You are on page 1of 8

CÁC THỂ CHẾ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC)


Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan liên chính phủ trong hệ thống Liên hợp
quốc, chịu trách nhiệm tăng cường thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn
cầu, đồng thời giải quyết các tình huống vi phạm nhân quyền và đưa ra các
khuyến nghị về chúng. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UN Human Rights
Council - HRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày
3/4/2006 của Đại Hội Đồng để thay thế cho Ủy ban Nhân quyền (CHR).
https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/hrc/about-council
Việc thành lập HRC thay thế cho CHR xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động
của CHR, mà ở góc độ nhất định, đồng thời cũng là những hạn chế chung của
bộ máy quyền con người Liên hợp quốc trong những thập niên vừa qua, đó là
thất bại trong việc cải thiện tình hình và xử lý những vi phạm nghiêm trọng về
quyền con người diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?
name=News&op=detailsnews&mid=56&mcid=3
Chức năng:
Chức năng của HĐNQ được quy định tại Điều 2 và 3 Nghị quyết số 60/251.
Theo đó, HĐNQ sẽ có chức năng thúc đẩy sự tôn trọng toàn cầu đối với việc
bảo đảm các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không
dựa trên bất cứ sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng, công bằng; đồng thời
HĐNQ sẽ xem xét những tình trạng vi phạm quyền con người, bao gồm
những vi phạm mang tính hệ thống và toàn diện, cũng như đưa ra đề xuất để
giải quyết chúng. HĐNQ cũng có chức năng thúc đẩy sự điều phối hiệu quả và
đưa cách tiếp cận nhân quyền vào trong toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc.
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208454
Nhiệm vụ:
Theo Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, HRC có các chức năng, nhiệm vụ sau:
 Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ
thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia
 Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về quyền con người ở các
quốc gia và tuân theo các mục tiêu, cam kết liên quan đến việc xúc tiến
và bảo vệ các quyền con người từ các Hội nghị của Liên hợp quốc và Hội
nghị thượng đỉnh
 Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những vấn đề, chuyên đề về
tất cả các quyền con người
 Đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng về sự phát sự phát triển của
luật quốc tế về quyền con người
 Thực hiện việc đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và
cam kết về quyền con người của các quốc gia
 Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm
quyền con người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về
quyền con người
 Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan
quyền con người quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong các hoạt động
về quyền con người
 Báo cáo hàng năm về hoạt động với Đại hội đồng
https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N05/502/66/PDF/
N0550266.pdf?OpenElement
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?
name=News&op=detailsnews&mid=56&mcid=3
Cơ cấu tổ chức:
Theo Điều 5 Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, HRC bao gồm 47 nước thành viên.
Việc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
diễn ra hàng năm với khoảng một phần ba số ghế của Hội đồng được bầu (lần
lượt 14, 15 hoặc 18 ghế được bầu cử hàng năm). Các nước thành viên được bầu
trực tiếp bằng phiếu kín bởi đa số thành viên ĐHĐ, phục vụ với nhiệm kỳ 3
năm và chỉ được bầu lại sau hai nhiệm kỳ kế tiếp. Các nước thành viên được
phân bổ theo khu vực địa lý, cụ thể:
 Nhóm các quốc gia châu Phi (13 ghế)
 Nhóm các quốc gia châu Á (13 ghế)
 Nhóm các quốc gia Đông Âu (6 ghế)
 Nhóm các nước châu Mỹ Latin và Caribe (8 ghế)
 Nhóm các quốc gia Tây Âu và các nước khác (7 ghế)
Đứng đầu HRC là một Chủ tịch phục vụ với nhiệm kỳ một năm, do các nước
thành viên của HRC bầu ra.
Sự tham gia của Việt Nam tại UNHRC:
 Nhiệm kỳ 2014-2016
Ngày 12/11/2013, với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng
cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở
thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.
Trong suốt nhiệm kỳ là thành viên của UNHRC, Việt Nam luôn cho thấy là một
thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động, tích cực và xây dựng. Cụ thể:
 Việt Nam chính là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân
quyền. Trong vai trò này, Việt Nam rất tích cực trong việc điều phối lập
trường của các nước ASEAN ở Hội đồng Nhân quyền và thay mặt
ASEAN phát biểu các đề mục ở Hội đồng này. Khi có thông tin của cuộc
họp các thành viên, Việt Nam sẽ trao đổi với các nước thành viên
ASEAN.
 Việt Nam cũng được chọn vào nhóm làm việc về tình hình – đây là
nhóm chuyên xem xét các kháng thư của các quốc gia. Việt Nam thay
mặt cho tất cả các nước châu Á trong Hội đồng Nhân quyền đảm nhận
nhiệm vụ này.
 Dù mới chỉ là lần đầu tiên tham gia Hội đồng Nhân quyền nhưng Việt
Nam luôn chủ động đưa ra các sáng kiến thuộc ưu tiên, lợi ích của đất
nước.
Tại khóa 32 Hội đồng nhân quyền (tháng 6/2016), Việt Nam cùng Bangladesh
và Phillipines đồng tác giả Nghị quyết về tác động của Biến đổi khí hậu với
quyền trẻ em (được thông qua bằng đồng thuận với hơn 110 nước đồng bảo trợ).
Việt Nam cũng tổ chức các tọa đàm quốc tế thu hút hàng trăm người tham dự tại
Hội đồng nhân quyền.
Tại Khóa 31 (tháng 3/2016), Việt Nam phối hợp với Australia tổ chức sự kiện
bên lề Hội nghị cấp cao Khóa 31 về bảo đảm quyền lao động của người khuyết
tật.
Tại Khóa 32 (tháng 6/2016), phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ
chức sự kiện bên lề về đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
trên biển. Tại Khóa 33 (tháng 9/2016), phối hợp với Mỹ, Australia, Phillipines,
Trung Quốc và Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tổ chức sự kiện bên lề về nâng cao
giáo dục trong phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.
 Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối hợp tác và đối thoại giữa các
nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ,
hướng tới con người của HĐNQ trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ
như về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xoá bỏ phân
biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình
dục...
 Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ HĐNQ giữa các
nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền
con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên
quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang
phát triển đấu tranh để bảo đảm HĐNQ hoạt động đúng nguyên tắc, thủ
tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.
https://vov.vn/chinh-tri/3-nam-la-thanh-vien-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-va-dau-
an-viet-nam-555265.vov
 Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào thúc đẩy đối thoại và hợp tác;
tăng cường tính hiêu quả, minh bạch và cân bằng trong công việc của
Hội đồng nhân quyền; đóng góp xây dựng giá trị chung của nhân
loại.Việc tham gia Hội đồng Nhân quyền giúp tăng cường tiếng nói, nâng
cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần bảo vệ
lợi ích của Việt Nam và các nước đang phát triển.

 Nhiệm kỳ 2023-2025

Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng
Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.

Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ
của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng
quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao. Với trọng trách mới tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào thúc đẩy tất
cả các quyền con người trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại.

Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên
Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị
sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và
thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di
cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên
phạm vi toàn thế giới.

https://baochinhphu.vn/viet-nam-trung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-
quoc-nhiem-ky-2023-2025-102221012005934699.htm

https://tienphong.vn/viet-nam-lan-thu-hai-trung-cu-hoi-dong-nhan-quyen-lien-
hop-quoc-post1477221.tpo
2. Liên minh toàn cầu của các thiết chế Nhân quyền quốc gia
(GANHRI)
Tại Hội nghị Quốc tế được tổ chức ở Tunis năm 1993, NHRIs đã thành lập Ủy
ban Điều phối Quốc tế về NHRIs (ICC) với mục đích điều phối các hoạt động
của mạng lưới NHRIs. Năm 2016, ICC đổi tên thành Liên minh Toàn cầu các
Tổ chức Nhân quyền Quốc gia (GANHRI). GANHRI được thành lập với tư cách
là một thực thể pháp lý theo luật pháp Thụy Sĩ.
Vai trò:
Tiểu ban Công nhận (SCA) của Liên minh Toàn cầu các Tổ chức Nhân quyền
Quốc gia (GANHRI) có nhiệm vụ xem xét và phân tích các đơn xin công nhận
và đưa ra các khuyến nghị cho Văn phòng GANHRI về việc người nộp đơn tuân
thủ Nguyên tắc Paris.
SCA bao gồm một NHRI được công nhận “Trạng thái A” từ mỗi nhóm trong số
bốn nhóm khu vực: Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.
Các thành viên của SCA được bổ nhiệm bởi các nhóm khu vực với nhiệm kỳ có
thể gia hạn là ba năm. Bộ phận Cơ chế Khu vực và Thể chế Quốc gia trong Văn
phòng Nhân quyền LHQ tham gia vào công việc của SCA với tư cách là quan
sát viên thường trực và với tư cách là ban thư ký GANHRI.
Tính đến năm 2021, có 84 NHRIs được GANHRI công nhận trạng thái A, tức là
tuân thủ Nguyên tắc Paris và 33 cơ quan quản lý nhà nước được công nhận
trạng thái B. Xem danh sách các nước thành viên.
https://www.ohchr.org/en/countries/nhri/global-alliance-national-human-rights-
institutions-ganhri
3. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International)
Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) là một tổ chức phi chính phủ, có mục đích bảo vệ tất
cả quyền con người được nêu trong bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền và các
chuẩn mực quốc tế khác. Tổ chức Ân xá quốc tế là một tổ chức độc lập, hoạt
động dựa trên các nguyên tắc và tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội và không
chịu sự ràng buộc trực tiếp theo quy định của pháp luật quốc gia hay pháp luật
quốc tế.
Tổ chức Ân xá quốc tế được thành lập năm 1961 bởi một Luật sư người Anh là
Peter Benenson. Đến năm 1962, Ân xá quốc tế đã được thành lập và có các
nhóm hoạt động ở các nước lớn như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Thụy
Điển, Canada, Malayxia, Mianmar, Ấn Độ,…
Mục đích hoạt động:
 Giải thoát tất cả các tù nhân lương tâm (Prisoner of conscience- là thuật
ngữ do các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế
đầu những năm 1960, bao gồm những người bị bỏ tù vì lý do chủng tộc,
chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối
sống của họ miễn là họ không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực)
 Đảm bảo các tù chính trị được đối xử công bằng, công khai và bình đẳng
 Bãi bỏ án tử hình, tra tấn và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ
cho là tàn bạo
 Chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất loại bỏ sự cưỡng bức cũng như
chống lại mọi hành vi vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay do
tổ chức khác gây ra.
 Giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị
 Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt vi phạm nhân quyền
 Nâng cao cảnh giác về mọi sự vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới
Cơ cấu tổ chức:
 Tổ chức có số lượng hội viên rất lớn, mạng lưới ở 162 quốc gia và các
vùng lãnh thổ trên thế giới.
 Bao gồm các sơ quan sau: Hội đồng quốc tế, Ủy ban điều hành quốc tế,
Tổng thư ký, Ban thư ký quốc tế, các chi nhánh thuộc tổ chức.
 AI được điều hành bởi một ủy ban điều hành quốc tế do một chủ tịch
đứng đầu. Các thành viên của ủy ban điều hành được bầu theo các nhiệm
kỳ 4 năm tại cuộc họp hai năm một lần của Hội đồng Quốc tế, bao gồm
đại diện của tất cả các bộ phận quốc gia. Các hoạt động hàng ngày của tổ
chức được giám sát bởi một ban thư ký quốc tế do tổng thư ký đứng đầu,
người được ủy ban điều hành chỉ định.
https://www.britannica.com/topic/Amnesty-International
4. Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW)
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tên Helsinki
Watch để giám sát Liên Xô, thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy
ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để giúp đỡ “các nhóm
bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết”. Năm 1988 Helsinki Watch hợp
nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích trở thành Human
Rights Watch.
Chức năng:
 Căn cứ vào Tuyên ngôn Nhân quyền, Human Rights Watch phản đối
hành vi vi phạm của những gì được coi là quyền cơ bản của con người,
bao gồm cả án tử hình và phân biệt đối xử dựa trên giới tính.
 Ủng hộ quyền tự do kết hợp với các quyền cơ bản của con người, như tự
do tôn giáo và tự do báo chí.
 Hỗ trợ các nạn nhân và những người bảo vệ nhân quyền ngăn chặn mọi
hình thức phân biệt đối xử, giữ gìn quyền tự do chính trị và bảo vệ các cá
nhân chống lại các hành vi vô nhân đạo trong thời kỳ chiến tranh.
Nhiệm vụ:
 Ra báo cáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế theo quy định
của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và các quyền con người mà quốc tế
công nhận. Những báo cáo này được sử dụng làm cơ sở cho việc thu hút
sự chú ý quốc tế về các vụ lạm dụng và gây sức ép với chính phủ và các
tổ chức quốc tế nhằm cải cách theo chiều hướng tốt hơn. Các nhà nghiên
cứu tiến hành tìm hiểu thực tế nhiệm vụ để điều tra trường hợp nghi ngờ
và đưa ra tuyên bố trên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc
tế. Vấn đề đặt ra trong các báo cáo nhân quyền này bao gồm: phân biệt
đối xử xã hội và phân biệt giới tính, tra tấn, sử dụng trẻ em trong quân
đội, tham nhũng chính trị, lạm dụng trong các hệ thống tòa án, và hợp
pháp hoá phá thai.
 Ghi lại và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật và luật nhân đạo
quốc tế trong các cuộc chiến tranh.
Cơ cấu tổ chức:
 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một tổ chức nhân quyền phi chính phủ,
phi lợi nhuận gồm hơn 275 nhân viên trên toàn cầu.
 Đội ngũ nhân viên của nó bao gồm các chuyên gia nhân quyền bao gồm
các chuyên gia quốc gia, luật sư, nhà báo và các học giả có nguồn gốc và
quốc tịch khác nhau.
 Mỗi năm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền xuất bản hơn 100 báo cáo và
thông tin tóm tắt về các điều kiện nhân quyền ở 80 quốc gia, đưa tin rộng
rãi trên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế.
https://www.britannica.com/topic/Human-Rights-Watch
https://worldcoalition.org/membre/human-rights-watch/
https://luatduonggia.vn/hrw-la-gi-chuc-nang-va-vai-tro-cua-to-chuc-nhan-
quyen-the-gioi-hrw/
Nguồn: https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/hrc/about-council
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?
name=News&op=detailsnews&mid=56&mcid=3
https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N05/502/66/PDF/
N0550266.pdf?OpenElement

OHCHR (văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ)


https://www.ohchr.org/en/about-us

You might also like