You are on page 1of 112

Bài giảng Công pháp quốc tế

Posted on 01/07/2020 by HOA VIEN VIEN1 bình luận


(bài giảng Công pháp quốc tế – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2016)

Đại học Luật Hà Nội

Lớp: K14CCQ (2015 – 2018)

Ngày 16/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

Tài liệu:

Giáo trình Luật Quốc tế 2016 – Đại học luật Hà Nội



 Hiến chương Liên hợp quốc
 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao
 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế
 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982
Vấn đề 1: Một số vấn đề lý luận chung về luật Quốc tế
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
– NN ra đời để thực hiện 02 chức năng:

+ đối nội: thực hiện các chức năng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, điều chỉnh các
quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân, giữa cá nhân với NN trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia ==> sử dụng hệ thống PL quốc gia

+ đối ngoại: quan hệ với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế ==> sử dụng hệ
thống PL quốc tế

– ĐN: Công pháp Quốc tế, hay Luật Quốc tế được hiểu là hệ thống các nguyên tắc,
quy phạm PL do các quốc gia và các chủ thể khác của luật Quốc tế thỏa thuận xây
dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
2. Các đặc trưng cơ bản của luật Quốc tế
a. Về đối tượng điều chỉnh
– Luật Quốc tế chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chính phủ,
không điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân có yếu tố nước
ngoài.

VD: người VN kết hôn với người nước ngoài, doanh nghiệp VN ký kết hợp đồng
với doanh nghiệp nước ngoài đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Quốc tế
(mà thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình, luật thương mại, ở mục
có yếu tố nước ngoài)

Chú ý: trong một số trường hợp đặc biệt thì cá nhân hay pháp nhân có thể tham gia
vào quan hệ PL luật Quốc tế, VD trong liên minh EU cho phép cá nhân có quyền
khởi kiện các quốc gia, chẳng hạn khi quốc gia đó không đảm bảo quyền cơ bản
của con người. Tuy nhiên cá nhân hay pháp nhân đó không được coi là chủ thể của
luật Quốc tế
b. Về chủ thể
– Một thực thể được coi là chủ thể của luật Quốc tế nếu thỏa mãn các yếu tố:

+ có tham gia vào các quan hệ PL quốc tế

+ có quyền và khả năng gánh vác nghĩa vụ quốc tế một cách độc lập

+ có khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh từ chính hành vi
của chủ thể đó

– Chủ thể của luật Quốc tế bao gồm:

+ các quốc gia

+ các tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết


+ một số chủ thể đặc biệt: Hồng Kông, Macau, Đài Loan, tòa thánh Vatican, …

(1) Chủ thể: Quốc gia

– Là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật Quốc tế

– Một thực thể được coi là 1 quốc gia khi có đủ 04 yếu tố:

+ có lãnh thổ xác định

+ có dân cư ổn định

+ có bộ máy quyền lực NN (chính phủ)

+ có khả năng độc lập khi tham gia vào các quan hệ PL quốc tế

– Chủ quyền quốc gia: là thuộc tính chính trị, pháp lý tự nhiên, vốn có của quốc
gia, bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập
trong quan hệ quốc tế.

Tức là khi đã là quốc gia thì sẽ có chủ quyền, được thể hiện qua 2 khía cạnh:

+ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ: quốc gia có toàn quyền thiết lập thể chế
chính trị, chế độ xã hội, có toàn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi
lãnh thổ của mình mà không bị các quốc gia khác tác động

+ quyền độc lập trong quan hệ quốc tế: có toàn quyền trong việc quyết định sẽ
quan hệ với ai, ký kết các điều ước quốc tế nào, ở lĩnh vực nào, mức độ đến đâu,
… hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào ý chí của quốc gia đó mà không bị tác động của
bên ngoài

Chú ý: chủ quyền dân tộc là khái niệm hẹp hơn so với chủ quyền quốc gia, chủ
quyền dân tộc là việc dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình.
Chú ý: Đài Loan không phải là quốc gia vì Đài Loan không có lãnh thổ xác định
(về mặt pháp lý thì đảo Đài Loan vẫn thuộc về Trung Quốc), mặc dù 3 yếu tố còn
lại đều đáp ứng.
Đôi khi vẫn gặp thông tin “Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới”, tuy nhiên thực
chất Vatican không phải là 1 quốc gia, vì không có lãnh thổ xác định (vẫn thuộc
Italia). Mặt khác, dân cư Vatican không ổn định, vì khi 1 người từ 1 quốc gia đến
Vatican làm việc (VD mục đích tôn giáo) thì ngay lập tức họ được cấp quốc tịch
Vatican trong khi quốc tịch của họ vẫn còn, và khi kết thúc công việc, họ rời khỏi
Vatican thì ngay lập tức cũng không còn quốc tịch Vatican. Ngoài ra Vatican cũng
không có bộ máy quyền lực NN, mà chỉ có các thiết chế tôn giáo. Tuy nhiên
Vatican vẫn có tư cách độc lập khi tham gia vào các quan hệ PL quốc tế.

Chú ý: vấn đề công nhận quốc gia. Hiện vẫn còn có tranh luận về việc 1 thực thể
đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố trên thì có được coi là quốc gia không, việc không được
các quốc gia khác công nhận sẽ ra sao (VD trường hợp VN năm 1945 chưa được
quốc gia nào công nhận, đến tận năm 1979 mới được gia nhập Liên hợp quốc) ?
Hiện có 2 học thuyết:
+ thuyết Cấu thành: 1 thực thể khi đã có đủ 4 yếu tố trên sẽ trở thành 1 quốc gia
khi được hầu hết các quốc gia khác công nhận

+ thuyết Tuyên bố: 1 thực thể đáp ứng đủ 4 yếu tố trên thì sẽ thành 1 quốc gia,
không cần biết các quốc gia khác có công nhận hay không (quan điểm của VN theo
thuyết Tuyên bố)

– Công nhận: là hành vi chính trị pháp lý của quốc gia nhằm công nhận chủ thể
mới ra đời của luật Quốc tế, thể hiện quan điểm muốn thiết lập quan hệ một cách
toàn diện và đầy đủ với chủ thể / quốc gia đó.

Tính chính trị và tính pháp lý của việc công nhận quốc gia thể hiện ở:

+ Việc công nhận hay không công nhận 1 quốc gia không có ý nghĩa quyết định tới
tư cách chủ thể luật Quốc tế của quốc gia mới ra đời. (==> tính pháp lý)

Tuy nhiên việc không được công nhận sẽ có ảnh hưởng đến việc quan hệ quốc tế
của quốc gia đó. VD trường hợp VN do không được công nhận nên không thể
tham gia Liên hợp quốc (cho đến năm 1979, trước đó VN được xếp vào nhóm “các
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết”)

+ Việc 1 quốc gia mới ra đời cũng không đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia đã tồn
tại phải tiến hành công nhận quốc gia đó. (==> tính chính trị)
==> việc 1 quốc gia công nhận 1 quốc gia khác (mới thành lập) phụ thuộc vào lợi
ích của việc công nhận quốc gia đó (nếu tôi công nhận anh thì tôi sẽ được lợi gì và
có thể có bất lợi gì)

VD với trường hợp Đài Loan hiện nay, rất nhiều quốc gia đã công nhận Đài Loan
là 1 quốc gia (các quốc gia phương Tây), trong khi cũng có nhiều quốc gia khác
không coi Đài Loan là 1 quốc gia (các quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc
như VN, Lào, Campuchia, …)

+ Các thể loại công nhận: 2 thể loại

 Công nhận quốc gia: quốc gia được thành lập theo 2 con đường:
 Cách cổ điển: có 1 vùng lãnh thổ, con người đến ở, xã hội hình thành
và phát triển đến mức thành lập quốc gia. (Hiện nay thì không còn
quốc gia nào hình thành bằng con đường này, lý do vì tất cả các vùng
lãnh thổ trên thế giới đều thuộc về 1 quốc gia nào đó)
 Thông qua cách mạng xã hội: ví dụ VN năm 1945 được hình thành
sau CM tháng 8 (trước đó được xếp vào nhóm Các dân tộc đang đấu
tranh giành độc lập) ==> đặt ra vấn đề công nhận từ các quốc gia khác
 Công nhận chính phủ: chính phủ là đại diện cho quốc gia, việc công
nhận 1 chính phủ tức là thừa nhận sự hơp pháp của chính phủ đó. Vấn
đề công nhận chính phủ thường được đặt ra khi chính phủ được thành
lập theo con đường không hợp hiến (de-facto), tức là chính phủ vi
hiến (không được thành lập theo Hiến pháp của quốc gia đó, VD gần
đây chính phủ quân sự ở Thái Lan được thành lập sau cuộc đảo
chính). Ngược lại là chính phủ hợp hiến (được thành lập theo Hiến
pháp) thì sẽ không đặt ra vấn đề phải công nhận.
Điều kiện để 1 chính phủ vi hiến được công nhận:

 Chính phủ đó được đa số cư dân quốc gia đó thừa nhận, ủng hộ


 Chính phủ đó phải đã và đang thiết lập quyền kiểm soát một cách thực
sự trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ quốc gia đó
 Chính phủ đó phải có khả năng kiểm soát lãnh thổ quốc gia đó 1 cách
lâu dài
Cách thức công nhận: thông thường nhất là gửi điện chúc mừng Chính phủ

+ Các hình thức công nhận: 03 hình thức


 Công nhận de-jure: là hình thức công nhận đầy đủ, chính thức và toàn
diện nhất, thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ toàn diện, chính thức
và đầy đủ giữa 2 quốc gia
 Công nhận de-facto: là hình thức công nhận chính thức nhưng chưa
đầy đủ, thể hiện thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với các
diễn biến tiếp theo của chủ thể mới (tức là công nhận từng phần, có
thể dẫn tới công nhận de-jure hoặc không công nhận nữa)
 Công nhận ad-hoc: tức là công nhận theo vụ việc. Chưa công nhận
nhưng trong từng vụ việc cụ thể thì sẽ công nhận. VD chỉ công nhận
là quốc gia trong hợp tác thương mại
+ Các phương pháp công nhận: 2 phương pháp

 Công nhận minh thị: là hình thức công nhận công khai, minh bạch,
như gửi điện chúc mừng, tuyên bố, hoặc bằng các văn bản thể hiện rõ
ràng việc công nhận quốc gia đó
 Công nhận mặc thị: không công nhận một cách công khai, mà bằng
những hành động cụ thể để có thể duy diễn rằng đã công nhận

——————–

Ngày 18/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


– Kế thừa quốc gia: là việc 1 quốc gia thay thế cho 1 quốc gia khác trong vấn đề
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
Kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi về chủ quyền quốc gia một cách
tuyệt đối, gồm:

+ thành lập quốc gia sau cách mạng xã hội, VD Liên Xô

+ thành lập quốc gia sau cách mạng giải phóng dân tộc như VN, Lào, Campuchia

+ thành lập quốc gia sau khi chia tách, sáp nhập

Nội dung kế thừa:


+ kế thừa về lãnh thổ quốc gia: kể cả trường hợp lãnh thổ quốc gia bị chiếm đóng
bất hợp pháp thì quốc gia kế thừa vẫn có chủ quyền với phần lãnh thổ đó

+ kế thừa về tài sản quốc gia

+ kế thừa quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế: các quốc gia mới thành
lập có quyền kế thừa hoặc không kế thừa các điều ước quốc tế mà quốc gia trước
đây tham gia, có thể kế thừa toàn bộ hoặc kế thừa có chọn lọc những điều ước
quốc tế phù hợp với quốc gia mới thành lập. Tuy nhiên theo Công ước Viên 1978
thì với điều ước quốc tế về Biên giới lãnh thổ thì quốc gia mới thành lập bắt buộc
phải kế thừa.

Thực tế: năm 1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, trong đó tuyên bố “bãi
bỏ tất cả các điều ước quốc tế mà Pháp đã ký liên quan đến VN”, nhưng đến năm
1999, khi đàm phán với Trung Quốc về việc phân chia biên giới trên bộ thì VN lại
đề nghị 2 bên tuân thủ theo Hiệp ước Pháp – Thanh 1858 về phân định biên giới
trên bộ Việt Nam – Trung Quốc

+ kế thừa về quy chế thành viên trong các điều ước quốc tế: chưa có quy định cụ
thể, hiện thay thông thường các tổ chức quốc tế sẽ kết nạp quốc gia mới thành lập
như 1 thành viên mới

(2) Chủ thể: các tổ chức quốc tế liên chính phủ

– Là chủ thể hạn chế và phái sinh.

Câu hỏi: Vì sao nói quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là hạn chế và
phái sinh ?
Khác với chủ thể quốc gia là loại chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật Quốc tế, vì tất
cả các quan hệ PL quốc tế ban đầu đều do các quốc gia đặt ra, các quốc gia đóng
vai trò trung tâm trong PL quốc tế, quốc gia là thực thể có quyền năng cơ bản và
đầy đủ nhất (xuất phát từ thuộc tính chủ quyền quốc gia), cứ có đầy đủ 4 yếu tổ là
trở thành quốc gia và có đầy đủ quyền năng tham gia vào các quan hệ luật quốc tế
mà chỉ phụ thuộc vào ý chí của chính quốc gia đó.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ không có quyền năng như quốc gia, mà quyền năng
chủ thể của tổ chức liên chính phủ do các quốc gia thành viên tự hạn chế 1 phần
quyền năng chủ thể của mình để trao cho tổ chức quốc tế liên chính phủ để đại diện
cho các quốc gia thành viên để tham gia các quan hệ PL quốc tế. Do đó quyền
năng của tổ chức quốc tế không phải do tự thân mà có ==> quyền năng phái sinh.

Khác với quốc gia có thể tham gia bất kỳ quan hệ quốc tế trên bất kỳ lĩnh vực nào
(chính trị, quân sự, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, …), thì 1 tổ chức quốc tế chỉ tham
gia vào 1 hoặc 1 số lĩnh vực nhất định, ví dụ WTO chỉ tham gia trên lĩnh vực
thương mại, NATO chỉ hoạt động trên lĩnh vực quân sự, Liên hợp quốc chỉ hoạt
động trên lĩnh vực duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, ASEAN chỉ hoạt động
trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Quyền năng của tổ chức quốc tế khi tham gia
quan hệ quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào các quốc gia thành viên ==> quyền năng
hạn chế.

– Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết giữa các quốc gia và các tổ
chức quốc tế trên cơ sở 1 điều ước quốc tế nhằm hoạt động theo đúng mục đích và
tôn chỉ của tổ chức đó.

Chú ý: chỉ có tổ chức quốc tế liên chính phủ mới là chủ thể của luật Quốc tế, còn
tổ chức quốc tế phi chính phủ không phải là chủ thể của luật Quốc tế.
– Phân biệt tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức quốc tế phi chính phủ:

Tổ chức quốc tế phi


Tổ chức quốc tế liên chính phủ chính phủ

Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu, Liên đoàn bóng đá
Khối quân sự bắc đại tây dương thế giới (FIFA), Hội
Ví dụ (NATO) chữ thập đỏ quốc tế

Phi lợi nhuận,


Mục Hoạt động vì mục đích chính trị, thường vì mục đích
đích kinh tế nhân đạo

Thành Là các quốc gia, trong 1 số trường Thường là cá nhân,


viên hợp đặc biệt thì tổ chức liên chính pháp nhân
phủ này có thể là thành viên của tổ
chức liên chính phủ khác, VD liên
minh châu Âu (EU) là thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Có bộ máy, cơ quan để duy trì hoạt


Bộ động thường xuyên của tổ chức, Không có bộ máy,
máy tổ thường gồm cơ quan đoàn thể, cơ cơ quan như tổ chức
chức quan đại diện, ủy ban thư ký, … liên chính phủ

(3) Chủ thể: các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

– Hiện tại (năm 2016) trên thế giới chỉ còn duy nhất 1 chủ thể loại này là Palestin
(liên hợp quốc đã trao cho Palesin quy chế Nhà nước quan sát viên)

– Với chủ thể này, do không phải là quốc gia nên không có chủ quyền quốc gia, mà
chỉ có chủ quyền dân tộc.

Chủ quyền dân tộc hạn chế so với chủ quyền quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền tự quyết có các quyền năng:

+ được PL quốc tế bảo vệ

+ được nhận trợ giúp từ các quốc gia khác

+ có quyền đưa ra các quan điểm chính trị và tự quyết về vận mệnh dân tộc mình,
trong đó có cả quyền quyết định sử dụng sức mạnh vũ trang để đấu tranh giành độc
lập tự do

+ có quyền thiết lập quan hệ với các chủ thể của luật quốc tế khác

(4) Chủ thể đặc biệt: Hồng Kông, Macau, Đài Loan, tòa thánh Vatican, …

Chú ý: riêng với trường hợp Đài Loan thì trên thế giới chưa có quan điểm thống
nhất, một số quốc gia đã công nhận Đài Loan là 1 quốc gia (như các quốc gia châu
Âu), một số quốc gia khác không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia. Thực tế trong
nhiều tổ chức quốc tế thì cả Đài Loan và Trung Quốc đều là thành viên (như
WTO)

c. Đặc trưng về sự hình thành luật quốc tế


– Thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nên các quy phạm PL quốc tế.
Khác với luật quốc gia do cơ quan quyền lực NN ban hành.

Luật quốc tế đa phần gồm các quy phạm tùy nghi, khác với luật quốc gia đa phần
là quy phạm mệnh lệnh. Vì luật quốc gia là ý chí của giai cấp thống trị, còn luật
quốc tế được hình thành trên con đường thỏa thuận, không có quốc gia nào đứng
trên quốc gia nào

– Đặc trưng về sự thực thi luật Quốc tế: luật Quốc tế khác với luật quốc gia ở chỗ
luật Quốc tế không có hệ thống các cơ quan để cưỡng chế thi hành PL. Các quy
phạm PL quốc tế được đảm bảo thi hành trên cơ sở cơ chế tự cưỡng chế. Tự cưỡng
chế ở đây không phải là “tự tôi cưỡng chế tôi”, mà trong quan hệ giữa các chủ thể
với nhau thì các chủ thể tự cưỡng chế nhau để luật quốc tế được thi hành. Có 2
hình thức tự cưỡng chế:

+ cưỡng chế riêng lẻ: trong quan hệ song phương giữa 2 quốc gia thì các quốc gia
tự áp dụng các phương pháp để buộc bên kia phải thi hành

+ cưỡng chế tập thể: trong khuôn khổ các điều ước quốc tế đa phương, nếu 1 bên
không tuân thủ thì các bên còn lại sẽ áp dụng các biện pháp để buộc bên đó phải
tuân thủ

Khác với luật quốc gia có hệ thống các cơ quan cưỡng chế thi hành như tòa án,
viện kiểm sát, công án, cảnh sát, …

Câu hỏi: với cơ chế tự cưỡng chế thì phải chăng luật quốc tế chỉ mang tính hình
thức ?
Trả lời (tự trả lời): khi 1 quốc gia vi phạm luật quốc tế thì sẽ bị dư luận quốc tế lên
án. Mặc dù dư luận quốc tế không có tính cưỡng chế nhưng gây ảnh hưởng lớn đối
với quốc gia bị lên án (tương tự như dư luận xã hội trong quốc gia tuy không có
tính cưỡng chế bắt buộc nhưng tác động lên đối tượng còn hơn của sự trừng phạt
của PL). Thực tế lịch sử cho thấy trong các tranh chấp quốc tế, nhất là giữa quốc
gia “nhỏ” với cường quốc, thì dù cường quốc có “thua” thì cường quốc cũng không
bao giờ thừa nhận “thua”, tuy nhiên cường quốc sẽ tìm cách cách khác để “bồi
thường, bù đắp” cho nước nhỏ. Ví dụ trường hợp Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 ra
Tòa án Công lý quốc tế, Mỹ bị xử thua và phải bồi thường, Mỹ tuyên bố bác bỏ
phán quyết của tòa, nhưng sau đó Mỹ dùng biện pháp viện trợ như 1 cách khác để
bồi thường cho Nicaragua. Hoặc với trường hợp Hội bảo vệ nạn nhân chất độc da
cam của Việt Nam kiện các công ty hóa chất, quân sự của Mỹ, dù không được phía
Mỹ thừa nhận, nhưng phía Mỹ thông qua nhiều tổ chức nhân đạo, giáo dục, y tế đã
hỗ trợ cho VN rất nhiều (như chương trình học bổng Fullbright).

——————

Ngày 23/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


II. Quy phạm pháp luật luật Quốc tế
1. Định nghĩa
– Cũng giống như hệ thống PL quốc gia, quy phạm PL luật Quốc tế là thành tố nhỏ
nhất tạo nên hệ thống PL Quốc tế

– Quy phạm PL luật Quốc tế là những quy tắc xử sự do các quốc gia và các chủ thể
của luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các
quốc gia và các chủ thể đó.

2. Phân loại
a. Căn cứ vào giá trị hiệu lực
– Quy phạm mệnh lệnh (jus cogens): là những quy phạm mang tính chất chủ đạo,
bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong mọi lĩnh vực. Quy
phạm jus cogens được coi là thước đo tính hợp pháp của tất cả các nguyên tắc và
quy phạm PL luật quốc tế

– Quy phạm thông thường (hay quy phạm tùy nghi): là những quy phạm PL có giá
trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể luật Quốc tế, nhưng trong giới hạn cho
phép thì các chủ thể có thể thỏa thuận và áp dụng khác. (khác với quy phạm mệnh
lệnh là các bên không được phép thỏa thuận khác với quy định)
Chú ý: quy phạm tùy nghi trong luật quốc tế khác với quy phạm tùy nghi trong luật
quốc gia. Ví dụ:
+ Các quốc gia có quyền tuyên bố lãnh hải quốc gia mình không quá 12 hải lý tính
từ đường cơ sở ==> quy phạm tùy nghi

+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ==> quy
phạm mệnh lệnh

+ Tại vùng trời quốc gia, mọi sự ra vào của tàu bay nước ngoài đều phải xin phép
==> quy phạm tùy nghi (vì các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau về việc xin
phép như thế nào)

==> phân biệt quy phạm mệnh lệnh và quy phạm tùy nghi bằng cách quy phạm
mệnh lệnh không cho phép các chủ thể có bất kỳ sự thỏa thuận nào khác với quy
phạm, còn quy phạm tùy nghi thì các chủ thể có thể thỏa thuận khác với quy phạm
(nhưng phải trong giới hạn cho phép).

Trong hệ thống luật Quốc tế, có rất ít quy phạm mệnh lệnh mà chủ yếu là quy
phạm tùy nghi (do tính chất thỏa thuận của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng giữa các quốc gia). Ngược lại với luật quốc gia thì đa phần là quy phạm mệnh
mệnh, rất ít quy phạm tùy nghi.

– Quy phạm mệnh lệnh trong hệ thống luật quốc tế chỉ bao gồm 2 nhóm:

+ nhóm 7 nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế,

+ nhóm các quy phạm của luật Quốc tế trong vấn đề bảo đảm các quyền cơ bản của
con người

b. Căn cứ vào hình thức tồn tại


– Quy phạm điều ước quốc tế: tồn tại ở dạng văn bản

– Quy phạm tập quán quốc tế: tồn tại ở dạng phi văn bản
III. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Trong lịch sử tồn tại 2 học thuyết chính:

– Thuyết nhất nguyên: coi PL là 1 hệ thống duy nhất, gồm 2 bộ phận là PL quốc
gia và PL quốc tế. Chia làm 2 phái:

+ ưu tiên PL quốc tế

+ ưu tiên PL quốc gia

– Thuyết nhị nguyên: coi PL quốc gia và PL quốc tế là 2 hệ thống PL độc lập,
trong đó PL quốc gia chỉ điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ quốc gia, còn PL
quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau

Cả 2 học thuyết trên đều không tiến bộ:

+ với thuyết nhất nguyên, thì nếu theo trường phái ưu tiên luật Quốc gia thì sẽ coi
quyền lợi quốc gia là tối cao, khi đó luật Quốc tế không còn có giá trị nếu mâu
thuẫn với luật Quốc gia. Ở nhánh còn lại, nếu coi luật Quốc tế là tối cao, thì cũng
không hợp lý khi các quốc gia mạnh sẽ dễ dàng lấn át các quốc gia yếu hơn (sẽ
không còn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ quốc tế)

+ với thuyết nhị nguyên: dễ thấy không hợp lý vì dù là luật quốc gia hay luật quốc
tế thì cũng đều do 1 chủ thể là quốc gia xây dựng nên để thực hiện chức năng đối
nội và đối ngoại của quốc gia, mà 2 chức năng này không thể tách rời nhau

Hiện nay, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được quan niệm như sau:

– Luật quốc tế và luật quốc gia là 2 hệ thống độc lập nhưng có mối quan hệ biện
chứng với nhau:
+ luật quốc tế là cơ sở để hình thành và hoàn thiện hệ thống PL của các quốc gia.
VD khi 1 quốc gia trở thành thành viên của 1 tổ chức quốc tế, thì quốc gia đó phải
rà soát và điều chỉnh lại hệ thống PL của nước mình để phù hợp với luật quốc tế

+ các quy phạm PL quốc gia cũng góp phần hoàn thiện và phát triển hệ thống PL
quốc tế. VD hầu hết các tiêu chuẩn về môi trường của PL quốc tế đều xuất phát từ
các tiêu chuẩn về môi trường của 1 quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, sau đó được các nước ủng hộ và nâng lên thành luật Quốc tế

Câu hỏi: so sánh luật quốc tế và luật quốc gia

Luật quốc gia Luật quốc tế

Phạm
vi Mối quan hệ giữa cá nhân và
điều pháp nhân trong phạm vi Mối quan hệ giữa các quốc
chỉnh lãnh thổ quốc gia gia với nhau

Hình thành bằng con đường


thỏa thuận giữa các quốc gia
dựa trên nguyên tắc bình
Hình Là ý chí của giai cấp thống đẳng, tự nguyện của các
thành trị quốc gia


chế Có hệ thống cơ quan cưỡng Không có hệ thống cơ quan
cưỡng chế thi hành PL (tòa án, viện cưỡng chế thi hành PL (tự
chế kiểm sát, công an, …) cưỡng chế)

Chủ yếu là quy phạm mệnh Chủ yếu là quy phạm tùy
Quy lệnh, rất ít quy phạm tùy nghi, rất ít quy phạm mệnh
phạm nghi lệnh

Câu hỏi: nếu có 1 vấn đề phát sinh mà luật quốc gia mâu thuẫn với luật quốc tế thì
sẽ xử lý thế nào ?
Trả lời: sẽ ưu tiên áp dụng PL quốc tế. Vì trong mọi văn bản PL của VN đều quy
định “trong trường hợp các quy định của luật này trái với các điều ước quốc tế mà
VN là thành viên thì ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế”. Đây cũng là quy định
chung đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có điều này là vì xuất phát từ 1
trong các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế: nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực
hiện cam kết quốc tế, trong đó quy định “khi 1 quốc gia là thành viên của 1 tổ
chức quốc tế, thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện trung
thực, đầy đủ, ngay lập tức tất cả các nghĩa vụ của mình; các quốc gia không được
phép viện dẫn sự khác biệt giữa luật trong nước và luật quốc tế để từ chối thực
hiện cam kết quốc tế của mình”

Chú ý: cần hiểu là luật quốc tế có giá trị ưu tiên thi hành, chứ không phải luật quốc
tế có giá trị pháp lý cao hơn luật quốc gia.
Câu hỏi: giữa luật quốc tế và luật quốc gia thì luật nào có giá trị pháp lý cao hơn.
Trả lời: đây là 2 hệ thống PL độc lập nên không thể so sánh hệ thống nào có giá trị
pháp lý cao hơn. Trong từng trường hợp cụ thể nếu luật quốc gia và luật quốc tế
cùng quy định 1 vấn đề thì sẽ ưu tiên sử dụng luật quốc tế.

Câu hỏi: nếu luật Quốc tế mâu thuẫn với Hiến pháp thì xử lý thế nào ?
Trả lời: Về mối quan hệ giữa luật Quốc tế với Hiến pháp, hiện nay các quốc gia có
quan điểm khác nhau: một số quốc gia cho rằng xuất phát từ nguyên tắc tận tâm,
thiện chí thực hiện cam kết quốc tế thì luật Quốc tế sẽ được ưu tiên thi hành ngay
cả so với Hiến pháp; một số quốc gia khác lại coi luật Quốc tế có giá trị ưu tiên thi
hành nhưng vẫn phải ở sau Hiến pháp.
Thực tế Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận rõ ràng vị trí của
luật Quốc tế so với Hiến pháp ở ngay trong văn bản Hiến pháp, trừ Việt Nam.

Lý lẽ của VN khi không đưa quy định về vị trí của luật Quốc tế trong Hiến pháp:
VN có các văn bản PL quy định về việc ký kết các điều ước quốc tế (mới nhất là
Luật điều ước quốc tế 2016) trong đó nêu rõ khi đàm phán để ký kết các điều ước
quốc tế thì phải không được trái với Hiến pháp, do đó ở VN sẽ không có chuyện ký
kết điều ước quốc tế trái với Hiến pháp VN
Vấn đề 2: Nguồn của luật Quốc tế
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
– Nguồn của luật Quốc tế được hiểu là những hình thức chứa đựng hay biểu hiện
sự tồn tại của các quy phạm PL quốc tế.

Chú ý: nguồn của luật Quốc tế có nghĩa rộng hơn so với nguồn của PL quốc gia
(trong môn học Lý luận NN và PL): nguồn trong luật quốc gia chỉ là những hình
thức chứa đựng các quy phạm PL, còn nguồn trong luật Quốc tế không chỉ là
những hình thức chứa đựng các quy phạm PL luật Quốc tế mà còn gồm cả những
biểu hiện sự tồn tại của các quy phạm PL luật Quốc tế (hay còn gọi là những
phương tiện bổ trợ nguồn).

Câu hỏi: Phương tiện bổ trợ nguồn có phải là nguồn của PL không ?
Trả lời: nếu với luật quốc gia thì là KHÔNG; nếu với luật quốc tế thì là CÓ
2. Căn cứ để xác định nguồn

II. Cấu trúc nguồn của luật Quốc tế


Nguồn của luật Quốc tế:

– Nguồn cơ bản:

+ điều ước quốc tế (nguồn thành văn)

+ tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn)

– Nguồn bổ trợ / Phương tiện bổ trợ nguồn:

+ nguyên tắc PL chung

+ phán quyết của Tòa án công lý quốc tế

+ nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ


+ hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia

+ các học thuyết của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế

1. Điều ước quốc tế


a. Khái niệm
– Là thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật Quốc
tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ mối quan hệ phát
sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó. (theo Công ước Viên 1969 về Điều ước
quốc tế)

– Là loại nguồn cơ bản và chủ yếu của luật Quốc tế

——————-

Ngày 25/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


b. Đặc điểm
– Về hình thức:

+ về nguyên tắc, điều ước quốc tế phải tồn tại dưới dạng văn bản, nhưng có 1 ngoại
lệ duy nhất, đó là Điều ước quốc tế Quân tử có thể tồn tại dưới dạng bất thành văn.
(điều ước Quân tử chỉ tồn tại sau chiến tranh thế giới, đến nay hầu như không còn,
điều ước Quân tử thường là các cam kết của các quốc gia sau chiến tranh, các quốc
gia đó cho rằng khi các quốc gia ký kết điều ước quốc tế thì các quốc gia đó sẽ
bằng danh dự và uy tín của quốc gia mình mà tôn trọng và thực thi các điều ước
quốc tế đó, và việc này không cần phải ký kết bằng văn bản)

+ điều ước quốc tế là 1 khái niệm chung (tương tự Văn bản luật trong hệ thống luật
Quốc gia), tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điều ước quốc tế sẽ có tên gọi phù
hợp: với điều ước để thành lập các tổ chức quốc tế hay các cơ quan tài phán quốc
tế thì sẽ có tên Hiến chương, Điều lệ, Quy chế; với điều ước quốc tế về phân định
biên giới, lãnh thổ thì sẽ có tên là Hiệp định, Công ước; nghị định thư, … Tuy
nhiên, khác với quy định về tên gọi văn bản luật trong hệ thống luật quốc gia vốn
được quy định rất rõ (hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị …),
thì với luật quốc tế không có bất kỳ quy định nào về việc đặt tên cho điều ước, việc
đặt tên đó hoàn toàn do các bên thỏa thuận.

+ tên gọi của điều ước quốc tế không có giá trị phân định giá trị pháp lý cao hay
thấp của điều ước quốc tế (điều này khác với tên văn bản luật trong luật quốc gia)

+ một điều ước quốc tế thông thường được kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung, kết
luận. Phần nội dung của điều ước quốc tế gồm các điều khoản quy định quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể. Cũng có trường hợp nội dung của điều ước quốc tế
không bao gồm bất cứ điều khoản nào, ví dụ Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN

– Về nội dung:

+ nội dung của điều ước quốc tế thông thường bao gồm các điều, khoản ghi nhận
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

+ nội dung khác: thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực, thời điểm chấm dứt hiệu
lực, có cho bảo lưu không, có được mời các quốc gia khác gia nhập không, …

c. Điều kiện để điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực
– Điều ước quốc tế phải thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau thì mới phát sinh hiệu lực:

(1) Được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng

(2) Nội dung của điều ước quốc tế phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật
Quốc tế

(3) Phải được ký kết đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền

– Điều ước quốc tế sẽ vô hiệu tuyệt đối nếu vi phạm điều kiện (2). Tức là nếu điều
ước quốc tế vi phạm các quy phạm jus cogens thì sẽ bị vô hiệu ngay từ khi nó phát
sinh hiệu lực. Còn nếu điều ước quốc tế đã có rồi, sau đó mới có quy phạm jus
cogens và chúng mâu thuẫn với nhau thì điều ước quốc tế sẽ vô hiệu kể từ thời
điểm quy phạm jus cogens có hiệu lực.

– Nếu vi phạm điều kiện (1) hoặc (3) thì điều ước quốc tế sẽ vô hiệu tương đối.
Tức là vẫn được coi là có hiệu lực nếu các bên vẫn đồng ý thực thi.

Chú ý: trình tự, thủ tục, và thẩm quyền ở đây là những quy định trong luật quốc gia
khi quy định về việc tham gia ký kết các điều ước quốc tế (mỗi quốc gia có thể có
quy định khác nhau).

d. Trình tự ký kết điều ước quốc tế


Trải qua 2 giai đoạn:

– Giai đoạn hình thành văn bản điều ước, gồm các bước:

+ B1: đàm phán: các bên thỏa thuận, thương lượng về tất cả các nội dung về diều
ước, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, hiệu lực áp dụng, thời hạn, thời hiệu

+ B2: soạn thảo: có 2 cách: các bên sau khi đàm phán sẽ nhờ bên thứ 3 chuyên
soạn thảo điều ước quốc tế; hoặc các bên sẽ cùng nhau lập ra 1 ban soạn thảo gồm
đại diện của mỗi bên; hoặc 1 trong các bên soạn dự thảo sẵn điều ước và các bên
còn lại sẽ đàm phán trên dự thảo đó

+ B3: thông qua: là thủ tục nhằm xác nhận văn bản điều ước đã phản ánh đúng nội
dung mà các bên đã đàm phán. Hành vi thông qua không thể hiện sự ràng buộc của
điều ước quốc tế đối với quốc gia mình, tuy nhiên không bên nào được tự ý sửa đổi
bổ sung vào văn bản đó. Việc thông qua theo tỷ lệ như thế nào (quá bán, quá 2/3,
…) hoàn toàn do các bên thỏa thuận.

Các bên thể hiện sự thông qua bằng cách ký nháy vào từng tờ của văn bản.

– Giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của văn bản điều ước đối với quốc gia mình:
thông qua các hành vi:

+ ký, có 3 hình thức ký:


 Ký tắt: là chữ ký của đại diện các bên khi tham gia đàm phán xây
dựng văn bản điều ước, nhằm xác nhận dự thảo văn bản điều ước
quốc tế đã được thông qua. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của
điều ước quốc tế.
 Ký ad referendum: cũng là chữ ký của người đại diện các quốc gia,
nhưng có thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế nếu có sự
đồng ý tiếp theo của cơ quan NN có thẩm quyền của quốc gia đó (khi
đó chữ ký ad referendum sẽ trở thành ký đầy đủ)
 Ký đầy đủ (hay ký chính thức): là hình thức ký phổ biến nhất. Thông
thường điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực ngay sau khi ký đầy đủ
nếu các bên không có thỏa thuận khác, hoặc nếu điều ước quốc tế
không đòi hỏi phải thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt
+ phê chuẩn, phê duyệt điều ước: là hành vi của cơ quan NN có thẩm quyền nhằm
xác nhận sự ràng buộc của văn bản điều ước đối với quốc gia mình.

Chú ý: phê chuẩn = phê duyệt , khác nhau ở thẩm quyền thực hiện:
Phê chuẩn: do cơ quan quyền lực NN thực hiện (Nghị viện, Quốc hội)

Phê duyệt: do Chính phủ thực hiện

==> tùy từng tính chất của điều ước quốc tế mà sẽ cần được phê chuẩn hoặc phê
duyệt

Chú ý: không phải mọi điều ước quốc tế đều phải yêu cầu thủ tục phê chuẩn, phê
duyệt, điều này được quy định ngay trong nội dung điều ước. Có những điều ước
quốc tế có hiệu lực ngay sau khi các bên ký đầy đủ. Nếu trong nội dung điều ước
có yêu cầu các bên phải phê chuẩn, phê duyệt thì thông thường điều ước quốc tế sẽ
có hiệu lực sau khi các bên trao đổi với nhau Thư phê chuẩn / Thư phê duyệt.
+ gia nhập điều ước quốc tế: là 1 hình thức đặc biệt của quá trình ký kết điều ước
quốc tế, mà theo hình thức này thì các quốc gia không tham gia vào quá trình hình
thành văn bản điều ước mà chỉ tham gia vào quá trình xác nhận sự ràng buộc của
văn bản điều ước quốc tế đó đối với mình.

Đó là các trường hợp điều ước quốc tế đã hết thời hạn ký mà quốc gia đó vẫn chưa
là thành viên, hoặc điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực mà quốc gia đó vẫn chưa
là thành viên

Chú ý: ký >< ký kết


Ký: là 1 hành vi trong giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của văn bản điều ước quốc
tế với quốc gia mình, tức là chỉ là 1 giai đoạn của ký kết.

Ký kết: là toàn bộ quá trình trên

e. Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế


Gồm 2 nhóm:

– Đại diện đương nhiên:

+ nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, bộ trưởng ngoại giao có quyền
là đại diện đương nhiên cho quốc gia, thực hiện bất kỳ hành vi nào trong toàn bộ
quá trình ký kết điều ước quốc tế

+ người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao có quyền đại diện cho quốc gia
mình trong việc thông qua văn bản điều ước quốc tế giữa nước sở tại với nước
mình.

+ người đại diện cho quốc gia tại các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế có quyền
đại diện cho quốc gia mình trong việc thông qua văn bản của 1 điều ước quốc tế
trong khuôn khổ của hội nghị hoặc tổ chức đó

Ngoài ra, những người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ký kết những
điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực của bộ, ngành mà không cần thư ủy nhiệm.

– Đại diện theo ủy quyền: ngoài các đối tượng trên thì phải trình thư ủy nhiệm khi
tham gia vào quá trình ký kết điều ước quốc tế

f. Hiệu lực của điều ước quốc tế


– Về thời điểm điều ước quốc tế bắt đầu phát sinh hiệu lực: theo thỏa thuận của các
bên

– Thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế:
+ với điều ước quốc tế có thời hạn: chấm dứt hiệu lực theo thời hạn đã thỏa thuận

+ với điều ước quốc tế vô thời hạn: chấm dứt hiệu lực khi xảy ra 1 số yếu tố khách
quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế

 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế:
 Khi đối tượng của điều ước quốc tế không còn. Ví dụ điều
ước về đối xử nhân đạo với tù binh trong chiến tranh sẽ kết
thúc khi chiến tranh kết thúc; điều ước giữa Hoa Kỳ với Việt
Nam về tìm kiếm người Mỹ mất tích sẽ kết thúc sau khi tìm
thấy hết người Mỹ mất tích
 Khi xuất hiện sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan
(rebussic stantibus) (khoản 2 Điều 62 Công ước Viên 1969
về Luật Điều ước quốc tế): theo đó khi có sự thay đổi cơ bản
về hoàn cảnh khách quan tại thời điểm các bên thực hiện
nghĩa vụ điều ước so với thời điểm các bên tiến hành ký kết
mà hoàn cảnh này lại là cơ sở, điều kiện để các bên có thể
thực hiện nghĩa vụ của mình. Sự thay đổi đó hoàn toàn do
nguyên nhân khách quan, không do bên nào cố tình tạo ra và
các bên cũng không thể dự liệu trước sự thay đổi đó tại thời
điểm ký kết. Khi đó 1 trong các bên có quyền viện dẫn sự
thay đổi này để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ hiệu lực của
điều ước.
Ví dụ: khi quốc gia thay đổi chế độ, VD khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ
năm 1975, hay VN tuyên bố độc lập năm 1945, Liên Xô sụp đổ 1991

Lưu ý: sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan không được áp dụng nếu:
 Sự thay đổi đó do 1 trong các bên cố tình tạo ra
 Không được áp dụng đối với các điều ước quốc tế về biên giới lãnh
thổ
 Khi xuất hiện quy phạm jus cogens mới có nội dung mâu
thuẫn với điều ước quốc tế.
 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến điều ước quốc tế:
 Các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
 Khi 1 trong các bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ của điều ước quốc tế thì bên còn lại có thể viện dẫn sự vi
phạm đó để từ chối thực hiện cam kết quốc tế của mình
 Bảo lưu điều ước quốc tế: là hành vi pháp lý đơn phương
của 1 quốc gia dưới bất kể cách thức hay tên gọi như thế nào
nhằm thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số điều khoản của điều
ước quốc tế.
Mục đích của bảo lưu: thông thường với 1 điều ước quốc tế (đa phương) thì càng
muốn nhiều quốc gia tham gia càng tốt, tuy nhiên càng nhiều quốc gia tham gia thì
việc dung hòa lợi ích quốc gia càng khó khăn. Do đó vừa để đảm bảo giá trị của
điều ước mà vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia, chế định bảo lưu xuất hiện, đảm bảo 1
quốc gia vì lợi ích riêng của mình có thể thay đổi 1 hoặc 1 số điều khoản của điều
ước.

Lưu ý:
 Bảo lưu điều ước quốc tế chỉ áp dụng đối với điều ước quốc tế đa
phương, không áp dụng đối với điều ước quốc tế song phương
 Hành vi bảo lưu của quốc gia chỉ được đưa ra vào giai đoạn xác nhận
sự ràng buộc của điều ước quốc tế mà không được đưa ra vào giai
đoạn hình thành văn bản điều ước. (Vì ở giai đoạn hình thành văn bản
điều ước thì các bên vẫn có thể đàm phán nội dung điều ước; còn ở
giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của điều ước tức là đã thông qua văn
bản điều ước và các bên không có quyền thay đổi nội dung điều ước)
 Bảo lưu là quyền của quốc gia khi tham gia các điều ước quốc tế,
nhưng quyền này có thể bị hạn chế trong các trường hợp sau:
 Đối với điều ước quốc tế có quy định cấm bảo lưu
 Điều ước quốc tế cho phép bảo lưu 1 số điều khoản nhưng
điều khoản bảo lưu quốc gia đưa ra không nằm trong những
điều khoản đó
 Bảo lưu trái với đối tượng và mục đích của điều ước
 Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế: quan hệ giữa các thành
viên của 1 điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu.
Ví dụ, trong 1 điều ước quốc tế đa phương về vấn đề an ninh, trong đó có điều
khoản “trong trường hợp trong lãnh thổ các quốc gia thành viên mà phát hiện 1 cá
nhân phạm tội ác quốc tế thì các quốc gia có nghĩa vụ dẫn độ quốc gia đó đến Tòa
án hình sự quốc tế để xét xử”. Quốc gia A đưa ra điều kiện bảo lưu điều ước “Tôi
cam kết sẽ dẫn độ cá nhân phạm tội ác quốc tế ra Tòa án hình sự quốc tế để xét xử,
trừ trường hợp cá nhân đó là công dân của nước tôi”, tức là chỉ đồng ý dẫn độ công
dân nước khác đến tòa án quốc tế, còn với công dân của mình thì sẽ xét xử bằng hệ
thống tòa án và luật pháp của quốc gia A. Khi đó các quốc gia khác có thể:

 Quốc gia B: Đồng ý để quốc gia đó bảo lưu: quan hệ điều ước giữa A
và B vẫn tồn tại, khi phát sinh vấn đề quan hệ giữa A và B về dẫn độ
tội phạm thì sẽ áp dụng điều khoản do A đưa ra thay cho điều khoản
trong điều ước.
 Quốc gia C: Phản đối bảo lưu, phản đối quan hệ điều ước: giữa C và
A sẽ không tồn tại quan hệ điều ước
 Quốc gia D: Phản đối bảo lưu, nhưng không phản đối quan hệ điều
ước: giữa D và A vẫn tồn tại quan hệ điều ước, nhưng với điều khoản
bảo lưu do A đưa ra sẽ không được áp dụng, khi vấn đề phát sinh thì
A và D sẽ cùng đàm phán để giải quyết.
 Quốc gia E: Im lặng: các quốc gia được phép im lặng trong 12 tháng
kể từ ngày A đưa ra tuyên bố bảo lưu, nếu không có ý kiến thì được
coi là đồng ý
– Hiệu lực của điều ước quốc tế đối với bên thứ 3: về nguyên tắc, điều ước quốc tế
chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên là thành viên của điều ước mà
không có hiệu lực đối với quốc gia thứ 3. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp đặc
biệt, điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực đối với bên thứ 3, bao gồm:

+ điều ước quốc tế tạo ra quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3 và được bên thứ 3 đồng
ý

+ điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan: ví dụ trường hợp Công ước về
luật biển quốc tế 1982, dù không phải tất cả các quốc gia đều là thành viên của
Công ước, nhưng trong Công ước đó đưa ra những quy định về vùng biển quốc tế,
và các quốc gia không tham gia Công ước có thể áp dụng. Ví dụ 2 quốc gia có
cùng 1 eo biển ký kết với nhau về sử dụng eo biển đó, khi đó tàu thuyền các quốc
gia đó đi qua eo biển đó cũng phải tuân thủ quy định do 2 quốc gia đó đưa ra. Ví
dụ các quốc gia ký kết với nhau về phân chia Nam cực (chỉ có 1 số ít quốc gia
được chia Nam cực) và tất cả các quốc gia khác phải tôn trọng.

+ điều ước quốc tế chứa đựng điều khoản tối huệ quốc: là về vấn đề quốc gia đãi
ngộ người nước ngoài, có 2 nhóm chế độ:

 Đãi ngộ quốc gia: tạo sự bình đẳng giữa người nước ngoài với công
dân trong nước, người nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia được đối xử
như với công dân của nước mình, trừ 1 số quyền như ứng cử, bầu cử.
 Đãi ngộ tối huệ quốc: quốc gia A dành cho quốc gia B khác quy chế
tối huệ quốc tức là A cam kết B sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu
đãi không kém phần thuận lợi hơn bất kỳ 1 quốc gia thứ 3 nào đã,
đang, và sẽ được hưởng trong tương lai
——————-

Ngày 27/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


g. Thực hiện điều ước quốc tế
Có 2 cách:

– Áp dụng trực tiếp: coi văn bản điều ước như PL quốc gia và được áp dụng luôn
(cách này ít khi được các quốc gia sử dụng). VD Nghị quyết 71 của Quốc hội năm
2006 về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO, trong đó ghi rõ (đây cũng là
trường hợp duy nhất đến nay VN áp dụng trực tiếp PL quốc tế):

“Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm
Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới
được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo
cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức
thương mại thế giới.
Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy
định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các
tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương
mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.”
– Nội luật hóa: trên cơ sở các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước quốc tế, quốc gia
ban hành văn bản quy phạm PL trong nước để thực hiện các nghĩa vụ của mình
(hầu hết các quốc gia chọn cách này).

2. Tập quán quốc tế


– Là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn đời sống PL quốc tế, được các
quốc gia và các chủ thể khác của luật Quốc tế áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và
được thừa nhận là luật.

– Để được coi là tập quán quốc tế, cần có 2 yếu tố:


+ vật chất: phải có quy tắc xử sự tồn tại trong thực tiễn đời sống PL quốc tế và quy
tắc đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần

+ tinh thần: được hầu hết các quốc gia và các chủ thể PL quốc tế thừa nhận đó là
luật

VD: + sứ thần (đoàn ngoại giao) của nước này đến nước khác sẽ được đón tiếp
trọng thị, không được chém, đánh sứ giả; hành vi chém sứ thần được coi là hành vi
tuyên chiến. Cho đến nay quy tắc này vẫn được tiếp tục ghi nhận và được pháp
điển hóa vào Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963
về quan hệ lãnh sự.

+ Tàu thuyền nước ngoài có thể đi lại không gây hại qua vùng lãnh hải của 1 quốc
gia mà không cần xin phép

Câu hỏi: điều kiện “được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần” là bao nhiêu lần ? và
“được hầu hết các quốc gia công nhận” là bao nhiêu quốc gia thì đủ ?
Trả lời: theo quan điểm trước kia thì để hình thành 1 tập quán quốc tế cần phải trải
quan vài chục đến hàng trăm năm. Còn theo quan điểm của PL quốc tế hiện đại thì
con đường hình thành tập quán quốc tế ngắn hơn rất nhiều, chỉ cần thấy 1 quy định
trong 1 điều ước nào đó, hoặc phán quyết của tòa án quốc tế, hoặc hành vi pháp lý
đơn phương của quốc gia, … mà chủ thể thấy phù hợp thì có thể viện dẫn như một
tập quán.
– Mối quan hệ điều ước quốc tế và tập quán quốc tế: quan hệ biện chứng và tác
động qua lại với nhau

+ điều ước quốc tế có thể là cơ sở cho sự hình thành tập quán quốc tế, ngược lại
tập quán quốc tế cũng có thể là cơ sở cho việc hình thành điều ước quốc tế

+ điều ước quốc tế có thể chấm dứt hiệu lực của tập quán quốc tế (VD các bên có
thể thỏa thuận xác lập điều ước không áp dụng tập quán), và ngược lại tập quán có
thể chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế (rất ít khi xảy ra, thường là trường hợp
tập quán hình thành nên quy phạm jus cogens, ngay khi quy phạm jus cogens có
hiệu lực thì tất cả các điều ước quốc tế có nội dung trái với quy phạm jus cogens sẽ
chấm dứt hiệu lực. VD quy phạm “Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế” là quy phạm jus cogens mới hình thành từ năm 1945, trước
đó luật quốc tế cổ đại có quy phạm jus cogens về quyền được sử dụng chiến tranh
“Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền sử dụng sức mạnh vũ trang để giải quyết mọi
tranh chấp liên quan đến mình”)

– So sánh điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế:

Điều ước quốc tế Tập quán quốc tế

Cùng là nguồn cơ bản của luật quốc tế, có giá trị pháp lý ngang nhau

Thành văn Bất thành văn

Rõ ràng, minh bạch (vì phải trải


qua quá trình đàm phán giữa các
bên, thể hiện được ý chí của các
bên) Không rõ ràng, ít minh bạch

Hình thành nhanh chóng Rất lâu

Có thể dễ dàng sửa đổi, bổ sung Rất khó để thay đổi

Đã được thực tiễn kiểm nghiệm,


đã chứng tỏ sự phù hợp với thực
tiễn, khả năng ứng dụng rất cao
Câu hỏi: Khi gặp 1 vấn đề mà cả điều ước và tập quán đều điều chỉnh, mà điều
ước lại mâu thuẫn với tập quán, thì sẽ áp dụng thế nào ?
Trả lời: sẽ theo thỏa thuận của các bên, nếu 2 bên không thỏa thuận được thì sẽ ưu
tiên áp dụng điều ước. Vì điều ước có tính rõ ràng, minh bạch thể hiện được ý chí
của các bên.
Chú ý: ở đây hiểu là điều ước quốc tế được “ưu tiên sử dụng” chứ không phải điều
ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn.

3. Nguồn bổ trợ / Phương tiện bổ trợ nguồn của luật Quốc tế


a. Nguyên tắc PL chung
– là những nguyên tắc PL mà cả luật Quốc tế và luật quốc gia đều thừa nhận.

VD: gây thiệt hại thì phải bồi thường, luật không có giá trị hồi tố, không ai phải là
thẩm phán trong vụ việc của chính mình, …
b. Phán quyết của tòa án công lý quốc tế
– Tòa án công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ) có chức năng đưa
ra các kết luận tư vấn để các bên tham vấn, không mang tính chất cưỡng chế như
đối với tòa án trong quốc gia.

Phán quyết của tòa án quốc tế là đưa các các giải thích pháp luật để từ đó các bên
có thể căn cứ để áp dụng trong các tranh chấp.

– Các quốc gia và các chủ thể không có quyền yêu cầu Tòa án công lý đưa ra các
kết luận tư vấn, thẩm quyền yêu cầu thuộc về Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc

– Ngoài Tòa án công lý thì phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác cũng
được coi là nguồn bổ trợ. VD Tòa án Trọng tài La Hague về tranh chấp giữa
CHND Trung Hoa và CH Philippines năm 2016 về tranh chấp tại biển Đông. (tòa
án này được thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về luật Biển,
không giải quyết tranh chấp Trung Quốc và Philipin, mà Philipin yêu cầu Tòa
trọng tài giải thích thế nào là đảo, thế nào là đá, việc bồi đắp có làm thay đổi tính
chất các thực thể đó không, giải thích về đường lãnh hải, về chủ quyền về lãnh hải,
quyền lịch sử, …)

c. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ


Gồm 2 loại Nghị quyết:

– Loại có tính bắt buộc: có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các quốc gia thành
viên của tổ chức đó

– Loại mang tính khuyến nghị: VD nghị quyết về bảo vệ môi trường

d. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia


– Ví dụ: tiêu chuẩn về môi trường quốc tế hầu hết xuất phát từ tiêu chuẩn về môi
trường của các quốc gia phát triển, được các quốc gia khác học theo và được pháp
điển hóa, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế

e. Các học thuyết của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế
– VD: học thuyết về Tự do biển cả
– Các học thuyết được thừa nhận, được áp dụng trong thực tế, và được pháp điển
hóa, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế.

3. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

Câu hỏi trắc nghiệm: các câu khẳng định sau là Đúng / Sai:
(1) Chủ quyền quốc gia là yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia

(2) Trong 1 số trường hợp đặc biệt, cá nhân, pháp nhân có thể trở thành chủ thể của
luật Quốc tế

(3) Điều ước quốc tế chỉ có thể phát sinh hiệu lực sau khi các quốc gia tiến hành
thủ tục phê chuẩn

(4) Điều ước quốc tế chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia thành
viên mà không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với quốc gia thứ 3

(5) Quy phạm tùy nghi không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với chủ thể của luật
Quốc tế

Trả lời:
(1) Sai. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị, pháp lý tự nhiên, vốn có của
quốc gia, bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc
lập trong quan hệ quốc tế.

Bốn yếu tố cấu thành nên quốc gia gồm:

+ có lãnh thổ xác định

+ có dân cư ổn định

+ có bộ máy quyền lực NN (chính phủ)


+ có khả năng độc lập khi tham gia vào các quan hệ PL quốc tế

==> Do đó chủ quyền quốc gia không phải yếu tố cơ bản cấu thành nên quốc gia

(2) Sai. Một thực thể được coi là chủ thể của luật Quốc tế nếu thỏa mãn các yếu tố:

+ có tham gia vào các quan hệ PL quốc tế

+ có quyền và khả năng gánh vác nghĩa vụ quốc tế một cách độc lập

+ có khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh từ chính hành vi
của chủ thể đó

Mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân, pháp nhân có thể tham gia vào
quan hệ PL quốc tế, VD trong liên minh châu Âu thì công dân có quyền kiện bất
kỳ quốc gia nào bị coi là vi phạm nhân quyền, tuy nhiên cá nhân, pháp nhân này
không được coi là chủ thể của PL quốc tế vì không đảm bảo khả năng gánh vác
nghĩa vụ quốc tế một cách độc lập.

Chủ thể của luật Quốc tế bao gồm:

+ các quốc gia

+ các tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

+ một số chủ thể đặc biệt: Hồng Kông, Macau, Đài Loan, tòa thánh Vatican, …

(3) Sai. Theo Công ước Viên 1969 về điều ước quốc tế thì hiệu lực của điều ước
quốc tế do các bên thỏa thuận, có thể ngay sau khi ký đầy đủ, hoặc phải yêu cầu
được phê chuẩn / phê duyệt

(4) Sai. Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với
các bên là thành viên của điều ước mà không có hiệu lực đối với quốc gia thứ 3.
Tuy nhiên trong 1 số trường hợp đặc biệt, điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu
lực đối với bên thứ 3, bao gồm:

+ điều ước quốc tế tạo ra quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3 và được bên thứ 3 đồng
ý

+ điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan

+ điều ước quốc tế chứa đựng điều khoản tối huệ quốc

(5) Sai. Vì quy phạm tùy nghi trong luật quốc tế là những quy phạm PL có giá trị
pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể luật Quốc tế, nhưng trong giới hạn cho phép
thì các chủ thể có thể thỏa thuận và áp dụng khác.

Vấn đề 3: Các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế


I. Khái niệm
1. Định nghĩa
– Nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp
lý mang tính chủ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể
trong mọi lĩnh vực của đời sống PL quốc tế.

– Có 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:

+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

+ Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

+ Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế

+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt
servanda)

+ Nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết

+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

2. Đặc điểm
– Có tính mệnh lệnh bắt buộc chung: 7 nguyên tắc cơ bản này mang tính bắt buộc
đối với mọi chủ thể trong mọi lĩnh vực. Bảy nguyên tắc cơ bản này là thước đo tính
hợp pháp của tất cả các quy phạm PL khác cũng như tất cả các hành vi của các chủ
thể PL luật quốc tế. Luật quốc tế đề cao sự thỏa thuận, nhưng nếu sự thỏa thuận đó
vi phạm bất kỳ nguyên tức nào trong 7 nguyên tắc cơ bản này thì đều bị coi là vi
phạm nghiêm trong PL quốc tế.

– Có tính phổ cập: nội dung của các nguyên tắc cơ bản này được ghi nhận trong
hầu hết các điều ước quốc tế. Văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất ghi nhận 7
nguyên tắc này chính là Hiến chương Liên hợp quốc

– Có tính hệ thống: 7 nguyên tắc này có nội dung không độc lập với nhau, phải
thực hiện được nguyên tắc này thì mới thực hiện được nguyên tắc kia, và ngược
lại. Ví dụ nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc hòa
bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan chặt chẽ với nhau: muốn
dùng biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế thì phải đảm bảo
không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, và ngược lại.

II. Nội dung của các nguyên tắc cơ bản


1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
– Đây là 1 trong 2 nguyên tắc truyền thống được hình thành từ luật quốc tế cổ đại
(cùng với nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế), 5 nguyên
tắc còn lại được hình thành trong giai đoạn luật quốc tế hiện đại sau này.

– Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị, pháp lý tự nhiên, vốn có của quốc gia,
bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong
quan hệ quốc tế
– Ngay từ thời cổ đại, luật pháp quốc tế đã thừa nhận các quốc gia đều bình đẳng
về chủ quyền. Đến pháp luật quốc tế hiện đại thì bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia là nền tảng quan trọng nhất của quan hệ quốc tế hiện đại.

– Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của
mình, được ghi nhận trong Khoản 1 Điều 2 của Hiến chương: “Liên hợp quốc
được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành
viên”.
– Nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia:

+ các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

+ mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

+ mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác

+ sự toàn vẹn về lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch

+ mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh
tế, và văn hóa của mình

+ mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của
mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác

Chú ý: bình đẳng không phải là cào bằng, mà là bình đẳng tương ứng giữa quyền
và nghĩa vụ. Ví dụ 5 quốc gia trong Hội đồng bảo an LHQ có nhiều quyền hơn hẳn
các quốc gia khác, tuy nhiên họ cũng phải gánh vác những trách nhiệm vô cùng to
lớn, hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ đóng
góp lực lượng vũ trang để duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới,… Hơn
nữa khi tham gia các điều ước quốc tế, các thành viên đều cam kết tự nguyện chấp
hành điều ước ==> bình đẳng tự nguyện
– Ngoại lệ:

+ trường hợp các quốc gia bị hạn chế chủ quyền do có hành vi vi phạm nghiêm
trọng PL quốc tế. VD Irắc bị cấm vận xuất khẩu dầu mỏ, chỉ được đổi dầu lấy
lương thực (da xâm lược Coet); Triền Tiên bị cấm vận do vi phạm điều ước không
phổ biến vũ khí hạt nhân
Chú ý: việc hạn chế chủ quyền ở đây phải do Liên hợp quốc thực hiện (thông qua
Nghị quyết của LHQ), không phải là trường hợp 1 hay một số quốc gia áp dụng
lệnh trừng phạt với 1 quốc gia. VD Nga bị các nước phương Tây trừng phạt do
xâm lược Ucraina

+ trường hợp quốc gia tự hạn chế chủ quyền: đây là trường hợp quốc gia tuyên bố
trung lập. Có 2 loại trung lập:

 Trung lập tạm thời: tức là giữ thái độ trong lập trong 1 vụ việc cụ thể
 Trung lập vĩnh viễn: không tham gia vào bất kỳ tổ chức chính trị nào,
và trong tất cả các cuộc tranh chấp quốc tế thì không được bày tỏ
chính kiến, không được tham gia vào bất kỳ phe phái nào. Ví dụ Thụy
Sỹ là quốc gia trung lập. (tuy nhiên hiện nay đang có sự tranh cãi về
tính trung lập của Thụy Sỹ do Thụy Sỹ đã làm đơn xin gia nhập EU)

2. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
– Đây là nguyên tắc jus cogens mới được đưa vào luật quốc tế từ năm 1945. Trước
đó 1 nguyên tắc jus cogens từ luật quốc tế cổ đại là quyền được sử dụng chiến
tranh: “Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền sử dụng sức mạnh vũ trang để giải
quyết mọi tranh chấp liên quan đến mình”.

– Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương LHQ 1970: Tất cả các quốc gia thành viên
Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc
tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của
bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên
hợp quốc.
– Nội dung của nguyên tắc này:

+ cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy định của luật quốc tế

+ cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực

+ không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm
lược chống lại quốc gia thứ ba
+ không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi
khủng bố tại quốc gia khác

+ không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực
lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia
khác

– Dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực:

+ theo nghĩa trước đây là dùng sức mạnh vũ trang hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh
vũ trang để buộc quốc gia khác phải theo ý mình

+ theo nghĩa hiện đại: là dùng sức mạnh vũ trang và phi vũ trang như sức mạnh
kinh tế, chính trị, … để buộc quốc gia khác phải phục tùng mình

– Ngoại lệ:

+ khi quốc gia thực hiện quyền tự vệ hợp pháp

+ khi quốc gia sử dụng sức mạnh vũ trang để trừng phạt quốc gia có hành vi vi
phạm nghiêm trọng PL quốc tế theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ

+ các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết có quyền sử dụng sức mạnh vũ
trang để giành quyền dân tộc tự quyết của mình

Câu hỏi: Trường hợp 1 quốc gia tập trận sát biên giới một quốc gia khác thì có bị
coi là đe dọa dùng vũ lực ?
Trả lời: Không. Vì quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình
(tất nhiên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến láng giềng như không để đạn bay
sang lãnh thổ láng giềng). Trừ trường hợp 2 quốc gia đã thỏa thuận với nhau về
vùng biên giới phi quân sự (thường sau khi đàm phán phân chia lãnh thổ), khi đó
nếu tập trận trong vùng phi quân sự sẽ bị coi là đe dọa dùng vũ lực.
– Khi nào được tự vệ hợp pháp:

+ phải bị tấn công trước


+ hành vi tự vệ phải tương ứng với hành vi tấn công

+ ngay khi thực hiện hành vi tự vệ, quốc gia phải thông báo cho Hội đồng bảo an
LHQ, và hành vi tự vệ này phải chấm dứt ngay lập tức khi Hội đồng bảo an áp
dụng các biện pháp cần thiết tạm thời

3. Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế
– Tranh chấp quốc tế là những hoàn cảnh thực tế mà các quốc gia và các chủ thể
khác của luật Quốc tế có quan điểm mâu thuẫn trái ngược nhau, đồng thời có
những yêu cầu đòi hỏi về mặt lợi ích trái ngược nhau không thể dung hòa cần phải
được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở PL quốc tế

– Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ: Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc
giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không
tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý
– Nội dung của nguyên tắc: khi có tranh chấp quốc tế nảy sinh, các quốc gia có
nghĩa vụ phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Theo Hiến chương LHQ, các biện pháp hòa bình gồm: đàm phán, trung gian, hòa
giải, thông qua ủy ban điều tra, thông qua ủy ban hòa giải, thông qua cơ quan tài
phán quốc tế.

Chú ý: trong thực tế các quốc gia có thể sử dụng các biện khác miễn không phải là
sử dụng vũ lực, VD có thể sử dụng biện pháp môi giới để giải quyết tranh chấp
(giống với môi giới trong thương mại)

– Ngoại lệ: không có

——————

Ngày 30/08/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương
(tiếp bài trước)
4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
– Công việc nội bộ của quốc gia được hiểu là những công việc thuộc thẩm quyền
tự quyết của quốc gia. Nó không chỉ bao hàm các công việc trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, mà còn bao hàm các công việc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ nhưng thuộc
thẩm quyền tự quyết của quốc gia.

– Khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Hiến chương này hoàn toàn không cho
phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm
quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên
hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến
chương.”
– Nội dung:

+ cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia

+ cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
quốc gia khác phụ thuộc mình

+ cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền của quốc gia khác

+ cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác

+ tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

– Trên cơ sở chủ quyền, quốc gia có toàn quyền quyết định mọi việc đối nội, đối
ngoại của quốc gia mình, nhưng phải phù hợp với luật quốc tế, nhất là trong các
lĩnh vực nhân quyền, nhân đạo, kinh tế quốc tế, môi trường, …

– Ngoại lệ:

+ khi quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người
thì các quốc gia khác có quyền áp dụng các biện pháp nhằm can thiệp, bảo đảm các
quyền, giá trị chung của con người. VD năm 1979 tại Campuchia xảy ra nạn diệt
chủng ==> xâm phạm quyền cơ bản của con người (quyền được sống) nên quốc
gia khác có quyền can thiệp.

+ khi trong nội bộ quốc gia xảy ra các cuộc xung đột vũ trang mà các cuộc xung
đột này có nguy cơ lan rộng gây ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế thì
trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ, các quốc gia khác có quyền can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia đó

+ 1 quốc gia có quyền can thiệp vào nội bộ 1 quốc gia khác nếu quốc gia đó yêu
cầu

Chú ý: để xác định 1 quốc gia “có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản
của con người”, hiện nay luật quốc tế chưa có quy định rõ ràng ==> các quốc gia
có thể lợi dụng điểm này để can thiệp vào nội bộ của nước khác (dưới chiêu bài
“can thiệp nhân đạo”).

5. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt
servanda)
– Khoản 2 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương
này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên
mà có”
– Nội dung:

+ Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện 1 cách tận tâm, thiện
chí, trung thực, đầy đủ tất cả các cam kết quốc tế của mình, bao gồm:

 các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế có giá trị pháp lý ràng buộc đối
với quốc gia đó
 hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
 các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế mà quốc gia đó là 1 trong
các bên tranh chấp
+ Các quốc gia không được phép viện dẫn sự khác biệt giữa luật quốc tế và luật
quốc gia để từ chối thực hiện cam kết quốc tế của mình

+ Các quốc gia không được phép ký kết tham gia các điều ước quốc tế có nội dung
mâu thuẫn với các cam kết quốc tế mà quốc gia đã là thành viên
– Ngoại lệ:

+ khi 1 bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ điều ước thì bên còn lại có quyền viện
dẫn sự vi phạm đó để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình

+ khi xuất hiện sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan

+ khi xuất hiện quy phạm jus cogens mới có nội dung mâu thuẫn với các cam kết
quốc tế

6. Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết


– Nội dung: quyền dân tộc tự quyết bao gồm:

+ được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc
gia liên bang trên cơ sở tự nguyện

+ tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội

+ tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp của bên ngoài

+ quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu
tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả
giúp đỡ về quân sự

+ tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, tín
ngưỡng, điều kiện địa lý, …

– Ngoại lệ: không có

7. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác


– Các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh
tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên phạm vi quốc tế, cũng như duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả.

– Các quốc gia phải hành động phù hợp với nguyên tắc của LHQ, ngay cả các quốc
gia chưa phải thành viên của LHQ của phải tôn trọng các nguyên tắc này.

– Nội dung:

+ các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền
con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân
biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc

+ các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế xã hội văn
hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ các quốc gia thành viên LHQ phải thực hiện các hành động chung hay riêng
trong việc hợp tác với LHQ theo quy định của Hiến chương

+ các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học,
công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế
trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển

– Ngoại lệ: không có

Vấn đề 4: Dân cư trong luật quốc tế


I. Khái niệm dân sư
1. Định nghĩa
– Dân cư là tập hợp những người sinh sống và cư trú trong phạm vi lãnh thổ của 1
quốc gia xác định và chịu sự điều chỉnh của PL của quốc gia đó
2. Các bộ phận dân cư
– Căn cứ vào địa vị pháp lý (tức là quyền và nghĩa vụ), dân cư gồm 2 bộ phận:

+ Công dân

+ Người nước ngoài: là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại, người
nước ngoài gồm cả người không quốc tịch và người nhiều quốc tịch

– Người không quốc tịch sẽ không được quốc gia nào bảo hộ khi quyền và lợi ích
hợp pháp của họ bị xâm phạm ==> quốc tế cố gắng hạn chế người không quốc tịch

– Người nhiều quốc tịch sẽ đặt ra những vấn đề pháp lý giữa các quốc gia mà
người đó mang quốc tịch, ví dụ vấn đề thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều quốc gia
sẽ rất phức tạp, hoặc khi người có 2 quốc tịch A và quốc tịch B mà phạm tội ở
quốc gia A, khi đó liệu quốc gia B có quyền bảo hộ không ? ==> các quốc gia hợp
tác với nhau để hạn chế tình trạng người nhiều quốc tịch

II. Một số vấn đề pháp lý về quốc tịch cá nhân


1. Định nghĩa
– Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý 2 chiều giữa cá nhân và NN thể hiện ở tổng thể
các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân và NN đó. Các quyền và nghĩa vụ này được
ghi nhận trong PL và được PL bảo đảm thực hiện

2. Đặc điểm của quốc tịch cá nhân


– Có tính ổn định và bền vững cả về không gian và thời gian:

+ về không gian: việc di chuyển về mặt địa lý (ra ngoài quốc gia mình mang quốc
tịch) không làm mất quốc tịch của mình

+ về thời gian: thông thường quốc tịch có từ khi mới sinh ra cho đến khi chết đi

– Mang tính cá nhân sâu sắc: quốc tịch chỉ là của cá nhân, không thể cho, tặng
quốc tịch
– Thể hiện mối liên hệ pháp lý 2 chiều giữa cá nhân và NN: quyền của cá nhân là
nghĩa vụ của NN và nghĩa vụ của cá nhân là quyền của NN

– Được điều chỉnh bởi cả hệ thống PL quốc tế và hệ thống PL quốc gia:

+ luật quốc gia quy định quyền và nghĩa vụ của công dân

+ luật quốc tế ghi nhận những quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người mà luật
quốc gia phải tuân theo, luật quốc tế cố gắng hạn chế người không quốc tịch hoặc
nhiều quốc tịch

3. Các trường hợp xác lập quốc tịch cá nhân


a. Hưởng quốc tịch do sinh ra
– Là việc xác định quốc tịch cho trẻ em ngay từ chúng mới chào đời dựa theo 1
trong các nguyên tắc sau:

+ nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis): đứa trẻ sinh ra sẽ mang quốc tịch của cha
hoặc mẹ mà không phụ thuộc vào việc sinh ra ở quốc gia nào. VD Trung Quốc, các
quốc gia ở châu Âu

+ nguyên tắc nơi sinh (jus soli): đứa trẻ sinh ra tại lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang
quốc tịch của quốc gia đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ chúng. VD
các quốc gia ở châu Mỹ La Tinh như Mỹ, Mexico, Braxin

+ nguyên tắc hỗn hợp: áp dụng cả nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh
theo trình tự nhất định theo từng trường hợp để xác định quốc tịch. Đây là nguyên
tắc được phần lớn các quốc gia áp dụng, VN cũng áp dụng phương pháp này để
xác định quốc tịch (cơ sở pháp lý là Điều 14-18 Luật Quốc tịch 2008)

Câu hỏi: bà mẹ người Trung Quốc đi du lịch sang Hoa Kỳ và sinh con ở Hoa Kỳ
thì đứa trẻ sinh ra sẽ mang quốc tịch nào ?
Trả lời: trường hợp này đứa trẻ sẽ mang đồng thời 2 quốc tịch: quốc tịch Trung
Quốc theo nguyên tắc huyết thống, và quốc tịch Hoa Kỳ theo nguyên tắc nơi sinh
Câu hỏi: Bà mẹ Hoa Kỳ sinh con tại Trung Quốc, đứa trẻ sinh ra sẽ mang quốc
tịch nào ?
Trả lời: trường hợp này đứa trẻ sẽ không có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào
b. Hưởng quốc tịch do xin vào quốc tịch
– Có các trường hợp:

+ gia nhập quốc tịch: xuất phát từ ý chí nguyện vọng của cá nhân, làm đơn xin gia
nhập quốc tịch theo quy định của luật quốc gia.

Điều kiện để người nước ngoài được gia nhập quốc tịch VN: (theo Điều 19 luật
Quốc tịch 2008):

 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt
Nam
 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống,
phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam
 Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam
 Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin
nhập quốc tịch Việt Nam
 Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam
+ phụ nữ kết hôn với người nước ngoài: xuất phát từ quan điểm của các nước Hồi
giáo và từ thời phong kiến, khi phụ nữ kết hôn với người nước ngoài thì sẽ mang
quốc tịch của người chồng. Tuy nhiên một số quốc gia khác lại quy định việc kết
hôn với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch của phụ nữ. Công ước
1957 về quốc tịch của phụ nữ khi lấy chồng đã quy định phụ nữ có địa vị pháp lý
bình đẳng với nam giới trong việc giữ hoặc thay đổi quốc tịch khi kết hôn (tức là
người phụ nữ có quyền lựa chọn giữ quốc tịch của mình hoặc theo quốc tịch của
chồng), và việc thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời kỳ hôn nhân không
làm thay đổi quốc tịch của người vợ.

Chú ý: việc gia nhập quốc tịch bằng cách kết hôn với người nước ngoài sẽ không
cần phải chứng minh đầy đủ các điều kiện như trong trường hợp xin gia nhập quốc
tịch (như không cần phải chứng minh biết tiếng của đất nước đó, không cần phải
cư trú một khoảng thời gian, không cần phải có khả năng bảo đảm cuộc sống)
+ được người nước ngoài nhận làm con nuôi: các quốc gia có quy định khác nhau:

 Nhận con nuôi trọn vẹn: khi trẻ em được người nước ngoài nhận làm
con nuôi thì sẽ mất quốc tịch gốc và có quốc tịch của cha mẹ nuôi
 Nhận con nuôi từng phần: khi trẻ em được người nước ngoài nhận làm
con nuôi thì sẽ tạm thời mất quốc tịch gốc và gia nhập quốc tịch cha
mẹ nuôi đến năm 18 tuổi, thì sẽ do đứa trẻ quyết sẽ tiếp tục quốc tịch
của cha mẹ nuôi hay trở về quốc tịch gốc
VN quy định nhận con nuôi từng phần (luật Nuôi con nuôi 2010)

c. Hưởng quốc tịch do sự lựa chọn


– Thường đặt ra khi có sự chia tách, sáp nhập, hợp nhất lãnh thổ quốc gia, khi đó
cá nhân có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình theo quyền dân tộc tự quyết.

d. Hưởng quốc tịch do sự phục hồi


– Là trường hợp khôi phục lại quốc tịch cho người đã mất quốc tịch vì lý do nào
đó.

VD: phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, gia nhập quốc tịch của chồng, sau đó ly
hôn và hồi hương về nước, và xin quay trở lại quốc tịch cũ.

VD: Việt kiều do không đăng ký giữ quốc tịch nên bị mất quốc tịch, sau đó xin gia
nhập quốc tịch trở lại

– Thủ tục và điều kiện hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch đơn giản hơn so
với người xin gia nhập quốc tịch lần đầu

e. Hưởng quốc tịch do được thưởng quốc tịch


– Là hành vi của cơ quan NN có thẩm quyền thưởng cho người có công trạng lớn
với quốc gia mình

Chú ý: quốc gia muốn thưởng quốc tịch cho cá nhân thì phải được sự đồng ý của
cá nhân đó

– Sau khi cá nhân được thưởng quốc tịch, hệ quả pháp lý có 2 trường hợp:

+ cá nhân đó di chuyển đến quốc gia đó và trở thành công dân thực thụ của quốc
gia đó

+ chỉ nhận quốc tịch đó với tư cách là công dân danh dự


Câu hỏi:
(1) Phân biệt giữa quốc tịch cá nhân và quốc tịch của phương tiện bay và tàu
thuyền

(2) Chỉ ra trường hợp đã được thưởng quốc tịch và trường hợp VN tước quốc tịch
cá nhân

Trả lời (tự trả lời):


(1) Phân biệt quốc tịch cá nhân và quốc tịch của phương tiện bay và tàu thuyền:

Quốc tịch của phương tiện bay và tàu


Quốc tịch cá nhân thuyền

Giống nhau:
+ Đều được quốc gia có quốc tịch bảo hộ

+ Đều có tính ổn định về không gian

+ Đều có thể chuyển sang quốc tịch khác

Khi sản xuất xong phải đăng ký quốc


tịch (của quốc gia sản xuất hoặc quốc
Khi sinh ra đã có quốc tịch gia mua phương tiện đó)

Có thể có nhiều quốc tịch Chỉ có 1 quốc tịch duy nhất

Có thể bị quốc gia tước quốc


tịch Không bị tước quốc tịch
(2) Trường hợp người nước ngoài đầu tiên được thưởng quốc tịch VN là ông
André Marcel Menras, người Pháp, vì đã đấu tranh phản đối Pháp, Mỹ gây chiến
tranh ở VN, lấy tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, và đã được thưởng quốc tịch
VN năm 2009.

Hiện tại chưa ghi nhận trường hợp công dân VN nào bị tước quốc tịch.
——————-

Ngày 01/09/2016
Giảng viên: cô Phạm Hồng Hạnh

(tiếp bài trước)


4. Các trường hợp chấm dứt quốc tịch cá nhân
a. Xin thôi quốc tịch
– Những trường hợp chưa được phép thôi quốc tịch:

+ cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với quốc gia. VD cá nhân phải thi
hành 1 bản án dân sự của Tòa án trong đó có việc trả nợ; hoặc cá nhân là giám đốc
1 doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó nợ tiền bảo hiểm của người lao động

+ cá nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chấp hành
hình phạt tù.

+ cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự

– Ngoài ra còn có các trường hợp:

+ cá nhân làm việc trong những cơ quan có liên quan đến quốc phòng, an ninh thì
không được phép xin thôi quốc tịch

– Việc thôi quốc tịch xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của cá nhân, cá nhân thể
hiện điều đó bằng cách làm đơn xin thôi quốc tịch gửi cơ quan NN có thẩm quyền,
khi được phê duyệt thì sẽ không còn là công dân của quốc gia đó.

b. Bị tước quốc tịch


– Là chế tài áp dụng đối với các cá nhân trong trường hợp:

+ cá nhân đang cư trú, sinh sống ở nước ngoài có hành vi vi phạm PL quốc gia,
không còn xứng đáng là công dân nữa. Thường là trường hợp bị buộc tội phản bội
tổ quốc.

+ người nước ngoài có hành vi gian dối để được nhập quốc tịch quốc gia
c. Đương nhiên mất quốc tịch
– Một số quốc gia quy định: nếu công dân nước mình mà làm việc trong cơ quan
của nước ngoài, đặc biệt làm việc trong các đơn vị lực lượng vũ trang của nước
ngoài thì sẽ đương nhiên bị mất quốc tịch quốc gia. Việt Nam không quy định
trường hợp này.

– Ở VN, cá nhân chỉ đương nhiên mất quốc tịch khi chết

5. Các trường hợp đặc biệt về quốc tịch


a. Người có 2 hay nhiều quốc tịch
– Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của 1 cá nhân đồng thời có quốc
tịnh của từ 2 quốc gia trở lên

– Nguyên nhân:

+ do sự khác biệt về PL quốc tịnh giữa các quốc gia. Ví dụ ở VN xác định quốc
tịch theo nguyên tắc huyết thống, còn Hoa Kỳ theo nguyên tắc nơi sinh, khi đó nếu
một cặp vợ chồng người VN sang Mỹ làm việc và sinh con ở Mỹ thì đứa trẻ sinh ra
sẽ có 2 quốc tịch VN và Mỹ

+ do 1 người đã có quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch gốc. Hầu hết các nước
đều yêu cầu người nước ngoài muốn gia nhập quốc tịch nước mình thì phải thôi
quốc tịch gốc, tuy nhiên một số nước (như Canada) không yêu cầu người nước
ngoài phải thôi quốc tịch gốc khi gia nhập quốc tịch ==> có hiện tượng 2 quốc tịch

Câu hỏi: Tại sao hầu hết các nước ở châu Âu lại xác định quốc tịch theo nguyên
tắc huyết thống, trong khi hầu hết các nước châu Mỹ lại xác định quốc tịch theo
nguyên tắc nơi sinh ?
Trả lời: do yếu tố lịch sử. Châu Âu là lục địa già, bao gồm các quốc gia lâu đời,
diện tích lại nhỏ (trừ Nga), nên ở châu Âu rất coi trọng huyết thống. Còn châu Mỹ
gồm toàn các quốc gia trẻ (chỉ mới hơn 200 năm tuổi), lại có diện tích lớn, dân cư
hầu hết do di cư từ các quốc gia khác đến, nên các nước châu Mỹ rất muốn dân cư
trở nên đông đúc
– Hệ quả pháp lý: dẫn đến sự xung đột về thẩm quyền bảo hộ giữa các quốc gia.
VD trường hợp cá nhân có 2 quốc tịch khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
tại quốc gia thứ 3, thì về nguyên tắc cả 2 quốc gia đó đều có quyền bảo hộ công
dân của mình, khi đó quốc gia thứ 3 phải lựa chọn quốc gia nào được quyền bảo hộ
cho cá nhân đó.

VD cá nhân có 2 quốc tịch, đang ở trong 1 quốc gia mà vi phạm PL quốc gia đó,
khi đó có cho phép nước còn lại bảo hộ không ? Năm 1990, 1 công dân VN đã xin
gia nhập quốc tịch Canada, người đó có 2 quốc tịch VN và Canada, khi từ Canada
về VN thì tại cửa khẩu, bị công an VN phát hiện hành lý có ma túy, người này lập
tức liên hệ với đại sứ quán Canada để xin được bảo hộ, chính phủ Canada yêu cầu
dẫn độ người này về Canada xét xử. Khi đó nếu VN đồng ý để dẫn độ về Canada
thì sẽ vi phạm luật VN đối với công dân VN phạm tội trên lãnh thổ VN, còn nếu
không đồng ý dẫn độ thì sẽ gây căng thẳng giữa 2 nước.

Công ước La-hay quy định: Một quốc gia không được đưa ra yêu cầu bảo hộ đối
với 1 cá nhân có 2 hay nhiều quốc tịch nếu người đó có hành vi chống lại 1 trong
các nước mà người đó là công dân.
==> VN đã viện dẫn Công ước La-hay để từ chối yêu cầu bảo hộ của Canada và
vẫn xét xử theo luật pháp VN. Tuy nhiên việc này đã gây ra căng thẳng giữa VN
và Canada trong 1 thời gian.

– Cách giải quyết tình trạng người nhiều quốc tịch:

+ cho phép người có 2 hay nhiều quốc tịch lựa chọn 1 quốc tịch trong số các quốc
tịch người đó đang có, khi đó chỉ quốc gia được chọn mới được bảo hộ

+ áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để xác định quốc tịch: quốc gia thứ 3 sẽ
xác định 1 người có 2 hay nhiều quốc tịch chỉ có 1 quốc tịch căn cứ vào thời gian
cư trú (thời gian cư trú ở đâu lâu hơn sẽ chọn quốc tịch đó), trường hợp cư trú ở 2
quốc gia ngang nhau thì sẽ căn cứ vào mối quan hệ gắn bó nhất. (căn cứ để xác
định mối quan hệ gắn bó nhất: vợ con mang quốc tịch nước nào thì nước đó là gắn
bó nhất, công việc làm ăn chủ yếu diễn ra ở nước nào thì nước đó là gắn bó nhất)
– VN quy định “Công dân VN là người có 1 quốc tịch VN” (Điều 4 luật Quốc tịch
2008), tuy nhiên đến năm 2014 thì sửa đổi theo nguyên tắc 1 quốc tịch mềm dẻo,
theo đó quy định 2 trường hợp công dân VN được có thêm quốc tịch khác:

+ người VN định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi
quốc tịch VN
+ người nước ngoài gia nhập quốc tịch VN nếu được Chủ tịch nước cho phép thì
không phải từ bỏ quốc tịch gốc.

Câu hỏi: Tại sao VN lại quy định mềm dẻo như vậy ?
Trả lời:
+ với trường hợp đầu, “người VN định cư ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch nước
ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch VN”, trước đây có quy định người VN định cư ở
nước ngoài khi gia nhập quốc tịch nước đó thì phải đến đại sứ quán VN để xin
đăng ký giữ quốc tịch, tuy nhiên rất ít người đến xin đăng ký giữ quốc tịch (chủ
yếu do không biết thông tin), nên đến năm 2014 đã bỏ quy định này.

Việc quy định như vậy có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, theo đó phù hợp với chủ
trương “người VN định cư ở nước ngoài là 1 bộ bộ phận không thể tách rời của
dân tộc VN”, vì người VN định cư ở nước ngoài chủ yếu ở Mỹ và Canada sau biến
cố 1975 vì lý do chính trị chứ không phải vì ý chí và nguyện vọng của họ. Ngoài ra
về mặt kinh tế, khi quy định người VN định cư ở nước ngoài vẫn là công dân VN
dù đã gia nhập quốc tịch khác thì đó sẽ là “mỏ vàng” để thu hút đầu tư, thu hút
ngoại tệ về VN.

+ với trường hợp hai, quy định như vậy là để thu hút nhân tài đến với VN với
mong muốn đóng góp để xây dựng và phát triển VN nhưng vẫn muốn giữ quốc
tịch gốc. VD trường hợp thủ môn Phan Văn Santot người Braxin được Chủ tịch
nước đồng ý cho gia nhập quốc tịch VN nhưng vẫn giữ quốc tịch gốc là Braxin, và
cầu thủ này đã là thủ môn của đội tuyển bóng đá quốc gia VN.

b. Người không quốc tịch


– Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của 1 cá nhân không mang quốc tịch của
bất kỳ quốc gia nào

– Nguyên nhân:

+ do trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia chỉ áp dụng nguyên tắc quyền huyết
thống mà cha mẹ là người không quốc tịch

+ do 1 người đã mất quốc tịch cũ (đã xin thôi quốc tịch, hoặc bị tước quốc tịch)
nhưng chưa có quốc tịch mới
– Hệ quả của tình trạng không quốc tịnh: người không quốc tịch sẽ không nhận
được sự bảo hộ của bất kỳ quốc gia nào khi quyền và lợi ích bị xâm hại

– Cách thức giải quyết:

+ áp dụng cả nguyên tắc quyền huyết thống và quyền nơi sinh của trẻ em (như VN
đã áp dụng)

+ cho phép người không quốc tịch được nhập quốc tịch của quốc gia sở tại khi thỏa
mãn các quy định của luật quốc gia.

VD với người Campuchia chạy trốn khỏi nạn diệt chủng Pon Pot những năm 1970
sang VN, đã sinh sống tại VN suốt từ đó đến nay, không muốn trở về Campuchia,
và VN đã tạo điều kiện cho những người này gia nhập quốc tịch VN.

VD: các cô gái VN (chủ yếu ở miền tây) lấy chồng nước ngoài (Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan), mà những nước này bắt buộc chỉ có 1 quốc tịch nên phải xin thôi
quốc tịch VN. Nhưng sau một thời gian không chịu được khổ (do hầu hết những
người sang VN lấy vợ đều là người nghèo, hoặc có vấn đề về thần kinh) nên trốn
về. Những cô gái này chưa có quốc tịch của quốc gia của chồng, nhưng đã mất
quốc tịch VN, do đó trở thành diện không có quốc tịch.

IV. Bảo hộ công dân


1. Định nghĩa
– Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân là tất cả các hoạt động do cơ quan NN có thẩm
quyền của quốc gia thực hiện để tạo mọi điều kiện cho công dân của mình trong
quá trình cư trú, sinh sống ở nước ngoài.

Ví dụ: 1 người VN ở nước ngoài muốn nhận con nuôi, anh ta sẽ đến cơ quan lãnh
sự của VN để đăng ký

1 nam 1 nữ người VN sang Singapo du học và đăng ký kết hôn tại Singapo, họ sẽ
đến đâu để đăng ký kết hôn ? ==> họ sẽ đến cơ quan lãnh sự của VN tại Singapo
để đăng ký kết hôn
Chú ý: cơ quan lãnh sự có thể là Lãnh sự quán tại địa phương, hoặc Phòng Lãnh sự
trong Đại sứ quán
– Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền
nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình ở nước ngoài
khi các quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm hại.

VD: 1 công dân VN sang Thái Lan du lịch, bị lấy trộm hành lý, mất toàn bộ tiền
bạc, tư trang và giấy tờ, thì anh ta có thể đến cơ quan có thẩm quyền của VN tại
Thái Lan để yêu cầu trợ giúp. Thông thường thì công dân đó sẽ được cấp lại giấy
tờ cần thiết để về nước và 1 khoản tiền, và yêu cầu cơ quan chức năng tại Thái Lan
khẩn trương tìm ra thủ phạm đã xâm hại công dân nước mình.

2. Thẩm quyền bảo vệ công dân


– Thẩm quyền bảo hộ ở trong nước: cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm bảo hộ
công dân ở nước ngoài là Bộ Ngoại giao

– Thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: cơ quan lãnh sự (Tổng lãnh sự / Lãnh sự
quán), hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán)

Chú ý: việc xin cấp Visa để vào 1 quốc gia thì sẽ do Cơ quan lãnh sự của quốc gia
đó cấp (trường hợp đến Đại sứ quán xin cấp thì thực chất là đến Phòng lãnh sự của
Đại sứ quán)
3. Điều kiện bảo hộ công dân
– Công dân được quốc gia bảo hộ khi

+ Người được bảo hộ phải có quốc tịch quốc gia đó

+ Khi quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại

Chú ý: quốc gia chỉ bảo hộ cho công dân của quốc gia mình, ngoại trừ các nước
trong Liên minh châu Âu (EU), khi công dân của 1 nước trong EU bị xâm hại
quyền và lợi ích tại 1 quốc gia khác thì có thể đến cơ quan lãnh sự của bất kỳ quốc
gia nào trong EU đặt tại quốc gia đó để xin bảo hộ. VD công dân Pháp đi du lịch ở
Trung Quốc bị xâm hại, thì có thể đến lãnh sự quán của Pháp, hay của Đức, Anh,
Bỉ, Hà Lan, … để xin bảo hộ
4. Biện pháp bảo hộ công dân
– Về nguyên tắc, các biện pháp bảo hộ công dân phải là các biện pháp ngoại giao
và không liên quan đến sử dụng vũ lực.
VD: chợ Vòm của người VN ở Nga bị cháy, thì ngay lập tức cơ quan lãnh sự VN ở
Nga đến thăm hỏi, trợ cấp, và yêu cầu cơ quan chức năng của Nga khẩn trương tìm
nguyên nhân và khắc phục hậu quả.

VD: khi chiến tranh bùng nổ ở Liby năm 2010, có đến 10.000 người VN đang lao
động ở Liby, và cơ quan lãnh sự VN tại Liby đã thuê máy bay để đưa người VN về
nước.

Chú ý: Có quan điểm cho rằng nếu đã dùng tất cả các biện pháp ngoại giao mà vẫn
không giải quyết được thì có thể sử dụng vũ lực. Đó là trường hợp năm 1979, khi
phong trào chống phương Tây tại Iran đang dâng cao, một nhóm sinh viên Iran quá
khích đã bao vây Đại sứ quán Mỹ tại Teheran và có hành vi muốn xâm hại những
người Mỹ trong đại sứ quán. Ngay lập tức Mỹ đã sử dụng các biện pháp ngoại giao
cần thiết để yêu cầu chính quyền sở tại bảo vệ người Mỹ trong đại sứ quán, tuy
nhiên Iran đã không làm gì, thậm chí còn khuyến khích cách sinh viên quá khích.
Và kết quả là Mỹ đã điều lực lượng quân đội đến tấn công những kẻ bao vây và
đưa những người Mỹ tại tòa đại sứ về nước.
Hiện nay, quốc tế vẫn tranh luận về vấn đề này. Một phe (gồm Nga và mốt số ít
quốc gia khác) cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được sử dụng vũ
lực vì nó sẽ vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Phe
còn lại (hầu hết các quốc gia) cho rằng nếu đã sử dụng tất cả các biện pháp ngoại
giao cần thiết mà vẫn không giải quyết được thì có thể sử dụng vũ lực. Tuy nhiên
ngay cả Nga cũng vi phạm tuyên bố của mình, đó là vào năm 2014, khi có chính
biến tại Ucraina, Nga đã đưa quân đội vào bán đảo Crume lúc đó vẫn thuộc
Ucraina với lý do để bảo vệ cho người Nga và người nói tiếng Nga ở Crume, việc
Nga đưa quân đội vào lãnh thổ nước khác là vi phạm luật quốc tế.

Chú ý: việc bảo hộ công dân tuy tuân theo luật quốc tế nhưng mức độ hiệu quả phụ
thuộc rất nhiều vào mối quân hệ giữa 2 quốc gia, và vị thế của quốc gia bảo hộ
công dân của mình.
Ví dụ, trong những năm 2000, nước Nga có nạn “đầu trọc” có tư tưởng bài ngoại
rất cực đoan, 1 công dân VN sang Nga du học và bị bọn “đầu trọc” giết. Đại sứ
quán VN tại Nga đã giúp đỡ để thân nhân người bị hại đưa xác nạn nhân về VN an
táng, đồng thời yêu cầu phía Nga nhanh chóng tìm ra thủ phạm và đưa ra xét xử. Ở
phiên xét xử thứ nhất, bồi thẩm đoàn tuyên nhóm “đầu trọc” đó vô tội. Đại sứ quán
VN tại Nga phản đối quyết định này, bộ Ngoại giao VN cũng gửi công hàm phản
đối và yêu cầu phía Nga xét xử lại. Ở phiên phúc thẩm, bồi thẩm đoàn vẫn tuyên
vô tội với nhóm “đầu trọc”, do phúc thẩm là chung thẩm (giống luật VN) nên phía
VN không thể làm được gì hơn, chấp nhận nhìn kẻ phạm tội không bị trừng phạt.
Trong trường hợp này, nếu nạn nhân không phải là người VN mà là người Mỹ, hay
thuộc EU thì kết quả phiên tòa có thể sẽ rất khác.

V. Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài


– Người nước ngoài đồng thời chịu sự điều chỉnh đồng thời của:

+ pháp luật quốc gia sở tại: xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia có toàn
quyền đối với mọi cá nhân trong lãnh thổ của mình

+ pháp luật quốc gia mà người đó mang quốc tịch: xuất phát từ tính bền vững và
ổn định về không gian của quốc tịch, nên công dân dù có đi đâu cũng được hưởng
quyền và nghĩa vụ của quốc gia mà mình mang quốc tịch

+ pháp luật quốc tế

1. Chế độ đối xử quốc gia (NT – National Treatment)


– Là chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, theo đó người nước ngoài được
hưởng các quyền và nghĩa vụ ngang bằng với công dân của nước sở tại trong hầu
hết các lĩnh vực, chủ yếu liên quan đến các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (tức là
bao gồm chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa)

– Thông thường chỉ có một số hạn chế như không được bầu cử, ứng cử, không
được tuyển dụng làm công chức, không được tham gia vào các lĩnh vực như quân
sự, an ninh, cơ yếu, Tổng giám đốc các đài phát thanh, truyền hình, Tổng biên tập
các báo, tạp chí…

Chú ý: trước đây, ở các điểm du lịch (như Văn miếu Quốc tử giám, đền Ngọc sơn)
có bán vé tham quan cho người VN riêng vào người nước ngoài riêng (giá cao
hơn), như vậy là vi phạm chế độ đối xử công bằng với người nước ngoài như với
công dân trong nước. (sau này đã bỏ việc bán vé riêng cho người nước ngoài)
– Đây là chế độ đương nhiên theo thông lệ quốc tế mà không cần bất cứ sự thỏa
thuận nào.
2. Đối xử tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation)
– Là chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, theo đó quốc gia sở tại phải dành
cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ nước mình những quyền và ưu đãi
mà quốc gia đang dành cho thể nhân, pháp nhân của bất kỳ quốc gia nào khác trên
cơ sở thỏa thuận của các bên.

– Thông thường chế độ đối xử tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực
thương mại và hàng hải. VD các nước ASEAN hình thành khu vực kinh tế có điều
khoản tối huệ quốc, khi đó nếu VN dành cho hàng nông sản của Lào thuế suất
nhập khẩu 0% thì cũng sẽ phải dành cho 8 nước còn lại thuế suất nhập khẩu 0%

– Mục đích của tối huệ quốc là để tạo ra sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa người
nước ngoài với nhau đang cư trú trên lãnh thổ 1 quốc gia, nhờ đó thương mại được
phát triển

==> trong WTO thì tối huệ quốc và đối xử quốc gia là 2 nguyên tắc của sự bình
đẳng và tự do hóa thương mại

– Ngoại lệ:

+ ưu đãi phân chia theo đặc thù quốc gia. Ví dụ: VN và EU ký hiệp định thương
mại, trong đó EU dành cho giày dép da VN thuế nhập khẩu ưu đãi là 2%, trong khi
đó thì cả EU, VN, và Mỹ đều là thành viên của WTO mà trong đó có điều khoản
về tối huệ quốc với nội dung “mỗi bên ký kết phải dành cho bên ký kết kia sự đối
xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử đã dành cho thể nhân, pháp nhân của
bất kỳ bên thứ 3 nào khác”. Khi đó thì EU cũng sẽ phải dành cho Mỹ mức thuế
nhập khẩu giầy dép da từ Mỹ là 2%. Tuy nhiên EU viện dẫn do VN là quốc gia có
trình độ phát triển thấp nên EU dành cho VN chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, và
Mỹ là nước có trình độ phát triển cao, nên không thể đòi hỏi được đối xử như đối
với VN.
+ thỏa thuận của các quốc gia khi kết kết các thỏa thuận thương mại khu vực. Ví
dụ: VN và Trung Quốc ký hiệp định thương mại có điều khoản tối huệ quốc, và
theo điều khoản này thì nếu VN dành mức thuế nhập khẩu cho hàng hóa từ bất kỳ
nước nào như thế nào thì cũng sẽ phải dành cho hàng hóa từ Trung Quốc mức thuế
đó. Nhưng VN và 9 nước Asean đều là thành viên của khu vực tự do Asean, và đã
thỏa thuận có thể dành cho các nước Asean những ưu đãi đặc biệt mà không dành
cho các nước ngoài Asean. Do đó VN có thể dành mức thuế nhập khẩu cho hàng
hóa từ Asean thấp hơn mức thuế nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc.

3. Đối xử đặc biệt


– Là chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài, theo đó người nước ngoài được
hưởng các quyền mà ngay cả công dân nước sở tại cũng không được hưởng, và
không phải gánh chịu trách nhiệm mà trong tình huống tương tự công dân nước sở
tại vẫn phải gánh chịu trách nhiệm.

– Chế độ này chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực ngoại giao – lãnh sự

VD: đại sứ các nước được hưởng các quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự, hình sự
(như được miễn kiểm tra hành lý khi đi máy bay, nhập cảnh, xuất cảnh)

Chú ý: Cư trú chính trị không phải là chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài.
Bản chất của cư trú chính trị là việc 1 quốc gia cho phép người nước ngoài đang bị
truy đuổi tại nước mà họ là công dân vì họ có quan điểm về chính trị, tôn giáo, văn
hóa, … không liên quan đến vi phạm PL của nước đó, được cư trú trên lãnh thổ
nước mình. Mục đích của chế định cư trú chính trị là tạo điều kiện cho những
người đấu tranh vì hòa bình, vì dân chủ, … bị truy đuổi ở nước sở tại được cư trú
trên lãnh thổ nước mình. Khi đã cho phép 1 người cư trú chính trị, thì quốc gia đó
không có nghĩa vụ phải dẫn độ người đó về quốc gia mà người đó là công dân.
Chú ý: người xin cư trú chính trị phải không được vi phạm luật pháp tại quốc gia
mà họ là công dân, nếu không thì quốc gia nhận cư trú chính trị sẽ phạm vào
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác của luật quốc tế.
Việc quốc gia đồng ý hay từ chối cho công dân nước khác cư trú chính trị hoàn
toàn là quyền của quốc gia đó.

——————-

Ngày 06/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

Vấn đề 5: Lãnh thổ


I. Khái niệm
1. Định nghĩa
– Lãnh thổ được hiểu là toàn bộ vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất và
vùng khoảng không vũ trụ.

2. Phân loại
– Căn cứ vào quy chế pháp lý, chia thành:

+ lãnh thổ quốc gia: thuộc chủ quyền quốc gia

+ lãnh thổ quốc tế: không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia
nào, gồm vùng biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng trời quốc
tế, vùng đáy biển quốc tế, châu Nam cực, vùng khoảng không vũ trụ (gồm mặt
trăng và các hành tinh). Tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế
đều có quyền bình đẳng sử dụng lãnh thổ quốc tế vào mục đích hòa bình và phát
triển. Điều này đã được luật hóa thành các ngành luật trong luật quốc tế như
Nguyên tắc tự do biển cả (trong Luật biển quốc tế), Nguyên tắc tự do bay vào vùng
trời quốc tế ( trong Luật hàng không quốc tế), Nguyên tắc không thiết lập chủ
quyền quốc gia đối với khoảng không vũ trụ (trong Luật vũ trụ quốc tế), …

+ lãnh thổ có quy chế hỗn hợp: là vùng lãnh thổ không phải của quốc gia nào,
nhưng cũng không phải là lãnh thổ quốc tế, gồm có: vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa (quốc gia được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng lãnh thổ
này). Quy chế pháp lý của vùng lãnh thổ này được xác định hỗn hợp theo cả luật
quốc gia và luật quốc tế (luật biển quốc tế)

+ lãnh thổ quốc gia được sử dụng quốc tế: là những bộ phận của lãnh thổ quốc gia
nhưng do sự đặc thù về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, nên được quốc tế hóa một
phần nhằm phục vụ cho lợi ích quốc tế, bao gồm các kênh đào quốc tế, sông quốc
tế, eo biển quốc tế

II. Lãnh thổ quốc gia


1. Định nghĩa
– Lãnh thổ quốc gia được hiểu là toàn bộ vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng
lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối hay riêng biệt của quốc gia.
2. Cấu trúc lãnh thổ quốc gia
a. Vùng đất
– Là toàn bộ đất liền lục địa, các đảo và hải đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn và
tuyệt đối của quốc gia.

b. Vùng nước
– Bao gồm 2 vùng:

+ vùng nội thủy

+ vùng lãnh hải

Chú ý: vùng nước nội địa như ao, hồ, sông, ngòi do nằm hoàn toàn trong vùng đất
của lãnh thổ nên quy chế pháp lý được gộp chung với quy chế của vùng đất.
Do đó vùng nước nói đến ở đây là vùng biển.

– Ngoài ra còn có vùng nước biên giới là các sông, suối biên giới, mà các quốc gia
thỏa thuận sử dụng sông suối đó làm đường ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia,
quy chế pháp lý của vùng nước biên giới sẽ theo thỏa thuận riêng giữa các quốc
gia.

b.1. Vùng nội thủy


– Định nghĩa: Nội thủy là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường cơ sở để tính
bề rộng lãnh hải.

– Cách xác định:

+ ranh giới trong là đường bờ biển

+ ranh giới ngoài là đường cơ sở để tính bề rộng lãnh hải

– Cấu trúc của nội thủy:

+ cửa sông

+ cảng biển
+ vịnh thiên nhiên: phải đáp ứng cáct tiêu chí cụ thể của vịnh

+ vịnh lịch sử: là vịnh nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của vịnh thiên
nhiên nhưng từ trước đến nay thì quốc gia đó đã sử dụng nó như vịnh thiên nhiên
và cho nó quy chế pháp lý của vịnh thiên nhiên

+ vũng đậu tàu

– Quy chế pháp lý: tại vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt
đối. Mọi sự ra vào của tàu thuyền nước ngoài đều phải xin phép.

Về thẩm quyền tài phán dân sự: quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán về mặt
dân sự đối với mọi tàu thuyền có hành vi vi phạm trong vùng nội thủy. Tàu nhà
nước (của quốc gia khác) sử dụng vào mục đích phi quân sự được hưởng quyền
miễn trừ tài phán. Trong trường hợp tàu này có hành vi vi phạm, quốc gia ven biển
có quyền yêu cầu con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và quốc gia mà tàu
mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do con tàu đó gây ra.

Về thẩm quyền tài phán hình sự: quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán hình sự
đối với mọi hành vi vi phạm (vi phạm PL của quốc gia ven biển) của tàu thuyền
trong vùng nội thủy của mình, nhưng không có thẩm quyền tài phán đối với các
cuộc xung đột xảy ra trong nội bộ thủy thủ đoàn, trừ các trường hợp:

+ tàu đó vi phạm gây ảnh hưởng về trật tự, an ninh của quốc gia ven biển

+ do thuyền trưởng tàu đó yêu cầu

+ do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu đó
mang cờ yêu cầu quốc gia ven biển can thiệp

Đối với tàu quân sự, tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại cũng
được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự. Trong trường hợp tàu này có hành vi
vi phạm, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy của
mình và quốc gia mà tàu mang cờ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do con
tàu đó gây ra.

b.2. Vùng lãnh hải


– Định nghĩa: lãnh hải là vùng nước nằm bên ngoài nội thủy, tiếp liền với nội thủy,
có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

1 hải lý = 1852 m (~ 1.85 km)

– Cách xác định:

+ ranh giới trong là đường cơ sở

+ ranh giới ngoài là đường nối liền các điểm cách điểm gần nhất của đường cơ sở 1
khoảng bằng bề rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài này chính là đường biên giới quốc
gia trên biển.

Chú ý: “Phao số 0” không phải là điểm mốc của đường biên giới quốc gia trên
biển. Phao số 0 chỉ là điểm đầu tiên của hệ thống mốc tiêu dẫn luồng vào cảng,
được đặt theo quy định của Luật Hàng hải, chứ không liên quan gì đến đường biên
giới quốc gia trên biển.
– Các phương pháp xác định đường cơ sở: 2 phương pháp:

+ phương pháp đường cơ sở thông thường: đường cơ sở là ngấn nước thủy triều
thấp nhất dọc theo bờ biển, được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn và được các quốc gia
ven biển chính thức công nhận (theo Điều 5 Công ước luật biển 1982).

Việc xác định ngấn nước thủy triều thấp nhất phải do các chuyên gia về địa lý, địa
chất, khí tượng đo đạc, theo dõi trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm của các loại
chu kỳ.

Ưu điểm: phản ánh chính xác nhất hình dáng của bờ biển

Nhược điểm: đối với quốc gia có bờ biển khúc khửu, lồi lõm, khoét sâu, hoặc có
các đảo gần bờ, hoặc có đường bờ biển không ổn định thì việc xác định đường cơ
sở theo phương pháp này rất khó khăn

+ phương pháp đường cơ sở thẳng: đường cơ sở là đường nối liền các điểm ngoài
cùng, nhô ra xa nhất tại ngấn nước thủy triều thấp nhất của quốc gia ven biển.
Đường cơ sở thẳng phải thỏa mãn 2 điều kiện:
 Đường cơ sở thẳng phải phản ánh được xu hướng chung của đường bờ
biển, không được đi chệch quá xa, các vùng nước phía trong vùng cơ
sở phải gắn liền với đất liền đủ để đặt ở quy chế pháp lý của vùng nội
thủy
 Đường cơ sở thẳng không được xuất phát hoặc chạy qua các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp trên các bãi cạn đó có xây dựng các
công trình đèn biển thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước
Để áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, quốc gia phải đáp ứng ít nhất 1 trong
3 điều kiện sau:

 có địa hình bờ biển khúc khửu, lồi lõm, khoét sâu


 có chuỗi đảo nằm sát bờ biển
 có địa hình bờ biển bất thường, không ổn định (thể hiện rõ nhất bằng
những đồng bằng châu thổ lớn ven biển, mà đồng bằng châu thổ do
phù sa bồi đắp, bên lở bên bồi nên không thể ổn định)
Phương pháp đường cơ sở thẳng xuất phát từ việc tranh chấp ngư trường giữa Anh
và Na Uy năm 1951, và Tòa án quốc tế đã thừa nhận dùng phương pháp đường cơ
sở thẳng để xác định đường cơ sở. Phán quyết này đã được pháp điển hóa và được
đưa vào Công ước luật biển 1982.

VN dùng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở, theo đó theo
Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982, hệ thống đường cơ sở của Việt Nam
gồm 11 điểm có tọa độ xác định.

– Quy chế pháp lý của vùng lãnh hải: tại vùng lãnh hải, quốc gia có chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ, tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại ở trong
vùng lãnh hải (Điều 17-26 Công ước luật biển 1982), tức là có quyền đi qua mà
không cần phải xin phép quốc gia ven biển (như đối với vùng nội thủy)

+ “đi qua”: tức là đi ở trong lãnh hải, không đi vào vùng nội thủy; đi liên tục,
nhanh chóng, không dừng lại thả neo, không cập mạn tiếp xúc với các tàu khác,
không gây ô nhiễm biển (không thải chất thải ra biển). Việc đi qua có thể bao gồm
cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cố
thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc
vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc
mắc nạn.
+ “không gây hại”: không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của
quốc gia ven biển. Theo Công ước luật biển 1982, việc đi qua của một tàu thuyền
nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia
ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt
động nào sau đây:

 Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ
hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác
trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến
chương Liên hợp quốc;
 Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
 Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc
gia ven biển;
 Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
 Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
 Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia
ven biển;
 Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với
các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của
quốc gia ven biển;
 Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
 Đánh bắt hải sản;
 Nghiên cứu hay đo đạc;
 Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi
trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
 Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
Chú ý: trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác cũng được quyền
đi qua không gây hại nhưng buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch.
Chú ý: phương pháp xác định đường cơ sở thẳng mới xuất hiện từ 1951, như vậy
sẽ nảy sinh vấn đề những vùng biển trước kia được xác định là vùng lãnh hải theo
phương pháp đường cơ sở thông thường, khi quốc gia chuyển sang xác định bằng
phương pháp đường cơ sở thẳng thì vùng biển đó trở thành vùng nội thủy, mà quy
chế pháp lý của 2 vùng biển này là khác nhau.
==> luật quốc tế quy định đối với những vùng biển đó, tàu thuyền các quốc gia
khác vẫn được hưởng quyền đi qua không gây hại.

Câu hỏi: Trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối,
không bao giờ các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại ?
Trả lời: Sai. Vì trường hợp nêu trên là ngoại lệ.
Chú ý: ở những cảng biển quốc tế, để tạo thuận lợi cho thương mại, các quốc gia
có thể thỏa thuận với nhau cho phép tàu thuyền của các quốc gia đó có quyền đi
qua không gây hại, thì đây là những thỏa thuận riêng của các quốc gia, không phải
là luật quốc tế.
Câu hỏi: Luật biển Việt Nam 2012 quy định chỉ tàu thuyền dân sự mới được đi
qua không gây hại trong vùng lãnh hải VN, còn với tàu quân sự thì phải thông báo
trước 48 tiếng khi đi qua không gây hại. Hỏi luật biển 2012 của VN có mâu thuẫn
với luật quốc tế ?

– Thẩm quyền tài phán hình sự (Điều 27 Công ước luật biển 1982): quốc gia ven
biển có thẩm quyền tài phán đối với hành vi vi phạm của con tàu đó, còn đối với
với những hành vi trong nội bộ thủy thủ đoàn thì quốc gia ven biển không có thẩm
quyền tài phán, trừ một số trường hợp:

+ tàu đó vi phạm gây ảnh hưởng về trật tự, an ninh của quốc gia ven biển

+ do thuyền trưởng tàu đó yêu cầu

+ do người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu đó
mang cờ yêu cầu quốc gia ven biển can thiệp

Quốc gia ven biển được quyền dừng tàu thuyền khi nó đang đi quan không gây hại
tại vùng lãnh hải của mình.

– Thẩm quyền tài phán dân sự (Điều 28 Công ước luật biển 1982): Quốc gia ven
biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay
thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với
một người ở trên con tàu đó

c. Vùng trời
– Định nghĩa: là toàn bộ khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước
của quốc gia

– Cách xác định: vùng trời được giới hạn bởi biên giới xung quanh và biên giới
trên cao.

+ biên giới xung quanh: là mặt cắt thẳng đứng của biên giới vùng đất và biên giới
vùng nước

+ biên giới trên cao: luật quốc tế chưa quy định, nhưng theo tập quán quốc tế thì
biên giới trên cao là khoảng cách 100 km (có thể sai số 10km) (trên 110km là
khoảng không vũ trụ, không thuộc quốc gia nào)

– Quy chế pháp lý: tại vùng trời, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt

Chú ý: “chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt” ở đây có tính chất hoàn toàn giống với
“chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối”, sở dĩ sử dụng 2 thuật ngữ “riêng biệt” và
“tuyệt đối” chỉ để phân biệt chủ quyền vùng trời và chủ quyền vùng đất.
d. Vùng lòng đất
– Định nghĩa: là toàn bộ đáy và lòng đất nằm phía dưới vùng đất và vùng nước của
quốc gia kéo dài đến tận tâm trái đất

– Tại vùng lòng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối

3. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ


– Các học thuyết về chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ:
+ thuyết tài vật: hình thành trong thời phong kiến, theo đó quyền tối cao của quốc
gia đối với lãnh thổ là quyền sở hữu của NN và quyền sở hữu này được đặt trong
tay Vua. Hệ quả là lãnh thổ quốc gia trở thành vật được đem trao đổi, mua bán,
chuyển nhượng, thừa kế, hay thành tặng vật để cầu hôn, cầu hòa, … (như trường
hợp vua Chế Mân của nước Chăm dâng 2 châu Ô, châu Lý cho Đại Việt để làm
sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân nhà Trần)

+ thuyết cai trị: ra đời trong thời kỳ đầu của CNTB, theo đó coi lãnh thổ quốc gia
là khoảng không gian thực hiện quyền lực quốc gia, đồng thời là tài sản vật chất
đặc biệt

+ thuyết thẩm quyền: do Rumiski đề xướn vào năm 1906, theo đó mặt vật chất của
lãnh thổ chỉ được đề cập một cách tương đối, còn nội dung cốt lõi là thừa nhận một
tổng thể quyền lực của quốc gia sở tại và các quốc gia khác có công dân ở nước sở
tại đó.

– Nội dung của chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ thể hiện trên 2 phương
diện cơ bản:

+ phương diện quyền lực: quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với người và tài
sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế. Trên phạm vi lãnh thổ, quốc
gia được quyền tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó không bị luật
quốc tế cấm. Tuy nhiên theo tập quán quốc tế, quốc gia không được sử dụng chủ
quyền lãnh thổ của mình làm thiệt hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.

Một số ngoại lệ:

 Không áp dụng luật quốc gia đối với viên chức ngoại giao, lãnh sự
trên lãnh thổ quốc gia (hay còn gọi là quyền miễn trừ trách nhiệm đối
với nhân viên ngoại giao)
 Không loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ
quốc gia mình nếu đã có sự thỏa thuận
+ phương diện vật chất: vật chất ở đây là môi trường tự nhiên của quốc gia, gồm
đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên, … trong phạm vi biên
giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn những vật chất
này.
Chú ý: với trường hợp 1 quốc gia thuê lãnh thổ 1 quốc gia khác thì vùng lãnh thổ
cho thuê vẫn là 1 bộ phận lãnh thổ quốc gia của nước cho thuê, nước thuê vùng
lãnh thổ có quyền áp dụng quyền tài phán của mình phù hợp với thỏa thuận được
ghi nhận giữa 2 bên.

– Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia, gồm:

+ quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với
nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ

+ quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải
cách kinh tế – XH phù hợp với quốc gia mình. Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải
tôn trọng sự lựa chọn này

+ quyền tự do quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia

+ quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ quốc
gia

+ thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, người nước ngoài trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia

+ quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các
pháp nhân và người nước ngoài, kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu
tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài

+ quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với PL và lợi ích của cộng
đồng dân cư của quốc gia

– Các phương thức xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ: có 2 phương
thức:
+ phương thức chiếm cứ hữu hiệu: quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của
mình trên 1 vùng lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi.

 Lãnh thổ vô chủ là lãnh thổ thỏa mãn:


 Không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện hành
động chiếm cứ
 Chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào vào
thời điểm quốc gia thực hiện hành động chiếm cứ
 Lãnh thổ bị bỏ rơi khi thỏa mãn phương diện vật chất (không có sự
quản lý thực sự trên lãnh thổ) và phương diện tâm lý (là ý định từ bỏ
lãnh thổ của quốc gia đã từng là chủ của lãnh thổ đó), cụ thể gồm:
 Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng
của PL quốc gia
 Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, không tiến hành
thu thuế, khai thác tài nguyên, …
 Quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ
 Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên lãnh
thổ
Việc chiếm cứ hữu hiệu phải do NN hoặc tổ chức công được NN ủy quyền thực
hiện, gồm:

 Phải là sự chiếm cứ hợp pháp, tức là đúng đối tượng (lãnh thổ phải vô
chủ hoặc bị bỏ rơi) và bằng biện pháp hòa bình (không được sử dụng
vũ lực)
 Phải có sự chiếm cứ thực sự: bằng cách hành vi như đưa công dân
nước mình đến định cư, thiết lập bộ máy quản lý hành chính, đưa
vaoò bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ đó, …
 Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong 1 thời gian dài không có tranh
chấp
 Việc chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra 1 danh
nghĩa chủ quyền lãnh thổ
+ phương thức chuyển nhượng tự nguyện: là việc quốc gia này tự nguyện chuyển
nhượng 1 vùng lãnh thổ của mình cho 1 quốc gia khác thông quan các hình thức
như điều ước quốc tế, trao đổi, mua bán. Ví dụ Nga bán vùng Alaska cho Mỹ

——————-
Ngày 08/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


III. Biên giới quốc gia
1. Định nghĩa
– Biên giới quốc gia là đường ranh giới để phân định giữa lãnh thổ quốc gia này
với lãnh thổ quốc gia khác, hoặc phân định giữa lãnh thổ quốc gia và vùng lãnh thổ
quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

2. Các bộ phận của biên giới quốc gia


Gồm:

+ biên giới trên bộ: là đường biên giới được xác định trên đất liền, đảo, sông, hồ,
kênh, biển nội địa, …

+ biên giới trên biển: là đường phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển
tiếp liền mà quốc gia ven biển có quyền chủ quyền; hoặc là đường phân định giữa
lãnh hải quốc gia này với lãnh hải quốc gia khác trong trường hợp vùng biển của
các quốc gia có sự chồng lấn, liền kề.

+ biên giới vùng trời và biên giới vùng lòng đất: được xác định dựa vào biên giới
trên bộ và biên giới trên biển

3. Xác định biên giới quốc gia


a. Biên giới trên bộ
– Biên giới trên bộ bao giờ cũng được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc
gia. Các bước xác định:

+ B1: hoạch định: là giai đoạn các quốc gia đàm phán, thỏa thuận về nguyên tắc,
phương pháp và cách thức xác định đường biên giới. Các bên có thể lựa chọn 1
trong 2 nguyên tắc:

 Nguyên tắc uti possidetis: thừa nhận những đường ranh giới đã có.
Theo nguyên tắc này, các quốc gia thuộc địa trước đây sau khi gành
được độc lập, thỏa thuận, thừa nhận đường ranh giới mà quốc gia đô
hộ trước đây nhằm mục đích quản lý về mặt hành chính, nâng chúng
lên thành đường biên giới quốc gia. VD trường hợp VN và Trung
Quốc khi phân định biên giới trên bộ đã thỏa thuận dùng nguyên tắc
uti possidetis khi hai bên thừa nhận đường biên giới lịch sử do Công
ước Pháp – Thanh 1887 và 1895 để lại
 Nguyên tắc hoạch định đường biên giới mới: có thể áp dụng biên giới
tự nhiên (dựa theo địa hình thực tế như núi, sông, hồ, …) và biên giới
nhân tạo (gồm biên giới thiên văn xác định theo các đường kinh
tuyến, vĩ tuyến, và biên giới hình học xác định bằng các đường nối
các điểm do hai bên thỏa thuận)
+ B2: phân giới: là việc các quốc gia thỏa thuận xác lập đường biên giới ở trên bản
đồ (tức là vẽ bản đồ biên giới)

+ B3: cắm mốc thực địa: xây dựng các cột mốc biên giới

b. Biên giới trên biển


– Trong trường hợp bờ biển của quốc gia không có sự chồng lấn liền kề với bờ
biến của quốc gia khác thì đường biên giới quốc gia trên biển được xác định dựa
trên tuyên bố đơn phương của quốc gia ven biển. Trong trường hợp này, đường
biên giới quốc gia trên biển chính là đường ranh giới ngoài của lãnh hải.

– Trong trường hợp bờ biển của quốc gia có sự chồng lấn, liền kề với bờ biển của
quốc gia khác thì đường biên giới quốc gia trên biển được xác định trên cơ sở thỏa
thuận giữa các quốc gia hữu quan trên cơ sở phương pháp đường trung tuyến cách
đều kết hợp với nguyên tắc công bằng.

+ đường trung tuyến cách đều: là đường nằm giữa hai bên

+ công bằng: có tính đến lợi ích của các quốc gia, đảm bảo công bằng trong lợi ích
khi phân giới (tức là công bằng không phải cào bằng, không chỉ đơn giản là chia
đôi).

Câu hỏi: Chỉ ra sự khác biệt giữa đường biên giới quốc gia trên bộ và đường biên
giới quốc gia trên biển ?
Câu hỏi: Đường biên giới quốc gia trên bộ và đường biên giới quốc gia trên biển
có tính chất bất khả xâm phạm giống nhau, Đúng hay Sai?
Trả lời: Sai. Vì đường biên giới quốc gia trên bộ có tính chất bất khả xâm phạm
một cách tuyệt đối, tức là mọi sự xâm nhập từ bên ngoài đều phải xin phép. Còn
đường biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới ngoài của vùng lãnh hải, mà
trong vùng lãnh hải thì tàu thuyền của các quốc gia khác có quyền đi qua không
gây hại mà không cần phải xin phép, do đó tính chất bất khả xâm phạm ít hơn so
với đường biên giới trên bộ.

4. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia


– Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia do PL quốc gia và các điều ước quốc tế
về biên giới ký kết với các quốc gia có chung đường biên giới quy định.

Chú ý: Các điều ước về biên giới bao giờ cũng là những điều ước vô thời hạn.
– Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia thường bao gồm những nội dung:

+ những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia

+ các quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới

+ các quy chế sử dụng nguồn nước, sông suối, khai thác tài nguyên tại biên giới

+ quy chế quản lý, bảo vệ biên giới

+ quy chế giải quyết tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới

– Thẩm quyền giải quyết vấn đề biên giới – lãnh thổ: chính phủ, quốc hội (nghị
viện)

– Việc kiểm soát biên phòng, hải quan, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, … ở cửa khẩu
nước nào sẽ theo quy định của nước đó (trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác)

IV. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven
biển
1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
– Định nghĩa: Là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải và có bề
rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia
ven biển có quyền riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài.
– Cách xác định:

+ ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển

+ ranh giới ngoài là đường nối liền các điểm cách điểm gần nhất của đường cơ sở 1
khoảng cách không quá 24 hải lý

– Quy chế pháp lý (Điều 33 Công ước luật biển 1982): Tại vùng tiếp giáp lãnh hải,
quốc gia ven biển có quyền áp dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng
trị các hành vi vi phạm trong 4 lĩnh vực là hải quan, thuế, y tế, nhập cư.

Ngoài ra, quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử và
khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia khác không
được khai thác những hiện vật này mà không có sự thỏa thuận với quốc gia ven
biển.

2. Vùng đặc quyền kinh tế


– Định nghĩa: Là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải, có bề
rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

– Cách xác định:

+ ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển

+ ranh giới ngoài là là đường nối liền các điểm cách điểm gần nhất của đường cơ
sở 1 khoảng cách không quá 200 hải lý

Chú ý: Từ cách xác định trên cho thấy vùng tiếp giáp lãnh hải có vị trí nằm trọn
trong vùng đặc quyền kinh tế nên vùng tiếp giáp lãnh hải được hưởng đồng thời
quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nên người
ta còn gọi vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển có quy chế pháp lý kép (hoặc quy
chế hỗn hợp)
– Quy chế pháp lý:

+ Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển:


Quốc gia ven biển có đặc quyền đối với việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, có quyền áp dụng tất cả các biện pháp nhằm khai thác và
bảo tồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế. Các đặc quyền này
được xác định dựa trên tuyên bố của quốc gia ven biển về xác định
vùng đặc quyền kinh tế cũng như tuyên bố xác lập quyền chủ quyền
của quốc gia ven biển
 Đối với tài nguyên cá, quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải xác định trữ
lượng cá và khả năng khai thác. Trong trường hợp khai thác không
hết, quốc gia ven biển có nghĩa vụ san sẻ cho các quốc gia khác trên
cơ sở thỏa thuận có tính tới ưu tiên các quốc gia đang phát triển và
quốc gia không có biển
 Quốc gia ven biển có đặc quyền lắp đặt, sử dụng các công trình nhân
tạo tại vùng đặc quyền kinh tế
 Việc nghiên cứu khoa học biển tại vùng đặc quyền kinh tế chỉ được
tiến hành nếu được sự đồng ý của quốc gia ven biển
+ Quyền của các quốc gia khác: được hưởng 3 quyền tự do cơ bản

 Tự do hàng hải
 Tự do hàng không
 Tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

3. Thềm lục địa


– Định nghĩa: Bao gồm toàn bộ đáy và lòng đất nằm bên ngoài lãnh hải, tiếp liền
với lãnh hải, trải dài cho tới bờ ngoài của rìa lục địa hoặc cho tới vị trí cách đường
cơ sở 1 khoảng cách 200 hải lý nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần
hơn.

– Cách xác định:

+ ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển

+ ranh giới ngoài: có 2 trường hợp:

 TH1: khi bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở nhỏ hơn hoặc
bằng 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa là đường cách
đường cơ sở 1 khoảng cách bằng 200 hải lý
 TH2: khi bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở lớn hơn 200 hải lý
thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định dựa trên 1 trong 2
phương pháp sau:
 Phương pháp chân dốc lục địa: ranh giới ngoài của thềm lục
địa là đường cách chân dốc lục địa 1 khoảng bằng 60 hải lý
 Phương pháp dựa vào độ dày trầm tích: ranh giới ngoài của
thềm lục địa là đường nối liền các điểm mà tại đó bề dày lớp
đá trầm tích ít nhất bằng 1/100 so với khoảng cách từ điểm
được xét tới chân dốc lục địa
Chú ý: ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định theo 1 trong 2 phương pháp
trên phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
 Cách đường cơ sở không quá 350 hải lý
 Cách đường đẳng sâu 2500m không quá 100 hải lý (đường đẳng sâu
2500m là đường nối liền các điểm ở đáy biển có độ sâu 2500m)
– Quy chế pháp lý:

+ Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển:

 Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại
một cách đương nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ tuyên bố thực sự
hay danh nghĩa nào của quốc gia ven biển
 Tại thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền khai thác tài nguyên
thiên nhiên, không có nghĩa vụ san sẻ khi khai thác không hết, và kể
cả khi không khai thác thì quốc gia khác cũng không được quyền khai
thác
 Quốc gia ven biển có đặc quyền khoan và cho phép khoan tại thềm lục
địa
 Các quốc gia khác khi đặt dây cáp và ống dẫn ngầm tại thềm lục địa
thì phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của tuyến
dây cáp và ống dẫn ngầm
 Trong trường hợp các quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa trải dài quá
200 hải lý tính từ đường cơ sở, khi khai thác tài nguyên tại vùng vượt
quá này, quốc gia ven biển có nghĩa vụ nộp 1 khoản phí cho cơ quan
quyền lực biển (quy định cụ thể trong Công ước luật biển 1982)
+ Quyền của các quốc gia khác: được hưởng các quyền:

 Tự do hàng hải
 Tự do hàng không
 Tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (phải thỏa thuận với quốc gia
ven biển tuyến đường đi của dây cáp và ống dẫn ngầm)
Câu hỏi: So sánh quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa.
Trả lời: Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa đều là 2 vùng thuộc quyền chủ
quyền của quốc gia ven biển, nhưng khác nhau về vị trí

Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa

Vùng nước phía trên Vùng đáy phía dưới

Quyền chủ quyền của quốc gia ven


biển tại vùng đặc quyền kinh tế chỉ
có sau khi quốc gia ven biển tuyên
bố vùng đặc quyền kinh tế của Quyền chủ quyền của quốc gia ven
mình. (nếu không tuyên bố thì biển đối với thềm lục địa tồn tại 1
vùng biển đó sẽ được coi là biển cách đương nhiên, không cần
quốc tế) tuyên bố

Với tài nguyên cá, nếu khai thác Quốc gia ven biển có đặc quyền
không hết, quốc gia ven biển có khai thác tài nguyên thiên nhiên,
nghĩa vụ san sẻ cho các quốc gia không có nghĩa vụ san sẻ khi khai
khác trên cơ sở thỏa thuận có tính thác không hết, và kể cả khi không
tới ưu tiên các quốc gia đang phát khai thác thì quốc gia khác cũng
triển và quốc gia không có biển không được quyền khai thác
Câu hỏi: Tại sao với thềm lục địa thì quốc gia ven biển không cần tuyên bố quyền
chủ quyền, mà với vùng đặc quyền kinh tế lại phải tuyên bố quyền chủ quyền ?
Trả lời: Vì theo nguyên tắc “Đất thống trị biển”, thềm lục địa về bản chất vẫn là
lãnh thổ đất liền trải dài ra phía biển, nên quốc gia có quyền chủ quyền 1 cách
đương nhiên.

——————

Ngày 10/09/2016
Giảng viên: cô Lê Thị Anh Đào

Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng / Sai, tại sao:
(1) Đường biên giới quốc gia trên biển:
1.
1. Luôn có tính chất bất khả xâm phạm giống như biên giới
trên bộ
2. Luôn được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc
gia
3. Là ranh giới phân định giữa các vùng biển thuộc chủ quyền
và vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
(2) Quyền chủ quyền của quốc gia đối với thềm lục địa:

1.
1. Tồn tại có tính chất đương nhiên, không phụ thuộc vào sự
chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa của quốc gia ven biển
2. Xác lập và duy trì chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với thềm
lục địa
3. Về nội dung tương tự với quyền chủ quyền của quốc gia
trong vùng đặc quyền kinh tế
Trả lời:
(1) Câu 1:

1.
1. Sai. Theo điều 17 của Công ước luật biển 1982, tàu thuyền
của tất cả các quốc gia có quyền đi qua không gây hại trong
vùng lãnh hải. Tức là ngay trong vùng biển nằm trong
đường biên giới quốc gia trên biển, tàu thuyền các quốc gia
khác có quyền đi qua không gây hại mà không cần phải xin
phép, điều này khác với đường biên giới trên bộ khi mà bất
kì sự xâm nhập nào đều phải xin phép.
2. Sai. Vì chỉ cần thỏa thuận khi có sự chồng lấn với quốc gia
khác. VD với vùng biển tại miền trung VN không có bất kỳ
sự chồng lấn với quốc gia nào nên vùng lãnh hải tại miền
trung VN tự tuyên bố là 12 hải lý tính từ đường cơ sở mà
không cần thỏa thuận với bất kỳ quốc gia nào khác. Khác
với việc xác định lãnh hải tại vịnh Bắc Bộ, do có sự chồng
lấn với vùng biển của Trung Quốc nên 2 nước cần thỏa
thuận với nhau.
3. Đúng. Vì vùng biển phía trong đường biên giới quốc gia trên
biển là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia, còn vùng
biển phía ngoài đường biên giới quốc gia trên biển là vùng
biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia.
(2) Câu 2:

1.
1. Đúng. Theo điều 77 Công ước luật Biển 1982, các quốc gia
không cần phải tuyên bố quyền chủ quyền đối với thềm lục
địa như đối với lãnh hải và đặc quyền kinh tế.
2. Sai. Vì chỉ xác lập quyền chủ quyền, không phải chủ quyền.
3. Sai. Vì đối với quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nếu tại
vùng đặc quyền kinh tế thì không cần xin phép, còn nếu tại
thềm lục địa thì cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven
biển. (theo Điều 79 Công ước luật biển 1982). Đặc biệt nếu
lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm mà phải khoan vào thềm
lục địa thì bắt buộc phải xin phép quốc gia ven biển, vì
quyền khoan và cho phép khoan tại thềm lục địa thuộc
quyền chủ quyền của quốc gia ven biển.

Chú ý: cần phân biệt “chủ quyền” với “quyền chủ quyền” ?
+ Chủ quyền là nói đến quyền của quốc gia đối với lãnh thổ của mình, trong phạm
vi lãnh thổ thì quốc gia có quyền tối cao.

+ Quyền chủ quyền là quyền của quốc gia đối với vùng lãnh thổ nằm bên ngoài
lãnh hải. Mục đích của quyền chủ quyền là lý do kinh tế và lý do quốc phòng (để
chống lại các cuộc tấn công từ ngoài biển)

Chú ý: Cần phân biệt “quyền chủ quyền” với “quyền tài phán”
Để có thể xác lập được chủ quyền hay quyền chủ quyền, thì quốc gia cần phải có
quyền tài phán, tức là quyền xử lý các hành vi vi phạm PL. Quyền tài phán trong
luật quốc tế được hiểu là quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp của quốc gia đối
với vùng lãnh thổ có chủ quyền hoặc quyền chủ quyền.

Thường hay nói “Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển” tức là quốc gia đó có quyền ban hành các
quy định PL liên quan đến việc khai thác các lợi ích kinh tế của mình, có quyền
triển khai các quy định PL liên quan đến khai thác các lợi ích kinh tế trên vùng
biển đó, đồng thời xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến lợi ích kinh tế trên
vùng đặc quyền kinh tế.
Quyền chủ quyền xuất phát từ yếu tố lãnh thổ, còn quyền tài phán ngoài việc xuất
phát từ căn cứ lãnh thổ còn có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác, như quyền tài
phán có thể xuất phát từ căn cứ quốc tịch (VD con tàu có quốc tịch VN hoạt động
trên vùng biển quốc tế thì VN vẫn có quyền tài phán đối với con tàu đó, mặc dù
con tàu đó không ở trên lãnh thổ VN, cũng không nằm trên vùng lãnh thổ mà VN
có quyền chủ quyền).

Câu hỏi: Tại sao các quốc gia phải tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế, mà không cần
tuyên bố vùng nội thủy, vùng lãnh hải, hay thềm lục địa ?
Trả lời: Vì vùng nội thủy và vùng lãnh hải là những vùng biển “truyền thống”,
được quốc tế công nhận từ lâu trước khi có Công ước LHQ về luật biển 1982, nên
các quốc gia không cần phải tuyên bố mà vẫn có chủ quyền với hai vùng biển này.
Còn vùng đặc quyền kinh tế mới chỉ có từ Công ước LHQ về luật biển 1982, nên
yêu cầu các quốc gia phải đưa ra tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của mình (vì
trước 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế vẫn là vùng biển quốc tế, tức là không thuộc
bất cứ quốc gia nào).
Còn về thềm lục địa, nếu chiếu theo địa chất thì thềm lục địa chính là đất liền kéo
dài, vì có nước biển nên bị ngập xuống, như vậy vốn dĩ thềm lục địa đã thuộc về
quốc gia ven biển ==> không cần đưa ra yêu sách

Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng / Sai, vì sao


(1) Chủ quyền quốc gia có tính chất đồng nhất đối với các bộ phận cấu thành lãnh
thổ

(2) Trong mọi trường hợp, biên giới quốc gia phải được ghi nhận trong các điều
ước quốc tế.

(3) Các phương tiện bay nước ngoài được hưởng quyền bay qua không gây hại trên
vùng trời và trên lãnh hải các quốc gia ven biển.

(4) Trong mọi trường hợp, quyền đi qua không gây hại dành cho tàu thuyền nước
ngoài không cho phép tàu thuyền nước ngoài được dừng lại trong lãnh hải của
quốc gia ven biển

Trả lời:
(1) Sai. Ví dụ với vùng nội thủy thì chủ quyền là hoàn toàn và tuyệt đối, còn với
lãnh hải thì chủ quyền là hoàn toàn và đầy đủ; Với vùng lòng đất thì chủ quyền là
hoàn toàn và tuyệt đối, còn với vùng trời lại là hoàn toàn và riêng biệt.

(2) Sai. Vì với trường hợp quốc gia có vùng biển không chồng lấn với quốc gia
khác thì quốc gia đó tự tuyên bố lãnh hải, không cần phải thỏa thuận với bất kỳ ai
khác.

(3) Sai. Vì chủ quyền của quốc gia tại vùng trời và trên lãnh hải là hoàn toàn và
riêng biệt, các phương tiện bay nước ngoài phải xin phép quốc gia sở tại.

(4) Sai. Vì theo Điều 18 Công ước luật biển 1982, tàu thuyền nước ngoài có thể
dừng lại và thả neo trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng
hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp
người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.

V. Biển quốc tế
1. Vị trí địa lý
– Ranh giới trong của biển quốc tế (hay Biển cả) là ranh giới ngoài của vùng đặc
quyền kinh tế. Chú ý: nếu quốc gia không tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế thì ranh
giới trong của biển quốc tế là biên giới ngoài của lãnh hải

– Ranh giới ngoài của biển quốc tế: từ ranh giới trong kéo dài cho tới khi gặp ranh
giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế khác

2. Tự do biển cả
– Tại vùng biển quốc tế, các quốc gia (kể cả các quốc gia không giáp biển) có
quyền cơ bản:

+ tự do hàng hải

+ tự do hàng không

+ tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm


+ tự do xây dựng đảo, công trình nhân tạo

+ tự do đánh bắt hải sản

+ tự do nghiên cứu khoa học

3. Quyền tài phán quốc gia tại biển quốc tế


Tình huống: Tàu thương mại Saiga thực hiện hành trình hàng hải giữa châu Âu và
châu Mỹ. Ngày 25/4/2012 khi tàu đang đi trong vùng biển quốc tế (thuộc khu vực
Atlantic), xảy ra vụ xô xát trên tàu khiến 2 thủy thủ thiệt mạng. Hỏi quốc gia nào
có quyền tài phán với vụ việc trên ?
Trả lời: Quốc gia mà tàu Saiga đó mang cờ. Nếu tàu Saiga không có quốc tịch, thì
quyền tài phán sẽ kế tiếp sẽ thuộc về quốc gia mà 2 thủy thủ có quốc tịch thiệt
mạng. Kế tiếp quyền tài phán sẽ thuộc về quốc gia có chủ sở hữu tàu.

– Quyền tài phán phổ cập: Theo Công ước luật biển 1982, ở vùng biển quốc tế,
quốc gia mà tàu đó mang cờ sẽ có quyền tài phán. Tuy nhiên có 05 ngoại lệ:

+ tàu không quốc tịch

+ tàu chở nô lệ (Điều 99)

+ tàu buôn bán chất ma túy

+ tàu phát sóng trái phép

+ cướp biển

thì tàu chiến của bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền khám xét

Tình huống: Tàu thương mại Misa treo cờ Tây Ban Nha thường xuyên thực hiện
hành trình hàng hải qua Ấn Độ Dương. Ngày 15/6/2012 tàu bị cướp biển tấn công
khi ở cách bờ biển Somali 250 hải lý. Vào thời điểm xảy ra vụ việc chỉ có tàu chiến
của Hàn Quốc đang hoạt động gần đó. Hỏi: tàu chiến của Hàn Quốc có quyền can
thiệp không ?
Trả lời: Có. Vì địa điểm cách bờ biển 250 hải lý thì chắc chắn nằm trong vùng biển
quốc tế.

– Khái niệm tàu thương mại, tàu quân sự (Điều 29 Công ước luật biển 1982):

+ tàu thương mại:

+ tàu quân sự (tàu chiến): là tàu có hình thức đặc trưng bên ngoài theo quy định
của lực lượng vũ trang quốc gia tàu mang cờ, thủy thủ đoàn phải tuân theo kỷ luật
của lực lượng vũ trang, người đứng đầu (thuyền trưởng) phải là sỹ quan

– Tàu cướp biển (Điều 101)

– Quốc tịch của tàu: tàu chỉ hoạt động dưới cờ của 1 quốc gia (Điều 92 Công ước
luật biển 1982)

+ Thẩm quyền tài phán của quốc gia treo cờ:

+ Tàu treo cờ của nhiều quốc gia hoặc không treo cờ: được coi là tàu không có
quốc tịch

– Quyền và nghĩa vụ của quốc gia tàu treo cờ:

+ quyền quy định các điều kiện cho phép tàu mang quốc tịch của nước mình (Điều
91 Công ước luật biển 1982)

+ thực sự thực hiện thẩm quyền tài phán và kiểm soát đối với tàu mang cờ (Điều
94 khoản 1)

+ thực hiện các biện pháp cần thiết đối với tàu mang cờ để đảm bảo an toàn trên
biển (Điều 94 khoản 3, 4, 5)

+ mối liên hệ thực tế giữa tàu và quốc gia tàu mang cờ


– Quyền truy đuổi (Điều 111 Công ước Luật biển 1982)

+ tàu thực hiện hành vi vi phạm PL và các quy định của quốc gia ven biển (áp
dụng đối với từng vùng biển)

+ việc truy đuổi phải được bắt đầu khi con tàu (hoặc 1 trong những chiếc xuồng
của con tàu đó) đang ở vùng chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của quốc gia (cụ thể
là ở trong vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa)

+ quyền truy đuổi được thực hiện với tàu chiến, phương tiện bay quân sự, hoặc tàu
phương tiện bay nhà nước có quyền thực hiện việc truy đuổi

+ việc truy đuổi phải liên tục, không bị gián đoạn. Ví dụ: phát hiện tàu vi phạm
trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia cử tàu chiến truy đuổi, đang truy đuổi thì
dừng lại, ngày hôm sau phát hiện con tàu vi phạm đó vẫn đang ở trong vùng đặc
quyền kinh tế, khi đó sẽ không được truy đuổi tiếp (vì đã tự ý nửa chừng chấm dứt
truy đuổi). Chú ý: nếu đang truy đuổi mà hết nhiên liệu, dừng lại chờ tiếp nhiên
liệu rồi tiếp tục truy đuổi, thì vẫn được coi là truy đuổi liên tục

+ việc truy đuổi chấm dứt khi tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Tức là vẫn được truy đuổi trong vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí vùng tiếp giáp
lãnh hải của quốc gia khác. Và quốc gia “khác” ở đây là khác với quốc gia mà có
tàu đang thực hiện truy đuổi.

– Như vậy, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải) thì chỉ
quốc gia đó có toàn quyền tài phán; khi ra đến vùng biển mà quốc gia có quyền
chủ quyền (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) thì chỉ có quyền tài
phán đối với một số lĩnh vực (4 lĩnh vực: thuế, hải quan, y tế, nhập cư) ; còn khi ra
đến vùng biển quốc tế thì quyền tài phán là của tất cả các quốc gia (kể cả quốc gia
không có biển)

VI. Vùng di sản chung của loài người


– Là vùng đáy biển quốc tế và lòng đất dưới đáy biển.
– Những tài nguyên khai thác tại vùng di sản chung này phải được chia sẻ chung
cho tất cả các quốc gia (thông qua tổ chức quốc tế Cơ quan quyền lực quốc tế).

VII. Quốc gia quần đảo


1. Khái niệm
– (Điều 46 Công ước luật biển 1982):

+ Quốc gia quần đảo là quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi 1 hay nhiều quần
đảo và có khi bởi 1 số hòn đảo khác nữa.

Chú ý: quốc gia quần đảo khác với quốc đảo. Quốc đảo bao gồm 1 đảo lớn và một
số đảo nhỏ xung quanh mà không tạo thành quần đảo. Hiện nay trên thế giới có 22
quốc gia tuyên bố là quốc gia quần đảo (chủ yếu ở Thái Bình Dương)
+ Quần đảo là 1 tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước
tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành
về thực chất 1 tổng thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như
thế về mặt lịch sử.

(như vậy dưới góc độ luật quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quần
đảo như cách gọi thông thường ở VN mà chỉ là nhóm đảo, vì thiếu sự liên kết chặt
chẽ với nhau, không phải là 1 thể thống nhất)

2. Đường cơ sở của quốc gia quần đảo


– Theo Điều 47 Công ước luật biển 1982, đường cơ sở của quốc gia quần đảo là
đường cơ sở thẳng nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đã
lúc chìm lúc nổi của quần đảo.

– Phía trong đường cơ sở quần đảo là vùng nước quần đảo ==> tàu thuyền vẫn
được quyền đi qua không gây hại

3. Quy chế pháp lý vùng nước quần đảo


– Quyền và nghĩa vụ của quốc gia quần đảo:

+ quyền: ban hành luật và quy định liên quan đến việc đi qua vùng nước quần đảo
+ nghĩa vụ:

 Không được cản trở việc thực hiện quyền của các quốc gia khác
 Không được đình chỉ quyền đi qua vùng nước quần đảo
– Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác:

+ quyền đi qua vùng nước quần đảo

+ quyền qua lại không gây hại

+ nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quốc gia quần đảo liên quan đến việc đi qua
vùng nước quần đảo

VIII. Eo biển quốc tế


– Định nghĩa: Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế là eo biển giữa 1 bộ phận của
biển cả hoặc 1 vùng đặc quyền kinh tế và 1 bộ phận khác của biển cả hoặc 1 vùng
đặc quyền kinh tế.

(Điều 37, Điều 38 Công ước luật biển 1982)

– Quy chế pháp lý:

+ áp dụng quyền quá cảnh: phương tiện bay và tàu thuyền (kể cả tàu ngầm, đi
ngầm chứ không phải đi nổi) có quyền đi qua mà không phải xin phép

+ áp dụng quyền đi qua không gây hại: áp dụng cho eo biển nối giữa lãnh hải quốc
gia với biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế (Điều 38 khoản 1, Điều 45 khoản 1
Công ước luật biển 1982)

Vấn đề 6: Luật ngoại giao – lãnh sự


1. Khái niệm
– Luật ngoại giao – lãnh sự là 1 ngành luật trong hệ thống PL quốc tế. Ngành luật
ngoại giao – lãnh sự có từ rất sớm trong lịch sử, vì ngay từ khi các quốc gia xuất
hiện thì đã xuất hiện nhu cầu quan hệ với nhau. Một trong những chế định cổ điển
nhất của luật ngoại giao là chế định về bất khả xâm phạm đối với sứ giả nước
ngoài, xuất hiện trong luật Manu của Ấn Độ cổ đại, trong luật La Mã cổ đại, Hy
Lạp cổ đại.

Luật về lãnh sự còn xuất hiện trước cả luật ngoại giao, nguyên nhân do nhu cầu
thương mại, hàng hải của các nhà nước cổ đại, các nhà nước cổ đại cần bảo vệ
những lợi ích của mình, của công dân nước mình khi quan hệ thương mại với các
nước khác ==> các chế định về lãnh sự xuất hiện. Sau đó, các cơ quan về ngoại
giao mới xuất hiện.

– Nguồn của luật ngoại giao – lãnh sự:

+ Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao

+ Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự

– Đối tượng điều chỉnh: là việc thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia. Ví
dụ khi VN và Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nhau, thì hai bên sẽ thiết
lập quan hệ ngoại giao với nhau

2. Điều chỉnh pháp lý quốc tế việc thiết lập quan hệ ngoại giao – lãnh sự giữa
các quốc gia
– Quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự có sự khác nhau về cấp độ quan hệ,
nhưng có mối quan hệ qua lại với nhau:

Quan hệ ngoại giao Quan hệ lãnh sự

Công nhận de-facto (mức


độ thấp hơn de-jure ==>
Công nhận de-jure ==> mới chỉ thiết lập quan hệ
thỏa thuận thiết lập quan lãnh sự mà chưa thiết lập
Cơ sở hệ ngoại giao đầy đủ quan hệ ngoại giao)

Phạm vi Mọi lĩnh vực (kể cả an Chỉ hoạt động trong 1 số


khu vực và 1 số lĩnh vực
(thường là quan hệ kinh tế,
thương mại). (được ghi rõ
trong Giấy chứng nhận lãnh
sự )
VD lãnh sự quán Hoa Kỳ
tại Đà Nẵng thì chỉ hoạt
động tại Đà Nẵng (và những
ninh, quốc phòng, văn tỉnh lân cận) và chỉ trong 1
hóa, …), trên toàn lãnh số lĩnh vực nhất định
đại diện thổ

Tính chất Có tính chính trị, pháp lý Có tính hành chính, pháp lý

1 cơ quan duy nhất (vì là


đại diện ngoại giao của
quốc gia), là Đại sứ quán, Số lượng: nhiều cơ quan:
hoặc Công sứ quán hay Tổng lãnh sự quán; Lãnh sự
Đại biện quán (có phạm quán; Phó lãnh sự quán;
vi đại diện hẹp hơn Đại Quản lý lãnh sự quán.
sứ quán). Thông thường ở khu vực
Người đứng đầu Đại sứ nào có đông dân cư của
quán được gọi đầy đủ là nước mình sinh sống (trên
Đại sứ đặc mệnh toàn nước sở tại) thì sẽ đặt 1 lãnh
quyền sự quán ở đó.
Số lượng

Chỉ quan hệ với chính


Quan hệ quyền địa phương. Nếu
với chính Trực tiếp với cơ quan muốn quan hệ với cơ quan
quyền sở TW (Chính phủ, bộ TW thì phải thông qua Đại
tại Ngoại giao) sứ quán.

Đại diện cho quốc gia


(khi 2 nước có tranh
chấp, nước sở tại thường
triệu đại sứ của nước kia Bảo vệ, bảo hộ cá nhân,
đến để phản đối hoặc yêu pháp nhân nước mình tại
Chức năng cầu) nước sở tại
So sánh thành viên của cơ quan ngoại giao và của cơ quan lãnh sự :

Thành viên cơ quan ngoại giao Thành viên cơ quan lãnh sự

Gồm:
+ đại sứ: do nguyên thủ quốc gia bổ Gồm:
nhiệm + tổng lãnh sự: do bộ trưởng
ngoại giao bổ nhiệm
+ công sứ: do nguyên thủ quốc gia
bổ nhiệm + lãnh sự: do bộ trưởng ngoại
giao bổ nhiệm
+ đại biện: do bộ trưởng ngoại giao
bổ nhiệm + trưởng phòng lãnh sự của đại
sứ quán
+ trưởng đoàn đại diện
+ tham tán, bí thư, tùy viên lãnh
+ tham tán, bí thư, tùy viên sự

Phân biệt: hàm, cấp, chức vụ:


+ cấp bậc ngoại giao: đại sứ, công
sứ, đại biện Phân biệt: hàm, cấp, chức vụ:
+ cấp bậc lãnh sự: tổng lãnh sự,
+ hàm ngoại giao: đại sứ, công sứ, lãnh sự, trưởng phòng lãnh sự
tham tán, bí thư, tùy viên
+ hàm lãnh sự: tổng lãnh sự, lãnh
+ chức vụ: đại sứ / công sứ đặc sự, tham tán, bí thư, tùy viên
mệnh toàn quyền, đại biện, trưởng
đoàn đại diện (tại các tổ chức quốc + chức vụ: tổng lãnh sự, lãnh sự,
tế liên chính phủ), tham tán, bí thư, trưởng phòng lãnh sự (của đại sứ
tùy viên quán), tham tán, bí thư, tùy viên

Phân loại: Phân loại:


+ viên chức ngoại giao: là những + viên chức lãnh sự: là những
người có hàm, có cấp ngoại giao
(phải được bổ nhiệm vào bậc, ngạch người có hàm, có cấp lãnh sự
ngoại giao), có vai trò đại diện cho (phải được bổ nhiệm vào bậc,
quốc gia (gọi là có thân phận ngoại ngạch), có vai trò đại diện cho
giao, được cấp hộ chiếu ngoại giao) quốc gia (gọi là có thân phận
ngoại giao, được cấp hộ chiếu
+ nhân viên hành chính – kỹ thuật: ngoại giao)
làm việc trong cơ quan ngoại giao
nhưng không được bổ nhiệm viên + nhân viên hành chính – kỹ
chức, không là đại diện cho quốc thuật: làm việc trong cơ quan
gia, như phiên dịch, tài vụ, văn thư, lãnh sự nhưng không được bổ
… nhiệm viên chức, không đại diện
cho quốc gia
+ nhân viên phục vụ: như bảo vệ, lái
xe, nấu ăn, tạp vụ, … + nhân viên phục vụ

Đoàn ngoại giao:


+ theo nghĩa hẹp, đoàn ngoại giao gồm tất cả những người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao của các nước khác tại nước nhận đại diện

+ theo nghĩa rộng: đoàn ngoại giao gồm tất cả những người có hộ chiếu
ngoại giao và thẻ ngoại giao do nước nhận đại diện cấp

Chức năng: đoàn ngoại giao không phải là 1 tổ chức, không hoạt động hàng
ngày, mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân trong hoạt động tại nước sở tại.
Trưởng đoàn ngoại giao là người có cấp bậc ngoại giao cao nhất và công
tác lâu nhất ở nước sở tại. VD nhân ngày quốc khánh 2/9, đoàn ngoại giao
tại VN, đứng đầu là đại sứ Lào, người đã có 5 nhiệm kỳ tại VN (lâu nhất
trong số các đại sứ) đứng đầu đã đến phủ Chủ tịch nước chúc mừng nhân
dân VN.

Câu hỏi:
(1) Quốc tịch của thành viên cơ quan ngoại giao – lãnh sự ? Người đại diện cơ
quan ngoại giao của 1 nước có phải có quốc tịch của nước đó không ?
(2) Một người có thể là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều quốc
gia khác nhau ?

(3) Một người có thể viên chức ngoại giao ở nhiều quốc gia ?

(4) Thời điểm khởi đầu chức vụ đại diện ngoại giao ?

(5) Thời điểm đại diện ngoại giao bắt đầu được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ?

(6) Thời điểm chấm dứt chức vụ đại diện ngoại giao ?

(7) Thời điểm chấm dứt quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao ?

(8) Bản chất của quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao ?

(9) Thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao, sống trong cùng hộ có được
hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ? Mức độ ưu đãi miễn trừ ?

Trả lời:
(1) Thông thường quốc tịch của thành viên cơ quan ngoại giao – lãnh sự phải là
quốc tịch của nước cử đại diện. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, ví dụ gần đây đại
sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Gary Locke là người gốc Trung Quốc 100%

(2) Có thể, nếu các quốc gia thỏa thuận được với nhau.

(3) Có thể, nếu các quốc gia thỏa thuận được với nhau.

(4) Theo luật của từng nước quy định. Có thể là 1 trong các thời điểm: khi bắt đầu
đến quốc gia sở tại, khi gửi bản sao của bức thư đến bộ ngoại giao, khi trình quốc
thư, khi chính thức làm việc. Luật VN quy định thời điểm trình quốc thư.

(5) Quyền ưu đãi miễn trừ bắt đầu từ khi nhận chức vụ đại diện ngoại giao (khi làm
thủ tục xuất cảnh đã được ưu đãi với hộ chiếu ngoại giao, khi quá cảnh qua nước
thứ 3 (nếu không có đường bay thẳng đến nước nhận đại diện) cũng sẽ được ưu
đãi)
(6) Các trường hợp chấm dứt chức vụ đại diện ngoại giao:

1.
1. Hết nhiệm kỳ
2. Bị triệu hồi về nước
3. Bị quốc gia sở tại tuyên bố mất tín nhiệm (quốc gia sở tại có
thể tuyên bố mất tín nhiệm với đại diện ngoại giao của quốc
gia khác tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần tuyên bố lý
do, và theo luật quốc tế, trong vòng 24-48 tiếng, người đại
diện ngoại giao đó phải ra khỏi lãnh thổ quốc gia sở tại)
4. Từ chức
5. Từ trần
(7) Thời điểm chấm dứt quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao không trùng với thời
điểm chấm dứt chức vụ đại diện ngoại giao. Khi chấm dứt chức vụ đại diện ngoại
giao, thì quyền ưu đãi miễn trừ vẫn còn kéo dài một khoảng thời gian hợp lý để
người đó về nước. Với việc chấm dứt do hết nhiệm kỳ hay từ chức, thì thông
thường các đại sứ sẽ đến chào nguyên thủ quốc gia, và quốc gia sở tại thường tổ
chức một buổi lễ tiễn, … thông thường mất vài ngày, và trong thời gian đó vẫn
được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ.

(8) Bản chất của quan hệ ngoại giao – lãnh sự là quan hệ bình đẳng, thỏa thuận, có
đi có lại giữa các bên.

(9) Có được hưởng. Công ước quy định “Thành viên trong gia đình viên chức
ngoại giao nếu sống trong cùng hộ thì được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ như viên
chức ngoại giao”. Chú ý: nếu vợ / chồng, con của viên chức ngoại giao có quốc
tịch của nước sở tại, hoặc thường trú tại nước sở tại thì sẽ không được hưởng
quyền ưu đãi miễn trừ đó (vì nếu được hưởng sẽ dẫn đến phân biệt đối xử giữa
công dân với nhau).

So sánh quyền ưu đãi miễn trừ:

Cơ quan ngoại giao (Công ước Cơ quan lãnh sự (Công


Viên 1961 về quan hệ ngoại ước Viên 1963 về quan
giao) hệ lãnh sự)
Quyền bất khả xâm phạm tuyệt
đối (Điều 22): Trong mọi trường Bất khả xâm phạm tương
hợp, cơ quan có thẩm quyền của đối (Điều 31): trong
nước sở tại không được vào cơ trường hợp xảy ra tình
quan ngoại giao nếu không được thế cấp thiết thì người có
phép. Nghĩa vụ của nước sở tại thẩm quyền của nước sở
là phải đảm sự bất khả xâm tại vẫn có thể vào cơ
phạm này, nếu nước sở tại quan lãnh sự mà không
không đảm bảo sự được sự bất cần sự đồng ý của người
khả xâm phạm này tức là đã vi đứng đầu cơ quan lãnh
Trụ sở phạm PL quốc tế sự.

Bất khả xâm phạm tuyệt đối


(Điều 22): ngay cả trong trường
hợp khẩn cấp, nước sở tại cũng
không được quốc hữu hóa tài
sản của cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngoài, kể cả trường
hợp do mâu thuẫn hai nước
không còn giữ quan hệ ngoại
giao nữa mà tài sản chưa kịp
chuyển đi thì nước sở tại cũng Bất khả xâm phạm tương
không được quốc hữu hóa tài đối (Điều 31): khi xảy ra
sản đó. tình thế cấp thiết, nước
Ví dụ nếu để xảy ra mất trộm tài sở tại có thể tạm thời
sản của đại sứ quán thì nước sở trưng dụng tài sản của cơ
tại sẽ bị coi là vi phạm luật quốc quan lãnh sự, sau đó bồi
Tài tế hoàn lại cho nước có cơ
sản quan lãnh lãnh sự đó.

Thuế, Miễn trừ hoàn toàn


lệ phí Miễn hoàn toàn (Điều 23) (Điều 32)

Hồ sơ, Bất khả xâm phạm tuyệt đối Có thể bị mở (Điều 35),
tài (Điều 24, Điều 45): cho dù 2 nhưng phải được người
liệu, bên có cắt đứt quan hệ ngoại đứng đầu cơ quan lãnh
thư tín giao hay xảy ra chiến tranh thì sự đó chứng kiến
cũng không được xâm phạm đến
hồ sơ, tài liệu, thư tín của cơ
quan ngoại giao; nước sở tại có
trách nhiệm bảo mật những hồ
sơ, tài liệu, thư tín này; sau khi 2
nước thiết lập quan hệ ngoại
giao trở lại thì trao trả cho nước
kia.
Chú ý: ngay cả khi vận chuyển
va-li hồ sơ, tài liệu, thư tín của
cơ quan ngoại giao nước ngoài
(bằng đường hàng không, đường
bộ, đường biển, hay đường thư
tín) mà phát hiện ra hàng cấm
(bằng cách soi, chụp để kiểm
soát an ninh) (theo PL nước sở
tại) thì cũng không được giữ lại
mà phải tạo điều kiện cho người
mang va-li đó đến được nơi cần
đến; sau khi đến được nơi cần
đến rồi thì mới có thể tiến hành
bắt giữ va-li ngoại giao đó
(người mang va-li không bị bắt
giữ) (Điều 27)

Thông
tin liên Theo quy định của PL
lạc Theo quy định của PL quốc gia quốc gia

Chỉ được phép treo quốc


kỳ, quốc huy thi hành
công vụ. Như vậy nếu
Quyền Người đứng đầu cơ quan đại người đứng đầu cơ quan
treo diện ngoại giao được quyền treo lãnh sự không phải đang
quốc quốc kỳ, quốc huy của quốc gia đi thi hành công vụ thì
kỳ, mình tại trụ sở cơ quan ngoại đầu của phương tiện đi
quốc giao, đầu phương tiện đi lại và lại đó không được treo
huy nhà ở quốc kỳ
So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho thành viên cơ quan ngoại giao và thành
viên cơ quan lãnh sự:

Thành viên cơ quan ngoại giao Thành viên cơ quan lãnh sự

Với viên chức ngoại giao: Với viên chức lãnh sự:

+ bất khả xâm phạm tương đối về


thân thể (Điều 41): có thể bị bắt
+ bất khả xâm phạm tuyệt đối về hoặc tạm giam, tạm giữ khi phạm
thân thể: không bao giờ bị bắt, tam tội nghiêm trọng theo PL của nước
giam, hay tạm giữ sở tại

+ miễn trừ hình sự và hành chính


tuyệt đối: ví dụ nếu vi phạm giao + chỉ miễn trừ hình sự và hành
thông cũng không bị phạt chính khi thi hành công vụ

+ miễn trừ dân sự không tuyệt đối:


nếu cố tình tham gia vào các cuộc
phiêu lưu mạo hiểm, hay cố ý
tham gia vào các tranh chấp tài
sản tư (không với tư cách là viên
chức ngoại giao) thì vẫn có thể là + không được miễn trừ dân sự nếu
nguyên đơn hoặc bị đơn (tức là vụ việc xảy ra không với tư cách là
vẫn có thể ra tòa) viên chức lãnh sự

+ không bị bắt buộc ra làm nhân + có thể được mời làm nhân chứng
chứng tại tòa trước tòa

Với nhân viên hành chính, kỹ Với nhân viên hành chính, kỹ
thuật và phục vụ: thuật và phục vụ:

+ cũng được miễn trừ nhưng có + cũng được miễn trừ nhưng có
điều kiện và phạm vi miễn trừ hẹp điều kiện và phạm vi miễn trừ hẹp
hơn so với viên chức ngoại giao hơn so với viên chức lãnh sự

——————-

Ngày 13/09/2016
Giảng viên: cô Lê Thị Anh Đào

Bài tập tình huống 1:


– Năm 1973, đại sứ quán Iraq tại Pakistan được mời tới Bộ ngoại giao Pakistan để
thông báo rằng vũ khí đang được mang vào Pakistan theo con đường ngoại giao và
đã có bằng chứng cho thấy vũ khí đó đang được cất giấu tại Đại sứ quán Iraq tại
Pakistan. Đại sứ Iraq từ chối cho khám xét đại sứ quán Iraq. Tuy nhiên, với sự có
mặt của đại sứ, một cuộc khám xét đột xuất đại sứ quán Iraq tại Pakistan vẫn được
tiến hành bởi những cảnh sát có trang bị vũ khí và đã tìm thấy một số lượng lớn vũ
khí được cất giấu trong các thùng hàng. Chính phủ Pakistan đã đưa ra phản đối gạy
gắt đối với Iraq, tuyên bố đại sứ Iraq bị mất tín nhiệm (persona non grata – người
không được hoan nghênh) và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ dành cho tất
cả các thành viên của đại sứ quán kể từ thời điểm tuyên bố. Đồng thời, Pakistan
cũng triệu hồi đại sứ của mình tại Iraq về nước. Hãy cho biết:

+ Việc giấu vũ khí trong đại sứ quán Iraq có phù hợp với các quy định của Luật
quốc tế không ? Vì sao ?

+ Đại sứ Iraq cùng các thành viên của đại sứ quán có thể bị tuyên bố mất tín nhiệm
và tước quyền được hưởng ưu đãi miễn trừ kể từ thời điểm tuyên bố không ? Tại
sao ?

Trả lời:
+ Theo Điều 22 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, thì trụ sở của cơ quan
đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm tuyệt đối, tức là cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại không được phép vào đại sứ quán mà không được người đứng đầu
đại sứ quán cho phép. Tuy nhiên cũng theo Công ước Viên 1961 thì trụ sở cơ quan
đại diện ngoại giao phải được sử dụng đúng mục đích ==> việc chứa một số lượng
lớn vũ khí trong đại sứ quán là việc làm sai mục đích của đại sự quán, không phù
hợp với Luật quốc tế.

Việc cảnh sát Pakistan khám xét đại sứ quán Iraq trong trường hợp này có vi phạm
Luật quốc tế không ? ==> theo tòa án quốc tế thì việc khám xét đại sứ quán trong
trường hợp này là không vi phạm Luật quốc tế.
+ Theo Điều 9 Công ước Viên 1961, tại bất kỳ thời điểm nào, nước sở tại cũng có
thể tuyên bố mất tín nhiệm với viên chức ngoại giao mà không cần nêu lý do ==>
đại sứ Iraq và các thành viên của đại sứ quán có thể bị Pakistan tuyên bố mất tín
nhiệm là hòa toàn không tái với Luật quốc tế.
Tuy nhiên theo quy định của Công ước Viên 1961 thì sau khi bị tuyên bố mất tín
nhiệm, viên chức ngoại giao sẽ được nước sở tại dành cho 1 khoảng thời gian hợp
lý để di chuyển ra khỏi nước sở tại, trong thời gian đó, quyền miễn trừ vẫn được
duy trì. Thông thường nước sở tại dành cho viên chức ngoại giao bị mất tín nhiệm
một khoảng thời gian là 48h để rời khỏi nước sở tại. ==> việc tước quyền miễn trừ
ngay tại thời điểm tuyên bố mất tín nhiệm là trái Luật quốc tế.

Bài tập tình huống 2:


– Năm 1984, một cuộc biểu tình bởi khoảng 70 người Libya nhằm phản đối chính
sách của Chính phủ Libya được tiến hành tại quảng trường St. James – đối diện đại
sứ quán Libye tại Anh. Bộ ngoại giao Anh, theo yêu cầu của đại sứ quán Libya đã
tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản cuộc biểu tình nhưng không thành và đại
sứ quán Libya đã phải cử 20 nhân viên ra trấn áp biểu tình. Chính phủ Anh đã
dựng barrie và huy động lực lượng lớn cảnh sát để phân tách 2 bên. Khi cuộc biểu
tình đang diễn ra 1 các hòa bình, 1 súng máy tự động đã phát nổ từ đại sứ quán
Libya làm 1 cảnh sát Anh chết và 11 người biểu tình bị thương. Sau vụ nổ súng,
quan hệ ngoại giao giữa Anh và Libya bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phía Lybie cho
rằng Chính phủ Anh đã không tiến hành các biện pháp thích đáng theo khoản 2
Điều 22 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.

Hãy cho biết:

+ Chính phủ Anh có vi phạm khoản 2 Điều 22 Công ước Viên 1961 về quan hệ
ngoại giao không ? Vì sao ?

+ Bình luận hành vi ứng xử của đại sứ quán Libya trong tình huống này

Trả lời:
+ Ở đây Chính phủ Anh đã tiến hành các hoạt động bảo vệ đại sứ quán Libya ==>
không vi phạm khoản 2 Điều 22 Công ước Viên 1961 (trừ khi Lybia chứng minh
được Chính phủ Anh đã không tận tâm thực hiện mọi biện pháp thích đáng để bảo
vệ đại sứ quán Libya).

Chú ý: công ước 1961 không quy định nước sở tại phải hoàn thành việc bảo vệ cơ
quan đại diện ngoại giao, mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp thích đáng
để bảo vệ (do đó trường hợp nước sở tại đã thực hiện mọi biện pháp thích đáng mà
vẫn không bảo vệ được thì không vi phạm Luật quốc tế)

+ Bình luận:

Bài tập tình huống 3:


– Năm 1982, tòa dân sự Brussel (Bỉ) đưa ra phán quyết vắng mặt. Theo phán
quyết, phòng thương mại của đại sứ quán Bồ Đào Nha tại Bỉ phải trả cho ông
Goncalves (một công dân Bỉ) khoản tiền công mà ông này đã dịch một văn bản cho
phòng thương mại theo yêu cầu của trưởng phòng. Bồ Đào Nha đã đệ đơn phản đối
và yêu cầu bãi bỏ phán quyết trên vì cho rằng: khi ký hợp đồng dịch, trưởng phòng
thương mại thay mặt cho cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan này phải được
hưởng quyền miễn trừ theo luật miễn trừ tài phán dân sự của Bỉ, phù hợp với Công
ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao. Phía Bỉ cho rằng, việc ký hợp đồng dịch
không phải là chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được liệt kê tại Điều 3
Công ước Viên 1961. Mặt khác, bằng việc đệ đơn phản đối phán quyết của tòa dân
sự Bỉ, cơ quan ngoại giao Bồ Đào Nha đã từ bỏ quyền miễn trừ tài phán của mình.

Hãy cho biết: trong tình huống trên, cơ quan đại diện ngoại giao Bồ Đào Nha có
được hưởng quyền miễn trừ tài phán không?

Trả lời:
Câu hỏi trên có thể hiểu thành:

+ Cơ quan đại diện ngoại giao có thể trở thành bị đơn trong 1 vụ kiện dân sự không
? hoặc

+ Tòa án Bỉ có quyền xét xử cơ quan đại diện ngoại giao của Bồ Đào Nha không ?

Theo Công ước Viên 1961 thì thành viên cơ quan ngoại giao nếu thực hiện các
hoạt động không nhân danh cơ quan ngoại giao phù hợp với chức năng của cơ
quan này (được quy định tại Điều 3 Công ước Viên 1961) thì sẽ không được miễn
trừ trách nhiệm dân sự.
Như vậy, cơ quan đại diện ngoại giao Bồ Đào Nha không được hưởng quyền miễn
trừ tài phán.
Bài tập tình huống 4:
– Ngày 4/11/1979, trong một cuộc biểu tình với khoảng 3000 người tham gia, đại
sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị các phần tử quá khích tấn công. Các phần tử này
đã tiến hành đập phá đại sứ quán và bắt giữ mốt số nhân viên ngoại giao của Hoa
Kỳ làm con tin. Những kẻ bắt cóc còn đe dọa giết con tin nếu những điều kiện
chúng đưa ra không được đáp ứng. Khi xảy ra vụ tấn công, các cơ quan chức năng
của Iran đã không tiến hành bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ trụ sở cơ quan
đại diện ngoại giao cũng như nhân viên ngoại giao của Hoa Kỳ bất chấp mọi lời
kêu gọi trợ giúp. Hãy cho biết:

+ Hành vi của Iran có phù hợp với pháp luật quốc tế không ? Vì sao ?

+ Những biện pháp mà Hoa Kỳ có thể áp dụng để bảo vệ cơ quan ngoại giao và
nhân viên của cơ quan này ?

Trả lời:
+ Tình huống này Iran đã vi phạm pháp luật quốc tế, cụ thể vi phạm khoản 2 Điều
22 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao

+ Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Yêu cầu phía Iran có biện pháp bảo vệ an toàn cho đại sứ quán và các
thành viên đại sứ quán
 Lên án hành động sử dụng bạo lực
 Đưa ra trong các hội nghị quốc tế
 Yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc can thiệp
Tức là Hoa Kỳ có thể sử dụng mọi biện pháp, ngoại trừ sử dụng vũ lực. Theo Luật
quốc tế, một quốc gia chỉ có thể sử dụng vũ lực khi bị 1 chủ thể Luật quốc tế tấn
công, trong trường hợp này, chủ thể tấn công là các công dân của Iran, không phải
là chủ thể của Luật quốc tế.

Tất nhiên, trong trường hợp này thì Iran sẽ phải chịu trách nhiệm với Hòa Kỳ vì đã
vi phạm quan hệ ngoại giao.
——————

Ngày 15/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

Vấn đề 7: Luật tổ chức quốc tế


Tự nghiên cứu. Chú ý nghiên cứu 2 tổ chức là Liên hợp quốc và WTO

Vấn đề 8: Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế


I. Khái niệm tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm
– Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có
những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay
đòi hỏi lề lợi ích trái ngược nhau, cần được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở
luật pháp quốc tế.

– Phân biệt giữa “tình thế” và “tranh chấp quốc tế”:

+ tình thế: là hoàn cảnh thực tế mà các chủ thể có quan điểm trái ngược nhau
nhưng không có xung đột về mặt lợi ích
Như vậy có những tình thế sẽ dẫn đến tranh chấp quốc tế, và có những tình thế chỉ
là tình thế mà thôi.

Ví dụ: về cách hiểu “nội luật hóa” và “áp dụng trực tiếp” luật quốc tế có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Như trường hợp Nghị quyết 71 của Quốc hội VN quy định
áp dụng trực tiếp luật quốc tế khi tham gia WTO, với VN thì coi đó là “áp dụng
trực tiếp” luật quốc tế (cụ thể ở đây là các cam kết khi gia nhập WTO); trong khi
với một số nước khác thì “áp dụng trực tiếp” là không ban hành bất kỳ văn bản PL
nào, và do đó với trường hợp Nghị quyết 71 của VN sẽ được coi là “nội luật hóa”
==> có sự trái ngược nhau về quan điểm ==> là 1 tình thế. Tuy nhiên sự khác nhau
về quan điểm này không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các chủ thể (dù hiểu “nội
luật hóa” theo cách nào thì vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết) ==> không dẫn đến
tranh chấp quốc tế
Ví dụ: Công ước LHQ về luật biển 1982 có định nghĩa đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc
chìm, … gây ra những cách hiểu khác nhau giữa Trung Quốc và Philippin ==>
cách hiểu về chủ quyền và quyền chủ quyền khác nhau ==> xung đột về lợi ích
==> dẫn đến tranh chấp quốc tế.

– Phân biệt giữa “tranh chấp quốc tế” và “tranh chấp có tính chất quốc tế” (khác
nhau ở chủ thể)

+ tranh chấp có tính chất quốc tế: là tranh chấp có liên quan giữa 2 hay nhiều quốc
gia

Ví dụ: tranh chấp giữa Hiệp hội nạn nhân chất độc màu da cam với các công ty hóa
chất Hoa Kỳ

2. Phân loại tranh chấp quốc tế


– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia tranh chấp:

+ tranh chấp song phương

+ tranh chấp đa phương:

 Tranh chấp có tính chất khu vực


 Tranh chấp có tính chất toàn cầu
– Căn cứ vào lĩnh vực: tranh chấp về thương mại, tranh chấp về biên giới lãnh thổ,

– Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:

+ tranh chấp mang tính chính trị: là các tranh chấp liên quan đến vấn đề lãnh thổ,
vấn đề thực hiện chủ quyền quốc gia

+ tranh chấp mang tính pháp lý: là các tranh chấp liên quan đến giải thích, áp dụng
luật pháp quốc tế
Chú ý: phân biệt chính trị hay pháp lý chỉ mang tính tương đối. VD tranh chấp
giữa Trung Quốc và Philippin về cách hiểu đảo, đá, … trên biển Đông vừa mang
tính pháp lý (giải thích luật biển 1982), vừa mang tính chính trị (tranh chấp chủ
quyền biển đảo)

II. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Biện pháp đàm phán trực tiếp
– Là biện pháp phổ biến nhất, hầu như được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp

– Ưu điểm:

+ nhanh chóng

+ chi phí ít

+ giữ gìn được uy tín, bí mật của mỗi bên

+ không để bên thứ 3 xen vào ==> tránh được sự ảnh hưởng của bên thứ 3

+ giữ gìn được mối quan hệ hòa bình, hợp tác giữa 2 bên

– Nhược điểm: cả 2 bên cần thái độ thiện chí thì mới đàm phán được, chỉ cần 1 bên
không thiện chí thì biện pháp đàm phán không thực hiện được

2. Biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
– Gồm:

+ môi giới

+ trung gian

+ hòa giải

+ thông qua ủy ban điều tra


+ thông qua ủy ban hòa giải

– Môi giới, trung gian, hòa giải đều giống nhau là có sự tham gia của bên thứ 3
(bên thứ 3 có thể là quốc gia, tổ chức, thậm chí cá nhân có uy tín), khác nhau về
mức độ tham gia của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết tranh chấp:

+ với môi giới: chỉ dàn xếp để các bên ngồi vào bàn đàm phán, bên môi giới hoàn
toàn không tham gia vào quá trình đàm phán
+ với trung gian: sau khi dàn xếp để các bên ngồi vào bàn đàm phán, bên trung
gian có tham gia vào quá trình đàm phán nhưng không nghiên cứu nội dung vụ
việc, không quan tâm đến việc giải quyết vụ việc như thế nào, mà chỉ tham gia với
vai trò giữ không khí đàm phán hòa bình, hữu nghị giữa các bên
+ với hòa giải: tham gia sâu nhất, dàn xếp để các bên đàm phán, tham gia vào toàn
bộ quá trình đàm phán, nghiên cứu nội dung tranh chấp, có thể đề xuất các biện
pháp mang tính chất khuyến nghị để các bên tham khảo, thậm chí giữ vai trò chủ
trì trong quá trình hòa giải
– Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban điều tra:
+ ủy ban điều tra được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên, với số thành viên là
số lẻ. Ví dụ nếu có 2 bên tranh chấp, thì mỗi bên cử 1 người, người thứ 3 sẽ do 2
bên cùng thỏa thuận lựa chọn

+ về mặt thực chất, ủy ban điều tra không giải quyết tranh chấp mà chỉ có chức
năng xác minh một cách chính xác và khách quan các sự kiện, các tình tiết có liên
quan dẫn đến tranh chấp

+ ủy ban điều tra có quyền yêu cầu các bên tranh chấp đưa ra những chứng cứ, tài
liệu liên quan

+ kết luận của ủy ban điều tra chỉ mang tính khuyến nghị, không mang tính bắt
buộc, bất kỳ bên nào cũng có thể bác bỏ kết luận của ủy ban điều tra

– Giải quyết tranh chấp thông qua ủy ban hòa giải:


+ ủy ban hòa giải được thành lập theo thỏa thuận giữa các bên, với số lẻ thành viên

+ ủy ban hòa giải có quyền yêu cầu các bên tranh chấp đưa ra những chứng cứ, tài
liệu liên quan
+ ủy ban hòa giải xác minh các sự kiện, các tình tiết có liên quan dẫn đến tranh
chấp

+ trên cơ sở xác minh các sự kiện và tình tiết, ủy ban hòa giải kiến nghị, đề xuất
các biện pháp để giải quyết tranh chấp

+ kết luận của ủy ban hòa giải chỉ mang tính khuyến nghị, không mang tính bắt
buộc, bất kỳ bên nào cũng có thể bác bỏ kết luận của ủy ban điều tra

3. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
– Tổ chức quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng khi quan hệ quốc tế ngày càng
phát triển. Tổ chức quốc tế đóng vai trò môi giới, trung gian, hòa giải trong các
tranh chấp quốc tế; tạo ra các diễn đàn cho các bên tranh chấp đàm phán, thỏa
thuận; xây dựng các cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ
các thành viên của tổ chức.

– Thực tế, trong quy chế của hầu hết tổ chức quốc tế đều có những cơ chế về giải
quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên

a. Giải quyết tranh chấp trong WTO


– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là DSB (đại hội đồng WTO)

– Trình tự:

+ B1: tham vấn để hòa giải, nếu không hòa giải được thì chuyển qua bước 2

+ B2: gửi đơn lên DSB

+ B3: DSB thành lập Panel (hội thẩm) để xem xét và giải quyết

+ B4: Panel đưa ra kết luận để giải quyết tranh chấp, kết luận này được trình lên
DSB phê duyệt qua cơ chế đồng thuận phủ quyết.

Nếu các bên không đồng ý với phán quyết thì có thể yêu cầu phúc thẩm.
+ B5: DSB thành lập cơ quan phúc thẩm (SAB). SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh
pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra
lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo
trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận
trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua
tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.

Cơ chế đồng thuận phủ quyết: đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết
định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông
qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông
qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi
tất cả các thành viên DSB. Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của
cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận
truyền thống – mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ
phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản
trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
b. Giải quyết tranh chấp trong Liên hợp quốc (UN)
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Hội đồng bảo an, Tòa án quốc tế,
Đại hội đồng LHQ

c. Giải quyết tranh chấp trong ASEAN

——————–

Ngày 17/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

Thảo luận
Câu hỏi:
(1) Phân biệt cư trú chính trị và tị nạn

(2) Khái quát vai trò của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong việc giải quyết tranh
chấp quốc tế

(3) Tư cách công dân liên minh châu Âu có được hiểu là quốc tịch của liên minh
châu Âu
Trả lời:
(1) Phân biệt cư trú chính trị và tị nạn:

Cư trú chính trị Tị nạn

Đều là việc công dân của 1 quốc gia rời bỏ quốc gia mình mang quốc tịch
để tới sinh sống trên 1 quốc gia khác

Cá nhân đang bị truy nã do Người rời bỏ đất nước do chiến tranh, bị


những bất đồng về quan điểm ngược đãi, thiên tai, hoặc hoàn cảnh
chính trị, tôn giáo, văn hóa kinh tế quá khó khăn

Rất hiếm trường hợp bị trục


xuất trở về Có thể bị trục xuất trở về

Thường với số lượng ít (một


vài người) Thường với số lượng lớn
Chú ý: vấn đề xin tị nạn chính trị tại cơ quan đại diện ngoại giao hiện vẫn gây
tranh cãi. Theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao thì trụ sở cơ quan đại
diện ngoại giao chỉ được ưu đãi miễn trừ khi thực hiện đúng chức năng được quy
định trong Công ước, do đó việc cơ quan đại diện ngoại giao cho công dân nước sở
tại vào cư trú chính trị là không đúng với chức năng của cơ quan đại diện ngoại
giao. Tuy nhiên trong thực tiễn thì các nước vẫn cho công dân nước sở tại xin cư
trú chính trị tại cơ quan đại diện ngoại giao của mình, vì coi trụ sở cơ quan đại diện
ngoại giao là lãnh thổ của nước mình.
(2) Vai trò của tổ chức quốc tế liên chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp quốc
tế:

– Đứng ra làm môi giới, trung gian, hòa giải trong các tranh chấp quốc tế

– Xây dựng nay trong khuôn khổ tổ chức những cơ chế để giải quyết tranh chấp
giữa các quốc gia thành viên

– Xây dựng các khuôn khổ pháp lý để các bên dựa vào đó làm cơ sở giải quyết các
tranh chấp

(3) Không. Vì quốc tịch của công dân chỉ gắn liền với nhà nước chứ không gắn
liền với liên minh. Thực tế công dân liên minh châu Âu có quyền tự do di chuyển
trong các quốc gia thuộc liên minh, nhưng chỉ có giá trị đối với các quốc gia thuộc
liên minh, còn đối với quốc gia ngoài liên minh thì mỗi công dân đều thuộc về 1
quốc gia cụ thể.

——————-

Ngày 20/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

(tiếp bài trước)


4. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế
a. Định nghĩa
– Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan do các quốc gia và các chủ thể khác của
Luật quốc tế thỏa thuận thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng
trình tự và thủ tục tư pháp

b. Đặc điểm
– Về cơ sở hình thành: cơ quan tài phán quốc tế được hình thành trên cơ sở 1 điều
ước quốc tế

– Mục đích hoạt động: nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng trình tự và thủ
tục tư pháp

Chú ý: phân biệt với Tòa án hình sự quốc tế ICC, tòa án quân sự Tokyo, tòa án
Liên minh châu Âu, tuy cũng do các quốc gia thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế
nhưng không phải là cơ quan tài phán quốc tế vì mục đích không phải để giải quyết
các tranh chấp quốc tế mà mục đích để xét xử các cá nhân phạm tội ác quốc tế.
VD cơ quan tài phán quốc tế: tòa án công lý quốc tế (IJC), tòa án luật biển quốc tế,

– Luật áp dụng: về nguyên tắc, cơ quan tài phán quốc tế chỉ áp dụng luật quốc tế để
giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên, nhưng có 1 ngoại lệ duy nhất,
đó là đối với phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế nếu có
sự thỏa thuận của các bên thì có thể áp dụng luật quốc gia để giải quyết tranh chấp
– Về giá trị của phán quyết: có giá trị chung thẩm, bắt buộc đối với các bên (tức là
các bên không có quyền kháng cáo, kháng nghị khi đã ra phán quyết)

c. Phân loại
– Gồm 2 loại:

+ tòa án quốc tế

+ trọng tài quốc tế

d. Các cơ quan tài phán cụ thể


Tòa án công lý quốc tế IJC
– Về cơ cấu tổ chức:

+ gồm 15 thẩm phán đại diện cho các quốc gia, có nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu
lại 1/3 số thẩm phán. Thẩm phán của IJC hoạt động không với tư cách quốc gia họ
mang quốc tịch, mà với tư cách cá nhân, và chỉ dựa trên nguyên tắc công bằng.

+ ban thư ký

– Về chức năng:

+ giải quyết tranh chấp quốc tế: không chỉ đối với các quốc gia là thành viên của
LHQ mà còn đối với các bên không là thành viên của LHQ nếu các bên chấp nhận
phán quyết của tòa

+ đưa ra các kết luận tư vấn PL: liên quan đến việc giải thích, áp dụng các điều ước
quốc tế

Chú ý: chỉ có Đại hội đồng và Hội đồng bảo an LHQ mới có quyền yêu cầu IJC
đưa ra quyết định tư vấn. Các cơ quan chính và các tổ chức chuyên môn khác của
LHQ chỉ có thể yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn nếu được sự đồng ý của Đại hội
đồng LHQ. Các quốc gia không có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn.
– Về thẩm quyền: tòa án công lý quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên trong
việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, mà tòa chỉ có thẩm quyền nếu được
các bên chấp nhận. (khác với tòa án quốc gia được thành lập dựa trên quyền lực
NN nên có thẩm quyền đương nhiên)
Ví dụ: việc Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp về chủ quyền biển đảo, nếu muốn
IJC giải quyết tranh chấp đó thì cả Trung Quốc và VN đều phải chấm nhận thẩm
quyền của tòa. Trong khi đến nay cả Trung Quốc và VN đều chưa công nhận thẩm
quyền của tòa ==> IJC không thể can thiệp vào tranh chấp giữa 2 bên

Có 3 phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý
quốc tế:

+ quốc gia đơn phương tuyên bố trước việc chấp nhận thẩm quyền của tòa (sau đó
bên còn lại chấp nhận thẩm quyền của tòa)

+ chấp nhận thẩm quyền của tòa trên cơ sở những nội dung của Điều ước quốc tế
đã ký kết trước đó

+ chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc (ad hoc)

– Trình tự tố tụng:

+ thủ tục đầy đủ: có đủ 15 thẩm phán, hoặc có thể ít hơn nhưng phải tối thiểu 9
thẩm phán

+ sau khi nhận đơn, xác định đúng là thẩm quyền của tòa

+ Thủ tục viết: tòa yêu cầu đương sự đã nộp đơn kiện phải nộp cho tòa bản bị vong
lục, với nội dung bao gồm tất cả các bằng chứng, chứng cứ, lập luận, lý lẽ của
mình, qua đó để xác định hành vi vi phạm của phía bên kia; đồng thời nêu rõ yêu
cầu về bồi thường thiệt hại (vật chất, tinh thần)
+ tòa nghiên cứu bị vong lục và thông báo cho phía bên kia

+ tòa sẽ dành cho phía bên kia một khoảng thời gian hợp lý để nghiên cứu, và nộp
lại cho tòa bản phản bị vong lục, gồm các bằng chứng, chứng cứ, lập luận, lý lẽ để
phản hồi lại bị vong lục của phía nộp đơn kiện
+ Thủ tục nói: tòa tổ chức tranh tụng trực tiếp tại tòa

+ trên cơ sở chứng cứ và tranh luận của các bên, tòa sẽ đưa ra phán quyết theo
nguyên tắc đa số phiếu của các thẩm phán tham gia.
– Phán quyết của tòa có giá trị chung thẩm, có giá trị bắt buộc đối với các bên, nếu
1 bên không thi hành phán quyết thì bên còn lại có quyền thông báo và Hội đồng
bảo an LHQ sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc phía bên kia phải thi hành
phán quyết.

Chú ý: phán quyết của tòa không chỉ có giá trị đối với các bên đương sự, mà còn
có thể có giá trị đối với các chủ thể khác. Ví dụ trong điều ước quốc tế đa phương,
đối với tranh chấp mà yêu cầu giải thích hay áp dụng các quy định cụ thể của điều
ước quốc tế đó, thì phán quyết của tòa không chỉ có giá trị bắt buộc với các bên
đương sự của tranh chấp, mà còn có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên còn lại
của điều ước.

Trọng tài quốc tế


– Cơ cấu tổ chức: không có cơ cấu tổ chức cố định như Tòa án quốc tế, mà do các
bên tranh chấp thỏa thuận thành phần, gồm số lẻ thành viên, nếu không thỏa thuận
được thì áp dụng Quy chế tòa trọng tài theo Công ước La-hay 1899 và 1907

– Trình tự tố tụng: rất linh hoạt và mềm dẻo, không quy định cụ thể mà do các bên
tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp dụng Quy chế tòa trọng tài theo
Công ước La-hay 1899 và 1907

– Luật áp dụng: nguyên tắc chung sẽ áp dụng luật quốc tế. Trường hợp các bên có
thỏa thuận thì có thể áp dụng luật quốc gia.

Chú ý: “luật quốc gia” ở đây có thể là luật của 1 trong các quốc gia tranh chấp,
hoặc luật của 1 quốc gia khác. Ví dụ như tranh chấp về tiêu chuẩn kỹ thuật môi
trường thì có thể áp dụng tiêu chuẩn về môi trường của 1 quốc gia khác có uy tín
trong lĩnh vực này.

– Về giá trị phán quyết: phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm bắt
buộc với các bên. Nhưng phán quyết này cũng có thể bị vô hiệu trong 1 số trường
hợp:

+ điều ước quốc tế chứa đựng điều khoản trọng tài bị vô hiệu: tức là các bên tranh
chấp đã chấp nhận thẩm quyền của tòa trọng tài quốc tế thông qua 1 điều ước quốc
tế, nhưng điều ước đó đã bị vô hiệu ==> thẩm quyền của tòa trọng tài không còn
==> phán quyết của tòa trọng tài bị vô hiệu
+ tòa trọng tài vượt quá giới hạn thẩm quyền do các bên thỏa thuận

+ tòa trọng tài vi phạm nghiêm trọng về trình tự và thủ tục tố tụng

+ khi có dấu hiệu mua chuộc hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên trong quá trình
giải quyết tranh chấp

– Lưu ý: mặc dù phán quyết của tòa trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm bắt
buộc với các bên, nhưng tòa trọng tài quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thi hành
như đối với Tòa án quốc tế

Chú ý: vụ việc Philippin và Trung Quốc tranh chấp biển đảo và đã được Tòa trọng
tài thụ lý và giải quyết, chỉ có Philippin công nhận thẩm quyền của tòa trọng tài,
Trung Quốc không công nhận thẩm quyền, nhưng Tòa trọng tài vẫn thụ lý và đưa
ra phán quyết ?
Tòa trọng tài giải quyết tranh chấp giữa Philippin và Trung Quốc được thành lập
dựa trên Phụ lục 7 của Công ước luật biển 1982 (phụ lục của Điều ước là 1 bộ
phận không thể tách rời của điều ước), cả Philippin và Trung Quốc đều là thành
viên của Công ước luật biển 1982, ngay trong khuôn khổ Công ước 1982 thì tòa
trọng tài có chức năng giải quyết những tranh chấp liên quan đến giải thích các
điều khoản trong Công ước. Philippin yêu cầu tòa trọng tài giải thích những quy
định của Công ước luật biển 1982, trên cơ sở những giải thích đó, Tòa trọng tài chỉ
ra những hành vi của Trung Quốc là hợp pháp hay bất hợp pháp, chứ không phải là
Philippin kiện Trung Quốc. Tức là Tòa trọng tài chỉ có thẩm quyền giải thích
những quy định của pháp luật mà Philippin yêu cầu, chứ không giải quyết tranh
chấp chủ quyền giữa Philippin và Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, với phán quyết của Tòa trọng tài rằng “không có bất kỳ cấu trúc
nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ được coi là đá”, thì Việt Nam chỉ đồng ý một phần.
Vì một mặt VN phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với các đảo nhân tạo do
Trung Quốc bồi đắp (đồng ý với tòa), nhưng cũng không đồng ý coi các đảo ở
Trường Sa mà VN đang chiếm giữ là đá (không đồng ý với tòa, VN vẫn coi các
đảo này có dân cư sinh sống, coi là huyện đảo).

——————–
Ngày 22/09/2016
Giảng viên: cô Mạc Thị Hoài Thương

Vấn đề 9: Trách nhiệm pháp lý quốc tế


I. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế
1. Định nghĩa
– Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể luật quốc tế
phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm PL quốc tế, hoặc do thực hiện hành vi
mà luật quốc tế không cấm nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác hay cộng đồng
quốc tế.

2. Phân loại
– Căn cứ vào hành vi vi phạm:

+ trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan: là trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây
ra từ việc thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm. VD: việc các quốc gia
phóng vệ tinh vào vũ trụ là việc luật quốc tế không cấm, nhưng nếu không may vệ
tinh rơi xuống lãnh thổ 1 quốc gia khác và gây thiệt hại thì quốc gia phóng vệ tinh
sẽ có tránh nhiệm bồi thường

+ trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan: là trách nhiệm pháp lý phát sinh từ vi
phạm PL quốc tế. VD quốc gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân sát biên giới 1
quốc gia khác, không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn điện hạt nhân của Tổ chức
năng lượng thế giới (IAEA) gây ra thiệt hại (nhiễm phóng xạ) cho lãnh thổ quốc
gia láng giềng thì sẽ phải chịu trách nhiệm

– Căn cứ vào hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý:

+ trách nhiệm vật chất: ví dụ như hình thức:

 khôi phục nguyên trạng (như lúc chưa xảy ra vi phạm), hình thức này
thường chỉ áp dụng khi 1 quốc gia bắt giữ trái phép tàu bay, tàu biển
của 1 quốc gia khác, sau đó khôi phục nguyên trạng bằng cách thả ra
 bồi thường vật chất (bằng tiền, tài sản khác)
+ trách nhiệm phi vật chất: xin lỗi, cử phái đoàn ngoại giao sang thăm hỏi (nạn
nhân), cam kết không vi phạm về sau, …
Chú ý: trách nhiệm pháp lý quốc tế cho đến nay vẫn được coi là chế định hạn chế
nhất của luật quốc tế, về cơ sở pháp lý thì đến nay vẫn chưa có văn bản có giá trị
pháp lý nào được ban hành, mà mới đang tồn tại ở dạng dự thảo của Ủy ban pháp
luật quốc tế của Liên hợp quốc về trách nhiệm pháp lý quốc tế (gồm dự thảo Trách
nhiệm pháp lý khách quan, và dự thảo Trách nhiệm pháp lý chủ quan). Các tranh
chấp quốc tế đều phải giải quyết thông qua một số cơ quan quốc tế có cơ chế thực
thi như Tòa án công lý quốc tế (IJC), tòa án hình sự quốc tế (ICC), …
Thực tế trong đời sống pháp luật quốc tế, thì trách nhiệm pháp lý quốc tế khách
quan (tức là không may vi phạm) được các chủ thể luật quốc tế thực hiện rất đầy
đủ và chủ động; còn trách nhiệm pháp lý chủ quan (tức là chủ động vi phạm) thì
các quốc gia rất miễn cưỡng trong việc thực hiện trách nhiệm.

II. Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan


1. Định nghĩa
– Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể luật
quốc tế phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm PL quốc tế gây thiệt hại cho
chủ thể khác

2. Cơ sở xác định
a. Cơ sở pháp lý
– Là những căn cứ pháp lý mà dựa vào đó có thể xác định 1 hành vi của chủ thể
luật quốc tế là vi phạm PL quốc tế. Gồm:

+ các điều ước và tập quán quốc tế ghi nhận quyền và nghĩa vụ tương ứng của các
chủ thể luật quốc tế

+ các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế

+ các nghị quyết mang tính bắt buộc của các tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ các hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia

b. Cơ sở thực tiễn
– Chú ý: trong luật quốc tế không có yếu tố “lỗi”. Vì yếu tố lỗi là “trạng thái tâm
lý, tinh thần của người thực hiện hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi”, tức là
chỉ áp dụng được đối với con người cụ thể, còn trong luật quốc tế thì trách nhiệm
là của quốc gia, của tổ chức quốc tế, nên không thể xem xét được yếu tố “lỗi”
– Có hành vi vi phạm PL quốc tế: hành vi vi phạm PL quốc tế là những hành vi
dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với các cam kết quốc tế của các
chủ thể luật quốc tế.

+ Đối với quốc gia, hành vi được coi là hành vi của quốc gia nếu nó được thực
hiện bởi các chủ thể sau:

 Là hành vi của bất kỳ cơ quan NN nào


 Là hành vi của cá nhân, tập thể được giao thực hiện thẩm quyền của
Chính phủ theo đúng quy định của PL quốc gia
 Là hành vi của cá nhân, tập thể nếu cá nhân, tập thể đó thực hiện theo
chỉ thị hoặc dưới sự kiểm soát của quốc gia khi đang thực hiện hành
vi
Ngoài ra, quốc gia cũng phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm do các
cá nhân thực hiện nếu có căn cứ xác đáng khẳng định quốc gia đó đã không thực
hiện đầy đủ các biện pháp để trừng trị cá nhân vi phạm theo quy định chung của
PL. Ví dụ 1 công dân ám sát 1 viên chức ngoại giao của nước khác mà không bị
trừng trị xứng đáng.

+ Đối với tổ chức quốc tế, hành vi vi phạm của tổ chức quốc tế là hành vi vi phạm
của các viên chức của cơ quan tổ chức quốc tế đó

– Có thiệt hại thực tế phát sinh

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và thiệt hại phát sinh

3. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan
– Trách nhiệm pháp lý chủ quan được thực hiện bởi cả trách nhiệm vật chất và
trách nhiệm phi vật chất

Chú ý: còn có thể thực hiện bằng biện pháp trả đũa (vật chất hoặc phi vật chất),
trừng phạt (vũ trang, phi vũ trang như trừng phạt kinh tế, cấm vận ngoại giao, …)
4. Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan
– Thực hiện hành vi vi phạm trong trường hợp bất khả kháng
– Khi quốc gia thực hiện các biện pháp trả đũa

– Khi quốc gia thực hiện hành vi tự vệ chính đáng

– Khi quốc gia thực hiện hành vi mà được sự đồng ý của các quốc gia hữu quan

III. Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan


1. Định nghĩa
– Là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu do thực hiện
hành vi mà luật quốc tế không cấm nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác.

(tương tự với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vận hành nguồn nguy hiểm cao
độ trong dân sự)

2. Cơ sở xác định
a. Cơ sở pháp lý
– Là các quy phạm PL ghi nhận các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể
luật quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế chuyên biệt

VD: Công ước 1972 về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ
trụ gây ra

Công ước 1963 về trách nhiệm của người tác nghiệp trên các tàu hạt nhân

b. Cơ sở thực tiễn
– Có hành vi mà luật quốc tế không cấm nhưng lại làm phát sinh hiệu lực áp dụng
của các quy phạm PL trong các điều ước quốc tế chuyên biệt kể trên

– Có thiệt hại thực tế xảy ra

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và thiệt hại thực tế xảy ra

3. Hình thức thực hiện


– Chỉ áp dụng hình thức vật chất, không áp dụng hình thức phi vật chất
– Hình thức vật chất được áp dụng:

+ bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương

+ chuyển giao, thay thế cho chủ thể bị thiệt hại những đối tượng tương ứng về ý
nghĩa và giá trị

4. Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan
– Không có bất kỳ trường hợp nào được miễn

Câu hỏi:
+ So sánh trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan và trách nhiệm pháp lý quốc tế
chủ quan

+ Vì sao trong trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan lại không áp dụng hình
thức phi vật chất ?

(tự trả lời) Vì chủ thể trong trường hợp này không có hành vi vi phạm luật quốc tế
mà chỉ “vô tình” gây thiệt hại, tức là nằm ngoài ý muốn của chủ thể, do đó chỉ có
thể bồi thường thiệt hại vật chất mà không thể chỉ “xin lỗi” (phi vật chất)

+ Tại sao không đặt ra vấn đề miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan (như
đối với các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan) ?

(tự trả lời) Vì chủ thể trong trường hợp này không có hành vi vi phạm luật quốc tế,
hoàn toàn không mong muốn thiệt hại xảy ra, nên không đặt ra vấn đề miễn trách
nhiệm pháp lý khách quan; hơn nữa khi có thiệt hại xảy ra thì chủ thể đó chỉ phải
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không bị coi là vi phạm luật quốc tế.

You might also like