phần cung cấp giáo dục cơ bản cho trẻ em, đặc biệt là ở
khu vực nông thôn với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng địa phương.

Tác động sâu sắc nhất của cuộc chiến bi thảm ở Afghanistan là đối với trẻ em và
thanh thiếu niên Afghanistan và sự phát triển xã hội, văn hóa và chính trị của đất nước.
Những đứa trẻ được sinh ra trong hai mươi năm qua ở Afghanistan, và trong các trại tị
nạn của Pakistan và Iran, và những người may mắn sống sót, phải đối mặt với nhiều
đau khổ và khó khăn. Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên này không có thức ăn và nơi
trú ẩn thích hợp hoặc bất kỳ trường học nào. Một số trẻ em, những người có thể có
một nền giáo dục cơ bản, đã đi đến một loạt các trường học được điều hành bởi các
chính quyền và tổ chức Afghanistan và nước ngoài khác nhau. Chương trình giảng dạy
của các trường này rất đa dạng và hạn chế, không thống nhất các mục tiêu quốc gia và
văn hóa cho xã hội Afghanistan. Các trường học do mujahidin điều hành bên trong
Afghanistan và trong các trại tị nạn nhấn mạnh giáo dục truyền thống và tôn giáo, như
một phản ứng chống lại hệ tư tưởng cộng sản. Hơn nữa, một số lượng đáng kể thanh
thiếu niên Afghanistan theo học các trường tôn giáo (madrassa) ở Pakistan. Trong
những năm 1980, hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên trong và ngoài Afghanistan đã
được nuôi dưỡng trong bối cảnh hệ tư tưởng đa dạng và văn hóa chiến tranh. Cuộc
chiến sắc tộc của những năm 1990 đã thêm một chiều hướng mới cho sự phân chia xã
hội Afghanistan.

33
Với sự trợ giúp của Liên Xô, Afghanistan đạt được một số thành tựu trong phát
triển đất nước. Tuy nhiên, những thứ tiến bộ nhất chỉ có ở thủ đô và các thành phố lớn.
Tại vùng nông thôn và miền núi, nơi quyền kiểm soát thuộc về các lãnh chúa của các
bộ tộc, những người luôn đề cao giáo lý Hồi giáo nguyên thủy, họ không được hưởng
lợi từ công cuộc cải cách. Sự hiện diện của Liên Xô bị các lãnh chúa của các bộ lạc ở
vùng núi và các nhóm chiến binh Mujahideen của người Hồi giáo ở Afghanistan phản
đối. Phong trào du kích thánh chiến sau đó bùng lên lẻ tẻ ở nhiều nơi chống lại lực
lượng Liên Xô và DRA. Nhìn thấy cơ hội bào mòn tiềm lực của Liên Xô
ở Afghanistan, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thời đó đề ra chiến lược "ba trụ cột"
giúp phe đối lập chống Liên Xô và từng bước đẩy Moscow vào thế sa lầy.

Giai đoạn 1979-1986, trong khi Liên Xô tiêu tốn nhiều triệu USD và đưa hàng
trăm ngàn binh sĩ, khí tài cơ giới tới trợ giúp chính quyền Karmal thì Mỹ cùng
Pakistan, Arab Saudi và nhiều nước khác trực tiếp hoặc gián tiếp tuồn tiền bạc, vũ khí
để quân nổi dậy Hồi giáo Mujahideen chống chính quyền ở Kabul. Bắt đầu trong hỗn
loạn, nhưng nhờ sự trợ giúp đắc lực từ bên ngoài, các nhóm Mujahideen nhanh chóng
lớn mạnh, tập hợp thành khối chính trị có tên gọi là Thống nhất Hồi giáo Afghanistan
Mujahideen. Dù không chịu sự chỉ huy duy nhất và có sự khác biệt về ý thức hệ,
nhưng các tay súng Mujahideen lại rất thiện chiến. Mujahideen trở thành ác mộng của
Liên Xô và DRA.

Tình hình trong nước bất ổn, kinh tế ngày càng đi xuống, cộng với việc cuộc
chiến sa lầy sang năm thứ 10 ở Afghanistan không mang lại gì ngoài thiệt hại khổng lồ
về người và của, Liên Xô buộc phải đưa ra quyết định rút quân. Năm 1988, binh sĩ
Liên Xô bắt đầu rời đi, hoàn tất vào năm 1989. Theo số liệu của The Atlantic, cuộc
chiến này cướp đi một triệu mạng sống dân thường Afghanistan, 90.000 chiến binh
Mujahideen, 18.000 lính Afghanistan và 14.500 quân nhân Liên Xô. Với mục tiêu ban
đầu được xác định là nhằm cạnh tranh và bào mòn sức mạnh của Liên Xô, Mỹ gần như
buông bỏ Afghanistan ngay khi Liên Xô rút lui. Dù rằng vẫn có những báo cáo Liên
Xô và Mỹ tiếp tục hỗ trợ ngầm cho hai phe xung đột, thì cuộc chiến ở Afghanistan từ
lúc này chỉ còn là nội chiến của người Afghanistan, giữa chính phủ ở Kabul và
Mujahideen.

34
Quá trình can dự của Mỹ trong giai đoạn Liên Xô sa lầy ở Afghanistan được thừa
nhận rộng rãi là một trong những nguyên nhân giúp Mujahideen ngày càng mạnh mẽ,
quyết liệt. Liên Xô rút quân được 3 năm, năm 1992, chính phủ Afghanistan do
Moscow hậu thuẫn bị lật đổ. Những vũ khí mà Mỹ bỏ lại lúc này trở thành công cụ để
những nhóm chiến binh thắng trận quay ra đấu đá nhau tranh giành quyền lực. Chính
tình trạng đó đã tạo điều kiện để Taliban – có nguồn gốc chính là các tay súng thuộc
phe Mujahideen ra đời.

Hầu hết thành viên của Taliban là người Pashtun, dân tộc đông dân nhất
Afghanistan. Tên Taliban có nghĩa là “những giáo sinh Pashto”. Khởi đầu với khoảng
50 cá nhân có tham vọng thiết lập lại trật tự dựa trên sự nghiêm khắc của Hồi giáo
nguyên thủy năm 1994, Taliban nhanh chóng lớn mạnh về quân số mở rộng ảnh hưởng
ở Kandahar, sau đó là toàn vùng Tây Nam Afghanistan nhờ lời hứa mang lại ổn định
và công bằng thông qua luật Sharia, trong bối cảnh các nhóm quyền lực khác chỉ tập
trung bắn giết.

Tuy nhiên, mặt trái của sự ổn định của Taliban chính là sự tàn khốc đáng sợ. Năm
1996, Taliban tiến vào Kabul, lật đổ chế độ của Tổng thống Burhanuddin Rabbani -
một trong những cha đẻ của tổ chức Mujahideen, buộc Rabbani ra nước ngoài sống
lưu vong. Taliban sau đó toàn quyền điều hành đất nước và nhanh chóng áp đặt luật
Hồi giáo nghiêm khắc, cấm các chương trình truyền hình và cả âm nhạc. Đàn ông buộc
phải để râu, phụ nữ ra đường phải dùng trang phục burqua che mặt mũi, chỉ được nhìn
qua một lớp vải đan thưa. Đa số trẻ em gái không được học tập. Mọi tiến bộ của nhân
loại dường như đều bị loại bỏ ở Afghanistan. Đến 1999, không một bé gái nào được
đăng ký học ở trường trung học và chỉ 4% (9.000 người) trong số những người đủ điều
kiện học ở trường tiểu học.

Ngoài ra, nền kinh tế Afghanistan giai đoạn 1996-2000 kém phát triển, GDP trên
dưới 3 tỷ USD mỗi năm. Phần lớn người dân lâm vào cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Hạn
hán liên tục tàn phá nông dân và khiến nhiều vùng nông thôn không thể ở được. Hơn 1
triệu người Afghanistan chạy sang nước láng giềng Pakistan, nơi họ sống mòn mỏi
trong các trại tị nạn tồi tàn.Các bãi trồng thuốc phiện mọc lên khắp nơi. Một số nguồn
tin khẳng định, Taliban kiểm soát 96% số cánh đồng thuốc phiện ở Afghanistan và
biến thuốc phiện thành nguồn thu lớn, bên cạnh thuế, lợi nhuận từ hoạt động buôn bán

35
dầu khí và các mỏ khoáng sản. Nhóm được cho là cũng có nguồn viện trợ từ những
người ủng hộ ở Pakistan và Vùng Vịnh. Sự tàn khốc của mình khiến chính quyền
Taliban nhiều lần bị thế giới lên án.

Thế nhưng không phải nội chiến, cũng không phải sự tàn bạo của Taliban khiến
Mỹ quay lại nơi đây. Mỹ trở lại Afghanistan từ tháng 10/2001 để trả đũa việc Taliban
từ chối giao nộp trùm khủng bố Al-Qaeda, Osama bin Laden, kẻ được xác nhận là đã
chỉ đạo vụ tấn công kinh hoàng ở Mỹ ngày 11/9 năm đó.

2.1.2 Vị trí. Vai trò của Afghanistan trong chính sách Mỹ


Afghanistan là quốc gia nằm án ngữ ngã tư giao lộ quốc tế Á - Âu, có vị trí địa
chính trị quan trọng đối với khu vực. Tuy diện tích nhỏ, địa hình hiểm trở với phần lớn
lãnh thổ là thung lũng và đồi núi, nhưng Afghanistan nằm tại vị trí chiến lược bật nhất
khu vực, nơi giao thoa giữa Nam Á và Trung Á - vùng đất đa sắc tộc với lợi ích và
mâu thuẫn đan cài. Nếu nắm giữ được Afghanistan thì từ đây có thể khống chế được
khu vực Trung, Nam Á và Trung Đông. Vì vậy, quốc gia này luôn nằm trên “bàn cờ”
cạnh tranh của các cường quốc trong nhiều thế kỉ, được xem là “miếng mồi ngon” mà
các cường quốc thường xuyên “dòm ngó” và tranh giành, trong đó có Mỹ. Ngoài ra,
Afghanistan là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản về ngành công nghiệp khá
phong phú. Ước tính, trữ lượng quặng sắt của Afghanistan khoảng 10 tỷ tấn; đồng,
vàng và quặng molipden khoảng 30 triệu tấn; đá cẩm thạch 30 tỷ m 3, khí đốt tự nhiên
có khoảng 1.180 tỷ đến 19.150 tỷ m3, dầu mỏ khoảng từ 391 triệu-3,56 tỷ thùng

Vào những năm của thế kỉ 20, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm
1973 là thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho nền kinh tế các nước trên thế
giới. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước
thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (viết tắc là OPEC, bao gồm các
nước Ả Rập của khối OPEC cùng với Ai-Cập và Syria) tuyên bố ban hành lệnh cấm
vận - ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom
Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá
dầu thế giới đang từ $3/thùng lên đến gần $12/thùng, tăng gấp 4 lần. Trong khi đó giá
dầu tại nước Mỹ lại cao hơn nữa. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc
Khủng hoảng dầu mỏ, hay còn được ví như một " cú sốc giá dầu",đã để lại nhiều hậu
quả xấu nhất thời và dài dẵng đối với nền chính trị toàn cầu và nên kinh tế thế giới. Sự

36
việc được ví như " cú sốc giá dầu đầu tiên trong lịch sử", kéo theo sau đó lại là một "
cú sốc dầu mỏ lần thứ II " diễn ra vào năm 1979. Việc cắt đứt sự xuất khẩu dầu này là
sự đáp trả cho sự can thiệp của nước Mỹ vào cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Chỉ 06 ngày sau khi Ai Cập và Syria châm ngòi cho cuộc tấn công quân sự bất ngờ
chống lại Israel thì nước Mỹ lại nhúng tay cung cấp vũ khí cho Israel. Vì vậy, để đáp
trả lại việc làm của Mỹ, Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban
hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Anh Quốc và cả
nước Mỹ.
Cuộc khủng hoảng trên tạo sự tác động không hề nhỏ đối với mối quan hệ ngoại
giao và đồng thời tạo ra sự chia cắt trong nội bộ khối NATO. Những quốc gia châu Âu
và Nhật Bản đều muốn hướng đến việc cắt đứt quan hệ với chính sách ngoại giao đối
với các nước Trung Đông của Mỹ để tránh trở thành mục tiêu cho sự tẩy chay hay cấm
vận dầu mỏ trên. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ Ả Rập ràng buộc những thay đổi chính
trị theo hướng hòa bình giữa các cường quốc tham chiến. Nhân sự kiện trên, chính phủ
của Nixon bắt đầu mở nhiều cuộc đàm phán đa phương với các nước tham gia vào
cuộc chiến Yom Kippur. Họ muốn dàn xếp cho quân Israel rút về từ Bán đảo Sinai và
Cao nguyên Golan. Trước ngày 18 tháng 1 năm 1974, ngoại trưởng Mỹ Henry
Kissinger đã đàm phán thương lượng muốn quân đội của Isarael rút hẳn về từ nhiều
nơi thuộc địa phận của bán đảo Sinai. Hiệp ước cho sự hòa giải sau đàm phán giữa
Israel và Syria là điều kiện quá đủ để thuyết phục các quốc gia sản xuất dầu Ả Rập
phải tiến hành ngay lệnh cấm xuất khẩu dầu vào tháng 3 năm 1974.
Nói một cách độc lập, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, giá
dầu liên tục giảm mạnh, các thành viên trong khối OPEC đều nhất trí lợi dụng cơ cấu
điều chỉnh giá dầu toàn cầu như một đòn bẩy để tăng cường thu nhập cho riêng mình
bằng cách đẩy giá dầu thế giới lên sau nhiều lần đàm phán không thành với các công
ty dầu khí phương Tây. Việc thành công trong việc tiến hành lệnh ngừng xuất khẩu từ
năm 1973 cho thấy được quyền lực cả về mặt chính trị và kinh tế của các quốc gia Ả
Rập Xê Út. Vì đây là các quốc gia xuất khẩu lớn nhất, đồng thời cũng là một vương
quốc mang bên mình khuynh hướng bảo vệ nền chính trị và tôn giáo.
Lệnh cấm vận diễn ra cùng thời gian với việc tiêu thụ dầu khí một lượng lớn từ
các quốc gia công nghiệp hóa và đồng thời với sự tăng trưởng mạnh mức tiêu thụ dầu
của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới tại thời điểm này, cụ thể là nước Mỹ.

37
Sau hậu vận, những quốc gia bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận, trong đó có Mỹ bắt đầu
ban hành những chính sách rộng hơn để hạn chế sự lệ thuộc của mình vào các nước
khác trong tương lai.
Cú sốc giá dầu năm 1973, đi cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán 1973–1974 được xem như các sự kiện tách biệt (không mấy liên quan) vì thực
chất thì sự kiện có tầm ảnh hưởng khủng khiếp hơn cả đổi với nước Mỹ là cuộc Suy
thoái kinh tế toàn cầu.
Chính vì thế, Afghanistan lại càng có vai trò quan trọng hơn trong chính sách của
Mỹ. Trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11-9-2001, các tập đoàn dầu mỏ và khí đốt
của Mỹ từng rất quan tâm tới đề án xây dựng đường ống dẫn khí đốt, gọi tắt là TAPI
được hợp thành từ chữ cái đầu tên gọi của bốn nước tham gia là Turmenistan,
Afghanistan, Pakistan và India, trị giá 7,6 tỷ USD và kéo dài 2.000km. Năm 1995, hai
nước Trung Á là Turmenistan và Pakistan đã ký kết biên bản ghi nhớ về đề án này.
Năm 1997, Công ty Central Asia Gas Pipeline Ltd. dưới sự chỉ đạo của Công ty
Unocal của Mỹ đón đoàn đại biểu của phong trào Taliban ở Afghanistan tới Văn
phòng của Unocal ở Houston (Texas, Mỹ) để thảo luận về việc họ tham gia TAPI. Các
công ty Unocal và Enron với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ tiếp tục thuyết phục
Taliban chấp nhận xây dựng đường ống này đi qua lãnh thổ Afghanistan. Trước thời
điểm đó, các nguồn dầu mỏ và khí đốt ở Trung Á do Nga kiểm soát. Chính vì vậy,
chính quyền của Tổng thống G. W. Bush muốn đẩy Nga ra khỏi khu vực này. Tháng
2-2001, dưới sự giúp đỡ của nhiều quan chức Chính phủ Mỹ có ảnh hưởng lớn, các
công ty này tiếp tục thuyết phục Taliban. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã thất bại.
Trong tình thế đó, Mỹ đã đưa ra tối hậu thư với Taliban. Theo đó, trước ngày 11-9-
2001, Taliban được quyền lựa chọn nhận “tấm thảm bằng vàng” nếu họ đồng ý cho
Mỹ lắp đặt đường ống chuyển tải dầu mỏ đi qua lãnh thổ Afghansitan. Tuy nhiên,
Taliban đã không chấp thuận. Vì thế, Mỹ quyết định loại bỏ Taliban. Tại Hội nghị
Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G-8) vào tháng 7-2001 ở Genoa (Italia),
nghĩa là hai tháng trước khi xảy ra thảm kịch ngày 11-9-2001, các nhà ngoại giao
phương Tây đã biết được ý định của chính quyền Tổng thống G. W. Bush quyết định
loại bỏ chế độ Taliban trước cuối năm 2001.
Trong bối cảnh đó, vụ khủng bố ngày 11-9-2001 là cơ hội để các tập đoàn dầu mỏ
và khí đốt của Mỹ gia tăng tiến trình thực hiện kế hoạch loại bỏ Taliban. Trên thực tế,

38
cả Taliban và Al-Qaeda tập hợp từ những chiến binh Hồi giáo (Mujahiddin) vốn là lực
lượng từng là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống quân đội Liên Xô hiện diện ở
Afghanistan trong các năm 1979 - 1989. Sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan,
Taliban được thành lập vào năm 1994. Năm 1996, Taliban giành được quyền kiểm
soát Afghanistan và thành lập Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan, được Tiểu
Vương quốc Arab thống nhất, Pakistan và Arab Saudi công nhận về mặt ngoại giao.
Còn Liên hợp quốc và nhiều nước khác không công nhận Taliban là chính thể của
Afghanistan. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada coi Taliban là tổ chức khủng bố. Còn Al-
Qaeda cũng hình thành từ các lực lượng thánh chiến Mujahiddin từng có quan hệ gắn
bó với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Tình báo Anh. Ngày 2-7-1979,
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ký sắc lệnh cho phép Mỹ tài trợ các lực lượng
Mujahiddin tiến hành cuộc thánh chiến chống Liên Xô ở Afghanistan.

2.2 Mục tiêu chính sách của Mỹ tại Afghanistan


2.2.1 Gây sức ảnh hưởng - xây dựng lợi ích tại Afghanistan
Việc không có các đối thủ đe dọa sau khi Liên Xô sụp đổ, sự thịnh vượng và việc
Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược bá quyền tự do lớn. Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến một
thế giới đơn cực mà siêu cường nổi lên là Hoa Kỳ. Sự vượt trội về quân sự của Hoa
Kỳ, không có đối thủ, và sự giàu có to lớn đã mang lại cho Hoa Kỳ sự tự do vô song
trong việc thực hiện các sứ mệnh toàn cầu. 7 Sự thống trị của Mỹ dựa trên các công cụ
quân sự, ngoại giao, chính trị và kinh tế, giúp nước này trở thành quốc gia duy nhất có
đủ khả năng can thiệp dứt khoát vào bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới. Do sức
mạnh, sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình, Mỹ đã bắt tay vào các
cuộc can thiệp quân sự, nhiều lần dẫn đến nỗ lực biến các nước khác phù hợp với lợi
ích của Mỹ về mặt chính trị, kinh tế và đối nội. 

Ngoài ra, có một niềm tin rộng rãi rằng sự ưu việt của Hoa Kỳ giúp mỗi chính
quyền thời hậu Chiến tranh Lạnh có thể theo đuổi một chiến lược lớn còn thiếu sót về
Quyền bá chủ Tự do. Điều này dựa trên an ninh và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và thế
giới dựa trên một trật tự thế giới tự do phương Tây. Trong khi Quyền bá chủ Tự do có
ý định tốt nhất là mở rộng các lý tưởng tự do, thúc đẩy quản trị dân chủ, kinh tế thị
trường tự do, thúc đẩy tự do cá nhân và bảo vệ quyền con người. Ví dụ, ở Somalia
năm 1993, sứ mệnh của quân đội Mỹ đã phát triển từ việc cứu trợ nhân đạo cho những

39
người tị nạn chết đói thành một cuộc tập trận xây dựng nhà nước, trong đó quân đội
tham gia trực tiếp vào chính trị nội bộ của một quốc gia mong manh. 11Nhiều nhà
quan sát chính sách của Hoa Kỳ tin rằng quyền bá chủ tự do đã làm xói mòn mối quan
hệ của Hoa Kỳ với Nga, khiến Hoa Kỳ mắc kẹt trong các cuộc chiến tốn kém chưa kết
thúc chống lại chủ nghĩa khủng bố, bạo lực gia tăng ở Afghanistan, Iraq, Syria, Libya,
Yemen, và dẫn đến sự kiên cường hơn và gây chết người các nhóm cực đoan bạo lực
như ISIS, và sự bất ổn trong khu vực ngày càng mở rộng. 

Không có giải pháp thay thế khả thi nào cho sự hỗ trợ của phương Tây, các đồng
minh châu Á và châu Âu đã bằng lòng với quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Trong trường
hợp không có Liên Xô, hầu hết các nước đang phát triển đã chuyển sang hệ thống liên
minh và thể chế quốc tế tự do do Mỹ dẫn đầu để được hỗ trợ về an ninh, kinh tế và hỗ
trợ chính trị, cụ thể ở đây là Afghanistan. Với sức mạnh, sự giàu có và tầm ảnh hưởng
như vậy, Mỹ đã thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng để định hình thế giới mà không
gặp rủi ro hoặc hậu quả đáng kể. Trong trường hợp không có đối thủ đe dọa, không ai
có thể ngăn cản Hoa Kỳ
Mỹ và NATO đã mượn danh “chống khủng bố” để tiến hành cuộc chiến nhằm
thực hiện mưu đồ bá quyền thế giới. Ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng
thống George W. Bush đã ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Chiến tranh (AUMF); theo
đó, Mỹ có thể sử dụng vũ lực để chống lại các quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân đứng
sau vụ khủng bố 11/9/2001 và Đạo luật chính là cơ sở pháp lý để Mỹ tiến hành các
hoạt động quân sự tại Afghanistan (tuy nhiên, các đời Tổng thống Mỹ sau này đã dựa
vào AUMF để tiến hành can thiệp quân sự tại nhiều quốc gia khác trên thế giới). Sau
khi lật đổ chính quyền Taliban, đánh bại Al-Qaeda, Mỹ và các đồng minh tiếp tục duy
trì sự hiện diện quân sự tại đây, đồng thời gia tăng ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị,
quân sự, an ninh và đối ngoại đối với nước này. Về kinh tế, Mỹ chi hàng trăm tỉ USD
và gia tăng sức ép với các đồng minh cùng một số nước để viện trợ tái thiết
Afghanistan, thực chất là để chi phối nền kinh tế. Về chính trị, tháng 12/2001, Mỹ tiến
hành xây dựng chínhquyền dân sự (thân Mỹ) do ông Hamid Karzai đứng đầu, đồng
thời cử chuyên gia sang giúp Kabul xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương tới
các địa phương; xây dựng hệ thống luật pháp; cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo,
thông tin, truyền thông cùng các vấn đề khác có liên quan, với hy vọng hệ thống chính
quyền mới có thể bảo vệ lợi ích lâu dài của Mỹ ở Afghanistan và khu vực. Về quân sự

40
và an ninh, Mỹ cùng các đồng minh đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự để khống chế và
kiểm soát các khu vực trọng yếu của Afghanistan, trong đó phải kể đến căn cứ không
quân chiến lược Bagram, nơi được cho là trung tâm chỉ huy tác chiến của quân đội Mỹ
và NATO tại khu vực Trung Á cũng như Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ vũ
khí, trang bị và tổ chức huấn luyện cho quân đội, lực lượng an ninh quốc gia
Afghanistan theo mô hình phương Tây, nhằm biến đội quân này thành lực lượng bảo
vệ an ninh cũng như lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực Nam Á. Về đối ngoại, Mỹ tiến
hành gây sức ép để Liên hợp quốc cùng các nước công nhận chính quyền Afghanistan
do Mỹ dựng lên và từng bước lôi kéo nước này vào quỹ đạo của phương Tây.
2.2.1 Afghanistan trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
Các chính quyền trong quá khứ đã sử dụng một loạt các lựa chọn để chống lại
quốc tế chống khủng bố, từ ngoại giao và hợp tác quốc tế và tham gia mang tính xây
dựng đến trừng phạt kinh tế, hành động bí mật, các biện pháp an ninh bảo vệ và lực
lượng quân sự. Các áp dụng các biện pháp trừng phạt là một trong những công cụ
chống khủng bố được sử dụng thường xuyên nhất của các nhà hoạch định chính sách.
Các chính phủ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế (như được xác định bởi Bộ Ngoại
giao) bị cấm nhận hỗ trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ. Xuất khẩu vũ khí đạn dược
sang các quốc gia như vậy bị tịch thu và các hạn chế được áp dụng đối với xuất khẩu
thiết bị "sử dụng kép" như máy bay và xe tải.
Sau các cuộc tấn công của Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc vào
tháng 9 năm 2001, Tổng thống Bush, khi phát biểu trước Quốc gia, nhấn mạnh rằng
Hoa Kỳ, để đáp trả các cuộc tấn công, sẽ không có sự phân biệt giữa những kẻ khủng
bố đã thực hiện những hành vi này và những người chứa chấp chúng. Tổng thống đã
mô tả các vụ việc là "hành động chiến tranh." Ngoại trưởng Colin Powell kêu gọi một
"cuộc tấn công quy mô toàn diện chống lại chủ nghĩa khủng bố" và công bố kế hoạch
khởi động một liên minh chống khủng bố trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu ngày
20 tháng 9 trước Quốc hội, Tổng thống Bush mô tả phản ứng của Hoa Kỳ là một
"chiến dịch kéo dài", có thể bao gồm "kịch tính các cuộc đình công ”,“ hoạt động bí
mật ”, những kẻ khủng bố bỏ đói, và truy đuổi các quốc gia cung cấp "Viện trợ hoặc
nơi trú ẩn an toàn cho khủng bố".
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng cách hiệu quả nhất để chống khủng bố là tập
hợp càng nhiều thông minh nhất có thể; phá vỡ các kế hoạch và tổ chức khủng bố

41
trước khi chúng hành động; và tổ chức hợp tác đa quốc gia chống lại những kẻ khủng
bố và hỗ trợ chúng. Vai trò của Liên hợp quốc ra lệnh trừng phạt đối với Libya vì trách
nhiệm của nước này trong vụ đánh bom Pan Am 103 năm 1988 có ý nghĩa quan trọng
như trường hợp đầu tiên khi cộng đồng thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với
quốc gia để đáp trả sự đồng lõa của nó trong một hành động khủng bố. Một số yếu tố
đã thực hiện hành động có thể được.
Thứ nhất, chủ nghĩa khủng bố đã chạm vào nhiều quốc gia hơn trong những năm
gần đây, buộc các chính phủ gạt bỏ những lợi ích mang tính quốc gia sang một bên.
Thứ hai, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã góp phần tăng cường hợp tác quốc tế chống
khủng bố. Và thứ ba, Hoa Kỳ quyết tâm trừng phạt các quốc gia khủng bố, bằng vũ lực
quân sự trong một số trường hợp, từng là sự đồng lõa được thiết lập, là một yếu tố
chính thúc đẩy các nước khác tham gia Hành động do Liên hợp quốc tài trợ. Công
nghệ cũng là một yếu tố quan trọng trong phương trình chống khủng bố. Càng ngày,
các nhà phân tích và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng khoa học và kỹ thuật càng nhấn
mạnh tiềm năng công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các mối
đe dọa khủng bố; và trong bảo vệ và tối đa hóa các quyền tự do cá nhân trong một xã
hội có ý thức về an ninh. Trong quá khứ, các chính phủ thường ưu tiên xử lý khủng bố
như một vấn đề quốc gia mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Một số chính phủ
cũng cảnh giác khi tham gia vào các trận chiến của những người khác và có thể thu hút
thêm khủng bố dưới hình thức trả đũa. Khác miễn cưỡng tham gia các lệnh trừng phạt
nếu lợi ích thương mại của họ có thể bị tổn hại hoặc họ thông cảm với nguyên nhân
của thủ phạm. Cuối cùng, có một vấn đề dai dẳng là dẫn độ những kẻ khủng bố mà
không từ bỏ nguyên tắc tị nạn lâu đời đối với những người chạy trốn khủng bố vì
chính trị hợp pháp hoặc hoạt động khác.
Tình huống khó xử với mong muốn chống lại chủ nghĩa khủng bố trong bối cảnh
chính trị hiện đại, các quốc gia thường phải đối mặt với các mục tiêu và quy trình hành
động xung đột: (1) cung cấp an ninh khỏi các hành động khủng bố, tức là hạn chế
quyền tự do của những kẻ khủng bố riêng lẻ, các nhóm khủng bố và các mạng hỗ trợ
hoạt động không bị cản trở trong môi trường không bị kiểm soát tương đối so với (2)
tối đa hóa các quyền tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Nỗ lực chống khủng bố
đang phức tạp theo xu hướng toàn cầu hướng tới bãi bỏ quy định, mở rộng biên giới và
mở rộng thương mại. Đặc biệt trong các nền dân chủ đối với Hoa Kỳ như vậy, các giới

42
hạn hiến pháp trong đó chính sách phải hoạt động thường là được một số người coi là
xung đột trực tiếp với mong muốn đảm bảo cuộc sống của công dân chống lại khủng
bố hoạt động hiệu quả hơn. Vấn đề này có thể sẽ xuất hiện trước khi Hoa Kỳ phát triển
phản ứng của nó đối với các sự cố tháng 9 năm 2001.
Một tình huống khó xử khác đối với các nhà hoạch định chính sách là cần phải
xác định các thủ phạm cụ thể hành động khủng bố và những người đào tạo, tài trợ,
hoặc hỗ trợ hoặc tài trợ cho chúng. Hơn thế nữa, khi cộng đồng quốc tế ngày càng
chứng tỏ khả năng đoàn kết và áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại các bang
bất hảo, các bang sẽ ít có khả năng công khai hỗ trợ khủng bố hơn các nhóm hoặc
tham gia vào chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ.
Ngày nay, chính sách của Hoa Kỳ tập trung vào các tổ chức khủng bố như al-
Qaida và các tổ chức liên kết mạng lưới và những người ủng hộ nhà nước.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2000, Ủy ban Quốc gia về Chống Khủng bố (NTC), một
đại hội cơ quan lưỡng đảng được ủy quyền, đã ban hành báo cáo của mình, trong đó có
bản thiết kế cho Mỹ. Chính sách chống khủng bố với cả các khuyến nghị về chính sách
và lập pháp. NTC báo cáo liên tục để kích thích sự quan tâm mạnh mẽ của quốc hội
đối với chủ nghĩa chống khủng bố chính sách trong Đại hội lần thứ 107. Các lĩnh vực
đang được tập trung (1) chủ động hơn chính sách chống khủng bố; (2) chính sách
trừng phạt của nhà nước mạnh mẽ hơn; và (3) gắn kết hơn / tốt hơn phối hợp chính
sách chống khủng bố của liên bang Hoa Kỳ.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 2001, Ban lãnh đạo Hạ viện tuyên bố thành lập Tiểu
ban An ninh và Chống khủng bố cho Ủy ban Tình báo Hạ viện. Trong khi đó, báo cáo
ngày 31 tháng 1 năm 2001 của Hoa Kỳ Ủy ban An ninh Quốc gia tiếp tục tạo ra quốc
hội căng thẳng và Quyền lợi quản trị. Ủy ban lưỡng đảng được Quốc hội ủy quyền
khuyến nghị và Tuần tra Biên giới trở thành một cơ quan an ninh nội địa mới trong
tình trạng Nội các - trên thực tế, cơ quan an ninh quê hương quốc gia. Theo đề xuất
như vậy, cơ quan mới sẽ điều phối phòng thủ chống lại và đối phó với các cuộc tấn
công khủng bố trên đất Hoa Kỳ. Cũng theo đề xuất,Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ
được coi là nhiệm vụ chính của an ninh nội địa.
Trong Đại hội lần thứ 106, H.R. 4210, đã thông qua Hạ viện, sẽ được bổ sungchú
ý đến khủng bố trong nước bằng cách thành lập Hội đồng Tổng thống về Nội địaSự
chuẩn bị trong Nhà Trắng. Hơn nữa, trong Đại hội lần thứ 106, S. 3205, Đạo luật

43
chống khủng bố (KylFeinstein) năm 2000, đã được Thượng viện thông qua, đã kết hợp
một số các khuyến nghị của NTC, bao gồm cả biện pháp để đảm bảo (1) nâng cao
chính sách nhấn mạnh về kiểm soát mầm bệnh sinh học và gây quỹ khủng bố; (2) chia
sẻ tốt hơn về FBI Sự thông minh; (3) dễ dàng tuyển dụng những người cung cấp thông
tin chống khủng bố cho CIA; và (4) tiếp tục của Syria và Iran trong danh sách các
quốc gia tài trợ cho khủng bố.
Mục tiêu quan trọng nhất phải nói đến là việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama
Biladen. sự kiện khủng bố ngày 11-9 đã khiến chính quyền Mỹ nâng chủ nghĩa chống
khủng bố lên thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia, và định
hình các mối quan tâm của chính sách đối ngoại Mỹ.Chính sách đối ngoại của Mỹ
cũng trở nên mất cân bằng hơn và chú tâm vào khu vực Trung Đông. Sự kiện 11-9
cũng mở ra một giai đoạn mà tổng thống được quốc hội trao nhiều quyền ưu tiên trong
cuộc chiến chống khủng bố. 

Những người tân bảo thủ hay nghiêng về tân bảo thủ trong chính quyền Tổng
thống Bush như Phó tổng thống Dick Cheney, Thứ trưởng Quốc phòng Paul
Wolfowitz đã nghĩ xa hơn việc chỉ tiêu diệt khủng bố. Họ cho rằng các quốc gia yếu
kém như Iraq và Afghanistan cần phải được giúp đỡ xây dựng một đất nước dân chủ,
do họ có niềm tin rằng chính thể chế yếu kém đã dẫn đến các tổ chức khủng bố đang
hoạt động ở đây. Nước Mỹ sẽ an toàn hơn khi các quốc gia này trở nên dân chủ, và
không còn chứa chấp khủng bố. Iran, Iraq và Triều Tiên cũng từng được xếp vào "trục
ma quỷ" chỉ trong vòng năm tháng sau cuộc khủng bố.

Trong một bài phát biểu tại Học viện Quân sự Virginia vào tháng 4-2002, Tổng
thống Bush phát biểu: "Chúng tôi biết hòa bình thực sự sẽ chỉ đạt được khi chúng tôi
cung cấp cho người dân Afghanistan các phương tiện để đạt được nguyện vọng của
chính họ. Hòa bình sẽ đạt được bằng cách giúp Afghanistan phát triển chính phủ ổn
định của riêng mình". Trong những năm gần đây, chủ yếu coi chủ nghĩa khủng bố là
chủ nghĩa quốc tế và nước ngoài. Nhiều hành động của những kẻ khủng bố được nhà
nước bảo trợ và của các nhóm ở nước ngoài đã ủng hộ quan điểm này. Trong khi các
chính sách, công dân và lợi ích của Hoa Kỳ là mục tiêu hàng đầu đối với khủng bố
quốc tế - năm 2000, khoảng 47% tổng số vụ khủng bố trên toàn thế giới đã cam kết
chống lại công dân hoặc tài sản của Hoa Kỳ, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - phần lớn

44
những hành vi đó đã diễn ra trên đất nước ngoài. Công chúng Hoa Kỳ nhận thức về
khủng bố chủ yếu là một vấn đề ở nước ngoài đã bị thay đổi đáng kể vào tháng 9 năm
2001 các cuộc tấn công.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2001, Bộ Ngoại giao đã công bố các Mô hình Khủng
bố Toàn cầu. Năm 2000, thương vong liên quan đến khủng bố trên toàn thế giới đã
tăng lên từ dữ liệu năm 1999. Báo cáo chỉ ra rằng số người chết trên toàn thế giới vì
các vụ khủng bố đã tăng lên từ 233 người năm 1999 lên 405 người năm 2000. Số
người bị thương tăng từ 706 người lên 79 người. Trong về thương vong theo khu vực,
châu Á đứng đầu; Châu Phi, thứ hai; và Trung Đông, thứ ba. Xét về số vụ tấn công
theo khu vực, Mỹ Latinh đứng đầu; Châu Á, thứ hai; và Châu Phi, thứ ba. Năm 2000,
số lượng các cuộc tấn công khủng bố đã giảm đáng kể ở Tây Âu, và một chút ở Trung
Đông và Âu-Á. Cả thời gian và lựa chọn mục tiêu của các nhóm khủng bố có thể có ý
nghĩa chính trị và tác động kinh tế lên nhiều hoạt động, từ các hoạt động thương mại
của Hoa Kỳ đến Trung Tiến trình hòa bình Đông. Một số nhà phân tích đã bày tỏ lo
ngại rằng các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể tìm cách khai thác những bất ổn kinh tế
và chính trị ở Ả Rập Xê Út. Mục tiêu tiềm năng khác các quốc gia thuộc nhóm này
bao gồm Algeria, Bahrain, Ai Cập, Ấn Độ, Jordan, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vốn có trong Mẫu 2000 là lo ngại rằng sự suy giảm tài trợ của nhà nước đối với
chủ nghĩa khủng bố đã di chuyển khủng bố về phía đông từ Libya, Syria và Lebanon
đến Nam Á. Chính sách của Hoa Kỳ tập trung vào Osama bin Laden và liên minh các
nhóm hoạt động ngoài Afghanistan với sự tha thứ của Taliban. Một vùng trọng tâm
nặng vẫn là khả năng của những kẻ khủng bố để gây quỹ thông qua các nguồn phi nhà
nước, thường là thông qua các khoản đóng góp từ thiện, bắt cóc và buôn bán ma túy.
Mẫu 2000 cho biết Triều Tiên và Sudan là những ứng cử viên có thể bị loại khỏi danh
sách các nhà nước tài trợ khủng bố. Iran, bất chấp những thay đổi chính trị vào năm
2000, một lần nữa được liệt kê là quốc gia tích cực nhất tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố
quốc tế. Iran và Syria được cho là hỗ trợ khủng bố trong khu vực các nhóm. Lebanon
một lần nữa được coi là nơi trú ẩn an toàn quan trọng và được coi là không phản hồi
trước yêu cầu của Hoa Kỳ để đưa ra công lý những kẻ khủng bố đã tiến hành chống
Hoa Kỳ. các cuộc tấn công. Hoa văn Năm 2000 phản ánh mối quan tâm liên tục của
Nga và các nước láng giềng của Chechnya gia tăng cực đoan hóa các quần thể Hồi
giáo sẽ khuyến khích bạo lực và lan rộng bất ổn ở những nơi khác ở Nga và hơn thế

45
nữa. Mặc dù không được thêm vào danh sách, Afghanistan và Pakistan đã được coi là
địa điểm chính của hoạt động khủng bố.
Sự phá hủy của Trung tâm Thương mại Thế giới và thiệt hại nghiêm trọng đối với
Lầu Năm Góc, cùng với các sự cố khác như vụ đánh bom đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đông
Phi, của Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993, và trung tâm văn hóa Do Thái ở
Buenos Aires có thể cho thấy mong muốn gây ra thương vong cao hơn cho những
người thường ít được bảo vệ các mục tiêu. Có thể là chủ nghĩa khủng bố do nhà nước
bảo trợ đang giảm đáng kể trong thời kỳ hậu Lạnh Thời đại chiến tranh, các nhóm khó
kiếm được nhà tài trợ hơn và các quốc gia bất hảo ít sẵn sàng mạo hiểm hơn tiếp xúc
với các biện pháp trừng phạt quốc tế trên diện rộng và nghiêm khắc. Trong môi trường
này, quyền truy cập vào các nguồn tài trợ tư nhân cho các doanh nghiệp khủng bố trở
nên quan trọng. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế được coi là mối đe dọa đối với an ninh
đối ngoại và trong nước của Hoa Kỳ nó cũng làm suy yếu một loạt các mục tiêu chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chủ nghĩa khủng bố làm xói mòn quốc tế ổn định, một
mục tiêu chính sách kinh tế và đối ngoại lớn của Hoa Kỳ. Khủng bố các nhóm thường
tìm cách gây mất ổn định hoặc lật đổ chính phủ, đôi khi được bầu chọn một cách dân
chủ- hoặc thân thiện - các chính phủ và các nhóm như vậy thường thu hút sự ủng hộ
của công chúng bất bình về sự bất lực của các chính phủ trong việc cung cấp hòa bình,
an ninh và sự thịnh vượng về kinh tế. Nỗ lực của các chính phủ nhằm tăng cường kinh
tế quốc gia hoặc khu vực sự phát triển và ổn định có thể trở thành đối tượng của cuộc
tấn công đặc biệt thâm độc. Trong này quan tâm, và vì mục tiêu mong muốn của họ là
lật đổ các chế độ thế tục ở các quốc gia có đông đảo Người hâm mộ, các nhóm cực
đoan Hồi giáo và sự ủng hộ của Iran đối với các nhóm được coi là mối đe dọa cụ thể
đối với các mục tiêu và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Định nghĩa Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về chủ nghĩa khủng bố
quốc tế. Một định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong các vòng kết nối của chính phủ
Hoa Kỳ và được đưa vào luật, định nghĩa quốc tế khủng bố.
2.3 NỘI DUNG CHÍNH SÁCH SAU NGÀY 11/09 VÀ SỰ CAN DỰ CỦA MỸ
TẠI AFGANISTAN GIAI ĐOẠN 2001-2021
2.2.1 Về đối ngoại
Sự thất bại của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đã để lại cho Hoa Kỳ sức mạnh
và ưu thế chưa từng có và không thể thách thức. Trong những thập kỷ tiếp theo, Mỹ đã

46
chọn cách tận dụng sức mạnh đó theo cách phá vỡ khuôn mẫu của chính sách đối
ngoại của những thập kỷ trước. Nhiều nhà phân tích chính sách cho rằng trọng tâm
chính của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh là bảo vệ phương
Tây. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô giải thể, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tập trung
vào việc mở rộng các hệ tư tưởng phương Tây, và các nỗ lực quản trị và chuyển đổi
chính trị xã hội có chủ đích của các nước khác. Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11
tháng 9 năm 2001 đã định hình thêm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong những
thập kỷ sau đó khi các nỗ lực chống khủng bố trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia.

Mặc dù các nhiệm vụ quân sự trước ngày 11/9 ở Somalia, Haiti, Bosnia và
Kosovo ban đầu nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo, các hoạt động can thiệp quân sự
sau ngày 11/9 là nhằm bảo vệ Hoa Kỳ và bảo vệ nước này khỏi một cuộc tấn công
khủng bố thảm khốc khác. Các hoạt động can thiệp sau ngày 11/9 đã phát triển thành
những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia nước ngoài. Sức mạnh
kinh tế và quân sự rộng lớn cùng với việc không có đối thủ đe dọa đã giúp chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ thực hiện nhiều nhiệm vụ có chủ đích khác nhau. Chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ tìm cách bảo vệ nhân quyền và giải cứu các nước khác, chẳng
hạn như trong trường hợp Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, và mở rộng các nhiệm vụ
chiến tranh được thiết lập ban đầu nhằm cố gắng biến các nước khác trở thành quốc
gia dân chủ ở những nơi mà lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng có
cổ phần.  Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trở nên tập trung vào việc giải quyết các
mối đe dọa khủng bố trên thế giới nhằm ngăn chặn sự tái diễn của một vụ tấn công
11/9 khác nhằm vào Hoa Kỳ. Để làm được điều đó, Washington bắt tay vào thực hiện
các sứ mệnh lật đổ các nhà lãnh đạo tham nhũng, khắc phục nguyên nhân của chủ
nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, dân chủ hóa các quốc gia mong manh, bảo đảm các
không gian chưa được quản lý dễ trở thành nơi trú ẩn an toàn của bọn khủng bố và
thiết lập các thể chế kiểu phương Tây

Cụ thể, sau vụ 11/9, mục tiêu quan trọng ban đầu là tiêu diệt Al-Qaeda và làm suy
giảm khả năng sử dụng Afghanistan như một nơi trú ẩn an toàn để tấn công lại Mỹ,
một đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là tăng cường sức mạnh
cho các quốc gia mong manh thông qua các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội và chính
trị, và sử dụng tất cả các công cụ của sức mạnh quốc gia để chống lại các hệ tư tưởng

47
bạo lực. Vào năm 2008, cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nói rằng “Rõ ràng là
việc quản lý các vấn đề về sự thất bại của nhà nước và các không gian không được
quản lý sẽ là một đặc điểm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong tương lai gần -
cho dù chúng ta có muốn hay không”. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002 lưu ý
rằng Hoa Kỳ bị đe dọa nhiều hơn bởi các quốc gia thất bại và ít hơn bởi các quốc gia
chinh phục. Trong hai thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã tập trung vào
việc giảm bớt các mối đe dọa khủng bố từ các quốc gia mong manh và biến công việc
nội bộ của các nước khác phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo và nhà
hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã coi chiến thắng trên chiến trường là không đủ để
đạt được chiến thắng chiến lược. Do đó, trong nhiều năm kể từ cuộc tấn công ngày 11
tháng 9 năm 2001, quân đội Hoa Kỳ đã tham gia vào các vai trò phi chiến tranh như hỗ
trợ xây dựng thể chế, thúc đẩy sự phát triển của các chính phủ, xây dựng các quy tắc
và luật pháp, và tạo điều kiện phát triển kinh tế và xã hội. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng
Robert Gates đã nêu rõ quan điểm này khi nói như vậy. “Thành công quân sự không
đủ để giành chiến thắng: phát triển kinh tế, xây dựng thể chế và pháp quyền, thúc đẩy
hòa giải nội bộ, quản trị tốt, cung cấp các dịch vụ cơ bản…. cùng với bảo mật là những
yếu tố cần thiết để thành công ”.

Các chính sách nêu rõ trong các văn kiện của Tổng thống tập trung vào tầm quan
trọng của an ninh và xây dựng nhà nước để chống lại chủ nghĩa cực đoan, tiền thân của
chủ nghĩa khủng bố. Do bạo lực gây ra bất ổn, các chính sách do Nhà Trắng và các cơ
quan chính phủ khác đề ra thừa nhận tầm quan trọng của an ninh là điều kiện tiên
quyết để ổn định. Chỉ thị Chính sách Tổng thống năm 2013 của Tổng thống Obama
(PPD-23), Hỗ trợ Khu vực An ninh, cảnh báo về sự bất ổn xã hội và cam kết Mỹ sẽ
giúp các quốc gia đối tác xây dựng năng lực bền vững để giải quyết các thách thức an
ninh chung, đặc biệt để ngăn chặn và đánh bại các mối đe dọa xuyên quốc gia. Chiến
lược An ninh Quốc gia 2015 nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ ưu tiên các hành động đối đầu với
xâm lược và khủng bố, giúp xây dựng năng lực của các quốc gia dễ bị tổn thương nhất
để đánh bại những kẻ khủng bố và nắm bắt cơ hội để định hình trật tự kinh tế.  Chiến
lược An ninh Quốc gia 2017 được xây dựng dựa trên phiên bản trước và củng cố rằng
Hoa Kỳ “sẽ hành động chống lại các mạng lưới khủng bố… hỗ trợ các nỗ lực chống
lại các hệ tư tưởng bạo lực và tăng cường tôn trọng phẩm giá của các cá nhân… [giúp]

48
các đối tác của chúng tôi đạt được một khu vực ổn định và thịnh vượng …. hỗ trợ các
đối tác khu vực củng cố thể chế và năng lực của họ”.

Các chính sách do Bộ Quốc phòng (DoD) đưa ra cũng thừa nhận tầm quan trọng
của an ninh như một điều kiện tiên quyết để ổn định. Các chính sách quốc phòng trong
20 năm qua đã tích hợp các công cụ pháp chế khác như ngoại giao và phát triển kinh tế
để đạt được các mục tiêu quốc phòng. Chiến lược Quốc phòng năm 2018 củng cố quan
điểm tận dụng nhiều công cụ sức mạnh quốc gia để đảm bảo lợi ích của Mỹ bằng cách
nêu rõ rằng, “để thành công, chúng ta phải khai thác và tích hợp tất cả các khía cạnh
của sức mạnh quốc gia và hợp tác chặt chẽ với nhiều đồng minh, bạn bè và các đối
tác…. chiến lược của chúng tôi tìm cách xây dựng năng lực của các đối tác mong
manh hoặc dễ bị tổn thương để chống lại các mối đe dọa bên trong và sự xâm lược bên
ngoài”. Chiến lược Quốc phòng năm 2018 thừa nhận tầm quan trọng của phương pháp
tiếp cận chiến lược tích hợp "nhiều yếu tố của sức mạnh quốc gia - ngoại giao, thông
tin, kinh tế, tài chính, tình báo, thực thi pháp luật và quân sự" để bảo vệ người Mỹ, các
giá trị và lợi ích của họ.

  Trải qua 20 năm, có những thay đổi chính sách bởi các vị tổng thống khác nhau.
Điểm thay đổi cơ bản nhất trong chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ là “coi trọng
tính hiệu quả dựa trên các hoạt động quân sự có tính chọn lọc”. Nó được cụ thể hóa
trong việc xác định đối tượng, phương thức chống khủng bố và điều này sẽ tạo sự thay
đổi căn bản trong chiến lược chống khủng bố mới của Chính quyền Barack Obama.
Trong chiến lược mới, mặc dù vẫn nhất quán với quan điểm coi chủ nghĩa khủng bố là
hiểm họa lớn nhất và chống khủng bố vẫn là ưu tiên số 1 trong chiến lược an ninh
quốc gia nhưng việc xác định đối tượng khủng bố của Mỹ đã có sự thay đổi. Thay vì
nhấn mạnh đến đối phó các nguy cơ khủng bố tiềm tàng trên toàn cầu (như trước đây)
thì chiến lược chống khủng bố mới coi trọng đối phó các nguy cơ khủng bố đe dọa
trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh. Trong bài phát biểu của
mình, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố, nước Mỹ chỉ chống lại những kẻ khủng
bố gây ra mối đe dọa thường xuyên và rõ rệt đối với người dân Mỹ, trong trường hợp
các nước khác không thể giải quyết mối đe dọa này một cách hiệu quả. Từ thay đổi
quan niệm về đối tượng khủng bố đã dẫn tới phương thức chống khủng bố trong chiến
lược mới cũng có sự điều chỉnh được coi là linh hoạt và “mềm” hơn. Cùng với đó, Nhà

49
Trắng coi trọng phối hợp, chia sẻ trách nhiệm với đồng minh NATO trong việc trợ
giúp ngân sách, công nghệ, đào tạo, huấn luyện cho lực lượng an ninh của các nước
thuộc cái gọi là “vòng cung bất ổn định”, kéo dài từ Nam Caucasus qua Trung Á,
Trung Đông, châu Phi kéo dài tới Đông Á, nhất là các nước: Iraq, Afghanistan, Libya
và nhiều nước châu Phi,… để họ có đủ sức đối phó với tổ chức khủng bố Al Qaeda và
tự đảm bảo an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ cũng ưu tiên trong việc bắt
giữ và đưa ra xét xử các phần tử khủng bố, coi đây như một giải pháp mang tính pháp
lý biện minh cho các hoạt động quân sự trên toàn cầu và là một biện pháp để răn đe
các phần tử khủng bố.
Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia
từ căn cứ quân sự Fort Myer ở Arlington, Virginia, Tổng thống Donald Trump tuyên
bố rằng chính quyền của ông sẽ mở rộng sự can dự của Hoa Kỳ vào Afghanistan, gây
áp lực nhiều hơn đối với Pakistan vì chứa chấp những kẻ khủng bố và thực hiện một
chiến lược quân sự dựa trên với điều kiện trên mặt đất thay vì thời gian biểu tùy ý để
giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài gần 16 năm ở Afghanistan. Trump nói, "Từ
bây giờ, chiến thắng sẽ có một định nghĩa rõ ràng: tấn công kẻ thù của chúng ta, tiêu
diệt ISIS, nghiền nát al-Qaeda, ngăn chặn Taliban chiếm Afghanistan và ngăn chặn
các cuộc tấn công khủng bố hàng loạt chống lại Mỹ trước khi chúng nổi lên." 

2.2.2 Về kinh tế - chính trị


Khi Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan vào năm 2001, nước này đã phát hiện ra một
xã hội rất bị chia rẽ mà các khu vực có kinh nghiệm và lòng trung thành riêng biệt
được hình thành từ nhiều thập kỷ xung đột. Tuy nhiên, thay vì kết hợp và xây dựng
dựa trên những sự đa dạng này, các quy tắc chính trị chính thức được thiết lập sau năm
2001 nhằm biến Afghanistan thành một hệ thống thống nhất cao. Tội lỗi ban đầu của
sự can thiệp này là phục hồi các thể chế cũ có nguồn gốc từ quá khứ độc tài của đất
nước thay vì cho người Afghanistan cơ hội để xây dựng một cái gì đó mới thể hiện các
chuẩn mực tự quản vốn đặc trưng cho hầu hết các vùng của đất nước. Nền cộng hòa
sau năm 2001 đã vô tình tái tạo lại những căn bệnh gây bất ổn cho các chính phủ trong
quá khứ. Bắt đầu từ triều đại bạo lực của “Iron Amir” Abdur Rahman Khan (1880–
1901), các nhà cai trị Afghanistan đã lặp lại mô hình tương tự: Họ đã sử dụng quyền

50
lực của chính phủ trung ương để áp đặt một tầm nhìn mới cho xã hội với ít ý kiến đóng
góp của người dân.

Hội nghị Bonn năm 2001 do Liên hợp quốc bảo trợ đã thiết lập nền tảng chính trị
của nước cộng hòa Afghanistan, khôi phục Hiến pháp năm 1964 làm luật cơ bản tạm
thời và chọn Hamid Karzai làm lãnh đạo chính trị lâm thời. Hiến pháp đó là sản phẩm
của quá trình thử nghiệm nền dân chủ lập hiến của Afghanistan dưới thời Vua
Muhammad Zahir Shah (1933–73). Mặc dù nó có các yếu tố dân chủ, nó là một tài liệu
độc tài được thiết kế chỉ để cung cấp cho công dân một số không gian thở. Nó có một
vị vua và một thủ tướng. Những sửa đổi được thực hiện ở Bonn đã hợp nhất quyền lực
của quốc vương và thủ tướng thành một tổng thống rất quyền lực.

Hầu hết ở Bonn đều tin rằng hiến pháp cũ là nguồn cung cấp tính liên tục rất cần
thiết trong thời kỳ bất ổn. Tuy nhiên, một số phe phái của Liên minh phương Bắc (một
trong bốn nhóm Afghanistan tham gia tại Bonn) đã chống lại và yêu cầu một hệ thống
phi tập trung hơn để phù hợp với thành phần dân tộc đa dạng của Afghanistan. Nhưng
hệ thống thống nhất cũ có sức lôi cuốn đối với các nhà lãnh đạo Afghanistan cũng như
cộng đồng quốc tế. Tổng thống lâm thời mới được bổ nhiệm, Hamid Karzai, và những
người xung quanh ông thích một hệ thống kiểm soát mạnh mẽ vì nó cho phép Karzai
tập trung quyền lực của mình .- nhìn thấy các đối thủ tiềm năng. Tương tự, Hoa Kỳ ưa
thích một hệ thống như vậy vì nó tạo ra sự thống nhất trong chỉ huy, giúp dễ dàng hơn
trong việc giám sát các khoản đầu tư của mình ở Afghanistan và phối hợp với chính
phủ mới.

Chiến lược của cộng đồng quốc tế ở Afghanistan tập trung vào việc củng cố một
nhà nước Weberia, và điều này dựa trên niềm tin rằng những người bên ngoài có thể
giúp chính phủ mới đạt được độc quyền trong việc sử dụng bạo lực hợp pháp. Để làm
như vậy, Hoa Kỳ và NATO đã đưa ra một loạt các giả định về cách thức thiết lập trật
tự chính trị.

Giả thiết đầu tiên là sự thống nhất chỉ huy dưới một chính phủ tập trung sẽ tạo ra
một nhà nước hiệu quả. Theo lý tưởng của người dân Weberia, việc nhà nước
Afghanistan không độc quyền về bạo lực là gốc rễ cơ bản của các vấn đề. Bất chấp sự
đa dạng sắc tộc của đất nước và thực tế là các khu vực đã tự quản trong nhiều năm mà

51
không có một nhà nước hiệu quả, không có nỗ lực nào để cải cách hệ thống tập trung
cao độ vốn là nguồn gốc gây bất ổn cho Afghanistan trong nhiều thế hệ.

Mặc dù Hoa Kỳ hứa rằng các quyết định về hiến pháp sẽ do người Afghanistan
quyết định, nhưng nó cho thấy sự ưu tiên của họ đối với một tổng thống tập trung. Khi
bị thúc ép về sự cần thiết của một hành pháp yếu hơn, chẳng hạn như thủ tướng, hoặc
phân quyền lớn hơn, đại sứ Mỹ Robert Finn nói rằng “Afghanistan cần một tổng thống
mạnh mẽ với tất cả các yếu tố quyền lực.” Khi bị các đại sứ khác thúc ép về vấn đề
này, Finn tuyên bố rằng việc thay thế một tổng thống mạnh mẽ bằng một thủ tướng
yếu hơn "sẽ chỉ dẫn đến những cuộc khủng hoảng quyền lực vô tận”. Vì vậy, Hoa Kỳ
trông không thuận lợi khi có một hệ thống nghị viện do các đảng mạnh lãnh đạo, hoặc
một hệ thống phi tập trung do các tỉnh mạnh lãnh đạo, vì một hệ thống như vậy sẽ đe
dọa các nỗ lực củng cố nhà nước.

Cũng giống như Karzai đã cho phép các thống đốc của mình làm việc theo các
quy tắc chính thức của trò chơi, các nhà tài trợ quốc tế nhanh chóng bắt đầu xây dựng
các cấu trúc song song để giải quyết các cấu trúc quản trị lờ đờ và rối loạn chức năng
mà họ đã giúp đưa ra. Ví dụ, quân đội Hoa Kỳ đã thành lập các Đội Tái thiết cấp tỉnh
(PRT) hoạt động như các chính quyền cấp tỉnh song song từ năm 2003 đến năm 2013.
Các PRT đã hợp tác chặt chẽ với các hoạt động quân sự của NATO tại mỗi huyện để
chuyển các dự án phát triển đến các tỉnh. Các thống đốc cấp tỉnh và cấp huyện không
có tiếng nói trong các quyết định về phân bổ nguồn lực, và công dân cũng vậy. NATO
đã làm việc với vô số các tổ chức phi chính phủ và nhà thầu quốc tế để thực hiện các
dự án phát triển, vốn thường xung đột với các hoạt động quân sự được tiến hành ở các
khu vực này, bề ngoài là nhân danh chính phủ. Giả thiết thứ hai là viện trợ quốc tế,
thông qua việc cung cấp hàng hóa công, có thể thu phục nhân tâm và do đó trung
thành với nhà nước. Để đạt được mục tiêu này, các nhà tài trợ đã rót hàng tỷ đô la vào
các dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng thể chế và phát triển cộng đồng. Có rất ít bằng
chứng chắc chắn rằng những nỗ lực này đã hiệu quả, mặc dù người Afghanistan hiểu
rõ rằng viện trợ được cung cấp bởi người nước ngoài chứ không phải chính phủ của
họ. Hơn nữa, việc cung cấp viện trợ, thay vì dẫn đến sự hòa nhập nhiều hơn, đã làm
phát sinh bộ máy quan liêu nhà nước và vô số bộ, nhưng không được cấp cho công dân
vai trò chính thức để giám sát những gì đang xảy ra.

52
Các nỗ lực của các nhà tài trợ đã làm suy yếu khả năng quản trị và sự ổn định
trong cộng đồng. Ví dụ: Chương trình Đoàn kết Quốc gia do Ngân hàng Thế giới tài
trợ, một trong những chương trình viện trợ lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Afghanistan,
nhằm mục đích xây dựng các cơ cấu quản trị địa phương trên toàn quốc nhằm loại bỏ
các cơ cấu truyền thống không chính thức đã có và kênh viện trợ của các nhà tài trợ
cho cộng đồng. Vào giữa những năm 2000, chương trình hứa hẹn sẽ xây dựng vốn xã
hội và kết nối lại người Afghanistan với chính phủ của họ bằng cách tạo ra hơn ba
mươi nghìn Hội đồng Phát triển Cộng đồng. Thông qua các quy trình có sự tham gia
của người dân, các hội đồng này sẽ quyết định các ưu tiên của cộng đồng và sau đó
nhận các khoản tài trợ lớn để giải quyết các vấn đề mà công dân đã xác định. Đánh giá
riêng của Ngân hàng Thế giới về chương trình cho thấy kết quả quản trị ở các cộng
đồng có hội đồng kém hơn những cộng đồng không có hội đồng. Chúng không hiệu
quả vì đã thúc đẩy tham nhũng và tạo ra các quá trình ra quyết định song song làm xói
mòn các chuẩn mực xã hội lâu đời về quản trị cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều năm,
các nhà tài trợ đã bơm hơn 2 tỷ đô la Mỹ vào dự án.

Giả định có vấn đề thứ ba là xây dựng nhà nước và chống khủng bố là những mục
tiêu tương thích có thể đạt được đồng thời. Tuy nhiên, ngay cả khi cộng đồng quốc tế
rao giảng nhân quyền và quyền tự quyết, hàng nghìn người Afghanistan ở phía nam và
phía đông vẫn đang bị các lực lượng Mỹ và lực lượng được NATO hỗ trợ tấn công vào
ban đêm. Sự bất cẩn của các chiến dịch này đã tạo ra hố sâu ngăn cách giữa luận điệu
của nền dân chủ và thực tế mà người Afghanistan phải đối mặt. Hơn nữa, mặc dù Tổng
Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan đã nêu chi tiết về tình trạng tham nhũng to
lớn trong các chương trình của chính phủ Hoa Kỳ - cả quân sự và dân sự - Hoa Kỳ đã
không thay đổi hướng đi hoặc cắt giảm đáng kể viện trợ. Và khi tình hình an ninh ở
Afghanistan xấu đi trong mười năm qua, Hoa Kỳ và các nhà tài trợ nước ngoài khác
không thể giám sát công việc của họ ở nước này. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi
các quỹ của Mỹ đôi khi rơi vào tay kẻ xấu. Đối với nhiều người Afghanistan, điều
thoạt đầu tưởng như là kém cỏi bắt đầu có chủ ý.

Một giả định cuối cùng phổ biến trong cả cộng đồng quốc tế và nhiều chính
quyền Afghanistan là trật tự chính trị phi tập trung truyền thống của Afghanistan, giàu
truyền thống và quản trị theo phong tục tập quán, không phù hợp với những nền tảng

53
chuẩn tắc của một nhà nước hiện đại, chẳng hạn như bình đẳng giới và dân chủ chính
thức. Ở cấp độ cộng đồng, Afghanistan duy trì một hệ thống quản trị phi chính thức
mạnh mẽ, cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ công cộng, và - quan trọng nhất là -
một diễn đàn để cộng đồng thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm. Điển hình nhất,
đây là những tổ chức bắt nguồn từ phong tục, chẳng hạn như  shura  hoặc  jirga  (hội
đồng cộng đồng), và được lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo cộng đồng được gọi
là  maliks, arbabs   hoặc  wakils.

Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, phong tục tập quán tỏ ra mạnh mẽ và kiên
cường, tự tái tạo thay vì tàn lụi. Tại các làng trên khắp đất nước, các cộng đồng bắt đầu
yêu cầu nhiều hơn các nhà lãnh đạo theo phong tục của họ, những người này lần lượt
điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân. Sự tin tưởng vào các cơ quan quản lý
theo phong tục tập quán là cao nhất, và vượt qua sự tin tưởng vào các cơ quan chức
năng khác trong nước, trước sự thúc đẩy của các nỗ lực xây dựng nhà nước của Hoa
Kỳ. Ví dụ, ở tỉnh Herat vào năm 2007, một cộng đồng đang bầu các nhà lãnh đạo
truyền thống của họ thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Điều này thật trớ trêu vì sau
năm 2001, người dân không bao giờ được trao cơ hội bầu các nhà lãnh đạo địa phương
chính thức của họ, những người đều do Kabul bổ nhiệm. Thậm chí còn tìm thấy những
phụ nữ đã leo lên hàng ngũ của các cơ cấu quyền lực truyền thống. Tuy nhiên, thay vì
tạo không gian cho những cơ quan tập quán thực sự tham gia vào các hoạt động dân
chủ, cộng đồng quốc tế lại cố tình tìm cách làm suy yếu thẩm quyền tập quán — ví dụ,
với việc thành lập Chương trình Đoàn kết Quốc gia — để cho phép nhà nước kiểm
soát xã hội nhiều hơn.

Cải cách ruộng đất là một ví dụ khác. Các chương trình tài trợ đã tìm cách giúp
người Afghanistan có được danh hiệu hợp pháp. Tuy nhiên, khi được đề nghị có cơ hội
làm như vậy, rất ít người Afghanistan nhận lấy vì chính phủ đã không hứa hẹn sẽ cải
cách có ý nghĩa về quản lý tài sản, điều tồi tệ đến mức đối với một số người, ngay cả
Taliban cũng là một cải tiến. Đại đa số người Afghanistan nắm giữ các chức danh pháp
lý theo thông lệ và không sẵn sàng đổi chúng để lấy những hành vi được hậu thuẫn bởi
một quốc gia mà họ không tin tưởng.

Các cấu trúc quan liêu chính thức mới hồi sinh gần đây của đất nước vốn đã bị rối
loạn chức năng, vì chúng được thiết kế cho sự cai trị độc đoán. Ví dụ, hệ thống tài

54
chính công cho phép các tỉnh và huyện hầu như không có tiếng nói trong các quyết
định chi tiêu. Thay vào đó, tất cả các quyết định này đều được đưa ra ở Kabul bởi các
nhà chức trách ở xa, những người không chịu trách nhiệm trước công dân ở cấp địa
phương. Hơn nữa, hệ thống ngân sách - một di tích của thời Xô Viết - đã không hoạt
động. Do đó, các nhà tài trợ đã dành nguồn lực đáng kể để cố gắng sửa chữa nó.  Các
công ty tư vấn phương Tây được trả hàng triệu đô la để đào tạo người Afghanistan về
cách thực hiện. Nhưng không có sự hỗ trợ kỹ thuật nào có thể làm cho một hệ thống
dựa trên mô hình kế hoạch hóa tập trung bị mất uy tín hoạt động hiệu quả. Có những
người dân Afghanistan vô cùng bất bình về viện trợ nước ngoài, nhưng họ cảm thấy
rằng số tiền đó không phải của họ và do đó họ chỉ có quyền khiếu nại hạn chế về tham
nhũng hoặc thất bại. Cứ như thể các nhà tài trợ đã tạo ra một vũ trụ song song để tái
thiết Afghanistan vốn không liên quan nhiều đến người dân trong nước. Việc lập kế
hoạch dự án đã xảy ra ở Washington và Kabul, và quỹ được chuyển đến cấp địa
phương thông qua các mạng lưới thường xuyên tham nhũng của các nhà thầu và tổ
chức phi chính phủ chịu trách nhiệm trước trụ sở chính của họ chứ không phải người
dân. Một lần nữa, các nhà tài trợ đã tạo ra một nhà nước cho thuê ở Afghanistan.

Tổng thống Bush kêu gọi tái thiết Afghanistan trong một bài phát biểu tại Viện
Quân sự Virginia. “ Bằng cách dựng một Afghanistan không còn tệ nạn này và là một
nơi tốt hơn để sinh sống, chúng tôi đang làm việc theo những truyền thống của
Marshall”, ông nói gợi lên kế hoạch Marshall sau thế chiến II đã làm hồi sinh phương
Tây Châu Âu. Những Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không đến gần mức chi tiêu tái
thiết giống như kế hoạch Marshall cho Afghanistan. Quốc hội Hoa Kỳ dành hơn 38 tỷ
đô la hỗ trợ nhân đạo và tái thiết cho Afghanistan từ năm 2001 đến năm 2009.

Là một phần của liên minh hơn 100 quốc gia và tổ chức cung cấp hỗ trợ cả về an
ninh và dân sự cho Afghanistan. Hoa Kỳ và hơn 30 quốc gia khác cung cấp hỗ trợ tài
chính cho ANDSF. Cộng đồng quốc tế đã đầu tư gần 5 tỷ đô la cho ANDSF vào năm
2019, trong đó Hoa Kỳ cung cấp phần lớn nhất. Các đồng minh NATO và các đối tác
hoạt động đã cam kết hỗ trợ 379,9 triệu USD cho năm 2020 cùng với cuộc họp toàn
thể Quỹ Tín thác Quân đội Quốc gia Afghanistan vào ngày 19 tháng 10 năm 2020 tại
Brussels.

55
Tương tự, tại Hội nghị Afghanistan 2020, do Phần Lan, Liên hợp quốc và
Afghanistan đồng đăng cai, và được tổ chức hầu như thông qua nền tảng Liên hợp
quốc từ Geneva vào tháng 11 năm 2020, Hoa Kỳ đã cam kết 300 triệu đô la, với thêm
300 triệu đô la khả dụng tùy thuộc vào tiến bộ có ý nghĩa trong tiến trình hòa bình và
về các vấn đề quản trị. Các nhà tổ chức hội nghị đã công bố khoản hỗ trợ 3,3 tỷ USD
cho Afghanistan. Afghanistan cam kết thực hiện các hành động cụ thể để chống tham
nhũng, tăng cường quản trị cũng như duy trì và xây dựng dựa trên những thành quả đạt
được trong 20 năm qua.

Viện trợ phát triển của Hoa Kỳ tập trung vào thúc đẩy hòa bình, tự cường và ổn
định, bao gồm thông qua các chương trình tăng trưởng kinh tế thông qua chiến lược
thương mại định hướng xuất khẩu; nâng cao năng lực của các tổ chức dân sự, cải thiện
hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp và giúp chính phủ duy trì và cải thiện những
kết quả đạt được trong thập kỷ qua về y tế, giáo dục và quyền của phụ nữ.  Hoa Kỳ
cũng cung cấp hỗ trợ cho xã hội dân sự Afghanistan, thúc đẩy tăng cường tôn trọng
nhân quyền, giúp chống buôn bán trái phép chất ma túy và tiếp tục cung cấp hỗ trợ
nhân đạo đáng kể.

Về quan hệ kinh tế, Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh
của Afghanistan, bao gồm tăng cường khuôn khổ pháp lý, quy định và thương mại của
Afghanistan để thu hút thương mại và đầu tư nước ngoài, cũng như kích thích thương
mại bổ sung với Hoa Kỳ và các đối tác khu vực thông qua phát triển năng lực thương
mại. Afghanistan đã ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư với Hoa Kỳ vào
năm 2004, đây là diễn đàn chính cho các cuộc thảo luận thương mại và đầu tư song
phương giữa hai nước.

Về quan hệ chính trị, Hoa Kỳ vẫn cam kết đối với sự ổn định chính trị, quản trị
dân chủ và các mối quan hệ song phương và đa phương của Afghanistan. Sau cuộc bầu
cử tổng thống gây tranh cãi năm 2014 ở Afghanistan, Hoa Kỳ đã kêu gọi và hỗ trợ tài
chính cho việc Liên hợp quốc kiểm tra cuộc bỏ phiếu và giúp làm trung gian cho một
thỏa thuận chính trị dẫn đến việc thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia. Sau ba năm
trì hoãn, chính phủ Afghanistan đã tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 10 năm 2018.
Các cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 9 năm 2019 và Tổng thống đương
nhiệm, Ashraf Ghani, đã được công bố là người chiến thắng vào tháng 2 năm 2020,

56
sau nhiều tháng kiểm tra bầu cử. Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực cải cách các thể
chế bầu cử của Afghanistan, củng cố lĩnh vực tư pháp của nước này.

2.2.3 Về an ninh - quân sự

Đến cuối những năm 1990, Taliban duy trì quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ của
Afghanistan ngoại trừ một phần nhỏ ở phía bắc dưới sự kiểm soát của Liên minh
Phương Bắc. Tuy nhiên, các cuộc tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ vào tháng 9 năm
2001 (11/9) đã thay đổi tình hình đó đáng kể. Các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ ở
Afghanistan sẽ trở thành ưu tiên chính ngay sau khi các cuộc tấn công có liên quan đến
tổ chức Al Qaeda và trại ở Afghanistan. Mỹ chuyển sang thiết lập chính sách mới đối
với Afghanistan và phát động các cuộc tấn công vào al Qaeda và Taliban. Chiến dịch
quân sự để loại bỏ Chế độ Taliban sẽ mất chưa đầy ba tháng, nhưng nỗ lực tiếp theo để
thiết lập một Chính phủ khả thi của Afghanistan đã tồn tại hơn bảy năm mà không có
hồi kết.

Trước vụ tấn công 11/9, Taliban đã kiểm soát 75% đất nước và chỉ được công
nhận là chính phủ hợp pháp bởi ba quốc gia - Ả Rập Xê-út, Pakistan và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất. Cả Ả Rập Xê Út và Pakistan đều đóng vai trò trong sự
trỗi dậy của Taliban và tiếp tục hỗ trợ của họ trong hầu hết những năm 1990. Vào cuối
những năm 1990, Ả Rập Xê Út sẽ rút hỗ trợ tài chính, nhưng vẫn tiếp tục công nhận
Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan. Taliban phấn đấu để được các quốc
gia khác công nhận, bao gồm cả Hoa Kỳ, nhưng không thành công do ngược đãi phụ
nữ và các vi phạm nhân quyền khác. Liên Hợp Quốc tiếp tục công nhận chế độ
Rabbani lưu vong là chính phủ hợp pháp của Afghanistan trong bối cảnh không được
quốc tế công nhận rộng rãi về Taliban.

Chính quyền mới của Bush đang trong quá trình đánh giá lại chính sách chống
khủng bố khi vụ tấn công 11/9 xảy ra.Trước thời điểm này, chính quyền đã tiếp tục
một cách tiếp cận tương tự trong việc đối phó với Afghanistan như đã thực hiện bởi
chính quyền Clinton: tiếp tục yêu cầu Taliban chuyển giao Bin Laden cho Hoa Kỳ bị
xét xử vì các hoạt động khủng bố, nhưng ít can dự vào các vấn đề khác. Đến cuối ngày
11 tháng 9 năm 2001, chính quyền Bush có một chính sách mới - đi sau những kẻ
khủng bố đã biết và những quốc gia chứa chấp chúng. Với sự từ chối của các nhà lãnh
đạo Taliban để dẫn độ Osama bin Laden sau vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Châu

57
Phi ở 1998 và USS Cole vào tháng 10 năm 2000, cũng như sự hỗ trợ tài chính được
biết đến từ bin Laden để bảo vệ và sử dụng các trại huấn luyện khủng bố.

Các cuộc tấn công 11/9 đã được hiển thị. Trong một ngày, chính quyền Bush đã
thiết lập quyết định chính sách đối ngoại quan trọng nhất trong nhiều năm. Bush nhắc
lại yêu cầu của Hoa Kỳ đối với Taliban trong một bài phát biểu ngày 20 tháng 9 năm
2001 tại phiên họp chung của Quốc hội và Người Mỹ. Taliban vẫn không có dấu hiệu
sẵn sàng đầu hàng bin Laden vấn đề, vì vậy không có biện pháp nào khác ngoài hành
động quân sự. Chính quyền Bush đã khởi xướng một nỗ lực rộng rãi để thành lập một
liên minh cho một cuộc chiến chống khủng bố mới.

Vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố ở Mỹ, không có "trên kệ" kế hoạch quân sự
cho các hoạt động ở Afghanistan. Kế hoạch quân sự bắt đầu ngay sau khi vụ tấn công
11/9 vì cái được gọi là Chiến dịch Tự do bền bỉ (OEF). Cơ quan Tình báo Trung ương
Hoa Kỳ (CIA) trước tiên đã tiến hành tái thiết lập quan hệ với các nhà lãnh đạo
Mujahedeen chống Taliban từ Liên minh phương Bắc, những người đã chống lại
Taliban kể từ trước khi Kabul sụp đổ năm 1996. Đến ngày 20 tháng 9, các sĩ quan CIA
đã trên mặt đất ở Afghanistan trong cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Liên minh
phương Bắc. Mỹ thành lập một liên minh quân sự và khởi xướng OEF bắt đầu từ ngày
7 tháng 10 với các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự ở Afghanistan. Để cân
bằng việc sử dụng vũ lực, chính quyền Bush đồng thời bắt đầu các nỗ lực cứu trợ nhân
đạo. Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội (SOF) đã có mặt vào ngày 19 tháng 10,
nơi họ liên kết với CIA và Lực lượng Liên minh phương Bắc. Các đơn vị SOF khác sẽ
liên kết với các lực lượng chống Taliban trong miền trung và miền nam Afghanistan.
Các chiến thuật cho các hành động của OEF chống lại Taliban là điều động lực lượng
Afghanistan chống Taliban chống lại các mục tiêu với sự hỗ trợ của SOF và các cuộc
không kích của liên quân.

Một khi lực lượng Hoa Kỳ ở trên bộ và đã thiết lập quan hệ với Lực lượng
Afghanistan chống Taliban, các hoạt động chiến đấu tiến hành nhanh chóng. Đến ngày
10 tháng 11, Liên minh phương Bắc và các lực lượng liên minh đã chiếm Mazar-e
Sharif ở phía bắc và bằng cách ngày 13 tháng 11 đã đẩy Taliban ra khỏi Kabul. Các
lực lượng SOF bổ sung của Hoa Kỳ được liên kết hợp tác với các lực lượng chống
Taliban khác ở miền nam (Liên minh miền Nam) và vào ngày 7 tháng 12 đã đẩy

58
Taliban ra khỏi thành trì đô thị cuối cùng của chúng ở Kandahar. Lực lượng Taliban và
Al Qaeda sẽ tạo nên một chỗ đứng lớn cuối cùng ở Tora dãy núi Bora phía đông
Afghanistan. Lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ sẽ tiến hành chiến dịch Anaconda từ
ngày 2 đến ngày 19 tháng 3 năm 2002 và đánh bại Taliban và Al Qaeda thành công
các lực lượng. Tại đây, các lực lượng còn lại của Taliban và Al Qaeda đã ẩn náu trong
những ngọn núi của Afghanistan

Trong khi chiến lược chống khủng bố năm 2001 chỉ nhấn mạnh đến sức mạnh
quân sự, trên quy mô lớn đơn phương tiêu diệt khủng bố ở bất kỳ nơi nào trên thế giới
thì chiến lược chống khủng bố mới tuy vẫn đề cao sức mạnh quân sự nhưng chú trọng
thực hiện các chiến dịch “đột kích bí mật”, nhất là bằng các phương tiện hiện đại, vượt
trội nhằm thực hiện các đòn “phẫu thuật ngoại khoa”, “điểm huyệt” để tiêu diệt đối
tượng khủng bố. Rút kinh nghiệm từ một số vụ bắn “nhầm” giết hại nhiều dân thường
xảy ra vừa qua ở Pakistan, Afghanistan, Yemen gây phản ứng dữ dội từ cộng đồng
quốc tế, tới đây, các đòn “đột kích bí mật” sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm soát chặt
chẽ, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, được giao cho Quân đội thực hiện và do đích
thân Tổng thống phê duyệt. Tuy nhiên, để phục vụ cho các chiến dịch này, Nhà Trắng
sẽ tiếp tục tăng ngân sách, quân số cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Cục Điều
tra liên bang Mỹ (FBI), Bộ Tư lệnh các Lực lượng đặc nhiệm (JSOC), Cơ quan Mật vụ
quốc phòng (DCS) và các cơ quan chuyên ngành, nhằm tăng dày các hoạt động tình
báo, bí mật, thậm chí là mờ ám của Mỹ ở trong nước và nước ngoài.
Cùng với đó, chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ cũng nhấn mạnh các biện
pháp đồng bộ hơn nhằm nâng cao khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, như: đảm bảo an
ninh biên giới, an ninh hàng không, hàng hải, nội địa, an ninh mạng; kiểm soát thông
tin, siết chặt các quy định luật pháp về xuất, nhập cảnh, nhập cư và cư trú… Trong lĩnh
vực đối ngoại, Nhà Trắng coi trọng phối hợp, chia sẻ trách nhiệm với đồng minh
NATO trong việc trợ giúp ngân sách, công nghệ, đào tạo, huấn luyện cho lực lượng an
ninh của các nước thuộc cái gọi là “vòng cung bất ổn định”, kéo dài từ Nam Caucasus
qua Trung Á, Trung Đông, châu Phi kéo dài tới Đông Á, nhất là các nước: Iraq,
Afghanistan, Libya và nhiều nước châu Phi,… để họ có đủ sức đối phó với tổ chức
khủng bố Al Qaeda và tự đảm bảo an ninh quốc gia. Năm 2003, NATO đảm nhận vai
trò lãnh đạo Phái bộ Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế do Liên hợp quốc ủy nhiệm
(ISAF). Vào thời kỳ đỉnh cao, ISAF bao gồm hơn 130.000 quân từ 51 quốc gia NATO

59
và các quốc gia đối tác. Lực lượng ISAF đã chiến đấu cùng với Lực lượng Quốc
phòng và An ninh Quốc gia Afghanistan (ANDSF) khi cộng đồng quốc tế nỗ lực cải
thiện năng lực của ANDSF, Bên cạnh đó, chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ
cũng ưu tiên trong việc bắt giữ và đưa ra xét xử các phần tử khủng bố, coi đây như một
giải pháp mang tính pháp lý biện minh cho các hoạt động quân sự trên toàn cầu và là
một biện pháp để răn đe các phần tử khủng bố.

Vào mùa hè năm 2012, sự gia tăng của Tổng thống Obama đã đưa hơn 100.000
lính Mỹ tới đất nước này. Taliban không kiểm soát được 34 tỉnh lỵ của
Afghanistan. Cấp độ quân đội giảm dần xuống cho đến năm 2014, khi ANDSF tăng
cường sức mạnh. Đã có hơn 2.400 quân nhân Hoa Kỳ thiệt mạng ở Afghanistan kể từ
năm 2001, và hơn 20.000 quân nhân Hoa Kỳ bị thương khi thi hành công vụ. Thương
vong của Hoa Kỳ tại Afghanistan đạt đỉnh điểm là 499 người vào năm 2010 và giảm
mạnh xuống mức trung bình khoảng 17 người mỗi năm sau tháng 1 năm 2015,

ISAF chính thức kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2014, với việc ANDSF tiếp
nhận toàn bộ trách nhiệm về an ninh ở Afghanistan vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, khi
Hoa Kỳ và NATO chính thức kết thúc vai trò chiến đấu ở Afghanistan và chuyển sang
một nhiệm vụ mới. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, NATO đã khởi động Sứ mệnh hỗ
trợ kiên quyết (RSM), một nhiệm vụ phi chiến đấu tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ
đào tạo, tư vấn và hỗ trợ cho ANDSF. Ngoài Hoa Kỳ, còn có 38 Đồng minh NATO và
các quốc gia đối tác đóng góp quân cho RSM và giúp các lực lượng Afghanistan trở
nên hiệu quả, chuyên nghiệp và bền vững hơn. BSA và Thỏa thuận về Quy chế Lực
lượng của NATO được ký kết vào tháng 9 năm 2014 cung cấp cơ sở pháp lý cho các
lực lượng của Mỹ và NATO ở lại Afghanistan. Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng
thống Obama vào năm 2017, có khoảng 15.000 lính Mỹ, và Taliban vẫn không kiểm
soát các thủ phủ của tỉnh. Và khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở, con số chỉ là 2500.
Chỉ khi Tổng thống Biden tuyên bố rõ ràng rằng tất cả các lực lượng sẽ được rút khỏi
một ngày ấn định, Taliban mới bắt đầu di chuyển.

Tính đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Hoa Kỳ có khoảng 2.500 quân tại
Afghanistan tham gia vào hai nhiệm vụ: 1) một nhiệm vụ chống khủng bố song
phương với sự hợp tác của các lực lượng Afghanistan; và 2) tham gia RSM. Quân đội
Hoa Kỳ tại Afghanistan phục vụ cùng với gần 8.000 quân từ các đồng minh và đối tác

60
NATO. Các lực lượng Hoa Kỳ tiếp tục phá vỡ và làm suy giảm các hoạt động của
ISIS-K và al-Qa'ida ở Afghanistan, thông qua các hoạt động hợp tác với các lực lượng
Afghanistan, cũng như các hoạt động đơn phương.
2.3.4 Các vấn đề trong xã hội
Chính quyền lâm thời của Hamid Karzai không có gì - không có quân đội, cảnh
sát, các tổ chức chính phủ hay pháp quyền. Sự ổn định lâu dài ở Afghanistan, và an
ninh cho Mỹ, sẽ đòi hỏi phải tập trung vào những vấn đề này. Giáo dục là ưu tiên hàng
đầu, đặc biệt là đối với những cô gái đã bị tước đi cơ hội đó khi Taliban tiếp
quản. USAID chuyển ngay lập tức để thành lập các trường nữ sinh. Độ tuổi dao động
từ sáu đến mười hai, những cô gái lớn hơn đã đến tuổi đi học khi Taliban nắm
quyền. Thông qua nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm, Mỹ đã giúp Afghanistan chuyển từ
khoảng 800.000 học sinh vào ngày 11/9, tất cả đều là nam, lên gần tám triệu học sinh
vào năm 2012, khoảng 35% trong số đó là nữ. Thời điểm này giáo dục được xem là
một công cụ mạnh mẽ để thay đổi xã hội có thể biến đổi đất nước, nhưng cần phải có
thời gian. Và kiên nhẫn. Chính quyền Mỹ tin rằng việc giáo dục cho trẻ em gái
Afghanistan và cơ hội cho phụ nữ phù hợp với các giá trị của Mỹ. Những sáng kiến
này cũng hỗ trợ ưu tiên an ninh quốc gia quan trọng của chúng tôi về một Afghanistan
sẽ không bao giờ đe dọa đất Hoa Kỳ nữa. Dưới sự can thiệp của chính quyền Mỹ,
quyền và nhân quyền của phụ nữ và trẻ em ngày càng được cải thiện nâng cao. Tiến sĩ
Valerie Hudson tại Trường Texas A&M's Bush và các đồng nghiệp của cô đã thực
hiện nghiên cứu toàn diện để hỗ trợ giả thuyết đó. đã giúp Afghanistan chuyển từ
khoảng 800.000 học sinh vào ngày 11/9, tất cả đều là nam, lên gần tám triệu khi tôi rời
cương vị đại sứ vào năm 2012, khoảng 35% trong số đó là nữ

2.4. Tổng thống Joe Biden và chính sách xoay trục mới
2.4.1 Thuyết Joe Biden về chính sách rút quân
Cuộc tấn công liều chết hôm thứ Năm, cũng giết chết ít nhất 169 người
Afghanistan, đánh dấu một coda nghiệt ngã cho cái gọi là "cuộc chiến mãi mãi" của
Mỹ và đặt ra câu hỏi mới về cách xử lý của Tổng thống Joe Biden đối với việc rút
quân của Mỹ.
Biden khi nhậm chức đã dốc hết sức vào chính sách đối ngoại và hứa sẽ khôi
phục vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường thế giới. Ông cam kết sẽ mang lại năng lực
và chuyên môn cho chính sách của Hoa Kỳ sau bốn năm đầy biến động trong nhiệm

61
kỳ tổng thống của Donald Trump. Tại Afghanistan, ông cho biết việc rút quân sẽ "an
toàn và có trật tự", ưu tiên sự an toàn của quân đội Hoa Kỳ.
Người Mỹ đã chứng kiến những hình ảnh nhức nhối về những người Afghanistan
tuyệt vọng leo lên các bức tường của sân bay ở Kabul và bám vào các máy bay quân
sự giữa một nỗ lực sơ tán điên cuồng, chết chóc. Họ đã chứng kiến các chiến binh
Taliban trở lại nắm quyền hai thập kỷ sau khi bị lực lượng Hoa Kỳ đánh bại. Và họ đã
phải chịu đựng những thương vong mới mẻ của Hoa Kỳ dưới bàn tay của những kẻ
khủng bố trong một cuộc tranh giành có nguy cơ cao nhằm sàng lọc những kẻ tìm cách
chạy trốn khỏi sự cai trị tàn bạo của Taliban.
Biden và các đồng minh của ông nói rằng việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ
luôn khó khăn và tổng thống đã mạnh mẽ bảo vệ quyết định chấm dứt chiến tranh của
mình. Ông cho biết sự sụp đổ với tốc độ nhanh chóng của lực lượng an ninh
Afghanistan, bất chấp 20 năm và 80 tỷ USD đào tạo và trang thiết bị do Hoa Kỳ lãnh
đạo, chỉ xác nhận sự vô ích của một cuộc xung đột đáng lẽ đã kết thúc từ lâu.
Tổng thống Joe Biden cho rằng, từ lâu ông chưa bao giờ có quan điểm rằng phải
sinh mạng sống của người Mỹ để cố gắng thành lập một chính phủ dân chủ ở
Afghanistan - một đất nước chưa từng một lần nào trong toàn bộ lịch sử là một quốc
gia thống nhất và được tạo thành của các bộ lạc khác nhau, những người chưa bao giờ,
từng hòa thuận với nhau
Ông Biden đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị và các lực lượng vũ trang của
Afghanistan vì đã không đứng vững trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban.
Ông kiên quyết giữ nguyên quyết định của mình. Sau 20 năm, ông đã học được một
cách khó khăn rằng không bao giờ có thời điểm thích hợp để rút các lực lượng Hoa
Kỳ.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn ở đó, chúng tôi đã nhìn rõ những rủi ro, chúng
tôi đã lên kế hoạch. cho mọi trường hợp. Nhưng tôi luôn hứa với người dân Mỹ rằng
tôi sẽ thẳng thắn với các bạn. Sự thật là, điều này diễn ra nhanh hơn chúng tôi dự
đoán." Ông Joe Biden chia sẽ tại Nhà trắng.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan đang khiến các cựu binh Mỹ đã
chiến đấu ở đó trong 20 năm qua rất đau đớn.
Tại Nhà trắng, ông đã chia sẽ tình hình đang diễn ra ở Afghanistanvà chính quyền
Mỹ đang thực hiện để giải quyết các sự kiện đang diễn tiến nhanh chóng.

62
Đội ngũ an ninh quốc gia của Mỹ đã theo dõi chặt chẽ tình hình trên thực địa ở
Afghanistan và nhanh chóng thực hiện các kế hoạch mà chính quyền đã đặt ra để ứng
phó với mọi tình huống bất ngờ, bao gồm cả sự sụp đổ nhanh chóng hiện nay.
Quân đội Mỹ đã ở Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những
kẻ đã tấn công chúng ta vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đảm bảo rằng Al Qaeda
không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công ta một lần nữa và đã giảm sự
nguy hiểm của Al Qaeda và Afghanistan, chính quyền Mỹ bao giờ từ bỏ việc săn lùng
Osama bin Laden và đã bắt được hắn.
Đó là một thập niên trước. Nhiệm vụ của quân đội Mỹ ở Afghanistan không bao
giờ là xây dựng quốc gia. Nó không bao giờ được cho là tạo ra một nền dân chủ tập
trung, thống nhất. Lợi ích quốc gia quan trọng duy nhất của quân dội Mỹ ở
Afghanistan cho đến ngày nay vẫn là: ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê
hương Hoa Kỳ.
Ông Biden đã lập luận trong nhiều năm trước đó rằng sứ mệnh của chúng ta nên
tập trung trong phạm vi hẹp chống khủng bố, không phải chống nổi dậy hay xây dựng
quốc gia. Đó là lý do tại sao Joe Biden luôn phản đối việc tăng quân khi nó được đề
xuất vào năm 2009 khi ông là phó tổng thống. Và đó là lý do tại sao với tư cách là
tổng thống, Biden kiên quyết tập trung vào các mối đe dọa mà chính quyền phải đối
mặt ngày hôm nay, vào năm 2021, chứ không phải các mối đe dọa của ngày hôm qua.
Ngày nay, một mối đe dọa khủng bố đã lan rộng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan.
Al Shabab ở Somalia, Al Qaeda ở Bán đảo Ả Rập, Al Nusra ở Syria, ISIS cố gắng tạo
ra một nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq và thành lập các chi nhánh ở nhiều quốc gia
ở châu Phi và châu Á. Những mối đe dọa này cần sự chú ý và các nguồn lực của chính
quyền Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố hiệu quả
chống lại các nhóm khủng bố ở nhiều quốc gia mà không có sự hiện diện quân sự
thường xuyên. Nếu cần, Mỹ cũng sẽ làm như vậy ở Afghanistan. Chính quyền đã phát
triển khả năng chống khủng bố từ xa cho phép chú ý đến các mối đe dọa trực tiếp đối
với Hoa Kỳ trong khu vực và hành động nhanh chóng và quyết đoán nếu cần.
Khi ông nhậm chức, ông được thừa hưởng một thỏa thuận mà Tổng thống Trump
đã đàm phán với Taliban. Theo thỏa thuận đó, các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rời
Afghanistan vào ngày 1 tháng 5 năm 2021, chỉ hơn ba tháng sau khi tôi nhậm chức.
Lực lượng Hoa Kỳ đã giảm trong thời chính quyền Trump từ khoảng 15.500 quân Mỹ

63
xuống còn 2.500 quân tại đó. Và Taliban khi ấy đang ở thời kỳ mạnh nhất về mặt quân
sự kể từ năm 2001.
Sự lựa chọn mà Joe Biden phải đưa ra với tư cách là tổng thống là tuân theo thỏa
thuận đó hoặc chuẩn bị quay lại chiến đấu với Taliban vào giữa mùa giao tranh mùa
xuân. Làm vậy, sẽ không có ngừng bắn sau ngày 1 tháng 5. Không có hiệp định nào
bảo vệ các lực lượng của chúng ta sau ngày 1 tháng 5. Không có nguyên trạng ổn định
nếu không có thương vong của người Mỹ sau ngày 1 tháng 5. Chỉ có một thực tế lạnh
lùng là tuân theo hiệp định để rút lực lượng của chúng ta hoặc leo thang xung đột và
gửi thêm hàng nghìn lính Mỹ trở lại chiến đấu ở Afghanistan, và tiến vào thập niên thứ
ba của cuộc xung đột.
Joe Biden kiên quyết giữ nguyên quyết định của mình. Sau 20 năm, ông đã học
được một cách khó khăn rằng không bao giờ là thời điểm thích hợp để rút lực lượng
Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ vẫn ở đó. họ hiểu những rủi ro. Hoa Kỳ đã lên kế
hoạch cho mọi kịch bản bất thường. Nhưng chính quyền Mỹ khẳng định sẽ luôn luôn
thẳng thắng với người dân Mỹ.
Tổng thống Joe Biden thừa nhận điều này diễn ra nhanh hơn chính quyền đã dự
đoán. Các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan đã bỏ cuộc và chạy trốn khỏi đất nước.
Quân đội Afghanistan sụp đổ, đôi khi không cố gắng chiến đấu. Những diễn biến trong
tuần qua củng cố rằng việc chấm dứt sự can dự của quân đội Mỹ ở Afghanistan bây
giờ là một quyết định đúng đắn.
Quân đội Mỹ không thể và không nên tham chiến và chết trong một cuộc chiến mà các
lực lượng Afghanistan không sẵn sàng chiến đấu cho chính họ. Chính quyền Mỹ đã chi
hơn một nghìn tỷ đôla, huấn luyện và trang bị cho một lực lượng quân đội Afghanistan
khoảng 300.000 người. Được trang bị cực kỳ tốt. Một lực lượng có quy mô lớn hơn
quân đội của nhiều đồng minh NATO. Chính quyền cũng đã cung cấp cho họ mọi
công cụ mà họ có thể cần. Mỹ đã trả lương cho họ, cung cấp cho việc duy trì lực lượng
không quân của họ, điều mà Taliban không có. Taliban không có không quân. Mỹ đã
cung cấp hỗ trợ không chiến. Mỹ đã cho họ mọi cơ hội để xác định tương lai của chính
mình. Những gì Mỹ không thể cung cấp cho họ là ý chí chiến đấu cho tương lai đó.
Có một số đơn vị và binh lính đặc nhiệm Afghanistan rất dũng cảm và có năng
lực. Nhưng nếu bây giờ Afghanistan không thể kháng cự thực sự với Taliban, thì dù

64
một năm nữa, 5 năm nữa hoặc 20 năm nữa, quân đội Mỹ ở đó cũng chả tạo ra bất kỳ
sự khác biệt nào.
Tổng thống Joe Biden nghĩ rằng thật sai lầm khi ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến lên
trong khi các lực lượng vũ trang của Afghanistan không tiến lên. Các nhà lãnh đạo
chính trị của Afghanistan đã không thể xích lại gần nhau vì lợi ích của người dân,
không thể đàm phán vì tương lai của đất nước họ khi sụp đổ. Họ sẽ không bao giờ làm
như vậy khi quân đội Hoa Kỳ vẫn ở Afghanistan chịu gánh nặng của cuộc chiến vì họ.
Và các đối thủ cạnh tranh chiến lược thực sự của chúng ta, Trung Quốc và Nga, không
muốn gì khác hơn là Hoa Kỳ tiếp tục dành hàng tỷ đôla tài nguyên và sự chú ý vào
việc ổn định Afghanistan vô thời hạn.
Joe Biden khẳng định quyết định ra đi là đúng đắn. Khi ông tiếp đón Tổng thống
Ghani và Chủ tịch Abdullah tại Nhà Trắng vào tháng Sáu, và một lần nữa khi ông nói
chuyện qua điện thoại với Ghani vào tháng Bảy, hai người đã trò chuyện rất thẳng
thắn. Họ đã nói về cách Afghanistan nên chuẩn bị để đối phó nội chiến sau khi quân
đội Hoa Kỳ ra đi. Cần làm sạch tham nhũng trong chính phủ để chính phủ có thể hoạt
động vì người dân Afghanistan. Họ đã nói chuyện về sự cần thiết của các nhà lãnh đạo
Afghanistan đoàn kết về mặt chính trị. Họ đã không làm được điều đó. Joe Biden cũng
kêu gọi họ tham gia vào các hoạt động ngoại giao, tìm kiếm một giải pháp chính trị với
Taliban. Lời khuyên này đã bị từ chối thẳng thừng. Ông Ghani khẳng định lực lượng
Afghanistan sẽ chiến đấu, nhưng rõ ràng ông ta đã nhầm.
Vì vậy, Tổng thống Joe Biden lại hỏi những người cho rằng quân đội Mỹ nên ở
lại: Bạn sẽ gửi cho ông bao nhiêu thế hệ con gái và con trai của nước Mỹ đối phó cuộc
nội chiến của Afghanistan trong khi quân đội Afghanistan sẽ không làm? Còn cần bao
nhiêu mạng sống nữa, mạng sống của người Mỹ, có đáng không, có bao nhiêu hàng
bia vô tận tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington? Ông rõ ràng về câu trả lời của mình:
Ông sẽ không lặp lại những sai lầm mà ông đã mắc phải trong quá khứ. Sai lầm khi ở
lại và chiến đấu vô thời hạn trong một cuộc xung đột không vì lợi ích quốc gia của
Hoa Kỳ, khi dồn sức cho cuộc nội chiến ở nước ngoài, khi cố gắng tái tạo đất nước
thông qua các cuộc triển khai quân sự không ngừng của lực lượng Hoa Kỳ. Đó là
những sai lầm chúng ta không thể tiếp tục lặp lại vì ta có lợi ích thiết yếu quan trọng
trên thế giới mà chính quyền Mỹ không thể bỏ qua.

65
Joe Biden cũng muốn thừa nhận điều này gây đau đớn cho rất nhiều người trong
chúng ta. Những cảnh tượng mà họ đang thấy ở Afghanistan, chúng thật đau lòng, đặc
biệt là đối với các cựu chiến binh, các nhà ngoại giao, nhân viên thiện nguyện của Mỹ
- đối với bất kỳ ai đã dành thời gian để hỗ trợ người dân Afghanistan. Đối với những
người đã mất người thân yêu ở Afghanistan, và đối với những người Mỹ đã chiến đấu
và phục vụ đất nước ở Afghanistan, điều này có ý nghĩa cá nhân sâu sắc. Joe Biden
nhấn mạnh.
Joe Biden cũng đã làm việc về những vấn đề này lâu như bất kỳ ai. ông đã quan
tâm Afghanistan trong cuộc chiến này, trong khi chiến tranh đang diễn ra, từ Kabul
đến Kandahar, đến Thung lũng Kunar. Ông đã đến đó trong bốn dịp khác nhau, đã gặp
gỡ mọi người, đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo, đã dành thời gian cho quân đội, và
ông đã hiểu tận mắt những gì được và không được ở Afghanistan. Vì vậy, bây giờ
chính quyền Mỹ đang tập trung vào những gì có thể.
Chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan, sẽ dẫn đầu bằng chính
sách ngoại giao, ảnh hưởng quốc tế và viện trợ nhân đạo.chính quyền sẽ tiếp tục thúc
đẩy các hoạt động ngoại giao và can dự trong khu vực để ngăn chặn bạo lực và bất ổn.
Họ sẽ tiếp tục lên tiếng vì các quyền cơ bản của người dân Afghanistan, của phụ nữ và
trẻ em gái, giống như Mỹ lên tiếng trên toàn thế giới.
Tổng thống Joe Biden đã chỉ rõ, nhân quyền phải là trung tâm trong chính sách
đối ngoại của chính quyền Mỹ, không phải là ngoại vi. Nhưng cách để làm điều đó
không phải là thông qua các đợt triển khai quân sự bất tận. Đó là bằng chính sách
ngoại giao, các công cụ kinh tế và tập hợp thế giới tham gia cùng Mỹ.
Tổng thống joe Biden đã trình bày nhiệm vụ hiện tại ở Afghanistan: Ông đã được
yêu cầu duyệt và ông đã thực hiện, 6.000 lính Mỹ triển khai đến Afghanistan với mục
đích hỗ trợ các nhân viên dân sự Mỹ và đồng minh rời khỏi Afghanistan, đồng thời sơ
tán các đồng minh Afghanistan và những người Afghanistan dễ bị tổn thương ra khỏi
Afghanistan. Quân đội đang làm việc để bảo đảm sân bay tiếp tục hoạt động qua các
chuyến bay dân sự và quân sự. Chính quyền Mỹ đang nắm quyền kiểm soát không lưu.
Họ đã đóng cửa đại sứ quán của mình một cách an toàn và điều chuyển các nhà ngoại
giao. Sự hiện diện ngoại giao của họ hiện cũng được củng cố tại sân bay.
Trong những ngày tới, các nhà lãnh đạo dự định sẽ đưa hàng nghìn công dân Mỹ
đang sinh sống và làm việc tại Afghanistan. Chính quyền cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ sự ra

66
đi an toàn của các nhân viên dân sự - những nhân viên dân sự của các đồng minh vẫn
đang phục vụ tại Afghanistan. Chiến dịch Đồng minh tị nạn, mà tôi đã thông báo hồi
tháng 7, đã đưa 2.000 người Afghanistan đủ điều kiện xin thị thực nhập cư đặc biệt và
gia đình của họ đến Hoa Kỳ. Trong những ngày tới, quân đội Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ
trợ để di chuyển nhiều người Afghanistan đủ tiêu chuẩn và gia đình của họ ra khỏi
Afghanistan.
Chính quyền Mỹ cũng đang mở rộng thủ tục để bảo vệ những người Afghanistan
dễ bị tổn thương khác, những người làm việc cho đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ
của Hoa Kỳ và người Afghanistan ở các hãng thông tấn Hoa Kỳ. Joe Biden biết có
những lo ngại về lý do tại sao các nhà lãnh đạo không bắt đầu sơ tán thường dân
Afghanistan sớm hơn. Một phần của câu trả lời là một số người Afghanistan không
muốn rời đi sớm hơn, vẫn còn hy vọng vào đất nước của họ. Và một phần là do chính
phủ Afghanistan và những người ủng hộ họ không khuyến khích việc Mỹ tổ chức một
cuộc di cư hàng loạt để tránh gây ra cuộc khủng hoảng niềm tin.
Quân đội Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
như những gì họ vẫn làm. Nhưng không phải là không có rủi ro. Khi Mỹ thực hiện sự
ra đi này, Mỹ đã nói rõ với Taliban: Nếu chúng tấn công nhân viên của Mỹ hoặc làm
gián đoạn hoạt động của Mỹ, Mỹ sẽ có mặt nhanh chóng và phản ứng sẽ nhanh chóng,
mạnh mẽ. Chính quyền sẽ bảo vệ người dân của họ bằng vũ lực tàn khốc nếu cần thiết.
Nhiệm vụ quân sự hiện tại của Mỹ rất ngắn về thời gian, giới hạn về phạm vi và tập
trung vào các mục tiêu: Đưa người dân và đồng minh đến nơi an toàn và nhanh chóng
nhất. Và một khi chính quyền Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ này, họ sẽ kết thúc việc rút
quân. Joe Biden sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ sau 20 năm dài đổ máu.
Những sự kiện đang diễn ra bây giờ là bằng chứng đáng buồn rằng không có lực
lượng quân sự nào có thể mang lại một Afghanistan ổn định, thống nhất và an toàn, đất
nước được biết đến trong lịch sử như mồ chôn các đế chế. Những gì đang xảy ra bây
giờ có thể dễ dàng xảy ra cách đây 5 năm hoặc 15 năm trong tương lai. Joe Biden thừa
nhận sứ mệnh ở Afghanistan đã có nhiều sai lầm trong hai thập niên qua.
Tổng thống Joe Biden chắc chắn rằng ông sẽ không chuyển trách nhiệm này cho
tổng thống thứ năm. Ông sẽ không đánh lừa người dân Mỹ khi tuyên bố rằng chỉ cần
thêm một chút thời gian ở Afghanistan sẽ tạo nên sự khác biệt. Ông cũng sẽ không
lảng tránh trách nhiệm của mình cho vị trí hôm nay và cách ta phải đi tiếp từ nay. Ông

67
là tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là người có trách nhiệm cao nhất.Ông
đã bày tỏ sự đau buồn trước những thực tế mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Nhưng ông
không hối hận về quyết định chấm dứt cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và duy trì sự
tập trung vào sứ mệnh chống khủng bố, ở đó và các khu vực khác trên thế giới. Nhiệm
vụ của các nhà lãnh đạo Mỹ là làm giảm mối đe dọa khủng bố của Al Qaeda ở
Afghanistan và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden đã thành công. Nỗ lực kéo
dài hàng thập niên để vượt qua hàng thế kỷ lịch sử, thay đổi vĩnh viễn và tái tạo
Afghanistan đã không thành công, và ông tin rằng điều đó không bao giờ có thể làm
được.
Tổng thống Joe Biden nói rằng ông không thể và sẽ không yêu cầu quân đội chiến
đấu liên tục trong cuộc nội chiến của một quốc gia khác, nhận lấy thương vong, chịu
những thương tích nguy hiểm đến tính mạng, khiến gia đình tan nát vì đau thương và
mất mát. Đây không phải là lợi ích an ninh quốc gia. Nó không phải là những gì người
dân Mỹ muốn. Đó không phải là điều mà quân đội ta đã hy sinh hai thập niên qua đáng
được hưởng. Ông đã cam kết với người dân Mỹ khi tranh cử tổng thống rằng ông sẽ
chấm dứt sự can dự quân sự của Mỹ ở Afghanistan. Mặc dù nó rất khó và lộn xộn và,
còn lâu mới hoàn hảo, nhưng ông đã làm đúng cam kết đó.
Quan trọng hơn, ông đã cam kết với những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm
phục vụ quốc gia này rằng ông sẽ không yêu cầu họ tiếp tục liều mạng trong một hành
động quân sự lẽ ra đã kết thúc từ lâu. Lãnh đạo của chính phủ Mỹ đã làm điều đó ở
Việt Nam khi ông còn là một thanh niên. Nhưng ông sẽ không làm điều đó và để nó
xảy ra ở Afghanistan.
Ông biết rằng quyết định của mình sẽ bị chỉ trích. Nhưng ông thà nhận tất cả
những lời chỉ trích đó hơn là chuyển quyết định này cho một tổng thống khác của Hoa
Kỳ, người thứ năm. Bởi vì đó là quyết định phù hợp, đó là quyết định đúng đắn cho
dân tộc ta. Sự lựa chọn phù hợp cho các thành viên dũng cảm của chúng tôi, những
người đã liều mạng sống để phục vụ đất nước. Và đó là lựa chọn phù hợp cho nước
Mỹ và cầu mong rằng Thượng đế sẽ bảo vệ quân đội, các nhà ngoại giao và tất cả
những người Mỹ dũng cảm đang phục vụ nơi hiểm nguy.
2.4.2 Chính sách rút quân của tổng thống Joe Biden
Sau nhiều năm tranh cãi chống lại sự hiện diện quân sự kéo dài ở Afghanistan,
Tổng thống Biden đang làm mọi việc theo cách của mình. Cho đến cuối cùng, ông

68
tuyên bố sẽ rút quân chiến đấu của Mỹ khỏi Afghanistan vào ngày 11 tháng 9, kết thúc
cuộc chiến dài nhất của quốc gia. Thực ra, trong nhiệm kì của Tổng thống Donal
Trump, cựu Tổng thống Donald Trump đã ký hiệp định với Taliban hồi tháng 2/2020
về việc hoàn tất rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021, nhằm chấm dứt cuộc
chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ Tổng thống Biden, ông đã
lùi thời hạn rút quân này đến tháng 9/2021, và đến cuối cùng ông vẫn quyết tâm thực
hiện kế hoạch rút quân và ra sức bảo vệ chính quyết định này của mình. Tổng thống
Biden cho rằng đây là một việc làm đúng đắn. Thời hạn rút quân không phải là điểm
bất biến, mà được thiết kế và triển khai để bảo vệ mạng sống của người dân Mỹ.
Washingon từ thời điểm đó đến nay vẫn không công nhận chính quyền Taliban, nhưng
sử dụng Qatar như là một “phái viên ngoại giao” trong duy trì kênh tiếp xúc gián tiếp
với Kabul. Thượng nghị sĩ Tim Kaine, Đảng ủy Dân chủ Virginia, cho biết trong tuyên
bố: “Mỹ đã tiến vào Afghanistan vào năm 2001 để đánh bại những kẻ tấn công Mỹ
vào ngày 11/9. “Đã đến lúc chúng ta đưa quân đội chúng ta về nước, duy trì hỗ trợ
nhân đạo và ngoại giao cho một quốc gia đối tác, đồng thời tái diễn tập trung an ninh
quốc gia của Mỹ vào những cấp độ sai lầm mà chúng ta phải đối mặt ”.
Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh ưu tiên của Mỹ hiện nay là sơ tán an toàn hàng
nghìn nhân viên và công dân Mỹ cũng như những người Afghanistan có thị thực di cư
đặc biệt với sự trợ giúp của hàng nghìn binh sĩ Mỹ. Biden đã ra lệnh cho hàng nghìn
lực lượng Mỹ đến sân bay Kabul để giúp sơ tán những người Mỹ và Afghanistan đã
hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong nhiều thập kỷ. Các nhà lập pháp Quốc hội đã được
thông báo trong cuộc họp hội nghị kéo dài 45 phút với Ngoại trưởng Antony Blinken,
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng Liên quân, rằng đội đầu tiên trong số 6.000 lính Mỹ đã bắt đầu đến sân
bay Kabul. Theo một người quen thuộc với cuộc gọi này, các nhà lập pháp cho biết có
hàng chục nghìn người Afghanistan có thể đủ điều kiện để được cấp Thị thực nhập cư
đặc biệt. Kế hoạch sơ tán hoàn tất sẽ là lúc Mỹ chấm dứt quá trình rút quân hoàn toàn
cũng như cuộc chiến dài nhất của mình ở nước ngoài. Dù khẳng định không thay đổi
quan điểm, ông Biden thừa nhận những cảnh tượng đang thấy ở Afghanistan thật đau
lòng. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan, bằng chính sách ngoại giao, ảnh
hưởng quốc tế và viện trợ nhân đạo.

69
Theo báo Quân đội nhân dân đưa tin ngày 24/7/2021. Mỹ cam kết hỗ trợ ngoại
giao và nhân đạo cho Afghanistan. Theo đó, ngày 24/7/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden
đã cam kết với người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani tiếp tục can dự về mặt ngoại
giao để ủng hộ biện pháp chính trị lâu dài và công bằng cho tình hình Afghanistan
trong bối cảnh lực lượng Taliban gia tăng áp lực đối với chính phủ Quốc gia Nam Á
này, và mục tiêu của Mỹ ở quốc gia Nam á này không thay đổi: Đảm bảo rằng
Afghanistan sẽ không bao giờ một lần nữa được sử dụng làm nơi lên kế hoạch và tiến
hành khủng bố. Khoản hỗ trợ an ninh trị giá 3,3 tỷ USD mà Mỹ dự kiến giải ngân cho
Afghanistan trong năm tài chính 2022 ưu tiên nâng cao năng lực cho Không quân
Afghanistan, đảm bảo các nguồn cung cấp chính và tiền lương cho các binh sĩ. Ngày
23/7, tổng thống Joe Biden cũng đã phê duyệt cho sử dụng đến 100 triệu USD từ Quỹ
hỗ trợ di cư và người tị nạn khẩn cấp với mục đích đáp ứng các yêu cầu bất ngờ và
khẩn cấp về di cư và người tị nạn, nạn nhân xung đột và những đối tượng nguy cơ
khác do hậu quả của tình hình tại Afghanistan. Ngoài ra, từ năm 2020-2021 tổng số
tiền Mỹ viện trợ nhân đạo cho quốc gia Nam Á này lên tới 543 triệu USD. Mỹ cũng
đẩy nhanh việc cấp thị thực cho những người Afghanistan dễ bị tổn thương, bao gồm
cả phụ nữ làm trong lĩnh vực chính trị, nhà báo, các nhà hoạt động bởi họ có thể trở
thành mục tiêu của lực lượng Taliban. Ước tính số người tị nạn tại Mỹ có thể lên đến
khoảng 100.000 người.
Mặc dù Biden tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ đàm phán hòa bình, tuy nhiên Taliban
có vẻ như không vội vàng. Lực lượng này không nói rõ là sẽ đồng ý về một chính phủ
chia sẽ quyền lực, mà lại ngỏ ý muốn tìm kiếm sự độc quyền về quyền lực. Nhiều ý
kiến lo ngại rằng, việc các lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu rút khỏi Afghanistan sẽ
đẩy quốc gia này tới một cuộc nội chiến tổng lực, theo đó có thể khôi phục quyền lực
cho lực lượng hồi giáo cực đoan Taliban sau hai thập kỷ.
Theo Tổng thống Biden, lợi ích quốc gia của Mỹ ở Afghanistan chủ yếu nhằm
ngăn chặn các lực lượng khủng bố ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này tiến hành tấn
công Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng cảnh báo lực lượng Taliban không được
gây rối hoặc đe dọa tới công tác sơ tán hàng nghìn nhà ngoại giao Mỹ cũng như các
phiên dịch viên người Afghanistan tại sân bay quốc tế Kabul. Ông nhấn mạnh, Mỹ sẽ
đáp trả “nhanh chóng và mạnh mẽ” đối với bất kỳ cuộc tấn công nào để bảo vệ cho
người dân của mình cũng như những người Afghanistan đã hỗ trợ Mỹ. Bên cạnh đó,

70
Tổng thống Biden cũng cam kết lên tiếng bảo vệ các quyền cơ bản của người dân
Afghanistan, của phụ nữ và trẻ em gái dưới thời chính quyền mới ở Afghanistan nhiều
năm, Hoa Kỳ đã thúc giục các đồng minh NATO thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh
Quốc tế (ISAF) dành lực lượng quân sự lớn hơn cho Afghanistan và rời khỏi căn cứ
của họ để tham gia vào các hành động chống nổi dậy tấn công, mặc dù Washington
ban đầu đã bán sứ mệnh Afghanistan cho họ với tư cách một trong những nhiệm vụ
tuần tra phòng thủ, xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế. Việc quan sát các quy tắc
giao tranh hạn chế trên chiến trường của các đồng minh đã khiến binh lính Mỹ đùa cợt
rằng ISAF là đại diện cho “Tôi thấy nước Mỹ chiến đấu”, trong khi quân đội Mỹ lao
vào các cuộc đọ súng gay go ở các căn cứ hoạt động ở phía trước xa xôi.

 Chưa dừng lại ở đó, Tổng thống Joe Biden đã ban hàng quyết định đóng băng
các khoản dự trữ của Chính phủ Afghanistan được giữ trong các tài khoản ngân hàng
của Mỹ. Theo truyền thông tại Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và nhân viên tại
Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính đã thực hiện việc
đóng băng các khoản dự trữ của Chính phủ Afghanistan này vào ngày 15/8, sau khi
Taliban tiến vào thủ đô Kabul. Động thái này nhằm ngăn Taliban tiếp cận hàng tỷ
USD đang được lưu trữ trong các tổ chức của Mỹ để thực hiện với một mưu đồ nào
khác. Một quan chức chính phủ cho biết bất kỳ tài sản nào của Ngân hàng Trung ương
mà Chính phủ Afghanistan có ở Mỹ sẽ không được cung cấp cho Taliban. Tổng thống
Mỹ đóng băng 7 tỷ USD tài sản thuộc về chính phủ cũ của Afghanistan, nhằm tách
riêng phần tiền đền bù cho các nạn nhân vụ tấn công 11/9 với phần tiền dành để hỗ trợ
cho Afghanistan.

Nhưng sự định đoạt của ông Biden đã thu hút sự chú ý của các thành viên Đảng
Cộng hòa. Đảng Cộng hòa đã nhanh chosnh chĩa mũi dùi vào ông Biden, chỉ trích
quyết định của ông trong việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan sau gần 20 năm hiện diện
tại quốc gia Tây Nam Á này. “Đây là một quyết định liều lĩnh và nguy hiểm,” Thượng
nghị sĩ James M. Inhofe của Oklahoma, Các thành viên Cộng hòa xếp hạng trong Ban
Dịch vụ Vũ trang Thượng viện, nói. “Các tiện ích thời gian có thể sẽ làm cho quân đội
của chúng tôi gặp nguy hiểm, gây nguy hiểm cho tất cả những tiến trình mà chúng tôi
đã đạt được, và dẫn đến cuộc chiến nội bộ ở Afghanistan - và tạo ra nơi sinh sản cho
những kẻ khủng bố quốc tế ”. Một số người khác cũng cảnh báo là các nhóm khủng bố

71
tại Afghanistan cũng có thể tái thiết dưới thời taliban, và đưa đến một viễn cảnh đó là
Mỹ sẽ cần phải quay trở lại theo một hình thức nào đó, giống như quay trở lại Iraq để
chống lại sự nổi dậy của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Việc quân Taliban
tiến công và làm chủ Kabul nhanh chóng cùng với một chiến dịch sơ tán đầy náo loạn
ở sân bay thủ dô Kabul đã khiến Mỹ bị chỉ trích., khi không lượng định đúng tình
hình, cục diện. Việc Mỹ không kích nhầm làm hàng chục dân thường Afghanistan
thiệt mạng trong chiến dịch rút quân này càng làm giảm uy tín, hình ảnh của Mỹ.
David Sedney, người từng giữ vị trí Phó trợ lý Ngoại trưởng về quốc phòng cho
Afghanistan, Pakistan và khu vực Trung Á đã bác bỏ việc các quan chức Mỹ cho rằng
các hoạt động chống khủng bố có thể được thực hiện từ bên ngoài đất nước, xem đây
là một sự ảo tưởng. “Không ai nghiêm túc về việc chống chủ nghĩa khủng bố có thể tin
điều này”, ông David Sendney cho biết. Nước Mỹ sẽ trả một cái giá kinh khủng cho
quyết định này vào một thời điểm nào đó trong tương lai, một vụ tấn công 11/9 khác.
Với Pakistan, chính sách của Mỹ có thể tiến tới bình thường hóa hơn. Ở mức tối thiểu,
việc rút các lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan sẽ giải phóng Hoa Kỳ khỏi sự phụ
thuộc vào các đường kiểm soát trên bộ và trên không đến Afghanistan thông qua
Pakistan. Sự phụ thuộc này đã và đang khiến các yếu tố khác trong chính sách Pakistan
của Hoa Kỳ trở thành con tin, bao gồm những lo ngại về vũ khí hạt nhân chiến thuật,
các mối quan hệ dân sự-quân sự và nền dân chủ.

Quyết định của Hoa Kỳ tạo ra sự khó chịu cho một số đồng minh châu Âu - một
sự chênh lệch sâu sắc và mỉa mai trong các ưu tiên chính sách. Trong Theo Tổng
thống Biden, lợi ích quốc gia của Mỹ ở Afghanistan chủ yếu nhằm ngăn chặn các lực
lượng khủng bố ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này tiến hành tấn công Mỹ. Tuy
nhiên, trong khi các đối tác NATO phụ thuộc vào Hoa Kỳ về thông tin tình báo, giám
sát, trinh sát và hậu cần - và do đó hầu như không có khả năng duy trì sự hiện diện
quân sự ở Afghanistan ngoài sự rút quân của Hoa Kỳ - thì giờ đây họ lại lo sợ về việc
rút quân. Sự suy thoái về an ninh và tình hình chính trị ở Afghanistan có thể gây ra các
vấn đề chính trị nghiêm trọng trong nước đối với họ, cũng như viễn cảnh của những
người tị nạn Afghanistan. Nhưng việc kéo dài thời hạn rút quân từ ngày 1 tháng 5 đến
tháng 9 sẽ tạo cơ hội cho các đối tác NATO quản lý việc rút quân khỏi Afghanistan có
trật tự. Việc rút quân khỏi Afghanistan đã làm tổn hại thêm hình ảnh và uy tín của tổng
thống Biden. Một tờ báo viết: “Khi lên nắm quyền, ông Biden được giới thiệu như là

72
một tổng thống cực kỳ có năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, và như là một
người thẳng thắn, đáng tin cậy, nhất là khi so sánh với người tiền nhiệm. Giờ đây tổng
thống Joe Biden đang cho thấy hình ảnh và uy tín của ông bị tổn hại vì thất bại trong
vụ triệt thoái khỏi Afghanistan”. Những gì diễn ra ở Afhanistan không chỉ là thất bại
của Mỹ, mà còn đặt ra những hệ lụy cho các đồng minh Châu Âu. Le Figaro ghi nhận:
Chính quyền Afghanistan sụp đổ đột ngột cùng những cảnh tượng hỗn loạn kéo theo
cuộc di tản kiều dân nước ngoài cùng những người Afghanistan cộng tác đã khiến
Châu Âu không khỏi bàng hoàng và lo lắng. Các nước đồng minh của Mỹ như Đức,
Anh, Pháp dù đã hình dung được kết quả từ lâu, nhưng vẫn thấy thất vọng với cách
thức thoái lui của Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Anh, Ben Wallce gọi đây là “thất bại
của cộng đồng quốc tế”. Tổng thống Đức Frank-Walter Steninmeier, thì nhận định
“những hình ảnh đầy tuyệt vọng ở sân bây Kabul là nổi hổ thẹn của phương Tây”.
Tổng thống Đức Angela Merkel gọi đó là những “sự kiện cay đắng”.
Tại Đài Loan, khi đề cập đến sự hỗn loạn tại Kabul, Tổng thống Thái Anh Văn
hôm thứ tư 18/8 cho rằng Đài Loan không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải
tăng cường sức mạnh quốc phòng."Đây không phải là một sự lựa chọn dành cho chúng
tôi khi không làm gì và dựa vào sự bảo vệ của người khác," bà Thái Anh Văn cho biết.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin nhiều về diễn biến tại Afghanistan,
và mô tả sự hậu thuẫn của Mỹ cho các đồng minh là hoàn toàn có thể thay đổi một
sớm một chiều. Và trong khi các chuyên gia nhanh chóng loại bỏ sự so sánh địa chính
trị về Afghanistan và Đài Loan thì đã xuất hiện một mối quan ngại chung rằng diễn
biến mới nhất tại Afghanistan là một đòn giáng mới nhất vào uy tín của Mỹ, làm tổn
hại đến cam kết 'Nước Mỹ đã trở lại' của Tổng thống Biden, sau các xu hướng mang
tính cô lập của vị tổng thống tiền nhiệm Donald Trump.
2.5 Tiểu kết
Để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Mỹ mượn cớ vụ tấn công khủng bố kinh
hoàng ngày 11/09/2001 để can dự vào Afghanistan được cho là nơi đã bao che cho kẻ
trùm khủng bố Osama Biladen. Kể từ đó, đánh dấu cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt 20
năm. Trong những năm này, Mỹ đã áp dụng nhiều chính sách về đối ngoại, can dự về
nhiều mặt kinh tế - chính trị, an ninh - quân sự và các vấn đề khác trong xã hội
Afghanistan nhằm thực hiện mục tiêu gia tăng sức ảnh hưởng, xây dựng lợi ích của
Mỹ tại Afghanistan và để đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ. Những thành công ban

73
đầu đã tạo cho Mỹ một chiến thắng ảo, xích mích nội bộ, tham nhũng tràn lan đã tạo
cơ hội cho Taliban đã trở lại và áp đảo Mỹ Một cách nhanh chóng. Cứ thế, Mỹ cuốn
vào vòng xoáy đấu đá và không tìm ra được lối thoát sớm hơn, Mỹ đã hao tài tốn của
rất nhiều tại cuộc chiến này. Chỉ đến khi đến nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, ông
nhận thấy cuộc chiến đã cướp đi nhiều sinh mệnh, cũng như tiếu tốn quá nhiều tiền của
đã khiến có quyết định rút lui. Ông cho rằng, nhiệm vụ của quân đội Mỹ ở Afghanistan
đã hoàn thành và nhấn mạnh rằng Afghannistan sẽ không thể có được tự chủ và hòa
bình nếu như chính quyền lâm thời Afghanistan không có ý chí chí chiến đấu, tự lực
cánh sinh. Tổng thống Joe biden đã ra thời hạn rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan
trước ngày 11/9/2021. Quyết định rút quân của ông đã nhận phải sự chỉ trích nặng nề
từ phía Cộng hòa cũng như các thành viên NATO, rõ ràng uy tín của ông trong mắt
Cộng hòa và NATO đã bị giảm sút trầm trọng bởi quyết định rút quân này.

74
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ TƯƠNG LAI CHÍNH SÁCH CỦA
MỸ SAU KHI RÚT QUÂN
3.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG THẤT BẠI CỦA MỸ SAU
KHI RÚT QUÂN
3.1.1 Những kết quả đạt được
Nhằm đối phó với cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ đã đạt
được thành công ban đầu về chiến thuật chiến đấu bằng cách nhanh chóng đánh bại
Taliban, sau đó thu nhỏ cơ sở hoạt động của Al-Qaeda ở Afghanistan, và sau đó giết
chết kẻ trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Trong hai thập kỷ qua, sứ mệnh và mục tiêu của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã phát
triển đáng kể trong quá trình hoạt động của ba cơ quan hành chính chính trị, nhiều chỉ
huy quân sự và một số chính phủ Afghanistan. Cơ sở lý luận cho việc xâm lược
Afghanistan ban đầu được thiết lập trong gang tấc - để tiêu diệt Al-Qaeda, lật đổ
Taliban và ngăn chặn sự xuất hiện của một cuộc tấn công khác nhằm vào Mỹ và các
đồng minh. Sau thành công bước đầu là lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001 và đánh
bại Al-Qaeda. Trên hết, Mỹ đã lấy được lòng tin và sự ủng hộ của người dân
Afghanistan về sự can dự của Mỹ trong chính đất nước của họ. Đồng thời, thình công
trong việc gây sức ảnh hưởng, xây dựng những lợi ích của mình tại Afghanistan.

3.1.2 Những thất bại


Bên cạnh những thành công, các chính sách đối ngoại và quốc phòng mà mọi
chính quyền thời hậu Chiến tranh Lạnh theo đuổi đều hoạt động kém hiệu quả và
khiến Mỹ vướng vào các sứ mệnh mà Mỹ liên tục không đảm bảo được cho tất cả các
lợi ích của mình do nhiều thiếu sót . Những thiếu sót này bao gồm từ việc thiếu các
mục tiêu rõ ràng và khách quan, sứ mệnh leo thang với các chiến lược có nguồn lực
không đầy đủ, đến các nỗ lực liên ngành và quốc tế được phối hợp không đầy đủ, và
hơn thế nữa.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã cam kết Hoa Kỳ
giải quyết các vấn đề khủng bố khu vực quan trọng nhưng có kết thúc mở, không có
điểm kết thúc xác định. Kể từ năm 2001, quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành các hoạt động
chiến đấu ở 24 quốc gia khác nhau, chi gần 5,5 nghìn tỷ đô la cho các cuộc chiến
chống khủng bố, khiến hơn 60.000 người Mỹ mất tích hoặc bị thương, thường xuyên

75
không có hồi kết . Bất chấp cái giá quá đắt, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã không
đạt được các mục tiêu mà nước này đã thiết lập cho các sứ mệnh khác nhau này. Thay
vào đó các tổ chức khủng bố mở rộng. Chỉ riêng số lượng các nhóm khủng bố Hồi
giáo bạo lực toàn cầu đã tăng gần gấp 4 lần từ năm 2001 đến năm 2018. Ngày nay,
77% các cuộc xung đột ở Trung Đông, vùng Sừng châu Phi và vùng Sahel có phần tử
cực đoan bạo lực, so với 22% vào năm 2001. Bất chấp tất cả tiền bạc, thời gian và sinh
mạng bị mất, Mỹ đã thất bại trên nhiều nước. chính quyền đảm bảo các mục tiêu chiến
lược lâu dài của mình trong các cuộc chiến chống khủng bố.

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã lấy đà trong những năm 1990 và tiếp tục phát
triển mạnh và mở rộng trong những năm 2000 và hơn thế nữa. Sự thù địch gia tăng
được thể hiện rõ ràng bởi cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới năm
1993, cuộc tấn công vào ký túc xá Khobar Towers năm 1996 ở Ả Rập Xê Út, cuộc tấn
công đại sứ quán Mỹ năm 1998 ở Tanzania, Kenya và tàu USS Cole năm 2000 ở
Yemen. Tuy nhiên, ngoài một vài cuộc tấn công bằng tên lửa trả đũa ngắn hạn, chính
sách đối ngoại của chính quyền Clinton đã không phát triển một phản ứng lâu dài hiệu
quả để giải quyết các động cơ tiềm ẩn của phong trào khủng bố. Các chính sách của
chính quyền sau đó nhằm đối phó với cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm
2001 đã đạt được thành công ban đầu về chiến thuật chiến đấu bằng cách nhanh chóng
đánh bại Taliban, sau đó thu nhỏ cơ sở hoạt động của Al-Qaeda ở Afghanistan, và sau
đó giết chết Osama Bin Laden. Tuy nhiên, Al-Qaeda tái hợp trong nhiều năm, chính
phủ Afghanistan vẫn không có khả năng đảm bảo lãnh thổ của riêng mình nếu không
có sự hỗ trợ kinh tế và quân sự rộng rãi từ Mỹ và cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ đã đạt
được thành công bước đầu ở Iraq vào năm 2003 bằng cách lật đổ chế độ Saddam
Hussein. Tuy nhiên, bất chấp thành công về mặt chiến thuật, số lượng các cuộc tấn
công khủng bố trên toàn thế giới cũng đã leo thang, mặc dù có nhiều thành công khác
nhau. Ví dụ bao gồm Quảng trường Thời đại đã cố gắng đánh bom ở Thành phố New
York vào năm 2010, hệ thống tàu điện ngầm New York bị ngăn chặn bị tấn công vào
năm 2009, cuộc tấn công do chính quyền Tây Ban Nha ngăn chặn nhằm vào hệ thống
tàu điện ngầm Barcelona vào năm 2008, hệ thống tàu điện ngầm ở London năm 2005
giết chết 52 thường dân, Hệ thống xe lửa ở Madrid năm 2004 giết chết 191 thường
dân, vụ đánh bom ở Bali năm 2002 và nhiều âm mưu khác mà công chúng chưa biết
đến. 

76
Những thiếu sót trong chính sách của Mỹ đã cản trở khả năng của Mỹ trong việc
đạt được thành công các mục tiêu của sứ mệnh tại các quốc gia khác bao gồm Somalia,
Yemen, Syria và Libya, nơi cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn, và ở một số
quốc gia đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực ngoài ý muốn. Mặc dù sự can thiệp của
Mỹ vào Somalia không trực tiếp gây ra sự trỗi dậy của Al-Qaeda và Al-Shabaab,
nhưng điều đó cũng không ngăn được các nhóm cực đoan này tái xuất hiện. Sự hỗ trợ
của Mỹ đối với sự can thiệp của Ả Rập Xê út vào Yemen được coi là đã góp phần vào
cuộc nội chiến và tạo ra nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm cực đoan cực đoan trong đó
có Al-Qaeda. Việc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya, bất chấp việc ông ta giao nộp
Vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã gây ra nhiều bạo lực, bất ổn và tạo ra các khu vực chiến
tranh trong đó các nhóm cực đoan lập các khu bảo tồn. Mặc dù có ý định tốt.

Các mục tiêu không nhất quán và thay đổi. Rõ ràng, các mục tiêu nhất quán là
cần thiết cho sự thành công và ổn định của sứ mệnh ở Afghanistan. Thật không may,
các mục tiêu của Hoa Kỳ trên khắp các cơ quan quân sự, ngoại giao và phát triển
không phải lúc nào cũng rõ ràng và cũng không nhất quán, cuối cùng dẫn đến thất bại
trong sứ mệnh và một tình huống bất khả kháng. Trong hai thập kỷ qua, sứ mệnh và
mục tiêu của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã phát triển đáng kể trong quá trình hoạt động
của ba cơ quan hành chính chính trị, nhiều chỉ huy quân sự và một số chính phủ
Afghanistan. Cơ sở lý luận cho việc xâm lược Afghanistan ban đầu được thiết lập
trong gang tấc - để tiêu diệt Al-Qaeda, lật đổ Taliban và ngăn chặn sự xuất hiện của
một cuộc tấn công khác nhằm vào Mỹ và các đồng minh. Sau thành công bước đầu là
lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001 và đánh bại Al-Qaeda.

Hoa Kỳ ở lại Afghanistan càng lâu, các mục tiêu và chiến lược càng trở nên mơ
hồ.  Mỹ công nhận rằng để ngăn chặn sự nổi dậy của al-Qaeda và các tổ chức khủng
bố khác, chính phủ Afghanistan phải đủ ổn định để cung cấp các dịch vụ an ninh và cơ
bản, đồng thời bạo lực phải được giảm thiểu đáng kể để thúc đẩy các cơ hội kinh tế,
chính trị và xã hội. Do đó, Hoa Kỳ đã đảm nhận các sứ mệnh xây dựng nhà nước và kỹ
thuật xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của Mỹ là tái cấu trúc các vấn đề đối nội của
Afghanistan, trong khi chiến đấu với một kẻ thù có thể thích nghi và tái tạo ở một đất
nước bị tàn phá bởi bốn thập kỷ chiến tranh, mà không có một chiến lược dài hạn nhất
quán, rõ ràng, có đủ nguồn lực và sự hỗ trợ của Người Mỹ là sứ mệnh bất khả thi và số

77
phận đã thất bại. Kết quả là một cuộc chiến bất khả chiến bại không có lối thoát dễ
dàng. 

Bất chấp sự thừa nhận của các nhà phân tích chính sách Mỹ rằng chính sách đối
ngoại của Mỹ quá tham vọng, quá can dự vào công việc nội bộ của các nước khác và
quá chú trọng vào việc thúc đẩy các giá trị Mỹ và hệ tư tưởng phương Tây, mỗi chính
quyền vẫn tiếp tục theo đuổi chúng trong hai thập kỷ qua.  Các mục tiêu và sứ mệnh
liên tục biến đổi giữa các quan chức Hoa Kỳ khác nhau trong Nhà Trắng, Lầu Năm
Góc và Bộ Ngoại giao. Một số quan chức Mỹ dự định sử dụng cuộc chiến để biến
Afghanistan thành một nền dân chủ, những người khác muốn biến đổi xã hội
Afghanistan, và sau đó có những người muốn định hình lại cán cân quyền lực trong
khu vực giữa Pakistan, Ấn Độ, Iran và Nga. Cuối cùng, nhiệm vụ không rõ ràng, mục
tiêu không rõ ràng và luôn thay đổi đã góp phần vào một cuộc chiến kéo dài, làm mất
đi sự ủng hộ của hầu hết công dân Mỹ.

Chính sách không nhất quán và thay đổi. Phần trước đã mô tả sự không nhất quán
của các mục tiêu quốc gia ở Afghanistan trong 20 năm qua, tuy nhiên, chính sách để
đạt được các mục tiêu đó và các chiến lược thực hiện cũng thiếu sót và sai lầm. Nhiều
năm chính sách không mạch lạc, không nhất quán và thay đổi của Hoa Kỳ với nhiệm
vụ không tập trung đã dẫn đến sự trỗi dậy của Taliban, Al-Qaeda và các phần tử thánh
chiến Hồi giáo khác và cuối cùng kéo dài cuộc chiến ở Afghanistan. Những thiếu sót
trong chính sách của Hoa Kỳ cũng lộ rõ do những nỗ lực xây dựng manh mún và thiếu
kinh phí trong những năm đầu. Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld,
tuyên bố rằng, “chúng ta đang ở thời điểm mà rõ ràng chúng ta đã chuyển từ hoạt động
chiến đấu lớn sang thời kỳ ổn định và ổn định và các hoạt động tái thiết”, Mỹ và các
quốc gia khác đã bắt đầu quy mô lớn đầu tư cho xây dựng nhà nước ở Afghanistan.
Trớ trêu thay, các chính sách, kế hoạch và chương trình cho nỗ lực đó lại không được
hình dung, sai lầm, không đủ nguồn lực và không nhất quán. Các nỗ lực xây dựng thể
chế bị chia rẽ không mạch lạc giữa các quốc gia NATO, với mỗi quốc gia tài trợ cho
sự phát triển của các bộ riêng lẻ. Tiền đổ vào với tốc độ không bền vững vượt quá
những gì nền kinh tế Afghanistan và các tổ chức có khả năng hấp thụ, dẫn đến tham
nhũng và trộm cắp quy mô lớn.  Những sai sót trong chính sách của Hoa Kỳ đã tạo

78
điều kiện cho Taliban, Al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác có thời gian và không
gian để xây dựng lại năng lực và sức mạnh. 

Mặc dù bước đầu thành công về mặt quân sự trong việc đánh bại Taliban, nhưng
chiến lược ban đầu của Mỹ ở Afghanistan được mô tả là "cách tiếp cận nhẹ", có những
nhược điểm đáng kể. Một phần nhỏ của Lực lượng Hoạt động Đặc biệt Hoa Kỳ cùng
với những người điều hành CIA, với sự hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ và lực lượng
dân quân chống Taliban, khiến các lực lượng Hoa Kỳ với nhân lực không đủ phải di
chuyển khắp đất nước để thu thập thông tin tình báo và tấn công kẻ thù trong một môi
trường an ninh đang xuống cấp. Hơn nữa, “cách tiếp cận ánh sáng” này khiến các chỉ
huy Hoa Kỳ không đủ quân để chặn các đường trốn thoát của bọn khủng bố, đồng thời
phát hiện và phá hủy các khu bảo tồn của chúng. Những yếu tố đó của chiến lược
nhằm mục đích làm sụp đổ Taliban và Al-Qaeda bằng cách từ chối chúng nguồn lực
và sự hỗ trợ của chúng không được cung cấp đầy đủ và đã sớm bị bỏ rơi.

Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Afghanistan đã chuyển từ cách tiếp cận dựa trên
thời gian trong chính quyền Obama sang cách tiếp cận dựa trên điều kiện vào thời kỳ
đầu của chính quyền Trump và quay trở lại cách tiếp cận dựa trên thời gian vào cuối
chính quyền Trump, điều này đã làm tăng thách thức giành chiến thắng trong chiến
tranh và do đó kéo dài cuộc chiến ở Afghanistan. Năm 2009, Tổng thống Obama công
bố một chiến lược mới liên kết thành công ở Afghanistan với một Pakistan ổn định,
tăng cường viện trợ cho Pakistan để phá vỡ, tiêu diệt và đánh bại al Qaeda và các nơi
trú ẩn an toàn của nó. Chiến lược mới cũng khiến nhiệm vụ ở Afghanistan leo thang,
tăng quân số và thiết lập khung thời gian rút quân, đồng thời đàm phán một thỏa thuận
hòa bình với Taliban, kẻ trước đây bị coi là kẻ thù. Chính quyền Obama đã chuyển từ
chiến lược chống khủng bố của Bush sang một sự thỏa hiệp giữa chính sách chống nổi
dậy và chống khủng bố bao gồm 150.000 quân Mỹ và NATO, đồng thời tăng cường
hỗ trợ tài chính nước ngoài cho chính phủ Afghanistan vốn không có khả năng tiếp thu
và triển khai các khoản tiền đó. 

Trong khi chính sách của chính quyền Obama đưa ra những hạn chế và hạn chế
về cách quân đội tham gia, chính quyền Trump đã thay đổi chiến lược bằng cách từ
chối xây dựng nhà nước, cho phép triển khai thêm 7.000 lực lượng Mỹ, mở rộng nhắm
mục tiêu vào chính quyền và cho phép sử dụng các cuộc không kích để hỗ trợ lực

79
lượng mặt đất Afghanistan.. Tổng thống Trump đã thay đổi chính sách vào cuối chính
quyền của mình và từ bỏ cam kết ban đầu hỗ trợ chính phủ Afghanistan trong cuộc
chiến chống Taliban, và Chính quyền của ông đã đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn về
mức độ mà Taliban đang thực hiện cam kết tách khỏi Al Qaeda. Các chính sách thay
đổi và thiếu các phương pháp tiếp cận phối hợp tiếp tục củng cố và khuyến khích các
đối thủ, trong một số trường hợp, đưa đô la có nghĩa là viện trợ tái thiết vào tay họ
bằng các phương tiện tham nhũng.

Hơn nữa, các tuyên bố thường xuyên rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ rút lui mà không
dựa trên các mốc thời gian dựa trên kết quả làm suy yếu cam kết của các đồng minh
Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác đối với sứ mệnh. Những thông báo như vậy báo
hiệu sự nghi ngờ về sự tin cậy và cam kết của Hoa Kỳ đối với sứ mệnh, thúc đẩy
Taliban, gây bất ổn cho chính phủ Afghanistan và cho phép các nhóm khủng bố tái
hợp nhất. Ví dụ, việc chính quyền Trump tuyên bố đột ngột rút quân đội Mỹ vào năm
2020 cũng cắt giảm các nỗ lực ngoại giao nhằm đàm phán hòa bình giữa chính phủ
Afghanistan và Taliban. Ngoài ra, chính sách của Mỹ ban đầu tìm cách làm suy yếu và
làm suy yếu Taliban, nhưng sau đó chuyển sang tuyên bố Taliban là đối tác chứ không
phải kẻ thù. Do đó, Taliban đã khuyến khích, giành quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ
hơn và leo thang các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an ninh và dân thường
Afghanistan. Trong hai thập kỷ qua, chính sách của Hoa Kỳ đã chuyển hướng chú ý từ
Taliban sang Al-Qaeda ở Pakistan, và cho rằng chính người Pakistan cung cấp nơi trú
ẩn cho hàng chục nhóm khủng bố sẽ là đối tác chống khủng bố trong việc đánh bại Al-
Qaeda . Việc Hoa Kỳ nghĩ rằng Taliban không liên quan đến các tổ chức khủng bố
khác hoặc chúng sẽ không cộng tác hoặc phối hợp với những kẻ khủng bố khác làm
suy giảm ý chí của Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ.

Mất cân bằng về Kết thúc, Cách thức và Phương tiện. Sự mất cân đối giữa các
mục tiêu được tìm kiếm và các nguồn lực được phân bổ đã có tác động tiêu cực đáng
kể đến khả năng của Hoa Kỳ trong việc đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự đã
thiết lập ở Afghanistan. Việc không đạt được các mục tiêu chiến lược thường được cho
là do sự mất cân bằng giữa một hoặc nhiều biến số của chiến lược: mục đích, cách
thức, phương tiện và bối cảnh an ninh mà chiến lược đó được sử dụng. Một trong
những lý do chính mà Mỹ vẫn tham gia vào Afghanistan là do mất cân bằng giữa “mục

80
tiêu” tìm kiếm và “cách thức” và “phương tiện” được phân bổ để đạt được những mục
tiêu đó. "Mục tiêu" ban đầu mà Mỹ theo đuổi ở Afghanistan là ngăn chặn một cuộc tấn
công thảm khốc từ Afghanistan vào quê hương Mỹ bằng cách loại bỏ Al Qaeda. Kể từ
khi Taliban hỗ trợ Al Qaeda, nhiệm vụ của Mỹ đã mở rộng để tiêu diệt Taliban và đưa
ra một chính phủ Afghanistan không cho phép Al Qaeda trở lại. Đây là một sự mở
rộng của “phần cuối” đã phát triển thành một nỗ lực xây dựng nhà nước quá tham
vọng mà không được lập kế hoạch, phối hợp và cung cấp nguồn lực đầy đủ. Các
"cách" mà Mỹ theo đuổi để đạt được "mục tiêu" ở Afghanistan cũng phát triển theo
thời gian thành sự kết hợp giữa các nhiệm vụ chống khủng bố và chống nổi dậy. Nó
bao gồm một cách tiếp cận toàn chính phủ không phải lúc nào cũng nhất quán, liên kết
và phối hợp trong các thể chế của Hoa Kỳ và giữa các đối tác liên minh. Cuối cùng,
Hoa Kỳ đã đánh giá thấp "phương tiện" cần thiết để đạt được các mục tiêu đầy tham
vọng của mình, và do đó đã không cam kết các nguồn lực đầy đủ kịp thời để xây dựng
một Afghanistan ổn định và an ninh, có thể đảm bảo lãnh thổ và cư dân của mình.

Các nhà hoạch định chính sách, quân đội và dân thường của Mỹ đã thất bại trong
việc đánh giá sức sống của một chính phủ Afghanistan ổn định khi bắt đầu chiến thắng
quân sự trước Taliban, và do đó không chỉ đạo được nỗ lực cần thiết để đạt được các
kết quả kinh tế và chính trị bền vững. Chiến lược của Mỹ ở Afghanistan đã bị bỏ lại
trong những năm đầu quan trọng của cuộc chiến. Taliban và Al-Qaeda đang tái tạo và
xây dựng sức mạnh trong khi Mỹ bận tâm đến cuộc chiến Iraq, rút hầu hết sự chú ý và
nguồn lực của họ. Phải mất một năm sau khi Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan trước khi
có đủ kinh phí được cam kết xây dựng lực lượng an ninh Hoa Kỳ. Việc tuyển dụng,
đào tạo và xây dựng lực lượng an ninh Afghanistan khan hiếm và chậm chạp dẫn đến
việc không thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Taliban. Mỹ đã thiếu một chiến lược
rõ ràng, gắn kết, đủ nguồn lực và lâu dài, hậu Taliban trong giai đoạn đầu của cuộc
chiến.

Do hạn chế của việc triển khai dân sự với số lượng đủ lớn vào các khu vực bất ổn,
quân đội Hoa Kỳ đã bước vào để lấp đầy khoảng trống “phương tiện” xây dựng nhà
nước vì các phương tiện thích hợp không được cung cấp. Vai trò của quân đội Hoa Kỳ
mở rộng từ các hoạt động chiến đấu sang vai trò chính sách đối ngoại rộng lớn
hơn. Vào giữa những năm 2000, sự gia tăng viện trợ của Hoa Kỳ và liên minh đã dẫn

81
đến những tiến bộ đáng kể trong các nỗ lực xây dựng nhà nước, mặc dù nhiều Nhóm
Tái thiết tỉnh thiếu chuyên môn về phát triển. Các mục tiêu đã được xác định, nhưng
các phương tiện chính xác không được cung cấp, dẫn đến các quân nhân — chưa được
đào tạo về các hoạt động xây dựng nhà nước và hình thành thể chế — cố gắng lấp đầy
khoảng trống. Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes từng nói rằng “quân đội
[Mỹ] có thể làm những việc to lớn. Nó có thể chiến thắng các cuộc chiến tranh và ổn
định các cuộc xung đột. Nhưng quân đội không thể tạo ra một nền văn hóa chính trị
hay xây dựng một xã hội ”. Khi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đang ở đỉnh cao của
thành công chính trị vào năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định cắt giảm 38%
viện trợ nước ngoài được yêu cầu cho Afghanistan và giảm 3.000 quân. Kết quả là sự
trỗi dậy của Taliban, bạo lực leo thang và tiếp tục chiếm đoạt lãnh thổ
Afghanistan. Việc hiệu chuẩn lại các đầu, cách thức và phương tiện là cần thiết khi các
điều kiện thay đổi để cung cấp các nguồn lực đầy đủ và thích hợp cho chu trình. Việc
không hiệu chuẩn lại các mục đích, cách thức và phương tiện của Hoa Kỳ đã dẫn đến
thất bại trong nhiệm vụ.

“Kết thúc”, “cách thức” và “phương tiện” của NATO cũng mất cân bằng. Các chỉ
huy NATO tin rằng mặc dù có nhiều chiến thuật, nhưng không có chiến lược dài hạn
nhất quán ở Afghanistan. Tướng Anh David Richards từng nói với cựu Bộ trưởng
Quốc phòng Donald Rumsfeld rằng "Chúng tôi không có đủ quân đội và nguồn lực và
chúng tôi đã nâng cao kỳ vọng." 61 Phần lớn những gì mà lực lượng Mỹ và NATO đã
làm ở Afghanistan là phản ứng với các điều kiện trên thực địa thay vì chủ động với
một kế hoạch chiến lược dài hạn nhất quán. Tóm lại, các chính sách không nhất quán
của Hoa Kỳ, những thiếu sót trong chính sách và sự mất cân bằng về mục đích, cách
thức và phương tiện đều góp phần vào những thất bại ở Afghanistan. 

3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH AFGHANISTAN
VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG SAU KHI MỸ RÚT QUÂN
3.2.1 Tác động đến tình hình Afghanistan và mối quan hệ của Mỹ đối với tân
chính quyền Afghanistan
Tổng thống Ghani đã tuyên bố rời khỏi đất nước trong bối cảnh Taliban đang tiến
tới thủ đô Kabul, ông cho biết nếu ông còn ở lại Afghanistan sẽ còn nhiều thương
vong và thủ đô Kabul sẽ bị phá hủy. Ông thừa nhận lực lượng Taliban có trách nhiệm

82
bảo vệ tài sản và người dân Afghanistan, đồng thời kêu gọi người dân cần bình tĩnh.
Trước đó Taliban thông báo đã kiểm soát hầu hết các quận ở thủ đô Kabul.

Lực lượng Taliban tiếng vào thủ đô Kabul của Afhanistan đã tạo ra cảnh tượng
hỗn loạn ở nhiều nơi trên thành phố, đám đông đổ về sân bay quốc tế để tìm cách di
tản ra nước ngoài. Dòng người tràn xuống đường băng, xô sát để tìm một chỗ trên máy
bay. Tình hình hỗn loạn đến mức Washinton và các đồng minh NATO quyết định đình
chỉ toàn bộ chuyến bây dân sự đến và đi để dọn đường cho máy bay quân sự thực hiện
nhiệm vụ di tản. Ngoại trưởng hoa kì Lykan ước tính có hơn 100 trăm nghìn người Mỹ
muốn rời khỏi Afghanistan nhưng k thể lên các chuyến bay cuối cùng. Tổng thống Joe
Biden bênh vực quyết định giữ nguyên thời hạn chót rút quân. Ông cho hay thế giới
Taliban buộc phải thực hiện cam kết an toàn cho những người muốn rời khỏi
Afghanistan. Tổng thống Mỹ bị trích mạnh mẽ từ phía cộng hoà và 1 số đồng nghiệp
dân chủ vì cách ông ứng phó với tình hình ở Afghanistan. Tiến súng mừng chiến thắng
của Taliban vang lên ở Kabul khi Hoa Kỳ hoàn thành rút quân.

Bạo lực đã hoành hành khắp Afghanistan kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden
tuyên bố rút quân vô điều kiện trước ngày 11/9. Khi các cuộc đàm phán hoà bình ở
Qatar vẫn đang bế tắc, một nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/4 số quận của nước này đã
rơi vào tay Taliban sau khi Mỹ rút quân. Nhiều người lo ngại rằng Afghanistan đang
bên bờ vực hỗ loạn. Cư dân thủ đô Kabul Abdul Sediq Joyenda nói rằng những người
có đủ tiền đang chạy trốn khỏi đất nước khi quân đội Mỹ rời đi. Một người thợ cơ khí
ở Bagram bày tỏ nỗi buồn và tuyệt vọng "tất cả sự tàn phá, chết chóc và khốn khổ mà
họ mang lại cho chúng tôi có ích gì?". Tất cả người dân Afhanistan đều lo lắng rằng
Taliban sẽ tiếp quản Afhanistan. Không ai ở đây hài lòng với Taliban. Một người phụ
nữ kể rằng các tay súng Taliban đột nhập vào nhà người nhân, cưỡng ép phụ nữ và bắt
từ 2-3 người phụ nữ về làm vợ. Đã có trường hợp Taliban cưỡng hiếp 1 bé gái 12, tuổi
ròii vức xuống sông ( Vân Ánh, 2021).

Kể từ ngày nghe tin các nước sẽ rút quân, công việc hàng ngày của người dân đều
bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh như ông Dawlat Waziri tin
rằng kể cả bạo lực có leo thang thì Taliban khó lòng có khả năng nắm quyền vì theo
ông, "không ai chấp nhận chúng". Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 3.500 binh sĩ nước
ngoài và hơn 100.000 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài hai thập niên

83
từ năm 2009. Liên Hợp Quốc cảnh báo chiến sự leo thang ở Afghanistan có nguy cơ
đẩy ích nhất 14 triệu người và tình trạng mất kế sinh nhai đói nghèo cùng cực và
không có lương thực, thực phẩm duy trì cuộc sống. Tình hình quốc gia Nam Á đang ở
bên bờ vực của 1 thảm hoạ nhân đạo. Hàng nghìn người dân Afghanistan đổ về biên
giới với mong muốn sang Pakistan lánh nạn những ngày này. Dòng người đổ về quá
đông, dưới chức Pakistan đã nhiều lần phải đóng cửa đường biên gây nên tình trạng tắt
nghẽn kéo dài. Liên Hợp Quốc cho biết hàng nhìn người đã đổ xô từ các vùng nông
thôn về thủ đô Kabul và các đô thị khác để tìm nơi trú ẩn. Liên Hợp Quốc cảnh báo về
1 thảm hoạn nhân đạo do chiến sự leo thang. Chỉ tính từ tháng 5, ít nhất 250 ngìn
người đã phải rời bỏ nhà cửa, 80% trong đó là phụ nữ và trẻ em, cứ 3 người
Afghanistan thì có 1 người không thể đảm bảo đủ lương thực để sống. Liên Hợp Quốc
kêu gọi các nước láng giềng ở Afghanistan tăng cường mở cửa biên giới để đón người
dân tị nạn, cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhu yếu phẩm, các tổ chức xã hội đảm
bảo hỗ trợ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn này.

3.2.2 Tác động đến Trung Đông và mối quan hệ giữa Mỹ với các nước Trung
Đông
Mọi khu vực ở Trung Đông đều bị ảnh hưởng không ít và làm thay đổi đi các
chiến lược bởi sự thất bại của chính quyền Mỹ ở Afghanistan. Việc mà Mỹ rút quân đã
khiến một vài đồng minh Arab đánh giá lại lập trường của họ và cũng có nhiều động
thái làm giảm đi căng thẳng trong khu vực bằng cách làm xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ và Iran
là các đối thủ cũ của họ. Ở khu vực này đặc biệt là Vịnh Ba Tư đang hiện đang là quá
trình diễn ra một vài thay đổi chiến lược tinh tế để có những triển vọng cho một môi
trường ổn định. Nga, Trung Quốc, Iran và cả Pakistan là các bên đối địch của Taliban
họ đang cố gắng lấy lại vị thế và làm hài lòng sau khi quay trở lại nắm quyền khi Mỹ
rút quân khỏi Afghanistan.
Pakistan ngày càng chắc chắn hơn về mối quan hệ với Trung Quốc trong khi với
Mỹ thì mối quan hệ này không còn như trước. Saudi Arabia cùng các đồng minh và
đặc biệt là các Tiểu vương quốc Arab thống nhất sẽ cải thiện lại mối quan hệ như trước
với Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ à Iran. Cũng như các khu vực khác khôi phục lại mối quan hệ
với nhau hay mở rộng quan hệ hợp tác như: Abu Dhaibi với Tehran và Doha, Riyadh
cùng Iran, Abu Dhabi và Ankara. Nga và Trung Quốc là hai nước được tìm đến để mở
rộng quan hệ hợp tác do Riyadh và Abu Dhabi. Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu vãn sự

84
sụp đổ của đồng nội tệ lira nên sẽ nối lại quan hệ với Ai Cập và UAE khi lúc trước bị
nghi là nơi chứ chấp các phần tử hồi giáo cực đoan. Đây cũng không hẳn là sự đánh
dấu kết thúc với đất nước Hoa Kỳ. Về cơ bản thì đây đã làm thay đổi nhiều mối quan
hệ trong khu vực với nhau để chứng minh về sự thất bại của Mỹ ở Afghanistan.
3.2.3 Tác động đến chiến lược của NATO tại Trung Đông
EU đang cố gắng ngăn khoảng trống quyền lực do việc Mỹ rút lui khỏi bị lấp đầy
bởi các bên chống phương Tây bằng cách duy trì sự hiện diện ở Afghanistan. Bởi vì
EU không hài lòng với thực tế là Trung Quốc và Nga đang lấp đầy khoảng trống
quyền lực ở Afghanistan sau khi Mỹ rút lui, và do đó, họ đang cố gắng cân bằng các
đối thủ của mình bằng cách ở lại Afghanistan bất kể điều gì. Trong bối cảnh đó, MEP
David McAllister đã kêu gọi các quốc gia đồng minh có lập trường thống nhất để ngăn
chặn Nga và Trung Quốc lấp đầy khoảng trống ở Afghanistan. Ngoài ra, Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Doha đã nói rằng ông đang tiến hành mở
một phái bộ chung ở Afghanistan mà không công nhận Taliban và không thiết lập
quan hệ chính trị.

Để làm được điều đó, NATO không phải chỉ nên tập trung vào mỗi Afghanistan
mà cần phải có một chiến lược rộng hơn, tập trung vào cả khu vực Trung Đông và Bắc
Phi. Vai trò của NATO ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) là không thể thiếu, nhưng
phức tạp về chính trị và hoạt động. Rằng một tổ chức an ninh sẽ đóng một vai trò trong
một khu vực tiếp giáp mà từ đó nhiều mối đe dọa phát ra có ý nghĩa trực quan. Tuy
nhiên sự hiện diện và tác động của NATO ở đó cho đến nay đã bị hạn chế bởi các vấn
đề liên quan đến ưu tiên và tính khả thi. Không chỉ các thành viên của nó khác nhau về
việc liệu liên minh có nên tham gia vào sườn phía nam của nó hay không, mà khả năng
mang lại phản ứng cho một loạt các vấn đề trong khu vực cũng bị hạn chế. Do đó, vai
trò của NATO trong MENA vẫn là một chiến lược phụ. Ghi nhớ khái niệm chiến lược
sắp tới, một tham vọng hợp tác an ni nh mới là bắt buộc nếu NATO muốn cân nhắc
sựu ổn định chung của khu vực. Cho dù Hoa Kỳ xoay trục sang Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương là thời điểm tốt nhất để làm điều đó là không chắc chắn, nhưng trong khi
các cường quốc bên ngoài khác dường như có ý tưởng rõ ràng về những gì họ muốn
trong MENA, bất kì sự rút lui nào của NATO hoặc các cường quốc phương Tây có thể
sẽ mang lại rủi ro rất lớn.

85
Tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại
Brussels vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, tạo cơ hội cho Liên minh tập trung vào các
đối tác phía Nam ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Mặc dù không hoàn
toàn là một phần trách nhiệm của NATO theo quy định tại Điều 6 của Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương, Liên minh không thể bỏ qua khu vực MENA. Lịch sử và các sự kiện
gần đây cho thấy những gì xảy ra trong khu vực có thể nhanh chóng lan sang châu Âu.
Mỹ nên huy động NATO tập trung vào khu vực MENA một cách thực tế phù hợp với
lợi ích của Liên minh. Để làm như vậy, Hoa Kỳ nên kêu gọi bổ nhiệm một đại diện
đặc biệt của NATO cho khu vực MENA, thành lập Trung tâm Khu vực Đối thoại Địa
Trung Hải và khi thích hợp, bao gồm nhiều người tham gia đối thoại Địa Trung Hải
hiện có và Sáng kiến Hợp tác Istanbul.

Khu vực từ phía đông Đại Tây Dương qua Bắc Phi và Trung Đông là một vòng
cung bất ổn. Khu vực này đang trải qua sự bất ổn ngày càng tăng từ áp lực nhân khẩu
học, giá cả hàng hóa gia tăng, xung đột giữa các tiểu bang và nội bộ, chính trị bộ lạc,
cạnh tranh về nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, căng thẳng tôn giáo, xu
hướng cách mạng, khủng bố, phổ biến hạt nhân và chiến tranh ủy nhiệm liên quan đến
các tác nhân khu vực và toàn cầu. Khu vực này cũng có một số tuyến đường vận
chuyển quan trọng nhất thế giới, tài nguyên năng lượng và các điểm tắc nghẽn thương
mại. Hậu quả và hậu quả của đại dịch COVID-19 trong khu vực này vẫn còn được
nhìn thấy. Nhìn chung, nó là một công thức cho sự bất ổn nhiều hơn và vô thời hạn.

Gần một thập kỷ sau khi bắt đầu cái gọi là Mùa xuân Ả Rập, khu vực này vẫn còn
đầy những thách thức địa chính trị. Từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc
gia đến mối đe dọa hạt nhân và khủng bố do nhà nước bảo trợ từ Iran, nhiều thành viên
NATO đã quyết định đúng đắn để đặt trọng tâm mới vào việc làm việc với các đối tác
khu vực ở ngoại vi phía nam châu Âu. NATO đã có các cấu trúc để cải thiện hợp tác
với các đối tác ở khu vực này của thế giới, nhưng họ đã làm rất ít để tăng cường các
mối quan hệ này trong những năm gần đây.

NATO thực hiện nhiệm vụ an ninh hợp tác với các đối tác phía Nam thông qua
hai cơ chế: Đối thoại Địa Trung Hải và Sáng kiến Hợp tác Istanbul. Về cơ chế đối
thoại Địa Trung Hải Ra mắt vào năm 1994, Đối thoại Địa Trung Hải tạo cơ sở cho mối

86
quan hệ của NATO với các đối tác Địa Trung Hải - Algeria, Ai Cập, Israel, Jordan,
Mauritania, Morocco và Tunisia. Mặc dù các cuộc đàm phán của cuộc đối thoại
thường diễn ra trên cơ sở song phương giữa NATO và một đối tác Địa Trung Hải
(NATO +1), đôi khi diễn đàn này gặp nhau với tư cách là NATO + 7, đặt Israel vào
cùng một bàn với một số nước láng giềng trong khu vực, nơi nó sẽ không khác. Về cơ
chế sáng kiến hợp tác Istanbul được đưa ra vào năm 2004, Sáng kiến Hợp tác Istanbul
hiện đang tạo cơ sở cho mối quan hệ của NATO với các quốc gia vùng Vịnh. Mặc dù
tất cả sáu quốc gia của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã được mời tham gia, nhưng chỉ
có Bahrain, Kuwait, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở
thành thành viên cho đến nay. Saudi Arabia và Oman đã bày tỏ sự quan tâm nhỏ đến
việc tham gia.

Nhiều quốc gia trong khu vực MENA đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với NATO
và thậm chí đã đóng góp quân đội cho các nhiệm vụ do NATO dẫn đầu. Lực lượng
Kosovo (KFOR) của NATO có lúc có 100 người Morocco và 1.200 binh sĩ từ UAE
phục vụ trong chiến dịch hỗ trợ hòa bình đang diễn ra ở Kosovo (Luke Coffey, Daniel
Kochis, 2011). Phái bộ NATO tại Afghanistan bao gồm quân đội từ Jordan, UAE (bao
gồm cả lực lượng đặc biệt của UAE) và Bahrain. Jordan, Qatar và UAE đã cung cấp
máy bay và nguồn lực cho sự can thiệp do NATO dẫn đầu vào Libya vào năm 2011.
Nhiều quốc gia trong khu vực, đặc biệt là ở vùng Vịnh, đã là đồng minh trung thành
của Mỹ và đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên NATO về các sáng kiến an
ninh khu vực - mặc dù nằm ngoài khuôn khổ của NATO. Ví dụ, Bahrain là nơi có cả
Hạm đội 5 của Hải quân Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Thành phần Hàng hải của Vương quốc
Anh; Bahrain cũng đã quản lý lực lượng đặc nhiệm hàng hải khu vực chịu trách nhiệm
tiến hành các hoạt động an ninh ở miền trung và miền nam vịnh.

Đối thoại Địa Trung Hải và Sáng kiến Hợp tác Istanbul vẫn là hai khuôn khổ đối
tác bổ sung, nhưng khác biệt. Bên trong mỗi nước là mức độ hợp tác khác nhau giữa
NATO và các nước tham gia. Bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các nhóm này cũng có
thể tăng cường hợp tác chính trị và an ninh với NATO thông qua Chương trình Hợp
tác Cá nhân và Đối tác (IPCP)Theo NATO: “Chương trình Đối tác và Hợp tác Cá nhân
(IPCP) là tài liệu tiêu chuẩn, được phát triển bởi đối tác với sự tham vấn chặt chẽ với
các nhân viên NATO, và sau đó được Hội đồng Bắc đại Tây Dương (NAC) và đối tác

87
phê duyệt. Nó mở cho tất cả các đối tác, và có cấu trúc thích ứng với lợi ích và mục
tiêu của các đối tác và NATO”.

Đối với nhiều quốc gia MENA, hợp tác với NATO có thể khó khăn về mặt chính
trị. Cho phép một mối quan hệ song phương NATO +1 dựa trên định dạng IPCP cho
phép các quốc gia này lựa chọn mức độ hợp tác mà họ muốn có với NATO. Sự linh
hoạt tích hợp này rất quan trọng khi xây dựng quan hệ, bởi vì một số quốc gia cảm
thấy thoải mái hơn khi hợp tác với NATO so với các quốc gia khác. Một chút hợp tác
tốt hơn là không hợp tác.

Trong Đối thoại Địa Trung Hải, Ai Cập, Israel, Jordan, Morocco, Mauritania và
Tunisia có IPCP với NATO. Tuy nhiên, một số người trong khu vực vẫn miễn cưỡng
hợp tác chặt chẽ hơn với NATO. Ví dụ, tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw năm 2016,
NATO tuyên bố rằng họ đang mở một trung tâm hợp nhất tình báo ở Tunisia. Bốn năm
sau, đề xuất này vẫn bị đóng băng do bất đồng chính trị trong nước ở Tunis về hợp tác
với NATO.

Năm 2017, NATO đã mở một Trung tâm Hướng Nam Hướng Chiến lược (NSD-
S) như một phần của Bộ Tư lệnh Các lực lượng Hỗn hợp -Naples. Trọng tâm chính
của NSD-S là phục vụ như một trung tâm hợp tác chặt chẽ hơn của NATO với các đối
tác ở Bắc Phi.Sự nhiệt tình đối với sự hợp tác của NATO ở Trung Đông cũng bị xáo
trộn. Các quốc gia thành viên quan trọng của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, như Saudi
Arabia và Oman, không tham gia Sáng kiến Hợp tác Istanbul. Mặc dù NATO và Iraq
có IPCP, Iraq vẫn nằm ngoài Sáng kiến Hợp tác Istanbul. Tuy nhiên, Kuwait là nơi có
Trung tâm Khu vực Sáng kiến Hợp tác Istanbul (ICI-RC). Mục tiêu của ICI-RC là cải
thiện sự hiểu biết chung về các thách thức an ninh giữa NATO và các đối tác trong khu
vực thông qua các cuộc họp cấp cao, các nhóm làm việc và các khóa học giáo dục.

Quan hệ đối tác dẫn đến khả năng tương tác, giúp thúc đẩy sự hiểu biết và bảo
mật. Đây là lý do tại sao sự hợp tác giữa NATO và các nước trong khu vực MENA là
rất quan trọng. Khi Iran trở thành một người chơi gây bất ổn trong khu vực và chủ
nghĩa khủng bố xuyên quốc gia tiếp tục gây khó khăn cho khu vực, NATO và Hoa Kỳ
nên xây dựng mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các nước bạn bè trong khu vực
MENA bằng cách:

88
Thứ nhất là thúc đẩy mở rộng tư cách thành viên của Đối thoại Địa Trung Hải và
Sáng kiến Hợp tác Istanbul. Đặc biệt, NATO và Mỹ nên thúc đẩy việc đưa các quốc
gia mà Mỹ và châu Âu đã đầu tư máu và kho báu, như Iraq và Libya, làm thành viên.
Hợp tác càng nhiều thì càng tốt.

Thứ hai là bổ nhiệm một đại diện đặc biệt cho khu vực MENA. Trong khu vực
MENA, các mối quan hệ cá nhân là tối quan trọng. NATO nên bổ nhiệm một chính
khách có uy tín cao với kiến thức về khu vực như một điểm tiếp xúc lâu dài.Thứ ba là
thành lập Trung tâm Đối thoại Địa Trung Hải Trung tâm khu vực này nên được mô
phỏng theo ICI-RC ở Kuwait. Điều này sẽ giúp NATO và các nước đối thoại Địa
Trung Hải cải thiện khả năng tương tác và làm sâu sắc thêm mối quan hệ. Có lẽ
Morocco sẽ là một địa điểm thích hợp.

Thứ bốn là nhấn mạnh khu vực MENA tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels tiếp
theo vào ngày 14 tháng 6. Cả Đối thoại Địa Trung Hải và Sáng kiến Hợp tác Istanbul
đều chưa chính thức gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở cấp người đứng
đầu chính phủ. Hội nghị thượng đỉnh Brussels nên bao gồm các cuộc họp cấp cao này
cho cả hai nhóm.

Thứ năm là chỉ tập trung vào định dạng ICPC nếu các quốc gia cảm thấy không
thoải mái khi tham gia Đối thoại Địa Trung Hải hoặc Sáng kiến Hợp tác
Istanbul. Nhiều đồng minh quan trọng sẽ gặp khó khăn về mặt chính trị trong nước khi
tham gia một nhóm bên trong NATO. Điều này không ngăn cản Liên minh hợp tác với
các đồng minh này.

Cuối cùng không thể bỏ qua Malta. Malta là một quốc đảo nhỏ của châu Âu ở
Biển Địa Trung Hải chỉ cách bờ biển Bắc Phi 215 dặm. Đây là một quốc gia trung lập
được tuyên bố - có nghĩa là họ sẽ không tham gia các liên minh an ninh hoặc tham gia
trực tiếp vào các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, trong chiến dịch quân sự do NATO
dẫn đầu ở Libya năm 2011, Malta rất quan trọng đối với NATO vì ba lý do mặc dù họ
sẽ không cho phép các hoạt động phóng từ lãnh thổ Malta: (1) Malta mở cửa không
phận cho máy bay NATO; (2) Malta cho phép lãnh thổ của mình trở thành điểm tập
kết để các nước NATO sơ tán công dân của họ khỏi Libya; và (3) Malta cho phép máy
bay NATO tiến hành các hoạt động tấn công hạ cánh trong thời gian hoạn nạn. Nếu

89
NATO cần tham gia vào Bắc Phi một lần nữa, Malta sẽ là một nhân tố quan trọng.
NATO nên theo đuổi mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn với Malta với tốc độ và
phong cách do Valletta quyết định.

Cho dù đó là chủ nghĩa khủng bố khu vực xuất phát từ al-Qaeda, hay mối đe dọa
phổ biến vũ khí hạt nhân ở Iran, các quốc gia thành viên NATO có nhiều mối quan
tâm an ninh tương tự như các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Đã đến lúc NATO thổi
bay mạng nhện ra khỏi Đối thoại Địa Trung Hải và Sáng kiến Hợp tác Istanbul và đưa
cuộc sống mới và tập trung vào các sáng kiến này. Không có thời điểm nào tốt hơn để
Liên minh bắt đầu hơn là tại Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới. Hoa Kỳ nên dẫn đầu
trong Liên minh về vấn đề này.

3.3 DỰ BÁO TƯƠNG LAI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ HẬU RÚT QUÂN

3.3.1 Triển vọng tại Afghanistan


Tại thủ đô Qatar với hy vọng kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 20 năm giữa Mỹ và
Afghanistan cuối cùng sau cuộc đàm phán kéo dài thì Thỏa thuận hòa bình lịch sử đã
được ký kết giữa Taliban và Mỹ gồm các cam kết từ hai bên vào ngày 29/02/2020. Vì
Mỹ đã thất bại trong chiếc lược Đại Trung Đông là giành quyền kiếm soát ở
Afghanistan.
Những cam kết từ phía Taliban gồm: họ sẽ chấm dứt mối quan hệ với các tổ chức
khủng bố quốc tế khác và mạng lưới khủng bố quốc tế Al - Qaeda, sẽ cùng Mỹ kết hợp
để chống lại các cuộc chiến khủng bố khác, sẽ không còn cuộc tấn công nào đến lực
lượng an ninh của chính phủ Afghanistan hay lực lượng Mỹ, tiến hành đối thoại về
phương thức và thời gian ngừng bán dài lâu với chính quyền Afghanistan và với các
lực lượng khác cũng thảo luận về tiến trình chính trị để các cuộc xung đột được hóa
giải, chính quyền Afghanistan phải thả 5000 tù nhân của Taliban và ngược lại Taliban
sẽ thả 1000 tù nhân của chính quyền Kabul. Về phía Hoa Kỳ thì 5 căn cứ quân sự tại
Afghanistan sẽ bị đóng cửa, trước 5/2020 sẽ đề nghị gỡ bỏ lệnh trừng phạt đến các
thành viên Taliban tại Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc (UNSC).
Sau này có thể có các cuộc khủng bố do tổ chức IS hay bất cứ tổ chức nào nếu
chính quyền Kabul đề nghị chống lại khủng bố thì nước Nga sẽ đưa quân vào
Afghanistan để giúp đỡ. Ngoài việc Nga hỗ trợ để xây nên chính quyền mới tại

90
Afghanistan thì Trung Quốc cũng muốn đất nước Afghanistan ngày một phát triển tốt
hơn nhằm mục đích thực hiện hóa Sáng kiến “Vành đai và con đường”.
Tuy nhiên con đường dẫn đến hòa bình tại Afghanistan còn nhiều chông gai và
thách thức. Vì một số thành phần của Taliban không đồng ý lệnh ngừng bắn như đã
thỏa thuận. Hệ thống chính trị ở Kabul hiện nay không được Taliban chấp nhận hay
xây dựng Afghanistan thành Tiểu vương quốc Hồi giáo. Ngoài ra Taliban cũng kiên
quyết việc Mỹ phải rút quân hoàn toàn ra khỏi nơi đây. Đặc biệt trên toàn thế giới
Afghanistan chiếm lên đến 80% về việc sản xuất và xuất khẩu ma túy. Đây là một giai
đoạn phức tạp để Afghanistan hướng đến hòa bình hay trong tương lai sẽ có các cuộc
chiến khác tại nơi này.
3.3.2 Thách thức đối với thế giới và tân chính quyền Afghanistan
Sau khi Mỹ rút quân khỏi nơi đây thì tân chính quyền Afghanistn là Taliban lên
nắm quyền. Một nơi luôn có thể xảy ra những cuộc xung đột, nguy cơ về khủng bố,
đói nghèo ở mọi nơi thì một quốc gia có sự ổn định về mọi mặt là điều không thể.
Trong khoảng thời gian này tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sớm đã suy yếu
sau khi người đứng đầu bị tiêu diệt là Abu Bakr al - Baghdadi lại có những vụ tấn
công khủng bố ngày một tăng cao do họ là mối lo ngại nhất.
Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (IS - K) là chi nhánh địa phương của IS đã có
hàng loạt cuộc tấn công đến dân thường và lực lượng an ninh ở địa điểm cũ của IS tại
Nangarhar, Kandahar, Kunduz và Kunar. Thiếu nhân sự, thiếu kinh thí và bộ máy tổ
chức chưa thực sự ổn định là tình trạng hiện tại của chính quyền Taliban nên đây được
coi là thách thức lớn. Vì vậy mà Taliban càng khó có thể kiểm soát tốt hơn ở tất cả các
nơi trên lãnh thổ Afghanistan. Theo số liệu thống kê từ sau khi nước Mỹ rút quân khỏi
Afghanistan thì quân số của IS - K đã tăng lên gần hai lần là khoảng 4000 người mặc
dù luôn phải chịu tổn thất và bị truy quét thì vẫn chứng minh được khả năng cao sẽ trỗi
dậy mạnh mẽ hơn. Theo lời cảnh cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc có hơn 330 cuộc
tấn công vào năm 2021 so với năm 2020 là có khoảng 60 cuộc thì hầu hết các tỉnh
thành đều có mặt của IS trên khắp đất nước Afghanistan. Chỉ trong vòng hai tháng từ
tháng 12 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022 ở các tỉnh Nangarhar, Kunar hay Logar đều
có hàng chục quân của Taliban bị sát hại.
Các nhóm cực đoan và IS - K có thể sẽ mở rộng ra ngoài vùng Afghanistan như
Iran, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan hay là châu Âu cũng có nguy cơ trở thành

91
mục tiêu khi an ninh nơi đây đang bị thiếu hụt. Điều đang lo ngại hơn do McKenzie
thuộc Bộ tự lệnh Trung tâm Hoa Kỳ thì hiện nay kể cả những nơi mà chính quyền
Afghanistan kiểm soát cũng có mặt IS đang hoành hành. Đây cũng là mối đe dọa đối
với toàn khu vực không chỉ riêng Afghanistan khi sự quay lại của IS hay Al - Qaeda.
Trong đầu năm 2022 4,4 tỷ USD hỗ trợ cho Afghnistan và 3,3 tỷ USD cho phần giáo
dục, cơ sơ hạ tầng, thúc đẩy sinh kế và kết nối với xã hội do Liên hợp quốc đã kêu gọi.
Vì hiện nay hệ thống giáo dục, dịch vụ xã hội hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
giảm đến 30% và hàng ngàn người nơi đây đang phải chịu đựng cảnh đói kém cùng
cực. Mặc cho chính quyền Taliban khẳng định nơi này sẽ không trở thành địa điểm căn
cứ cho các cuộc tấn công đến các nước xung quanh và chính quyền sẽ giải quyết các
mối đe dọa của IS. Nhưng chỉ khi quốc gia Nam Á này có sự ổn định về mọi mặt thì
nguy cơ khủng bố mới có thể ngăn chặn được.
Nguyên nhân đẩy sự bất mãn ngày một lớn hơn hay hạ thấp uy tín của Taliban là
những bất ổn về an ninh xã hội. Đây sẽ là cơ hội cho nhiều nhóm khủng bố nhất là IS -
K thực hiện việc năng cao lực lượng tại đất nước này trong cuộc nội chiến đã hơn nửa
thế kỷ qua. Ngoài ra Afghanistan là nơi sản xuất và buôn bán ma túy lớn nhất thế giới
sẽ rất khó để hợp tác với các nước xung quanh. Khi rút khỏi nơi này Mỹ đã để lại một
lượng lớn vũ khí không biết ai đang nắm giữ cũng có thể là của nhóm khủng bố nào
đó. Đây sẽ là phương tiện để gây nên các cuộc chiến khác mà không cần nguồn tài trợ.
3.4 Tiểu kết

92
PHẦN KẾT LUẬN
Mặc dù có ý định nhân từ chủ yếu, chính sách đối ngoại của Mỹ thời hậu Chiến
tranh Lạnh đã liên tục gặp thất bại trong việc đạt được các mục tiêu của Mỹ trong
nhiều cuộc xung đột ở nước ngoài, đặc biệt là trong các cuộc chiến chống khủng
bố. Điều cấp thiết là phải đảm bảo rằng những sai lầm tái diễn trong các cuộc chiến
tranh mở màn được coi là bất khả xâm phạm sẽ không trở thành một đặc điểm lâu dài
trong hệ thống chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Người Mỹ sẽ kém an toàn hơn nếu
các nhóm khủng bố tự do triển khai chương trình nghị sự chống phương Tây của
họ. Người Mỹ sẽ gặp rủi ro nếu cuộc chiến chống khủng bố tiếp tục phá hủy các khu

93
vực trên thế giới làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn, gia tăng bá
quyền độc tài và có khả năng gây bất ổn cho các quốc gia có vũ trang hạt nhân. Hoa
Kỳ nên tự vệ, nhưng không thể can thiệp vào mọi cuộc xung đột ở mọi khu vực để
ngăn chặn khủng bố.

Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ một cách hiệu quả, ở nước ngoài và trong
nước, và theo một cách ít tốn kém hơn những gì chúng ta đã thấy trong những trường
hợp thất bại này, chính sách của Mỹ cần được sửa chữa khỏi những sai lầm của các
cuộc xung đột sau Chiến tranh Lạnh. Trước hết, Hoa Kỳ phải xác định lợi ích, mục
tiêu và mục tiêu của mình một cách rõ ràng và càng hẹp càng tốt. Thứ hai, chính sách
của Hoa Kỳ cần đảm bảo rằng các kế hoạch và chiến lược của họ được cung cấp đầy
đủ nguồn lực, chặt chẽ và được phối hợp nhịp nhàng trong toàn bộ chính phủ và với
các đối tác quốc tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ phải cải tiến văn hóa của các viện quân sự và phi
quân sự, đảm bảo đủ chuyên môn về khu vực, đánh giá rủi ro, tác động và hiệu quả
của chính sách đối ngoại của mình bởi các chuyên gia khu vực, và đưa ra các cơ chế
để khắc phục và giảm thiểu tác động xuyên tạc của các định kiến, khuynh hướng , và
các giả định. Trước khi bắt tay vào các nỗ lực đối ngoại có thể không có kết thúc chắc
chắn, chính sách của Hoa Kỳ cần đảm bảo nhận thức chiến lược đầy đủ và toàn diện
về môi trường, văn hóa và xã hội, năng lực thể chế, những hạn chế trong nước của
nước ngoài, và quan trọng hơn là các giới hạn của những gì Hoa Kỳ có thể đạt được
trong cảnh quan như vậy.

Nếu quân đội Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào một cuộc xung đột, chính sách của Hoa
Kỳ phải đảm bảo rằng có các mục tiêu được xác định rõ ràng, vai trò của quân đội
được xác định rõ ràng và thêm vào đó là các nguồn lực thích hợp được phân bổ cho
nhiệm vụ. Hơn nữa, nếu sứ mệnh thay đổi, giống như ở Somalia dưới thời Tổng thống
Bill Clinton, và ở Iraq dưới thời Tổng thống George W. Bush, liệu các nguồn lực có
thay đổi tương xứng không? Chính sách của Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng các nguyện
vọng và khả năng của nó phải phù hợp với nhau. Thách thức bất ổn dài hạn ở
Afghanistan đòi hỏi một chiến lược dài hạn của Mỹ với chi phí có thể chấp nhận được,
tuy nhiên Mỹ theo đuổi các chính sách ngắn hạn, mỗi lần một năm với nhiều thay đổi. 

Theo lời của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, “Các nhà lãnh đạo Hoa
Kỳ nên nhận ra rằng điều quan trọng là sử dụng mọi công cụ quyền lực phi quân sự có

94
thể để khuyến khích cả bạn bè và đối thủ nắm lấy tự do và cải cách. Nhưng ngay cả
khi các quan chức Hoa Kỳ có được tất cả các công cụ quân sự và phi quân sự phù hợp,
thì vẫn còn tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, các nhà lập pháp Hoa Kỳ và rộng
rãi hơn là công chúng Hoa Kỳ hiểu rằng lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ đòi hỏi điều đó.
chấp nhận gánh nặng của vai trò lãnh đạo toàn cầu ”. 

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt
1. Phan Ngọc Liên - Vũ Dương Ninh (2014), Lịch sử 12, NXB Giáo Dục Việt Nam
2. Phan Ngọc Liên - Vũ Dương Ninh (2014), Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo Dục
Việt Nam
3. Phan Ngọc Liên - Đinh Xuân Lâm (2014), Lịch sử 9, NXB Giáo Dục Việt Nam
4. Thiều Hoa - Mai Lan (2007), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, NXB Thanh Niên
5. Đỗ Đức Thọ - Nguyễn Thị Lan Anh (2019), Sự bùng nổ của Trung Quốc, NXB
Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội

95
6. Lê Thị Hoài Thu (2013), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Đông dưới
thời tổng thống Barack Obama (2009 - 2012), Luận văn thạc sĩ, Chuyên ngành quan hệ
quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội

Tài liệu nước ngoài


Tài liệu Internet
John Mueller (2020), Assessing International Threats during and after the Cold War,
(tạm dịch: Đánh giá các mối đe dọa quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh),
https://www-cato-org.translate.goog/study/assessing-international-threats-during-after-
cold-war?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc , truy cập ngày
26/04/2022

Trịnh Cao Khải (2017), Con đường nước Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới, Báo
điện tử Người đưa tin, https://www.nguoiduatin.vn/con-duong-nuoc-mi-tro-thanh-
cuong-quoc-so-1-the-gioi-a343518.html, truy cập ngày 27/04/2022

Thiện Nhân (2021), Nửa thế kỷ đắm chìm trong chiến tranh, bất ổn của Afghanistan,
Báo điện tử Tư liệu quốc tế, https://cand.com.vn/tu-lieu-quoc-te/nua-the-ki-dam-chim-
trong-chien-tranh-bat-on-cua-afghanistan-i624517/, truy cập ngày 28/04/2022

Bảo Hạnh (2021), 2.100 tỷ USD của Mỹ đã “đè nát” Afghanistan như thế nào, Báo
Người lao động, https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/2100-ti-usd-cua-my-da-de-nat-
afghanistan-nhu-the-nao-20210912095845551.htm, tuy cập ngày 28/04/2022
Khánh Ly (2021), Nhìn lại cuộc chiến của Mỹ ở Afghanintan qua những con số, Báo
Lao động, https://laodong.vn/the-gioi/nhin-lai-cuoc-chien-cua-my-o-afghanistan-qua-
nhung-con-so-898644.ldo, truy cập ngày 21/04/2022

Lưu Bách định (2021), Nền hòa bình và sự ổn định mong manh ở Afghanistan sau khi
Mỹ và NATO rút quân, Tạp chí quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-
phong-quan-su-nuoc-ngoai/nen-hoa-binh-va-su-on-dinh-mong-manh-o-afghanistan-
sau-khi-my-va-nato-rut-quan/17514.html, truy cập ngày 30/04/2022

96
Quỳnh Dương (2022), Nguy cơ khủng bố trỗi dậy ở Afghanistan, Hà Nội mới,
http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1025399/nguy-co-khung-bo-troi-day-tai-
afghanistan, truy cập ngày 30/04/2022

Nguyễn Đình Thiện (2021), Tình hình Afghanistan nhìn từ cạnh tranh chiến lược và
những vấn đề đặt ra thời “hậu My”, http://hvctcand.edu.vn/nghien-cuu-quoc-te/tinh-
hinh-afghanistan-nhin-tu-canh-tranh-chien-luoc-va-nhung-van-de-dat-ra-thoi-hau-my-
3570, truy cập ngày 03/05/2022

Bảo Duy (2021), Toàn cảnh vụ khủng bố ngày 11 - 9 -2001 làm thay đổi nước Mỹ, Báo
Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/toan-canh-vu-khung-bo-ngay-11-9-2001-lam-thay-doi-
nuoc-my-20210910113830734.htm, truy cập ngày 22/04/2022

97

You might also like