You are on page 1of 3

Ấn tượng về United Nations

1. Hoàn cảnh ra đời:


- Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc; tiếng Anh: United Nations) là
một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,
thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế,
làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Liên Hợp
Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn
chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và thay thế cho
một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động
không mấy hiệu quả.
- Liên Hợp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới và có trụ sở ở
New York (Hoa Kỳ)
2. Quá trình phát triển:
- Khi thành lập, Liên Hợp Quốc có 51 quốc gia thành viên; từ 2011 đến nay
có 193 thành viên (và 2 quan sát viên), gồm tất cả các quốc gia độc lập được
thế giới công nhận.
- Thành viên mới nhất của Liên Hợp Quốc là Nam Sudan, gia nhập
14/7/2011.
- Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc vào 20/9/1977
3. Các tổ chức trong Liên Hợp Quốc:
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United Nations
Educational Scientific and Cultural organization - UNESCO)
- Ngân hàng Thế giới (World Bank ‒ WB)
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund ‒ IMF)
- Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization ‒ WHO)
- Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization ‒
WIPO)
- Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights
Council ‒ UNHRC)
- Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nations International Children's
Emergency Fund ‒ UNICEF)
- Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization ‒ ILO)
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations ‒ FAO)
- Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Department Of Peacekeeping
Operations ‒ DPKO)
- Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation
Organization - ICAO)
4. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:
* Mục đích hoạt động:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
* Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp, Trung Quốc).
5. Cơ cấu: Theo Hiến chương, Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là:
- Đại hội đồng Liên hợp quốc: là cơ quan thảo luận và hoạch định chính sách
mang tính đại diện bao trùm nhất của Liên hợp quốc, gồm tất cả 193 quốc gia
thành viên. Các thành viên Đại hội đồng đều bình đẳng, không phân biệt quốc
gia lớn hay nhỏ, mỗi quỗc gia thành viên đều được một phiếu bầu. Hằng năm,
Đại hội đồng bầu ra Chủ tịch các khóa họp thường niên với nhiệm kỳ một năm.

- Hội đồng Bảo an: có trách nhiệm chính là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
Hội đồng Bảo an có 15 Ủy viên, trong đó có 5 Ủy viên thường trực (gồm Mỹ,
Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp) và 10 Ủy viên không thường trực được bầu đại
diện cho các nhóm khu vực. Theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an có thể áp
dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi
cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả trừng phát, cưỡng chế và vũ lực,
nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình, hoặc các hành động xâm lược.

- Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC): là cơ quan soạn thảo và điều phối các
chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân
quyền của Liên hợp quốc, và được đặt dưới quyền của Đại hội đồng Liên hợp
quốc. Phần lớn các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng về kinh tế, xã
hội, nhân quyền và nhân đạo đều bắt nguồn từ các khuyến nghị do ECOSOC
trình lên. Hội đồng Kinh tế-Xã hội có 54 thành viên do Đại hội đồng bầu ra với
nhiệm kỳ ba năm. Đây cũng là diễn đàn chính của Liên hợp quốc để thảo luận,
đánh giá và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến thúc đẩy triển khai mục tiêu phát
triển bền vững.

- Hội đồng Quản thác: được thành lập theo Chương XIII của Hiến chương Liên
hợp quốc có nhiệm vụ giám sát quốc tế đối với 11 vùng lãnh thổ quản thác
được đặt trong hệ thống theo các thoả thuận riêng với quốc gia quản lý các
vùng lãnh thổ này. Đến năm 1994, tất cả các vùng lãnh thổ quản thác này đã trở
thành các vùng tự trị hoặc giành được độc lập.

- Toà án Quốc tế: là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc và có trụ sở ở La
Hay (Hà Lan). Chức năng chính của Tòa án Quốc tế là giải quyết bằng biện
pháp hoà bình các tranh chấp quốc tế, các vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù
hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của tòa án là áp dụng các tập quán quốc tế
để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính thức công nhận, các
thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật, các nguyên tắc chung của luật pháp
quốc tế được các quốc gia công nhận, các phán quyết của các tòa án…

- Ban Thư ký: gồm một Tổng Thư ký và các nhân viên giải quyết các công việc
hàng ngày của Liên hợp quốc. Tổng Thư ký là viên chức quản lý cao nhất của
tổ chức này, do Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội
đồng Bảo an với nhiệm kỳ 5 năm. Kể từ khi thành lập năm 1945 đến nay, Liên
hợp quốc đã có 9 vị Tổng Thư ký, hiện là Tổng Thư ký Antonio Guterres (tháng
1/2017).

- Ngoài ra trong hệ thống Liên hợp quốc còn có rất nhiều các chương trình, quỹ,
cơ quan chuyên môn với bộ máy và ngân sách riêng. Các chương trình và quỹ
có ngân sách hoạt động được lấy từ nguồn đóng góp tự nguyện, các cơ quan
chuyên môn có ngân sách từ nguồn đóng góp tự nguyện và đóng góp theo phân
bổ hằng năm.
+ Các quỹ và chương trình: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA), UN-Habitat, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình
Lương thực Liên hợp quốc (WFP).
+ Các cơ quan chuyên môn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp
quốc (FAO), Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO), Quỹ Quốc tế về phát triển
nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF),…

You might also like