You are on page 1of 54

SLIDE GIẢNG DẠY

ĐỊNH CHẾ VÀ QUY TẮC TOÀN CẦU

Chương 4

LIÊN HIỆP QUỐC


(UNITED NATION)
1 Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở
2 tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân
tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết;

Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn
TÔN CHỈ MỤC TIÊU
đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và
3 nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và
quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt
3 chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo

Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ
4
lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
1 Bình đẳng về chủ quyền quốc gia

2 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia

Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong


3
quan hệ quốc tế
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
4 Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước

53 Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế

6 Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình
01 UN là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những ĐẶC ĐIỂM
hoạt động thực chất trong việc phối hợp và điều tiết
các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ
quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng
của các quốc gia.
• Không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền
tài phán nội bộ của các nước
• Tất cả các quốc gia tham gia Liên hợp quốc theo
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
• Cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị
quyết tại Đại hội đồng Liên hợp quốc: mỗi quốc gia
một phiếu
02 UN phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các ĐẶC ĐIỂM
cường quốc thắng trận
• Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất
dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết khi thông
qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng.
• Chỉ các quyết định của HĐBA mới có tính cưỡng chế
thực hiện, trong khi các nghị quyết của Đại hội đồng,
Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, và cả
Toà án Quốc tế chỉ có tính khuyến nghị, đạo lý và tạo
sức ép dư luận
 Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và nhiều khi giữ vai
trò quyết định trong quá trình ra quyết định của UN
CƠ CẤU TỔ CHỨC

Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là:


• Đại hội đồng
• Hội đồng Bảo an
• Hội đồng Kinh tế–Xã hội
• Hội đồng Quản thác
• Toà án Quốc tế
• Ban Thư ký
ĐẠI HỘI ĐỒNG
 Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế , hợp tác chính trị quốc tế ..
 Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến
chương có tác động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan
 191 thành viên thuộc UN
 Các thành viên Đại hội Khuyến nghị các giải pháp hoà bình cho mọi tình huống có thể
đồng đều bình đẳng, với làm phương hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

mỗi quốc gia đều được  Xem xét các báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các

1 phiếu bầu. cơ quan khác thuộc UN & phân bổ ngân sách cho các thành viên
 Bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
(xem thêm chương IV
quốc, các thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội
(từ Điều 9 đến 22))
ĐẠI HỘI ĐỒNG
 Khóa họp thường kỳ (thường 9 ngày): Mỗi khoá họp có một Chủ
tịch chủ trì, do các nhóm khu vực luân phiên đề cử. Sau tuần đầu
thống nhất chương trình nghị sự, Đại hội đồng sẽ tiến hành thảo
thuận chung của các trưởng đoàn.
 Kết quả của các khoá họp thể  Khoá đặc biệt thường kỳ (thường 15 ngày) : Do Tổng thư ký Liên
hiện bằng các nghị quyết và hợp quốc triệu tập, theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc đa số
quyết định được thông qua.
các nước thành viên Liên hợp quốc, xoay quanh hợp tác kinh tế
 Các nghị quyết và quyết định
quốc tế, ma tuý, dân số, môi trường, bình đẳng giới, HIV/AIDS.
này không có giá trị ràng buộc
 Khoá họp đặc biệt khẩn cấp: Có thể được triệu tập trong vòng 24
pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến
giờ kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu của Hội đồng Bảo an,
nghị, phản ánh nguyện vọng
chung của đông đảo thành viên hoặc yêu cầu hoặc thông báo của đa số các nước thành viên UN
HỘI ĐỒNG BẢO AN
 Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ
viên thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành
viên không thường trực do ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm
trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự
Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các
đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ.
biện pháp nhằm giải quyết hoà bình
 10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ
các tranh chấp, xung đột và khi cần
khu vực địa lý như sau: thiết, có thể sử dụng cưỡng chế và

• 5 nước thuộc châu Phi và châu Á vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe
doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các
• 1 nước thuộc Đông Âu
hành động xâm lược.
• 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê
(chương V, VI, VII, VIII và XII)
• 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.
HỘI ĐỒNG BẢO AN
 Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền
điều tra, đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình và
sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành
phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình
Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các
và an ninh quốc tế.
biện pháp nhằm giải quyết hoà bình
 Các quyết định và nghị quyết khi đã được thông qua đều mang
các tranh chấp, xung đột và khi cần
tính chất ràng buộc với tất cả các thành viên của UN thiết, có thể sử dụng cưỡng chế và
 Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc phải cam kết cung ứng vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe
doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các
cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, những trợ giúp và
hành động xâm lược.
các phương tiện cần thiết khác để duy trì hoà bình và an ninh
(chương V, VI, VII, VIII và XII)
quốc tế.
HỘI ĐỒNG BẢO AN
 Các Uỷ ban thường trực gồm Uỷ ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục, Uỷ ban về các
cuộc họp của Hội đồng Bảo an không diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc và Uỷ ban về
việc kết nạp thành viên mới. Các Uỷ ban này đều có đại diện của các nước thành viên
Hội đồng Bảo an.
 Ban Tham mưu quân sự: bao gồm các Tổng chỉ huy quân đội của tất cả các nước
thành viên hoăc đại diện của họ nhằm tư vấn cho Hội đồng về tất cả các vấn đề liên
quan đến các yêu cầu quân sự để bảo vệ và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế .
 Uỷ ban chống khủng bố: nghiên cứu một số biện pháp chống lại các mối đe doạ đối
với hoà bình và an ninh quốc tế của các hành động khủng bố
HỘI ĐỒNG BẢO AN
 Các Uỷ ban cấm vận: Uỷ ban Nghị quyết 661 của Hội đồng Bảo an về Iraq, Uỷ ban Nghị quyết 748 về
Libya, Uỷ ban Nghị quyết 751 về Somali, Uỷ ban Nghị quyết 918 về Rwanda, Uỷ ban Nghị quyết 985 về
Liberia, Uỷ ban Nghị quyết 1132 về Sierra Leone, Uỷ ban Nghị quyết 1267 về Afghanistan .
 Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hoà bình: gồm Tổ chức giám sát ngừng bắn ở Trung Đông (UNTSO)
(1948), Nhóm quan sát viên quân sự ở Ấn Độ và Pakistan (UNMOGIP) (1949), Lực lượng ở Cyprus
(UNFICYP) (1964), Lực lượng quan sát viên không can dự (UNDOF) (1974), Phái đoàn quan sát Iraq
(UNIKOM) (1991)…
 Các lực lượng chính trị và kiến tạo hoà bình: gồm Văn phòng chính trị ở Bougainville (UNPOB) (1998),
Văn phòng kiến tạo hoà bình ở Cộng hoà Trung Phi (BONUCA) (1999), Lực lượng trợ giúp ở Afghanistan
(UNAMA) (2002), Văn phòng đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Iraq (2003)…
HỘI ĐỒNG QUẢN THÁC
Hệ thống Quản thác với nhiệm vụ giám sát các vùng
Lãnh thổ quản thác được đặt trong Hệ thống theo các thoả
thuận riêng với quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này.
(i) các vùng lãnh thổ nằm trong nhiệm vụ quản lý do UN
đưa ra
(ii) các vùng lãnh thổ tách ra từ các quốc gia kẻ thù sau
Chiến tranh thế giới thứ hai; các vùng lãnh thổ do các
quốc gia có trách nhiệm quản lý được tự nguyện đặt
trong Hệ thống
 thúc đẩy tiến bộ chính trị, kinh tế, xã hội tại các vùng lãnh
thổ quản thác và hướng tới chính phủ tự quản và độc lập.
TÒA ÁN QUỐC TẾ
 Giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình
phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc
tế (Điều 1 của Hiến chương UN)
 phương pháp sử dụng trọng tài và giải quyết của toà án
(điều 13)
 Liên hợp quốc đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa
phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà
nước và nỗ lực của loài người.
 soạn thảo, chuẩn bị rất nhiều công ước quốc tế
BAN THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC
 Ban thư ký gồm có một Tổng thư ký và một số nhân viên
tuỳ theo nhu cầu của tổ chức.
 Tổng thư ký trình Đại hội đồng báo cáo hàng năm về hoạt
động của Liên hợp quốc (Điều 98).
 Tổng thư ký có thẩm quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về bất
cứ vấn đề nào mà theo ông, có thể đe doạ việc duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 99).
 Tổng thư ký và các nhân viên không được tìm kiếm hay
chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một chính phủ nào
hoặc của một cơ quan quyền lực nào ngoài Liên hợp quốc
(Điều 100, khoản 1).
CƠ CHẾ ĐẢM BẢO THỰC THI
 Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đặc biệt: ra quyết định về các biện pháp
không sử dụng vũ lực, như áp đặt lệnh trừng phạt hoặc cắt đứt quan hệ ngoại
giao.
 Gửi lực lượng gìn giữ hòa bình: Trong một số trường hợp, UN có thể triển
khai lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn chặn xung đột và bảo vệ dân sự.
 Áp dụng trừng phạt: UN có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt như cắt đứt
quan hệ kinh tế hoặc ngoại giao đối với các quốc gia không tuân thủ.
17 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG SDGs
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN
KỶ (MDGs)
Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs):
• Giảm nghèo đói;
• Đạt được phổ cập giáo dục;
• Thúc đẩy bình đẳng giới;
• Giảm tử vong ở trẻ em;
• Cải thiện sức khỏe của bà mẹ
• Chống lại HIV, sốt rét và các bệnh khác;
• Đảm bảo môi trường bền vững;
• Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu
17 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG SDGs
LÀM THẾ NÀO CÁC SDGs ĐƯỢC CHỌN?
 UN đã thực hiện chương trình tham vấn lớn nhất trong lịch sử để đánh
giá ý kiến ​về những gì SDG nên đưa vào.
 Nhóm làm việc mở, với đại diện từ 70 quốc gia, đã có cuộc họp đầu
tiên vào tháng 3 năm 2013 và công bố dự thảo cuối cùng, với 17 đề
xuất vào tháng 7 năm 2014

 LHQ đã tiến hành một loạt các cuộc hội thoại toàn cầu trên mạng, gồm 11
chuyên gia và 83 cuộc tham vấn quốc gia, và các cuộc khảo sát trực tiếp.
 Liên Hợp Quốc cũng đã khởi động một cuộc khảo sát trực tuyến My World
yêu cầu mọi người ưu tiên các lĩnh vực mà họ muốn xem để giải quyết
trong các mục tiêu.
Mục tiêu 1. Xóa nghèo ở mọi lĩnh vực ở mọi nơi (mục tiêu đến năm 2030)
 Xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, người nghèo đói là
người có mức sống dưới 1,25 đô la một ngày
 Thực hiện các giải pháp và hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia bao phủ toàn bộ tới người
nghèo và người dễ bị tổn thương
 Đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương, có quyền bình
đẳng với các nguồn lực kinh tế, quyền tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu quyền
thừa kế…
 Xây dựng khả năng phục hồi của người nghèo và những người dễ bị tổn thương; giảm sự
rủi ro và tổn thất của những người này đối với các sự kiện liên quan đến khí hậu khắc
nghiệt và các cú sốc kinh tế, xã hội, môi trường và thiên tai
Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, và khuyến khích nông
nghiệp bền vững (mục tiêu đến năm 2030)
 Xóa đói và đảm bảo quyền tiếp cận thức ăn an toàn, dinh dưỡng, đầy đủ quanh năm cho
tất cả mọi người
 Chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng
 Tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập của các nhà sản xuất thực phẩm quy mô
nhỏ, đặc biệt là của phụ nữ, người dân bản địa, gia đình nông dân, người chăn gia súc và
ngư dân
 Đảm bảo các hệ thống sản xuất lương thực và thực hiện các hoạt nông nghiệp bền vững
 Duy trì sự đa dạng di truyền của giống, cây trồng, vật nuôi và các loài động vật hoang dã
Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi (mục
tiêu đến năm 2030)
 Giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ xuống dưới 70 trên 100.000 ca sinh
 Chấm dứt các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới năm
tuổi
 Chấm dứt dịch bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét và những bệnh nhiệt đới, chống viêm gan, các
bệnh liên quan đến nước, và các bệnh truyền nhiễm khác
 Giảm một nửa trường hợp tử vong trên toàn cầu và thương tích do tai nạn giao thông
đường bộ
 Đảm bảo cơ hội tiếp cận phổ cập tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, bao
gồm việc lập kế hoạch hóa gia đình, thông tin, giáo dục và sự tích hợp sức khỏe sinh sản
vào các chiến lược và chương trình quốc gia
Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học
tập suốt đời cho mọi người (mục tiêu đến năm 2030)
 Đảm bảo rằng tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học miễn phí.
 Đảm bảo rằng tất cả các trẻ em có quyền tiếp cận với sự chăm sóc và giáo dục mầm non
chất lượng
 Nữ giới và nam giới được đảm bảo tiếp cận bình đẳng với các loại hình giáo dục chất lượng,
giá cả phải chăng đối với giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và đại học
 Chấm dứt sự bất bình đẳng giới trong giáo dục và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho
người dễ bị tổn thương bao gồm người khuyết tật, người bản địa, trẻ em dễ bị tổn thương
ở tất cả các cấp giáo dục và đào tạo nghề
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái
 Chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi
 Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực công và
tư, bao gồm cả buôn bán tình dục và các loại hình khác.
 Loại bỏ tất cả các tập quán có hại, ví dụ như như tảo hôn, kết hôn sớm; hôn nhân cưỡng
bức và việc cắt bỏ bộ phận sinh dục phía ngoài của người phụ nữ
 Ghi nhận và đánh giá những công việc gia đình và chăm sóc không lương thông qua việc
cung cấp các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, thúc đẩy sự
chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cũng như các quốc gia
 Đảm bảo sự tham gia đầy đủ đầy đủ và có hiệu quả của phụ nữ và cơ hội bình đẳng trong
lãnh đạo ở các cấp đóng vai trò quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế, và xã hội
Mục tiêu 6. Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ
sinh môi trường cho tất cả mọi người
 Tất cả mọi người được tiếp cận một cách phổ cập và công bằng với nguồn nước uống an
toàn và nằm trong khả năng chi trả
 Tất cả mọi người được tiếp cận công bằng với các điều kiện vệ sinh đầy đủ; chấm dứt đại
tiện lộ thiên; đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái cũng như những người
dễ bị tổn thương
 Cải thiện chất lượng nước bằng cách (1) giảm thiểu ô nhiễm, (2)loại bỏ bán phá giá,(3) hạn
chế phát hành hoá chất và vật liệu độc hại, (4) giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý
và (5) tăng tái chế và tái sử dụng an toàn nước
Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và
trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người
 Đảm bảo quyền tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, và hiện đại, trong
khả năng chi trả
 Gia tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu vào năm 2030
 Tăng gấp đôi tỷ lệ về cải thiện hiệu quả năng lượng trên toàn cầu vào năm 2030
Mục tiêu 8. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm đầy đủ,
năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người
 Duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người phù hợp với hoàn cảnh mỗi nước,
đặc biệt tăng trưởng GDP ít nhất 7%/ năm ở các nước kém phát triển nhất
 Nền kinh tế đạt được năng suất cao hơn thông qua đa dạng hóa, đổi mới công nghệ, qua
việc tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng và thâm dụng lao động
 Thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, tạo việc
làm bền vững, tinh thần làm chủ doanh nghiệp, sự sáng tạo và sự đổi mới, khuyến khích
hợp thức hóa và phát triển các các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa thông qua tiếp cận các
dịch vụ tài chính
 Cung cấp công ăn việc làm chất lượng và bền vững cho tất cả phụ nữ và nam giới, kể cả
những người trẻ tuổi và người khuyết tật.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình công nghiệp hóa toàn
diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.
 Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, bền vững
 Thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững
 Tăng sự tiếp cận công nghiệp của các doanh nghiệp quy mô nhỏ, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển bằng các dịch vụ tài chính
 Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cấp năng lực công nghệ trong các ngành công
nghiệp ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia
 Từng bước đạt được và duy trì ở dưới 40% mức chênh lệch tốc độ tăng trưởng thu nhập
của dân số có mức thu nhập cao so với trung bình
 Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu bất bình đẳng về kết quả thông qua bãi bỏ luật,
chính sách và các tập quán phân biệt đối xử, thúc đẩy pháp luật, chính sách và các hành
động thích hợp
 Đảm bảo tăng cường sự đại diện và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong việc
thiết lập các quyết định kinh tế toàn cầu và các cơ quan tài chính nhằm cung cấp cơ chế tin
cậy, có trách nhiệm và hợp pháp
 Tạo điều kiện cho người dân di cư một cách chính thức, trật tự, an toàn và trách nhiệm
thông qua việc thực hiện tốt các chính sách và quản lý di cư theo kế hoạch
Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền vững
 Đảm bảo khả năng tiếp cận nhà ở và dịch vụ cơ bản phù hợp, an toàn và trong khả năng chi
trả cho tất cả mọi người, và nâng cấp các khu ổ chuột
 Tăng cường quá trình đô thị hóa bền vững và nâng cao năng lực tham gia, lên kế hoạch,
quản lý, mở rộng các cộng đồng dân cư bền vững ở tất cả các quốc gia
 Tăng cường các nỗ lực để bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới
 Giảm đáng kể số người chết và số người bị ảnh hưởng do thiên tai, kể cả thảm họa liên
quan đến nước, trọng tâm là bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương
Mục tiêu 12. Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững
 Hoàn thành việc quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
 Giảm một nửa chất thải thực phẩm trên bình quân đầu người ở cấp bán lẻ và người tiêu
dùng trên toàn cầu, giảm tổn thất thực phẩm theo chuỗi sản xuất và cung cấp bao gồm cả
tổn thất sau thu hoạch
 Giảm đáng kể phát sinh chất thải thông qua phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng.
 Khuyến khích các công ty, đặc biệt là các công ty lớn và xuyên quốc gia, thông qua hoạt
động ổn định tích hợp thông tin bền vững vào chu kỳ báo cáo của họ
 Khuyến khích mua sắm công bền vững phù hợp với các chính sách và các ưu tiên quốc gia
Mục tiêu 13. Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
 Tăng cường khả năng phục hồi và khả năng thích ứng với các hiểm họa từ khí hậu và thiên
tai ở tất cả các nước
 Lồng ghép các giải pháp cho biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy
hoạchquốc gia
 Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực của cá nhân cũng như tổ chức trong việc
thích ứng, cảnh báo sớm và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển cho phát
triển bền vững
 Quản lý bền vững và bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển để hạn chế một cách đáng kể các
tác động tiêu cực.
 Điều tiết thu hoạch một cách hiệu quả, chấm dứt khai thác thủy sản quá mức, bất hợp
pháp.
 Bảo tồn ít nhất 10 phần trăm của các vùng biển và ven biển, phù hợp với pháp luật quốc gia
và quốc tế và dựa trên các thông tin khoa học tốt nhất có thể
Mục tiêu 15. Bảo vệ, khôi phục và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên bề mặt
trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và ngăn chặn
sự mất đa dạng sinh học
 Đảm bảo bảo tồn, khôi phục và sử dụng bền vững các hệ sinh thái nước ngọt trên đất liền,
vùng nội địa và các dịch vụ đi cùng.
 Thúc đẩy việc thực hiện quản lý bền vững tất cả các loại rừng, ngăn chặn nạn phá rừng,
phục hồi rừng bị suy thoái, và gia tăng trồng rừng và tái trồng rừng.
 Chống sa mạc hóa, khôi phục đất bị suy thoái, bao gồm cả đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc
hóa, hạn hán và lũ lụt, cố gắng trung hòa các vùng đất suy thoái trên thế giới.
 Có hành động cần thiết và khẩn cấp để giảm sự suy thoái của môi trường sống tự nhiên,
bảo vệ sựu đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy các xã hội hài hòa và hiệu quả cho phát triển bền vững, tạo ra cơ hội về
công bằng và công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm
giải trình ở tất cả các cấp
 Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi
 Chấm dứt lạm dụng, bóc lột, buôn bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn đối với trẻ
em
 Thúc đẩy nguyên tắc pháp luật ở cấp quốc gia và quốc tế, bảo đảm tiếp cận bình đẳng về
công lý cho tất cả mọi người
 Giảm đáng kể nguồn tài chính và vũ khí bất hợp pháp, tăng cường phục hồi và trả lại tài sản
bị đánh cắp, chống lại mọi hình thức tội phạm có tổ chức
 Giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ ở mọi hình thức
Mục tiêu 17. Nâng cao khả năng thực hiện và làm mới mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát
triển bền vững
• Tài chính
• Công nghệ
• Xây dựng năng lực
• Thương mại
• Chính sách và sự gắn kết thể chế
• Hợp tác đa phương
• Dữ liệu, giám sát và trách nhiệm
TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN
SDGs TẠI
VIỆT NAM
SDGs TẠI VIỆT NAM

Khu vực tập trung 1: Đầu tư vào con người


 Tầm nhìn: Tất cả người dân sống tại Việt Nam đều khỏe mạnh và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời
cho tất cả mọi người.
 Để thoát khỏi đói nghèo và phát huy tối đa tiềm năng của con người, chú trọng cung cấp các dịch
vụ xã hội và hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện, công bằng và chất lượng cao
SDGs TẠI VIỆT NAM

Khu vực tập trung 2: Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời , hiệu quả với biến đổi khí hậu và bền vững
môi trường
 Tầm nhìn: Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
 Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
SDGs TẠI VIỆT NAM

Khu vực tập trung 3: Thúc đẩy sự thịnh vượng và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu
 Tầm nhìn: Chuyển đổi thành một mô hình tăng trưởng toàn diện và bền vững theo định hướng
năng suất và đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau.
 Xây dựng thị trường lao động công bằng, hiệu quả và toàn diện hơn.
SDGs TẠI VIỆT NAM

Khu vực tập trung 4: Thúc đẩy công lý, hòa bình và quản trị toàn diện
 Tầm nhìn: Tăng cường tuân thủ quản trị và pháp quyền.
 Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, đảm bảo tự do không bị phân biệt đối xử
 Chuyển đổi sang một xã hội công bằng và toàn diện hơn.
SDGs TẠI VIỆT NAM
Liên Hợp Quốc tài trợ 79.7 triệu USD cho các
mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
BẢN ĐỊA HÓA SDGs TẠI
VIỆT NAM
SLIDE GIẢNG DẠY
ĐỊNH CHẾ VÀ QUY TẮC TOÀN CẦU

THANK YOU

You might also like