You are on page 1of 3

TÓM TẮT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Bối cảnh xã hội

Từ khi các quốc gia có sự trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội thì hệ quả là xuất
hiện yêu cầu phải có pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ những sự trao đổi,
giao lưu giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, pháp luật của quốc gia nào thì chỉ có ý nghĩa trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia đó. Thực tế này là tiền đề cho việc thành lập từ các điều luật đơn lẻ cho đến các điều
luật có tính hệ thống với nhau, được thực thi ở quy mô xuyên quốc gia, và chúng được
tập hợp lại dưới cái tên là Pháp luật Quốc tế.

Đối tượng điều chỉnh (chủ thể) của luật quốc tế

Các quốc gia độc lập,

Các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp về vị thế độc lập (ví dụ Đài Loan)

Các tổ chức xuyên quốc gia (ví dụ Liên hiệp Quốc, WTO, WHO, ...)

Tuy chủ thể của luật quốc tế không bao gồm cá nhân nhưng các cá nhân hoàn toàn có
quyền ký kết thỏa thuận hay khởi kiện vụ án đối với các chủ thể của luật quốc tế. (Ví dụ
Vụ án việt kiều Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN ra Tòa Trọng tài Quốc tế đòi bồi
thường thiệt hại)

Dấu hiệu nhận biết đối tượng nào là một quốc gia độc lập

Có lãnh thổ xác định, độc lập với lãnh thổ của quốc gia độc lập khác,

Có Nhà nước hoàn chỉnh, duy trì được quyền lực và pháp luật đối với lãnh thổ do mình
kiểm soát,

Có “chủ quyền quốc gia”, tức là không bị quốc gia độc lập khác can thiệp vào nền cai trị
trên danh nghĩa (còn thực tế có như thế nào thì không cần xét đến)

Các tính chất cơ bản của luật quốc tế

Luật quốc tế là tên gọi bao quát cho tất cả các Hiệp ước, Hiệp định, Bộ Quy tắc Song
phương (được ký kết giữa 2 nước) và Đa phương (được ký kết giữa 3 nước trở lên) chứ
không có tồn tại cái luật nào tên là “luật quốc tế”.

Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế nên không có tồn tại cơ
quan ban hành nào cụ thể mà do cơ quan lập pháp của các chủ thể này thông qua (Ví
dụ Quốc hội VN đồng ý thông qua các điều khoản tham gia của VN vào WTO, ...)
Luật quốc tế, chính vì tính chất “tự thỏa thuận”, “các bên bình đẳng” nên không có một
hình phạt hay chế tài nào được đặt ra nếu các bên vi phạm (Quốc gia là một thực thể tối
cao ở cấp độ quan hệ quốc tế và không có một “cơ quan cao hơn” nào có tư cách “phạt”
quốc gia).

Tuy nhiên, vì là “sân chơi chung” nên các quốc gia cũng ngầm hiểu phải tự biết nhượng
bộ và tôn trọng lẫn nhau để đạt được mục đích giao lưu lâu dài, do đó, các biện pháp
như “cấm vận”, “trừng phạt kinh tế” vẫn được quốc gia này áp đặt lên quốc gia khác
như một loại “hình phạt”.

Về Liên hiệp quốc

Với xu thế toàn cầu hóa, một số thiết chế xuyên quốc gia được thành lập nhằm cụ thể
hóa sự kiểm soát giữa các quốc gia, điển hình nhất chính là tổ chức Liên hiệp quốc (UN)
được thành lập vào tháng 6/1945. Ngày 24/10/1945 đánh dấu Hiến chương Liên hiệp
quốc ra đời (tính chất giống như bản Hiến pháp của tổ chức này) và được lấy để tính
luôn làm ngày Liên hiệp quốc ra đời.

Từ đây Liên hiệp quốc có thể được coi là một “liên minh các quốc gia”, có vị thế và
tiếng nói “cao hơn” một quốc gia bình thường. Trong các tổ chức quốc tế thì Liên hiệp
quốc là tổ chức có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Về cơ cấu, thành viên của Liên hiệp quốc chính là đa số các quốc gia trên thế giới (có
một số ít quốc gia không phải thành viên của Liên hiệp quốc do còn ngại tham gia hoặc
đã tham gia nhưng bị khai trừ).

Tương tự như Quốc hội, Liên hiệp quốc cũng có nhiều cơ quan, ủy ban chuyên trách các
vấn đề khác nhau. Ủy ban thì rất nhiều còn cơ quan thì có 6 cái chính:

1) Đại hội đồng Liên hiệp quốc (cơ quan duy nhất có mặt toàn bộ các quốc gia thành viên)

2) Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (cơ quan quan trọng nhất bảo đảm hòa bình và an ninh
toàn cầu)

3) Ban Thư ký Liên hiệp quốc (đứng đầu là Tổng thư ký Liên hiệp quốc, gần tương tự Văn
phòng Chủ tịch nước nếu là ở VN)

4) Tòa án Công lý quốc tế

5) Hội đồng Kinh tế và xã hội

6) Hội đồng Quản thác (quản lý một số vùng lãnh thổ chưa có nền độc lập)
Cơ quan thường trực của Liên hiệp quốc để kiểm soát hòa bình thế giới là Hội đồng
Bảo an Liên hiệp quốc (gồm 15 thành viên).

Xếp theo mức độ có quyền lực nhất cho đến mờ nhạt nhất thì đầu tiên là 5 quốc gia là
“Ủy viên thường trực” gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Nga (kế thừa từ Liên Xô), Trung Quốc. Sở
dĩ 5 quốc gia có quyền lực nhất trong Liên hiệp quốc vì họ là những quốc gia đứng đầu
Phe Đồng minh chống Phát-xít (Đức, Ý, Nhật Bản) trong Thế Chiến thứ Hai (1939 –
1945) và chính họ là những quốc gia đề xuất thành lập Liên hiệp quốc.

Chính vì là 5 thành viên trụ cột trong Liên hiệp quốc nên mỗi quốc gia này đều có một
quyền rất mạnh gọi là Veto (Quyền phủ quyết) có khả năng vô hiệu hóa việc thông qua
một nghị quyết chỉ bằng một phiếu chống kể cả khi tất cả 14 quốc gia thành viên khác,
thường trực và cả không thường trực, đã bỏ phiếu tán thành.

Tiếp theo là 10 quốc gia “thành viên không thường trực” được bầu theo sự phân bổ khu
vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước
thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.

You might also like