You are on page 1of 4

1.

Giới thiệu chung về Liên Hợp Quốc:

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới và nhiều cuộc chiến khác, nhân loại đã phải
hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề. Với mong muốn phòng ngừa cho thế hệ tương lai
khỏi thảm họa chiến tranh, Liên hợp quốc đã ra đời (sau đây xin được gọi tắt là LHQ).
Nhiệm vụ hàng đầu LHQ là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Là một trong sáu cơ
quan của Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an được các thành viên LHQ trao cho trách
nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (khoản 1 Điều 24 Hiến chương
Liên hợp quốc). Vai trò bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới của Hội đồng bảo an được
thể hiện thông qua những thẩm quyền mà Hội đồng bảo an được trao, quy định tại
chương VI, chương VII của Hiến chương LHQ.

Hội đồng bảo an bao gồm 15 thành viên, trong đó có 5 Ủy viên thường trực là
Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga. 10 thành viên còn lại sẽ được Đại Hội đồng
bầu ra với tư cách là Ủy viên không thường trực với nhiệm kỳ 2 năm. Khi các quyết
định và nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua thì đều ràng buộc các thành
viên của Liên hợp quốc phải tôn trọng và tuân theo.

2. Bình luận vai trò gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế của Hội đồng bảo an
trong Hiến chương Liên Hợp quốc:

2.1. Chương VI - Giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp:

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế thì sự tranh chấp giữa các quốc gia là điều
không thể tránh khỏi. Trước hết để giải quyết tranh chấp, các bên đương sự trong cuộc
tranh chấp phải cố gắng tìm cách giải quyết bằng con đường đàm phán, điều tra, trung
gian, hoà giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực,
hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Điều đó được
quy định rõ trong khoản 1 Điều 33 Hiến chương LHQ. Nếu trong trường hợp các cuộc
tranh chấp kéo dài mà cả hai nước không thể tự giải quyết được thì lúc này Hội đồng
bảo an sẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách Hội đồng
bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến
sự bất hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp và xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế
ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không

Theo quy định tại Điều 34 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: “Hội đồng bảo an có
thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra dẫn đến sự bất
hoà quốc tế hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu
kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế hay không.”
Thực chất vai trò ở đây của Hội đồng bảo an chỉ dừng lại ở việc xác định mức
độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình an ninh quốc tế và kêu gọi giải quyết
tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, nếu các bên không thể giải quyết
được và kéo dài sự tranh chấp ấy thì lúc này Hội đồng bảo an sẽ kiến nghị các thủ tục
hoặc phương thức giải quyết nào mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý (Điều 37 Hiến
chương LHQ) hoặc Hội đồng bảo an sẽ xem xét có nên hành động theo Điều 36 Hiến
chương LHQ hay không. Hội đồng bảo an phải xem xét để đưa ra những hướng giải
quyết, hướng đi thuận lợi và thỏa mãn nhu cầu cho hai bên tranh chấp. Hội đồng bảo
an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích
đáng; chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải quyết tranh chấp
ấy để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế trong bất kì giai đoạn nào của tranh chấp

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945:

“1. Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nói ở điều 33 hoặc của tình thế
tương tự, Hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những
phương thức giải quyết thích đáng;

2. Hội đồng bảo an chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải
quyết tranh chấp ấy.”

Tuy nhiên, Hội đồng bảo an chỉ xem xét các tranh chấp có khả năng đe dọa đến
hòa bình, an ninh quốc tế và thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh
chấp về chủ quyền quốc gia về dân cư, lãnh thổ,…Các loại tranh chấp có tính chất
pháp lí như tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế hay
tập quán quốc tế…thì thông thường các bên có thể đưa vi phạm ra trước cơ quan tài
phán của Liên hợp quốc là Tòa Công lý Quốc tế theo đúng quy chế Tòa án Công lý
Quốc tế

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945:

“3. Khi đưa ra kiến nghị trên cơ sở điều này, Hội đồng bảo an phải lưu ý đối với
những tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các
tranh chấp ấy ra toà án Quốc tế theo đúng quy chế của toà án.”
Vậy, có thể thấy rằng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế của
mình, Hội đồng bảo an như một “điều phối viên” hướng các quốc gia đi đến giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ngăn chặn các quốc gia không thực hiện những
hành vi gây phương hại đến hòa bình và an ninh thế giới.
2.1. Chương VII - Hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại
hoặc có hành vi xâm lược:

Khi Hội đồng bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hoà bình hoặc
hành vi xâm lược thì sẽ đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện
pháp phù hợp như sau:

Áp dụng các biện pháp tạm thời: Để ngăn chặn tình huống trở nên nghiêm
trọng hơn, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an trước khi tiến
hành các biện pháp được nêu ở Điều 41,42 thì có thể áp dụng các biện pháp tạm thời
như: ngừng bắn; rút quân về vị trí ban đầu; thiết lập các giới tuyến phi quân sự, các
giới tuyến tạm thời,...Các biện pháp tạm thời này sẽ không phương hại đến quyền lợi,
tình trạng của các bên hữu quan.

Theo quy định tại Điều 40 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: “Để ngăn chặn tình thế
trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng bảo an có thẩm quyền, trước khi đưa ra những
kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ghi tại điều 39, yêu cầu các bên
đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng Bản an xét thấy cần thiết hoặc
nên làm. Những biện pháp tạm thời đó phải không phương hại gì đến các quyền,
nguyện vọng hoặc tình trạng của các bên hữu quan. Trong trường hợp các biện pháp
tạm thời ấy không được thi hành, Hội đồng bảo an phải lưu ý thích đáng đến việc
không thi hành những biện pháp tạm thời ấy.”

Áp dụng các biện pháp phi vũ trang: Khi các biện pháp tạm thời không ngăn
chặn được tình hình trở nên xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện
pháp phi vũ trang như cấm vận, cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường
sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện
thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao. Điều này sẽ gây ra các trở ngại
về kinh tế, ngoại giao, chính trị nhằm gây áp lực cho các bên hữu quan, buộc các bên
phải nhượng bộ và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình,

Theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: “Hội đồng bảo an có
thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ
lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của
Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn
bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính,
điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ
ngoại giao.”

Áp dụng các biện pháp vũ trang: Khi các biện pháp phi vũ trang nói trên không
thích hợp hoặc mất hiệu lực, Hội đồng bảo an có quyền sử dụng lực lượng vũ trang
của các nước thành viên để can thiệp nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các
hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc
hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên
Liên hợp quốc thực hiện. Kế hoạch thực hiện các hành động này của Hội đồng bảo an
sẽ được tiến hành với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự do Điều 46,47 Hiến
chương Liên Hợp Quốc 1945 quy định.

Theo quy định tại Điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: “Nếu Hội đồng bảo an
nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không
thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không
quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình
và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng,
phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của
các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện.”

Những biện pháp nêu trên là chế tài dành cho các quốc gia có hành vi đe dọa, phá
hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược; và thể hiện được quyền năng áp dụng các biện
pháp cưỡng chế đối với các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc của Hội đồng bảo an;
và các thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ phải hợp tác, tương trợ, cung cấp cho
việc thực hiện các quyết định mà Hội đồng bảo an đưa ra. Việc quy định và thực hiện
các biện pháp trên còn có tác động tích cực tới ý thức tôn trọng luật quốc tế của các
chủ thể luật quốc tế. Góp phần hạn chế và ngăn chặn các tranh chấp quốc tế ảnh
hưởng đến hòa bình và an ninh thế giới.

You might also like