You are on page 1of 10

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED

Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

MỞ ĐẦU
Trên cơ sở quy định tại điều 24 Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an là cơ quan
lãnh đạo chính trị thường trực của LHQ, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì
hòa bình và an ninh thế giới. HĐBA có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết
các tranh chấp quốc tế hoặc xung đột.Khi cần thiết, có thể sử dụng hành động, kể
cả việc cương chế và vũ lực nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình và
các hành động xâm lược. Sau đây là bài làm của nhóm 1 về vấn đề: “Phân tích cơ
sở pháp lý và thực tiễn hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc”
NỘI DUNG
I. Khái quát chung.
1. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc
Điều 7, Hiến chương Liên hợp quốc quy định về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc
gồm 6 cơ quan chính và các cơ quan chuyên môn khác. Trong đó, Hội đồng Bảo an
là cơ quan thường trực của Liên hợp quốc  có vai trò quan trọng nhất trong việc
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Bảo an gồm
15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực (Cộng hòa Liên bang Nga, Công
hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên hiệp Vương quốc Anh - Bắc Ailen
và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) cà 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng
bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.
Để đảm bảo cho Liên Hiệp Quốc hoạt động nhanh chóng và hiệu quả, các thành
viên Liên Hiệp Quốc trao cho Hội đồng bảo An trách nhiệm chính trong sự nghiệp

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do
trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các
thành viên của Liên Hiệp Quốc. Khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng bảo an
được trao cho những quyền hạn nhất định để có thể làm tròn nghĩa vụ của mình.
Các quyền hạn đó được quy định ở chương VI, VII, VIII và XII.
2. Biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo An LHQ.
Trong luật quốc tế nói chung và Hiến chương Liên hợp quốc nói riêng cho tới nay
chưa có một khái niệm cụ thể về trừng phạt quốc tế hay khái niệm trừng phạt vũ
trang quốc tế.
Biện pháp trừng phạt vũ trang của HĐBA LHQ có thể hiểu theo điều 42, Hiến
chương Liên Hiệp Quốc: “Nếu HĐBA nhận thấy những biện pháp nói tại điều 41
là không phù hợp hoặc đã mất hiệu lực, thì HĐBA có thẩm quyền áp dụng mọi
hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì
hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là các
cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực
lượng hải, lục, không quân của ác thành viên trong LHQ thực hiện.”
II. Cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ
trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
1. Cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc.
Trong Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể tại quy định các Điều 42,
Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 49, Điều 50 là cơ sở pháp lý

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

đảm bảo cho biện các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc.
Theo Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc: "Nếu Hội đồng Bảo an nhận thấy
những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc đã mất hiệu lực, thì Hội
đồng Bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành đông của hải, lục, không quân mà
Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an
ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc hành quân khác, do các
lực lượng hải, lục, không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện".
Như vậy, ta xác định:
- Về điều kiện để áp dụng biện pháp trừng phạt vũ trang, đó là: Trong trường hợp
hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược và Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc đã áp dụng các biện pháp tạm thời không cho tình hình nghiêm trọng hơn
như: yêu cầu các bên thi hành ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu, ... và trong
trường hợp tình hình trở nên xấu đi, Hội đồng Bảo an tiếp tục áp dụng các biện
pháp phi vũ trang khác như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường
sắt, đường biển... nhưng nhận thấy những biện pháp này không thích hợp hay tỏ ra
không thích hợp hoặc mất hiệu lực thì Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng các biện
pháp vũ trang.
- Về nội dung của các biện pháp trừng phạt vũ trang: Khi thỏa mãn các điều kiện
để tiến hành các biện pháp trừng phạt vũ trang, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có
quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt vũ trang bằng việc sử dụng lực lượng hải
quân, lục quân, không quân để tiến hành những cuộc biểu dương lực lượng, những

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

biện pháp phong tỏa hoặc những cuộc hành quân khác mà Hội đồng Bảo an xét
thấy cần thiết cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. 
Những kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng Bảo an đề ra với sự
giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự (theo điều 46 Hiến chương LHQ) 
Ủy ban tham mưu quân sự được quy định cụ thể tại Điều 47 Hiến chương Liên
hợp quốc. 
- Về mục đích của các biện pháp trừng phạt vũ trang: Tất cả các biện pháp vũ trang
nêu trên của Hội đồng Bảo an nhằm mục đích trừng phạt các quốc gia đã thực hiện
hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược đồng thời qua đó hạn
chế các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này.
- Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động trừng phạt vũ trang nhằm đảm vai trò của Hội
đồng bảo an, Hiến chương Liên hợp quốc còn quy định: khi Hội đồng Bảo an
quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,
tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải có nghĩa vụ cung cấp cho Hội
đồng Bảo an lực lượng vũ trang cần thiết, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác kể
cả cho quân đội của Liên hợp quốc qua lãnh thổ nước mình (Điều 43), các thành
viên cũng phải báo động cho một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến
đấu khi Liên hợp quốc có ý định áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp (Điều
45). Tuy nhiên, trước đó Hội đồng Bảo an cũng cần phải mời thành viên đó, nếu họ
muốn, tham gia việc định ra những quyết định của Hội đồng Bảo an về sơ bộ sử
dụng lực lượng vũ trang của thành viên ấy (Điều 44).

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

2.Thực tiễn hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Mặc dù hoạt động dựa trên quy định của Luật quốc tế, song thực tiễn hoạt động áp
dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của HĐBA LHQmang những nét đặc trưng
qua mỗi thời kì do chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh chung của thế giới ở mỗi giai đoạn
khác nhau. Trong đó, tiêu biểu nhất là thời kì Chiến tranh lạnh (1946-1991) và sau
năm 1991 đến nay. Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của HĐBA về
cơ bản vẫn trên quy định của luật chung nhưng cũng vì bối cảnh thực tế mà có
những khác nhau qua mỗi thời kì.
Vào thời kì chiến tranh lạnh, nhằm mục đích cân bằng lực lượng, tiềm năng kinh tế
và quân sự của hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, sự phân cực đông tây, sự tranh
giành của hai khối này đối với các nước mới giành độc lập, sự xuất hiện của vũ khí
hạt nhân. Đòi hỏi phải có sự kiềm chế để tránh nguy cơ chiến tranh hủy diệt nhân
loại. Lúc này Hội đồng bảo anLHQ  cần cấp bách đưa ra những biện pháp của
mình, tuy nhiên lúc này hội đồng bảo an ít được sự đồng thuận đối với các vấn đề
quốc tế. Vì thế trong suốt 46 năm hội đồng bảo an chỉ được áp dụng các biện pháp
trừng trị vũ trang 2 lần, đó là với Inđônêxia năm 1966 và Nam Phi năm 1977.
Phải từ thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, LHQ mới có những nghị quyết cho
phép tiến hành những hoạt động quân sự để can thiệp vào các tình huống được coi
là đe đọa đến hòa bình, chiến tranh hay hành vi xâm lược. Ví dụ điển hình nhất là
NQ 678 của HĐBA cho phép các nước thành viên tấn công I rắc để trừng phạt
hành vi xâm lược Cô oét (Chiến dịch bão táp sa mạc trong Cuộc chiến Vùng Vịnh

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

năm 1991).Cụ thể, ngày 2/8/1990, I rắc xâm chiếm Cô oét.2 ngày sau đó, I rắc
tuyên bố Cô oét là một phần của I rắc.Vào 9/8/1990, HĐBA tuyên bố trong NQ
660 rằng một sự phá vỡ hòa bình đã diễn ra và kêu gọi I rắc phải lập tức rút quân
khỏi Cô oét. Sau đó, một loạt các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được áp đặt đối
với I rắc theo các NQ 661, NQ 662, NQ 665, và được tiếp tục tăng cường theo NQ
670 của HĐBA. Tuy nhiên, I rắc vẫn chưa thể hiện được cho cộng đồng quốc tế
thấy những nỗ lực của mình trong việc cải thiện tình hình.Như vậy, đến thời điểm
này, các điều kiện cho việc áp dụng biện pháp trừng phạt vũ trang của HĐBA đối
với I rắc đã hình thành đầy đủ. Nhận thấy những biện pháp nói tại Điều 41 đã
không còn phù hợp, tháng 11/1990, HĐBA đã ban hành NQ 678, cho phép các
nước thành viên sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự chống
lại các lực lượng I rắc đang chiếm đóng Cô oét, và yêu cầu I rắc phải rút toàn bộ
quân đội ra khỏi Cô oét trước ngày 15 tháng 1 năm 1991. Với NQ 678, HĐBA đã
cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang đối với I rắc.Hạn chót trôi qua,
Mỹ đứng đầu liên quân tấn công I rắc.Trong vòng 100 ngày, Cô oét được giải
phóng.Thái độ thù địch tạm thời chấm dứt bằng sự chấp thuận của I rắc đối với NQ
686.
Tăng lên về số lượng và chất lượng, các biện pháp vũ trang sau chiến tranh lạnh
thể hiện tính trung lập, khách quan trong việc giải quyết các sự việc diễn ra trên thế
giới.
Nhìn chung, các biện pháp & cách thức được HĐBA áp dụng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. cũng như khôi

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

phục và giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không
phải tất cả các biện pháp và quy chế này trong mọi trường hợp đều có kết quả bởi
việc áp dụng các biện pháp ấy ra sao, khi nào còn phụ thuộc vào bối cảnh quốc tế ,
sự hợp tác và thiện chí của các quốc gia.
III. Đánh giá chung về cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động áp dụng các biện
pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
1. Về mặt tích cực.
Với tính chất là biện pháp cưỡng chế bằng vũ lực của LHQ các biện pháp trừng
phạt vũ trang nhằm đảm bảo thi hành các nguyên tắc của LHQ.
Đây là biện pháp thực sự phù hợp và hiệu quả khi mà các biện pháp phi vũ trang
không thích hợp, các quốc gia sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi có sự vi
phạm. 
Ngoài ra, đây là biện pháp có tác động tích cực tới ý thức và hành vi tôn trọng luật
quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.
2. Một số hạn chế và kiến nghị.
Bên cạnh những ý nghĩa trong việc được áp dụng hoạt động trừng phạt vũ trang,
HĐBA cũng đã phải nhận một số chỉ trích do không thể hoạt động một cách rõ
ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một cuộc khủng hoảng. Những ví dụ gần đây
gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur,
Sudan.
Trong báo cáo tổng kết công việc của tổ chức LHQ, cựu Tổng thư kí Kofi Annan
nhấn mạnh rằng nhiệm vụ cao cả nhất của ông hiện nay là khôi phục vai trò của

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

LHQ trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh và đoàn kết của các dân tộc trên thế
giới. Các bài phát biểu của nhiều đại diên các nước đều đề cập đến vai trò của
LHQ, trong đó có yêu cầu phải cải cách HĐBA. Do đó, HĐBA cần phải thay đổi
cho phù hợp với những thay đổi của thế giới. Thế giới vẫn tiếp tục biến đổi mạnh
mẽ, có thể nhận thấy dễ dàng vai trò của HĐBA ngày càng tăng, qua những hoạt
động giữ gìn hòa bình của LHQ trong thời gian gần đây. 
• Kiến nghị:
Thứ nhất, Việc đánh giá tình hình thức tế và mức độ đe doạ của tình hình đối với
hoà bình quôc tế và mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ
trang phải được thự hiện một cách khách quan.Nếu không đánh giá được chính xác
thời điểm áp dụng và mức độ áp dụng thì việc áp dụng các biện pháp này không
những không hiệu quả mà còn gây ra những tác động tiêu cực. HĐBA khi quyết
định áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cần lựa chọn phương án giải
quyết thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu  cực đối với dân thường.
Thứ hai, các biện pháp trừng phạt phải nhắm đến mục tiêu rõ ràng, tác động trực
tiếp đến đúng đối tượng, cụ thể là các tổ chức, cá nhân có vai trò quyết định trong
việc đe doạ, phá vỡ hoà bình và an ninh thế giới.
Thứ ba, cần thiết phải chuẩn bị các phương án dự phòng đi kèm với các biện pháp
trừng phạt phi vũ trang nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo thực hiện
công việc của mình. Các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo trợ cấp nhân đạo phải
được quy định cụ thể và làm cơ sở cho việc áp dụng khi các biện pháp trừng phạt
được thì hành.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

Thứ tư, cần tăng cường phối hợp giữa Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên
trong quá trình thi hành các biện pháp trừng phạt, yêu cầu các quốc gia thành viên
báo cáo về tình hình triển khai các biện pháp trừng phạt. Điều này giúp kiểm soát
quá trình thực thi các biện pháp một cách hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề
ra ban đầu.
KẾT LUẬN.
Về cơ bản, Hội đồng bảo an được tổ chức hoạt động thường xuyên nhằm ứng phó
với các tình huống liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế đặt ra ở bất kì thời
điểm nào và nhìn chung, cho tới thời điểm hiện tại các biện pháp trừng pháp vũ
trang vẫn được xem là biện pháp thực sự hiệu quả khi mà các biện pháp phi vũ
trang không thích hợp các quốc gia sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi có sự
vi phạm. Đây là biện pháp có tác động tích cực tới ý thức và hành vi tôn trọng luật
quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Bản tiếng Việt)
2. “Hội đồng bảo an LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” – Luận văn
Th.s ngành Luật quốc tế - Nguyễn Thị Hoài Hương, bảo vệ năm 2008.
3. Ths Đoàn Thành Nhân: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc - yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay” - tạp chí Luật học
2005

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568


CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED
Phòng 2501, tấng 25, Tháp B, tòa nhà Golden Land, Số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716

Email: lienhe@luatduonggia.vn  Website: http://www.luatduonggia.vn

4. Nguyễn Thị Yên: “Một số vấn đề pháp lý về sử dụng các biện pháp trừng phạt
kinh tế quốc tế theo Hiến chương Liên hợp quốc” - tạp chí Luật học 2005.
5. Giáo trình Luật quốc tế - Trường ĐH Luật Hà Nội.
6. Website:
- http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/139429/can-thiep-quan-su-vao-syria--co-
so-phap-ly-nao-.html
- http://www.vietnamplus.vn/hoi-dong-bao-an-ung-ho-can-thiep-quan-su-vao-
trung-phi/233720.vnp

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

You might also like