You are on page 1of 8

Lịch sử hình thành Liên Hợp Quốc

1. Thành lập
Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt LHQ; tiếng Anh: United
Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự
hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục
tiêu chung. Tên gọi "Liên hợp quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt
đặt và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên hợp quốc" vào ngày
1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh
chống lại các nước thuộc phe phát xít. Tiền thân của Liên Hợp Quốc là Hội Quốc
Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow
Wilson sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoa Kỳ tuy là nước sáng lập, nhưng lại
không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các
cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Liên Xô, Đức, Ý,
Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được
một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những
hoạt động nhân đạo, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và buộc Hội
Quốc Liên phải giải tán.
Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một cuộc
chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc
tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh - Anh, Mỹ và Liên Xô
- đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Tê-hê-ran (tháng 11/1943)
và I-an-ta (tháng 2/1945). Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, vào ngày 25
tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco và bắt đầu soạn thảo
Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại
Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng
Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên
Hợp Quốc bắt đầu hoạt động
LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội;
Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của
Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương
trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Các tổ chức phi chính phủ có thể
được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công
việc chung của Liên Hợp Quốc.
Liên hợp quốc ra đời nhằm mục đích: Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; Thực hiện
sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...; Phát triển quan hệ
hữu nghị giữa các nước; Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước
để đạt được những mục đích trên đây.
Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 2 Hiến chương bao gồm: Bình đẳng về
chủ quyền của các quốc gia thành viên; Các thành viên Liên hợp quốc phải thực
hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương; Các thành viên của
Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình;
Các thành viên của Liên hợp quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế; Các thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ giúp đỡ
Liên hợp quốc trong mọi hành động của Liên hợp quốc; Để duy trì họà bình và an
ninh quốc tế, Liên hợp quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên
Liên hợp quốc cũng hành động theo các nguyên tắc nêu trên; Liên hợp quốc
không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ
quốc gia thành viên nào.
Những nguyên tắc của Liên hợp quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo
thành cơ sở bảo đảm cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai trò là trung tâm phối
hợp hành động của các quốc gia vì sự hoà bình và hợp tác
(https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-quoc-
te/lien-hop-quoc-un-3283)
(https://luatminhkhue.vn/lien-hop-quoc-la-gi.aspx)

Nước đang phát triển:


Sự phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng
sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ
người biết chữ... Liên hợp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con người, một chỉ số
tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi
quốc gia.
Các nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền
tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con
người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao.
Các nước đang phát triển thường gặp nhiều vấn đề như: sự phụ thuộc kinh tế vào
một số mặt hàng xuất khẩu, thiếu hụt ngân sách, nợ công cao, thiếu hạ tầng, thiếu
nhân lực chất lượng, bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường, dân số tăng
nhanh...
Thuật ngữ "nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi một số tên gọi
khác, ví dụ như: "nước kém phát triển", "nước chậm phát triển", "nước nông
nghiệp", "Thế giới thứ ba", "Nam bán cầu", thậm chí "nước kém phát triển
nhất"...
(https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/dac-diem-cua-cac-nuoc-dang-
phat-trien-la-gi-vai-tro-cua-nguoi-lao-dong-doi-voi-cac-nuoc-dang-phat-t-
11854.html)

Quan điểm của VN về vai trò của LHQ


Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai
trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung
đột và ứng phó các thách thức toàn cầu.
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong 45 năm qua đã góp phần bảo vệ
và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình,
an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng
hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm
sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè;
tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
(https://vietnam.un.org/vi/about/about-the-un)
( The United Nations in Viet Nam)

Sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đề nghị Liên
Hợp quốc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp quốc. Trong Điện
văn gửi Tổng thống Mỹ H.Tơruman (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh hoan
nghênh việc thành lập Ủy ban Tư vấn Viễn Đông thuộc Liên Hợp quốc, cho rằng
với nền độc lập đã thực sự giành được, tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế
của Việt Nam cũng như mong muốn được hợp tác với các nền dân chủ trên thế
giới của Việt Nam thì Việt Nam xứng đáng được trở thành thành viên của Ủy ban.
(1)
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (tháng
10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp tái chiếm
miền Nam Việt Nam và khẳng định “Tình hình ở Nam Việt Nam đã đến giai đoạn
khẩn cấp và đòi hỏi có sự can thiệp ngay tức thời từ phía Liên Hợp quốc”(2).
Người đã đưa ra một số yêu cầu cụ thể: “(1) Vấn đề liên quan tới Nam Việt Nam
phải được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tư vấn Viễn Đông. (2) Đoàn
đại biểu Việt Nam phải được phép tới dự để phát biểu những quan điểm của
Chính phủ Việt Nam. Một Ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam. (4)
Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hợp quốc công nhận”(3). Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng Liên Hợp quốc có vai trò quan trọng vì chủ trương ủng
hộ quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
Tháng 1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đại diện Mỹ, Liên Xô, Trung
Quốc tại Liên Hợp quốc và tha thiết yêu cầu các nước công nhận nền độc lập của
Việt Nam và tiếp nhận Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc. Trong Công hàm gửi
Chính phủ Trung Quốc, Mỹ, Anh và Liên Xô tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn thông qua Liên Hợp quốc
để vạch rõ tội ác xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Như vậy, ngay từ sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc tham gia các tổ chức và phong trào quốc tế, tuân thủ tôn chỉ, mục đích,
cũng như vận dụng luật lệ của các tổ chức quốc tế để trợ lực cho cách mạng Việt
Nam. Dù trong các văn bản chính thức của Việt Nam thời kỳ đó chưa từng đề cập
khái niệm “ngoại giao đa phương” hay “đối ngoại đa phương”, song rõ ràng, Hồ
Chí Minh đã sớm chủ trương đưa Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức quốc
tế rộng lớn nhất là Liên Hợp quốc và tuân thủ những quy tắc chung trong quan hệ
quốc tế(4).
Trong thời kỳ từ 1975 đến trước Đại hội VI (1986), Đảng ta chủ trương tiếp quản
tư cách thành viên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại nhiều tổ chức quốc tế
quan trọng, nhất là Liên Hợp quốc và các định chế tài chính quốc tế. Đại hội VI của
Đảng đã đánh dấu bước ngoặt trong đường lối đối ngoại với tinh thần “Mở rộng
quan hệ với các tổ chức quốc tế,... Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”(5).
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1990, Việt Nam bắt đầu tham gia các hoạt động ngoại
giao chủ yếu tại Liên Hợp quốc, các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp quốc và
Phong trào Không liên kết, từng bước cải thiện quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và
viện trợ cho Việt Nam. Đại hội VII (1991) nêu rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại
là “Góp phần làm cho Liên Hợp quốc phục vụ đắc lực hơn những mục tiêu của
nhân loại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hợp tác với các tổ chức tài
chính và tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc và
các tổ chức phi chính phủ”(6).
Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế... Tham gia các cơ chế hợp
tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn
trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp
quốc...”(7).
Đại hội XII của Đảng (2016) đã có bước phát triển mới về công tác đối ngoại, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh việc “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế
đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các
cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt
động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc,
diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác”(8).
(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/3413-quan-diem-chu-
truong-cua-viet-nam-trong-quan-he-voi-lien-hop-quoc.html)
(1), (2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
t.4, tr.60-61, 80, 82-83.
(4), (12), (13), (16), (17) Xem: Lê Hoài Trung (Chủ biên): Đối ngoại đa phương Việt
Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.35, 65, 61-61, 64-66, 66.
(5) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.47, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2006, tr.561.
(6) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.51, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2007, tr.48.
(7) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.138, 236.
(8), (19) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.155, 154-155.

Ví Dụ Việt Nam và LHQ cùng hợp tác phát triển:


Việt Nam chính thức gia nhập LHQ năm 1977, song một số tổ chức quốc tế đã
viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975. Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa phải giải
quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. LHQ đã tích cực giúp Việt
Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu
USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ (UNDP),
Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Quỹ Dân số
LHQ (UNFPA), Cao Ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR), và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO). Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về
các hạng mục phát triển xã hội, tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm
sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Hợp tác với LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình độ công
nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây dựng
mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Đồng thời trong bối
cảnh bao vây cấm vận, hợp tác với LHQ tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận được
nguồn viện trợ của nhiều nước phương Tây.
(https://dangcongsan.vn/chinh-tri/viet-nam-va-lien-hop-quoc-mot-vi-du-dien-
hinh-ve-hop-tac-phat-trien-458027.html)

Quan điểm của Philippines:


Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos hôm qua (20/9) có bài phát biểu tại
phiên họp khóa 77 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên phát biểu tại phiên họp năm nay, ông
Marcos khẳng định lập trường giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa
bình, đặc biệt là đề cao vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Trong bài phát biểu ông Macos khẳng định bất chấp những thách thức của đại
dịch và biến động kinh tế toàn cầu, Philippines vẫn đang đi đúng hướng. Với sự
đầu tư vào an ninh lương thực, y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác,
Philippines có thể trở thành nước thịnh vượng tầm trung vào năm 2040, đồng
thời khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng vai trò và tiếng nói trong việc giải quyết các
thách thức toàn cầu.
Tổng thống cũng khẳng định kinh nghiệm của Philippines trong việc xây dựng hòa
bình, thúc đẩy các con đường hợp tác mới, kêu gọi sự ủng hộ của các nước thành
viên Liên Hợp Quốc đối với nỗ lực của Philippines ứng cử vào Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2027-2028.
Đề cập các căng thẳng địa chính trị hiện nay, ông Marcos khẳng định:"Bằng cách
tuân theo Tuyên bố Manila năm 1982, chúng tôi xin khẳng định rằng những khác
biệt chỉ nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bằng cách đề cao
sự ổn định và củng cố luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982, Philippines là một ví dụ về việc làm thế nào để các quốc gia
có thể giải quyết khác biệt thông qua lý trí và sự đúng đắn”.
Trong bài phát biểu nhà lãnh đạo Philippines cũng nhấn mạnh vai trò của chủ
nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức, trong đó có cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu cũng như dịch bệnh. Ngay trong cuộc chiến chống Covid-
19, Philippines đã không do dự quyên góp cho Liên minh COVAX, giúp cung cấp
vaccine cho những nước đang phát triến. Các nhân viên y tế Philippines cũng
tham gia tuyến đầu ở nhiều quốc gia để hạn chế sự lây lan của virus, mạo hiểm
mạng sống của mình để cứu những người khác.
Tổng thống Philippines khẳng định chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế sẽ tạo
ra sự khác biệt, đồng thời kêu gọi hệ thống quốc tế công bằng để chấm dứt sự
phân biệt đối xử nhằm vào người Châu Á.

Quan điểm Phipippines đã đưa ra về LHQ gần đây:


Philippines: Phát biểu tại Lễ kỷ niệm UN75. TEODORO L. LOCSIN JR., Bộ trưởng
Ngoại giao Philippines , cho biết hòa bình thế giới mà Liên hợp quốc đã nỗ lực
suốt 75 năm hầu hết đã thất bại, tuy nhiên đây vẫn là nền hòa bình duy nhất mà
mọi người có thể sống trong tự do, nhân phẩm. và đầy đủ. Là diễn đàn thế giới
duy nhất, Liên Hợp Quốc là diễn đàn chính và duy nhất đáng tin cậy trên toàn cầu.
Với những thành công và thất bại, Liên hợp quốc đã cho thấy khả năng phục hồi
của mình bằng cách tái khẳng định sự phù hợp liên tục của mình trong bối cảnh
các vấn đề toàn cầu phức tạp một cách có chủ ý và các mối đe dọa đối với hòa
bình và an ninh thế giới. Chừng nào nó còn tồn tại thì không ai có thể thổi phồng
sự kết thúc của chủ nghĩa đa phương. Covid-19 là lời nhắc nhở về số phận chung
của nhân loại. Một trường hợp sắp được đưa ra sẽ là về việc cung cấp rộng rãi vắc
xin ngừa COVID-19 mà không yêu cầu bất kỳ người, tầng lớp hoặc quốc gia nào
phải tuân theo ý muốn của người khác như một cái giá để chữa bệnh. Ông nói,
việc giữ lại vắc xin - phương tiện cứu rỗi hàng loạt hiệu quả nhất - là vũ khí hủy
diệt hàng loạt, đồng thời nói thêm rằng Liên Hợp Quốc vẫn là một tổ chức thiết
yếu.
( United Nations)

You might also like